Tải bản đầy đủ (.pdf) (168 trang)

Tạp chí Sản Phụ Khoa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.42 MB, 168 trang )

ISSN 1859-3844

TẬP 14 (03), 07 - 2016

JOURNAL OF OBSTETRICS AND GYNECOLOGY

ẤN BẢN CHÍNH THỨC CỦA HỘI PHỤ SẢN VIỆT NAM
Official publication of Vietnam Association of Gynecology and Obstetrics



ISSN 1859-3844

TẬP 14 (03), 07 - 2016

JOURNAL OF OBSTETRICS AND GYNECOLOGY

Ehào mừng

HỘI NGHỊ PHỤ SẢN
MIỀN TRUNG - TÂY NGUYÊN MỞ RỘNG
LẦN THỨ VI - 2016
Quã​ng Bì​nh, ngày 28 - 29/07/2016

ẤN BẢN CHÍNH THỨC CỦA HỘI PHỤ SẢN VIỆT NAM
Official publication of Vietnam Association of Gynecology and Obstetrics


THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI PHỤ SẢN VIỆT NAM



TẠP CHÍ PHỤ SẢN
Tập 14, số 3, tháng 07 - 2016
TỔNG BIÊN TẬP
GS. TS. Cao Ngọc Thành
PHÓ TỔNG BIÊN TẬP
GS. TS. Vương Tiến Hòa
(Phụ trách miền bắc)
ThS. BS. Hồ Mạnh Tường
(Phụ trách miền nam)
TÒA SOẠN
PGS. TS. Nguyễn Vũ Quốc Huy
(Tổng Thư Ký)
BAN THƯ KÝ
PGS. TS. BS. Lê Minh Tâm - TS. BS. Châu Khắc Tú
- TS. BS. Phạm Chí Kông -TS. BS. Đỗ Quan Hà ThS. BS. Trần Mạnh Linh
HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP
GS. TS. Nguyễn Đức Vy - GS. TS. Trần Thị Phương Mai GS. TS. Nguyễn Viết Tiến - PGS. TS. Nguyễn Đức Hinh
- GS. BS. Nguyễn Thị Ngọc Phượng - GS. TS. Trần Thị Lợi
- PGS. TS. Vũ Bá Quyết - PGS. TS. Vũ Thị Nhung PGS. TS. Nguyễn Vũ Quốc Huy - ThS. BS. Nguyễn
Văn Trương - BSCKII. Trịnh Hữu Thọ - TS. BS. Trương
Quang Vinh - TS. BS. Trần Đình Vinh - TS. BS. Lê Minh Toàn ThS. BS. Lê Quang Thanh
ĐỊA CHỈ TÒA SOẠN
Bộ môn Phụ Sản, Trường Đại học Y Dược Huế
6 Ngô Quyền, Tp. Huế, Thừa Thiên Huế
ĐT: 054. 3822 873 - Fax: 054. 3826 269
Email:
MỸ THUẬT
Hạnh Việt Media
TIẾP NHẬN THÔNG TIN QUẢNG CÁO

Công ty TNHH TMDV QC Hạnh Việt
35/23C Trần Đình Xu, P. Cầu Kho, Q.1
ĐT: 08.6682 6550 - HOTLINE: 0909 801 407
Mail:

Tập 14, số 03
Tháng 07-2016

TẠP CHÍ PHỤ SẢN là tạp chí chính thức của
Hội Phụ sản Việt Nam (VAGO),
được xuất bản hàng quý từ năm 2001

02

Giấy phép xuất bản số: 1933/GP - BTTTT do Bộ Thông
tin và Truyền thông cấp ngày 21 tháng 11 năm 2011
In tại công ty Lê Quang Lộc



THÔNG TIN TÒA SOẠN
Tập 14, số 03
Tháng 07-2016

04

T

THỂ LỆ ĐĂNG BÀI


ẠP CHÍ PHỤ SẢN là tạp chí chính thức của Hội
Phụ Sản Việt Nam, nhận đăng các bài tổng
quan, công trình nghiên cứu, trường hợp lâm
sàng và thư gửi Ban biên tập trong các lĩnh vực
Sản Phụ khoa, Kế hoạch hóa gia đình và Nhi
Sơ sinh. Bài đã gửi đăng trên TẠP CHÍ PHỤ SẢN không
đồng thời gửi đăng trên các tạp chí khác. Không chấp
nhận các bài đã đăng trên các tạp chí khác.
Bản thảo cần được soạn thảo bằng chương trình
Microsoft Word, font chữ Unicode.
Bản thảo có độ dài quá qui định sẽ không được chấp
nhận. Không tính phần bảng, sơ đồ và tài liệu tham
khảo, bài tổng quan không quá 3.500 từ, bài nghiên cứu
không quá 3.000 từ, trường hợp lâm sàng không quá
1.000 từ. Cho phép thêm mỗi bảng hoặc sơ đồ 250 từ.
Bản thảo phải có phần Trang bìa bao gồm: (1) tựa
đầy đủ của bài báo, tiếng Việt và tiếng Anh, (2) tên ,
học hàm, học vị, cơ quan đang công tác của tất cả các
tác giả, (3) tên, địa chỉ, số điện thoại, địa chỉ email của
tác giả chịu trách nhiệm liên hệ về bản thảo, (4) danh
sách các từ khóa viết theo định dạng từ Medical Subject
Headings (MeSH) theo hệ thống Index Medicus, (5)
phần tóm tắt, tiếng Việt và tiếng Anh.
Phần Nội dung của bài nghiên cứu phải bao gồm
Đặt vấn đề (có các mục tiêu nghiên cứu), Đối tượng
và Phương pháp nghiên cứu, Kết quả, Bàn luận, Kết
luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục (nếu có).
Các Bảng chỉ chứa các thông tin chưa được nêu
trong nội dung bài viết, không được trùng lặp. Không
cho phép trình bày quá 5 bảng đối với bài tổng quan

hoặc bài nghiên cứu.
Các ký hiệu, đường kẻ trong sơ đồ, đồ thị phải đủ lớn
để vẫn có thể đọc được khi cần thu nhỏ trong in ấn. Hình
ảnh phải được lưu ở định dạng JPEG trong 1 file riêng
biệt, dung lượng không quá 2Mb, có kèm chú thích. Tất
cả bảng, sơ đồ, hình minh họa phải đặt trong những
trang riêng biệt cuối bản thảo.
Tác giả chỉ nên trích dẫn các tài liệu thật cần thiết,
và cần thẩm tra lại các tài liệu tham khảo trong bản
thảo. Tài liệu tham khảo được trình bày theo Chuẩn
Vancouver, đặt cuối bản thảo, được đánh số liên tục theo
trình tự trích dẫn trong bản thảo, không phân biệt loại
ngôn ngữ. Cụ thể, với bài báo nghiên cứu, phải có: Tên
của tất cả tác giả; tên bài báo; tên tạp chí được viết tắt
theo ước như trong Medline; năm xuất bản; tập số; trang
đầu và trang cuối của bài báo. Đối với tài liệu tham khảo

là sách; tên tác giả, tựa sách, nơi xuất bản, nhà xuất bản,
năm. Ví dụ (1,2) là của bài báo nghiên cứu, (3,4) là của
sách và một chương trong sách, và (5) là của trang web.
1. Halpem SD, Ubel PA, Caplan AL. Solid-organ
transplantation in HIV-infected patients. N Engl J
Med. 2002 Jul 25; 347(4):284-7.
2. Diabetes Prevention Program Research
Group. Hypertension, insulin, and proinsulin in
participants with impaired glucose tolerance.
Hypertension. 2002; 40(5):679-86.
3. Murray PR, Rosenthal KS, Kobayashi GS,
Pfaller MA. Medical microbiology. 4th ed. St.
Louis: Mosby; 2002.

4. Meltzer PS, Kallioniemi A, Trent JM.
Chromosome alterations in human solid tumors.
In: Vogelstesin B, Kinzler KW, editors. The genetic
basis of human cancer. New York: McGraw-Hill;
2002. p. 93-113.
5. Cancer-Pain.org [homepage on the Internet].
New York: Association of Cancer Online
Resources, Inc.; c2000-01 [updated 2002 May
16; cited 2002 Jul 9]. Available from: http://
www.cancer-pain.org/.
Các bài gửi đăng sẽ được Hội đồng biên tập duyệt
và Tổng biên tập sẽ quyết định chọn đăng. Bản thảo
của bài không được chọn sẽ không được gửi trả lại.
Các tác giả chịu trách nhiệm về các quan điểm khoa
học trong bài viết của mình.
Các tác giả có thể liên hệ trực tiếp với tòa soạn
để nhận được hướng dẫn chi tiết hơn về thể lệ gửi và
đăng bài.
Các tác giả được khuyến khích gửi bài qua email
theo địa chỉ của tòa soạn hoặc in trên giấy khổ A4,
cùng với file gửi về:
Tòa soạn Tạp chí Phụ Sản:
GS.TS. Cao Ngọc Thành
Tổng Biên tập
PGS. TS. Nguyễn Vũ Quốc Huy
Tổng Thư ký Tòa soạn
Bộ môn Phụ Sản
Trường Đại học Y Dược Huế
6 Ngô Quyền - Tp. Huế
ĐT: 054. 3832 643 - Fax: 054. 3826 269

Email:


Tập 14, số 02
Tháng 05-2016

TẠP CHÍ PHỤ SẢN - 14(02), 07, 2016

05


MỤC LỤC

MỤC LỤC
TỔNG QUAN
08 - 15 KÍCH THÍCH BUỒNG TRỨNG KÉP
TRONG THỤ TINH ỐNG NGHIỆM: LIỆU CÓ THỂ
LÀ MỘT CHIẾN LƯỢC MỚI CHO BỆNH NHÂN
ĐÁP ỨNG BUỒNG TRỨNG KÉM?
Hồ Thị Thanh Tâm, Lê Minh Tâm, Cao Ngọc Thành

SẢN KHOA
SƠ SINH
16 - 20 GIÁ TRỊ CỦA TỶ NÃO RỐN TRONG
TIÊN LƯỢNG SỨC KHỎE THAI KỲ Ở THAI PHỤ
TIỀN SẢN GIẬT

Trương Thị Linh Giang, Nguyễn Vũ Quốc Huy

21 - 25 BỆNH LÝ TIM Ở PHỤ NỮ MANG

THAI: NGHIÊN CỨU TỔNG KẾT 5 NĂM

Hoàng Bảo Nhân, Trần Minh Thắng,
Nguyễn Hữu Hồng, Phan Viết Tâm

26 - 30 NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ ATOSIBAN
TRONG ĐIỀU TRỊ DỌA SINH NON

Lý Thanh Trường Giang, Bạch Cẩm An, Hồ Thị Phương Thảo,
Hoàng Trọng Phước, Hoàng Ngọc Tú, Ngô Hoàng Hiếu

31 - 37 NGHIÊN CỨU TỶ LỆ VÀ CÁC YẾU TỐ
LIÊN QUAN THAI TO TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2015
HLâm Đức Tâm, Lưu Thị Trâm Anh, Nguyễn Vũ Quốc Huy

38 - 43 NGHIÊN CỨU CHỈ ĐỊNH MỔ LẤY
THAI THEO PHÂN LOẠI ROBSON TẠI BỆNH
VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ

Tập 14, số 03
Tháng 07-2016

Hoàng Ngọc Tú, Bạch Cẩm An, Phan Viết Tâm, Phan Lê
Vy Phương, Ngô Hoàng Hiếu, Nguyễn Thị Đông Hiền

06

44 - 48 NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG VIÊM
NHIỄM SINH DỤC THẤP Ở THAI PHỤ TRÊN 35

TUẦN TUỔI THAI
Lê Thị Ly Ly, Lê Minh Tâm

50 - 53 PHƯƠNG PHÁP ĐO ĐỘ BÃO HÒA
OXY QUA DA TRONG SÀNG LỌC BỆNH TIM
BẨM SINH Ở TRẺ SƠ SINHM
HTrần thị Hoàn, Nguyễn Viết Nhân, Bạch Cẩm An,
Hoàng Bảo Nhân, Hoàng Thị Liên Châu,
Hoàng Thị Bích Ngọc, Hoàng Thị Kim Vân, Nguyễn Thị Hậu

54 - 58 HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CAN THIỆP
NÂNG CAO KIẾN THỨC VỀ DẤU HIỆU NGUY
HIỂM CỦA TRẺ SƠ SINH VÀ CHĂM SÓC DA KẾ
DA NGAY SAU SINH CỦA CÁN BỘ Y TẾ XÃ VÀ
HUYỆN, TỈNH THANH HOÁ NĂM 2015-2016
Lương Ngọc Trương, Ngô Văn Toàn, Ngô Toàn Anh

59 - 62 BÍ TIỂU SAU SINH VÀ YẾU TỐ NGUY
CƠ TRÊN THAI PHỤ CÓ GIẢM ĐAU SẢN KHOA

Phan Thị Hằng, Huỳnh Nguyễn Khánh Trang

63 - 67 VAI TRÒ CỦA MÁY BLADDER
SCANNER TRONG CHẨN ĐOÁN BÍ TIỂU SAU SINH
Phan Thị Hằng, Huỳnh Nguyễn Khánh Trang

68 - 76 ĐẶC ĐIỂM VÀ LIÊN QUAN GIỮA
YẾU TỐ GIA ĐÌNH - XÃ HỘI VÀ TRẦM CẢM
SAU SINH Ở PHỤ NỮ NHIỄM HIV
Nguyễn Mạnh Hoan


77 - 84 CẢI THIỆN HIỆU QUẢ CHẨN ĐOÁN
CIN 2 + BẰNG KỸ THUẬT SOI CỔ TỬ CUNG
Bùi Quang Trung

PHỤ KHOA – NỘI
TIẾT, VÔ SINH
85 - 89 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ UNG
THƯ NGUYÊN BÀO NUÔI NGUY CƠ CAO TẠI
BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ
Hoàng Bảo Nhân, Lê Sỹ Phương,
Đinh Thị Phương Minh, Phan Viết Tâm


95 - 101 NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM
SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ THÔNG VÒI TỬ
CUNG BẰNG PHẪU THUẬT NỘI SOI TẠI BỆNH
VIỆN PHỤ SẢN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Lâm Đức Tâm, Huỳnh Thanh Liêm

102 - 105 VAI TRÒ CỦA PHẪU THUẬT NỘI
SOI TRONG ĐIỀU TRỊ LẠC NỘI MẠC TỬ CUNG Ở
BUỒNG TRỨNG TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ

Đinh Thị Phương Minh, Nguyễn Văn Tuấn, Hồ Thị
Phương Thảo, Hoàng Trọng Phước, Trần Minh Thắng

106 - 109 NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ CA125
TRONG BỆNH LẠC NỘI MẠC TỬ CUNG BẰNG
KỸ THUẬT ĐIỆN HÓA PHÁT QUANG

Phan Văn Hiếu, Phan Thị Minh Phương,
Hồ Hoàng Thị Kim Huệ

110 - 117 KẾT QUẢ VÀ CHẤT LƯỢNG SỐNG
TRÊN BỆNH NHÂN ĐƯỢC PHẪU THUẬT CẮT TỬ
CUNG TOÀN PHẦN DO BỆNH LÝ U XƠ TỬ CUNG

Trương Đình Hải, Lê Minh Toàn, Phan Viết Tâm

Nguyễn Đình Phương Thảo, Cao Ngọc Thành,
Nguyễn Vũ Quốc Huy

135 - 139 NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ AMH
Ở CÁC TRƯỜNG HỢP VÔ SINH CÓ HỘI CHỨNG
BUỒNG TRỨNG ĐA NANG

Lê Viết Thắng, Lê Minh Tâm

140 - 145 NGHIÊN CỨU THỬ NGHIỆM
LÂM SÀNG NGẪU NHIÊN CÓ NHÓM CHỨNG
SO SÁNH HIỆU QUẢ PHÁC ĐỒ KÍCH THÍCH
BUỒNG TRỨNG SỬ DỤNG CORIFOLLITROPIN α
VÀ MENOTROPIN VỚI PHÁC ĐỒ FOLLITROPIN
β ĐƠN THUẦN Ở BỆNH NHÂN ĐÁP ỨNG
BUỒNG TRỨNG KÉM
Hồ Ngọc Anh Vũ, Vương Thị Ngọc Lan,
Phạm Dương Toàn, Hồ Mạnh Tường

146 - 151 KẾT QUẢ TỶ LỆ MANG THAI
CỘNG DỒN BẰNG KHỎI ĐỘNG TRƯỞNG

THÀNH NOÃN BẰNG GnRH AGONIST KẾT HỢP
PREGNYL LIỀU THẤP TRONG PHÁC ĐỒ GnRH
ANTAGONIST TẠI KHOA VÔ SINH, BỆNH VIỆN
TRUNG ƯƠNG HUẾ
Phan Cảnh Quang Thông, Lê Việt Hùng,
Nguyễn Phạm Quỳnh Phương,Nguyễn Thị Thu Thúy,
Nguyễn Phước Bảo Minh

118 - 122 NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM
SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ
THAI LẠC CHỖ TRÊN VẾT MỔ ĐẺ CŨ Ở TUỔI
THAI DƯỚI 12 TUẦN

152 - 156 KẾT QUẢ PHẪU THUẬT TRÍCH
TINH TRÙNG TRONG CÁC TRƯỜNG HỢP VÔ
TINH

123 - 128 RỐI LOẠN TÌNH DỤC Ở KHÁCH
HÀNG NỮ ĐẾN ĐƠN VỊ TƯ VẤN TÌNH DỤC CỦA
BỆNH VIỆN TỪ DŨ NĂM 2015

157 - 161 SO SÁNH KẾT QUẢ CÓ THAI
GIỮA CHUYỂN PHÔI TƯƠI VÀ PHÔI TRỮ

Trần Việt Khánh, Nguyễn Thị Kim Anh

Ngô Thị Yên

Nguyễn Thị Diễm Thư, Lê Minh Tâm,
Nguyễn Thị Mỹ, Cao Ngọc Thành


Phạm Dương Toàn, Trần Tú Cầm,
Huỳnh Gia Bảo, Hồ Mạnh Tường

Tập 14, số 03
Tháng 07-2016

Lê Sĩ Phương, Nguyễn Duy Thăng, Châu Khắc Tú,
Bạch Cẩm An, Lê Minh Toàn, Hoàng Bảo Nhân,
Đinh thị Phương Minh, Phan Viết Tâm

129 - 134 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA
ESTRADIOL TRONG ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN VẬN
MẠCH VÀ RỐI LOẠN TÂM LÝ Ở PHỤ NỮ
MÃN KINH

TẠP CHÍ PHỤ SẢN - 14(03), 06 - 07, 2016

90 - 94 HÓA TRỊ LIỀU CAO KẾT HỢP LIỆU
PHÁP NHẮM TRÚNG ĐÍCH TRONG ĐIỀU TRỊ
UNG THƯ BIỂU MÔ BUỒNG TRỨNG GIAI ĐOẠN
MUỘN VÀ TÁI PHÁT CÓ HỖ TRỢ GHÉP TẾ BÀO
GỐC TẠO MÁU TỰ THÂN

07


TỔNG QUAN

HỒ THỊ THANH TÂM, LÊ MINH TÂM, CAO NGỌC THÀNH


KÍCH THÍCH BUỒNG TRỨNG KÉP
TRONG THỤ TINH ỐNG NGHIỆM: LIỆU CÓ THỂ LÀ
MỘT CHIẾN LƯỢC MỚI CHO BỆNH NHÂN
ĐÁP ỨNG BUỒNG TRỨNG KÉM?
Hồ Thị Thanh Tâm(1), Lê Minh Tâm(2), Cao Ngọc Thành(2)
(1) Trường Cao đẳng Y tế Khánh Hòa , (2) Trường Đại học Y Dược Huế

Tập 14, số 03
Tháng 07-2016

1. Đặt vấn đề

08

Tác giả liên hệ (Corresponding author):
Hồ Thị Thanh Tâm,
email:
Ngày nhận bài (received): 10/06/2016
Ngày phản biện đánh giá bài báo (revised):
24/06/2016
Ngày bài báo được chấp nhận đăng
(accepted): 30/06/2016

Đáp ứng kém với kích thích buồng
trứng để làm thụ tinh ống nghiệm là
một trong những thách thức lớn nhất
trong hỗ trợ sinh sản, vì số lượng
trứng thu được ít hoặc không có dẫn
đến tỉ lệ thành công rất thấp và hủy

chu kỳ cao[10,37]. Mặc dù nhiều
phác đồ kích thích buồng trứng đã
được thành lập, nhằm cải thiện kết
quả lâm sàng cho đối tượng này
nhưng hiệu quả chưa rõ ràng. Một
đánh giá của thư viện Cochrane đã
kết luận rằng thiếu bằng chứng để
hỗ trợ bất kỳ chế độ đặc biệt nào
trong kích thích buồng trứng làm thụ
tinh ống nghiệm ở bệnh nhân đáp
ứng buồng trứng kém[35].
Các phác đồ kích thích buồng
trứng kinh điển đã trải qua vài thập
niên đều bắt đầu trong giai đoạn
nang noãn sớm hoặc trong vòng
khoảng 10 ngày sau điều hòa giảm
bởi GnRHagonist [28]. Gần đây nhờ
vào những bằng chứng và khái niệm
khoa học tương đối mới về sự phát
triển nang noãn, những nang thứ
cấp nhỏ quan sát được ở giai đoạn
hoàng thể không nhất thiết thoái hóa
theo chương trình mà có thể đang ở
giai đoạn sớm của sự phát triển, đã

cung cấp cơ hội mới cho việc ứng
dụng kích thích buồng trứng bắt đầu
vào giai đoạn hoàng thể [3,31].
Từ nền tảng đột phá là kích thích
buồng trứng giai đoạn hoàng thể,

các nhà khoa học đã mạo hiểm một
bước xa hơn là kích thích buồng
trứng kép: kích thích buồng trứng giai
đoạn hoàng thể theo sau một kích
thích buồng trứng giai đoạn nang
noãn, cung cấp hai lần thu trứng,
trong cùng một chu kỳ kinh nguyệt
cho bệnh nhân đáp ứng buồng trứng
kém, nhằm thu được nhiều trứng, tạo
được nhiều phôi có chất lượng, từ đó
khắc phục nguy cơ hủy chu kỳ và cải
thiện khả năng mang thai ở đối tượng
này[22,38]. Tiếp cận mới mẻ đầy
hứa hẹn này đang thu hút sự quan
tâm, háo hức chờ đợi của các nhà
nghiên cứu và lâm sàng. Tuy nhiên
nó có tính thách thức lý thuyết truyền
thống, vượt ra ngoài giới hạn thường
quy của thụ tinh ống nghiệm và vẫn
còn nhiều kiến thức liên quan chưa
hiểu biết hết, nhiều câu hỏi chưa giải
thích được. Vậy liệu kích thích buồng
trứng kép có trở thành một chiến lược
mới cho bệnh nhân đáp ứng buồng
trứng kém hay không?


Tập 14, số 03
Tháng 07-2016


Sự phát triển nang noãn trải qua khoảng 12
tuần, tương ứng khoảng 3 chu kỳ kinh. Ở giai đoạn
sau, tương ứng với chu kỳ kinh cuối quá trình này
bắt đầu phụ thuộc nội tiết, đặc biệt là FSH.
Vào cuối giai đoạn hoàng thể, 1-2 ngày trước
chu kỳ kinh mới do hoàng thể thoái hóa, FSH tuần
hoàn tăng lên[18] và giữ bình nguyên trong giai
đoạn nang noãn sớm, sau đó giảm dần ở nữa sau
giai đoạn nang noãn muộn do hồi tác âm của
Estrogen và Inhibin B lên vùng dưới đồi-tuyến yên.
Theo lý thuyết phát triển nang noãn truyền
thống, mỗi chu kỳ chỉ có một đoàn hệ duy nhất
khoảng 3-11 nang thứ cấp ở mỗi buồng trứng được
chiêu mộ từ cuối giai đoạn hoàng thể của chu kỳ
kinh trước đó, khi FSH tuần hoàn tăng lên[34]. Một
nang trội duy nhất (nang giàu thụ thể FSH nhất),
được tin là được chọn từ nhóm này, vượt trội từ giữa
giai đoạn nang noãn, khi mà FSH tuần hoàn bắt
đầu giảm làm cho tất cả các nang khác bị thoái
hóa trong môi trường thiếu FSH. Nang trội tiếp tục
phát triển và phóng noãn. [11,12,19]Sự phát triển
nang thứ cấp được cho là độc quyền trong giai
đoạn nang noãn [13,30,36].
Lý thuyết chiêu mộ một đoàn hệ nang noãn thứ
cấp duy nhất cho một chu kỳ đến nay đã có những
bằng chứng không phù hợp.
Từ năm 1952-1980, một vài báo cáo khi quan
sát những buồng trứng bị cắt bỏ đã thấy nang thứ
cấp có hiện diện ở giai đoạn hoàng thể, nhưng
lúc này nó được cho rằng do những bất thường

ở buồng trứng[4,7,16]. Năm 1983, McNatty đã
đánh giá khả năng khỏe mạnh của nang thứ cấp
dựa vào noãn bào có khả năng sống và tế bào hạt
có thể sinh sôi, tác giả này kết luận có khoảng 6%
nang thứ cấp là khỏe mạnh trong giai đoạn hoàng
thể và tiếp tục phát triển đến trước rụng trứng tiếp
theo là có xảy ra với số lượng rất giới hạn. Và như
vậy nang thứ cấp được quan sát thấy trong giai
đoạn hoàng thể không nhất thiết là đang thoái hóa
theo chương trình mà có thể là đang trong giai
đoạn sớm của phát triển nang noãn[31]. Đến 2003
Baerwald đã theo dõi sự phát triển nang noãn của
50 phụ nữ khỏe mạnh trong độ tuổi sinh sản, trong
khoảng thời gian giữa hai lần phóng noãn bằng
siêu âm, đã phát hiện có 68% phụ nữ xuất hiện
2 đợt, 32% phụ nữ xuất hiện 3 đợt nang thứ cấp

trong khoảng thời gian này, mỗi đợt có 4-14 nang
đường kính ≥ 4-5mm. Đợt nang trước phóng noãn
là có nang kích thước lớn nhất, các nang thứ cấp
trong giai đoạn hoàng thể không phát triển lớn
như nang phóng noãn mà chỉ ở kích thước trung
bình. Nghiên cứu này đã cung cấp một mô hình
mới trong việc tìm hiểu sự phát triển nang noãn ở
người và tiên lượng có thể có những ứng dụng mới
trong kích thích buồng trứng[2]. Tác giả này gần
đây cũng đã có bài tổng hợp lại sự phát triển nang
noãn từ hơn 200 nghiên cứu trên Pubmed, kết luận
rằng ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy có
nhiều đợt nang thứ cấp được chiêu mộ, phát triển

trong cùng một chu kỳ kinh nguyệt, một nang trội
cũng có thể được chọn từ những đợt nang không
phóng noãn.[1]
Từ lý thuyết chiêu mộ vài đợt nang thứ cấp cho
một chu kỳ, một số nghiên cứu chọc hút trứng non
cho IVM trong giai đoạn hoàng thể và kích thích
buồng trứng giai đoạn hoàng thể đã được thực
hiện, bước đầu có kết quả khả quan.
Sơ lược tình hình kích thích buồng trứng ở bệnh
nhân đáp ứng buồng trứng kém
Đáp ứng kém với kích thích buồng trứng để
làm thụ tinh ống nghiệm xảy ra với tần suất 9-24%
[21]. Các tiêu chuẩn khác nhau, không thống
nhất đã được dùng để xác định đáp ứng buồng
trứng kém bao gồm: nồng độ đỉnh Estradiol thấp
từ dưới 100-1000pg/ml, số nang noãn trưởng
thành quan sát trên siêu âm ít từ dưới 2-5, số trứng
thu được ít từ dưới 3-6, chu kỳ trước đó bị hủy, bị
tăng số ngày, bị tăng tổng liều FSH ngoại sinh để
kích thích buồng trứng do đáp ứng kém. Ngoài
ra bệnh nhân còn được “dự đoán đáp ứng buồng
trứng kém” dựa vào lớn tuổi (thường >40), có thăm
dò dự trữ buồng trứng bất thường (FSH tăng, AFC
giảm...), có tiền sử phẫu thuật trên buồng trứng, lạc
nội mạc tử cung nặng...[35]. Để giảm thiểu sự thiếu
đồng nhất, năm 2011 Hội Sinh sản và Phôi học
Châu Âu (ESHRE) đã đưa ra tiêu chuẩn (Tiêu chuẩn
Bologna): đáp ứng buồng trứng kém khi có ít nhất
hai trong ba đặc tính sau (1) lớn tuổi hoặc có bất
kỳ yếu tố nguy cơ của đáp ứng buồng trứng kém,

(2) có tiền sử đáp ứng buồng trứng kém trước đó và
(3) thăm dò đáp ứng buồng trứng bất thường[10].
Mặc dù không có định nghĩa thống nhất, nó
được công nhận rộng rãi rằng những bệnh nhân

TẠP CHÍ PHỤ SẢN - 14(03), 08 - 15, 2016

2. Sự phát triển nang noãn

09


Tập 14, số 03
Tháng 07-2016

TỔNG QUAN

HỒ THỊ THANH TÂM, LÊ MINH TÂM, CAO NGỌC THÀNH

10

này phát triển ít nang noãn hơn và kéo theo ít trứng
thu được và tỉ lệ thai rất thấp, đến mức có nhận định
rằng mang thai sau thụ tinh ống nghiệm ở bệnh
nhân đáp ứng buồng trứng kém gần như là kết quả
may mắn hơn là một kết quả được mong đợi, tỉ lệ
sinh sống từ 6,8-7,9% sau IVF cổ điển[10,37].
Để cải thiện đáp ứng với kích thích buồng
trứng ở đối tượng này, nhiều chiến lược kích thích
buồng trứng khác nhau được thành lập: các phác

đồ khác nhau (phác đồ Long-GnRHagonist, Flareup GnRHagonist, Stop-GnRHagonist, Phác đồ đối
vận GnRHantagonist...), các liều FSH khác nhau
(từ tối thiểu trong kích thích nhẹ để cân bằng hiệu
quả và kinh tế, đến tối đa để cố gắng tăng thu
trứng mà vốn là rất ít ỏi) và các hỗ trợ điều trị
khác nhau (bổ sung một số nội tiết và thuốc trong
hoặc trước kích thích buồng trứng: Testosteron qua
da, hormone tăng trưởng, LH, DHEA, Estradiol và
Aspirin liều thấp...). Tuy nhiên y văn so sánh hiệu
quả các chiến lược kích thích buồng trứng ở đối
tượng này là rất hạn chế và rất khó để có kết luận
về chiến lược tối ưu, điều này là do các nghiên cứu
thiếu một định nghĩa thống nhất, thiếu tính ngẫu
nhiên, các liều Gonadotropin khác nhau, cỡ mẫu
nhỏ[8,9,14].
Năm 2010 một phân tích từ thư viện Cochrane,
tổng hợp từ nhiều nguồn tài liệu khoa học cho đến
thời điểm 2008 về kích thích buồng trứng, chỉ lọc
được 15 nghiên cứu thử nghiệm ngẫu nhiên có
đối chứng. Phân tích này cố gắng để cung cấp
cho bác sĩ lâm sàng với các dữ liệu rõ ràng hơn
về tính hiệu quả và an toàn của các can thiệp khác
nhau trong kích thích buồng trứng làm thụ tinh ống
nghiệm ở bệnh nhân đáp ứng kém. Một số kết quả
khiêm tốn được rút ra: Số lượng trứng thu được ít
hơn có ý nghĩa ở phác đồ Long-GnRHagonist so
với phác đồ Stop-GnRHagonist và phác đồ đối vận
GnRHantagonist; Tổng liều Gonadotropin sử dụng
là cao hơn có ý nghĩa ở phác đồ Long-GnRHagonist
so với phác đồ Stop-GnRHagonist và phác đồ đối

vận GnRHantagonist; Tỉ lệ hủy cao hơn có ý nghĩa ở
phác đồ Flare-up GnRHagonist so với phác đồ LongGnRHagonist. Không có nghiên cứu nào có một sự
khác biệt trong tỉ lệ mang thai, sẩy thai và thai ngoài
tử cung. Phân tích này đưa ra kết luận: Không có đủ
bằng chứng để hỗ trợ việc sử dụng thường xuyên
của bất kỳ sự can thiệp đặc biệt nào trong kích thích

buồng trứng làm thụ tinh ống nghiệm cho bệnh
nhân đáp ứng buồng trứng kém.[35]
Và tình hình thực tế cho đến nay, xin trứng vẫn
đang là lựa chọn ưu tiên cho bệnh nhân đáp ứng
buồng trứng kém.

3. Kích thích buồng trứng
kép: phác đồ shanghai và
điểm qua các nghiên cứu
liên quan trên y văn

Từ những thành quả của kích thích buồng trứng
giai đoạn hoàng thể, các nhà nghiên cứu đã tiến đến
kích thích buồng trứng kép: kích thích buồng trứng
và thu trứng hai lần cả ở giai đoạn nang noãn và
giai đoạn hoàng thể trong cùng một chu kỳ kinh. Có
3 báo cáo đầu tiên là các báo cáo một trường hợp,
trong đó có một báo cáo của Kuang Y và cs, chính
nhóm này đã có nghiên cứu thống kê đầu tiên về kích
thích buồng trứng kép ở bệnh nhân đáp ứng buồng
trứng kém, báo cáo lần đầu tại Hội nghị về “Những
tranh luận trong Phụ khoa” tại Barcelona ngày 2526/4/2014, sau đó đăng tải trên Reproductive
BioMedicine Online. Nhóm của ông đã đặt tên cho

phác đồ này là “phác đồ Shanghai”.
Phác đồ Shanghai[22]
Nhóm của Kuang Y đã đưa ra giả thuyết rằng
nhiều trứng và phôi có chất lượng có thể thu thêm
được bằng cách tiếp tục kích thích buồng trứng sau
khi chọc hút trứng từ kích thích buồng trứng nhẹ
giai đoạn nang noãn. Điều này giúp giải quyết
nhu cầu đôi khi cần thiết, tích lũy phôi từ vài lần
thu trứng ở bệnh nhân đáp ứng buồng trứng kém.
Đối tượng nghiên cứu là bệnh nhân vô sinh có
đáp ứng buồng trứng kém theo tiêu chuẩn Bologna.
Thiết kế nghiên cứu thí điểm thuần tập. Cỡ mẫu
n=38. Mục tiêu nghiên cứu là đánh giá hiệu quả
của kích thích buồng trứng kép ở bệnh nhân đáp
ứng buồng trứng kém.
Phác đồ điều trị: Được tiến hành theo 2 giai đoạn

(1) Giai đoạn nang noãn
- Kích thích buồng trứng nhẹ: Clomiphene citrate
25mg/ngày, từ ngày 3 chu kỳ đến trước ngày


Tập 14, số 03
Tháng 07-2016

chu kỳ chuyển phôi, kết quả có 13 thai lâm sàng.
Tỉ lệ thai lâm sàng trên một chu kỳ kích thích buồng
trứng kép là 34,2% (13/38). 5 bệnh nhân có phôi
trữ chưa chuyển cho đến khi kết thúc nghiên cứu.
Trong nghiên cứu này chế độ kích thích buồng

trứng ở hai giai đoạn nang noãn và hoàng thể là
không tương đồng để so sánh số trứng thu được,
tuy nhiên chất lượng trứng và phôi có được từ kích
thích giai đoạn hoàng thể không khác biệt so với
giai đoạn nang noãn. Kích thích buồng trứng kép
đã tạo cơ hội thu thêm nhiều trứng và tạo được
nhiều phôi trong một thời gian ngắn: không có
chu kỳ hủy do không thu được trứng, 68,4% bệnh
nhân có phôi trữ, như vậy chắc hẳn đã giảm căng
thẳng và giảm bỏ trị ở bệnh nhân, đặc biệt là bệnh
nhân không thu được trứng trong giai đoạn nang
noãn như các phác đồ kinh điển. Quan trọng nhất,
phác đồ này đã đưa đến kết quả thai lâm sàng là
34,2% cho mỗi chu kỳ điều trị ở bệnh nhân đáp
ứng buồng trứng kém.
Nghiên cứu này cũng cho thấy chất lượng trứng
và phôi thu được từ giai đoạn hoàng thể của phác đồ
kích thích buồng trứng kép không bị tác động tiêu cực
từ mũi tiêm GnRHagonist để trưởng thành trứng cuối
giai đoạn nang noãn và từ sự tồn tại của hoàng thể,
nồng độ progesterone cao trong giai đoạn hoàng thể.
Một phần trong thành công của kích thích
buồng trứng kép cũng nhờ vào thành công của các
kỹ thuật liên quan đến chuyển phôi trữ.
Các nghiên cứu về kích thích buồng trứng giai
đoạn hoàng thể và kích thích buồng trứng kép
trước “phác đồ Shanghai”
Rombauts L và cs, 1998[39]
Đây là nghiên cứu tiến cứu, ngẫu nhiên có đối
chứng. Cỡ mẫu n=40. Tiêu chuẩn chọn là bệnh nhân

có chu kỳ kích thích buồng trứng trước đó thu được
3-6 trứng. Mục đích nghiên cứu lợi ích của kích thích
buồng trứng giai đoạn hoàng thể ở bệnh nhân đáp
ứng buồng trứng kém. Kích thích buồng trứng bằng
HMG. Nhóm nghiên cứu hy vọng kích thích buồng
trứng giai đoạn hoàng thể cải thiện tiên lượng so với
giai đoạn nang noãn, nhưng kết quả cho thấy số
trứng thu được không khác biệt có ý nghĩa thống kê.
Họ đã thất vọng vì đối tượng đáp ứng buồng trứng
kém đã không hưởng lợi từ tiếp cận mới này, tuy nhiên
nó đã cung cấp bằng chứng có thể kích thích buồng
trứng giai đoạn hoàng thể. Nghiên cứu này không

TẠP CHÍ PHỤ SẢN - 14(03), 08 - 15, 2016

tiêm GnRHagonist để kích noãn và ngăn ngừa
rụng trứng; Letrozole 2,5mg/ngày, từ ngày 3 chu
kỳ, liên tục trong 4 ngày; HMG 150IU tiêm cách
ngày, từ ngày 6 chu kỳ. GnRHagonist (triptorelin
0,1mg) được tiêm khi có 1-2 nang trội đạt đường
kính 18mm. Ibuprofen 0,6g được cho ngày tiêm
GnRHagonist và ngày sau đó, để phòng ngừa khả
năng rụng trứng sớm trước khi chọc hút trứng. Chọc
hút trứng được tiến hành sau tiêm GnRHagonist 3236 giờ. Không chọc các nang noãn dưới 10mm.
- Trứng được thụ tinh bởi ICSI. Phôi ngày 3 loại
1 và 2 được trữ đông. Những phôi còn lại được nuôi
cấy tiếp đến giai đoạn phôi nang ngày 5 hoặc ngày
6, phôi nang có hình thái tốt cũng sẽ được trữ đông.
(2) Giai đoạn hoàng thể: Siêu âm đầu dò âm
đạo được thực hiện sau nhặt trứng để xác định có

tiếp tục kích thích buồng trứng lần 2 hay không. Tiêu
chuẩn tiếp tục kích thích buồng trứng là hiện diện ít
nhất 2 nang noãn có đường kính từ 2-8mm. Kích
thích buồng trứng: Letrozole 2,5mg/ngày, từ ngày
chọc hút trứng hoặc 1 ngày sau đó, đến khi có nang
noãn đạt đường kính 12mm; HMG 225IU/ngày,
bắt đầu cùng ngày Letrozole. Medroxyprogesteron
acetate 10mg/ngày, được dùng thêm từ ngày kích
noãn thứ 12 nếu ngày này nang trội lớn nhất có
đường kính dưới 14mm, mục đích là để trì hoãn
hành kinh, giúp tránh chọc hút trứng trong lúc có
kinh và từ đó giúp phòng ngừa nhiễm trùng sau thủ
thuật. GnRHagonist (triptorelin 0,1mg) được tiêm khi
có 3 nang trội đạt đường kính 18mm hoặc 1 nang
vượt quá 20mm. Ibuprofen được cho lại vào ngày
tiêm GnRHagonist và ngày sau đó. Chọc hút trứng
được tiến hành sau tiêm GnRHagonist 36-38 giờ.
Thụ tinh và trữ phôi tương tự giai đoạn nang noãn.
Trữ phôi toàn bộ và chuyển ở chu kỳ sau là vì sự
không đồng bộ của nội mạc tử cung với phôi. Mỗi chu
kỳ chuyển không quá 2 phôi.
Kết quả nghiên cứu: Số trứng thu được trung
bình là 1,7±1,0 trong giai đoạn nang noãn so với
3,5±3,2 trong giai đoạn hoàng thể (p=0,001). Số
trứng MII trung bình là 1,4±1,0 trong giai đoạn
nang noãn so với 2,7±2,7 trong giai đoạn hoàng
thể (p=0,008). Tỉ lệ thụ tinh và tỉ lệ làm tổ từ trứng
của 2 giai đoạn không khác biệt có ý nghĩa thống
kê. Từ kích thích buồng trứng kép thu được 167
trứng và 26/38 bệnh nhân (68,4%) có 1-6 phôi trữ

để chuyển ở chu kỳ sau. 21 bệnh nhân trải qua 23

11


Tập 14, số 03
Tháng 07-2016

TỔNG QUAN

HỒ THỊ THANH TÂM, LÊ MINH TÂM, CAO NGỌC THÀNH

12

đánh giá tỉ lệ thụ tinh, làm tổ và mang thai. Nhóm
Rombauts L kích thích giai đoạn hoàng thể với suy
luận mở rộng cửa sổ chiêu mộ cuối giai đoạn hoàng
thể, bằng cách cung cấp FSH ngoại sinh trước khi
FSH sinh lý tăng lên, để chiêu mộ được nhiều nang
thứ cấp hơn. Ông vẫn được xem là người đầu tiên
kích thích buồng trứng giai đoạn hoàng thể, mặc dù
trước đó đã có người thử đánh giá tác dụng của FSH
ngoại sinh đến sự phát triển nang noãn tại các thời
điểm khác nhau trong một chu kỳ kinh nhưng không
thành công (vì chỉ dùng HMG 225IU liều duy nhất)
Kucuk T và Sozen E, 2007[26]
Nghiên cứu tiến cứu, ngẫu nhiên có đối chứng.
Cỡ mẫu n=42. Tiêu chuẩn chọn là thu được ít hơn 4
trứng ở chu kỳ IVF trước đó. Mục đích so sánh hiệu
quả kích thích buồng trứng giai đoạn hoàng thể với

giai đoạn nang noãn ở bệnh nhân đáp ứng buồng
trứng kém, bằng GnRHagonist kết hợp rFSH. Liều
rFSH giai đoạn nang noãn là 450IU/ngày, giai đoạn
hoàng thể là 150IU/ngày. Nghiên cứu này được thực
hiện dựa trên lý thuyết chiêu mộ vài đợt nang thứ
cấp cho một chu kỳ và thành quả từ nghiên cứu của
Rombauts. Kết quả kích thích buồng trứng giai đoạn
hoàng thể so với giai đoạn nang noãn có số trứng MII
cao hơn có ý nghĩa, nhưng tỉ lệ thai lâm sàng cao hơn
không có ý nghĩa thống kê. Mặc dù vậy nó được cho
rằng có thể là lựa chọn mới cho các trường hợp tuyệt
vọng với kích thích buồng trứng kinh điển đã dùng
liều FSH tối đa. Nghiên cứu này đã cho thấy chất
lượng trứng thu từ giai đoạn hoàng thể có tiềm năng
mang thai cao, tỉ lệ mang thai cao hơn dù không có ý
nghĩa thống kê cũng mở ra một con đường mới đáng
để theo đuổi với nghiên cứu lớn hơn.
Kansal Kalra S và cs, 2008[20]
Thử nghiệm thí điểm nhãn mở ngẫu nhiên này
với n=18. Tiêu chuẩn chọn là hoặc dưới 5 nang
trưởng thành, hoặc dưới 5 trứng thu được, hoặc
hủy chu kỳ do đáp ứng kém ở chu kỳ IVF trước. 9
bệnh nhân được kích thích buồng trứng giai đoạn
hoàng thể và 9 bệnh nhân kích thích giai đoạn
nang noãn, với 2 chế độ điều trị giống nhau là
phác đồ đối vận linh hoạt với FSH 300IU/ngày.
Sự phát triển nang noãn, nồng độ Estradiol huyết
thanh, số trứng thu được, tỉ lệ thai và tỉ lệ sinh sống
là không khác biệt giữa 2 nhóm. Nghiên cứu này
đã chỉ ra rằng kích thích buồng trứng giai đoạn

hoàng thể bằng Gonadotropin là một phác đồ

thay thế hiệu quả, tiềm năng ở bệnh nhân đáp ứng
buồng trứng kém khi các phác đồ khác thất bại.
Hạn chế của nghiên cứu này là cỡ mẫu quá nhỏ.
Wolff MV và cs, 2009[41]
Nghiên cứu này cho thấy lần đầu tiên kích thích
buồng trứng được thực hiện ở giai đoạn hoàng thể
cho đối tượng ung thư cần bảo tồn khẩn cấp khả
năng sinh sản, duy trì cơ hội có con khi điều trị ung
thư kết thúc. Đây là đối tượng mới, tìm kiếm sự hữu
ích từ phác đồ kích thích buồng trứng giai đoạn
hoàng thể. Tùy vào thời điểm của chu kỳ khi bệnh
nhân có chẩn đoán ung thư, đôi khi chờ kích thích
buồng trứng vào đầu chu kỳ như phác đồ kinh điển
phải mất thời gian đến 6 tuần trì hoãn để điều trị
ung thư, có thể là rất nghiêm trọng. Cỡ mẫu n=40.
Nghiên cứu thử nghiệm có đối chứng đa trung tâm,
12 bệnh nhân kích thích giai đoạn hoàng thể, 28
bệnh nhân kích thích giai đoạn nang noãn. Kết
quả số trứng và chất lượng trứng thu được khác
biệt không có ý nghĩa thống kê. Nghiên cứu này
đã cung cấp một tiếp cận hữu ích cho những bệnh
nhân ung thư cần bảo tồn khả năng sinh sản khẩn
cấp và củng cố tính hiệu quả của phác đồ kích
thích buồng trứng giai đoạn hoàng thể.
Ứng dụng kích thích buồng trứng giai đoạn
hoàng thể và cả chọc hút trứng non trong giai đoạn
hoàng thể cho một vài bệnh nhân ung thư đã được
báo cáo rãi rác sau đó[6,17,29,33]

Nana Kristin Buendgen, 2013[32]
Đây là nghiên cứu bệnh chứng, tiến cứu ở bệnh
nhân vô sinh có dự trữ buồng trứng bình thường.
Cỡ mẫu n=10. Nghiên cứu này nhằm tìm kiếm, mở
rộng lợi ích của phác đồ kích thích buồng trứng giai
đoạn hoàng thể cho đối tượng khác với đáp ứng
buồng trứng kém, tìm kiếm khả năng thiết lập được
một quy trình IVF khởi động độc lập với chu kỳ kinh.
Kết quả: tính trên mỗi trứng thu được, liều FSH tăng
gấp gần 3 lần so với kích thích buồng trứng giai
đoạn nang noãn. Nghiên cứu này đưa ra vấn đề
về tính đề kháng tương đối với đáp ứng của buồng
trứng ở giai đoạn hoàng thể và kết luận kích thích
hoàng thể là không khả thi cho việc sử dụng thường
quy. Tuy nhiên nghiên cứu này có cỡ mẫu quá nhỏ.
Kuang Y và cs, 2013[24]
Nhóm của Kuang Y đã thực hiện một nghiên
cứu tiến cứu thuần tập về kích thích buồng trứng
ở bệnh nhân vô sinh có dự trữ buồng trứng bình


Tập 14, số 03
Tháng 07-2016

thích nhẹ giai đoạn nang noãn bằng FSH 150IU/
ngày từ ngày 3, kèm Clomiphene citrate 50mg khi
nang noãn lớn nhất đạt đường kính 10mm để ngăn
chặn rụng trứng. GnRHagonist được tiêm ngày 15
khi nang lớn nhất đạt đường kính 18mm. Chọc hút
trứng dưới siêu âm được thực hiện 21 giờ sau đó.

Tuy nhiên không có trứng thu được. Kích thích buồng
trứng giai đoạn hoàng thể được bắt đầu 2 ngày sau.
Chọc hút trứng sau HCG 25 giờ thu được 1 trứng.
Kết quả tạo được 1 phôi tốt loại 2, giai đoạn 8 tế
bào. Trường hợp này đã chứng minh rằng chất lượng
trứng và phôi tốt có thể thu được ở giai đoạn hoàng
thể từ phác đồ kích thích kép mà không bị tác động
tiêu cực của mũi tiêm GnRHagonist cuối giai đoạn
nang noãn, cũng như của nồng độ Progesteron cao
trong giai đoạn hoàng thể.
Kuang Y và cs, 2013[23]
Đây cũng là một báo cáo trường hợp về kích
thích buồng trứng kép ở một bệnh nhân đáp ứng
kém nhưng không phát hiện được rụng trứng tự
nhiên, cũng không kích hoạt rụng trứng và trưởng
thành nang noãn giai đoạn cuối. Quá trình theo
dõi kích noãn nhận thấy 2 nang thứ cấp được chiêu
mộ đợt đầu phát triển ở kích thước trung bình rồi
biến mất, nồng độ Progesteron huyết thanh tăng
lên 2,1ng/ml vào ngày 10 và tiếp tục tăng đến
19,2 ng/ml vào ngày 16. Kích noãn được tiếp tục
sau ngày 10, một đợt nang thứ cấp mới 4-7mm
xuất hiện và phát triển. Sau khi trưởng thành giai
đoạn cuối bằng GnRHagonist, thu được 7 trứng,
tạo được 4 phôi, trong đó 2 phôi loại 1 được trữ
để chuyển ở chu kỳ sau. Một song thai hình thành,
sinh được 2 bé khỏe mạnh, sau 3 năm theo dõi, đã
phát triển thể chất và tinh thần trong phạm vi bình
thường so với các bé thụ thai tự nhiên.
Báo cáo độc đáo này cho thấy kết quả phát

triển thuận lợi của phôi và trẻ sinh ra từ trứng thu
được nhờ kích thích buồng trứng giai đoạn hoàng
thể trong kích thích buồng trứng kép.
Mặc dù báo cáo sau nhóm của Xu B vài tháng
nhưng thực sự nghiên cứu đã được thực hiện trước
vài năm.
Hai báo cáo trường hợp về kích thích buồng
trứng kép cùng với nghiên cứu về kích thích buồng
trứng giai đoạn hoàng thể của chính Kuang Y đã
làm tiền đề để ông tiến hành nghiên cứu về “phác
đồ Shanghai” và đã tìm ra ứng dụng có hiệu quả

TẠP CHÍ PHỤ SẢN - 14(03), 08 - 15, 2016

thường, với cỡ mẫu lớn nhất so với các nghiên cứu
về kích thích giai đoạn hoàng thể cho đến thời
điểm này, n=242. Thời điểm rụng trứng được xác
định hoặc bằng siêu âm theo dõi nang trội đã bị
xẹp hoặc xét nghiệm LH nước tiểu dương tính hoặc
progesterone tuần hoàn tăng ≥ 2ng/ml. Ngay sau
rụng trứng tự nhiên, kích thích buồng trứng với liều
cố định: letrozole 2,5mg/ngày đến khi nang lớn
nhất đạt 12mm, HMG 225IU/ngày. Chuyển phôi
trữ vì nội mạc tử cung và phôi không đồng bộ.
Nghiên cứu đã được báo cáo lần đầu tiên tại Hội
nghị Châu Á Thái Bình Dương lần thứ V năm 2013.
Kết quả: Số lượng trứng thu được trung bình
là 13,1±8,5, số lượng phôi loại 1 trung bình là
4,8±4,1, tỉ lệ làm tổ 40,37%, tỉ lệ thai lâm sàng
55,46% và tỉ lệ thai tiến triển 48,91%. Không có

trường hợp nào xảy ra đỉnh LH sớm, không có quá
kích buồng trứng trung bình và nặng.
Không có đỉnh LH sớm chưa hoàn toàn được
hiểu rõ về cơ chế, có thể do các chất Steroid và
Non-steroid như Inhibin, Activin…có vai trò ức chế
tiết LH. 20%-25% chu kỳ kích thích buồng trứng
giai đoạn nang noãn với HMG xuất hiện đỉnh LH
sớm, làm hoàng thể hóa nang noãn, giảm chất
lượng trứng thu được và phôi dưới mức tối ưu. Để
khắc phục điều này, phác đồ kích thích giai đoạn
nang noãn đã phải sử dụng GnRHagonist trơ hóa
tuyến yên hoặc GnRHantagonist, với chế độ theo
dõi chặt chẽ bằng siêu âm và định lượng nội tiết.
Điều này làm cho việc kích noãn trở nên phức tạp.
Không xảy ra quá kích buồng trứng vừa và nặng
dù 1/4 số mẫu có hơn 20 trứng được chọc hút, có
thể có vai trò của GnRHagonist trưởng thành nang
noãn thay thế HCG, không chuyển phôi tươi và
cũng có thể có vai trò của hoàng thể.
Kết quả thai tối ưu, liều Gonadotropin trung
bình và khắc phục những hạn chế của các phác đồ
kinh điển giai đoạn nang noãn đưa đến hy vọng
mở rộng khả năng thiết lập kích thích buồng trứng
giai đoạn hoàng thể hoặc IVF thường quy mà khởi
động không phụ thuộc chu kỳ kinh, điều này đặc
biệt thuận lợi đối với đối tượng cho trứng, không
cần có sự đồng bộ với nội mạc tử cung.
Xu B và cs, 2013[42]
Đây là một báo cáo trường hợp, báo cáo đầu
tiên về kích thích buồng trứng kép. Một bệnh nhân

vô sinh nữ, 41 tuổi có dự trữ buồng trứng kém. Kích

13


Tập 14, số 03
Tháng 07-2016

TỔNG QUAN

HỒ THỊ THANH TÂM, LÊ MINH TÂM, CAO NGỌC THÀNH

14

vượt trội của kích thích buồng trứng giai đoạn
hoàng thể đó là ứng dụng trong kích thích buồng
trứng kép ở bệnh nhân đáp ứng buồng trứng kém.
Các nghiên cứu về kích thích buồng trứng giai
đoạn hoàng thể và kích thích buồng trứng kép
sau “phác đồ Shanghai”
“Phác đồ Shanghai” đã thực sự thu hút được
sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Kích thích
buồng trứng giai đoạn hoàng thể và kích thích
buồng trứng kép được thảo luận tại nhiều hội nghị
khoa học gần đây, cũng như một số bài báo đánh
giá hiệu quả của nó có thể được tìm thấy trong thư
viện Pubmed[15]. Các nghiên cứu được công bố
ngày càng nhiều và được tóm tắt dưới đây.
Rebecca Moffat và cs, 2014[38]
Đây chỉ mới là công bố kết quả ban đầu của

một nghiên cứu tiến cứu về kích thích buồng trứng
kép, của một nhóm nghiên cứu người Pháp được
đặt tên là “phác đồ Duplex”. Kích thích buồng trứng
thứ hai được thực hiện ngay sau thu trứng thứ nhất,
hai chế độ điều trị tương đồng cho hai giai đoạn:
FSH 300IU/ngày, Cetrorelix 0,25mg/ngày bắt đầu
ngày 6 của FSH, Triptorelin 0,2mg để trưởng thành
nang noãn. Kết quả ban đầu là kích thích buồng
trứng giai đoạn nang noãn và giai đoạn hoàng thể
cung cấp một số lượng tương đương tế bào trứng,
phôi và hợp tử và do đó “phác đồ Duplex” cuối
cùng tăng gấp đôi số lượng phôi nang so với một
chu kỳ kích thích buồng trứng hỗ trợ sinh sản kinh
điển trong thời gian ngắn dưới 30 ngày. Nghiên
cứu này củng cố thêm giá trị của kích thích giai
đoạn hoàng thể so với kích thích giai đoạn nang
noãn và giá trị của kích thích buồng trứng kép.
Chen H, Kuang Y và cs, 2015[5]
Nghiên cứu hồi cứu có đối chứng này nhằm
đánh giá kết quả thai kỳ và dị tật bẩm sinh của phôi
có được từ kích thích buồng trứng giai đoạn hoàng
thể. Mẫu gồm 587 thai phụ kết quả từ phác đồ kích
thích buồng trứng giai đoạn hoàng thể, 1257 thai
phụ kết quả từ phác đồ Short-GnRHagonist, 216
thai phụ kết quả từ phác đồ kích thích nhẹ. Kết quả
không thấy sự khác biệt giữa 3 nhóm.
Li Y và cs, 2016[26]
Đây là nghiên cứu so sánh phác đồ kích thích
buồng trứng giai đoạn nang noãn với kích thích
giai đoạn hoàng thể bằng Clomiphene citrate kèm

HMG ở bệnh nhân đáp ứng buồng trứng kém. Cỡ

mẫu n=131, trong đó 33 kích giai đoạn hoàng thể,
98 kích giai đoạn nang noãn. Kết quả kích thích
bằng phác đồ clomiphene citrate kèm HMG ở giai
đoạn hoàng thể cho số lượng, chất lượng trứng và
phôi tốt hơn giai đoạn nang noãn.
Wei LH và cs, 2016[40]
Một nghiên cứu hồi cứu có đối chứng, so sánh
hiệu quả của kích thích buồng trứng giai đoạn
hoàng thể trong kích thích buồng trứng kép với
kích thích buồng trứng bằng phác đồ đối vận
GnRHantagonist kinh điển ở bệnh nhân đáp ứng
buồng trứng kém. Mẫu gồm 50 chu kỳ kích thích
hoàng thể, 158 chu kỳ kích thích phác đồ đối vận.
Kết quả số trứng và số phôi thu được không khác
biệt có ý nghĩa thống kê. Nhưng phác đồ kích thích
buồng trứng giai đoạn hoàng thể dẫn đến tỉ lệ thụ
tinh cao hơn và do đó tỉ lệ thai cao hơn (46,4%) có
ý nghĩa thống kê so với phác đồ đối vận (25,8%).
Zhang Q và cs, 2016[43]
Đây là phân tích hồi cứu, mục tiêu chính là so
sánh khả năng làm tổ của phôi thu được từ 2 giai
đoạn khác nhau của kích thích buồng trứng kép ở
bệnh nhân đáp ứng buồng trứng kém. Mẫu là 153
chu kỳ kích kép. Kết quả phôi từ giai đoạn hoàng
thể có tỉ lệ làm tổ cao hơn.

3. Kết luận


Các nghiên cứu gần đây đã góp phần làm sáng
tỏ thêm hiệu quả của phác đồ kích thích buồng trứng
giai đoạn hoàng thể. Và vì vậy kích thích buồng
trứng kép ở bệnh nhân đáp ứng buồng trứng kém
có bằng chứng về việc cung cấp thêm một cơ hội
thu trứng và phôi có chất lượng, an toàn lần thứ
hai trong thời gian của một chu kỳ. Từ đó kích thích
buồng trứng kép đã giảm hủy chu kỳ điều trị, giảm
cẳng thẳng cho bệnh nhân và tăng tỉ lệ mang thai.
Tuy nhiên các nghiên cứu đa số có cỡ mẫu nhỏ, số
lượng nghiên cứu thì chưa nhiều, hiểu biết về cơ chế
kích thích buồng trứng trong các phác đồ này chưa
hoàn toàn được biết rõ. Chúng ta mong chờ sự đóng
góp của các nhà khoa học trong tương lai. Thay
cho lời kết, xin dẫn lời một nhà nghiên cứu Norbert
Gleicher (Mỹ) bình luận về “phác đồ Shanghai” trên
trang www.ivf-worldwide.com: “Đây là hướng mà
chúng tôi đang theo. Chúng tôi đoán rằng đây là
chiến lược mới cho bệnh nhân vô sinh trong 20 năm
tới cho đến khi tế bào gốc lên ngôi”[25].


23. Kuang Y, Chen Q, Hong Q, et al (2013), Luteal-phase Ovarian
Stimulation Case Report: Three-Year Follow-up of a Twin Birth, J IVF
Reprod Med Genet, 1(2), 1-3.
24. Kuang Y, Hong Q, Chen Q, et al (2014), Luteal-phase ovarian stimulation
is feasible for producing competent oocytes in women undergoing in vitro
fertilization/ intracytoplasmic sperm injection treatment, with optimal pregnancy
outcomes in frozen-thawed embryo transfer cycles, Fertil Steril, 101, 105–11.
25. Kuang Y et al.Double stimulation and egg collection, the best protocol for

poor responders. />26. Kucuk T, Sozen E (2007), Luteal start of exogenous FSH in poor
responder women, J Assist Reprod Genet, 24, 635–638.
27. Li Y, Yang W, Chen X, Li L, Zhang Q, Yang D (2016). Comparison between
follicular stimulation and luteal stimulation protocols with clomiphene and HMG in
women with poor ovarian response. Gynecol Endocrinol. 32(1):74-7.
28. Macklon NS, Stouffer RL, Giudice LC, Fauser BC (2006), The science behind
25 years of ovarian stimulation for in vitro fertilization. Endocr Rev, 27: 170-207.
29. Maman E, Meirow D, Brengauz M, Raanani H, Dor J, Hourvitz A
(2011). Luteal phase oocyte retrieval and in vitro maturation is an optional
procedure for urgent fertility preservation. Fertil Steril ;95:64–7.
30. McGee E, Hsueh A. Initial and cyclic recruitment of ovarian follicles
(2000). Endocr Rev, 21:200–214.
31. McNatty KP, Hillier SG, van den Boogaard AM, Trimbos-Kemper
TC et al. Follicular development during the luteal phase of the human
menstrual cycle. J Clin Endocrinol Metab, 1983;56:1022e31.
32. Buendgen NK, Schultze-Mosgau A, Cordes T, et al (2013). Initiation
of ovarian stimulation independent of the menstrual cycle: a case–control
study. Reproductive Medicine, 288(4), pp 901-904.
33. Oktay K, Demirtas E, Son WY, Lostritto K, Chian RC, Tan SL (2008).
In vitro maturation of germinal vesicle oocytes recovered after premature
luteinizing hormone surge: description of a novel approach to fertility
preservation. Fertil Steril, 89:228.e19–22.
34. Pache T, Wladimiroff J, DeJong F, Hop W, Fauser B (1990). Growth
patterns of nondominant ovarian follicles during the normal menstrual
cycle. Fertil Steril 54:638–342.
35. Pandian Z, McTavish AR, Aucott L, Hamilton MPR, Bhattacharya
S (2010). Interventions for ’poor responders’ to controlled ovarian hyper
stimulation (COH) in in-vitro fertilisation (IVF). Cochrane Database of
Systematic Reviews, Issue 1. Art. No.: CD004379.
36. Pellicer A, Gaitin P, Neuspiller F, Ardiles G, Albert C, Remohi J,

Simon C (1998). Ovarian follicular dynamics: from basic science to clinical
practice. J Reprod Immunol, 39:29–61.
37. Polyzos, N.P., Devroey, P., (2011). A systematic review of randomized
trials for the treatment of poor ovarian responders: is there any light at the
end of the tunnel?, Fertil. Steril, 96, 1058–1061.
38. Moffat R, Pirtea P, Gayet V, et al (2014). Dual ovarian stimulation is a new
viable option for enhancing the oocyte yield when the time for assisted reproductive
technology is limited, Reproductive BioMedicine Online, 29, 659–661
39. Rombauts L, Suikkari AM, MacLachlan V, Trounson AO, Healy DL (1998).
Recruitment of follicles by recombinant human follicle-stimulating hormone
commencing in the luteal phase of the ovarian cycle, Fertility and sterility, 69(4), 665-9.
40. Wei LH, Ma WH, Tang N, Wei JH (2016). Luteal-phase ovarian
stimulation is a feasible method for poor ovarian responders undergoing
in vitro fertilization/intracytoplasmic sperm injection-embryo transfer
treatment compared to a GnRH antagonist protocol: A retrospective study.
Taiwan J Obstet Gynecol., 55(1):50-4.
41. von Wolff M, Thaler CJ, Frambach T et al (2009). Ovarian stimulation
to cryopreserve fertilized oocytes in cancer patients can be started in the
luteal phase. Fertil Steril, 92:1360–5.
42. Xu B, Li Y (2013). Flexible ovarian stimulation in a poor responder:
a case report and literature review. Reprod Biomed Online. 26(4):378-83.
43. Zhang Q, Guo XM, Li Y (2016). Implantation rates subsequent to the transfer
of embryos produced at different phases during doublestimulation of poor ovarian
responders. Reprod Fertil Dev. 2016 May 11. doi: 10.1071/RD16020.

Tập 14, số 03
Tháng 07-2016

1. Baerwald AR, Adams GP, Pierson RA (2012), Ovarian antral
olliculogenesis during the human menstrual cycle: A review, Human

Reproduction Update, 18(1), 73-91.
2. Baerwald AR, Adams GP, Pierson RA (2003), A new model for ovarian
follicular development during the human menstrual cycle, Fertil Steril, 80, 116-122.
3. Baerwald AR, Adams GP, Pierson RA (2003). Characterization of
ovarian follicular wave dynamics in women. Biol Reprod, 69(3), 1023-31.
4. Block E (1952), Quantitative morphological investigations of the follicular
system in women: variations at different ages. Acta Anat, 14, 108–123.
5. Chen HL, Wang YL, Lyu Q1, et al (2015). Comparison of live-birth defects after
luteal-phase ovarian stimulation vs. conventional ovarian stimulation for in vitro
fertilization and vitrified embryo transfer cycles. Fertil Steril. 103(5):1194-1201.
6. Demirtas E, Elizur SE, Holzer H, Gidoni Y, Son WY, Chian RC, et al
(2008). Immature oocyte retrieval in the luteal phase to preserve fertility in
cancer patients. Reprod Biomed Online,17, 520–3.
7. Dervain I. Etude Echographique De La Croissance Du Follicle Ovarian
Normal Et Detection De L’ovulation. Strasbourg; 1980.
8. Eskandar M, Jaroudi K, Jambi A et al (2004), Is recombinant
folliclestimulating hormone more effective in IVF poor responders than
human menopausal gonadotrophins? Med Sci Monit; 10(1), PI6-9.
9. Faber BM, Mayer J, Cox B et al (1998), Cessation of
gonadotropinreleasing hormone agonist therapy combined with highdose gonadotropin stimulation yields favorable pregnancy results in low
responders, Fertility and Sterility, 69, 826–830.
10. Ferraretti, A.P., La Marca, A., Fauser, B.C., et al (2011), ESHRE
working group on Poor Ovarian Response Definition, 2011. ESHRE
consensus on the definition of ‘poor response’to ovarian stimulation for
in vitro fertilization: the Bologna criteria, Hum. Reprod. 26, 1616–1624.
11. Goodman AL, Hodgen GD (1983), The ovarian triad of the primate
menstrual cycle, Recent Prog Horm Res, 39:1–73.
12. Gougeon A (1986). Dynamics of follicular growth in the human: a
model from preliminary results, Hum Reprod, 1, 81–87.
13. Gougeon A (1993), Dynamics of human follicular growth: a

morphologic perspective. In: Comprehensive Endocrinology: The Ovary,
New York: Raven Press, pp.21–39.
14. Griesinger G, Diedrich K, Tarlatzis BX et al. (2006), GnRH-antagonists in
ovarian stimulation for IVF in patients with poor response to gonadotrophins,
polycystic ovary syndrome, and risk of ovarian hyperstimulation: a metaanalyses, Reproductive BioMedicine Online, 13, 628–638.
15. John Zhang (2015). Luteal phase ovarian stimulation following oocyte
retrieval: is it helpful for poor responders?. Reproductive Biology and
Endocrinology, 13(1), 1-4.
16. Hackeloer BJ, Fleming R, Robinson HP, Adam AH, Coutts JRT
(1979). Correlation of ultrasonic and endocrinologic assessment of human
follicular development. Am J Obstet Gynecol, 135, 122–128.
17. Cakmak H, Katz A, Cedars MI, Rosen MP (2015), Effective method
for emergency fertility preservation: random-start controlled ovarian
stimulation, Fertil Steril, 100(6), 1673–80.
18. Hall JE, Schoenfeld DA, Martin KA et al (1992), Hypothalamic
gonadotropin-releasing hormone secretion and follicle-stimulating
hormone dynamics during the luteal follicular transition, Journal of Clinical
Endocrinology and Metabolism, 74, 600–607.
19. Hodgen G (1982), The dominant ovarian follicle, Fertil Steril, 38, 281–300.
20. Kansal Kalra S, Ratcliffe S, Gracia CR et al (2008), Randomized
controlled pilot trial of luteal phase recombinant FSH stimulation in poor
responders, Reproductive BioMedicine Online, 17(6), 745-750.
21. Keay SD, Liversedge NH, Mathur RS, Jenkins JM (1997), Assisted
conception following poor ovarian response to gonadotrophin stimulation,
Br J Obstet Gynaecol,104(5), 521-7.
22. Kuang Y, Chen Q, Hong Q, Lyu Q, Ai A, Fu Y, et al (2014), Double
stimulations during the follicular and luteal phases of poor responders in IVF/
ICSI programmes (Shanghai protocol), Reprod Biomed Online, 29(6), 684-91.

TẠP CHÍ PHỤ SẢN - 14(03), 08 - 15, 2016


Tài liệu tham khảo

15


SẢN KHOA – SƠ SINH

TRƯƠNG THỊ LINH GIANG, NGUYỄN VŨ QUỐC HUY

GIÁ TRỊ CỦA TỶ NÃO RỐN TRONG TIÊN LƯỢNG
SỨC KHỎE THAI KỲ Ở THAI PHỤ TIỀN SẢN GIẬT
Trương Thị Linh Giang, Nguyễn Vũ Quốc Huy
Trường Đại học Y Dược Huế

Từ khoá: Siêu âm doppler,động
mạch rốn, động mạch não giữa,
suy thai, tiền sản giật, IUGR,
ĐMR, ĐMNG, TSG.
Key word: Doppler ultrasound,
Doppler, fetal distress,
preeclampsia, IUGR,umbilical
artery, middle cerebral artery,
preeclampsia.

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu giá trị chẩn đoán của tỷ trở kháng động mạch
não/ rốn và mối liên quan với tình trạng thai suy, thai kém phát triển ở
thai phụ tiền sản giật.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 124 sản phụ tiền sản giật được
điều trị tại Khoa Phụ Sản - Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế từ
tháng 5/2013 - 5/ 2015. Nghiên cứu tiến cứu lâm sàng.
Kết quả: RI động mạch nào giữa trung bình là : 0,74 (0,161)và chỉ số
RI trung bình của ĐMR là 0,67 (0,093). Tỷ số não rốn < 1 chiếm tỷ lệ rất
cao 76,9% ở nhóm suy thai và chiếm tỷ lệ cao 71,4 % ở nhóm thai kém
phát triển trong tử cung. Tỷ số não rốn có mối liên quan trong việc dự
báo kết quả xấu của thai.
Kết luận: Tỷ lệ RI ĐMNG/ĐMR bất thường có giá trị tiên lượng tình
trạng thai suy và IUGR ở bệnh nhân tiền sản giật.
Từ khóa: Siêu âm doppler,động mạch rốn, động mạch não giữa, suy
thai, tiền sản giật, IUGR, ĐMR, ĐMNG, TSG.

Abstract

Tập 14, số 03
Tháng 07-2016

THE VALUE OF THE MIDDLE CEREBRAL
TO UMBILICAL ARTERY DOPPLER RATIO IN
PREDICTION OF NEONATAL OUTCOME IN PATIENT
WITH PREECLAMPSIA

16

Tác giả liên hệ (Corresponding author):
Trương Thị Linh Giang,
email:
Ngày nhận bài (received): 10/06/2016
Ngày phản biện đánh giá bài báo (revised):

24/06/2016
Ngày bài báo được chấp nhận đăng
(accepted): 30/06/2016

Objectives: Study on the diagnostic value of the Doppler resistance
index of middle cerebral artery and umbilical ratio and its correlation to
predict fetal distress IUGR associated with pre-eclampsia.
Methods: 124 patients with pre-eclampsia at Obs. & Gyn. Department
- Hue University Hospital were taken by prospective cohort study.
Results: Mean of RI middle cerebral artery was 0,74 (0,161) and
umbilical artery was 0,67 (0,093). The doppler resistance of middle
cerebral/umblical artery ratio < 1 was very high 76,9% in group fetal
distress and 71,4 % in the IUGR group. The rate doppler resistance


Theo dõi thai kỳ đặc biệt thai kỳ nguy cơ cao
là nhiệm vụ quan trọng của các nhà sản khoa
nhằm đảm bảo cho trẻ ra đời khỏe mạnh, giúp
giảm tỷ lệ thai nghén nguy cơ cao đặc biệt là
bệnh lý tiền sản giật và tỷ lệ tử vong chu sinh[6].
Đánh giá sức khoẻ thai có tầm quan trọng hàng
đầu trong chăm sóc tiền sản vì có ảnh hưởng
đến kết cục của thai kỳ cũng như sự phát triển
tâm sinh lý của bé trong tương lai. Theo hiệp hội
sản phụ khoa Hoa kỳ, mục tiêu chăm sóc tiền
sản là ngăn ngừa chết thai[1]. Đặc biệt đối với
thai nhi tiền sản giật có thể gây ra những hậu
quả như: thai chậm phát triển, suy thai thậm
chí có thể gây chết thai, nếu không xử trí kịp
thời, ngoài ra tiền sản giật cũng là một nguyên

nhân làm tăng tỉ lệ bệnh và di chứng về thần
kinh, vận động và trí tuệ cho trẻ sau này. Trong
những năm gần đây, bên cạnh các yếu tố lâm
sàng, cận lâm sàng trong đó siêu âm Doppler
là một kỹ thuật không xâm lấn góp phần quan
trọng trong việc theo dõi thai và dự báo một số
nguy cơ cho thai nhi ở những thai kỳ nguy cơ
cao [5],[7]. Vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu giá trị của tỷ số não rốn trong tiên
lượng sức khỏe thai ở thai phụ tiền sản giật ” với
2 mục tiêu: (1) khảo sát tỷ số giá trị trở kháng
(RI) của động mạch não giữa trên doppler động
mạch rốn ở thai phụ tiền sản giật và (2) đánh
giá mối liên quan giữa tình trạng thai suy IUGR
với kết quả giá trị siêu âm doppler tỷ số động
mạch não giữa động mạch rốn.

2. Đối tượng và phương
pháp nghiên cứu

2.1. Đối tượng nghiên cứu: Thai phụ

được chẩn đoán và điều trị tiền sản giật từ tháng
5/2013 - 5/2015 tại Bệnh viện Trường Đại Học
Y Dược Huế đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh
- Tuổi thai từ 28 tuần trở lên (tính từ ngày đầu
tiên của kỳ kinh cuối cùng), một thai sống.
- Có các triệu chứng sau:
+ Huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg; Huyết áp tâm

trương ≥ 90 mmHg
+ Protein niệu ≥ 0,5 g/l ở mẫu nước tiểu
ngẫu nhiên hoặc 0,3 g/l ở mẫu nước tiểu trong
24 giờ.
2.1.2.Tiêu chuẩn loại trừ: Bệnh nhân bị TSG
nhưng không đồng ý tham gia nghiên cứu, đa
thai, đa ối, thai dị dạng, có tiền sử hoặc mắc
các bệnh tim, bệnh thận, bệnh tăng huyết áp,
bệnh Basedow, bệnh đái tháo đường.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang,
tiến cứu.
2.2.2. Cỡ mẫu: Nghiên cứu thực hiện trên 124
sản phụ có đủ tiêu chuẩn chọn mẫu và đồng ý
tham gia nghiên cứu.
2.2.3. Phương tiện nghiên cứu: Thước dây,
ống nghe gỗ, cân người mẹ, cân trẻ sơ sinh, máy
đo huyết áp, bảng điểm chỉ số Apgar, máy siêu
âm hiệu Siemen Acuson X 300 với đầu dò rẻ
quạt 3,5 MHz. phiếu nghiên cứu in sẵn
2.2.4. Phương pháp tiến hành
2.2.4.1. Các số liệu thu thập trước khi sinh:
- Đặc điểm tiền sử sản phụ khoa, khám mạch,
nhiệt, huyết áp, khám lâm sàng, các xét nghiệm
cận lâm sàng chẩn đoán tiến sản giật.
- Siêu âm thai: đo các phần thai, nhau, AFI theo
Phelan, thăm dò Doppler.
2.2.4.2. Các số liệu sau sinh: Tuổi thai khi

Tập 14, số 03

Tháng 07-2016

1. Đặt vấn đề

TẠP CHÍ PHỤ SẢN - 14(03), 16 - 20, 2016

index of middle cerebral/umblical artery had a close relation to abnormal fetal after delivery.
Conclusion: CRI/URI ratio abnomal is a very good predictor of adverse outcome distress and IUGR
in the fetuses of women with preeclamsia
Keywords: Doppler ultrasound, Doppler, fetal distress, preeclampsia, IUGR,umbilical artery,
middle cerebral artery,preeclampsia.

17


Tập 14, số 03
Tháng 07-2016

SẢN KHOA – SƠ SINH

TRƯƠNG THỊ LINH GIANG, NGUYỄN VŨ QUỐC HUY

18

sinh, lý do thai phụ phải đình chỉ thai nghén,
cách sinh, chỉ số Apgar của trẻ, tình trạng
ối,trọng lượng trẻ sau khi sinh.
2.2.5. Các tiêu chuẩn đánh giá trong nghiên
cứu này
Phân loại TSG: theo bảng phân loại của ACOG

năm 2013.
Đánh giá tình trạng thai:
+ Thai suy khi có một trong các dấu hiệu
sau: Monitoring xuất hiện nhịp phẳng kéo dài
trên 60 phút sau khi đã loại trừ thai ngủ hoặc
xuất hiện DIP hoặc trẻ sơ sinh có chỉ số Apgar
< 7 điểm.
+ Nước ối xanh lẫn phân xu.
Đánh giá Doppler động mạch não giữa: Xác
định đa giác Willis qua siêu âm màu: Chọn mặt
cắt qua mặt cắt của đường kính lưỡng đỉnh, bao
gồm dưới đồi và vách trong suốt, di chuyển đầu
dò chọn mặt trên dùng Doppler màu để xác định
đa giác Willis. Phóng đại vùng của động mạch
não giữa sao cho vùng này chiếm 50% diện tích
màn hình và thấy được toàn bộ chiều dài của
động mạch não giữa xác định phổ sóng, âm
thanh của sóng. Vị trí đặt của sổ Doppler lmm
ngay sau gốc của động mạch não giữa từ động
mạch cảnh trong. Góc giữa tia siêu âm và thành
mạch < 30° , càng về 0° càng tốt. Chọn một
mẫu sóng giống nhau. Dấu hiệu Doppler được
ghi nhận bằng đầu dò conver 3.5 mmHz. Làm
đông màn hình đánh dấu điểm tối đa tâm thu và
tối thiểu tâm trương, từ đó tính chỉ số trở kháng,
tính tỷ lệ (RI) của động mạch não giữa/động
mạch rốn .
Đánh giá Doppler động mạch rốn cũng được
tiến hành tương tự ở dây rốn
Các chỉ số đánh giá trong nghiên cứu bao

gồm: Chỉ số trở kháng (RI) động mạch não giữa,
động mạch rốn
- Xác định tỷ số Doppler RI ĐMN/ĐMR Tỷ số
Doppler RI Động mạch não/Động mạch rốn còn
gọi là chỉ số Não/Rốn.
Nhóm 1: Tỷ số Doppler RI động mạch não
giữa/động mạch rốn( hay CRI/URI) Nhóm 2: Tỷ số Doppler RI động mạch não
giữa/động mạch rốn ( hay CRI/URI ) > 1
2.2.6. Phương pháp xử lý số liệu: Số liệu
được xử lý và phân tích bằng chương trình SPSS.

3. Kết quả nghiên cứu
Bảng 1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu
Đặc điểm mẫu nghiên cứu (n=124)
Tuổi mẹ
Huyết áp
Tâm trương
Tâm thu
Tuổi thai
28 – 33 tuần
34 – 37 tuần
38 – 42 tuần
Chỉ số Apgar
1 phút
≤ 7 điểm
>7 điểm
5 phút
≤ 7 điểm
>7 điểm

Xử trí
Chuyển dạ tự nhiên
Mỗ lấy thai

X±SD
30,5 ± 6,31

Khoảng biến thiên
20-44

n (%)
-

98,06 ± 12,52
159,11 ± 16,79
37,86 ± 2,96
-

80 – 160
140 – 240
28 – 41
-

-

7,39± 1,30

3–9

8,28 ± 1,42


3 – 10

2,86 ± 0,65
1,87 ± 0,45
3,15 ± 0,33

0,68 – 4,0
0,68 – 2,40
2,50 – 4,0

10 (8,1)
22(17,7)
92 (74,2)
47 (37,9)
77 (62,1)
30 (24,2)
94 (75,8)
28 (22,6)
96 (77,4)

Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ tiền sản giật theo nhóm tuổi thai

Bảng 2. Giá trị trung bình chỉ số RI ĐM rốn và động mạch não giữa
Tuổi thai
n
RI ĐM Rốn TB (SD) RI ĐM não giữa TB(SD)
28 -33 tuần
10
0,77 (0,084)

0,68 (0,154)
34-37 tuần
22
0,68 (0,101)
0,76 (0,255)
38-42 tuần
92
0,66(0,869)
0,74 (0,131)
0,67 (0,093)
0,74 (0,161)

Nhận xét : Chỉ số kháng trung bình của ĐMR
trong nghiên cứu của chúng tôi là 0,67 , chỉ số kháng
RI trung bình của động mạch não giữa là 0,74.
Bảng 3. Giá trị trung bình tỷ não rốn theo nhóm Apgar 1 phút và Apgar 5 phút
Trung bình Số lượng Độ lệch chuẩn Nhỏ nhất Lớn nhất
Apgrar 1 phút
≥7 điểm
1,19
98
0,28
0,66
2,43
< 7 điểm
0,87
26
0,20
0,50
1,28

Apgar 5 phút
≥7 điểm
1,16
111
0,29
0,66
2,43
< 7 điểm
0,82
13
0,19
0,50
1,04
Tổng
1,13
124
0,30
0,50
2,43

Nhận xét: Ở nhóm thai suy Apgar 5 phút < 7
điểm thì tỷ số não rốn trung bình là 0,82, còn ở nhóm
thai có chỉ số Apgar trên 7 điểm thì tỷ não rốn trung
bình là 1,16, kết quả này cho thấy rằng ở nhóm thai


Lớn nhất
1,34
2,43
2,43


Nhận xét: Ở nhóm thai kém phát triển có cân
nặng <2500 gr thì tỷ số não rốn trung bình là
0,901, còn ở nhóm thai trọng lượng trên 2500 thì tỷ
não rốn trung bình là 1,190, kết quả này cho thấy
rằng ở nhóm thai kém phát triển có sự đảo ngược
dòng chảy do đó kết quả tỷ não rốn bất thường <1.
Bảng 5. Mối liên quan giữa giá trị doppler tỷ não rốn với suy thai
Điểm Apgar 5 phút
Tỷ não rốn (CRI/URI) CRI/URI <1 CRI/URI>1
Tổng
< 7 điểm n(%)
10 (76,9%) 3(23,1%) 13(100%)
≥ 7 điểm n(%)
35 (31,5%) 76 (68,5%) 111(100%)
Tổng
45 (36,3) 79 (63,7%) 124 (100%)
P
0,002
OR (KTC 95%)
7,24 (1,88 – 27,95)

Biểu đồ 3.2: Mối liên quan giữa giá trị doppler tỷ não rốn với nhóm Apgar 5 phút

Bảng 6. Mối tương quan giữa giá trị doppler tỷ não rốn với IUGR
Trọng lượng
Tỷ não rốn( CRI/URI) CRI/URI <l CRI/URI> l
Tổng
< 2500 gram n(%)
20 (71,4) 8 (28,6) 28 (100)

≥2500 gram n(%)
25 (26,0) 71 (74,0) 96 (100)
Tổng
45 (36,3) 79 (63,7) 124 (100)

Biểu đồ 3.3: Mối tương quan giữa giá trị doppler tỷ não rốn với IUGR

4. Bàn luận

4.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu
Nghiên cứu tiến hành trên 124 sản phụ có bệnh
lý tiền sản giật có tuổi thai từ 28 đến 42 tuần. Tuổi
mẹ trung bình trong mẫu nghiên cứu là 30.5 ±

Tập 14, số 03
Tháng 07-2016

Bảng 4. Giá trị trung bình tỷ não rốn theo chỉ số cân nặng lúc sinh
Trọng lượng thai Số lượng Trung bình Độ lệch chuẩn Nhỏ nhất
< 2500gram
28
0,901
0,213
0,50
≥2500 gram
96
1,190
0,287
0,66
Tổng

124
1,123
0,297
0,50

6.31, tuổi lớn nhất là 44 tuổi nhỏ nhất là 20. Có
74 trường hợp mổ lấy thai chiếm tỷ lệ 59,7%, và
50 trường hợp sinh đường âm đạo chiếm tỷ lệ là
40,4 %.Tuổi thai trung bình lúc sinh khá lớn trong
nghiên cứu của chúng tôi là 37,86 ± 2.96 tuần so
với các tác giả khác, Vũ Hoàng Yến 31,2 ± 5,6
tuần [10], Nguyễn Thị Bích Vân là 35,2 tuần [3],
có thể cỡ mẫu và đối tượng nghiên cứu đã được dự
phòng bệnh lý tiền sản giật nên tỷ lệ xuất hiện tiền
sản giật muộn nhiều hơn do đó tuổi thai lớn hơn.
4.2. Tỷ lệ tiền sản giật theo nhóm
tuổi thai
Theo nghiên cứu chúng tôi nhận thấy rằng tỷ lệ
tiền sản giật nặng chiếm đến 80% các hơn gấp 5
lần so với tiền sản giật nhẹ ở nhóm tuổi thai dưới
34 tuần, nghiên cứu chúng tôi phù hợp với các kết
quả nghiên cứu của các tác giả trước đây tiền sản
giật nếu xuất hiện ở tuổi thai càng sớm thì tình
trạng càng nặng hơn.
4.3. Giá trị trung bình chỉ số RI ĐM rốn
và động mạch não giữa
Giá trị Doppler ĐMNG trung bình trong nghiên
cứu cùa chúng tôi là: 0,74 ± 0,161. Sự thay đổi
pC02 và p02 làm thay đồi vận tốc dòng cháy động
mạch não giữa ở cuối thì tâm trương. Vận tốc dòng

chảy động mạch não giữa phản ánh tình trạng
thiếu oxy máu, có liên quan nhiều đến tình trạng
thiếu oxy của bào thai. RI trung bình của động
mạch rốn cao hơn so với RI ở thai phụ bình thường
ở các nhóm tuổi, trong khi RI động mạch não giữa
thấp hơn bình thường, kết quả này cũng tương tự
với các nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài
nước bởi vì chúng tôi đang tiến hành nghiên cứu
trên các sản phụ bệnh lý tiền sản giật
4.4. Mối liên quan giữa tỷ số Doppler
trở kháng não rốn với tình trạng suy thai
Trong thai nghén bình thường, thành phần
tâm trương ở động mạch não thì thấp hơn tâm
trương của động mạch rốn ở bất kỳ tuối thai nào.
Vì vậy, chỉ số trở kháng của tuần hoàn não cao
hơn chỉ số trở kháng của tuần hoàn thai và tỷ lệ
ĐMNG/ĐMR > 1. Chỉ số này nhỏ hơn 1 trong
trường hợp dòng chảy ở não bị phân phối lại
trong trường hợp thai kỳ bệnh lý . Tỷ số não rốn
trong tất cả các nghiên cứu đều cho thấy luôn
> 1 ở bất kỳ tuổi thai nào, nếu khi thai có tình
trạng thiếu oxy có sự đảo ngược tuần hoàn dòng

TẠP CHÍ PHỤ SẢN - 14(03), 16 - 20, 2016

suy có sự đảo ngược dòng chảy do đó kết quả tỷ não
rốn bất thường <1.

19



SẢN KHOA – SƠ SINH

TRƯƠNG THỊ LINH GIANG, NGUYỄN VŨ QUỐC HUY

tâm trương động mạch rốn giảm đi, dòng tâm
trương động mạch não giữa tăng lên làm cho
trở kháng động mạch rốn tăng lên trở kháng của
động mạch não giữa giảm đi thể hiện bởi tỷ số
não rốn < 1. Mối liên quan có ý nghĩa thống kê
giữa tỷ lệ não rốn <1 với thai suy Apgar phút
thứ 5 <7 điểm, tỷ lệ suy thai cao ở nhóm có tỷ
não rốn đảo ngược <1 so với nhóm tỷ não rốn
bình thường >1. Thật vậy, trong nghiên cứu của
chúng tôi có 13 trường hợp Apgar <7 điểm thì
10/13 trường hợp tỷ não rốn < 1, chiếm tỷ lệ
76,9 %, kết quả này cũng phù hợp với các tác
giả khác. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Bích
Vân 28/33 trường hợp thai suy có tỷ lệ ĐMNG/
ĐMR < 1 chiếm tỷ lệ 84%[3]. Theo nghiên cứu
của Ebrashy, tỷ lệ RI động mạch não giữa/động
mạch rốn < 1 là 37/50 chiếm tỷ lệ 74%[9].
4.5. Mối liên quan giữa tỷ số Doppler
trở kháng não rốn với thai kém phát
triển trong tử cung
So sánh sự trở kháng của tuần hoàn não và
tuần hoàn rau thai được đề nghị và công nhận
từ năm 1987, Ebrashy đã báo cáo rằng tỷ lệ
não /rốn được sử dụng trong lâm sàng thì chính
xác hơn là sử dụng đơn độc mỗi thành phần

để dự báo tình trạng thai chậm phát triển thiếu
ôxy [9]. Trong IUGR có hiện tượng phân phối
lại tuần hoàn não gọi là hiệu ứng tiết kiệm cho

Tài liệu tham khảo

Tập 14, số 03
Tháng 07-2016

1. ACOG (2013), “Diagnosis and management of preeclampsia and
eclampsia”, ACOG practice bulletin 33, American College of Obstetricians
and Gynecologists, Washington, DC.
2. Phan Thị Duyên Hải (2009), Nghiên cứu ứng dụng siêu âm Doppler
động mạch rốn, động mạch não và trắc đồ lý sinh cải biên để dự báo
thai suy ở thai phụ tiền sản giật, Luận án chuyên khoa cấp II, Đại học
Y Dược Huế..
3. Ebrashy A et al (2005), “Milde cerebral/ umbilical artery resistance
index ratio as sensitive parameter for fetal well- being and neonatal out
come in patients with preeclamsia: case control study” , Croat Med J,
46(5):821-5
4. Maulik D (2005), Doppler ultrasound in Obstetrics and gynecology,
Springer, HeidelBerg – New York.
5. Monika Singh, Archana Sharma, Parul Singh (2013), “Role of Doppler
indices in the prediction of adverse perinatal outcome in preeclamsia”,
National journal of medical research, Volume 3, issue 4, page 315

20

não được cho rằng để bù trừ lại tình trạng thiếu
oxy. Nghiên cứu của chúng tôi tìm thấy có mối

liên quan giữa tỷ lệ não rốn với IUGR, nhóm có
tình trạng thai kém phát triển cao ở nhóm tỷ lệ
não rốn <1, có 28 trường hợp thai kém phát
triển trong đó có đến 20 trường hợp có tỷ số
não rốn đảo ngược <1 chiếm 71,4 %. Nghiên
cứu của chúng tôi cũng phù hợp với các tác giả
trong nước Phan Thị Duyên Hải nhóm có thai
suy dưỡng chiếm tỷ lệ cao 70% ở nhóm tỷ lệ não
rốn <1[2], nghiên cứu của Nguyễn Thị Bích Vân
nhóm có tỷ lệ ĐMNG/ĐMR < 1 chiếm 28/40
(70,0%) thai suy dưỡng cao so với nhóm thai
bình thường tỷ lệ ĐMNG/ĐMR < 1 là 13/62
(20,9%) p <0,01[3]. Kết quả của Ebrashy nhóm
có thai suy dưỡng chiếm 32/38 (84,2%) ở nhóm
có tỷ lệ động mạch não giữa/động mạch rốn <
1 so với nhóm không có thai suy dưỡng 5/12
(41,7%) , tỷ lệ động mạch não giữa/động mạch
rốn > 1[9].

5. Kết luận

Có thể kết luận một cách rõ ràng rằng giá trị tý
lệ RI ĐMNG/ĐMR <1 bất thường có mối liên quan
với tình trạng thai suy và IUGR ở bệnh nhân tiền
sản giật trong nghiên cứu của chúng tôi và kết quả
này cũng tương đồng với hầu hết các nghiên cứu
trong và ngoài nước

6. Phyllis August, Vanessa A Barss (6/2015), Preeclampsia: Prevention,
www.uptodate.com

7. Padmaja R. Desai, Rupesh P. Dahilkar, S .M.Tiwale, Rajey M. Desai
and Arati A. Joshi (2014), “Correlation of fetal middle cerebral artery
Doppler”, 05(08), www.ssjournals.com.
8. Rozeta Shahinaj, Nikita Manoku, Enriketa Kroi (2010), “The value
of the middle cerebral to umbilical artery Doppler ratio in the prediction
of neonatal outcome in patient with preeclamsia and gestational
hypertension”, Journal of prenatal medicine, 4(2),17-21.
9. Nguyễn Thị Bích Vân ( 2007 ), Nghiên cứu giá trị tiên đoán tình trạng
thai của một số chỉ số Doppler động mạch rốn, động mạch não thai
nhi trong tiền sản giật, Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ chuyên khoa cấp II,
Trường Đại Học Y Hà Nội.
10. Vũ Hoàng Yến (2007), Nghiên cứu siêu âm Doppler ở động mạch
tử cung người mẹ và động mạch rốn thai nhi trong tiền sản giật, Luận
văn thạc sỹ Y học, Trường đại học Y hà Nội.


TẠP CHÍ PHỤ SẢN - 14(03), 21 - 25, 2016

BỆNH LÝ TIM Ở PHỤ NỮ MANG THAI:
NGHIÊN CỨU TỔNG KẾT 5 NĂM
Hoàng Bảo Nhân, Trần Minh Thắng, Nguyễn Hữu Hồng, Phan Viết Tâm
Bệnh viện Trung ương Huế

Từ khoá: Bệnh lý tim và thai
nghén, mổ lấy thai, tử vong mẹ.
Keywords:
Heart
disease
in pregnant women, D&C,
C-section, maternal death.


Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu: 1. Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng, cận
lâm sàng của những sản phụ mang thai có bệnh lý tim kèm theo. 2.
Nghiên cứu phương pháp và kết quả can thiệp kết thúc thai kì ở những
sản phụ này.
Đối tượng nghiên cứu: 346 sản phụ mang thai đã được chấm dứt thai
kì trong khoảng thời gian từ 2010-2014 và được chẩn đoán mắc bệnh
lý tim kèm theo.
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang.
Kết quả: có 346 sản phụ có bệnh tim kèm theo được đưa vào nghiên
cứu, trong đó 56,9% mang thai con so, số lần mang thai của mẫu nghiên
cứu là 3±1,2, 77,8% sản phụ được phát hiện bệnh tim trước khi có thai,
85,5% vào viện ở quí 3 thai kì. Tuổi thai tại thời điểm nhập viện có xu
hướng giảm trong khi khoảng thời gian điều trị trước khi hết thúc thai kì
ngày càng tăng. 11% sản phụ được chỉ định nong nạo, 65,6% mổ lấy
thai và 23,4% sản phụ sinh đường âm đạo.
Từ khóa: bệnh lý tim và thai nghén, mổ lấy thai, tử vong mẹ.

Abstract

Tác giả liên hệ (Corresponding author):
Hoàng Bảo Nhân,
email:
Ngày nhận bài (received): 10/06/2016
Ngày phản biện đánh giá bài báo (revised):
24/06/2016
Ngày bài báo được chấp nhận đăng
(accepted): 30/06/2016


Objectives: 1) To study signs and symptom of heart diseases in
pregnant women 2) Estimating the methods and outcomes in these
women.
Materials: 346 pregnant women who were terminated their
pregnancies, and had concurrent heart disease, during 2010 to 2014.
Method: A descriptive study.
Results: 346 pregnant women were included, 56.9% of them were
nulliparous, the time of pregnant was 3±1.2, heart disease was detected
before pregnancies in 77.8% of those women, and 85.5% of them were
hospitalized at third trimester. Mean GA had tend of decreasing while

Tập 14, số 03
Tháng 07-2016

HEART DISEASE IN PREGNANT WOMEN: A
REVIEW OF FIVE YEARS (2010-2014)

21


Tập 14, số 03
Tháng 07-2016

SẢN KHOA – SƠ SINH

HOÀNG BẢO NHÂN, TRẦN MINH THẮNG, NGUYỄN HỮU HỒNG, PHAN VIẾT TÂM

22


the period time of treatment were increasing. The rate of D&C, C-section and vaginal delivery was
11%, 65.6% and 23.4%, respectively.
Keywords: heart disease in pregnant women, D&C, C-section, maternal death.

1. Đặt vấn đề

Bệnh lý tim ở phụ nữ mang thai là một trong
những bệnh lý nguy hiểm, nó thường dẫn đến
những nguy cơ cho cả mẹ và con [2]. Tần suất mắc
bệnh chiếm khoảng 1-2% các phụ nữ mang thai
[1], [2]. Hiện nay, sự phát triển của các phương
pháp điều trị ở những bệnh nhân mắc bệnh tim
giúp họ tăng tuổi thọ và chất lượng sống, khiến
những bệnh nhân này không những mong muốn
được sống mà còn sống tốt và thậm chí mang thai
và sinh đẻ, điều mà trước đây được coi là chống chỉ
định ở phụ nữ mắc bệnh lý tim [3], [4].
Tại châu Âu, thậm chí bệnh lý tim bẩm sinh là
loại bệnh phổ biến nhất trong những bệnh lý tim
mạch trong thai kì [4], chiếm khoảng 70-80%.
Những thay đổi về tim mạch khi mang thai như
cung lượng tim tăng khoảng 50%, nhịp tim tăng
khoảng 10 nhịp/phút, hiện tượng chèn ép của tử
cung lên tĩnh mạch chi dưới [1], [2]… thường làm
nặng thêm tình trạng bệnh lý tim của người mẹ. Nó
có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm như:
suy tim cấp, hoặc làm nặng thêm tình trạng suy
tim sẵn có, phù phổi cấp, tắc mạch phổi, rối loạn
nhịp tim… Những biến chứng này hay gặp trong 3
tháng cuối của thai kì và nhất là trong chuyển dạ,

vì trong giai đoạn này, những biến đổi về tim mạch
là nhiều nhất [5].
Ngược lại, bệnh lý tim mạch cũng ảnh hưởng đến
thai nhi, gây nên nhiều bệnh lý như thai chậm phát
triển trong tử cung, thai suy mãn tính, dọa sẩy, sẩy
thai, dọa đẻ non, đẻ non, thai lưu, thai chết trong
chuyển dạ… Các biến chứng này có thể gặp tùy theo
tình trạng bệnh lý của người mẹ cũng như tùy vào tuổi
thai [9]. Nhưng một số trường hợp thai nhi vẫn có thể
phát triển tốt nếu như tình trạng bệnh lý tim của người
mẹ vẫn còn bù và được điều trị tốt [5], [14].
Trong thực hành lâm sàng, tại khoa Phụ Sản
bệnh viện Trung ương Huế, chúng tôi gặp không ít
sản phụ có bệnh lý tim. Từ đó, chúng tôi tiến hành

nghiên cứu này với 2 mục tiêu: (1) Nghiên cứu một
số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của những
sản phụ mang thai có bệnh lý tim kèm theo và (2)
Nghiên cứu phương pháp và kết quả kết thúc thai
kì ở những sản phụ này.

2. Đối tượng và phương
pháp nghiên cứu

2.1. Đối tượng nghiên cứu
Những sản phụ vào viện tại khoa Phụ Sản bệnh
viện Trung ương Huế từ tháng 1 năm 2010 đến tháng
12 năm 2014 được chẩn đoán có mắc bệnh lý tim.
Tiêu chuẩn chọn bệnh
- Được chẩn đoán xác định có thai dựa vào

khám lâm sàng, xét nghiệm βhCG, progesteron và
Siêu âm sản khoa.
- Được chẩn đoán xác định mắc bệnh lý tim dựa
vào khám lâm sàng, ECG và siêu âm tim.
Tiêu chuẩn loại trừ
- Tiền sản giật, sản giật, tăng huyết áp thai kì.
- Nhau bong non, vỡ tử cung.
- Có sẹo mổ cũ trên tử cung mà chỉ định mổ lần
trước không do bệnh lý tim.
2.2. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả
cắt ngang.

3. Kết quả nghiên cứu

3.1. Đặc điểm chung của sản phụ có
bệnh lý tim
Bảng 1: Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu
Đặc điểm
Tuổi
Số lần
Lần mang thai
Con so
Con rạ
Trước mang thai
Thời điểm phát hiện
bệnh tim
Khi mang thai
3 tháng đầu
Thời điểm nhập viện
3 tháng giữa

3 tháng cuối

Số lượng
27,4±2,3
3±1,2
197
149
269
77
39
11
296

Tỉ lệ
tuổi
lần
56,9
43,1
77,8
22,2
11,3
3,2
85,5


Số lượng
38
227
81
103

243

Tỉ lệ (%)
11,0
65,6
23,4
29,8
70,2

Bảng 4: Đặc điểm bệnh lý tim
Bệnh van tim/ TBS Rối loạn nhịp tim Bệnh lý cơ tim Suy tim
Số lượng
216
80
50
19
Tỉ lệ (%)
62,4
23,1
14,5
5,5

Tử vong
14
4,0

3.2. Bệnh tim trong ba tháng cuối thai kì
Bảng 5: Đặc điểm thai kỳ
Năm N Số lần mang thai Số lần mang thai
Con so 67,5

2010 61
3,1±1,4
Con rạ 32,5
Con so 66,4
2011 56
3 ± 1,2
Con rạ 33,6
Con so 64,1
2012 68
2,8 ± 1,3
Con rạ 35,9
Con so 63,5
2013 52
2,5 ± 0,9
Con rạ 36,5
Con so 63,3
2014 60
2,6 ± 1,1
Con rạ 36,7
Bảng 6: Xử trí chấm dứt thai kì
Năm
N
Thái độ xử trí (%)
Cấp cứu
41,0
2010
61
Chủ động
59,0
Cấp cứu

35,7
2011
56
Chủ động
64,3
Cấp cứu
32,3
2012
68
Chủ động
67,7
Cấp cứu
32,7
2013
52
Chủ động
67,3
Cấp cứu
31,7
2014
60
Chủ động
68,3

4. Bàn luận

Tuổi thai (tuần) Thời gian điều trị (tuần)
32,6 ± 4,5

0,9 ± 4,5


33,1 ± 5,2

1,2 ± 4,3

31,3 ± 3,2

1,5 ± 5,7

32,4 ± 4,7

1,4 ± 3,7

32,3 ± 3,1

1,3 ± 4,2

Phương pháp xử trí (%)
Mổ lấy thai
42,6
Sinh thường
57,4
Mổ lấy thai
41,1
Sinh thường
58,9
Mổ lấy thai
69,1
Sinh thường
30,9

Mổ lấy thai
65,4
Sinh thường
34,6
Mổ lấy thai
65,0
Sinh thường
35,0

4.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu
Trong khoảng thời gian nghiên cứu, có 216

2010

61

3

4,9

2011

56

3

5,4

2012


68

2

2,9

2013

52

2

3,8

2014

60

3

5,0

Đặc điểm sơ sinh
Tỉ lệ tử vong
Cân nặng
Tỉ lệ tử vong
Cân nặng
Tỉ lệ tử vong
Cân nặng
Tỉ lệ tử vong

Cân nặng
Tỉ lệ tử vong
Cân nặng

13,1%
2653±294 gam
10,7%
2847±245 gam
10,3%
2705±274 gam
11,5%
2741±271 gam
8,3%
2758±294 gam

Bảng 8: Biến chứng gần ở những sản phụ có bệnh lý tim
n
Biến chứng Đờ tử cung Chảy máu Nhiễm trùng Tổng số
Số lượng
9
4
14
27
Mổ lấy thai 169
Tỉ lệ (%)
5,3
1,2
8,3
16,0
Số lượng

9
6
7
22
Đẻ thường 177
Tỉ lệ (%)
5,1
3,4
4,0
6,4

sản phụ vào viện tại khoa phụ sản bệnh viện
Trung Ương Huế đã được chẩn đoán mắc bệnh lý
tim kèm theo và phù hợp với tiêu chuẩn chọn bệnh
cũng như tiêu chuẩn loại trừ của nghiên cứu.
Số sản phụ được chẩn đoán mắc bệnh tim
kèm theo chiếm 1,2% số sản phụ được chỉ định
chấm dứt thai kì tại khoa. Tỉ lệ này tương đương
với tỉ lệ bị bệnh tim trong thai kì vào khoảng
1%-2% [1], [9].
Độ tuổi trung bình của mẫu nghiên cứu là
27,4±2,3 tuổi. Đây là độ tuổi sinh đẻ nhiều nhất
tại nước ta. Nghiên cứu của Puri S và cộng sự
tại Ấn Độ cũng cho thấy đa số sản phụ có bệnh
lý tim kèm theo nằm trong độ tuổi từ 20 đến 30
(73/97 bệnh nhân) [10].
4.2. Đặc điểm lần mang thai này
Số lần mang thai trung bình của mẫu nghiên
cứu là 3±1,2 lần. Trong đó, số bệnh nhân mang
thai lần đầu chiếm tỉ lệ 56,9%. Điều này cũng có

nghĩa là phần lớn những sản phụ này được phát
hiện bệnh tim sau khi mang thai lần đầu do đa
phần phụ nữ đều không khám sức khỏe định kì mà
chỉ đi khám khi có thai hoặc khi có các triệu chứng
của bệnh- chính điều này làm chậm thời gian phát
hiện bệnh và khi phát hiện bệnh thì việc điều trị trở
nên khó khăn hơn. Do đó, các bác sĩ lâm sàng đều
khuyên rằng việc tư vấn tiền sản có vai trò đặc biệt
quan trọng ở những bệnh nhân này [1]. Thai kì đó
được xếp vào nhóm thai kì nguy cơ cao và chỉ được
chăm sóc tại các cơ sở y tế đặc biệt [2], [11].

Tập 14, số 03
Tháng 07-2016

Bảng 3: Can thiệp chấm dứt thai kì
Can thiệp
Nong và nạo
Mổ lấy thai
Sinh đường âm đạo
Cấp cứu
Chương trình

Bảng 7: Kết quả chấm dứt thai kì
Tử vong mẹ
Năm
N
Số lượng Tỉ lệ (%)

TẠP CHÍ PHỤ SẢN - 14(03), 21 - 25, 2016


Bảng 2: Tuổi thai khi nhập viện và khi chấm dứt thai kì
Năm N
Tuổi thai (tuần)
Thời gian điều trị trước can thiệp (tuần)
Khi nhập viện
27,4 ± 4,1
2010 71
0,9 ± 4,2
Khi chấm dứt thai kì 28,3 ± 4,2
Khi nhập viện
28,9 ± 4,3
2011 66
1,3 ± 4,5
Khi chấm dứt thai kì 30,2 ± 4,6
Khi nhập viện
28,6 ± 4,5
2012 79
1,7 ± 5,1
Khi chấm dứt thai kì 30,3 ± 5,4
Khi nhập viện
29,1±5,2
2013 61
2,6±3,7
Khi chấm dứt thai kì 31,6±4,9
Khi nhập viện
29,5±4,8
2014 69
2,5±4,6
Khi chấm dứt thai kì 32,0±5,1


23


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×