Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

THỰC TRẠNG XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO VÀ CHÍNH SÁCH PHÚC LỢI XÃ HỘI TỈNH TUYÊN QUANG GIAI ĐOẠN 20112015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (360.7 KB, 16 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA LUẬT
LỚP: D15LU02

TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI:

THỰC TRẠNG XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO VÀ CHÍNH
SÁCH PHÚC LỢI XÃ HỘI TỈNH TUYÊN QUANG GIAI
ĐOẠN 2011-2015
GV: PHẠM THỊ THANH THỦY
LỚP: D15LU02
TÊN SINH VIÊN: Đinh Thị Cẩm Vân
MSSV:1523801010057
SS
Bình Dương, ngày 20 tháng 6 năm 2016

1


Mục lục
Lời Mở Đầu
Chương I: Giới thiệu chung
1.Chuẩn nghèo của Việt Nam hiện nay
2.Các tiêu chí xác định hộ nghèo ở Việt Nam hiện nay
3.Các chính sách phúc lợi xã hội ở Việt Nam hiện nay
4.Nguyên nhân ảnh hưởng nghèo và phúc lợi xã hội ở Việt Nam
Chương II: Thực trạng xóa đói giảm nghèo và các chính sách phúc lợi xã hội của tỉnh
Tuyên Quang giai đoạn 2010-2015
1.Thực trạng xóa đói giảm nghèo của tỉnh Tuyên Quang
1.1.Thực trạng hiện nay


1.2.Thành tựu xóa đói giảm nghèo
2.Thực trạng chính sách phúc lợi xã hội
2.1.Thực trạng hiện nay
2.2.Thành tựu của chính sách phúc lợi xã hội
3.Một số hạn chế cần khắc phục của xóa đói giảm nghèo và chính sách phúc lợi xã hội
4.Hướng giải quyết xóa đói giảm nghèo và phúc lợi xã hội tỉnh Tuyên Quang
Chương III: Kiến nghị của bản thân

2


Lời Mở Đầu
Nghèo đói là một trong những vấn đề bức xúc mang tính toàn cầu có ảnh hưởng rất
lớn đến sự phát triển của bất kì một quốc gia nào trên thế giới. Thực tế cho thấy rằng ở bất
kì một giai đoạn nào của lịch sử xã hội thì vấn đề nghèo đói vẫn là một vấn đề được quan
tâm nhiều nhất và tập trung nhiều phương án giải quyết nhưng thành quả đạt được vẫn
còn nhiều hạn chế. Nghèo đói đã và đang xem như lực cản lớn nhất của loài người để tiến
tới phát triển bền vững và đảm bảo công bằng xã hội. Ở nước ta từ mới khi được thành
lập Bác Hồ đã chỉ rõ “giành được độc lập mà nhân dân vẫn sống trong nghèo đói cảnh
nghèo nàn lạc hậu thì phỏng có ít gì”, Bác còn nhấn mạnh “phải ra sức phát triển sản xuất
làm cho mọi người thoát khỏi nghèo đói, lam lũ vươn tới đủ ăn, khá giả, giàu có, ai đã
giàu rồi vươn lên giàu hơn”. Chỉ có vượt qua nghèo đói lạc hậu tới phát triển và phát triển
mãi mãi, tất cả là vì hạnh phúc của nhân dân đó là nhân tố quan trọng mà toàn Đảng, toàn
dân đang kiên trì phấn đấu đạt được mục tiêu “dân giàu – nước mạnh – xã hội công bằng,
dân chủ, văn minh”. Trên thực tế công tác xóa đói giảm nghèo ở nước ta thời gian gần đây
cũng đạt được một số thành tựu đáng kể, tuy nhiên tỉ lệ nghèo đói ở nước ta vẫn còn cao,
một bộ phận dân cư phải sống trong cảnh nghèo đói, thiếu ăn đặc biệt là ở vùng nông thôn
miền núi, vùng sâu vùng xa mà tiêu biểu là tỉnh Tuyên Quang. Tuyên Quang là một tỉnh
miền núi còn nhiều khó khăn, là một tỉnh nghèo có nền kinh tế xã hội kém phát triển, đời
sống nhân dân còn rất nhiều khó khăn hiện phải dưới tới 80% vào ngân sách Trung ương

nên luôn giành được sự quan tâm đặc biệt cho công tác xóa đói giảm nghèo bền vững. Để
phát triển bền vững nâng cao mức thu nhập của người dân, công tác xóa đói giảm nghèo
là một nhiệm vụ hết sức quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh
trong những năm tới đây. Để thực hiện mục tiêu thắng lợi giảm nghèo của tỉnh miền núi
đến năm 2015 dưới 10% là nhiệm vụ rất nặng nề. Vì những lí do trên em chọn đề tài thực
trạng xóa đói giảm nghèo và chính sách phúc lợi xã hội tỉnh Tuyên Quang giai đoạn
2010-2015
Chương I: Giới thiệu chung
3


1. Chuẩn nghèo của Việt Nam hiện nay
Chuẩn nghèo Việt Nam hiện nay giai đoạn 2011-2015 như sau:
- Hộ nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.000
đồng/người/tháng (từ 4.800.000 đồng/người/tháng) trở xuống
- Hộ nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 500.000
đồng/người/tháng (từ 6.000.000 đồng/người/tháng) trở xuống
- Hộ cận nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 401.000 đồng đến
520.000 đồng/người/tháng
- Hộ cận nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 501.000 đồng đến
650.000 đồng/người/tháng

2. Các tiêu chí xác định hộ nghèo ở Việt Nam hiện nay
Thông tư 24/2014/TT-BLBTDTBXH đã hướng dẫn các tiêu chí xác định hộ nghèo, hộ
cận nghèo như sau:
a) Hộ nghèo là hộ có mức thu nhập bình quân đầu người/tháng bằng hoặc thấp hơn

chuẩn nghèo theo quy định của pháp luật.
b) Hộ mới thoát nghèo là hộ nghèo, qua điều tra, rà soát hằng năm có thu nhập cao
hơn chuẩn nghèo theo quy định của pháp luật, bao gồm:

+ Hộ mới thoát nghèo nhưng có mức thu nhập thuộc đối tượng hộ cận nghèo
+ Hộ mới thoát nghèo có thu nhập cao hơn chuẩn hộ cận nghèo theo quy định của
pháp luật.
c) Hộ tái nghèo là những hộ trước đây thuộc hộ nghèo, đã thoát nghèo, nhưng do

những yếu tố rủi ro dẫn đến mức thu nhập bình quân đầu người/tháng tại thời điểm
điều tra, rà soát bằng hoặc thấp hơn chuẩn nghèo theo quy định của pháp luật
4


d) Hộ nghèo mới phát sinh là những hộ trước đây không thuộc hộ nghèo, nhưng do

những yếu tố rủi ro dẫn đến mức thu nhập bình quân đầu người/tháng tại thời điểm
điều tra, rà soát bằng hoặc thấp hơn chuẩn nghèo theo quy định của pháp luật
e) Hộ nghèo thuộc chính sách giảm nghèo là hộ nghèo, có ít nhất 1 thành viên còn
khả năng lao động
f) Hộ nghèo thuộc chính sách bảo trợ xã hội là hộ nghèo nhưng không có thành viên
nào trong hộ có khả năng lao động
3. Các chính sách phúc lợi xã hội ở Việt Nam hiện nay
Miễn giảm chi phí/khám chữa bệnh cho người nghèo (81%) miễn học phí cho
người nghèo 50%, tín dụng và ưu đãi cho người nghèo 40%. Năm 2011, có 13.5triệu
người nghèo được cấp thẻ bảo hiểm y tế, 13triệu lượt nghười nghèo khám chữa bệnh bằng
thẻ, khoảng 2.5triệu học sinh nghèo được miễn giảm học phí (không tính học sinh bậc
tiểu học) và 7.000 học sinh được hỗ trợ vở viết, sách giáo khoa. Gần 2triệu học sinh
nghèo, sinh viên được ưu đãi để học. Chính sách hỗ trợ giá điện, hỗ trợ hợp lí cho người
nghèo đã tăng cường khả năng tiếp cận thông tin và năng lực thực hiện quyền công dân
của người nghèo. Chính sách khuyến nông, khuyến lâm ở vùng Đông Bắc và Tây Bắc có
tỉ lệ hộ nghèo được hưởng lược đạt mức cao nhất cả nước cách xa các vùng khác (Tây
Bắc: 41%, Đông Bắc:34%) 2 vùng có tỉ lệ hộ nghèo được hưởng lợi từ chính sách giúp đỡ
nhà ở, đấy ở cao nhất ở Tây Bắc 71%, ĐB sông Cửu Long 16% đối với chỉnh sách nước

sạch cho người nghèo ở Tây Bắc cỏ tỉ lệ hộ nghèo được hưởng lợi cao nhất 27%. Trong
khi các vùng còn lại tỉ lệ này trong khoảng 2-13% (Đồng.L.D và Lợi B.S.2011)
4.Nguyên nhân ảnh hưởng nghèo và phúc lợi xã hội ở Việt Nam
Mặc dù Việt Nam được xếp vào nhóm nước đang phát triển nhưng vẫn là nước
thuộc diện nghèo trên thế giới. Do đặc điểm kinh tế nước ta nông nghiệp là chính với nền
nông nghiệp lúa nước lâu đời lạc hậu đem lại hiệu quả kinh tế thấp, phần đông dân số sinh
sống ở vùng nông thôn và lao động trong lĩnh vực nông nghiệp với năng suất thấp
Cùng với đó là tỉ lệ gia tăng dân số cao năm 2005 dân số đứng thứ 13 thế giới và
đứng thứ 3 Đông Nam Á đây là nguyên nhân chính gây ra đói nghèo ở nước ta, dân số
5


tăng quá nhanh sẽ dẫn đến thiếu ăn, trẻ em không được đến trường đầy đủ, xảy ra nhiều tệ
nạn xã hội, thất nghiệp, thiếu việc làm gây cản trở phát triển kinh tế.
Trình độ học vấn thấp, việc làm thiếu và không ổn định: những người nghèo là
những người thường có trình độ học vấn thấp, ít có cơ hội kiếm được việc làm tốt và ổn
định. Mức thu nhập của họ hầu như chỉ đủ để đảm bảo cho nhu cầu dinh dưỡng tối thiểu
và do vậy không có điều kiện nâng cao trình độ của mình trong tương lai để thoát nghèo,
trình độ học vấn thấp làm hạn chế khả năng kiếm việc làm trong các khu vực khác, trong
các ngành phi nông nghiệp, những công việc mang lại thu nhập cao và ổn định. Các khu
công nghiệp, khu chế xuất và khu đô thị mới ngày càng phát triển ở khu vực ngoại thành
là cơ hội cho người dân sống nơi đây nhưng đồng thời đây cũng là thách thức đối với
người nghèo bởi lẽ do trình độ học vấn thấp họ khó có thể tìm được việc làm tốt trong
khu công nghiệp khu chế xuất
Người dân ở vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa không có điều kiện phát triển kinh
tế khó khăn với việc tiếp xúc với khoa học kĩ thuật hiện đại cũng là nguyên nhân gây ảnh
hưởng nghèo và phúc lợi xã hội
Chương II: Thực trạng xóa đói giảm nghèo và các chính sách phúc lợi xã hội của tỉnh
Tuyên Quang giai đoạn 2011-2015
1.Thực trạng xóa đói giảm nghèo của tỉnh Tuyên Quang

1.1.Thực trạng hiện nay
Theo báo cáo của sở LĐ-TB và xã hội, tỷ lệ nghèo toàn tỉnh giảm từ 34.83% năm
2011 xuống dưới 10% năm 2015, bình quân giai đoạn 2011-2015 mức tỷ lệ hộ nghèo toàn
tỉnh trên 5%/năm, vượt mục tiêu theo Nghị quyết Đại hội đải biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ
XV đã đề ra.

6


Hình chị Đỗ Thị Hân được vay vốn chăn nuôi bò và thoát nghèo
Có được kết quả như vậy là nhờ tỉnh đã vận dụng linh hoạt, sáng tạo chủ trương
chính sách của Đảng, Chính phủ để có nhiều chương trình, dự án phục vụ chương trình
nghèo. UBND tỉnh đã ban hành đã ban hành kế hoạch giảm nghèo giai đoạn 2011-2015.
Từ năm 2011 đến nay toàn tỉnh đã có 775 hộ nghèo được hỗ trợ đất sản xuất, trên 67.000
lượt hộ nghèo, cận nghèo được vay vốn với lãi suất ưu đãi, trên 259.000 lượt người nghèo
được tập huấn kĩ thuật khuyến nông, hướng dẫn cách làm ăn hỗ trợ cho 1559 hộ nghèo về
phương tiện sản xuất, chế biến sản phẩm, xây dựng chuồng trại chăn nuôi, hỗ trợ giống
cây trồng vật nuôi cho 14.747 hộ nghèo, 4.446 hộ nghèo được hỗ trợ làm mới và sửa chữa
nhà ở, 100% học sinh thuộc hộ nghèo được miễn giảm học phí và các khoảng đóng góp.
100% người nghèo được cấp thẻ bảo hiểm y tế, 46.660 lượt hộ nghèo với 168.230 lượt
người được trợ giúp lương thực dịp giáp hạt và Tết Nguyên Đán hằng năm.
Tỉnh đã phân bố trên 305tỉ đồng chương trình 135 để hỗ trợ xây dựng mới 472
công trình, duy tu bảo dưỡng 87 công trình kết cấu hạ tầng của các xã đặc biệt khóa khăn,
phân bố 18tỉ đồng nguồn hỗ trợ cho mục tiêu từ ngân sách Trung ương để hỗ xây dựng
kết cấu hạ tầng trên địa bàn huyện Lâm Bình. Từ năm 2011 đến nay dự án nhân rộng mô
hình giảm nghèo được hỗ trợ 1.8tỉ đồng cho 198 hộ mua trâu và lợn sinh sản đã luân
chuyển nhân rộng thêm 62 hộ. Tỉnh đã triển khai hiệu quả đề án đào tạo nghề gắn với việc
giải quyết việc làm tăng thu nhập cải thiện đời sống cho nhân dân, từ năm 2011 đến nay
7



toàn tỉnh đã có trên 38.000 lượt người được đào tạo nghề, trong đó có trên 18.000 lao
động nông thôn và dân tộc tiểu số giải quyết việc làm cho trên 94.000 lao động
Theo sở LĐ-TB và xã hội tỉnh Tuyên Quang năm 2014 toàn tỉnh có hơn 9.600 lượt
hộ nghèo và cận nghèo được vay vốn phát triển sản xuất, gần 35.000 hộ nghèo được hỗ
trợ tiền điện với kinh phí trên 16tỉ đồng, hang chục vạn hộ nghèo được hỗ trợ cây con
giống và hướng dẫn kĩ thuật phát triển sản xuất…Tỉnh Tuyên Quang cũng phân bố trên
108tỉ đồng hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng cho các xã thôn, đặc biệt khó khăn, triển khai
các đề án giảm nghèo và dự án hỗ trợ sản xuất cho hộ nghèo với kinh phí trên 30tỉ đồng
giúp đồng bào các dân tộc vùng sâu vùng xa thoát nghèo. Đến nay tỉ lệ hộ nghèo của tỉnh
Tuyên Quang chỉ còn dưới 14% giảm hơn 4% so với năm 2013. Để thực hiện mục tiêu
đến hết năm 2015 giảm tỷ lệ nghèo trên đại bàn tỉnh xuống dưới 10% tỉnh Tuyên Quang
đã đề ra nhiều giải pháp giảm nghèo chương trình lao động việc làm, chú trọng nhân rộng
các mô hình giảm nghèo hiệu quả, nâng cao chất lượng giảm nghèo và giảm nghèo bền
vững, gắn với việc xây dựng nông thôn mới, triển khai có hiệu quả các dự án, chính sách
hỗ trợ nghèo, đẩy mạnh hỗ trợ đầu tư đến các huyện, các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao, đặc
biệt khó khăn tăng cường giám sát, quản lí nguồn vốn hỗ trợ nghèo đảm bảo cho các
nguồn vốn hỗ trợ nghèo được sử dụng đúng mục đích đem lại hiệu quả thiết thực trong
công tác giảm nghèo
*Các chính sách xóa đói giảm nghèo giai đoạn 2011-2015:
Nhằm giúp các hộ nông dân đặc biệt là các hộ nghèo nâng cao thu nhập, cải thiện
đời sống từ trồng lúa vụ lúa mùa 2012 tỉnh Tuyên Quang có 14.760 hộ nông dân (trong
đó có 4.128 hộ nghèo) ở 3 huyện: Lâm Bình, Na Hang, Sơn Dương được tổ chức Codespa
(tổ chức phi chính phủ của Tây Ban Nha) hỗ trợ thực hiện dự án: “giúp các hộ nông dân
tăng thu nhập thông qua áp dụng phân viên nén dúi sâu trong thâm canh lúa”, tham gia dự
án, bà con được hướng dẫn dung các viên phân đã được ép sẵn từ 2 loại phân đơn là đạm
và kali với tỉ lệ thích hợp dúi xuống phía dưới bộ rễ của cây lúa mới cấy, tạo thành kho dự
trữ thức ăn cho cây torng suốt quá trình sinh trưởng, hạn chế thấp nhất lượng phân bốc
hơi và rửa trôi. Kết quả dự án đã tăng năng suất lúa hơn 15% so với diện tích lúa áp dụng
8



cách bón phân truyền thống, đạt 62 tạ/ha qua đó giúp hang tram hộ thoát nghèo, cải thiện
đời sống
Cũng như dự án “giúp các hộ nông dân tăng thu nhập thông qua áp dụng viên nén
dúi sâu trong thâm canh lúa”, dự án “vay bò trả bê” được Hội Nông dân tỉnh Tuyên
Quang triển khai thực hiện tải 19 xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn ở 5
huyện: Yên Sơn, Sơn Dương, Hàm Yên, Chiêm Hóa, Na Hang cũng đã giúp hơn 200 hộ
nghèo bền vững “vay bò trả bê” có nghĩa những hộ nông dân nghèo và gia đình chính
sách có hoàn cảnh khó khăn được cho vay bò giống, sau khi bò giống đẻ ra bê hộ gia đình
được vay bò giống có nghĩa vụ trả nợ bằng bê. Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Tuyên Quang
Trần Văn Chiến cho biết: “từ 444 con bò ban đầu với tổng số vốn 2.5 tỉ đồng cho 444 hộ
dân nghèo và gia đình chính sách vay, đến nay số bò đẻ ra 1.300 con bê. Hội Nông dân
tỉnh đã thu lại 492 con bê và tiếp tục cho 492 hộ khác vay. Con bò được vay không chỉ
giúp bà con có nguồn vốn ban đầu mà còn giúp đỡ bà con có thêm sức kéo, phân bón cho
sản xuất nông nghiệp của gia đình
Ngoài những dự án trên, Tuyên Quang còn mô hình xóa đói giảm nghèo khác đang
thực hiện hiệu quả như: trồng rừng bằng chè Shan tuyết tại huyện Na Hang, phát triển đàn
trâu chất lượng cao tại huyện Chiêm Hóa, phát triển vùng cam sạch tại huyện Hàm Yên,
nuôi trồng thủy sản trên lòng hồ thủy điện Tuyên Quang. Các mô hình dự án xóa đói giảm
nghèo trên đã góp phần giảm tỉ lệ hộ nghèo của tỉnh từ 29% xuống còn 24% trong 2012
1.2.Thành tựu xóa đói giảm nghèo
Trong giai đoạn 2011-2015 nguồn vốn ưu đãi do tỉnh Tuyên Quang thực hiện đã
giúp 53.971 hộ thoát nghèo, 12.900 hộ cận nghèo và 995 hộ mới thoát nghèo được vay
vốn để phát triển sản xuất vươn lên trở thành hộ trung bình, khá, 8276 lao động có việc
làm ổn định, 14729 học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn đi học, xây
dựng 31.818 công trình nước sạch và vệ sinh, 9.467 căn nhà cho hộ nghèo và hộ gia đình
chính sách. Mục tiêu của dự án “xây dựng dự án xóa đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh
Tuyên Quang giai đoạn 2011-2015 góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 34.83% năm 2011
xuống dưới 10% năm 2015 bình quân giảm 1.5%/năm. Cải thiện đời sống của nhóm cán

9


bộ nghèo, hộ mới thoát nghèo nhằm đảm bảo giảm nghèo bền vững đã hoàn thành vượt
chỉ tiêu tỷ lệ hộ nghèo đã giảm 5%/năm
2. Thực trạng chính sách phúc lợi xã hội
2.1.Thực trạng hiện nay
Những năm qua tỉnh đã ban hành và thực hiện nhiều chương trình phát triển kinh
tế xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội từng bước cải thiên nâng cao
đời sống nhân dân, các chương trình chính sách an sinh xã hội:
* Về việc giải quyết việc làm, đảm bảo thu nhập và giảm nghèo
- Chương trình cho vay vốn ưu đãi giải quyết việc làm, dạy nghề xuất khẩu lao
động, phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động, tạo cơ hội cho người lao động tìm
việc làm hoặc tự tạo việc làm góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp từ 3.15% năm 2011 xuống
còn 2.53% năm 2015, năng cao tỉ lệ lao động qua đào tạo từ 11.3% năm 2011 lên 45.8%
năm 2015. Các chương trình và chính sách giảm nghèo đã tập trung nghuồn lực ưu tiên
cho huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn, vùng đông đồng bào dân tộc. Tỷ lệ nghèo giảm
mạnh từ 34.83% năm 2011 xuống 9.31% năm 2015 (giảm được 44.774 hộ nghèo), tỷ lệ
hộ nghèo giảm bình quân hằng năm 5.1%/năm
- Bảo hiểm xã hội đã có bước phát triển đáng kể, đối tượng tham gia bảo hiểm xã
hội, bảo hiểm y tế với số đơn vị và người lao động qua các năm điều tăng năm 1995 thu ở
260 đơn vị với 22039 lao động đến năm 2012 bảo hiểm xã hội tỉnh thu 2970 đơn vị với
45689 người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, 649 người tham gia bảo hiểm xã hội tự
nguyện, 3738 đơn vị với 636963 đơn vị với 32325 người tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
Số tiền thu vào bảo hiểm xã hội từ năm 1995 đến ngày 30/6/2013 thu bảo hiểm xã hội,
bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp được 3320 tỉ đồng
2.2.Thành tựu của chính sách phúc lợi xã hội
Các chính sách trợ giúp của nhà nước và cộng đồng đối với các nhóm có hoàn
cảnh khó khăn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo thu nhập tối thiểu cho người
10



dân. Số người hưởng trợ cấp xã hội thường xuyên tăng nhanh từ 18000 người năm 2011
lên 20000 người năm 2015, phong trào chăm sóc đối tượng chính sách được mở rộng có
01 cơ sở bảo trợ xã hội, người cao tuổi từ 80 tuổi trở lên không có lương hưu hoặc trợ cấp
xã hội thường xuyên, người già cô đơn, già khuyết tật và tâm thần, trẻ mồ côi được hỗ trợ,
cuộc sống ổn định cơ bản. Công tác trợ giúp đột xuất được tăng thêm và phát huy hiệu
quả. Hỗ trợ người dân các địa phương khắc phục thiên tai ổn định cuộc sống và phát triển
tương thân tương ái có đóng góp đáng kể và hỗ trợ đột xuất cho cộng đồng gặp rủi ro. Trợ
cấp khó khăn cho 63404 hộ nghèo với kinh phí 15.85 tỉ đồng theo quyết định số 471/QĐTTg ngày 30/3/2011 của Chính phủ
An sinh xã hội được hoàn thiện, tỷ lệ người biết chữ cao, nâng cao trình độ nhân
thức
Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ của tỉnh Tuyên Quang
Sơ bộ
2010 2011 2012 2013 2014
Tuyên
Quang 94,2 94,0 93,5 93,2 94,8
Thực hiện hỗ trợ lãi suất và kinh phí cho 5636 hộ nghèo với tổng số tiền là 11.5 tỉ
đồng để phát triển chăn nuôi (trâu, bò, lợn) có kết hợp xây dựng hầm bể Bioga. Thường
xuyên rà soát hỗ trợ kịp thời cho hộ nghèo, cận nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, có
nguy cơ thiếu đói lương thực trong dịp Tết Nguyên đán và dịp giáp hạt hằng năm. Kết quả
tỉnh đã hỗ trợ cứu đói cho 58995 lượng hộ với 212838 lượt khẩu, kinh phí hỗ trợ trên 36 tỉ
đồng. Nhà nước không ngừng tăng đầu tư cho phát triển các dịch vụ cơ bản bao gồm giáo
dục, y tế, nhà ở, nước sạch và thông tin truyền thông, đặc biệt ưu tiên cho người nghèo,
đồng bào dân tộc thiểu số các huyện nghèo, các xã đặc biệt khó khăn, lao động nông thôn,
lao động khu vự phi chính thức và các đối tượng yếu thế khác. Giáo dục đã cơ bản hoàn
thành phổ cập trung học cơ sở vào năm 2010, kết quả từ năm học 2010-2011 đến năm học
2014-2015 toàn tỉnh đã hỗ trợ miễn giảm học phí cho 415283 lượt học sinh sinh viên trên
78 tỉ đồng, hỗ trợ chi phí học tập cho 379781 lượt học sinh kinh phí trên 81 tỉ đồng, hỗ trợ
trên 2386 tấn gạo cho 29370 luot5 học sinh học tại các trường bán trú, học sinh bán trú,

11


học sinh là người dân tộc thiểu số có hộ khẩu thường trú tại xã, không có điều kiện kinh
tế xã hội đặc biệt khó khăn, hỗ trợ tiền ăn tiền ở cho hơn 33000 lượt học sinh bán trú và
học sinh trung học phổ thông các xã đặc biệt khó khắn, số tiền trên 108 tỉ đồng, hỗ trợ ăn
trưa cho học sinh mầm non 87.7 tỉ đồng. Tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất trường lớp các khu
vưc vùng sâu vùng xa đặc biệt khó khăn.
Việc thực hiện kịp thời các chế độ chính sách hỗ trợ xây dựng sơ sở vật chất giáo
dục cho các vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn, hỗ trợ trực tiếp cho học sinh thuộc các đối
tượng có hoàn cảnh khó khăn đã giúp tỉ lệ học sinh bỏ học giảm, tỉ lệ huy động trẻ em đến
trường đúng độ tuổi tăng góp phần hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi,
giữ vững kết quả phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục trung học cơ
sở

Học sinh được đến trường

3. Một số hạn chế cần khắc phục của xóa đói giảm nghèo và chính sách phúc lợi xã hội
Chất lượng việc làm trình độ chuyên môn, kỷ thuật lao động còn thấp, chưa đáp
ứng được nhu cầu, năng suất lao động không cao nên hòa nhập vào nền kinh tế thị trường
còn gặp khó khăn, đặc biệt trong giai đoạn hội nhập nền kinh tế quốc tế sâu rộng như hiện
nay. Hệ thống đào tạo nghề, tư vấn việc làm của tỉnh tuy được quan tâm đầu tư nhưng
công tác đào tạo nghề chất lượng còn chưa cao, số lao động được đào tạo cao đẳng, trung
cấp nghề còn thấp, phần lớn là đào tạo nghề trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng, do
đó số lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật, thợ lành nghề trong tỉnh còn hạn chế,
12


chuyển đổi việc làm cho lao động từ khu vực nông nghiệp sang khi vực phi nông nghiệp
còn gặp nhiều khó khăn vì trình độ chuyên môn, kỹ thuật của người lao động thấp công

việc sau khi chuyển đổi thường là công việc giản đơn, tính bền vững chưa cao, kết quả
giảm nghèo chưa thật sự vững chắc, tỉ lệ hộ nghèo ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó
khăn cao, số hộ nghèo phát sinh hằng năm và tỷ lệ hộ cận nghèo toàn tỉnh còn cao, mặc
dù tỷ lệ hộ nghèo có chủ hộ là dân tộc thiểu số giảm nhanh nhưng tỷ trọng hộ nghèo có
chủ hộ là dân tộc thiểu số so với tổng số hộ nghèo chung còn cao (năm 2015 là 84.6%
tăng 9.45% so với năm 2011)
Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội hằng năm tuy có tăng trưởng nhưng chưa thực
sự bền vững, tỷ lệ tăng chưa cao, số đối tượng tham giao bảo hiểm xã hội ở hai khối bắt
buộc và tự nguyện còn thấp so với tiềm năng lao động địa phương. Biện pháp được
hưởng trợ giúp xã hội thường xuyên còn hẹp mức chuẩn trợ cấp thấp
4. Hướng giải quyết xóa đói giảm nghèo và phúc lợi xã hội tỉnh Tuyên Quang
Về giảm nghèo, tiếp tục đẩy mạnh thực hiện nghị quyết số 80/2011/NQCB ngày
19/5/2011 của Chính phủ về “định hướng giảm nghèo bền vững giai đoạn 2011-2020” và
các chương trình, chính sách giảm nghèo tập trung ưu tiên người nghèo, người dân tộc
thiểu số thuộc huyện nghèo, xã nghèo, thôn bản đặc biệt khó khăn về phát triển bảo hiểm
xã hội, tiếp tục tăng nhanh đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội và bảo đảm tính bền vững
của quỹ bảo hiểm thông qua việc hoàn thiện tổ chức quản lí và chỉ trả bảo hiểm xã hội
nghiên cứu xây dựng chính sách hỗ trợ cho khu vực phi chính thức có mức thu nhập dưới
mức trung bình tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, chính sách bảo hiểm hưu trí bổ sung
để người lao động có thể tham gia bảo hiểm hưu trí ở mức độ cao hơn, sữa đổi Luật Bảo
hiểm xã hội để mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp đến các doanh nghiệp
có quy mô dưới 10 lao động, hoàn thiện các chế độ và điều kiện hưởng bảo hiểm thất
nghiệp, nâng cao hiệu quả hỗ trợ học nghề, giới thiệu việc làm cho lao động thất nghiệp
Về trợ giúp thường xuyên, xây dựng mức sống tối thiểu làm căn cứ đẩ xác định đối
tượng và mức hưởng trợ cấp xã hội thường xuyên. Sửa đổi, bổ sung các chính sách trợ
giúp xã hội thường xuyên theo hướng mở rộng đối tượng và nâng dần mức trợ cấp, tăng
13


cường hỗ trợ tốt hơn cho trẻ em thuộc các hộ nghèo. Mở rộng sự tham gia củ khu vực tư

nhân vào triển khai mô hình chăm sóc các nhóm đối tượng yếu thế dựa vào cộng đồng.
Về trợ giúp xã hội đột xuất, mở rộng diện được hưởng đến các đối tượng bị tác động tiêu
cực của kinh tế thị trường. Chính thức hóa thành lập quỷ dự phòng trợ giúp đột xuất tại
các địa phương.
Về đảm bảo giáo dục tối thiểu, mở rộng và tăng cường các chế độ hỗ trợ đối với
các nhóm dân cư, đặc biệt là trẻ em, thanh, thiếu nhiên thuộc hộ nghèo , người dân tộc
thiểu số ở các huyện nghèo, xã nghèo, thôn bản đặc biệt khó khăn, được tham giai giáo
dục, đào tạo và dạy nghề. Về đảm bảo y tế tối thiểu, đổi mới công tác quản lí nhà nước và
bảo hiểm y tế, mở rộng chỉnh sách hỗ trợ phí mua bảo hiểm y tế cho người dân có thu
nhập từ dưới trung bình hiện chưa bắt buộc được tham gia, cải thiện dịch vụ chăm sóc sức
khỏe nhân dân ở các tuyến cơ sở ưu tiên các huyện nghèo, xã nghèo, vùng miền núi, vùng
sâu vùng xa. Về nhà ở, tiếp tục thực hiện chương trình xóa nhà tạm cho 500 nghìn hộ
nghèo đến năm 2013 và 900 nghìn hộ nghèo đến năm 2020, đổi mới cơ chế hỗ trợ nhà ở
cho người thu nhập thấp. Về nước sạch, tập trung cải thiện tình hình cung cấp nước sạch
cho đồng bào dân tộc miền núi, vùng sâu vùng xa. Về thông tin, truyền thông, củng cố và
phát triển mạng lưới thông tin cơ sở đảm bảo đưa thông tin nhanh chóng, phù hợp với
tầng lớp nhâSn dân , nhất là đồng bào miền núi, vùng sâu vùng xa
Chương III: Kiến nghị của bản thân
Chính sách an sinh là một chính sách lớn của Đảng và nhà nước ta do đó đối với
tỉnh Tuyên Quang các mục tiêu và an sinh xã hội, đảm bảo đời sống nhân dân cần được
quan tâm giải quyết khắc phục những hạn chế còn tồn tại như: đẩy mạnh hỗ trợ giảm
nghèo trong đó chú trọng thực hiện tại các xã vùng sâu vùng xa, vùng có điều kiện khó
khăn, có tỉ lệ hộ nghèo cao. Thực hiện hiệu quả hỗ trợ giảm nghèo bền vững đối với xã,
thôn bản, đặc biệt khó khăn, thường xuyên rà soát nắm chắc đời sống dân cư hỗ trợ kịp
thời các đối tượng gặp khó khăn, rủi ro hộ có nguy cơ thiếu lương thực, tăng cường giải
pháp huy động nguồn lực đào tạo nghề, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đào tạo
nghề cho lao động đáp ứng nhu cầu thị trường, tiếp tục nâng cao đào tạo nghề chất lượng
lao động của các cơ sở dạy nghề
14



15


Tài liệu tham khảo
Đầu tư phát triển theo hướng tăng trưởng nhanh gắn với giảm nghèo tại Tuyên Quang từ
năm 2011-2015. Tác giả Nguyễn Đăng Bình
Định hướng phát triển xã hội và xóa đói giảm nghèo tỉnh Tuyên Quang,luận án tiến sĩ.
Tác giả Lê Duy Đồng
Tổng cục thống kê
Giáo trình phát triền kinh tế, NXB Trường đại học Kinh tế Quốc dân. Tác giả Ngô Thắng
Lợi

16



×