Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC - BẢN CHẤT CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG Ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.55 KB, 21 trang )

MỞ ĐẦU
Triết học Mác ra đời vào những năm 40 của thế kỷ XIX đã được thừa
nhận là một cuộc cách mạng trong lịch sử triết học nhân loại. Cuộc cách mạng
đó đã đưa triết học nhân loại chuyển sang một thời kỳ mới về chất, từ thời kỳ
chủ yếu là “giải thích thế giới” sang thời kỳ không chỉ “giải thích thế giới”,
mà còn “cải tạo thế giới”.
Thực chất của cuộc cách mạng trong lịch sử triết học do C.Mác thực hiện
được biểu hiện ở nhiều nội dung như: sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật lịch sử;
đưa triết học trở thành công cụ nhận thức và cải tạo thế giới; thiết lập mối liên
minh giữa triết học và các khoa học cụ thể… Trong đó, sự thống nhất giữa thế
giới quan duy vật và phương pháp biện chứng để xây dựng nên chủ nghĩa duy
vật biện chứng triệt để và “hoàn bị” là một trong những nội dung quan trọng
nhất của cuộc cách mạng.
Vì vậy, nghiên cứu, làm rõ vấn đề: “Bản chất của chủ nghĩa duy vật
biện chứng và một số vấn đề nghiên cứu về chủ nghĩa duy vật biện chứng ở
Việt Nam” có ý nghĩa rất quan trọng trong việc khẳng định bản chất khoa
học, cách mạng, sức sống trường tồn và sự cần thiết phải bảo vệ, phát triển
triết học Mác-Lênin trong thực tiễn lịch sử hiện nay. Đồng thời, nghiên cứu
vấn đề này là cơ sở để đánh giá những thành tựu và hạn chế của công tác
nghiên cứu, vận dụng chủ nghĩa duy vật biện chứng trong công cuộc đổi mới
ở nước ta hiện nay. Đó cũng là cơ sở để mở ra những vấn đề nghiên cứu, vận
dụng mới về chủ nghĩa nghĩa duy vật trong giai đoạn hiện nay.


NI DUNG
1. Bn cht ca ch ngha duy vt bin chng
Bn cht ca ch ngha duy vt bin chng c th hin vic gii
quyt ỳng n vn c bn ca trit hc trờn quan im thc tin, s
thng nht hu c gia th gii quan duy vt bin chng vi phộp bin
chng, quan nim duy vt trit v tớnh thc tin-cỏch mng ca nú.
Ch ngha duy vt bin chng gii quyt ỳng n vn c bn ca


trit hc trờn quan im thc tin.
Tất cả các hiện tợng trong thế giới chỉ có thể hoặc là hiện tợng vật chất,
tồn tại bên ngoài ý thức chúng ta, hoặc là hiện tợng tinh thần tồn tại trong ý
thức chúng ta. Mặc dù các học thuyết triết học đa ra các quan niệm khác nhau
về thế giới thì câu hỏi đặt ra cần trả lời là: Thế giới tồn tại bên ngoài đầu óc
con ngời có quan hệ nh thế nào với thế giới tinh thần tồn tại trong đầu óc con
ngời? t duy của con ngời có khả năng hiểu biết tồn tại thực của thế giới hay
không? Có thể nói, bất kỳ trờng phái triết học nào cũng có cái chung là phải
đề cập đến và giải quyết mối quan hệ giữa vật chất và ý thức.
Vấn đề quan hệ giữa vật chất và ý thức, giữa tồn tại và t duy hay giữa tự
nhiên và tinh thần là vấn đề cơ bản của triết học. Đây là vấn đề cơ sở, nền
tảng, xuyên suốt mọi học thuyết triết học trong lịch sử, quyết định sự tồn tại
của triết học. Kết quả và thái độ của việc giải quyết vấn đề cơ bản triết học
quyết định sự hình thành thế giới quan và phơng pháp luận của các triết gia,
xác định bản chất của các trờng phái triết học. Giải quyết vấn đề này là cơ sở,
điểm xuất phát để giải quyết các vấn đề khác của triết học, đồng thời quyết
định cách xem xét các vấn đề khác trong đời sống xã hội.
Vấn đề cơ bản của triết học có hai mặt. Mặt thứ nhất trả lời câu hỏi: giữa
vật chất và ý thức, giới tự nhiên và tinh thần cái nào có trớc, cái nào có sau,
cái nào quyết định cái nào? Mặt thứ hai trả lời câu hỏi: con ngời có khả năng
nhận thức đợc thế giới hay không?
V vn c bn ca trit hc, trong khi ch ngha duy tõm tuyt i húa
vai trũ ca ý thc, coi ý thc l ngun gc ca vt cht, sn sinh ra vt cht thỡ
vi vic khng nh bn cht ca th gii l vt cht, ch ngha duy vt trc
Mỏc ó gúp phn khụng nh vo vic chng li ch ngha duy tõm, t nn


móng cho sự phát triển của chủ nghĩa duy vật sau này. Tuy nhiên, chủ nghĩa
duy vật trước Mác đã mắc phải hạn chế duy vật về tự nhiên nhưng duy tâm về
xã hội và không thấy được vai trò tác động trở lại của ý thức.

Những hạn chế của chủ nghĩa duy vật trước Mác có nhiều nguyên nhân
nhưng nguyên nhân chủ yếu nhất là các nhà duy vật đó thiếu quan điểm thực
tiễn.
Kế thừa những yếu tố hợp lý và khắc phục những thiếu sót trong quan
điểm của các nhà triết học trước mình về thực tiễn, Mác và Ăngghen đã đem
lại một quan niệm đúng đắn, khoa học về thực tiễn. Thực tiễn là những hoạt
động vật chất “cảm tính”, có mục đích, có tính lịch sử xã hội của con người,
nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội.
Ở đây, cần khẳng định rằng, phạm trù thực tiễn không chỉ là phạm trù
của lý luận nhận thức Mácxít, mà còn là phạm trù xuyên suốt của triết học
Mácxít, của toàn bộ lý luận chủ nghĩa Mác nói chung. Thực tiễn không phải
bao gồm toàn bộ hoạt động của con người, mà chỉ là những hoạt động vật
chất để (phân biệt với hoạt động tinh thần, hoạt động lý luận), hay nói theo
thuật ngữ của Mác là hoạt động cảm tính của con người.
Thực tiễn gồm những dạng cơ bản hoạt động sản xuất vật chất.; hoạt
động chính trị - xã hội; hoạt động thực nghiệm khoa học. Thông qua các dạng
hoạt động thực tiễn đó ý thức con người được vật chất hóa, tư tưởng trở thành
hiện thực. Thông qua thực tiễn, ý thức con người không chỉ phản ánh thế giới
mà còn “sáng tạo ra thế giới”. Mác cho rằng “thực tiễn là nơi con người
chứng minh sức mạnh, chứng minh tính hiện thực và tính trần tục của tư
duy”1.
Bằng việc đưa quan điểm thực tiễn và hoạt động nhận thức, đặc biệt thấy
được vai trò quyết định của sản xuất vật chất đối với sự tồn tại và phát triển
của xã hội, các nhà triết học duy vật biện chứng đã khắc phục được hạn chế
của chủ nghĩa duy vật trước đó để giải quyết thỏa đáng vấn đề cơ bản của triết
1

C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, 2000, tập 42, tr371



học. Ở đây, trong khi khẳng định vai trò quyết định của các yếu tố vật chất,
các nhà chủ nghĩa duy vật biện chứng đã “không loại trừ việc các lĩnh vực tư
tưởng, đến lượt chúng lại có tác động ngược lại, nhưng là tác động cấp hai lên
những điều kiện vật chất ấy”, “Không loại trừ việc các lĩnh vực tư tưởng cũng
sẽ trở thành lực lượng vật chất, một khi nó thâm nhập vào quần chúng.
Chủ nghĩa duy vật biện chứng có sự thống nhất hữu cơ giữa thế giới
quan duy vật biện chứng với phép biện chứng. Có thể khẳng định rằng, lịch
sử triết học nhân loại từ thời cổ đại cho đến triết học cổ điển Đức, chủ nghĩa
duy vật và phép biện chứng luôn có sự tách rời nhau. Sự tách rời đó được gắn
liền với các hình thức lịch sử phát triển của chủ nghĩa duy vật và phép biện
chứng qua các thời kỳ từ cổ đại đến triết học cổ điển Đức.
Quá trình nghiên cứu, bảo vệ, phát triển chủ nhĩa Mác, Lênin đã nhận
xét: cái hạt nhân làm nên tính khoa học và bản chất cách mạng của học
thuyết Mác, chủ nghĩa Mác chính là thế giới quan duy vật biện chứng của
C.Mác - cái thế giới quan mà với nó, ông đã cùng với Ph.Ăngghen xây
dựng nên học thuyết triết học mới, trong đó chủ nghĩa duy vật và phép biện
chứng thống nhất với nhau một cách hữu cơ thành một hệ thống chỉnh thể
- chủ nghĩa duy vật biện chứng, một hình thức mới, một giai đoạn phát
triển cao của chủ nghĩa duy vật triết học.
Khi xây dựng hệ thống triết học của mình với tư cách "linh hồn sống"
của một học thuyết cách mạng triệt để và khoa học thật sự, C.Mác không
chỉ kế thừa một cách có chọn lọc và phê phán những thành tựu của tư duy
nhân loại, những thành quả sáng tạo lý luận của các nhà triết học trong lịch
sử triết học nhân loại, trực tiếp nhất là phép biện chứng của Hêghen và chủ
nghĩa duy vật của Phoiơbắc, mà còn khái quát hóa những thành tựu mới
nhất của khoa học đương thời, cũng như thực tiễn lịch sử nhân loại mà
trước hết, là thực tiễn đấu tranh cách mạng của giai cấp vô sản toàn thế
giới. Do vậy, có thể nói, sự ra đời của triết học Mác là một tất yếu lịch



sử không những vì nó là sự phản ánh khách quan thực tiễn xã hội, mà còn
là sự phát triển hợp lôgíc của lịch sử tư tưởng nhân loại, đúng như Lênin đã
khẳng định, "lịch sử triết học và lịch sử khoa học xã hội" đã chứng tỏ một
cách hết sức rõ ràng rằng, chủ nghĩa Mác nói chung, triết học của ông nói
riêng "không có gì giống "chủ nghĩa bè phái" hiểu theo nghĩa một học
thuyết đóng kín và cứng nhắc, nảy sinh ở ngoài con đường phát triển vĩ đại
của văn minh thế giới" 1.
Triết học Mác ra đời đã khắc phục được sự tách rời thế giới quan duy
vật và phép biện chứng. Song, nó không phải là sự "lắp ghép" đơn thuần
phép biện chứng với đỉnh cao là phép biện chứng của Hêghen và chủ nghĩa
duy vật với đỉnh cao là chủ nghĩa duy vật của Phoiơbắc. Để xây dựng triết
học duy vật biện chứng, C.Mác đã phải tiến hành phê phán và cải tạo triệt
để phép biện chứng duy tâm của Hêghen và chủ nghĩa duy vật siêu hình
của Phoiơbắc, tạo ra một phương pháp tư duy biện chứng "không những
khác phương pháp của Hêghen về cơ bản, mà còn đối lập hẳn với phương
pháp ấy"2 và giải thoát chủ nghĩa duy vật khỏi tính hạn chế siêu hình vốn
có, tính hạn chế "đặc thù" của nó, làm cho nó trở nên "hoàn bị" và được mở
rộng "từ chỗ nhận thức giới tự nhiên đến chỗ nhận thức xã hội loài
người", sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật lịch sử với tư cách "thành tựu vĩ đại
nhất của tư tưởng khoa học" 3.
Quan niệm duy vật triệt để. Chủ nghĩa duy vật biện chứng là chủ nghĩa
duy vật triệt để được thể hiện ở quan điểm duy vật về thế giới và duy vật về
xã hội. Đây là nội dung rất quan trọng để khẳng định tính khoa học và hoàn
bị của triết học Mác so với các hình thức triết học trước đây trong lịch sử.
Các loại hình triết học trước đây duy vật trong lĩnh vực tự nhiên nhưng lại
duy tâm khi nghiên cứu xã hội lịch sử. Triết học Mác- Lênin ra đời không
chỉ duy vật trong lĩnh vực tự nhiên mà còn duy vật khi nghiên cứu xã hội.
1

V.I.Lênin, Toàn tập, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva, 1980, tập 23, tr 49

C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, Nxb CTQG, H. 1995, tập 23, tr35
3
V.I.Lênin, Toàn tập, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva, 1980, tập 23, tr 53
2


Đó là cở sở để khẳng định tính chất duy vật triệt để của triết học MácLênin. Quan niệm duy vật về thế giới được thể hiện thông qua khẳng định
thế giới này là thế giới vật chất, thế giới này thống nhất ở tính vật chất, vật
chất là thực tại khách quan tồn tại độc lập với ý thức, quyết định ý thức và
được ý thức phản ánh. Như Mác-Ăngghen đã khẳng định: “bản chất vật
chất và tính thống nhất vật chất của thế giới được chứng minh không phải
bằng vài ba lời lẽ khéo léo của kẻ làm trò ảo thuật, mà bằng một sự phát
triển lâu dài, khó khăn của triết học và khoa học tự nhiên” 1.
Quá trình hình thành quan điểm duy vật về xã hội và cơ sở để hình thành
quan điểm duy vật về xã hội, Lênin viết: “Trong khi nghiên cứu sâu và phát
triển chủ nghĩa duy vật triết học, Mác đã đưa học thuyết đó tới chỗ hoàn bị và
mở rộng học thuyết ấy từ chỗ nhận thức giới tự nhiên đến chỗ nhận thức xã
hội loài người”2; “C.Mác và Ph.Ăngghen nhận thấy rằng, cũng như mọi hiện
tượng trong giới tự nhiên đều có nguyên nhân vật chất, sự phát triển của xã
hội loài người cũng do sự phát triển của lực lượng vật chất quyết định” 3. Vận
dụng quan điểm duy vật vào lĩnh vực xã hội, chủ nghĩa duy vật biện chứng
khẳng định xã hội là một bộ phận đặc thù của giới tự nhiên. Xã hội là sản
phẩm phát triển cao nhất và là một bộ phận đặc thù của giới tự nhiên. Sản
xuất vật chất là cơ sở của đời sống xã hội; phương thức sản xuất quyết định
quá trình sinh hoạt xã hội, chính trị và tinh thần nói chung; tồn tại xã hội
quyết định ý thức xã hội. Triết học Mác khẳng định, chỗ khác nhau căn bản
giữa con người với động vật là con người không chỉ dựa vào những cái đã có
sẵn trong tự nhiên mà bằng lao động sản xuất, tác đọng tích cực vào tự nhiên,
cải tạo tự nhiên nhằm tạo ra của cải vật chất cho đời sống của mình.
Sản xuất vật chất trong từng giai đoạn lịch sử lại được tiến hành bằng

một phương thức sản xuất nhất định. Phương thức sản xuất ấy quyết định sinh
1

C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, Nxb CTQG, H. 1994, tập 20, tr67
V.I.Lênin, Toàn tập, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva, 1980, tập 23, tr 53
3
V.I.Lênin, Toàn tập, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva, 1974, tập 2, tr 6
2


hoạt xã hội, chính trị và tinh thần. Sự thay đổi phương thức sản xuất sớm
muộn sẽ làm thay đổi các mặt khác của đời sống xã hội. Trong quá trình tồn
tại và phát triển, con người không chỉ gắn liền với một phương thức sản xuất
nhất định, mà còn gắn với điều kiện tự nhiên, dân số và những điều kiện sinh
hoạt khác.
Tính triệt để và hoàn bị của chủ nghĩa duy vật biện chứng trong triết học
Mác-Lênin còn được thể hiện ở quan niệm sự phát triển của các hình thái kinh
tế xã hội là một quá trình lịch sử tự nhiên, ở vai trò của quần chúng nhân dân
là chủ thể chân chính sáng tạo ra lịch sử.
Tính thực tiễn-cách mạng. Trên cơ sở giải quyết một cách đúng đắn,
thực sự khoa học "vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học, đặc biệt là của triết
học hiện đại" - vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại, giữa vật chất và ý
thức, C.Mác đã không chỉ xây dựng nên một hệ thống triết học mới, trong
đó chủ nghĩa duy vật biện chứng thống nhất với phép biện chứng duy vật
thành một chỉnh thể, mà còn đưa ra tuyên ngôn của một nền triết học hành
động, triết học thực tiễn, khi khẳng định hoạt động của con người là "hoạt
động khách quan", hoạt động thực tiễn và "vấn đề tìm hiểu xem tư duy của
con người có thể đạt tới chân lý khách quan không, hoàn toàn không phải
là một vấn đề lý luận mà là một vấn đề thực tiễn" và "chính trong thực tiễn
mà con người phải chứng minh chân lý, nghĩa là chứng minh tính hiện thực

và sức mạnh, tính trần tục của tư duy của mình" 1. Rằng, triết học phải lấy
sinh khí của mình và tự tạo ra sinh khí đó từ thực tiễn và do vậy vai trò xã
hội của nó, vị trí không thể thay thế của nó trong hệ thống tri thức khoa
học, cũng như sứ mệnh lịch sử lớn lao của nó trong đời sống nhân loại
không phải là ở chỗ "giải thích thế giới bằng nhiều cách khác nhau, mà là ở
chỗ "cải tạo thế giới" bằng cách mạng" 2.

1
2

C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, Nxb CTQG, H. 1995, tập 3, tr9-10
C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, Nxb CTQG, H. 1995, tập 3, tr12


Chủ nghĩa duy vật biện chứng là vũ khí lý luận của giai cấp vô sản. Chủ
nghĩa duy vật biện chứng ra đời đã được giai cấp vô sản tiếp nhận như một
công cụ định hướng cho hành động, là vũ khí lý luận trong cuộc đấu tranh tự
giải phóng mình và giải phóng toàn thể nhân loại. Chủ nghĩa duy vật biện
chứng khẳng định sự tất thắng của cái mới. Tính cách mạng sâu sắc của chủ
nghĩa duy vật biện chứng thể hiện thông qua việc nó phản ánh đúng đắn các
quy luật chi phối sự vận động và phát triển. Quá trình xóa bỏ cái cũ, cái lỗi
thời để xác lập cái mới, cái tiến bộ hơn là tất yếu.
2. Một số vấn đề nghiên cứu chủ nghĩa duy vật biện chứng ở Việt
Nam
Chủ nghĩa Mác – Lênin nói chung và triết học Mác- Lênin nói riêng với
tư cách là hệ tư tưởng, phương pháp luận chỉ đạo, hướng dẫn cho mọi hoạt
động của con người. Chính vì vậy, ở Việt Nam trong những năm qua, vấn đề
học tập, nghiên cứu triết học Mác – Lênin luôn được đề cao. Trong phần chủ
nghĩa duy vật biện chứng, đã có nhiều tác giả nghiên cứu nội dung của chủ
nghĩa duy vật biện chứng nhưng tập trung chủ yếu là vấn đề vật chất và ý

thức, nghiên cứu về phép biện chứng duy vật.
Trong hơn nửa thế kỷ qua, những người làm công tác nghiên cứu và
giảng dạy triết học đã có những đóng góp nhất định trong việc nghiên cứu các
quan niệm khác nhau về vật chất và ý thức, mối quan hệ vật chất ý thức, nhất
là quan niệm của triết học Mác - Lênin về các vấn đề này. Đặc biệt, nhiều
nghiên cứu đã tập trung làm sáng tỏ, phân tích quan điểm của C.Mác,
Ph.Ăngghen và V.I.Lênin về hai phạm trù cơ bản và rộng nhất của triết học
cũng như mối quan hệ giữa chúng. Song, để có những công trình nghiên cứu
chuyên sâu, có tầm cỡ về vấn đề này và nhất là để có những nghiên cứu có giá
trị làm cơ sở lý luận và phương pháp luận cho hoạt động cải tạo thực tiễn và
nhận thức khoa học, những người làm công tác nghiên cứu và giảng dạy triết
học cần có sự đầu tư công sức nhiều hơn nữa, đồng thời cần có sự hợp tác


chặt chẽ với các nhà khoa học trong các lĩnh vực khoa học khác, đặc biệt là
với các nhà khoa học tự nhiên.
Cũng như những vấn đề xung quanh các phạm trù vật chất, ý thức và mối
quan hệ giữa chúng, trong hơn nửa thế kỷ qua, phép biện chứng duy vật đã
được nghiên cứu khá toàn diện.
Trước hết, cần khẳng định rằng, trong các tác phẩm của mình, C.Mác và
Ph.Ăngghen đã xác định phép biện chứng duy vật như là "khoa học về mối
liên hệ phổ biến" và là "khoa học về những quy luật chung nhất của tự nhiên,
xã hội và tư duy”, kế thừa và phát triển những tư tưởng đó, V.I.Lênin đã coi
"phép biện chứng là học thuyết toàn diện nhất và sâu sắc nhất về sự phát
triển".
Căn cứ vào những chỉ dẫn trên đây của các tác gia kinh điển, các nhà
triết học macxít ở Liên Xô đã phân chia phép biện chứng duy vật thành ba bộ
phận chủ yếu đó là: hai nguyên lý ba quy luật và sáu cặp phạm trù. Ở Việt
Nam trong các giáo trình triết học, nội dung của phép biện chứng cũng được
quan niệm tương tự như vậy. Ở đây, chúng ta không bàn đến tính hợp lý hay

không hợp lý của quan niệm trên đây về nội dung của phép biện chứng, mà
lấy đó làm căn cứ để xem xét những cái đã làm được và những cái cần tiếp
tục làm trong thời gian tới.
Trong số hai nguyên lý của phép biện chứng duy vật: nguyên lý về mối
liên hệ phổ biến và nguyên lý về sụ phát triển thì nguyên lý về sự phát triển
được quan tâm nghiên cứu nhiều, mặc dù kết quả của sự nghiên cứu đó còn
khiêm tốn.
Nếu như trước đây, ở Liên Xô, lý thuyết về sự phát triển được nghiên
cứu một cách khá bài bản và trên nhiều khía cạnh thì ở Việt Nam, do những
nguyên nhân khác nhau, nguyên lý về sự phát triển chỉ được triển khai trên ba
hướng chủ yếu sau: Theo hướng thứ nhất, một số tác giả đã tập trung làm rõ
các khái niệm có liên quan đến phạm trù phát triển, như vận động, tiến bộ,


phát triển. Theo hướng thứ hai, một số tác giả đã tập trung nghiên cứu vấn đề
nguồn gốc, động lực của sự phát triển, mà đặc biệt là của sự phát triển xã hội.
Có thể nói, trong những năm vừa qua, đặc biệt từ nám 1990 trở lại đây,
hướng nghiên cứu này đã được khai thác khá nhiều. Sở dĩ như vậy là vì, bắt
đầu từ giữa những năm 80, khi bắt tay vào công cuộc đổi mới, chúng ta ngày
càng nhận ra vai trò động lực đặc biệt của con người trong sự phát triển kinh
tế - xã hội. Do đó, vấn đề được đặt ra là, làm thế nào khai thác được động lực
ấy và sử dụng được nó một cách có hiệu quả để thúc đẩy quá trình vận động
và phát triển xã hội.
Theo hướng thứ ba, một số tác giả đã nghiên cứu triết lý phát triển của
Việt Nam. Từ năm 1997 đến năm 2000, Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân
văn Quốc gia (nay là Viện Khoa học xã hội Việt Nam) đã có một chương
trình nghiên cứu triết lý phát triển của Việt Nam. Các tác giả tham gia chương
trình này đã tập trung nghiên cứu các vấn đề như: sự khác nhau giữa triết học
và triết lý, quan điểm của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin và Hồ Chí Minh về
triết lý của sự phát triển, triết lý về mối quan hệ giữa con người và tự nhiên,

giữa cái kinh tế và cái xã hội, giữa nhân tố nội sinh và nhân tố ngoại sinh.
Có thể nói, những công trình nghiên cứu về động lực của sự phát triển,
triết lý về sự phát triển trong những năm qua đã góp phần đáng kể vào việc cụ
thể hoá nguyên lý về sự phát triển của phép biện chứng duy vật trong lĩnh vực
xã hội.
Cùng với nguyên lý về sự phát triển, các quy luật cơ bản của phép biện
chứng cũng đã được chú ý nghiên cứu một cách thích đáng hơn. Một số công
trình nghiên cứu mang tính chất cơ bản và ứng dụng đã được công bố.
Trước hết, cần nói đến các nghiên cứu xung quanh phạm trù quy luật.
Đây là phạm trù hết sức cơ bản của phép biện chứng duy vật. Phạm trù đó đã
được các nhà triết học trong lịch sử bàn luận tương đối nhiều và tưởng như
mọi thứ đã trở nên rõ ràng, không còn vấn đề gì phải tranh luận. Nhưng, đến


năm 1986, khi Đảng ta nêu ra "Bài học về tôn trọng và hành động theo quy
luật khách quan" thì vấn đề nội dung của phạm trù quy luật lại bắt đầu được
đặt trở lại. Bởi lẽ, để tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan thì điều
quan trọng trước tiên là cần phải hiếu thế nào là quy luật?
Trước yêu cầu đó, một số tác giả đã xem xét phạm trù quy luật dưới góc
độ lịch sử, tập trung làm rõ các quan điểm khác nhau trong lịch sử triết học về
quy luật, trên cơ sở đó, nêu lên những đặc trưng cơ bản nhất của phạm trù đó.
Một số tác giả khác xem xét mối quan hệ giữa phạm trù quy luật với các
phạm trù khác của phép biện chứng duy vật để từ đó, vạch ra sự tương đồng
và khác biệt giữa phạm trù quy luật và các phạm trù khác của phép biện
chứng duy vật. Ngoài ra, phạm trù quy luật còn được xem xét trong mối
tương quan với phạm trù mâu thuẫn...
Trong số ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật: quy luật mâu
thuẫn (hay quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập), quy luật
lượng chất và quy luật phủ định của phủ định thì trong những năm qua, quy
luật mâu thuẫn được tập trung nghiên cứu nhiều hơn cả. Sở dĩ như vậy không

phải chỉ vì quy luật mâu thuẫn là quy luật cơ bản nhất, hay nói như Lênin, là
"hạt nhân" của phép biện chứng, mà chủ yếu là vì, trong những năm qua,
nhiều vấn đề thực tiễn đã đặt ra một cách hết sức cấp bách và muốn giải quyết
chúng buộc phải trở lại những vấn đề cơ bản có liên quan đến nội dung của
quy luật mâu thuẫn. Chẳng hạn, khi nghiên cứu những mâu thuẫn cơ bản của
xã hội ta hiện nay, chúng ta buộc phải giải quyết những vấn đề hết sức cơ bản,
như mâu thuẫn là gì, các loại mâu thuẫn, các cách thức giải quyết mâu thuẫn...
Có thể nói, trong những năm qua, nhiều đề tài, trong đó có cả đề tài cấp nhà
nước, nhiều bài báo, một số cuốn sách chuyên khảo và Luận án Tiến sĩ đã giải
quyết những vấn đề thực tiễn có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến quy
luật mâu thuẫn.


Về các phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật thì, kể từ năm 1986
đến nay, ngoài cặp phạm trù khả năng và hiện thực đã được nghiên cứu một
cách tương đối chuyên sâu, các cặp phạm trù khác của phép biện chứng duy
vật ít được nghiên cứu chuyên sâu hơn. Ngoài những bài báo, những luận án
tiến sĩ, luận văn thạc sĩ bàn trực tiếp đến nội dung của một số cặp phạm trù
của phép biện chứng duy vật, hầu như không có một chuyên khảo nào bàn sâu
đến một cặp phạm trù nào đó như cặp phạm trù khả năng và hiện thực mà
chúng tôi đã trình bày ở trên. Đây cũng là một mảnh đất trống nữa mà những
người làm công tác nghiên cứu chủ nghĩa duy vật biện chứng phải quan tâm.
Thực tiễn xã hội đang đặt ra nhiều vấn đề có liên quan đến nội dung của các
phạm trù của chủ nghĩa duy vật biện chứng cần tập trung công sức nghiên
cứu.
Như vậy, có thể nói, các thành quả mà những người nghiên cứu triết học
đạt được trong lĩnh vực chủ nghĩa duy vật biện chứng như đã trình bày ở trên
là đáng kể. Những nghiên cứu đó đã góp phần truyền bá thế giới quan duy vật
biện chứng, góp phần làm cho chủ nghĩa duy vật biện chứng trở thành cơ sở
phương pháp luận cho nhận thức và hoạt động thực tiễn. Đồng thời, các

nghiên cứu về chủ nghĩa duy vật biện chứng trong hơn nửa thế kỷ qua là
tương đối đa dạng, đi sâu vào từng khía cạnh, từng quy luật hoặc một vấn đề
cụ thể nào đó có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến chủ nghĩa duy vật biện
chứng. Nếu trừu tượng hoá đi các nghiên cứu cụ thể, chúng ta có thể nhận
thấy các nghiên cứu về chủ nghĩa duy vật biện chứng đi theo hai hướng chủ
yếu: Theo hướng nghiên cứu cơ bản và theo hướng nghiên cứu ứng dụng, tức
là đi vào những vấn đề do thực tiễn xã hội đặt ra nhưng có liên quan đến nội
dung của chủ nghĩa duy vật biện chứng.
Theo hướng nghiên cứu cơ bản, những người làm công tác nghiên cứu
triết học, một mặt, đã trình bày một cách có hệ thống những nguyên lý cơ bản
của chủ nghĩa C.Mác - Lênin, trên cơ sở đó, có sự điều chỉnh, chính xác hoá


những cách hiểu khác nhau để từ đó, ngày càng có được cách hiểu chính xác
hơn, mặt khác, nghiên cứu sâu về một vấn đề nào đó, trên cơ sở ấy, đề ra
những nguyên tắc phương pháp luận chỉ đạo hoạt động thực tiễn.
Theo hướng nghiên cứu ứng dụng, những người làm công tác nghiên cứu
triết học tập trung vào những vấn đề đó thực tiễn xã hội đặt ra bằng cách áp
dụng những nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật. Trong những
năm qua, số công trình nghiên cứu theo hướng này nhiều hơn. Bởi lẽ, các
nghiên cứu như vậy gần đây được đầu tư nhiều hơn và đồng thời, cũng dễ
thực hiện hơn. Có thể nói rằng, cả hai hướng nghiên cứu đó đều rất cần thiết.
Trong tương lai, các hướng nghiên cứu như vậy cần được tiếp tục triển khai.
Tuy nhiên, phải thẳng thắn thừa nhận rằng, so với yêu cầu phát triển của
chuyên ngành và của thực tiễn thì những kết quả đạt được trong thời gian qua
còn khá khiêm tốn. Vì vậy, để góp phần làm cho các nghiên cứu về chủ nghĩa
duy vật biện chứng nói chung và phép biện chứng duy vật nói riêng đáp ứng
các yêu cầu của thực tiễn, cần kết hợp một cách chặt chẽ hơn nữa giữa các
nghiên cứu cơ bản và các nghiên cứu ứng dụng.
Thứ nhất, trong các nghiên cứu cơ bản, cần đầu tư và tìm cách khắc

phục những "mảng trống" trong nội đung của chủ nghĩa duy vật biện chứng.
Như đã trình bày ở trên, những "mảng trống" trong chủ nghĩa duy vật biện
chứng còn khá nhiều. Trong số đó, không ít những "mảng trống" rất cần được
nghiên cứu để giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách. Ngay cả
những vấn đề đã được nghiên cứu gọi là tương đối nhiều thì không phải mọi
thứ đều đã có câu trả lời rõ ràng. Thêm vào đó, cuộc sống hiện nay đã và đang
đặt ra và đặt lại nhiều vấn đề triết học khá căn bản.
Chẳng hạn, ngay vấn đề vật chất, ý thức và mối quan hệ giữa chúng đã
và đang có những vấn đề chưa được giải quyết thấu đáo về mặt khoa học.
Như mọi người đều biết, một nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện
chứng là "trong thế giới không có gì khác ngoài vật chất đang vận động, mà


vật chất đang vận động không thể vận động như thế nào khác ngoài vận động
trong không gian và thời gian". Còn ý thức chẳng qua chỉ là cái vật chất được
di chuyển vào trong đầu óc con người và được cải biến đi trong đó, ý thức là
sản phẩm của bộ óc con nhười, là sự phản ánh tự giác, ít nhiều các sự vật,
hiện tượng và quá trình hiện thực của thế giới vật chất, nói như Lênin, đó là
hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan.
Như vậy, theo quan điểm của những người sáng lập chủ nghĩa duy vật
biện chứng, trong quan hệ giữa vật chất và ý thức, vật chất là cái tồn tại độc
lập với ý thức và quyết định nội đung của ý thức, còn ý thức là cái bị quyết
định và phụ thuộc vào vật chất. Nhưng chủ nghĩa duy vật biện chứng còn đi
xa hơn chủ nghĩa duy vật trước Mác khi thừa nhận sự tác động tích cực trở lại
của ý thức đối với vật chất, coi ý thức có thể đẩy nhanh hoặc kìm hãm sự phát
triển của thế giới vật chất thông qua hoạt động của con người. Nhưng xung
quanh nguyên lý cơ bản này, hàng loạt vấn đề lý luận đang được đặt ra, như
phải chăng vật chất, xét đến cùng, cái đóng vai trò quyết định, còn ở những
giai đoạn nhất định thì ý thức lại đóng vai trò quyết định? Nếu vật chất luôn
luôn đóng vai trò quyết định và ý thức có thể đẩy nhanh hoặc kìm hãm sự

phát triển của thế giới vật chất thì sự đẩy nhanh và kìm hãm đó là vô hạn hay
chỉ giới hạn trong phạm vi nào và với những điều kiện nào thì ý thức mới có
được vai trò như vậy? Có thể nói, không chỉ có mối quan hệ giữa vật chất và
ý thức, mà nhiều mối quan hệ của các phạm trù khác của triết học Mác, như
mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội mối quan hệ giữa cơ sở hạ
tầng và kiến trúc thượng tầng, mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị, mối quan
hệ giữa nhân tố khách quan và nhân tố chủ quan, cũng đặt ra những vấn đề
tương tự như vậy. Tình hình đó đòi hỏi những người nghiên cứu và giảng dạy
triết học phải có câu trả lời sáng rõ và cụ thể hơn về những vấn đề mang tính
nguyên lý cơ bản của triết học.


Bên cạnh đó, sự phát triển của khoa học và thực tiễn cũng đang đặt ra
những vấn đề xung quanh vật chất và ý thức cũng như mối quan hệ giữa
chúng. Hàng loạt vấn đề thuộc về ý thức và tâm linh con người đang đòi hỏi
triết học phải có câu trả lời, như ý thức là sự phản ánh của vật chất hay có sự
tồn tại độc lập bên ngoài của thế giới đó, những hiện tượng tìm mộ hay nói
chuyện với người âm là hiện tượng có thật hay chỉ là ảo thuật của các thày gọi
hồn... Đứng về mặt khoa học, đó là những hiện tượng cần phải được lý giải
một cách nghiêm túc. Khi khoa học chưa giải quyết được thấu đáo thì đó lại là
mảnh đất cho tôn giáo phát triển.
Hoặc khi nói về vai trò của thực tiễn đối với nhận thức, các nhà sáng lập
chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng, thực tiễn là cơ sở, là động lực, đồng
thời là tiêu chuẩn của chân lý. Nhưng, bản thân các ông lại khẳng định rằng,
tiêu chuẩn thực tiễn có tính tương đối và xét đến cùng, ngoài thực tiễn, để
kiểm tra tính đúng đắn của chân lý còn cần sử dụng các tiêu chuẩn khác,
chẳng hạn như tiêu chuẩn logic. Vấn đề đặt ra là tiêu chuẩn thực tiễn có mối
quan hệ như thế nào với tiêu chuẩn logic và nên hiểu tính tương đối của tiêu
chuẩn thực tiễn như thế nào và vận dụng nó ra sao trong quá trình kiểm tra
tính đúng đắn, tính chân lý của nhận thức… Có thể nói, còn rất nhiều vấn đề

tương tự như vậy cần được nghiên cứu thấu đáo về mặt lý luận và để nghiên
cứu những vấn đề đó thì cần phải có sự liên kết, phối hợp chặt chẽ giữa những
người làm công tác triết học với những người làm công tác nghiên cứu của
các ngành khoa học khác. Cái khó cho những người nghiên cứu về chủ nghĩa
duy vật biện chứng hiện nay là, để nghiên cứu tất những vấn đề của chủ nghĩa
duy vật biện chứng, người nghiên cứu phải nắm được những kiến thức nhất
định về khoa học hiện đại, đặc biệt là khoa học tự nhiên. Đúng như
Ph.Ăngghen đã khẳng định: "muốn có một quan niệm vừa biện chứng vừa
duy vật về tự nhiên thì người ta phải biết toán học và khoa học tự nhiên". Bản
thân Ph.Ăngghen cũng đã từng bỏ ra phần lớn thời gian trong tám năm để học


toán học và khoa học tự nhiên. Nhưng đối với nước ta hiện nay, việc tìm được
một người vừa giỏi triết học, vừa thạo khoa học tự nhiên là quá khó.
Các nghiên cứu cơ bản là tiền đề và cơ sở cho các nghiên cứu ứng dụng.
Các nghiên cứu ứng dụng chỉ có thể có hiệu quả nếu được dựa trên một cơ sở
vững chắc, đó là các nghiên cứu cơ bản. Lênin đã từng nhận xét rằng, "người
nào bắt tay vào những vấn đề riêng trước khi giải quyết vấn đề chung, thì đó,
trên mỗi bước đi, sẽ không sao tránh khỏi "vấp phải" những vấn đề chung đó
một cách không tự giác. Mà mù quáng vấp phải vấn đề đó trong những trường
hợp riêng, thì có nghĩa là đưa chính sách của mình đến chỗ có những sự dao
động tồi tệ nhất và mất hẳn tính nguyên tắc". Có thể coi những nghiên cứu cơ
bản là những nghiên cứu giải quyết các vấn đề chung, còn những nghiên cứu
ứng dụng là những nghiên cứu giải quyết các vấn đề cụ thể do thực tiễn cuộc
sống đặt ra. Vì vậy, để có những nghiên cứu ứng dụng tất, có thể giải quyết
một cách có hiệu quả những vấn đề do thực tiễn đặt ra cần phải có những
nghiên cứu cơ bản tất. Đương nhiên, để có những nghiên cứu cơ bản tốt, đó là
việc làm không đơn giản, bởi lẽ các nghiên cứu cơ bản, mặc dù ở nước ta
không nhiều, nhưng trên thế giới đã được tiến hành một cách khá bài bản.
Song, trong điều kiện nước ta, đó điều kiện về đội ngũ, trình độ của đội

ngũ những người làm công tác triết học và kinh phí đầu tư cho nghiên cứu
khoa học còn nhiều hạn chế, việc lựa chọn vấn đề nghiên cứu để tiến hành
nghiên cứu cơ bản cũng cần căn cứ vào nhu cầu của thực tiễn và để giải quyết
những vấn đề do thực tiễn trước mắt đặt ra, đồng thời cũng phải biết dự báo
trước những nhu cầu sắp tới của đất nước.
Thứ hai, bên cạnh các nghiên cứu cơ bản, cần tiến hành nghiên cứu
những vấn đề đó thực tiễn xã hội đặt ra. Đây là hướng nghiên cứu hết sức
quan trọng, là sự vận dụng những kiến thức cơ bản để giải quyết những vấn
đề thực tiễn, làm cho triết học gắn bó hơn với thực tiễn.


Tuy nhiên, ở đây, cần phải lưu ý rằng, hiệu quả của các nghiên cứu ứng
dụng chủ nghĩa duy vật biện chứng không giống như hiệu quả của các ngành
khoa học - kỹ thuật khác và cũng không giống với hiệu quả của sản xuất trực
tiếp. Nhìn chung, các kết quả đã nghiên cứu triết học mang lại không góp
phần giải quyết một cách trực tiếp, cụ thể cho rằng vấn đề cụ thể vô cùng đa
dạng của cuộc sống, mà chỉ là cơ sở có tính chất định hướng cho các lời giải
đáp trực tiếp, cụ thể đó.
Như vậy, hiệu quả của nghiên cứu ứng dụng phép biện chứng duy vật thể
hiện ở sự định hướng cho hoạt động thực tiễn vô cùng phong phú và đa dạng
của những kết luận chung và khái quát cao mà các nghiên cứu đem lại, chứ
không phải là những cách giải quyết cụ thể cho từng vấn đề cụ thể. Có thể
nói, nhiều khi hiệu quả của những kết luận mà triết học đem lại đối với xã hội
là vô cùng to lớn, là vô giá mà không thể nào tính thành tiền được. Bởi những
kết luận đó có thể làm thay đổi cả xu hướng hoạt động của xã hội.
Như vậy, cũng như bất kỳ một ngành khoa học nào khác, triết học nói
chung, chủ nghĩa duy vật biện chứng nói riêng có nhiệm vụ góp phần thiết
thực vào việc giải quyết nhiều vấn đề bức xúc của cuộc sống. Nhưng để có
nhiều đóng góp thiết thực, những người làm công tác triết học phải đứng từ
góc độ chuyên môn của mình, bằng con đường riêng, thông qua cách thức

riêng của triết học, chứ không hoàn toàn giống các khoa học khác. Nếu không
chú ý đến nét đặc thù của triết học, đến đúng góc độ mà từ đấy, triết học cần
phải làm để góp phần mình vào việc đáp ứng những đòi hỏi của thực tiễn thì
những người làm công tác nghiên cứu và giảng dạy triết học dễ bị lấn sân
sang lĩnh vực của các môn khoa học khác, lĩnh vực mà họ không hiểu biết
một cách thấu đáo. Trong trường hợp đó, chắc chắn hiệu quả đóng góp của
những người làm công tác nghiên cứu và giảng dạy triết học sẽ không cao.
Để gắn các nghiên cứu chủ nghĩa duy vật biện chứng với thực tiễn, làm
cho các nghiên cứu đó phục vụ thực tiễn có hiệu quả hơn và đúng góc độ


chuyên môn của mình, nhiệm vụ của các nhà triết học không phải tự mình lao
vào giải quyết từng vấn đề cụ thể, mà phải đi sâu nghiên cứu và giải quyết
những vấn đề triết học nảy sinh từ vấn đề cụ thể do thực tiễn đất nước đề ra
và thông qua đó, góp phần hoàn thiện lý luận triết học.
Thứ ba, mục đích của các nhà nghiên cứu triết học nói chung, chủ nghĩa
duy vật biện chứng nói riêng không phải chỉ để nghiên cứu mà nhằm phục vụ
thực tiễn. Vì vậy, để các nghiên cứu về chủ nghĩa duy vật biện chứng gắn bó
với thực tiễn, phục vụ một cách thiết thực cho hoạt động thực tiễn, các nghiên
cứu đó phải có nhiệm vụ phản biện cho các chủ trương, đường lối của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước. Điều đó có nghĩa là, từ các nghiên cứu
của mình, những người làm công tác nghiên cứu và giảng dạy có nhiệm vụ
góp tiếng nói phản biện cho các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước để trên cơ sở đó, các cơ quan Đảng và Nhà nước có
đủ căn cứ để đưa ra các quyết sách một cách hợp lý nhất, đúng đắn nhất. Thực
ra, phản biện là một chức năng không thể thiếu được của bất kỳ một khoa học
nào. Cũng như bất kỳ một khoa học nào khác, triết học nói chung phải có
chức năng phản biện. Nhưng, do tính chất đặc thù của triết học là nghiên cứu
những vấn đề có liên quan chặt chẽ với chủ trương, đường lối, chính sách của
Đảng và Nhà nước, nên các nghiên cứu triết học thường gắn chặt với chính trị

và mang tính nhạy cảm. Vì vậy, để thực hiện tốt chức năng đó, cần có một cơ
chế dân chủ đối với những người làm công tác lý luận nói chung, đối với
người làm công tác nghiên cứu và giảng dạy triết học nói riêng để sao cho
mọi người có thể trình bày thẳng thắn các ý kiến của biện của các nghiên cứu
triết học có hiệu quả, những người làm công tác nghiên cứu và giảng dạy triết
học không những phải đầu tư và cần được đầu tư để nâng cao chất lượng
nghiên cứu, mà còn phải có trách nhiệm chính trị trước dân tộc và đất nước.


KẾT LUẬN
Bản chất của chủ nghĩa duy vật biện chứng không phải là kết quả cảu sự
tư biện mà là thành tựu hoạt động thực tiễn, thành tựu tư duy khoa học của
nhân loại trong quá trình phản ánh thế giới. Trên tinh thần ấy, có thể khẳng
định, chủ nghĩa duuy vật biện chứng là cơ sở của thế giới quan khoa học.


Tuy nhiên, chủ nghĩa duy vật biện chứng là hệ thống mở nên chúng ta
không coi nó như một cái gì đã xong xuôi hẳn, bất khả xâm phạm mà luôn coi
nó phải cần được bổ sung, phát triển trên nền tảng phát triển của hoạt động
thực tiễn và hoạt động nhận thức. Chủ nghĩa duy vật biện chứng không phải
là giáo điều mà là kim chỉ nam cho hành động, nó đặt ra những yêu cầu có
tính nguyên tắc phương pháp luận mà từ những nguyên tắc ấy con người phải
vận dụng sáng tạo sao cho phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể.
Đối với Việt Nam, việc nghiên cứu và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa duy
vật biện chứng vào điều kiện lịch sử cụ thể ở nước ta trong giai đoạn hiện nay
là một yêu cầu cấp thiết. Chúng ta cần phải tiếp tục nghiên cứu chủ nghĩa duy
vật biện chứng ở các nội dung còn chứa đựng những vấn đề khoa học mà đến
nay chưa được nghiên cứu và làm sáng tỏ. Đặc biệt trong công cuộc đổi mới
đất nước hiện nay, vấn đề nghiên cứu và vận dụng các nguyên tắc phương
pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng trong phát triển đất nước theo

con đường xã hội chủ nghĩa cần phải được tiến hành thường xuyên để tổng
kết thực tiễn và bổ sung phát triển lý luận về mô hình chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, Nxb CTQG, H. 1995, tập 3
2. C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, Nxb CTQG, H. 1995, tập 20
3. C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, Nxb CTQG, H. 1995, tập 23
4.C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, Nxb CTQG, H. 2000, tập 42


5. V.I.Lênin, Toàn tập, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva, 1974, tập 2
6. V.I.Lênin, Toàn tập, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva, 1980, tập 23
7. Lịch sử triết học, PGS Vũ Ngọc Pha, Nxb Thống kê, Hà Nội, 2004
8. Giáo trình triết học (Dùng cho học viên cao học và nghiên cứu sinh
không thuộc chuyên ngành triết học), Nxb Lý Luận Chính Trị, HN. 2006
9. Giới thiệu những vấn đề triết học trong một số tác phẩm của C.Mác,
Ph.Ăngghen, V.I.Lênin, Nxb QĐND năm 2008



×