Tải bản đầy đủ (.pptx) (12 trang)

Phát triển bền vững trong quy hoạch và sử dụng đất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.65 MB, 12 trang )

Trường Đại Học Hàng Hải Việt Nam
Viện Môi Trường
Lớp KMT53ĐH1

Chuyên Đề Phát Triển Bền Vững
Trong Quy Hoạch Và Sử Dụng
Đất


MỞ ĐẦU
Đất đai là thành phần quan trọng hàng đầu của môi
trường sống, là điều kiện chung nhất đối với mọi quá trình
sản xuất và hoạt động của con người, nói cách khác không
có đất đai sẽ không có sản xuất và sự tồn tại của con
người. Đất đai bị hạn chế về số lượng và có tính không
đồng nhất, tính cố định về vị trí, tính vĩnh cửu và không
thể thay thế. Với những đặc điểm tự nhiên của đất đai
như đã nói ở trên chúng ta thấy đất đai là điều kiện vật
chất thiết yếu để tồn tại và tái sản xuất của các thế hệ nối
tiếp nhau của loài người. Do đó việc sử dụng đất cần thiết
phải thiết thực, khoa học, hợp lý, tiết kiệm và mang lại
hiệu quả


Thực trạng sử dụng đất ở nước ta hiện nay
Lãng phí trong sử dụng và bất cập trong quản lý đất đai là
hiện trạng diễn ra ở hầu khắp các địa phương hiện nay. Đây
cũng là một trong những trở ngại lớn của phát triển kinh tế
xã hội đã được đề cập nhiều. Thời gian qua, dù các cấp,
các ngành đã đẩy mạnh thanh tra, xử lý vi phạm nhưng tình
trạng sai pham trong quản lý, sử dụng đất đai vẫn chưa mấy


suy giảm, thậm chí còn diễn ra trên diện rộng
Kết quả kiểm tra đến đầu năm 2012 cho thấy cả nước có
5.828 tổ chức vi phạm với diện tích hơn 73.992 ha. Số liệ
trên chỉ là một góc phác họa về những sai phạm và sự lãng
phí đất đai trên toàn quốc tại thời điểm hiện nay. Thưc tế có
thể khẳng định sự lãng phí còn lớn hơn thế và nó diễn ra
trên khắp các địa phương với muôn hình vạn trạng khác
nhau


Những bất cập và giải pháp đề xuất
- Vấn đề I : Theo kết quả thanh tra chương trình thanh tra chuyên
đề về quy hoạch, quản lý, sử dụng đất năm 2011 hầu hết các dự án đều
có tiến độ chậm, có dự án chậm tới 5-7 năm nhưng chưa được xử lý theo
quy định. Tình trạng nhiều khu đất để hoang, dự án “treo” diễn ra ở hầu
khắp các địa phương trong cả nước, tuy nhiên, chỉ đến khi các phương
tiện thông tin đại chúng lên tiếng về vấn nạn này thì địa phương mới chỉ
đạo các sở, ngành liên quan kiểm tra, rà soát và kiến nghị hướng xử lý
đối với các dự án vi phạm pháp luật về đất đai

Dự án trường học nghìn tỉ bị bỏ hoang tại Gia Lai


-

Giải pháp :

+ Mạnh tay xóa dự án “treo”. Đối với các dự án chỉ có chủ trương
đầu tư, chưa giao đất, sau 3 năm chưa thực hiện sẽ bị hủy bỏ. Còn
đối với các dự án giao đất, cho thuê rồi, nếu sau 12 tháng chưa triển

khai sẽ thu hồi đất, nếu dự án đã triển khai rồi mà chậm trễ thì sau 24
tháng sẽ thu, cho phép chủ đầu tư gia hạn chỉ 1 lần, tối đa 12 tháng.
Các dự án “treo” quá thời gian quy định cũng sẽ hết đường chuyển
nhượng lòng vòng để trốn tránh bị thu hồi
+ Việc giám sát tiến độ thực hiện dự án cũng tăng cường hơn từ lúc
bắt đầu triển khai cho đến khi kết thúc dự án, chủ đầu tư cũng phải
thường xuyên có báo cáo quá trình thực hiện dự án, thay vì kiểm tra,
thanh tra đột xuất như trước đây. Nếu nhà đầu tư thấy không làm
được mà trả đất trước thời hạn gia hạn thì Nhà nước sẽ có phương
án thanh toán quỹ đất này. Còn nếu nhà đầu tư nào vẫn cố tình chây
ỳ, cố tình giữ dự án thì bắt buộc phải có phương án thu hồi đất. Như
vậy sẽ đảm bảo được tính công bằng


- Vấn đề II : Việc chính quyền cấp xã, thậm chí là cấp thôn, hợp tác
xã tự ý cấp đất, cho thuê đất trái thẩm quyền đến việc các tập đoàn,
tổng công ty, doanh nghiệp lớn được Nhà nước giao nhiều đất
nhưng để hoang hóa, để nhiều cá nhân lợi dụng kinh doanh, thu lợi
cá nhân đang phản ánh thực trạng quản lý đất đai lỏng lẻo ở nhiều
địa phương. Ngay ở Hà Nội kết quả rà soát của Sở Tài nguyên và
Môi trường Hà Nội cho thấy có 30 cơ quan, doanh nghiệp nhà nước
đang để hoang hóa hàng trăm nghìn m2 đất, biến đất thành khu
dịch vụ tổng hợp gồm các quán bar, karaoke, nhà hàng, siêu thị,
sân tennis, bãi giữ xe...


- Giải pháp : Cần lập hồ sơ thu hồi diện tích đất sử dụng sai mục
đích để lãng phí. Các dự án nằm trong diện thu hồi sẽ được bàn
giao cho Trung tâm phát triển Quỹ đất . Sau khi tính toán
phương án bồi thường thiệt hại cho các chủ đầu tư, các dự án bị

thu hồi sẽ được sử dụng vào mục đích công cộng như xây dựng
trường học, nhà trẻ, các công trình phúc lợi xã hội, phát triển
nhà ở cho người có thu nhập thấp, hoặc chuyển sang sử dụng
làm đất nông nghiệp, xây dựng hạ tầng giao thông. Bàn giao lại
cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư có nhu cầu mặt bằng để phát
triển sản xuất, kinh doanh…


- Vấn đề III : Những vi phạm về tài chính đất đai cũng
đang diễn ra tại nhiều địa phương như miễn giảm, tính
giá thu tiền sử dụng đất sai quy định tại 12 tỉnh, thành
phố trị giá hàng nghìn tỷ đồng; nợ, chậm nộp tiền sử
dụng đất, tiền thuê đất tại 29 tỉnh, thành phố trị giá cũng
lên đến cả chục nghìn tỷ đồng.
- Giải pháp : Áp dụng sử phạt nghiêm khắc đối với những
cá nhân, đơn vị vi phạm. Chậm nộp tiền sử dụng đất vào
ngân sách nhà nước thì mỗi ngày chịu phạt 0,02- 0,05 %
tính trên số tiền sử dụng đất chậm nộp. Truy thu các
khoản thu sai theo văn bản hiện hành của cục thuế.
Đồng thời cần có văn bản hướng dẫn cụ thể đối với việc
miễn giảm cũng như tính tiền sử dụng đất đến các địa
phương, tránh tình trạng thất thoát tài chính cho ngân
sách nhà nước trong lĩnh vực này


- Vấn đề IV : Công tác quy hoạch đất vẫn còn nhiều bất cập, gây
lãng phí, chưa khai thác hết nguồn lực tài chính trong lĩnh vực
này. Chất lượng các đồ án quy hoạch chưa được quan tâm
đúng mức, nhiều đồ án quy hoạch chi tiết có chất lượng thấp,
nhỏ lẻ, thiếu đồng bộ trong sử dụng đất. Trong thực hiện đầu tư

xây dựng còn dàn trải. Quy hoạch, kiến trúc đô thị thiếu đồng
bộ về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội. Công tác quản lý thực
hiện quy hoạch còn nhiều hạn chế, bất cập về cơ chế, nhiều
nơi bị buông lỏng

Cầu Kênh Lộ huyện Nhà Bè


Quốc lộ 1A vừa xây xong đã lún

Giải pháp : Cần sự phân cấp, phân công hợp lý về chức năng
đối với các sở chuyên ngành như xây dựng, quy hoạch – kiến
trúc và ủy ban nhân dân các quận, huyện trong quản lý, theo
dõi việc lập, thẩm định, trình duyệt và thực hiện quy hoạch. Siết
chặt công tác quản lý, kiểm tra, giám sát thường xuyên đảm
bảo không xảy ra tình trạng vi phạm quy hoạch . Nâng cao
trình độ lực lượng cán bộ chuyên trách cho công tác thẩm định
cũng như lập quy hoạch, nâng cao chất lượng đồ án quy hoạch


- Vấn đề V : Qua khảo sát, chi phí tiền thuê đất hàng năm
trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hiện
nay chỉ chiếm khoảng 5%. Do đó, tình trạng “giữ đất” ở các
tổng công ty, tập đoàn kinh tế nhà nước cũng như ở các khu
công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế khá phổ biến. thuế sử
dụng đất đang ở mức quá thấp (0,03%) khung giá đất quy
định của chính quyền địa phương chỉ bằng 1/10 giá đất thị
trường
- Giải pháp : Cơ quan chuyên ngành cần nghiên cứu để đưa ra
phương pháp định giá đất sát với giá thị trường, khắc phục

tình trạng các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản kiếm
lời từ chênh lệch giá đất. Cần có cơ chế buộc người chuyển
nhượng quyền sử dụng đất phải khai báo trung thực giá đất;
chuyển nhượng. Nếu giá đất được tính sát theo giá thị
trường, làm căn cứ để thu thuế, phí sử dụng đất sẽ buộc các
doanh nghiệp hiện đang nắm giữ nhiều đất phải cân nhắc,
tính toán việc sử dụng có hiệu quả quỹ đất đang có




×