Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4 - 5 tuổi qua ca dao, đồng dao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (829.31 KB, 72 trang )

LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới ThS. Điêu Thị Tú Uyên, người đã trực tiếp
hướng dẫn em thực hiện và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa cùng các thầy cô Khoa Tiểu
học - Mầm non, phòng KHCN và HTQT, Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường
Đại học Tây Bắc, Ban Giám hiệu cùng các cô giáo Trường Mầm non Họa Mi Mường Giàng - Quỳnh Nhai - Sơn La đã tạo điều kiện cho em hoàn thành tốt khóa
luận tốt nghiệp này.
Sơn La, tháng 5 năm 2016
Tác giả

Phạm Thu Thảo


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

STT

CHỮ VIẾT TẮT

DỊCH

1

TN

Thực nghiệm

2

ĐC


Đối chứng

3

TPVH

Tác phẩm văn học


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài ..........................................................................................................1
2. Lich
̣ sử nghiên cứu vấ n đề ...........................................................................................3
3. Mu ̣c đić h nghiên cứu ...................................................................................................4
4. Nhiê ̣m vu ̣ nghiên cứu ..................................................................................................4
5. Khách thể , đố i tươ ̣ng và giới hạn nghiên cứu .............................................................4
6. Giả thuyế t khoa ho ̣c .....................................................................................................5
7. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................5
8. Đóng góp của đề tài .....................................................................................................6
9. Cấ u trúc của đề tài .......................................................................................................6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN ........................................7
1.1. Cơ sở lí luận..............................................................................................................7
1.1.1. Khái niê ̣m, chức năng, vai trò của ngôn ngữ .........................................................7
1.1.2. Đă ̣c điể m tâm lí của trẻ lứa tuổ i mầ m non ..........................................................11
1.1.3. Ca dao với sự phát triể n của trẻ mầm non ...........................................................21
1.1.4. Đồng dao đối với sự phát triển của trẻ mầm non ................................................14
1.2. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................................26
1.2.1. Khảo sát điều tra ..................................................................................................26
1.2.2. Kết quả điều tra ...................................................................................................27

1.2.3. Một số vấn đề rút ra từ thực trạng khảo sát .........................................................29
CHƯƠNG 2: BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ 4 - 5 TUỔI
QUA CA DAO, ĐỒNG DAO ......................................................................................31
2.1. Giới thiệu tiêu chí sưu tầm các bài ca dao, đồng dao có giá trị trong việc phát triển
ngôn ngữ cho trẻ ............................................................................................................31
2.1.1. Các bài ca dao ......................................................................................................32
2.1.2. Các bài đồng dao .................................................................................................32
2.2. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua ca dao, đồng dao..................................................35
2.2.1. Dạy trẻ đọc diễn cảm ca dao, đồng dao ...............................................................35
2.2.2. Đàm thoại với trẻ về tác phẩm ca dao, đồng dao ...............................................38
2.3. Sử dụng kết hợp các phương tiện dạy học trực quan trong việc dạy trẻ đọc ca dao,
đồng dao ........................................................................................................................41


2.3.1. Sử dụng vật thật ...................................................................................................41
2.3.2. Sử dụng đồ dùng trực quan mô phỏng lại các sự vật hiện tượng ........................42
2.3.3. Sử dụng các phương tiện nghe nhìn hiện đại ......................................................43
2.3.4. Sử dụng những kí hiệu quy ước ..........................................................................43
2.4. Tổ chức ngoại khóa về ca dao, đồng dao cho trẻ ...................................................44
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ..............................................................51
3.1. Những vấ n đề chung ...............................................................................................51
3.1.1. Mu ̣c đích thực nghiê ̣m .........................................................................................51
3.1.2. Thời gian, đố i tươ ̣ng và địa bàn thực nghiê ̣m .....................................................51
3.1.3. Điề u kiê ̣n và tiêu chí thực nghiê ̣m ......................................................................51
3.1.4. Nô ̣i dung thực nghiê ̣m và tổ chức thực nghiệm ..................................................52
3.2. Phân tích kết quả thực nghiệm ...............................................................................52
KẾT LUẬN ..................................................................................................................55
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO



DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: So sánh khả năng hiểu nghĩa của từ và diễn đạt mạch lạc với từ cho trẻ mẫu
giáo bé (4 - 5 tuổi) ở 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng. .............................................52
Bảng 2: So sánh khả năng hiểu nghĩa của từ và diễn đạt mạch lạc với từ cho trẻ mẫu
giáo bé (4 - 5 tuổi) ở 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng. .............................................52
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ kết quả so sánh khả năng hiểu nghĩa của từ và diễn đạt mạch lạc với từ cho trẻ
mẫu giáo bé (4 - 5 tuổi) ở 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng trước và sau TN ...........53


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Việc chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non phát triển toàn diện là một vấn đề
quan trọng trong chiến lược phát huy nhân tố con người của Đảng và nhà nước ta, là
mục tiêu đào tạo của ngành học mầm non theo tinh thần Quy định 155, quy định mục
tiêu kế hoạch đào tạo của Bộ Giáo Dục - 1990. Chủ trương của Đảng, Nhà nước ta
luôn coi giáo dục là quốc sách hàng đầu.
Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân. Qua
hơn 60 năm hoạt động, ngành giáo dục mầm non đã không ngừng đổi mới về nội
dung, phương pháp, biện pháp và hình thức tổ chức giáo dục trẻ nhận thức. Một trong
nhiệm vụ quan trọng hàng đầu ở trường mầm non là phát triển toàn diện nhân cách cho
trẻ. Vì thế, chăm sóc giáo dục toàn diện trẻ mầm non là một vấn đề được đặc biệt quan
tâm trong chiến lược phát huy nhân tố con người của Đảng và Nhà nước. Chiến lược
này được cụ thể hóa trong xây dựng chương trình giáo dục mầm non.
Trong Cẩm nang công tác giáo dục mầm non 2010 - 2015, quan điểm chỉ đạo trọng
tâm là: “…đẩy mạnh xã hội hóa, tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính sách để mọi tổ
chức, cá nhân và toàn xã hội tham gia phát triển giáo dục mầm non…” (Nhà xuất bản Lao
động, 2010). Quan điểm chỉ đạo này hoàn toàn phù hợp với xu thế chung trên thế giới
hiện nay về phát triển nền giáo dục quốc dân. Ở nhiều nước, không chỉ ở những nước
nghèo mà ngay cả ở những nước giàu, để phát triển sự nghiệp giáo dục, họ đã tìm nhiều

giải pháp để đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, trong đó có xã hội hóa giáo dục mầm non.
Hiện nay, Bộ Giáo dục và đào tạo, Vụ Giáo dục mầm non chủ trương cải tiến
nội dung giáo dục trẻ mầm non dựa trên quan điểm kết hợp giữa tri thức tự nhiên, xã
hội và nghệ thuật nhằm giáo dục trẻ một cách toàn diện. Trong đó việc cho trẻ làm
quen với tác phẩm văn học được xem là phương tiện chính trong lĩnh vực phát triển
ngôn ngữ, phát triển tình cảm xã hội, phát triển thẩm mĩ cho trẻ. Việc đổi mới phương
pháp, đề xuất các biện pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng hoạt động phát triển
ngôn ngữ qua ca dao, đồng dao cho trẻ mầm non, hướng tới mục tiêu sử dụng tác
phẩm văn học giáo dục toàn diện nhân cách cho trẻ là việc làm cấp thiết, đòi hỏi nhiều
tâm huyết của nhà quản lý, các nhà giáo dục và những ai quan tâm đến sự nghiệp giáo
dục mầm non.

1


1.2. Văn học là món ăn tinh thần của con người. Là nơi chứa đựng những tâm tư
tình cảm, cảm xúc của con người. Vì vậy, trong công tác giáo du ̣c mầ m non, các nhà
giáo du ̣c cần phải quan tâm đến các hình thức phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Trong đó,
hình thức cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học, với ca dao, đồng dao là hình thức
quan trọng và đạt hiệu quả tối ưu. Ngay từ khi mới chào đời, những bài hát ru ầu ơ của
bà, của mẹ đã thấm dần vào tâm hồn trẻ giúp trẻ nhâ ̣n thức được thế giới xung quanh,
sống nhạy cảm và biết yêu thương. Ca dao có vai trò quan tro ̣ng trong viê ̣c phát triể n
ngôn ngữ cho trẻ mầm non. Ca dao mang đến cho các em những bài học giáo dục vô
cùng phong phú, sinh động hết sức tự nhiên, không gò bó, không mang tính giáo huấn
khuôn mẫu nặng nề. Nó tác động một cách từ từ, nhưng giá trị nhân văn của nó thì có
thể tạo nên sức mạnh, ảnh hưởng sâu sắc và lâu dài tới sự hình thành và phát triển
ngôn ngữ của trẻ. Khi dạy trẻ đọc một bài ca dao giáo viên không những giúp trẻ ghi
nhớ bài ca dao, luyện phát âm chính xác mà còn giúp các em cảm nhận được vẻ đẹp kì
diệu của thế giới xung quanh, từ môi trường tự nhiên đến môi trường xã hội, để các em
biết thích thú, biết yêu mến, nâng niu giữ gìn cái đẹp trong cuộc sống.Với tác dụng to

lớn mà ca dao, đồng dao đem đến cho trẻ thơ, việc cho trẻ làm quen, tiếp xúc với ca
dao, đồng dao là một trong những nhiệm vụ đặc biệt quan trọng trong chương trình
giáo dục mầm non.
Ở thời kì ấu nhi, ngôn ngữ của trẻ chưa phát triển trẻ chủ yếu hoạt động với đồ
vật, bước sang tuổi mẫu giáo vốn từ của trẻ dần được hình thành, trẻ bắt đầu tham gia
vào hoạt động vui chơi, đây chính là hình thức để các cô giáo mầm non phát triển ngôn
ngữ cho trẻ. Đặc biệt là phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua trò chơi dân gian. Để tham gia
được vào trò chơi cùng với nhóm bạn, trẻ phải chủ động ghi nhớ và hát đươ ̣c những
bài đồ ng dao. Đố i với trẻ ca hát chính là nhu cầ u tấ t yế u để lớn lên về thể chất, phát
triển về trí lực, ngôn ngữ và kiế n thức. Ngôn ngữ của đồ ng dao tuy giản di ̣nhưng giàu
nhip̣ điê ̣u không những giúp trẻ luyê ̣n phát âm chính xác và tích lũy đươ ̣c vố n từ
phong phú giúp trẻ phát triể n ngôn ngữ trong khi chơi mà còn mang la ̣i cho thế giới trẻ
thơ nhiề u điề u thú vi ̣và bổ ić h, đồ ng thời thể hiê ̣n nhu cầ u giải tri,́ quyề n đươ ̣c chia sẻ
niề m vui của các em với ba ̣n bè, cô ̣ng đồ ng. Trò chơi dân gian và các bài hát dồng dao
làm cho thế giới xung quanh của các em đe ̣p hơn và rô ̣ng mở.
1.3. Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học qua ca dao, đồng dao là một trong
những hình thức phát triển ngôn ngữ đạt hiệu quả nhất. Trẻ em lứa tuổi mầm non còn
2


nhỏ, cơ thể non nớt nên trẻ phụ thuộc nhiều vào người lớn. Do vậy, cô giáo giữ vai trò
quan trọng trong việc tổ chức, hướng dẫn, tạo cơ hội giúp trẻ tích lũy được vốn từ,
hình thành lời nói mạch lạc trong quá trình phát triển ngôn ngữ. Phát triển ngôn ngữ
qua ca dao, đồng dao đang được quan tâm, đổi mới để đạt chất lượng tốt nhất. Tuy
vậy, trên thực tế, tại nhiều trường mầm non, đặc biệt các trường mầm non vùng miền
núi, vùng sâu, vùng xa, trong điều kiện dạy học còn gặp nhiều khó khăn thì việc phát
triển ngôn ngữ cho trẻ qua ca dao, đồng dao chưa thực sự được quan tâm. Qua việc
khảo sát thực tiễn cũng như giảng dạy tại Trường mầm non Họa Mi - Mường Giàng Quỳnh Nhai - Sơn La, chúng tôi nhận thấy rằng việ sử dụng phương pháp chung và
biện pháp cụ thể nhằm tăng cường hiệu quả việc phát triển ngôn ngữ qua ca dao, đồng
dao cho trẻ mầm non nói chung, trẻ ở 4 - 5 tuổi nói riêng còn bộc lộ những hạn chế

nhất định. Giáo viên còn chưa linh hoạt, sáng tạo trong việc sử dụng các biện pháp
giúp trẻ phát triển ngôn ngữ một cách có hiệu quả qua ca dao, đồng dao.
Với những lí do trên, đồng thời dựa trên sự tiếp thu những thành tựu của các
công trình nghiên cứu khác, chúng tôi lựa chọn đề tài: Biện pháp phát triển ngôn ngữ
cho trẻ 4 - 5 tuổi qua ca dao, đồng dao để nghiên cứu.
2. Lich
̣ sử nghiên cứu vấ n đề
Qua quá trình tìm hiểu việc cho trẻ 4 - 5 tuổi tiếp xúc với ca dao, đồng dao nhằm
xây dựng một số biện pháp giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, chúng tôi đã nghiên cứu được
một số công trình nghiên cứu khoa học trong nước có đề cập tới những vấn đề liên
quan đến đề tài nghiên cứu của mình.
Cuốn Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ dưới 6 tuổi của Hoàng Thị Oanh,
NXB ĐHQG Hà Nội năm 2001 nêu đặc điểm sử dụng ngôn ngữ nói chung, đặc điểm
sử dụng ngôn ngữ ở từng lứa tuổi, khẳng định được vai trò quan trọng của việc phát
triển ngôn ngữ cho trẻ lứa tuổi mầm non.
Cuốn Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo của Nguyễn Xuân
Khoa, NXB ĐHQG Hà Nội năm 2003, khẳng định vai trò của việc phát triển ngôn ngữ
đối với sự phát triển của trẻ. Đồng thời cũng khơi gợi khả năng tư duy, tưởng tưởng và
khả năng ghi nhớ cho trẻ.
Khóa luận tốt nghiệp Sưu tầm và phổ nhạc một số bài đồng dao nhằm phát triển
ngôn ngữ cho trẻ 24 - 36 tháng năm 2012 của Phạm Thị Ly dựa trên cơ sở nghiên cứu

3


đặc điểm tiếp nhận văn học của trẻ mầm non để khẳng định vai trò của văn học đối với
việc giáo dục trẻ một cách toàn diện, đặc biệt trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
Qua nghiên cứu các bài viết, các công trình liên quan đến đề tài nghiên cứu
chúng tôi nhận thấy các công trình này quan tâm sâu sắc đến vai trò của tác phẩm văn
học đối với việc giáo dục trẻ mầm non; khả năng của trẻ trong việc tiếp nhận tác phẩm

văn học; khẳng định sự cần thiết phải cho trẻ tiếp xúc với tác phẩm văn học trong việc
phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Có tài liệu đã đề cập đến phương pháp phát triển ngôn ngữ
cho trẻ, tuy nhiên vấn đề nêu ra ở các tài liệu này chưa đi sâu phân tích thực trạng phát
triển ngôn ngữ cho trẻ 4 - 5 tuổi qua việc cho trẻ tiếp xúc với ca dao, đồng dao và đặt
ra các biện pháp phát triển ngôn ngữ có hiệu quả cho trẻ bằng ca dao, đồng dao. Nhận
thấy đây là khoảng trống có thể tiến hành khảo sát, nghiên cứu và đề xuất các biện
pháp mang tính ứng dụng, tôi chọn nghiên cứu khóa luận Biện pháp phát triển ngôn
ngữ cho 4 - 5 tuổi qua ca dao, đồng dao.
3. Mu ̣c đích nghiên cứu
Trên cơ sở lí luâ ̣n của các khoa ho ̣c liên quan đế n khóa luận: Tâm lý ho ̣c, Ngôn
ngữ ho ̣c, Giáo du ̣c ho ̣c… và xuấ t phát từ kế t quả khảo sát thực tiễn, chúng tôi đã đề
xuấ t mô ̣t số biê ̣n pháp nhằ m nâng cao hiê ̣u quả của viê ̣c phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4 5 tuổi qua ca dao, đồng dao.
4. Nhiêm
̣ vu ̣ nghiên cứu
- Nghiên cứu các tài liê ̣u, công trin
̀ h nghiên cứu có liên quan đế n khóa luận.
- Làm sáng tỏ các khái niê ̣m công cu ̣ có liên quan đế n khóa luận: ngôn ngữ, phát
triể n ngôn ngữ cho trẻ, đồ ng dao, ca dao, biê ̣n pháp phát triể n ngôn ngữ thông qua ca
dao, đồ ng dao.
- Tổ chức điề u tra thực tra ̣ng viê ̣c phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4 - 5 tuổi
- Xử lý kế t quả nghiên cứu.
- Đề xuấ t mô ̣t số biê ̣n pháp nhằ m nâng cao hiê ̣u quả của viê ̣c phát triể n ngôn ngữ
cho trẻ 4 - 5 tuổi qua ca dao, đồng dao.
5. Khách thể , đố i tươ ̣ng và giới hạn nghiên cứu
5.1. Khách thể nghiên cứu
- Chúng tôi tiế n hành khảo sát trên 50 trẻ:
+ Trẻ từ 4 - 5 tuổi: 50 trẻ

4



5.2. Đố i tượng nghiên cứu
Biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4 - 5 tuổi qua ca dao, đồng dao.
5.3. Giới ha ̣n pha ̣m vi nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn có liên quan đến khóa luận
- Tiến hành khảo sát và thực nghiệm đề xuất biện pháp phát triển ngôn ngữ cho
trẻ 4 - 5 tuổi qua ca dao, đồng dao.
Do điều kiện về thời gian nghiên cứu và nhằm đề xuất biện pháp sát hợp, hiệu
quả chúng tôi chọn địa bàn khảo sát thực tiễn và thực nghiệm sư phạm tại một
trường mầm non cụ thể là Trường mầm non Họa Mi - Mường Giàng - Quỳnh
Nhai - Sơn La.
6. Giả thuyế t khoa ho ̣c
Trên thực tế, tại các trường mầm non, việc nâng cao chất lượng phát triển ngôn
ngữ cho trẻ 4 - 5 tuổi qua ca dao, đồng dao chưa được quan tâm đúng mức dẫn đến
tình trạng chất lượng của việc tiếp nhận tác phẩm văn học cho trẻ chưa cao. Nếu biện
pháp tôi đề xuất trong khóa luận này được ứng dụng thì việc đó sẽ góp phần nâng cao
chất lượng, hiệu quả của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua ca dao, đồng dao đồng
thời nâng cao chất lượng hiệu quả của việc tiếp xúc, làm quen với tác phẩm văn học
của trẻ mầm non.
7. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này tôi sử dụng các biện pháp nghiên cứu sau:
7.1. Nhóm nghiên cứu lí luận
Nghiên cứu tài liệu liên quan đến khóa luận, hệ thống hóa tài liệu để xây dựng cơ
sở lí luận cho khóa luận.
7.2. Nhóm nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp khảo sát bằ ng phiế u An két: nhằ m tìm hiể u thực tra ̣ng về viê ̣c
phát triể n ngôn ngữ cho trẻ 4 - 5 tuổi qua cao dao đồ ng dao, thực tra ̣ng hiê ̣u quả của
viê ̣c phát triể n ngôn ngữ cho trẻ thông qua các biê ̣n pháp này.
- Phương pháp quan sát: quan sát và ghi chép viê ̣c sử du ̣ng các biê ̣n pháp phát
triể n ngôn ngữ cho trẻ mầ m non.

- Phương pháp thực nghiê ̣m sư pha ̣m.
7.3. Nhóm nghiên cứu toán học
Phương pháp xử lí số liê ̣u bằ ng thố ng kê toán ho ̣c
5


8. Đóng góp của khóa luận
Đề xuấ t và vâ ̣n du ̣ng đươ ̣c mô ̣t số biê ̣n pháp giúp trẻ mầ m non phát triể n ngôn
ngữ qua ca dao, đồ ng dao.
Sự thành công của khóa luận sẽ góp phần nâng cao chất lượng phát triể n ngôn
ngữ của trẻ mầ m non tại Trường mầm non Họa Mi - Mường Giàng - Quỳnh Nhai Sơn La nói riêng và các trường mầm non nói chung. Hơn nữa, khóa luận còn đóng góp
thêm tư liệu về công tác nghiên cứu khoa ho ̣c cho sinh viên Khoa Tiể u ho ̣c - Mầ m
non, Trường Đa ̣i ho ̣c Tây Bắ c và những đô ̣c giả quan tâm đế n vấ n đề này.
Hệ thống hóa những vấn đề lí luận và thực tiễn về việc phát triển ngôn ngữ cho
trẻ mầm non ở Trường Mầm non Họa Mi - Mường Giàng - Quỳnh Nhai - Sơn La qua
ca dao, đồng dao.
9. Cấ u trúc của khóa luận
Ngoài phầ n mở đầ u, phầ n kế t luâ ̣n, tài liê ̣u tham khảo và phụ lục, nô ̣i dung của
khóa luận gồ m 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luâ ̣n và cơ sở thực tiễn
Chương 2: Biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4 - 5 tuổi qua ca dao, đồng dao.
Chương 3: Thực nghiê ̣m sư pha ̣m

6


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Khái niê ̣m, chức năng, vai trò của ngôn ngữ

1.1.1.1. Khái niê ̣m ngôn ngữ
Ngôn ngữ là hệ thống những âm, những từ, những quy tắc kết hợp chúng mà
những người trong cùng một cộng đồng dùng làm phương tiện để giao tiếp với nhau
[13, tr 683].
Loài người ngay từ thuở sơ khai đã sáng tạo ra ngôn ngữ, một hệ thống tín hiệu
đặc biệt dùng làm phương tiện cơ bản và quan trọng nhất trong giao tiếp giữa các
thành viên trong cộng đồng người. Cũng từ đó ngôn ngữ được phát triển cùng với sự
phát triển của xã hội loài người. Ngôn ngữ là một trong những yếu tố nâng tầm cao
của con người lên vượt xa mọi giống loài khác.
Ngôn ngữ là chức năng tâm lí cao cấp của con người, là công cụ để tư duy, để
giao tiếp, là chìa khóa để con người nhận thức và chiếm lĩnh kho tàng tri thức của dân
tộc và nhân loại. Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu đặc biệt với những quy tắc hoạt động
chung, là phương tiện giao tiếp cơ bản và quan trọng nhất của con người trong xã hội,
nó thể hiện ý thức xã hội hiện tại, phát triển cùng với sự tồn tại và phát triển của xã hội
loài người. Đồng thời, ngôn ngữ là phương tiện phát triển tư duy, truyền đạt truyền
thông văn hóa - lịch sử từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Như vậy, ngôn ngữ xuất hiện để thỏa mãn nhu cầu giao lưu của con người. Hàng
ngày trên mọi lĩnh vực hoạt động như lao động, học tập, vui chơi, giải trí,… con người
đều cần đến ngôn ngữ. Nhờ có ngôn ngữ mà con người có thể trao đổi tình cảm, ý
nghĩ, kinh nghiệm với nhau. Cũng nhờ ngôn ngữ mà con người trở nên gần nhau hơn,
thấu hiểu nhau hơn và cùng nhau hợp tác trên mọi lĩnh vực của cuộc sống.
Đối với trẻ mầm non ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục trẻ
trở thành những con người phát triển toàn diện. Ngôn ngữ chính là cơ sở của mọi suy
nghĩ và là công cụ tư duy đối với trẻ. Trẻ có nhu cầu rất lớn trong việc nhận thức thế
giới xung quanh và trong quá trình nhận thức sự vật hiện tượng, trẻ phải dùng ngôn
ngữ để bộc lộ những suy nghĩ, cảm tưởng của mình về những vấn đề đó.

7



1.1.1.2. Chức năng của ngôn ngữ
Ngôn ngữ có nhiều chức năng nhưng trong đó quan trọng nhất là hai chức năng:
phương tiện giao tiếp và công cụ tư duy.
a. Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp trọng yếu nhất của con người
Giao tiếp là gì? Giao tiếp là sự truyền đạt thông tin từ người này đến người khác
với một mục đích nhất định nào đó. Khi giao tiếp người ta nhận thức tư tưởng tình
cảm…với nhau và tác động đến nhau về mặt nhận thức, tình cảm và hành động. Giao
tiếp được thực hiện nhờ một công cụ chủ yếu và hữu hiệu nhất.
Ngôn ngữ giúp cho con người lưu giữ những kinh nghiệm sản xuất để truyền từ
đời này sang đời khác. Ngôn ngữ giúp trao đổi tư tưởng, tình cảm, xác lập các mối
quan hệ giữa các thành viên trong cộng đồng xã hội. Thông qua sự kết nối tập thể này,
ngôn ngữ là một thứ công cụ để tổ chức xã hội, duy trì mối quan hệ người - người
trong xã hội (công cụ đấu tranh sản xuất và đấu tranh xã hội, giai cấp). Ngôn ngữ là
công cụ giúp cho con người giao tiếp, trao đổi, và đi đến hiểu biết lẫn nhau. Không có
sự hiểu biết ấy không thể có hành động chung của con người trong cuộc đấu tranh
chinh phục tự nhiên và xã hội. Cho nên nếu không có một thứ ngôn ngữ chung cho cả
cộng đồng dùng để giao tiếp, để thắt chặt các mối quan hệ thì xã hội cũng không thể
tồn tại được. Với ý nghĩa này, ngôn ngữ là một công cụ để giao tiếp thì đồng thời cũng
là một công cụ đấu tranh phát triển xã hội.
b. Ngôn ngữ là công cụ tư duy của con người
Ngôn ngữ và tư duy cùng xuất hiện một lúc. Ngôn ngữ là hiện tượng trực tiếp
của tư duy và chỉ có con người - động vật cao cấp mới có tư duy. Nói cách khác,
chúng ta không thể tư duy nếu không có ngôn ngữ (không thể tư duy bằng các công
thức hóa học, đường nét, nốt nhạc mà chỉ có thể tư duy bằng ngôn ngữ). Bởi thế, các
nhà nghiên cứu ngôn ngữ thường so sánh mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy gắn
liền với nhau như hai mặt của một tờ giấy, như hình với bóng.
Chức năng giao tiếp của ngôn ngữ gắn liền với chức năng thể hiện tư duy của
ngôn ngữ. Vì khi giao tiếp, con người phải nói với nhau một điều gì đấy (tư tưởng,
tình cảm,…). Như vậy, ngôn ngữ không phải là một tổ hợp âm thanh đơn thuần, mà
thực chất ngôn ngữ là nơi lưu giữ những kinh nghiệm của của xã hội loài người. Chức

năng tư duy của ngôn ngữ là độc lập với chức năng giao tiếp. Bởi vì, ngôn ngữ không

8


phải chỉ cần đến khi chúng ta nói năng giao tiếp, mà cần đến ngay cả khi chúng ta suy
nghĩ thầm lặng, khi độc thoại nội tâm.
Hai chức năng giao tiếp và tư duy được thực hiện không tách rời nhau mà gắn
bó chặt chẽ với nhau. Khi tư duy, hoạt động giao tiếp vẫn diễn ra không ngừng và
ngược lại khi giao tiếp, hoạt động tư duy vẫn diễn ra liên tục (để kiểm tra, điều chỉnh
thông tin).
Ngôn ngữ và tư duy có những điểm khác biệt. Ngôn ngữ là vật chất còn tư duy là
tinh thần. Đơn vị của tư duy (khái niệm, phán đoán, suy lí,…) không đồng nhất với
đơn vị của ngôn ngữ (âm vị, hình vị, câu,…). Tư duy có tính nhân loại còn ngôn ngữ
có tính dân tộc. Tóm lại, ngôn ngữ và tư duy là thống nhất nhưng không đồng nhất.
Chức năng của ngôn ngữ đối với tư duy là ngôn ngữ thể hiện tư tưởng và trực tiếp
tham gia vào việc hình thành tư tưởng.
1.1.1.3. Vai trò của ngôn ngữ đố i với sự phát triể n của trẻ mầm non
a. Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp của trẻ
Bản chất của con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội. Con người muốn tồn
tại thì phải gắn bó với ngôn ngữ, không có ngôn ngữ con người không thể giao tiếp
được, thậm chí không thể tồn tại được, nhất là trẻ em là một sinh thể yếu ớt rất cần đến
sự chăm sóc và bảo vệ của người lớn.
Giao tiếp là một đặc trưng quan trọng của con người. Ngôn ngữ là phương tiện
giao tiếp quan trọng nhất. Nhờ có ngôn ngữ mà con người có thể hiểu được nhau, cùng
nhau hành động vì những mục đích chung: Lao động, đấu tranh, xây dựng và phát
triển xã hội. Ngôn ngữ là một hệ thống kí hiệu đặc biệt, có khả năng biểu hiện đến độ
vạn năng và vô hạn những lời nói trong xã hội, ngôn ngữ là phương tiện được dùng
phổ biến ở mọi nơi, mọi lúc trong sinh hoạt xã hội. Con người dùng ngôn ngữ làm
công cụ chung và chủ yếu để giao tiếp. Không dùng ngôn ngữ, lập tức hoạt động giao

tiếp sẽ bị kém hiệu quả hoặc ngưng trệ. Cũng vì vậy, hầu hết kho tàng trí tuệ, tư tưởng,
tình cảm đồ sộ của loài người đã được ngôn ngữ lưu trữ, truyền đi và phát huy tác
dụng to lớn của nó.
Do đó, ngôn ngữ chính là một trong những phương tiện thúc đẩy trẻ trở thành
một thành viên của xã hội loài người, là một công cụ hữu hiệu để trẻ có thể bày tỏ
những nguyện vọng của mình từ khi còn rất nhỏ để người lớn có thể chăm sóc, giáo

9


dục trẻ - là một điều kiện quan trọng để trẻ tham gia vào mọi hoạt động và trong hoạt
động hình thành nhân cách trẻ.
b. Ngôn ngữ là công cụ để phát triển tư duy, nhận thức cho trẻ
Ngôn ngữ là công cụ để trẻ học tập, vui chơi, đây chính là hoạt động chủ đạo của
trẻ mầm non. Giống như việc dạy trẻ tiếng mẹ đẻ ở các cấp học khác, phát triển lời nói
cho trẻ ở trường mầm non thực hiện mục tiêu “kép”. Đó là, trẻ học để biết tiếng mẹ đẻ
đồng thời sử dụng nó như một công cụ để vui chơi, học tập. Ngôn ngữ được tích hợp
trong tất cả các loại hình hoạt động giáo dục, ở mọi lúc, mọi nơi. Như vậy, ngôn ngữ
cần cho tất cả các hoạt động và ngược lại, mọi hoạt động tạo cơ hội cho ngôn ngữ trẻ
phát triển.
Quá trình trưởng thành của trẻ bên cạnh thể chất là trí tuệ. Công cụ để phát triển
tư duy, trí tuệ chính là ngôn ngữ. Ngôn ngữ chính là hiện thực (sự hiện hữu) của tư
duy. Tư duy của con người có thể hoạt động được (nhất là tư duy trừu tượng) cũng
chính là nhờ có phương tiện ngôn ngữ. Tư duy và ngôn ngữ có mối quan hệ mật thiết
với nhau. Nếu không có ngôn ngữ thì quá trình tư duy của con người không diễn ra
được. Ngôn ngữ làm cho các kết quả tư duy được cố định lại, do đó có thể khách quan
hóa cho người khác và cho chủ thể tư duy. Ngược lại, nếu không có tư duy với các sản
phẩm của nó thì ngôn ngữ chỉ là những âm thanh vô nghĩa.
Phát triển ngôn ngữ cho trẻ không chỉ có mục đích tự thân. Có ngôn ngữ, tư duy
của trẻ được phát triển. Đây là hai mặt của một quá trình biện chứng có tác động qua

lại ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhau. Ngôn ngữ phát triển làm cho tư duy phát triển.
Ngược lại, tư duy càng phát triển càng đẩy nhanh sự phát triển của ngôn ngữ.
c. Ngôn ngữ là phương tiện để giáo dục trẻ một cách toàn diện
Sự phát triển toàn diện của trẻ bao gồm cả sự phát triển đạo đức hành vi văn hóa.
Điều gì tốt, điều gì xấu; cần phải ứng xử giao tiếp như thế nào cho phù hợp… Không
chỉ là sự bắt chước máy móc. Ngôn ngữ phát triển sẽ giúp trẻ mở rộng giao tiếp. Điều
này giúp trẻ có điều kiện học hỏi những gì tốt đẹp xung quanh. Cô giáo bằng lời cũng
sẽ dễ dàng hơn trong việc giải thích, nêu gương, thuyết phục trẻ, giáo dục những hành
vi đạo đức cho trẻ. Đồng thời ngôn ngữ phát triển giúp trẻ sớm tiếp thu những giá trị
thẩm mĩ trong thơ ca, truyện kể, những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ đầu tiên người
lớn đem đến cho trẻ từ những ngày thơ ấu. Sự tác động của lời nói nghệ thuật như một
hiện hữu giáo dục thẩm mĩ cho trẻ.
10


Có thể thấy rằng những giờ học ngôn ngữ đầu tiên đối với mỗi con người là ngay
từ khi lọt lòng mẹ và trường mầm non là trường học đầu tiên có điều kiện, có cơ hội
lớn hơn để giáo dục trẻ một cách toàn diện.
1.1.2. Đă ̣c điểm tâm lí của trẻ lứa tuổ i mầ m non
1.1.2.1. Trẻ em là gì?
a. Trẻ em là một khái niệm lịch sử
Trong khi tiếp xúc với thế giới xung quanh, với nền văn hóa nhân loại, đứa trẻ
dần lĩnh hội các kinh nghiệm lịch sử xã hội (bao gồm những tri thức, kĩ năng, những
phẩm chất tâm lí đặc trưng của con người) được kết tinh trong đó. Cố nhiên, đứa trẻ
không thể tự mình thấu hiểu được các thành quả của nền văn hóa nhân loại, mà phải
thông qua sự hướng dẫn, dạy dôc thường xuyên của người lớn. Như vậy, sự phát triển
của trẻ gắn liền với lịch sư phát triển văn hóa nhân loại. Không có một khái niệm cụ
thể, cố định nào về trẻ em, mà nó thay đổi theo từng thời kì lịch sử.
Vào buổi đầu của xã hội loài người, người ta coi trẻ em như người lớn thu nhỏ
lại, nghĩa là giữa trẻ em và người lớn chỉ có sự khác biệt về cỡ, về lượng, chứ không

có sự khác biệt về chất. Bởi vì, hoạt động của người lớn không cao hơn hoạt động của
trẻ em, nghĩa là còn quá thô sơ, đơn điệu, khiến cho sự khác biệt về tâm lí giữa người
lớn và trẻ em coi như không đáng kể. Do đó, tuổi thơ của trẻ rất ngắn ngủi, dường như
không có.
Cùng với nền văn minh ngày càng cao, tuổi thơ của trẻ cũng được kéo dài hơn.
Bởi khi đó công cụ lao động cũng ngày càng phức tạp hơn và công cụ mới lại kéo theo
những thao tác mới. Sự phát triển riêng lẻ từng thao tác đến một trình độ nào đó lại
kéo theo sự hình thành cả tổ hợp thao tác và kết quả là tạo ra những công cụ sinh hoạt
phức tạp hơn. Điều này kéo theo sự khác biệt giữa người lớn và trẻ em.
Đến một trình độ văn hóa nhất định, trẻ em không thể bắt trước người lớn tại chỗ
một cách trực tiếp nữa, mà cần người lớn hướng dẫn dạy dỗ để nắm được kiến thức, kĩ
năng sử dụng công cụ lao động, có nghĩa là trẻ em cần phải học để được đào tạo thành
người lao động, Xã hội phát triển ngày càng cao thì tri thức loài người tích lũy cũng
ngày một cao hơn, phức tạp hơn buộc trẻ phải chờ đến một tuổi nào đó mới có thể lĩnh
hội được những tri thức đó, có nghĩa là trẻ cần được chơi rồi mới đi học ở nhà trường
để lĩnh hội tri thức khoa học theo phương thức đặc biệt - phương thức nhà trường.

11


Như vậy, trong tiến trình phát triển của loài người, lao động sản xuất là hình thức
hoạt động sớm nhất (tuy thao tác còn rất thô sơ), rồi đến học tập và sau cùng mới xuất
hiện các trò chơi. Ngược lại trong quá trình phát triển một cá thể, ở một trình độ văn
minh nhất định thì loại hình hoạt động đầu tiên là chơi rồi đến học tập, sau đó mới là
lao động sản xuất.
b. Trẻ em là một thực thể đang phát triển
Trẻ em khi mới sinh ra còn rất yếu ớt, chưa thể có bất kì hành vi nào đặc thù của
con người, cũng tức là chưa có bất cứ một chức năng tâm lí bậc cao nào. Vì vậy, đúa
trẻ phải thực hiện một quá trình phát triển để hoàn thiện các tâm lí bậc cao đặc trưng
cuả loài người.

Điều rất đáng chú ý là khác với người mông muội, trẻ em sinh ra trong một môi
trường văn hóa đã có sẵn. Trong môi trường đó chính bản thân đứa trẻ bằng hoạt động
của mình với sự dìu dắt, giúp đỡ của người lớn mà tạo ra cho bản thân các hình thái
thích nghi với nền văn hóa mà các hình thái này cũng đã có sẵn ở người lớn. Tất cả
vấn đề phát triển của trẻ là ở chỗ cần phải hình thành cho trẻ các hình thái văn hóa
ngày càng phức tạp để sống được trong cuộc sống xã hội.
Từ lọt lòng cho đến lúc trưởng thành mỗi đứa trẻ phải trải qua một qua một quá
trình phát triển bao gồm nhiều thời kì, nhiều giai đoạn, nhiều pha. Ở mỗi giai đoạn
phát triển đều mang những đặc điểm riêng đặc trưng cho mỗi lứa tuổi. Từ giai đoạn
này đến giai đoạn sau là một bước chuyển biến mang tính nhảy vọt, có sự biến đổi về
chất và sự phát triển ở một giai đoạn nhất định vừa là kết quả của giai đoạn trước đó
vừa là tiền đề cho bước phát triển tiếp theo. Khi chuyển từ giai đoạn phát triển này
sang giai đoạn phát triển khác, ở mọi trẻ em đều có xuất hiện những cấu tạo tâm lí mới
chưa từng có trong các giai đoạn phát triển trước, những cấu tạo tâm lí mới này cải tổ
lại và làm biến đổi chính tiến trình phát triển của trẻ cho tới khi trưởng thành. Qúa
trình phát triển đó đã hình thành ở mỗi cá thể trẻ em một nhân cách mang tính độc đáo
có một không hai, tức là một cá thể người - một cá nhân với những nét tâm lí riêng biệt
của mình.
Như vậy, đứng trên bình diện cá thể (hay tâm lí cá nhân) mà xét thì trẻ em được
coi là một thực thể đang phát triển, là một thực thể tự vận động theo quy luật của bản
thân nó, nhưng thường xuyên có sự hướng dẫn, dạy dỗ của người lớn

12


1.1.2.2. Đặc điể m ngôn ngữ của trẻ em lứa tuổ i mầ m non
Nhiều công trình của các nhà tâm lí học chuyên nghiên cứu trẻ lọt lòng như
V.Stern, K.Blule, C.Cốpca,…đều nhận xét rằng: ở trẻ lọt lòng chưa thể có những hình
ảnh tâm lí dù là sơ đẳng nhất có thể liên hệ với hiện thực xung quanh, ngay cả ngủ
thức cũng không ranh giới rõ ràng. Để tồn tại và phát triển, mối quan hệ giữa đứa trẻ

với mối quan hệ bên ngoài cần được thiết lập. Đó là một trong những nhu cầu nảy sinh
sớm nhất trong thời kì sơ sinh - nhu cầu tiếp nhận các ấn tượng từ thế giới bên ngoài.
Trẻ có thể nín khóc và lắng nghe những âm thanh dịu dàng của lời ru, giọng hát ngọt
ngào của người lớn. Nhu cầu nhận thức thế giới xung quanh thông qua những giao
tiếp, tiếp xúc gần gũi với người lớn, đặc biệt là người mẹ. Trẻ nằm trong lòng mẹ cả
khi ăn, khi ngủ, khi chơi, người mẹ trò chuyện, hát cho con nghe những điệu hát, ngâm
những thơ, những câu ca dao, đồng dao vui tươi, nhẹ nhàng. Người mẹ đã rất tự nhiên
dạy cho con nghệ thuật, âm nhạc và thơ ca dân tộc, để đứa trẻ biết yêu vẻ đẹp của
thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước, yêu bà con làng xóm, truyền cho con những ý
niệm cơ bản về thiện ác để hun đúc ở đứa con lòng nhân ái.
Giao tiếp trực tiếp với người lớn có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển ngôn
ngữ của trẻ. Giao tiếp là để thỏa mãn nhu cầu về người khác, một nhu cầu mang tính
người sâu đậm. Khi giao tiếp, người lớn bễ ẵm, chuyện trò cho trẻ nghe cũng khêu gợi
lên ở trẻ những xúc cảm đầu tiên về con người. Từ nhu cầu tiếp xúc da thịt với người
lớn (giao tiếp tiện nghi) đến giao tiếp thực sự với người lớn khi mà trẻ đã có những
phương tiện giao tiếp (chủ yếu là các cử động) là một bước phát triển rõ rệt từ tuổi sơ
sinh đến tuổi hài nhi. Nhu cầu giao tiếp với người lớn và sự định hướng vào môi
trường xung quanh ngày càng tăng đã làm nảy sinh khả năng nói ở trẻ. Khi giao tiếp
trẻ bắt trước những âm thanh trong lời nói của người lớn. Đứa trẻ thường thích thú,
chăm chú lắng nghe lời người lớn nói với mình. Lúc đầu, trẻ hài nhi nghe ngôn ngữ
như nghe những âm thanh nào đó. Trong đó, ngữ âm là yếu tố đầu tiên quyết định thái
độ của trẻ cũng tức là quyết định sự hiểu ngôn ngữ của trẻ. Cùng với việc giao tiếp
trực tiếp với người lớn, dần dần ở trẻ xuất hiện nhu cầu sờ mó, cầm nắm các đồ vật.
Từ đó, nhu cầu giao tiếp trực tiếp sẽ nhường chỗ cho giao tiếp với đồ vật, tức là giao
tiếp với người lớn để được tiếp xúc với đồ chơi.
Bước sang tuổi ấu nhi, trẻ em không còn là một thực thể bất lực nữa. Nhờ hoạt
động tích cực với thế giới đồ vật và những người xung quanh, cùng khả năng đi lại
13



theo tư thế thẳng đứng trong không gian mà đời sống tâm lí của trẻ có một bước phát
triển to lớn. Thật vậy, đứa trẻ lên ba đã biết dùng nhiều đồ vật trong sinh hoạt hằng
ngày, biết tự phục vụ, biết giao tiếp bằng ngôn ngữ với mọi người và biết thực hiện
những quy tắc hành vi sơ đẳng trong xã hội.
Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ ấu nhi theo hai hướng chính: hoàn thiện sự thấu
hiểu lời nói của người lớn và hình thành ngôn ngữ tích cực của đứa trẻ. Trẻ 1 tuổi trở
đi sẽ xuất hiện những âm bập bẹ có nghĩa đầu tiên và ngay lập tức trẻ huy động chúng
vào giao tiếp với người lớn. Các âm bập bẹ nhanh chóng mất đi nhường chỗ cho các từ
tham gia vào cấu tạo câu sử dụng trong giao tiếp. Trẻ 2 tuổi chỉ có thể hiểu lời nói kết
hợp với tình huống cụ thể và tạo thành tín hiệu hành động, những từ đầu tiên xuất
hiện, các kiểu câu đơn giản gồm 2 - 3 từ khiến cho khả năng giao tiếp của trẻ tăng lên.
Đến 3 tuổi, việc hiểu lời nói đã tách rời tình huống cụ thể nên việc chỉ dẫn của người
lớn bắt đầu điều khiển hành vi của trẻ trong những điều kiện khác nhau. Nó giúp trẻ
biết sử dụng ngôn ngữ là phương tiện cơ bản để nhận thức thế giới. Đây cũng là thời kì
phát cảm ngôn ngữ của trẻ, tức là ngôn ngữ phát triển rất nhanh nhờ các trung khu ở
vỏ não, cơ quan tiếp nhận ngôn ngữ đã đến thời kì tương đối hoàn thiện. Ở giai đoạn
này trẻ rất ham nói vì thế mới có câu: “ thỏ thẻ như trẻ lên hai”. Trẻ tích cực hơn trong
giao tiếp và sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp, nhu cầu giao tiếp tăng lên thúc đẩy ngôn
ngữ phát triển mạnh mẽ hơn, kết quả là kĩ năng giao tiếp của ngôn ngữ hình thành.
Vào tuổi mẫu giáo nhiều hình thức hoạt động phong phú đã xuất hiện (vui chơi, học
tập, lao động,…) nhưng vui chơi vẫn là hoạt động chủ đạo. Khi tham gia vào trò chơi trẻ
được thỏa mãn nguyện vọng là được sống và hoạt động như người lớn. Khi đó ở trẻ xuất
hiện tính tự lực, tự do và chủ động. Đồng thời trẻ cũng biết thiết lập những quan hệ rộng
rãi và phong phú với các bạn cùng chơi. Ở lứa tuổi này tư duy trực quan - hình tượng phát
triển mạnh mẽ và là tiền đề cho sự xuất hiện tư duy trực quan sơ đồ và những yếu tố của
kiểu tư duy trực quan logic. Ở tuổi mẫu giáo ngôn ngữ mạch lạc phát triển và trẻ đã xác
định được ý thức bản ngã và tính chủ động trong hoạt động ngôn ngữ.
1.1.3. Ca dao đối với sự phát triển của trẻ mầm non
1.1.3.1. Đặc điểm, nội dung và nghệ thuật của ca dao
a. Khái niệm ca dao

Ca dao là thể loại trữ tình dân gian, diễn tả đời sống nội tâm của con người. Ca
dao là loại hình văn nghệ truyền miệng dưới dạng những câu hát không theo một điệu
14


nhất định, thường phổ biến theo thể thơ lục bát dễ thuộc, dễ nhớ. Ca dao là một bộ
phận lớn của nền Văn học dân gian Việt Nam.
Ca dao mang tính trữ tình đậm nét. Tính chất trữ tình của ca dao được thể hiện
qua nhiều phương diện rõ rệt. Về phạm vi phản ánh, ca dao là nơi bộc lộ trực tiếp tư
tưởng, tình cảm, cảm xúc của con người trước hiện thực cuộc sống một cách trực tiếp.
Đó là những tình cảm, cảm xúc nảy sinh trong công việc lao động, trong cuộc sống,
trong các mối quan hệ gia đình và xã hội. Về phương thức phản ánh, ca dao bộc lộ trực
tiếp cái tôi trữ tình của người sáng tác. Ngoại cảnh hiện tượng tự nhiên là cái cớ và
phương tiện để nhân vật trữ tình bộc lộ cảm xúc, tình cảm. Hoàn cảnh và môi trường
diễn xướng của ca dao ở nơi đông người và ở nơi gắn bó với sinh hoạt tập thể của
quần chúng nhân dân lao động. Thời gian nghệ thuật trong ca dao rất gần gũi với con
người và đó là thời gian của hiện tại. Không gian nghệ thuật trong ca dao là không
gian của trần thế vô cùng bình dị, thân thuộc, gần gũi và thân thương đối với mỗi
người lao động. Ca dao sân đình, bến nước, cây đa, cửa phủ,.. Không gian nghệ thuật
trong ca dao được xác định có rất nhiều địa danh. Vì vậy ca dao ngày càng ngắn hơn
với quần chúng nhân dân lao động làng quê, lũy tre,.. là những không gian gắn bó rất
đỗi thân thương với con người. Về thể thơ ca dao chủ yếu sử dụng thể thơ lục bát thể
thơ đậm chất dân tộc, lời thơ được bố trí cân đối, hài hòa, về vần, hài hòa về vần, nhịp
điệu để biểu đạt những cảm xúc tư tưởng tình cảm của nhân vật trữ tình. Ca dao là lối
nói ví von, so sánh tạo nên những hình tượng nghệ thuật độc đáo.
Ngôn ngữ của ca dao là lời ăn tiếng nói của quần chúng nhân dân đã được chọn
lọc, gọt dũa trở nên tinh tế, hàm xúc chứa đựng một đời sống tâm hồn vô cùng phong
phú sâu sắc và không kém phần lãng mạn của người bình dân. Ngôn ngữ trong ca dao
sử dụng triệt để các biện pháp tu từ ngữ nghĩa khoa chương, phóng đại, so sánh, ẩn
dụ,… làm cho ngôn ngữ trong ca dao rất giàu hình ảnh và sinh động.

b. Đặc điểm nội dung của ca dao
Thứ nhất, ca dao là những bài ca phản ánh về lịch sử.
Ca dao lịch sử nói đến lịch sử bằng ngôn ngữ trực tiếp. Ca dao lịch sử không
phản ánh hiện tượng lịch sử trong quá trình diễn biến của nó, mà chỉ nhắc đến sự kiện
lịch sử để nói lên thái độ quan điểm của nhân dân.
Thứ hai, ca dao phản ánh toàn bộ cuộc sống của nhân dân lao động, nếp sống,
phong tục tập quán truyền thống của dân tộc. Những phong tục, tập quán truyền thống
15


trong các lĩnh vực sinh hoạt vật chất, tinh thần của nhân dân được thể hiện rất phong
phú trong ca dao. Đây là những tập quán trong lao động nông nghiệp, ngư nghiệp:
Người ta đi cấy lấy công,
Còn tôi đi cấy còn trông nhiều bề,
Trông trời, trông đất, trông mây,
Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm.
Trông cho chân cứng, đá mềm,
Trời yên biển lặng mới yên tấm lòng
Cày đồng đang buổi ban trưa,
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày…
(Bùi Mạnh Nhị, (1999), Văn học Việt Nam Văn học dân gian những tác phẩm
chọn lọc, NXBGD)
Ca dao phản ánh những cảnh sinh hoạt truyền thống:
Hôm qua anh đến chơi nhà,
Thấy mẹ nằm võng thấy cha nằm giường.
Thấy em nằm đất anh thương…
(Bùi Mạnh Nhị, (1999), Văn học Việt Nam Văn học dân gian những tác phẩm
chọn lọc, NXBGD)
Thứ ba, ca dao phản ánh đời sống tình cảm của nhân dân.
Ca dao trước hết là tiếng hát về tình yêu của con người, đây là một tình cảm

phong phú, rộng lớn. Những thắng cảnh thiên nhiên mọi miền đất nước, những công
trình văn hóa từ bao đời được khắc hoạ như một bức tranh rộng lớn trong ca dao, thể
hiện nhận thức về lãnh thổ tổ quốc, lòng yêu mến, tự hào về đất nước, con người.
Nhất cao là núi Ba Vì
Thứ ba Tam Đảo, thứ nhì Độc Tôn
Nhất cao là núi Tản Viên
Nhất sâu là vũng Thủy Tiên cửa Vường..
(Bùi Mạnh Nhị, (1999), Văn học Việt Nam Văn học dân gian những tác phẩm
chọn lọc, NXBGD)
Sự giàu có của những sản vật tự nhiên và những sản phẩm do bàn tay sáng tạo
của con người đã làm nên nét đẹp quê hương có mặt rất nhiều trong ca dao
Lụa này thật lụa cố đô
Chính tong lụa cống các cô đang dùng
16


(Bùi Mạnh Nhị, (1999), Văn học Việt Nam Văn học dân gian những tác phẩm
chọn lọc, NXBGD)
Ca dao trữ tình về tình yêu nam nữa có nội dung phản ánh mọi biểu hiện của tình
cảm đôi lứa trong tất cả những chặng đường của nó: giai đoạn gặp gỡ, ướm hỏi nhau,
giai đoạn gắn bó trao gửi những lời thề nguyền, giai đoạn hạnh phúc với niềm ước mơ,
những nỗi nhớ nhưng hoặc khổ đau với những lời than thở, oán trách…
Hôm qua tát nước đầu đình
Bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen
Em được thì cho anh xin
Hay là em để làm tin tỏng nhà
Áo anh sứt chỉ đường tà
Vợ anh chưa có mẹ già chưa khâu
Áo anh sứt chỉ đã lâu
Mai mượn cô ấy về khâu cho cùng

Khâu rồi anh sẽ trả công
Ít nữa lấy chồng anh sẽ giúp cho
Giúp em một thúng xôi vò
Một con lợn béo, một vò rượu tăm
Giúp em đôi chiếu em nằm
Đôi chăn em đắp, đôi trằm em đeo
Giúp em quan tám tiền treo
Quan năm tiền cưới lại đèo buồng cau
(Bùi Mạnh Nhị, (1999), Văn học Việt Nam Văn học dân gian những tác phẩm
chọn lọc, NXBGD)
Một bộ phận bài ca còn mang thêm ý nghĩa xã hội, những bài ca nói đến sự trắc
trở của tình yêu đôi lứa.
Ca dao trữ tình rất phong phú với những biểu hiện của tình cảm gia đình: tình
cảm vợ chồng, tình cảm cha mẹ và con cái, tình cảm anh em,… phản ánh nhiều mặt
đời sống của tình cảm nhân dân. Đây là hình ảnh một gia đình truyền thống.
Thứ tư, ca dao phản ánh đời sống xã hội cũ.

17


Ca dao trữ tình lấy đề tài trong đời sống xã hội khắc họa một bức tranh phong
phú về hiện thực. Ca dao phản ánh tâm trạng đau khổ, chua xót, uất ức, thái độ phản
kháng của nhân dân chống ách thống trị phong kiến.
Gánh cực mà đổ lên non
Còng lưng mà chạy, cực còn chạy theo
Con vua thì lại làm vua
Con sãi ở chùa lại quét lá đa
Bao giờ dân nổi can qua
Con vua thất thế lại ra quét chùa.
(Bùi Mạnh Nhị, (1999), Văn học Việt Nam Văn học dân gian những tác phẩm

chọn lọc, NXBGD)
Ca dao phản ánh khá nổi bật đời sống, tâm trạng người phụ nữ trong xã hội cũ.
Đây cũng là những tâm trạng uất ức, đau khổ trước những bất công xã hội áp đặt đối
với người phụ nữ:
Thân em như giếng giữa đàng
Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân
(Bùi Mạnh Nhị, (1999), Văn học Việt Nam Văn học dân gian những tác phẩm
chọn lọc, NXBGD)
Thứ năm, ca dao chứa đựng tiếng cười trào phúng.
Ca dao trào phúng và ca dao trữ tình có mối quan hệ khăng khít với nhau. Ca dao
trào phúng thể hiện tính thích trào lộng của nhân dân. Phạm vi đề tài của ca dao trào
phúng cũng rất rộng rãi. Các hiện tương trái tự nhiên, không bình thường có thể trở
thành đối tượng của nó.
Phần lớn ca dao có nội dung trào phúng xã hội. Bằng tiếng cười trào phúng, nhân
dân phê phán, đả kích gia cấp thống trị, những hiện tượng không bình thường, phi lý,
những tệ trạng… thể hiện khát vọng của nhân dân về một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Những bài thách cưới có tính chất trào phúng phê phán những phong tục thách
cưới, nộp cheo, là những hủ tục trong chế độ hôn nhân xưa.
Nhân dân hướng mũi nhọn đả kích tầng lớp thống trị phong kiến tập trung vào
một số hiện tượng rất quen thuộc trong văn học dân gian: vua chúa, các loại văn quan,
quan võ, thầy cúng, thầy bói,…
18


Từ sự phê phán những biểu hiện cụ thể, đây còn là quan điểm của nhân dân về
vấn đề tôn giáo.
c. Đặc điểm nghệ thuật ca dao
Về thể thơ, ca dao sử dụng nhiều thể thơ khác nhau. Thể thơ lục bát gồm câu sáu,
câu tám, thể thơ này rất phổ biến trong ca dao. Thể song thất lục bát gồm hai câu bảy,
câu sáu, câu tám, được sử dụng không nhiều. Thể vãn thường gồm một câu có bốn

hoặc năm chữ, rất đắc dụng trong đồng dao. Ngoài ra ca dao cũng sử dụng hợp thể là
thể thơ gồm từ bốn, năm chữ thường kết hợp với lục bát biến thể.
Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn
(Bùi Mạnh Nhị, (1999), Văn học Việt Nam Văn học dân gian những tác phẩm chọn
lọc, NXBGD)
Các thể thơ phong phú diến tả được nhiều tư tưởng tình cảm của nhân dân.
Về cấu tứ, các kiểu cấu tứ của ca dao rất phong phú. Cấu tứ theo lối ngẫu nhiên
không có chủ đề nhất định:
Cái sáo mặc áo em tao,
Là tổ cây cà,
Làm nhà cây chanh…
Cấu tứ theo lối đối thoại khá phổ biến trong ca dao:
Bây giờ mận mới hỏi đào
Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?
Mận hỏi thì đào xin thưa,
Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào.
(Bùi Mạnh Nhị, (1999), Văn học Việt Nam Văn học dân gian những tác phẩm
chọn lọc, NXBGD)
Cấu tứ theo lối phô diễn về thiên nhiên là một kiểu cấu tứ quen thuộc trong ca dao:
Một đàn cò trắng bay tung
Bên nam bên nữ ta cùng hát lên.
(Bùi Mạnh Nhị, (1999), Văn học Việt Nam Văn học dân gian những tác phẩm
chọn lọc, NXBGD)
19


Về ngôn ngữ, cách sử dụng và tổ chức ngôn ngữ ca dao rất độc đáo. Có những

lời ca dao giản dị, cụ thể. Có những lời ca dao điêu luyện, tinh tế:
Công cha như núi Thái sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
(Bùi Mạnh Nhị, (1999), Văn học Việt Nam Văn học dân gian những tác phẩm
chọn lọc, NXBGD)
Về thời gian nghệ thuật trong ca dao là thời gian hiện tại, lúc diễn xướng bài ca:
Tháng chạp là tết trồng khoai
Tháng giêng trồng đậu, tháng hai trồng cà.
Tháng ba thì đậu đã già
Ta đi ta hái về nhà phơi khô
Tháng tư đi tậu trâu bò
Để ta sắm sửa làm mùa tháng năm.
(Bùi Mạnh Nhị, (1999), Văn học Việt Nam Văn học dân gian những tác phẩm
chọn lọc, NXBGD)
Không gian nghệ thuật trong ca dao là không gian có tính hiện thực, xác định.
Về các biện pháp nghệ thuật truyền thống, ca dao sử dụng các biện pháp nghệ
thuật tiêu biểu như so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, chơi chữ,…
Bà già đi chợ cầu Đông
Bói xem một quẻ lấy chồng lợi không.
Thầy bói xem quẻ nói rằng
Lợi thì có lợi nhưng răng không còn
(Bùi Mạnh Nhị, (1999), Văn học Việt Nam Văn học dân gian những tác phẩm
chọn lọc, NXBGD)
1.1.3.2. Chức năng của ca dao trong việc giáo dục trẻ em
Ca dao là kho tàng quý báu của nền văn học dân tộc. Đặc biệt giá trị giáo dục
chính là cái gốc, cái hồn để những câu ca dao tồn tại đến ngày hôm nay.
Từ khi sinh ra trẻ em đã được tiếp xúc với ca dao qua những lời hát ru ầu ơ của
bà, của mẹ. Những câu ca dao đó luôn để lại những ấn tượng sâu sắc trong suốt cuộc

20


×