Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Quy hoạch và sử dụng đất xã Thanh Giang- Thanh Miện -Hải Dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (848.66 KB, 65 trang )

Đánh giá hiệu quả quản lý thuế GTGT, thuế TNDN GVHD: Th.S Nguyễn Duy Nhất



1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI:
Trong bất kì một chế độ xã hội nào, thuế luôn luôn là một công cụ thể
hiện quyền lực của Nhà nước và là nguồn tài chính chủ yếu và tin cậy để phục
vụ nhu cầu chi tiêu công cộng xã hội. Với tốc độ gia tăng và đa dạng hóa nhanh
chóng về phát triển kinh doanh cùng với xu thế nhất thể hóa các khu vực và
toàn cầu hóa nhằm khai thác tối đa lợi thế
so sánh của mỗi quốc gia nói riêng
và khu vực nói chung đã đặt các nhà hoạch định chính sách kinh tế, tài chính
trước những thách thức lớn lao đòi hỏi phải cải cách toàn diện.
Hiện nay, thành phần kinh tế ngoài quốc doanh đang phát triển với tốc
độ cao, đi đầu trong mọi ngành nghề. Khu vực này đã tạo ra nhiều của cải vật
chất cho xã hội, tạo nhiều công ăn việc làm cho người dân và ngày càng khẳng
định vị trí tiên phong. V
ới tốc độ phát triển nhanh chóng của trình độ sản xuất
kinh doanh, hệ thống chính sách thuế và cách thức quản lý thuế có nhiều điểm
tỏ ra không còn phù hợp. Điển hình đối với thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập
doanh nghiệp là hai nguồn thu chủ lực trong tổng nguồn thu thuế nhưng cũng
lại là lĩnh vực bộc lộ nhiều vướng mắc, bất cập nhất.
Tr
ước bối cảnh này, hệ thống thuế nước ta đã có sự tiến triển không
ngừng và ngày càng hoàn thiện đã có đóng góp to lớn cho công cuộc xây dựng
đất nước. Tuy nhiên, cải cách thuế cần được kết hợp chặt chẽ và tương thích
giữa chính sách và quản lý thuế vì một hệ thống chính sách dù có tiên tiến đến
đâu cũng không phát huy được tác dụng nếu không phù hợp với trình độ quản
lý và ngược lại, cải cách qu
ản lý hành chính thuế cần được dựa trên một hệ
thống chính sách thuế ổn định và rõ ràng.


Do vậy, công tác quản lý thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh
nghiệp sao cho hiệu quả là vô cùng quan trọng, không những đảm bảo nguồn
thu mà còn mang lại nhiều lợi ích xã hội. Đó là lý do em chọn đề tài: “ Đánh giá
hiệu quả quản lý thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục
thuế huyện Tân Châu, tỷ
nh An Giang”.
2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
Đề tài gồm có 3 phần chính:
Phần mở đầu
SVTH: Lý Thị Thùy Trang
1

Đánh giá hiệu quả quản lý thuế GTGT, thuế TNDN GVHD: Th.S Nguyễn Duy Nhất



Phần nội dung
Chương 1: Tổng quan về thuế
Chương 2: Giới thiệu sơ lược về Chi cục thuế huyện Tân Châu
Chương 3: Phân tích tình hình quản lý thuế giá trị gia tăng, thuế
thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục thuế huyện Tân
Châu
Chương 4: Đánh giá hiệu quả quản lý thuế giá trị gia tăng, thuế
thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục thuế huyện Tân
Châu, tỷnh An Giiang.
Phần kết lu
ận
3. MỤC TIÊU NGHÊN CỨU:
- Để có thêm nhiều hiểu biết đối với hệ thống thuế và cách thức quản lý hành
chính về thuế

- Đánh giá hiệu quả quản lý thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp
tại Chi cục.
- Tìm ra những tồn tại và nguyên nhân trong công tác quản lý hiện nay.
- Đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý.

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
- Phương pháp luận theo chủ
nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật
lịch sử để nhìn nhận sự việc theo sự vận động và phát triển của nó.
- Phương pháp tổng hợp số liệu dựa trên: các báo cáo, tài liệu của cơ quan
thực tập, các số liệu thống kê của Phòng Thống kê huyện.
- Phương pháp so sánh: theo thời gian, theo chỉ tiêu…
- Phương pháp liên hệ cân đối: dựa vào các mối liên hệ về lượng, v
ề mức độ
biến động giữa hai mặt của một yếu tố và quá trình quản lý.
- Phương pháp đồ thị và biểu đồ: bằng hình ảnh, tính chất của đồ thị để phân
tích mối quan hệ, mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích.


SVTH: Lý Thị Thùy Trang
2

Đánh giá hiệu quả quản lý thuế GTGT, thuế TNDN GVHD: Th.S Nguyễn Duy Nhất




5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
Chi cục thuế huyện Tân Châu thực hiện thu nhiều loại thuế, phí nhưng
thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp đối với khu vực kinh tế ngoài

quốc doanh chiếm tỷ trọng cao nhất nhưng chứa đựng nhiều vướng mắc, bất
cập. Do nhiều nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan nên đề tài chỉ đi sâu
nghiên cứu thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp
đối với khu vực
kinh tế ngoài quốc doanh tại Chi cục thuế huyện Tân Châu, tỷnh An Giang
trong 3 năm từ 2001 đến 2003.





























SVTH: Lý Thị Thùy Trang
3

Đánh giá hiệu quả quản lý thuế GTGT, thuế TNDN GVHD: Th.S Nguyễn Duy Nhất



CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THUẾ
1.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA THU NGÂN SÁCH, THUẾ:
Lịch sử xã hội loài người đã trải qua những giai đoạn tiến hoá và phát
triển, trong quá trình đó thì sự hình thành Nhà nước là một tất yếu khách quan.
Nhà nước là một phạm trù mang tính lịch sử, Nhà nước do giai cấp thống trị
hình thành nên để cai trị những giai cấp đối kháng trong xã hội. Nhà nước xét ở
khía cạnh phân công lao động xã hội là một bộ máy tổ chức với nhiề
u hệ thống
cơ quan có chức năng nhiệm vụ khác nhau để tổ chức cai quản xã hội. Để hoạt
động được, bộ máy Nhà nước cần nguồn tài chính để chi tiêu, trước hết là chi
cho việc duy trì và củng cố bộ máy từ trung ương đến địa phương, chi cho
những công việc thuộc chức năng Nhà nước như: chi đầu tư phát triển, chi an
ninh quốc phòng, các vấn đề phúc lợi xã hội…Ngày nay, xã hội càng phát tri
ển
thì nhu cầu chi tiêu càng lớn, cả về phát triển chiều rộng lẫn chiều sâu cho tất
cả lĩnh vực.
Như vậy, vấn đề được đặt ra là thu từ đâu để phục vụ cho chi tiêu? Bộ
máy Nhà nước gồm những người chuyên công tác quản lý điều hành chứ
không trực tiếp sản xuất trong khi thu nhập của xã hội do các tầng lớp dân cư

tạo ra. Lịch sử cho thấ
y có 3 hình thức động viên một phần thu nhập của xã hội
để phục vụ nhu cầu chi tiêu của Nhà nước, đó là: quyên góp, vay của dân và
dùng quyền lực buộc dân đóng góp. Quyên góp thì dựa trên tinh thần tự
nguyện, vay thì phải trả mà trả thì lại phải tìm nguồn thu. Cho nên lịch sử cũng
cho thấy hình thức thứ 3 là hữu hiệu và hiệu quả nhất. Và hình thức buộc dân
đóng góp chính là thuế.
Từ những nhận định trên cho th
ấy, thuế là một sản phẩm tất yếu của sự
phân công lao động xã hội. Thuế ra đời và tồn tại cùng với sự ra đời và tồn tại
của Nhà nước, vì Nhà nước và do Nhà nước. Nhà nước ra đời là một tất yếu
khách quan vì vậy thuế cũng là một tất yếu khách quan với chức năng chủ yếu
và đầu tiên là nhằm đảm bảo nguồn tài chính cho Nhà nước.
Nhà nước và thuế là hai ph
ạm trù luôn gắn liền với nhau. Sử dụng thuế
làm công cụ quản lý, điều tiết vĩ mô đối với nền kinh tế là sự cần thiết khách
quan đối với mọi Nhà nước. Nhưng mức độ và nội dung sử dụng ở các nước
SVTH: Lý Thị Thùy Trang
4

Đánh giá hiệu quả quản lý thuế GTGT, thuế TNDN GVHD: Th.S Nguyễn Duy Nhất



thì không hoàn toàn giống nhau; mà nó tuỳ thuộc vào từng Nhà nước nhất định,
với tình hình kinh tế- xã hội nhất định và định hướng phát triển kinh tế cụ thể
trong từng thời kỳ lịch sử.
Hiện nay, tuỳ góc độ mà có các khái niệm khác nhau về thuế, đứng ở
góc độ pháp luật thì: “Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc của các thể
nhân và pháp nhân, được Nhà nước qui định thông qua hệ thống pháp

luậ
t nhằm đáp ứng các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước”. Đồng thời thuế là
công cụ điều tiết kinh tế linh hoạt nhạy bén và hiệu quả. Tính hợp lý của các
hình thức và biện pháp thuế khiến cho thuế trở thành công cụ điều tiết sắc bén,
đa diện và thâm nhập sâu rộng vào đời sống kinh tế.
1.2 BẢN CHẤT CỦA THUẾ:
Bản chất của thuế gắn liề
n với bản chất của Nhà nước. Nhà nước
mang bản chất nào thì thuế mang bản chất của giai cấp mà Nhà nước đó đại
diện. Trong xã hội phong kiến, Nhà nước vương quyền dùng thuế là phương
tiện bóc lột, vơ vét của nhân dân bị trị để phục vụ cho nhu cầu chi tiêu theo ý
chí riêng của giai cấp mình mà không quan tâm đến lợi ích nhân dân. Đến xã
hội tư bản, cũng là xã hội có giai cấp đối kháng là tư sả
n- vô sản, thuế đã đóng
vai trò to lớn trong nền kinh tế xã hội, thực hiện được nhiều chức năng của nó
nhưng xét về bản chất vẫn phục vụ cho giai cấp tư sản- giai cấp thống trị. Nhà
nước ta là Nhà nước của dân do dân và vì dân nên thuế nước ta mục tiêu cuối
cùng cũng phục vụ lợi ích nhân dân. Quan điểm của Nhà nước ta về thuế là
việc động viên vào ngân sách Nhà nướ
c phải vừa hài hòa về lợi ích kinh tế và
xã hội, vừa đảm bảo nguồn thu tài chính để Nhà nước thực hiện các chức năng
điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế, thực hiện các chính sách xã hội, bảo vệ an ninh
quốc phòng.
1.2.1 Bản chất kinh tế:
Thuế là một bộ phận thu nhập của xã hội được tập trung để phục vụ
nhu cầu chi tiêu của Nhà nước. Kinh tế là cơ
sở của thuế, thuế gắn chặt chẽ
với sản xuất, kinh doanh và kiểm soát thu nhập của mọi tổ chức và cá nhân để
động viên và điều hoà thu nhập, điều tiết kinh tế (điều tiết sản xuất và tiêu
dùng). Nguồn thu từ thuế cho ngân sách Nhà nước chỉ có thể tăng nhiều và

SVTH: Lý Thị Thùy Trang
5

Đánh giá hiệu quả quản lý thuế GTGT, thuế TNDN GVHD: Th.S Nguyễn Duy Nhất



nhanh trên cơ sở kinh tế được phát triển và đạt hiệu quả cao. Ngược lại, qua
thu thuế phải góp phần kích thích sản xuất kinh doanh phát triển, thúc đẩy thực
hành tiết kiệm về mọi mặt trong sản xuất và tiêu dùng một cách hợp lý để tạo
nguồn thu thuế ngày càng lớn hơn. Chính vì vậy nếu Nhà nước tăng mức động
viên thuế quá cao chỉ nhằm mục đích đơn thuần tăng thu ngân sách để
đáp
ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước mà bỏ qua yêu cầu đảm bảo sự tăng
trưởng kinh tế thì thường gặp thất bại, dễ dẫn đến hậu quả xấu về nhiều mặt.
1.2.2 Tính cưỡng chế của thuế:
Đây là một phạm trù độc đáo và có nét riêng. Tính cưỡng chế được thể
hiện thông qua các điều khoản pháp luật. Thuế không thể xây dựng trên và
dung hòa với tư tưởng tự nguyện; khoản thuế thu được không thể trông chờ
vào thiện chí hay nhiệt tình của dân chúng đối với Nhà nước. Thuế thể hiện ý
chí toàn dân chứ không riêng ai cả.
1.2.3 Tính không có đối giá trực tiếp:
Nộp thuế cho Nhà nước không giống chi tiền mua một sản phẩm hay
dịch vụ nào đó để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng riêng tư. Nộp thuế là một nghĩa
vụ không thể thoái thác và khối lượng các lợi ích mà người n
ộp thuế nhận
được từ Nhà nước không liên quan gì đến khối lượng thuế đã chi trả. Người
nộp thuế không nhận lại được lợi ích tương xứng với khoản họ đóng góp.
Khoản tiền từ thuế sẽ được Nhà nước sử dụng vào những mục tiêu chiến lược
và lâu dài, nó quay lại phục vụ cho người dân nhưng gián tiếp và rất khó nhận

thấy.
1.2.4 Thuế
được dùng vào chi tiêu công cộng:
Đặc tính này giảm nhẹ ý niệm cưỡng bức của thuế. Ngày nay, quyền lực
công cộng đã thuộc về toàn thể dân chúng, bộ máy Nhà nước do dân chúng
điều khiển nên việc nộp thuế và sử dụng tiền thu thuế cũng do dân chúng quyết
định. Ngoài một phần cung cấp cho quản lý hành chánh, đại bộ phận thuế thu
được chuyển giao lại cho người dân khi Nhà nước chi ngân sách cho văn hoá,
thông tin, thể dục thể thao,giáo dụ
c, y tế, bảo trợ xã hội cho các chương trình
nghiên cứu khoa học, chống ô nhiễm môi trường, chống tệ nạn xã hội…Ví dụ
như tổng thu trên địa bàn An Giang năm 2003 là 1.892.010 triệu đồng, trong đó
SVTH: Lý Thị Thùy Trang
6

Đánh giá hiệu quả quản lý thuế GTGT, thuế TNDN GVHD: Th.S Nguyễn Duy Nhất



thu từ thuế, phí và lệ phí là 444.000 triệu đồng, chiếm 23,47% tổng thu ngân
sách Nhà nước của tỷnh. Số tiền phục vụ chi quản lý hành chính là 100 tỷ
đồng, chi giáo dục đào tạo là 359,5 tỷ đồng, chi đầu tư phát triển 654,6 tỷ đồng,
chi y tế là 78 tỷ…Tổng chi lên đến 1.642,7 tỷ đồng, chiếm 86,82% so tổng thu.
Điều này cho thấy nguồn thu từ thuế chủ yếu phục vụ cho chi tiêu công cộng.
1.2.5 Tính vĩnh viễn:
N
ộp thuế cho Nhà nước không giống cho Nhà nước vay nên không thể
đòi lợi tức và vốn đáo hạn. Thuế được dùng vào tài trợ công chi, mà phần lớn
công chi là những khoản cấp phát, cho không. Trên ý nghĩa đó, đóng thuế cho
chính phủ là san sẻ một phần gánh nặng công chi.

Xét về bản chất, thuế là một hình thức tái phân phối thu nhập xã hội do
các doanh nghiệp và dân chúng sáng tạo hình thành nên ngân sách Nhà nước,
nhằm tài trợ các nhu cầu chi tiêu công cộng. Xét về hiện tượng thu
ế là quá
trình chuyển dịch một chiều thu nhập xã hội từ khu vực tư vào khu vực công
cộng. Như vậy nộp thuế thực chất là quá trình chuyển dịch chi tiêu tư thành chi
tiêu vì lợi ích chung.
Tái phân phối thu nhập xảy ra khi một tư nhân đóng một khoản tiền thuế
cho Nhà nước và nhận lại không tương xứng phần “lợi ích” từ công chi. Nếu tư
nhân đó nhận được “lợi ích” từ công chi tươ
ng xứng với số tiền thuế anh ta đã
nộp thì không có sự tái phân phối. Tái phân phối thu nhập xã hội gồm: tái phân
phối theo chiều dọc và tái phân phối theo chiều ngang. Tái phân phối theo
chiều dọc nhằm san sẻ thu nhập của các doanh nghiệp và cá nhân giàu; tái
phân phối chiều ngang nhằm điều hòa thu nhập của các doanh nghiệp và cá
nhân các ngành, lĩnh vực hoặc các giới khác nhau. Trên thực tế những khác
biệt giữa hai loại thuế là rất mờ nh
ạt.
Tóm lại, thuế là một đặc quyền chỉ thuộc Nhà nước và thể hiện sức
mạnh của Nhà nước trong dời sống xã hội. Nhà nước dùng thuế để tái phân
phối thu nhập xã hội và điều chỉnh kinh tế vĩ mô.
1.3 VAI TRÒ CỦA THUẾ
Nền kinh tế các nước trên thế giới hiện nay diễn ra đều có sự quản lý
của Nhà nước, mức động viên tùy từng quốc gia như
ng không ai có thể phủ
SVTH: Lý Thị Thùy Trang
7

Đánh giá hiệu quả quản lý thuế GTGT, thuế TNDN GVHD: Th.S Nguyễn Duy Nhất




nhận vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế. Và tích cực hay tiêu cực thể hiện
trội hơn thì tuỳ từng phương thức điều hành, quản lý. Thuế cũng vậy, bản thân
thuế cũng chứa đựng những mâu thuẫn nội tại; vai trò của thuế là rất to lớn, rất
quan trọng nhưng đến mức nào còn tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố. Vai trò của
thuế hiện nay vẫn t
ồn tại nhiều quan điểm, đôi khi trái ngược nhau. Nhưng nhìn
chung toàn bộ hệ thống thuế trong cơ chế thị trường có các vai trò cơ bản sau:
1.3.1 Thuế là nguồn thu chủ yếu, ổn định của ngân sách Nhà
n ước:
Thuế đóng vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế hiện nay. Thuế là
công cụ chủ yếu để tập hợp và phân phối lại tổng sản phẩm xã hội và thu nhập
quốc đân theo đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Thuế được thu
dựa trên cơ sở thu nhập xã hội nên nền kinh tế phát triển ổn định thì nguồn thu
cũng ổn định. Với cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, hệ thống thuế phải bao quát
hầu hết các hoạt động sản xuất kinh doanh, các nguồn thu nhập, mọi tiêu dùng
xã hội để đảm b
ảo thu đầy đủ và hợp lý.
Như vậy, để đảm bảo thuế là nguồn thu chủ yếu, ổn định của ngân sách
Nhà nước thì cần có chính sách, hệ thống thuế phù hợp với khả năng của nền
kinh tế, với sức đóng góp của nhân dân và giúp thực hiện mục tiêu kinh tế tăng
trưởng cao và ổn định.
 Điểm giống nhau và khác nhau giữa thuế, phí và lệ phí:
Thuế, phí và lệ
phí giống nhau ở chỗ đều là khoản thu của ngân sách
Nhà nước ; đều là một phần thu nhập của tổ chức, cá nhân đóng góp cho Nhà
nước; đều chứa đựng tính quyền lực của Nhà nước…
Ngoài ra, thuế và phí, lệ phí về mặt kinh tế còn khác nhau về mục đích
sử dụng số tiền thu được và tính hoàn trả cho người nộp: mọi khoản thuế thu

được đều tập trung vào ngân sách Nhà nước nhằm đáp
ứng nhu cầu chi tiêu
chung của Nhà nước, nguồn thu cho mọi loại thuế không gắn với một mục đích
chi nhất định. Trong khi phí, lệ phí thường gắn với một mục tiêu chi cụ thể cho
một hoạt động cụ thể của Nhà nước. Mặt khác thuế không mang tính hoàn trả
trực tiếp và ngang giá như phí, lệ phí, chỉ khi được hưởng lợi ích hay dịch vụ
công cộng mới phải nộp phí, lệ phí và khi phát sinh nhu c
ầu thì mới thu.
SVTH: Lý Thị Thùy Trang
8

Đánh giá hiệu quả quản lý thuế GTGT, thuế TNDN GVHD: Th.S Nguyễn Duy Nhất



Từ đó cho thấy, thuế là nguồn thu cơ bản của Nhà nước, các khoản thu
khác như phí, lệ phí chỉ mang tính hỗ trợ và được xem là khoản thu để giảm
chi.
1.3.2 Thuế góp phần điều chỉnh nền kinh tế:
Ngoài việc huy động cho thu ngân sách Nhà nước, thuế còn có vai trò
quan trọng trong việc điều chỉnh nền kinh tế. Thuế có ảnh hưởng trực tiếp đến
giá cả và thu nhập nên căn cứ vào t
ừng tình huống kinh tế, Nhà nước có thể sử
dụng thuế làm công cụ điều chỉnh nền kinh tế. Lúc nền kinh tế đang tăng
trưởng cao thì một chính sách tăng thuế sẽ ức chế sự phát triển ngay lập tức.
Ngược lại, trong hoàn cảnh kinh tế sa sút, sản xuất trì trệ thì việc hạ thấp thuế
sẽ có tác dụng nâng cao nhu cầu, xúc tiến phục hưng nền kinh tế. Đấ
y là
những ví dụ đơn giản về tác động của chính sách thuế đối với nền kinh tế.
Trong thực tế thì một cơ chế thuế có rất nhiều tác động đối với mọi thành phần

kinh tế. Do vậy, cần ban hành chính sách thuế trên tầm nhìn tổng quan có sự
tác động qua lại giữa các mặt kinh tế- chính trị- xã hội để Nhà nước có thể chủ
động phát huy vai trò điều hòa, thúc đẩy kinh tế phát tri
ển.
Các qui định về đối tượng, pham vi đánh thuế, thuế suất, điều kiện miễn,
giảm thuế… Xét về hiện tượng thì mang tính cưỡng chế nhưng bản chất là
nhằm điều chỉnh những quan hệ kinh tế nhất định, nhằm khuyến khích hay hạn
chế đầu tư vào ngành nghề, sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó. Bởi đơn giản là,
ng
ười nộp thuế sẽ thấy đầu tư vào đâu thì có lợi hơn.
Tóm lại, thông qua thuế Nhà nước tác động tích cực đến việc thúc đẩy
sản xuất phát triển trên cơ sở tận dụng và sử dụng hợp lý mọi nguồn nhân lực,
vật lực của đất nước trong việc điều chỉnh quan hệ cung cầu và cơ cấu kinh tế.
1.3.3 Thuế góp phần đảm b
ảo bình đẳng giữa các thành
phần kinh tế và công bằng xã hội:
Hệ thống thuế được áp dụng thống nhất giữa các ngành nghề, các thành
phần kinh tế, các tầng lớp dân cư để đảm bảo sự bình đẳng và công bằng xã
hội về quyền lợi và nghĩa vụ của mọi công dân, không có những đặc quyền,
đặc lợi bất hợp lý cho đối tượng nào.
SVTH: Lý Thị Thùy Trang
9

Đánh giá hiệu quả quản lý thuế GTGT, thuế TNDN GVHD: Th.S Nguyễn Duy Nhất



Sự bình đẳng và công bằng thể hiện thông qua chính sách động viên
giống nhau giữa các đơn vị, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế có những
điều kiện hoạt động giống nhau. Vì vậy, các tổ chức, cá nhân có điều hoạt

động, hoàn cảnh khác nhau thì sự bình đẳng, công bằng phải được xét đoán
dựa trên nhiều yếu tố chứ không chỉ dựa vào mức thuế suất hay phạm vi đánh
thuế. Cầ
n phân biệt rõ giữa công bằng xã hội và bình quân chủ nghĩa- mọi
người nộp thuế như nhau mới là công bằng thì không đúng. Ví dụ như đánh
thuế cao lên người có thu nhập cao nhưng đồng thời cần có những qui định
khác để khuyến khích họ đầu tư chất xám, đầu tư vốn, cải tiến kĩ thuật- công
nghệ để ngày càng nâng cao thu nhập thì đã là công bằng.
Bình đẳng, công bằng xã hội không chỉ
là đạo lý, lý thuyết mà phải được
biểu hiện bằng Luật pháp, chế độ, qui định rõ ràng của Nhà nước để buộc mọi
người phải tuân theo, điển hình là thuế. Công bằng còn thể hiện ở việc Nhà
nước có những biện pháp chống thất thu hiệu quả; chế độ miễn, giảm thuế hợp
lý; kiểm tra xử lý nghiêm minh những vụ vi phạm; khắc phục tình trạng cửa
quyền, móc ngoặc, tham ô… của cán bộ thuế;...
1.4 MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT THUẾ GIÁ TRỊ GIA
TĂNG, THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP:
1.4.1 Hệ thống thuế ở Việt Nam hiện nay:
Từ giữa những năm 80, cùng với công cuộc mở của và đổi mới nền kinh
tế, hệ thống thuế Việt Nam đã được nghiên cứu và đến năm 1990- một hệ
thống thuế được hình thành bao gồm chính sách thuế và hệ thống quản lý thuế.
Giai đoạn này đã có được một hệ thống thuế tương đối hoàn chỉnh. Đến nay,
hệ thống pháp luật về thuế đã được hoàn thiện hơn, gồm các luật thuế chủ yếu
như: luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; luật thuế giá trị gia tăng; luật thuế

tiêu thụ đặc biệt; luật thuế thu nhập doanh nghệp; luật thuế thu nhập đối với
người có thu nhập cao; luật thuế tài nguyên; thuế nhà đất; thuế chuyển quyền
sử dụng đất; thuế sử dụng đất nông nghiệp; một số hình thức thu phí và lệ phí.
 Phân theo góc độ người nộp thuế thì có thể chia thuế làm 2 loại:
thuế trực thu và thuế gián thu:

SVTH: Lý Thị Thùy Trang
10

Đánh giá hiệu quả quản lý thuế GTGT, thuế TNDN GVHD: Th.S Nguyễn Duy Nhất



Thuế trực thu là loại thuế thu trực tiếp trên thu nhập của người nộp thuế.
Thuế trực thu có bản chất kinh tế là người nộp thuế đồng thời là người chịu
thuế, thường là thuế thu nhập, thuế tài sản…Thuế trực thu có những ưu điểm
như: động viên thu nhập của từng tổ chức, cá nhân có thu nhập nên đảm bảo
được công bằng xã hội, ng
ười có thu nhập cao thì nộp nhiều và ngược lại. Mặt
khác, thuế trực thu cũng có những tồn tại như: tính toán phức tạp; dễ bị phản
ứng tiêu cực từ phía người nộp; diện quản lý thu thuế rộng nên thường tốn
nhiều công sức nhưng hiệu quả thấp…
Thuế gián thu là loại thuế Nhà nước thu vào người tiêu dùng nhưng
không trực tiếp vào thu nhập của người tiêu dùng mà thu giá tiếp qua ngườ
i
bán hàng hóa, dịch vụ. Bản chất kinh tế của thuế gian thu là người nộp thuế
không phải là người chịu thuế mà người chịu thuế là người tiêu dùng hàng hóa,
dịch vụ. Thuế gián thu thường là thuế giá trị gia tăng, thuế nhập khẩu, thuế tiêu
thụ đặc biệt…Thuế gián thu có những ưu điểm như: nghiệp vụ tính thuế và thu
thuế đơn giản; người tiêu dùng khó nhận biết là mình nộ
p thuế nên ít phản ứng
hơn. Trái lại, thuế gián thu có nhược điiểm là tính lũy thoái của nó. Vì thuế gián
thu đánh như nhau trên cùng một loại hàng hóa và số lượng như nhau thì chịu
thuế như nhau, nhưng thực chất tỷ lệ động viên thuế gián thu so với thu nhập
thì người giàu chịu thấp hơn người nghèo, người có thu nhập càng cao thì tỷ lệ
nộp thuế gián thu trên thu nhập càng thấp.

Chính vì vậy, để động viên thu
ế từ tất cả mọi người trong xã hội, người
ta sử dụng thuế gián thu cùng với thuế trực thu hợp thành hệ thống thuế thống
nhất, trong đó các loại thuế vùa thực hiện nhiệm vụ chính của mình vừa hỗ trợ
nhau để phát huy tác dụng đồng bộ của cả hệ thống thuế.
 Một số loại thuế điển hình và tác dụng của chúng:
Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao có tác dụng góp phần thực
hiện công bằng xã hội; điều tiết một phần thu nhập từ người có thu nhập cao
sang người có thu thấp hoặc không có thu nhập thông qua các công tác an sinh
xã hội.
SVTH: Lý Thị Thùy Trang
11

Đánh giá hiệu quả quản lý thuế GTGT, thuế TNDN GVHD: Th.S Nguyễn Duy Nhất



Thuế tiêu thụ đặc biệt có tác dụng là nguồn thu quan trọng của ngân
sách; là công cụ để Nhà nước hướng dẫn sản xuất, tiêu dùng của xã hội theo
hướng có hiệu quả; hạn chế, tiết kiệm đối với những hàng hóa xa xỉ…
Thuế tài nguyên có tác dụng góp phần bảo vệ, khai thác, sử dụng tài
nguyên theo hướng tiết kiệm, hợp lý, có hiệu quả; góp phần bảo vệ môi trường
và bảo vệ tài nguyên quố
c gia; dùng nguồn thu này để thực hiện các biệp pháp
bảo vệ và tái tạo tài nguyên thiên nhiên.
1.4.2 Thuế giá trị gia tăng:
Thuế giá trị gia tăng có hiệu lực hiện nay ở Việt Nam thay cho Thuế
doanh thu trước đây. Nước ta áp dụng thuế giá trị gia tăng đặt căn bản trên
hóa đơn. Có ý kiến cho rằng thuế giá trị gia tăng nên được coi là một phương
pháp đánh thuế mới hơn là một sắc thuế độ

c lập, bởi vì theo giáo sư Mel Kraus
của trường đại học Amsterdam và Petet O’Brien, nhà kinh tế học tại Geneva
thì:” Khái niệm thuế giá trị gia tăng có liên quan đến phương pháp hành thu chứ
không liên hệ đến một thứ thuế riêng biệt thuộc một nhóm đặc biệt hay một
hoạt động kinh tế đặc biệt theo như nhiều người vẫn tưởng…Về bản chất,thuế
giá trị gia tăng không phải là một thứ thu
ế đánh trên chi phí tiêu thụ mà cũng
không phải là một thứ thuế đánh trên lợi tức xuất phát từ các yếu tố sản xuất,
nó vốn là một cách thức đánh thuế trên căn bản từng cái một, từng giai đoạn
một nhằm tránh cách đánh thuế hai lần”.
Vậy, “thuế giá trị gia tăng là một loại thuế gián thu tính trên khoản
giá trị tăng thêm của hàng hóa dịch vụ phát sinh trong quá trình từ
sản
xuất, lưu thông đến tiêu dùng”.
Thực chất đó là một loại thuế doanh thu đánh vào mỗi giai đoạn sản xuất
lưu thông hàng hóa kể từ khi còn là nguyên liệu thô sơ cho đến thành phẩm và
cuối cùng là cho đến giai đoạn tiêu dùng. Chính vì vậy mà có người gọi đó là
thuế doanh thu có khấu trừ số thuế đã nộp ở giai đoạn trước.Thuế giá trị gia
tăng được phép tính cộ
ng vào giá bán hàng hóa, dịch vụ và do người tiêu dùng
gánh chịu.

SVTH: Lý Thị Thùy Trang
12

Đánh giá hiệu quả quản lý thuế GTGT, thuế TNDN GVHD: Th.S Nguyễn Duy Nhất



 Đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng là tổ chức, cá nhân sản

xuất, kinh doanh hàng hóa dịch vụ chịu thuế (gọi chung là cơ sở kinh doanh) và
tổ chức, cá nhân khác nhập khẩu hàng hóa chịu thuế (gọi chung là người nhập
khẩu).
 Đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng: là hàng hóa, dịch vụ dùng
cho sản xuất kinh doanh và tiêu dùng.
 Căn cứ tính thuế giá trị gia tăng là giá tính thuế và thuế suất
Giá tính thu
ế được xác định dựa trên đặc điểm, tính chất, hay phương
thức bán hàng… của hàng hóa, dịch vụ. Các qui định đưa ra được dựa sát
vào thực tế kinh doanh của từng ngành, nghề cụ thể nên đảm bảo công bằng,
hợp lý đối với từng loại hàng hóa, dịch vụ cụ thể.
Thuế suất hiện nay có các mức khác nhau, mức thuế suất thấp hay cao
tuỳ vào mức khuyến khích của Nhà n
ước đối với những ngành, nghề, loại
hàng hóa, dịch vụ khác nhau nhiều hay ít. Diển hình như đối với hàng xuất
khẩu, mức thuế suất hiện nay là 0% do Nhà nước đặc biệt khuyến khích xuất
khẩu bởi nguồn thu từ xuất khẩu đóng góp rất lớn cho tổng thu nhập quốc dân,
cho sự phát triển kinh tế của đất nước.
 Phương pháp tính thuế:
Thuế giá trị gia tăng mà các c
ơ sở kinh doanh phải nộp được tính theo 2
phương pháp: phương pháp khấu trừ thuế và phương pháp trực tiếp trên giá trị
gia tăng. Sở dĩ cần có 2 phương pháp là vì có những cá nhân, tổ chức kinh
doanh chưa thực hiện đầy đủ các điều kiện về kế toán, hóa đơn, chứng từ để
làm căn cứ xác định thuế giá trị gia tăng đầu ra và thuế giá trị gia tăng đầu vào
để tính theo ph
ương pháp khấu trừ.
♦ Phương pháp khấu trừ thuế:
Theo phương pháp này, số thuế giá trị gia tăng phải nộp được xác định
bằng thuế giá trị gia tăng đầu ra trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào. Thuế giá trị

gia tăng đầu vào được xác định căn cứ vào hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ
để kinh doanh của cơ sở kinh doanh. Còn thuế giá trị gia tăng đầu ra thì
dựa trên hóa đơn bán hàng.

SVTH: Lý Thị Thùy Trang
13

Đánh giá hiệu quả quản lý thuế GTGT, thuế TNDN GVHD: Th.S Nguyễn Duy Nhất




Số thuế phải nộp= Thuế giá trị gia tăng đầu ra –
Thuế giá trị gia tăng đầu vào



Thuế giá trị gia tăng đầu ra=
Giá tính thuế hàng hóa dịch vụ bán ra x Thuế suất



Thuế giá trị gia tăng đầu vào
= Tổng số thuế giá trị gia tăng đã thanh toán được
ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng mua hàng hóa,
dịch vụ hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng
hàng hóa nhập khẩu





♦ Phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng:
Theo phương trực tiếp trên giá trị gia tăng thì số thuế giá trị gia tăng phải
nộp được xác định bằng giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ bán ra nhân với
thuế suất thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ đó. Để tính được số thuế
phải nộp theo phương pháp này thì phải tính được giá trị gia tă
ng của hàng
hóa, dịch vụ bán ra. Giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ bán ra xác định dựa
trên doanh thu và chi phí. Chúng được xác định như sau:

Số thuế phải nộp= Giá trị gia tăng hàng hóa, dịch
vụ x Thuế suất thuế giá trị gia tăng




Giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ
= Giá thanh toán hàng - Giá thanh toán của
hóa dịch vụ, bán ra hàng hóa, dịch vụ
mua vào tương ứng


 Các cơ sở kinh doanh phải tuân thủ các điều luật về đăng ký nộp
thuế, kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế như:
Đăng ký nộp thuế giá trị gia tăng với cơ quan thuế trực tiếp quản lý theo
hướng dẫn của cơ quan thuế.
Kê khai thuế giá trị gia tăng từng tháng và nộp tờ khai thuế cho cơ quan
thuế trong 10 ngày đầu của tháng tiếp theo.
SVTH: Lý Thị Thùy Trang
14


Đánh giá hiệu quả quản lý thuế GTGT, thuế TNDN GVHD: Th.S Nguyễn Duy Nhất



Nộp thuế đầy đủ đúng quy định vào ngân sách Nhà nước. Thời hạn nộp
thuế chậm nhất là ngày 25 của tháng tiếp theo.
Thực hiện quyết toán thuế hàng năm với cơ quan thuế. Năm quyết toán
thuế được tính theo năm dương lịch.
 Ưu điểm của thuế giá trị gia tăng :
Tuy còn nhiều tranh cãi nhưng không một ai có thể phủ nhận tính tích
cực của thuế giá trị gia tăng đối với toàn bộ nền kinh tế nói chung và từng
doanh nghiệp nói riêng. Một số ưu điểm của thuế giá trị gia tăng như: tính trung
lập của thuế đối với qui trình sản xuất, kinh doanh khác nhau thông qua việc
xoá bỏ các vấn đề thuế đánh chồng thuế.
Thuế giá trị gia tăng ít mang phản
ứng nặng nề về phía người chịu thuế
lẫn người nộp thuế, bởi đánh thuế theo phương pháp này, dưới hình thức một
loại thuế gián thu mà người nộp thuế không phải chịu thuế được đánh giá là
cách đánh thuế khôn ngoan, tiện lợi; thuế giá trị gia tăng dễ hành thu vì gánh
nặng của thuế được chuyển qua từng công đoạn để cuối cùng qui vào người
tiêu thụ s
ản phẩm; sự đơn giản trong công tác quản lý thu thuế; thuế giá trị gia
tăng là loại thuế trung tính đối với độ dài ngắn của qui trình sản xuất và phân
phối, nhưng lại không trung tính về mặt kinh tế do đó tác động tích cực đối với
sự phát triển kinh tế; thuế giá trị gia tăng được chấp nhận tương đối dễ dàng và
ít có trường hợp gian lận, ngoại trừ khu vực có qui mô nhỏ
và khu vực cung
ứng dịch vụ, khu vực có nhiều hoạt động ngầm không khai báo.


Tác dụng:
Thuế giá trị gia tăng có những tác dụng cơ bản như: không thu trùng
như thuế doanh thu, bảo hộ hàng hóa sản xuất trong nước, kích thích xuất
khẩu (thuế xuất 0%), không phải là một khoản chi phí (ngoại trừ các trường
hợp nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ theo phương pháp trực tiếp) do đó khôn
ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
1.4.3 Thuế thu nhập doanh nghiệp:
Thuế thu nhập doanh nghiệp được ban hành nhằm đảm bảo bao quát và
điều tiết được tất cả các khoản thu nhập đã, đang và sẽ phát sinh của các cơ
sở kinh doanh hoạt động trong nền kinh tế thị trường. Thuế thu nhập doanh
SVTH: Lý Thị Thùy Trang
15

Đánh giá hiệu quả quản lý thuế GTGT, thuế TNDN GVHD: Th.S Nguyễn Duy Nhất



nghiệp còn nhằm khuyến khích các nhà đầu tư đầu tư vào Việt Nam, khuyến
khích các tổ chức, cá nhân sản xuất trong nước bỏ vốn đầu tư phát triển sản
xuất kinh doanh. Mặt khác, thuế thu nhập doanh nghiệp tạo điều kiện cạnh
tranh lành mạnh giữa các thành phần kinh tế, giữa doanh nghiệp trong nước và
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế trự
c thu đánh vào thu
nhập của các hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.
 Đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là các tổ chức, cá
nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập đều phải nộp thuế
thu nhập doanh nghiệp.
 Đối tượng chịu thuế thu nhập doanh nghiệp: thu nhập từ hoạt
động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và thu nhập khác.

Tổ chức cá nhân sản xu
ất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ bao gồm:
doanh nghiệp Nhà nước; công ty trách nhiệm hữu hạn; công ty cổ phần; doanh
nghiệp có vốn dầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp đồng, hợp
tác kinh doanh theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; doanh nghiệp tư
nhân; hợp tác xã; tổ hợp tác; tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức
chính trị- xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội- ngh
ề nghiệp, đơn vị vũ trang
nhân dân; cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp có sản xuất, kinh doanh hàng
hóa, dịch vụ.
 Căn cứ tính thuế là thu nhập chịu và thuế suất:
Thu nhập chịu thuế bao gồm: thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh
doanh hàng hóa, dịch vụ và thu nhập khác, kể cả thu nhập thu được từ hoạt
động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ ở nước ngoài.
Xác
định thu nhập chịu thuế:

Thu nhập chịu thuế
trong kỳ tính thuế
=
Doanh thu để tính thu
nhập chịu thuế trong
kỳ tính thuế
-
Chi phí hợp lý
trong kỳ tính
thuế
+
Thu nhập chịu
thuế khác trong

kỳ tính thuế


SVTH: Lý Thị Thùy Trang
16

Đánh giá hiệu quả quản lý thuế GTGT, thuế TNDN GVHD: Th.S Nguyễn Duy Nhất



Trong đó:
Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia
công, tiền cung ứng dịch vụ, kể cả trợ giá, phụ thu, phụ trội mà cơ sở kinh
doanh được hưởng.
Chi phí hợp lý là các chi phí là các chi phí có liên quan đến sản xuất kinh
doanh và tiêu thụ hàng hóa dịch vụ được pháp luật thừa nhận.
Thu nhập chịu thuế khác bao gồm: thu nhập từ chênh lệch mua, bán
chứng khoán, quyền sở hữu, quyền s
ử dụng tài sản; thu nhập từ chuyển quyền
sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất; lãi từ chuyển nhượng, cho thuê, thanh lý
tài sản, tiền gửi, cho vay vốn, bán ngoại tệ; kết dư cuối năm các khoản dự
phòng; thu các khoản nợ khó đòi đã xử lý, xoá sổ nay đòi được; thu các khoản
nợ phải trả không xác định được chủ; các khoản thu nhập từ kinh doanh của
những n
ăm trước bị bỏ sót mới phát hiện ra và các khoản thu nhập khác.

Cơ sở kinh doanh có những trách nhiệm như:
Đăng ký thuế thu nhập doanh nghiệp cùng với việc đăng ký thuế giá trị
gia tăng .
Kê khai thuế: Hàng năm, cơ sở kinh doanh căn cứ vào kết quả sản xuất,

kinh doanh hàng hóa, dịch vụ của năm trước và khả năng của năm tiếp theo tự
kê khai doanh thu, chi phí, thu nhập chịu thuế, số thuế phải nộp cả năm, có chia
ra từng quý theo mẫu của cơ quan thuế và nộp cho cơ
quan thuế trực tiếp quản
lý chậm nhất là ngày 25 tháng1; nếu tình hình sản xuất, kinh doanh trong năm
có sự thay đổi lớn thì cơ sở kinh doanh phải báo cáo cơ quan thuế trực tiếp
quản lý để điều chỉnh số thuế tạm nộp cả năm và từng quý. Trong trường hợp
cơ quan thuế kiểm tra phát hiện việc kê khai thuế của cơ sở kinh doanh chưa
phù hợp thì có quyền ấn đị
nh số thuế tạm nộp cả năm và từng quý.
Nộp thuế: cơ sở kinh doanh tạm nộp số thuế hàng quý theo bảng tự kê
khai hoặc theo số thuế cơ quan thuế ấn định đầy đủ, đúng hạn vào ngân sách
Nhà nước. Thời hạn nộp thuế hàng quý chậm nhất là ngày cuối quý.
Quyết toán thuế hàng năm với cơ quan thuế.

SVTH: Lý Thị Thùy Trang
17

Đánh giá hiệu quả quản lý thuế GTGT, thuế TNDN GVHD: Th.S Nguyễn Duy Nhất



Tác dụng của thuế thu nhập doanh nghiệp:
Thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng rộng rãi đối các cơ sở sản xuất
kinh doanh. Trong sự phát triển của nền kinh tế, tích lũy của các đơn vị kinh tế
ngày càng tăng lên sẽ là cơ sở tăng thu thuế thu nhập doanh nghiệp cho Nhà
nước. Và góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển theo hướng có lợi
cho nền kinh tế. Điều này thể hiện qua việc thiết kế thuế suất chung cho các
ngành ngh
ề và thực hiện miễn, giảm thuế khuyến khích tái đầu tư vào sản xuất.

Đồng thời, đảm bảo phân phối công bằng, hợp lí giữa các cơ sở kinh doanh kết
hợp hài hòa các lợi ích kinh tế, từ đó tạo động lực phát triển sản xuất.
Thuế thu nhập doanh nghiệp là khoản thuế trực thu liên quan trực tiếp
đến lợi nhuận, nguồn vốn tích lũy của các doanh nghiệp. Mộ
t chính sách thu
quá cao sẽ ảnh hưởng đến sự mở rộng đầu tư sản xuất của doanh nghiệp. Mặt
khác, do yêu cầu phải xác định những chi phí hợp lý một cách chính xác để tính
thu nhập chịu thuế nên về mặt nghiệp vụ quản lý đối với loại thuế này rất phức
tạp nếu bộ máy quản lý không hoàn chỉnh. Vì vậy, cùng với sự phát triển kinh tế
tạo điề
u kiện cho doanh nghiệp tăng cường đầu tư, mở rộng phát triển sản xuất
và thúc đẩy hạch toán kinh doanh. Thuế thu nhập doanh nghiệp đã được hoàn
thiện theo hướng đơn giản hóa bằng việc áp dụng một mức thuế suất thống
nhất cho ngành, thiết lập một qui chế rõ ràng về việc xác định thu nhập chịu
thuế, nhất là xác định các khoản chi phí hợp lý, hợp lệ. Các trường h
ợp miễn,
giảm thuế ngày càng được sửa đổi, hoàn thiện.









SVTH: Lý Thị Thùy Trang
18

Đánh giá hiệu quả quản lý thuế GTGT, thuế TNDN GVHD: Th.S Nguyễn Duy Nhất




CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CHI CỤC THUẾ HUYỆN
TÂN CHÂU
2.1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ- XÃ HỘI TỈNH AN GIANG:
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên và hành chính:
An Giang là vùng đất mới và còn rất trẻ so với các vùng khác của đất
nước. An Giang nằm ở vùng Tây Nam Bộ, thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, là
tỷnh biên giới có nhiều dân tộc và tôn giáo. Ngoài ra, An Giang còn nằm ở hạ
lưu lưu vực sông Mê Kông nên bị ảnh hưởng nhiều bởi lũ lụt, sụt lở bờ sông…
Tỷnh An Giang có thành phố Long Xuyên, thị
xã Châu Đốc, 9 huyện và
140 đơn vị hành chính cơ sở (118 xã,11 phường, 11 thị trấn).
2.1.2 Tình hình kinh tế- xã hội những năm vừa qua:
Bảng 1: Tốc độ tăng trưởng GDP tỷnh An Giang qua 3 năm
ĐVT: %
Năm 2001 2002 2003
Tốc độ tăng trưởng GDP (%)
4,52 10,54 9,13
Khu vực nông nghiệp (%)
-0,51 10,33 2,75
Khu vực công nghiệp-xây dựng (%)
11,65 10,84 12,77
Khu vực dịch vụ (%)
7,04 10,63 13,58
Nguồn: Phòng Thống kê huyện Tân Châu
Năm 2002, tỷnh An Giang đứng trước thách thức vô cùng khó khăn là
GDP năm 2001 có tốc độ tăng trưởng thấp nhất trong 12 năm qua, chỉ đạt
4,52%. Trong đó khu vực nông nghiệp là thế mạnh to lớn của tỷnh lại tăng

trưởng âm do lũ tăng cao đột ngột và kéo dài, thêm vào đó lại gặp khó khăn
cho đầu ra của con cá.
Trước những thách thức này, tỷnh ủy vẫn tích cực, ch
ủ động cùng sự
lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của cấp ủy, chính quyền các cấp và sự nỗ lực, quyết
tâm của nhân dân vượt qua thử thách đã đạt được những thành quả đáng tự
hào là GDP tăng trưởng 10,54%, đạt mức cao nhất trong 6 năm qua, kể từ năm
1996, đã phục hồi một cách tuyệt vời nền kinh tế tỷnh giảm sút liên tiếp trong 4
năm qua, nh
ất là năm 2001.
SVTH: Lý Thị Thùy Trang
19

Đánh giá hiệu quả quản lý thuế GTGT, thuế TNDN GVHD: Th.S Nguyễn Duy Nhất



Đến năm 2003, tăng trưởng tiếp tục đạt 9,13% với tổng sản phẩm trong
tỷnh (GDP) đạt 13.190.244 triệu đồng (theo giá hiện hành), vượt so với chỉ tiêu
8,5% Đạt được sự tăng trưởng cao khi đứng trước hàng loạt những khó khăn
là nhờ sự nỗ lực phấn đấu của toàn tỷnh ra sức khắc phục bất lợi, tập trung
khai thác thế mạnh tỷnh nhà đem lại thành qu
ả vô cùng to lớn.
 Cụ thể đối với từng khu vực trong năm 2003 như sau:
 Khu vực nông nghiệp chiếm tỷ trọng 37,65% với các ngành chủ lực đều
tăng cao, nhất là 2 ngành mũi nhọn lúa và cá. Mặc dù năm 2003 ngành thủy
sản An Giang gặp rất nhiều khó khăn do vụ kiện bán phá giá cá da trơn từ
phía Mỹ từ đó Mỹ áp đặt mức thuế suất cao, đặt ra trước mắt những khó
khăn còn to lớn hơn nhưng con cá vẫn tìm được đầu ra nhờ quay lại thị
trường nội địa và chủ động tìm kiếm thị trường mới trên thế giới.

 Khu vực công nghiệp- xây dựng chiếm tỷ trọng 12,73%, sản xuất công
nghiệp năm nay ổn định và đạt mức tăng trưởng khá 14,52%. Đây là tốc độ
tăng trưởng cao nhất trong 10 năm qua. Nhờ sự tăng trưở
ng khu vực nông
nghiệp kích thích, tạo điều kiện cho khu vực công nghiệp- xây dựng tăng
trưởng theo nhờ giá lúa cao làm tăng sức mua của nhân dân làm cho thị
trường nội địa sôi động, sản xuất phát triển.
 Khu vực dịch vụ chiếm tỷ trọng 49,62%, xấp xỉ 50%. Hoạt động kinh doanh
năm 2003 tiếp tục phát triển, nổi bật là hoạt động xuất khẩu đạt tốc độ tăng
24,21% so cùng kỳ, đạt kim ngạch 183 triệu USD. Xuất khẩu gạo thuận lợi,
nông dân có lợi nhuận, tác động tích cực đến sản xuất, mức lưu chuyển
hàng hóa, dịch vụ tăng 15,64% so cùng kỳ.
Một yếu tố không kém phần quan trọng thúc đẩy sản xuất phát triển là
vốn. Ngân hàng và các tổ chức tín dụng đã hoàn thành xuất sắc vai trò của
mình trong việc cung vốn đúng nơi, đúng lúc.
Ngoài ra, tỷnh còn đạt
được những chỉ tiêu chủ yếu trong năm 2003
như:
Thu ngân sách trên địa bàn tỷnh đạt 1.080.000 triệu đồng, tăng 17% so 2002,
trong đó thu thuế ngoài quốc doanh đạt 250.000 triệu đồng tăng 27,92% so
cùng kỳ. Đây là năm đầu tiên thu ngân sách trên địa bàn đạt trên 1000 tỷ đồng.
SVTH: Lý Thị Thùy Trang
20

Đánh giá hiệu quả quản lý thuế GTGT, thuế TNDN GVHD: Th.S Nguyễn Duy Nhất



Đồng thời, GDP bình quân đầu người đạt 6,147 triệu đồng, tăng 14,65% so
2002, tăng 2,74% so kế hoạch.Giải quyết việc làm cho 25.000 lao động, tỷ lệ hộ

nghèo chỉ còn 5,2% và kế hoạch 2004 chỉ còn 4,2%.
Các lĩnh vực văn hóa- xã hội cũng có những bước tiến đáng ghi nhận và
đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao về mọi mặt.
Tóm lại, tuy vẫn còn đó những thách thức, nguy cơ nhưng sự phát triển
trong những n
ăm vừa qua đã tạo một nền tảng vững chắc và tín hiệu tốt cho
một tương lai phát triển ổn định, bền vững của tỷnh. Đồng thời cần tìm ra giải
pháp phát huy tiềm năng vô cùng to lớn về nhân lực, vật lực chưa được khai
thác tốt của tỷnh ta.
2.2 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI HUYỆN TÂN
CHÂU TỈNH AN GIANG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN:
2.2.1 Đặc điể
m tự nhiên và hành chính:
Tân Châu là huyện đầu nguồn, thường gánh chịu những đợt lũ sớm đổ
về. Huyện Tân Châu cách trung tâm tỷnh An Giang khoảng 40 km về hướng
Đông- Nam. Tân Châu có phía Bắc giáp biên giới Campuchia, phía Đông giáp
sông Tiền, phía Nam giáp huyện Phú Tân, phía Tây giáp sông Hậu và huyện
An Phú. Vì vậy, Tân Châu từ xưa đến nay vẫn giữ vị trí quốc phòng quan trọng.
Huyện lại có địa hình thấp nên vào mùa lũ từ khoảng tháng 7 đến tháng 9
thường chịu nhiều thiệt hại v
ề của cải, vật chất ảnh hưởng nặng nề đến sự
phát triển công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn. Ngược lại, cũng do lũ
đất đai được bù đắp lượng phù sa màu mỡ và dòng nước sông Tiền cũng
mang đến nguồn thuỷ lợi dồi dào.
Tiền thân huyện Tân Châu là huyện Phú Châu, sau tách thành huyện
Tân Châu và huyện An Phú. Tân Châu có một thị trấn và 9 xã gồm: thị trấn Tân
Châu, xã Vĩnh Hoà, xã Phú Lộc, xã V
ĩnh Xương, xã Tân An, xã Long An, xã
Châu Phong, xã Lê Chánh, xã Phú Vĩnh, xã Long Phú.
Huyện Tân Châu có tổng diện tích tự nhiên là 16.110 ha. Dân số toàn

huyện đạt 159.068 người trong đó số người trong độ tuổi lao động là 94.343
người, nữ chiềm tỷ lệ 51,44%. Mật độ dân cư là 1.013 người/ km
2

SVTH: Lý Thị Thùy Trang
21

Đánh giá hiệu quả quản lý thuế GTGT, thuế TNDN GVHD: Th.S Nguyễn Duy Nhất



Do vậy, huyện có dân cư đông đúc và chủ yếu sống bằng nghề nông và
thương mại- dịch vụ.
2.2.2 Tình hình kinh tế- xã hội và định hướng phát triển:
Phát huy thành tích đạt được năm 2002, cùng với sự quan tâm của trung
ương, của tỷnh đầu tư cơ sở hạ tầng và phúc lợi xã hội đã tạo điều kiện cho
nền kinh tế huyện Tân Châu năm 2003 đạt tốc độ tăng trưởng là 10,6%. Năng
lực và trình độ các ngành kinh tế đã được nâng lên, các chính sách và cơ chế
mới được hoàn thiện có tác động tích cực trong việc huy động nguồn nhân lực
cho đầu tư phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện, văn hóa- xã hội có
nhiều tiến bộ, tình hình an ninh, trật tự ổn định.
Những kết quả chủ yếu trong năm 2003 như:
Tổng sản phẩm gia tăng (VA-GDP) đạ
t 902.681 triệu đồng, tăng 10,6%.
Nâng GDP bình quân đầu người từ 5,120 triệu đồng lên 5,695 triệu đồng.Tổng
thu ngân sách Nhà nước đạt 70.233 triệu đồng, tăng 16,81% so cùng kỳ; trong
đó thu từ kinh tế địa bàn đạt 47.662 triệu đồng, tăng 32,08% so cùng kỳ. Tỷ lệ
hộ nghèo giảm chỉ còn 4,81%. Số người được giải quyết việc làm là 3.474.
Qua 3 năm, từ 2001 đến nay tốc độ tăng trưởng đều và ổn định, lần
lượt là 10,4%, 10,8%,10,6%. Đồng thời, thu ngân sách mỗi năm đều đạt kế

hoạch so với dự toán tỷnh, dự toán pháp lệnh và thường tăng so với cùng kì.
Để đạt những kết quả trên thì có sự đóng góp của các khu vực kinh tế của
huyện trong năm 2003 là:
SVTH: Lý Thị Thùy Trang
22

Đánh giá hiệu quả quản lý thuế GTGT, thuế TNDN GVHD: Th.S Nguyễn Duy Nhất



Bảng 2: Tốc độ tăng trưởng GDP và cơ cấu kinh tế huyện Tân Châu
năm 2003:
ĐVT: %

Tốc độ tăng trưởng (%) Cơ cấu kinh tế (%)

10,6 100
Khu vực nông nghiệp
4,36 33,07
Khu vực công
nghiệp- xây dựng
13,78 20,77
Khu vực dịch vụ
14,03 46,16
Nguồn: Phòng Thống Kê huyện Tân Châu
Khu vực nông nghiệp do có sản xuất lúa vụ 3 nên sản lượng cả năm
tăng 3,47% so với năm 2002. Từ đó làm tốc độ tăng trưởng khu vực nông
nghiệp tăng 4,36%. Đây là năm đầu tiên huyện uỷ- Uỷ ban nhân dân huyện chủ
trương sản xuất lúa vụ 3 trên diện rộng toàn huyện, nhằm đẩy mạnh chuyển
dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệ

p, tăng thu nhập cho nông dân. Đối với khu
vực này, huyện chủ trương thực hiện các giải pháp thiết thực để nâng cao hiệu
quả sản xuất như: tiếp tục tăng sản xuất lúa vụ 3; nâng cao chất lượng sản
phẩm gắn với nhu cầu thị trường và hướng tới xuất khẩu quy hoạch vùng sản
xuất lúa chất lượng cao; củng cố mạng lưới nhân giống; t
ăng cường công tác
khuyến nông đưa nhanh ứng dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất góp phần
nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành; tạo điều kiện thuận lợi cho nông
dân vay vốn; hoàn chỉnh hệ thống thủy nông nội đồng…
Trong ba năm qua thì tỷ trọng khu vực nông nghiệp có xu hướng giảm vì
đây là khu vực có tốc độ tăng trưởng thấp nhất. Tuy nhiên, với đa số dân cư

sống bằng nghề nông và đa số diện tích của huyện là đất canh tác nên tỷ trọng
khu vực này cũng chiếm tương đối cao là 33,07%.
Khu vực công nghiệp- xây dựng tăng trưởng 13,78% đạt mục tiêu kinh
tế đề ra. Do đẩy mạnh chương trình khuyến công giải ngân kịp thời cho các cơ
sở, đặc biệt là bộ phận xây dựng khá cao nhờ đẩy nhanh tiến độ xây dựng cụm
tuyến dân cư, các công trình công c
ộng, cơ sở sản xuất và hộ dân xây dựng
nhà ngày một tăng. Các mục tiêu được đưa ra đối với khu vực là: đạt tốc độ
SVTH: Lý Thị Thùy Trang
23

Đánh giá hiệu quả quản lý thuế GTGT, thuế TNDN GVHD: Th.S Nguyễn Duy Nhất



tăng trưởng 14,50% trong năm 2004; tập trung phát triển ngành nghề thuộc thế
mạnh địa phương, thu hút nhiều lao động; phát triển công nghiệp- tiểu thủ công
nghiệp gắn bó với phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp

hóa- hiện đại hóa; đẩy nhanh tiến độ qui hoạch cụm công nghiệp, tạo tiền đề
kêu gọi đầu tư; khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng sản xuất…
Với những nền tảng đã tạo dựng, cùng với tốc độ tăng trưởng cao trong
các năm qua thì mục tiêu đặt ra là hoàn toàn có khả năng đạt được. Từ đó tạo
điều kiện và môi trường thông thoáng cho các doanh nghiệp hoạt động kinh
doanh.
Khu vực thương mại- dịch vụ tăng trưởng khá cao, đạt 14,03%. Những
hoạt động chủ yếu của khu vực này đều tăng cao: bộ phận th
ương nghiệp,
khách sạn, nhà hàng tăng từ 16- 17%. Đây là khu vực chiếm tỷ trọng cao nhất
đạt 46,16% và tăng mạnh trong những năm qua. Khu vực này chiếm vị trí chủ
đạo và là thế mạnh của huyện nhờ vị thế giao thông thủy bộ, kết hợp quan hệ
giao lưu với nước bạn thông qua cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xương. Để ngày càng
khẳng định vị thế thì mục tiêu
đặt ra cho năm 2004 là: tốc độ tăng trưỏng đạt
15,07%; phát triển đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, đẩy mạnh khai thác thị
trường nội địa, mở rộng thị trường bên ngoài nhất là Campuchia; nâng cao chất
lượng các hoạt động dịch vụ, bưu chính viễn thông, tín dụng, ngân
hàng…Những giải pháp được đưa ra để phát huy tiềm lực sẵn có cho sự phát
triển là: phát triển mạnh thị trường nội
địa, mở rộng mạng lưới tiêu thụ sản
phẩm dịch vụ ở nông thôn; đẩy mạnh xúc tiến thương mại thông qua các hội
chợ; phát triển du lịch làng Chăm Châu Phong, lập qui hoạch khu du lịch núi
Nổi; gọi vốn đầu tư xây dựng siêu thị Tân Châu; nghiên cứu xây dựng một số
chợ đầu mối chuyên ngành như chợ nông sản, thủy sản, gia súc, rau quả; tăng
cường công tác quản lý thị tr
ường góp phần ổn định thị trường và phát triển
lành mạnh…
Dựa vào những kết quả đạt được trong những năm qua Ủy ban nhân
dân huyện đặt ra những mục tiêu và giải pháp cụ thể đối với từng khu vực kinh

tế để định hướng cho sự phát triển kinh tế xã hội của huyện sao cho đúng
hướng và phát huy tối đa nguồn lực sẵn có, tạo đà cho sự phát tri
ển ổn định và
SVTH: Lý Thị Thùy Trang
24

Đánh giá hiệu quả quản lý thuế GTGT, thuế TNDN GVHD: Th.S Nguyễn Duy Nhất



bền vững về sau. Các mục tiêu được đưa ra là mục tiêu lâu dài và các giải
pháp là chiến lược, thiết thực nhưng đạt được kế hoạch đề ra là nhiệm vụ
không dễ dàng cho các thành phần kinh tế, các cơ quan chức năng thực thi.
Bởi vì để kinh tế phát triển thì cần có sự phát triển đồng bộ về mọi mặt của xã
hội cả về văn hóa và ổn định an ninh, quốc phòng…Và công tác quản lý Nhà
nước phải đảm bảo cho mọi việc diễn ra đồng bộ, hỗ trợ nhau tạo sức bật đủ
lớn cho tiến trình xây dựng huyện.
 Những thuận lợi và khó khăn trong môi trường kinh doanh ở Tân
Châu:
 Thuận lợi:
Có được sự lãnh đạo, điều hành hiệu quả của Ủy ban nhân dân huyện
và các ngành các cấp; tốc độ tăng trưởng từ 2001 đến nay đều trên 10%; cơ

cấu kinh tế chuyển đổi theo thế mạnh của địa phương; cơ sở hạ tầng, phúc lợi
xã hội được quan tâm đầu tư; có nhiều chính sách phát triển kinh tế; đời sống
vật chất, tinh thần nhân dân được cải thiện đáng kể; văn hóa xã hội từng bước
phát triển; kinh nghiệm và trình độ sản xuất được nâng cao, nhiều mô hình sản
xuất giỏi, sản xuất thí đ
iểm mang lại hiệu quả cao….
 Khó khăn:

Sự chuyển dịch cơ cấu chung của huyện còn chậm, chuyển dịch cơ cấu
ngành nông nghiệp còn chưa vững chắc và ổn định, hiệu quả; chất lượng sản
phẩm có tăng nhưng kém sức cạnh tranh; qui mô sản xuất còn nhỏ lẻ, năng
suất, chất lượng, hiệu quả còn thấp; thời tiết khí hậu thay
đổi thất thường, cảnh
báo những nguy cơ và tác động xấu có thể xảy ra; lĩnh vực xã hội còn nhiều tồn
tại, bức xúc…
Tóm lại, con đường đi lên sự phát triển thì bao giờ cũng nhọc nhằn,
chông gai chứ không đầy hoa thơm và cỏ lạ. Nhưng với mục tiêu phía trước và
hướng đi được vạch rõ cùng sự quyết tâm của mọi ngành, mọi nghề, mọi
người thì đ
ích đến ở ngay phía trước.
SVTH: Lý Thị Thùy Trang
25

×