Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC - LÝ LUẬN VỀ GIAI CẤP VÀ ĐẤU TRANH GIAI CẤP TRONG TP ĐẤU TRANH GIAI CẤP Ở PHÁP 1848 - 1850 CỦA MÁC. Ý NGHĨA TRONG CUỘC ĐTGC Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (206.11 KB, 21 trang )

LÝ LUẬN VỀ GIAI CẤP VÀ ĐẤU TRANH GIAI CẤP TRONG TÁC
PHẨM “ĐẤU TRANH GIAI CẤP Ở PHÁP 1848 - 1850” CỦA MÁC. Ý
NGHĨA TRONG CUỘC ĐẤU TRANH GIAI CẤP Ở NƯỚC TA HIỆN
NAY
1. Bối cảnh lịch sử của tác phẩm:
Tình hình cách mạng thế giới, đặc biệt là tình hình cách mạng Pháp, Đức
những năm 1848-1850 diễn biến hết sức sôi động và phức tạp. Đây là giai
đoạn mà giai cấp tư sản làm cách mạng lật đổ chế độ quân chủ lập lên chế độ
cộng hoà. Lúc này cuộc đấu tranh giai cấp diễn ra hết sức gay go và quyết
liệt. Kết thúc giai đoạn này là cuộc chiến tranh Pháp - Phổ, LuiBôlapáctơ thua
trận và bị lật đổ. Công xã Pa ri ra đời, nhưng sau một thời gian thì thất bại.
Tình hình từ năm 1848-1850 diễn biến như sau:
Thời kỳ 1848-1849, đây là thời kỳ đặc biệt quan trọng, bước ngoặt trong
lịch sử xã hội. Đó là, sự ra đời tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản”
đánh dấu sự chín muồi của chủ nghĩa Mác. Sau cách mạng tháng 2 năm 1848
ở Pháp đã tác động mạnh mẽ đến phong trào công nhân; đồng minh những
người cộng sản được tổ chức lại, Mác được bầu làm chủ tịch.
Tháng 3 năm 1848, ở Đức phong trào đòi thống nhất đất nước cho chủ
nghĩa tư bản phát triển trở nên hết sức sôi nổi, song lúc này phong trào công
nhân còn quá yếu, chưa có tổ chức chặt chẽ và kém giác ngộ chính trị. Chính
vì thế, những người tiên tiến của giai cấp vô sản phải cộng tác với những
người dân chủ tư sản với tư cách là nhóm cánh tả. Đối với lực lượng này, Mác
luôn chú ý đến hai điểm: một là, phải đấu tranh phê phán tư tưởng giao động
của họ; hai là, không được lãng quên mục đích cuối cùng của mình. Cách
mạng dân chủ tư sản chỉ được coi là một bước nối tiếp của quá trình cách
mạng mà thôi, để làm được việc đó giai cấp vô sản phải tổ chức lại hội thợ
thuyền, tuyên truyền, giác ngộ quần chúng.
Tháng 2 năm 1848 cách mạng dân chủ tư sản nổ ra, giai cấp vô sản là
động lực của cách mạng. Sau 4 tháng (tháng 6 năm 1848) cuộc khởi nghĩa do
giai cấp vô sản lãnh đạo (Mác đánh giá đây là cuộc nội chiến đầu tiên của giai
cấp vô sản và tư sản). Sau một số ngày thì công nhân bị thất bại, giai cấp tư


sản ngóc đầu dậy đàn áp phong trào. Lúc này cuộc khởi nghĩa của công nhân
ở một số nước cũng nổ ra nhưng cuối cùng đều thất bại.
Mùa xuân 1849, các cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân tiếp tục nổ
ra, song không được sự ủng hộ của giai cấp tiểu tư sản, giai cấp công nhân
nhận thấy, cần phải cắt đứt với giai cấp tiểu tư sản, phải có tổ chức độc lập.
Trong điều kiện đó, Mác-Ăngghen đã tổng kết kinh nghiệm để đề ra sách lược
đấu tranh cho giai cấp công nhân, đặc biệt là tư tưởng cách mạng không
ngừng, làm cách mạng dân chủ tư sản sau đó phải tiến lên cách mạng vô sản.
Sau năm 1849, thời kỳ thế lực phản động thắng thế ở châu Âu, chúng ra
sức đàn áp phong trào cách mạng. Nghiên cứu tình hình cách mạng ở châu Âu


nói chung và tình hình đấu tranh giai cấp ở Pháp nói riêng, Mác và Ăngghen
đã đi đến kết luận: trong hoàn cảnh lịch sử mới, kinh tế tư bản phát triển rất
mạnh, thế lực phản động được củng cố, chúng sẽ liên hệ chặt chẽ với nhau, vì
thế trong một thời gian tới chưa có khủng hoảng kinh tế, dẫn tới chưa có
khủng hoảng chính trị và như vậy, cách mạng chưa thể nổ ra và giành thắng
lợi được. Cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản cần có sự thay đổi về chiến lược,
sách lược và các hình thức đấu tranh cho phù hợp, phải chuẩn bị lực lượng
một cách bền bỉ và thận trọng.
Từ tình hình nói trên Mác viết tác phẩm “Đấu tranh giai cấp ở Pháp
1848-1850” nhằm tổng kết phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và đề
xuất đường lối cách mạng của giai cấp vô sản.
Năm 1850, tác phẩm này được đăng trên báo thành hàng loạt bài; năm
1895, tác phẩm được Ăngghen cho xuất bản lại với nhan đề “Đấu tranh giai
cấp ở Pháp 1848-1850” và kèm theo lời mở đầu chi tiết trong đó, và bổ xung
thêm phần thứ tư dưới nhan đề: “việc huỷ bỏ quyền phổ thông đầu phiếu”.
Tác phẩm “Đấu tranh giai cấp ở Pháp 1848-1850” Mác đã phân tích một
giai đoạn khá dài và hết sức sôi động của lịch sử nước Pháp, đã khái quát một
cách tài tình về mặt lý luận cũng như những kinh nghiệm quan trọng của cuộc

cách mạng 1848-1849 và những kết quả của nó. Trong tác phẩm này, Mác đã
tiếp tục phát triển học thuyết mác xít về giai cấp và đấu tranh giai cấp; làm rõ
hoàn cảnh, vai trò, địa vị của các giai cấp, đặc biệt là giai cấp nông dân; tính
tất yếu của liên minh công nông trong đấu tranh cách mạng; mối quan hệ kinh
tế và chính trị; chuyên chính của giai cấp công nhân; về bạo lực cách mạng;
về nhà nước và cách mạng; mối quan hệ giữa cá nhân và lãnh tụ và một số
vấn đề khác về chủ nghĩa duy vật lịch sử.
2. Kết cấu của tác phẩm: Tác phẩm gồm 4 phần
Phần thứ nhất: Với tiêu đề “Thất bại tháng Sáu năm 1848”,
Phần thứ hai: Với tiêu đề “Ngày 13 tháng Sáu 1849”,
Phần thứ ba: Với tiêu đề “Hậu quả của sự kiện ngày 13 tháng Sáu 1849”,
Phần thứ tư: Với tiêu đề “Việc huỷ bỏ chế độ phổ thông đầu phiếu vào
năm 1850” (do Ăngghen viết bổ sung).
Tác phẩm “Đấu tranh giai cấp ở Pháp 1848-1850” của Mác được in trong
C.Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, Tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,
1993 (từ trang 15 đến trang 150).
3. Nội dung:
Trong tác phẩm “Đấu tranh giai cấp ở Pháp 1848-1850”, Mác trình bày
nhiều nội dung về chủ nghĩa duy vật lịch sử. Trong đó, lý luận về giai cấp và

2

2


đấu tranh giai cấp là một trong những nội dung lớn, chiếm vị trí quan trọng
trong tác phẩm.
Những nội dung chủ yếu về lý luận giai cấp và đấu tranh giai cấp
trong tác phẩm “Đấu tranh giai cấp ở Pháp 1848-1850”.
Một là, Mác đã phê phán giai cấp tư sản quan niệm về giai cấp.

Giai cấp tư sản quan niệm về giai cấp, họ cho rằng nền cộng hoà là vì
hoà bình, cùng nhau sống để hưởng hoà bình: “Đó chẳng qua chỉ là do một sự
hiểu lầm nên mới có sự phân chia thành giai cấp” 1. Rõ ràng chính phủ cộng
hoà đã ru ngủ giai cấp vô sản, làm cho giai cấp vô sản hiểu lầm và lẫn lộn bọn
quý tộc với giai cấp tư sản. Mác viết: “Như vậy là trong quan niệm của những
người vô sản thường hay lẫn lộn bọn quý tộc tài chính với giai cấp tư sản” 2.
Mác đã chỉ rõ, nguồn gốc, quyền lực thống trị của giai cấp thuộc về lực lượng xã
hội nào có sức mạnh về kinh tế: “Sự thiếu hụt về tài chính, ngay từ đầu, đã làm
cho nền Quân chủ tháng Bảy lệ thuộc vào tầng lớp trên của giai cấp tư sản” 3. Do
đó “Không phải giai cấp tư sản Pháp thống trị, mà thống trị là một bộ phận của
giai cấp ấy: bọn chủ ngân hàng, bọn vua sở giao dịch, bọn vua đường sắt, bọn chủ
các mỏ than và mỏ sắt, bọn chủ rừng và một bộ phận của giai cấp địa chủ cấu kết
với những bọn nói trên, tức là với những bọn mà người ta thường gọi là giới quý
tộc tài chính”4. Địa vị của các giai cấp phụ thuộc vào đại vị kinh tế của họ. Sở dĩ
giai cấp tư sản công nghiệp và các giai cấp khác mâu thuẫn gay gắt với chính phủ
cũng là do nguyên nhân kinh tế quyết định. Sau cách mạng tháng Bảy, thống trị xã
hội Pháp là một bộ phận của giai cấp tư sản: bọn chủ ngân hàng, bọn vua sở giao
dịch, bọn vua đường sắt, bọn chủ các mỏ than, mỏ sắt, bọn chủ rừng và một bộ
phận của giai cấp địa chủ cấu kết với các bọn nói trên, người ta thường gọi chúng
là bọn quý tộc tài chính. Dưới sự thống trị của bọn này nước Pháp thực sự đi vào
con đường bế tắc, không có cơ hội phát triển. Biểu hiện cụ thể: Giai cấp tư sản
công nghiệp, giai cấp công nhân và cả các tầng lớp tiểu tư sản không phát triển
được. Sự thống trị của chúng làm nẩy sinh các tệ nạn tiêu cực xã hội.
Mác phê phán thái độ nhu nhược, ảo tưởng của một bộ phận không thừa
nhận đối kháng giai cấp: “Cái thái độ nhu nhược không muốn thừa nhận những
đối kháng giai cấp, cái lối điều hoà một cách tình cảm những lợi ích giai cấp mâu
thuẫn nhau, cái ảo tưởng muốn vượt lên trên đấu tranh giai cấp” 5. Và giai cấp tư
sản muốn lập ra một chính phủ mới chấm dứt sự hiểu lầm giữa các giai cấp với
nhau, Mác cho rằng đó là điều giả dối: “Một chính phủ đang chấm dứt sự hiểu
lầm đáng sợ ấy giữa các giai cấp khác nhau”6. Đó là điều không bao giờ xảy ra.

1 C.Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, tập 7, Nxb CTQG, H.1993, tr 31.
2 C.Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, tập 7, Nxb CTQG, H.1993, tr 31.
3 C.Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, tập 7, Nxb CTQG, H.1993, tr 19.
4 C.Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, tập 7, Nxb CTQG, H.1993, tr 18.
5 C.Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, tập 7, Nxb CTQG, H.1993, tr 31.
6 C.Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, tập 7, Nxb CTQG, H.1993, tr 31.

3

3


Khi bàn về giai cấp chính Mác cũng cho rằng, ông không phải là người
phát hiện ra giai cấp, mà trước đó các nhà tư tưởng đã bàn đến và do chính
thực tiễn nó xuất hiện giai cấp. Nhưng cái mới của Mác khi bàn về vấn đề này
đó là: sự tồn tại của giai cấp gắn với nền sản xuất vật chất; cuộc đấu tranh của
giai cấp tất yếu sẽ dẫn đến chuyên chính vô sản; bản thân nền chuyên chính
vô sản là bước quá độ thủ tiêu giai cấp và xã hội không còn giai cấp.
Hai là, về mối quan hệ giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản.
Về mối quan hệ giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản, Mác cho rằng
giai cấp vô sản và giai cấp tư sản cùng tồn tại trong phương thức sản xuất tư
bản, nó là sự thống nhất của hai mặt đối lập. Mác viết: “Không có lao động
làm thuê thì không có tư bản, không có giai cấp tư sản, không có xã hội tư
sản”7.
Khi phân tích mối quan hệ giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản, Mác
cho rằng sự phụ thuộc lẫn nhau trong nền sản xuất, đồng thời cũng nói nên vai
trò của giai cấp tư sản. Mác viết: “Nói chung, sự phát triển của giai cấp vô sản
công nghiệp được quy định bởi sự phát triển của giai cấp tư sản công nghiệp.
Chỉ có sự thống trị của giai cấp này thì sự tồn tại của giai cấp vô sản công
nghiệp mới có được một quy mô toàn quốc, khiến nó có thể nâng cuộc cách

mạng của nó lên một cuộc cách mạng toàn quốc; chỉ có như thế thì bản thân
giai cấp vô sản công nghiệp mới có thể tạo ra những tư liệu sản xuất hiện đại,
tức là những thứ đều trở thành những phương tiện để thực hiện sự nghiệp giải
phóng cách mạng của nó. Chỉ có sự thống trị của giai cấp tư sản công nghiệp là
có thể nhổ được hết gốc rễ vật chất của xã hội phong kiến và san bằng miếng
đất duy nhất trên đó một cuộc cách mạng vô sản có thể thực hiện được”8.
Mặt khác, giai cấp tư sản không thể sống khi không có giai cấp vô sản,
giai cấp vô sản là lực lượng hùng hậu trong nền đại công nghiệp, họ làm ra
của cải vật chất cho xã hội và chính họ tạo ra giá trị thặng dư mà nhà tư bản
bóc lột. Mác viết: “Luôn luôn chăm chú nhìn vào kẻ thù đầy vết sẹo, không
khoan nhượng và không thể đánh bại được, - không thể đánh bại được vì sự
tồn tại của nó là điều kiện sống còn của chính bản thân giai cấp tư sản” 9. Khi
phân tích mối quan hệ này Mác đã nhận thấy rằng mặc dù giai cấp tư sản
muốn thủ tiêu giai cấp vô sản, song chính giai cấp tư sản không thể thủ tiêu
được giai cấp vô sản bởi vì chính giai cấp vô sản là điều kiện sống còn của
chính bản thân giai cấp tư sản.
Ba là, về vấn đề mối quan hệ giữa giai cấp và dân tộc.
Khi bàn về vấn đề mối quan hệ giữa giai cấp và dân tộc, Mác thấy rằng
giai cấp tư sản luôn luôn đặt lợi ích giai cấp lên trên lợi ích dân tộc. Mác viết:
7 C.Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, tập 7, Nxb CTQG, H.1993, tr 28.
8 C.Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, tập 7, Nxb CTQG, H.1993, tr 29.
9 C.Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, tập 7, Nxb CTQG, H.1993, tr 48.

4

4


“Người Hunggari, người Balan, người Italia đều không thể có tự do, nếu công
nhân vẫn còn là nô lệ!”10. Mặt khác khi phân tích tình hình ở nước Pháp, có

đại biểu trong chế độ cộng hoà đã thẳng thừng tuyên bố rằng lợi ích của dân
tộc không là gì khi lợi ích giai cấp bị xâm hại: “Tôi không sợ quân Phổ xâm
lược bằng sợ những người cách mạng lưu vong lại được trở về nước Pháp” 11.
Rõ ràng giai cấp tư sản vẫn đặt lợi ích giai cấp lên trên lợi ích dân tộc. Khi lợi
ích giai cấp bị đe doạ thì họ sẵn sàng gạt lợi ích dân tộc sang một bên để giữ
cho được lợi ích giai cấp.
Bốn là, tính tất yếu của đấu tranh giai cấp.
Khi bàn về đấu tranh giai cấp, Mác cho rằng đấu tranh giai cấp không lệ
thuộc vào bất cứ một lực lượng chính trị- xã hội nào, không phụ thuộc vào ý
chí của giai cấp nào- đấu tranh giai cấp là tất yếu khi xã hội có giai cấp và ở
đó mâu thuẫn lên tới tột đỉnh. Phân tích tình hình ngày 22 tháng 6 năm 1848
công nhân tổ chức cuộc khởi nghĩa lớn, nhưng không có lãnh tụ, không có kế
hoạch hành động, không có vũ khí v.v. nên nhanh chóng thất bại. Mác viết:
“Công nhân không còn có con đường nào để mà lựa chọn nữa: hoặc chịu chết
đói, hoặc phải tiến hành đấu tranh. Ngày 22 tháng Sáu, họ đã đáp lại bằng một
cuộc khởi nghĩa rất lớn, trong đó trận chiến lớn đầu tiên đã diễn ra giữa hai
giai cấp đối lập trong xã hội hiện đại.”12.
Mác đã phân tích và chỉ ra thực chất của đấu tranh giai cấp, đó là sự duy
trì hoặc là để sự tồn tại của giai cấp tư sản mà thôi. Ông nêu các sự kiện như
ngày 04 tháng 5 năm 1848 Quốc hội lập hiến họp, (phái cộng hoà tư sản
chiếm ưu thế) là ngày khởi đầu của nền cộng hoà Pháp. Nền cộng hoà này về
thực chất là sự thiết lập lại chế độ tư sản về mặt chính trị, là sự củng cố xã hội
tư sản về mặt chính trị. Và khi nền cộng hoà tư sản đã được thiết lập thì ngay
lập tức nó liền gạt ngay các đại biểu của giai cấp vô sản ra khỏi các cơ quan
quyền lực, nó tuyên bố: vấn đề hiện nay chỉ là đưa lao động trở về những điều
kiện cũ của nó. Trước tình hình đó Mác đã nhận định: “Trước kia, nền Cộng
hoà tháng Hai với những sự nhượng bộ của nó trước những người xã hội chủ
nghĩa, đã cần đến một cuộc chiến đấu của giai cấp vô sản liên minh với giai
cấp tư sản để chống lại nền quân chủ, thì bây giờ cũng thế, cũng cần phải có
một cuộc chiến đấu thứ hai nữa để cho nền cộng hoà thoát khỏi những sự

nhượng bộ trước những người xã hội chủ nghĩa, để chính thức xác lập sự
thống trị của nền cộng hoà tư sản. Giai cấp tư sản cần phải cầm vũ khí trong
tay để gạt bỏ những yêu sách của giai cấp vô sản” 13. Mác viết tiếp: “Đó là
cuộc đấu tranh để duy trì, hoặc để tiêu diệt chế độ tư sản. Tấm màn nguỵ
10 C.Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, tập 7, Nxb CTQG, H.1993, tr 49.
11 C.Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, tập 7, Nxb CTQG, H.1993, tr 101.
12 C.Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, tập 7, Nxb CTQG, H.1993, tr 45.
13 C.Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, tập 7, Nxb CTQG, H.1993, tr 44.

5

5


trang cho nền cộng hoà bị xé toang”14. Ông cho rằng khi mà giai cấp vô sản
và giai cấp tư sản có sự xung đột về lợi ích tới đỉnh điểm thì diễn ra đấu tranh
giai cấp và không thể điều hoà được. Mác viết: “Biểu hiện thật sự, xác thực,
phàm tục của nó là nội chiến, một cuộc nội chiến dưới hình thức khủng khiếp
nhất của nó- tức là cuộc chiến tranh giữa lao động và tư bản”15.
Mác phân tích sự kiện ngày 22 tháng 6 năm 1848 công nhân tổ chức
cuộc khởi nghĩa lớn, trong cuộc này giai cấp tư sản đã giết hại hơn 3000 tù
binh. Cảm nhận của mình về sự kiện đó, Mác viết: “Cuộc cách mạng tháng
Hai là cuộc cách mạng đẹp, một cuộc cách mạng mà mọi người đều biểu đồng
tình vì những mâu thuẫn đã bùng nổ lúc bấy giờ chống lại chính quyền nhà
vua thì hãy còn ngủ yên bên cạnh nhau, trong trạng thái phôi thai, vì cuộc đấu
tranh xã hội cấu thành bối cảnh của những mâu thuẫn ấy chỉ mới đạt tới một
sự tồn tại mơ hồ, sự tồn tại của những câu chữ, những ngôn từ mà thôi.
Ngược lại, cuộc cách mạng tháng Sáu là cuộc cách mạng ghê tởm, một cuộc
cách mạng đáng ghét, bởi vì hành động đã thay thế cho lời nói, vì nền cộng
hoà đã để lộ trần cái đầu của con quái vật ra, bằng cách đã vứt bỏ cái vương

niệm đã che chở và nguỵ trang nó” 16. Đây thực chất là cuộc đấu tranh giai cấp
có lợi ích đối lập nhau.
Năm là, về liên minh giai cấp.
Khi bàn về liên minh giai cấp, Mác đánh giá cao vai trò của liên minh
giai cấp, ông viết: “Công nhân Pháp không thể tiến lên được một bước nào và
cũng không thể đụng đến một sợi tóc nào của chế độ tư sản, trước khi đông
đảo nhân dân đứng giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản, tức là nông dân và
giai cấp tiểu tư sản, nổi dậy chống chế độ tư sản, chống sự thống trị của tư
bản chưa bị tiến trình của cách mạng buộc phải đi theo những người vô sản,
coi là đội tiền phong của mình. Công nhân chỉ có thể mua được thắng lợi đó
bằng sự thất bại ghê gớm hồi tháng Sáu mà thôi”17.
Mác phân tích việc giải tán nội các liên minh, xác lập nội các tay sai, tất
yếu đưa đến việc phục hồi địa vị của tầng lớp quý tộc tài chính. Dưới sự lũng
đoạn của bọn này, đất nước Pháp đã rối loạn lại càng rối loạn hơn. Kinh tế
kém phát triển, thuế má gia tăng, đời sống của người lao động đặc biệt là công
nhân và nông dân ngày càng khổ cực. Sự liên minh giai cấp, xu hướng ngả
dần về với giai cấp vô sản ngày càng được khẳng định nhằm chống lại chế độ
độc tài, giai cấp nông dân đã có sự giác ngộ từng bước. Mác viết: “Cũng như
hồi tháng Hai, đây là một khối liên minh chung chống lại giai cấp tư sản và
chính phủ. Nhưng lần này thì giai cấp vô sản đứng đầu khối liên minh cách
mạng”18.
14 C.Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, tập 7, Nxb CTQG, H.1993, tr 45.
15 C.Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, tập 7, Nxb CTQG, H.1993, tr 46.
16 C.Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, tập 7, Nxb CTQG, H.1993, tr 46- tr 47.
17 C.Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, tập 7, Nxb CTQG, H.1993, tr 30.
18 C.Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, tập 7, Nxb CTQG, H.1993, tr 128.

6

6



Khi bàn về điều kiện liên minh giai cấp vô sản và giai cấp tư sản, Mác
cho rằng chừng nào lợi ích của giai cấp tư sản chưa bị phá hoại thì chừng đó
giai cấp tư sản còn liên minh với giai cấp vô sản. Ông viết: “Tình hữu ái chỉ
tiếp tục chừng nào mà lợi ích của giai cấp tư sản gắn với lợi ích của giai cấp
vô sản”19. Mác phê phán sự ảo tưởng của giai cấp công nhân tin tưởng vào
giai cấp tư sản để có thể tự giải phóng mình. Ông viết: “Công nhân đã tin rằng
sát cánh với giai cấp tư sản, họ có thể tự giải phóng mình, thì cũng vậy, họ
tưởng rằng sát cánh với giai cấp tư sản ở các nước khác, họ có thể thực hiện
được một cuộc cách mạng vô sản trong phạm vi dân tộc của nước Pháp”20.
Mác đã phân tích và chỉ ra đặc điểm của các giai cấp cụ thể:
Đối với tầng lớp vô sản lưu manh, giai cấp tư sản đã tận dụng, sử dụng
triệt để tính chất “lưu manh” của họ, sử dụng họ như công cụ đắc lực của giai
cấp tư sản. Mác viết: “Họ là đám người khác hẳn với giai cấp vô sản công
nghiệp, là miếng đất ươm những kẻ trộm cắp và những kẻ tội phạm đủ loại,
những kẻ sống bằng cơm thừa canh cặn của xã hội, những kẻ không nghề
nghiệp rõ ràng, những kẻ du đãng...Vì chính phủ lâm thời tuyển mộ họ trong
lứa tuổi rất trẻ, cho nên họ có tính chất rất không ổn định, có khả năng lập
những thành tích hết sức anh dũng và hy sinh đầy nhiệt tình, nhưng đồng thời
cũng có thể có những hành vi cướp bóc hết sức sấu xa và tính vụ lợi hết sức
đê tiện”21.
Đối với giai cấp tiểu tư sản, không có lập trường rõ ràng, tính chất cách
mạng không triệt để, dễ dao động khi có những biến cố xã hội. Trong những
ngày tháng sáu, giai cấp tiểu tư sản là giai cấp đấu tranh mạnh nhất. Vì, giai
cấp vô sản mới thất bại, giai cấp tiểu tư sản là giai cấp bị bóc lột nặng nề sau
giai cấp vô sản. Mác viết: “Giai cấp tiểu tư sản chỉ có thể giữ được một lập
trường cách mạng chống lại giai cấp tư sản chừng nào có giai cấp vô sản đứng
sau nó”22. Mác viết tiếp: “Những người tiểu tư sản kinh hãi nhận ra rằng họ
đánh giai cấp công nhân, như thế là họ đã tự nộp mình cho bọn chủ nợ mà

không hề chống cự lại”23.
Đối với giai cấp nông dân, bằng cú pháp ngữ pháp chuẩn mực, ông đã
phân tích và chỉ rõ bản chất, đặc điểm của giai cấp nông dân một cách chính
xác, giai cấp nông dân cũng không có lập trường rõ ràng, không có đường lối
cương lĩnh riêng, họ tuyên chiến với nước ngoài và đòi thực hiện những lợi
ích giai cấp của mình ở trong nước; họ đả đảo bọn nhà giàu, đòi xoá bỏ thuế
khoá, đả đảo chế độ cộng hoà, nhưng lại hô hoàng đế muôn năm và đi bỏ
phiếu cho chế độ cộng hoà của những người giàu. Mác viết: “Cái biểu tượng
nói lên sự tham gia của nông dân vào phong trào cách mạng, cái biểu tượng
19 C.Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, tập 7, Nxb CTQG, H.1993, tr 46.
20 C.Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, tập 7, Nxb CTQG, H.1993, tr 28.
21 C.Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, tập 7, Nxb CTQG, H.1993, tr 38.
22 C.Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, tập 7, Nxb CTQG, H.1993, tr 50.
23 C.Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, tập 7, Nxb CTQG, H.1993, tr 54.

7

7


vừa vụng về vừa ranh mãnh, vừa gian xảo vừa ngây thơ, vừa trì độn vừa cao
thượng, đồng thời là sự mê tín có tính toán, sự khôi hài bi ai, sự lỗi thời vừa
tài tình vừa ngu ngốc, trò tinh nghịch của lịch sử thế giới, thứ văn tự tượng
hình khó hiểu đối với lý trí của những người văn minh,- cái biểu tượng đó
mang dấu vết không thể lầm lẫn được của giai cấp đại biểu cho sự dã man
ngay trong lòng nền văn minh”24.
Đối với giai cấp tư sản, Mác phân tích và chỉ ra sự bóc lột của giai cấp tư
sản với giai cấp nông dân chẳng khác gì việc bóc lột giai cấp vô sản công
nghiệp, chỉ có điều là sự bóc lột đó khác nhau về hình thức mà thôi. Mác viết:
“Rõ ràng là việc bóc lột nông dân chỉ khác việc bóc lột giai cấp vô sản công

nghiệp về hình thức mà thôi. Kẻ bóc lột vẫn là một: đó là tư bản”25. Ông chỉ ra
con đường giải phóng nông dân thoát khỏi sự bóc lột đó là đánh đổ chủ nghĩa
tư bản, phải đi theo giai cấp vô sản tiến hành cách mạng chống lại giai cấp tư
sản, xoá bỏ phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa thì giai cấp nông dân mới
được giải phóng. Mác viết: “Chỉ có sự sụp đổ của tư bản mới có thể nâng
được nông dân lên; chỉ có một chính phủ chống chủ nghĩa tư bản, một chính
phủ vô sản mới có thể giải thoát nông dân khỏi tình trạng khốn cùng về mặt
kinh tế và thoái hoá về mặt xã hội”26.
Khi phân tích đặc điểm của các giai cấp khác, Mác đã chỉ ra tính chất
nửa vời của giai cấp tiểu tư sản, thiếu kiên quyết và không triệt để. Mác viết:
“Nông dân cũng ở vào một tình trạng giống như tình trạng của những người
tiểu tư sản,...tất cả các tầng lớp trung đẳng của xã hội, trong chừng mực bị lôi
cuốn vào phong trào cách mạng...thì những người được đẩy lên hàng đầu
trước hết phải là những người cải lương nửa bảo thủ, nửa cách mạng và hoàn
toàn không tưởng theo kiểu ấy”27.
Ông đã chỉ ra đặc điểm, vai trò của giai cấp tư sản công nghiệp, nó tạo ra
những tư liệu sản xuất hiện đại, là phương tiện để giải phóng giai cấp công
nhân, là điều kiện cho việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã
hội. Mác viết: “Chỉ có sự thống trị của giai cấp này thì sự tồn tại của giai cấp
vô sản công nghiệp mới có được một quy mô toàn quốc, khiến nó có thể nâng
cuộc cách mạng của nó lên một cuộc cách mạng toàn quốc; chỉ có như thế thì
bản thân giai cấp vô sản công nghiệp mới có thể tạo ra những tư liệu sản xuất
hiện đại, tức là những thứ đều trở thành những phương tiện để thực hiện sự
nghiệp giải phóng cách mạng của nó” 28. Đánh giá về vai trò của giai cấp tư
sản trong việc phát triển lực lượng sản xuất tạo ra của cải cho xã hội Ông viết:
“Giai cấp tư sản, trong quá trình thống trị giai cấp chưa đầy một thế kỷ, đã tạo
ra những lực lượng sản xuất nhiều hơn và đồ sộ hơn lực lượng sản xuất của
24 C.Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, tập 7, Nxb CTQG, H.1993, tr 62.
25 C.Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, tập 7, Nxb CTQG, H.1993, tr 118.
26 C.Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, tập 7, Nxb CTQG, H.1993, tr 119.

27 C.Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, tập 7, Nxb CTQG, H.1993, tr 87- tr 88.
28 C.Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, tập 7, Nxb CTQG, H.1993, tr 29.

8

8


tất cả các thế hệ trước kia gộp lại”29. Có thể nói rằng điều kiện kinh tế xã hội
mà trực tiếp là nền sản xuất vật chất xã hội và đấu tranh giai cấp là những yếu
tố trực tiếp chi phối đến sự phân công lao động xã hội.
Mác phân tích sự bóc lột của giai cấp tư sản đối với toàn xã hội, không
trừ bất cứ giai cấp, tầng lớp nào và ông đã chỉ ra vai trò của cách mạng xã hội.
Mác khẳng định: “Các cuộc cách mạng đều là những đầu tàu của lịch sử”30.
Tóm lại, khi bàn về kết cấu giai cấp và vị trí vai trò của các giai cấp trong xã
hội, Mác đi từ kinh tế, ông đã làm rõ kết cấu giai cấp, vai trò vị trị của các giai cấp
trong xã hội Pháp lúc đó. Phân tích và đi đến khẳng định tính tất yếu của đấu tranh
giai cấp cũng như tính tất yếu của chuyên chính vô sản. Mác đã đề cập đến tư
tưởng cách mạng không ngừng trong đấu tranh cách mạng. Mác đã dùng phương
pháp lịch sử để phân tích một giai đoạn lịch sử nước Pháp, từ đó đi đến kết luận:
chiều hướng cách mạng đi xuống là tất yếu, do điều kiện thực tế lúc đó quy định,
từ đó tìm ra sách lược đấu tranh phù hợp cho giai cấp vô sản.
Lần đầu tiên Mác đưa ra chuyên chính của giai cấp công nhân, ông phân
tích cách mạng tháng Sáu: giai cấp vô sản Pari đã đột nhập vào quốc hội với
âm mưu giải tán quốc hội lập hiến; thành lập một chính phủ lâm thời mới.
Hành động cách mạng này đã bị thất bại, các lãnh tụ của giai cấp đã bị bắt. Và
từ đây các đạo luật cấm hội họp, đóng cửa các câu lạc bộ dân chủ đã được ban
hành. Mác đã đánh giá cuộc cách mạng tháng Sáu và ông đi đến kết luận trên
những nội dung cơ bản sau:
Một là, chính giai cấp tư sản đã buộc giai cấp vô sản phải làm cách mạng.

Điều đó quyết định sự thất bại của giai cấp vô sản. Không phải những
nhu cầu trước mắt có ý thức của họ đã đẩy họ đến chỗ muốn dùng vũ lực để
đánh đổ giai cấp tư sản; họ chưa đủ sức để làm việc đó. Trước tình hình xuất
hiện hai sự biến kinh tế có ý nghĩa thế giới đã đẩy nhanh tình thế bất mãn
chung nổ ra nhanh chóng và khiến cho làn sóng bất bình càng phát triển thành
khởi nghĩa, đó là: Bệnh khoai tây và nạn mất mùa năm 1845 và năm 1846 và
cuộc tổng khủng hoảng thương nghiệp và công nghiệp ở Anh đã ảnh hưởng
vào nước Pháp, do đó cuộc cách mạng tháng Hai đã nổ ra. Ngày 24 tháng
Hai, Chính phủ lâm thời ra đời thay thế cho nền quân chủ tháng Bẩy. Giai cấp
vô sản đã buộc chính phủ lâm thời phải tuyên bố thành lập chế độ cộng hoà.
Ngày 25 tháng Hai 1848 Nền cộng hoà Pháp chính thức được công bố, do
nhiều giai cấp tham gia (đặc biệt là giai cấp vô sản với tính cách là động lực
của cách mạng) nên lúc đầu thành phần chính phủ có đại diện của các giai cấp
như: tư sản vô sản, tiểu tư sản. Ngày 17/3/48 và 16/4/48 đã diễn ra những trận
giao chiến đầu tiên giữa hai giai cấp vô sản và tư sản trong trật tự của nền
29 C.Mác-Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb CTQG, H. 1995, Tập 4, tr 603.
30 C.Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, tập 7, Nxb CTQG, H.1993, tr 119.

9

9


cộng hoà tư sản. Từ những sự kiện trên, Mác viết: “Chính giai cấp tư sản đã
buộc giai cấp vô sản Pari phải làm cuộc khởi nghĩa tháng Sáu. Nguyên điều
đó đã quyết định sự thất bại của giai cấp vô sản. Không phải những nhu cầu
trước mắt có ý thức của họ đã đẩy họ đến chỗ muốn dùng vũ lực để đánh đổ
giai cấp tư sản; họ chưa đủ sức để làm nhiệm vụ đó” 31. Cách mạng tháng Sáu
tuy thất bại, song giai cấp vô sản đã buộc nền cộng hoà tư sản phải lộ nguyên
hình.

Hai là, giai cấp vô sản phải thực hiện chuyên chính của mình.
Thất bại tháng sáu đã cho công nhân một bài học đó là: mong mỏi một sự
cải thiện hết sức nhỏ trong đời sống của họ cũng vẫn là một điều không tưởng
trong phạm vi nền cộng hoà tư sản. Để có được điều đó thì phải lật đổ giai cấp
tư sản, chuyên chính của giai cấp công nhân. Qua đó, Mác yêu cầu giai cấp
công nhân phải thực hiện chuyên chính của mình, phải táo bạo hơn nữa, phải
tự vũ trang cho mình. Mác viết: “Bây giờ được thay thế bằng một khẩu hiệu
táo bạo, khẩu hiệu đấu tranh cách mạng: Lật đổ giai cấp tư sản! Chuyên chính
của giai cấp công nhân!”32. Mác viết tiếp: “Do những thất bại vật chất nặng nề
hồi tháng Sáu buộc phải vươn mình lên bằng những thắng lợi tinh thần; và do
sự phát triển của các giai cấp khác, vẫn còn chưa có khả năng đoạt lấy chuyên
chính cách mạng, nên buộc phải rơi vào tay những kẻ khống luận về sự giải
phóng giai cấp vô sản...”33.
Mác đã chỉ ra vai trò của chuyên chính vô sản, là một trong những điều
kiện để xoá bỏ áp bức bóc lột, xoá bỏ giai cấp. Trong tác phẩm này, Mác đã có
sự phát triển lý luận hết sức quan trọng. Nếu như trong tác phẩm “Tuyên ngôn của
đảng cộng sản” Ông mới có những kết luận con hết sức mơ hồ “giai cấp vô sản
cần phải chiếm lấy bộ máy nhà nước” thì đến đây Ông đã có kết luận hết sức rõ
ràng. Giai cấp vô sản phải lật đổ giai cấp tư sản, phải thiết lập chuyên chính vô
sản”34. Mác viết tiếp: “Giai cấp vô sản càng ngày càng tập hợp xung quanh
chủ nghĩa xã hội cách mạng, xung quanh chủ nghĩa cộng sản...Chủ nghĩa xã
hội này là lời tuyên bố cách mạng không ngừng, là chuyên chính giai cấp của
giai cấp vô sản, coi đó là giai đoạn quá độ tất yếu để đi đến xoá bỏ những sự
khác biệt giai cấp nói chung, xoá bỏ tất cả những quan hệ sản xuất làm cơ sở
cho những sự khác biệt ấy, xoá bỏ tất cả những mối quan hệ xã hội thích ứng
với những quan hệ sản xuất đó, để đi đến cải biến tất cả nhữnh tư tưởng nảy
sinh ra từ những quan hệ sản xuất đó”35. Và đến đây, chính phủ đã lộ nguyên
hình là công cụ thống trị xã hội của một giai cấp: đó là giai cấp tư sản. Chính
quyền đã đoạn tuyệt ngay với những ảo tưởng của cách mạng tháng hai; nó dứt
khoát tuyên bố nền cộng hoà tư sản và chỉ có nền cộng hoà tư sản mà thôi. Nó liền

31 C.Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, tập 7, Nxb CTQG, H.1993, tr 47.
32 C.Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, tập 7, Nxb CTQG, H.1993, tr 48.
33 C.Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, tập 7, Nxb CTQG, H.1993, tr 87.
34 C.Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, tập 7, Nxb CTQG, H.1993, tr 47.
35 C.Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, tập 7, Nxb CTQG, H.1993, tr 126.

10

10


gạt ngay các đại biểu của giai cấp vô sản ra khỏi Uỷ ban chấp hành mà nó đã cử
ra. Nó đã nhìn thấy, giai cấp vô sản chính là lực lượng duy nhất có thể tiêu diệt nó,
vì thế nó tìm mọi thủ đoạn để chiến đấu với giai cấp vô sản. Chính vì lẽ đó, Mác
đã cảnh báo cho giai cấp vô sản không được mơ hồ giai cấp. Trông chờ vào một
sự cải thiện hết sức nhỏ nhoi trong đời sống của mình từ phía giai cấp tư sản đó là
một điều không tưởng. Muốn giải phóng mình không có con đường nào khác là
phải lật đổ sự thống trị của giai cấp tư sản, thiết lập chuyên chính vô sản.
Sáu là, về bạo lực cách mạng.
Mác phân tích và chỉ ra rằng giai cấp tư sản luôn luôn dùng bạo lực phản
cách mạng đàn áp cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân bằng “lưỡi kiếm” và
do vậy giai cấp vô sản không thể không sử dụng bạo lực cách mạng. Sau
tháng Sáu, quốc hội lập hiến vẫn chỉ đại biểu cho chủ nghĩa cộng hoà tư sản.
Vì cuộc chiến đấu hồi đó do phái cộng hoà của giai cấp tư sản lãnh đạo, tất
nhiên chuyên chính nhà nước thuộc về nó. Sau khi chiến thắng giai cấp công
nhân, phái cộng hoà tư sản cắt luôn cả quan hệ với phái cộng hoà dân chủ
(những người cộng hoà tiểu tư sản, mà trong quốc hội là phái Núi), hạ họ
xuống thành tôi tớ của mình (mặc dù trong thời gian trước hai phái này đã
liên kết với nhau đề chống giai cấp vô sản). Khủng bố những người cách
mạng tháng Sáu. Thành lập Uỷ ban điều tra để thanh trừ nội bộ, gạt những

người cách mạng ra khỏi quốc hội. Khôi phục lại một số quy định cũ như: thủ
tiêu đạo luật hạn chế ngày làm việc 10 giờ; ban hành trở lại chế độ bỏ tù vì nợ;
chế độ ký quỹ với báo chí được phục hồi; quyền lập hội bị thu hẹp lại. Để hoàn
thiện sự thống trị của mình, đảng trật tự đã huỷ bỏ chế độ đầu phiếu phổ
thông. Mác đã chỉ rõ, thực chất xoá bỏ chế độ đầu phiếu phổ thông, cái mà từ
trước đến nay nó vẫn dùng để che thân, cái đã đem lại cho nó quyền vạn năng
thì như vậy là giai cấp đó đã thú nhận thẳng thắn rằng: cho đến nay, nền
chuyên chính của chúng ta sở dĩ được giữ vững là nhờ ý chí của nhân dân, bây
giờ chúng ta phải củng cố nền chuyên chính ấy để chống lại ý chí của nhân
dân.
Mác phân tích và chỉ ra rằng chỉ có dùng bạo lực cách mạng mới giành được
thắng lợi của cách mạng. Ông viết: “Nhưng lần này, công nhân kiên quyết không
dung thứ một sự lừa bịp giống như sự lừa bịp hồi tháng Bảy năm 1830 nữa. Họ
sẵn sàng chiến đấu một lần nữa và dùng vũ lực để giành lấy chế độ cộng hoà”36.
Bảy là, về lực lượng của cách mạng.
Về lực lượng của cách mạng, trong tác phẩm này, Mác không chỉ khẳng định
sự cần thiết phải liên minh giữa các giai cấp bị bóc lột trong cuộc đấu tranh chống
giai cấp tư sản, mà còn vạch ra tính tất yếu của sự liên minh đó. Một khi nền
chuyên chính tư sản đã được chính thức thừa nhận, thì các tầng lớp trung đẳng
trong xã hội tư sản, tức là tầng lớp tiểu tư sản và nông dân, chừng nào mà tình
36 C.Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, tập 7, Nxb CTQG, H.1993, tr 25.

11

11


cảnh của họ càng trở nên nặng nề và sự đối lập của họ với giai cấp tư sản càng trở
nên găy gắt, sẽ càng phải liên minh với giai cấp vô sản. Ngược lại, Mác cũng
khẳng định: công nhân Pháp không thể tiến lên được một bước nào và cũng không

thể đụng đến một sợi tóc nào của chế độ tư sản, trước khi đông đảo nhân dân nằm
giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản, tức là nông dân và giai cấp tiểu tư sản nổi
dậy chống chế độ tư sản, chống sự thống trị của tư bản, chưa bị tiến trình của cách
mạng buộc phải đi theo những người vô sản, coi là đội tiền phong của mình.
4. Ý nghĩa của tác phẩm đối với cuộc đấu tranh giai cấp ở nước ta hiện nay
Thông qua phân tích “đấu tranh giai cấp ở Pháp 1848- 1850”, Mác đã phát
triển triết học của mình lên một trình độ mới, đặc biệt là lý luận về chủ nghĩa duy
vật lịch sử, nhất là học thuyết về giai cấp và đấu tranh giai cấp, vấn đề bạo lực,
nhà nước và cách mạng, vấn đề kinh tế và chính trị...
Ngày nay, những nội dung trong tác phẩm vẫn giữ nguyên giá trị, nó vẫn là
cơ sở lý luận, phương pháp luận trong nhận thức và hoạt động thực tiễn của chúng
ta, qua đó để các đảng cộng sản có đường lối chiến lược, sách lược đúng đắn trong
xây dựng và phát triển đất nước.
Những nội dung trong tác phẩm là cơ sở khoa học, kim chỉ nam để đấu tranh
với các quan điểm sai trái về các vấn đề mà tác phẩm đã đề cập, đặc biệt là lý luận
về giai cấp và đấu tranh giai cấp trong tình hình hiện nay.
Như chúng ta đã biết, sự khủng hoảng và tan rã của hệ thống xã hội chủ
nghĩa trong những năm vừa qua đã làm nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp về lý luận
và đây cũng là thời cơ cho sự ra đời rất nhiều luận điểm phản kích lại chủ nghĩa
Mác- Lênin, đặc biệt là lý luận về giai cấp và đấu tranh giai cấp. Chính vì vậy,
nhận thức đúng đắn về lý luận giai cấp và đấu tranh giai cấp của chủ nghĩa MácLênin, hiểu đúng vấn đề giai cấp và đấu tranh giai cấp trong công cuộc đổi mới
hiện nay là yêu cầu lý luận và thực tiễn cấp bách.
Đối với nước ta, một nước đang trên con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội,
nội dung cơ bản của cuộc đấu tranh giai cấp là ở cuộc đấu tranh giữa hai con
đường phát triển tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa, cả hai con đường này đều
ở điểm xuất phát của nó. Điều đó cho thấy, cuộc đấu tranh này rất phức tạp, khó
khăn, phải trải qua nhiều giai đoạn với một thời gian rất dài. Sự khác biệt căn bản
của cuộc đấu tranh giai cấp trong thời kỳ quá độ ở nước ta với các nước đã trải
qua chủ nghĩa tư bản là ở chỗ, ngoài việc ngăn chặn khuynh hướng tự phát tư bản
chủ nghĩa, chống lại các lực lượng thù địch (nội dung này giống như các nước

khác), chúng ta còn phải xây dựng từ đầu cả về cơ sở vật chất lẫn kiến trúc thượng
tầng xã hội chủ nghĩa, tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Để tiến
tới chủ nghĩa xã hội, cuộc đấu tranh này phải sử dụng, phát triển các nhân tố kinh
tế trung gian, quá độ, thậm chí phải phát triển chủ nghĩa tư bản trong một “giới
hạn” có lợi về kinh tế nhằm tạo tiền đề về vật chất- kỹ thuật để đi lên chủ nghĩa xã
hội. Cuộc đấu tranh vì chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ quá độ đòi hỏi phải trải qua

12

12


một quá trình phát triển vừa rút ngắn vừa đẩy nhanh, vừa “bỏ qua” vừa không thể
“bỏ qua” chủ nghĩa tư bản nhằm tạo lập những tiền đề kinh tế khách quan cho
chủ nghĩa xã hội. Để giải quyết nhiệm vụ cách mạng lớn lao và phức tạp này, đòi
hỏi phải tăng cường vai trò lãnh đạo và chất lượng lãnh đạo của Đảng cộng sản
Việt Nam, phát huy cao độ tinh thần cách mạng của quần chúng nhân dân và đặc
biệt, phải phát huy sức mạnh tổng hợp của mọi giai tầng trong xã hội vì mục tiêu
phát triển kinh tế, chuyển từ nền kinh tế lạc hậu lên nền kinh tế hiện đại theo
hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong cuộc đấu tranh này, cần tránh cả sự
quá tả và quá hữu, dập khuôn máy móc, giáo điều.
Lênin đã chỉ ra các hình thức cụ thể và các giai đoạn quá độ, ông đã phê phán
tư tưởng đối lập giữa chủ nghĩa tư bản với chủ nghĩa xã hội. Đấu tranh giai cấp
giữa chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội cần phải trải qua các biện pháp trung
gian quá độ, thậm chí có cả những bước nhượng bộ có nguyên tắc. Lê nin viết:
“Những đường lối, thể thức, thủ đoạn và phương sách trung gian cần thiết để
chuyển từ những quan hệ tiền tư bản chủ nghiã lên chủ nghĩa xã hội " 37. Đấu tranh
có thể gồm nhiều hình thức phong phú, uyển chuyển, đa dạng xoay quanh thực
chất của vấn đề là vì sự vững mạnh, phát triển và thắng lợi của chủ nghĩa xã hội.
Hiện nay ở nước ta đang diễn ra cuộc đấu tranh giữa hai khuynh hướng vận

động trái ngược nhau đó là:
Một là, khuynh hướng vận động của các nhân tố tiền tư bản chủ nghĩa và tư
bản chủ nghĩa. Đây là khuynh hướng vận động mang tính tự phát. khuynh hướng
thứ hai, vận động của những nhân tố có khuynh hướng xã hội chủ nghĩa. Đây là
khuynh hướng vận động khách quan mang tính tự giác.
Hai là, khuynh hướng tư bản chủ nghĩa và những nhân tố tiền tư bản chủ
nghĩa bao hàm tất cả các nhân tố do xã hội cũ để lại, do tác động của cuộc đấu
tranh quốc tế giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản làm nảy sinh ở nước ta,
cũng như các nhân tố phát sinh ngay trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Mỗi khuynh hướng tập hợp nhiều nhân tố, nhiều lực lượng kinh tế- xã hội
hợp thành. Do điểm xuất phát của nước ta thấp lại bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa,
nên các nhân tố không hoàn toàn chỉ là những nhân tố tàn dư. Cuộc đấu tranh này
diễn ra hết sức gay go phức tạp bởi vì nhà nước ta còn tạo điều kiện cho một số
nhân tố tiền tư bản chủ nghĩa vận động, phát triển trong khuôn khổ hiến pháp,
pháp luật, mục đích là làm tăng trưởng kinh tế, tạo cơ sở vật chất vững chắc cho
chủ nghĩa xã hội, nhưng không cản trở định hướng xã hội chủ nghĩa. Đúng như Lê
nin đã chỉ huấn: “Trong một nước tiểu nông trước hết các đồng chí phải bắc
những chiếc cầu nhỏ vững chắc, đi xuyên qua chủ nghĩa tư bản nhà nước tiến lên
chủ nghĩa xã hội”38. Với quan niệm đó, tại Đại hội IX, Đảng ta xác định các thành
phần kinh tế là: kinh tế nhà nước; kinh tế tập thể; kinh tế cá thể, tiểu chủ; kinh tế
37 V.I. Lê nin, Toàn tập, Nxb Tiến bộ, M. 1978, tập 43, tr.264.
38 V.I.Lênin, Toàn tập, Nxb Tiến bộ, M.1978, tập 44, tr 189.

13

13


tư bản tư nhân; kinh tế tư bản nhà nước; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong cơ
cấu kinh tế quá độ ở nước ta hiện nay.

Mục tiêu cao nhất của con đường xã hội chủ nghĩa là dân giàu, nước mạnh,
xã hội công bằng, dân chủ văn minh. Chủ nghĩa Mác- Lênin đã chỉ rõ: “Đối với
chúng ta, chủ nghĩa cộng sản không phải là một trạng thái cần phải sáng tạo ra,
không phải là một lý tưởng mà hiện thực phải khuôn theo. Chúng ta gọi chủ nghĩa
cộng sản là một phong trào hiện thực, xoá bỏ trạng thái hiện nay. Những điều kiện
của phong trào ấy là do những tiền đề hiện đang tồn tại đẻ ra”39. Để thực hiện mục
tiêu ấy, không có con đường nào khác ngoài chủ trương phát triển mạnh mẽ nền
kinh tế nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà
nước- nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Chính yếu tố này tất
yếu tồn tại cơ cấu xã hội- giai cấp trong thời kỳ quá độ. Kinh tế nhiều thành phần
bản thân tự nó phát triển lên tư bản chủ nghĩa. Hơn nữa trong bối cảnh toàn cầu
hoá, mà thực chất là toàn cầu hoá tư bản chủ nghĩa như hiện nay vì vậy khuynh
hướng tự phát lên chủ nghĩa tư bản là không thể xem thường.
Đấu tranh giai cấp trong nền kinh tế nhiều thành phần mang tính tất yếu
khách quan, vì nó tồn tại những xu hướng lợi ích vừa thống nhất, vừa đối lập
nhau, đấu tranh với nhau. Các thành phần kinh tế còn tồn tại lâu dài, do vậy phải
có sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, sự quản lý của Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa thì các thành phần kinh tế này sẽ tạo thành cơ sở xã hội,
tạo ra khả năng để phát triển kinh tế, trong đó thành phần kinh tế nhà nước, kinh tế
tập thể giữ vai trò định hướng cho nền kinh tế nhiều thành phần nói trên vận động
theo quỹ đạo xã hội chủ nghĩa. Trong nền kinh tế nhiều thành phần, Đảng cộng
sản Việt Nam luôn xác định kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Vai trò đó được
thể hiện trên nhiều mặt: là lực lượng chi phối nền kinh tế, là lực lượng tạo điều
kiện, giúp đỡ và liên kết các thành phần kinh tế cùng phát triển, có khả năng điều
tiết, hướng dẫn, là tấm gương của các thành phần kinh tế về năng suất, chất lượng,
hiệu quả. Đó là nhân tố có ý nghĩa quyết định sự thắng lợi của cuộc đấu tranh giai
cấp hiện nay. Mác viết: “Tất cả các cuộc đấu tranh chính trị đều là đấu tranh giai
cấp và tất cả các cuộc đấu tranh giải phóng giai cấp, dù hình thức chính trị tất yếu
của chúng là thế nào đi nữa- vì bất cứ cuộc đấu tranh giai cấp nào cũng đều là đấu
tranh chính trị- xét đến cùng, đều xoay quanh vấn đề giải phóng về kinh tế”40.

Trong giai đoạn hiện nay, mâu thuẫn chủ yếu nổi lên là mâu thuẫn giữa
phát triển kinh tế nhiều thành phần với việc giữ vững định hướng xã hội chủ
nghĩa trên con đường phát triển đất nước. Khi nền kinh tế dần dần đi vào thế
ổn định, khủng hoảng kinh tế- xã hội về căn bản đã bị đẩy lùi, đất nước bước
vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì nhiệm vụ ngăn chặn
xu hướng đi chệch hướng xã hội chủ nghĩa đang nổi lên hàng đầu, có ý nghĩa
sống còn của chế độ, của đất nước ta. Chỉ có giữ vững định hướng xã hội chủ
39 C. Mác và Ph. Ănghen, Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, H.1995, tập 3, tr 51.
40 C. Mác và Ph. Ănghen, Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, H.1995, t 21, tr 441.

14

14


nghĩa mới có nền độc lập dân tộc một cách trọn vẹn, quốc phòng và an ninh
quốc gia được củng cố và tăng cường, đẩy lùi được tệ quan liêu, tham những,
buôn lậu, ngăn chặn được chiến lược diễn biến hoà bình. Vì vậy, cuộc đấu
tranh giai cấp trong thời kỳ quá độ ở nước ta hiện nay về thực chất là cuộc
đấu tranh chống xu hướng tự phát lên chủ nghĩa tư bản và các thế lực thù địch
với nền độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Với quan niệm này, cho phép
chúng ta có nhận thức mới về vị trí, vai trò của các giai cấp, tầng lớp xã hội,
khắc phục xu hướng tuyệt đối hoá thành phần giai cấp, đặt vấn đề giai cấp,
dân tộc, nhân loại đúng với vị trí của nó; giúp cho Đảng cộng sản Việt Nam
có Đường lối chiến lược và sách lược đúng đắn, xử lý có hiệu quả các vấn đề
nhạy cảm trong giai đoạn hiện nay mà kẻ thù hay lợi dụng như vấn đề giai
cấp, vấn đề dân tộc, vấn đề tôn giáo, vấn đề nhân quyền v.v.
Vì vậy, đấu tranh giai cấp ở nước ta hiện nay biểu hiện nội dung rộng
lớn, hình thức phong phú, tính chất phức tạp, diễn ra hàng ngày, hàng giờ trên
tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, mà trước hết là trên lĩnh vực kinh tế,

lĩnh vực tư tưởng, lĩnh vực quốc phòng- an ninh, trật tự an toàn xã hội.
Chúng ta không thể nhận thức mơ hồ về giai cấp và đấu tranh giai cấp,
thiếu quan điểm giai cấp và phương pháp phân tích giai cấp trong việc xử lý
các quan hệ xã hội- giai cấp. Phủ nhận tính khách quan của đấu tranh giai cấp
thì mục tiêu xã hội chủ nghĩa: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân
chủ văn minh sẽ không trở thành hiện thực.
Tóm lại, việc nhận thức đúng đặc điểm về quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội,
bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là cơ sở trước tiên để chúng ta hành động đúng
trong quá trình cải tạo, xây dựng phát triển đi lên chủ nghĩa xã hội. Đúng như
Lênin đã chỉ huấn, chủ nghĩa tư bản như là sản vật tự nhiên của nền sản xuất và
tiểu trao đổi, bởi vậy, chúng ta phải biết lợi dụng chủ nghĩa tư bản để xây dựng
chủ nghĩa xã hội: “Trong một nước tiểu nông trước hết các đồng chí phải bắc
những chiếc cầu nhỏ vững chắc, đi xuyên qua chủ nghĩa tư bản nhà nước tiến lên
chủ nghĩa xã hội”41.
Trong nền kinh tế nhiều thành phần, cơ cấu xã hội- giai cấp ở nước ta ngoài
giai cấp công nhân, nông dân và tầng lớp trí thức, còn có tầng lớp tư sản. Trong
điều kiện hiện nay ở nước ta thành phần kinh tế tư bản, tư bản tư nhân là một bộ
phận của nền kinh tế nhiều thành phần và vì vậy tầng lớp tư sản có vai trò nhất
định trong sự phát triển kinh tế đất nước, có khả năng tham gia tích cực vào sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Do đó lợi ích của họ thống nhất
với lợi ích của đất nước, thống nhất với lợi ích quốc gia dân tộc. Cho nên đấu
tranh ở đây là ngăn chặn những biểu hiện tiêu cực, buôn gian bán lận, trốn thuế,
làm hàng giả, kinh doanh trái phép, không chấp hành pháp luật...của bộ phận này,
nhằm thực hiện chủ trương hợp tác, đoàn kết vì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội.
41 V.I.Lênin, Toàn tập, Nxb Tiến bộ, M.1978, tập 44, tr 189.

15

15



Trong giai đoạn hiện nay, nội dung bao trùm nhất của cuộc đấu tranh giai
cấp ở nước ta là làm sao phát huy được chủ nghĩa yêu nước và truyền thống dân
tộc, tăng cường và huy động được mọi nguồn lực dân tộc của khối đại đoàn kết
toàn dân, để phát triển kinh tế- xã hội, giữ vững độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã
hội đẩy lùi các nguy cơ mà Đảng cộng sản Việt Nam đã xác định. Nội dung quan
trọng nhất hiện nay trong cuộc đấu tranh giai cấp ở nước ta đó là, phát triển lực
lượng sản xuất, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Song song với
việc phát triển sản xuất phải quan tâm tới việc xây dựng quan hệ sản xuất xã hội
chủ nghĩa phù hợp với bước đi của thời kỳ quá độ. Trước hết, phải đổi mới khu
vực kinh tế nhà nước để trở thành thành phần kinh tế làm ăn có hiệu quả, giữ vai
trò chủ đạo, hướng dẫn, thúc đẩy các thành phần kinh tế phát triển theo đúng định
hướng xã hội chủ nghĩa. Đồng thời đẩy mạnh cổ phần hoá, khắc phục có hiệu quả
những yếu kém trong sản xuất kinh doanh, tạo ra năng suất, chất lượng, hiệu quả,
cho phép các thành phần kinh tế khác cạnh tranh lành mạnh với phương châm “lợi
nhà, ích nước”, quan tâm hợp lý đến lợi ích chính đáng của các lực lượng, tầng
lớp xã hội, chống phân biệt, kỳ thị dân tộc, áp bức giai cấp.
Mặt khác, chúng ta chủ động hội nhập kinh tế quốc tế giữ vững nguyên tắc
trong đổi mới, hội nhập trên cơ sở giữ vững độc lập tự chủ, giữ vững an ninh quốc
gia và trật tự xã hội, ngăn chặn các thế lực thù địch trong và ngoài nước mưu toan
gây mất ổn định chính trị, chuyển hoá con đường xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
Đấu tranh giai cấp ở nước ta hiện nay còn biểu hiện ở chỗ, chống nghèo nàn,
lạc hậu, giải quyết tốt chính sách xã hội, hiện nay một số chính sách xã hội còn có
nơi, có chỗ thực hiện chưa tốt, quan tâm phát triển kinh tế chưa gắn với phát triển
xã hội một cách bền vững.
Đấu tranh giai cấp ở nước ta hiện nay còn phải gắn với việc đấu tranh, đấy
lùi tiến tới chấm dứt tệ quan liêu, tham những, vấn đề này không những là quốc
nạn, không những là nguy cơ mà hiện nay tình hình diễn biến phức tạp không thể
xem thường, một bộ phận cán bộ, đảng viên có chức có quyền đã phớt lờ những

quy định, pháp luật, đứng trên pháp luật, tự cho mình cái quyền trên hết, vô hiệu
hoá tổ chức đảng, đảng viên ở đó “không còn nhìn thấy” khuyết điểm của lãnh
đạo mà thậm chí còn là “sân sau” hợp lý hoá bằng nghị quyết của tập thể, kể cả
cấp uỷ đảng ở đó cũng không còn sức chiến đấu, để họ tham ô, tham nhũng, lộng
quyền...mà bài học tham nhũng ở PMU 18 là một trong nhiều ví dụ.
Những nội dung nêu trên là biểu hiện cuộc đấu tranh giai cấp diễn ra dưới
nhiều hình thức, muôn màu muôn vẻ, đồng thời cũng mang tính chất của cuộc đấu
tranh dân tộc. Vì vậy, cần hiểu đúng vấn đề đấu tranh giai cấp ở nước ta hiện nay,
cần đổi mới nhận thức, không lặp lại những sai lầm như trước đây. Vấn đề là ở
chỗ, chúng ta cần nhận thức đầy đủ đặc điểm kinh tế- xã hội nước ta để vận dụng
sáng tạo, vừa hợp tác, vừa đấu tranh, vừa là đối tượng vừa là đối tác, lấy lợi ích
độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội làm cơ sở xác định mục tiêu, đối tượng, biện
pháp, hình thức đấu tranh, chống giáo điều, máy móc. Lênin viết: “Tất cả các dân

16

16


tộc đều tiến tới chủ nghĩa xã hội, song các dân tộc tiến lên chủ nghĩa xã hội không
hoàn toàn giống nhau. Mỗi dân tộc sẽ đưa đặc điểm của mình vào hình thức này
hay hình thức khác của chế độ dân chủ vào loại này hay loại khác của chuyên
chính vô sản, vào nhịp độ này hay nhịp độ khác của xã hội với những mức độ
khác nhau”42. Đại hội X đã xác định mục tiêu và phương hướng tổng quát của 5
năm 2006- 2010 là: “Nâng cao năng lực và sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức
mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, huy động và sử dụng
tốt mọi nguồn lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; phát triển văn hoá;
thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; tăng cường quốc phòng và an ninh, mở
rộng quan hệ đối ngoại; chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế; giữ vững
ổn định chính trị- xã hội; sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; tạo

nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp
theo hướng hiện đại”43.
Vấn đề giai cấp và đấu tranh giai cấp trong cuộc cách mạng xã hội chủ
nghĩa ở nước ta hiện nay là vấn đề thuộc về nguyên tắc, liên quan trực tiếp
đến Đường lối, chính sách của Đảng cộng sản Việt Nam. Điều đó đặt ra
nhiệm vụ cấp bách là phải quán triệt sâu sắc phép biện chứng duy vật, có
phương pháp nhận thức, xử lý các vấn đề thực tiễn một cách linh hoạt, mềm
dẻo, trong sách lược trên cơ sở giữ vững nguyên tắc.
Mặt khác, không ngừng bổ sung phát triển chủ nghĩa Mác- Lênin nói
chung, lý luận về giai cấp và đấu tranh giai cấp trong tình hình hiện nay một
cách sáng tạo và phù hợp. Bàn về vấn đề này, chính Mác và Ăngghen cũng đã
cảnh báo: “Lý luận của chúng tôi không phải là một giáo điều, mà là sự giải
thích quá trình phát triển, quá trình này bao hàm trong bản thân nó một loạt
những giai đoạn kế tiếp nhau” 44. Lênin cũng đã chỉ ra rằng: “Chúng ta không
hề coi lý luận của Mác như là một cái gì đã xong xuôi hẳn và bất khả xâm
phạm; trái lại, chúng ta tin rằng lý luận đó chỉ đặt nền móng cho môn khoa
học mà những người xã hội chủ nghĩa cần phải phát triển hơn nữa về mọi mặt,
nếu họ không muốn trở thành lạc hậu đối với cuộc sống” 45. Chủ tịch Hồ Chí
Minh viết tiếp: “...Nói cách khác chủ nghĩa Mác sẽ còn đúng cả ở đó. Dù sao
thì cũng không thể cấm bổ sung “cơ sở lịch sử” của chủ nghĩa Mác bằng cách
đưa thêm vào đó những tư liệu mà Mác ở thời mình không thể có được”46.
Với cách nhìn nhận khoa học, Đảng ta đã xác định: bỏ qua chế độ tư
bản chủ nghĩa để đi lên chủ nghĩa xã hội là con đường duy nhất đúng, phù
hợp với tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại, phù hợp với xu thế thời đại
ngày nay. Mặc dù đó là con đường khó khăn phức tạp, lâu dài, phải trải qua nhiều
42 V.I.Lênin, Toàn tập, Nxb Tiến bộ, M.1981, tập 30, tr 159- tr 160.
43 ĐCSVN, Báo cáo chính trị của BCHTW Đảng khoá IX tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng, Hà Nội
2006, tr 15- tr 16.

44 C. Mác và Ph. Ănghen, Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, H.1999, tập 36, tr 785.

45 V.I.Lênin, Toàn tập, Nxb Tiến bộ, M.1978, tập 4, tr 232.
46 Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2001, Tập 1, tr 466.

17

17


bước trung gian quá độ, việc bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là quyết định đúng
đắn, sáng tạo của Đảng ta. Bởi vì, nước ta bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, thực
chất là một kiểu phát triển “rút ngắn”, nhưng vẫn tôn trọng quá trình phát triển lịch
sử tự nhiên, không được chủ quan, nóng vội, đốt cháy giai đoạn. Đó là sự quá độ
gián tiếp đi lên chủ nghĩa xã hội. Đó là việc rút ngắn “những cơn đau đẻ kéo dài”
nghĩa là rút ngắn giai đoạn và bước đi của tiến trình lịch sử lên chủ nghĩa xã hội.
Cho nên, chúng ta phải biết sử dụng, thậm chí tạo điều kiện cho một số nhân tố tư
bản đã có hoặc chưa có ở nước ta phát triển trong quỹ đạo của chủ nghĩa xã hội,
đó là sự bỏ qua có kế thừa, chọn lọc, đồng thời cũng là tôn trọng quy luật vận
động khách quan của xã hội nước ta. Chúng ta bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị
của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, bỏ qua chế độ chính trị tư bản chủ
nghĩa...mặt khác chúng ta lại tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã
đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, đặc biệt là về khoa học công nghệ để phát
triển nhanh lực lượng sản xuất, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước,
xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, đặt nền móng cho chủ nghĩa xã hội. Để bỏ qua
cần phải thiết lập chuyên chính vô sản, xây dựng nhà nước pháp quyền, nhưng
bản chất phải là nhà nước của dân, do dân và vì dân. Đồng thời phải mở rộng quan
hệ giao lưu, hợp tác quốc tế, nhất là trao đổi về khoa học, kỹ thuật và công nghệ
hiện đại, chống khép kín, bế quan toả cảng...song phải giữ được bản sắc của dân
tộc, hoà nhập nhưng không hoà tan, đổi mới chứ không đổi màu. Đặc biệt là về
chính trị, phải giữ vững quyền lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, chống đa
nguyên về chính trị, đa đảng đối lập...

Bàn về vấn đề đường lối chính trị, Lênin viết: “Chính trị là sự biểu hiện tập
trung của kinh tế, song, chính trị không thể không chiếm địa vị hàng đầu so với
kinh tế”47. Chủ tịch Hồ Chí Minh với thế giới quan duy vật biện chứng, Người đã
tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc, đó là con đường cách mạng
vô sản. Người chỉ rõ: “Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ
nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mạng nhất là chủ nghĩa MácLênin”48. Hiện nay Đảng Cộng sản Việt Nam không những đánh giá cao vai trò lý
luận của chủ nghĩa Mác- Lênin mà còn khẳng định chủ nghĩa Mác- Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng
và của toàn dân tộc Việt Nam và qua thực tiễn hơn 75 năm qua dưới sự lãnh đạo
của Đảng cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa cách mạng Việt
Nam giành thắng lợi hoàn toàn chấm dứt ách đô hộ hàng nghìn năm của chế độ
phong kiến, hàng trăm năm của các thế lực thực dân cũ và mới đưa đất nước
thống nhất, giang sơn thu về một mối, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Qua hơn
20 năm đổi mới chẳng những đất nước Việt Nam đứng vững không bị sụp đổ mà
còn đưa nước ta thoát khỏi khủng hoảng và phát triển đi lên. Đó đã góp thêm một
bằng chứng hùng hồn về sức sống và giá trị thời đại của chủ nghĩa Mác- Lênin khi
mà Đảng Cộng sản Việt Nam đã bám sát thực tiễn, không ngừng bổ sung lý luận
47 V.I.Lênin, Toàn tập, Nxb Tiến bộ, M.1976, tập 42, tr 349- tr 350.
48 Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2001, tập 2, tr 268.

18

18


phù hợp với thực tiễn đưa sự nghiệp cách mạng tiến lên- điều đó càng khẳng định
bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh.
Hiện nay, Đảng ta cũng đã xác định: “Đã xác định về cơ bản chủ trương,
đường lối, chính sách phát triển kinh tế Việt nam. Đó là, chính sách phát triển kinh

tế hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của
Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đó chính là nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa. Nội dung định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát
triển kinh tế thị trường bước đầu được phác ra là kinh tế Việt Nam phải nâng lên
tầm kinh tế tri thức, phải tạo ra thế mạnh của đất nước, phục vụ sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá, phải nâng cao được đời sống của nhân dân, cải thiện
được bộ mặt xã hội; kinh tế phát triển theo hướng đa thành phần, đa sở hữu, các
thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật, bình đẳng trước pháp luật, cùng phát
triển, cùng hợp tác, cùng cạnh tranh lành mạnh, tạo thành những mắt xích quan
trọng hợp thành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đa dạng hoá
và nâng cao tính chủ động của các chủ thể làm kinh tế; kinh tế nhà nước nắm vai
trò chủ đạo, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân đóng vai trò rất quan trọng, là một
trong những động lực của nền kinh tế; hình thành các tập đoàn kinh tế mạnh, đủ
sức cạnh tranh với kinh tế thế giới; thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các
vùng, miền cho phù hợp đặc điểm Việt Nam; kinh tế Việt Nam phải có mối liên
hệ hội nhập với kinh tế thế giới, độc lập trong đa dạng, hội nhập theo nhiều
chiều”49.
Cách mạng cộng sản khác về chất đối với tất cả các cuộc cách mạng
trước đó: nó xoá bỏ tư hữu; xoá bỏ giai cấp. Mác viết: “Trong hết thảy các cuộc
cách mạng trước đây, tính chất hoạt động bao giờ cũng vẫn nguyên như cũ,- và
bao giờ vấn đề cũng vẫn chỉ là phân phối hoạt động ấy một cách khác, chỉ là
một sự phân phối lao động mới cho những người khác; trái lại, cách mạng cộng
sản chủ nghĩa là nhằm chống lại tính chất lao động trước đây, nó xoá bỏ lao
động và thủ tiêu sự thống trị của mọi giai cấp cùng với bản thân các giai cấp”50.
Cách mạng cộng sản không chỉ xoá bỏ những quan hệ kinh tế, chính trị cũ, mà
còn cải tạo đông đảo quần chúng...do đó cách mạng là cần thiết: “Để ý thức
cộng sản chủ nghĩa đó nảy sinh ra được trong đông đảo quần chúng, cũng như
để đạt được chính ngay mục đích ấy thì cần phải có một sự biến đổi của đông
đảo quần chúng, sự biến đổi này chỉ có thể thực hiện được trong một phong
trào thực tiễn, trong cách mạng; do đó, cách mạng là tất yếu... có năng lực xây

dựng cơ sở mới cho xã hội”51.
Hiện nay, các thế lực thù địch đã và đang chống phá cách mạng nước ta
hết sức tinh vi và quyết liệt, nhất là trên mặt trận lý luận tư tưởng. Chúng sử
49 “Đổi mới và phát triển ở Việt Nam- một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, Báo Nhân Dân, ngày 13-6-2006, tr 3.
50 C.Mác-Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Sự Thật, Hà Nội, Tập 3, tr 100.
51 C.Mác-Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Sự Thật, Hà Nội, Tập 3, tr 100.

19

19


dụng chiến lược “diễn biến hoà bình” chống phá ta về Đường lối chủ trương
chính sách của Đảng, tiến tới phủ nhận chủ nghĩa Mác- Lênin. Vì vậy cuộc
đấu tranh chống chiến lược “diễn biến hoà bình” diễn ra rất quyết liệt, phức
tạp và lâu dài, đòi hỏi phải linh hoạt, khôn khéo...lấy cái tích cực đẩy lùi cái
tiêu cực trong đời sống xã hội, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nước, phát triển kinh tế- xã hội, giữ vững ổn định chính trị, không
được để kẻ địch lợi dụng. Thực hiện mục tiêu đưa nước ta thoát khỏi khủng
hoảng, xây dựng xã hội “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,
văn minh”; quốc phòng, an ninh được giữ vững, thượng sách là không để xảy
ra chiến tranh. Vì vậy, đội ngũ các nhà khoa học đặc biệt là khoa học xã hội
và nhân văn phải tiến hành nghiên cứu, bổ sung và phát triển lý luận trong đó
có học thuyết về giai cấp và đấu tranh giai cấp của Mác.
Với bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác- Lênin, học
thuyết về giai cấp và đấu tranh giai cấp của Mác vẫn là vũ khí tư tưởng trong
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay.
Quán triệt tinh thần dó, Văn kiện Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ IX
đã khẳng định: “Nội dung chủ yếu của đấu tranh giai cấp trong giai đoạn hiện
nay là thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định

hướng xã hội chủ nghĩa, khắc phục tình trạng nước nghèo, kém phát triển;
thực hiện công bằng xã hội, chống áp bức bất công; đấu tranh ngăn chặn và
khắc phục những tư tưởng và hành động tiêu cực, sai trái; đấu tranh làm thất
bại mọi âm mưu và hành động chống phá của các thế lực thù địch; bảo vệ độc
lập dân tộc, xây dựng nước ta thành một nước xã hội chủ nghĩa phồn vinh,
nhân dân hạnh phúc”52.
Việc thực hiện nền kinh tế hàng hoá, kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa, đó là vấn đề hết sức phức tạp và nhạy cảm, dễ nảy sinh tự phát đi lên
kinh tế tư bản chủ nghĩa, dễ có nguy cơ đi chệch hướng xã hội chủ nghĩa. Chính vì
vậy, Đảng ta luôn coi trọng việc hoàn thiện cơ chế chính sách, pháp luật, vừa bảo
đảm quản lý được sự phát triển của nền kinh tế, song cũng không cản trở sự phát
triển, tạo ra môi trường kinh tế thuận lợi, năng động để thu hút vốn đầu tư, bằng luật
đầu tư cởi mở, bảo đảm được độc lập tự chủ của nền kinh tế phát triển theo định
hướng xã hội chủ nghĩa. Chính vì vậy, trong Đường lối kinh tế phát triển đất nước,
Đảng ta đã xác định: “Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng
nền kinh tế độc lập tự chủ, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp, ưu tiên
phát triển lực lượng sản xuất, đồng thời xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp định
hướng xã hội chủ nghĩa; phát huy cao độ nội lực đồng thời tranh thủ nguồn lực bên
ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền
vững; tăng trưởng kinh tế đi liền với phát triển văn hoá, từng bước cải thiện đời sống
vật chất và tinh thần của nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ và cải
thiện môi trường”53.
52 ĐCSVN, Văn kiện Đại hội lần thứ IX, Nxb CTQG, Hà Nội, 2001, tr. 86.
53 ĐCSVN, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb CTQG, Hà Nội 2001, tr 24.

20

20



Trong quân đội, đội ngũ các nhà khoa học đặc biệt là khoa học xã hội và
nhân văn quân sự phải triển khai các đề tài nghiên cứu nhằm cung cấp nhiều
luận cứ khoa học góp phần bổ sung, phát triển Đường lối quan điểm của
Đảng, nhất là trong lĩnh vực quốc phòng an ninh. Xây dựng và nâng cao bản
lĩnh chính trị cho cán bộ chiến sỹ và trực tiếp đấu tranh chống các quan điểm
thù địch sai trái một cách có cơ sở khoa học. Như Mác đã dạy: người đi giáo
dục cũng phải được giáo dục. Tích cực chủ động tạo ra các giá trị văn hoá
mới, giữ vững nền tảng tinh thần của quân đội và xã hội, nhằm xây dựng quân
đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại. Đề xuất những
giải pháp cần thiết, phù hợp để tiếp tục xây dựng quân đội vững mạnh về
chính trị, nâng cao hiệu quả CTĐ, CTCT trong mọi nhiệm vụ mà Đảng, Nhà
nước giao cho các lực lượng vũ trang nhân dân. Các nhà khoa học xã hội và
nhân văn quân sự hơn lúc nào hết phải có lập trường, quan điểm vững vàng,
thế giới quan khoa học, có kiến thức sâu rộng, có năng lực, có phương pháp
tư duy khoa học, sắc bén về lý luận, nhạy cảm trong thực tiễn, cảnh giác cách
mạng cao, dũng cảm ..để tiến công địch trên mặt trận đấu tranh lý luận tư
tưởng hiện nay. Đồng thời phải bám sát định hướng lớn trong công tác đấu
tranh trên mặt trận lý luận tư tưởng của Đảng, của quân đội, bám sát cuộc
sống của xã hội, quân đội, của cán bộ chiến sỹ, đổi mới nội dung, hình thức,
phương pháp đấu tranh; chủ động đoàn kết phối hợp chặt chẽ với các lực
lượng tham gia có hiệu quả vào cuộc đấu tranh chống chiến lược “diễn biến
hoà bình” đập tan mọi âm mưu phá hoại và gây bạo loạn lật đổ của các thế lực
thù địch nhất là trên lĩnh vực tư tưởng lý luận hiện nay. Vì vậy hơn bao giờ
hết các nhà khoa học phải chiếm lĩnh khoa học và phải có tư duy lý luận sắc
bén, như Mác đã chỉ huấn: một dân tộc muốn đứng vững trên đỉnh cao của
khoa học, thì không thể không có tư duy về lý luận sắc bén.

21

21




×