Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm ở địa bàn phường mỹ hòa, thành phố long xuyên, tỉnh an giang từ nay đến năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.76 KB, 25 trang )

MỞ ĐẦU
Bước vào thế kỷ XXI công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo đã
giành được những thành tựu quan trọng, đưa nước ta vững bước đi lên trong xu thế hội
nhập, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh,
xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
Sự nghiệp cách mạng của nước ta đang đứng trước những vận hội mới, song cũng
đan xen những nguy cơ, thách thức mới, chứa đựng những yếu tố tiềm ẩn khó lường. Các
thế lực thù địch đang ráo riết tìm mọi cách chống phá nước ta, chia rẽ khối đại đoàn kết
toàn dân tộc bằng nhiều thủ đoạn tinh vi nham hiểm.
Mặt khác do ảnh hưởng tiêu cực của mặt trái cơ chế thị trường; hoạt động của các
loại tội phạm có xu hướng gia tăng và ngày càng phức tạp đã và đang làm suy thoái các giá
trị đạo đức, xã hội; các giá trị văn hóa, tinh thần, gây thiệt hại về kinh tế, văn hóa, xã hội;
kìm hãm sự phát triển của đất nước.
Trong những năm gần đây trên địa bàn phường Mỹ Hòa, thành phố Long Xuyên,
tỉnh An Giang, tình hình diễn biến hoạt động của tội phạm diễn ra rất phức tạp và có chiều
hướng gia tăng. Vì vậy đòi hỏi công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm trên địa bàn
phường Mỹ Hòa cần phải tập trung tìm ra các giải pháp hữu hiệu nhằm đẩy lùi từng bước
và hạn chế làm giảm hẳn hoạt động của các loại tội phạm. Đây thật sự là vấn đề bức xúc
của địa phương hiện nay.
Xuất phát từ yêu cầu trên, với kiến thức tiếp thu được và qua thực tiễn công tác, tôi
chọn đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội ở địa bàn
phường Mỹ Hòa, thành Phố Long Xuyên, tỉnh An Giang từ nay đến năm 2015”, để làm
tiểu luận cuối khóa, nhằm góp phần vào công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm trên địa
bàn phường Mỹ Hòa nói riêng và địa bàn tỉnh An Giang nói chung.


CHƯƠNG 1 MỘT S Ố VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÒNG CHỐNG T ỘI PHẠM
1.1. Khái niệm về tội phạm
Theo Bộ luật Hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2009, tại Điều 8 đã đưa ra khái niệm về
tội phạm như sau:
Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do


người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc
lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ
kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp
của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền,
lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã
hội chủ nghĩa.
Khái niệm tội phạm trên đây là một định nghĩa có tính khoa học thể hiện tập trung
nhất quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về tội phạm, nó không chỉ là cơ sở khoa học cho
việc xác định những tội phạm cụ thể trong phần các tội phạm của Bộ luật Hình sự, mà còn
là cơ sở cho việc nhận thức và áp dụng đúng đắn những điều luật quy định về từng tội phạm
cụ thể trong thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm.
1.2. Vai trò của công tác đấu tranh phòng chống tội phạm
Công tác đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung có một vai trò hết sức quan
trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và trong công cuộc xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Nó góp phần quan trọng vào thắng lợi của
đất nước ta trong tiến trình xây dựng và phát triển toàn diện.
Nếu chúng ta thực hiện tốt công tác đấu tranh phòng chống các loại tội phạm sẽ góp
phần tích cực đến việc ổn định xã hội, phát triển toàn diện đất nước trên các mặt chính trị,
kinh tế, văn hóa, xã hội... Góp phần thắng lợi vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước làm cho dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; đưa vị thế của Việt
Nam ngày một phát triển trên trường quốc tế.
Và khi chúng ta làm giảm hoạt động của các loại tội phạm sẽ là điều kiện cơ bản đem lại sự
bình yên cho xã hội, mang lại lòng tin cho quần chúng nhân dân; từ đó sẽ huy động được
sức mạnh của toàn dân, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc.


1.3. Quan điểm của Đảng, Nhà Nước về công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm
1.3.1.


Ch ủ trương củ a Đảng về công tác ph òng, ch ống tội ph ạm:
Công tác phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội được Đảng và Nhà nước ta xác

định là một trong những nhiệm vụ cực kỳ quan trọng trong giai đoạn hiện nay. Do vậy các
tổ chức Đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể từ Trung ương đến địa phương phải
xem đây là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách hàng đầu. Đảng có nhiều chủ trương, chính sách,
chỉ thị, nghị quyết chỉ đạo công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm như:
-

Chỉ thị số 3 3 /CT-TW ngày 0 1/4/1 994 của Trung ương Đảng về lãnh đạo phòng, chống
các tệ nạn xã hội.

-

Chỉ thị số 06/CT-TW ngày 30/1 1/1 996 của Trung ương Đảng về tăng cường lãnh đạo, chỉ
đạo công tác phòng chống và kiểm soát ma túy.

-

Chỉ thị số 48 ngày 22/1 0/20 1 0 của Bộ Chính trị về '' Tăng ường sự lãnh đạo của Đảng đối
với công tác phòng chống tội phạm trong tình hình mới .

-

Kết luận số 8 6/KL-BCT ngày 5/11/2010 của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của
Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh quốc gia trong tình hình mới”

-

Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI khẳng định: “Xây dựng lực lượng Quân

đội nhân dân và Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, có
số lượng hợp lý, với chất lượng tổng hợp và sức chiến đấu cao, đồng thời quan tâm xây
dựng lực lượng dự bị động viên hùng hậu, dân quân tự vệ rộng khắp, sẵn sàng chiến đấu
bảo vệ Tổ quốc trong mọi tình huống”.
Các nghị quyết, chỉ thị đều nhấn mạnh các cấp ủy Đảng từ Trung ương đến cơ sở
phải đặt công tác lãnh đạo, chỉ đạo phòng, chống các loại tội phạm là một nhiệm vụ quan
trọng, cấp bách, thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ để phòng ngừa và khắc phục hậu quả do
tội phạm gây ra, từng bước ngăn chặn, đẩy lùi các loại tội phạm, xử lý nghiêm khắc cán bộ,
đảng viên vi phạm.

1.3.2.

Chính sách, ph áp luật củ a Nhà n ước về công tác phòng, ch ống tội

phạm
Những năm qua, Quốc hội, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản pháp quy về
phòng, chống tội phạm; chỉ đạo các cấp các ngành với những biện pháp mạnh mẽ trong
công tác phòng, chống tội phạm như:


-

Hiến pháp năm 1 992 quy định tại điều 74: Mọi hành vi xâm phạm lợi ích của Nhà nước,
quyền, lợi ích hợp pháp của tập thể và của công dân phải được kịp thời xử lý nghiêm minh.

-

Nghị quyết 0 5/CP ngày 29/1/1 993 của Chính phủ về tăng cường chỉ đạo công tác phòng,
chống mại dâm.


-

Nghị quyết 0 C ngày 29

99 của Chính phủ về tăng cường chỉ đạo

công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy.
-

Nghị quyết số 09/1 998/NQ- CP của Chính P hủ về Chương trình quốc gia phòng chống tội
phạm, phòng chống ma túy và phòng chống buôn bán người, chống buôn bán phụ nữ và trẻ
em giai đoạn 1 998- 2010 và các năm tiếp theo.

-

Luật phòng, chống ma túy 09/ 12/2000 của Quốc hội khóa 8, có hiệu lực từ ngày 0
200 .

-

Nghị định 56/2002/NĐ-CP ngày 1 5/5/2002 của Chính P hủ về tổ chức cai nghiện ma túy
tại gia đình và cộng đồng.

-

P háp lệnh phòng, chống mại dâm số 1 0/2003/PL-UBTVQH của ủy ban Thường vụ Quốc
hội ngày 7 200 .

-


Nghị định 1 35/2004/NĐ-CP ngày 1 0/6/2004 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện
pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, tổ chức hoạt động của cơ sở chữa bệnh theo pháp lệnh xử lý
vi phạm hành chính, và chế độ áp dụng đối với người chưa thành niên, người tự nguyện vào
cơ sở chữa bệnh.

-

Nghị định số 1 78/2004/NĐ-CP ngày 1 5/1 0/2004 của Chính phủ quy định chi tiết một số
điều của pháp lệnh phòng, chống mại dâm.
-

Quyết định số 9 200 QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về “ hê duyệt kế

hoạch tổng thể phòng, chống ma túy đến năm 20 0”.
-

Thông tư số 05/2006/TT-BLĐTBXH ngày 22/6/2006 của Bộ Lao động

Thương binh và Xã hội về “Hướng d n thành lập và tổ chức hoạt động của Đội kiểm tra liên
ngành về phòng, chống tệ nạn mại dâm”.
-

Quyết định số 2 200 QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt

“Chương trình phối hợp liên ngành phòng, chống tệ nạn mại dâm giai đoạn 200 - 20 0”.
-

Quyết định số 50/2007/QĐ-TTg ngày 1 2/4/2007 của Thủ tướng Chính phủ

về việc kiện toàn ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại

dâm.


-

Luật phòng, chống ma túy số 1 6/2008/QH 1 2 ngày 03/6/2008.

-

Bộ luật Hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc

Hội bổ sung, sửa đổi năm 2009.
1.3.3. Văn bản của tỉnh An Giang về phòng chống tội phạm
-

Ngày 9/12/2004, Hội đồng nhân dân tỉnh An Giang khóa VII ban hành nghị

quyết số 2 1/2004/NQ-HĐND về tăng cường công tác phòng chống HIV/AIDS, ma túy, mại
dâm và các tệ nạn xã hội khác.
-

Chương trình hành động số 19- CTr/TU ngày 7/7/2008 của Tỉnh ủy An Giang

về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng chống và kiểm soát ma túy trong tình
hình mới.
-

Chương trình hành động số 0 1 - CTr/TU ngày 24/0 1/20 1 1 của Ban chấp

hành tỉnh Đảng bộ An Giang và kế hoạch số 0 6/KH- UBND ngày 9/3 /20 1 1 của ủy ban

nhân dân tỉnh An Giang về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng
chống tội phạm trong tình hình mới”.
-

Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ An Giang lần thứ IX giai đoạn 20102015

chỉ rõ: Tiếp tục thực hiện chương trình quốc gia về phòng chống tội phạm, kiềm chế sự gia
tăng của các loại tội phạm. Tập trung đấu tranh với tội phạm có tổ chức, tội phạm hoạt động
theo kiểu xã hội đen. Phấn đấu nâng cao tỷ lệ điều tra khám phá các vụ phạm pháp hình sự
cao hơn nhiệm kỳ 200 - 20 0. Tiếp tục kiềm chế làm giảm tai nạn giao thông, tệ nạn xã hội.
- Kế hoạch hành động số 07/KH-UBND ngày l 0/s /20 l l của ủy ban nhân dân
tỉnh An Giang về “Phòng chống HIV/AIDS; phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm và
các tệ nạn xã hội khác tỉnh An Giang giai đoạn 20 11 -20 l 5 ”.


CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG T ỘI PHẠM TRÊN ĐỊA
BÀN PHƯỜNG MỸ HÒA, THÀNH PHỐ LONG XUYÊN
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
2.1.

Đặc điểm tình hình phường Mỹ Hòa
Mỹ Hòa là phường ven đô của thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang. Là một địa

bàn đang trong quá trình đô thị hóa. Với diện tích tự nhiên 1 .651 ha; Phía Đông giáp
phường Mỹ P hước, Mỹ Quý, Đông Xuyên. P hía Tây giáp Thị trấn Phú Hòa huyện Thoại
sơn; Phía Nam giáp phường Mỹ Thới; Phía Bắc giáp phường Bình Khánh và xã Mỹ Khánh.
Tổng số hộ: 6.592 hộ; khẩu: 31127 khẩu.
Dân tộc Kinh là 27.224 người còn lại là các dân tộc Khơ me, Chăm, Hoa. Số người
theo tôn giáo là 23 .53 1 người trong đó số tín đồ của P hật giáo Hòa Hảo là 14.180 người;

đạo Phật là 8.254 người; Thiên Chúa giáo 124 người; Tin Lành 76 người; Cao Đài 730
người; Tôn giáo khác 167 người. Phường có 1 9 3 tổ dân phố thuộc khóm, 20 chi bộ trực
thuộc với tổng số 72 đảng viên. Đa số nhân dân sống bằng nghề làm ruộng, làm thuê và một
bộ phận kinh doanh nhỏ. Trình độ dân trí không đồng đều. Trên địa bàn có nhà trọ cho thuê,
0 khách sạn, cơ sở cầm đồ, 1 2 cơ sở kinh doanh internet, 0 1 cơ sở massage, 7 cơ sở
karaoke.
Trên địa bàn có: 490 đối tượng chính trị. Cơ sở thờ tự gồm 5 chùa, 3 tịnh xá, 0 1 tịnh
thất, 0 1 thánh thất Cao Đài và 0 1 Ban trị sự Phật giáo Hòa Hảo phường.
Tổng số đối tượng hình sự hiện đang quản lý trên địa bàn phường là 78 đối tượng.
Trong đó đối tượng nghiện ma túy 20; đối tượng đang chấp hành án 0; đối tượng có tiền án
tiền sự 0; số đang quản lý theo các nghị định 8.
Tình hình phạm pháp hình sự trong thời gian gần đây tuy đã được kiềm chế và kéo
giảm nhưng tính chất, mức độ và hành vi của tội phạm ngày càng diễn biến phức tạp, tinh
vi. Đặc biệt là số vụ trộm cắp tài sản chiếm tỷ lệ khá cao trong cơ cấu tội phạm. Các loại tội
phạm như giết người do nguyên nhân xã hội, hiếp dâm có xu hướng ngày càng phức tạp.
Tình hình TTATGT tuy được kéo giảm theo cả 0 3 tiêu chí (số vụ, số người chết, số
người bị thương), nhưng các lỗi như: uống rượu bia tham gia giao thông, không chấp hành
tín hiệu đèn giao thông, không đội mũ bảo hiểm, phóng nhanh vượt ẩu còn diễn ra phổ biến.


Lưu lượng xe ngày một tăng cộng với tình trạng đường xá, cầu cống ngày một xuống cấp
cũng là nguyên nhân quan trọng dẫn đến tai nạn giao thông ngày một gia tăng.
Tình hình hoạt động của tội phạm ma tuý tuy đã được kiềm chế, không để phát sinh
tụ điểm, điểm nóng phức tạp về ma tuý, giảm số người nhiễm, nhưng hiện nay lại nổi lên là
tình hình số người nghiện vi phạm pháp luật khác như: thực hiện hành vi trộm cắp, sử dụng
xe phân khối lớn cướp giật trên đường phố, để có tiền thỏa mãn cơn nghiện hoặc trở thành
“đại lý” phân phối ma túy nhỏ lẻ lại cho các con nghiện khác.
2.2. Thực trạng của công tác đấu tranh phòng chống tội phạm ở địa bàn phường Mỹ
Hòa, thành phố Long xuyên trong giai đoạn hiện nay
2.2.1.


Nh ững mặt làm được

a) Kết quả công tác đấu tranh phòng ch ống tội ph ạm trên địa bàn ph ường Mỹ Hòa năm
2010
*

về phạm pháp hình sự: Năm 2010 đã xảy ra 10 vụ phạm pháp hình sự. So với năm 2009
giảm 10/16 vụ.

Tài sản thiệt hại gồm: Một đôi bông tai vàng 24K trọng lượng o l chỉ; o l đồng hồ
bằng vàng trọng lượng S ,8 chỉ; o l chỉ vàng 24 k; o l sợi dây chuyền vàng l 8K trọng lượng
o4 chỉ mặt ngọc trai; o l máy vi tính Laptop hiệu Dell trị giá khoảng S o triệu đồng; o s điện
thoại di động; o s thẻ ATM; tiền mặt l l 7.2 S o.ooođ.
Đã điều tra làm rõ 05/10 vụ (đạt tỷ lệ 50%) liên quan o ó tên chuyển Đội CSĐTT về

TTXH Công an T LX xử lý (gồm o vụ cố ý gây thương thương tích, o l vụ trộm và o l vụ số
đề),
*

Về tệ nạn xã hội:

-

Lực lượng công an phường đã triệt xóa 2o điểm TNXH liên quan đến s s tên (trong đó o8
sòng bài, l 2 điểm ghi đề). Tang vật thu giữ: o8 bộ bài s 2 lá, l 2 cây viết, o s máy tính
Casio, o4 phơi ghi đề, os cùi lai ghi đề, o9 lai ghi đề, o2 cái chiếu, số tiền trên phơi l s s
.ooođ, tiền mặt 4.s 4 4.ooođ. Nội vụ: XP VPHC bằng hình thức phạt tiền thu nộp 2 s.8 s
o.ooođ.



-

Lập hồ sơ răn đe giáo dục cho làm cam kết l 88 đối tượng TNXH các loại, và xử phạt vi
phạm hành chính 6 6 tên (gây rối, trộm cắp vặt, tụ tập trái phép nơi công cộng) thu nộp l l .s
6 s .ooođ.

*

Chống tội phạm ma tuý:

-

Chủ động nắm tình hình bố trí bắt quả tang o4 vụ có dấu hiệu mua bán, tàng trữ trái phép
các chất ma tuý có liên quan đến o7 đối tượng, thu giữ 86 tép hêroin. Lập hồ sơ giao đội
CSĐTTP về ma tuý công an Long Xuyên ( xử lý hình sự o4 đối tượng, NĐ4 s /CP: o2, giao
địa phương: 01)

-

Công an phường thường xuyên mở các đợt thu gom số đối tượng nghi vấn sử dụng trái
phép chất ma tuý để thử test. Đã tổ chức thu gom 4 s lượt đối tượng. Qua thử test kết quả:
dương tính s 9 tên, lập hồ sơ áp dụng theo các nghị định (Trong đó: NĐ C : o tên, NĐ C : 2
tên, NĐ C : o , xử phạt hành chính 01 tên. Số âm tính giáo dục cho làm cam kết giao gia
đình bảo lãnh.

-

Hỗ trợ phòng PC l 7, đội CSĐTTP về ma tuý bắt o s điểm tàng trữ mua bán trái phép chất
ma tuý liên quan o4 tên (tại khóm Tây Khánh 4 , Tây Huề 1) và 01 đối tượng có hành vi

mua bán trái phép chất ma túy tại tổ l 4 , khóm Tây Khánh s .

*

Công tác đảm bảo TTATGT và TTCC:

-

Trong năm 2o l o tình hình tai nạn giao thông và va chạm giao thông đường bộ vẫn xảy ra
nhiều. So với năm 2oo9, tai nạn không tăng không giảm o2/o2 vụ (chết o2 người), va chạm
không tăng không giảm s l /s l vụ, số người bị thương tăng 76/74 người. Nguyên nhân: nhu
cầu đi lại của quần chúng nhân dân ngày càng cao, xe cộ lưu thông nhiều, ý thức chấp hành
luật lệ giao thông của một số người dân chưa cao, như còn điều khiển phương tiện trong
tình trạng có rượu bia, chở quá số người qui định, phóng nhanh vượt ẩu.
b) Kết quả công tác đấu tranh phòng chống tội phạm trên địa bàn phường Mỹ Hòa
năm 2011
* Đã xảy ra 19 vụ phạm pháp hình sự. So năm 2010 tăng 19/10 vụ:

+ Trộm cắp tài sản
+ Cố ý gây thương tích :

: 09 vụ (tăng 5 vụ)
03 vụ (không tăng không giảm)

+ Giết người

: 02 vụ (tăng 2 vụ)

+ Hiếp dâm trẻ em


: 02 vụ (tăng 2 vụ)


+ Cướp giật tài sản:

: 01 vụ (giảm 01 vụ)

+ 02 vụ lừa đảo (tài sản và làm vé số giả bán) : 02 vụ (tăng 2 vụ)
Thủ đoạn: Chủ yếu là lợi dụng sự mất cảnh giác của người trông coi, quản lý tài sản
để trộm cắp, cướp giật và do mâu thuẫn cá nhân dẫn đến đánh nhau...
Tài sản thiệt hại gồm: 0 1 xe SH, 0 6 xe môtô, 02 máy tính xách tay hiệu HP, 0 1 con
chuột máy tính, 20 điện thoại di động, 0 1 đầu đĩa, 0 1 vòng cẩm thạch cẩn vàng 1 8k 3 chỉ,
0 1 vòng cẩm thạch bị bể đôi, 02 chiếc nhẫn vàng 1 8k khoảng 1 chỉ, 0 1 sợi dây chuyền
vàng 1 8k 02 chỉ, 0 1 lắc chuổi ngọc trai, 0 1 dây chuyền vàng 1 8k 0 1 chỉ, 0 6 chỉ vàng 1
8k, 07 chỉ vàng 24 k, số tiền mặt: 8.730.000đ (Tám triệu bảy trăm ba chục ngàn đồng).
Đã điều tra khám phá làm rõ: 10/19 vụ (đạt tỷ lệ 52,63) liên quan 1 2 đối tượng chuyển

Đội CSĐTTP về TTXH CATPLX xử lý (gồm 0 3 vụ cố ý gây thương thương tích, 0 1 vụ
trộm, 02 vụ giết người, 02 vụ lừa đảo và 02 vụ hiếp dâm trẻ em), các vụ còn lại Công an
phường kết hợp đội CSĐTTP về TTXH Công an thành phố tiếp tục điều tra xác minh.
* Công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm ma tuý:
- Công an phường bắt quả tang 02 tên có hành vi tàng trữ và mua bán trái phép chất
ma túy. Ngoài ra, phối hợp với Đội CSĐTTP về ma túy bắt quả tang 0 1 vụ mua bán trái
phép chất ma túy liên quan 02 tên. Tang vật: 04 bịch nhỏ cần sa khô, 13 tép heroin, 7 6 tép
nghi vấn là Heroin, 02 cục nhựa màu trắng, 02 xe môtô, 0 1 xe đạp, 02 ĐTDĐ, tiền mặt
200.000đ.
Nội vụ: Công an phường lập hồ sơ giao o s đối tượng cho đội CSĐTTP về ma tuý
CAT Long Xuyên thụ lý và o đối tượng giao Công an phường Mỹ Xuyên thụ lý.
-


Thu gom thử test l os lượt đối tượng nghi vấn sử dụng trái phép chất ma túy. Kết quả thử
test: 4 7 tên dương tính, còn lại âm tính. Nội vụ: lập hồ sơ áp dụng theo các nghị định
(Trong đó: NĐ l s s/CP: o s tên, NĐ 4s/CP: 42 tên, NĐ l 6s /CP: l 8, NĐ s 6 /CP: o l ). Số
âm tính giáo dục cho làm cam kết giao gia đình bảo lãnh.
* Công tác đấu tranh phòng, chống tệ nạn xã hội khác:
Lực lượng công an phường đã tiến hành triệt xoá 28 điểm TNXH liên quan đến 64 đối t
ợn (trong đó o9 sòng bài, 9 điểm ghi đề).

Tang vật thu giữ: l 6 cây viết, s 7 lai ghi đề, o2 cùi gấy dò, 64 bộ bài tứ sắc, o s bộ
bài s 2 lá và s o lá bài tây, tiền tang vật: s.228.ooođ. Nội vụ: XPVPHC bằng hình thức phạt


tiền 52 đối tượng thu nộp s 7.97 s.ooođ, kiểm điểm công khai hoá trước dân o s đối tượng,
còn lại lập hồ sơ cho cam kết không tái phạm.
*

Công tác đảm bảo TTATGT

-

Trong năm 2o l l tình hình tai nạn và va chạm giao thông đường bộ v ẫn xảy ra nhiều. So
với năm 2o l o tai nạn tăng 05/02 (chết o s người), va chạm giao thông giảm 43/51 vụ, số
người bị thương giảm 4 s /7 6 người.

c) Kết quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm trên địa bàn phường Mỹ Hòa năm 2012
*

Về phạm pháp hình sự
Đã xảy ra 07 vụ, so với năm 2011 giảm 07/19 vụ.
+ Giết người


: 02 vụ (không tăng không giảm)

+ Dâm ô trẻ em

: 01 vụ (tăng 1 vụ)

+ Cướp giật tài sản

: 01 vụ (không tăng không giảm)

+ Đánh bạc

: 02 vụ (tăng 2 vụ)

+ Trộm cắp tài sản

: 01 vụ (giảm 8 vụ)

+ Cố ý gây thương tích

: 0 vụ (giảm 3 vụ)

Thủ đoạn: Chủ yếu là lợi dụng sự mất cảnh giác của người quản lý tài sản để cướp
giật, trộm cắp và do mâu thuẫn cá nhân đánh nhau dẫn đến chết người...
Tài sản thiệt hại gồm: 0 1 xe SH, 0 1 xe mô tô, 01 túi xách có 0 1 số giấy tờ cá
nhân và tiền mặt 3 .000.000đ.
Đã điều tra khám phá làm rõ 06/07 vụ (đạt tỷ lệ 85,71 %), liên quan 06 đối tượng

chuyển Đội CSĐTTP về TTXH CATPLX xử lý (gồm 02 vụ giết người, 0 1 vụ dâm ô

trẻ em, 0 1 vụ đánh nhau d ẫn đến chết người và 02 vụ đánh bạc), còn 01 vụ còn lại
Công an phường kết hợp đội CSĐTTP về TTXH Công an thành phố Long Xuyên tiếp
tục điều tra xác minh làm rõ.
*

Công tác đấu tranh chống tội phạm ma tuý:

- Triệt xóa 01 điểm h út ch ích ma túy tại khu dân cư Tây Khánh 8 - Mỹ Hòa, bắt được quả
tang 0 1 đối tượng còn các đối tượng khác bỏ chạy khi lực lượng đến.
+ Tang vật: 02 xe Honda BS 6 7S6 - 4857 và 67N6 - 0060.
+ Nội vụ: Lập hồ sơ và ra quyết định xử phạt hành chính 375.000đ.


-

Kết hợp đội ma túy CATP Long Xuyên bắt quả tang 02 đối tượng “mua

bán trái phép chất ma túy ”, khám xét nhà 02 đối tượng thu giữ tang vật: 04 tép heroin, 01

lưỡi lam và 0 1 miếng kiếng. Nội vụ: Giao Đội ma túy CATP Long Xuyên thụ lý.
- Công an phường thường xuyên mở các đợt thu gom số đối tượng nghi vấn sử dụng trái
phép chất ma tuý để thử test. Đã tổ chức thu gom 4 5 lượt đối tượng. Qua thử test kết
quả: dương tính 27 tên, trong đó: lập hồ sơ áp dụng theo các nghị định 2 tên (NĐ C : 2
đối tượng, NĐ C : 0 và ra quyết định X HC 0 tên, thu chuyển ban tài chính phường
500.000đ. Số âm tính còn lại giáo dục cho làm cam kết giao gia đình giáo dục, quản
lý.
*

Công tác đấu tranh chống tệ nạn xã hội khác:


- Trong năm qua lực lượng công an phường đã tiến hành triệt xoá 2 5 điểm TNXH liên
quan 5 0 đối tượng, trong đó: 1 8 điểm bán số đề liên quan 1 8 đối tượng, 07 điểm
đánh bài liên quan 3 2 đối tượng. Tang vật: tiền tang 6.534.000đ và nhiều tang vật
khác có liên quan. Nội vụ: XPVPHC bằng hình thức phạt tiền 5 0 đối tượng thu nộp
62.750.000đ.
- Hỗ trợ Đội CSĐT về TTXH Công an TP Long Xuyên bắt quả tang điểm đá gà ở Khu
vực tổ 5 - Tây Huề 1 - Phường Mỹ Hoà. Đồng thời hỗ trợ mời 07 đối
tượng có liên quan, hiện 0 5 đối tượng có mặt tại địa phương, 02 vắng mặt qua đó Công an
phường tiến hành kiểm tra hành chánh 02 hộ đối tượng trên. Nội vụ lập biên bản và giao
đội CSĐT về TTXH.
- Lập hồ sơ răn đe giáo dục cho cam kết 2 3 tên: 02 tên chứa bài, 08 tên nghi vấn
thầu đề và bán số đề, 0 5 tên nghi vấn cá độ bóng đá, 0 1 tên mê tín dị đoan, 07 tên nghi vấn
trộm cắp.
*Công tác đảm bảo TTATGT và TTCC:
Trong năm 20 1 2 tình hình tai nạn và va chạm giao thông đường bộ có chiều hướng
giảm nhưng vẫn xảy ra; tai nạn dẫn đến chết người giảm. So với cùng kỳ năm 20 1 1 , tai
nạn giảm 0 1 /0 5 vụ, số người chết giảm 0 1 /0 5 vụ; va chạm giao thông giảm 4 1 /4 3 vụ
(trong đó có 0 1 vụ va chạm đường thủy), số người bị thương giảm 42/43 người. Nguyên
nhân: Do nhu cầu đi lại của quần chúng nhân dân ngày càng cao, xe cộ lưu thông nhiều, ý


thức chấp hành luật lệ giao thông của một số người dân chưa cao, như còn điều khiển
phương tiện trong tình trạng có rượu bia, chở quá người qui định, phóng nhanh vượt ẩu.
Ngoài ra, Công an phường phối hợp cùng lực lượng BVDP tổ chức được 240 cuộc
tuần tra giao thông với 1 .6 1 7 lượt đồng chí tham gia. Qua tuần tra đã phát hiện lập biên
bản và ra quyết định xử phạt VPHC 573 bằng hình thức phạt tiền thu nộp 128.5 1 9.000đ.
* Một số vụ điển hình:
1. Vụ thứ nhất: 21 giờ ngày 1 9/02/20 1 1 tại tổ 3 khóm Tây khánh 5 phường Mỹ Hòa do mâu
thuẫn nhỏ giữa hai vợ chồng; đối tượng Phùng Quang Anh, sinh năm 1 983 ở địa chỉ trên đã
dùng xăng đốt vợ là Huỳnh Thị Thúy Loan, sinh năm 1 983 và con gái 1 8 tháng tuổi sau đó

chính đối tượng cũng bị thương do cháy xăng. Hậu quả chị Loan bị chết, 2 người bị thương.
2. Vụ thứ 2: Hồi 2 1 giờ Ngày 3 / 1 2/20 1 0 anh Nguyễn Văn Y, sinh năm 1 980, trú tại Thị xã
Châu Đốc rủ một cô bạn gái mới quen ít ngày đi hát karaoke tại cơ sở karaoke Huỳnh Khá,
Khóm Tây khánh 4 phường Mỹ Hòa. Khi đi anh Y chở cô gái trên 0 1 chiếc xe SH biển
kiểm soát 6 7 L6- 2772. Hai người vào quán hát được khoảng 4 5 phút, anh Y có để chìa
khóa xe máy ở trên bàn nước. Lúc này cô gái xin phép ra ngoài nghe điện thoại, khoảng 1 0
phút sau không thấy cô gái trở lại anh Y ra ngoài để tìm thì được bảo vệ cơ sở cho hay cô
gái vừa lấy xe SH phóng đi mất. Anh Y có trình báo vụ việc trên với CA phường. Sau 3
ngày truy xét CA phường cùng đội CSĐT về TTXH CA Long Xuyên đã bắt giữ được đối
tượng Lê Thị Yến Nhi, sinh năm 1 99 1 trú tại Bình Mỹ, Châu Phú, An Giang khi đối tượng
đang sử dụng chiếc xe trên tại huyện Chợ Mới. Nhi chính là cô gái mà anh Y mới quen và
rủ đi hát karaoke và bị Nhi lấy xe SH.
3. Vụ thứ 3: Hồi 1 6 giờ ngày 4 / 1 2/20 1 2 Nguyễn Văn A sinh năm 1 995, học
sinh lớp 1 2, thường trú tại thị trấn Phú Hòa đến nhà ông Huỳnh văn H ở Khóm Tây Khánh
4 phường Mỹ Hòa để hỏi mua đồ, lúc này nhà ông H chỉ có hai ông bà già ở nhà và đều cao
tuổi (ông H và vợ đã ngoài 70 tuổi). Khi thấy hai ông bà ngồi cạnh nhau, A đã xông đến
dùng hai tay vòng qua cổ hai vợ chồng ông bà H xiết lại với mục đích làm cho bất tỉnh để
lấy tài sản. Nhưng do hai vợ chồng ông H chống đỡ quyết liệt và hô lên làm A không thực
hiện được ý đồ phải bỏ chạy ra ngoài đường thì bị nhân dân bắt giao cho Công an phường.
Qua đấu tranh A khai nhận do đua đòi bạn bè để có tiền ăn diện bằng bạn bè và sỹ diện với
bạn gái nên đâ thực hiện hành vi trên.


2.2.2.

Nguyên nhân đạt được
Sự quan tâm lãnh chỉ đạo của Đảng ủy, lãnh đạo Công an thành phố Long Xuyên,

của Đảng ủy, UBND phường Mỹ Hòa giúp tháo gỡ những khó khăn trong công tác phòng
chống tội phạm, có biện pháp hỗ trợ kịp thời để bổ sung kinh phí hoạt động, trang bị thêm

các trang thiết bị cần thiết cho công tác phòng chống tội phạm hoạt động có hiệu quả.
Sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các lực lượng trong công tác đấu tranh phòng chống
tội phạm, nhất là sự phối hợp giữa lực lượng Công an với các đoàn thể chính trị xã hội, các
cơ quan doanh nghiệp và được sự ủng hộ giúp đỡ của nhân dân trong phường Mỹ Hòa.
Sự cố gắng của cán bộ chiến sỹ Công an phường trong thời gian qua đã khắc phục
mọi khó khăn, đoàn kết thống nhất, hoàn thành mọi nhiện vụ mà Đảng, ngành, cấp trên và
nhân dân giao phó. Phối hợp chặt chẽ với Ban Chỉ huy quân sự phường và Bảo vệ dân phố
giữ gìn ANTT trên địa bàn phường luôn đảm bảo.
2.2.3. Những mặt hạn chế
Việc thực hiện Chương trình quốc gia phòng chống tội phạm, thực hiện các nghị
quyết liên tịch có liên quan đến công tác phòng chống tội phạm giữa các ngành, Mặt trận Tổ
quốc và các tổ chức thành viên từng lúc chưa thường xuyên, đôi khi còn khoán trắng cho
ngành Công an nhất là ở cơ sở (cấp xã, phường).
Công tác kiểm soát, quản lý các đối tượng thuộc hệ tệ nạn xã hội còn chưa chặt chẽ,
để cho một số đối tượng tái phạm tội; nhất là các đối tượng tù được tha, đối tượng nghiện
ma túy...
Việc xử lý các đối tượng phạm tội còn chưa nghiêm, còn nặng về xử lý hành chính;
nhất là các loại tệ nạn xã hội do vậy dẫn đến tình trạng coi thường pháp luật, tội phạm ngày
một gia tăng.
Tỷ lệ khám phá án còn thấp nhất là các án về trộm cắp xe máy, trộm đêm, cướp giật
tài sản. Tỷ lệ điều tra khám phá và truy tố xét sử án tham nhũng còn ít chưa đáp ứng yêu
cầu của cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm hiện nay.
Chưa xây dựng được những cơ sở, tai mắt vững chắc nên công tác nắm tình hình còn
nhiều hạn chế, mặt khác thiếu tiếp xúc, phát động quần chúng nhân dân tích cực đấu tranh
phòng chống tội phạm.


Lực lượng cán bộ trợ lý hình sự, trinh sát hình sự còn thiếu chưa đủ để đáp ứng với
tình hình hiện nay. Còn chạy theo vụ việc nên chưa kịp thời phòng ngừa ngăn chặn, truy bắt
tội phạm. Hiệu quả công tác phòng ngừa, điều tra, khám phá, xử lý đối với tội phạm đặc

biệt là các loại tội phạm ít nghiêm trọng như trộm cắp xe máy, cướp giật còn hạn chế.
Việc phòng chống tội phạm mới chỉ chạy theo vụ việc, giải quyết các vụ việc xảy
ra; chưa có biện pháp phòng ngừa các loại tội phạm có hiệu quả.
Một bộ phận quần chúng còn sợ không dám đấu tranh tố giác tội phạm, sợ trả thù,
sợ bị liên lụy trách nhiệm, mất thời gian, không hợp tác với cơ quan chức năng để phòng
ngừa, đấu tranh với tội phạm.
2.2.4. Nguyên nhân hạn chế
Những mặt hạn chế nêu trên trước hết là do sự hạn chế về năng lực tổ chức và phối
hợp giữa các ngành, địa phương và cơ sở trong việc triển khai các chương trình, kế hoạch
công tác có liên quan tới công tác đấu tranh phòng chống tội phạm.
Lực lượng chuyên trách làm công tác phòng chống tội phạm ở cơ sở còn mỏng và
khối lượng công việc giải quyết nhiều. Chế độ chính sách và phương tiện kỹ thuật chưa đáp
ứng yêu cầu thực tế của cuộc đấu tranh gay go, quyết liệt. Xuất hiện một bộ phận tiêu cực
ngay trong các cơ quan bảo vệ pháp luật gây khó khăn và làm giảm uy tin của các cơ quan
này đối với lòng tin của nhân dân.
Bọn tội phạm luôn tìm mọi thủ đoạn ngày càng tinh vi xảo quyệt để hoạt động phạm
tội, chống đối với các cơ quan chức năng; chúng sử dụng rất nhiều phương tiện hiện đại để
đối phó và thay đổi thường xuyên các phương thức, thủ đoạn hoạt động.
Một số loại tội phạm mới xuất hiện trong khi các cơ quan chức năng chưa kịp thời
thay đổi cơ chế chính sách phòng chống tội phạm phù hợp với tình hình.
Tỷ lệ khám phá án còn thấp nhất là các án về trộm cắp xe máy, trộm đêm, cướp giật
tài sản. Tỷ lệ điều tra khám phá và truy tố xét xử án tham nhũng còn ít chưa đáp ứng yêu
cầu của cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm hiện nay. Sự kết phối hợp giữa các cơ quan
trong phát hiện, điều tra, khám phá, xử lý tội phạm còn có những hạn chế chưa đáp ứng
được tình hình.
Trang thiết bị, phương tiện, công cụ, áp dụng khoa học kỹ thuật trong công tác phòng
chống tội phạm còn hạn chế. Chế độ chính sách cho lực lượng làm công tác phòng chống


tội phạm chưa đảm bảo khích lệ động viên lực lượng này trong khi cuộc đấu tranh ngày

càng quyết liệt và khốc liệt.
Một số đơn vị và cá nhân chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của công tác
phòng chống tội phạm, còn chủ quan, mất cảnh giác trước diễn biến của tình hình tội phạm
và tệ nạn xã hội. Việc đầu tư về con người và cơ sở vật chất cho công tác này chưa đáp ứng
được yêu cầu và diễn biến của tình hình.
Chưa khai thác và phát huy cao nhất vai trò của quần chúng nhân dân, chưa thực sự
làm dấy lên tinh thần đấu tranh của quần chúng trong việc đấu tranh phòng, chống các loại
tội phạm. Chưa xây dựng được các quy định hữu hiệu về bảo vệ nhân chứng; quy định về
thưởng vật chất thỏa đáng cho những thông tin tố giác tội phạm.
2.2.5. Kinh nghiệm
-

Có sự quan tâm lãnh đạo thường xuyên của lãnh đạo cấp trên, của cấp ủy

Đảng và chính quyền địa phương đối với công tác phòng chống tội phạm; có sự phối kết
hợp chặt chẽ giữa các ban ngành đoàn thể, tổ chức xã hội; sự giúp đỡ nhiệt tình của nhân
dân. Vì vậy Đảng, chính quyền các đoàn thể ở địa phương phải thực sự vững mạnh. Do đó
để công tác phòng chống tội phạm có hiệu quả cần phải phát huy sức mạnh của cả hệ thống
chính trị, đồng thời phải tiến hành đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, hành chính, kinh tế,
luật, giáo dục...
-

Lực lượng Công an là lực lượng nòng cốt phải tích cực, chủ động trong công

tác phòng chống tội phạm. Phải xây dựng đội ngũ vững về chính trị, giỏi về nghiệp vụ. Có
phẩm chất đạo đức trong sạch, không bị mua chuộc. Chọn lựa cán bộ vừa có tâm vừa có
tầm. Đào tạo đội ngũ lãnh đạo chỉ huy sắc bén tâm huyết có trình độ và có trách nhiệm cao
trong công việc.
-


Phải xây dựng được lực lượng nòng cốt vững mạnh trong phong trào quần

chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc nhất là ở cơ sở. P hát động mạnh mẽ nhân dân cùng tham gia
đấu tranh tạo phong trào quần chúng rộng lớn trấn áp các loại tội phạm, không để chúng
hoạt động.


CHƯƠNG 3
MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC
ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG T ỘI PHẠM TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG MỸ HÒA TỪ
NAY ĐẾN NĂM 2015
3.1.

Mục tiêu

3.1.1.

Mục tiêu ch ung
Tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ về trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phường. Lập

lại kỷ cương pháp luật trên lĩnh vực phòng chống tội phạm trên địa bàn phường Mỹ Hòa;
xây dựng môi trường sống lành mạnh; xây dựng nếp sống, thói quen sống và làm việc theo
hiến pháp và pháp luật; làm giảm cơ bản các loại tội phạm trên địa bàn; mang lại niềm tin
cho nhân dân, góp phần ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phục vụ đắc lực
công cuộc phát triển kinh tế văn hóa, xã hội trên địa bàn phường Mỹ Hòa.
3.1.2.

Mục tiêu cụ thể
Làm giảm đáng kể các loại tội phạm và tệ nạn xã hội trên địa bàn phường; không để


hình thành các loại tội phạm có tổ chức, không để hình thành các băng ổ nhóm hoạt động
theo kiểu xã hội đen, đâm thuê, chém mướn, đòi nợ thuê, cho vay nặng lãi; đánh nhau có
hung khí, bảo kê...không để tồn tại các tụ điểm phức tạp về cờ bạc, ma túy, mại dâm trên
địa bàn phường.
Kiềm chế và làm giảm các tai nạn giao thông trên địa bàn trên cả S tiêu chí số người
chết, số người bị thương và số vụ tai nạn giao thông. Không để xảy ra các điểm ùn tắc giao
thông trên địa bàn và các vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng.
Cần có giải pháp đột phá trong công tác phòng chống tội phạm trên địa bàn phường
Mỹ Hòa. Kết hợp chặt chẽ giữa chủ động phòng ngừa và tấn công trấn áp các loại tội phạm.
Cương quyết giải tán các tụ điểm tệ nạn xã hội. Tăng cường cơ sở vật chất cho lực lượng
làm nhiệm vụ giữ gìn an ninh trật tự, có chế độ đãi ngộ, khen thưởng kịp thời những cá
nhân khi tham gia đấu tranh hoặc tố giác tội phạm.
Nâng cao năng lực chỉ đạo điều hành của các cấp, ngành trong công tác phòng
chống tội phạm. Xây dựng lượng Công an phường thực sự trong sạch vững mạnh, từng
bước chính quy hiện đại đáp ứng yêu cầu của cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm trong
giai đoạn hiện nay.


3.2.

Những giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội

phạm trên địa bàn phường Mỹ Hòa giai đoạn từ nay đến năm 2015
Một là, tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục bằng nhiều hình thức thiết thực,

phong phú để mọi tầng lớp trong xã hội tham gia tích cực vào công tác đấu tranh phòng
chống tội phạm trên địa bàn phường.
Tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ và nhân dân nêu cao ý thức cảnh giác cách mạng;
nhận thức rõ các thủ đoạn hoạt động phạm tội và tác hại của các loại tội phạm gây ra cho xã
hội. Từ đó, có ý thức tự giác tham gia trong đấu tranh phòng, chống tội phạm một cách tích

cực và hiệu quả.
Hình thức tuyên truyền phải gắn liền với thực tiễn của từng địa bàn, địa phương
nhưng chủ yếu bằng các hình thức sau: Đài phát thanh, truyền hình, báo chí panô, áp phích,
nói chuyện chuyên đề, hội họp, học tập, chiếu phim..
Hai là, cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành, đoàn thể phải thường xuyên đẩy mạnh

thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm và tệ nạn xã hội gắn với nhiệm vụ xây
dựng và phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Xác định đây là nhiệm vụ chung của cả hệ
thống chính trị, của toàn xã hội và của mọi công dân. Đẩy mạnh các chương trình quốc gia
phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội có hiệu quả cao nhất ở từng địa phương, cơ sở. Các
cấp, các ngành, đoàn thể căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của mình, xây dựng kế hoạch, giải
pháp phối hợp cụ thể thiết thực; nhằm thực hiện công tác phòng chống tội phạm, tệ nạn xã
hội đạt kết quả cao nhất. Đề cao vai trò của nhà trường, gia đình, nhất là thầy cô giáo, các
bậc cha mẹ và người lớn phải nêu gương tốt và có trách nhiệm giáo dục quản lý không để
học sinh, con em vi phạm pháp luật.
Ba là, các cơ quan bảo vệ pháp luật mà chủ yếu là lực lượng Công an thể hiện vai trò

nòng cốt, tham mưu cho cấp ủy, chính quyền trên lĩnh vực này. Đồng thời đẩy mạnh thực
hiện tốt các nghị quyết liên tịch, phối hợp với các ngành, đoàn thể trong công tác phòng
chống tội phạm, tệ nạn xã hội. Nắm chắc tình hình, sẵn sàng đấu tranh có hiệu quả đối với
các loại tội phạm và hành vi vi phạm pháp luật khác.
Xây dựng lực lượng phòng chống tội phạm thực sự trong sạch vững mạnh, từng
bước chính quy, tinh nhuệ, hiện đại đủ sức đấu tranh với các loại tội phạm. Có chế độ chính


sách đãi ngộ thỏa đáng để lực lượng này yên tâm hoàn thành nhiệm vụ, không để tội phạm
mua chuộc, cám dỗ.
Bốn là, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, nhất

là trong công tác phòng chống các loại tội phạm ở địa bàn cơ sở.

Các cấp uỷ Đảng phải thường xuyên nắm bắt tình hình về tội phạm và tệ nạn xã hội
đang diễn ra trên địa bàn, từ đó dự báo tình hình để có biện pháp chỉ đạo thích hợp cho các
cấp, các ngành xây dựng kế hoạch cụ thể nhằm đấu tranh có hiệu quả đối với các hành vi vi
phạm trên lĩnh vực này.
Để có được biện pháp đấu tranh có hiệu quả, các cơ quan bảo vệ pháp luật phải duy
trì thường xuyên việc thông tin, báo cáo cho cấp uỷ về tình hình liên quan đến các loại tội
phạm, dự báo được tình hình và tham mưu đề xuất về công tác đấu tranh phòng chống tội
phạm
Năm là, tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước trên lĩnh vực phòng, chống tội phạm.

Các cơ quan chức năng phải xây dựng hệ thống văn bản pháp luật về phòng chống
tội phạm hoàn thiện, đủ mạnh; Xây dựng và hoàn thiện về tổ chức, cơ cấu, bộ máy cũng
như sự phối hợp giữa các cơ quan trong phòng chống tội phạm. Tăng cường cải cách các
thủ tục hành chính tránh mọi biểu hiện phiền hà, tiêu cực. Xây dựng các cơ chế ràng buộc
trách nhiệm để quản lý cán bộ tránh tiêu cực. Quản lý chặt chẽ các ngành nghề kinh doanh
có điều kiện, nhạy cảm không để phức tạp về an ninh trật tự.
Sáu là, tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và toàn

dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư.
Việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tạo ra bầu không khí dân chủ, cởi mở hơn
trong xã hội, thực hiện tốt hơn quyền làm chủ của nhân dân, nhân dân tham gia phòng,
chống các tệ nạn xã hội. Xây dựng các cộng đồng dân cư tự quản ở khóm ấp, tổ tự quản.
Thực hiện tốt phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.
Xây dựng được các cá nhân tiêu biểu, khen thưởng kịp thời và đúng mức đối với các
cá nhân có thành tích trong việc phòng chống tội phạm. Làm cho nhân dân ý thức được
trách nhiệm của mình đối với hoạt động đấu tranh chống các hành vi vi phạm và tội phạm,
cung cấp kịp thời cho cơ quan Công an những thông tin có liên quan tới hoạt động tội
phạm.



Tiếp tục thực hiện cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư góp phần
phòng ngừa và đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm.
Bảy là, các cơ quan chức năng cần có sự phối hợp chặt chẽ và thường xuyên trong

công tác đấu tranh phòng chống tội phạm. hải có sự nhất quán về quan điểm xử lý, bảo đảm
sự nghiêm minh của pháp luật và công bằng xã hội.
Tiếp tục thực hiện việc kiện toàn về bộ máy hoạt động theo tinh thần Nghị quyết 08 NQ/TW ngày 02 tháng 0 1 năm 2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công
tác Tư pháp trong thời gian tới.
Quá trình hoạt động đấu tranh chống tội phạm phải được thường xuyên sơ, tổng kết
tình hình để đúc kết những kinh nghiệm, dự báo diễn biến tình hình trong thời gian tới để
chủ động tham mưu cho cấp uỷ trong công tác lãnh đạo.
Tám là, trong công tác phòng và chống tội phạm, phải lấy phòng là chính, chống phải

tích cực và triệt để, hữu hiệu.
Lấy phòng ngừa từ bên trong là chính, phòng ngừa từ xa; công tác phòng ngừa phải
tiến hành sâu rộng ngay từ mỗi gia đình, cơ quan, tổ chức. Kết hợp giữa nhà trường, gia
đình, xã hội để tập trung giáo dục, phòng ngừa ngay từ lứa tuổi học sinh.
Đề cao các giá trị truyền thống, đạo đức, nhân văn; nêu gương các bậc tiền nhân đi
trước trong lịch sử dân tộc. Củng cố niềm tin vào các giá trị tinh thần của dân tộc; chủ động
hòa nhập nhưng không hòa tan. Tránh tình trạng tự diễn biến, tự sa ngã trong nội bộ.
Đề cao trách nhiệm và tình thương đối với người lầm lỡ, song phải thật nghiêm khắc,
bao dung; khơi dậy danh dự, lòng tự trọng trong mỗi con người, mỗi gia đình, mỗi dòng họ.
Chín là, công tác phòng, chống tội phạm phải được tiến hành đồng bộ liên tục và triệt

để. Để giải quyết vấn đề tội phạm một cách cơ bản và triệt để về mặt chiến lược phải có
một chính sách kinh tế văn hóa, xã hội phù hợp: các chính sách lao động việc làm, xã hội
phù hợp với nền kinh tế thị trường, tạo điều kiện cho người lao động có việc làm, có thu
nhập ổn định cuộc sống; chính sách văn hóa, giáo dục góp phần nâng cao dân trí, xây dựng
ý thức và lối sống theo pháp luật cho công dân và chính sách y tế, bảo vệ sức khỏe nhân
dân, góp phần phòng, chống các loại tội phạm.

Ngoài ra, cần tập trung phát triển kinh tế, tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người
lao động, nhất là lực lượng thanh niên nông thôn để từng bước ổn định cuộc sống cho họ.


Phát triển các loại hình vui chơi, giải trí lành mạnh, thể dục, thể thao để thu hút quần chúng
tham gia, qua đó giáo dục họ về ý thức chấp hành pháp luật.


KẾT LUẬN
Trong thời gian qua, trước những diễn biến hết sức khó khăn, khó lường của
tình hình kinh tế, xã hội; các loại tội phạm và các tệ nạn xã hội trong cộng đồng dân cư
vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp với tính chất nghiêm trọng và đang gây ra nhiều
bức xúc trong xã hội. Nhưng với quyết tâm, nỗ lực, cố gắng của các cấp uỷ Đảng,
chính quyền, các ngành, các tổ chức xã hội và của Công an phường Mỹ Hòa TP Long
Xuyên, An Giang thì tình hình về tội phạm và các tệ nạn xã hội tại địa bàn đã được
từng bước ngăn chặn và giảm thiểu đáng kể so với trước đây. Đặc biệt đã làm giảm tỷ
lệ các vụ phạm pháp hình sự trên địa bàn, không để tồn tại các băng nhóm hoạt động
theo kiểu xã hội đen; không để tồn tại các điểm tệ nạn xã hội phức tạp; tai nạn giao
thông được từng bước kiềm chế.
Tuy nhiên, công tác phòng chống tội phạm trên địa bàn phường chưa thực sự
vững chắc. Tỷ lệ khám phá án như trộm cắp xe hon đa, cướp giật còn thấp. Số vụ việc
giết người do mâu thuẫn có nguyên nhân xã hội ngày một tăng; các vụ việc như hiếp
dâm, dâm ô với trẻ em cũng diễn biến phức tạp. Các vụ việc đánh nhau có hung khí
cũng có chiều hướng gia tăng.
Để góp phần nâng cao hiệu quả công tác “Phòng ngừa, đấu tranh phòng, chống
tội phạm trên địa bàn phường từ nay đến năm 2o l 5”, tiểu luận đã đánh giá, phân tích
đặc điểm tình hình, dự báo tình hình hoạt động tội phạm trên địa bàn phường Mỹ Hòa,
TPLX. Đồng thời, dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn, để đưa ra một số giải pháp nâng
cao hiệu quả công tác phòng chống tội phạm trong thời gian tới để góp phần phát triển
kinh tế, văn hóa, xã hội trên địa bàn phường cũng như thành phố Long Xuyên, tỉnh An

Giang ngày càng tốt đẹp hơn; thực hiện thắng lợi mục tiêu xã hội dân giàu, nước
mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
KIẾN NGHỊ
Để công tác phòng chống tội phạm trong thời gian tới có hiệu quả, xin đề xuất
một số kiến nghị sau đây:


1.

Đối với Trung ương, Chính phủ:

-

Cần nhanh chóng xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật

và các quy định về phòng chống tội phạm đủ mạnh, đủ sức răn đe, xử lý, trấn áp các
loại tội phạm.
-

Xây dựng cơ quan bảo vệ pháp luật thực sự trong sạch vững mạnh, được

trang bị đầy đủ các phương tiện, công cụ, trang thiết bị hiện đại. Xây dựng đội ngũ cán
bộ vừa có trình độ vừa có đạo đức mang lại lòng tin cho nhân dân. Có chính sách đãi
ngộ thỏa đáng cho lực lượng đấu tranh phòng chống tội phạm yên tâm công tác, thực
hiện nhiệm vụ.
-

Thành lập một số cơ quan chống tội phạm độc lập có đủ thẩm quyền

trong phòng chống tội phạm.

-

Ổn định phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần

của nhân dân, đảm bảo an sinh xã hội, tạo nhiều việc làm cho thanh niên trong độ tuổi
lao động.
2.

Đối với cấp Tỉnh và thành phố:

-

Có cơ chế, chính sách thỏa đáng động viên, khích lệ lực lượng đấu tranh

phòng chống tội phạm. Hỗ trợ kinh phí, cơ sở vật chất trang thiết bị, phương tiện phục
cụ công tác đấu tranh chống tội phạm.
-

Phát triển bền vững kinh tế, văn hóa, xã hội, đảm bảo an sinh xã hội, giải

quyết việc làm, xây dựng đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân.
-

Tập trung giải quyết những vấn đề bức xúc về tội phạm và tệ nạn xã

hội tịa địa phương.
3.

Đối với Đăng ủy, ủy ban nhân dân phường:


-

Hỗ trợ kịp thời kinh phí hoạt động, trang thiết bị, cơ sở vật chất của

Công an phường, Bảo vệ dân phố. Quan tâm cải thiện đời sống vật chất tinh thần, động
viên cán bộ chiến sỹ hoàn thành tốt nhiệm vụ.


- Phát triển bền vững kinh tế, văn hóa, xã hội địa phương, đảm bảo an sinh xã hội, giải
quyết việc làm; xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư.
- Chỉ đạo các ngành, cấp, đoàn thể và cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc tích cực đấu
tranh phòng chống tội phạm.
Với những vấn đề thực tiễn và lý luận, đề tài đã đưa ra các giải pháp và những
kiến nghị về công tác đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm, mong đóng góp phần
nhỏ vào việc giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại cơ sở để phát triển kinh
tế, văn hóa, xã hội của địa phương cũng như đất nước ta ngày càng tốt đẹp thực hiện
thắng lợi mục tiêu xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh./.



×