Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

tiểu luận cao học môn quản lý hành chính nhà nước “Khắc phục tình trạng quá tải tại khoa nội tổng hợp bệnh viện đa khoa trung tâm an giang hiện nay thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.89 KB, 28 trang )

MỞ ĐẦU
Các hoạt động y tế là phần không thể thiếu được trong xã hội loài người, con
người luôn luôn có nhu cầu chăm sóc sức khoẻ không những của bản thân mà của cả
gia đình mình. Không một ai lại sống mà luôn luôn khoẻ mạnh cả bởi sự thay đổi
thường xuyên của môi trường sống cùng với sự vận động của thế giới tự nhiên. Các
hoạt động y tế mà con người sáng tạo ra cũng chính nhằm mục đích điều hoà những
tác động không tốt của môi trường sống tới con người.
Do đó, các hoạt động y tế là không thể thiếu được trong đời sống con người.
Tuy mỗi con người có cuộc sống khác nhau nhưng các hoạt động y tế lại đóng vai trò
tác động chung tới từng người nhằm duy trì và phát triển giống nòi. Qua những tác
động to lớn của y tế tới đời sống con người như vậy cho nên mỗi quố c gia trong quá
trình phát triển kinh tế, xã hội cần phải chú trọng và lấy mục tiêu chăm sóc sức khoẻ
cho con người làm gốc, định hướng cho các chương trình kinh tế - xã hội khác vì một
mục tiêu chung là phát triển bền vững. Điều này cũng được thể hiện xuyên suốt trong
đường lối xây dựng và phát triển đất nước của Đảng và Nhà nước ta, khẳng định một
cách rõ ràng trong Nghị quyết TW4 của Ban chấp hành trung ương Đảng khoá VII:
Con người là nguồn tài nguyên quí báu nhất của xã hội, con người quyết định sự phát
triển của đất nước, trong đó sức khoẻ là vốn quí nhất của mỗi con người và của toàn xã
hội. Do vậy, với bản chất nhân đạo và định hướng xã hội chủ ngh a trong nền kinh tế
thị trường, ngành y tế phải đảm bảo sự công bằng và hiệu quả trong chăm sóc sức khoẻ
cho nhân dân.
Ở nước ta, tình trạng quá tải bệnh viện hiện nay là một vấn đề hết sức bức
xúc, gây rất nhiều áp lực cho ngành y tế nói chung. Khắc phục tình trạng quá tải
bệnh viện có ý nghĩa, không chỉ góp phần quan trọng nâng cao chất lượng dịch vụ y
tế, nâng cao uy tín và tạo ấn tượng tốt đẹp về phong cách phục vụ, chất lượng khám
chữa bệnh của bệnh viện trong lòng người dân mà còn đảm bảo sự công bằng trong
khám chữa bệnh, thể hiện tính ưu việt của chế độ, đồng thời hiện thực hóa quan
điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước tại Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 23 tháng 02
năm 2005 về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình
hình mới “Sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi con người và của toàn xã hội. Bảo vệ,
chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân là hoạt động nhân đạo, trực tiếp bảo đảm


nguồn nhân lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là một trong những


1

c h í n h s á c h ư u t i ê n h à n g đ ầ u c ủ a Đ ả n g v à N h à n ư ớ c ’ " . Trên tinh thần
đó, Bộ Y tế đã xây dựng và được phê duyệt tại Quyết định số 30/2008/QĐ-TTg ngày
22/2/2008 phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng lưới khám, chữa bệnh đến năm 2010 và
tầm nhìn đến năm 2020 với mục tiêu “Xây dựng và phát triển mạng lưới khám, chữa bệnh
phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nâng cao chất lượng dịch vụ
y tế ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực, đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh của
nhân dân hướng tới mục tiêu công bằng, hiệu quả và phát triển". Hiện nay, mạng lưới
khám, chữa bệnh đã cơ bản đạt được những mục tiêu đề ra, đã phát triển đồng bộ cả y tế
phổ cập và y tế chuyên sâu, bảo đảm việc chăm sóc sức khỏe cho nhân dân và đạt được
nhiều thành tựu đáng kể.
Tuy nhiên, cùng với sự bất cập chung trong quá trình đổi mới của công tác chăm sóc
và bảo vệ sức khỏe nhân dân, hệ thống khám chữa bệnh còn chưa thích ứng kịp thời với sự
phát triển của nền kinh tế xã hội; sự thay đổi về cơ cấu bệnh tật; nhu cầu ngày càng cao và
đa dạng của nhân dân;... trong những năm gần đây, hiện tượng quá tải bệnh viện trở nên
ngày càng lớn, gây khó khăn, bức xúc cho người bệnh và cả cán bộ y tế ở hầu hết các bệnh
viện trong cả nước. Tại bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang, từ đầu năm 2010 số bệnh
nhân nội và ngoại trú đều tăng cao so với chỉ tiêu được giao. Các đơn vị thường xuyên bị
quá tải như: khoa Cấp cứu, khoa Khám bệnh, Nhi, Sản, Chấn thương Chỉnh hình, Nội Thần
kinh, Nội Thận, Nội Tổng hơp .... Bệnh viện đã và đang thực hiện nhiều giải pháp như tăng
giường bệnh nội trú từ 754 lên 1000, sắp xếp lại quy trình khám bệnh, tăng cường trang
thiết bị y tế. Nhìn chung, tình trạng quá tải có cải thiện nhưng chưa đồng bộ. Tại khoa Nội
Tổng hợp, dù đã có nhiều giải pháp được áp dụng như mở rộng mặt bằng, tăng số giường
chỉ tiêu, đào tạo liên tục cho đội ngũ chuyên môn,. Nhưng cho đến nay thì sự quá tải tại đây
vẫn còn là một vấn đề bức xúc cần phải được quan tâm. Vì vậy, tôi quyết định chọn đề tài;
“Khắc phục tình trạng quá tải tại khoa Nội Tổng hợp bệnh viện Đa

k h o a T r u n g t â m A n G i a n g h i ệ n n a y - t h ự c t r ạ n g v à g i ả i p h á p " để làm
Tiểu luận tốt nghiệp với hy vọng tìm ra các giải pháp giảm tải hữu hiệu, góp phần xây dựng
khoa Nội Tổng hợp thành một khoa điều trị hiệu quả, an toàn và thân thiện không chỉ cho
người bệnh mà còn cho cả cán bộ công chức trong Khoa, đáp ứng yêu cầu về chăm sóc sức
khỏe ngày càng cao của người dân trong tình hình mới.
2


Chương 1
VẤN ĐỀ VỀ QUÁ TẢI BỆNH VIỆN VÀ NHỮNG CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG VÀ
NHÀ NƯỚC TA

1.1.

KHÁI NIỆM VÀ NHỮNG HẬU QUẢ CỦA QUÁ TẢI BỆNH VIỆN

1.1.1. Khái niệm quá tải bệnh viện
Để đảm bảo hiệu quả, chất lượng của dịch vụ trong hoạt động của hệ thống khám,
chữa bệnh, Tổ chức y tế thế giới và nhiều bằng chứng khoa học khuyến cáo công suất sử
dụng giường bệnh không nên vượt quá 85%. Khi công suất sử dụng giường bệnh vượt quá
mức trên, đặc biệt khi công suất lên quá cao, trên 95% sẽ thường xuyên xảy ra tình trạng
không đủ giường bệnh để tiếp nhận thêm người bệnh, đặc biệt là đối với các trường hợp cấp
cứu. Người bệnh sẽ phải nằm ghép trong trường hợp bệnh viện buộc phải tiếp nhận thêm,
dẫn tới tình trạng quá tải bệnh viện.
Do đó, quá tải bệnh viện được xem là hiện tượng quá đông người bệnh tới khám
hoặc điều trị tại cùng một thời điểm vượt khả năng đáp ứng và sức chứa của một bệnh viện
hoặc khoa trong bệnh viện.
1.1.2. Nguyên nhân và hậu quả của quá tải bệnh viện:
❖ Nguyên nhân:
Kết quả nghiên cứu của Viện nghiên cứu chiến lược Bộ Y tế và qua thực tiễn cho

thấy, tình trạng quá tải bệnh viện hiện nay do các nguyên nhân cơ bản sau:
T h ứ n h ấ t , một phần là do năng lực chuyên môn tuyến cơ sở còn hạn chế. Đội ngũ
cán bộ y tế tuyến cơ sở, đặc biệt là tuyến huyện khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa vừa
thiếu về số lượng, yếu về trình độ chuyên môn, kỹ thuật. Trong khi trang thiết bị ở một số
bệnh viện không đầy đủ hoặc chưa được thay thế, bổ sung kịp thời nên chưa đáp ứng yêu
cầu điều trị.
T h ứ h a i , mặc dù tuyến dưới được trang bị đầy đủ, nhưng bệnh viện vẫn không thể
thu hút, giữ chân được cán bộ do điều kiện phát triển chuyên môn kỹ thuật, thu nhập của
bác sĩ tuyến dưới hạn chế. Mặc dù ngành y tế đã tạo điều kiện, đưa các bác sĩ tuyến dưới đi
đào tạo nâng cao trình độ, nâng cao tay nghề, nhưng sau đó họ lại có xu hướng về các bệnh
viên tuyến trên để tăng thu nhập hoặc phát triển chuyên môn.

3


T h ứ b a , do đời sống của người dân được nâng cao nên nhận thức về nhu cầu chăm
sóc sức khỏe đã nâng lên, họ thường có xu hướng lựa chọn dịch vụ tốt nhất. Hơn nữa, điều
kiện giao thông cũng như thông tin ngày nay hết sức thuận tiện, người dân dễ dàng tìm
được nơi cung cấp dịch vụ chất lượng tốt hơn. Tâm lý của người bệnh luôn coi trọng uy tín,
chuyên môn, kỹ thuật của tuyến trên. Do đó, tỷ lệ vượt tuyến bệnh viện dao động từ 50% 80% ở các bệnh viện tuyến trên là do người bệnh tin tưởng vào uy tín của bệnh viện.
T h ứ t ư , là hiện tượng người dân từ bỏ cơ sở y tế tuyến dưới, mặc dù vẫn có các cơ
sở đáp ứng tốt nhu cầu điều trị. Đây là việc làm không cần thiết. Đó là do chế độ bảo hiểm y
tế của nước ta hiện nay cho phép người dân mặc dù khám chữa bệnh ở đâu vẫn được thanh
toán một phần viện phí. Do đó, người dân dễ dàng tự ý chuyển tuyến điều trị mặc dù yêu
cầu điều trị chưa phức tạp đến độ cần tới chuyên môn, kỹ thuật quá cao.
*

Những hậu quả của quá tải bệnh viện;

Quá tải bệnh viện từ lâu được các y văn thế giới chứng minh và xác định đây chính

là nguyên nhân dẫn tới những hậu quả sau:
*
-

Giảm chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh, chăm sóc người bệnh:

Đối với khám bệnh, điều trị theo đơn hoặc điều trị ngoại trú: người bệnh phải chờ
đợi lâu khi khám bệnh, làm xét nghiệm, thủ thuật để giúp việc chẩn đoán bệnh; thời
gian khám bệnh, tư vấn hạn chế.

-

Đối với điều trị nội trú: người bệnh phải chờ đợi lâu khi cần được cung cấp dịch vụ
thủ thuật, phẫu thuật...; việc chăm sóc theo nhu cầu người bệnh bị hạn chế như phải
nằm chung giường bệnh; việc hướng dẫn, thực hiện và kiểm tra về chăm sóc người
bệnh như tư vấn bệnh tật, chia sẻ tình cảm, săn sóc ăn uống, ngủ nghỉ, tiếng ồn, các
điều kiện vệ sinh cá nhân, uống thuốc, tiêm thuốc theo giờ, theo dõi người bệnh theo
phân cấp hộ lý bị hạn chế.

*

Thời gian điều trị bị kéo dài do chờ đợi các kỹ thuật chẩn đoán, can thiệp hoặc do
biến chứng trong quá trình điều trị;

*

Giảm sự hài lòng và mức độ hợp tác của người bệnh và gia đình người bệnh với
bệnh viện. Sự bực bội, chán nản của người bệnh và gia đình người bệnh dẫn đến tình
trạng hung dữ, thô lỗ và thậm chí lăng mạ nhân viên y tế, gia tăng các đơn thư khiếu
nại, các hành vi gây hậu quả nghiêm trọng đối với bệnh viện và nhân viên y tế;


4


*

Tăng tỷ lệ tai biến, biến chứng, điển hình là nhiễm khuẩn bệnh viện, tỷ lệ sai sót
trong chuyên môn tăng như sai sót trong kê đơn, cho sai thuốc, sai liều dùng, nhầm
lẫn về tần suất, khoảng cách giữa các lần dùng thuốc;

*

Gia tăng chi phí điều trị đối với người bệnh, bệnh viện và xã hội;
*

Gây những tổn hại về sức khỏe tâm thần của bác sĩ và nhân viên y tế, do phải làm
việc trong điều kiện quá tải về công việc, thời gian và hạn chế không gian gây nên
mệt mỏi, tâm trạng bức xúc, dẫn đến tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm hoặc gây cáu
gắt, làm giảm khả năng chính xác trong thực hiện kỹ thuật, giảm sự tận tình trách
nhiệm đối với người bệnh.

1. 2. QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG NHÀ NƯỚC TA
1.2.1.

Quan điểm của Đảng ta về chăm sóc sức khỏe cho nhân dân
Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI nêu rõ: Công tác dân số, kế hoạch

hoá gia đình, chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân, bình đẳng giới và tiến bộ của phụ nữ
đạt được một số kết quả quan trọng; mức hưởng thụ các dịch vụ y tế của nhân dân tăng lên,
đặc biệt với trẻ em, người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số. Chỉ số phát triển con người

không ngừng tăng lên; Việt Nam đã hoàn thành phần lớn các Mục tiêu Thiên niên kỷ (trang
2). Bên cạnh đó, chất lượng công tác bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ còn thấp, hệ thống y tế và
chất lượng dịch vụ y tế chưa đáp ứng được yêu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân, nhất là
đối với người nghèo, đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số. Vệ sinh, an toàn
thực phẩm chưa được kiểm soát chặt chẽ (trang 5). Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI
cũng đã xác định cần phải tập trung phát triển mạnh hệ thống chăm sóc sức khoẻ và nâng
cao chất lượng dịch vụ y tế. Nhà nước tiếp tục tăng đầu tư đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa
để phát triển nhanh hệ thống y tế công lập và ngoài công lập; hoàn chỉnh mô hình tổ chức
và củng cố mạng lưới y tế cơ sở. Nâng cao năng lực của trạm y tế xã, hoàn thành xây dựng
bệnh viện tuyến huyện, nâng cấp bệnh viện tuyến tỉnh và tuyến trung ương. Xây dựng thêm
một số bệnh viện chuyên khoa có trình độ cao tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và một
số vùng. Xây dựng một số cơ sở khám, chữa bệnh có tầm cỡ khu vực.. Khắc phục t ì n h
trạng quá tải ở các bệnh viện, đặc biệt là bệnh viện tuyến trung
ư ơ n g v à t u y ế n t ỉ n h . Đổi mới cơ chế hoạt động, nhất là cơ chế tài chính của các cơ sở
y tế công lập theo hướng tự chủ, công khai, minh bạch. Chuẩn hoá chất lượng dịch vụ y tế,
chất lượng bệnh viện, từng bước tiếp cận với tiêu chuẩn khu vực và quốc tế. Đổi mới và
hoàn thiện đồng bộ các chính sách bảo hiểm y tế, khám, chữa bệnh và viện phí phù hợp; có
5


lộ trình thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân. Thực hiện tốt chính sách khám, chữa bệnh cho
các đối tượng chính sách, người nghèo, trẻ em và người dân tộc thiểu số, chăm sóc sức
khoẻ người cao tuổi. Tăng cường đào tạo và nâng cao chất lượng chuyên môn, y đức, tinh
thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ y tế. Phấn đấu đến năm 2020 tất cả các xã, phường có
bác sĩ. Phát triển mạnh y tế dự phòng, không để xảy ra dịch bệnh lớn.
Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh An Giang lần thứ IX nhiệm kỳ 2010 - 2015:
tiếp tục xác định: công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân đạt nhiều kết quả, mạng lưới y tế cơ
sở, trang thiết bị được đầu tư nâng cấp, mở rộng theo hướng hiện đại (trang 19). Tuy nhiên
ngành y tế có nhiều thay đổi về cơ cấu, tổ chức bộ máy ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến
y tế cơ sở, công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân chưa đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của

người dân, nhiều bệnh viện quá tải, tinh thần thái độ phục vụ của một bộ phận y, bác sĩ
chưa tốt (trang 27, 28).
Quán triệt quan điểm của Đại hội Đại biểu toàn lấn thứ XI, quan điểm tỉnh Đảng bộ
An Giang lần thứ IX, Nghị quyết Đảng bộ bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang nửa
nhiệm kỳ 2010-2015 cũng đã xác định: Bệnh viện đã đáp ứng tốt nhu cầu khám chữa bệnh
của nhân dân trong và ngoài tỉnh, đặc biệt số lượt khám bệnh ngoại trú trong năm qua đã
tăng đáng kể so với năm trước (tăng 21,5%).Công tác xã hội hóa y tế được đẩy mạnh góp
phần giảm tải bệnh viện, cải thiện đời sống của CBVC. Tuy nhiên, tình trạng quá tải cục bộ
tại một số khoa chưa được cải thiện, nhiều khoa phòng hiện trong tình trạng quá tải nặng
nề; trong khi cơ sở vật chất cũ kỹ, xuống cấp, các trang thiết bị vừa thiếu, một số vừa lạc
hậu, không đáp ứng đủ nhu cầu phục vụ người bệnh; nhân lực y tế thiếu trầm trọng, nhất là
bác sĩ; chế độ đãi ngộ chưa phù hợp, chưa thu hút và giữ chân được người tài. Bênh viện
cần có biện pháp chống quá tải hiệu quả bằng công tác chuyên môn, quản lý và xã hội hóa y
tế.
1.2.2.

Những văn bản pháp lý
Quá tải bệnh viện vẫn là “căn bệnh" trầm kha, nhức nhối của ngành y tế, nhất là các

bệnh viện tuyến cuối. Với người bệnh thì đây là mối lo sợ mỗi khi phải nhập viện điều trị.
Vấn đề giảm tải bệnh viện đã trở thành mục tiêu chiến lược không riêng của ngành y tế, mà
của cả chính quyền địa phương, Chính phủ và Quốc hội...
Để giải quyết vấn đề về quá tải đối với các bệnh viện, nhất là ở các tuyến cuối, thời gian qua
Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo thực hiện nhằm giải quyết tình trạng trên, có
thể kể đến một số văn bản sau:

6


-


Chương trình số 527/CTr-BYT ban hành ngày 18/06/2009 của Bộ y tế về

nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh vì mục tiêu đáp ứng sự
hài lòng của người bệnh bảo hiểm y tế.
Quyết định số 92/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 9/1/2013 về
việc phê duyệt Đề án Giảm quá tải bệnh viện giai đoạn 2013 - 2020

7


Chương 2
THỰC TRẠNG NGUỒN Lực VÀ HOẠT ĐỘNG KHÁM, CHỮA BỆNH
TẠI KHOA NỘI TỔNG HỢP BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG TÂM AN
GIANG TỪ NĂM 2010 ĐẾN 2012
2.1.

ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH

2.1.1.

Về cơ sở vật chất - Kỹ thuật
Khoa Nội Tổng hợp được thành lập vào tháng 7 năm 2009 từ khoa Nội

Tổng quát. Sau khi khoa này tách ra 2 khoa là khoa Nội Thần kinh và khoa
Nội Thận, bộ phận còn lại của khoa Nội Tổng quát và tầng 2 ở khu vực mới
xây (trước khoa Sản) hợp thành khoa Nội Tổng hợp. Tuy nhiên, khoa Nội
Thận vẫn phải nằm chung tầng trệt với khoa Nội Tổng hợp vì phòng Thận
nhân tạo đã trang bị các thiết bị máy móc không thể di dời.Vì vậy, khoa Nội
Tổng hợp có 3 trại (B cấp cứu, B lầu, B tiêu hóa) và 1 phòng Đo điện tim

nằm tách rời nhau nên khó khăn cho việc quản lý, bố trí phòng ốc và nhân sự
2.1.2.
-

Về chức năng nhiệm vụ

Điều trị nội trú các bệnh lý nội khoa thuộc các chuyên khoa tiêu hóa -gan
mật, hô hấp, nội tiết, huyết học, cơ xương- khớp, tim mạch, ngộ độc và tạp
bệnh.

-

Tham gia hội chẩn với tất cả các khoa khác trong bệnh viện hoặc các bệnh
viện khác trong tỉnh khi có yêu cầu.

-

Chỉ đạo tuyến và nghiên cứu khoa học.
2.2.

THựC TRẠNG TẠI KHOA NỘI TỔNG HỢP TỪ NĂM 2010 ĐẾN

2012
2.2.1.

Diễn biến hoạt động khám, chữa bệnh:
❖ Nhân sự:
Trình độ Chuyên môn (Đã có băng tốt nghiệp)
Sơ cấp
Y tá


Nhân viên
khác
Hộ lý

1

5

77

2

4

u

Đại hoc
Bác sĩ
Cử cử
nhân
5
1

ư

Sau đại hoc
Thạc sĩ CK I

g


Tông
số

i

rri Á

Trung học
Dược Vi tính

57
0
2
8


73

2

4

3

1

53

1


2

1

6

77

3

3

4

2

55

1

2

1

6

Đa số bác sĩ của Khoa đều đã tốt nghiệp sau đại học (6/10), trên 98%
điều dưỡng có trình độ trung cấp.
Biên chế là 86 [(125 giường bệnh x 0.65) + 05 (phòng điện tim)], số

hiện có là 77, số nhân sự còn thiếu là 9, trong đó thiếu đến 5 bác sĩ, nhưng
đến nay vẫn chưa được bổ sung.

KET
2010

Ngày điều
trị trung Công suất
X
Giường Kế Số bệnh nhân
bình
sử dụng
Ngày điều trị
hoạch
nội trú
giường
bệnh
90
8609
53970
164,.2%
QUA
6,1
(KH:7500) (KH:45000)
(KH:7)
QUA

115

KET

2012

QUA

125

8.857
(KH:8000)
10.026
(KH:8000)

50.299
(KH:50000)
59260
(KH:50000)

7)
7 :6, (K

KET
2011

5,9
(KH:6,7)

gnT

❖ Khám chữa bệnh:
Tỷ lệ
tử vong và

nặng xin về

60%

0,41%
(KH<2%)

119,9%

28,7%

0,5%
(KH<2%)

129,,9%

29,8%

0,46%
(KH<1,5%)

Tổng số giường kế hoạch tăng lên hàng năm nhưng không đáp ứng
được nhu cầu vì số bệnh nhân nội trú tăng nhanh, ngày điều trị trung bình đã
đạt ở mức hợp lý nên công Những suất sử dụng giường bệnh và tỉ lệ nằm
ghép còn rất cao.
2 . 2 . 2 Thành tựu đạt được và nguyên nhân:
❖ Những thành tựu:
Thực trạng quá tải tại Khoa là một vấn đề nhức nhối mà cấp ủy rất
quan tâm và đã đề ra nghị quyết cần có các giải pháp hữu hiệu để giảm tải cho
Khoa. Thực hiện chỉ đạo của cấp ủy cùng với sự nổ lực không ngừng của toàn

thể cán bộ, viên chức và bằng nhiều giải pháp được thực hiện đồng bộ đã góp
phần cải thiện được phần nào tình trang quá tải, quản lý tốt và phát triển Khoa
một cách khá toàn diện, trong đó có một số mặt nổi bật như sau :
9


- Nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ y, bác sĩ nhằm chẩn đoán
và điều trị cho người bệnh một cách chính xác và hiệu quả, góp phần giảm
tải cho Khoa:
Khoa luôn tạo điều kiện và sắp xếp cho nhân viên trong Khoa tham gia
nhiều lớp đào tạo; thường xuyên cập nhật phác đồ, điều trị đúng phác đồ và
phù hợp chẩn
9

đoán; Bình bệnh án định kỳ hàng tháng và phân tích sử dụng thuốc theo Chỉ thị 05 các
trường hợp nặng xin về, khó chẩn đoán và điều trị một cách nghiêm túc trên tinh thần vì
người bệnh và vì sư tiến bộ của Khoa; nâng cao chất lượng giao ban, chất lượng hồ sơ bệnh
án, kiểm thảo tử vong; Cập nhật thông tin y học qua báo chí, internet, sinh hoạt chuyên
môn tại Khoa và các Hội nghị khoa học; Tham dự tất cả các buổi sinh hoạt chuyên đề khoa
học kỹ thuật hàng tuần do bệnh viện tổ chức và thực hiện khám nghiệm tử thi để xác định
nguyên nhân tử vong, đặc biệt là các trường hợp đột tử chưa rõ nguyên nhân. Qua đó, trình
độ chuyên môn của nhân viên được nâng lên một cách rõ rệt, 60% bác s của Khoa đều đã
tốt nghiệp sau đại học và trên 98% điều dưỡng có trình độ trung cấp đã góp phần không
nhỏ vào việc nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh và giảm tải cho khoa
-

Công tác tuyên truyền vận động và giáo dục, nâng cao ý thức của người dân phòng
bệnh:
Hoạt động tuyên truyền và vận động mọi người tự bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho


bản thân, gia đình bằng cách phổ biến những kiến thức phổ thông và cách phòng ngừa các
bệnh lý nội khoa thường gặp như tăng huyết áp, bệnh lý liên quan đến thuốc lá, tác hại khi
thiếu Iốt, đái tháo đường và những biến chứng, loãng xương, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính,
hen phế quản,viêm loét dạ dày... qua các buổi họp Hội đồng người bệnh hàng tuần tại
Khoa, tại Trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe tỉnh An Giang hoặc tiếp chuyện Đài
phát thanh, truyền hình An Giang .
-

Tổ chức tốt công tác nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao chất lượng điều trị bệnh
nhân:
Công tác nghiên cứu khoa học là một trong những hoạt động thường xuyên luôn

được lãnh đạo khoa quan tâm. Thời gian qua, Khoa đã nghiên cứu được 6 đề tài. Các đề tài
này đều được hội đồng Khoa học kỹ thuật bệnh viện nghiệm thu. Đặc biệt có 3 đề tài đạt
giải trong hội thi Nghiên cứu Khoa học công nghệ cấp cơ sở, 1 đề tài được chọn đăng trong
1
0


Tạp chí Y học TPHCM năm 2011, 1 đề tài được chọn báo cáo tại Hội nghị KHKT Đồng
bằng sông Cửu L ong mở rộng 2012 tại Cần Thơ, 2 đề tài được chọn báo cáo tại Hội nghị
Nội khoa toàn quốc năm 2013 và được đăng trong Tạp chí Y học TPHCM năm 2013.
-

Triển khai áp dụng một số thiết bị - kỹ thuật mới có giá trị thực tiễn, góp phần nâng
cao chất lượng chẩn đoán và điều trị:
Đặt CVP qua đường tĩnh mạch dưới đòn, Đặt CVP qua đường tĩnh mạch cánh tay,

Nghiệm pháp dung nạp Glucose, Ứng dụng thang điểm blatchford trên bệnh nhân xuất
huyết tiêu hóa trên cấp.Thải sắt bằng máy tiêm truyền dưới da, kết hợp khoa chẩn đoán hình

ảnh điều trị xuất huyết tiêu hóa qua nội soi.
Nhờ áp dụng những thiết bị hỗ trợ trên thời gian qua đã góp phần không nhỏ trong
việc chuẩn đoán chính xác được nguyên nhân gây bệnh từ đó đã rút ngắn được thời gian
theo dõi và lưu trú điều trị bệnh, góp phần không nhỏ vào việc giảm tải cho khoa.
-

Công tác chỉ đạo tuyến dưới nhằm giảm tải cho tuyến trên:
Thời gian qua, khoa thường xuyên thông tin phản hồi cho tuyến dưới (qua thư góp
ý ) các trường hợp chuyển viện cần rút kinh nghiệm như chẩn đoán, xử trí chưa phù hợp,
chuyển viện không cần thiết...; thực hiện đề án 1816 theo sự phân công của bệnh viện
-

Giáo dục y đức kết hợp với việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh:
Đảng ủy, Ban giám đốc và Ban chủ nhiệm khoa thường xuyên nhắc nhở giáo dục

nhân viên về vấn đề y đức và kỹ năng giao tiếp, thực hiện tốt 12 điều y đức, gắn với “Học
tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” mà trọng tâm là học tập làm theo lời dạy
của Bác “Thầy thuốc như mẹ hiền”.
Ban chủ nhiệm khoa luôn lắng nghe và phản hồi các ý kiến đóng góp của người bệnh
và thân nhân người bệnh trực tiếp hoặc qua các buổi họp Hội đồng người bệnh cấp khoa
(hàng tuân), qua các phiếu thăm dò sự hài lòng của người bệnh, qua thùng thư góp ý, đường
dây nóng và kịp thời chấn chỉnh ngay những thiếu sót nếu có.
Đáp ứng sự hài lòng đối với người bệnh/ thân nhân người bệnh và cán bộ viên chức
trong Khoa (không có phản ánh xấu về tinh thần thái độ phục vụ người bệnh hoặc các khiếu
nại của cán bộ viên chức qua đơn thư góp ý, đường dây nóng bệnh viện, báo đài..).
-

Tăng cường cơ sở vật chất và trang thiết y tế đáp ứng nhu cầu điều trị bệnh:
Chỉ tiêu giường bệnh được tăng lên hàng năm, năm 2010 là 90 giường, năm

1
1


2011 là 115 giường và đến năm 2012 tăng lên là 125 giường đã góp phần giảm tải cho
khoa. Trang bị thêm một số trang thiết bị như máy tiêm điện, máy thải sắt, máy đo điện tim,
máy thử đường huyết, máy tiêm truyền tự đông. góp phần nâng cao chất lượng chẩn đoán
và điều trị.
Nhìn chung, mọi hoạt động của Khoa đã tương đối đi vào nề nếp, ổn định và phát
triển theo đúng định hướng chuyên sâu với chất lượng quản lý và điều trị chăm sóc người
bệnh ngày càng được nâng cao ( tỷ lệ điều trị khỏi rất cao (85%), tỷ lệ tử vong và nặng xin
về rất thấp (<0,5%), không có tai biến khi thực hiện các thủ thuật, không có tai biến trong
điều trị và chăm sóc làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh mạng và sức khỏe cho người
bênh), môi trường điều kiện làm việc và đời sống của cán bộ viên chức từng bước được cải
thiện.
❖ Nguyên nhân:
Nhờ được sự quan tâm và hỗ trợ tích cực của Ban giám đốc, sự đoàn kết và nhất trí
cao trong Ban Chủ nhiệm khoa và Chi bộ Đảng, cùng với sự nỗ lực không ngừng của toàn
thể cán bộ viên chức trong khoa và nhiều giải pháp đã được thực hiện đồng bộ một cách
tích cực như:
-

Tăng cường đào tạo, ứng dụng công nghệ thông tin đã góp phần quản lý tốt và phát
triển khoa một cách toàn diện;

-

Qui trình khám, chữa bệnh nội trú luôn được quan tâm cải tiến theo hướng thuận lợi
nhất cho người bệnh; trưởng khoa luôn nắm bắt và giải quyết kịp thời những bệnh
nguy kịch, bệnh nặng, khó chẩn đoán và điều trị. Đồng thời, tổ chức đi buồng thường

xuyên ít nhất 3 ngày/tuần để xác định lại chẩn đoán, điều trị và cho hướng điều trị
nếu cần;

-

Qui chế bệnh viện, nhất là đối với một số qui chế chuyên môn còn yếu và bất cập
(qui chế hội chẩn, chẩn đoán, sử dụng thuốc, chuyển khoa) không ngừng được củng
cố và có những tiến bộ nhất định; Hội chẩn đúng quy chế, chuyển khoa kịp thời và
chuyển viện sớm các trường hợp quá khả năng điều trị;

-

Trong thực hành lâm sàng các bác sĩ đã biết tận dụng

chấtxám qua qui chế

hội chẩn để giải quyết thỏa đáng các trường hợp bệnh nặng và phức tạp;
-

Thực hiện tốt các quy định về đảm bảo an toàn và sai sót chuyên môn kỹ thuật trong
chăm sóc và điều trị;

-

Áp dụng tối ưu các phác đồ điều trị, quy trình chăm

1
2

sóc, quy trình chống



nhiễm khuẩn và quy định sử dụng thuốc;
-

Bố trí phòng ốc và phân công bác sĩ phụ trách theo hướng chuyên khoa.
-

Tổ chức sinh hoạt chuyên môn, nâng cao chất lượng giao ban, kiểm thảo tử vong và
bình bệnh án định kỳ mỗi tháng ...

-

Áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến, đồng thời làm tốt công tác nghi ên cứu khoa
học.

-

Xây dựng được đội ngũ CBCC có y đức và chất lượng về chuyên môn đáp ứng được
sự hài lòng và nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng cao của nhân dân.
2.2.3. Những hạn chế và nguyên nhân:
❖ Những hạn chế :
Bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, thời gian qua công tác khắc phục sự quá

tải ở khoa vẫn còn một số hạn chế cơ bản sau:
-

Tổng số giường kế hoạch tăng lên hàng năm nhưng không đáp ứng được nhu cầu vì
số bệnh nhân nội trú tăng nhanh, công suất sử dụng giường bệnh và tỉ lệ nằm ghép
còn rất cao dẫn đến tình trạng quá tải cho khoa.


-

Chính tình trạng quá tải với số lượng người bệnh đến điều trị tại Khoa quá đông,
trong khi cơ sở vật chất chật hẹp, không khí nóng bức, không đủ giường phục vụ,
người bệnh phải nằm ghép. Vì thế người bệnh phải chen chúc nhau, tấp nập, ồn ào,
ngột ngạt làm cho người bệnh cảm thấy mệt và khó chịu hơn. Trong điều kiện như
vậy, mà người bệnh lại phải chịu đựng sự đau đớn, lo lắng và thậm chí cả sự nguy
hiểm của bệnh tật, càng gây thêm sự căng thẳng, bức xúc, phiền hà cho người bệnh
và cho cả người nhà. Do lượng bệnh quá đông, số lượng bác sĩ lại quá thiếu nên
người bệnh phải đợi chờ lâu, đến khi được khám bệnh, gặp bác sĩ thì thời gian tiếp
xúc quá ngắn, lại trong trạng thái mệt mỏi nên có khi không khai hết những triệu
chứng cần thiết để giúp cho bác sĩ có hướng chẩn đoán và điều trị chính xác. Điều
này cũng góp phần giảm đi chất lượng khám và điều trị. Ngược lại, có những người
bệnh khó tính, bị bệnh tật hành hạ, lại phải chờ đợi lâu nên họ rất dễ bức xúc, chỉ cần
một sơ sót nhỏ của nhân viên trong thái độ phục vụ cũng đủ gây cho họ phiền hà và
phản ứng.

-

Tình trạng nhân viên phục vụ cũng hết sức căng thẳng, áp lực đè nặng cũng ảnh
hưởng phần nào đến chất lượng điều trị cho người bệnh. Đồng thời, thời gian tiếp
xúc với người bệnh cũng quá ngắn, bác sĩ không có đủ thời gian để tư vấn, hướng
1
3


dẫn, dặn dò một cách kỹ lưỡng cho người bệnh. Nhân viên đôi khi cáu gắt vì phải
làm việc trong điều kiện quá tải như trên, hơn nữa số lượng nhân viên cũng không đủ
ngay cả so với chỉ tiêu (không kể quá tải) nên họ làm việc liên tục, không có thời

gian nghỉ ngơi, không còn thời gian nghiên cứu, học tập nâng cao kiến thức... Điều
này cũng góp phần làm giảm đi chất lượng điều trị cho người bệnh.
-

Tình trạng trật tự và vệ sinh trong khoa cũng không được đảm bảo.
-

Các máy móc trang thiết bị phải hoạt động hết công suất dễ đưa đến tình trạng hư
hỏng và thiếu chính xác.

-

Với tình trạng quá tải như hiện nay, nếu có thảm họa, dịch bệnh hoặc ngộ độc xảy ra
hàng loạt thì Khoa sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
❖ Nguyên nhân :
Tình trạng quá tải nêu trên là do một số nguyên nhân chủ yếu sau:

-

Tình trạng tăng dân dố tự nhiên hàng năm (khoảng 2%). Ngoài ra còn do tình trạng
tăng dân số cơ học, nhiều người dân đổ xô về thành thị theo sự phát triển đô thị hóa
của thời kỳ mới.

-

Tuổi thọ trung bình của người dân tăng lên, vì thế cũng góp phần tạo nên sức ép về
gia tăng dân số và xuất hiện mô hình bệnh tật liên quan đến nhóm tuổi này. Điều này
cũng làm gia tăng đáng kể số người bệnh đến điều trị tại khoa.

-


Diễn biến phức tạp của mô hình bệnh tật: Theo nghiên cứu các yếu tố nguy cơ bệnh
không lây nhiễm ở Việt Nam 2009-2010 do Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Bộ Y tế
thực hiện kết luận trong khi các bệnh lây nhiễm đã và đang được khống chế ổn định,
đặc biệt là tỷ lệ mắc bệnh không lây nhiễm (chủ yếu là bệnh lý tim mạch, đột quỵ,
ung thư, đái tháo đường, bệnh phổi mạn tính) lại gia tăng đến mức báo động từ 39%
năm 1986 tăng lên đến 50,02% năm 1996, 62,4% năm 2006 và 66,32% năm 2009
gấp khoảng 2,9 lần so với các bệnh truyền nhiễm.
Với diễn biến phức tạp của mô hình bệnh tật, tỷ lệ mắc bệnh không lây nhiễm (chủ

yếu là những bệnh lý nội khoa mạn tính) lại gia tăng rất lớn nên tỷ lệ tái nhập viện cao, tần
suất bệnh nặng và bệnh kết hợp nhiều, cần có sự chăm sóc và theo dõi lâu dài. là yếu tố cơ
bản để tăng số lượt khám chữa bệnh và tổng số ngày điều trị nội trú dẫn đến tình trạng quá
tải cho Khoa.
-

Cơ sở hạ tầng và đầu tư cho y tế chưa đáp ứng nhu cầu:
1
4


Tỉnh ta đang xây dựng bệnh viện mới. Vì thế, cơ sở vật chất của bệnh viện nói chung
cũng như của khoa Nội Tổng hợp nói riêng không được sửa chữa và mở rộng. Vì vậy, tỷ lệ
tăng giường bệnh chưa đáp ứng được mức gia tăng cần thiết để đảm bảo cho nhu cầu khám
chữa bệnh của nhân dân. Hơn nữa, khoa Nội Tổng hợp có 3 trại (B cấp cứu, B lầu, B tiêu
hóa) và 1 phòng đo điện tim nằm tách rời nhau nên việc quản lý, tổ chức sắp xếp các phòng
ốc và nhân lực tại khoa chưa thực sự hợp lý cũng đã góp phần gây nên sự quá tải. Mặt khác,
sự đầu tư của nhà nước cho ngành y tế là rất lớn, song vẫn chưa đủ đáp ứng được các yêu
cầu khám chữa bệnh cho người dân.
-


Với sự phát triển của khoa học công nghệ hiện nay, có rất nhiều máy móc trang thiết
bị hiện đại phục vụ cho ngành y, nhưng chỉ tập trung tại các bệnh viện tỉnh hoặc
thành phố lớn. Vì vậy, mạng lưới y tế tuyến huyện chưa đáp ứng được yêu cầu điều
trị ngày càng cao của người dân.

-

Đội ngũ y tế dự phòng và chăm sóc sức khỏe ban đầu còn mỏng, vẫn tập trung ưu
tiên cho dự phòng bệnh truyền nhiễm và dịch bệnh nguy hiểm, chưa chú trọng nhiều
đến việc dự phòng các bệnh nội khoa mãn tính.
-

Nhu cầu và ý thức khám chữa bệnh của người dân:

Kinh tế, xã hội phát triển, đời sống của nhân dân được nâng cao, người dân có nhận
thức cao hơn về nhu cầu chăm sóc sức khỏe, có xu hướng lựa chọn dịch vụ tốt nhất. Đồng
thời, điều kiện giao thông đi lại, thông tin thuận tiện, người dân có xu hướng tìm nơi cung
cấp dịch vụ có chất lượng tốt hơn; Hệ thống tuyên truyền và giáo dục sức khỏe ngày càng
được mở rộng cùng với sự phát triển kinh tế và xã hội, kiến thức của người dân về chăm sóc
với sức khỏe ngày càng được nâng cao. Vì thế, nhu cầu được khám điều trị bệnh ngày càng
nhiều. Và đó là điều kiện quan trọng đề góp phần làm gia tăng số lượng người bệnh đến
khám tại khoa Nội Tổng hợp cũng như các khoa khác của bệnh viện tuyến tỉnh.
-

Tâm lý của người bệnh luôn coi trọng uy tín, chuyên môn, kỹ thuật của tuyến trên,
đồng thời việc vượt tuyến cũng dễ dàng và vẫn được bảo hiểm y tế thanh toán một
phần viện phí nên người bệnh tự ý lên tuyến trên mà không hẳn là do yêu cầu của
bệnh phức tạp cần tới chuyên môn, kỹ thuật cao.


-

Tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế tăng và chính sách ưu việt về chăm sóc sức khỏe nhân
dân: thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo, hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm y tế cho đối tượng
cận nghèo, trẻ em < 6 tuổi, đối tượng ưu tiên chính sách. đã phần nào tác động làm
tăng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân.

1
5


- Số lượng người bệnh đến điều trị tại Khoa rất đông, trong khi số lượng bác sĩ lại bị
thiếu trầm trọng ngay cả so chỉ tiêu được duyệt cho 125 giường bệnh nhưng đến nay vẫn
chưa được bổ sung. Đây thực sự cũng là một kiểu dạng quá tải đã rất được quan tâm để giải
quyết nhưng hiện vẫn chưa có lối ra.
2.3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA
Sự quá tải của khoa Nội Tổng hợp là một tình trạng thực tế, kéo dài với mức độ quá
tải cao, dẫn đến những quá tải về nhân lực, phòng ốc và các phương tiện phục vụ khác. đã
ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng khám và điều trị, gây những tổn hại về sức khỏe tâm
thần của nhân viên, gây nên mệt mỏi, tâm trạng bức xúc, dễ dẫn đến tăng nguy cơ mắc bệnh
trầm cảm hoặc gây cáu gắt, làm giảm khả năng chính xác trong thực hành lâm sàng và giảm
đi sự tận tình chu đáo đối với người bệnh.
Vì vậy, cần phải khẩn trương tìm ra các giải pháp để giải quyết
tình trạng quá tải này, góp phần nâng cao chất lượng khám và điều
trị, đáp ứng đươc nhu cầu ngày càng cao của người dân trong tỉnh
cũng như sự hài lòng và an toàn cho tất cả nhân viên trong khoa.

Chương 3
MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG QUÁ TẢI TẠI KHOA
NỘI TỔNG HỢP TỪ NAY ĐẾN NĂM 2020 3.1. MỤC TIÊU:

Từng bước khắc phục tình trạng quá tải cho Khoa, tiến tới không có người bệnh nằm
ghép, góp phần nâng cao chất lượng, đảm bảo công bằng trong khám, chữa bệnh đáp ứng
nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng cao của nhân dân; từng bước cải thiện môi trường
điều kiện làm việc và đời sống cán bộ viên chức; thực hiện thành công các chỉ tiêu, kế
hoạch trong từng thời điểm; phấn đấu xây dựng khoa Nội Tổng hợp từng bước hiện đại,
hướng tới sự hài lòng của người bệnh về chất lượng phục vụ, tạo được một địa chỉ đáng tin
cậy tại An Giang và các tỉnh lân cận. Các mục tiêu cơ bản cần đạt từ nay cho đến năm 2015
như sau:
-

Ngày điều trị trung bình giảm xuống < 5,5 ngày/người.

-

Công suất sử dụng giường bệnh <100%.

-

Tỉ lệ nằm ghép<10% .

-

100% người bệnh ra viện được quản lý tốt sau ra viện.

-

Tăng số giường chỉ tiêu lên 150 giường.

-


Bổ sung đủ số nhân sự thiếu theo chỉ tiêu giường bệnh.

-

Tỉ lệ khỏi bênh >90%
1
6


-

Tỉ lệ tử vong và nặng xin về <0,5%
-

Không có phản xấu của người bệnh/ thân nhân người về chuyên môn hoặc tinh thần
thái độ phục vụ cũng như của cán bộ công chức trong khoa về môi trường và điều
kiện làm việc

3.2.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP:
Để đạt được các mục tiêu trên từ nay cho đến năm 2015 cần phải khẩn trương tích

cực thực hiện một số giải pháp như sau:
3.2.1.

Tăng cường chất lượng lọc bệnh kết hợp với quản lý tốt người bệnh sau

ra viện:
❖ Tăng cường chất lượng lọc bệnh:

-

Chuyển khoa: Tăng cường hội chẩn đối với các người bệnh không thuộc bệnh của
chuyên khoa nội để chuyển khoa. Những bệnh nhẹ, chẩn đoán xác định là
17

bệnh của chuyên khoa khác hoặc một số trường hợp đặc biệt bệnh nặng của Khoa hồi sức
có thể áp dụng chế độ hội ý thay cho hội chẩn để gỉảm bớt thủ tục hành chính cho Khoa vì
thủ tục hội chẩn rất rườm rà nên nhiều khi bác sĩ không muốn hội chẩn và để bệnh lại điều
trị tại Khoa.
-

Khoa cấp cứu cần nâng cao chất lượng lọc bệnh, phấn đấu giảm tỷ lệ chẩn đoán
không phù hợp và tỷ lệ lọc bệnh thiếu chính xác khi đưa bệnh vào khoa Nội Tổng
hợp. Tăng cường thực hiện các cận lâm sàng trước khi điều trị và tăng thời gian lưu
người bệnh tại khoa Cấp cứu đối với một số chẩn đoán là bệnh nhẹ, thường gặp hoặc
các chẩn đoán không rõ ràng để quyết định cho người bệnh điều trị ngoại trú hoặc
cho nhập viện vào đúng chuyên khoa.

-

Khoa Khám bệnh cũng cần nâng cao chất lượng lọc bệnh và tăng cường thực hiện
các cận lâm sàng để sớm xác định chẩn đoán và cho nhập viện vào đúng chuyên
khoa.
Như vậy tăng cường chất lượng lọc bệnh sẽ hạn chế được số lượng người bệnh điều

trị nội trú tại Khoa.
❖ Quản lý tốt người bệnh sau ra viện:
-


Ra viện phải dặn dò chu đáo và hẹn tái khám tại cơ sở y tế đúng với nhu cầu chuyên
môn.

-

Giấy ra viện phải cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết từ chẩn
1
7


đoán, phương pháp điều trị, chế độ ăn uống, chế độ sinh hoạt đến chế độ tái khám và được
trưởng khoa duyệt lại trước khi cho xuất viện.
Quản lý tốt người bệnh sau ra viện là một vấn đề rất quan trọng để khắc phục tình
trạng quá tải cho Khoa vì phần lớn bệnh lý nội khoa là bệnh mãn tính, dễ tái phát cần được
theo dỏi và điều trị lâu dài, nếu làm tốt vấn đề này sẽ hạn chế được rất nhiều tình trạng tái
nhập viện.
3.2.2.

Nâng cao chất lượng chuyên môn:

Cần chủ động trao đổi, rút kinh nghiệm các trường hơp chẩn đoán sai đưa nhầm người bệnh
vào khoa Nội Tổng hợp hoặc không cần nằm viện với các khoa có liên quan.
❖ Động viên và tạo điều kiện cho nhân viên học tập nâng cao trình độ chuyên môn,
tiếp tục đẩy mạnh công tác bình bệnh án ( cấp khoa, liên khoa, bệnh viện) theo
hướng sử dụng thuốc an toàn và hợp lý. Đặc biệt, cần chú ý đến tính toàn diện trong
công tác chẩn đoán, điều trị và chăm sóc người bệnh; nâng cao chất lượng hội chẩn,
chất lượng kiểm thảo tử vong/ nặng xin về; kịp thời và mạnh dạn rút kinh nghiệm và
các sai sót trong chuyên môn; cập nhật phác đồ, điều trị đúng phác đồ và phù hợp với
chẩn đoán; có sơ tổng kết (tháng, quý, năm) về chất lượng chuyên môn.
❖ Tiếp tục đẩy mạnh công tác nghiên cứu hóa học và mạnh dạn ứng dụng các phương

pháp, kỹ thuật mới có giá trị thực tiển trong chẩn đoán và điều trị.
Nâng cao chất lượng chuyên môn là một việc làm ít tốn kém nhưng đem lại hiệu quả
cao, giải quyết tốt cho người bệnh, xác định chẩn đoán nhanh và điều trị chính xác, giảm đi
sự phiền hà cho người bệnh, cũng như giảm đi chi phí và thời gian điều trị, tránh được trình
trạng người bệnh phải nhập viện nhiều lần do chẩn đoán thiếu chính xác và điều trị chưa
tốt.
3.2.3.

Nâng cao y đức và kỹ năng giao tiếp:
❖ Phải thường xuyên nhắc nhở nhân viên thực hiện tốt 12 điều y đức. Tăng cường giáo
dục về vấn đề y đức và kỹ năng giao tiếp, tập huấn về tâm lý tiếp xúc và tinh thần
thái độ phục vụ cho nhân viên.
❖ Tích cực đẩy mạnh phong trào “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh” mà trọng tâm là học tập làm theo lời dạy của Bác “Thầy thuốc như mẹ hiền”.
❖ Duy trì các buổi hợp hội đồng người bệnh cấp khoa hàng tuần, cấp bệnh viện hàng
tháng; khảo sát sự hài lòng của người bệnh; ghi nhận các phản ánh qua thùng thư góp
1
8


ý, đường dây nóng và giải quyết kịp thời ý kiến phản ánh của người bệnh và thân
nhân người bệnh.
❖ Tăng mức độ hài lòng thân nhân người bệnh và cán bộ viên chức trong khoa. Phấn
đấu thực hiện tốt quyết định 29/2008/QĐ - BYT của bộ Y Tế về qui tắc ứng xử của
cán bộ viên chức trong các đơn vị sự nghiệp y tế, đặc biệt cần xây dựng tác phong
làm việc chính qui và khoa học để giảm phiền hà cho người bệnh.
Nâng cao y đức và kỹ năng giao tiếp cho đội ngũ cán bộ y tế hiện nay đóng vai trò
hết sức quan trọng, không chỉ có ý nghĩa chính trị - xã hội sâu sắc, mà còn là việc làm vừa
thường xuyên, vừa mang tính cấp bách của ngành y tế, nhằm nâng cao đạo đức, trách nhiệm
của người thầy thuốc, tạo niềm tin và sự hài lòng đối với người bệnh /thân nhân người bệnh

từ đó nâng cao hiệu quả điều trị và góp phần giảm tải cho Khoa.
3.2.4. Đẩy mạnh công tác chỉ đạo tuyến:
❖ Thực hiện tốt Đề án 1816 với phương thức linh hoạt nhưng vẫn đảm bảo tính hiệu
quả nhằm nâng cao năng lực khám, chữa bệnh của tuyến huyện, giảm tải cho tuyến
tỉnh để mỗi nơi đều có thể phát triển chuyên môn theo đúng tầm được phân cấp.
❖ Cần tăng cường hơn nữa đối bệnh viện tuyến huyện về cơ sở vật chất, trang thiết bị
máy móc, số lượng và chất lượng nhân viên kết hợp với việc thực hiện tốt Đề án
1816 để tạo điều kiện cho các bệnh viện tuyến huyện hoạt động tốt hơn, khám và
điều trị có hiệu quả hơn.
Đẩy mạnh công tác chỉ đạo tuyến có một ý nghĩa rất lớn trong việc giảm tải người
bệnh đến điều trị tại khoa Nội Tổng hợp vì khi tuyến huyện giải quyết tốt th ì người bệnh sẽ
yên tâm điều trị và không vượt tuyến như hiện nay.
3.2.5. Tuyên truyền, giáo dục:
❖ Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục, nâng cao ý thức và vận động mọi người
tự bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho bản thân, gia đình.
❖ Tăng cường các hình thức tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của người dân,
tạo lòng tin của người dân với các cơ sở y tế ở tuyến dưới. Tôn trọng và hợp tác tích
cực với nhân viên y tế khi khám chữa bệnh.
❖ Các bệnh viện phải thông tin khả năng chuyên môn, kỹ thuật của bệnh viện để người
dân địa phương biết.

1
9


L àm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục giúp người dân tự bảo vệ và chăm sóc sức
khỏe, hiểu và tin tưởng vào các cơ sở y tế ở tuyến dưới sẽ hạn chế được tình trạng nhập
viện, vượt tuyến hoặc chuyển viện theo yêu cầu như hiện nay.
3.2.6. Y tế dự phòng và chăm sóc sức khỏe ban đầu:
❖ Tăng cường, chú trọng tới công tác y tế dự phòng, chăm sóc sức khỏe ban đầu với

phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh” nhằm giảm tỷ lệ mắc và chết của các
bệnh truyền nhiễm gây dịch, tăng cường phòng chống các bệnh không nhiễm trùng.
❖ Đẩy mạnh công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu, tăng cường năng lực hoạt động của
Trạm y tế xã, phường; thiết lập hệ thống bác s gia đình để quản lý sức khỏe ban đầu
ngay tại cộng đồng, sàng lọc bệnh, hạn chế tự ý lên tuyến trên khám, điều trị không
cần thiết; đẩy mạnh triển khai các chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu, quản lý
bệnh mạn tính tại y tế cơ sở.
Tăng cường công tác y tế dự phòng và chăm sóc sức khỏe ban đầu là giải pháp căn
cơ và lâu dài để giảm quá tải cho bệnh viện nói chung và cho khoa Nội Tổng hợp nói riêng.
3.2.7.

Giải quyết tốt bài toán nhân sự:
Phòng Tổ chức Cán bộ cần tìm nguồn nhân sự để bổ sung hoặc chi viện tạm thời số

bác sĩ thiếu cho Khoa; cần nghiên cứu bổ sung chế độ chính sách như có chế độ đãi ngộ đặc
biệt để thu hút bác sĩ về những khoa đang thiếu; có thể áp dụng cơ chế khoán nếu chưa bổ
sung đủ theo biên chế được duyệt hoặc đề xuất chế độ bồi dưỡng cho phù hợp với tình hình
thiếu nhân sự.
Giải quyết tốt bài toán nhân sự sẽ góp phần rất lớn để khắc phục tình trạng quá tải
cho Khoa vì nhân viên không còn bị áp lực quá nặng của công việc sẽ có nhiều thời gian để
khám bệnh và tư vấn cho người bệnh. Từ đó, chất lượng phục vụ sẽ tăng lên và tránh đi sự
phiền hà cho người bệnh. Với công việc vừa sức, cơ sở vật chất khang trang sạch sẽ, với
phương tiện máy móc hiện đại chắc chắn Khoa sẽ phục vụ tốt hơn vì có nhiều thời gian và
có đủ sức khỏe để đi sâu vào chuyên môn cũng như triển khai được các kỹ thuật cao, tận
dụng được các trang thiết bị hiện đại, đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng
cao của nhân dân.
3.2.8.

Tăng cường đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng bệnh viện:
❖ Xây nhà chờ tiền chế ngay trước khoa Nội Tổng hợp để hạn chế người nhà ở lại

trong Khoa, nhất là trong giờ khám bệnh. Đối với người bệnh đi đứng bình thường
và thần kinh tỉnh táo nên để người nhà ngồi chờ tại nhà chờ và nơi đây cũng nên
2
0


trang bị tivi vừa để truyên truyền giáo dục sức khỏe, vừa để cho người nhà giải trí.
Việc làm này cũng sẽ góp phần làm giảm đi tình trạng đông đúc, ồn ào, mất trật tự
trong khoa để tạo sự tập trung cho bác sĩ khi khám bệnh và cho điều dưỡng khi thực
hiện các y lệnh thuốc men, chăm sóc.. .góp phần nâng cao chất lượng phục vụ cho
người bệnh.
❖ Cần xúc tiến xây dựng bệnh viện mới càng nhanh, càng tốt để sớm đưa vào hoạt
động vì bệnh viện mới được xây dựng và bố trí theo tiêu chuẩn của Bộ y tế, phòng ốc
rộng rải thoáng mát, khang trang, sạch đẹp tạo tâm lý thoải mái và niềm tin cho
người bệnh và cho cả nhân viên, từ đó sẽ nâng cao chất lượng điều trị và sự hài lòng,
giảm thời gian nằm viện, giảm tỉ lệ tái nhập viện. góp phần khắc phục tình trạng quá
tải cho Khoa.
❖ Mở rộng một số chuyên khoa: Khi điều kiện cho phép nên thành lập một số chuyên
khoa từ khoa Nội Tổng hợp như: khoa Nội tiêu hóa, khoa Nội tiết, . . . . để tăng cường
chất lượng điều trị chuyên sâu.
3.2.9.

Xây dựng và đổi mới cơ chế chính sách:

❖ Phòng Kế hoạch tổng hợp cần nghiên cứu đề xuất:
-

Khoa Nội tổng hợp có thể tổ chức hình thức đ i ề u t r ị b a n n g à y nếu số lượng
bệnh mới vào khoa quá đông mà chất lượng lọc


bệnh tại khoa Cấpcứu

và khoa

Khám bệnh đã tương đối đảm bảo.
-

Khoa khám bệnh có thể tổ chức hình thức

điều trị trong ngày.để

hạn chế

người bệnh điều trị nội trú tại khoa Nội Tổng hợp.
-

Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính phục vụ công tác khám, chữa bệnh
cho nhân dân kịp thời, thuận lợi, nhất là khâu thanh quyết toán ra viện, thủ tục ra
viện để giảm tối đa thời gian người bệnh nằm chờ nhận giấy ra viện.

-

Tinh giảm các thủ tục cho khoa Nội Tổng hợp như áp dụng chế độ hội ý thay cho
hội chẩn khi chuyển bệnh nhân nhẹ từ khoa Nội đến khoa khác hoặc đối với các
trường hợp đã có chẩn đoán rõ ràng mà hai bên hội chẩn đều nắm vững về bệnh
trạng.

-

Xem xét cho khoa làm thêm ngoài giờ và ngày nghỉ để góp phần làm giảm đi tình

trạng quá tải.

-

Tăng thêm giường bệnh chỉ tiêu cho phù hợp với tình hình thực tế tại khoa.
-Có kế hoạch mở rộng một số chuyên khoa khi điều kiện cho phép.
2
1


❖ Phòng Điều dưỡng cần có kế hoạch tăng cường tập huấn về tâm lý tiếp xúc và kỹ
năng giao tiếp cho nhân viên.
❖ Phòng tổ chức cán bộ cần nghiên cứu để giải quyết tốt bài toán nhân sự; có kế hoạch
và khen thưởng đúng mức, đúng lúc để động viên và khuyến khích các nhân viên
ham học, tự học và làm tốt hơn; có kế hoạch đẩy mạnh phong trào “ Học tập và làm
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” mà trọng tâm là học tập làm theo lời dạy của
Bác “Thầy thuốc như mẹ hiền”.
❖ Phòng tài chính kế toán cần nghiên cứu và đề xuất tăng kinh phí
hàng năm phải theo tốc độ phát triển của bệnh viện và theo nhu cầu
khám chữa bệnh ngày càng cao của nhân dân.

2
2


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN
Trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, yêu cầu được phục vụ khám và điều trị với
chất lượng cao là một yêu cầu hết sức chính đáng của người dân. Mọi nỗ lực của bệnh
viện để đáp ứng được yêu cầu này là một vấn đề hết sức có ý nghĩa và có tầm quan

trọng rất lớn trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Hiện tại, khoa đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao và đạt được những
thành tựu nhất định nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của người
dân trong tỉnh. Với sự gia tăng dân số tự nhiên và tăng dân số cơ học do ngườ i dân đổ
xô về thành thị ngày càng nhiều; chất lượng cuộc sống và tuổi thọ trung bình của
người dân cũng nâng lên; cùng với sự tuyên truyền giáo dục rộng rãi như hiện nay,
kiến thức về bảo vệ sức khỏe của người dân trong cộng đồng cũng được mở rộng và
theo luật bảo vệ sức khỏe, người dân có quyền được khám và chữa bệnh tại bất cứ nơi
nào mà họ tin tưởng; đặc biệt là diễn biến phức tạp của mô hình bệnh tật, tỷ lệ mắc
bệnh không lây nhiễm (chủ yếu là những bệnh lý nội khoa mạn tính) lại gia tăng rất
lớn nên tỷ lệ tái nhập viện cao, tần suất bệnh nặng và bệnh kết hợp nhiều, cần có sự
chăm sóc và theo dõi lâu dài... là yếu tố cơ bản để tăng số lượt khám chữa bệnh và
tổng số ngày điều trị nội trú...dẫn đến tình trạng quá tải cho Khoa. Đây là một vấn đề
hết sức bức xúc hiện nay, cần phải được giải quyết ngay để góp phần làm giảm những
hậu quả của quá tải bệnh viện, giảm tai biến điều trị, rút ngắn được thời gian, chi phí
khám, chữa bệnh, mang lại hiệu quả kinh tế cho người bệnh, gia đình và xã hội; tăng
sự hợp tác phối hợp điều trị giữa người bệnh và nhân viên y tế, giảm đi những vấn đề
bức xúc của xã hội, những mặt trái của xã hội trong môi trường bệnh viện. Trong khi
chờ đợi các giải pháp lớn được thực hiện (bổ sung nguồn nhân lực, tăng cường đầu tư
nâng cấp cơ sở hạ tầng bệnh viện,.) thì các giải pháp tăng cường chất lượng lọc bệnh
kết hợp với quản lý tốt bệnh nhân sau ra viện, nâng cao chất lượng chuyên môn, nâng
cao y đức và kỹ năng giao tiếp là mang tính khả thi (thực hiện được ngay và ít tốn kém
nhất), ổn định và xuyên suốt nhất để khắc phục tình trạng quá tải cho khoa và phù hợp


với điều kiện hiện tại của bệnh viện. Tuy nhiên, giải pháp nào thì cũng cần phải có sự
quyết tâm cao của toàn thể cán bộ công chức trong khoa cùng với sự hợp tác, hỗ trợ
tích cực từ nhiều phía (các khoa, phòng, Ban giám đốc, Sở y tế, Ủy ban nhân dân tỉnh.)
trong suốt quá trình triển khai và thực hiện.
Tôi tin rằng với tất cả các giải pháp trên, nếu được áp dụng một cách đồng bộ sẽ

có hiệu quả góp phần khắc phục tình trạng quá tải cho Khoa, từng bước tạo dựng môi
trường bệnh viện an toàn, hiệu quả và thân thiện, không chỉ cho người bệnh/thân nhân
người bệnh mà còn cho cả nhân viên trong Khoa đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức
khỏe ngày càng cao của người dân, nhằm đem lại sức khỏe cho mọi người và nâng cao
chất lượng cuộc sống. Từ đó, người dân có thể tham gia vào mọi công việc mà xã hội
đã phân công và làm việc một cách có hiệu quả nhất để góp phần vào công cuộc xây
dựng và bảo vệ đất nước. Từ sự hài lòng sẽ làm cho người dân ngày càng tin tưởng
hơn vào sự lãnh đạo tài tình của Đảng, chế độ ưu việt của Nhà nước ta nói chung và
ngành y tế nói riêng.
2. KIẾN NGHỊ
❖ Bệnh viện cần thành lập một tổ chuyên trách về

vấn đề quá tải.

Thành phần gồm: 1 Phó giám đốc, Trưởng hoặc Phó của các khoa: Khám bệnh, Cấp
cứu, Hồi sức, Nội Tổng hợp, phòng Tổ chức, phòng Điều dưỡng. Tổ này có chức năng
hỗ trợ, điều phối số lượng bệnh nhân thuộc hệ nội và tăng cường hiệp đồng chuyên
môn giữa các khoa.
❖ Ban giám đốc cần quan tâm hơn nữa trong công tác

tổ chức và quản

lý vì đây là điều kiện hết sức quan trọng là cơ sở để Khoa thực hiện tốt chức năng và
nhiệm vụ của mình.
❖ Ban giám đốc cần có chỉ đạo ngay và các phòng, khoa có liên quan phải tích
cực thực hiện, lập kế hoạch dự trù kinh phí sao cho thích hợp để giải quyết vấn
đề quá tải cho Khoa càng nhanh càng tốt.
❖ Ủy ban nhân dân tỉnh và Sở y tế chỉ đạo các Ban, ngành, các tổ chức Hội Đoàn
cùng với ngành y tế tích cực thực hiện để giải quyết vấn đề quá tải cho bệnh



viện Đa khoa Trung tâm An Giang nói chung và cho khoa Nội Tổng hợp nói
riêng ./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chỉ thị 06/2007/CT-BYT ban hành ngày 07/12/2007 của Bộ Y tế
2. Chỉ thị 05/2012/CT-BYT ngày 10/9/2012 của Bộ Y tế
3. Chương trình số 527/CTr-BYT ban hành ngày 18/6/2009 của Bộ Y tế
4. Đề án 1816 ban hành ngày 26/5/2008 của Bộ Y tế
5. Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 23 tháng 02 năm 2005
6. Nghị quyết Đảng bộ bệnh viện Đa khoa trung tâm An Giang

nửa nhiêm

kỳ 2010-2015
7. Nghiên cứu các yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm ở Việt Nam 2009 - 2010
do Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Bộ Y tế thực hiện
8. Nguồn số liệu từ phòng Kế hoạch Tổng hợp, khoa Nội Tổng hợp Bệnh viện Đa
khoa trung tâm An Giang
9. Quyết định số 30/2008/QĐ-TTg ngày 22/2/2008
10. Tiêu chí chất lượng bệnh viện Việt Nam 2012
11. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI
12. Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh An Giang lần thứ IX nhiệm kỳ 20102015


×