PHẦN MỞ ĐẦU
Trong thời gian dài trước đây chúng ta quan niệm y tế, giáo dục ... là các lĩnh vực “
phi sản xuất vật chất”, có nghĩa đối lập với lĩnh vực sản xuất vật chất như nông nghiệp,
công nghiệp. Chính quan điểm sai lầm này đã kéo theo sự đầu tư thấp vì xem như đầu tư
vào các lĩnh vực này là tiêu tốn nguồn lực của Nhà nước mà không sáng tạo ra giá trị và giá
trị sử dụng. Các bệnh viện chỉ đơn thuần là cơ quan hành chính sự nghiệp thu đủ, chi đủ.
Chuyển sang kinh tế thị trường chúng ta đã có những thay đổi căn bản trong nhận
thức, quan điểm về ngành y tế. Ngành y tế được coi là một ngành trong hệ thống kinh tế
quốc dân và thuộc nhóm ngành dịch vụ phục vụ các nhu cầu có tính chất phúc lợi xã hội.
Nói cách khác, ngành y tế có đóng góp vào GDP của đất nước. Đầu tư cho y tế không phải
là tiêu phí mà là đầu tư cơ bản, đầu tư cho phát triển. Theo quan điểm mới, bệnh viện là một
đơn vị kinh tế dịch vụ nhưng khác với các đơn vị kinh doanh dịch vụ bởi hoạt động cung
cấp dịch vụ của bệnh viện không đặt mục tiêu lợi nhuận làm mục tiêu quan trọng nhất. Đơn
vị kinh tế dịch vụ thông qua các hoạt động dịch vụ của mình để có thu nhập và tích cực hoạt
động không vì doanh lợi.
Xuất phát từ quan niệm mới trên, Đảng và Nhà nước ta đã có những thay đổi căn
bản trong cơ chế quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp có thu trong chương trình
nghị sự cải cách tài chính công. Đó là:
Thứ nhất, thay cho việc cấp kinh phí theo số lượng biên chế như hiện nay bằng việc
tính toán kinh phí căn cứ vào kết quả và chất lượng hoạt động, hướng vào kiểm soát đầu
ra, chất lượng chi tiêu theo mục tiêu cho đơn giản hơn, tăng quyền chủ động cho đơn vị sử
dụng ngân sách.
Thứ hai, xoá bỏ cơ chế cấp phát theo kiểu “ Xin- Cho”, thực hiện chế độ tự chủ tài
chính cho các đơn vị sự nghiệp trên cơ sở xác định nhiệm vụ phải thực hiện, mức hỗ trợ tài
chính từ ngân sách và phần còn lại do đơn vị tự trang trải.
Thứ ba, khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước phát triển trong các lĩnh
vực y tế . Khuyến khích liên doanh, liên kết và đầu tư trực tiếp vào lĩnh vực này.
Thực tế trên đòi hỏi quản lý tài chính trong bệnh viện vừa phải đảm bảo các mục tiêu
tài chính vừa đảm bảo tính hiệu quả, công bằng trong chăm sóc sức khoẻ. Quản lý tài chính
bệnh viện trở thành chìa khoá quyết định sự thành công hay thất bại trong việc quản lý bệnh
viện; quyết định sự tụt hậu cũng như phát triển của bệnh viện.
Đề tài “Đổi mới cơ chế q uả n lý tài chính ở các cơ s ở khá m , chữa b ện h công lập tỉnh An
Giang hiện nay” được lựa chọn nghiên cứu nhằm tìm ra hướng thực hiện
hữu hiệu hoạt động tài chính các cơ sở khám, chữa bệnh công lập
tỉnh An Giang hiện nay đáp ứng yêu cầu của thực tiễn này.
CHƯƠNG 1:
CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC CƠ SỞ KHÁM, CHỮA BỆNH CÔNG LẬP
Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
1.1
Tài chính và cơ chế quản lý tài chính ở các cơ sở khám, chữa b ê n h c ôn
g lậ p:
1.1.1
•
Khái n iêm chu ng về tài chính
Khái niệm tài chính:
Tài chính là phạm trù kinh tế, phản ánh các quan hệ phân phối của cải xã hội dưới
hình thức giá trị. Phát sinh trong quá trình hình thành, tạo lập, phân phối các quỹ tiền tệ của
các chủ thể trong nền kinh tế nhằm đạt mục tiêu của các chủ thể ở mỗi điều kiện nhất định.
•
Bản chất của tài chính:
Tài chính được đặc trưng bằng sự vận động độc lập tương đối của tiền tệ chủ yếu với
chức năng phương tiện thanh toán và phương tiện cất trữ trong quá trình tạo lập và sử dụng
các quỹ tiền tệ đại diện cho sức mua nhất định ở các chủ thể kinh tế - xã hội.
Tài chính phản ánh tổng hợp các mối quan hệ kinh tế nảy sinh trong quá trình phân
phối các nguồn tài chính thông qua việc tạo lập hoặc sử dụng các quỹ tiền.
•
Chức năng của tài chính:
* Chức năng huy động
Đây là chức năng tạo lập các nguồn tài chính, thể hiện khả năng tổ chức khai thác
các nguồn tài chính nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế.
Việc huy động vốn phải tuân thủ cơ chế thị trường, quan hệ cung cầu và giá cả của
vốn.
* Chức năng phân phối
Chức năng phân phối của tài chính là một khả năng khách quan của phạm trù tài
chính. Con người nhận thức và vận dụng khả năng khách quan đó để tổ chức việc phân phối
của cải xã hội dưới hình thức giá trị. Khi đó, tài chính được sử dụng với tư cách một công
cụ phân phối.
1.1.2
C ơ ch ế q uả n lý tài ch ính
Cơ chế tài chính là toàn bộ những phương thức, cách thức chi trả và thanh toán các
dịch vụ đã được cung cấp, phù hợp với pháp luật và nhằm đảm bảo cho người cung cấp
dịch để duy trì hoạt động cung cấp một cách bình thường.
Hiện cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công đang được thực thi
theo Nghị dịnh số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ,
tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với
đơn vị sự nghiệp công lập. Nghị định này gồm có 5 Chương và 35 Điều. Quá trình triển
khai thực hiện, Bộ Tài chính có Thông tư số 71/2006/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày
09/8/2006 hướng dẫn và quy định cụ thể một số Điều của Nghị định số 43/2006/NĐ-CP
ngày 25/4/2006 và Thông tư số 113/2007/TT-BTC ngày 24/9/2007 hướng dẫn, sửa đội bổ
sung một số nội dung của có Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 09/8/2006.
* Nguồ n tài chín h
- Kinh phí do ngân sách nhà nước cấp, gồm:
Kinh phí bảo đảm hoạt động thường xuyên thực hiện chức năng, nhiệm vụ đối với
đơn vị bảo đảm một phần chi phí hoạt động (sau khi đã cân đối nghuồn thu sự nghiệp);
được cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp giao, trong phạm vị dự toán được cấp có thẩm
quyền giao;
Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ;
Kinh phí thực hiện chương trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ, viên chức;
Kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia;
Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đặt hàng (điều
tra, quy hoạch, khảo sát, nhiệm vụ khác);
Kinh phí thực hiện nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao;
Kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế theo chế độ do nhà nước quy định
(nếu có);
Vốn đầu tư xây dựng cơ bản, kinh phí mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn tài sản cố
định phục vụ hoạt động sự nghiệp theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong
phạm vi dự toán được giao hàng năm;
Vốn đối ứng thực hiện các dự án có nguồn vốn nước ngoài
được cấp có
thẩm quyền phê duyệt;
Kinh phí khác (nếu có)
-
Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp, gồm:
Phần được để lại từ số thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước theo quy định của
pháp luật;
Thu từ hoạt động dịch vụ;
Thu từ hoạt động sự nghiệp khác (nếu có);
Lãi được chia từ các hoạt động liên doanh, liên kết, lãi
từtiềngửi ngân
hàng.
-
Nguồn viện trợ, tài trợ, quà biếu, tặng, cho theo quy định của pháp
-
Nguồn khác, gồm:
luật.
Nguồn vốn của các tổ chức tín dụng, vốn huy động của cán bộ, viên chức trong đơn
vị;
Nguồn vốn liên doanh, liên kết của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy
định của pháp luật.
*
Tự chủ về sử dụng ngu ồn tài chính
Căn cứ vào nhiệm vụ được giao và khả năng nguồn tài chính, đối với các khoản
chi thường xuyên, Thủ trưởng đơn vị được quyết định một số mức chi quản lý, chi hoạt
động nghiệp vụ cao hoặc thấp hơn mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
Căn cứ tính chất công việc, thử trưởng đơn vị được quyết định phương thức
khoán chi phí cho từng phí cho từng bộ phận, đơn vị trực thuộc.
Quyết định đầu tư xây dựng, mua sắm mới và sửa chữa lớn tài sản thực hiện theo
quy định của pháp luật và quy định tại Nghị định này.
1.1.3
*
Cơ s ở khá m , chữa b ênh cô ng lậ p
Mô hìn h hê thống tổ chức cơ s ở khá m , chữa b ên h công lập Viêt Na m theo 2 khu
vực.
-
Khu vực y tế chuyên sâu: có 3 khu vực: Miền Bắc (Hà Nội); Miền Trung (Huế); Miền Nam
(thành phố Hồ Chí Minh); đang xây dựng khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long (Cần Thơ)
-
Khu vực y tế phổ cập: các tỉnh, huyện, xã
* Về p h ân cấp q uản lý tổ chức và ngân s ách, hê thố n g cơ s ở kh ám , chữa ướ
đượ ổ ứ
4ấả:
-
Tuyến Trung ương: Bộ Y tế
Tuyến tỉnh: Sở Y tế
Tuyến huyện: Bệnh viện (trực thuộc sở Y tế)
Tuyến xã (y tế thôn bản): Trạm y tế xã
Việc phân cấp quản lý ngân sách y tế thành 4 cấp quản lý như trình bày ở trên có
mặt tích cực là trao quyền chủ động về điều hành chi ngân sách nhà nước cho y tế cho từng
cấp chính quyền, gắn vời việc chi ngân sách cho y tế với trách nhiệm chăm sóc sức khỏe
nhân dân của từng cấp chính quyền cơ sở. Tuy vậy nó cũng có hạn chế là có sự chia cắt về
ngân sách y tế giữa các cấp chính quyền.
Bộ Y tế có rất ít thông tin về ngân sách y tế của tỉnh, không phát huy hết vai trò kiểm soát
việc thực hiện chính sách đầu tư cho y tế ở các địa phương. Do vậy, cần thiết phải xây
dựng một cơ chế quản lý và cung cấp thông tin.
công lập
1.1.4
C ơ chế q u ản lý tài chín h ở các cơ s ở khám , chữa b ên h
Đặc trưng của hệ thống y tế là bệnh viện. Bệnh viên có trách nhiệm khám, chữa
bệnh cho cán bộ và nhân dân theo đúng luật bảo vệ sức khỏe nhân dân và các quy định khác
của Nhà nước. Bên cạnh đội ngũ bác sỹ, y tá giỏi về nghiệp vụ và chuyên môn bệnh viện
cần phải có nguồn kinh phí để duy trì hoạt động
của mình. Ngoài việc đầu tư mua sắm trang thiết bị y tế phục vụ cho công tác
khám, chữa bệnh, còn phải có lương và phụ cấp cho cán bộ - viên chức của bệnh viện,
chi phí cho quản lý hành chính, chi cho sửa chữa bảo dưỡng thường xuyên,.
Cơ chế tài chính ở bệnh viện công lập là hệ thống những quy định của nhà nước
về nguồn tài chính cho việc cung cấp và tiếp cận các dịch vụ y tế bệnh viện công lập,
góp phần thực hiện chính sách chăm sóc sức khỏe đối với người dân.
Có ba hình thức cung cấp tài chính cho dịch vụ y tế bệnh viện công lập:
Tứấ
ồ
i
ừ
â
ướ .
Trước hết, ngân sách nhà nước là nguồn để nhà nước đầu tư cơ sở vật chất kỹ
thuật cho các bệnh viện công lập. Ngân sách nhà nước cũng là nguồn đảm bảo một
phần chi hoạt động thường xuyên của hệ thống bệnh viện công lập.
T hứ h ai là chi p hí từ túi n gười dân.
Dịch vụ y tế cũng mang ý nghĩa là hành hóa. Vì thế, việc cá nhân người bệnh
phải trực tiếp chi trả cho các dịch vụ là điều tự nhiên. Khoản chi này, ở nước ta được
gọi là Viện phí.
T hứ b a là cá c m ô hình ch i trả trước cò n gọi là b ảo hiểm y tế.
Bảo hiểm y tế là một trong những biện pháp chia sẽ rủi ro về chi phí y tế giữa
cá nhân và cộng đồng. Bảo hiểm y tế được khai thác bằng hai hình thức là
bảo hiểm y tế bắt buộc và bảo hiểm y tế tự nguyện.
Ngân sách nhà nước giữ vai trò chủ yếu trong đầu tư xây dựng cơ sở vật chất
trang thiết bị trong lĩnh vực y tế. Chi hoạt động thường xuyên là các nội dung chi
nhằm đảm bảo sự hoạt động bình thường của công tác y tế, chăm sóc sức khỏe nhân
dân. Theo tính chất chi, chi hoạt động thường xuyên có thể phân biệt thành hai nội
dung chi: thứ nhất là chi cho công tác y tế dự phòng và thứ hai là chi trực tiếp cho
công tác khám, chữa bệnh.
Chi cho công tác khám, chữa bệnh là các chi phí cần thiết cho máy móc thiết bị,
thuốc, máu, dịch truyền, vật tư y tế,. phục vụ trực tiếp và bị tiêu hao trong quá trình
điều trị trực tiếp cho người bệnh.
Theo luật Ngân sách được Quốc hội thông qua năm 2002, tại cấp tỉnh việc quản
lý và phân bổ ngân sách y tế thuộc quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh ủy nhiệm cho Sở
Tài chính. Việc phân bổ ngân sách y tế đều dựa vào định mức quy định theo Thông tư
số 08 của Bộ Tài chính, theo đó định mức được tính theo số giường bệnh đối với hoạt
động khám, chữa bệnh.
s
1.2C hủ trươn g, c h ín h s á c h củ a Đả n g và Nh à n ước về đổi mới c ơ c h ế q uả n
lý tà i chín h đối với ngành y tế ở nước ta hiên nay.
Để khắc phục phục tình trạng cấp trên can thiệp quá sâu vào công việc của cấp
dưới, cấp dưới chờ đợi sự chỉ đạo cụ thể của cấp trên thì “cơ chế tự chủ về tài chính đối
với các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp ” tất yếu phải được ra đời để tạo tiền đề cho
việc đổi mới phương thức quản lý tài chính theo hướng kết quả đầu ra, thúc đẩy cải
cách thủ tục hành chính trong các khâu phân bổ, chấp hành và quyết toán Ngân sách
nhà nước.
Đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, đẩy mạnh xã hội
hóa các đơn vị sự nghiệp dịch vụ công là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước
ta. Tại Kết luận số 37- TB/TW ngày 26/5/2011 của Bộ Chính trị, Đảng ta đã thể hiện
quyết tâm chính trị mạnh mẽ: “Đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp
công lập, đẩy mạnh xã hội hóa một số loại hình dịch vụ sự nghiệp công”. Đây được coi
là một trong những nhiệm vụ then chốt, góp phần hoàn thiện thể chế của nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện mục tiêu đến năm 2020 đưa nước ta
cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Để thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, Chính phủ đã ban hành Nghị
định số 85/2012/NĐ-CP ngày 15/10/2012 quy định về cơ chế hoạt động, cơ chế tài
chính đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập và giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh
của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập.
Hiện nay, Bộ Y tế đang khẩn trương xây dựng, phối hợp cùng Bộ Tài chính và
các Bộ liên quan xây dựng các Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 85 nhằm đổi
mới cơ bản cơ chế tài chính của các đơn vị sự nghiệp y tế. Chỉ đạo các đơn vị, địa
phương triển khai thực hiện Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-BYT-BTC ngày
29/02/2012 ban hành mức tối đa khung giá của 447 dịch vụ kỹ thuật y tế theo lộ trình
định hướng của Chính phủ là không thực hiện cùng một thời điểm, mức điều chỉnh
hợp lý để phục vụ mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Tiếp tục hoàn
chỉnh để ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 69/2008/NĐ-CP và đẩy
mạnh xã hội hóa các nguồn vốn đầu tư như vay vốn tín dụng ưu đãi của Ngân hàng
phát triển, Quỹ kích cầu (Công ty đầu tư tài chính Tp. Hồ Chí Minh) để đầu tư xây
dựng cơ sở hạ tầng cho các bệnh viện đang trong tình trạng quá tải.
Về đổi mới phương thức thanh toán giá dịch vụ bệnh viện thông qua thí điểm
thu trọn gói theo trường hợp bệnh, theo định suất để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn
lực, kiểm soát chi phí khám, chữa bệnh. Số địa phương triển khai thanh toán theo định
suất tăng lên qua các năm, đấn năm 2012 chỉ còn duy nhất Tp. Hồ Chí Minh chưa triển
khai phương thức thanh toán này.
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở CÁC CƠ SỞ KHÁM, CHỮA
BỆNH CÔNG LẬP TỈNH AN GIANG TỪ NĂM 2010 - 2013
2.1.
Giang.
Đặ c điểm c á c c ơ s ở kh ám , c h ữa b ê n h c ô n g lậ p tỉn h An
2.1.1
Về tổ c h ức:
Mạng lưới khám, chữa bệnh công lập theo phân tuyến kỹ thuật và địa giới hành
chính. Gồm có 2 tuyến:
T uy ế n t ỉn h: có 4 bệnh viện tỉnh, gồm 2 bệnh viện đa khoa và 2 bệnh viện
chuyên khoa:
•
Bệnh viện đa khoa: Bệnh viện đa khoa Trung tâm An Giang, Bệnh viện đa khoa khu
vực tỉnh.
•
Bệnh viện chuyên khoa: bệnh viện Tim Mạch, bệnh viện Mắt - Tai Mũi Họng - Răng
Hàm Mặt.
*
C hức n ăng Bên h viên đa kh o a tỉn h
- Cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh
- Đào tạo cán bộ y tế
- Nghiên cứu khoa học
- Chỉ đạo tuyến dưới
- Hợp tác Quốc tế
- Quản lý kinh tế y tế
*
C ơ cấ u tổ chức Bên h viên đa kh o a
Các phòng chức năng: Phòng Tổ chức cán bộ, phòng Kế hoạch tổng hợp, phòng Tài
chính kế toán, phòng Điều dưỡng, phòng Hành chính quản trị, phòng Vật tư thiết bị y
tế.
Các khoa: Khoa Nội tổng hợp, khoa Nội tim mạch, khoa Nội thận - Nội tiết - Tiết
niệu, khoa Ngoại Tổng hợp, khoa Ngoại chấn thương, khoa Hồi sức cấp cứu, khoa
Sản, khoa Cấp cứu, Khoa Y học nhiệt đới, khoa Y học cổ truyền, khoa Lão khoa, khoa
Khám bệnh, khoa Phục hồi chức năng, khoa Da liễu, khoa chẩn đoán hình ảnh, khoa
Tai mũi họng, khoa Mắt, khoa Răng hàm mặt, khoa Ung bướu, khoa Phẫu thuật gây
mê, khoa Giải phẫu bệnh, khoa Sinh hóa, khoa Vi sinh, khoa Huyết học truyền máu,
khoa Dinh dưỡng, khoa Dược, khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn
Tùy theo nhu cầu khám, chữa bệnh và yêu cầu phát triển bệnh viện từng bước lập kế
hoạch, đề án trình các cấp có thẩm quyền thành lập một số khoa mới trong cơ cấu tổ
chức của bệnh viện đa khoa
-
-
-
T uyến huyện: có 11 bệnh viện đa khoa. Các BVĐK gồm: Tp. Long
Xuyên, Tp. Châu Đốc, Tx. Tân Châu, huyện Tịnh Biên, huyện Tri Tôn, huyện Thoại
Sơn, huyện An Phú, huyện Phú Tân, huyện Châu Phú, huyện Châu Thành, huyện
Chợ Mới.
* C hức n ăng Bện h viện đa kh o a h uy ện
-
Tổ chức khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn, (xử lý cấp cứu, chữa bệnh cơ bản)
Tham gia công tác thu dung, điều trị bệnh nhân trong các vụ dịch, bệnh, thảm họa,
Tham gia tuyên truyền phòng bệnh trên địa bàn.
Đào tạo, chỉ đạo chuyên môn có tuyến xã
Tham gia Nghiên cứu khoa học
Quản lý tổ chức, cán bộ, tài sản, tài chính
* C ơ cấ u tổ c hức Bện h việ n đ a kh o a h uy ệ n:
- Khối các phòng chức năng gồm: Phòng Kế hoạch - Tổng hợp, Phòng Tổ chức - hành
chính quản trị, Phòng Điều dưỡng, Phòng Tài chính - kế toán.
- Khối các khoa chuyên môn gồm: Khoa Khám bệnh, Khoa Hồi sức cấp cứu - Nhi,
Khoa Nội - Lây, Khoa Ngoại - sản, Khoa Chuyên khoa, Khoa Xét nghiệm, Khoa
Chẩn đoán hình ảnh, Khoa Dược và vật tư y tế
2.1.2
Về qui mô:
Định mức giao dự to án n ăm 2013
Đơn vị tính: triệu đồng
STT
Nôi d u ng
Dự toán 2013
Biên chế
Giường b ệnh
Kinh phí
A
T uy ế n tỉn h
2.150
1.650
97.323
1
BVĐKTTAG
1.260
1.000
56.700
2
STT
3
BVĐK khu vực tỉnh
Nôi d u ng
BV Tim Mạch
700
36.858
4
5
B
6
1
7
2
8
3
9
4
10
BV Măt-TMH-RHM
BVĐK h. Phú Tân
T uy ế n h uy ệ n
BVĐK h. Tri Tôn
BVĐK Tp. Long Xuyên
BVĐK h. Tịnh Biên
BVĐK Tp. Châu Đốc
BVĐK h. Châu Thành
BVĐK Tx. Tân Châu
BVĐK h. Thoại Sơn
BVĐK h. Chợ Mới
BVĐK h. Châu Phú
110
Biên chế
80
230
1.940
172
92
176
69
156
256
208
213
148
500
Dự toán 2013
100
Giường b ênh
50
210
1.630
170
80
140
50
130
210
170
170
120
3.300
Kinh phí
465
13.826
108.857
10.949
4.800
8.858
4.156
8.224
14.806
11.154
12.170
8.445
11
BVĐK h. An Phú
220
180
11.469
4.090
3.280
206.180
TÔNG CỘNG
2.1.3
Về tài chính
* Nguồn ngâ n s á ch n hà nước cấ p
Căn cứ dự toán thu, chi NSNN năm 2013 được Hội đồng nhân dân tỉnh phê
chuẩn tại Nghị quyết số 17/2012/NQ-HĐND ngày 07/12/2012 và Quyết định số
2289/QĐ-UBND ngày 12/12/2012 của UBND tỉnh, tổng dự toán chi thường xuyên
NSĐP cân đối cho các cơ sớ khám, chữa bệnh là 206.180 triệu đồng, trong đó cấp
tỉnh là 97.323 triệu đồng, ngân sách cấp huyện là 108.857 triệu đồng.
Đối với cấp tỉnh: kinh phí NSNN cấp cho các bệnh viện chuyên khoa tự đảm
bảo chi phí hoạt động là 3.765triệu đồng ( khoản kinh phí này dùng cho mổ mắt
nhân đạo và khoa tim mạch lão học), kinh phí NSNN cấp cho các bệnh viện đa khoa
đảm bảo một phần chi phí hoạt động là 93.558 triệu đồng.
Đối với cấp huyện: kinh phí NSNN cấp cho các bệnh viện đa khoa đảm bảo
một phần chi phí hoạt động là 108.857 triệu đồng.
* Ngu ồ n thu củ a b ênh viên ( viên p hí, dịch vụ , liên do an h, liên kết, thu kh
ác,...)
Hàng năm sau khi trang trải các khoản chi phí, nộp thuế và các khoản nộp
khác theo quy định, phần chênh lệch thu lớn hơn chi (nếu có), đơn vị được sử dụng
theo trình tự như sau:
■ Đối với đơn vị tự bảo đảm chi phí hoạt động:
-
Trích tối thiểu 25% để lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp;
Trả thu nhập tăng thêm cho người lao động;
Trích lập Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi, Quỹ dự phòng ổn định thu nhập. Đối với 2
Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi, mức trích tối đa không quá 3 tháng tiền lương, tiền
công và thu nhập tăng thêm bình quân thực hiện trong năm.
-
-
Mức trả thu nhập tăng thêm, trích lập các quỹ do Thủ
nghiệp quyết định theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.
trưởngđơn vị sự
■ Đối với đơn vị tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động:
-
Trích tối thiểu 25% để lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp;
-
Trả thu nhập tăng thêm cho người lao động;
Trích lập Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi, Quỹ dự phòng ổn định thu nhập. Đối với 2
Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi mức trích tối đa không quá 3 tháng tiền lương, tiền
công và thu nhập tăng thêm bình quân thực hiện trong năm;
-
Trường hợp chênh lệch thu lớn hơn chi trong năm bằng hoặc nhỏ hơn một lần
quỹ tiền lương cấp bậc, chức vụ trong năm, đơn vị được sử dụng để trả thu nhập tăng
thêm cho người lao động, trích lập 4 quỹ: Quỹ dự phòng ổn định thu nhập, Quỹ khen
thưởng, Quỹ phúc lợi, Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, trong đó, đối với 2 Quỹ
khen thưởng và Quỹ phúc lợi mức trích tối đa không quá 3 tháng tiền lương, tiền công
và thu nhập tăng thêm bình quân thực hiện trong năm. Mức trả thu nhập tăng thêm,
trích lập các quỹ do Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp quyết định theo quy chế chi tiêu nội
bộ của đơn vị.
2.2.
C ơ chế q uản lý tài ch ính ở các cơ sở kh ám , chữa b ện h
t ỉn h An Gia n g từ năm 2010 - 2013 và kết q u ả.
công lậ p
2.2.1
C ơ c h ế q uả n lý tài c h ín h ở c á c c ơ s ở kh ám , c h ữa b ệ
n h công lậ p tỉnh An Gian g từ năm 2010 - 2013.
Hiện nay các bệnh viện đều thực hiện cơ chế tự chủ tài chính theo Nghị định
43/2006/NĐ-CP. Có 2 bệnh viện chuyên khoa tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động và
13 bệnh viện đa khoa ( 2 BVĐK tỉnh và 11 BVĐK huyện) đảm bảo một phần chi phí
hoạt động khoảng từ 10% - 50%.
Từ khi được giao quyền tự chủ theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP, cơ sở khám,
chữa bệnh công lập của tỉnh chủ động trong điều hành, quản lý chi tiêu tài chính, được
phép huy động vốn để đầu tư tăng cường cơ sở vật chất; nâng cao chất lượng hoạt
động sự nghiệp; công khai, minh bạch trong tổ chức săp xếp bộ máy phù hợp nhiệm vụ
được giao. Một số bệnh viện cũng được phép vay vốn, liên doanh liên kết, mở rộng
dịch vụ, phát triển quy mô kỹ thuật, chất lượng chuyên môn phục vụ, đổi mới trang
thiết bị, góp phần đáp ứng nhu cầu thụ hưởng ngày càng cao của người dân và xã hội.
Hiện nay 100% / cơ sở khám, chữa bệnh công lập đều có xây dựng quy chế chi
tiêu nội bộ, trong đó quy định thống nhất trong đơn vị các tiêu chuẩn, định mức chi
phù hợp, hạn chế lãng phí. Đa số đều áp dụng phương thức khoán chi phí cho từng cá
nhân, bộ phận như văn phòng phẩm, điện thoại, xăng xe, điện, nước, công tác phí.
Ngoài ra trong quy chế cũng đề ra được một số giải pháp tăng thu, tiết kiệm chi nhằm
đảm bảo nhiệm vụ được giao, đồng thời nâng cao tinh thần trách nhiệm tập thể cơ
quan trong việc sử dụng kinh phí tiết kiệm, có hiệu quả.
Kết quả thực hiện cho thấy các đơn vị đã tăng nguồn thu góp phần giảm chi
nguồn NSNN và cải thiện đời sống của người lao động. Cụ thể đó là thu nhập của
người lao động từng bước được cải thiện, việc chi trả thu nhập cho từng người lao
động trong đơn vị do Thủ trưởng đơn vị quyết định theo quy chế chi tiêu nội bộ gắn
với hiệu suất công tác. Mức thu nhập tăng thêm cao nhất trong các đơn vị hiện nay
cũng đạt đến khoảng từ 1 đến 1,5 lần tiền lương cơ bản.
2.2.2
K ả đạ đượ
2.2.2.1
N ữ mặ đạ đượ v yê â
* Những thàn h tựu đã đạt được
Các đơn vị sự nghiệp y tế công lập được giao quyền tự chủ tài chính đã chủ
động sử dụng nguồn kinh phí nhân sách nhà nước giao để thực hiện nhiệm vụ có hiệu
quả; đồng thời chủ động sử dụng tài sản, nguồn lực để phát triển và nâng cao chất
lượng hoạt động cung cấp dịch khám, chữa bệnh, phát triển nguồn thu; kết quả cụ thể
trên một số mặt chủ yếu như sau:
-
Về huy động nguồn vốn phát triển hoạt động sự nghiệp: Đơn vị sự nghiệp được tự chủ trong
việc huy động các nguồn vốn để đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, đổi mới trang thiết bị, phát
triển hoạt động sự nghiệp; thông qua các hình thức vay vốn các tổ chức tín dụng, vay vốn kích
cầu, huy động vốn của cán bộ viên chức trong đơn vị, liên kết lắp đặt thiết bị cùng khai thác.
-
Mở rộng hoạt động, phát triển nguồn thu sự nghiệp tạo nguồn cải cách tiền lương: Ngoài
nguồn kinh phí tiết kiệm 10% chi hoạt động thường xuyên ngân sách nhà nước,các đơn vị sự
nghiệp chủ động sử dụng 35% nguồn thu sự nghiệp để thực hiện cải cách tiền lương theo quy
định của Chính phủ đã góp phần bảo đảm bù đắp một phần nhu cầu tiền lương tăng thêm theo
quy định của Chính phủ; trong đó có một số đơn vị tự bảo đảm chi phí hoạt động, tự bảo đảm
toàn bộ tiền lương, ngân sách nhà nước không phải bổ sung kinh phí do thay đổi chế độ tiền
lương; đối với các đơn vị tự bảo đảm một phần kinh phí, một phần thu sự nghiệp được huy
động để bù đắp nguồn tiền lương tăng thêm theo quy định giảm chi từ nguồn NSNN.
Th u s ự n gh i êp từ n ăm 2010 - 2012 : 678.245 tri êu
+ Năm 2010 : 175.699 triệu +
Năm 2011 : 206.389 triệu +
-
Năm 2012 : 296.157 triệu
Trên cơ sở mở rộng các hoạt động dịch vụ, tăng nguồn thu, cùng với nguồn kinh phí ngân
sách nhà nước giao đã từng bước nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công cho xã hội; tạo
điều kiện cho người dân ngày càng có nhiều cơ hội lựa chọn, tiếp cận với các dịch vụ khám,
chữa bệnh có chất lượng ngày càng cao.
-
Từng bước giảm bớt sự can thiệp trực tiếp của cơ quan quản lý cấp trên; tăng cường phân cấp
cho các đơn vị sự nghiệp trực thuộc về: mua sắm, sửa chữa, thanh lý tài sản; thực hiện các
nhiệm vụ chuyên môn...
-
Thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm đã góp phần thúc đẩy các đơn vị sắp xếp lại tổ
chức bộ máy, bố trí, sử dụng cán bộ, viên chức phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của đơn vị; tiết kiệm kinh phí, tăng cường cơ sở vật chất, từng bước hiện
đại hoá công nghệ quản lý, tăng thu nhập cho CBVC.
Tình hìn h th u nhậ p n gười la o đông từ năm 2010 - 2012: 97.924 triêu
+ Năm 2010 :
25.472 triệu
+ Năm 2011 :
29.820 triệu
+ Năm 2012: 42.632 triệu
Đơn vị có người thu nhập tăng thêm cao nhất là: 9.311.000đ/tháng (Bệnh viện Mắt TMH - RHM);
Đơn vị có người thu nhập tăng thêm thấp nhất là:
Gồm các đơn vị sau: BVĐK Chợ Mới, BVĐK Tịnh Biên, BVĐK Thoại Sơn, BVĐK
An Phú.
Tr
ỹ ừ ăm 2010 -
2012:
65.096 ri
+ Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp:24.295 triệu
+ Quỹ khen thưởng, phúc lợi: 30.105 triệu + Quỹ
dự phòng ổn định thu nhập: 10.696 triệu
(Đính kèm phụ lục về tình hình thực hiện Nghị định 43)
Nhận thức được điều đó, việc đầu tư về cơ sở vật chất, nguồn nhân lực cho các
cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh đã được quan tâm thực hiện. Đến cuối năm
2012, mạng lưới khám,chữa bệnh An Giang gồm có 15 cơ sở công lập với quy mô
3.280 giường bệnh, trong đó tuyến tỉnh có 4 bệnh viện (2 bệnh viện đa khoa, 1 Bệnh
viện Tim mạch, 1 Bệnh viện Mắt-TMH-RHM) với 1.650 giường bệnh, tuyến huyện có
11 bệnh viện với 1.380 giường bệnh, 11 phòng khám đa khoa khu vực với 250 giường
bệnh và 156 trạm y tế xã với 1.560 giường lưu tạm thời. Đến ngày 31/12/2012 số
giường bệnh công lập đạt 15,01 giường bệnh/vạn dân (không tính giường bệnh của
trạm y tế xã).
Tính đến tháng 12/2012 nhân lực y tế công lập toàn tỉnh có 6.250 cán bộ, trong
đó Bác sỹ và trên đại học có 907, bao gồm: 2 tiến sỹ, 36 thạc sỹ, 315 bác sỹ CK1, 22
bác sỹ CK2, 532 bác sỹ, bình quân đạt 4,2 bác sỹ/10.000 dân (toàn quốc là 7,2/10.000
dân). Dược sỹ đại học và trên đại học có 82 người, bao gồm: 3 thạc sỹ, 5 dược sỹ CK1,
74 dược sỹ đại học, bình quân đạt 0,38 Dược sỹ đại học/10.000 dân (toàn quốc là 1,76
dược sỹ/10.000 dân. Y tá có 1.545 người, trong đó có 54 y tá đại học và cao đẳng (cử
nhân điều dưỡng), Nữ hộ sinh có 62, trong đó có 6 đại học và cao đẳng. Kỹ thuật viên
đại học có 21).
*
N yê â ữ
ả đạ đượ .
Sự chỉ đạo sâu sát kịp thời của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Đảng ủy Sở Y tế và Ban
Giám đốc Sở trong quản lý điều hành thu, chi NSNN trên lĩnh vực khám, chữa bệnh
công lập toàn tỉnh.
Các Sở, ngành và các cấp quản lý đều có phối hợp thực hiện tốt công tác triển
khai Nghị định 43/2006/NĐ-CP, cụ thể như hướng dẫn, phổ biến các nội dung của
Nghị định này và các văn bản khác có liên quan hỗ trợ.
Với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước, năm 2012 Sở Y tế cũng đã tổ chức
được 01 lớp tập huấn Nghị định 43/2006/NĐ-CP, Nghị định 130/2005/NĐ- CP, Nghị
định 52 và một số Luật hiện hành cho các cơ quan, đơn vị trực thuộc Sở Y tế. Qua đợt
tập huấn, các cơ quan, đơn vị nắm rõ hơn các quy định phân cấp về quyền tự chủ, tự
chịu trách nhiệm về nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế, quy chế chi tiêu nội bộ, chế
độ báo cáo. Từ đó góp phần nâng cao nhận thức và chuyên môn các ngành, các cấp đối
với cơ chế tự chủ này để khi đi vào tổ chức thực hiện không còn gặp khó khăn, lúng
túng về quy trình lập, chấp hành dự toán, xây dựng phương án tự chủ, tự chịu trách
nhiệm, quy chế chi tiêu nội bộ và báo cáo quyết toán.
Sự quán triệt, đổi mới kịp thời phương thức hoạt động của Thủ trưởng các cơ sở
khám, chữa bệnh công lập, giúp đơn vị chủ động trong điều hành dự toán được giao,
chủ động trong việc huy động các nguồn lực để đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, đổi
mới trang thiết bị, mở rộng các hoạt động sự nghiệp và các hoạt động dịch vụ trong
đơn vị.
2.2.2.2
N ữ ạ y ém v yê nhân
* Những hạn chế, y ếu kém
Bên cạnh những mặt ngành y tế An Giang đã làm được, trong những năm qua
còn bộc lộ những hạn chế trong công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân như:
Vướng mắc lớn nhất là việc xác định các đặt trưng cơ bản của dịch vụ y tế, loại dịch
vụ nào nhà nước cần bao cấp, dịch vụ nào bao cấp một phần, dịch vụ nào nhà nước không bao
cấp...Giá viện phí hiện tại là mang tính bao cấp, nhưng ai bao cấp, nhà nước thì cấp kinh phí
cho y tế nhỏ giọt, giá thu viện phí sau khi trừ vật tư tiêu hao trích lại 35% nguồn làm lương,
phần còn lại chỉ đảm bảo một phần chi thường xuyên ...Các bệnh viện không thể tái đầu tư
phát triển được, trong hơn 3.000 loại dịch vụ y tế đang thực hiện, giá thu các loại dịch vụ nầy
xây dựng từ năm 1995 đến nay đã lạc hậu.
Trích 35% từ nguồn thu viện phí (sau khi trừ thuốc, máu, vật tư tiêu hao...) để hình
thành nguồn cải cách tiền lương tối thiểu tăng lên, đối với các đơn vị có điều kiện khai thác
nguồn thu lớn thì nguồn kinh phí nầy càng lớn, sử dụng không hết; trong khi đó những khoản
chi khác cần thiết không có đủ nguồn chi (chi nâng cấp trang thiết bị, thu nhập tăng thêm cho
CBVC...)
Do cơ chế bất cập tạo ra trong ngành về thu nhập tăng thêm cán bộ viên chức hàng
tháng khác nhau, cán bộ viên chức nào công tác ở những đơn vị có những điều kiện khai thác
tốt nguồn thu thì thu nhập cao hơn, những đơn vị không có điều kiện khai nguồn thu thì khó
khăn hơn (các đơn vị vùng sâu, dân tộc, vùng khó khăn.) .
Nguồn nhân lực y tế thiếu và yếu, cơ cấu chưa hợp lý, chế độ đãi ngộ và điều kiện
làm việc chưa thỏa đáng đã tạo ra sự dịch chuyển cán bộ y tế từ khu vực công sang
khu vực y tế tư nhân; tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế mới đạt trên 50%.
* Nguyên nhâ n của n hữn g mặt h ạn chế yếu kém
Về mặt khách quan:
Quy mô dân số của tỉnh và nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân ngày càng
tăng và đa dạng; một bộ phận nhân dân không có khả năng tài chính tham gia bảo
hiểm y tế và tiếp cận các dịch vụ y tế, trong khi đó nguồn lực đầu tư của Nhà nước còn
thấp và khả năng đáp ứng của hệ thống y tế nói chung còn hạn chế.
Mô hình hệ thống y tế liên tục thay đổi, một số cơ chế, chính sách không còn
phù hợp nhưng chậm thay đổi và bổ sung, tư tưởng bao cấp vẫn còn nặng nề.
Về mặt chủ quan:
Nghị quyết 46 - NQ/TW và các kết luận của Bộ Chính trị về phát triển sự
nghiệp y tế đã chỉ ra quan điểm, định hướng và những giải pháp đột phá, nhất là trong
cơ chế tổ chức hoạt động, cơ chế tài chính,...nhưng còn một số mặt công tác chưa được
phát huy tính chủ động tích cực, sáng tạo.
Vai trò nòng cốt của ngành y tế chưa được phát huy, chưa có tầm nhìn mang
tính đột phá, chiến lược.
Công tác phối hợp giữa các cấp, các ngành chưa đồng bộ và thường
xuyên.
2.3 N ữ vấ đề đặ r
Ngành y tế triển khai, thực hiện Nghị định số 85/2012/NĐ-CP ngày 15/10/2012 của
Chính phủ về cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập và
giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của các cơ sở khám chữa bệnh công lập và tiếp tục quán
triệt Nghị quyết số 08/NQ-TU ngày 14/12/2012 của tỉnh ủy về phát triển sự nghiệp y tế, nâng
cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe nhân dân giai đoạn 20112015 và Kế hoạch số 15/KH-UBND
ngày/3/2012 của Ủy ban Nhân dân tỉnh An Giang về thực hiện Nghị quyết số 08/NQ-TU;
Hiện nay các đề án, các văn bản hướng dẫn của Trung ương về thực hiện Nghị định
85-CP còn chậm ban hành, do đó các địa phương còn phải chờ Trung ương; ngành y tế tiếp tục
tham mưu cấp trên đẩy mạnh phân công, phân cấp, giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về
thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và biên chế cho các đơn vị sự nghiệp y tế trực thuộc, quy
định rõ ràng thẩm quyền và trách nhiệm của người đứng đầu trong quản lý và điều hành đơn
vị sự nghiệp, có cơ chế giám sát, kiểm tra việc thực hiện thẩm quyền của người đứng đầu đơn
vị sự nghiệp công lập.
Sở Y tế phối hợp cùng Sở Tài chính tiến hành phân loại đơn vị sự nghiệp y tế theo
hướng dẫn của trên theo Nghị định 85-CP. Trong quý IV/2013 Sở Y tế xây dựng gần 1.000 giá
dịch vụ y tế theo Thông tư Liên tịch số 04/2012/TTLT-BYT-BTC trong lộ trình hơn 3.000 giá
dịch vụ y tế phải xây dựng giá mới, trình HĐND và UBND tỉnh phê duyệt.
Đổi mới cơ chế theo hướng từng bước tính đủ giá dịch vụ đặt hàng sản phẩm, dịch vụ
sự nghiệp y tế công; nhà nước quy định giá hoặc khung giá sản phẩm, dịch vụ đối với các loại
dịch vụ cơ bản, có vai trò thiết yếu đối với xã hội; từng bước tính đúng, tính đủ các chi phí
hợp lý trong giá dịch vụ y tế theo lộ trình của Bộ Y tế từng bước xoá bỏ bao cấp qua giá, phí
dịch vụ.
Tăng cường hoàn thiện các công cụ quản lý và vai trò kiểm tra,
giám sát của việc quản lý nhà nước đối với hoạt động cung cấp
dịch vụ công nhằm từng bước hướng tới việc cung cấp tốt hơn cả
về số lượng và chất lượng dịch vụ y tế cho người.
CHƯƠNG 3
MỤC TIÊU, GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở
CÁC CƠ SỞ KHÁM, CHỮA BỆNH CÔNG LẬP TỈNH
AN GIANG ĐẾN NĂM 2020
3.1 Mụ c tiê u
Mụ iê
:
Thúc đẩy thực hiện tốt chủ trương của Nhà nước về thực hiện tiết kiệm, chống
lãng phí; tạo điều kiện tăng thu nhập hợp pháp cho người lao động, găn với hiệu suất
công tác của từng cán bộ, viên chức; đồng thời tạo thêm nguồn lực thực hiện cải cách tiền
lương.
Tạo điều kiện cho đơn vị sự nghiệp tăng thêm thu nhập cho người lao động găn
với chất lượng, hiệu quả công việc.
Giao dự toán Ngân sách nhà nước: Cấp kinh phí ngay từ đầu năm đã giúp cho các
đơn vị chủ động điều chỉnh các mục chi theo nhu cầu, đồng thời kiểm soát chi qua Kho
bạc cũng nhanh chóng và thuận lợi hơn.
Sử dụng kinh phí tiết kiệm từ hoạt động chi thường xuyên: Các đơn vị chủ động
trong việc quản lý, sử dụng kinh phí, tiết kiệm chi. Kinh phí thường xuyên năm trước
không sử dụng hết chuyển sang năm sau .
Huy động nguồn lực phát triển hoạt động sự nghiệp
Xây dựng và hoàn thiện hệ thống y tế An Giang đến năm 2020 theo hướng
công bằng, hiệu quả, phát triển và phù hợp với đặc điểm tình hình của địa phương
nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng và đa dạng của nhân dân về bảo vệ, chăm
sóc và nâng cao sức khỏe; giảm tỷ lệ măc bệnh, tật và tử vong, tăng tuổi thọ, nâng
cao chất lượng dân số góp phần cải thiện nguồn nhân lực phục vụ yêu cầu của quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của địa phương.
Mụ c tiê u cụ thể:
C ác chỉ tiêu
Hệ
số
thu
n
th êm
* C hỉ tiêu thực hiện cô nghập
táctăng
tài chín
h (đơn vị)
số (đơn
tăng thu
Đơn vị thực hiệnTrong
Nghịđó:
địnHệ
h 43
vị) nhập dưới 1 lần
Hệ số tăng thu nhập từ trên 1 - 2 lần
Đơn vị đảm bảo toàn bộ kinh phí
Tỷ một
Ỉệ tiết
kiệm
kinphí
h p h í hoạt độ n g t hườn g x uyê n
Đơn vị đảm bảo
phần
kinh
Bệnhđảm
việnbảo
cấptoàn
tỉnhbộ
thực
hiện
Đơn vị do NSNN
kinh
phíđược tiết kiệm (%)
Bệnh
cấp
thực
tiết kiệm (%)
Tỷ lệ nguồ n th
u sựviện
n gh
iệphuyện
y tế so
vớihiện
dự tođược
án (%)
Tỷ lệ thu việnTỷ
phíỈệ tiết ki ệm c hi p h í vật tư tiê u h ao (%)
Tỷ lệ thu phí, Đảm
lệ phíb ảo chế độ than h to á n hiện hàn h (%)
2013
46
02
18
26
114,54
104,72
111,45
tốt q ua
Tỷ lệ thu khácY thức ch ấp hà nh kỷ Ỉuật tài chính của đơn vị chưa 125
than h tra , kiểm tra/46 đơn vị
* C h ỉ tiê u đầ u vào:
Tỷ lệ bác sỹ/10.000 dân
Tỷ lệ dược sỹ đại học/10.000
Tỷ lệ xã có bác sỹ (%)
Tỷ lệ xã có y sỹ sản nhi/nữ hộ sinh (%)
Tỷ lệ khóm ấp có nhân viên y tế hoạt động (%)
Số giường bệnh/10.000 dân (không tính Trạm Y tế)
* C hỉ tiêu hoạt động:
Tỷ lệ xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế (%)
Tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế (%)
109,95
2020
46
45
46
G1
05
110,02
46
11
35
26
58,33
15
44,92
117,71
36,85
116,78
75
110,75
5
130
63,G8
48,11
27,24
1GG
4,38
G,44
68,56
1GG
1GG
15,45
8
1,4
1GG
1GG
1GG
22,48
23,7
58,5
1GG
> 8G
0
3.2 Một số giải p háp về đổi mới cơ chế q u ản Ỉý tài ch ín h đối với cơ s ở
khám , chưa b ện h cô n g Ỉậ p ở An Giang đến năm 2020.
3.2.1
Đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư mở rộng quy mô, đỗi mói
trang thiết bị, ứng dụng khoa học và công nghệ nâng cao chất lượng khám
chữa bệnh.
Xây dựng các chính sách ưu đãi phù hợp để khuyến khích, thu hút tạo điều
kiện cho các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh phát triển các loại hình dịch vụ chăm
sóc sức khoẻ nhân dân, thành lập các bệnh viện, các phòng khám đa khoa tư nhân,
đặc biệt ở những nơi xa cơ sở y tế công lập. Thực hiện tốt chế độ khám, chữa bệnh
bảo hiểm y tế, từ đó khuyến khích động viên người dân chủ động tham gia mua thẻ
bảo hiểm y tế và tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân.
Đầu tư mua sắm, bổ sung đủ trang thiết bị có chất lượng, phù hợp để thực
hiện các kỹ thuật tại bệnh viện. Bảo đảm cung ứng đủ và khai thác có hiệu quả
trang thiết bị y tế thông dụng cho các cơ sở phòng bệnh và chữa bệnh theo qui
định của Bộ y tế. Từng bước hiện đại hoá trang thiết bị cho các cơ sở y tế nhằm
nâng cao chất lượng chăm sóc bảo vệ sức khoẻ nhân dân.
Củng cố, hoàn thiện, phát triển và mở rộng mạng lưới khám, chữa bệnh các
tuyến.
Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa
học, công nghệ mới, đặc biệt là các tiến bộ kỹ thuật về hồi sức cấp cứu, chẩn đoán
hình ảnh, xét nghiệm, phẫu thuật nội soi, vi phẫu thuật, công nghệ sinh học và công
nghệ thông tin, hạn chế tối đa chuyển người bệnh lên tuyến trên. Chú trọng hợp tác
giữa các tuyến, cơ sở y tế trong và ngoài tỉnh, các bệnh viện Trung ương và các
Trường đại học Y - Dược để tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật mới, ứng dụng các tiến bộ
khoa học, công nghệ cao trong khám, điều trị, phục hồi chức năng và phòng bệnh cho
nhân dân.
3.2.2
Cải cách thủ tục, quy trình khám chữa bệnh, tiết kiệm chi phí cho bệnh viện
và bệnh nhân
Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, giảm thời gian chờ đợi, giảm phiền hà
cho người bệnh. Bệnh viện đã bố trí sơ đồ, biển báo hướng dẫn vị trí các khoa, phòng
khám, bộ phận, sơ đồ hướng dẫn quy trình khám chữa bệnh, các thông tin về quyền lợi
và trách nhiệm của nhân viên y tế, của người bệnh và người nhà người bệnh; tiến hành
họp Hội đồng người bệnh định kỳ, thành lập đường dây nóng, hộp thư góp ý, tiếp dân,
công khai giá dịch vụ y tế, kịp thời giải đáp những thăc măc của người dân liên quan
đến giá dịch vụ y tế; bố trí phòng khám, khoa xét nghiệm, quầy phát thuốc, nơi thu
viện phí phù hợp hơn nhằm giảm tối đa thời gian chờ của người bệnh. Bệnh viện cũng
đã bố trí thêm phòng nhận bệnh, bàn hướng dẫn, bàn khám tim mạch, phòng khám
nhi; đồng thời cải tiến quy trình khám bệnh, xét nghiệm, thăm dò chức năng, thủ tục
vào viện, chuyển viện, ra viện, thanh toán viện phí và máy lấy số khám bệnh tự động.
Để thời gian làm thủ tục nhanh hơn, bệnh viện hướng dẫn tăng cường ứng dụng công
nghệ thông tin trong khám, chữa bệnh và thu viện phí.
Các cơ sở khám, chữa bệnh đã kiểm tra, giám sát việc sử dụng thuốc, chỉ định xét
nghiệm, chỉ định kỹ thuật qua bình bệnh án, bình đơn thuốc. Xây dựng danh mục
thuốc điều trị, Phác đồ điều trị, hoàn chỉnh quy trình kỹ thuật, quy trình chăm sóc
người bệnh, phòng ngừa và giảm thiểu các tai biến, sai sót chuyên môn nhằm bảo đảm
an toàn cho người bệnh. Trong đó tập trung kiện toàn, nâng cao chất lượng, hiệu quả
hoạt động của Hội đồng thuốc và Điều trị của bệnh viện, bảo đảm cung ứng thuốc, hóa
chất, vật tư y tế đầy đủ kịp thời cho công tác khám, chữa bệnh và đáp ứng được tinh
thần y đức trong việc kê toa thuốc và các dịch vụ khác không cần thiết cho người
bệnh. Từ đó, chi phí 1 lần khám, chữa bệnh của người bệnh giảm đáng kể và tỷ lệ
thanh toán tiền thuốc, hóa chất, vật tư y tế của bệnh viện cũng giảm so với tổng thu.
3.2.3
Nâng cao chất lượng công tác kế toán, hạch toán tại cơ sở khám chữa bệnh
công lập, bảo đảm chính xác, công khai, minh bạch.
Năm đội ngũ kế toán trong ngành, lập kế hoạch đào tạo, bổ túc nâng cao trình độ
cho cán bộ kế toán.
Rà soát lại năng lực đội ngũ kế toán trưởng các đơn vị trực thuộc để kiến nghị với
cơ sở bổ sung kế toán trưởng có trình độ năng lực và phẩm chất tư cách tốt.
Chấp hành nghiêm Luật ngân sách nhà nước tong quản lý điều hành dự toán
được giao và các kiến nghị khắc phục sửa đổi của đoàn thanh tra, kiểm toán.Đảm bảo
thực hiện đúng và đầy đủ các chế độ, chính sách quy định của nhà nước trong đấu thầu
mua sắm, thanh toán tạm ứng, trích nguồn cải cách tiền lương, trích lập quỹ, kê khai
các khoản nộp thuế,.
Tạo quyền tự chủ và nâng cao trách nhiệm của Thủ trưởng đơn vị trong việc sử
sụng có hiệu quả biên chế, kinh phí, nguồn thu sự nghiệp để hoàn thành nhiệm vụ
được giao, đảm bảo tính công khai minh bạch.
3.2.4
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra tài chính.
Tăng cường hiệu lực, hiệu quả, xiết chặt kỷ luật, kỷ cương trong quản lý Nhà
nước về y tế, nhất là quản lý sử dụng nguồn ngân sách nhà nước, quỹ bảo hiểm y tế,
quản lý giá thuốc, hành nghề y - dược tư nhân. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm
tra, các quy chế chuyên môn tại các cơ sở khám chữa bệnh. Xây dựng và hoàn thiện hệ
thống các quy chế nội bộ, quy định các tiêu chuẩn cụ thể với từng chức danh, vị trí
công tác, quy chế về trách nhiệm của người đứng đầu, quy chế phối hợp giữa các đơn
vị nghiệp vụ; duy trì tốt chế độ giao ban, hội họp nhằm kiểm soát tốt từng đầu mối
công việc.
Đây là hoạt động cần thiết, góp phần tăng cường quản lý nhà nước đối với các
đơn vị sự nghiệp. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao, thông qua công tác
kiểm tra về tình hình chấp hành nhân sách, chấp hành các cơ chế chính sách, chế độ
nhà nước, tình hình thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị, Sở Y tế có thể uốn
nắn, xử lý kịp thời những khó khăn và giải pháp vướng mắc trong các hoạt động của
đơn vị. Kiên quyết khắc phục những tiêu cực trong các cơ sở khám, chữa bệnh.
Hàng năm, Sở Y tế tổ chức 02 đợt phúc tra ngành (6 tháng đầu năm và 6 tháng
cuối năm); 01 đợt quyết toán năm. Đến năm 2014 Sở Y tế tăng cường công tác thanh
tra, kiểm tra, kiện toàn hệ thống thanh tra để thực hiện tốt việc quản lý Nhà nước về y
tế bằng pháp luật.
3.2.
S Xây dựng một sổ cơ chế, chính sách phù hợp.
Thực hiện chính sách hỗ trợ cho đội ngũ cán bộ đi luân phiên theo Đề án 1816
của Bộ Y tế và Quyết định số 14/2013/QĐ-TTg ngày 20/02/2013 của Thủ tướng Chính
phủ từ cấp tỉnh xuống huyện, thị xã; từ cấp huyện xuống xã, đặc biệt ưu tiên các Trạm
y tế chưa có bác sĩ. Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành chính sách ưu
đãi, thu hút đội ngũ cán bộ y tế có trình độ cao, tay nghề giỏi về công tác tại tỉnh.
Hàng năm bố trí kinh phí để mua sắm bổ sung, hoàn thiện hệ thống trang thiết bị
y tế; nâng cấp, sửa chữa các cơ sở y tế xuống cấp và xây dựng hệ thống xử lý chất thải
y tế tại các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh.
Bố trí đủ nguồn vốn đối ứng cho các dự án y tế đã cam kết.
Ưu tiên các nguồn vốn đầu tư hoàn chỉnh dự án cải tạo, nâng cấp, xây dựng các
bệnh viện đang dang dở, hoàn thành đưa vào sử dụng.
Huy động các nguồn vốn hợp pháp theo hướng xã hội hóa để đầu tư xây dựng
khu khám, chữa bệnh theo yêu cầu tại các bệnh viện từ tuyến huyện trở lên.
Xây dựng nhà công vụ cho cán bộ y tế thuộc các đơn vị sự nghiệp y tế công tác
tại các cơ sở y tế cấp huyện, cấp xã bằng nguồn kinh phí xã hội hóa v à các nguồn vốn
hợp pháp khác.
3.2.6 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, y đức trong các cơ sở hám
ch a ệnh c ng p
Căn cứ yêu cầu, nhiệm vụ phát triển Ngành, xây dựng chương trình, quy hoạch,
kế hoạch đào tạo, phát triển nguồn nhân lực y tế đảm bảo quy mô, cơ cấu, chất lượng
cán bộ theo quy định; ưu tiên thu hút, tuyển dụng bác sỹ. Khuyến khích, đãi ngộ xứng
đáng cho cán bộ y tế, đặc biệt thu hút cán bộ y tế làm việc trong lĩnh vực độc hại, nguy
hiểm, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn và tuyến y tế cơ sở.
Đa dạng hoá các loại hình đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ đội ngũ
cán bộ ngành y tế; thực hiện có hiệu quả đề án đào tạo, đào tạo sử dụng theo địa chỉ,
đào tạo bác sỹ, dược sỹ đại học (hệ tập trung); khuyến khích gửi đào tạo theo hướng
chuyên khoa, chuyên sâu, đặc biệt nâng cao tay nghề không gắn với bằng cấp để áp
dụng, phát triển các kỹ thuật y học hiện đại, phù hợp với điều kiện của tỉnh; tiếp tục
đầu tư, nâng cấp Trường trung cấp Y tế, nâng cao chất lượng giảng viên, đổi mới
chương trình, tài liệu và phương pháp giảng dạy để từng bước trở thành trung tâm đào
tạo bảo đảm nguồn nhân lực y tế của tỉnh.
Xây dựng cơ chế, chính sách trong thu hút, đãi ngộ, sử dụng cán bộ ngành y tế
phù hợp với nhu cầu phát triển, hạn chế tối đa tình trạng "chảy máu chất xám" trong
Ngành. Chuẩn hoá việc đào tạo các loại hình cán bộ theo từng tuyến.
Triển khai, thực hiện tốt Quyết định số 29/2008/QĐ-BYT về Quy tắc ứng xử
trong cán bộ, nhân viên bệnh viện và thực hiện tốt chế độ luân phiên có thời hạn đối
với người hành nghề tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó
khăn. Đảm bảo các chính sách, chế độ về tiền lương, phụ cấp theo lương, phụ cấp đặc
thù của Nhà nước gắn với nâng cao thu nhập cho cán bộ, viên chức tại các cơ sở y tế.
Sắp xếp, bố trí cán bộ phù hợp với năng lực, trình độ.
KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ
1. K
Việt Nam là quốc gia đang trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế từ hệ thống
bao cấp sang kinh tế thị trường, và do đó, cũng là quá trình đổi mới cơ chế tài chính
cho các dịch vụ y tế. Chính sách tài chính y tế của cả nước nói chung và của tỉnh An
Giang nói riêng, một mặt đã mở rộng cơ hội khám, chữa bệnh cho mọi tầng lớp dân cư,
đặc biệt là đối với người nghèo và các tầng lớp, bộ phận dân cư còn nhiều khó khăn,
đồng thời, cũng cho phép những người dân có khả năng có thể tiếp cận các dịch vụ y tế
có chất lương cao, thỏa mãn nhu cầu chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe.
Tuy nhiên, ngành y tế An Giang đã và đang phải đối mặt với nhiều khó khăn,
thách thức. Với đội ngũ cán bộ y tế còn thiếu cùng với nguồn lực tài chính có hạn, các
đơn vị sự nghiệp y tế muốn tồn tại và phát triển đòi hỏi phải biết khai thác và sử dụng
các nguồn lực tài chính sao cho hiệu quả.
Cùng trong xu thế đó, các hoạt động thu chi tài chính ngày càng phức tạp, cơ
chế tự chủ được giao ngày càng cao, để góp phần nâng cao năng lực quản lý và sử
dụng các nguồn kinh phí đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, tránh thất thoát đòi hỏi bệnh
viện cần phải hoàn thiện công tác kế toán tài chính.
Việc tiếp tục thực hiện Nghị định 43 là cần thiết trong công tác đổi mới phương
thức quản lý đối với cơ sở khám, chữa công lập và là một trong những khâu đột phá
trong sự nghiệp phát triển kinh tế y tế của địa phương mà Chiến lược “phát triển ngành
y tế An Giang giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030 ” đã xác định.
Tuy nhiên, việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm hiện nay mới chỉ phát
huy tác dụng trong một số đơn vị đã được Nhà nước đầu tư trang thiết bị tương đối đầy
đủ, cán bộ y tế có chuyên môn cao, ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển,
nhưng chưa thực sự phát huy được sức mạnh của đội ngũ cán bộ y tế trong tỉnh.
Kết quả nghiên cứu của đề tài giúp cho công tác quản lý của Sở Y tế hoàn thiện
về cơ chế quản lý tài chính mà đơn vị chưa thực hiện được hoặc còn hạn chế nhằm tập
trung được nguồn lực tài chính, quản lý và kiểm tra việc sử dụng nguồn kinh phí chặt
chẽ, tiết kiệm hiệu quả, động thời qua đó góp phần cho các cơ sở khám, chữa bệnh
công lập nâng cao công tác quản lý tài chính.
2. Ki ị
Bộ Y :
Tiếp tục quan tâm đầu tư phát triển sự nghiệp y tế vùng đồng bằng sông Cửu
Long nói chung và tỉnh An Giang nói riêng, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang
thiết bị cho mạng lưới khám, chữa bệnh, đặc biệt là các dự án trọng điểm: Bệnh viện
đa khoa trung tâm An Giang, bệnh viện đa khoa khu vực tỉnh, bệnh viện Tim Mạch An
Giang, _. Có chế độ ưu đãi về đào tạo đại học, sau đại học cho tỉnh An Giang, nhằm
giải quyết tình trạng thiếu hụt về cán bộ y tế ở địa phương, đáp ứng kịp thời nhu cầu
bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Ủy b a n n hâ n dâ n tỉn h:
Đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh tiếp tục quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
và đầu tư phát triển sự nghiệp y tế, tiếp tục có chính sách ưu đãi đối với cán bộ y tế cơ
sở.
Quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm tổ chức bộ máy, biên chế và nhân sự,... Nghị
định 43 cho phép, nhưng thực tế Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp chưa thực sự thực
hiện được quyền này. Đề nghị UBND tỉnh có cơ chế đẩy mạnh hơn việc giao quyền tự
chủ cho các cơ sở khám, chữa bệnh tự chủ hoàn toàn về chi thường xuyên.
C á c c ơ s ở kh ám , c h ữa b ệ n h:
Trình độ chuyên môn của đội ngũ kế toán ở các đơn vị chưa đồng đều, một số kế toán
trưởng còn yếu về chuyên môn nghiệp vụ, nên trong công tác chưa thích nghi kịp thời với cơ
chế mới, một số đơn vị, bộ phận tham mưu về tài chính còn yếu, lúng túng trong việc xây
dựng quy chế chi tiêu nội bộ, xây dựng tiêu chí để trả thu nhập tăng thêm cho người lao động
theo hiệu quả công việc. Sở Y tế cần củng cố nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ kế
toán các đơn vị sự nghiệp.
Phân bổ dự toán kinh phí theo giường bệnh đối với các bệnh viện còn nhiều bất cập
như:
Hiện tại bệnh viện tỉnh 60/triệu/giường/năm, bệnh viện huyện
52/triệu/giường/ năm từ năm 2010 (tính theo mức lương tối thiểu 730.000đ/tháng) là còn thấp,
trong khi giá thị trường hàng hóa, vật tư... đều tăng và chưa tính đến yếu tố trượt giá, do đó
đối với các bệnh viện ít giường bệnh, ít có điều kiện khai thác nguồn thu sẽ gặp khó khăn. Đề
nghị có tính toán lại định mức phân bổ kinh phí cho các bệnh viện có tính toán đến các yếu tố
trượt giá và xem xét theo quy mô giường bệnh và các hoạt động của bệnh viện.
Cần có văn bản quy định rõ về cơ chế quản lý ngành đối với các đơn vị sự nghiệp tự
chủ trực thuộc, đề nghị những đơn vị có nguồn thu hàng năm từ 30 tỷ trở lên được thuê kiểm
toán độc lập, thẩm định báo cáo quyết toán năm, trước khi Sở Y tế kiểm tra quyết toán và tổng
hợp gửi về Sở Tài chính./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo tổng hợp tình hình thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ-CP của các cơ sở khám,
chữa bệnh công lập năm 2010; 2011; 2012.
2.
Báo cáo tham luận về tình hình thực hiện quyền về tài chính theo Nghị định
43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ - Ngành y tế An Giang năm 2012.
3. Dự toán kinh phí sự nghiệp y tế năm 2013.
4.
Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ ban hành quy định
quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và
tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.
5. Nghị định số 85/2012/NĐ-CP ngày 15/10/2012 của Chính phủ ban hành cơ chế hoạt
động, cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập và giá dịch vụ khám
bệnh, chữa bệnh của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập.
6. Tài liệu hội nghị kế hoạch công tác y tế An Giang năm 2014 của Sở Y
tế.
7. Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 09/8/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện
Nghị định số 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ về quy định quyền tự chủ, tự chịu trách
nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự
nghiệp công lập.