Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

Tổ chức thực hiện chương trình tập huấn nâng cao nhận thức cộng đồng dân cư về khai thác và sử dụng lâm sản ngoài gỗ của người dân Lục Dạ, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (204.68 KB, 26 trang )

LỜI CẢM ƠN
Qua bài giảng lý thuyết trên lớp kết hợp với quá trình làm chuyên đề, giúp
cho em rút ra được nhiều điều:
Củng cố, nắm chắc phần lí thuyết để học trấn lớp.
Bổ sung thêm những kiến thức mới
Sáng tạo, vận động linh hoạt kiến thức để học vào quá trình làm tiểu luận.
Hiểu rõ hơn bản chất vấn đề về môi trường.
Hiểu rõ hơn về môn học
Nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường.
Hiểu rõ về hơn về truyền thông môi trường
Em xin gửi lời cảm ơn đến cô, người đã hướng dẫn em hoàn thành bài
chuyên đề này. Với thời gian và khả năng còn hạn chế, tiểu luận không thể
tránh khỏi những thiếu sót. Em mong nhận được sự góp ý chân tình từ cô để em


hoàn thiện bổ sung kiến thức được đúng và đầy đủ hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện:

Nguyễn Thị Minh Anh

1


MỤC LỤC

2



Phần thứ nhất
ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới, có điều kiện tự nhiên thuận lợi nên
tài nguyên rừng rất phong phú, đa dạng. Từ xa xưa tài nguyên rừng đã gắn bó
với đời sống của nhân dân ta, đặc biệt đối với đồng bào các dân tộc sống ở vùng
núi và trung du. Rừng không chỉ có giá trị to lớn trong việc bảo vệ môi trường
sinh thái, phòng hộ, an ninh quốc phòng… mà rừng còn giữ vai trò quan trọng
trong việc cung cấp gỗ và lâm sản ngoài gỗ (LSNG).
Trong những năm trước đây, khi tài nguyên gỗ của rừng Việt Nam còn
nhiều, người dân chỉ tập trung khai thác gỗ, còn LSNG được coi như là sản

phẩm phụ của rừng, do doanh thu từ nguồn lâm sản này thấp hơn so với gỗ.
Nhưng hiện nay, do số lượng và chất lượng rừng đang bị suy giảm mạnh, hơn
nữa chính sách đóng cửa rừng của Nhà nước đã làm cho nguồn cung cấp gỗ
ngày càng khan hiếm, điều này đã tác động mạnh đến thu nhập của người dân
sống gần rừng, phụ thuộc vào rừng. Lúc này, hoạt động khai thác rừng của
người dân lại tập trung vào các loại LSNG. Nhu cầu sản phẩm này không những
ngày càng lớn đối với thị trường trong nước mà giá trị xuất khẩu của chúng ngày
một tăng. Ngoài ra, LSNG còn có vai trò xã hội lớn, chúng mang lại công ăn
việc làm cho hàng triệu người và góp phần tích cực trong chương trình xóa đói
giảm nghèo ở các vùng nông thôn và miền núi. Do đó, cách nhìn nhận về vai trò
của nguồn tài nguyên LSNG ở Việt Nam đã thay đổi. LSNG ngày càng khẳng
định vai trò của nó đối với sinh kế của người dân nông thôn, đặc biệt là người

dân vùng cao, vùng sâu, vùng xa.
Giá trị kinh tế - xã hội của các loài thực vật cho LSNG thể hiện ở nhiều
khía cạnh khác nhau, từ cung cấp lương thực thực phẩm, vật liệu xây dựng,
nguyên liệu thủ công mỹ nghệ, dược phẩm đến giải quyết công ăn việc làm, phát
triển ngành nghề, bảo tồn và phát huy kiến thức bản địa, tôn tạo nét đẹp văn hóa,
xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống nhiều mặt của người dân, đặc biệt là
những dân nghèo (FAO, 1994). Tuy nhiên, thông tin về các loài thực vật cho
LSNG có giá trị kinh tế cao còn rất tản mạn và ít ỏi, nên chưa phát huy đầy đủ
các chức năng có lợi của LSNG. Để LSNG đóng góp quan trọng vào sự phát
triển miền núi hơn nữa, cần tập trung nghiên cứu xác định các sản phẩm có khả
3



năng mang lại thu nhập kinh tế cũng như kĩ thuật gây trồng, chăm sóc, nuôi dưỡng
chúng gắn với quản lý rừng bền vững, đồng thời cần xây dựng và quảng bá những
mô hình trình diễn về cung cấp LSNG để người dân học tập và làm cơ sở chuyển
giao công nghệ phát triển LSNG.
Xã Lục Dạ là xã nghèo của huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An, đời sống
văn hóa, y tế, giáo dục còn nhiều khó khăn, thiếu thốn. Hầu hết các thôn, bản là
đồng bào dân tộc nên đa số có trình độ dân trí thấp, còn có người không biết
chữ. Cuộc sống của họ dựa vào tài nguyên rừng, nhất là nguồn LSNG. Các hoạt
động khai thác và buôn bán LSNG xảy ra thường xuyên không theo quy luật
nào, không có giá cả ổn định và cũng không chịu sự quản lý chặt chẽ của một cơ
quan chức năng nào. Trong thực tế, rất nhiều nguồn tài nguyên LSNG đã cạn

kiệt, không có giá trị khai thác nữa mặc dù trước đây có rất nhiều. Nguyên nhân
dẫn đến thực trạng này là do người dân chỉ biết khai thác kiệt sản phẩm của các
loài cây cho LSNG mà chưa chú ý tới việc gây trồng, chăm sóc, quản lý và khai
thác một cách hợp lý. Hậu quả là nguồn tài nguyên dần bị suy thoái, ảnh hưởng
xấu đến cân bằng sinh thái và đa dạng sinh học của rừng. Vì thế, việc trang bị
kiến thức về bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên LSNG là một việc làm cấp
thiết.
Để bảo vệ và phát triển bền vững LSNG cho sinh kế của người dân nơi
đây, việc tìm hiểu thực trạng khai thác, sử dụng, đẩy mạnh công tác tuyên
truyền, giáo dục về nguồn tài nguyên LSNG trong toàn cộng đồng địa phương
các loại lâm sản này là cần thiết. Vì vậy tôi thực hiện chuyên đề: “ Tổ chức
thực hiện chương trình tập huấn nâng cao nhận thức cộng đồng dân cư về

khai thác và sử dụng lâm sản ngoài gỗ của người dân Lục Dạ, huyện Con
Cuông, tỉnh Nghệ An" nhằm tạo sự chuyển biến và nâng cao nhận thức, ý thức,
trách nhiệm xã hội của người dân trong việc gìn giữ và bảo vệ nguồn tài nguyên
LSNG; xây dựng ý thức sinh thái, làm cho mọi người nhận thức một cách tự
giác về vị trí, vai trò, mối quan hệ mật thiết giữa tự nhiên - con người - xã hội

4


Phần thứ hai
NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
2.1 Một vài đặc điểm về thực vật cho LSNG

Lâm sản ngoài gỗ (Non Timber Forest Products) bao gồm các nguyên
liệu có nguồn gốc sinh vật, không phải là gỗ, được khai thác từ rừng để phục vụ
con người. Chúng bao gồm thực phẩm, thuốc, gia vị, tinh dầu, nhựa,nhựa mủ,
tanin, thuốc nhuộm, cây cảnh, động vật hoang dã (động vật sống hoặc các sản
phẩm của chúng), củi và các nguyên liệu thô như tre, nứa, mây, song, gỗ nhỏ và
sợi. (JennH.DeBeer, 2000).
LSNG thường được phân chia theo nhóm giá trị sử dụng như sau:
- Nhóm LSNG dùng làm nguyên liệu công nghiệp.
- Nhóm LSNG dùng làm vật liệu thủ công mỹ nghệ.
- Nhóm LSNG dùng làm lương thực, thực phẩm và chăn nuôi.
- Nhóm LSNG dùng làm dược liệu.
- Nhóm LSNG dùng làm cảnh.

LSNG đa dạng về giá trị sử dụng do đó nó có vai trò quan trọng đối với
đời sống xã hội:
+ LSNG có tầm quan trọng về kinh tế và xã hội. Chúng có giá trị lớn và
có thể tạo ra nhiều công ăn việc làm.
+ LSNG có giá trị đối với sự giàu có của hệ sinh thái rừng. Chúng đóng
góp vào sự đa dạng sinh học của rừng. Chúng là nguồn gen hoang dã quí, có thể
bảo tồn phục vụ gây trồng công nghiệp.
+ LSNG hiện bị cạn kiệt cùng với sự suy thoái của rừng bởi ảnh hưởng
của sự tăng dân số, mở rộng canh tác nông nghiệp, chăn thả gia súc không kiểm
soát, khai thác gỗ, thu hái chất đốt.
2.2. Thực trạng khai thác và sử dụng các loại LSNG tại xã Lục Dạ
2.2.1 Các cây làm dược liệu

Nguồn thực vật cho LSNG rất phong phú và đa dạng. Theo thống kê số
loài được sử dụng để làm thuốc chiếm ưu thế nhất về số lượng loài, điều này cho
thấy kiến thức chữa bệnh bằng thuốc nam của người dân rất phong phú, những
kiến thức này đã và đang được sử dụng rộng rãi trong cộng đồng. Kết quả điều
tra về thành phần loài và công dụng của các loài cây dược liệu được trình bày ở
bảng 2.

5


Bảng 1: Thành phần loài và công dụng của các loài cây dược liệu
T

T

Tên loài
Tên Việt
Nam

Tên Khoa Học

Bộ
phận
dùng


Công dụng

Mức
độ
thườn
g gặp

1

Cam
thảo đất


Scoparia dulcis

Toàn
cây

Thân và rễ chữa say
sắn, sốt, giải độc cơ thể.
Cây còn chữa ho, viêm ++
họng, kinh nguyệt quá
nhiều.

2


Thạch
xương
bồ*

Acorus calamus



Chữa bệnh hàn, dạ dày,
+++
tiêu hoá


3

Nhân
trần

Adenosma caeruleum

Thân

Chữa vàng da, sốt nóng,
tiểu tiện không thông và

cho phụ nữ sau khi sinh ++
uống làm ăn ngon,
chóng lại sức.

4

Riềng
nếp*

Alpinia galangal

Thân

rễ

Chữa đau bụng, tiêu
++++
chảy, nôn mửa, lỵ.

5

Chè
vằng*

Jasminum

subtriplinerve

Thân,
lá,
quả

Tác dụng làm mát cơ
+++
thể, chữa hậu sản.

6


Ngải cứu Artemisia vulgaris



chữa đau đầu, động thai

Mentha arvensis

Thân,


Có tác dụng hạ sốt, làm

ra mồ hôi, làm dịu
+++
họng, lợi tiêu hoá,
chống ngứa.

7

Bạc hà

++++

8


Cẩu
tích*

Cibotium barometz

Thân rễ trị thấp khớp,
Thân
đau lưng, đau dây thần
rễ và
+
kinh, người già đi tiểu

lông
nhiều lần.

9

Chè

Jasminum

Thân,

6


Dùng cho phụ nữ sau ++


vằng

10

11

12


13

14

Gừng

khi sinh, trị kinh nguyệt
không đều, bế kinh hoặc
thấy kinh đau bụng.

subtriplinerve




Dicranopteris
dichotoma

Dùng trong trường hợp
Thân kém ăn, ăn không tiêu,
rễ (củ nôn mửa, đi ngoài tiêu ++++
gừng) chảy, làm toát mồ hôi,
chữa ho mất tiếng.
Chữa thận hư, tiêu chảy
kéo dài, đau lưng mỏi

+
gối, bong gân, sai khớp,
gãy xương.

Bổ cốt
Drynaria fortunei
toái*

Thân
rễ

Hoàng

đằng*

Thân
Trị các loại sưng viêm,
già và
kiết lỵ, viêm ruột ỉa +++
thân
chảy, lở ngứa ngoài da.
rễ

Hy
thiêm


Fibraurea sp.

Sigesbeckia
orientalis

Thiên
Homalomena occulta
niên kiện

Toàn
cây


Trị phong thấp, tê bại
nửa người, kinh nguyệt
+
không đều, mụn nhọt lở
ngứa, rắn cắn, ong đốt.

Thân
rễ

Chữa thấp khớp, tay
chân và các khớp xương

+++
nhức mỏi hoặc co quắp,
tê bại.

15

Ích mẫu

Leonurus japonicus

Toàn
cây


Chữa các bệnh về kinh
nguyệt, làm an thai,
++
chữa viêm thận, phù
thũng, đái ra máu.

16

Khôi tía

Ardisia sylvestris




Chữa đau dạ dày

+++

17

Gấc

Momordica

cochinchinensis

Qủa

Chữa quai bị, ngộ độc

++++

18

Thổ


Smilax glabra

Thân

Chữa thấp khớp, mụn ++

7


19

20


21

22

23

phục
linh

rễ


nhọt, lở ngứa, giang
mai, giải độc thuỷ ngân,
dị ứng.

Sa nhân
Alpinia sp.
sẹ

Thân,
rễ

Làm thuốc bổ cho phụ

nữ sau khi sinh, tiêu +++
thực và an thai

Quế

Vỏ
thân,
cành

Dùng làm thuốc cấp
cứu bệnh do hàn, cảm
++

lạnh, viêm và hen phế
quản, tiêu hoá kém,…

Rễ củ

Dùng để chữa thiếu
máu, thần kinh suy
nhược, ăn ngủ kém, +
đau nhức gân xương,
bạc tóc sớm,…

Curcuma longa


Củ

Chữa đau dạ dày, đau
bụng, ăn không tiêu,
bế kinh, kinh nguyệt +++
không đều, phong
thấp, vàng da,…

Schefflera
heptaphylla


Vỏ
thân,
rễ

Rễ làm thuốc bổ; vỏ
cây chữa cảm sốt,
++++
họng sưng đau, thấp
khớp.

Cinamomum cassia


Hà thủ ô Streptocaulon
trắng
juventas

Nghệ

Chân
chim

Nguồn: điều tra thực địa và phỏng vấn người dân
Mức độ gặp: ++++: rất nhiều; +++: trung bình; ++: gặp ít; +: hiếm gặp
(*): Những loài LSNG được khai thác buôn bán chủ yếu trong những năm gần

đây.

2.2.2 Các cây cho rau, quả, thực phẩm, gia vị

8


Rau, quả rừng và các loài gia vị là những món ăn quen thuộc và gần gũi với
người dân nông thôn nói chung và người miền núi nói riêng. Ngày nay, xu
hướng sử dụng rau rừng ngày một gia tăng, do rau rừng là những loài rau sạch
được sử dụng như là đặc sản ở các thành phố lớn và được sử dụng thường xuyên
bởi người dân địa phương. Ở Lục Dạ người dân có nhiều kinh nghiệm khai thác,

trồng và sử dụng các loài rau, quả rừng, kết quả được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2: Một số loài LSNG làm thực phẩm, gia vị được người dân thu hái
T
T

Tên loài
Tên Việt
Nam

Tên Khoa Học

Bộ phận

sử dụng

Công
dụng

Sinh cảnh

1

Chuối hột

Musa balbisiana


Quả

Ăn quả

Nương

2

Rau dền cơm

Amaranthus viridis


Thân, lá

Rau ăn

Nương bãi

3

Tre gai

Bambusa blumeana


Măng

Làm rau

Đồi, rừng

4

Trám đen*

Canarium

tramdenum

Quả

Ăn quả

Rừng

5

Sim rừng


Rhodomyrtus
tomentosa

Quả

Ăn quả

Rừng

6

Rau dớn


Cylosorus
paraciticut

Thân

Làm rau

Nương, bãi

7


Rau má

Centella asiatica

Cả cây

Rau, nấu
Ven ruộng
canh

8


Rau sam

Portulata oleracea

Thân, lá

Rau

Nương bãi

9


Mét

Dendrocalamus sp.

Măng

Làm rau

Rừng, đồi

10


Rau tàu bay

Erechtites
valerianifolia



Làm rau

Nương,
vườn


11

Mùi tàu

Eryngium foetidum



Gia vị

Nương,
vườn


Quả

Làm
màu cho
thực
Đồi, nương
phẩm
(nấu xôi)

12


9

Gấc

Momordica
cochinchinensis


13

Trứng gà


Pouteria sapota

Quả

Ăn quả

Rừng

14

Trám trắng


Canarium album

Quả

Ăn quả

Rừng

15

Củ mài


Dioscorea
peperoides

Củ

Luộc ăn

Rừng, đồi

16

Củ từ


Dioscorea sp.

Củ

Luộc ăn

Rừng, đồi

17

Khoai sọ


Colocasia esculenta Củ

Luộc ăn,
Rừng, đồi
nấu canh

18

Mướp đắng

Momordica

charantica

Quả

Ăn quả

nương bãi

19

Măng nứa*


Neohouzeana
dulloa

Măng

Làm rau

Rừng, đồi

20

Chua me đất


Oxalis corniculata

Thân, lá

Nấu
canh

Đồi,
ruộng

21


Rau bợ

Marcilea
quadripholya

Thân

Làm rau

Nương bãi,
ven ruộng


22

Chân chim

Schefflera
heptaphylla



Lá non
Đồi, rừng

làm rau

23

Rau càng cua

Peperomia
pellucida

Thân

Làm rau


ven

Ven ruộng

Nguồn: điều tra, phỏng vấn người dân
(*): Những loài thường được thu hái để bán
2.2.3 Các cây cho tinh dầu, tanin, nhựa, dầu
Một trong những đối tượng cho giá trị cao trong nhóm LSNG là các loài cây cho
tinh dầu. Hiện mới chỉ phát hiện 12 loài cây tại vùng nghiên cứu có khả năng cho
tinh dầu, đây thực sự là nguồn tài nguyên đang ở dạng tiềm năng của xã Lục Dạ
(bảng 7). Trong 12 loài có khả năng cho tinh dầu thì có đến 4 loài thuộc họ Hoa

Môi (Lamiaceae), nhóm này chủ yếu là cây thân thảo, đây là những cây tương đối
dễ sống và có thể trồng với diện tích lớn. Đồng thời chúng có thể trồng quanh năm
và mỗi năm có thể thu hái từ 1 đến 2 lần. Tinh dầu của nhóm này rất quí, có thể
dùng làm hương liệu trong công nghiệp dược phẩm và các chế phẩm có liên quan

10


như thuốc đánh răng, nước uống, các loại mứt kẹo, thuốc lá, các loại kem chống
ngứa…
Bảng 3. Một số loài LSNG cho tinh dầu tại vùng nghiên cứu
Tên loài

TT

Tên Việt
Nam

Tên Khoa Học

Họ

Bộ phận sử
dụng


1

Vông vang

Abelmoschus mostratus

Malvaceae

Hạt

2


Quế

Cinnamomum cassia

Lauraceae

Vỏ thân, lá

3

Hương lâu


Dianella ensifolia

Phormiaceae

Rễ

4

Bạch đàn

Eucalyptus spp.


Myrtaceae



Chổi xuể

Baeckea frutescens

Myrtaceae

Phần trên mặt
đất

Thân rễ

5
6

Thiên niên Homalomena occulta
kiện

Araceae

7


Gừng

Dicranopteris dichotoma

Zingiberaceae Củ

8

Sa nhân

Amomum villosum


Zingiberaceae Quả

9

Hương nhu Ocium sanctum
tía

Lamiaceae

Phần trên mặt
đất


10

Hương nhu Ocimum grasstisimum
trắng

Lamiaceae

Phần trên mặt
đất

11


Bạc hà

Lamiaceae

Toàn cây

12

Hoắc hương Pogostemon cablin

Lamiaceae




Mentha avensis

Nguồn: Nguyễn Anh Dũng, 2007
Đối với cây Hương Lâu ngoài việc cung cấp nguyên liệu cho làm hương, thì tinh
dầu của nó cũng rất có giá trị và được nhiều nước trên thế giới ưa chuộng, giá
xuất khẩu của nó ở Việt Nam là 30USD/kg. Giá trị nhất phải kể đến đó là tinh dầu
Vông Vang, giá trị xuất khẩu đi các nước trên thế giới là 5.000USD/kg, loại cây
này dễ gặp ven đường đi hay ở các nương đồi thấp, tuy nhiên số lượng chúng thì
lại không nhiều, do đó rất khó khăn trong việc trồng hay thu hái với số lượng lớn.
Riêng họ Sim (Myrtaceae) và họ Gừng (Zingiberaceae) đều có 2 loài cho tinh

dầu. Các cây thuộc 2 họ này mọc khá phổ biến ở vùng nghiên cứu với số lượng
lớn, rất thuận lợi cho việc thu hái.
11


Bên cạnh những loài cây cho tinh dầu cộng đồng địa phương còn biết khai thác sử
dụng những sản phẩm tanin, nhựa, dầu. Song mức độ tận dụng đó còn rất đơn
giản, đôi lúc thiếu khoa học và chỉ một phần nhỏ người dân ý thức được sự quan
trọng của nguồn tài nguyên quí báu này nên việc khai thác và sử dụng nguồn
LSNG tại địa phương vẫn còn nhiều hạn chế, chưa phát huy hết khả năng tối đa
mà nó có thể mang lại. Hầu như người dân bản địa mới chỉ sử dụng một phần nhỏ
của nguồn tài nguyên tự nhiên khổng lồ này. Quả thực vậy, Tanin, nhựa, dầu là

các sản phẩm LSNG nhưng ít được người dân quan tâm vì chúng chỉ phục vụ cho
những nhu cầu hạn hẹp trong gia đình. Chính vì vậy nhóm cho LSNG này rất ít
được khai thác và được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 4: Một số cây cho sản phẩm Tanin, Nhựa, Dầu
T
T

Tên loài

1

Chò xanh


Terminalia myriocarpa

2

Chò nhựa

Dipterocarpus
alatus

3


Thầu dầu

Ricinus communis

Dầu béo

Hạt

4

Xoan ta


Melia azedarach

Nhựa

Thân

5

Trẩu

Vernicia montana


Dầu

Hạt

Cộng dụng

Bộ phận
sử dụng

Tanin

Vỏ


aff. Nhựa

Vỏ

Tên Việt Nam Tên Khoa Học

Nguồn: Nguyễn Anh Dũng, 2007

12



2.2.4 Các loài LSNG khác
Ngoài những LSNG đã đưa ra ở trên, tại vùng nghiên cứu còn khá nhiều
LSNG được sử dụng trong đời sống hàng ngày của người dân địa phương. Một
trong những nhóm LSNG được 100% các hộ ở đây sử dụng đó là nhóm LSNG
cho vật liệu xây dựng nhà cửa như tre, nứa, mét, tranh,cọ, giang, mây,… được
sử dụng trong việc xây dựng nhà ở. Ngoài ra còn dùng làm hàng rào và làm các
vật dụng khác. Với lượng dân cư thưa thớt như các bản tại vùng nghiên cứu thì
nhóm LSNG được sử dụng làm vật liệu xây dựng cũng không nhiều. Thậm chí
như cây cọ lợp nhà, ở bản Mét (Lục Dạ, Con Cuông) khi có hộ cần dựng nhà
mới, họ không cần phải vào rừng chặt cọ mà toàn bộ các hộ dân trong bản sẽ
huy động các cây cọ được trồng trong vườn nhà mình để sử dụng, điều này như
là một hương ước thôn bản lâu đời và hiện nay vẫn còn tồn tại.

Bên cạnh đó, từ xa xưa, người dân đã biết dùng những cây cho chất
nhuộm để nhuộm màu quần áo, vải,... làm đẹp cho chính mình và gia đình.
Nhóm sản phẩm này được người dân sử dụng hữu ích. Tuy nhiên, ngày nay đa
số người dân đều dùng các sản phẩm công nghiệp, có nhiều mẫu mã và nhiều
màu sắc rất đẹp nên hầu như họ không cần phải nhuộm màu nữa. Vì vậy mà các
sản phẩm cho chất nhuộm ít được để ý đến, họ chỉ chú ý đến những loài phục vụ
trực tiếp cho cuộc sống hàng ngày và những loài đưa lại lợi nhuận trước mắt.
Ngoài ra, những năm trước khi mà nghề dệt thổ cẩm đang phát triển các
loại cây Bông, Chàm, Củ nâu đã được khai thác để cung cấp nguồn sợi, chất
nhuộm. Tuy nhiên, hiện nay nghề dệt này bị mai một chỉ còn một số ít hộ hay
vài tổ chức nhỏ còn tiếp tục nghề này và chủ yếu họ sử dụng sợi và phẩm màu
công nghiệp được bán nhiều trên thị trường, do đó các loài LSNG trên cũng

không được khai thác nhiều.

13


Bảng 5: Một số loài cây cho LSNG khác

T
T
1

2


3

Tên loài
Tên Việt
Nam
Cỏ mực

Tên Khoa Học
Eclipta alba

Cọ


Livostona
cochinchinensis

Củ nâu

Dioscorea
cirrhosa

Bộ phận sử
Công dụng
dụng


Sinh cảnh

Thân, lá

Dùng làm Ruộng,
chất nhuộm nương

Lá, quả

Lá dùng để
lợp nhà, quả

thường
Rừng, ven
được
đập suối
lấy nhân ăn
bùi và béo.

Củ

Củ
làm
phẩm

Rừng
nhuộm.

4

Gấc

Momordica
cochinchinensis

Quả


Lấy phần
bao quanh
Vườn
hạt làm màu
nhuộm

5

Giang

Dendrocalomus
sp.


Thân

Dây buộc, Rừng,
măng để ăn nương rẫy

6

Guột

Dicranopteris
dichotoma


Thân

Hàng
công
nghệ

7

Dâm bụt

Hibiscus

singalus



Chất nhuộm

Đồi,
ven
đường

8


Phong lan

Cây

Cây cảnh

Rừng

Thân

Thân cho
sản phẩm

Rừng, đồi
nhuộm màu
vàng

9

14

Hoàng đằng

Fibraurea
tinctoria


thủ
mỹ

Đồi,
ven
đường


10

11


Mét

Nứa

Dendrocalamus
sp.

Neohouzeaua
dulloa

Thân


Dùng làm
vật liệu xây
dựng, măng
để ăn.

Rừng

Thân

Dây buộc,
đan lát, làm


mảng,
măng để ăn

Rừng

Làm hàng
Dưới
thủ
công,
rừng
dây buộc


12

Mây song

Calamus sp.

Thân

13

Đót


Thysanolaena
latifonia

Bông
xanh

14

15

Tre


Mây nếp

còn Dùng
chổi

làm

Rừng, đồi

Bambusa benbos Thân


Làm
vật
liệu
xây
dựng, hàng
Rừng
thủ
công,
măng dùng
để ăn

Calamus

tetradactylus

Đan lát, làm
hàng
thủ
công
mỹ Dưới
nghệ, trồng rừng
làm
hàng
rào


Thân

tán

tán

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2009

2.2.5 Kiến thức bản địa của người dân địa phương trong khai thác, chế biến
và sử dụng LSNG
15



Qua điều tra thực địa và phỏng vấn người dân 3 bản của xã Lục Dạ chúng
ta có thể nhận xét một số vấn đề về thực trạng khai thác, chế biến và sử dụng
LSNG như sau:
* Nhóm cây làm dược liệu:
+ Thuốc bắc và thuốc nam được nhân ta ưa dùng không chỉ vì dễ kiếm, rẻ
tiền mà còn vì hiệu quả chữa bệnh được kéo dài, ít gây phản ứng phụ, dị ứng.
Nhiều loài thuốc đặc trị các bệnh khác nhau được truyền từ thế hệ này sang thế
hệ khác (gia truyền) để góp phần chữa bệnh cứu người.
+ Đối với các loài cây thuốc khi các bộ phận thu hái khác nhau, hoặc cách
thức pha chế, chế biến khác nhau sẽ có những công dụng khác nhau vì vậy cần
hết sức chú ý, có những vị thuốc dùng riêng cũng phát huy tác dụng nhưng có

những loại phải dùng phối hợp nhiều loài với nhau để chữa bệnh.
+ Mùa vụ thu hái, cách sơ chế, bảo quản khác nhau tùy theo bộ phận
thu hái của từng loài: thân, cành, củ thường khai thác khi đã già hoặc bánh tẻ;
hoa thu hái khi còn dạng nụ hoặc khi bắt đầu trổ; quả, hạt làm thuốc thu hái
khi còn non, bánh tẻ hoặc già tùy thuộc mục đích sử dụng và tùy từng loài
cây.
+ Để bảo tồn nguồn nguyên liệu cây dược liệu đáp ứng được nhu cầu hiện
tại và tương lai cần chú ý giữa việc khai thác trong tự nhiên đảm bảo tái sinh với
việc nghiên cứu gây trồng các loài cây con làm thuốc.
+ Các loại LSNG này được thu hái và chế biến cho tiêu thụ gia đình và
bán trên thị trường để làm thuốc nam hoặc nấu nước uống như thuốc nam. Nhìn
chung, hình thức chế biến của đa số các loại sản phẩm này cũng rất đơn giản

như phơi/ sấy hoặc sao khô ở các hộ gia đình.
* Nhóm cây cho lương thực, thực phẩm:
+ Nhìn chung các loại LSNG dùng làm lương thực hiện nay được người
dân thu hái lẻ tẻ cho mục đích sử dụng gia đình là chính. Hình thức chế biến cho
sử gia đình cũng rất đơn giản như nấu canh để ăn trong các bữa cơm gia đình
hoặc luộc hay rang để ăn vào các bữa phụ.
+ Các loài cây làm thực phẩm, rau ăn gồm nhiều loài dùng làm rau ăn
dưới dạng cành lá, thân đều khai thác khi bộ phận đó còn non như rau ngót
16


rừng, rau tày bay, rau dớn,… Nếu dùng để chăn nuôi có thể lấy già hơn. Thời

điểm khai thác có thể ở các tháng khác nhau trong năm tuỳ thuộc từng loài cụ
thể.
+ Các loại quả có thể khai thác lúc còn non hoặc khi già, lúc xanh hoặc
chín tuỳ theo từng loài.
+ Quan trọng nhất trong nhóm này phải kể đến các loại măng tre, giang,
nứa,… của rừng được người dân thu hái không chỉ cho mục đích sử dụng gia
đình mà phần lớn chủ yếu để bán trên thị trường ở hầu hết các tỉnh trên toàn
quốc.
+ Hình thức chế biến và bảo quản các loại LSNG thuộc nhóm này cũng
rất đơn giản: đối với các loại rau có thể sử dụng để ăn sống hoặc nấu canh; các
loại măng tre, nứa thường được sơ chế theo kinh nghiệm cổ truyền của người
dân địa phương như luộc, muối chua hoặc luộc rồi phơi khô và dự trữ trên dàn

bếp,…
* Các loại cây dùng làm hàng thủ công mỹ nghệ:
+ Song mây là các loại LSNG thường dùng để đan lát, làm bàn ghế, lẵng
hoa. Kinh nghiệm của nhân dân thường dùng chọn những cây mây dài 4- 5m trở
lên mới chặt, sau đó bóc bẹ từ phía gốc, vừa bóc vừa kéo để lấy sợi mây ra cuộn
thành vòng tròn đem bán; với các loài song chọn những cây trong bụi những đốt
phía gốc bẹ đã rụng hết, vỏ thân màu xanh để chặt, vì cây to, bám chắc nên phải
nhiều người phối hợp vừa kéo, vừa bóc bẹ, chặt phát tay bám, cành cây để lấy
sợi song, đoạn gần non không lấy vì khi khô dễ bị tóp, nhăn nheo ảnh hưởng tới
chất lượng sản phẩm.
+ Để bảo quản tái sinh của song mây cần khai thác vào mùa quả đã chin là
tốt nhất. Song mây khai thác về có thể đem bán tươi hoặc cho hun khói, gác trên

dàn bếp để dung dần.
+ Tre nứa thường dùng để đan lát chọn các cây bánh tẻ (12- 18 tháng tuổi)
dễ chẻ, dẻo, dễ đan và có màu trắng mịn. Nếu dùng để đóng bàn ghế, làm chiếu,
dệt mành cần chọn cây già để tránh co ngót, không bị mối mọt, chịu lực tốt.
+ Một số loài cây khác như Guột thường chọn những cây già, cao, bỏ lá
sau đó cắt sát gốc bó thành từng bó đem về tước. Phơi sợi đến khi hơi khô
17


đan là tốt nhất, nếu đan ngay sản phẩm dễ bị co rút, nếu để quá khô thì khó
đan vì sợi giòn.
+ Hầu hết các loại sản phẩm này người dân chỉ sơ chế với công nghệ thô

sơ để bán chứ chưa cho ra sản phẩm cuối cùng là các mặt hàng thủ công mỹ
nghệ để bán cho khách du lịch.
* Nhóm cây làm nguyên liệu cho công nghiệp:
- Cây cho nhựa:
+ Khi khai thác nhựa sáp cần chú ý tới tuổi cây. Xác định tuổi khai thác
nhựa tuỳ thuộc vào từng loại cây, loại đất trồng, mật độ trồng cũng như tình
hình chăm sóc.
+ Thời vụ khai thác nhựa thường vào mùa sinh trưởng của cây đối với
những loài sinh trưởng nhịp điệu (sinh trưởng theo mùa) như Sơn, Sau Sau,…
hoặc có thể khai thác kéo dài gần như quanh năm (với những loài sinh trưởng
liên tục) như Thông, Trám,…
+ Kỹ thuật khai thác của người dân thường áp dụng như đẽo vỏ đục thành

hốc và đốt để kính thích nhựa chảy xuống hoặc dung dụng cụ chuyên dùng tạo
rãnh xương cá hoặc rãnh xoắn theo thân cây có máng dẫn và bát hứng nhựa.
+ Nhóm LSNG này được khai thác cho mục đích thị trường là chính.
Nhưng ở địa phương người dân ít khai thác nhóm này vì họ không nắm rõ về
các cây cho nhựa ở trong rừng và do không có người mua.
- Các loại cây cho tinh dầu:
+ Với các loại cây này thường thu hái cành, lá bánh tẻ để sử dụng trực
tiếp hoặc chưng cất thủ công như nấu rượu. Người dân thường sử dụng dưới
hình thức phổ biến là đun sôi dung gội đầu, tắm, hoặc uống,…
- Các loại cây cho tanin:
+ Các loài cây có vỏ chứa nhiều tanin như Xà cừ, dẻ,… hay cành lá như
sim, ổi, chè,… thường thu hái, khai thác tươi đem về dung ngay dưới dạng nước

sắc. Riêng chè, ổi, sim có thể phơi sấy khô dùng dần.

18


+ Các loại củ chứa tanin như củ Nâu, củ Chuối,… thường để được lâu
hơn sau khi thu hái, bảo quản nơi râm mát để dung dần dưới dạng giã ra ngâm
lấy nước hoặc đun sôi nhuộm lưới, nhuộm da, nhuộm màu quần áo,…
- Các cây cho màu nhuộm:
+ Màu nhuộm thực phẩm là sản phẩm tự nhiên do con người phát hiện và
sử dụng bao đời nay. Các loài có lá, củ cho màu nhuộm như lá dâm bụt, lá sen,
củ nâu,… dùng khi còn tươi. Các loài có hạt, quả cho màu nhuộm có thể dùng

tươi hoặc phơi khô.
+ Cách làm nước màu dung nhuộm thực phẩm, nhuộm quần áo thường được
người dân áp dụng nhất là phương pháp giã nhỏ ngâm nước, hay đun sôi,…
* Các loài cho LSNG khác: như nhóm cây làm cảnh, bóng mát ít được
người dân chú ý đến vì họ phải lo cho cuộc sống hàng ngày nên ít có thời gian
cho việc làm đẹp cho gia đình và hưởng thụ thú vui về tinh thần. Có chăng cũng
chỉ một số ít hộ có thu hái các sản phẩm này như các loại Phong lan rừng về bán
khi có yêu cầu của người mua.
Nhìn chung, các loại LSNG ở địa phương đang được thu hái theo kinh
nghiệm truyền thống của người dân. Hình thức chế biến các loại LSNG cũng
chủ yếu ở dạng sơ chế với công nghệ thô sơ và quy mô nhỏ nên giá trị sản phẩm
và khả năng sử dụng còn thấp.

Tóm lại, chúng ta có thể thấy rằng thực vật cho LSNG ở Lục Dạ có tiềm
năng rất lớn, đặc biệt là nhóm cây cho dược liệu, sau đó là nhóm cây cho lương
thực, thực phẩm nên các nhóm cây này được khai thác rất nhiều, còn các nhóm
khác thì chưa phát huy hết hiệu quả và khả năng vốn có của nó. Do đó, việc tìm
kế sách để thay đổi tình hình cho các loài cho LSNG ở đây là rất cần thiết.
2.3 Vai trò của LSNG đối với đời sống của người dân xã Lục Dạ
2.3.1 Giá trị kinh tế
Hiện nay nguồn lâm sản được quan tâm nhất trong xã Lục Dạ vẫn là gỗ,
còn đối với thực vật LSNG thì chỉ một số loài chủ yếu như tre, nứa, song,
mây…để phục vụ cho các phân xưởng chế biến bột giấy, các làng nghề thủ công
mỹ nghệ… Song lượng nguyên liệu chủ yếu này lại được thu mua từ người dân,
còn các loài thực vật LSNG khác thì chưa được quan tâm nhiều.

19


Qua quá trình điều tra cơ cấu thu nhập của ba nhóm hộ (khá, trung bình,
nghèo) tại 3 bản của xã Lục Dạ (bản Mét, bản Tân Hợp, bản Lục Sơn). Đây là 3
bản tiêu biểu cho 3 dân tộc (Kinh, Thái, Đan lai) sống trong địa bàn xã, và sống
liền kề với rừng. Người dân nơi đây có nhiều hoạt động tác động vào rừng, họ
có cuộc sống mưu sinh liên quan chặt chẽ đến rừng, đồng thời cũng có nhiều
quan tâm đến nghề rừng kết quả được trình bày ở bảng 7.
Bảng 6: Thu nhập bình quân của 3 bản (bản Lục Sơn, bản Tân Hợp, bản
Mét) xã Lục Dạ năm 2008
Nhóm

hộ
Nguồn
thu
Bản Lục Sơn
Trồng trọt
Chăn nuôi
LSNG
Nguồn khác
Tổng
Bản Tân Hợp
Trồng trọt
Chăn nuôi

LSNG
Nguồn khác
Tổng
Bản Mét
20

Nhóm hộ I
Tổng
Thành tiền thu
(VNĐ)
nhập
(%)


Nhóm hộ II
Thành
tiền
(VNĐ)

5.300.000

24

3.300.000


6.500.000

36,9

3.500.000

4.300.000
5.700.000

17,9
7
21,0

9

1.500.000
1.800.000

Tổng
thu
nhập
(%)
32,6
7
34,6

5
14,8
5
17,8
3

21.800.000

100

10.100.00
0


3.000.000

30

3.100.000

3.300.000

33

2.700.000


2.500.000

25

2.000.000

1.200.000

12

700.000


36,4
7
31,7
6
23,5
3
8,24

10.000.000

100


8.500.000

100

100

Nhóm hộ III
Thành
tiền
(VNĐ)


2.200.00
0
1.700.00
0
1.900.00
0
1.400.00
0
7.200.00
0
1.500.00
0

2.000.00
0
1.900.00
0
300.000
5.700.00
0

Tổng
thu
nhập
(%)


30,56
23,61
26,39
19,44
100

26,32
35,08
33,33
5,27
100



Trồng trọt
Chăn nuôi
LSNG
Nguồn khác
Tổng

800.000

29,0
3

41,9
4
22,5
8
6,45

7.900.000

100

2.100.000
3.400.000

1.600.000

300.000

32,3
9
38,0
3
25,3
5
4,23


6.000.000

100

1.800.000
2.100.000
1.800.000

1.500.00
0
1.200.00
0

2.100.00
0
600.000
4.400.00
0

31,04
32,76
34,48
1,72
100


* Bản Lục Sơn:
Nằm trong vùng đồi núi xen kẽ ruộng lúa nước, bản Lục Sơn chủ yếu là
người kinh sinh sống và nằm ở ven đường chính nên việc giao lưu, trao đổi,
buôn bán có nhiều thuận lợi và người dân cũng được tiếp xúc nhiều hơn với các
kĩ thuật chăn nuôi, trồng trọt mang lại năng suất cao. Đặc biệt, người dân nơi
đây còn có nhiều hộ giàu lên nhờ việc buôn bán các mặt hàng như cây thuốc, thu
mua những loại nguyên liệu xản xuất từ thực vật LSNG như các loại song, mây,
tre, nứa…rồi bán lại hoặc nhập cho các nhà máy. Do đó, cuộc sống người dân
khá ổn định và nhiều hộ gia đình đã chuyển sang làm ăn theo mô hình trang trại
lớn, trong đó có trồng nhiều loại cây LSNG có giá trị. Cơ cấu thu nhập của bản
Lục Sơn khá đều.
Qua bảng 7 ta thấy nhóm hộ I là nhóm hộ có thu nhập cao nhất, trong đó

nguồn thu nhập từ chăn nuôi là lớn nhất. Vì đây là nhóm hộ khá giả trong bản
Lục Sơn nên họ có vốn đầu tư để phát triển chăn nuôi và tận dụng họ biết tận
dụng các loại thực vật LSNG không bán được trên thị trường nhưng có ích cho
chăn nuôi như các loại cỏ, lá cây,… Không chỉ dừng lại ở chăn nuôi mà họ còn
đầu tư vào cả các ngành sản xuất khác như trồng trọt hay buôn bán nhỏ. Do địa
bàn nơi đây thuận tiện với việc giao lưu buôn bán nên nhiều hộ đã tân dụng triệt
để những điều kiện thuận lợi này để làm giàu trên chính mảnh đất của mình. Họ
còn rất táo bạo trong việc thử nghiệm những giống cây trồng, vật nuôi mới cho
năng suất cao.
Nhóm hộ thứ II có thu nhập thấp hơn nhóm hộ I, tuy nhiên trong cơ cấu
thu nhập của họ thì nguồn thu từ chăn nuôi vẫn là lớn nhất. Như vậy, nhóm hộ
21



này cũng đã biết tân dụng nguồn thức ăn chăn nuôi sẵn có từ thực vật LSNG để
đầu tư và phát triển chăn nuôi. Nguồn thu trực tiếp từ việc khai thác thực vật
LSNG vẫn chỉ được xếp ở vị trí cuối cùng vì nơi đây người ta vẫn tập trung sản
xuất nông nghiệp nhiều hơn bởi địa phương có diện tích đất nông nghiệp khá
bằng phẳng. Nhưng vào những ngày nông nhàn thì người dân thường vào rừng
để thu hái các sản phẩm như măng, các loại hoa quả, cây thuốc,… đem bán. Có
những hộ gia đình đã trồng tại vườn nhà các loại cây LSNG để không phải vào
rừng mà họ vẫn có sản phẩm cần thiết.
Riêng nhóm hộ III là nhóm hộ có bình quân thu nhập thấp nhất. Nguồn
thu lớn nhất của họ chủ yếu là các sản phẩm trồng trọt và dựa vào việc thu hái

các sản phẩm tự nhiên từ rừng để phục vụ cuộc sống chứ chưa có việc gây trồng
và chăm sóc theo qui mô lớn như các nhóm hộ I và II, thậm chí hàng năm vẫn
còn nhiều hộ gia đình còn thiếu ăn, vì họ không có vốn đầu tư cho sản xuất, họ
không có điều kiện áp dụng các tiến bộ kĩ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi để
mang lại năng suất cao. Do đó, người dân ở nhóm này thường vào rừng để thu
hái các sản phẩm từ rừng, đặc biệt là các sản phẩm LSNG nên một số nguồn tài
nguyên này đang bị can kiệt và trở nên khan hiếm dần.
Như vậy, người dân một mặt vẫn khai thác mạnh các nguồn thực vật
LSNG nhưng mặt khác họ cũng nhận thấy rằng việc trông chờ vào nguồn thực
vật LSNG từ rừng như hiện nay là không lâu bền, không đảm bảo được cuộc
sống ổn định cho gia đình. Vì vậy, họ đã mạnh dạn nhận đất rừng của xã để gây
trồng chăm sóc và bảo vệ các loài thực vật cho LSNG, nhưng chủ yếu người dân

vẫn là chăm sóc và bảo vệ để hưởng tiền công lao động chứ chưa thực sự gây
trồng rộng rãi.
* Bản Tân Hợp:
So với bản Lục Sơn thì bản Tân Hợp nằm sâu vào phía trong hơn do đó
việc giao lưu, buôn bán cũng gặp nhiều khó khăn. Sản xuất nông nhiệp không
thể cung cấp đủ nhu cầu lương thực do đó người dân phải dựa vào rừng để nâng
cao thu nhập, chăn nuôi và trồng trọt vẫn là 2 nguồn thu lớn trong các hộ gia
đình. Cơ cấu thu nhập của các nhóm hộ trong bản Tân Hợp cũng tương tự như
bản Lục Sơn. Ở đây, nhóm III vẫn là nhóm hộ có nguồn thu nhập thấp nhất.
Người dân sống phụ thuộc vào rừng. Tuy nhiên, trong thực tế hiện nay thì nguồn
22



tài nguyên này đang cạn kiệt dần không đủ để đáp ứng cuộc sống của họ. Vì vậy
một số người đã phải đi làm thuê kiếm sống. Mặt khác, đất rừng được giao cho
người dân thì chủ yếu họ lại canh tác nương rẫy bằng các phương thức canh tác
lạc hậu, do đó đất đai ngày càng thoái hóa, năng suất cây trồng thấp, cuộc sống
của người dân không ổn định. Các loài có giá trị cao thường ở trong rừng sâu,
việc thu hái là rất vất vả và gặp nhiều rủi ro. Song người dân lại không có kiến
thức để gây trồng những loài cây này.
* Bản Mét:
So với 2 bản trên Bản Mét là nơi xa trung tâm trao đổi buôn bán, cuộc
sống của người dân chủ yếu là tự cung tự cấp. Dân cư nơi đây chủ yếu là các
đồng bào dân tộc thiểu số trình độ dân trí thấp, chủ yếu sống dựa vào rừng

Phương thức canh tác lạc hậu do đó năng suất cây trồng, vật nuôi đều rất thấp và
hầu như cuộc sống của người dân vùng này quanh năm thiếu đói.
Thu nhập của người dân ở bản Mét rất thấp, cuộc sống của họ rất khó
khăn. Nguyên nhân là do người dân không có vốn để đầu tư và cũng không có
kiến thức về kĩ thuật trồng cũng như chăm sóc để tạo nguồn thu nhập ổn định,
họ sống nhờ vào tự nhiên đặc biệt sống nhờ vào rừng. Do đó, kể cả các em nhỏ
cũng phải làm quen với việc đi rừng mà không được đến trường. Với nguồn đất
đai khá lớn và điều kiện tự nhiên khá thuận lợi nếu người dân nơi đây biết cách
trồng trọt và chăn nuôi một cách hợp lí thì có thể cải thiện tình hình cuộc sống.
Qua bảng 6 ta nhận thấy LSNG đóng vai trò xuyên suốt trong hầu hết các
nguồn thu nhập của người dân, từ hộ giàu cho đến hộ nghèo, chỉ là dưới hình
thức này hay hình thức khác mà thôi. Đa số các hộ thiếu ăn thì nguồn thu nhập

bổ sung chủ yếu là từ tài nguyên LSNG. Nguồn này đóng góp trung bình khoảng
40-50% vào thu nhập các nông hộ. Nhưng vốn hiểu biết về việc phát triển thực
vật cho LSNG của người dân địa phương vẫn còn nhiều hạn chế, chưa phát huy
hết khả năng vốn có của nó, có những loài bị khai thác cạn kiệt và một số loài
hầu như không được để ý đến mặc dù giá trị của chúng không nhỏ. Nguồn thu
do LSNG mang lại chủ yếu thông qua hoạt động thu hái và buôn bán, trong đó
chỉ có một số hộ có vốn vừa có đầu óc kinh doanh và có vị trí thuận lợi mới tiến
hành buôn bán, còn đại đa số người dân là tham gia thu hái. Nhìn chung, việc
khai thác LSNG của người dân chưa hợp lí mặc dù họ có kiến thức về khai thác,
23



chế biến và sử dụng nhiều loài cây khác nhau. Hầu hết người dân nơi đây đều
nhận thức được việc khai thác tài nguyên rừng ngày một khó khăn vì vậy họ
đang tìm cố gắng tìm hướng mưu sinh khác.
2.3.2 Giá trị xã hội
Mặc dù tỉ lệ hộ tham gia khai thác các sản phẩm ngoài gỗ ở xã Lục Dạ
hiện tại không nhiều nhưng đây là hoạt động khá phổ biến của các hộ nghèo. Do
diện tích đất canh tác ít, thiếu vốn đầu tư cho sản xuất và do nhu cầu lương thực
trước mắt nên người dân thường tranh thủ thời gian nông nhàn hoặc ngay cả khi
trong thời gian sản xuất nông nghiệp (do nhu cầu lương thực cần thiết) để vào
rừng khai thác các sản phẩm ngoài gỗ, đáp ứng nhu cầu trước mắt của gia đình
họ. Vì vậy, xét ở góc độ xã hội, LSNG đã góp phần tạo việc làm, cải thiện và đa
dạng hóa nguồn thu nhập của các nhóm hộ đặc biệt là nhóm hộ nghèo.

Phần thứ ba
KẾT LUẬN - TỒN TẠI - KIẾN NGHỊ

3.1 Kết luận
- Thực vật LSNG có vai trò quan trọng góp phần nâng cao thu nhập cho
cộng đồng người dân địa phương, đặc biệt là những hộ sống liền kề với rừng.
- Tiềm năng LSNG tại địa phương rất lớn song việc sử dụng của người
dân còn đơn giản, chưa tương xứng với khả năng cung cấp nên gây rất nhiều
lãng phí. Cần có sự hợp tác từ bên ngoài với cộng đồng để phát huy kiến thức
bản địa, nâng cao giá trị LSNG.
- Lượng LSNG được chế biến trước khi tiêu thụ rất ít, chúng hầu hết chỉ
mới qua sơ chế đơn giản như phơi, rửa và điều này phụ thuộc rất nhiều vào thời

tiết, sản phẩm thu hái được rất dễ bị mốc, hỏng nếu gặp thời tiết không thuận
lợi.
- Một số loài LSNG chủ đạo vào gây trồng là: gió trầm, quế, mét, mây
nếp, sa nhân.
3.2 Tồn tại

24


Việc đánh giá thực trạng khai thác và lên được danh lục tài nguyên thực
vật cho LSNG, cũng như việc lựa chọn một số loài phù hợp với điều kiện của
địa phương là công việc hết sức phức tạp, đòi hỏi sự điều tra phân tích tỉ mỉ và

toàn diện, tuy nhiên do giới hạn về thời gian và trình độ của bản thân còn nhiều
hạn chế nên đề tài còn một số hạn chế sau:
- Số liệu thống kê tài nguyên thực vật cho LSNG được kế thừa kết quả
nghiên cứu trước đây và thông qua nguồn thông tin của bà con nông dân địa
phương, chưa có điều kiện để kiểm tra một cách toàn diện do đó số loài thực vật
cho LSNG trên thực tế chắc chắn sẽ còn lớn hơn.
- Đề tài chưa phân tích cụ thể về thị trường của từng loại LSNG mà người
dân khai thác và sử dụng.
- Ngoài ra đề tài cũng chưa tính toán được đến sản phẩm chế biến cuối
cùng trong phần thực hiện giải pháp nên chưa phản ánh được hết các hiệu quả
của các loài LSNG được lựa chọn tại địa phương.
- Do hạn chế về kiến thức LSNG, lại thiếu các thông tin về thị trường nên

việc đề xuất còn hạn chế.
3.3 Kiến nghị
Qua thời gian thực tập và quá trình làm khóa luận, tôi có một số kiến nghị
sau:
- Cần xây dựng mạng lưới thông tin thị trường từ huyện đến các thôn bản
nhằm cung cấp đầy đủ thông tin đến người dân
- Cần tổ chức nhiều hơn các khóa tập huấn, nâng cao nhận thức cho cộng
đồng về bảo về nguồn tài nguyên LSNG
- Cần có một đội ngũ làm công tác truyền thông , giáo dục bảo vệ tài
nguyên rừng nói chung và nguồn tài nguyên LSNG nói riêng trên địa bàn.
- Các nhà khoa học, quản lý cần đầu tư nghiên cứu các giống cây trồng
cho LSNG có giá trị có thể trồng ở những vùng đất khác nhau trên địa bàn xã

Lục Dạ nói riêng, cũng như trên địa bàn Vườn quốc gia quản lí nói chung.
- Cần tăng cường công tác khuyến nông, khuyến lâm đến từng xã.
- Đầu tư xây dựng các khu chế biến LSNG tại chỗ.
25


×