Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Chất lượng giấc ngủ ở người THA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (380.58 KB, 5 trang )

Nghiên cứu Y học 

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014

CHẤT LƯỢNG GIẤC NGỦ Ở NGƯỜI TĂNG HUYẾT ÁP 
 Trần Kim Trang* 

TÓM TẮT 
Đặt vấn đề: Ngoài việc ngủ ít, giấc ngủ thiếu chất lượng cũng ảnh hưởng đến bệnh lý tăng huyết áp và 
ngược lại. 
Mục tiêu: Khảo sát chất lượng giấc ngủ ở người tăng huyết áp nước ta. 
Phương pháp: Thiết kế cắt ngang mô tả có phân tích trên 211 bệnh nhân tăng huyết áp(BN THA) từ tháng 
3‐12/2012. Chất lượng giấc ngủ(CLGN) đánh giá theo thang Pittsburg PSQI. 
Kết  quả:  Tỉ lệ BN THA có giấc ngủ tốt và kém khác biệt không ý nghĩa thống kê.Cũng không khác biệt 
CLGN theo tuổi, giới, dạng lao động, chỉ số khối cơ thể, mức THA, bệnh mạn tính kèm theo, ngoại trừ thoái hoá 
khớp. 
Kết luận: Vẫn cần giảm hơn nữa người THA có giấc ngủ kém bằng cách nâng cao hơn nữa nhận thức của 
người bệnh về liên quan giữa THA và CLGN. 
Từ khóa: chất lượng giấc ngủ, tăng huyết áp. 

ABSTRACT 
SLEEP QUALITY IN HYPERTENSIVES 
Tran Kim Trang * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 1 ‐ 2014: 150 ‐ 154 
Background: Not only sleep duration but also sleep quality affects high blood pressure and vice versa. 
Objective: To aim at sleep quality among Vietnamese hypertensive individuals. 
Method: Cross‐sectional observational study was carried out during Mars‐ December 2012 to investigate 
211 patients with hypertension by using Pittsburg sleep quality index PSQI. 
Results:  The  incidence  of  hypertensive  patients  with  and  without  good  sleep  is  statistically  similar.  No 
difference  in  sleep  quality  with  age,  gender,  labor,  BMI,  hypertensive  grade  and  co‐chronic  disease  except 
arthritis. 
Conclusion:  It’s  necessary  to  minimize  bad  sleep  hypertensive  by  advanced  perceiving  about  high  blood 


pressure and sleep quality interaction. 
Keywords: sleep quality, hypertension. 

ĐẶT VẤN ĐỀ:  

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU  

Bên  cạnh  thời  gian  ngủ  ngắn,  chất  lượng 
giấc ngủ(CLGN) kém cũng ảnh hưởng xấu đến 
tăng huyết áp.  Điều  này  đã  được  nhiều  nghiên 
cứu ở nước ngoài công bố nhưng chưa được các 
bệnh nhân tăng huyết áp và các bác sĩ điều trị ở 
nước  ta  quan  tâm,  như  đã  từng  quan  tâm  đến 
con  số  huyết  áp  hoặc  tác  dụng  phụ  của  thuốc 
trong quá trình điều trị. 

Khảo  sát  tình  trạng  chất  lượng  giấc  ngủ  ở 
người tăng huyết áp.  

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Thiết kế nghiên cứu 
Tiền cứu, cắt ngang mô tả có phân tích. 

Nơi thực hiện 
Phòng khám tim mạch BV ĐHYDTPHCM. 

*Bộ môn Nội, ĐH Y Dược TP. Hồ Chí Minh 
Tác giả liên lạc: PGS.TS.BS Trần Kim Trang ĐT: 0989694263 Email: 

150


Chuyên Đề Nội Khoa 


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 
Thời gian nghiên cứu: tháng 3‐ 12/2012. 

Nghiên cứu Y học

Biến nhị giá có / không. 

Đối tượng nghiên cứu 
Bệnh nhân đang điều trị THA, > 18 tuổi. 

Cỡ mẫu 
N= Z21‐ α/2 P(1‐P)/d2. Trong đó: 
 Nα : xác suất sai lầm loại 1, chọn α = 0,05 thì Z21‐ 
α/2 = Z0,975: trị số từ phân phối chuẩn = 1,96. 
P= trị số mong muốn từ tỉ lệ = 0,5(Theo Alebiosu 
OC(1): 42,4% người tăng HA có CLGN kém). 
d : sai số cho phép(độ chính xác mong muốn của 
ước lượng)= 0,05. 
N : cỡ mẫu tối thiểu cần điều tra để ước lượng tỉ 
lệ người tăng HA có CLGN kém =196. 

Phương pháp chọn mẫu 
Liên tiếp. 

Bệnh mạn đang điều trị 
Đái  tháo  đường,  viêm  khớp,  ung  thư,  bệnh 

phổi  tắc  nghẽn  mạn,  hen  phế  quản,  trầm  cảm, 
suy tim, bệnh mạch vành(thiếu máu/ nhồi máu 
cơ tim, CABG, cơn đau thắt ngực), viêm dạ dày, 
rối lọan lipid máu, bệnh van tim(van 2 lá/ động 
mạch  chủ),  bệnh  mạch  não(nhồi  máu  não,  suy 
tuần hòan não, TIA cơn thóang thiếu máu não), 
suy tĩnh mạch chân. 
Chất lượng giấc ngủ 
Theo thang Pittsburg, ≥ 5 là kém, < 5 là tốt. 
Phương pháp phân tích số liệu 
Nhập  liệu  bằng  chương  trình  Epi  data 
version 3.1. 
Xử lý số liệu bằng chương trình SPSS. 

Tiêu chuẩn lọai trừ 
BN  không  khả  năng  giao  tiếp  chính 
xác(người  Hoa,  Campuchia,  giảm  thính  lực, 
bệnh tâm thần.) 

Dùng thống kê mô tả và thống kê phân tích. 
Khác biệt có ý nghĩa thống kê với p< 0,05. 
Phân tích đơn biến: 

Phương pháp thu thập số liệu 

Trình bày

Theo bảng thu thập số liệu. Bảng phỏng vấn 
do người thực hiện nghiên cứu đọc hỏi cho bệnh 
nhân trả lời. 


Kiểm định

Liệt kê và định nghĩa biến số 

Biến định tính
Tỉ lệ %

Biến định lượng
Trung bình +/- độ
lệch chuẩn
Chi bình phương T – test, ANOVA test
hay Fisher test

Phân tích đa biến 
Lượng giá đồng thời mối liên quan giữa chất 
lượng giấc ngủ với các yếu tố qua mô hình hồi 
quy đa biến Poisson. 

Tuổi 
Biến định tính 4 giá trị 18‐ 44, 45‐59, 60‐ 75, ≥ 
76 tuổi. 

KẾT QUẢ 

Giới 
Biến nhị giá nam & nữ. 

Bảng 1: Vài đặc điểm chung của mẫu nghiên 
cứu qua khảo sát 211 bệnh nhân THA 


Huyết áp 
Bình  thường  do  điều  trị  hoặc  còn  cao  với  2 
mức độ theo JNC VII. 

Tuổi
CSKCT
PSQI

Thấp nhất
21
14,8
0

Cao nhất
88
37
17

Trung bình
58,5 ± 12,1
24 ± 3,4
24 ± 3,4

Điều trị tăng huyết áp đều đặn 
Bảng 2: Tình trạng giấc ngủ theo các yếu tố khảo sát ở BN THA 
Biến số
Nhóm tuổi: 18-44
45-59
60- 75

≥ 76

Tim Mạch

Chung N(%) Ngủ tốt N(% Ngủ kém N(%
theo nhóm) theo nhóm)
25(11,8)
8(32)
17(68)
95(45)
43(45,3)
52(54,7)
65(30,8)
32(49,2)
33(50,8)
26(12,3)
17(65,4)
9(34,6)

Pearson chi2
P = 0,1

151


Nghiên cứu Y học 

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014

Biến số

Giới:
Nam
Nữ
Lao động:
Chân tay
Trí thức
Hưu
Chỉ số khối cơ thể BMI:
Gầy(<18.5)
Trung bình(18.5 – 22.9)
Thừa cân(23 – 24.9)
Béo phì(> 25)
Mức độ tăng HA
Bình thường do điều trị
I
II
Bệnh mạn tính kèm theo
ĐTĐ
Hen PQ
Suy tim
Bệnh khớp(thoái khớp)
Bệnh van tim(hẹp/hở 2 lá/chủ/ ĐMC)
Mạch vành(TMCT,NMCT, stent)
(Bệnh mạch não(RLTHN, nhồi máu não, TIA)
Rối lọan lipid máu(RLLH)
(Suy tĩnh mạch) STM chân
Viêm dạ dày(DD, VTQTN)
Bệnh / Suy thận mạn
Chất lượng giấc ngủ


Chung N(%) Ngủ tốt N(% Ngủ kém N(%
theo nhóm) theo nhóm)

Pearson chi2
P = 0,2*

81(38,4)
130(81,6)

34(42)
66(50,8)

47(58)
64(49.2)

124(58,8)
20(9,5)
67(31,8)

54(25,6)
10(4,7)
36(17,1)

70(33,2)
10(4,7)
31(14,7)

12(5,7)
66(31,3)
50(23,7)

83(39,3)

6(2,8)
36(17,1)
19(9)
39(18,5)

6(2,8)
30(14,2)
31(14,7)
44(20,9)

160(75,8)
47(22,3)
4(1,9)

74(35,1)
24(11,4)
2(0,9)

86(40,8)
23(10,9)
2(0,9)

14(6,6)
2(0,9)
1(0,5)
22(10,4)
22(10,4)
71(33,6)

29(13,7)
32(15,2)
32(15,2)
23(10,9)
8(3,8)
211(100)

9(4,3)
0
1(0,5)
16(7,6)
13(6,2)
38(18)
18(8,5)
14(6,6)
12(5,7)
15(7,1)
4(1,9)
100(47,4)

5(2,4)
2(0,9)
0
6(2,8)
9(4,3)
33(15,6)
11(5,2)
18(8,5)
20(9,5)
8(3,8)

4(1,9)
111(52,6)

P = 0,4

P = 0,3

P = 0,8

So người không bệnh
P= 0,2*
P= 0,5*
P= 0,5*
P= 0,01*
P= 0,3*
P= 0,2*
P= 0,1*
P= 0,7*
P= 0,25*
P= 0,08*
P= 1*
P=0,45

* Hiệu chỉnh Fisherʹs Exact Test 2 đuôi 
Khác biệt CLGN có ý nghĩa thống kê chỉ ở BN THA có bệnh thoái hoá khớp kèm theo.  

BÀN LUẬN 

Tỉ lệ người THA có CLGN kém 


Thang  chất  lượng  giấc  ngủ  Pittsburgh 
(PSQI)  

Khảo  sát  của  tác  giả  Lê  Việt  Thắng  (7)  trên 
200  bệnh  nhân  suy  thận  mạn  tính  lọc  máu  chu 
kỳ, đến 95,5 % bệnh nhân có chất lượng giấc ngủ 
kém (PSQI ≥ 5), nhóm bệnh nhân có chỉ số PSQI 
trung bình là 10,83 ± 3,38 tăng có ý nghĩa thống 
kê so với nhóm chứng 0,73 ± 0,59, (p<0,001). Đặc 
biệt là số bệnh nhân tăng huyết áp chiếm 85,5%. 
Nhóm bệnh nhân tăng huyết áp có chỉ số PSQI 
cao có ý nghĩa hơn nhóm bệnh nhân không tăng 
huyết áp.  

Là bộ 18 câu hỏi, là một công cụ để đánh giá 
quá trình ngủ, sự đình trệ về đêm, giấc ngủ tiềm 
tàng, chất lượng giấc ngủ, rối loạn khả năng làm 
việc  ban  ngày,  việc  sử  dụng  thuốc  và  hiệu  quả 
làm việc trong vòng 1 tháng qua. 
Tổng  điểm  PSQI  ≥ 5  có  độ  nhạy  và  độ 
chuyên theo thứ tự là 89.6 và 86.5 để chẩn đoán 
người  có  chất  lượng  giấc  ngủ  (CLGN)  kém 
(PSQI ≥5) và tốt (PSQI <5). 
PSQI  đã  được  sử  dụng  trong  nhiều  nghiên 
cứu, trong đó có các nghiên cứu đánh giá CLGN 
ở người tăng huyết áp (THA). 

152

Tác giả


N

Alebiosu (2009)(1)

132

BN có PSQI > 5 PSQI trung
(giấc ngủ kém)
bình
56 (42,4%)
3,10 ± 0,83

Công bố của A. Fiorentini(4) từ đánh giá 250 
người  bình  cân,  tăng  HA  chiếm  87,1%  ở  người 

Chuyên Đề Nội Khoa 


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 
giấc ngủ kém so với 35,1% ở người ngủ ngon. 
Như vậy, khác các tác giả trên với nhận định 
là BN THA thường có CLGN kém, khảo sát của 
chúng tôi mang lại tín hiệu đáng mừng khi các 
BN  THA  với  CLGN  tốt  và  kém  có  tỉ  lệ  không 
khác nhau (52,6% ngủ kém, p = 0,45). Có thể qua 
các  phương  tiện  truyền  thông,  người  bệnh  đã 
nhận  thức  được  sự  nguy  hiểm  của  THA  cũng 
như tác động của giấc ngủ lên THA nên”quẳng 
gánh lo đi mà vui sống”, bớt lo nghĩ hơn, hoặc 

tích cực dựa vào các biện pháp hổ trợ giấc ngủ 
để ngủ tốt hơn.  
Theo  cảnh  báo  của  bác  sĩ  Balu  Gadhe,  một 
chuyên gia nội khoa ở CareMore Medical Group 
tại Cerritos, Calif: cuộc sống hiện tại của chúng 
ta có nhiều tác nhân gây stress, cơ thể phản ứng 
lại  bằng  cách  giải  phóng  những  chất,  những 
hormone…  khiến  các  cơ  quan  hoạt  động  khó 
khăn  hơn.  Nếu  không  có  giấc  ngủ  tốt,  các  cơ 
quan không được nghĩ ngơi và cuối cùng sẽ rối 
loạn  chức  năng.  Đã  có  nhiều  đúc  kết  cho  thấy 
ngủ  dưới  7  giờ/đêm  gắn  liền  với  THA  ở  cả  2 
giới(6).  Nhưng  quan  trọng  là  không  chỉ  ngủ  đủ, 
còn cần ngủ ngon. 
Như một nghiên cứu trên 103 người với hội 
chứng  ngưng  thở  khi  ngủ,  ông  Sasaki(8)  phát 
hiện  có  54  người  tăng  HA  buổi  sáng  (38  người 
tăng HA cả sáng và đêm, 16 người chỉ tăng HA 
buổi sáng), những người này có CLGN kém và 
xuất độ giấc ngủ sóng chậm thấp hơn hẳn so với 
nhóm chứng không bị tăng HA. Từ đó ông nhận 
định  CLGN  kém  có  vai  trò  quan  trọng  trong 
bệnh sinh của tăng HA buổi sáng. 
Còn  đúc  kết  của  Bansil(2)  dựa  trên  khảo  sát 
10.308  người  ở  Mỹ  từ  năm  2005  –  2008:  có  liên 
quan giữa vấn đề giấc ngủ và tăng HA, huyết áp 
giảm trung bình 10 mmHg khi vào giấc ngủ sâu 
giai đoạn 3. Người ngủ ngon nhất với giấc ngủ 
sâu < 2 giờ/ đêm nhưng  rất  quan  trọng  để  duy 
trì huyết áp vừa phải khi thức dậy. 

Tương  tự,  tác  giả  Fung(5)  qua  theo  dõi  784 
người  ≥  65  tuổi  với  lúc  khởi  đầu  nghiên  cứu 
chưa  bị  tăng  HA,  trung  bình  3,4  năm  sau  đó 
đánh giá lại có 243 người tăng HA, khoảng 30%, 

Tim Mạch

Nghiên cứu Y học

đã  xác  định  giấc  ngủ  sóng  chậm  giai  đoạn  3 
ngắn đi có liên quan nghịch với tăng HA. 

Yếu tố liên quan CLGN kém 
Chúng ta biết ngủ kém tác động đến cơ chế 
điều chỉnh hormone thèm ăn: tăng ghrelin (thúc 
đẩy đói) và giảm leptin (báo cho não biết đã no), 
kết quả sẽ ăn nhiều và béo phì. (6)‐ một yếu tố 
nguy  cơ  của  THA.  Các  BN  của  chúng  tôi  lại 
không có sự khác biệt CLGN theo chỉ số khối cơ 
thể, có thể do tình trạng béo phì còn có sự tham 
gia của nhiều yếu tố khác nữa. 
Nghiên cứu của Bruno(2) trên 234 bệnh nhân 
từ  một  đơn  vị  điều  trị  tăng  huyết  áp  ngoại  trú 
của  đại  học  Pisa  (Ý)  nhận  thấy  chất  lượng  giấc 
ngủ kém có tần suất cao ở bệnh nhân tăng huyết 
áp kháng trị, 46% ở nữ và 30% ở nam, tăng gấp 
đôi  nguy  cơ  tăng  HA  kháng  trị.  Qua  phân  tích 
hồi  quy  đa  biến  (gồm  tuổi,  giới,  mập  phì,  đái 
tháo  đường,  các  biến  cố  tim  mạch  trước  đây, 
thời gian ngủ, việc sử dụng các thuốc ngủ), chất 

lượng giấc ngủ kém có tương quan độc lập với 
tăng huyết áp kháng trị (OR = 2,2). Bên cạnh đó, 
15% bệnh nhân tăng HA kháng trị có CLGN tệ 
hơn các BN không bị tăng HA kháng trị (5,8 so 
với  4,1;  P=0,03).  Theo  ông,  không  thể  loại  trừ 
việc  một  bệnh  lý  mạn  tính,  như  tăng  huyết  áp 
kháng  trị,  đã  tác  động  như  một  tác  nhân  gây 
stress mạn và phá vỡ giấc ngủ. 
Phiên báo cáo khoa học về tăng huyết áp của 
AHA  năm  2012  cũng  đề  cập  đến  việc  CLGN 
kém làm khả năng tăng HA kháng trị tăng 2 lần. 
Khảo  sát  của  chúng  tôi  lại  không  có  khác  biệt 
giữa  CLGN  với  mức  HA  bình  thường  (160 
người),  tăng  độ  I(47  người)  –  II(4  người);  Điều 
này mang 2 ý nghĩa: không khác biệt CLGN do 
không có BN nào THA kháng trị, mặt khác, các 
BN  THA  độ  II(cả  4  người  này  đều  đang  được 
điều trị) sẽ có nguy cơ cao bị TH kháng trị. 
Tác  giả  Alebiosu(1)  khảo  sát  132  bệnh  nhân 
tăng  huyết  áp  ở  cận  nông  thôn  Nigeria  đã  kết 
luận không có mối liên quan có ý nghĩa thống kê 
giữa CLGN với tuổi tác (P = 0,653), giới tính (P = 
0.710),  chỉ  số  khối  cơ  thể  (P  =  0,253),  huyết  áp 
tâm thu (P = 0,145), và huyết áp tâm trương (P = 

153


Nghiên cứu Y học 


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014

0,827).  Kết  quả  đánh  giá  của  chúng  tôi  cũng 
tương tự. Người cao tuổi thường than phiền rối 
loạn  giấc  ngủ,  nhưng  có  thể  là  do  ngủ  ít  đi 
nhưng giấc ngủ sâu vẫn đảm bảo nên kết quả là 
không liên quan giữa CLGN và tuổi tác. Chúng 
ta biết một tỉ lệ cao hội chứng ngưng thở khi ngủ 
ở  người  thừa  cân,  béo  phì  và  liên  quan  đến 
THA.  Khảo  sát  của  chúng  tôi  không  thấy  khác 
biệt  CLGN  theo  chỉ  số  khối  cơ  thể  nhưng  lại 
chưa xét đến tình trạng ngưng thở khi ngủ.  
Chỉ 47/ 127 (37%) BN đang dùng ức chế bêta 
có  CLGN  kém,  cho  thấy  dù  thuốc  ức  chế  bêta 
được  biết  là  có  thể  gây  ác  mộng‐  một  thành  tố 
đánh  giá  CLGN  –  nhưng  xuất  độ  ít,  mức  độ 
không  đáng  kể  nên  không  ảnh  hưởng  đáng  kể 
đến tỉ lệ BN CLGN kém. 
Duy nhất một tình trạng qua thống kê cho thấy 
có  liên  quan  đến  CLGN  kém  ở  người  THA  là 
thoái  hoá  khớp.  Điều  này  được  giải  thích  một 
phần do đau khớp. 

kém  làm  nặng  hơn  tình  trạng  tăng  HA.  Giấc 
ngủ,  và  chuyên  biệt  hơn,  là  chất  lượng  giấc 
ngủ, đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ 
sức khoẻ tim mạch.  

TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1.


2.

3.

4.

5.

6.

HẠN CHẾ 
Là  nghiên  cứu  cắt  ngang  nên  chưa  đánh 
giá được sự thay đổi CLGN khi mức độ  THA 
được  cải  thiện  qua  điều  trị.  Mẫu  khảo  sát  lại 
không  có  BN  THA  kháng  trị  để  đánh  giá  sự 
tương tác với CLGN. 

KẾT LUẬN 
Với  tỉ  lệ  như  nhau  giữa  người  THA  có 
CLGN kém và tốt, vẫn cần giảm hơn nữa tỉ lệ 
người  có  CLGN  kém,  cần  giúp  cho  mọi  BN 
THA ý thức được điều mà nhiều công bố nhìn 
nhận:  Tăng  HA  ảnh  hưởng  CLGN,  giấc  ngủ 

7.

8.

Alebiosu OC, Ogunsemi OO, Familoni OB(2009). Quality of 

sleep among hypertensive patients in a semi‐urban Nigerian 
community:  a  prospective  study.  Postgrad  Med.;121(1):166‐
72. doi: 10.3810/pgm.2009.01.1969. 
Bansil  P(2011).  Associations  between  sleep  disorders,  sleep 
duration, quality of sleep, and hypertension: results from the 
National Health and Nutrition Examination Survey, 2005 to 
2008. The Journal of Clinical Hypertension.13:739–743. 
Bruno  RM(2012).  Poor  Sleep  Related  to  Resistant 
Hypertension. Abstract #63. Presented at: the American Heart 
Association’s  High  Blood  Pressure  Research  2012  Scientific 
Sessions; Sept. 19‐22; Washington, D.C. 
 Fiorentini A(2007). Sleepʹs quality disorders in patients with 
hypertension  and  type  2  diabetes  mellitus.  International 
Journal of Cardiology, Volume 114, Issue 2, Pages E50‐E52. 
Fung  MM,  Peters  K,  Redline  S(2011).  Decreased  slow  wave 
sleep  increases  risk  of  developing  hypertension  in  elderly 
men. 
Hypertension.;58(4):596‐603. 
doi: 
10.1161/HYPERTENSIONAHA.111.174409.  Epub  2011  Aug 
29. 
Gottlieb  DJ,  Redline  S,  Nieto  FJ,  Baldwin  CM(2006). 
Association  of  usual  sleep  duration  with  hypertension:  the 
Sleep Heart Health Study. Sleep.;29(8):1009‐14. 
Lê Việt Thắng (2012). Ảnh hưởng của tăng huyết áp lên tình 
trạng rối loạn giấc ngủ bệnh nhân suy thận mạn tính lọc máu 
chu kỳ. Tạp chí y học thực hành. 4/2012 
Sasaki  N,  Ozono  R,  Yamauchi  R(2013).  The  Relationship 
between  Morning  Hypertension  and  Sleep  Quality  in 
Patients  with  Obstructive  Sleep  Apnea  Syndrome.  Clin  Exp 

Hypertens.;35(4):250‐6.  doi:  10.3109/10641963.2013.780069. 
Epub 2013 Mar 26. 

 
Ngày nhận bài báo:  

 

 

 01/11/2013 

Ngày phản biện nhận xét bài báo:  

 30/11/2013 

Ngày bài báo được đăng:  

 05/01/2014 

 

 

154

Chuyên Đề Nội Khoa 




×