Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIỀN LƯƠNG VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.44 KB, 23 trang )

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIỀN LƯƠNG VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN
LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP
1.1. Tiền lương
1.1.1. Khái niệm tiền lương
Tiền lương được hiểu theo nhiều cách khách nhau tùy theo cách
tiếp cận, phương thức vận hành nền kinh tế và trình độ phát triển của
nền kinh tế.
Theo điều 55, chương VI “ Tiền lương” Bộ luật lao động của nước
Cộng Hòa XHCN VIệt Nam được sửa đổi bổ sung năm 2007 ghi rõ: “
Tiền lương của người lao động do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng
lao động và được trả theo năng suất lao động, chất lượng lao động và
hiểu quả công việc. Mức lương người lao động không được thấp hơn
lương tối thiểu do Nhà nước quy định”.
Như vậy, tiền lương được hiểu là số tiền mà người sử dụng lao
động trả cho người lao động theo năng suất và hiệu quả công việc được
giao. Trong các doanh nghiệp hiện nay, dù là công ty Nhà nước hay các
công ty ngoài quốc doanh thì tiền lương đều chịu sự tác động, chi phối
rất lớn của thị trường và thị trường sức lao động. Tiền lương trong giai
đoạn này dù vẫn nằm trong trong khuôn khổ pháp luật và theo những
chính sách của Chính phủ nhưng chỉ là những giao dịch trực tiếp giữa
chủ và thợ, những mặc cả cụ thể giữa một bên đi thuê và một bên làm
thuê. Những bản hợp đông này có liên quan trực tiếp đến phương thức
trả công.
- Tiền lương danh nghĩa: “Tiền lương danh nghĩa được hiểu là số
tiền mà người sử dụng lao động trả cho người cung ứng sức lao động
trên cơ sở kết quả lao động và hiệu quả kinh tế mà người lao động đã
đóng góp” ( Theo Trần Kim Dung- quản trị nhân sư- ĐH kinh tế TP.HCM-
NXBTK-2003) . Số tiền này nhiều hay ít phụ thuộc trực tiếp vào khả
năng lao động và hiệu quả làm việc của người lao động, vào trình độ
kinh nghiệm làm việc… ngay trong quá trình lao động.
- Tiền lương thực tế: “Tiền lương thực tế là khối lượng tư liệu sinh


hoạt và dịch vụ mà người lao động có thể mua sắm được bằng tiền
lương danh nghĩa của mình sau khi đã đóng góp các khoản thuế theo
quy định của chính Phủ” ( Theo Trần Kim Dung- quản trị nhân sư- ĐH
kinh tế TP.HCM- NXBTK-2003) . Mối quan hệ tiền lương thực tế và tiền
lương danh nghĩa được thể hiện qua công thức sau:
TLdn
TLttế=
Igo
Trong đó: TLttế là tiền lương thực tế
TLdn là tiền lương danh nghĩa
Igo là giá cả
Như vậy ta có thể thấy là nếu giá cả tăng lên thì tiền lương thực tế
giảm đi, điều náy có thể xảy ra ngay khi tiền lương danh nghĩa tăng lên.
Tiền lương thực tế không chỉ phụ thuộc vào số lượng tiền lương danh
nghĩa mà còn phụ thuộc vào giá cả các loại hàng hóa tiêu dùng và các
loại dịch vụ cần thiết mà họ muốn mua. Đây lầ quan hệ phức tạp do sự
thay đổi của tiền lương danh nghĩa, của giá cả phụ thuộc vào các yếu tố
khác nhau. Trong xã hội, tiền lương thực tế là mục đích trực tiếp của
người lao động hưởng lương, đó cũng là đối tượng quản lý trực tiếp
trong các chính sách về thu nhập, tiền lương và đời sống.
Mức lương là số tiền dùng để trả công lao động trong một đơn vị
thời gian như ngày, giờ hay tháng cho phù hợp với các bậc trong thang
lương.
1.1.2. Vai trò của tiền lương
- Đối với người lao động
Tiền lương là phần cơ bản nhất trong thu nhập của người lao động,
giúp cho họ và gia đình trang trải các chi tiêu, sinh hoạt và dịch vụ cần
thiết. Do vậy, các mức tiền lương là đòn bẩy kinh tế rất quan trọng để
định hướng sự quan tâm và định hướng của người lao động. Khi độ lớn
của tiền lương phụ thuộc vào hiệu quả sản xuất của công ty nói chung

và cá nhân người lao động nói riêng thì họ sẽ quan tâm đến việc không
ngừng nâng cao năng suất lao động và chất lượng công việc.
Mặt khác, tiền lương kiếm được ảnh hưởng đến địa vị của người
lao động trong gia đình, địa vị của họ trong tương quan với các bạn
đồng nghiệp cũng như giá trị tương đối của họ với tổ chức và đối với xã
hội.
Tiền lương là một trong những hình thức kích thích lợi ích vật chất
đối với người lao động. Vì vậy khả năng kiếm được tiền lương cao hơn
sẽ tạo ra động lực thúc đẩy người lao động ra sức học tập để nâng cao
giá trị của họ đối với tổ chức thông qua sự nâng cao trình độ và sự đóng
góp cho tổ chức. Hiệu quả công việc càng cao thì tiền lương về mặt
nguyên tắc càng cao và ngược lại.
- Đối với tổ chức
Tiền lương là một phần quan trọng của chi phí sản xuất. Tăng tiền
lương sẽ ảnh hưởng tới chi phí, giá cả và khả năng cạnh tranh của sản
phẩm của công ty trên thị trường.
Tiền lương là một đòn bẩy nhằm đảm bảo sản xuất phát triển, duy
trì, giữ gìn và thu hút một đội ngũ lao động có trình độ kỹ thuật nghiệp
vụ cao với ý thức kỷ luật vững.
Cùng với việc kích thích không ngừng nâng cao năng suất lao
động, tổ chức tiền lương trong doanh nghiệp được công bằng và hợp lý
sẽ tạo ra hoà khí cởi mở giữa những người lao động, hình thành khối
đoàn kết thống nhất, trên dưới một lòng, một ý chí vì sự nghiệp phát
triển doanh nghiệp và vì lợi ích của bản thân họ. Chính vì vậy mà người
lao động làm việc bằng cả nhiệt tình hăng say và họ có quyền tự hào về
mức lương họ đạt được.
- Đối với xã hội
Tiền lương có thể ảnh hưởng quan trọng tới các nhóm xã hội và
các tổ chức khác nhau trong xã hội. Tiền lương cao hớn giúp cho người
lao động có sức mua cao hơn và điều đó làm tăng sự thịnh vượng của

cộng đồng nhưng mặt khác có thể dẫn tới tăng giá cả và làm giảm mức
sống của những người có thu nhập không đuổi kịp mức tăng của giá cả.
Giá cả tăng cao lại có thể làm giảm cầu về sản phẩm và dịch vụ dẫn tới
giảm công việc làm.
Tiền lương đóng góp một phần đáng kể vào thu nhập quốc dân
thông qua con đường thuế thu nhập và góp phần làm tăng nguồn thu
của chính phủ cũng như giúp cho chính phủ điều tiết được thu nhập
giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội.
1.1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến tiền lương của người lao động
- Yếu tố thuộc môi trường bên ngoài gồm
+ Thị trường lao động: Tình hình cung và cầu lao động, thất nghiệp
trên thị trường lao động là yếu tố bên ngoài quan trọng nhất ảnh hưởng
đến số lượng tiền lương mà người chủ sử dụng sức lao động sẽ đưa ra
để thu hút và giữ gìn người lao động có trình độ. Sự thay đổi cơ cấu đội
ngũ lao động, các định chế về giáo dục và đào tạo cũng ảnh hưởng đến
mức tiền lương của doanh nghiệp.
+ Sự khác biệt về tiền lương theo vùng địa lý mà tổ chức, doanh
nghiệp đang cư trú.
+ Các mong đợi của xã hội, văn hoá, phong tục tập quán: Các
mong đợi của xã hội, văn hoá, phong tục, tập quán tại nơi doanh nghiệp
đang kinh doanh cũng cần được lưu tâm xem xét khi xác định mức tiền
lương vì tiền lương phải phù hợp với chi phí sinh hoạt của vùng địa lý.
+ Các tổ chức công đoàn: Công đoàn là một tổ chức có thế lực
mạnh mà các cấp quản trị phải thảo luận với họ về các tiêu chuẩn được
sử dụng để xếp lương; các mức chênh lệch về tiền lương; các hình thức
trả lương…Nếu doanh nghiệp được công đoàn ủng hộ thì các kế hoạch
đề ra rất dễ giành được thắng lợi.
+ Luật pháp và các quy định của chính phủ: Các điều khoản về tiền
lương được quy định trong Bộ luật Lao động đòi hỏi các tổ chức phải
tuân thủ khi xác định và đưa ra các mức tiền lương.

+ Tình trạng của nền kinh tế: Tình trạng của nền kinh tế đang suy
thoái hay đang tăng trưởng nhanh sẽ tạo cho doanh nghiệp có khuynh
hướng hạ thấp hoặc tăng lương cho người lao động. Bởi vì, trong điều
kiện nền kinh tế suy thoái nguồn cung về lao động tăng lên, còn trong
điều kiện nền kinh tế tăng trưởng thì việc làm được tạo ra và cầu về lao
động lại tăng lên.
- Yếu tố thuộc về tổ chức
+ Tổ chức, doanh nghiệp thuộc ngành sản xuất hoặc lĩnh vực sản
xuất kinh doanh nào. Lĩnh vực kinh doanh sẽ quyết định đến thu nhập
của người lao động, khi người lao động làm việc ở những môi trường
độc hại, nặng nhọc, đòi hỏi trình độ cao thì thu nhập thường cao hơn
những người làm việc ở những nghành nghề thủ công không dòi hỏi
trình độ cao, mức độ thực hện công việc nhẹ nhàng.
+ Doanh nghiệp có tổ chức công đoàn hay không. Nếu doanh
nghiệp có tổ chức công đoàn thì mọi chính sách của doanh nghiệp sẽ
được tổ chức công đoàn xem xét đưa ra những quyết định đúng đắn,
công khai nên sẽ thu hút được những người lao động giỏi, đối với
những doanh nghiệp không có tổ chức công đoàn thì mọi quyết định
chính sách tiền lương thường do ý thức chủ quan của nhà quản trị nên
nhiều khi không được sáng suốt và công bằng gây ức chế cho người lao
động.
+ Lợi nhuận và khả năng chi trả tiền lương của tổ chức. Các tổ
chức kinh doanh thành công thường có khuynh hướng trả lương cao
hơn mức lương trung bình của thị trường lao động bên ngoài và ngược
lại.
+ Quy mô của doanh nghiệp. Người lao động làm việc ở những
doanh nghiệp có quy mô lớn thường nhận được mức lương cao hơn
những người lao động làm việ ở nhũng doanh nghiệp vừa và nhỏ. Vì ở
doanh nghiệp lớn thường làm ăn có lãi nhiều và những doanh nghiệp
này thường đòi hỏi người lao động có trình độ cao.

+ Trình độ trang bị kĩ thuật của doanh nghiệp: hiện đại hay lạc hậu.
Trang thiết bị hiện đại thì doanh nghiệp sẽ sử dụng ít lao động và lao
động cần phải có trình độ nên những người lao động này sẽ nhận được
mức lương cao hơn so với những người làm việc với những trang thiết
bị không đòi hỏi trình độ cao.
+ Quan điểm, triết lý của tổ chức trong trả lương: Tổ chức đặt mức
lương cao, thấp hay theo cá mức lương trên thị trường. Chẳng hạn một
số công ty muốn đứng đầu trong việc trả lương cao hơn các công ty
khác. Các công ty này muốn thu hút nhân tài, bởi vì họ cho rằng trả
lương cao hơn các tổ chức khác sẽ thu hút những người làm việc có
khả năng cao hơn. Trả lương cao cũng thúc đẩy người lao động làm
việc có chất lượng cao, năng suất lao động cao và vì thế chi phí lao
động của một đơn vị sản phẩm sẽ thấp hơn.
Một số tổ chức khác lại áp dụng mức lương thịnh hành tức là mức
lương trung bình mà hầu hết các tổ chức khác đang trả lương cho
người lao động. Vì họ cho rằng với cách đó vẫn thu hút được người lao
động có trình độ lành nghệ phù hợp với yêu cầu công việc, đồng thời
vẫn duy trì được vị trí cạnh tranh của công ty bằng cách không nâng giá
sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty.
Có tổ chức lại có chính sách trả lương thấp hơn mức lương hiện
hành trên thị trường bởi vì: hoặc là tổ chức đang gặp khó khăng về tài
chính; hoặc là ngoài tiền lương người lao động còn nhận được các
khoản trợ cấp khác. Nhưng các công trình nghiên cứu đã chỉ rõ trả
lương thấp không có nghĩa là tiết kiệm được chi phí, ngược lại tổ chức
sẽ tốn kém hơn bởi vì người lao động làm việc không có năng suất,
những người lao động giỏi sẽ rời tổ chức.
- Yếu tố thuộc về công việc
Công việc là một yếu tố chính quyết định và ảnh hưởng đến mức
tiền lương của người lao động trong tổ chức. Các doanh nghiệp rất chú
trọng đến giá trị thực của từng công việc cụ thể. Những yếu tố thuộc về

công việc cần được xem xét tuỳ theo đặc trưng, nội dung của mỗi công
việc cụ thể. Tuy vậy, những đặc trưng chung nhất cần được phân tích và
đánh giá cho mỗi công việc gồm:
+ Kỹ năng: tuỳ thuộc vào mức độ phức tạp của công việc cũng như
lao động trí óc hay lao động chân tay mà yêu cầu kỹ năng khác nhau.
+ Trách nhiệm: công việc đòi hỏi người lao động có trách nhiệm đối
với vật tư, trang thiết bị, tài sản và máy móc dùng cho hoạt động sản
xuất kinh doanh cũng như là trách nhiệm đối với công việc trong việc ra
quyết định, các kết quả tài chính...
+ Sự cố gắng: là sự yêu cầu về thể lực và trí lực của người lao
động, mức độ chịu áp lực của công việc.
+ Điều kiện làm việc như: tiếng ồn; độ rung chuyển; nồng độ bụi...
cũng như mức độ độc hại đối với người lao động
- Yếu tố thuộc về cá nhân người lao động
Cá nhân người lao động là yếu tố có tác động rất lớn đến việc trả
lương. Mức tiền lương phụ thuộc vào sự hoàn thành công việc của
người lao động, trình độ, kinh nghiệm, thâm niên công tác, sự trung
thành, tiềm năng.
- Sự hoàn thành công việc: người lao động giỏi, có thành tích xuất
sắc năng suất cao thường được trả lương cao hơn.
+ Thâm niên công tác: là một yếu tố được tính đến khi trả lương.
Người lao động có thâm niên lâu năm trong nghề cũng thường được
nhận mức lương cao hơn.
+ Kinh nghiệm: kinh nghiệm cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến
mức tiền lương và cần được xem xét khi trả lương.

×