Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CHUẨN BỊ HOÁ CHẤT VÀ DỤNG CỤ, THIẾT BỊ CHO GIỜ HỌC THỰC HÀNH MÔN PHÂN TÍCH THỰC PHẨM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (584.38 KB, 46 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
CHUẨN BỊ HOÁ CHẤT VÀ DỤNG CỤ, THIẾT BỊ
CHO GIỜ HỌC THỰC HÀNH MÔN PHÂN TÍCH THỰC
PHẨM

Địa điểm thực tập

: Phòng thí nghiệm
Trường Tài nguyên và Môi trường

Người hướng dẫn

: ThS. Trịnh Thị Thắm

Đơn vị công tác

: Khoa Môi trường
Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường

Sinh viên thực hiện

: Nguyễn Hữu Tùng

Lớp

: ĐH1KM



TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
CHUẨN BỊ HOÁ CHẤT VÀ DỤNG CỤ, THIẾT BỊ
CHO GIỜ HỌC THỰC HÀNH MÔN PHÂN TÍCH THỰC
PHẨM

Địa điểm thực tập : Phòng thí nghiệm
Trường đại học Tài nguyên và Môi trường
Người hướng dẫn : ThS. Trịnh Thị Thắm
Đơn vị công tác

: Khoa Môi trường
Trường đại học Tài nguyên và Môi trường

Người hướng dẫn

Sinh viên thực hiện

(Ký, ghi rõ họ tên)

(Ký, ghi rõ họ tên)


LỜI CẢM ƠN
Trên thực tế không có sự thành công nào mà không có sự gắn liền với những
sự hỗ trợ, giúp đỡ dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác. Trong suốt thời gian từ

khi học ở giảng đường đại học đến nay, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm,
giúp đỡ của quý Thầy Cô, bạn bè.
Với lòng biết ơn sâu sắc, em xin gửi đến quý Thầy Cô ở Phòng thí nghiệm –
Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường lời cảm ơn chân thành nhất. Đặc biêt cô
Trịnh Thị Thắm đã giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình thực tập, Cô đã dùng hết tri
thức và tâm huyết của mình để truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng em
trong suốt thời gian thực tập vừa qua
Bên cạnh đó, nhóm thực tập của chúng em cũng cám ơn cô Lê Thị Trinh –
Trưởng Khoa Môi trường, thầy Lê Ngọc Thuấn – Tổ trưởng Phòng Thí nghiệm và các
thầy cô trong Phòng thí nghiệm đã tạo điều kiện cho chúng em rất nhiều trong quá
trình thực tập vừa qua để chúng em hoàn thành được báo cáo thực tập này.
Trong quá trình thực tập, cũng như quá trình làm bài báo cáo, khó tránh khỏi
những sai sót. Rất mong các thầy, cô giáo trong Khoa Môi Trường Trường ĐH Tài
Nguyên và Môi trường Hà Nội bỏ qua và góp ý kiến bổ sung để bài báo cáo được hoàn
thiện hơn.
Thay mặt nhóm Thực tập em xin trân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày tháng năm 2015

Nguyễn Hữu Tùng


MỤC LỤC
MỤC LỤC...................................................................................................................................4
MỞ ĐẦU.....................................................................................................................................1
1. Lý do chọn chuyên đề thực tập...............................................................................................1
2. Đối tượng, phạm vi và phương pháp thực hiện chuyên đề thực tập.......................................1
2.1. Đối tượng thực hiện:............................................................................................................1
2.2. Phạm vi thực hiện:...............................................................................................................1
2.3. Phương pháp thực hiện:.......................................................................................................2
2.3.1. Phương pháp tổng quan tài liệu về học phần “Phân tích thực phẩm”...............................2

2.3.2. Tính toán số liệu................................................................................................................2
2.3.3. Phương pháp thực nghiệm................................................................................................2
3. Mục tiêu và nội dung của chuyên đề.......................................................................................2
3.1. Mục tiêu:..............................................................................................................................2
3.2. Nội dung:..............................................................................................................................2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CHUNG VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP................................................3
1.1. Tổng quan về Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội.....................................3
1.1.1. Vị trí và chức năng............................................................................................................3
1.1.2. Nhiệm vụ và quyền hạn....................................................................................................3
1.1.3. Cơ cấu tổ chức...................................................................................................................4
1.2. Giới thiệu về Khoa Môi trường............................................................................................5
1.2.1. Vị trí và chức năng............................................................................................................5
1.2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn....................................................................................................6
1.2.3. Cơ cấu tổ chức...................................................................................................................6
1.3. Giới thiệu về Phòng thí nghiệm môi trường........................................................................7
1.3.1. Vị trí và chức năng............................................................................................................7
1.3.2. Nhiệm vụ và quyền hạn....................................................................................................7
1.3.3. Cơ cấu tổ chức và chế độ làm việc....................................................................................8
1.3.4. Năng lực trang thiết bị.......................................................................................................8
1.3.5. Hồ sơ kinh nghiệm..........................................................................................................11
CHƯƠNG 2. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP........................................12
2.3.1. Bài thực hành số 1: Phép thử cặp đôi đã biết tính chất cảm quan – Đánh giá mức độ
ngọt của kẹo..............................................................................................................................13
2.3.1.1. Chuẩn bị.......................................................................................................................13
2.3.1.2. Quy trình thực hiện......................................................................................................13
2.3.2. Bài thực hành số 2: Phép thử cho điểm toàn bộ chất lượng sản phẩm...........................13
2.3.2.1 Chuẩn bị........................................................................................................................13
2.3.2.2. Quy trình thực hiện......................................................................................................14
2.3.3. Bài thực hành số 3: Phép thử cho điểm khi biết tính chất cảm quan cho truớc..............14
2.3.3.1. Chuẩn bị.......................................................................................................................14

2.3.3.2. Quy trình thực hiện......................................................................................................14
2.3.4. Bài thực hành số 4: Phép thử cho điểm cặp đôi thị hiếu – Đánh giá cảm quan sữa chua
...................................................................................................................................................14
2.3.4.1. Chuẩn bị.......................................................................................................................14
2.3.4.2. Quy trình thực hiện......................................................................................................15
2.3.5.1.Hoá chất và thiết bị.......................................................................................................15
2.3.5.2.Quy trình tiến hành.......................................................................................................15
2.3.6.1.Hoá chất và thiết bị.......................................................................................................15
2.3.6.2.Quy trình tiến hành.......................................................................................................16
2.3.7.1.Hoá chất và thiết bị.......................................................................................................17
2.3.7.2.Quy trình tiến hành.......................................................................................................17
2.3.8.1.Hoá chất và thiết bị.......................................................................................................18
2.3.8.2.Quy trình tiến hành.......................................................................................................19


2.3.9.Bài thực hành số 9: Xác định độ mặn trong nước mắm...................................................20
2.3.9.1.Hoá chất và thiết bị.......................................................................................................20
2.3.9.2.Quy trình tiến hành.......................................................................................................20
2.3.10. Bài thực hành số 10: Xác định độ đạm tổng số trong nước mắm................................20
2.3.10.1 Hoá chất và thiết bị.....................................................................................................20
2.3.10.2. Quy trình tiến hành....................................................................................................21
2.3.11. Xác định vitamin C trong hoa quả................................................................................22
2.3.11.1. Hoá chất và dụng cụ...................................................................................................22
2.3.11.2. Quy trình tiến hành....................................................................................................22
2.3.12. Xác định vitamin B trong rau muống...........................................................................22
2.3.12.1. Nguyên tắc.................................................................................................................22
2.3.12.2. Hoá chất và dụng cụ...................................................................................................22
2.3.12.3. Quy trình tiến hành....................................................................................................23
2.4. Chuẩn bị hoá chất...............................................................................................................24
2.4.1. Hoá chất chuẩn bị cho buổi thực hành số 1....................................................................24

2.4.5 Hóa chất chuẩn bị cho buổi thực hành số 5.....................................................................25
2.4.6. Hóa chất chuẩn bị cho buổi thực hành số 6....................................................................25
2.4.7. Hóa chất chuẩn bị cho buổi thực hành số 7....................................................................26
2.4.8. Hóa chất chuẩn bị cho buổi thực hành số 8....................................................................26
2.4.9. Hóa chất chuẩn bị cho buổi thực hành số 9....................................................................27
2.4.10. Hóa chất chuẩn bị cho buổi thực hành số 10................................................................27
2.4.11. Hóa chất chuẩn bị cho buổi thực hành số 11................................................................28
2.4.12. Hóa chất chuẩn bị cho buổi thực hành số 12................................................................28
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................................................29
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................................30
PHỤ LỤC 2...............................................................................................................................38

PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC 2


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn chuyên đề thực tập
Trong xã hội ngày nay, đời sống con người ngày càng được nâng cao và nhu
cầu về ăn uống càng phải được cải thiện. Tuy nhiên, cuộc sống của con người càng
được nâng cao thì thời gian dành cho việc ăn uống càng giảm xuống. Chính vì thế,
những bữa ăn nhanh, những quán cơm vỉa hè là những lựa chọn thích hơp đối với
những người bận rộn. Do đó, việc đánh giá và quản lí nguồn thực phẩm là điều hết sức
cần thiết để có thể hạn chế tối đa khả năng ngộ độc thực phẩm. Đây chính là tiền đề để
ra đời môn “Phân tích thực phẩm”, góp phần giúp cho sinh viên có cái nhìn khái quát
về những nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm đồng thời biết được các phương pháp
phân tích, đánh giá chất lượng của nguồn thực phẩm
Nội dung thực hành của môn học này là rất quan trọng, nó giúp cho sinh viên
có thể tự tay mình phân tích và đánh giá mức độ vệ sinh an toàn thực phẩm và hiểu rõ
hơn về môn học.

Chuẩn bị dụng cụ, hoá chất là khâu quan trọng trong quá trình làm thí nghiệm
và quyết định đến kết quả phân tích của bài thực hành. Chuẩn bị tốt giúp cho các bài
thực hành diễn ra được hiệu quả. Việc tính toán hoá chất chính xác cho các bài thực
hành cũng giúp tiết kiệm, tránh lãng phí trong quá trình phân tích.
Ngoài ra việc chuẩn bị dụng cụ hoá chất còn nhằm trau dồi kiến thức, kinh
nghiệm trong việc thực hiện phân tích thực phẩm đạt được hiệu quả tốt hơn. Bên cạnh
đó còn để phục vụ tốt công tác giảng dạy môn Phân tích thực phẩm của các Thầy Cô.
Chính những lí do trên, tôi quyết định lựa chọn chuyên đề “Chuẩn bị hoá chất
dụng cụ, thiết bị cho giờ thực hành môn Phân tích thực phẩm”
2. Đối tượng, phạm vi và phương pháp thực hiện chuyên đề thực tập
2.1. Đối tượng thực hiện:
-

Chuẩn bị dụng cụ và hoá chất cho học phần “ Phân tích thực phẩm.”

2.2. Phạm vi thực hiện:
-

-

Chuẩn bị dụng cụ, hoá chất cho các bài thực hành học phần “Phân tích thực
phẩm” cho sinh viên lớp ĐH2KM chuyên ngành kĩ thuật kiểm soát ô nhiễm.
Thời gian thực hiện chuyên đề.
Thực hiện chuyên đề từ ngày 19 tháng 01 năm 2015 đến ngày 10 tháng 04 năm
2015
1


2.3. Phương pháp thực hiện:
2.3.1. Phương pháp tổng quan tài liệu về học phần “Phân tích thực phẩm”

-

Phân tích tổng hợp tài liệu hoá chất, cách pha hoá chất.

2.3.2. Tính toán số liệu
-

Tính toán các lượng hoá chất cần pha theo nội dung các bài thực hành
trên cở sở lớp học và số sinh viên trong 1 lớp học

2.3.3. Phương pháp thực nghiệm
-

Pha các hoá chất theo các lượng hoá chất đã tính toán.

-

Sắp xếp phòng học, sắp xếp hoá chất chuẩn bị cho buôi thực hành.

3. Mục tiêu và nội dung của chuyên đề
3.1. Mục tiêu:
-

Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ và thiết bị cho môn phân tích thực phẩm.

-

Nâng cao kĩ năng thực hành.

3.2. Nội dung:

-

Đọc, tìm hiểu tài liệu về môn phân tích thực phẩm.

-

Chuẩn bị dụng cụ thực hành và trang thiết bị cho buổi thực hành.

-

Tính toán và pha hoá chất cho buổi thực hành.

2


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CHUNG VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP
1.1. Tổng quan về Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
1.1.1. Vị trí và chức năng
Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội là cơ sở giáo dục đại học
công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường,
có chức năng đào tạo các ngành ở trình độ cao đẳng, đại học, sau đại học; đào tạo, bồi
dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước
của Bộ Tài nguyên và Môi trường và các ngành, lĩnh vực khác theo nhu cầu của xã
hội.
Tên: Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
Địa chỉ: Số 41A đường Phú Diễn, Phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Điện thoại: 04.38370598
Fax: 04.38370597
Liên hệ:
1.1.2. Nhiệm vụ và quyền hạn

- Xây dựng, trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường chiến lược phát triển
Trường, kế hoạch công tác dài hạn, 5 năm và hằng năm của Trường; tổ chức thực hiện
sau khi được phê duyệt.
- Tổ chức tuyển sinh, đào tạo nguồn nhân lực về các ngành được cơ quan có thẩm
quyền cho phép ở trình độ cao đẳng, đại học, sau đại học.
- Tổ chức biên soạn và phát hành các chương trình, giáo trình, tài liệu phục vụ công
tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu của Trường.
- Xây dựng và phát triển hệ thống thông tin, thư viện và các trang thiết bị giảng dạy,
đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo.
- Thực hiện việc đánh giá chất lượng giáo dục và chịu sự kiểm định chất lượng giáo
dục của cơ quan có thẩm quyền.
- Thực hiện hợp tác quốc tế về đào tạo theo quy định của pháp luật và theo phân
công của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Nghiên cứu khoa học, thực hiện các hoạt động khoa học và công nghệ; ứng dụng,
phát triển và chuyển giao công nghệ.
- Thực hiện các hoạt động tư vấn, dịch vụ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của
Trường quy định.

3


1.1.3. Cơ cấu tổ chức
a. Ban Giám hiệu:
- Ban Giám hiệu Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội có Hiệu trưởng
và có không quá 03 Phó Hiệu trưởng.
Hiệu trưởng: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Thanh
Phó hiệu trưởng: NGƯT.TS. Trần Duy Kiều
PGS.TS. Phạm Quý Nhân
- Hiệu trưởng chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Bộ trưởng về các nhiệm vụ
được phân công và toàn bộ hoạt động của Trường; quy định chức năng, nhiệm vụ,

quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị trực thuộc Trường; ban hành quy chế làm
việc và các quy chế khác của Trường theo quy định.
- Phó Hiệu trưởng giúp việc Hiệu trưởng, chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng và
trước pháp luật về các lĩnh vực công tác được phân công.
b. Các Phòng chức năng
- Phòng Công tác sinh viên;
- Phòng Đào tạo;
- Phòng Hành chính – Tổng hợp;
- Phòng Kế hoạch – Tài chính;
- Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng giáo dục;
- Phòng Khoa học công nghệ và Hợp tác quốc tế;
- Phòng Quản trị thiết bị;
- Phòng Thanh tra giáo dục và Pháp chế;
- Phòng Tổ chức cán bộ;
c. Các khoa và bộ môn
- Khoa Công nghệ thông tin;
- Khoa Địa chất;
- Khoa Giáo dục thường xuyên;
- Khoa Kinh tế tài nguyên và môi trường;
- Khoa Khí tượng – Thủy văn;
- Khoa Khoa học Đại cương;
4


- Khoa Lý luận chính trị;
- Khoa Môi trường;
- Khoa Khoa học biển và hải đảo;
- Khoa Quản lý đất đai;
- Khoa Tài nguyên nước;
- Khoa Trắc địa – Bản đồ;

- Bộ môn Biến đổi khí hậu và phát triển bền vững;
- Bộ môn Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng;
- Bộ môn Ngoại ngữ.
d. Các tổ chức khoa học, công nghệ và dịch vụ
- Trung tâm Công nghệ thông tin
- Trung tâm Dịch vụ trường học
- Trung tâm Đào tạo nghiệp vụ và Bồi dưỡng cán bộ công chức
- Trung tâm Hợp tác đào tạo
- Trung tâm Hướng nghiệp sinh viên
- Trung tâm Nghiên cứu biến đổi toàn cầu
- Trung tâm Thông tin – Thư viện
- Trung tâm Tư vấn và dịch vụ tài nguyên – môi trường
- Trạm y tế
1.2. Giới thiệu về Khoa Môi trường
1.2.1. Vị trí và chức năng
Khoa Môi trường là đơn vị trực thuộc Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường
Hà Nội, có chức năng giúp Hiệu trưởng tổ chức đào tạo ở các trình độ cao đẳng , đại
học và sau đại học; triển khai thực hiện công tác nghiên cứu khoa học, hợp tác đào tạo
thuộc ngành, lĩnh vực Công nghệ kỹ thuật môi trường, Quản lý tài nguyên và môi
trường và các hoạt động giáo dục khác theo phân công của Hiệu trưởng.

5


1.2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn
- Xây dựng trình Hiệu trưởng kế hoạch phát triển dài hạn, kế hoạch 5 năm và kế
hoạch hằng năm của Khoa.
- Tham gia xây dựng chiến lược, chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển của
Trường.
- Phối hợp với phòng Đào tạo đề xuất mở các ngành đào tạo, xây dựng mới các

chương trình đào tạo cho các bậc học.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giảng dạy, học tập, đánh giá kết quả học
tập của người học ở trình độ cao đẳng, đại học và sau đại học thuộc ngành lĩnh vực
Công nghệ kỹ thuật môi trường, Quản lý tài nguyên và môi trường và các ngành, lĩnh
vực khác khi được Hiệu trưởng giao.
- Tổ chức biên soạn giáo trình, tài liệu phục vụ công tác giảng dạy, học tập và
nghiên cứu khoa học của Khoa theo sự phân công của Hiệu trưởng.
- Tổ chức thực hiện các hoạt động khoa học và công nghệ; ứng dụng phát triển và
chuyển giao công nghệ, thực hiện dịch vụ pháp luật theo quy định của pháp luật.
1.2.3. Cơ cấu tổ chức
a. Lãnh đạo Khoa
- Lãnh đạo Khoa Môi trường có 01 Trưởng khoa, không quá 02 Phó trưởng khoa.
- Trưởng khoa chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về các nhiệm vụ được giao và
chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của Khoa, quản lý và điều hành
hoạt động của Khoa theo quy định hiện hành.
- Phó Trưởng khoa giúp việc cho Trưởng khoa, chịu trách nhiệm trước Trưởng khoa
và trước pháp luật về các lĩnh vực công tác được phân công.
b. Các đơn vị trực thuộc
- Bộ môn Công nghệ môi trường
- Bộ môn Độc học và Quan trắc môi trường
- Bộ môn Quản lý tài nguyên thiên nhiên
- Bộ môn Quản lý môi trường
- Tổ quản lý Phòng thí nghiệm môi trường
Lãnh đạo Bộ môn, tổ quản lý có 01 Trưởng bộ môn/ Tổ trưởng, không quá 01 Phó
Trưởng bộ môn/Tổ phó.
6


Trưởng bộ môn/Tổ trưởng chịu trách nhiệm trước Trưởng khoa về các nhiệm vụ
được giao và chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của Bộ môn, Tổ; quản

lý và điều hành hoạt động của Bộ môn, tổ theo quy định hiện hành.
Phó Trưởng bộ môn, Tổ phó giúp việc cho Trưởng bộ môn/Tổ trưởng, chịu trách
nhiệm trước Trưởng bộ môn, Tổ trưởng và trước pháp luật về các lĩnh vực công tác
được phân công.
1.3. Giới thiệu về Phòng thí nghiệm môi trường
1.3.1. Vị trí và chức năng
- Tổ Quản lý Phòng thí nghiệm Môi trường là đơn vị chuyên môn thuộc Khoa Môi
trường, thực hiện chức năng phục vụ công tác đào tạo sinh viên các ngành liên quan
tới môi trường; phục vụ nghiên cứu khoa học, các dự án điều tra, khảo sát các ngành
lĩnh vực môi trường và cung cấp dịch vụ thí nghiệm các chỉ tiêu môi trường, hóa học
và sinh học.
- Tổ Quản lý Phòng thí nghiệm Môi trường có tên giao dịch tiếng Anh là
Environmental Laboratory, viết tắt là ENVILAB.
1.3.2. Nhiệm vụ và quyền hạn
- Quản lý, bảo quản và bảo vệ các trang thiết bị thí nghiệm của Phòng thí nghiệm
theo các quy định hiện hành của Nhà nước và của Nhà trường.
- Lập kế hoạch và tổ chức việc kiểm định – hiệu chuẩn và bảo trì, bảo dưỡng định
kỳ các trang thiết bị của Phòng thí nghiệm theo quy định của nhà sản xuất và của các
cơ quan chuyên môn về đo lường – hiệu chuẩn.
- Lập kế hoạch, tổ chức và quản lý các hoạt động dạy – học, nghiên cứu khoa học
của giảng viên, sinh viên trong khoa liên quan tới công tác thí nghiệm như sau:
+ Tiếp nhận kế hoạch giảng dạy từ khoa, lập kế hoạch giảng dạy các học phần thực
hành.
+ Chuẩn bị hóa chất, trang thiết bị cho các học phần thực hành.
+ Tiếp nhận yêu cầu từ khoa và lập kế hoạch cho giáo viên, sinh viên nghiên cứu
khoa học, làm đồ án, khóa luận, luận văn, luận án.
+ Hỗ trợ giáo viên, sinh viên trong quá trình giảng dạy thực hành, nghiên cứu khoa
học.
- Thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và các dự án điều tra, khảo sát trong
lĩnh vực Môi trường theo quy định của Khoa Môi trường và Nhà trường.

7


- Cung cấp dịch vụ thí nghiệm các chỉ tiêu về môi trường, hóa học, sinh học theo
quy định của Khoa Môi trường và Nhà trường.
- Tham mưu cho Khoa Môi trường và Nhà trường trong việc xây dựng phương
hướng phát triển và quy mô của phòng thí nghiệm.
- Tổ Quản lý Phòng thí nghiệm Môi trường có quyền từ chối việc sử dụng phòng thí
nghiệm đối với các giảng viên, sinh viên và các cá nhân không tuân thủ các nội quy,
quy định về quản lý và đảm bảo an toàn của phòng thí nghiệm.
1.3.3. Cơ cấu tổ chức và chế độ làm việc
- Cơ cấu tổ chức của Tổ Quản lý Phòng thí nghiệm Môi trường gồm: tổ trưởng, tổ
phí và nhân viên phòng thí nghiệm.
- Tổ trưởng, tổ phó do Hiệu trưởng bổ nhiệm và miễn nhiệm theo đề nghị của
Trưởng khoa Môi trường.
- Tổ trưởng chịu trách nhiệm trước Trưởng khoa Môi trường và Hiệu trưởng Nhà
trường về các công việc của Tổ; Tổ phó giúp Tổ trưởng về một hoặc một số công việc
của Tổ và chịu trách nhiệm trước Tổ trưởng về nhiệm vụ được phân công.
- Trưởng khoa Môi trường chịu trách nhiệm giao nhiệm vụ cụ thể cho Tổ quản lý
phòng thí nghiệm Môi trường theo các quy định của Nhà trường.
1.3.4. Năng lực trang thiết bị
Phòng thí nghiệm Môi Trường – Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà
Nội được trang bị các thiết bị sau:
Số
TT
Danh mục thiết bị
Xuất xứ
Đơn vị
lượng
1

Quang phổ phát xạ plasma ICP-OES
AGILENT - Mỹ
Bộ
01
Model: Agilent 700 series

2

Sắc ký khí khối phổ (GC-MS)
Model: Varian 450 GC

VARIAN - Ý

8

Bộ

01


3

Sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC)
Model: Shimadzu SPD-20A

SHIMADZU Nhật Bản

Bộ

01


4

Phân tích hàm lượng carbon hữu cơ
tổng số (TOC analyzer)
Model: O-I-Analytical Aurora 1030

Mỹ

Bộ

01

5

Thiết bị đo quang
Model: Hach DR 5000

HACH - Mỹ

Chiếc

02

6

Thiết bị chuẩn độ điện thế

Bộ


01

9


7

Kính hiển vi
Model: Meiji

8

Thiết bị đo nhanh chất lượng nước
đa chỉ tiêu
Model: WQC-22A

9

Máy đo pH
Model: Metrohm 704 pH meter

10

Máy thu mẫu khí
Model: Handy HS - 7

Nhật Bản

10


08

TOA - Nhật Bản

Chiếc

02

METROHM
-Thụy Sỹ

Chiếc

01

KIMOTO - Nhật
Bản

Chiếc

04


1.3.5. Hồ sơ kinh nghiệm
Với kinh nghiệm và khả năng của đội ngũ cán bộ, năng lực thiết bị của Phòng thí
nghiệm môi trường, trong thời gian hoạt động vừa qua Phòng thí nghiệm môi trường
cùng với Khoa Môi trường đã chủ trì thực hiện và tham gia nhiều đề tài, dự án trong lĩnh
vực môi trường.
Họ và tên


Học hàm, học vị

Năm kinh nghiệm

Lê Ngọc Thuấn

Tiến sĩ

13 năm

Trịnh Thị Thắm

Thạc sĩ

11 năm

Nguyễn Thành Trung

Cử nhân

10 năm

Lê Văn Sơn

Kỹ sư

5 năm

Kiều Thị Thu Trang


Kỹ sư

6 năm

11


CHƯƠNG 2. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
2.1.

Giới thiệu về học phần môn phân tích thực phẩm
-

Tên môn học: PHÂN TÍCH THỰC PHẨM

-

Tên tiếng anh: Food Analysis

-

Mã môn học: FDA 333

 Các nội dung được đề cập trong môn học:
-

Các phương pháp lấy mẫu và kỹ thuật xử lý mẫu thường dung trong phân tích
thực phẩm;

-


Các phương pháp và quy trình phân tích cảm quan thực phẩm;

-

Phương pháp phân tích một số thong số cơ bản trong thực phẩm;

-

-

Phương pháp phân tích một số HCBVTV, các chất bảo quản, chất phụ gia trong
thực phẩm;
Phương pháp phân tích một số loại thực phẩm cụ thể;
Các tiêu chuẩn đánh giá vệ sinh an toàn thực phẩm và quy trình đánh giá vệ
sinh an toàn thực phẩ theo một tiêu chuẩn nhất định.

2.2. Mục tiêu môn học
Về kiến thức:
-

-

-

Trình bày được các phương pháp lấy mẫu và xử lý mẫu thực phẩm.
Nêu được các khái niệm về phân tích cảm quan và các bước tiến hành phân tích
cảm quan
Nêu được nguyên tắc xác định, quy trình tiến hành phân tích một số thông số
cơ bản, các yếu tố vi lượng và một số loại độc chất, chất phụ gia trong lương

thực, thực phẩm
Xử lý được các kết quả và số liệu phân tích thu được, đánh giá kết dựa trên các
TC và QC
Về kĩ năng:

-

-

Đánh giá cảm quan được các loại thực phẩm
Đọc hiểu các tiêu chuẩn và các văn bản liên quan đến an toàn vệ sinh thực
phẩm
Thực hiện phân tích được một số chỉ tiêu trong mẫu thực phẩm
12


-

Tính toán kết quả phân tích, phân tích các dữ liệu thu được và lập được các báo
cáo kết quả và đánh giá vệ sinh an toàn thực phẩm.
Về thái độ, chuyên cần:

-

Cẩn thận, nghiêm túc khi thực hành;

-

Trung thực trong báo cáo các số liệu phân tích;


-

Có trách nhiệm hơn đối với vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm.

2.3.

Nội dung các bài thực hành trong môn học

2.3.1. Bài thực hành số 1: Phép thử cặp đôi đã biết tính chất cảm quan – Đánh giá
mức độ ngọt của kẹo
2.3.1.1. Chuẩn bị
Các dụng cụ cần chuẩn bị để thực hiện cho bài thực hành
-

Đĩa đựng kẹo

-

Nước lọc: 1 chai to 1,5 lít

-

Phiếu đánh giá (theo mẫu 1.1)

-

Bút viết kính: 2 cái

2.3.1.2. Quy trình thực hiện
Nhóm học sẽ chia thành 2 phần, mỗi phần thành lập một hội đồng riêng. Trong

hội đồng đánh giá cảm quan sẽ gồm kỹ thuật viên chuẩn bị mẫu và hội đồng đánh giá.
Buổi học chia làm hai ca đánh giá độc lập, nhóm kỹ thuật viên chuẩn bi mẫu và
nhóm đánh giá sẽ đổi vai trò cho nhau trong 2 ca.
2.3.2. Bài thực hành số 2: Phép thử cho điểm toàn bộ chất lượng sản phẩm
2.3.2.1 Chuẩn bị
Các dụng cụ cần chuẩn bị để thực hiện cho bài thực hành
-

Nước cam Miridal: 1 chai to 1,5 lít

-

Nước cam Miridal lon: 5 lon

-

Cốc nhựa trong: 10 cái

-

Nước lọc: 1 chai to 1,5 lít

-

Phiếu đánh giá (theo mẫu 2.1)

-

Bút viết kính: 2 cái
13



2.3.2.2. Quy trình thực hiện
Nhóm học sẽ chia thành 2 phần, mỗi phần thành lập một hội đồng riêng. Trong
hội đồng đánh giá cảm quan sẽ gồm kỹ thuật viên chuẩn bị mẫu và hội đồng đánh giá.
Buổi học chia làm hai ca đánh giá độc lập, nhóm kỹ thuật viên chuẩn bi mẫu và
nhóm đánh giá sẽ đổi vai trò cho nhau trong 2 ca.
2.3.3. Bài thực hành số 3: Phép thử cho điểm khi biết tính chất cảm quan cho truớc
2.3.3.1. Chuẩn bị
Các dụng cụ cần chuẩn bị để thực hiện cho bài thực hành
-

Café hòa tan (3 loại): mỗi loại 1 hộp

-

Cốc nhựa trong: 20 cái

-

Nước lọc: 1 chai to 1,5 lít

-

Phiếu đánh giá (theo mẫu 3.1): 35 tờ

-

Bút viết kính: 2 cái


2.3.3.2. Quy trình thực hiện
Nhóm học sẽ chia thành 2 phần, mỗi phần thành lập một hội đồng riêng. Trong
hội đồng đánh giá cảm quan sẽ gồm kỹ thuật viên chuẩn bị mẫu và hội đồng đánh giá
gồm 8-9 thành viên.
Buổi học chia làm hai ca đánh giá độc lập, nhóm kỹ thuật viên chuẩn bi mẫu và
nhóm đánh giá sẽ đổi vai trò cho nhau trong 2 ca.
2.3.4. Bài thực hành số 4: Phép thử cho điểm cặp đôi thị hiếu – Đánh giá cảm quan
sữa chua
2.3.4.1. Chuẩn bị
Các dụng cụ cần chuẩn bị để thực hiện cho bài thực hành
-

Sữa chua (2 loại), mỗi loại 10 hộp

-

Cốc nhựa trong: 20 cái

-

Nước lọc: 1 chai to 1,5 lít

-

Phiếu đánh giá (theo mẫu 4.1): 36 tờ

-

Bút viết kính: 2 cái


14


2.3.4.2. Quy trình thực hiện
Nhóm học sẽ chia thành 2 phần, mỗi phần thành lập một hội đồng riêng. Trong
hội đồng đánh giá cảm quan sẽ gồm kỹ thuật viên chuẩn bị mẫu và hội đồng đánh giá
gồm 8-9 thành viên.
Buổi học chia làm hai ca đánh giá độc lập, nhóm kỹ thuật viên chuẩn bi mẫu và
nhóm đánh giá sẽ đổi vai trò cho nhau trong 2 ca.
2.3.5. Bài thực hành số 5: Xác định tro toàn phần trong sữa bột
2.3.5.1.

Hoá chất và thiết bị

-

Hoá chất: HNO3 đặc và H2O2 30 %.

-

Thiết bị: Bếp điện, lò nung, cân.

-

Dụng cụ: Bát sứ miệng rộng, dung tích 50 ml.

2.3.5.2.

Quy trình tiến hành


Bước 1: Chuẩn bị mẫu
+ Đồng nhất mẫu.
+ Cân bát sứ (m0 gam).
+ Cân mẫu vào bát sứ: Khối lượng mẫu khoảng 5 g ± 0,0002 g. Khối lượng
mẫu và bát sứ (m1 gam)
Bước 2:
Than hoá: Đun mẫu (bát sứ + mẫu) trên bếp điện đến khi hết khói thoát ra.
Bước 3:
Tro hóa: Cho mẫu sau khi đun vào lò nung và tiến hành nung ở 6500oC đến khi
tro trắng (khoảng 2h), nếu tro chưa trắng thì chờ bát sứ nguội và thêm 3 giọt HNO3 đặc
hoặc 3 giọt H2O2 30%, nung tiếp cho đến khi tro trắng.
Bước 4 : Cân mẫu: Để mẫu nguội và cân mẫu sau khi tro hóa (m 2 gam).
2.3.6. Bài thực hành số 6: Xác định Ca, Mg trong sữa bột hoặc phomat
2.3.6.1.

Hoá chất và thiết bị

Hoá chất
-

Dung dịch HCl 2N
Dung dịch EDTA 0,02N
Đệm amoni có pH = 10
15


-

Dung dịch NaOH 2N


-

Chỉ thị ETOO

-

Chỉ thị Murexide
Thiết bị: Lò nung, bếp điện
Dụng cụ: Pipét, buret, bình tam giác dung tích 250ml.

2.3.6.2.

Quy trình tiến hành

Bước 1: Chuẩn bị mẫu
Lấy phần tro ở thí nghiệm 1, thêm 5mL HCl 2N, đun nhẹ cho đến khi sôi gần
cạn, thêm 10mL nước cất hai lần, khuấy nhẹ rồi chuyển vào bình định mức 100ml, rửa
chén nung cẩn thận cho vào bình định mức, cuối cùng dùng nước cất 2 lần để định
mức đến vạch. Dung dịch này dùng để xác định Ca2+, Mg2+
Bước 2: Xác định tổng Ca2+ và Mg2+:
+ Buret: Tráng rửa buret bằng dung dịch EDTA và cho dung dịch EDTA 0,02N
vào buret.
+ Bình tam giác 250: Lấy chính xác 10ml mẫu, thêm khoảng 2 ml dung dịch
đệm amoni để được pH = 10, thêm một ít chỉ thị ETOO.
+ Chuẩn độ bằng dung dịch chuẩn EDTA đến khi dung dịch chuyển từ màu đỏ
nho sang xanh.
+ Ghi thể tích EDTA tiêu tốn cho tổng Ca2+ và Mg2+ là V1.
Thí nghiệm được lặp lại 3 lần.
Bước 3: Xác địng riêng Ca2+:
+ Bình tam giác 250: Lấy chính xác 10ml mẫu, thêm khoảng 1,5 ml dung dịch

NaOH để được pH = 12, thêm một ít chỉ thị Murexit.
+ Chuẩn độ bằng dung dịch chuẩn EDTA đến khi dung dịch chuyển từ màu
hồng đất nho sang tím hoa cà.
+ Ghi thể tích EDTA tiêu tốn cho tổng Ca2+ là V2.
Thí nghiệm được lặp lại 3 lần.
2.3.7. Bài thực hành số 7: Xác định hàm lượng đường trong sữa bột bằng phương pháp
Bertrand

16


2.3.7.1.

Hoá chất và thiết bị

Hóa chất
-

Dung dịch HCl đậm đặc

-

NaOH 20%:

-

Hoặc Pb(CH3COO)2 10%

-


Dung dịch feling A (CuSO4 4%)

-

Dung dịch Feling B

-

Dung dịch KMnO4 0,1N

-

Dung dịch Fe2(SO4)3 5% trong H2SO4
Thiết bị: bếp điện

2.3.7.2.

Quy trình tiến hành

Chuẩn bị dung dịch mẫu cho xác định đường tổng số
-

Cân chính xác m (gam) mẫu (1 -5 gam) cho vào cốc chịu nhiệt, hòa tan hoàn
toàn bằng nước cất, thêm 5 ml HCl đậm đặc.

-

Đun cách thủy mẫu trên bếp điện trong 15 phút

-


Để nguội mẫu và trung hòa axit dư bằng NaOH 20%

-

Thêm 15 mL dung dịch Pb(CH3COO)2 10% và khuấy đều.

-

-

Chuyển toàn bộ dung dịch trong cốc vào bình định mức 100 ml, tráng rửa dụng
cụ và định mức đến vạch.
Tiến hành lọc mẫu sau khi định mức.
Chuẩn bị dung dịch mẫu cho xác định đường khử

-

-

-

Cân chính xác m (gam) mẫu (1 -5 gam) cho vào cốc, hòa tan hoàn toàn bằng
nước cất ấm. Thêm 15 mL dung dịch Pb(CH3COO)2 10% và khuấy đều.
Chuyển toàn bộ dung dịch trong cốc vào bình định mức 100 ml, tráng rửa dụng
cụ và định mức đến vạch.
Tiến hành lọc mẫu sau khi định mức.

Các bước tiếp theo của quy trình xác định đường khử và đường tổng là giống nhau
Tạo kết tủa


17


-

-

Lấy V ml (25 ml) dung dịch mẫu trên cho vào bình tam giác, thêm 10 ml thuốc
thử Feling A và Feling B, lắc nhẹ;
Đặt bình tam giác lên bếp điện, đun sôi đúng 3 phút
Lấy bình tam giác ra để nghiêng cho kết tủa lắng xuống (phần dung dịch phải
có màu xanh)
Gạn lọc kết tủa

-

Lọc để lấy phần kết tủa trên giấy lọc, rửa kết tủa bằng nước cất nóng đến khi
nước rửa không còn màu xanh.

Chú ý: Trong quá trình gạn lọc kết tủa, luôn giữ một lớp nước mặt bên trên
phần Cu2O để tránh cho nó tiếp xúc với không khí
Hòa tan kết tủa
-

Khi rửa nước lần cuối cùng gần hết thì cho ngay 10 - 20 ml dung dịch
Fe2(SO4)3 5% để hòa tan kết tủa hoàn toàn kết tủa, tráng rửa phễu bằng nước
cất đun sôi và hứng toàn bộ dịch rửa.
Chuẩn độ


Chuẩn độ toàn bộ dung dịch hòa tan kết tủa bằng KMnO4 cho đến khi xuất hiện
màu hồng bền trong 30 giây
2.3.8. Bài thực hành số 8: Xác định Pb trong sữa bột theo TCVN 7933:2009
2.3.8.1.

Hoá chất và thiết bị

Hóa chất
-

HNO3 đậm đặc.

-

H2SO4 đậm đặc.

-

Dung dịch chì chuẩn C(Pb) = 100mg/l
Thiết bị, dụng cụ:

-

Lò nung điện có thể khống chế nhiệt độ 450 ± 100C;

-

Bếp điện có điều chỉnh nhiệt độ;

-


Cân phân tích, chính xác đến 0,0001 gam;

-

Bình hút ẩm;

-

Cốc chịu nhiệt;

-

Giấy lọc;
18


-

Đũa thủy tinh;

-

Thiết bị quang phổ hấp thụ nguyên tử (AAS)

-

Các dung cụ thí nghiệm thông thường của phòng thí nghiệm.

2.3.8.2.


Quy trình tiến hành

Cách phá mẫu
Đặt chén nung thạch anh lên bếp điện và cho lượng chứa trong chén bay hơi
đến khô. Nếu phản ứng quá mạnh, thì giảm bớt nhiệt. Tiếp tục gia nhiệt cho đến khi
không còn khói trắng của sulfua trioxit.
Chuyển chén nung sang lò nung . Tăng nhiệt độ lò, bắt đầu từ nhiệt độ phòng
với tốc độ khoảng 50 oC trên giờ đến khi đạt được 300 oC sau đó duy trì nhiệt độ này
trong 2 h. Lại tăng nhiệt độ của lò nung khoảng 50 oC trên giờ đến 550 oC. Giữ chén
nung cùng với mẫu ở nhiệt độ này trong khoảng 6 h.
Lấy chén nung ra khỏi lò và để nguội. Làm ướt tro bằng 1 ml nước và 1 ml axit
nitric. Dùng bếp điện cho bay hơi lượng chứa trong chén đến khô.
Đặt lại chén nung vào lò nung , trong lúc chờ, được làm nguội đến khoảng từ
550 oC đến 350 oC. Tăng lại nhiệt độ của lò đến 550oC. Giữ 30 min ở nhiệt độ này. Lặp
lại quy trình này cho đến khi thu được tro không còn chứa, cacbon (trắng).
Khoáng hóa
Thêm 3 ml axit nitric . Đậy nắp bình khoáng hóa Teflon. Chuyển sang bình
bằng thép và vặn chặt nắp. Đặt tất cả vào tủ sấy ở nhiệt độ phòng. Tăng nhiệt độ của
tủ sấy lên đến 150 oC và duy trì ở nhiệt độ này ít nhất 3h.
Xây dựng đường chuẩn
Dùng pipet lấy tương ứng 0 ml, 0,50 ml, 1,0 ml, 2,0 ml và 3,0 ml dung dịch chì
chuẩn C(Pb)=1mg/l cho vào bình định mức một vạch 100 ml . Thêm 1 ml axit nitric
đậm đặc . Pha loãng bằng nước đến vạch và trộn. Chuẩn bị các dung dịch chì chuẩn
làm việc này cho mỗi tuần.
Tiến hành đo
Tiến hành đo mẫu và đường chuẩn bằng máy đo quang phổ hấp thụ nguyên tử
dùng lò graphit với hiệu chỉnh đèn D2 hồ quang hoặc hiệu chỉnh nèn Zeeman ở bước
song 283,3nm.


19


2.3.9. Bài thực hành số 9: Xác định độ mặn trong nước mắm
2.3.9.1.

Hoá chất và thiết bị

Hoá chất: dung dịch AgNO3 0,1 N ; chỉ thị K2CrO4 5%.
Thiết bị: lò nung, bếp điện.
Dụng cụ: Buret 10 ml nâu, bình tam giác 100ml, chén nung, bình định mức
100ml.
2.3.9.2.

Quy trình tiến hành

Bước 1: Chuẩn bị mẫu.
+ Chén nung miệng rộng, dung tích 100ml, dùng pipet hút chính xác 2 ml mẫu
nước mắm cho vào chén nung.
+ Cô cạn từ từ trên bếp điện đến khô.
+ Chuyển vào lò nung, nung ở 6500 oC cho đến khi thu được tro trắng.
+ Hoà tan tro bằng H2O cất 2 lần, chuyển hết phần tro, cặn không tan vào bình
định mức 100 ml, dùng nước cất 2 lần tráng rửa chén nung cho vào bình định mức,
dùng nước cất 2 lần định mức, trộn đều và lọc qua giấy lọc băng vàng. Thu được dịch
lọc dùng làm dung dịch xác định.
Bước 2: Chuẩn độ
+ Buret: Rửa, tráng và cho dung dịch AgNO3 0,1 N lên buret.
+ Bình tam giác 100 ml: Hút chính xác 10 ml dịch lọc, thêm khoảng 20 ml H2O
cất và 3 giọt K2CrO4 10%.
+ Chuẩn độ: Chuẩn độ mẫu bằng dung dịch AgNO3 0,1Nđến khi xuất hiện kết

tủa đỏ gạch.
Thí nghiệm được lặp lại 3 lần.
2.3.10. Bài thực hành số 10: Xác định độ đạm tổng số trong nước mắm
2.3.10.1 Hoá chất và thiết bị
Hóa chất
-

Hỗn hợp K2SO4 và với tỷ lệ K2SO4 : CuSO4 là 100 : 1 về khối lượng;
H2SO4 đặc 98%;

-

HCl 0,1N;

-

NaOH 400g/l;
20


×