Tải bản đầy đủ (.docx) (70 trang)

Đánh giá tình hình đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn xã Lam Điền, huyện Chương Mỹ, TP.Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (386 KB, 70 trang )

1

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập tại trường Đại học Tài Nguyên và Môi
Trường Hà Nội và thời gian thực tập tại Ủy Ban Nhân Dân Xã Lam Điền, em
đã được trang bị những kiến thức cơ bản về chuyên ngành cũng như một số
kinh nghiệm thực tế để giúp em hoàn thành Chuyên đề tốt nghiệp đại học của
mình.
Xuất phát từ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm
ơn sự quan tâm, giúp đỡ và dìu dắt của Ban giám hiệu trường Đại học Tài
Nguyên và Môi Trường Hà Nội, Ban chủ nhiệm khoa Quản Lý Đất Đai, các
thầy cô đã giảng dạy, hướng dẫn em trong suốt quá trình học tập và rèn luyện
tại trường.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn đến cô giáo - ThS. Vũ Lệ Hà,
giảng viên Khoa Quản Lý Đất Đai đã dành thời gian hướng dẫn, chỉ bảo em
trong suốt quá trình thực tập và viết chuyên đề tốt nghiệp của mình.
Qua đây em cũng xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới Ban lãnh đạo cùng
toàn thể các chú, các anh, các chị tại phòng Địa Chính Ủy ban nhân dân xã
Lam Điền đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình thực tập và
nghiên cứu chuyên đề.
Cuối cùng em kính chúc các thầy cô giáo và toàn thể các chú, các anh,
các chị phòng Địa Chính luôn mạnh khỏe, hạnh phúc, công tác tốt.
Hà Nội, ngày

tháng năm 2015
Sinh viên

Nguyễn Thị Linh


2



MỤC LỤC


3

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CHXHCNVN

: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam

BDĐC

: Bản đồ địa chính

ĐKĐĐ

: Đăng ký đất đai

GCN

: Giấy chứng nhận

HGĐCN

: Hộ gia đình cá nhân

NĐ – CP

: Nghị định – Chính phủ


QĐ – UB

: Quyết định – Uỷ ban

QSDĐ

: Quyền sử dụng đất

TN & MT

: Tài nguyên và Môi trường

TT – BTNMT

: Thông tư – Bộ Tài nguyên và Môi trường

UBND

: Ủy ban nhân dân

VPĐKQSDĐ

: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất


4

DANH MỤC BẢNG
Bảng 01: Hiện trạng cơ cấu kinh tế.

Bảng 02: Cơ cấu đất đai theo mục đích sử dụng.
Bảng 03: Hiện trạng sử dụng đất năm 2014 của xã Lam Điền.
Bảng 04: Biến động đất đai từ năm 2008 đến 2013.
Bảng 05: Kết quả cấp giấy chứng nhận đối với đất nông nghiệp năm 2013.
Bảng 06: Kết quả cấp giấy chứng nhận đối với đất ở nông thôn.
Bảng 07: Kết quả cấp giáy chứng nhận đất ở của xã Lam Điền.
Bảng 08: Kết quả cấp giấy chứng nhận cho tổ chức trên địa bàn xã Lam Điền.
Bảng 09: Kết quả tiếp nhận hồ sơ công nhận lại, tách thửa, chuyển mục đích,
chuyển nhượng, tặng cho của UBND xã Lam Điền.
Bảng 10: Thống kê các trường hợp tồn đọng, chưa cấp giấy chứng nhận của
UBND xã Lam Điền.
Bảng 11: Tổng hồ sơ tồn đọng tại xã năm 2103.


5

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính,
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản
gắn liền với đất.
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc
biệt và là nguồn nội lực, nguồn vốn to lớn của quốc gia. Do vậy nó có giá trị
đặc biệt mà không tư liệu sản xuất nào có thể sánh được. Đất đai có ý nghĩa
rất quan trọng, bất kỳ ngành nào, một quốc gia nào cùng cần đến đất đai. Đất
đai có tính chất đặc trưng khiến nó không giống với bất kỳ một tư liệu sản
xuất nào khác, nó là nơi cư trú của sinh vật trên toàn trái đất, là tài nguyên có
hạn về số lượng, có vị trí cố định trong không gian không thể di chuyển được
theo ý muốn chủ quan của con người. Việc quản lý, sử dụng hợp lý nguồn tài
nguyên này có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội
quốc gia và mỗi địa phương. Bởi vậy, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ

nghĩa Việt Nam năm 1992 đã quy định: “Nhà nước thống nhất quản lý đất đai
theo quy hoạch và pháp luật, đảm bảo đúng mục đích và có hiệu quả”. Việt
Nam đang trong thời kỳ hội nhập, mở cửa nền kinh tế thị trường nên nhu cầu
sử dụng đất ngày càng gia tăng, thêm vào đó, dân số tăng nhanh kèm theo sự
phát triển các ngành đã gây áp lực lớn đến việc quản lý, sử dụng đất đai. Việc
giao đất, cho thuê đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất... ngày càng nảy
sinh nhiều vấn đề, bộc lộ những tồn tại trong công tác quản lý đất đai. Các
hiện tượng như: sử dụng đất không đúng mục đích, lãng phí, giao đất trái
thẩm quyền, sai nguyên tắc, tranh chấp đất đai, lấn chiếm đất đai... dưới nhiều
hình thức đã và đang diễn ra ở mọi nơi và ở các cấp.Nhằm thực hiện việc
quản lý đất đai theo quy chế chặt chẽ, phải nâng cao trách nhiệm của các tổ
chức, cá nhân, đặc biệt là các cơ quan quản lý nhà nước trong việc quản lý và
sử dụng đất. Từ đó có kế hoạch sử dụng đất một cách hợp lý, có hiệu quả, sử


6

dụng tiết kiệm nhằm vừa phát triển sản xuất, vừa bảo vệ môi trường. Bên
cạnh đó, việc bảo vệ quỹ đất hiện có, tận dụng tối đa các nguồn lực, tranh thủ
sự giúp đỡ về mọi mặt như kỹ thuật vốn, trang thiết bị hiện đại... để nâng cao
hiệu quả quản lý và sử dụng đất đai cũng cần được quan tâm nhiều hơn nữa.
Vì vậy công tác quản lý đất đai ngày càng được Nhà nước chú trọng quan
tâm, để quản lý chặt chẽ những biến động cả về chủ sử dụng và bản thân đất
đai thì Nhà nước phải thực hiện công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất và lập hồ sơ địa chính. Các quốc gia trên thế giới nói chung và
Việt Nam nói riêng để quản lý chặt chẽ và sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả
nguồn tài nguyên đất đai từ Nhà nước ban hành một loạt các văn bản pháp
luật về đất đai.Công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn xã Lam Điền,
huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội đang được tiến hành đồng loạt cùng

các huyện khác trên địa bàn tỉnh nói riêng và cả nước nói chung. Đây là cơ sở
để đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất trên địa bàn xã Lam Điền, phân
tích, đánh giá những nguyên nhân còn tồn tại từ đó đưa ra cách giải quyết
nhằm phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng và bảo vệ môi trường
sinh thái.
Lam Điền là một xã của huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội, trong
những năm gần đây nền kinh tế- xã hội có nhiều khởi sắc, văn hóa y tế, giáo
dục có nhiều tiến bộ, đời sống nhân dân ngày càng ổn định và từng bước được
nâng cao.
Để đảm bảo quản lí Nhà nước về đất đai một cách hợp lí, hiệu quả đến
từng thửa đất, từng đối tượng sử dụng, xã Lam Điền đã xác định việc đăng kí
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đât, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác
gắn liền với đất là nội dung quan trọng để nâng cao trách nhiệm quản lí và
bảo vệ quyền lợi cho người sử dụng. thực tế thời gian qua xã đã chú trọng


7

công tác tuyên truyền vận động và tạo điều kiện để người dân thực hiện hoàn
thành thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và
tài sản khác gắn liền với đất. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khách quan và
chủ quan công tác đăng kí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở
hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đang còn nhiều tồn tại và gặp nhiều
khó khăn.
Từ thực tế cũng như nhận thức được vai trò tầm quan trọng của công
tác đăng kí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài
sản khác gắn liền với đất nên em chọn xã Lam Điền là địa bàn thực tập để:
- Vận dụng những kiến thức đã được học
- Hiểu rõ được bản chất cũng như tầm quan trọng của việc cấp GCN
đối với từng địa phương

- Làm rõ được các vấn đề vướng mắc về cấp GCN lập và quản lý hồ sơ
địa chính trên địa bàn.
Được sự phân công của Khoa Quản Lý Đất Đai – Trường Đại Học tài
Nguyên Và Môi Trường Hà Nội dưới sự hướng dẫn trực tiếp của cô Vũ Lệ
Hà, em tiến hành thực hiện chuyên đề:“Đánh giá tình hình đăng ký cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất,quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn
liền với đất trên địa bàn xã Lam Điền, huyện Chương Mỹ, TP.Hà Nội”
2. Mục đích, yêu cầu
2.1 Tìm hiểu và hội nhập môi trường làm việc tại các cơ quan:




Hiểu biết văn hóa, ngành nghề hoạt động.
Các qui định, nội qui, các thủ tục.
Và quan trọng nhất là hiểu biết các yêu cầu công việc mình đang thực tập
- Vận dụng kiến thức đã học vào thực tế, để rèn luyện, hình thành các
kỹ năng nghiệp vụ.
- Học hỏi, rèn luyện phong cách làm việc


8

- Tìm hiểu các vị trí công việc sẽ làm trong tương lai Rèn luyện kỹ năng
nghiên cứu, giải quyết các vấn đề (kỹ năng chuyên môn, kỹ năng mềm)
- Tiếp cận với nghề nghiệp, tự tin hơn sau khi ra trường và đi tìm việc.
- Định vị được những công việc sẽ làm sau khi ra trường
- Nhận biết được điểm mạnh, điểm yếu của mình.
- Những kỹ năng – kiến thức cần được trang bị thêm (ngoài chương
trình đào tạo chính quy ở trường) để đáp ứng công việc

- Thiết lập được mối quan hệ trong nghề nghiệp.
2.2 Yêu cầu.
2.2.1 Yêu cầu về thời gian
- Tuân thủ đủ thời gian theo kế hoạch
- Thời gian làm việc tại đơn vị thực tập
2.2.2 Yêu cầu về chuyên môn
- Vận dụng kiến thức đã học vào thực tế
- Tích lũy kinh nghiệm làm việc
2.2.3 Yêu cầu về kỷ luật
- Đảm bảo kỷ luật lao động, có trách nhiệm trong công việc
- Chấp hành nội quy nơi thực tập
- Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của người hướng dẫn tại đơn vị tiếp nhận
- Không được tự ý bỏ thực tập
- Không được tự ý thay đổi chổ thực tập khi chưa có sự đồng ý của
nơi tiếp nhận thực tập và nhà trường
- Luôn trung thực trong lời nói và hành động
- Phong cách, trang phục luôn chỉnh tề, phù hợp, lịch sự
- Không được tự tiện sử dụng các trang thiệt bị tại đơn vị thực tập.
Nếu sử dụng thiếu trách nhiệm làm hư hỏng thiết bị phải chịu kỷ luật và bồi
thường


9

- Tiết kiệm (không sử dụng điện thoại của nơi thực tập cho việc riêng)
- Không được tự ý sao chép dữ liệu hoặc các phần mềm của cơ quan
thực tập khi chưa được cho phép
- Không can thiệp vào công việc nội bộ của đơn vị thực tập
2.2.4. Yêu cầu về ứng xử
- Tạo mối quan hệ thân thiện với mọi người trong cơ quan nhưng không

can thiệp vào những việc nội bộ của cơ quan thực tập
- Làm việc như một nhân viên thực thụ
- Hòa nhã với mọi người tại nơi thực tập
- Chủ động tiếp cận công việc và sẵn sàng hỗ trợ nhân viên để có thể
hoàn thành các công việc chung, tự khẳng định năng lực của bản thân
2.2.5. Yêu cầu về kết quả đạt được
- Tạo mối quan hệ tốt với mọi người tại cơ quan thực tập
- Thật sự thích nghi và hội nhập vào môi trường
- Thực hiện công việc được giao với tinh thần trách nhiệm cao góp
phần giữ vững chất lượng đào tạo và uy tín của trường
- Đạt được các mục tiêu do bản thân đề ra và tích luỹ được kinh
nghiệm
2.2.6. Yêu cầu khác
- Phải có tinh thần tích cực và chủ động gặp gỡ, trao đổi với giáo viên
hướng dẫn trong quá trình thực tập.
3. Phương pháp nghiên cứu.
3.1 Phương pháp điều tra
- Điều tra thu thập các tài liệu tại các đơn vị cơ quan chức năng, các
phòng ban chuyên môn về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, cũng như công
tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.


10

- Nghiên cứu các văn bản pháp luật như luật, thông tư, nghị định, nghị
quyết,… về công tác đăng ký quyền sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất qua các thời kì từ trung ương đến địa phương.
- Tìm hiểu các văn bản pháp luật về quản lý đất đai của xã Lam Điền
huyện Chương Mỹ thành phố Hà Nội.
3.2 Phương pháp thống kê, tổng hợp và xử lí số liệu

- Căn cứ vào các tài liệu, số liệu đã thu thập được tiến hành thống kê,
xử lý số liệu, tài liệu đã thu thập được từ đó tìm ra mối quan hệ giữa chúng.
- Thu thập các tài liệu liên quan đến chuyên đề, đánh giá, phân tích và
tổng hợp các thông tin trong các tài liệu đó nhằm chỉ ra những vấn đề tích
cực, tiêu cực để từ đó đề ra các biện pháp giải quyết và những vấn đề cần
khuyến khích phát huy.
3.3 Phương pháp phân tích so sánh
- Từ những số liệu thu thập được, tiến hành tổng hợp, phân tích so
sánh, đánh giá, nhận xét, tìm ra những nguyên nhân tồn tại, hạn chế và khó
khăn trong công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại địa
phương.
4. Nội dung nghiên cứu
4.1 Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của xã Lam Điền.
4.2 Tìm hiểu về công tác quản lý nhà nước về đất đai tại xã Lam Điền.
4.3 Thu thập tài liệu về công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại xã Lam Điền.
4.4 Thu thập tài liệu về hồ sơ địa chính tại xã Lam Điền.
4.5 Đánh giá thực trạng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và lập, quản lý hồ sơ
địa chính tại phương tại xã Lam Điền.
4.6 Đề xuất giải pháp.


11




12


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ XÃ LAM ĐIỀN
HUYỆN CHƯƠNG MỸ.
1.1;Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội .
1.1.1: Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.
1.1.1.1: Vị trí địa lý.
Xã Lam Điền là một xã đồng bằng nằm ở phía Đông Nam của huyện
Chương Mỹ, với các xã giáp ranh với xã Lam Điền như sau:
-Phía bắc giáp xã Thụy Hương;
-Phía Đông giáp huyện Thanh Oai (thuộc bên kia sông đáy).
-Phía Nam giáp với xã Hoàng Diệu;
-Phía Tây giáp với xã Đại Yên và xã Hợp Đồng.
Lam Điền là một xã gần trung tâm huyện, với trục đường chính là đê
đáy và hai tuyến đường liên xã, đó là: Tuyến Lam Điền đi Hợp Đồng và tuyến
Lam Điền đi Đại Yên nên rất thuận lợi cho việc đi lại, giao lưu văn hóa tiếp
thu và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp,
công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và các ngành nghề khác.
1.1.1.2.Địa hình, đất đai.
-Địa hình:
Lam Điền là một xã đồng bằng, có địa hình tương đối bằng phẳng,
thuận lợi cho việc cơ giới hóa nông nghiệp , phát triển nền nông nghiệp hàng
hóa chuyên canh cung cấp sản phẩm nông nghiệp hàng hóa cho thị trường và
giao lưu phát triển kinh tế-xã hội với các vùng lân cận.
Đường đê Đáy chia xã làm hai miền:Miền nội đê Đáy có diện tích đất
đai bằng phẳng, sản xuất nông nghiệp chủ yếu là trồng lúa . Miền ngoại đê
ven sông Đáy là đất vàn cao do phù sa sông Đáy bồi đắp. Vùng này dân cư
tập trung đông và trong nông nghiệp trồng màu là chính.Địa hình đất đai của


13


xã nghiêng dần từ Đông sang Tây , khu vực ven đê Đáy có địa hình thoải hơn,
vì vậy mùa mưa thường bị ngập úng, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.
-Tài nguyên đất:
Tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 811,09 ha. Trong đó: Đất nông
nghiệp là 547,88 ha, chiếm tỷ lệ 67,55% tổng diện tích đất tự nhiên; Đất phi
nông nghiệp là 184,55 ha, chiếm tỷ lệ 22,75% tổng diện tích đất tự nhiên; Đất
chưa sử dụng là 19,58 ha, chiếm tỷ lệ 2,42% tổng diện tích đất tự nhiên; Đất
khu dân cư nông thôn là 191,33 ha ( Trong đó : Đất ở trong khu dan cư nông
thôn là: 59,08 ha, chiếm tỷ lệ 7,28% tổng diện tích đất tự nhiên).
Phần lớn diện tích đất đai cú xã là đất thịt trung bình, thích hợp cho
trồng: Lúa, ngô. 1/3 điện tích đất vàn cao là loại đất cát pha, giữ nước kém,
thích hợp trồng các loại cây: Đậu, lạc, mía, ngô và các loại cây ăn quả khác.
Bên cạnh đó có một số diện tích đất mặt nước thích hợp cho nuôi trồng thủy
sản.
1.1.1.3: Điều kiện khí hậu.
Lam Điền cũng như nhiều địa phương khác thuộc đồng bằng Bắc Bộ
chịu ảnh hưởng trực tiếp của vùng không khí nhiệt đới gió mùa. Thời tiết chia
làm 2 màu rõ rệt: mùa mưa và mùa khô.
Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình dao động từ 23,2- 23,3 độ. Mùa lạnh
từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ trung bình thấp nhất là 13,6 độ.
Tháng lạnh nhất là tháng 1 và tháng 2. Mùa nóng là tháng 4 đến tháng 10,
nhiệt độ trung bình tháng thường trên 23 độ. Tháng nóng nhất trong năm là
tháng 7.
- Chế độ ẩm: độ ẩm tương đối trung bình từ 83% đến 85%.
- Chế độ gió: Gió theo mùa, mùa Đông thường là gió Đông Bắc, mùa
hè là gió Đông Nam.


14


- Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình năm từ 1.500 – 1.700mm, tuy
nhiên phân bố không đều theo các tháng trong năm. Mưa thường tập trung
vào các tháng 6,7,8,9, chiếm 75% tổng lượng mưa cả năm.
Điều kiện khí hậu của xã có nhiều thuận lợi cho sinh hoạt và phát triển
sản xuất, tạo thuận lợi cho luân canh tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, tăng
năng suất cây trồng trong sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên cũng còn một số
khó khăn như lượng mưa phân bố không đều, tập trung vào một số tháng mùa
mưa gây ra úng lụt, tạo dòng chảy lớn.
- Thủy văn.
Thủy văn: Xã có sông đáy chảy dọc theo ranh giới phía đông dài 3,25
km. Đây vừa là nguồn cung cấp nước, vừa là đường tiêu thoát nước chủ yếu
của xã. Ngoài ra, trên địa bàn xã còn có một số sông nhỏ và các ao hồ nhỏ
phân bố rải rác là các điểm tích nước phục vụ tưới tiêu kết hợp nuôi trồng
thủy sản.
Nguồn nước mặt chủ yếu được cung cấp phục vụ đời sống và sản xuất.
Nguồn nước ngầm: Hiện đang được khai thác sử dụng vào đời sống
sinh hoạt của nhân dân từ các giếng khoan, giếng khơi tự đào.
Nhìn chung, tài nguyên nước cơ bản đáp ứng cho nông nghiệp và sinh
hoạt. Tuy nhiên cũng cần có hệ thống tưới tiêu hợp lý để điều hòa nước, giữ
nước và cấp nước vào mùa khô, cần có biện pháp cải tạo nguồn nước sông
đáy phục vụ sản xuất nông nghiệp.
- Cảnh quan thiên nhiên.
Là một xã thuần nông với truyền thống sinh hoạt theo làng, xóm; các
công trình tín ngưỡng tôn giáo như: Đình, chùa, nhà thờ đạo, miếu… vẫn
được gìn giữ và là nơi sinh hoạt tín ngưỡng của người dân trong xã, một số
công trình đã được công nhận di tích lịch sử văn hóa, nên văn hóa địa phương


15


mang đậm bản sắc văn hóa làng, xã Việt Nam. Vì vậy, việc bảo tồn, phát triển
văn hóa bản địa càng tăng thêm giá trị.
1.1.2: Điều kiện kinh tế - xã hội.
1.1.2.1. Cơ cấu kinh tế.
Lam Điền là xã có thu nhập từ ngành nông – lâm nghiệp tương đối cao
(tỷ trọng chiếm 56,53%), ngành tiểu thủ công nghiệp, thương mại, làng nghề
đáng dần phát triển. TRong sản xuất nông nghiệp chủ yếu là các mô hình lúa
nước, ngô, đỗ, nhãn muộn,… Ngoài ra còn có một số hộ đầu tư mô hình chăn
nuôi kết hợp có giá trị cao như nuôi gà, lợn, vịt…
Bảng 01: Hiện trạng cơ cấu kinh tế.
STT
1
2
3

Thành Phần
Sản xuất nông - lâm nghiệp
Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp – XDCB
Thương mại - dịch vụ

Tỷ trọng
56,53
23,09
20,38

Năm 2014 kinh tế của xã tăng trưởng khá. Tổng sản phẩm xã hội đạt
139 tỷ 880 triệu đồng. Trong đó:
- Sản xuất nông nghiệp: Giá trị sản xuát nông nghiệp là 79 tỷ 080 triệu
đồng, chiếm tỷ trọng 56,53%. Tổng sản lượng lương thực cả năm đạt 4.600
tấn.

- Sản xuất tiểu thủ công nghiệp, xây dựng: giá trị tiểu thủ công nghiệp
và xây dựng 32 tỷ 300 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 23,09%.
- Về thương mại, dịch vụ: giá trị là 28 tỷ 500 triệu đồng, chiếm tỷ trọng
20,38%. Các loại hình dịch vụ thương nghiệp phát triển. Nhân dân đã mạnh
dạn đầu tư vào buôn bán kinh doanh, vận chuyển có hiệu quả.
- Nông nghiệp.
Diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 547,88 ha (chiếm 67,55% tổng
diện tích đất tự nhiên), trong đó đất trồng lúa là 355,22 ha. Số hộ làm việc


16

trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp là 2.316 hộ, chiếm 97,8%, số hộ làm việc
trong lĩnh vực phi nông nghiệp là 52 hộ, chiếm 2,2%.
Gần 100% số hộ có đất canh tác, hộ có nhiều nhất là 4 loại đất canh tác
trồng lúa, màu, lúa màu và chuyên lúa màu. Diện tích đất canh tác của các hộ
từ 470 -540m2/khẩu với khoảng cách gần, thuận lợi cho công việc đồng áng.
Các tuyến đường nội đồng hiện tại 100% là đường đất, nhiều tuyến chưa đáp
ứng được việc cơ giới hóa trong sản xuất. Hiện tại xã có một hợp tác xã phục
vụ sản xuất.
* Trồng trọt.
Thành tựu nổi bật trong nông nghiệp 5 năm qua là tổng sản lượng
lương thực được duy trì ổn định. Các hộ nông dân đã chủ động tiếp nhận
giống mới, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đầu tư thâm canh, tăng vụ,
khai thác có hiệu quả các công trình thủy lợi nên diện tích, năng suất, và sản
lượng các loại cây trồng chủ yếu đều tăng.
Tổng diện tích đất gieo trồng là 3.610 mẫu đạt 97,2% kế hoạch đặt ra
năm 2013.
- Diện tích lúa cả năm là 1.789 mẫu đạt 100% kế hoạch giá trị đạt 22 tỷ
540 triệu đồng.

- Diện tích rau màu, cây vụ đông gieo trồng 638,3 mẫu đạt 8 tỷ 227
triệu đồng.
- Diện tích chuyển đổi lúa, cá, cây ăn quả là 110 mẫu bình quân thu
nhập 100 triệu đồng/ha, giá trị đạt 4 tỷ đồng.
Năng suất trong toàn xã đạt bình quân 218kg/sào/vụ, tăng 20kg/sào so
với năm 2013.
Tổng sản lượng lương thực cả năm đạt 4.600 tấn, tăng 350 tấn so với
cùng kỳ và đạt 95,8% kế hoạch. Bình quân lương thực đầu người là
426ha/người/năm, tăng 16kg so với cùng kỳ và đạt 94,2% kế hoạch. Tổng giá


17

trị thu nhập từ trồng trọt đạt 34 tỷ 767 triệu đồng, tăng 5 tỷ 928 triệu đồng so
với cùng kỳ năm 2013.
Các loại cây ăn quả được chú trọng, khuyến khích mở rộng diện tích,
đưa các giống mới vào gieo trồng, thâm canh năng suất cao. Các khu đồi,
vườn tạp có hiệu quả kinh tế thấp được các hộ nông dân chủ động cải tạo, đầu
tư theo hướng sản xuất hàng hóa.
* Chăn nuôi.
Trong năm tổng đàn lợn có 3.856 con, so với cùng kỳ thì đàn lợn giảm
182 con, tổng sản lượng xuất chuồng đạt 770 tấn, giá trị đạt 29 tỷ 473 triệu
đồng, giá thị trường đáp ứng được cho kinh tế người chăn nuôi lợn ổn định;
Đàn trâu bò có 872 con so với cùng kỳ đàn trâu bò giảm 278 con, giá trị thu
nhập đạt 5 tỷ 420 triệu đồng; Chăn nuôi gia cầm: tổng đàn có 216.000 con, so
với cùng kỳ năm 2013 số lượng tăng 45.000 con, giá trị thu nhập đạt 9 tỷ 600
triệu đồng;
Như vậy tổng giá trị ngành chăn nuôi năm 2014 đạt 44 tỷ 313 triệu
đồng, tăng 19 tỷ 63 triệu đồng so với cùng kỳ, đạt 122,4% kế hoạch đề ra.
Công tác thú y được quan tâm hơn, các hộ chăn nuôi đã tiêm phòng cho

đàn trâu, bò, gia cầm. Công tác khử trùng tiêu độc đã triển khai, ngăn chặn
không cho dịch lan truyền.
Chăn nuôi phát triển ngày càng đa dạng hơn, đẩy mạnh việc ứng dụng
tiến bộ kỹ thuật, đưa giống mới vào chăn nuôi, đồng thời chú ý nâng cao chất
lượng đàn giống hiện có.


18

* Thủy sản.
UBND xã chỉ đạo từng bước phát triển ngành thủy sản theo hướng ổn
định diện tích nuôi trồng, cải tiến phương pháp chăn nuôi, đầu tư thêm thức
ăn, con giống mới, kết hợp với các biện pháp kỹ thuật, tiế
n bộ để nâng cấp năng suất nuôi trồng.
Nhìn chung, công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư đã có
nhiều tiến bộ, ngày càng có nhiều lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học
kỹ thuật vào sản xuất, tập huấn chuyển giao kỹ thuật trồng, nuôi trồng thủy
sản,… Dự báo và xử lý kịp thời sâu bệnh, dịch bệnh trên cây trồng và đàn gia
súc, gia cầm trên địa bàn.
* Tiểu thủ công nghiệp.
Về sản xuất công nghiệp, tiếp tục duy trì và từng bước phát triển, các
dự án vẫn đang tiếp tục được quy hoạch đầu tư xây dựng.
Tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi để đầu tư phát triển tiêu thủ công
nghiệp trên địa bàn, khuyến khích các hộ thành lập xưởng sản xuất, giúp đỡ
các hộ làm dự án vay vốn đầu tư sản xuất. Hiện nay tổng giá trị đạt được là 32
tỷ 200 triệu đồng, tăng 10 tỷ 50 triệu đồng và đạt 129,2% kế hoạch đề ra, cụ
thể:
+ Nghề mây tre giang đanvẫn đang được giữ vững ở các thôn, giá trị
đạt 7 tỷ đồng.
+ Ngành nghề khác như: may mặc, xây dựng, lao động khác đạt 25 tỷ

300 triệu đồng.
Kết cấu hạ tầng của xã tiếp tục được đầu tư và triển khai thực hiện
đúng yêu cầu quy định, công tấc kiển tra, giám sát chất lượng và quản lý
nguồn vốn chặt chẽ do đó tiến bộ xây dựng và chất lượng công trình cơ bản
được đảm bảo.


19

* Thương mại – dịch vụ.
Các ngành dịch vụ phát triển đa dạng nhưng chưa có cơ sở dịch vụ lớn,
các hoạt động dịch vụ đã cơ bản đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dung phục
vụ đời sống nhân dân, giá trị đạt 28 tỷ 500 triệu đồng, tăng 9 tỷ 15 triệu đồng
so với cùng kỳ năm 2013, đạt 119,3% kế hoạch. Trong đó:
+ Lương chế độ chính sách 12 tỷ 500 triệu đồng;
+ Buôn bán, xuất khẩu lao động, dịch vụ khác đạt 19 tỷ đồng.
* Công tác thu chi ngân sách trong năm 2014:
Tổng thu ngân sách năm 2014 là 4 tỷ 298 triệu đồng, còn tổng chi ngân
sách là 3 tỷ 493 triệu đồng. Công tác thu chi ngân sách đảm bảo đúng luật,
các ngành thu theo kế hoạch và chi theo từng dự toán được duyệt, một số
nhiệm vụ chi phát sinh như bầu cử đại biểu Quốc hội, bầu cử đại biểu HĐND
các cấp, bầu cử trưởng thôn, kiện toàn đội ngũ Trưởng phó thôn, lực lượng
công an xã nên việc thu ngân sách đã đáp ứng được nhiệm vụ chi trong năm.
Với tình hình ngân sách như vậy, khả năng xây dựng nông thôn mới từ
nguồn vốn ngân sách xã là thuận lợi. Tuy nhiên để có nguồn vốn xây dựng
thành công xã nông thôn mới Lam Điền cần có sự hỗ trợ mạnh mẽ từ ngân
sách thành phố, ngân sách huyện. Bên cạnh đó, xã cần có cơ chế chính sách
phù hợp để huy động các nguồn vốn doanh nghiệp, vốn dân góp, đấu giá
đất…
* Thu nhập.

Hiện tại, thu nhập bình quân đầu người của người dân trong xã là 13
triệu đồng/người/năm bằng 0,82 lần bình quân khu vực nông thôn của huyện
Chương Mỹ (15,9 triệu/người/năm). Theo tiêu chí nông thôn mới, thu nhập
bình quân phải lớn hơn hoặc bằng 1,5 lần mức bình quân chung.
3. Về công tác địa chính - xây dựng cơ bản:
a. Về công tác địa chính


20

Làm tốt công tác quản lý đất đai, do đó năm 2014 không có trường hợp
nào lấn chiếm đất đai xảy ra. cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử đất đến nay
là 850 trường hợp, đạt 65,6%, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 5
tổ chức, đạt 50%
* Xây dựng : Năm 2014 ước tính xây dựng tỷ đồng 8,6 tỷ đồng
Trong đó: khu dân cư 5,5 tỷ đồng,
Tập thể

3,1 tỷ đồng,

Gồm các công trình: xây dựng mới và tu sửa trạm y tế; Tượng đài Liệt
Sỹ; khuôn viên ủy Ban; Đường liên thôn.
* Giao thông thủy lợi:
Tổng nạo vét kênh mương là 252.260m trị giá 236 triệu đồng, đào đắp
đổ đất đá 23.022 trị giá 220 triệu đồng.
Trong đó:
- ThônLương Xá : nạo vét kênh mương là :50.000 m, đào đắp 780m3
- Thôn Ứng Hòa : nạo vét kênh mương là : 50.600 m, đào đắp 1.192m3
- Thôn Duyên Ứng: nạo vét kênh mương là : 50.720m, đào đắp 1.012m3
- Thôn Đại Từ: nạo vét kênh mương là:


44.620m, đào đắp 860m3

- Thôn Lam Điền: nạo vét kênh mương là: 56.320m, đào đắp

720m3

Ngoài ra các thôn còn tổ chức tu sữa kênh mương, lắp cống qua đường
để thuận tiện cho việc tưới tiêu và phục vụ sản xuất.
* Văn hóa xã hội
Thường xuyên duy trì các hoạt động văn hóa xã hội trong địa phương,
làm tốt công tác tuyên truyền cổ động phục vụ cho các ngày lễ lớn trong
năm. Tổ chức các hoạt động TDTT, văn hóa văn nghệ trong các dịp lễ tết.
Thực hiện tốt công văn hướng dẫn của nhà nước về việc sửa đổi bổ
sung hương ước, quy ước làng văn hóa, thực hiện tốt Chỉ thị 27 của Bộ chính
trị về việc cưới, việc tang và lễ hội. Tuyên truyền việc giải phóng hành lang


21

giao thông, đường 505 và đường 525, được Ban chỉ đạo ATGT huyện đánh
giá cao.
* Tài chính ngân sách:
Hoạt động ngân sách xã thực hiện tốt theo luật ngân sách hiện hành,
đảm bảo thu, chi; cấp phát lương hàng tháng cho cán bộ đương chức và cán
bộ hưu trí nông thôn. Thanh toán các hợp đồng cho các tổ chức, cá nhân đầy
đủ. Năm 2014 hoàn thành 100% các khoản đóng góp cho nhà nước và tập thể.
Thu chi ngân sách năm 2014 như sau:
- Tổng thu ngân sách:


4.769.312.060đ

- Tổng chi ngân sách :

4.205.450.200đ

- Dư chuyển qua năm 2015:

463.861.860đ

* Chính sách xã hội
Các hoạt động của chính sách xã hội duy trì đều đặn. Thường xuyên
làm tốt công tác chi trả hàng tháng cho các đối tượng được hưởng chế độ.Tiền
điện sáng cho hộ nghèo...
Thực hiện chỉ thị số 1752/CT- TTg của Thủ tướng Chính phủ về tổng
điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2015, có 87 hộ nghèo, tỷ lệ
7,57%; hộ cận nghèo 34 hộ, tỷ lệ 2,43%. Hướng dẫn và hoàn tất hồ sơ đề nghị
truy tặng Danh hiệu mẹ việt nam anh hùng cho 6 mẹ.
1.1.3: Y tế, dân số và giáo dục.
* Y Tế.
Làm tốt công tác, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân trong năm 2014.
Tổng khám và điều trị trong năm là: 3.141 lượt người, trong đó: khám và
điều trị nội trú 65 lượt người, điều trị ngoại trú 2.565 lượt người, số bệnh nhân
chuyển viện 311 lượt người, khám và cấp thuốc bảo hiểm y tế 900 lượt người.


22

Thường xuyên kiểm tra môi trường ở khu dân cư và vệ sinh môi trường
nơi công cộng. Tích cực chủ động coi y tế dự phòng làm trọng tâm, kịp thời

phát hiện và xử lý không để dịch bệnh lây lan.
* Dân Số.
Tính đến quý IV năm 2014 Xã Lam Điền có 2.368 hộ với 10.658
người. Ban dân số KHHGĐ làm tốt công tác tuyên truyền các biện pháp tránh
thai như uống thuốc tránh thai, đặt vòng, bao cao su.......v.v. Trong năm 2014,
sinh 103 cháu, trong đó cháu trai 62 cháu gái 41, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên
là 0,77%.
* Giáo Dục.
Nhìn chung, ngành giáo dục trên địa bàn xã đang phát triển cả về quy
mô và chất lượng. Năm 2011, có 1.661 học sinh. Tỷ lệ tốt nghiệp THCS là
100%. Tỷ lệ tốt nghiệp THPT, thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng đạt tỷ
lệ khá.
Toàn xã có 07 trường học bao gồm:
- 05 trường mẫu giáo ở 05 thôn trên địa bàn xã, trong đó khu trung tâm
có diện tích 6.143 m2, có 418 học sinh, xây dựng mới theo tiêu chuẩn của
Nhà nước, có chất lượng tốt.
- 01 trường tiểu học, có tổng diện tích 4.650 m2, có 705 học sinh, xây
dựng mới theo tiêu chuẩn của Nhà nước, có chất lượng tốt.
- 01 trường trung học cơ sở, có tổng diện tích 7.801 m2, có 538 học
sinh, xây dựng mới theo tiêu chuẩn của Nhà nước, có chất lượng tốt.
Để nền giáo dục của xã trong những năm tới đạt kết quả tốt hơn, cần
tiến hành đầu tư hơn nữa cho cơ sở vật chất trường học, nâng cấp những
phòng học đã xuống cấp, bố trí sân chơi, phòng thực hành hợp lý để đảm bảo
học luôn đi đôi với hành.


23

1.1.4: Quốc phòng – An ninh, Tư pháp.
* Quốc Phòng.

Hoàn thành kế hoạch tuyển quân đợt 1 năm 2014, số giao quân là 5 đ/c
khám tuyển nghĩa vụ quân sự đợt 1/2015 là 25 thanh niên. khám tại xã.
Tổ chức huấn luyện tại xã cho dân quân và quân dự bị động viên 2 đợt
trong năm 2014 cho 51 đ/c. Kết quả 100% đạt yêu cầu, 75% đạt khá giỏi.
* An Ninh.
Trước những diễn biến phức tạp của tội phạm và các loại tệ nạn xã hội.
Song tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn xã luôn
ổn định. Ban công an xã tham mưu cho cấp uỷ Đảng- UBND xã về kế hoạch
công tác, thường xuyên duy trì chế độ trực ban, trực tuần, trực kiểm tra. Làm
tốt công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật trong nhân dân, đảm bảo an ninh
trật tự trong địa bàn.
Tuy nhiên, trong năm 2014 vẫn còn xảy ra 23 vụ ,
Trong đó:
- Đánh người gây thương tích :

5 vụ

- Gây rối trật tự công cộng :

4 vụ

- Tai nạn giao thông:

12 vụ

- Đánh bài ăn tiền

2 vụ

Ban công an xã đã giải quyết tại xã 16 vụ , chuyển công an huyện giải

quyết 8 vụ, trong đó 6 vụ tai nạn giao thông, 2 vụ đánh bài ăn tiền.
* Công tác tư pháp
Làm tốt công tác tuyên truyền chủ trương đường lối chính sách của
Đảng, pháp luật của nhà nước đến mọi người dân. Thường xuyên phối kết
hợp với chính quyền và các ban nghành đoàn thể để tuyên truyền phổ biến,
giáo dục pháp luật rộng rải trong quần chúng nhân dân.


24

Làm tốt công tác quản lý hộ tịch tư pháp, trong năm ban tư pháp xã đã
đăng ký khai sinh là 103 trường hợp, đăng ký kết hôn 45 trường hợp, đăng ký
khai tử 21 trường hợp, chứng thực 2.861 số việc, hòa giải được 16 vụ đạt kết
quả cao, giảm nhẹ các mâu thuẫn xảy ra trong khu dân cư, chuyển toà giải
quyết ly hôn 4 vụ.
1.1.5 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Lam
Điền.
* Thuận lợi
- Nhìn chung xã có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển cây
trồng,
vật nuôi trên địa bàn, bước đầu chú ý đến sản xuất lương thực, chăn
nuôi và trồng trọt, chuyển dịch cơ cấu kinh tế khá, các ngành nghề đang trên
đà phát triển mạnh.
- Địa hình của xã tương đối bằng phẳng, thuận lợi cho phát triển nuôi
trồng thủy sản, sản xuất cây trồng, vật nuôi và giao thông vận tải nếu có sự
đầu tư.
- Hệ thống giao thông, thuỷ lợi tương đối đầy đủ thuận lợi cho sản xuất,
giao lưu của nhân dân.
- Nguồn lao động dồi dào là nguồn nhân lực lớn cho quá trình phát
triển kinh tế xã hội của địa phương.

- Kết cấu hạ tầng - kinh tế xã hội, đặc biệt là hạ tầng nông nghiệp, nông
thôn ngày càng được các cấp chính quyền và người dân đầu tư và quan tâm hơn.
- Công tác quốc phòng - an ninh và trạt tự an toàn xã hội được đảm bảo.
- Cán bộ xã, thôn được tập huấn, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ,
chuyên môn, lý luận. Nhân dân được tuyên truyền giáo dục, học tập đường lối
chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Quy chế dân chủ ở cơ sở được
triển khai thường xuyên có hiệu quả.


25

* Hạn chế
- Tăng trưởng kinh tế chưa tương xứng với tiềm năng: Chuyển dịch cơ
cấu kinh tế còn chậm và chưa vững chắc, còn bảo thủ trong việc áp dụng khoa
học kỹ thuật vào sản xuất. Thu nhập bình quân trên đầu người tuy đã gần đạt
mục tiêu của Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã nhưng tích lũy nội bộ còn
thấp, đời sống của một bộ phận nhân dân còn gặp khó khăn.
- Việc huy động nội lực của nhân dân chưa đủ mạnh nhất là đầu tư xây
dựng trường học, đường giao thông ở một số xóm; chưa chủ động tu dưỡng,
bảo dưỡng đường giao thông xuống cấp.
- Hiệu quả sử dụng đất chưa cao. Việc lần chiếm sử dụng đất đai sai
mục đích còn xảy ra chưa được xử lý nghiêm theo luật.
Với những mặt thuận lợi và hạn chế như trên trong tương lai nếu được
sự quan tâm đúng mức, quy hoạch bố trí phân bổ đất đai, sắp xếp dân cư hợp
lý, khoa học thì sẽ giảm bớt được những khó khăn. Đồng thời phát huy được
những nguồn lực, khai thác tiềm năng đất đai, lao động để góp phần thúc đẩy
kinh tế - xã hội đi lên, cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân.
1.1.6: Cơ cấu tổ chức tại xã Lam Điền.
Cơ cấu tổ chức của UBND xã Lam Điền gồm 1 Chủ tịch, 1 Phó Chủ
tịch và 02 ủy viên (Trưởng công an và Xã đội trưởng).

Thường trực UBND gồm 02 thành viên (Chủ tịch và Phó Chủ tịch).
Cán bộ chuyên trách: Chủ Tịch, Phó Chủ Tịch UBND, Chủ Tịch, Phó
CT HĐND, MTTQ, Trưởng các Đoàn thể CTXH.
Công chức: Trưởng công an, xã đội trưởng, cán bộ Văn phòng – thống
kê, cán bộ Địa chính – Xây dựng – Nông nghiệp, cán bộ Tư pháp – Hộ tịch,
cán bộ Tài chính – Kế toán, cán bộ Văn hoá thông tin – Thể dục thể thao, cán
bộ Thương binh Xã hội.


×