Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

tiểu luận cao học môn quản lý giáo dục Giải pháp nâng cao chất lượng công tác văn thư lưu trữ ở trường tiểu học “c” thị trấn tri tôn huyện tri tôn đến năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.28 KB, 25 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Công tác văn thư - lưu trữ là một mặt công tác quản lý Nhà nước, là một ngành
khoa học. Nó phải tuân theo những chế độ quy định của nhà nước, những phương pháp và
kỹ thuật chuyên môn nhằm phục vụ cho những lợi ích của xã hội: kinh tế, chính trị, an
ninh quốc phòng, văn hóa xã hội... Công tác văn thư - lưu trữ có vị trí quan trọng đối với
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Bởi lẽ, công tác văn thư - lưu trữ là toàn bộ các
công việc về xây dựng văn bản trong hoạt động lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà
nước. Tạo điểu kiện thuận lợi cho nhà trường hòan thành tốt mọi yêu cầu do ngành đề ra.
Văn thư - lưu trữ là hai công tác không thể thiếu trong mọi hoạt động của các tổ
chức đảng và nhà nước. Hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhanh hay chậm, thiết thực
hay phiền hà, đều có liên quan mật thiết đến công tác văn thư - lưu trữ. Công tác văn thư lưu trữ có vị trí quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Bởi lẽ, công tác
văn thư - lưu trữ là toàn bộ các công việc về xây dựng văn bản trong hoạt động lãnh đạo
của Đảng và quản lý của Nhà nước. Công tác văn thư - lưu trữ với mục đích chính là bảo
đảm các thông tin cho quản lý, giải quyết mọi công việc của cơ quan được nhanh chóng,
chính xác, có năng suất, có chất lượng, đúng đường lối, ch ính sách, nguyên tắc, chế độ...
góp phần làm tăng năng suất lao động trong công tác và tiết kiệm được tiền của, công sức
của Nhà nước và nhân dân. Chính vì lẽ đó, việc tổ chức, quản lý, giải quyết, lưu trữ văn
bản là vô cùng quan trọng nhằm đáp ứng yêu cầu cấp thiết của cơ quan, tổ chức vừa gắn
liền với mọi mặt đời sống con người.
Trong thời gian qua, công tác văn thư - lưu trữ của Trường Tiểu học “C” thị trấn Tri
Tôn đã phục vụ rất nhiều trong việc thực hiện nhiệm vụ của Đảng bộ Thị Trấn, UBND Thị
trấn và chỉ thị cấp trên giao . Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác Văn
thư - Lưu trữ cũng còn nhiều hạn chế, thiếu sót chẳng hạn như: soạn thảo văn bản chưa
vững, nội dung chưa sâu, thỉnh thoảng còn dùng ngôn ngữ nói trong văn bản, việc lưu giữ
hồ sơ, giấy tờ, ... chưa đảm bảo khoa học. Chính vì lẽ trên, tôi chọn đề tài “Giải pháp


nâng cao chất lượng công tác Văn thư - Lưu trữ ở Trường Tiểu học “C” thị trấn Tri
Tôn huyện Tri Tôn đến năm 2015 ” từ đó chỉ ra được những ưu điểm để phát huy và
những yếu kém để khắc phục sửa chữa, nhằm đưa công tác văn thư - lưu trữ ở Trường Tiểu
học “C” Thị Trấn Tri Tôn có nền nếp, khoa học, có hiệu suất cao để góp phần tích cực và


thiết thực vào việc cải tiến lề lối làm việc của đơn vị, nhằm phục vụ tốt hơn trong việc thực
hiện nhiệm vụ chính trị của trường đề ra.


Chương 1.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC VĂN THƯ - LƯU TRỮ

1.1. Công tác văn thư:
1.1.1. Khái niệm công tác văn thư:
Công tác văn thư theo cách gọi truyền thống là công tác công văn giấy tờ. Ngày nay,
công tác văn thư được hiểu là hoạt động bảo đảm thông tin bằng văn bản phục vụ công tác
lãnh đạo, chỉ đạo, quản lí và điều hành các công việc trong các cơ quan nhà nước, các tổ
chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế và các đơn vị vũ trang nhân dân
(gọi chung là các cơ quan, tổ chức).
1.1.2. Nội dung công tác văn thư:
Tại khỏan 2 Điều 1 Nghị định 110/2004 ngày 8/4/2004 của Chính phủ về công tác
văn thư như sau:
-

Soạn thảo và ban hành văn bản;

-

Quản lí và giải quyết văn bản đến;

-

Quản lí và giải quyết văn bản đi;

-


Quản lí và sử dụng con dấu;

-

Lập hồ sơ hiện hành và nộp tài liệu vào lưu trữ cơ quan.

1.1.2.1

Quản lý và giải quyết văn bản đến:

Tất cả các văn bản, giấy tờ (kể cả đơn, thư cá nhân) gởi đến cơ quan, tổ chức gọi là
văn bản đến. Văn bản đến bao gồm:
+ Văn bản từ cơ quan ngoài gởi đến trực tiếp;
+ Văn bản nhận được từ con đường bưu điện;
+ Văn bản, giấy tờ do cá nhân mang về từ hội nghị.
Công tác quản lý và giải quyết văn bản đến được thực hiện theo các nguyên tắc sau:
-

Mọi văn bản đến đều phải được tập trung đăng ký tại văn thư cơ quan. Đối


với những văn bản đến ghi ngoài phong bì là đích danh thủ trưởng cơ quan, nếu nội dung
văn bản là việc công thì phải đăng ký tại văn thư cơ quan. Những văn bản đến không được
đăng ký tại văn thư, các đơn vị, cá nhân không có trách nhiệm giải quyết.
-

Việc tiếp nhận và đăng ký văn bản đến tại văn thư cơ quan theo nguyên tắc

kịp thời, chính xác và thống nhất.

-

Những văn bản đến có dấu chỉ mức độ khẩn phải làm thủ tục phân phối ngay

sau khi đăng ký.
-

Những văn bản mật phải được người có trách nhiệm xử lý mới được bóc và

xử lý.
Nghiệp vụ quản lý và giải quyết văn bản đến được thực hiện theo 6 bước sau:
+ Bước 1: Tiếp nhận văn bản đến
Kiểm tra, bóc bì và phân loại văn bản.
+ Bước 2: Đăng ký văn bản đến
Mục đích việc đăng ký văn bản đến là để quản lý văn bản chặt chẽ, giúp theo dõi
tiến độ xử lý, giải quyết văn bản đến, giúp tra tìm được nhanh chóng. Đóng dấu đến lên
văn bản và ghi đầy đủ các thông tin cần thiết về văn bản vào sổ theo mẫu qui định.
+ Bước 3: Trình văn bản đến
Tất cả các văn bản đến, sau khi đã đăng ký, tùy theo chế độ văn thư của từng cơ
quan, tổ chức, cán bộ phụ trách công tác văn thư phải trình ngay cho người có thẩm quyền
giải quyết và cho ý kiến chuyển văn bản đến từn g cá nhân, đơn vị trong thời gian sớm
nhất.
+ Bước 4: Chuyển giao văn bản đến
Văn thư cơ quan có trách nhiệm chuyển giao văn bản đến đúng đối tượng xử lý theo
ý kiến của người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức. Người nhận văn bản phải ký nhận
đầy đủ vào sổ nhận tài liệu. Những văn bản có dấu mật phải chuyển cả bì có ghi dấu hiệu
mật đến người nhận.


+ Bước 5: Tổ chức giải quyết và theo dõi việc giải quyết văn bản đến

Thủ trưởng cơ quan, tổ chức có trách nhiệm chỉ đạo giải quyết kịp thời các văn bản
đến. Đơn vị, cá nhân có trách nhiệm nghiên cứu, giải quyết văn bản đến theo thời hạn được
pháp luật quy định hoặc theo quy định riêng của từng cơ quan, tổ chức.
Thủ trưởng trực tiếp hoặc có thể giao cho bộ phận văn phòng theo dõi, đôn đốc việc
giải quyết văn bản đến.
+ Bước 6: Sao văn bản đến
Trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức, thường xuyên phải thực hiện sao văn bản
đến. Những văn bản đến được sao tại văn thư theo đúng các hình thức được quy định hiện
hành.
1.1.2.2

Quản lý và giải quyết văn bản đi:

Tất cả các loại văn bản do cơ quan soạn thảo và ban hành để thực hiện quản lý, điều
hành các công việc theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình được gởi đến các đối
tượng có liên quan gọi là văn bản đi.
Công tác quản lý và giải quyết văn bản đi được thực hiện theo các nguyên tắc sau:
- Chính xác, kịp thời, đúng quy trình quy định của pháp luật.
-

Tất cả văn bản, giấy tờ do cơ quan gởi ra ngoài phải đăng ký và làm thủ tục

gởi đi ở tại văn thư cơ quan.
Thủ tục quản lý gởi văn bản đi bao gồm 6 bước sau:
+ Bước 1: Đánh máy, in văn bản.
+ Bước 2: Trình ký và đóng dấu văn bản.
+ Bước 3: Đăng ký văn bản đi.
+ Bước 4: Chuyển giao văn bản đi.
+ Bước 5: Kiểm tra việc quản lý giải quyết văn bản đi.
+ Bước 6: Sắp xếp các bản lưu văn bản.



1.1.2.3

Quản lý và sử dụng con dấu:

Dấu là thành phần biểu hiện tính hợp pháp và tính chân thực của văn bản. Dấu thể
hiện tính quyền lực nhà nước trong văn bản của các cơ quan nhà nước. Ngoài ra dấu là
thành phần giúp cho việc chống giả mạo văn bản.
Khi đóng dấu cần tuân thủ theo các nguyên tắc sau đây:
-

Dấu chỉ được đóng lên văn bản, giấy tờ sau khi đã có chữ ký của cấp có

thẩm quyền, không được đóng dấu trên giấy trắng, giấy khống chỉ hoặc vào văn bản, giấy
tờ chưa hoàn chỉnh nội dung.
-

Dấu phải đóng rõ ràng, ngay ngắn. Đóng lên từ 1/3 đến 1/4 chữ ký về phía

bên trái. Trường hợp đóng dấu ngược, dấu mờ, dấu không đúng quy định thì phải hủy bỏ
văn bản và làm lại văn bản khác.
-

Chỉ có người được giao giữ dấu mới được phép trực tiếp đóng dấu vào văn

bản. Người được giao giữ dấu phải là cán bộ biên chế chính thức của cơ quan, tổ chức.
-

Dấu của cơ quan chỉ đóng vào văn bản do cơ quan xây dựng và ban


-

Không đóng dấu ngoài giờ hành chính đối với cơ quan nhà nước. Trường

hành.

hợp đặc biệt do thủ trưởng cơ quan cho phép.
Trong một cơ quan, tổ chức có thể có nhiều loại dấu với nhiều hình thức khác nhau.
Vì vậy, khi sử dụng các loại dấu phải đúng với nội dung văn bản và tính chất công việc.
Trong quá trình sử dụng dấu, khâu bảo quản là rất quan trọng, cần phải chú ý các điểm sau:
+ Dấu phải được bảo quản tại trụ sở cơ quan, tổ chức và được quản lý chặt chẽ.
+ Dấu phải được bảo quản trong tủ có khóa chắc chắn trong cũng như ngoài giờ làm
việc.
+ Dấu chỉ do một người chịu trách nhiệm giữ. Nếu khi vắng phải bàn giao cho
người khác theo yêu cầu của lãnh đạo cơ quan.
+ Không được sử dụng vật cứng để cọ, rửa con dấu.


+ Khi dấu bị mòn, méo, hư hỏng trong quá trình sử dụng phải xin phép khắc dấu
mới và nộp lại dấu cũ.
+ Nếu để mất dấu, đóng dấu không đúng quy định, sử dụng dấu để hoạt động phạm
pháp sẽ bị xử lý hành chính hoặc truy tố trước pháp luật.
+ Trường hợp con dấu bị mất phải báo ngay cho cơ quan công an gần nhất được
biết, đồng thời báo cáo cơ quan cấp giấy phép khắc dấu để phối hợp truy tìm, thông báo
hủy bỏ con dấu đã bị mất.
1.1.3 Trách nhiệm của nhân viên văn thư:

* Đối với quản lý và giải quyết văn bản đến:
-


Nhận văn bản đến.

-

Phân loại, bóc bì, đóng dấu đến.

-

Đăng ký văn bản đến.

-

Trình văn bản đến.

-

Chuyển giao văn bản (khi đã có ý kiến phân phối văn bản).

-

Giúp lãnh đạo theo dõi việc giải quyết văn bản đến.

*

Đối với quản lý và giải quyết văn bản đi:

-

Kiểm tra lại thể thức văn bản.


-

Ghi số, ngày tháng năm và đóng dấu cơ quan.

-

Làm thủ tục gởi văn bản đi.

-

Lưu văn bản đi.

-

Quản lý sổ sách của bộ phận văn thư cơ quan, như các sổ đăng ký và chuyển

giao các loại văn bản.

*

Đối với quản lý và sử dụng con dấu:

-

Thực hiện bảo quản an toàn con dấu cơ quan và các con dấu khác của cơ

-

Trực tiếp đóng dấu vào văn bản đi và các giấy tờ khác.


quan.


1.1.4 Yêu cầu của công tác văn thư:
Trong quá trình thực hiện những nội dung trên cần phải đảm bảo những yêu cầu
sau:
+ Nhanh chóng, kịp thời, đúng thời hạn.
+ Phải đảm bảo tính chính xác cao.
+ Mức độ bảo mật của văn bản.
+ Sử dụng công nghệ thông tin và trang thiết bị hiện đại.
1.1.5. Ý nghĩa công tác văn thư:
Công tác văn thư là một hoạt động thường xuyên của mọi cơ quan trong hệ thống
bộ máy Nhà nước.
-

Công tác văn thư bảo đảm cung cấp đầy đủ thông tin, góp phần nâng cao

năng suất, chất lượng công tác của các cơ quan, tổ chức đảng, tổ chức nói chung. Trong
hoạt động của mỗi cơ quan, tổ chức, nhu cầu thông tin được thông tin từ nhiều nguồn khác
nhau, nhưng thông tin dạng văn bản là chủ yếu. Công tác văn thư vừa có chức năng là bảo
đảm thông tin cho hoạt động của cơ quan, tổ chức, vừa có chức năng truyền đạt, phổ biến
thông tin bằng văn bản.
-

Làm tốt công tác văn thư sẽ góp phần giải quyết công việc của cơ quan, tổ

chức được nhanh chóng, chính xác, năng suất, chất lượng, đúng chính sách, đúng chế độ,
giữ gìn được bí mật quốc gia, hạn chế được bệnh quan liêu giấy tờ.
-


Góp phần giữ gìn bí mật của Đảng, Nhà nước và cơ quan, ngăn chặn việc

lạm dụng văn bản của Nhà nước, con dấu của cơ quan vào mục đích phạm pháp.
-

Công tác văn thư đảm bảo giữ gìn đầy đủ chứng cứ về hoạt động của các cơ

quan, tổ chức tổ chức. Nội dung tài liệu được hình thành và được nhận trong quá trình giải
quyết các công việc phản ánh chính xác chân thực các hoạt động của cơ quan, tổ chức.
-

Công tác văn thư có nề nếp bảo đảm giữ gìn đầy đủ hồ sơ, tài liệu, tạo điều

kiện tốt cho công tác lưu trữ. Nguồn bổ sung tài liệu vào lưu trữ chủ yếu vào giai đoạn văn
thư. Trong quá trình hoạt động của mình, các cơ quan, tổ chức cần phải tổ chức thực hiện


tốt công tác lập hồ sơ hiện hành vào giao nộp hồ sơ, tài liệu vào lưu trữ cơ quan. Hồ sơ
được lập hoàn chỉnh, văn bản giữ đầy đủ thì thực hiện công tác lưu trữ thuận lợi, nâng cao
chất lượng tài liệu lưu trữ, chất lượng hồ sơ lưu trữ và bổ sung được nhiều tài liệu vào
Phông lưu trữ quốc gia.
1.2. Công tác lưu trữ:
1.2.1. Khái niệm công tác lưu trữ:
Công tác lưu trữ là một lĩnh vực hoạt động của nhà nước bao gồm tất cả những vấn
đề lý luận, thực tiễn và pháp chế liên quan tới quá trình hoạt đông quản lí và hoạt động
nghiệp vụ nhằm thu thập, bảo quản an toàn và tổ chức sử dụng có hiệu quả tài liệu lưu trữ.
Công tác lưu trữ ra đời do đòi hỏi khách quan của nhu cầu xã hội là sử dụng tài liệu
lưu trữ, sử dụng thông tin quá khứ phục vụ các hoạt động thực tiễn của con người hiện tại.
Công tác lưu trữ là một mặt hoat động quan trọng trong mọi cơ quan, tổ chức.

-

Các chức năng xã hội của công tác lưu trữ là:

+ Bảo quản an toàn tài liệu lưu trữ;
+ Tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ có hiệu quả.
1.2.2. Ý nghĩa của tài liệu lưu trữ:
-

Ý nghĩa thực tiễn: Tài liệu lưu trữ có ý nghĩa rất lớn. Nó phục vụ đắc lực

cho việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Tài liệu lưu trữ được sử
dụng quản lý nhà nước, quản lý các mặt đời sống xã hội, bảo vệ chủ quyền và tòan vẹn
lãnh thổ của đất nước, đấu tranh chống lại mọi kẻ thù trong nước và ngòai nuớc. Tài liệu
lưu trữ làm cơ sở cho công tác quy họach, kế họach phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội cho
từng vùng và tòan quốc. Tài liệu lưu trữ dùng để lập kế họach phát triển kinh tế - xã hội
hàng năm và nhiều năm cho từng địa phương của cả nước. Tài liệu lưu trữ được sử dụng để
đẩy nhanh tiến độ thiết kế và thi công các công trình xây dựng cơ bản. Vì trong các cơ
quan, tổ chức, hàng ngày cán bộ, công chức sử dụng tài liệu lưu trữ cho công tác nghiên
cứu và giải quyết các công việc.
-

Ý nghĩa khoa học: Tài liệu lưu trữ phản ánh sự thật khách quan họat động


sáng tạo khoa học của xã hội đương thời nên nó mang tính khoa học cao. Nó là bằng chứng
của sự phát triển khoa học, phục vụ cho các chương trình, các đề tài khoa học. Tài liệu lưu
trữ được sử dụng để làm tư liệu tổng kết, đánh giá, rút ra các quy luật vận động và phát
triển của sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Trong lĩnh vực khoa học,
nghiên cứu, sử dụng tài liệu lưu trữ để kế thừa những thành tựu đã có từ trước, là cơ sở tìm

tòi những cái mới trong khoa học.
-

Ý nghĩa lịch sử: Tài liệu lưu trữ bao giớ cũng gắn liền và phản ánh một cách

trung thực quá trình họat động của một con nguời, một cơ quan, tổ chức và các sự kiện lịch
sử diễn ra trong quá khứ, trong suốt tiến trình lịch sử của một quốc gia, một dân tộc, một
ngành họat động xã hội, một cơ quan, tổ chức. Vì thế tài liệu lưu trữ là nguồn thông tin
chính xác nhất, chân thực nhất để nghiên cứu lịch sử. Nói cách khác tài liệu lưu trữ là
nguồn sử liệu quan trọng nhất.
-

Ý nghĩa văn hóa: Tài liệu lưu trữ là di sản văn hóa đặc biệt của dân tộc.

Cùng với các lọai di sản văn hóa khác mà con người đã để lại từ đời này qua đời khác như
các di chỉ khảo cổ, các hiện vật trong bảo tàng, ... tài liệu lưu trữ đã để lại trong xã hội lòai
người các lọai văn tự rất có giá trị. Các văn tự được lưu trữ lại trên tài liệu lưu trữ đã trở
thành tiêu chí đánh giá trình độ văn minh của các dân tộc trên thế giới. Tài liệu lưu trữ
được bảo quản từ thế hệ này sang thế hệ khác là nguồn thông tin dùng cho công tác gìn giữ,
phát huy và phát triển nền văn hóa của các dân tộc.
1.2.3. Nội dung của công tác lưu trữ:
Nhiệm vụ của công tác lưu trữ là tổ chức khoa học tài liệu; bảo quản an toàn tài liệu
và tổ chức khai thác, sử dụng có hiệu quả tài liệu lưu trữ. Để thực hiện mục đích và nhiệm
vụ của công tác lưu trữ đặt ra, nội dung cụ thể của công tác lưu trữ như sau:
* Hoạt động quản lí
Công tác lưu trữ thực hiện hai chức năng: Tổ chức bảo quản an toàn và sử dụng khai
thác có hiệu quả. Bao gồm các công việc sau đây:
-

Biên soạn các văn bản về quản lí công tác lưu trữ và chuyên môn nghiệp vụ



lưu trữ.
-

Lập kế hoạch, phương hướng công tác lưu trữ.
Tổ chức kiểm tra, hướng dẫn các quy định của Nhà nước về công tác lưu trữ

ở các đơn vị trực thuộc.
Dự trù kinh phí cho hoạt động của cơ quan lưu trữ.
-

Lập kế hoạch, tổ chức đào tạo và bồi dưỡng cán bộ lưu trữ.

-

Tổ chức nghiên cứu khoa học nghiệp vụ và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực

lưu trữ.
-

Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo, thống kê công tác lưu trữ.

-

Tổ chức sơ kết, tổng kết hoạt động quản lí công tác lưu trữ

* Hoạt động nghiệp vụ lưu trữ bao gồm:
-


Thu thập, bổ sung tài liệu lưu trữ;

-

Phân loại tài liệu lưu trữ;

-

Xác định giá trị tài liệu;

-

Chỉnh lý tài liệu lưu trữ;

-

Bảo quản tài liệu lưu trữ;

-

Thống kê tài liệu lưu trữ;

-

Xây dựng công cụ tra cứu tài liệu lưu trữ;

-

Tổ chức khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ.


1.3. Quan điểm của Đảng về công tác văn thư -lưu trữ
Theo công văn số 08/CV-LT ngày 10/4/1993 của Cục lưu trữ Trung ương Đảng
hướng dẫn một số yêu cầu cơ bản về xây dựng và trang thiết bị của một kho lưu trữ. Quan
điểm của Đảng về vấn đề này cụ thể như sau: “Tập trung quản lý và bảo quản an toàn tài
liệu lưu trữ là một nhiệm vụ quan trọng của các kho lưu trữ cấp ủy. Hiện nay ở các Tỉnh
ủy, Thành ủy, hầu hết đều chưa xây dựng kho lưu trữ riêng mà chủ yếu bố trí trong trụ sở
làm việc của cơ quan nên không bảo đảm được những yêu cầu bảo vệ, bảo quản an toàn tài


liệu”.
Ngoài ra, còn có các quy định số 403/QĐ-VPTW ngày 22/10/1984 của Văn phòng
Trung ương Đảng về một số chế độ công tác văn thư - lưu trữ ở Văn phòng
Tỉnh ủy, Thành ủy, cụ thể như sau: “Công tác văn thư ở văn phòng các Tỉnh ủy, Thành ủy
phải được đảm bảo các yêu cầu sau đây: Thống nhất việc tiếp nhận, phát hành và lưu trữ tài
liệu của cấp ủy và tài liệu các ngành, các cấp gửi đến cấp ủy Đảng. Họp lý hóa quá trình
luân chuyển tài liệu đi và đến, theo dõi chặt chẽ việc giải quyết công văn, tài liệu không để
sót việc, chậm việc. Quản lý chặt chẽ, bảo vệ bí mật tài liệu, thu hồi đầy đủ và đúng hạn
các tài liệu có quy định thu hồi. Lập hồ sơ đầy đủ để phục vụ kịp thời các yêu cầu của các
cấp ủy và các ban ngành về khai thác tài liệu và nạp vào kho lưu trữ cấp ủy đúng thời hạn
quy định”.
Đảng xác định : Mọi cán bộ, công chức về cơ bản phải hiểu biết về công tác văn thư
lưu trữ, đặc biệt đối với cán bộ được phân công nhiệm vụ này còn được đào tạo trình độ
chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng giao tiếp, ứng xử. Có như vậy, mới đáp ứng được yêu cầu
của sự nghiệp đổi mới và quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, sẵn
sàng đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
1.4. Cơ sở pháp lí về công tác văn thư - lưu trữ:
-

Pháp lệnh lưu trữ Quốc gia số 34/2001/PL-UBTVQH10 ngày 04/4/2001.


-

Nghị định số 111/2004/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một

số điều của Pháp lệnh Lưu trữ quốc gia. Đây là hai văn bản quan trọng trong công tác văn
thư lưu trữ được ban hành.
-

Nghị định số 58/2001/NĐ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2001 về quản lý và sử

dụng con dấu.
-

Nghị định số 31/2009/NĐ-CP ngày 01 tháng 4 năm 2009 của Chính phủ sửa

đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 58/2001/NĐ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2001 về
quản lý và sử dụng con dấu.
-

Nghị định số 110/2004/NĐ-CP của Chính phủ ngày 08/4/2004 về công tác


văn thư
-

Nghị định số 09/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ

sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2004
của Chính phủ về công tác văn thư.
-


Công văn số 260/VTLTNN-NVĐP ngày 06/5/2005 của Cục văn thư và Lưu

trữ Nhà nước về việc hướng dẫn Xây dựng quy chế công tác văn thư và lưu trữ cơ quan.
-

Công văn số 425/VTLTNN-NVTW ngày 18/7/2005 của Bộ Nội vụ về việc

hướng dẫn Quản lý văn bản đi và đến.
-

Công văn 879/VTLTNN-NVĐP ngày 19/12/2006 của Cục văn thư và Lưu

trữ về việc hướng dẫn tổ chức tiêu hủy tài liệu hết giá trị.
-

Chỉ thị số 05/2007/CT-TTg ngày 02/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ về

việc tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị tài liệu lưu' trữ.
Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008
-

Văn bản số 139/VTLTNN-TTTH ngày 14 tháng 3 năm 2009 của Cục Văn

thư và Lưu trữ nhà nước về việc hướng dẫn quản lý văn bản đi, văn bản đến và lập hồ sơ
trong môi trường mạng
-

Thông tư số 01/2011/TT-BNV ngày 19 tháng 01 năm 2011 của Bộ Nội vụ


Hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính.
Luật ban hành văn bản của HĐND và UBND.
-

Chỉ thị số 10 của UBND Tỉnh An Giang về tăng cường công tác văn thư -

lưu trữ trên địa bàn tỉnh An Giang.
Chương 2.
THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC VĂN THƯ-LƯU TRỮ Ở TRƯỜNG TIÊU H Ọ C
“C” THỊ TRẤN TRI TÔN TRONG THỜI GIAN QUA

2.1. Đặc điểm tình hình:
-

Vị trí địa lý: Thị trấn Tri Tôn là trung tâm Huyện Tri Tôn có nhiều dân tộc

cùng chung sống: Kinh, Hoa, Khmer trong đó dân tộc Kinh chiếm số đông. Người dân chủ


yếu sống bằng nghề buôn bán. Số ít bà con ven thị trấn sống bằng nghề trồng trọt hoặc
chăn nuôi với quy mô nhỏ.
-

Đơn vị hành chính được chia ra làm 6 khóm mỗi khóm có tên gọi theo số thứ

tự không đặt tên riêng biệt.
+ Phía Đông giáp xã Núi Tô;
+ Phía Tây giáp xã An Tức;
+ Phía Nam giáp xã Núi Tô;
+ Phía Bắc giáp xã Châu Lăng.

-

Dân số : 132.625 người

+ Dân tộc Kinh: 82.614 người +
Dân tộc Khmer : 47.684 người +
Người Hoa: 2.327 người
-

Tổng số hộ : 32.675 hộ

Trên địa bàn xã có đường liên xã là tuyến giao thông chính để địa phương trao đổi
hàng hoá và giao lưu kinh tế với các địa phương lân cận. Trong thời gian qua, địa phương
xác định nông nghiệp là kinh tế chủ lực nên đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo
hướng đi vào chiều sâu.
-

Trường Tiểu học “C” thị trấn Tri Tôn được thành lập từ năm học : 2011 -

2012 là trường đang trên lộ trình xây dựng đạt chuẩn quốc gia của huyện . Đến nay tổng số
biên chế là 21 đ/c, trong đó Đảng viên là 05 đ/c. Đa số đều đạt trình độ chuyên môn do
ngành quy định. Trường đã có cán bộ chuyên trách công tác văn thư - lưu trữ.
Số liệu CB - GV - NV trong những năm qua
-

Năm học 2011 - 2012: Tổng số 19, trong đó CBQL: 02; GV: 12; Văn thư:

01; Nhân viên khác: 04.



-

Năm học 2012 - 2013: Tổng số 21, trong đó CBQL: 02; GV: 14; Văn thư:

01; Nhân viên khác: 04.
Số liệu nhân viên văn thư có bằng
-

Năm học 2011-2012: Văn thư: 01; có bằng trung cấp: 01.

-

Năm học 2012-2013: Văn thư: 01; có bằng trung cấp: 01.

2.2. Thực trạng về công tác văn thư-lưu trữ tại Trường Tiểu học “C” Thị


•o

o



o





Trấn Tri Tôn trong thời gian qua:

2.2.1.

Kết quả đạt được:

Từ năm 2011 đến nay, theo thống kê thì công tác văn thư - lưu trữ đã thực hiện được
việc tiếp nhận và phát hành văn bản như sau:
-

Năm học 2011 - 2012: Văn bản đến : 236; văn bản phát hành: 124.

-

Năm học 2012 - 2013: Văn bản đến : 72; văn bản phát hành: 32 (tính đến

13/07/2013).
Đối với Hiệu trưởng:
-

Tiếp cận tra cứu các loại văn bản hướng dẫn của ngành. Chỉ đạo cán bộ văn

thư soạn thảo văn bản theo từng đầu công việc.
-

Kiểm tra, rà soát các văn bản trước khi ban hành đến giáo viên. Giải quyết

kịp thời và chính xác các văn bản đến. Tổ chức soạn thảo văn bản theo yêu cầu.
-

Giám sát, nhắc nhở cán bộ văn thư lưu trữ, trích lục, soạn thảo văn bản theo


yêu cầu.
-

Chỉ đạo cán bộ văn thư thu hồi văn bản không phù hợp tính pháp lý, ban

hành văn bản thay thế.
Đối với cán bộ, giáo viên trong trường:

giao.

-

Tiếp nhận và thực hiện theo văn bản ban hành.

-

Nghiên cứu và biên soạn văn bản, lưu trữ văn bản phục vụ công việc được


-

Lập hồ sơ công việc và giao nộp tài liệu vào lưu trữ

-

Đề xuất những ý kiến nhằm phục vụ cho công tác văn thư - lưu trữ ngày

càng hiệu quả hơn.
Đối với văn thư chuyên trách:
Trên cơ sở pháp lý về công tác văn thư - lưu trữ được quy định tại các Nghị định

của Chính phủ, công văn hướng dẫn của Ủy ban Nhân dân Tỉnh, cán bộ công tác văn thư lưu trữ thực hiện các công việc như sau:
-

Nhận văn bản đến, phân loại, bóc bì, đóng dấu đến, ghi vào sổ văn bản đến

theo thông tư số 01/2011/TT-BNV ngày 19 tháng 01 năm 2011 của Bộ Nội vụ Hướng dẫn
thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính.
-

Trình văn bản đến, chuyển giao văn bản đến, lưu văn bản đến, giúp Hiệu

trưởng theo dõi thời hạn giải quyết văn bản đến.
-

Soạn thảo văn bản, xem thể thức văn bản, ghi số, ngày tháng, đóng dấu văn

bản đi, lưu văn bản đi, viết bì và làm thủ tục phát hành văn bản đi, ghi giấy giới thiệu và
giấy đi đường khi có yêu cầu.
-

Lập hồ sơ và nộp lưu hồ sơ vào lưu trữ hiện hành.

-

Đóng dấu vào văn bản đi và các văn bản, giấy tờ khác. Bảo quản an toàn con

dấu của cơ quan.
Nhìn chung trong những năm gần đây công tác văn thư, lưu trữ tương đối đi vào nề
nếp, các tài liệu lưu trữ được sử dụng, khai thác đáp ứng kịp thời yêu cầu của Nhà trường.
Sở Giáo dục và Đào tạo quan tâm đúng mức, trang bị các phương tiện kĩ thuật hiện

đại như: tủ, máy tính, máy in,... góp phần nâng cao năng suất lao động và hiệu quả trong
công tác, đồng thời giảm nhẹ sức lao động của cán bộ văn thư - lưu trữ và nâng cao chất
lượng công tác văn thư - lưu trữ ở cơ quan đạt hiệu quả và có khoa học hơn.
Công tác văn thư - lưu trữ ở Trường Tiểu học “C” Tri Tôn từng bước đi vào nề nếp,
thực hiện đạt hiệu quả, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đặt ra, về cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu
của ngành.


Cán bộ văn thư làm việc với tinh thần trách nhiệm, thường xuyên nghiên cứu, tìm
tòi, trau dồi kiến thức và cố gắng nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, luôn đảm bảo
được các công việc trong nhà trường như: nhận gửi công văn, nhập dữ liệu văn bản, in sao
tài liệu... nhằm hạn chế đến mức thấp nhất việc chậm trễ, thất thoát về công văn giấy tờ của
cơ quan. Bảo quản và sử dụng con dấu đúng theo quy định pháp luật. Cán bộ, giáo viên,
nhân viên trường có ý thức, trách nhiệm cao trong việc thực hiện nhiệm vụ mà ngành,
trường đề ra.
2.2.2. Nguyên nhân đạt được:
-

Được sự giúp đỡ của Phòng Giáo dục và lãnh đạo nhà trường thường xuyên

quan tâm đến hoạt động của công tác văn thư - lưu trữ.
-

Sự hỗ trợ giúp đỡ nhiều mặt của các cấp lãnh đạo về cơ sở vật chất, về

nghiệp vụ đã giúp bộ phận văn thư - lưu trữ làm tốt nhiệm vụ được giao. Bên cạnh đó, sự
phối hợp của các tổ chuyên môn, các bộ phận có liên quan đã giúp cho công tác văn thư lưu trữ thực hiện nhiệm vụ thuận lợi và đạt hiệu quả.
-

Cơ quan xây dựng được Quy chế làm việc nên mối quan hệ giữa các bộ phận


trong nhà trường với thủ trưởng cơ quan được thông suốt.
-

Sự nhận thức sâu sắc của cán bộ lãnh đạo và cán bộ văn thư về chế độ công

văn, giấy tờ là chế độ bắt buộc đối với cán bộ, công chức; chế độ càng hợp lý, càng thiết
thực thì mang lại hiệu quả trong công tác càng cao.
2.2.3. Những mặt hạn chế:
-

Công tác quản lý công văn, giấy tờ chưa thật khoa học, có khi công văn đến

do lãnh đạo nhận mà không đưa lại cho văn thư để đăng ký vào sổ, làm cho việc tìm kiếm
công văn gặp không ít khó khăn, thậm chí bị thất lạc.
-

Công tác soạn thảo văn bản có khi chưa đúng thể thức, không đảm bảo tính

hợp pháp của văn bản khi ban hành. Mặt khác, việc chỉnh lý, soạn thảo văn bản không chủ
động soạn thảo theo yêu cầu của công việc.


-

Hiện nay, hầu hết ở tất cả các trường chưa có phòng, kho lưu trữ, tủ đựng tài

liệu, tài liệu lưu trữ sắp xếp chưa khoa hoc.
2.2.4. Nguyên nhân hạn chế:
-


Vai trò tham mưu của cán bộ làm công tác văn thư - lưu trữ chưa nhanh

nhạy nên chưa đạt hiệu quả cao.
-

Do trường chưa có phòng, kho lưu trữ, chưa có trang thiết bị cho công tác

lưu trữ nên gặp không ít khó khăn trong công việc. Cán bộ văn thư còn làm nhiều công tác
như học vụ, công tác hành chính, công việc chiếm khá nhiều thời gian nên không thể giải
quyết tốt công tác lưu trữ như quy định của Nhà nước.
-

Kinh phí, chế độ chính sách cho cán bộ văn thư - lưu trữ còn thấp nên chưa

kích thích được sự nhiệt tình trong công tác.
2.3. Một số vấn đề đặt ra:
Từ một số nguyên nhân trên, tôi nêu ra một số vấn đề cần giải quyết để công tác văn
thư - lưu trữ ngày càng hiệu quả hơn:
-

Sự quan tâm giúp đỡ mọi mặt của các cấp lãnh đạo là động lực, là nguyên

nhân thành công trong công tác văn thư - lưu trữ. Nơi nào được cấp ủy và lãnh đạo quan
tâm đúng mức, thì công tác văn thư - lưu trữ ở nơi đó đạt hiệu quả cao, có nề nếp, khoa
học.
-

Tinh thần đoàn kết, thống nhất trong nội bộ, tạo ra môi trường làm việc tích


cực, thúc đẩy cá nhân hăng say trong công việc là yếu tố tâm lý quan trọng trong tổ chức
công việc ở cơ quan, nhất là đối với bộ phận văn thư - lưu trữ.
-

Cần quan tâm hơn công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm văn thư - lưu trữ,

bố trí ổn định, lâu dài và ưu đãi về chính sách để thu hút người làm công tác này.
-

Công tác văn thư - lưu trữ trong giai đoạn hiện nay hết sức cần thiết trong

quản lý công tác chuyên môn của nhà trường đòi hỏi các cấp ngành, chính quyền địa
phương cần phải quan tâm, hỗ trợ nhân lực, tài lực, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị


phục vụ công tác văn thư - lưu trữ, phòng, kho lưu trữ và nơi làm việc phải được quan tâm
hơn.
* Tóm lại: Công tác văn thư - lưu trữ có vị trí rất quan trọng và không thể thiếu
được trong hoạt động của mỗi cơ quan. Vì vậy, các cơ quan cần phải quan tâm làm tốt công
tác văn thư, lưu trữ để góp phần bảo vệ, quản lý và sử dụng có hiệu quả tài liệu lưu trữ nguồn di sản của dân tộc có giá trị đặc biệt đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Chương 3.
MỤC TIÊU, GIẢI PHÁP VỀ CÔNG TÁC VĂN THƯ - LƯU TRỮ TRƯỜNG TH
“C” THỊ TRẤN TRI TÔN TRONG THỜI GIAN TỚI
3.1. Mục tiêu:
-

Thực hiện Chỉ thị số 10 của UBND Tỉnh An Giang về tăng cường công tác

văn thư - lưu trữ trên địa bàn tỉnh An Giang.

- Xây dựng quy chế làm việc của Cơ quan và nội quy về công tác Văn thư, lưu trữ để quản
lý công văn, tài liệu và giữ gìn con dấu. Thực hiện nghiêm các quy định về bảo quản và sử
dụng con dấu theo Nghị định số 58/2001/NĐ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2001 của Chính
phủ.
-

Hiệu trưởng các trường có trách nhiệm phổ biến, triển khai thực hiện Quy

chế làm việc của cơ quan và nội quy công tác văn thư - lưu trữ đến toàn thể cán bộ, công
chức, viên chức trong phạm vi quản lý.
-

Nâng cao chất lượng quản lý và giải quyết các loại công văn giấy tờ: Tất cả

công văn đến cơ quan phải được xử lý nhanh chóng, chính xác và giữ bí mật theo đúng quy
định. Phải qua thủ trưởng cơ quan xử lý trước khi chuyển cho các bộ phận chuyên môn
hoặc cá nhân giải quyết.
-

Nâng cao nhận thức và sự hiểu biết của cán bộ, giáo viên và nhân viên về vị

trí, vai trò của công tác văn thư - lưu trữ. Làm cho mọi Cán bộ viên chức trong Cơ quan có
sự am hiểu về công tác này, để thực hiện đúng quy định mang tính pháp lý trong lĩnh vực


quản lý hành chính nhà nước. - Củng cố về mặt tổ chức, đưa nhân viên đi đào tạo, bồi
dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đạt chuẩn quy định (Trung cấp văn thư).
Bố trí trang thiết bị và phương tiện kỹ thuật tốt hơn, phù hợp hơn, hiện đại hơn.
-


Có chính sách đãi ngộ, bồi dưỡng nhằm cải thiện đời sống cho cán bộ làm

công tác Văn thư.
3.2. Giải pháp thực hiện công tác văn thư - lưu trữ:
Hướng tới để xây dựng Trường tiểu học “C” Tri Tôn sớm đạt được một
trường đang trên lộ trình đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 đáp ứng được yêu cầu giáo dục của
địa phương, của ngành theo kịp chủ chương chính sách cuả Đảng và Nhà nước ta. Quan
trọng nhất là phải đảm bảo đầy đủ kịp thời nguồn thông tin phục vụ trước hết hàng ngày
cho cán bộ lãnh đạo và chuyên môn. Trên cơ sở nhận thấy một số vấn đề còn tồn tại tôi đưa
ra một số các giải pháp sau:
3.2.1.

Nâng cao nhận thức về công tác văn thư, lưu trữ trong nhà trường:
-

Nâng cao nhận thức và hiệu quả làm việc của văn phòng, lãnh đạo trường

nên có những quy định về việc đặt ra quy chế làm việc trong các đơn vị trực thuộc, đồng
thời qua từng thời kỳ phải kiểm tra xem xét tình hình và bổ sung sửa đổi cho phù hợp với
tình hình thực tế.
-

Giáo dục ý thức kỉ luật và tính tích cực trong lao động cho cán bộ nhân viên

Văn thư - lưu trữ. Cần quan tâm hơn đến môi trường làm việc như: ánh sáng, màu sắc, điều
kiện làm việc. Đảm bảo sự thoải mái khi làm việc cho nhân viên để họ phát huy khả năng
của mình trong công việc
-

Lãnh đạo cơ quan phải thường xuyên quan tâm, kiểm tra công tác văn thư -


lưu trữ để cán bộ làm công tác văn thư - lưu trữ có nhận thức đúng đắn về nghiệp vụ
chuyên môn, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Xây dựng quy chế làm việc phổ biến, triển khai trong đơn vị, tạo liên kết, phối hợp
nhịp nhàng giữa nhân viên văn thư với các cá nhân, bộ phận trong trường. Nhân viên văn
thư phải nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của bản thân đối với hiệu trưởng, đối với nhà


trường. Từ đó thực hiện nhiệm vụ một cách có trách nhiệm, thể hiện tính kỷ luật trong
công việc. Suy nghĩ, tìm tòi các biện pháp hữu hiệu để nâng cao năng suất lao động.
3.2.2. Đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ:
Giải pháp này mang tính lâu dài, có kế hoạch thực hiện theo từng giai đoạn với
nhiều hình thức khác nhau.
Trước hết là tự bồi dưỡng, nhân viên văn thư phải tự trau dồi thêm kinh nghiệm
thông qua đồng nghiệp, thông qua tư liệu, tài liệu. Luôn tuân thủ theo pháp luật của Nhà
nước đã quy định về chuyên môn nghiệp vụ như Luật Lưu trữ số 01/2011/QH13; Nghị
định số 110/2004/NĐ-CP; Nghị định số 58/2001/NĐ-CP; Thông tư liên tịch số
55/2005/TTLT-BNV-VPCP và Thông tư số 01/2011/TT-BNV cùng một số văn bản khác
của ngành.
Khi có điều kiện thuận lợi nên tham gia các lớp bồi dưỡng ngắn hạn về công tác văn
thư, lưu trữ. Ngoài ra, phải có kiến thức tin học nhất định đối với nghiệp vụ văn phòng,
biết sử dụng và kh ai thác thông tin trên internet.
3.2.3. Đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ công tác văn thư, lưu trữ:
Đây là giải pháp do lãnh đạo thực hiện, cần xác định đúng mức nhu cầu về trang
thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ tốt cho công tác văn thư, lưu trữ để có kế hoạch mua sắm,
trang bị kịp thời. Không thể xây kho lưu trữ với qui mô lớn nhưng phải có phòng kiên cố,
đảm bảo nhu cầu lưu trữ của nhà trường theo quy định.
3.2.4. Phân công, tổ chức thực hiện:
Với nguồn lực nhân viên hiện có, lãnh đạo phải thấy được năng lực, sở trường, sở
đoản của các cá nhân và phải tuân theo quy định hiện hành của ngành để phân công công

việc sao cho hợp lí, đem lại hiệu quả công tác cao nhất đồng thời phù hợp với qui mô của
nhà trường.
Xây dựng mối quan hệ đồng bộ trong và ngoài cơ quan để các bạn, ngành và trong
các bộ phận của cơ quan thông hiểu một cách thống nhất về công tác văn thư - lưu trữ, xem


đó là trách nhiệm chung của toàn cơ quan, không phải riêng của cán bộ nào.
3.2.5. Chế độ khen thưởng:
Hàng năm tổ chức hội nghị tổng kết công tác văn thư - lưu trữ để đánh giá lại toàn
bộ mảng công việc và rút ra những kinh nghiệm thực tiễn. Động viên, khen ngợi kịp thời
để tạo được động lực thúc đẩy cán bộ làm công tác văn thư - lưu trữ hoàn thành tốt mọi
nhiệm vụ theo quy định.
3.3. KIẾN NGHỊ:
Để thực hiện công tác văn thư - lưu trữ được tốt hơn, bản thân tôi xin có một số
kiến nghị như sau:
-

Phải có kinh phí, chế độ chính sách cho phù hợp đối với cán bộ làm công tác

văn thư - lưu trữ để cán bộ toàn tâm, toàn ý với công việc.
-

Có chế độ khen thưởng đối với cá nhân, đơn vị thực hiện tốt công tác văn

thư - lưu trữ. Đồng thời, cũng có biện pháp xử lý nghiêm với các cá nhân, đơn vị vi phạm
công tác văn thư - lưu trữ.
-

Trang bị kịp thời cơ sở vật chất: phòng, kho lưu trữ, các tủ chuyên dụng và


những phương tiện tối thiểu để cán bộ văn thư - lưu trữ thực hiện tốt công việc.
-

Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng, nâng cao tay nghề cho

cán bộ văn thư - lưu trữ để đáp ứng với yêu cầu hiện nay của ngành.
KẾT LUẬN
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước, bước vào thời kỳ
hội nhập, mở rộng quan hệ quốc tế, ngành công tác văn thư - lưu trữ càng có tầm quan
trọng đặc biệt, nhất là những công việc trọng yếu không thể thiếu đối với hoạt động của
Đảng, của Nhà nước mà đối với tất cả các ngành - nghề, các hoạt động của các tổ chức
trong xã hội. Chính nghiệp vụ này đã giúp cho mọi ngành nghề, mọi lĩnh vực có cơ sở
đánh giá tổng kết hoạt động theo từng thời điểm, có cơ sở lý luận rút ra những bài học kinh
nghiệm quý báu trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của Đảng và nhà nước giao. Là cơ sở
khoa học để kế thừa và phát huy những giá trị đạt được, khắc phục những yếu kém, tồn tại


để làm tốt các công việc về sau.
Bất kì chế độ chính trị, cơ quan, tổ chức nào đều phải có nhu cầu tài liệu lưu trữ. Tài
liệu lưu trữ nó chứa đựng những thông tin hết sức có giá trị và bí mật, là những chứng cứ
lịch sử chính xác nhất phục vụ cho việc nghiên cứu lịch sử, khoa học, phục vụ cho công tác
lãnh đạo, giúp các cơ quan Nhà nước giải quyết công vệc hàng ngày, đúc kết kinh nghiệm
và xây dựng phương hướng kế hoạch.
Cần đòi hỏi “ học đi đôi với hành” là điều tất yếu của sự kết hợp song song giữa lí
thuyết với thực hành để hiểu biết sâu sắc hơn về khâu nghiệp vụ và tầm quan trọng của tài
liệu văn thư - lưu trữ.
Làm tốt công tác văn thư - lưu trữ thì tài liệu lưu trữ được bảo quản tốt từ thế hệ này
sang thế hệ khác là nguồn thông tin dùng cho công tác gìn giữ, phát huy và phát triển nền
văn hóa của các dân tộc. Đồng thời làm tốt công tác văn thư - lưu trữ sẽ giúp cho người
dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc đúng với câu: “ Dân giàu nước mạnh xã hội dân chủ

công bằng văn minh”
Bản thân chưa được tập huấn nghiệp vụ chuyên môn này, thế nên nhận định ở góc
độ khách quan, cán bộ phụ trách công tác văn thư - lưu trữ của đơn vị đang công tác được
bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn, có kinh nghiệm trong công việc nên nhiều đầu công
việc được thực hiện tốt. Đến nay, bản thân chỉ được tiếp cận kiến thức lĩnh vực này thông
qua kiến thức và ki nh nghiệm của các thầy cô đã giúp tôi yên tâm hơn trong việc kiểm tra
đánh giá, sát sao này nhắm nâng cao hiệu quả họat động của công tác văn thư - lưu trữ tại
trường.
Trên đây là một số vấn đề về công tác văn thư - lưu trữ ở Trường tiểu học “C” Tri
Tôn hiện nay được vận dụng từ những kiến thức được học ở Trường Chính trị Tôn Đức
Thắng; được sự hướng dẫn, giảng dạy nhiệt tình của thầy, cô trong trường, bản thân đã
nắm được những vấn đề cơ bản và tham khảo thêm các văn bản quy định của Đảng về
công tác văn thư - lưu trữ, kết hợp với tình hình thực tế ở địa phương, đơn vị. Nếu có thiếu


sót gì rất mong được sự bổ khuyết của quý thầy, cô để cùng nhau rút kinh nghiệm, hướng
tới thực hiện tốt hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Nghiệp vụ văn thư - Nguyễn Lương Bằng, Phạm Văn Năm, Nguyễn Công

Huyền,...
2.

Quản trị văn phòng - Trần Như Nghiêm, Nghiêm Kỳ Hồng, ...

3.

Nghiệp vụ thư ký - Trần Hoàng, Dương Văn Khảm, Nguyễn Hữu Thời, ...


4.

Soạn thảo văn bản - Nguyễn Văn Thắng, Nguyễn Lương Bằng, Nguyễn

Công Huyền, ...
5.

Nghiệp vụ lưu trữ - Nguyễn Thị Trà, Vũ Thị Kim Cúc, ...

6.

Công văn số 260/VTLTNN-NVĐP ngày 06/5/2005 của Cục văn thư và Lưu

trữ Nhà nước về việc hướng dẫn Xây dựng quy chế công tác văn thư và lưu trữ cơ quan.
7.

Thông tư số 01/2011/TT-BNV ngày 19 tháng 01 năm 2011 của Bộ Nội vụ

Hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính.
8.
Luật ban hành văn bản của HĐND và UBND.
9.

Chỉ thị số 10 của UBND Tỉnh An Giang về tăng cường công tác văn thư -

lưu trữ trên địa bàn tỉnh An Giang.
10.
Giáo trình Khoa học - Hành chính tập 3.




×