Tải bản đầy đủ (.pdf) (200 trang)

nghiên cứu xây dựng phần mềm giảng dạy cho môn thiết kế trang phục theo quan điểm dạy học tích cực với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.74 MB, 200 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGUYỄN THÀNH HẬU

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG PHẦN MỀM GIẢNG DẠY
CHO MÔN THIẾT KẾ TRANG PHỤC THEO QUAN ĐIỂM
DẠY HỌC TÍCH CỰC VỚI SỰ HỖ TRỢ
CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC - 601401

S K C0 0 0 4 0 0

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 08/2004


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG PHẦN MỀM
GIẢNG DẠY CHO MÔN THIẾT KẾ
TRANG PHỤC THEO QUAN ĐIỂM DẠY
HỌC TÍCH CỰC VỚI SỰ HỖ TR CỦA
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
Chuyên ngành: GIÁO DỤC HỌC


Mã số ngành: 60 14 01

Người thực hiện: KS. NGUYỄN THÀNH HẬU
Người hướng dẫn: PGS. TS. ĐỖ VĂN DŨNG

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 08 naêm 2004


XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN
Tiến só Đỗ Văn Dũng - Trưởng khoa Cơ khí Động lực, trường Đại học sư
phạm kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh - Người đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo
cho người nghiên cứu thực hiện luận văn này.
Tiến só Nguyễn Ngọc Phương - Trưởng khoa Cơ khí Máy, trường Đại học
sư phạm kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh - Người đã tận tình đóng góp ý kiến
cho người nghiên cứu hoàn thành luận văn.
Tiến só Đoàn Huệ Dung - Trường Đại học nông lâm Thành phố Hồ Chí
Minh - Người đã tận tình giúp đỡ người nghiên cứu định hướng phát triển luận
văn.
Thạc só Trần Thị Thêu và các Thầy cô trong khoa Công nghệ May và
Chế biến Thực Phẩm - Trường Đại học sư phạm kỹ thuật Thành phố Hồ Chí
Minh - Những người đã gánh vác công việc và động viên giúp đỡ rất nhiều cho
người nghiên cứu để hoàn thành luận văn.
Các Thầy (Cô) Phòng Quản lí khoa học - Quan hệ quốc tế - Sau đại
học - Trường Đại học sư phạm kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh - Những người
đã động viên giúp đỡ người nghiên cứu trong suốt quá trình làm luận văn.
Cùng các Thầy (Cô) trong Ban giám hiệu và các Phòng ban - Trường
Đại học sư phạm kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh - Những người đã dìu dắt và
tạo điều kiện rất nhiều để người nghiên cứu cố gắng phấn đấu hoàn thành nhiệm
vụ của mình.



SUMMARY
The application of recent achievements of Information Technology into
teaching and learning methodology has become unavoidable trend to improve
teaching and learning quality. The combination of teaching software with modern
facilities has created an interactive learning environment which develops students’
motivation, initiativeness and creativity and at the same time, ensures training
quality and effectiveness.
The thesis is presented in 4 following chapters:
Chapter 1: Introduction.
The researcher presents the general background of Information Technology
application in the teaching and learning process, urgent reasons for carrying out the
research. Beside objectives, target and research methodology, the author also
raises practical research duties and new points of this thesis.
Chapter 2: Theoretical basis in the application of Information Technology
into design an educational software.
The thesis discovers the influence of psychological aspects in Information
Technology application to teaching methodology, teaching viewpoints of learnercentered approach; presents backup abilities for Information Technology
methodology. The author also presents theoretical bases regarding design,
scenarios, interface and criteria for an educational software evaluation.
Chapter 3: Design an teaching software for the subject “Fashion Design”.
Basing on above-mentioned theoretical aspects, the researcher points out
main factors influencing the renovation of teaching - learning approach with the
application of Information Technology in teaching methodology, then, builds up the
teaching software for the subject “Fashion Design”, and carries out the
experimental research for collecting statistical figures and evaluation of the score
discrepancies between an experimental class and a control one.
Chapter 4: Conclusion - Suggestion.
The research shows that the application of new teaching methodology with
the support with IT has brought positive results in the teaching process of

professional theoretical discipline. However, to improve teaching and learning
qualities by using educational softwares, an adequate investment as well as criteria
for evaluation should be concentrated.


CÁC TỪ VIẾT TẮT DÙNG TRONG LUẬN VĂN
- BCT: bộ chính trị.
- CB: chế biến.
- CD (Compact Disk): đóa compact (dùng để ghi dữ liệu).
- CN: công nghệ.
- GS: giáo sư.
- IBT (Internet Based Training): đào tạo bằng mạng máy tính.
- LCD (Liquid Crystal Display) Projector: máy chiếu màn hình
tinh thể lỏng.
- Trường ĐHSPKT: trường đại học sư phạm kỹ thuật.
- TW: trung ương.


MỤC LỤC
PHẦN GIỚI THIỆU
1.
2.
3.
4.
5.

Tờ nhiệm vụ luận văn.
Lời cảm ơn.
Bản tóm tắt luận văn.
Các từ viết tắt dùng trong luận văn.

Mục lục.

PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: Chương dẫn nhập
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.

Lý do chọn đề tài. ......................................................................................02
Mục tiêu nghiên cứu. .................................................................................03
Đối tượng nghiên cứu. ...............................................................................04
Khách thể nghiên cứu. ...............................................................................04
Giới hạn phạm vi nghiên cứu. ...................................................................04
Nhiệm vụ nghiên cứu. ...............................................................................05
Phương pháp nghiên cứu. ...........................................................................05
Những điểm mới của luận văn và dự kiến kết quả đạt được. ...................06
Cấu trúc luận văn.......................................................................................07

Chương 2: Cơ sở lí luận trong việc ứng dụng công nghệ thông tin
để xây dựng các phần mềm giảng dạy
1. Các học thuyết tâm lý học trong việc ứng dụng công nghệ thông tin
trong giảng dạy. .........................................................................................09
1.1. Sự ảnh hưởng của các học thuyết. .....................................................09
1.2. Sự chuyển đổi mô hình dạy học của các học thuyết khác nhau. .......10

2. Quan điểm dạy học theo hướng tích cực nhận thức của người học. ..........11
2.1. Tính tích cực nhận thức của người học...............................................11
2.2. Cách tiếp cận và quan điểm dạy học tích cực. ..................................17
3. Khả năng hỗ trợ cho quá trình dạy học của công nghệ thông tin. .............19
3.1. Quan niệm dạy học bằng công nghệ. ................................................19
3.2. Thực trạng của việc sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy. ..21
3.3. Sử dụng công nghệ thông tin như một phương tiện dạy học..............24
3.4. Sự khác nhau giữa cách giảng dạy với sự hỗ trợ của công nghệ
thông tin và cách giảng dạy truyền thống. .........................................28


4. Giới thiệu các phần mềm đồ họa được ứng dụng để xây dựng
phần mềm giảng dạy cho môn học Thiết kế trang phục. ..........................30
4.1. Macromedia Flash. .............................................................................30
4.2. Abobe Photoshop................................................................................31
4.3. CorelDRAW. ......................................................................................31
5. Cơ sở khoa học của vấn đề thiết kế, kịch bản, giao diện tương tác
và đánh giá một phần mềm giảng dạy. .....................................................32
5.1. Một số vấn đề thiết kế phần mềm giảng dạy. ...................................32
5.2. Thiết kế kịch bản cho một phần mềm giảng dạy. .............................37
5.3. Tính tương tác của một phần mềm giảng dạy....................................40
5.4. Các vấn đề đánh giá cho một phần mềm giảng dạy. ........................43
Chương 3: Nghiên cứu xây dựng phần mềm giảng dạy
cho môn học thiết kế trang phục
1. Mục tiêu và nhiệm vụ giảng dạy môn học lý thuyết chuyên ngành
theo hướng công nghệ. ...............................................................................50
1.1. Khái niệm công nghệ. ........................................................................50
1.2. Mục tiêu. ............................................................................................50
1.3. Nhiệm vụ giảng dạy môn học lý thuyết chuyên ngành
theo hướng công nghệ. .......................................................................51

2. Giới thiệu môn học Thiết kế trang phục. ..................................................52
2.1. Tầm quan trọng, mục tiêu yêu cầu và nội dung chương trình
môn học Thiết kế trang phục. ............................................................52
2.2. Tình hình giảng dạy môn học.............................................................59
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình học khi ứng dụng công nghệ
thông tin vào giảng dạy môn học Thiết kế trang phục ..............................60
3.1. Mục tiêu. ............................................................................................60
3.2. Nội dung. ............................................................................................63
3.3. Phương pháp. ......................................................................................63
3.4. Các yếu tố về con người. ...................................................................64
4. Nghiên cứu xây dựng phần mềm giảng dạy cho môn học
Thiết kế trang phục. ...................................................................................67
4.1. Tiến trình xây dựng phần mềm giảng dạy. ........................................67
4.2. Nội dung phần mềm giảng dạy môn học Thiết kế trang phục. .........68
5. Thực nghiệm sư phạm và đánh giá hiệu quả. ...........................................76
5.1. Mục đích thực nghiệm. .......................................................................76


5.2.
5.3.
5.4.
5.5.
5.6.

Nội dung thực nghiệm. .......................................................................76
Đối tượng thực nghiệm. ......................................................................77
Tổ chức quá trình thực nghiệm. .........................................................77
Thống kê kết quả thực nghiệm ở giáo viên .......................................78
Phân tích kết quả thực nghiệm ở người học. ......................................79


Chương 4: Kết Luận - Kiến Nghị
1. Kết luận. ....................................................................................................90
2. Kiến nghị. ..................................................................................................90


Luận Văn Thạc Só

CHƯƠNG 1

CHƯƠNG DẪN NHẬP

Nguyễn Thành Hậu

1


Luận Văn Thạc Só

CHƯƠNG 1
CHƯƠNG DẪN NHẬP
1.

Lý do chọn đề tài:

Ngày nay giáo dục và đào tạo, đã trở thành mục tiêu chiến lược của hầu
hết các quốc gia trên thế giới, đặc biệt có vai trò quan trọng trong sự phát triển
nền kinh tế xã hội. Với Việt Nam, vấn đề này luôn được coi là quốc sách hàng
đầu trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Sự gia tăng mạnh
mẽ số lượng người đi học, sự đòi hỏi ngày càng cao của xã hội, khiến giáo dục
ngày càng phải có sự đầu tư thích hợp cho một tương lai phát triển hơn. Với sự

bùng nổ và phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin như hiện nay, việc ứng
dụng rộng rãi truyền thông đa phương tiện vào quá trình dạy và học đã trở thành
xu hướng của nhiều trường học, cung cấp nhiều tiện nghi giúp con người thay đổi
cách học, cách dạy để có thể tự chiếm lónh tri thức. Để nâng cao được chất lượng
dạy và học, nhất thiết phải có những đổi mới về phương pháp dạy học, phù hợp
với sự phát triển của phương tiện dạy học hiện đại. Đó là việc đưa công nghệ,
phương tiện kỹ thuật cao vào quá trình giảng dạy để dần thay thế cho những
phương pháp truyền thống với phấn trắng và bảng đen; những qui trình kỹ thuật
trong dạy học nhằm khơi dậy tối đa tiềm năng của người học theo hướng đầu tư
công nghệ điều khiển và tổ chức nhận thức.
Ngày 17 tháng 10 năm 2000, Bộ chính trị đã ban hành chỉ thị 58/TW-BCT
về việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa. Chỉ thị định hướng rõ:
“Công nghệ thông tin là một trong những động lực quan trọng nhất của sự
phát triển, cùng với một số ngành công nghệ cao khác đang làm biến đổi sâu sắc
đời sống kinh tế, văn hóa xã hội của thế giới hiện đại. Mục tiêu của công nghệ
thông tin Việt Nam đến năm 2010 là đạt trình độ tiên tiến của khu vực. Để đạt
mục tiêu đó, thì ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin là một nhiệm vụ ưu
tiên chiến lược phát triển kinh tế-xã hội, là phương tiện chủ lực để đi tắt đón
đầu, rút ngắn khoảng cách phát triển so với các nước đi trước”.
Trong chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo đến năm 2010 của Bộ giáo
dục đào tạo cũng nhấn mạnh:
“Từng bước phát triển giáo dục dựa trên công nghệ thông tin: …công nghệ
thông tin và đa phương tiện sẽ tạo ra những thay đổi lớn trong quản lý hệ thống
giáo dục, trong chuyển tải nội dung chương trình đến người học, thúc đẩy cuộc
cách mạng về phương pháp dạy và học. Ngày nay, cơ hội đổi mớ i kiến thức và
trau dồi kó năng đã được mở rộng, vì vậy, ngay cả với những phương pháp tốt
nhất, người học cũng gặp khó khăn trước sự thay đổi nhanh chóng của khoa học,
công nghệ và sự lỗi thời của tri thức. Tăng cường sử dụng máy tính trong dạy
Nguyễn Thành Hậu


2


Luận Văn Thạc Só
học ở những vùng có điều kiện, tiến tới sử dụng công nghệ thông tin để thay đổi
cách dạy và cách học, trước hết là ở các cơ sở giáo dục và đào tạo chất lượng
cao và các bậc học cao”.
Hiện nay, việc sử sụng máy tính để giảng dạy và học tập đang là vấn đề
thời sự, là nhu cầu của nhiều trường và nhiều giảng viên các trường Đại học ,
Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp. Ứng dụng công nghệ thông tin vào quá
trình giảng dạy, người học sẽ phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo
trong việc tiếp thu kiến thức. Người dạy sẽ thật sự đóng vai trò là người hướng
dẫn, là người cố vấn trong quá trình dạy và học, họ có khả năng truyền đạt
lượng thông tin lớn, mang tính cập nhật cao, chuyển những nội dung trừu tượng,
khái quát thành những nội dung trực quan sinh động để phát huy tư duy sáng tạo
của người học, đồng thời sẽ chủ động rút ngắn thời gian giảng dạy, có thời gian
đầu tư cho quá trình dẫn dắt, sáng tạo trong phương pháp giảng dạy.
Từ thực tiễn đào tạo tại các trường, cho thấy quá trình dạy học với sự hỗ
trợ của công nghệ thông tin là một vấn đề quan trọng và cấp bách, với điều kiện
giảng dạy môn Thiết kế trang phục tại khoa CN May và CB Thực Phẩm, trường
ĐHSPKT Thành phố Hồ Chí Minh, thì điều này lại càng cần thiết hơn. Trong
một thời gian dài, giáo viên lên lớp với phương pháp “thầy truyền đạt - trò ghi
nhận” và gắn liền với bảng phấn, chưa thật sự chú trọng đến khả năng tự học, tự
sáng tạo của người học. Đa số các giáo viên chưa thấy bức xúc của việc tìm
kiếm đổi mới phương pháp, còn e ngại tiếp cận với khoa học và công nghệ mới,
nhiều người còn gắn bó sâu nặng với phương pháp cũ. Môn học Thiết kế trang
phục là một môn chuyên ngành đối với sinh viên ngành Công nghệ cắt may.
Đây là môn học nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức về phương pháp
thiết kế một số trang phục cơ bản nhằm làm nền tảng để thiết kế các loại sản

phẩm may mặc nói chung. Vì vậy, với thực trạng giảng dạy như trên, thì hiệu
quả truyền đạt thông tin bài giảng chưa cao, mất nhiều thời gian ghi chép, đặc
biệt với những hình vẽ phức tạp, lớp học kém sinh động vì ít có minh họa, thiếu
cụ thể… khiến cho người học trở nên thụ động, thiếu khả năng vận dụng kiến
thức trong những tình huống mới một cách linh họat. Như vậy, phải chăng đã
đến lúc cần quan tâm đến việc sử dụng các phần mềm giảng dạy để minh họa,
mô phỏng bài học cho sinh viên, đồng thời khuyến khích giáo viên biên soạn
giáo trình điện tử nhằm phục vụ tốt hơn cho công tác giảng dạy.
Xuất phát trước thực tiễn đó, tác giả đã mạnh dạn chọn hướng đi: “Nghiên
cứu xây dựng phần mềm giảng dạy cho môn Thiết kế trang phục theo quan điểm
dạy học tích cực với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin”
2.

Mục tiêu nghiên cứu:
Ứng dụng công nghệ thông tin để xây dựng phần mềm giảng dạy phục vụ

Nguyễn Thành Hậu

3


Luận Văn Thạc Só
cho công tác giảng dạy môn học Thiết kế trang phục tại khoa CN May và CB
Thực Phẩm, trường ĐHSPKT Thành phố Hồ Chí Minh.
Đảm bảo chất lượng đào tạo theo hướng chương trình công nghệ đang
được thực hiện tại trường ĐHSPKT Thành phố Hồ Chí Minh, do Bộ giáo dục và
đào tạo ban hành.
3.

Đối tượng nghiên cứu:


Nghiên cứu chương trình đào tạo, giáo trình giảng dạy môn học Thiết Kế
trang phục, tham khảo một số giáo trình điện tử thuộc các lónh vực chuyên ngành
có liên quan. Đồng thời, nghiên cứu những đặc trưng, mục tiêu và nội dung môn
học Thiết Kế trang phục.
Cách ứng dụng các phần mềm Macromedia Flash, Director MX, Adobe
Photoshop, Acrobat, CorelDRAW để thiết kế các hình vẽ, tạo các kịch bản, chế
tạo các đoạn mô phỏng và thiết lập các liên kết cho phần mềm giảng dạy.
Mối quan hệ giữa các thành tố của quá trình dạy học như mục tiêu, nội
dung và phương pháp khi ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy.
4.

Khách thể nghiên cứu:

Các sinh viên ngành Công nghệ cắt may, thuộc khoa CN May và CB Thực
Phẩm trường ĐHSPKT Thành phố Hồ Chí Minh.
Các giáo viên giảng dạy tại trường ĐHSPKT Thành phố Hồ Chí Minh và
một số giáo viên tại các trường trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
5.

Giới hạn phạm vi nghiên cứu:

Môn Thiết kế trang phục là một chuyên đề rộng lớn và phức tạp, nó trãi
dài từ những thiết kế cơ bản đến nâng cao của chuyên ngành Công nghệ cắt
may. Với thời gian, điều kiện có hạn và khả năng kinh nghiệm của cá nhân,
người nghiên cứu chỉ trình bày đề tài ở một nội dung nhỏ trong thiết kế trang
phục đó là: thiết kế Veston Nam và Veston Nữ. Ở đây, đề tài sẽ tập trung trình
bày cụ thể từ cơ sở lí luận về xây dựng phần mềm giảng dạy, thực hiện các mô
phỏng, thiết kế bài giảng, đến việc hoàn thiện một phần mềm giảng dạy về nội
dung thiết kế Veston Nam và Veston Nữ cho môn học Thiết kế trang phục và

thực nghiệm sư phạm để đánh giá hiệu quả của việc sử dụng phần mềm trong
sinh viên ngành Công nghệ cắt may năm thứ 4.
Với sản phẩm Veston Nam và Veston Nữ có rất nhiều kiểu dáng khác
nhau, nhưng để đáp ứng cho nhu cầu đào tạo theo hướng chương trình công nghệ
cho ngành Công nghệ cắt may, luận văn chỉ đi sâu nghiên cứu vào dạng Veston
Nam và Veston Nữ căn bản để từ đó làm tiền đề cho phát triển thiết kế trang
phục sau này.
Về tài liệu thiết kế Veston Nam và Veston Nữ thì có nhiều tài liệu đa
Nguyễn Thành Hậu

4


Luận Văn Thạc Só
dạng, nhưng qua thực tiễn tham khảo tài liệu người nghiên cứu chỉ tập trung khai
thác giáo trình đã được biên soạn tại khoa, để phát triển thành một phần mềm
giảng dạy hoàn chỉnh về nội dung này.
Hiện nay, có rất nhiều phần mềm đồ họa, luận văn chỉ tập trung khai thác
cách ứng dụng các phần mềm Macromedia Flash, Director MX, Adobe
Photoshop, Acrobat, CorelDRAW để phục vụ việc xây dựng phần mềm giảng
dạy cho môn học Thiết kế trang phục.
6.

Nhiệm vụ nghiên cứu:

Tìm hiểu các học thuyết tâm lý học và việc ứng dụng trong giảng dạy,
nghiên cứu tính hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình
dạy học. Nghiên cứu cơ sở khoa học của các vấn đề về cấu trúc, giao diện, kịch
bản, sự tương tác và đánh giá một phần mềm giảng dạy.
Thăm dò thực trạng sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, đặc biệt

là khả năng ứng dụng cho môn học Thiết kế trang phục, nhằm để phát hiện một
số yếu tố khác nhau giữa dạy học được sự hỗ trợ của máy tính và việc giảng dạy
truyền thống.
Nghiên cứu ứng dụng các phần mềm Macromedia Flash, Director MX,
Adobe Photoshop, Acrobat, CorelDRAW để xây dựng phần mềm giảng dạy cho
môn học Thiết kế trang phục.
Xây dựng một phần mềm giảng dạy phục vụ cho việc giảng dạy môn học
Thiết kế trang phục với sự hỗ trợ ứng dụng của công nghệ thông tin.
Tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá hiệu quả của quá trình
ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy.
7.

Phương pháp nghiên cứu:

Để thực hiện đề tài, người nghiên cứu đã lựa chọn và phối hợp nhiều
phương pháp nghiên cứu khác nhau như:
Phương pháp nghiên cứu lý luận:
- Tổng quan lịch sử vấn đề nghiên cứu, các quan điểm khoa học trong và
ngoài nước.
- Tổng hợp các quan điểm của Đảng, Nhà nước về vấn đề đổi mới
phương pháp dạy học theo hướng tiếp cận công nghệ hiện đại bằng phương tiện
dạy học kỹ thuật trên máy tính.
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
- Điều tra, tham khảo kế hoạch giảng dạy và đào tạo của khoa CN May
và CB Thực Phẩm, các tài liệu chuyên ngành may, một số giáo trình dạy cắt
may khác, và các tập san về thời trang trong và ngoài nước.
- Thăm dò việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy tại các
Nguyễn Thành Hậu

5



Luận Văn Thạc Só
trường trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
- Quan sát sư phạm.
- Thực nghiệm sư phạm.
Các phương pháp bổ trợ:
8.

Phỏng vấn, trò chuyện đàm thoại.
Phương pháp chuyên gia.
Phương pháp tổng kết các kinh nghiệm của các thế hệ đồng nghiệp.
Phương pháp sử dụng các phần mềm ứng dụng.

Những điểm mới của luận văn và dự kiến kết quả đạt được:

Để xác định các điểm mới và dự kiến các kết quả đạt được, người nghiên
cứu đã tham khảo cách thức trình bày của nhiều giáo trình điện tử và các luận
văn có liên quan. Trong đó có hai luận văn thạc só, ngành Giáo dục học được
thực hiện năm 2003, đó là luận văn “Nghiên cứu và xây dựng bộ phương tiện dạy
học cho môn Âu phục nam” của tác giả Nguyễn Ngọc Châu và luận văn “Nghiên
cứu xác định phương pháp giảng dạy thực hành chuyên ngành in” của tác giả Nguyễn
Ngân. Có thể nói các kết quả mà những luận văn này đạt được, đã góp phần rất lớn
trong việc đổi mới phương pháp, phương tiện giảng dạy cho các môn học chuyên ngành
tại trường ĐHSPKT Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, về nội dung cũng
không tránh khỏi những hạn chế như: tính liên kết chưa cao, việc thiết kế các bố
cục giao diện của giáo trình quá đa dạng có thể làm phân tán khả năng tiếp thu
của người học, không hướng họ tập trung vào những mục tiêu chính của môn
học… Trên cơ sở đó, người nghiên cứu kế thừa và phát triển cơ sở lý thuyết trong việc
thiết kế các giáo trình điện tử, đồng thời vận dụng các bước tiến hành xây dựng một

phần mềm giảng dạy hay giáo trình điện tử cho phù hợp với môn học Thiết kế trang
phục. Cụ thể luận văn dự kiến đạt được một số mục tiêu sau:
Những điểm mới:
- Ứng dụng công nghệ thông tin để xây dựng phần mềm giảng dạy tập
trung vào việc đổi mới giáo trình tài liệu, đổi mới phương tiện dạy học và thực
nghiệm phương pháp giảng dạy mới cho môn học Thiết kế trang phục tại khoa
CN May và CB Thực Phẩm trường ĐHSPKT Thành phố Hồ Chí Minh.
- Xây dựng phần mềm giảng dạy môn học Thiết kế trang phục với những
bố cục giao diện đơn giản có thể tạo được động lực thúc đẩy tính tích cực chủ
động sáng tạo của người học. Đồng thời góp phần định hướng cách thức thiết kế
bài giảng sao cho tích hợp với khả năng ứng dụng của các phương tiện kỹ thuật
hiện đại.
- Tăng hiệu quả giảng dạy, giúp người học có thể nắm chắc vấn đề,
đồng thời tiết kiệm thời gian học tập và giảng dạy.

Nguyễn Thành Hậu

6


Luận Văn Thạc Só
Luận văn dự kiến đạt được các kết quả sau:
- Nâng cao được tính trực quan trong giảng dạy, giúp cho việc học tập
của học sinh sinh động, hấp dẫn dễ hiểu, tạo sự chú ý theo dõi của người học.
- Phần mềm giảng dạy môn Thiết kế trang phục có khả năng giúp cho
người học làm quen với việc học tập bằng máy tính, tạo ra được những hứng thú
say mê với nội dung và hình thức học tập mới. Giáo viên sử dụng phần mềm
trong quá trình giảng dạy giúp người học lónh hội kiến thức mới, nâng cao hiệu
quả giảng dạy, tích cực hóa người học đồng thời thu hút, lôi cuốn được sự chú ý,
tạo sự ham muốn học hỏi ở người học.

- Có khả năng ứng dụng giảng dạy tại nhiều trường, có thể giữ vững và
nâng cao vị thế hàng đầu của khoa CN May và CB Thực Phẩm về đào tạo nhân
lực chuyên ngành Công nghệ cắt may cho đất nước.
9.

Cấu trúc luận văn:

Luận văn gồm 4 phần:
- Chương 1: Chương dẫn nhập.
- Chương 2: Cơ sở lí luận trong việc ứng dụng công nghệ thông tin để
xây dựng các phần mềm giảng dạy.
- Chương 3: Nghiên cứu xây dựng phần mềm giảng dạy cho môn học
Thiết kế trang phục.
- Chương 4: Kết luận - Kiến nghị.

Nguyễn Thành Hậu

7


Luận Văn Thạc Só

CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÍ LUẬN TRONG VIỆC
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ
THÔNG TIN ĐỂ XÂY DỰNG
CÁC PHẦN MỀM GIẢNG DẠY

Nguyễn Thành Hậu


8


Luận Văn Thạc Só

CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÍ LUẬN TRONG VIỆC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ
THÔNG TIN ĐỂ XÂY DỰNG CÁC PHẦN MỀM GIẢNG DẠY
1.
1.1.

Các học thuyết tâm lý học trong việc ứng dụng công nghệ thông tin
trong giảng dạy:
Sự ảnh hưởng của các học thuyết:

Từ đầu thế kỷ trước, các nhà tâm lý học đã nỗ lực tìm cách giải thích việc
học tập xuất hiện như thế nào. Kết quả là một số học thuyết về việc học tập đã
được áp dụng trong những lớp học truyền thống cổ điển, nơi mà những dụng cụ
hỗ trợ giảng dạy chỉ giới hạn ở phấn trắng và bảng đen. Trong những lớp học
như thế, giáo viên được ví như là “vị thánh trên sân khấu” trong quá trình dạy
học. Khi nền khoa học kỹ thuật bùng nổ, những tiến bộ về công nghệ đã dần
được đưa vào giảng dạy, với niềm tin những công nghệ mới này sẽ giúp cho quá
trình dạy và học phát triển hơn. Một trong những công nghệ như thế là máy
chiếu đã trở nên khá phổ biến trong các lớp học ngày nay. Sự áp dụng công
nghệ mới vào giáo dục đã khuyến khích nhiều nỗ lực nhằm phối hợp những lý
thuyết học tập với những ứng dụng khác nhau của công nghệ nhằm đem lại kết
quả học tập cao nhất. Spencer [17] đã gọi Edward Thorndike, Ivan Pavlov và
John Watson như là những nhà lý thuyết tiêu biểu có những công trình ảnh
hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển của công nghệ dạy học trong suốt cả thế kỷ

vừa qua. Simonson và Thomson [15] cũng gọi Edward Thorndike, Ivan Pavlov
và cả B.F. Skinner như là những người có ảnh hưởng lớn nhất trong việc trình
bày những học thuyết ủng hộ việc sử dụng máy tính trong giáo dục.
Học thuyết của Thorndike chỉ rõ rằng việc học tập cốt yếu ở một loạt
những liên kết giữa các vấn đề của một tình huống cụ thể nào đó với những
thành quả trước đó. Những ý tưởng phức tạp nên được bổ xẻ thành những quan
niệm cơ bản ban đầu và sự củng cố ôn tập nên được áp dụng khi người học tiếp
thu những quan niệm này để có thể tổ chức những hoạt động học tập ở trình độ
cao hơn, phức tạp hơn [15]. Simonson và Thompson cũng cho rằng học thuyết
của Thorndike cung cấp nền móng cho nhiều sự thay đổi trong giáo dục như là
những mục đích cụ thể chuyên biệt của giáo dục đã thay đổi. Một trong những
mục đích chuyên biệt đó là khả năng đọc ở một trình độ nào đó. Điều này cũng
đã thúc đẩy tiến trình đánh giá những kết quả giáo dục.
Ivan Pavlov phát hiện rằng bất cứ một phản ứng trung tính nào, một khi
nó đi kèm với một phản ứng vô điều kiện lúc ban đầu đều liên quan đến một
phản xạ tự nhiên, có thể thay thế phản ứng ban đầu đó và trở thành một phản
ứng có điều kiện tạo nên phản xạ. Tuy nhiên, phản ứng có điều kiện này sẽ dần
dần yếu đi và mất hẳn nếu không có sự góp mặt thường xuyên của phản ứng vô
Nguyễn Thành Hậu

9


Luận Văn Thạc Só
điều kiện. Phương pháp của Pavlov được mọi người biết đến như là một thuyết
phản ứng có điều kiện cổ điển. Nó cho ta thấy những phản ứng có điều kiện bậc
cao có thể được hình thành từ một chuỗi phản ứng phức tạp kiểm soát hành vi
con người. Thuyết phản ứng có điều kiện đã cung cấp nền tảng cho việc thiết kế
giáo án với sự hỗ trợ chủ yếu của máy tính vào quá trình học tập và quá trình
học tập này phải được tổ chức từ những sự kiện đơn giản nhất đến những sự kiện

phức tạp nhất. Học thuyết của Pavlov đã có ảnh hưởng rõ nét đến sự phát triển
của quá trình học tập và được Spencer [17] xem như đã mở đường cho phong
trào khoa học nghiên cứu hành vi do John Watson sáng lập sau này.
Watson tiếp cận tâm lý học trên phương diện kích thích và phản ứng. Ông
nhấn mạnh rằng tâm lý học không nên tập trung quá nhiều vào những vấn đề
của trí nhớ và tinh thần. Sự tập trung chỉ nên được huy động nhằm vào những
thay đổi của hành vi có thể quan sát được. Ngành tâm lý học này xoay quanh lập
luận cho rằng con người và con vật cùng thay đổi thích ứng với môi trường nhờ
thói quen và tính di truyền. Những kích thích nào đó khiến cho cơ thể phản ứng
lại và chúng ta hoàn toàn có thể dự đoán được một kích thích sẽ dẫn đến một
phản ứng nào đó và ngược lại. Nhờ có mối quan hệ kích thích - phản ứng mà
Watson đã tiến hành thành công nhiều thí nghiệm khác nhau về phản ứng có
điều kiện và không có điều kiện một cách thành công, tạo cơ sở minh chứng cho
lý thuyết của mình.
B.F. Skinner giới thiệu cho chúng ta những thay đổi căn bản trong thuyết
kích thích - phản ứng. Ông cho rằng kích thích có thể bị loại bỏ nên chỉ còn lại
phản ứng mà theo sau là sự củng cố. Do đó, trong khi công nhận khả năng áp
dụng của thuyết phản ứng có điều kiện của Pavlov, Skinner đã nêu lên một loại
học tập thứ hai với tên gọi là thuyết phản ứng có điều kiện kích hoạt. Simonson
và Thompson giải thích rằng thuyết phản ứng có điều kiện kích hoạt bao gồm sự
ôn tập, củng cố nhằm thúc đẩy những thay đổi về hành vi theo mong muốn, và
sự củng cố này xảy đến tiếp sau những hành độn g được mong đợi. Họ minh họa
bằng một ví dụ khi có những hoạt động trong một bài học có sự trợ giúp của máy
tính sẽ nâng cao khả năng làm bài đúng của người học. Những hướng dẫn được
đưa ra cho người học nhằm phát triển khả năng làm bài đúng lên mức cao nhất.
Những hướng dẫn này sẽ dần dần được loại bỏ để những bài tập sau đó người
học có thể tự mình làm việc. Người học được xem như đang bị khống chế bởi sự
ôn tập củng cố, được máy tính hóa để rồi cuối cùng họ có thể làm bài tập mà
không cần có một hướng dẫn nào nữa.
1.2.


Sự chuyển đổi mô hình dạy học của các học thuyết khác nhau:

Những học thuyết được đề cập ở trên đã giữ được những ảnh hưởng sâu
rộng của mình, từ đó, những quan điểm khác nhau về việc học đã thay thế nhau

Nguyễn Thành Hậu

10


Luận Văn Thạc Só
ra đời. Những học thuyết mới này nhanh chóng thu được sự hưởng ứng đủ mạnh
để chuyển đổi mô hình của tâm lý học giáo dục từ quan điểm tâm lý học hành vi
sang tâm lý học nhận thức để nghiên cứu những quá trình tâm lý bên trong của
người học và trong quá trình học tập của họ. Theo Simonson và Thompson [15],
những nhà lý thuyết học tập nhận thức như: Jerome Bruner, Jean Piaget, và
Seymour Papert tin rằng sự giảng dạy phải dựa trên hiện trạng về tinh thần của
người học. Các kiến thức được tự người học tác động tạo ra phương pháp học
mới. Điều này ngụ ý rằng việc giảng dạy dựa trên máy tính cần phải được tổ
chức và phân bố sao cho có thể làm tăng khả năng nhận thức và sự nhạy cảm
tinh tế của người học. Simonson và Thompson bổ sung thêm rằng, trong khi
những nhà hành vi học quan tâm nhiều hơn đến kết quả của việc giảng dạy thì
những nhà nhận thức học lại chú tâm nhiều hơn đến nội dung và môi trường của
việc giảng dạy đó.
Mặc dù những học thuyết trên có nhiều điểm dị biệt nhưng cũng có những
điểm chung. Đó là, những thủ thuật kỹ năng giảng dạy mà các học thuyết trên
ủng hộ đều được áp dụng trong việc giảng dạy bằng máy tính; đó là sự phản hồi,
đánh giá của người học và sự cá nhân hóa quá trình giảng dạy.
Cùng với sự gia tăng những ứng dụng của công nghệ thông tin trong giáo

dục là sự phát triển công trình nghiên cứu về việc học tập với sự trợ giúp của
máy tính dựa trên cơ sở là các học thuyết về quá trình học tập. Nhữ ng phát hiện
từ công trình nghiên cứu này đang được sử dụng nhằm nâng cao hiệu quả việc
học tập với sự trợ giúp của máy tính. Kết quả là, có nhiều yếu tố rất khác so với
những ứng dụng ban đầu của việc học tập với sự trợ giúp của máy tính. Những
nỗ lực trước đây nhằm sử dụng máy tính vào quá trình dạy và học đều được tiến
hành giống như việc áp dụng của truyền hình, truyền thanh và phim ảnh vào
giáo dục. Cũng giống như bất cứ một đợt sóng công nghệ mới bất kỳ, máy tính
được đón chào với cả sự nhiệt thành. Tuy nhiên, người ta nhanh chóng nhận ra
rằng chỉ sử dụng máy tính không thôi sẽ chưa thể cải thiện được việc dạy và
học. Máy tính, cũng giống như các dụng cụ khác của công nghệ dạy học, chỉ là
một công cụ mà thôi. Chính cách sử dụng máy tính như thế nào mới tạo ra được
những điều khác biệt. Như đã đề cập trước đây, việc nghiên cứu ứng dụng của
máy tính đã giúp chúng ta phát hiện những phương pháp hợp lý nhằm sử dụng
máy tính trong dạy và học.
2.
2.1.

Quan điểm dạy học theo hướng tích cực nhận thức của người học:
Tính tích cực nhận thức của người học:

Tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh là một trong những nhiệm
vụ chủ yếu của người thầy trong quá trình dạy học. Vì vậy nó luôn là trung tâm
chú ý trong lý luận và thực tiễn dạy học. Có thể nói vấn đề này đã được nhiều

Nguyễn Thành Hậu

11



Luận Văn Thạc Só
nhà giáo dục trên thế giới luận bàn. Tuy nhiên, cho đến nay, nó luôn được coi là
một trong những vấn đề quan trọng và cấp bách nhất của quá trình dạy và học.
2.1.1. Quan niệm về tính tích cực:
Tính tích cực là một khái niệm rộng bao trùm nhiều mặt, có thể xét về
mặt triết học, tâm lý học và giáo dục học. Theo từ điển “Chủ nghóa cộng sản
khoa học”, Nhà xuất bản Tiến bộ, Hà Nội năm 1986, khái niệm tính tích cực của
một cá nhân có thể hiểu là một tập hợp gồm toàn bộ những biểu hiện của sự
hoạt động có mục đích, của các chủ thể riêng lẻ nhằm chủ động tiếp cận thỏa
mãn nhu cầu của mình. [3]
2.1.2. Quan niệm về tính tích cực nhận thức:
Tác giả Nguyễn Như An [1] xem tính tích cực nhận thức của học sinh là
mức độ biểu hiện thái độ của họ đối với đối tượng và phương tiện học tập. Học
sinh chỉ tư duy tích cực khi có sự tác động từ phía giáo viên, buộc các em phải
nhớ lại, gợi lên những hình ảnh quen thuộc trong trí tưởng tượng của mình, có sự
so sánh giữa những khái niệm mới và những kiến thức khái quát đã có. Có hai
mức độ nhận thức bao gồm: mức độ nhận thức thụ động và mức độ nhận thức
tích cực. Mức độ nhận thức tích cực là mức độ cao của quá trình nhận thức của
cá nhân người học, huy động cao các chức năng tâm lý, đặc biệt là chức năng tư
duy. Do đó, trong hoạt động nhận thức của người học, các yếu tố nhận thứ c, tình
cảm, và ý chí có sự kết hợp với nhau tạo nên các mô hình tâm lý và luôn biến
đổi theo mục đích, nhiệm vụ và nội dung của hoạt động nhận thức.
Như vậy, có thể nhận định tính tích cực nhận thức đặc trưng cho quá trình
thay đổi liên tục bên trong các mô hình tâm lý của hoạt động nhận thức. Tính
tích cực nhận thức là thái độ cải tạo của chủ thể đối với khách thể thông qua sự
huy động cao các chức năng tâm lý nhằm giải quyết những vấn đề học tập, về
nhận thức. Tính tích cực nhận thức vừa là mục đích hoạt động, vừa là phương
tiện, là điều kiện để đạt được mục đích, vừa là kết quả của hoạt động. Nó là
phẩm chất hoạt động của cá nhân. Tính tích cực được thể hiện trong hoạt động
cải tạo, đòi hỏi phải thay đổi trong ý thức của chủ thể hành động.

2.1.3. Đặc điểm tính tích cực nhận thức của người học:
Tính tích cực nhận thức của người học gồm hai mặt tự giác và tự phát:
- Mặt tự phát của tính tích cực là những yếu tố tiềm ẩn, bẩm sinh thể
hiện ở tính tò mò, hiếu động, linh hoạt và sôi nổi trong hành vi mà ở mọi người
đều có với những mức độ khác nhau. Để người học có khả năng phát huy cao
khả năng tích cực nhận thức trong học tập cần coi trọng đặc điểm này và nên
nuôi dưỡng phát triển chúng trong lónh vực dạy học.
- Mặt tự giác của tính tích cực được thể hiện bằng yếu tố tâm lý, khả
Nguyễn Thành Haäu

12


Luận Văn Thạc Só
năng tư duy có định hướng và mục đích rõ ràng. Người học tích cực nhận thức
một cách tự giác, chính là tập hợp những hoạt động một cách chủ động, có tư
duy phê phán, có trí tò mò khám phá khoa học, nhằm chuyển vị trí người học từ
tiếp nhận tri thức sang hướng chủ động tìm kiếm tri thức một cách có hiệu quả.
Tính tích cực nhận thức phát sinh không chỉ ở nhu cầu nhận thức, mà còn
phát sinh ở nhu cầu đạo đức, thẩm mỹ, nhu cầu giao lưu văn hóa…
Hạt nhân cơ bản của tính tích cực nhận thức là hoạt động tư duy của cá
nhân tạo nên do sự thúc đẩy của những hệ thống nhu cầu đa dạng.
Tính tích cực nhận thức và tính tích cực học tập có liên quan chặt chẽ với
nhau nhưng không phải là đồng nhất. Tính tích cực học tập là hình thức bên
ngoài của tính tích cực nhận thức. Nó được thể hiện bằng các yếu tố như cử chỉ,
hành vi, nhịp độ, cường độ hoạt động, sự biến đổi tâm sinh lý mà ta có thể quan
sát, đo đạc và đánh giá được.
2.1.4. Những biểu hiện của tính tích cực nhận thức:
Căn cứ vào đâu để biết được người học có thật sự tích cực nhận thức hay
không? Trong quá trình dạy học, tính tích cực nhận thức thường được biểu lộ rõ

qua các hành vi bên ngoài. Vì vậy, có thể dể dàng nhận biết được tính tích cực
nhận thức của người học trong quá trình tiếp nhận tri thức, được thể hiện qua các
dấu hiệu sau:
- Hành vi biểu hiện mức độ của sự chú ý thể hiện ở thái độ chú ý học tập
và ghi nhớ tốt những điều đã học. Đồng thời thực hiện đầy đủ các yêu cầu của
giáo viên, khả năng phản xạ nhanh lẹ và chính xác các câu hỏi khi giáo viên đưa
ra. Mức độ tham gia của người học vào sự chú ý được thể hiện ở nỗ lực làm việc
khi giải quyết một nhiệm vụ học tập hoặc một vấn đề nào đó mà giáo viên đặt
ra, sự kiên trì tìm tòi đến cùng, không học một cách ngần ngại, chán nản.
- Người học hứng thú tìm hiểu tri thức trong quá trình học. Từ đó, có thể
trình bày những nội dung đã học bằng ngôn ngữ riêng và có khả năng vận dụng
được một cách linh hoạt các kiến thức đã học vào thực tiễn. Đó là những hành vi
sôi nổi chủ động linh hoạt trong hoạt động học tập như cường độ, nhịp độ các
thao tác, các kỹ năng học tập, các khả năng đối thoại trong giao tiếp giữa thầy
hoặc bạn bè xoay quanh các vấn đề trong lónh vực học tập.
- Các hành vi thể hiện mặt cảm xúc trong học tập được thể hiện qua các
niềm vui lao động trí tuệ và sẵn sàng thực hiện các yêu cầu của giáo viên.
- Các hành vi thể hiện nhu cầu hứng thú học tập được biểu hiện qua sự
tập trung, sự hứng thú giải quyết một vấn đề do thầy giáo đưa ra hoặc một tình
huống học tập nào đó.
Dựa vào sự biểu hiện của các hành vi trên mà người dạy có khả năng
nhận biết được mức độ tích cực của người học để có thể xử lý và điều khiển quá
Nguyễn Thành Hậu

13


Luận Văn Thạc Só
trình dạy học theo hướng tích cực nhận thức người học đạt hiệu quả cao. Mức độ
tích cực nhận thức của người học có thể nhận biết bằng các yếu tố: tính tích cực

là tự giác hay bị bắt buộc bởi những tác động bên ngoài như gia đình, bạn bè hay
xã hội; tính tích cực nhất thời hay thường xuyên, liên tục; tính tích cực của người
học trong quá trình học biểu hiện theo mức độ ngày càng tăng hay giảm.
2.1.5. Những điều kiện tâm lý sư phạm và các biện pháp phát huy tính tích
cực nhận thức của người học:

Những điều kiện tâm lý sư phạm:
Trong quá trình giảng dạy, điều mà người thầy luôn hướng tới là kích
thích người học tích cực tối đa dựa trên tinh thần tự giác và tính chủ động. Công
cụ để người dạy thực hiện được điều mình mong muốn là phương pháp sư phạm
và cách thức áp dụng các phương pháp ấy. Tuy mỗi giáo viên có cách thức sử
dụng và áp dụng phương pháp giảng dạy khác nhau, nhưng khi thiết kế bài
giảng, mỗi người đều dựa trên các điều kiện tâm lý sư phạm cụ thể để tạo lập
tính điều khiển tốt nhất cho bài giảng với mục tiêu khai thác tối đa “kho tàng
tiềm ẩn” ở mỗi người học.
Tính tích cực nhận thức của người học nảy sinh trong quá trình học tập và
phụ thuộc vào những điều kiện tâm lý - sư phạm sau: hứng thú, nhu cầu, động
cơ, năng lực, ý chí, sức khỏe và môi trường.
Trong những nhân tố trên đây, có những nhân tố có thể hình thành ngay,
nhưng cũng có những nhân tố chỉ được hình thành qua một quá trình lâu dài dưới
ảnh hưởng của rất nhiều tác động. Như vậy, việc tích cực hóa hoạt động nhận
thức của người học đòi hỏi một kế hoạch lâu dài, toàn diện, cần được các tổ
chức giáo dục nghiên cứu rộng rãi và khái quát thành những qui trình với các
phương hướng và biện pháp thực hiện một cách cụ thể.
Những biện pháp phát huy tính tích cực nhận thức của người học:
Phát huy tính tích cực nhận thức của người học không còn là một lónh vực
mới. Từ xa xưa, các nhà sư phạm cổ đại như Khổng Tử, Aristote… đã có những
quan tâm đặc biệt đến việc phát huy tính tích cực nhận thức của người học. Các
nhà khoa học giáo dục ở nhiều nước trên thế giới nhận thức được tầm quan trọng
của vấn đề tích cực hóa người học, đã tổ chức nghiên cứu và đưa ra nhiều

phương hướng biện pháp nhằm phát huy tính tích cực nhận thức người học.
J.J.Rutxo cho rằng phải hướng học sinh tích cực tự dành lấy kiến thức
bằng cách tìm hiểu, khám phá và sáng tạo. [22]
A. Distecvec cho rằng người giáo viên tồi là người cung cấp cho học sinh
chân lý, người giáo viên giỏi là người dạy cho họ tìm ra chân lý. [10]
Ở Việt Nam các nhà lý luận dạy học cũng đã có nhiều công trình khoa
học đã và đang nghiên cứu về tính tích cực nhận thức của người học. Cùng với


Nguyễn Thành Hậu

14


Luận Văn Thạc Só
sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin như hiện nay, các công trình
khoa học ấy đang được vận dụng có hiệu quả tại các trường học ở nước ta. Với
mối quan tâm đặc biệt cho sự phát triển của giáo dục, các trường đã khai thác tối
đa thế mạnh của việc ứng dụng công nghệ thông tin với vai trò là những phương
tiện dạy học hiện đại, hỗ trợ cho quá trình giảng dạy nhằm phát huy tính tích cực
nhận thức của người học. Xuất phát từ mục tiêu đào tạo và các đặc điểm tâm lý
xã hội của người học, để tích cực hóa nhận thức ở người học việc chuẩn bị thiết
kế và tổ chức thực hiện một bài giảng (lý thuyết hoặc thực hành) cần chú ý các
biện pháp sau:
- Làm rõ mục tiêu, yêu cầu của toàn khóa học, từng phần, từng giai đoạn
trong khóa học và từng bài giảng, qua đó thể hiện rõ sự cần thiết và lợi ích của
khóa học. Người học cần biết sự cần thiết trong việc học trước khi bước vào quá
trình học để tạo cho người học có động lực và sự say mê trong học tập.
SÁCH GIÁO KHOA – TÀI LIỆU THAM KHẢO.


TƯ VẤN CÁC CHUYÊN GIA
NGHỀ NGHIỆP.

ĐA DẠNG HÓA
CÁC NGUỒN
THÔNG TIN.

THÔNG TIN ĐẠI CHÚNG TỪ
BÁO ĐÀI VÀ CÁC PHƯƠNG
TIỆN TRUYỀN THÔNG.

NHỮNG VẤN ĐỀ THỰC TIỄN TRONG LAO ĐỘNG SẢN XUẤT.

Hình 2.1: Các kênh thông tin để xây dựng nội dung đào tạo.
- Nội dung chương trình đào tạo, bài giảng cần ngắn gọn, rõ ràng, dễ
hiểu (cả về hệ thống tri thức lý thuyết cũng như kỹ năng thực hành) bảo đảm
mối liên hệ và tính lôgic của các nội dung đào tạo, bồi dưỡng sát với thực tiễn
sản xuất. Đa dạng hóa các nguồn thông tin về nội dung đào tạo (hình 2.1).
- Lựa chọn và kết hợp sử dụng hợp lý các phương pháp: khái niệm
phương pháp được hiểu một cách chung nhất là cách thức hành động (hoạt động)
hướng đến nhằm đạt được những mục tiêu, mục đích đã định. Phương pháp đào
tạo được hiểu là cách thức tổ chức các hoạt động của người dạy và người học
nhằm hình thành và phát triển ở người học các kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp
và phát triển nhân cách nghề nghiệp trong quá trình đào tạo. Các phương pháp
đào tạo góp phần quyết định chất lượng và hiệu quả của toàn bộ quá trình đào
tạo trong thực tế theo các yêu cầu được xác định trong mục tiêu đào tạo. Việc
ứng dụng các phương pháp dạy học theo quan điểm tích cực như: giải quyết tình
huống, thảo luận nhóm, tập luyện theo qui trình, môđun hóa… đòi hỏi phải cấu
trúc lại các chương trình đào tạo truyền thống. Việc thay đổi phương pháp cũng
sẽ dẫn đến những thay đổi trong các hình thức tổ chức đào tạo và cách thức kiểm

Nguyễn Thành Hậu

15


Luận Văn Thạc Só
tra - đánh giá kết quả đào tạo. Nếu như việc sử dụng phương pháp diễn giảng
kết hợp với các giáo cụ trực quan (tranh ảnh, mô hình, mô phỏng) có hiệu quả
tốt trong hình thức tổ chức dạy học theo nhóm, theo lớp… thì các phương pháp
hướng dẫn thực hành, tập luyện… chủ yếu thích hợp với các hình thức tổ chức
đào tạo theo từng cá nhân. Một chương trình đào tạo được lựa chọn và sử dụng
phối hợp nhiều phương pháp đào tạo thích hợp với quan điểm lấy người học làm
trung tâm, góp phần tích cực hóa hoạt động của học viên, hình thành ở học viên
các phương pháp học tập hợp lý và có hiệu quả đặc biệt tạo điều kiện cho người
học tích chủ động trong hoạt động nhận thức của mình.
Tùy thuộc vào đối tượng học viên, mục tiêu và nội dung chương trình đào
tạo, cơ sở vật chất loại hình đào tạo mà ta có thể sử dụng các phương pháp hoặc
nhóm các phương pháp đào tạo khác nhau nhằm đạt được mục tiêu và kết qủa
đào tạo mong muốn. Hệ thống các phương pháp dạy học bao gồm một số các
phương pháp cơ bản sau: thuyết trình, thuyết trình có thảo luận, nhóm chuyên
gia, phương pháp động não, giảng dạy qua băng hình, thảo luận trong lớp, thảo
luận trong nhóm nhỏ, nghiên cứu tình huống, đóng vai, báo cáo lại, điều tra,
phiếu ghi chép, nói chuyện chuyên đề, bài tập làm rõ giá trị. Thông thường các
phương pháp này được sử dụng linh hoạt và có sự kết hợp chặt chẽ với nhau
trong từng bài giảng. Ví dụ: các bài thuyết trình hoặc diễn giảng kết hợp với
minh họa trực quan hoặc nêu vấn đề, hướng dẫn đọc tài liệu kết hợp thảo luận
nhóm, nghe nhìn và làm bài tập… Việc sử dụng độc lập từng phương pháp cần
dựa trên sự phân tích, đánh giá về mục tiêu, nội dung bài giảng, các ưu nhược
điểm của từng phương pháp, các biện pháp cần thực hiện để sử dụng có hiệu quả
các phương pháp khác nhau.

- Các phương tiện dạy học: Thiết bị, mô hình, tranh ảnh, biểu đồ… cần
bảo đảm tốt các yêu cầu về chuyên môn và sư phạm, tạo hứng thú cho người
học. Đồng thời, cần tăng cường kết hợp sử dụng các phương tiện dạy học, đặc
biệt là các phương tiện dạy học có sự hỗ trợ của máy tính.
- Tôn trọng học sinh, phát huy ý thức trách nhiệm, lòng tự trọng của học
sinh. Vận dụng lối sống, vốn tri thức và kinh nghiệm thực tiễn phong phú của
học sinh nhằm bồi dưỡng quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo. Chú ý đặc
điểm cá nhân của từng học sinh hoặc nhóm học sinh theo độ tuổi, lónh vực nghề
nghiệp, theo sở thích cá nhân…
- Tạo lập môi trường học tập thuận lợi như: phòng học, trang thiết bị, bầu
không khí tâm lý, quan hệ giao tiếp, chế độ lên lớp hoặc nghỉ ngơi…
- Tạo điều kiện thuận lợi cho học viên tự học theo khả năng và tốc độ
học tập của mình trong một qui trình thống nhất, trong những không gian và thời
gian nhất định.
- Có biện pháp đưa ra nhiều hình thức luyện tập và tự ôn luyện ở nhà:
Nguyễn Thành Hậu

16


Luận Văn Thạc Só
với sự phát triển của công nghệ thông tin, việc sử dụng ngày càng nhiều các sản
phẩm của giáo dục với sự trợ giúp của máy tính có thể giúp người học luyện tập
dưới các hình thức đa dạng và phong phú, có thể đánh giá kết quả sau mỗi bài
tập và có những thông tin phản hồi đến với người học. Do đó, kiến thức của
người học được củng cố, duy trì và có thể xác định được những kiến thức nào
cần được bổ sung, cũng như những kiến thức nào đã được hoàn thiện.
- Đổi mới kiểm tra - đánh giá quá trình và kết quả dạy học: Việc kiểm
tra - đánh giá không chỉ đơn thuần chú trọng vào kết quả học tập của học sinh
mà còn có vai trò to lớn hơn trong việc thúc đẩy động cơ, thái độ tích cực học tập

của người học, hoàn thiện quá trình dạy học và kiểm chứng chất lượng, hiệu quả
giờ học và trình độ nghề nghiệp của giáo viên. Các hình thức kiểm tra truyền
thống nặng về đánh giá khả năng ghi nhớ, trình bày lại những nội dung mà
người thầy truyền thụ, đã và đang bộc lộ nhiều hạn chế trong việc nâng cao tính
tích cực nhận thức và khả năng vận dụng linh hoạt - sáng tạo các kiến thức - kỹ
năng của người học trong các tình huống thực tế đa dạng. Việc kiểm tra đánh giá
phải theo cách thức giảng dạy và học tập. Phải có sự thu nhận và đánh giá các
thông tin phản hồi. Việc thu nhận thông tin một cách kịp thời nhanh chóng và
chính xác một cách tương đối đầy đủ về phía người học sẽ tạo điều kiện cho
người thầy phân hóa, cá thể hóa người học một cách nhanh chóng và chính xác.
Thông tin phản hồi là những thông tin về hiệu quả và chất lượng học tập của
người học, những thông tin về đặc điểm tâm lý nhận thức và về mức độ tích cực
học tập của người học. Các thông tin này được thu nhận qua mối liên hệ ngược
như tự đánh giá, tự điều chỉnh của người học và qua kết quả kiểm tra của người
học.
- Đồng thời, biện pháp động viên khen thưởng kịp thời khi người học đạt
được những kết quả tốt, cũng là một biện pháp mang lại hiệu quả cao trong việc
tích cực hóa người học.
2.2. Cách tiếp cận và quan điểm dạy học tích cực:
2.2.1. Cách tiếp cận:
Cách tiếp cận thứ 1: quan tâm đến kết quả cuối cùng nhận được là sản
phẩm học tập hay hành vi nhận biết được. Đó là cách tiếp cận theo hành vi đáp
lại phản xạ có điều kiện của Pavlov, hay theo hành vi kích hoạt phản xạ có điều
kiện của Skinner: học là quá trình làm biến đổi hành vi từ kinh nghiệm hay từ sự
tiếp xúc với môi trường sống của chủ thể. [19]
Cách tiếp cận thứ 2: quan tâm đến quá trình học, bằng cách tìm hiểu
những gì đã xảy ra trong cách tư duy của người học, tức là cách tiếp cận về trí
tuệ, theo Piaget với “cơ chế đồng hóa, điều ứng” hay Vigotski với “vùng phát
triển gần”. Theo GS Vũ Văn Tảo học là quá trình biến đổi và cân bằng cấu trúc
Nguyễn Thành Hậu


17


×