Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

xác định các nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi thiết kế trong giai đoạn thi công xây dựng công trình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.96 MB, 96 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KH&CN CẤP TRƯỜNG

XÁC ĐỊNH CÁC NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN
SỰ THAY ĐỔI THIẾT KẾ TRONG GIAI ĐOẠN
THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
S

K

C

0

0

3

9

5

9

MÃ SỐ: T2011-76

S KC 0 0 3 3 2 9



Tp. Hồ Chí Minh, 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI KH&CN CẤP TRƯỜNG

XÁC ĐỊNH CÁC NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN
SỰ THAY ĐỔI THIẾT KẾ TRONG GIAI ĐOẠN
THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
Mã số: T2011-76

Chủ nhiệm đề tài: Th.S Đỗ Cao Tín

TP. HCM, 11/2011


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA XÂY DỰNG VÀ CƠ HỌC ỨNG DỤNG

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI KH&CN CẤP TRƯỜNG


XÁC ĐỊNH CÁC NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN
SỰ THAY ĐỔI THIẾT KẾ TRONG GIAI ĐOẠN
THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
Mã số: T2011-76

Chủ nhiệm đề tài: Th.S Đỗ Cao Tín

TP. HCM, 11/2011


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN TÌ NH HÌ NH NGHIÊN CỨU .......................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 1
1.2. Xác định vấn đề nghiên cứu .................................................................................... 1
1.3. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................. 2
1.4. Phạm vi nghiên cứu................................................................................................. 2
1.5. Đóng góp của đề tài ................................................................................................ 3
CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN ............................................................................................ 4
2.1 Các định nghĩa ......................................................................................................... 4
2.1.1 Thay đổi thiết kế .............................................................................................. 4
2.1.3 Công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp............................................... 7
2.2 Các nghiên cứu trước đây ........................................................................................ 7
CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................... 11
3.1 Qui trình nghiên cứu .............................................................................................. 11
3.2 Thu thập dữ liệu ..................................................................................................... 12
3.3 Nội dung bảng câu hỏi khảo sát ............................................................................. 14
3.4 Kích thước mẫu ...................................................................................................... 24
3.4 Các công cụ nghiên cứu ......................................................................................... 24
CHƯƠNG 4 : PHÂN TÍCH SỐ LIỆU ........................................................................... 26
4.1 Qui trình phân tích số liệu ...................................................................................... 26

4.2 Thống kê mô tả ...................................................................................................... 27
4.2.1 Vị trí làm việc của người được phỏng vấn .................................................... 27
4.2.2 Kinh nghiệm làm việc trong ngành xây dựng ............................................... 28
i


4.2.3 Vai trò trong dự án ........................................................................................ 29
4.2.4 Nguồn vốn đầu tư của dự án.......................................................................... 30
4.2.5 Loại công trình tham gia ............................................................................... 30
4.2.6 Qui mô vốn của dự án ................................................................................... 31
4.3 Độ tin cậy thang đo Cronbach’s alpha ................................................................... 32
4.3.1 Phần mức độ xảy ra ....................................................................................... 32
4.3.2 Phần mức độ tác động ................................................................................... 32
4.4 Xếp hạng nguyên nhân xảy ra ................................................................................ 33
4.4.1 Mức độ xảy ra của các nguyên nhân đến thay đổi thiết kế trong giai đoạn thi
công xây dựng công trình ....................................................................................... 34
4.4.1.1 Kiểm định ANOVA một yếu tố ............................................................ 37
4.4.1.2 Hệ số tương quan hạng Spearman ........................................................ 38
4.4.2 Mức độ ảnh hưởng của các nguyên nhân thay đổi thiết kế đến tiến độ
thực hiện dự án trong giai đoạn thi công xây dựng công trình............................... 39
4.4.2.1 Kiểm định ANOVA một yếu tố ............................................................ 41
4.4.2.2 Hệ số tương quan hạng Spearman ........................................................ 42
4.5 Đồng thời mức độ xảy ra và mức độ tác động của các nguyên nhân làm thay đổi
thiết kế trong thời gian thi công xây đựng công trình ............................................ 43
4.6 Phân tích sâu các nguyên nhân có ảnh hưởng nhiều dẫn đến sự thay đổi thiết kế
trong giai đoạn thi công xây dựng công trình ........................................................ 48
4.6.1 Xác định các nhân tố ..................................................................................... 48
4.6.2 Phân tích các nhân tố ..................................................................................... 52
4.6.2.1 Kế hoạch của chủ đầu tư và năng lực của nhà thầu thi công ................ 52
4.6.2.2 Yêu cầu và quyết định của chủ đầu tư .................................................. 53

4.6.2.3 Năng lực của tư vấn và điều kiện địa chất: ........................................... 54
4.6.2.4 Nguyên nhân bên ngoài ........................................................................ 55
4.6.2.5 Nguyên nhân về kĩ thuật thi công ......................................................... 55

ii


CHƯƠNG 5 : KIÊN NGHỊ ............................................................................................. 57
5.1 Đối với chủ đầu tư.................................................................................................. 57
5.2 Đối với tư vấn ........................................................................................................ 57
5.3 Đối với nhà thầu thi công ....................................................................................... 58
CHƯƠNG 6 : KẾT LUẬN .............................................................................................. 59
6.1 Kết luận các vấn đề đã nghiên cứu ........................................................................ 59
6.2 Đề nghị cho các nghiên cứu sâu hơn ..................................................................... 60
Tài liệu tham khảo ............................................................................................................. 61
Danh mục phụ lục .............................................................................................................. 65

iii


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 4.1: Vị trí làm việc của người được phỏng vấn ............................................ 27
Bảng 4.2 : Kinh nghiệm làm việc của người trả lời trong ngành xây dựng ........... 28
Bảng 4.3 : Vai trò của người trả lời trong dự án .................................................... 29
Bảng 4.4 : Nguồn vốn đầu tư của dự án ................................................................. 30
Bảng 4.5 : Hình thức vốn của dự án ....................................................................... 30
Bảng 4.6 : Qui mô vốn của dự án ........................................................................... 31
Bảng 4.7 : Cronbach’s alpha cho mức độ xảy ra.................................................... 32
Bảng 4.8 : Cronbach’s alpha cho mức độ ảnh hưởng ............................................ 33
Bảng 4.9 : Đặt tên nhãn cho các nguyên nhân ....................................................... 33

Bảng 4.10 : Giá trị trung bình và xắp hạng mức độ xảy ra .................................... 34
Bảng 4.11: Tương quan hạng Spearman về mức độ xảy ra ................................... 38
Bảng 4.12 : Giá trị trung bình và xắp hạng mức độ ảnh hưởng ............................. 39
Bảng 4.13 : Tương quan hạng Spearman về mức độ ảnh hưởng ........................... 42
Bảng 4.14 : Xếp hạng đồng thời mức độ ảnh hưởng và mức độ tác động của các
nguyên nhân............................................................................................................ 43
Bảng 4.15 : Tương quan hạng Spearman giữa mức độ xảy ra và mức độ tác đông
của các nguyên nhân. .............................................................................................. 44
Bảng 4.16 : Nguyên nhân ở phần thứ (3). .............................................................. 47
Bảng 4.17 : Nguyên nhân ở phần thứ (4). .............................................................. 48
Bảng 4.18 : KMO and Bartlett's Test ..................................................................... 50
Bảng 4.19 : Kết quả phân tích nhân tố chính với phương pháp xoay varimax. ..... 51

iv


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 2.1 : Tiến độ thanh của dự án xây dựng theo hệ thống thực hiện thiết kế - thi
công .......................................................................................................................... 5
Hình 2.2 : Tiến độ thanh của dự án xây dựng theo hệ thống thực hiện thiết kế - đấu
thầu - thi công ........................................................................................................... 5
Hình 2.3 : Vòng đời dự án xây dựng ........................................................................ 6
Hình 3.1 : Sơ đồ qui trình nghiên cứu .................................................................... 11
Hình 3.2 : Sơ đồ qui trình thiết kế bảng câu hỏi..................................................... 13
Hình 4.1 : Qui trình phân tích số liệu ..................................................................... 26
Hình 4.2 : Vị trí làm việc của người được phỏng vấn ............................................ 27
Hình 4.3 : Kinh nghiệm làm việc của người trả lời trong ngành xây dựng ........... 28
Hình 4.4 : Vai trò của người trả lời trong dự án ..................................................... 29
Hình 4.5 : Hình thức vốn của dự án ....................................................................... 30
Hình 4.6 : Hình thức vốn của dự án ....................................................................... 31

Hình 4.7 : Qui mô vốn của dự án ........................................................................... 32
Hình 4.8 : Đồ thị điểm của các nguyên nhân ......................................................... 45
Hình 4.9 : Scree Plot của các nhân tố. .................................................................... 52
Hình 6.1 : Các nhân tố chính dẫn đến thay đổi thiết kế trong giai đoạn thi công thi
thi công xây dựng công trình .................................................................................. 60

v


THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
XÁC ĐỊNH CÁC NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN SỰ THAY ĐỔI THIẾT KẾ
TRONG GIAI ĐOẠN THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌ NH
Thay đổi thiết kế trong giai đoạn thi công xây dựng công trình thường dẫn đến sự
chậm trễ tiến độ dự án. Bảng câu hỏi khảo sát đã được dùng để thu thập dữ liệu từ 143
người làm việc trong ngành xây dựng. 43 nguyên nhân được xác định dẫn đến sự thay
đổi thiết kế trong trong giai đoạn thi công xây dựng công trình. Trong các nguyên nhân
đó thì có 3 nguyên nhân vừa có mức độ xảy ra và mức độ ảnh hưởng lớn đến tiến độ thực
hiện dự án là: (1) chủ đầu tư yêu cầu thay đổi, làm thêm; (2) chủ đầu tư thay đổi kế
hoạch tài chính cho dự án; (3) tư vấn đưa ra bản vẽ không tốt, lỗi và không đầy đủ. Kĩ
thuật phân tích nhân tố được áp dụng để nhóm 17 nguyên nhân có mức độ ảnh hưởng lớn
thành 5 nhân tố là: (1) Kế hoạch của chủ đầu tư và năng lực của nhà thầu thi công; (2)
Yêu cầu và quyết định của chủ đầu tư; (3) Năng lực của tư vấn và điều kiện địa chất; (4)
Nguyên nhân bên ngoài; (5) Nguyên nhân về kĩ thuật thi công. Các bên tham gia dự án
có thể sử dụng kết quả này để ngăn chặn sự thay đổi thiết kế và tác động của nó đến thời
gian thực hiện dự án.


ĐỀ TÀI NCKH CẤP TRƯỜNG

Th.S ĐỖ CAO TÍN


CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN TÌ NH HÌ NH NGHIÊN CƢ́U
1.1 Tính cấp thiết của đề tài:
Xây dựng là một trong những ngành công nghiệp lớn của đất nước tính theo giá trị
chi phí, lượng lao động sử dụng và tỉ lệ đóng góp vào tổng giá trị sản phẩm trong nước
của nền kinh tế quốc dân (Lan, 2009). Đất nước ngày một phát triển, nhu cầu vật chất và
tinh thần của người dân ngày một nâng cao và nhu cầu nhà ở cũng tăng lên đáng kể, nhu
cầu này ở các thành phố lớn đòi hỏi cao hơn. Sản phẩm xây dựng đòi hỏi sự kết hợp của
nhiều ngành khác nhau, và vốn dùng trong ngành xây dựng cũng rất lớn. Việc sử dụng
nguồn vốn này cách hiệu quả là mục tiêu của ngành xây dựng và của toàn xã hôi.
Sự lãng phí sức người sức của trong quá trình triển khai dự án xuất hiện ở rất
nhiều dự án xây dựng tại Việt Nam.
Khi dự án xây dựng được thực hiện thì các bên tham gia đều quan tâm đến 3 mục
tiêu cơ bản : chất lượng – chi phí – tiến độ. Nghiên cứu này nhằm giải quyết một phần
vấn đề liên quan đến một trong 3 yếu tố trên là yếu tố về tiến độ thực hiện dự án. Nhiều
đề tài trong và ngoài nước đã nghiên cứu để tìm ra các nguyên nhân dẫn đến sự chậm trễ
tiến độ làm cho chi phí công trình tăng lên, chất lượng công trình không đạt như dự kiến
như các nghiên cứu của William và các cộng sự (ccs) (2002), Assay và ccs (2005),
Hwang (2009), Thắng (2003)... Hầu hết các nghiên cứu trước đề cập đến vấn đề thay đổi
thiết kế dẫn đến việc chậm tiến độ thi công công trình. Đề tài này phát triển thêm cho các
nghiên cứu trước là làm rõ các nguyên nhân gây ra sự thay đổi thiết kế trong quá trình thi
công xây dựng công trình.
1.2 Xác định vấn đề nghiên cứu :
Nghiên cứu này bắt nguồn từ thực trạng các công trình xây dựng dân dụng và công
nghiệp ở Việt nam thường hay xảy ra sự chậm tiến độ dẫn đến chi phi vượt dự kiến, chất
lượng công trình không đạt yêu cầu do phải đẩy nhanh tiến độ. Có nhiều nguyên nhân
dẫn đến sự chậm tiến độ này. Một trong các nguyên nhân thường xảy ra và có tác động
xấu đến dự án là sự thay đổi thiết kế trong thời gian dự án đang được thi công xây dựng
(Wan và Kumaraswamy, 2009).
Page 1



ĐỀ TÀI NCKH CẤP TRƯỜNG

Th.S ĐỖ CAO TÍN

Các câu hỏi nghiên cứu đặt ra là:
-

Các nguyên nhân nào dẫn đến sự thường xuyên thay đổi thiết kế trong giai đoạn
thi công xây dựng công trình ?

-

Trong các nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi thiết kế, thì những nguyên nhân nào là
hay diễn ra nhất, và nguyên nhân nào tác động mạnh đến tiến độ của dự án ?

-

Quan điểm của các bên trực tiệp tham gia dự án với các nguyên nhân dẫn đến thay
đổi thiết kế trong giai thi công xây dựng công trình có giống nhau không ?

1.3 Mục tiêu nghiên cứu :
Để giải quyết cho các câu hỏi nghiên cứu trên, mục tiêu nghiên cứu của đề tài là :
-

Xác định các nguyên nhân chính dẫn đến sự thay đổi thiết kế trong giai đoạn xây
dựng công trình gây ra sự chậm tiến độ thi công dự án xây dựng.

-


Có hay không sự khác biệt về cách đánh giá của các bên tham gia dự án.

-

Nhóm các nguyên nhân có mức độ ảnh hưởng lớn đến tiến độ thi công.

-

Kiến nghị một số giải pháp để hạn chế sự thay đổi thiết kế trong giai đoạn thi công
của dự án.

1.4 Phạm vi nghiên cứu :
Do thời gian nghiên cứu và khả năng thu

thâ ̣p số liê ̣u có ha ̣n , đồ ng thời cũng để

tâ ̣p trung vào vấ n đề nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu như sau:
-

Không gian : các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp tại khu vực
Tp.HCM và các tỉnh lân cận.

-

Thời gian : các công trình xây dựng thi công từ năm 2000 đến 2010.

-

Đối tượng khảo sát :



Chủ đầu tư, các thành viên trong ban quản lý dự án.



Các nhà tư vấn thiết kế / giám sát.



Các Nhà thầu xây dựng.

Page 2


ĐỀ TÀI NCKH CẤP TRƯỜNG

Th.S ĐỖ CAO TÍN

1.5 Đóng góp của đề tài:
Đề tài đóng góp về mặt thực tiễn: xác định được các nguyên nhân chính dẫn đến
việc thay đổi thiết kế trong giai đoạn thi công xây dựng công trình, giúp cho các bên
tham gia dự án như chủ đầu tư, ban quản lí dự án, nhà thầu và tư vấn giảm thiểu tối đa sự
thay đổi thiết kế trong quá trình thi công công trình; dự án sẽ giảm thiểu hoặc chấm dứt
tình trạng thi công vượt tiến độ, đúng với chi phí và đạt chất lượng như dự kiến. Đồng
thời có thể kiểm soát được các rủi ro, và có biện pháp ứng phó thích hợp cho trường hợp
công trình bắt buộc phải cần sự thay đổi. Đề tài sẽ giúp cho việc thiết kế và lên kế hoạch
ban đầu lường trước được những vấn đề có thể dẫn đến việc thay đổi thiết kế trong thời
gian thi công công trình, từ đó có giải pháp thích hợp ngay từ giai đoạn chuẩn bị hồ sơ
thiết kế.

Về mặt học thuật: qua phương pháp nghiên cứu được áp dụng trong đề tài, có thể
giúp cho các đề tài sau có thể tự tin áp dụng phương pháp này cho các đề tài liên quan.

Page 3


ĐỀ TÀI NCKH CẤP TRƯỜNG

Th.S ĐỖ CAO TÍN

CHƢƠNG 2 : TỔNG QUAN
2.1 Các định nghĩa:
2.1.1 Thay đổi thiết kế:
Thay đổi thiết kế là những thay đổi liên quan đến các tiêu chuẩn kĩ thuật, bản vẽ
thiết kế đã được chủ đầu tư phê duyệt trước khi thi công công trình. Hwang và ccs (2009)
đã định nghĩa thay đổi thiết kế (design change) là kết quả dẫn đến các sự thay đổi đã
được làm trong thiết kế của dự án hoặc các yêu cầu (requirement). Những thay đổi này
diễn ra trong giai đoạn công trình đang được thi công xây dựng và đã làm thay đổi tiến độ
thi công dự kiến của công trình.
2.1.1 Thay đổi thiết kế:
Giai đoạn thi công là giai đoạn hình thành nên sản phẩm xây dựng đảm bảo đúng
như bản vẽ thiết kế với các tiêu chuẩn kĩ thuật đã đề ra.
Theo Perkins (2009), giai đoạn thi công xây dựng có thể sau khi thiết kế đã hoàn
thành (phương pháp thực hiện dự án thiết kế – đấu thầu – thi công ) (hình 2.1) hoặc sau
khi hoàn thành 1 phần của thiết kế (phương pháp thực hiện dự án thiết kế - thi công )
(hình 2.2). Perkins (2009) đưa ra quy trình thực hiện dự án xây dựng từ khi bắt đầu tới
giai đoạn hoàn thành thi công xây dựng :

Page 4



ĐỀ TÀI NCKH CẤP TRƯỜNG

Th.S ĐỖ CAO TÍN

 Với hệ thống thực hiện thiết kế – thi công:
Hình 2.1 tiến độ thanh của dự án xây dựng theo hệ thống thực hiện thiết kế - thi
công (Nguồn Perkins, 2009)
Hình thành ý tưởng
Concept planning

chọn nhà thầu thiết kế
và thi công
(select design/builder)

Thiết kế sơ bộ
(preliminary design)

thi công xây dựng
(construction)

thiết kế và giải phóng mặt bằng
(final design & project clearce)

 Với hệ thống thực hiện thiết kế – đấu thầu – thi công:
Hình 2.2 tiến độ thanh của dự án xây dựng theo hệ thống thực hiện thiết kế - đấu
thầu - thi công (Nguồn Perkins, 2009)
Hình thành ý tưởng
Concept planning


Thiết kế sơ bộ
(preliminary design)

select engineer

chọn nhà thâu thi công
(select contractor)

thiết kế và giải phóng mặt bằng
(final design & project clearce)

thi công xây dựng
(construction)

Giai đoạn thi công là một trong các giai đoạn của vòng đời dự án xây dựng
(Wikipedia, 2010) (hình 2.3) đứng ngay sau bước thiết kế kĩ thuật theo kế hoạch xây
dựng và tiêu chuẩn kĩ thuật, sau giai đoạn thi công là nghiệm thu công trình, khai thác và
bảo dưỡng công trình.

Page 5


ĐỀ TÀI NCKH CẤP TRƯỜNG

Th.S ĐỖ CAO TÍN

Hình 2.3 – vòng đời dự án xây dựng
Các yêu cầu của thị trường hay các sự cần thiết được nhận thấy
(market demands or perceived needs)
Xác định mục tiêu và quy mô dự án

hình thành ý tưởng và nghiên cứu khả thi
thiết kế sơ bộ
thiết kế kĩ thuật
kế hoạch xây dựng và tiêu chuẩn kĩ
thuật
thi công xây dựng công trình
thi công hoàn thành

kiểm tra sử dụng
( startup for occupancy )
Nghiệm thu công trình
khai thác và bảo dưỡng
sử dụng hết tuổi thọ công trình
(fulfillment of useful life)
phá bỏ hoặc sửa chữa lại công trình

Page 6


ĐỀ TÀI NCKH CẤP TRƯỜNG

Th.S ĐỖ CAO TÍN

2.1.3 Công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp:
Quy định rõ trong nghị định 209/2004/NĐ-CP, Phân cấp, phân loại công trình xây
dựng, công trình dân dụng và công nghiệp được định nghĩa như sau:
a. Công trình dân dụng :

-


Nhà ở gồm nhà chung cư và nhà riêng lẻ.

-

Công trình công cộng gồm: công trình văn hóa; công trình giáo dục; công trình y
tế; công trình thương nghiệp, dịch vụ; nhà làm việc; khách sạn, nhà khách; nhà
phục vụ giao thông; nhà phục vụ thông tin liên lạc, tháp thu phát sóng phát thanh,
phát sóng truyền hình; nhà ga, bến xe; công trình thể thao các loại.
b. Công trình công nghiệp gồm:

Công trình khai thác than, khai thác quặng; công trình khai thác dầu, khí; công
trình hoá chất, hóa dầu; công trình kho xăng, dầu, khí hoá lỏng và tuyến ống phân phối
khí, dầu; công trình luyện kim; công trình cơ khí, chế tạo; công trình công nghiệp điện tử
- tin học; công trình năng lượng; công trình công nghiệp nhẹ; công trình công nghiệp thực
phẩm; công trình công nghiệp vật liệu xây dựng; công trình sản xuất và kho chứa vật liệu
nổ công nghiệp.
2.2 Các nghiên cứu trƣớc đây :
Ogunlana và Olomolaiye (1989) (Trích Thắng, 2003), trong các nguyên nhân gây
chậm trễ tiến độ thi công ở các nước đang phát triển thì nguyên nhân thứ đứng thứ 2 là :
nguyên nhân do thông tin thiếu chính xác, những thay đổi thường xuyên trong quá trình
chỉ dẫn và thiếu tuân thủ các quy định ràng buộc của một bộ phận chủ đầu tư và đơn vị
thiết kế.
Wan và Kumaraswamy (2009) điều tra các sai sót trong phần thi công hệ thống
điện và máy móc, thiết bị (electrical and mechanical) đang bị chỉ trích ở Hongkong. Qua
bảng khảo sát các nhà giám sát có kinh nghiệm hàng đầu ở Hongkong đã cho thấy rằng:
“sự phối hợp kém“ (poor coordination) và “các thay đổi hay lỗi thiết kế” (design change
Page 7


ĐỀ TÀI NCKH CẤP TRƯỜNG


Th.S ĐỖ CAO TÍN

and/or errors) là những nguyên nhân chính cho các sự thay đổi và làm lại (variations or
change orders and rework).
Hwang và ccs (2009) sử dụng số liệu thu thập được từ 359 dự án xây dựng. Chi
phí trực tiếp cho việc làm lại khoảng 5% của tổng chi phí xây dựng. Tác giả cũng nhận
diện các nguyên nhân của việc làm lại. Trong đó, đối với các dự án được báo cáo bởi nhà
thầu thì các nguyên nhân về thay đổi do chủ đầu tư, lỗi thiết kế và các lỗi khác được xem
là dễ xảy ra và tác động mạnh đến chi phí.
William và ccs (2002), nghiên cứu về các dự án thiết kế lớn liên quan đến việc trì
hoãn và ngừng thi công. Nghiên cứu nhấn mạnh đến việc thay đổi và trì hoãn trong thiết
kế dẫn đến việc trì hoãn tiến độ thi công công trình và làm tăng chi phí của dự án.
Assay and Al-Hejji (2005) khảo sát 23 nhà thầu, 19 tư vấn, 15 chủ đầu tư, đưa ra
73 nguyên nhân dẫn đến việc trì hoãn trong thi công, sự vượt thời gian của các dự án
thường từ 10% - 30% và nguyên nhân thường xảy ra nhất là “change orders“.
Moselhi và ccs (2005) mô tả một nghiên cứu điều tra sự tác động của “change
orders“ đến năng suất xây dựng. Thay đổi thiết kế (design change) là một phần của
“change orders”. Cuộc điều tra được thực hiện ở Canada và USA mất 6 tháng và bao gồm
33 gói công việc và hợp đồng thực tế thực hiện từ năm 1990 đến 1998. “change orders”
được nhận diện là có tác động ngược đến năng suất xây dựng, dẫn đến giảm năng suất lao
động. “Change orders” cũng mang lại nhiều thử thách nghiêm trọng cho các chủ đầu tư
và nhà thầu dẫn đến sự vượt chi phí và thời gian của dự án.
Love và ccs (1999), một vấn đề phức tạp và rắc rối mà các tổ chức trong ngành
xây dựng hay gặp phải là vấn đề về chất lượng. Các sản phẩm hay dịch vụ không đạt
chuẩn luôn bắt nguồn từ việc làm lại (rework). Việc làm lại là nguyên nhân bởi các lỗi
trong suốt quá trình thiết kế. Thiếu chú ý đến chất lượng, đặc biệt trong qua trình thiết kế
là nguyên nhân chính cho việc làm lại và chi phí ước tính tăng lên khoảng 12,4 % tổng
chi phí dự án. Chi phí có thể tăng cao hơn bởi không thể tính trước được sự chậm trễ của


Page 8


ĐỀ TÀI NCKH CẤP TRƯỜNG

Th.S ĐỖ CAO TÍN

tiến độ, chi phí kiện tụng và các chi phí khác không thấy được của sự làm kém chất
lượng.
Dey (1999) cho rằng thời gian, chi phí và chất lượng là mục tiêu cơ bản của bất kì
dự án nào. Thật không may, quản lí các dự án không luôn luôn hiện thực được các mục
tiêu này. Một trong những nguyên nhân chính của sự không đạt được này là những sự
thay đổi về quy mô, thiết kế.
Sun và Meng (2009) phân loại các nguyên nhân và tác động thay đổi đến dự án
xây dựng, trường hợp áp dụng đã cho thấy phần lớn sự thay đổi là phải thiết kế lại. Vượt
thời gian và chi phí luôn luôn là hậu quả của việc thiếu quản lí các sự thay đổi, hầu hết
các sự thay đổi xảy ra từ các vấn đề trong kế hoạch và thiết kế (Hsieh và ccs, 2004).
“change orders” thường là các vấn đề thay đổi quy mô công việc, khối lượng vật liệu, các
lỗi trong thiết kế; các thay đổi thiết kế đã được làm xảy ra trong hầu hết các dự án xây
dựng (Alnuaimi và ccs, 2010). Kaming và ccs (1997) nhận thấy thay đổi thiết kế là một
trong những nguyên nhân làm chậm trễ tiến độ của dự án.
Wu và ccs (2005) phân tích thống kê các nguyên nhân của sự thay đổ i thiết kế
trong dự án đường cao tốc ở Đài Loan. Thay đổi thiết kế tồn tại trong các dự án xây dựng
là thường dẫn đến vượt chi phí và chậm trễ tiến độ của dự án. Quản lí sự thay đổi là mẫu
chốt trong quản lí dự án.
Thắng (2003) đưa ra rất nhiều nguyên nhân gây chậm trễ tiến độ trong đó có
nguyên nhân thay đổi và điều chỉnh hồ sơ thiết kế, thay đổi về khối lượng và qui mô của
công trình. Qua các công trình mà Thắng (2003) đã khảo sát :
-


Nhà bảo tàng chứng tích chiến tranh tại TP.HCM .

-

Chung cư Nhiêu Lộc – 52/2 Thống Nhất – P17 – Quận Tân Bình.

-

Nhà Xưởng công ty Nguyên Phát – KCN Tân Tạo.

-

Ngân hàng Nông Nghiệp Tỉnh Bình Phước – Thị xã Đồng Xoài.

-

Công trình trường công nhân Bưu Điện III – Tp Mĩ Tho.

-

Bệnh Viện mắt Tp.HCM – Điện Biên Phủ - Q.3 .
Page 9


ĐỀ TÀI NCKH CẤP TRƯỜNG

Th.S ĐỖ CAO TÍN

-


Bệnh viện phụ sản Từ Dũ – 284 Cống Quỳnh – Q.1 –Tp.HCM.

-

Nhà đo lường thử nghiệm – TT Kỹ Thuật III – LCN Biên Hòa 1.

-

Nhà điều hành công ti sữa Vinamilk – 184 Nguyễn Đình Chiểu – Q.3.

Có nhiều nguyên nhân đã đưa ra, trong đó nguyên nhân về sự thay đổi thiết kế
trong quá trình thi công công trình là một trong các nguyên nhân chính.
Minh (2005), nghiên cứu nguyên nhân và ảnh hưởng của các phát sinh trong dự án
xây dựng – đề xuất các giải pháp để hạn chế và kiểm soát. Nhiều nguyên nhân dẫn đến sự
phát sinh trong qua trình thi công công trình và một nguyên nhân thường xuyên là việc
phải thay đổi thiết kế trong qua trình thi công công trình.
Các nghiên cứu trên đưa ra nguyên nhân thay đổi thiết kế là một trong những
nguyên nhân thường thấy dẫn đến sự chậm trễ tiến độ. Nhưng những nghiên cứu trên
chưa đi sâu phân tích vì sao việc thay đổi thiết kế lại thường xảy ra trong quá trình triển
khai dự án xây dựng. Đề tài luận văn này sẽ phân tích sâu và tìm ra những nguyên nhân
của viêc thay đổi thiết kế trong thời gian thi công xây dựng công trình.

Page 10


ĐỀ TÀI NCKH CẤP TRƯỜNG

Th.S ĐỖ CAO TÍN

CHƢƠNG 3 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Qui trình nghiên cứu :
Hình 3.1 : sơ đồ qui trình nghiên cứu
XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU : CÁC NGUYÊN
NHÂN THAY ĐỔI THIẾT KẾ TRONG GIAI ĐOẠN THI
CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

Tham khảo các nghiên
cứu trước, sách báo,
internet

Xác định các nguyên
nhân dẫn đến việc thay
đổi thiết kế

Tham khảo ý kiến chuyên
gia và những người có
nhiều kinh nghiệm

Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát

Tiến hành khảo sát thử (pilot test)

Tiến hành khảo sát thu thập số liệu chính thức
startup for occupancy )

Phân tích số liệu khảo sát

Kiến nghị

Kết luận


Hình 3.1 thể hiện sơ đồ qui trình nghiên cứu. Sau khi xác định các vấn đề nghiên
cứu đã được xác định ở chương 1, tiến hành xác định các nguyên nhân dẫn đến việc thay
Page 11


ĐỀ TÀI NCKH CẤP TRƯỜNG

Th.S ĐỖ CAO TÍN

đổi thiết kế trong giai đoạn thi công xây dựng công trình qua việc tham khảo các nghiên
cứu trước, tham khảo ý kiến chuyên gia và những người có kinh nghiệm. Thiết kế bảng
câu hỏi khảo sát để thu thập số liệu, trước khi lấy số liệu chính thức là bước khảo sát thử
(pilot test). Sau khi thu thập đủ số liệu thông qua bảng câu hỏi khảo sát, tiến hành phân
tích số liệu; thảo luận và kiến nghị dựa trên các kết quả thu được. Cuối cùng là đưa ra các
kết luận.
3.2 Thu thập dữ liệu :
Dữ liệu thu thập thông qua bảng câu hỏi khảo sát. Thuận lợi của phương pháp thu
thập số liệu thông qua bảng khảo sát là có được thông tin từ số lượng lớn người tham gia
trong xây dựng (Sun và Meng, 2009), thực hiện dễ dàng cho mọi đối tượng và làm rõ vấn
đề một cách nhanh chóng và có thể thu thập số liệu ở nhiều cơ quan, đơn vị khác nhau
trong thời gian ngắn (Đồng, 2004). Bảng câu hỏi khảo sát là một trong những công cụ để
thu thập thông tin phản hồi từ các bên tham gia trong dự án như chủ đầu tư, tư vấn và thi
công về các sự thay đổi trong các dự án xây dựng công cộng (Alnuaimi và ccs, 2010).
Thiết kế bảng câu hỏi theo qui trình như hình 3.2. Nội dung và các phần cần có
trong bảng câu hỏi tham khảo qua các nghiên cứu trước, sách báo, lấy ý kiến chuyên gia
và từ những người có kinh nghiệm. Phát triển bảng câu hỏi và thử nghiêm bảng câu hỏi
qua việc phỏng vấn các chuyên gia, nếu câu hỏi chưa rõ ràng dễ hiểu, chưa đầy đủ, nội
dung chưa phù hợp tiến hành chỉnh sửa bảng câu hỏi tốt hơn, tiếp tục phỏng vẫn và tham
khảo ý kiến chuyên gia cho tới khi bảng câu hỏi được đánh giá tốt. Duyệt lại lần cuối và

phân phối bảng câu hỏi chính thức. Tiếp theo là thu thập bảng câu hỏi đã phát ra.
Các bảng câu hỏi được gởi tới ba đối tượng chính là: chủ đầu tư/thành viên trong
ban quản lí dự án của chủ đầu tư, tư vấn thiết kế/giám sát, nhà thầu.
Sau khi thu thập bảng câu hỏi, tiến hành kiểm tra ”sự khuyết” (missing), ”sự
chệch” (bias) và tính toán kiểm tra Cronbach’s alpha. Những bảng câu hỏi trả lời không
đầy đủ hay bị chệch sẽ bị loại.

Page 12


ĐỀ TÀI NCKH CẤP TRƯỜNG

Th.S ĐỖ CAO TÍN

Hình 3.2 : sơ đồ qui trình thiết kế bảng câu hỏi.
Đọc sách báo và các nghiên cứu đã thực hiện trước
Phỏng vấn chuyên gia và những người có
nhiều khinh nghiệm trong ngành xây dựng.
Nội dung và các thành phần cần có trong bảng câu hỏi

Phát triển bảng câu hỏi

Thử nghiệm bảng câu hỏi

Các câu hỏi rõ ràng dễ hiểu, đầy đủ
và phù hợp của nội dung nghiên cứu

Đúng
Duyệt lại lần cuối trước khi phân phối bảng câu hỏi chính thức


Phân phối bảng câu hỏi chính thức

Thu thập bảng câu hỏi

Page 13

Sai, thiếu,
cần chỉnh sửa


ĐỀ TÀI NCKH CẤP TRƯỜNG

Th.S ĐỖ CAO TÍN

Tham khảo các tài liệu khoa học của Wu và ccs (2005), Hsieh và ccs (2004),
Alnuaimi và ccs (2010), (Sun và Meng, 2009), Assaf và Al-Hejji (2008), Perkins (2009),
Hwang và ccs (2009), Wan và Kumaraswamy (2009), Đồng (2004), Thắng (2003), Trí
(2009), Minh (2005). Sau đó tổng hợp cho phù hợp với vấn đề nghiên cứu và đưa ra bảng
câu hỏi thử. Từ bảng câu hỏi thử, tiến hành đi phỏng vấn trực tiếp các chuyên gia có kinh
nghiêm chuyên môn nhiều năm trong ngành xây dựng ở Việt Nam. Các chuyên gia bao
gồm ba giảng viên hàng đầu trong ngành xây dựng, một chủ đầu tư, hai quản lí dự án
chuyên nghiệp, ba chỉ huy trưởng công trình và một giám đốc thiết kế. Các chuyên gia có
kinh nghiêm ít nhất 10 năm trong ngành xây dựng. Các chuyên gia đã đánh giá lại các
yếu tố sơ bộ và chỉnh sửa cho phù hợp với tình hình tại Việt Nam, các chuyên gia cũng
đã bổ sung thêm các nguyên nhân thường dẫn đến sự thay đổi thiết kế trong giai đoạn thi
công xây dựng công trình.
Sau khi tổng hợp các ý kiến đánh giá, tiến hành phát triển bảng câu hỏi thử lần hai,
bảng câu hỏi thử lần hai được trả lời trực tiếp bởi mười chuyên gia đã nói ở trên, và thêm
hai giám đốc trung tâm thiết kế có kinh nghiệm hơn 10 và 12 năm trong ngành xây dựng
Việt Nam. Lần này bảng câu hỏi được đánh giá là tốt. Bảng câu hỏi đã sẵn sàng để khảo

sát lấy số liệu chính.
Bảng câu hỏi được gởi ngẫu nhiên qua email đến các công ty hoạt động trong
ngành xây dựng, địa chỉ email được lấy từ “Danh bạ doanh nghiệp Việt Nam 2009”, trao
tay và phỏng vấn trực tiếp các đối tượng cần khảo sát.
3.3 Nội dung bảng câu hỏi khảo sát:
Bảng câu hỏi khảo sát thiết kế khoa học và dễ hiểu, nội dung ngoài hướng dẫn cho
người được hỏi biết mục đích của khảo sát liên quan đến đề tài nghiên cứu đang thực
hiện, bảng câu hỏi gồm 2 phần chính cần trả lời:

Page 14


ĐỀ TÀI NCKH CẤP TRƯỜNG

Th.S ĐỖ CAO TÍN

Phần A : các nguyên nhân đẫn đến sự thay đổi thiết kế trong quá trình thi
công công trình.
Mỗi câu hỏi sẽ có 2 phần cần trả lời với thang đo 5 khoảng:
Thang đo Likert từ 1 đến 5 để lấy ý kiến của các người trả lời
Phần 1 : mức độ xảy ra của nguyên nhân đó. Với:
(1) không xảy ra.
(2) ít xảy ra.
(3) xảy ra vừa.
(4) hay xảy ra.
(5) rất hay xảy ra.
Phần 2 : mức độ ảnh hưởng của nguyên nhân đó tới tiến độ dự án. Với:
(1) Không tác động: những thay đổi bởi nguyên nhân nào đó không có tác động
đến tiến độ của dự án.
(2) Tác động ít: những thay đổi bởi nguyên nhân nào đó, tiến độ của dự án bị

tác động ít, có ít xáo trộn giữa các công việc khác.
(3) Tác động vừa: những thay đổi bởi nguyên nhân nào đó, tiến độ của dự án bị
tác động vừa, nhà thầu thi công mất thời gian thương lượng với ban quản lí
dự án và có giải pháp cho sự thay đổi đó, có nhiều hơn sự xáo trộn giữa các
công việc liên quan.
(4) Tác động mạnh: những thay đổi bởi nguyên nhân nào đó, tiến độ của dự án
bị tác động mạnh, cần nhiều bên tham gia vào dự án và mất nhiều thời gian
cho sự thay đổi phù hơp.
(5) Tác động mạnh: những thay đổi bởi nguyên nhân nào đó, tiến độ của dự án
bị tác động rất mạnh, cần nhiều bên tham gia vào dự án và mất rất nhiều
thời gian cho sự thay đổi phù hơp, và có thể dẫn đễn việc tạm dừng các
công viêc, hạng mục thi công có liên quan.

Page 15


ĐỀ TÀI NCKH CẤP TRƯỜNG

Th.S ĐỖ CAO TÍN

Trong phần này, người được hỏi trả lời 43 câu hỏi được nhóm thành hai nhóm lớn
là nguyên nhân bên ngoài và nguyên nhân bên trong, trong các nhóm lớn lại phân thành
các nhóm nhỏ hơn:
I. Nguyên nhân bên ngoài : là những nguyên nhân không gây ra bởi các bên tham gia
trực tiếp đến dự án, nguyên nhân bên ngoài được phân ra thành 5 nhóm nguyên nhân
nhỏ hơn.
1. Các yếu tố về môi trƣờng:
a. Yếu tố thời tiết nhƣ mƣa, gió, nhiệt độ tại khu vưc xây dựng phức tạp khó dự
báo trước, trong thời gian thi công ảnh hưởng đến thiết kế ban đầu.
b. Yếu tố về thiên tai nhƣ lũ lụt, động đất: đây là các nguyên nhân bất khả

kháng xảy ra khi công trình đang thi công làm ảnh hưởng hay hư hỏng những
phần đã thi công, và làm thay đổi các điều kiện tự nhiên của môi trường.
c. Điều kiện địa chất phức tạp : yếu tố này thường xảy ra cho hạng mục móng
của công trình. Khi thi công với thiết kế đã làm nhận thấy sự không phù hợp và
không kinh tế nên phải có giải pháp thiết kế mới phù hợp hơn.
2. Các yếu tố về chính sách pháp luật:
a. Sự thay đổi trong các chính sách của nhà nƣớc: chính sách của nhà nước tại
khu vực xây dựng thay đổi trong thời gian xây dựng, yêu cầu chủ đầu tư phải
thay đổi thiết kế để phù hợp với các chính sách mới.
b. Các quy định và tiêu chuẩn không đồng bộ, thiếu sót: yếu tố này do các cơ
quan có thẩm quyền đưa ra các quy định và tiêu chuẩn không đồng bộ trong
giai đoạn thiết kế, nhưng trong giai đoạn thi công lại bổ sung thêm các tiêu
chuẩn mới, điều này có thế phải thay đổi thiết kế cũ cho phù hợp.
c. Chậm trễ trong việc cấp phép: yếu tố này do các cơ quan có thẩm quyền
quyết định việc cấp phép. Khi thời gian cấp phép kéo dài sẽ làm mất tính thời
Page 16


×