Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

thị trường lao động Việt Nam.DOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.99 KB, 22 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Quản trị nguồn nhân sự ngày càng đóng vai trò quan trọng và then chốt
trong các tổ chức, các doanh nghiệp. Công tác quản trị nhân sự đóng vai trò
hết sức quan trọng trong sự thành bại của một tổ chức,Trong đó lực lượng lao
động lại vô cùng dồi dào và phức tạp, để nắm vững hơn về thị trường lao
động Việt Nam hiện nay ,chúng ta sẽ phân tích một sô vấn đề dưới đây .
1
I.TÌM HIỂU VỀ THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM
HIỆN NAY
A)Thị trường lao động Việt Nam: Những diễn biến mới nhất
Chỉ số cầu trên thị trường lao động đã đạt 15.025 điểm, tăng 4.475 điểm
(142%) so với quý 1/2007. Chỉ số cung cũng lên 11.580 điểm, tăng thêm
2.716 điểm (30%) so với quý 1/2007. Sự phát triển thương mại điện tử - sự
bùng nổ thông tin và quảng cáo trên internet - có thể là nguyên nhân dẫn tới
sự tăng trưởng này.
Vietnamworks.com vừa đưa ra bản báo cáo về thông số nhân lực trực
tuyến Việt Nam trong quý II/2007. Theo đó, thị trường lao động Việt Nam
thời gian gần đây đã xuất hiện những tín hiệu lạc quan.
1) Chỉ số cung và cầu đều tăng
Chỉ số cầu trên thị trường lao động đã đạt 15.025 điểm, tăng 4.475 điểm
(142%) so với quý 1/2007. Chỉ số cung cũng lên 11.580 điểm, tăng thêm
2.716 điểm (30%) so với quý 1/2007. Sự phát triển thương mại điện tử - sự
bùng nổ thông tin và quảng cáo trên internet - có thể là nguyên nhân dẫn tới
sự tăng trưởng này.
Trong quý II/2007, chỉ số cầu nhân lực của 46 (trong tổng số 56 ngành,
nghề) đã tăng. Lĩnh vực sales (bán hàng) dẫn đầu về tốc độ gia tăng chỉ số cầu
nhân lực trong các nhóm ngành nghề với 447 điểm; lĩnh vực bán lẻ/ bán sỉ
dẫn đầu danh sách chỉ số cầu theo tỉ lệ với mức tăng 232%. Tiếp theo đó là
các lĩnh vực kế toán/ tài chính và công nghệ thông tin/ phần mềm. Các lĩnh
vực lao động thời vụ/ lao động hợp đồng giảm 25%, đứng đầu trong danh
2


sách sụt giảm cầu nhân lực theo tỉ lệ. Nguồn lao động trong lĩnh vực da giày
giảm 19%, và mới xuất hiện trong danh sách này là lĩnh vực dịch vụ an ninh
giảm 10%. Các lĩnh vực nhà hàng/ dịch vụ ăn uống, nông nghiệp/ lâm nghiệp
cũng giảm từ 15-18%.
Với sự bùng nổ nhanh chóng của ngành Ngân hàng cùng với sự ra đời
của các ngân hàng mới, lĩnh vực ngân hàng/ đầu tư đã vươn lên dẫn đầu tốc
độ tăng trưởng trong danh sách cung nhân lực, tăng 245 điểm (678) so với
quý I/2007, tiếp theo là lĩnh lực kế toán/ tài chính tăng 240 điểm (813). Hành
chính và quản lý điều hành cũng là một trong số các lĩnh vực dẫn đầu chỉ số
cung nhân lực theo số lượng. Ngành Nhân sự chứng tỏ sức hấp dẫn thu hút
người tìm việc với 457 điểm, tăng 119 điểm so với ba tháng đầu năm 2007.
Không chỉ dẫn đầu danh sách cung nhân lực theo số lượng, lĩnh vực ngân
hàng/ đầu tư còn dẫn đầu danh sách này theo tỉ lệ với tốc độ gia tăng 57%.
Tiếp theo là các lĩnh vực kế toán/ tài chính (+42%), môi trường/ xử lý chất
thải (+40%), bất động sản (+39%), biên phiên dịch (+39%), bán lẻ/ bán sỉ
(+39%).
2) Vẫn tiếp tục thiếu nhân lực
Ông Jonah Levey - Tổng giám đốc của Navigos Group và
VietnamWorks.com, nhận định: Cả chỉ số cung lẫn cầu đều tăng chứng tỏ thị
trường lao động ngày càng nóng dần lên. Nhu cầu về nhân sự không ngừng
gia tăng là điều có thể dự liệu được, bởi tốc độ phát triển kinh tế của Việt
Nam hiện đạt tốc độ rất cao, đặc biệt là sau khi gia nhập WTO. Sự gia tăng
chỉ số cung là tín hiệu tốt cho các nhà tuyển dụng, bởi đó có nhiều cơ hội hơn
trong chiến lược tìm kiếm nhân tài để theo kịp với sự phát triển của nền kinh
tế. Dự báo, bên cạnh tình trạng khan hiếm lao động phổ thông ở các vùng
kinh tế trọng điểm tiếp tục diễn ra với mức độ ngày càng gay gắt, nhu cầu
3
nhân sự cao cấp trong nhiều ngành nghề cũng sẽ nóng hơn. Cụ thể, các ngành
nghề sẽ thiếu nhân lực, gồm: bán hàng, công nghệ thông tin/ phần mền, kế
toán/ tài chính, tiếp thị, quản lý điều hành, kỹ thuật ứng dụng, kiến trúc, xuất

nhập khẩu… Riêng lĩnh vực ngân hàng, mặc dù chỉ số nguồn cung tăng cao,
nhưng so với nhu cầu thực tế thì vẫn còn nhiều bất cập cả về số lượng lẫn chất
lượng.
Theo phân tích của bà Tiffany Nguyễn, Giám đốc Phát triển Chiến lược
của Vietnamworks.com, thì sau quý 1 với nghịch lý cầu tăng, cung giảm, thì ở
quý 2 này, cung đã biết cách tự điều tiết để theo kịp cầu. Nhiều khả năng
trong quý 3, thời điểm các tân khoa mới tốt nghiệp có nhu cầu tìm việc rất
lớn, nguồn cung sẽ tiếp tục tăng mạnh. Đây sẽ là thời điểm đầy lợi thế cho các
nhà tuyển dụng, bởi họ có nhiều cơ hội chọn lựa nhân tài.
3) Sôi động ở hai trung tâm lớn
Thành phố Hồ Chí Minh vẫn vững vàng ở vị trí dẫn đầu trong phạm vi
tuyển dụng trực tuyến trên cả nước với tỷ lệ 50%. Địa phương này tiếp tục
khẳng định sự tác động mạnh mẽ của mình đến thị trường lao động Việt Nam,
tăng thêm 2% so với những tháng đầu năm. Hà Nội cũng chứng tỏ tiềm năng
phát triển của thủ đô khi tiếp tục đạt tốc độ gia tăng từ 31% lên 32%. Như vậy
so với quý 4/2006, khu vực Hà Nội đã đạt tốc độ tăng trưởng 4%.
Đây cũng chính là nơi có nguồn cung và cầu nhân lực lớn nhất cả nước.
Tuy nhiên, nguồn cung ở hai trung tâm đào tạo lớn này hiện nay vẫn thấp hơn
nguồn cầu từ 40-60%. Về chất lượng, nhân lực trong nhiều lĩnh vực vẫn chưa
đáp ứng được yêu cầu của các nhà tuyển dụng. Thực tế này đòi hỏi các trung
tâm đào tạo cần tiếp tục phát triển về quy mô, điều chỉnh phương hướng, nội
dung và cách thức đào tạo thì mới có thể bắt kịp nhu cầu của thị trường lao
động.
4
Trong khi đó, khu vực miền Trung và Đồng bằng sông Cửu Long cần
phải có những bước đột phá cả trong đào tạo cũng như phát triển thị trường
lao động thì mới mong thoát khỏi vùng trũng về nhân lực, có thể đáp ứng
được yêu cầu của quá trình phát triển kinh tế - xã hội của khu vực./.(VOV)
5
B) Thị trường lao động thời hội nhập WTO: Thị trường mở, nguy cơ

mất việc tăng
Sau khi Việt Nam (VN) chính thức được kết nạp vào Tổ chức Thương
mại Thế giới (WTO), một trong những vấn đề tác động nổi cộm với Việt
Nam là thị trường lao động. Là thành viên WTO, VN sẽ tham gia vào hệ
thống phân phối lao động quốc tế. Bên cạnh những lợi thế và cơ hội, sẽ có
nhiều thách thức hơn về thị trường lao động
1)Thị trường trước thời điểm WTO
Những năm qua, thị trường lao động VN đã hình thành, tại các TP lớn
như Hà Nội, TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương... có hàng ngàn trung tâm
dịch vụ, giới thiệu việc làm, giúp DN có thêm kênh tuyển chọn lao động. Gia
nhập WTO, đầu tư nước ngoài tăng vì vậy khối lượng xiệc làm cũng tăng lên,
đặc biệt là trong các ngành sử dụng nhiều lao động với giá trị XK cao như
ngành Dệt may, Thủy sản, Thủ công mỹ nghệ, Nông nghiệp... Tỷ trọng lao
động được đào tạo nghề, có trình độ chuyên môn tăng do áp lực cạnh tranh
tìm kiếm việc làm. Số lượng lao động làm việc ở nước ngoài tăng nhanh,
trong đó tỷ trọng lao động có chuyên môn tăng rất nhanh do mở cửa và hội
nhập thị trường lao động quốc tế. Khi thương mại và đầu tư quốc tế tăng lên
sẽ làm tăng thu nhập, các mối quan hệ quốc tế và sự giao tiếp xuyên biên giới
cũng sẽ tăng lên. Những thay đổi này sẽ góp phần thúc đẩy nhu cầu của quốc
gia, cả về chất và lượng lao động.
Theo các chuyên gia nghiên cứu kinh tế, tác động của việc gia nhập
WTO đối với công ăn việc làm sẽ trên 3 lĩnh vực: Thứ nhất, khu vực có vốn
đầu tư nước ngoài (FDI) sẽ chịu ảnh hưởng bởi những quy định về đầu tư của
WTO. Thứ hai là các DN trong khu vực XK, đặc biệt là những DN sử dụng
nhiều lao động sẽ chịu tác động của các qui định về thương mại của WTO.
Thứ ba, là những khu vực khác bị tác động trực tiếp bởi thương mại toàn cầu.
Đối với những khu vực này, sự tăng lên trong thương mại quốc tế sẽ gián tiếp
dẫn đến sự tăng cầu trên thị trường trong nước, khiến cho nhu cầu lao động
6
II) Những gợi ý để có được một lực lượng lao động năng động

va mạnh mẽ
A) Nâng chất lượng lao động: Cần một chiến lược quốc gia
Chất lượng lao động thấp tác động xấu đến khả năng cạnh tranh của nền
kinh tế. Thị trường lao động vẫn đang chập chững những bước đi đầu tiên và
gần như hoàn toàn tự phát.
Tại Nhà máy Nghi Sơn (Thanh Hóa), tổng quỹ lương của 20 chuyên gia
Nhật Bản bằng tổng quỹ lương của gần 2.000 người VN. Ở một số dịch vụ
khác như ngân hàng, y tế... có tới 40% tổng số lao động có thu nhập từ 14.000
USD/năm trở lên là người nước ngoài. Phát biểu trên của Thứ trưởng Bộ LĐ-
TB-XH Lê Duy Đồng tại một cuộc hội thảo về nguồn nhân lực khi VN gia
nhập WTO tổ chức mới đây khiến nhiều người băn khoăn.
1) Đông nhưng không tinh
Đến cuối năm 2005, tỉ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên chiếm 53,4% dân số
(trên 44 triệu người). Theo thống kê của Bộ LĐ-TB-XH, có đến 74,7% lực
lượng lao động chưa qua đào tạo; còn số lao động đã qua đào tạo cũng không
hoàn toàn giỏi nghề. Chính vì vậy, năng suất của lao động VN kém lao động
các nước trong khu vực ASEAN từ 2 đến 15 lần.
Ông Nguyễn Tấn Sang, Giám đốc Công ty Cơ khí Trùng Dương (Q. 12,
TP.HCM), cho biết: “Khi tuyển lao động, chúng tôi phải đào tạo lại toàn bộ
trước khi đưa vào sử dụng”. Thực trạng này dẫn đến nghịch lý: Nguồn nhân
lực thì dồi dào nhưng doanh nghiệp (DN) lại luôn kêu thiếu!
Chất lượng lao động thấp sẽ có tác động xấu tới khả năng cạnh tranh của
nền kinh tế. Trong khi đó, với lực lượng lao động giản đơn quá lớn sẽ tạo áp
7
lực rất cao cho vấn đề giải quyết việc làm. Một bộ phận lớn lao động ở các
khu vực mới đô thị hóa, lao động chuyển dịch từ nông thôn không có tay
nghề, lại thiếu cả ý thức, tác phong, thái độ làm việc... càng làm cho mâu
thuẫn giữa “thừa” và “thiếu” thêm gay gắt.
Bà Nguyễn Thị Ngọc Thủy, Giám đốc Công ty Thực phẩm Phương Liên
(Q. 8, TP.HCM), khái quát hình ảnh công nhân của bà trong câu: “Nắng ngủ,

mưa nghỉ, mát trời đi chơi”. Tác phong nông dân ấy sẽ gây khó cho cả DN lẫn
người lao động.
2) Phải có “sản phẩm” phù hợp
Khi VN gia nhập WTO, tuy không có cam kết về mở cửa thị trường lao
động nhưng chắc chắn sẽ có một dòng chảy lao động nước ngoài vào thị
trường trong nước từ các gói dịch vụ do nước ngoài cung cấp. Chất lượng lao
động thấp là nguyên nhân chính dẫn đến nhiều vị trí chủ chốt trong DN phải
sử dụng người nước ngoài. Để hạn chế dòng chảy này, tức không để thua
ngay trên “sân nhà”, cách tốt nhất là nâng cao chất lượng lao động tại chỗ để
có thể đáp ứng yêu cầu của nhà đầu tư. Đây không phải là chuyện của riêng
DN hay của người lao động mà đòi hỏi một chiến lược ở tầm quốc gia.
Bộ LĐ-TB-XH đã đưa ra mục tiêu nâng tỉ lệ lao động qua đào tạo lên
40% vào năm 2010. Trong đó, trọng tâm là dạy nghề cho lực lượng lao động
làm việc tại các khu công nghiệp tập trung. Để làm được điều này, kế hoạch
của bộ là đầu tư nâng cấp hệ thống trường đào tạo nghề lên ngang tầm khu
vực. Dự kiến, sẽ có 25 trường và 10 trung tâm đào tạo được đầu tư từ nguồn
vốn ODA. Ngoài ra, 30 trường trọng điểm và khoảng 100 trung tâm dạy nghề
của cả nước cũng sẽ được đầu tư nâng cấp.
Tuy nhiên, vấn đề được nhiều DN quan tâm là dạy cái gì và dạy thế nào
để “đầu ra” có thể sử dụng; nếu phải đào tạo lại thì chỉ là đào tạo cho phù hợp
8

×