Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

xây dựng hệ thống bài tập và tiêu chí đánh giá các kỹ năng cho môn kỹ năng dạy học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.73 MB, 99 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KH&CN CẤP TRƯỜNG

XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP VÀ TIÊU CHÍ
ĐÁNH GIÁ CÁC KỸ NĂNG CHO MÔN
KỸ NĂNG DẠY HỌC
S

K

C

0

0

3

9

5

9

MÃ SỐ: T2011 - 88

S KC 0 0 3 6 8 1



Tp. Hồ Chí Minh, 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG

XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP VÀ TIÊU CHÍ ĐÁNH
GIÁ CÁC KỸ NĂNG CHO MÔN KỸ NĂNG DẠY HỌC

Mã số: T2011 – 88

Chủ nhiệm đề tài: ĐẶNG THỊ DIỆU HIỀN

Tp. HCM, 2012


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................................... 1
2. LÍ DO VÀ TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI .......................................................... 3
3. MỤC TIÊU: ............................................................................................................ 3
4. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU ................................................................ 3
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................ 3


PHẦN NỘI DUNG ................................................................. 6
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN ................................................................... 6
I.

CƠ SỞ XÂY DỰNG BÀI TẬP KỸ NĂNG ............................................................. 6
1.1.

Quá trình hình thành kỹ năng ............................................................................ 6

1.2.

Mô hình huấn luyện kỹ năng ............................................................................. 8

1.3.

Phân tích công việc của người giáo viên ......................................................... 12

1.4.

Quy trình xây dựng bài tập kỹ năng ................................................................ 24

II. CƠ SỞ XÂY DỰNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG ...................................... 26
2.1.

Khái niệm đánh giá kỹ năng trong dạy học...................................................... 26

2.2.

Khái niệm tiêu chí đánh giá............................................................................. 26


2.3.

Quy trình xây dựng bộ công cụ đánh giá kỹ năng cho môn học thực hành ............. 26

CHƯƠNG II: XÂY DỰNG BÀI TẬP KỸ NĂNG CHO MÔN KỸ NĂNG
DẠY HỌC ................................................................................................... 30
I. PHÂN TÍCH NỘI DUNG VÀ CẤU TRÚC CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC KỸ
NĂNG DẠY HỌC ....................................................................................................... 30
1.1.

Mục tiêu môn học Kỹ năng dạy học ................................................................ 30

1.2.

Tóm tắt nội dung môn học .............................................................................. 30

1.3.

Nội dung và thời lượng môn học ..................................................................... 31

II. XÂY DỰNG BÀI TẬP KỸ NĂNG ....................................................................... 31
2.1.

Xác định các bài tập kỹ năng........................................................................... 31

2.2.

Nội dung các bài tập kỹ năng .......................................................................... 34

2.3.


Lấy ý kiến tham khảo về hệ thống bài tập ....................................................... 38

CHƯƠNG III: XÂY DỰNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CÁC KỸ NĂNG
CỦA MÔN KỸ NĂNG DẠY HỌC ............................................................ 40
I.

XÁC ĐỊNH KỸ NĂNG CẦN KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ........................................ 40

II. LIỆT KÊ CÁC VẬT LIỆU, DỤNG CỤ VÀ THIẾT BỊ CẦN THIẾT CHO VIỆC
ĐÁNH GIÁ. ................................................................................................................. 41
III. THIẾT LẬP CÁC TIÊU CHUẨN VỀ SỰ THỰC HIỆN ........................................ 42
IV. QUYẾT ĐỊNH CHIẾN LƯỢC ĐÁNH GIÁ .......................................................... 42
V. NỘI DUNG CÁC BẢNG KIỂM TRA ................................................................... 42


VI. LẤY Ý KIẾN THAM KHẢO VỀ CÁC BẢNG KIỂM .......................................... 49

CHƯƠNG KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................ 52
I. KẾT LUẬN .................................................................................................. 52
II. TỰ ĐÁNH GIÁ NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI ......................................... 52
III. HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI ............................................................. 53
IV. KIẾN NGHỊ ............................................................................................... 53

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 54


MỤC LỤC BẢNG
Bảng 1.1 : Sơ đồ DACUM bảng phân tích nghề giáo viên kỹ thuật – dạy nghề .......... 16
Bảng 1.2 : Tiêu chuẩn năng lực – kỹ năng ................................................................. 20

Bảng 1.3 : Mẫu phiếu bài tập ..................................................................................... 25
Bảng 1.4 : Các mẫu Bảng kiểm dùng trong đánh giá kỹ năng ................................... 29
Bảng 2.1 : Tên các bài tập kỹ năng ............................................................................ 33
Bảng 2.2 : Tên các bài tập kỹ năng chương 1 ............................................................. 34
Bảng 2.3 : Bài tập Thiết kế mục tiêu dạy học ............................................................. 35
Bảng 2.4 : Bài tập Thiết kế giáo án lý thuyết ............................................................. 36
Bảng 2.5 : Bài tập Thiết kế giáo án thực hành ............................................................ 37
Bảng 2.6 : Bảng khảo sát ý kiến chuyên gia về bài tập kỹ năng .................................. 39
Bảng 3.1 : Tên các bảng kiểm đánh giá kỹ năng cho môn Kỹ năng dạy học ............... 41
Bảng 3.2 : Tên các bảng kiểm chương 1 .................................................................... 42
Bảng 3.3 : Tiêu chí đánh giá kỹ năng Thiết kế mục tiêu dạy học ................................ 44
Bảng 3.4 : Tiêu chí đánh giá kỹ năng Thiết kế giáo án lý thuyết ................................ 46
Bảng 3.5 : Kiểm tra kỹ năng Thiết kế giáo án thực hành ............................................ 49
Bảng 3.6 : Bảng đánh giá góp ý của chuyên gia về các các bảng kiểm và tiêu chí đánh
giá trong bảng kiểm ............................................................................................. 50


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
1. GV: Giáo viên
2. SV: Sinh viên
3. Tp.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT

Tp. HCM, ngày 15 tháng 02 năm 2012
THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1. Thông tin chung:
- Tên đề tài: Xây dựng hệ thống bài tập và tiêu chí đánh giá các kỹ năng cho môn
Kỹ năng dạy học
- Mã số: T2011-88
- Chủ nhiệm: Th.S Đặng Thị Diệu Hiền
- Cơ quan chủ trì: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
- Thời gian thực hiện: trước 15 tháng 12 năm 2011
2. Mục tiêu:
-

Xây dựng hệ thống bài tập kỹ năng để hỗ trợ cho việc giảng dạy môn Kỹ năng
dạy học.

-

Xây dựng các tiêu chí đánh giá cho các bài tập kỹ năng.

1. Tính mới và sáng tạo:
Đối với môn học Kỹ năng dạy học việc xây dựng tài liệu các bài tập kỹ năng và
tiêu chí đánh giá cho môn học là việc làm hoàn toàn mới chưa có đề tài nào thực
hiện.
2. Kết quả nghiên cứu:
 Nghiên cứu cơ sở về sự hình thành kỹ năng, các mô hình huấn luyện kỹ năng
để làm cơ sở xây dựng các bài tập kỹ năng cho môn Kỹ năng dạy học.
 Nghiên cứu cơ sở lý luận về các lĩnh vực đánh giá trong đào tạo nghề và quy

trình xây dựng bộ công cụ đánh giá kỹ năng làm cơ sở cho việc xây dựng các tiêu
chí đánh giá cho môn học.
 Phân tích mục tiêu và nội dung của môn học Kỹ năng dạy học để thiết kế các
bài tập và tiêu chí đánh giá cho môn học.
 Xây dựng được 14 bài tập kỹ năng cho các bài tập trong môn Kỹ năng dạy
học.
 Xây dựng được 14 bảng kiểm của các bài tập trong môn Kỹ năng dạy học.


 Lấy ý kiến tham khảo từ các chuyên gia về hệ thống bài tập và bộ bảng kiểm
đánh giá. Dựa vào những đóng góp của các chuyên gia, người nghiên cứu đã tiến
hành chỉnh sửa một số nội dung chưa đảm bảo yêu cầu trong các bảng kiểm đánh
giá quy trình.
3. Sản phẩm:
- Tài liệu trình bày 14 bài tập rèn luyện kỹ năng cho môn Kỹ năng dạng phiếu.
- Tài liệu trình bày 14 tiêu chí đánh giá cho các bài tập.
6. Hiệu quả, phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu và khả năng áp dụng:
Kết quả của đề tài có thể ứng dụng để giúp giáo viên huấn luyện kỹ năng dạy học
hiệu quả hơn, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Kỹ năng dạy học. Ngoài
ra, kết quả của đề tài còn giúp giáo viên đánh giáo chính xác hơn kết quả làm bài tập
của học sinh.
Kết quả nghiên cứu có thể chuyển giao cho các giáo viên dạy môn Kỹ năng dạy
học trong hệ thống các trường sư phạm để hỗ trợ cho quá trình dạy học.

Trưởng Đơn vị
(ký, họ và tên, đóng dấu)

Chủ nhiệm đề tài
(ký, họ và tên)


Đặng Thị Diệu Hiền


PHẦN MỞ ĐẦU
1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Ngày nay khoa học - kỹ thuật - công nghệ phát triển rất nhanh chóng và mạnh
mẽ, tri thức của loài người ngày càng phát triển nhanh, rộng và đổi mới liên tục. Đòi hỏi
con người nhanh chóng làm chủ những tri thức – kinh nghiệm mới này, đặc biệt là
nguồn nhân lực trực tiếp tham gia lao động sản xuất, làm thế nào đào tạo ra nguồn nhân
lực đáp ứng yêu cầu trên? Câu hỏi đặt ra cho ngành giáo dục – đào tạo những thách thức
mới. Để giải quyết vấn đề này, chúng ta đi từ thành tố căn bản nhất của giáo dục và đào
tạo đó là vấn đề “thầy - trò”. Muốn có trò hay phải có thầy giỏi. Để đáp ứng được nhiệm
vụ này, đòi hỏi người thầy giáo phải được huấn luyện và đào tạo một cách bài bản về
phẩm chất, năng lực sư phạm và chuyên môn.
Thời gian qua, việc nghiên cứu về công tác đào tạo, huấn luyện để phát triển,
nâng cao phẩm chất, năng lực sư phạm - chuyên môn của đội ngũ giáo viên nói chung
và giáo viên kỹ thuật nói riêng ở các trường luôn được xem trọng, đặc biệt chú trọng
đến năng lực sư phạm. Vì đó là điều kiện không thể thiếu để nâng cao hiệu quả và chất
lượng đào tạo nguồn nhân lực ở các nhà trường. Khi nói đến năng lực sư phạm của đội
ngũ giáo viên là nói đến kiến thức, kỹ năng và kỹ xảo dạy học của họ. Một giáo viên
dạy tốt khi và chỉ khi bản thân họ được huấn luyện và hình thành hệ thống kỹ năng sư
phạm hoàn chỉnh từ một hệ thống kiến thức vững vàng. Việc nghiên cứu những kỹ
năng sư phạm phục vụ cho việc đào tạo giáo viên đã được nhiều nhà nghiên cứu khoa
học giáo dục bàn đến.
Ở Liên Xô (cũ), nhiều tác giả bàn vấn đề này, đặc biệt có Ap-đun-li-na đã có
chuyên khảo bàn về “Kỹ năng sư phạm”. Tác giả đã nêu rõ từng loại kỹ năng sư phạm
của người giáo viên và phân tích tỉ mỉ những kỹ năng chung và kỹ năng chuyên biệt.1
Ở đại học tổng hợp Bang Ohio, Mỹ có ấn hành: “Bộ mô đun đào tạo bồi dưỡng
giáo viên kỹ thuật và dạy nghề” (Modules of Performance Based Teacher Education –
PBTE Modules), nhằm huấn luyện và bồi dưỡng kỹ năng sư phạm kỹ thuật và dạy

nghề cho giáo viên kỹ thuật và dạy nghề.2
Cuốn số tay “Sư phạm Kỹ thuật”, của Steven Hack Bacrth, xuất bản năm 1994,
tại đại học New Jesey, New York, Mỹ, đề cập nhiều đến kỹ năng sư phạm kỹ thuật của

1
2

Nguyễn Như An (1997): Phương pháp Dạy học Giáo dục học. Đại học Sư phạm Hà Nội 1
Modules of Performance Based Teacher Education – PBTE Modules, Ohio, USA.

1


người giáo viên kỹ thuật và dạy nghề các trường dạy nghề tại Mỹ.3
Bộ tài liệu tập huấn và bồi dưỡng về “Dự án đào tạo – Bồi dưỡng kỹ năng sư
phạm Việt – Úc (VAT)”, năm 2005, khóa đào tạo – bồi dưỡng diễn ra tại Úc cho giáo
viên, giảng viên của các trung tâm, trường kỹ thuật và dạy nghề ở Việt Nam.
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội- Tổng cục dạy nghề, năm 2004 triển khai
dự án “Tập huấn và bồi dưỡng phương pháp sư phạm cho giáo viên kỹ thuật và dạy
nghề”. Nội dung dự án tập trung bồi dưỡng một số kỹ năng cơ bản dạy học kỹ thuật và
dạy nghề cho giáo viên đang công tác tại các trung tâm, trường dạy nghề trực thuộc Bộ
Lao động Thương binh và Xã hội quản lý.
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. HCM, với đề tài cấp bộ mã số B2000 –
18 – 19: “Nghiên cứu phương pháp huấn luyện kỹ năng sư phạm nghề cho sinh viên sư
phạm kỹ thuật”, chủ nhiệm đề tài Ths. Đỗ Mạnh Cường (2002). Nội dung đề tài xác
định những kỹ năng sư phạm nghề, khảo sát thực tế tìm ra những kỹ năng yếu nhất của
giáo viên giáo viên dạy nghề tiến hành bồi dưỡng, đề tài tập trung vào kỹ năng thiết kế
hoạt động học trong dạy học lý thuyết và thực hành.
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. HCM, đề tài cấp bộ mã số B2003 –19 –
23: “Nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo kỹ năng sư phạm kỹ

thuật, chủ nhiệm đề tài TS. Võ Thị Xuân (2003). Đề tài tập trung vào giải quyết các
vấn đề:
-

Nghiên cứu tìm hiểu những phương pháp đào tạo kỹ năng mới, có hiệu quả
trong và ngoài nước.

-

Nghiên cứu chọn lựa những giải pháp có khả năng áp dụng được phù hợp với
điều kiện thực tế Đại học Việt Nam.

-

Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật đề tài thạc sĩ của học viên Võ đình Dương
“Xây dựng hệ thống bài tập rèn kỹ năng Sư phạm Kỹ thuật trong môn Phương
pháp Giảng dạy” dùng tại trường Đại học sư phạm kỹ thuật thành phố HCM đã
xây dựng một hệ thống bài tập và những tài liệu hướng dẫn cho những bài tập của
môn Phương pháp giảng dạy.

Trong những tài liệu và các công trình nghiên cứu trên chủ yếu nghiên cứu về
cơ sở lí luận và thực tiễn của các phương pháp đào tạo, huấn luyện cũng như bồi
dưỡng kỹ năng sư phạm nói chung và kỹ năng sư phạm kỹ thuật nói chung. Đây là là
nguồn tài liệu quý để người nghiên cứu tham khảo bổ sung cho đề tài. Tuy nhiên, các
3

Steven Hackbacrth (1994): The Education Technology Handbook, Educationnal Technology Pulications
Englewood Cliffs, New Jesey 07623, New York.

2



đề tài trên chưa tập trung vào nghiên cứu các bài tập cụ thể để rèn luyện kỹ năng và
đánh giá các kỹ năng cho môn Kỹ năng dạy học. do đó, với đề tài “Xây dựng hệ thống
bài tập và tiêu chí đánh giá các kỹ năng cho môn Kỹ năng dạy học”, người nghiên cứu
không đi sâu vào việc xác định lại những kỹ năng cần thiết cho việc giảng dạy mà chủ
yếu dựa trên cơ sở phân tích nghề giáo viên để nhận xét sự phù hợp với chương trình
môn học từ đó xây dựng các bài tập kỹ năng và tiêu chí đánh giá cho các kỹ năng đó.

2. LÍ DO VÀ TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
“Kỹ năng dạy học” là một trong những môn học cốt lõi của sinh viên chuyên
ngành sư phạm. Môn học này được áp dụng cho sinh viên từ khóa 08 trở về sau. Môn
học này đã được triển khai cho nhiều giáo viên trong khoa giảng dạy trong 3 học kỳ
gần đây. Nguồn tài liệu cho giáo viên và sinh viên sử dụng là tập bài giảng môn Kỹ
năng dạy học. Mỗi giáo viên khi dạy môn học này tổ chức giảng dạy và đánh giá theo
kinh nghiệm riêng của từng người. Do đó một số giáo viên còn gặp khó khăn trong
việc đưa ra bài tập, tổ chức giảng dạy cũng như là việc kiểm tra đánh giá cho môn học.
Để giải quyết khó khăn trên của bản thân và của những giáo viên giảng dạy môn học
này, người nghiên cứu chọn đề tài “Xây dựng hệ thống bài tập và tiêu chí đánh giá
các kỹ năng cho môn Kỹ năng dạy học” với mục đích là xây dựng được hệ thống bài
tập và những tiêu chí đánh giá chung cho môn học góp phần nâng cao chất lượng dạy
học.
3. MỤC TIÊU: đề tài này hướng đến 2 mục tiêu chính là
-

Xây dựng hệ thống bài tập kỹ năng để hỗ trợ cho việc giảng dạy môn Kỹ năng
dạy học.

-


Xây dựng các tiêu chí đánh giá cho các bài tập kỹ năng.

4. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
-

Đối tượng nghiên cứu: Nội dung các bài tập kỹ năng và tiêu chí đánh giá các kỹ
năng.

-

Phạm vi nghiên cứu: Môn Kỹ năng dạy học tại khoa Sư phạm Kỹ thuật để
giảng dạy cho sinh viên chuyên ngành sư phạm.

5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu tài liệu
 Phân tích và tổng hợp những tài liệu để xây dựng cơ sở lí luận cho đề tài.
 Chương trình môn học Kỹ năng dạy học
 Các văn bản pháp lý quy định về kiểm tra, đánh giá trong đào tạo.

3


Phương pháp tổng hợp ý kiến chuyên gia
Trao đổi, phát phiếu lấy ý kiến về các bài tập kỹ năng và tiêu chí đánh
giá của chuyên gia, giáo viên dạy môn học này.

4


PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
I.

CƠ SỞ XÂY DỰNG BÀI TẬP KỸ NĂNG

1.1.

Quá trình hình thành kỹ năng
1.1.1

Các mức độ kỹ năng

Kỹ năng: Là khả năng thực hiện một công việc hoặc một hoạt động nào đó một
cách có chất lượng và hiệu quả theo yêu cầu, mục đích xác định trong những điều kiện
nhất định (thời gian, phương tiện, môi trường hoạt động, nguồn lực…).
Kỹ năng thực hành được phân thành 5 cấp độ từ thấp đến cao như sau:
 Bắt chước: quan sát và lặp lại một kỹ năng nào đó.
 Thao tác: hoàn thành một kỹ năng theo hướng dẫn mà không còn bắt chước máy
móc.
 Chuẩn hoá: lặp lại kỹ năng nào đó chính xác, thuần thục không cần phải hướng
dẫn.
 Phối hợp: kết hợp được nhiều kỹ năng theo thứ tự một cách nhịp nhàng ổn định.
 Tự động hoá: hoàn thành một hay nhiều kỹ năng một cách dễ dàng, thành thục.
1.1.2

Quá trình hình thành kỹ năng

Kỹ năng có nhiều loại, nhưng chúng thường được hình thành theo những quy
luật nhất định, thường bắt đầu từ việc nhận thức và kết thúc là biểu hiện ở hành động
cụ thể. Có thể tóm tắt theo hình sau:

HS

Lĩnh hội hiểu biết
kỹ thuật

Bắt chước

Luyện tập

KQ

Hình ảnh, biểu
tượng vận động

Động hình vận
động

Kỹ năng

GV

Định hướng, thông
tin kỹ thuật

Làm mẫu hành
động

Huấn luyện

Hình 1: Quá trình hình thành kỹ năng - Hoạt động của giáo viên học sinh 4


4

Xem Nguyễn Văn Bính, Trần Sinh Thành và Nguyễn Văn Khôi: Phương pháp dạy kỹ thuật công nghiệp. Nhà
xuất bản Giáo duc, Hà nội, năm 1999, trang 84.

6


Qua sơ đồ trên cho ta thấy, quá trình hình thành kỹ năng ở học sinh gồm ba giai
đoạn:
(1) Giai đoạn hình thành động cơ và lĩnh hội hiểu biết cần thiết cho hoạt động.
(2) Kết quả của giai đoạn này là hình thành biểu tượng và hình ảnh hành động, bao
gồm nhận thức về mục đích, nhiệm vụ và trình tự các động tác cần thực hiện. Để
đạt được kết quả này giáo viên phải định hướng tạo động cơ học tập và các hiểu
biết cần thiết cho học sinh.
(3) Giai đoạn tạo dựng động hình vận động
(4) Nhằm chuyển biểu tượng vận động thành các vận động tay chân, hay còn gọi là
động hình vận động. Động hình có được nhờ quan sát và bắt chước một cách có ý
thức những động tác đang và đã có trước đây. Để hỗ trợ cho học sinh động hình
giáo viên cần phải làm mẫu, giải thích kỹ lượng cho học sinh về hành động cần
hình thành kỹ năng.
(5) Giai đoạn hình thành kỹ năng:
(6) Ở giai đoạn này kỹ năng được hình thành dần dần nhờ tái hiện, lặp đi lặp lại nhiều
lần những động hình đã có kết hợp với việc phân tích, điều chỉnh vận động. Do đó
giai đoạn này giáo viên cần tổ chức huấn luyện cho học sinh. Ngoài ra để kỹ năng
phát triển cao hơn người học nên:
Thực hành kỹ năng trong các tình huống và điều kiện khác nhau



Thực hiện kỹ năng đã học trong các tình huống và điều kiện khác nhau



Thực hiện kỹ năng đạt tiêu chuẩn quy định.
Vận dụng kỹ năng trong hoạt động nghề nghiệp.



Thực hiện phối hợp các kỹ năng đã học khác để giải quyết các vấn đề trong
thực tiễn nghề nghiệp.



Phối hợp với đồng nghiệp trong sự phân công và hợp tác khi thực hiện các dự
án nghề nghiệp.

Từ việc phân tích quá trình hình thành kỹ năng trên chúng ta thấy được rằng
trong dạy thực hành cần kết hợp sử dụng nhiều phương pháp dạy học đơn lẽ khác
nhau tùy theo mục đích và nội dung của từng giai đoạn như phuơng pháp làm mẫu
– quan sát, huấn luyện – luyện tập. Các giai đoạn hình thành kỹ năng là cơ sở cho
việc thiết kế cấu trúc bài dạy thực hành (giai đoạn hướng dẫn ban đầu, hướng dẫn
thường xuyên, hướng dẫn kết thúc) và các mô hình về phương pháp dạy thực hành.

7


1.2.

Mô hình huấn luyện kỹ năng

1.2.1

Cơ sở để xây dựng mô hình huấn luyện

Để xây dựng nên những mô hình dạy học, các nhà giáo dục hàn lâm phải đi tìm
cho mình những cơ sở lý luận làm nền tảng, và họ đã tìm thấy được những cơ sở lý
luận ấy từ các lý thuyết: lý thuyết học tập, lý thuyết về truyền thông, lý thuyết hệ
thống. Tuy nhiên, càng ngày, lý thuyết học tập càng tỏ rõ vai trò nền tảng cho việc xây
dựng các mô hình dạy học. Chính vì thế, xem xét các mô hình dạy học trong môi
trường dạy học ngày nay dựa trên nền tảng của lý thuyết học tập là điều cần thiết.
Có ba lí thuyết học tập chủ yếu được áp dụng là : Thuyết hành vi
(Behaviourism), Thuyết nhận thức (Cognitivism) và Thuyết cấu trúc (Constructivism).
Trong ba lý thuyết học tập kể trên thì Thuyết hành vi (Behaviourism) có một ảnh
hưởng rất lớn trong việc làm nền tảng cho việc xây dựng nên các mô hình dạy học
dùng trong dạy và huấn luyện kỹ năng.
1.2.2

Các mô hình dạy học theo thuyết hành vi

Thuyết hành vi nhấn mạnh đến hai cặp yếu tố sau :
 Kích thích & phản ứng
 Củng cố & phần thưởng
Các mô hình dạy học theo thuyết hành vi bao gồm : học thông thạo, dạy học theo
chương trình, hệ thống dạy học cá nhân hoá, dạy học bằng trắc nghiệm. Trong đó, mô
hình học thông thạo là mô hình phổ biến nhất dùng trong dạy học huấn luyện kỹ năng
cho người học.
Đặc điểm của các mô hình dạy học theo thuyết hành vi:5
 Xác định mục đích dạy học
 Chia mục đích dạy học thành các mục tiêu cụ thể
 Lập kế hoạch và trình tự các sự kiện dạy học

 Trình bày từng sự kiện
 Hướng dẫn và xây dựng các hoạt động thực hành
 Tạo cơ hội cho người học thực hành và thể hiện kết quả học tập
 Củng cố

 Đánh giá

5

Đỗ Mạnh Cường (2006): Ứng dụng CNTT trong dạy học. Trường ĐH SPKT TP. HCM. Trang 14.

8


1.2.3

Mô hình học thông thạo

Mô hình học thông thạo là một trong những mô hình rất phổ biến hiện nay
trong dạy học và đặc biệt là trong lĩnh vực huấn luyện, đào tạo kỹ năng. Mô hình này
dựa trên hai nguyên tắc: theo cấu trúc tuần tự (step by step) và đảm bảo đủ thời gian để
mọi học sinh có thể thành thạo mục tiêu học tập.
Mô hình học thông thạo do John B.Carroll (1971) đề ra và có 5 pha hoạt động:


Định hướng (ôn lại kiến thức cũ, xác định mục tiêu)



Trình bày ( giải thích khái niệm mới, kiểm tra hiểu biết)




Hướng dẫn thực hành (làm mẫu, làm thử, cung cấp phản hồi đúng)



Thực hành (thực hành độc lập, phản hồi)



Đánh giá (đảm bảo sự thông thạo và chuyển sang mức kế tiếp)
Thông thường, sinh viên sau khi tốt nghiệp các trường sư phạm, để có thể đảm

nhận được vị trí công việc giảng dạy theo những lĩnh vực ngành nghề được đào tạo.
Tuy nhiên để làm được điều này, họ phải có thời gian dài để bồi dưỡng thích ứng mới
có thể đảm nhận vị trí làm việc được phân công. Lý do là: nội dung chương trình và
cách thức đào tạo hiện nay ở các trường sư phạm nói chung và sư phạm kỹ thuật nói
riêng chưa đáp ứng được nhu cầu của thực tiễn.
Học thông thạo là cách tiếp cận mới trong giáo dục nói chung và giáo dục kỹ
thuật nghề nghiệp nói riêng. Học thông thạo chứa đựng những quan điểm dạy học mới,
nếu nó được áp dụng chúng ta có thể phát huy những gì tốt nhất ở tất cả các sinh viên
trong quá trình học tập. Khi tốt nghiệp đại đa số sinh viên đạt được: kiến thức nghề
nghiệp thông tỏ, kỹ năng nghề nghiệp thành thạo.
Những quan điểm đề cập dưới đây dựa trên tư tưởng của những nhà tiên phong
trong cách tiếp cận mới trong giáo dục "Học thông thạo". Trong số những người được
nhắc đến nhiều nhất thuộc lĩnh vực này có John B.Caroll, James H.Block và Benjamin
S.Bloom.
1.2.4


Vận dụng mô hình học thông thạo để huấn luyện kỹ năng

Để thực hiện được phương thức tiếp cận mô hình học thông thạo, trong
quá trình giáo dục người dạy cần quán triệt những nguyên tắc dạy theo kỹ năng
sau:


Nguyên tắc 1: Sự nhiệt tình của giáo viên.

Đây là yếu tố quan trọng nhất trong nguyên tắc dạy học theo kỹ năng, vì nếu không
có lòng nhiệt tình thì không có một ý tưởng, quan điểm dạy học tốt đẹp nào trở
9


thành hiện thực. Nguyên tắc này được thể hiện trong tất cả các khâu của quá trình
dạy học.


Nguyên tắc 2: Giáo án được chuẩn bị phải định hướng theo 4 yếu tố sau:

o Chuẩn bị: Môi trường và đối tượng học tập (xác định học ở đâu, sinh viên là ai)
o Trình bày: Nội dung của kỹ năng và tổ chức các hoạt động học tập cho sinh
viên (xác định rõ mục đích và nội dung những hoạt động sẽ diễn ra trong bài
học)
o Áp dụng: Cho phép sinh viên áp dụng lý thuyết và thực hành đủ (xác định nội
dung và thời gian những bài tập thực hành)
o Đánh giá: Sự thực hiện những kỹ năng của sinh viên (qua quá trình thực hiện và
sản phẩm thực hiện của sinh viên)



Nguyên tắc 3: Bước đầu tiên của việc dạy theo kỹ năng là làm mẫu kỹ năng đó
một cách chính xác.

Làm mẫu một kỹ năng là cầu nối giữa lý thuyết và thực hành, vì vậy đây là
bước quan trọng nhất của dạy một kỹ năng. Làm mẫu không chuẩn xác dẫn đến sinh
viên mất niềm tin và hứng thú học tập. Một kỹ năng có thể có một số quy trình thực
hiện khác nhau, khi dạy kỹ năng đó cần lựa chọn một quy trình thực hiện tối ưu và chỉ
làm mẫu một quy trình đó khi dạy. Để làm mẫu chuẩn xác, trước khi trình diễn mẫu,
giáo viên phải luyện tập trước khi lên lớp.


Nguyên tắc 4: Bước cuối cùng của việc học một kỹ năng là dạy kỹ năng đó
trong những hoàn cảnh khác nhau.

Nguyên tắc này đòi hỏi người giáo viên, khi dạy một kỹ năng nào đó cần tạo
những điều kiện và cơ hội để sinh viên có thể thực hành kỹ năng đó trong những điều
kiện và hoàn cảnh khác nhau, thông qua những bài tập hoạt động nhóm và các nhân
hoặc những đợt thực tập và thực tế. Chỉ có như vậy sinh viên mới có thể thông thạo kỹ
năng đó.


Nguyên tắc 5: Khi dạy học, không nên nói liên tục quá 20 phút.

Nếu sinh viên bị tác động vào cơ quan thính giác liên tục trong vòng 20 phút,
trung khu thần kinh phụ trách cơ quan thính giác tạo ra khối ức chế và nó sẽ lan toả ra
xung quanh dẫn đến giảm khả năng tiếp nhận thông tin mới. Biểu hiện của nó là: sinh
viên nẩy sinh phản xạ tự vệ bằng cách ngủ gật, hoặc có những hoạt động thiếu tập
trung vào bài giảng. Để khắc phục tình trạng trên, người giáo viên cần sử dụng đồng
thời nhiều phương pháp, phương tiện và kỹ thuật dạy học khác nhau



Nguyên tắc 6: Chỉ nói, không phải là dạy; chỉ nghe không phải là học.
10


Nguyên tắc này đòi hỏi quá trình dạy học là quá trình tổ chức và phối hợp các
hoạt động giữa người dạy và người học, nhằm thực hiện các mục tiêu bài dạy học đã
đề ra. Đặc biệt, dạy học theo kỹ năng thực chất là dạy qua việc thực hiện của sinh viên,
lấy quá trình và kết quả thực hiện của sinh viên là thước đo của việc dạy và học.


Nguyên tắc 7: Khi dạy một kỹ năng phải cho sinh viên thực hành nhiều lần
trong những điều kiện và hoàn cảnh khác nhau.

Kỹ năng chỉ được hình thành thông qua luyện tập. Để có thể học một kỹ năng
thành thông thạo, không chỉ tuân thủ các bước hình thành kỹ năng (hiểu kỹ năng- thực
hiện kỹ năng- Thực hiện thuần thục kỹ năng đó) mà còn phải tổ chức thực hành kỹ
năng đó trong những điều kiện, và hoàn cảnh khác nhau.


Nguyên tắc 8: Trước khi thực hành, sinh viên phải nói sẽ làm gì và làm như
thế nào?
Nguyên tắc này đòi hỏi, sinh viên phải hiểu và nắm vững nội dung và quy trình

thực hiện kỹ năng và những lưu ý an toàn khi bắt tay thực hiện kỹ năng đó


Nguyên tắc 9: Công cụ đánh giá đầu tiên khi dạy kỹ năng là đánh giá qua việc
thực hiện.


Nguyên tắc này đòi hỏi dạy học theo kỹ năng phải kiểm tra, đánh giá thường
xuyên và tuân thủ theo mục tiêu thực hiện của kỹ năng đó. Bất cứ bài dạy một kỹ năng
nào cũng phải xác định một mục tiêu thực hiện nhất định, vì vậy để đánh gía kết quả
học tập của sinh viên trước hết phải đánh giá thông qua quá trình thực hiện kỹ năng đó
của họ.


Nguyên tắc 10: Môi trường học tập, nhất là thiết bị phải phù hợp với thực tiễn.

Nguyên tắc luyện tập, thực hành trên những thiết bị, phương tiện, máy móc mà
thực tiễn đang sử dụng.


Nguyên tắc 11: Vai trò của giáo viên là giúp đỡ, chứ không can thiệp vào học
tập của sinh viên.

Để sinh viên có thể học một cách thông thạo, không ai có thể học thay họ ngay
cả giáo viên, vì vậy trong tất cả các khâu của quá trình dạy học người giáo viên luôn
đóng vai trò cố vấn giúp đỡ tổ chức các hoạt động học tập để sinh viên đạt được mục
tiêu của bài học.


Nguyên tắc 12: Sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học.

Phương tiện trực quan như người thầy thứ hai của sinh viên, giúp họ nắm vững
và áp dụng những kiến thức đã học vào trong thực hành và luyện tập.

11



1.3.

Phân tích công việc của người giáo viên

1.3.1 Bảng phân tích nghề giáo viên Dạy nghề
Giáo viên một nhân tố quyết định sự thành công của xã hội. Để có những đội
giáo viên giỏi thì người giáo viên phải được đào tạo cả về năng lực chuyên môn lẫn
năng lực sư phạm. Sự thành công trong hoạt động sư phạm của người giáo viên kỹ
thuật dạy nghề phụ thuộc rất nhiều vào năng lực sư phạm kỹ thuật nghề nghiệp của họ
và để có được những năng lực này cần phải có quá trình đào tạo và rèn luyện không
ngừng. Vậy dựa vào cơ sở nào để biết người giáo viên dạy nghề cần những năng lực
nào? Cũng tương tự như một số ngành, nghề khác để biết cơ sở cho việc đào tạo người
xây dựng chương trình dựa vào một cơ sở rất quan trọng đó là bảng phân tích nghề.

12


NHIỆM VỤ

A. CHUẨN
BỊ BÀI
DẠY

B. CHUẨN
BỊ PHƯƠNG
TIỆN DẠY
HỌC

CÔNG VIỆC
1. Thu

thập tài
liệu liên
quan tới
bài dạy
1. Lựa
chọn đồ
dùng dạy
học liên
quan

2. Nghiên
cứu giáo
trình môn
học

3.Nghiên
cứu nội
dung bài
dạy

2. Làm đồ
dùng dạy
học đơn
giản

3. Tổ
chức học
sinh làm
đồ dùng
dạy học


4. Viết
mục tiêu
bài dạy

5. Thử
4. Soạn
phương
tài liệu bổ
tiện trước
sung
buổi dạy

4. Tổ
C. LÊN LỚP

1. Ổn
định lớp

2. Kiểm
tra bài cũ

3. Giảng
bài mới

5.Thiết kế
buổi dạy

chức học
viên hoạt

động học
tập

6. Soạn
giáo án

8. Hướng
dẫn bài

9. Giới
thiệu tài

10. Giới
thiệu

tập về
nhà

liệu tham
khảo

phương
pháp học

tự sử
dụng
phương
tiện

6. Xử lý

tình

phản hồi
của học

huống
nảy sinh

13

8. Thông
qua tổ,
bộ môn

10. Dự
tính tình
huống sư
phạm có
thể xảy ra

6. Thiết
kế trình

5. Thu
nhận
thông tin

viên

7. Viết

nội dung
bài dạy

9. Nắm
tình hình
nội dung
của lớp
dạy

7. Củng
cố bài


11.Phụ
đạo học
sinh yếu

D. TỔ
CHỨC
THỰC
HÀNH

1. Soạn
bài tập
thực
hành

1. Liên hệ
cơ sở
E. TỔ CHỨC

thực tập
THỰC TẬP
cho học
sinh

11. Tổng
kết thực
tập

12.Bồi
dưỡng học
sinh giỏi

2. Viết
hướng dẫn
quy trình
thực hành

2. Phổ
biến mục
đích yêu
cầu thực
tập

12. Chấm
báo cáo
thực tập

3. Bố trí
phương

tiện thực
hành

4. Thử
trước các
phương
tiện thực
hành

3. Phổ
biến nội
quy thực

4. Hướng
dẫn đề
cương

tập

thực tập

13. Báo
cáo kết
quả thực
tập với bộ
môn

5. Mặc
trang
phục bảo

hộ

8. Tổ
6. Trình 7. Hướng chức học
9. Xử lý
diễn thực dẫn học viên hoạt
tình
hành
viên thực
động
huống nảy
mẫu
hành
thực
sinh
hành

5. Chia
nhóm
thực tập

6. Triển
khai thực
tập ở cơ
sở

14. Tổ
chức thực
tập kết
hợp với

SX kinh
doanh

14

7. Xử lý
tình
huống
nảy sinh

8. Hướng
dẫn ghi
nhật ký
thực tập

9. Kiểm
tra thực
tập

10.
Hướng
dẫn viết
báo cáo
thực tập


F. ĐÁNH
GIÁ CHẤT
LƯỢNG
DẠY HỌC


G. LÀM
CHỦ
NHIỆM LỚP

2. Tổ chức
thi / Kiểm
tra

3. Chấm
bài thi /
Kiểm tra

4. Rút
kinh
nghiệm
sau thi /
Kiểm tra

1. Lập sổ
điểm
danh

2. Tổ chức
bầu ban
cán sự lớp

3. Phân
chia tổ/
nhóm học

tập

4. Phổ
biến nội
quy lớp
học

5. Tổ
chức hoạt
động
ngoại
khoá

11. Tổ

12. Sơ kết

13. Xét kỷ

chức sinh
hoạt lớp

cuối học
kỳ

luật học
sinh

14. Xét
học sinh

lên lớp
cuối năm

15.Tổng
kết cuối
năm, cuối
khoá học

1. Ra đề
thi/ Kiểm
tra

5.Kiểm
tra nhanh
bằng câu
hỏi miệng

15

6. Đánh
giá bài
thực
hành /
thí
nghiệm
6. Giải
quyết sự
vụ nảy
sinh


7. Tổ
chức thi
học sinh
giỏi

8. Phân
loại học
sinh

9. Báo cáo
kết quả thi
/ Kiểm tra
với bộ
môn

8. Dự giờ
7. Tư vấn giáo viên 9. Giúp đỡ
nghề
dạy lớp
học sinh
nghiệp mình chủ
cá biệt
nhiệm

10. Quan
hệ với gia
đình học
sinh



H. NÂNG
CAO
CHUYÊN
MÔN
NGHIỆP VỤ

I. NGHIÊN
CỨU KHOA
HỌC

J. THAM
GIA HOẠT
ĐỘNG
CHÍNH TRỊ
VÀ XÃ HỘI

1. Dự giờ
đồng
nghiệp

1. Đề
xuất đề
tài nghiên
cứu

1. Tham
gia hội
đồng sư
phạm


2. Nghiên
cứu tài
liệu

3. Sinh
hoạt tổ /
Bộ môn

4. Tham
dự hội
thảo

2. Viết đề
cương
nghiên
cứu

3. Lập kế
hoạch
nghiên
cứu

4. Tổ
chức
nghiên
cứu

2. Tham
gia hoạt
động đoàn

thể ở nhà
trường

3. Tham
gia hoạt
động hội
nghề
nghiệp

4. Tham
gia hoạt
động
công
đồng nơi
cư trú

chuyên
môn / Sư
phạm

6. Tham
dự tập
huấn
chuyên
đề

7. Tham
gia hội
giảng


5. Điều
tra khảo
sát

6. Xử lý
thông tin

7. Viết
kết quả
nghiên
cứu

5. Tham
gia tuyển
sinh

6. Biên
soạn
chương
trình
môn học

7. Viết
giáo
trình
môn học

5. Đi thực
tế cơ sở


8. Tham
quan cơ
sở bạn

8. Tổ
chức hội
thảo
khoa học
đề tài

Bảng 1.1 : sơ đồ DACUM bảng phân tích nghề giáo viên kỹ thuật – dạy nghề

16

9. Tham
dự lớp bồi
dưỡng sư
phạm

10. Bồi
dưỡng
giáo viên
mới

9. Quyết
toán kinh

10. Bảo vệ
nghiệm


phí

thu đề tài


1.3.2 Tiêu chuẩn năng lực sư phạm kỹ thuật và dạy nghề của giáo viên
Việt Nam
Dưới đây trình bày tóm tắt về các tiêu chuẩn năng lực của một người giáo viên
kỹ thuật dạy nghề. Đây là kết quả tổng hợp từ kết quả phân tích nghề trong các dự án,
các khóa tập huấn, bồi dưỡng sư phạm cho giáo viên trung học chuyên nghiệp – dạy
nghề liên quan đến hoạt động Nghiên cứu và Phát triển Giáo dục Việt Nam.6
TIÊU CHUẨN KỸ NĂNG

TIÊU CHUẨN NĂNG LỰC

(Skill Standards)

(Competency Standards)

1 - Chuẩn bị bài dạy

1.

Thu thập tài liệu liên quan tới bài dạy

2.

Nghiên cứu giáo trình môn học

3.


Nghiên cứu nội dung bài dạy

4.

Viết mục tiêu bài dạy

5.

Thiết kế buổi dạy

6.

Soạn giáo án

7.

Viết nội dung bài dạy

8.

Thông qua tổ bộ môn

9.

Nắm tình hình học sinh của lớp dạy

10. Dự tính tình huống sư phạm có thể xảy ra

2 - Chuẩn bị phương tiện dạy

học

3 - Lên lớp

1.

Lựa chọn đồ dùng dạy học liên quan

2.

Làm đồ dùng dạy học đơn giản

3.

Tổ chức học sinh làm đồ dùng dạy học

4.

Soạn tài liệu phát bổ sung

5.

Thử phương tiện trước buổi dạy

6.

Thiết kế trình tự sử dụng phương tiện

1.


Ổn định lớp

6

Châu Kim Lang ( 1999 )Đánh giá phẩm chất & năng lực Giáo viên.PHIẾU KIẾN
THỨC- Trường ĐHSPKT.TP.Hồ Chí Minh.
Châu Kim Lang ( 2000 )Biểu đồ DACUM phân tích nghề GIÁO VIÊN DẠY NGHỀ.Dự
án tăng cường các TTDN. Sở LĐTB& XH.TP. Hồ Chí Minh.
Nguyễn Đức Trí (2005). Tài liệu Bồi dưỡng PPDH.GV- Dự án VTEP

17


2.

Kiểm tra bài cũ

3.

Giảng bài mới

4.

Tổ chức học viên hoạt động học tập

5.

Thu thập thông tin phản hồi từ học viên

6.


Xử lý tình huống nảy sinh

7.

Củng cố bài

8.

Hướng dẫn bài tập về nhà

9.

Giới thiệu tài liệu tham khảo

10. Giới thiệu phương pháp học
11. Phụ đạo học sinh yếu
12. Bồi dưỡng học sinh giỏi

4 - Tổ chức thực hành

5 - Tổ chức thực tập

1.

Soạn bài tập thực hành

2.

Viết hướng dẫn quy trình thực hành


3.

Bố trí phương tiện thực hành

4.

Thử trước các phương tiện thực hành

5.

Mặc trang phục bảo hộ

6.

Trình diễn thực hành mẫu

7.

Hướng dẫn học viên thực hành

8.

Tổ chức học viên hoạt động thực hành

9.

Xử lý tình huống nảy sinh

1.


Liên hệ cơ sở thực tập cho học sinh

2.

Phổ biến mục đích yêu cầu thực tập

3.

Phổ biến nội quy thực tập

4.

Hướng dẫn đề cương thực tập

5.

Chia nhóm thực tập

6.

Triển khai thực tập ở cơ sở

7.

Xử lý tình huống nảy sinh

8.

Hướng dẫn ghi nhật ký thực tập


9.

Kiểm tra thực tập

18


×