Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

BÁO CÁO THUYẾT MINH BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2014 PHƯỜNG PHƯƠNG NAM, THÀNH PHỐ UÔNG BÍ, TỈNH QUẢNG NINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (222.63 KB, 19 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
TRUNG TÂM KỸ THUẬT TÀI NGUYÊN
ĐẤT VÀ MÔI TRƯỜNG

BÁO CÁO THUYẾT MINH
BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2014
PHƯỜNG PHƯƠNG NAM, THÀNH PHỐ UÔNG BÍ, TỈNH
QUẢNG NINH


PHƯƠNG NAM - 2015

ViÖn Kinh tÕ vµ Ph¸t triÓn - Trêng §¹i häc N«ng nghiÖp Hµ Néi

2


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BÁO CÁO THUYẾT MINH
BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2014
PHƯỜNG PHƯƠNG NAM, THÀNH PHỐ UÔNG BÍ, TỈNH
QUẢNG NINH

Ngày …... tháng .…. năm 2015
UBND PHƯỜNG PHƯƠNG NAM
CHỦ TỊCH

Ngày .…... tháng .…. năm 2015
TT KỸ THUẬT TÀI NGUYÊN


ĐẤT VÀ MÔI TRƯỜNG
GIÁM ĐỐC

PGS.TS. NGUYỄN XUÂN THÀNH


PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của việc thành lập BĐHTSDĐ phường Phương Nam
Công tác kiểm kê đất đai, thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất là công tác
thường xuyên và hết sức quan trọng. Kiểm kê đất đai nhằm đánh giá thực trạng sử
dụng đất và quá trình biến động đất đai; cung cấp thông tin, số liệu, tài liệu làm căn cứ
để lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất qua đó nắm tình hình thực hiện
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt cũng như việc thực hiện đo đạc,
lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đồng thời đề xuất các
giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý, sử dụng đất… Bản đồ hiện trạng sử
dụng đất giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện về mặt phân bố không gian các loại đất
tại thời điểm đánh giá từ đó làm cơ sở cho việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất các giai đoạn kế tiếp. Tại các thời điểm khác nhau cho phép các nhà quản lý kiểm
tra, đánh giá thực hiện quy hoạch đất đai đã được phê duyệt của các địa phương và các
ngành kinh tế, kỹ thuật khác đang sử dụng đất đai.
Kiểm kê đất đai năm 2014 của phường Phương Nam được thực hiện trên cơ sở
sử dụng bản đồ địa chính kết hợp điều tra khoanh vẽ các loại đất, các loại đối tượng sử
dụng đất tính đến thời điểm kiểm kê 31/12/2014. Trên cơ sở kết quả điều tra khoanh
vẽ các khoanh đất lên bản đồ sẽ áp dụng công nghệ thông tin để số hóa bản đồ và tổng
hợp số liệu đất đai, thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất các cấp. Do vậy, tính chính
xác được đảm bảo, bên cạnh đó giúp số liệu kiểm kê đất đai được thống nhất, có tính
kết nối với bản đồ hiện trạng và dễ dàng được cập nhật vào cơ sở dữ liệu đất đai.
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất trong kiểm kê đất đai được lập ra nhằm mục đích
thể hiện kết quả thống kê, kiểm kê đất đai lên bản vẽ, xây dựng tài liệu cơ bản phục vụ

quản lý lãnh thổ, quản lý đất đai, đồng thời là tài liệu phục vụ xây dựng, quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất và kiểm tra thực hiện quy hoạch đất đã được phê duyệt của các địa
phương và các ngành kinh tế. Điều đặc biệt và quan trọng hơn bản đồ hiện trạng sử

4


dụng đất được lập ra ở dạng số nên việc thay đổi các thông số, cập nhật các thông tin
trong bản đồ dễ dàng, nhanh chóng và chính xác, đáp ứng kịp thời những yêu cầu của
ngành quản lý đất đai.
Thực hiện nhiệm vụ của công tác kiểm kê đất đai, lập bản đồ HTSDĐ năm
2014. UBND phường Phương Nam đã phối hợp với trung tâm Kỹ thuật Tài
nguyên Đất và Môi trường – Học viện Nông nghiệp Việt Nam tiến hành thực hiện
xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014.
1.2. Mục đích của việc thành lập BĐHTSDĐ phường Phương Nam
- Thống kê, kiểm kê toàn bộ quỹ đất đã giao và chưa giao sử dụng theo định kỳ
hàng năm và 5 năm được thể hiện đúng vị trí, đúng diện tích và đúng loại đất
- Xây dựng tài liệu cơ bản phục vụ các yêu cầu cấp bách của công tác quản lý
đất đai.
- Làm tài liệu phục vụ công tác quy hoạch sử dụng đất và kiểm tra việc thực
hiện quy hoạch và kế hoạch hàng năm đã được phê duyệt.
- Làm tài liệu cơ bản, thống nhất để các ngành khác sử dụng các quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất và định hướng phát triển của ngành mình, đặc biệt những ngành sử
dụng nhiều đất như nông nghiệp, lâm nghiệp,…
1.3. Yêu cầu của việc thành lập BĐHTSDĐ năm 2014
- Thể hiện đúng hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn phường tính đến ngày
31/12/2014;
- Đạt được độ chính xác cao;
- Xây dựng cho tất cả các cấp hành chính theo hệ thống từ dưới lên trên
(xã/phường, huyện, tỉnh, cả nước), trong đó bản đồ HTSDĐ cấp xã,phường, thị trấn là

tài liệu cơ bản để tổng hợp xây dựng bản đồ HTSDĐ cấp huyện, tỉnh, bản đồ HTSDĐ
cấp tỉnh, các tài liệu ảnh viễn thám và bản đồ HTSDĐ các năm trước là tài liệu để tổng
hợp xây dựng bản đồ HTSDĐ cả nước;
- Đáp ứng toàn bộ và hiệu quả các yêu cầu cấp bách của công tác kiểm kê đất
đai và quy hoạch sử dụng đất.

5


- Việc xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất phường Phương Nam phải xác
định được chi tiết các nội dung như: Diện tích tự nhiên; cơ cấu các loại đất; trong đó
chú trọng kiểm kê đến diện tích trồng lúa nước, đất lâm nghiệp, diện tích đất của các
tổ chức được giao, thuê,….. Thể hiện các nội dung bản đồ chính xác, hệ toạ độ theo
VN-2000 và sử dụng phần mền được Bộ Tài nguyên và Môi trường cho phép.
1.4. Căn cứ pháp lý, sự cần thiết và mục đích, yêu cầu của việc thành lập bản đồ
hiện trạng sử dụng đất phường Phương Nam
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất phường Phương Nam được thành lập trên cơ sở
các căn cứ pháp lý sau:
- Luật Đất đai năm 2013;
- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ Quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;
- Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 01 tháng 8 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ
Chỉ thị về việc kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014;
- Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT ngày 02 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định về Thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng
sử dụng đất;
- Thông tư số 02/2015/TT-BTNMT ngày 27 tháng 1 năm 2015 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP
và Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ;
- Kế hoạch số 02/KH-BTNMT ngày 16 tháng 9 năm 2014 của Bộ Tài nguyên

và Môi trường về việc thực hiện kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất
năm 2014 theo Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 01 tháng 8 năm 2014 của Thủ tướng
Chính phủ;
- Chỉ thị số 7255/CT-BNN-KH ngày 10/9/2014 của Bộ Nông nghiệp và phát
triển nông thôn về việc kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014;

6


- Văn bản số 1592/TCQLĐĐ-CKSQLSDĐĐ ngày 18 tháng 11 năm 2014 của
Tổng cục quản lý đất đai về việc hướng dẫn thực hiện kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện
trạng sử dụng đất năm 2014;
- Chỉ thị số 12/2014/CT-UBND ngày 22/9/2014 của UBND tỉnh Quảng Ninh
về việc kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014;
- Kế hoạch số 6161/KH-UBND ngày 31/10/2014 của UBND tỉnh Quảng Ninh
về kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014 trên địa bàn tỉnh
Quảng Ninh;
- Công văn số 3642/TNMT-ĐKĐĐ ngày 21/11/2014 của Sở Tài nguyên và
Môi trường tỉnh Quảng Ninh về việc giới thiệu các đơn vị tư vấn đã có kinh nghiệm
giúp UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện
trạng sử dụng đất năm 2014 trên địa bàn thành phố Uông Bí;
- Quyết định số 4561/QĐ-UBND ngày 23/10/2014 của UBND thành phố Uông
Bí về việc thành lập Ban chỉ đạo kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử
dụng đất năm 2014 thành phố Uông Bí;
- Kế hoạch số 136/KH-UBND ngày 24/10/2014 của UBND thành phố Uông Bí
về việc Thực hiện kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm
2014.

7



PHẦN 2
KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI
2.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1. Vị trí địa lý
Phường Phương Nam được thành lập ngày 24/08/2011 theo nghị quyết
89/NQ-CP của chính phủ. Phường nằm ở phía Tây Nam thành phố Uông Bí với
tổng diện tích tự nhiên là 2173,49 ha. Phường Phương Nam thuộc phạm vi địa
lý: Kinh độ: từ 106 o39’21” đến 106 o43’58” ; vĩ độ: 20 o59’51’’ đến
21 o02’25’’. Địa giới của phường được xác định như sau:
- Phía Bắc giáp phường Phương Đông và huyện Đông Triều;
- Phía Nam giáp huyện Thủy Nguyên – Thành phố Hải Phòng;
- Phía Tây giáp huyện Đông Triều;
- Phía Đông giáp phường Phương Đông.
Địa bàn phường Phương Nam là cửa ngõ phía Nam của thành phố Uông
Bí lại có tuyến quốc lộ 10 chạy qua tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phát
triển kinh tế xã hội của phường.
2.1.2. Địa hình, địa mạo
Địa hình của phường thấp dần theo hướng Tây Bắc xuống Đông Nam
nhưng nhìn chung địa hình tương đối bằng phẳng, có một số núi đá nhỏ ở khu
vực phía nam.. Đây là vùng trầm tích được tạo bởi thuộc hệ Neogen, vùng trầm
tích ven sông có nhiều sét và sét pha cát, cường độ chịu tải thấp từ 0,4 – 0,5
kg/cm 2 , càng xuống gần sông Đá Bạc thì cường độ chịu tải càng thấp.
2.1.3. Khí hậu
Nhìn chung, khí hậu phường Phương Nam tương đối đa dạng, phức tạp, vừa
mang tính chất khí hậu miền núi vừa mang tính chất khí hậu miền duyên hải.
* Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình năm là 22,20C. Mùa hè nhiệt độ trung
bình từ 28 – 30 0 C, cao nhất là 34 – 36 0 C. Mùa đông nhiệt độ trung bình từ 17

8



– 20 0 C. Tổng số giờ nắng trung bình 1717 giờ/năm. Trung bình số giờ nắng
trong tháng là 24 ngày.
* Chế độ mưa: Tổng lượng mưa trung bình năm là 1600 mm, cao nhất là
2200 mm, thấp nhất 1200 mm. Mưa tập trung vào tháng 6, 7, 8 chiếm tới 60%
lượng mưa cả năm. Đặc biệt tháng 7 có lượng mưa lớn nhất 346,3 mm, tháng 11 có
lượng mưa nhỏ nhất 29,2 mm. Số ngày có mưa trung bình trong năm là 153 ngày.
* Chế độ gió: Có hai hướng gió thịnh hành là Đông Nam vào mùa hè và
Đông Bắc vào mùa đông.
* Độ ẩm không khí: Trung bình năm là 81%, cao nhất 89,3%, thấp nhất
50,8% .Tháng ẩm nhất là tháng 3 với độ ẩm trung bình là 84,8% và tháng thấp
nhất là tháng 11 với 76,5%
2.1.4. Thuỷ văn
Chế độ thủy văn của phường chịu ảnh hưởng trực tiếp từ sông Đá Bạc
giáp với thành phố Hải Phòng và hệ thống sông Hang Ma, sông Bầu Đen, chế độ
thủy văn khá thuận lợi, chủ động được, ít phụ thuộc vào chế độ mưa.
2.1.5. Các nguồn tài nguyên khác
a. Tài nguyên đất
Theo tài liệu điều tra thổ nhưỡng của Viện Quy hoạch và thiết kế nông
nghiệp xây dựng năm 2003, đất đai của phường gồm các loại đất chính sau:
- Đất mặn sú vẹt được glay nông (Mm-gl);
- Đất phèn hoạt động mặn glay nông (SiM-gl);
- Đất phù sa không được bồi có tầng loang lổ;
- Đất xám điển hình sẫm màu;
b. Tài nguyên nước
Nguồn nước của Phương Nam được cung cấp chủ yếu từ sông Đá Bạc,
sông Hang Ma, sông Bầu Đen, sông Hang Sơn… qua trạm bơn Bạch Đằng,
Hồng Hà, Phong Thái, Cẩm Hồng, Hiệp Thái… và hệ thống kênh đập trên địa
bàn phường đáp ứng được cho yêu cầu của sản xuất.


9


Nhìn chung nguồn nước cung cấp cho sinh hoạt, sản xuất công nghiệp và
nông nghiệp trên địa phương rất hạn chế, đặc biệt khó khăn vào mùa khô. Trong
thời gian tới cần có biện pháp cải tạo, xây dựng các công trình dự trữ nước mưa,
phủ xanh đất trống, bảo vệ rừng và đưa nước ngọt từ nơi khác đến để đáp ứng
nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
c. Tài nguyên rừng
Theo số liệu kiểm kê, tính đến thời điểm 31/12/2014, diện tích đất lâm
nghiệp có rừng hiện tại của Phương Nam là 18,00 ha, chiếm 0,83 % tổng diện
tích tự nhiên. Trong đó đất rừng sản xuất là 4,33 ha chiếm 0,20 %; rừng phòng
hộ là 13,67 ha chiếm 0,63% tổng diện tích tự nhiên.
Về trữ lượng: Rừng Phương Nam nhìn chung vẫn còn nghèo, rừng đạt
tiêu chuẩn khai thác không đáng kể.
d. Tài nguyên khoáng sản
Trên địa bàn phường có nguồn tài nguyên khoáng sản là đá nguyên liệu
làm xi măng, có diện tích khá lớn so với toàn khu vực ( vào khoảng trên 100 ha
thuộc khu vực núi đá phía Nam). Đây là nguyên liệu chính của nhà máy xi măng
Lam Thạch đóng trên địa bàn.
e. Tài nguyên nhân văn
Nhân dân trong phường chủ yếu là người Kinh (99,68%), có truyền thống lịch
sử là dân cư của bộ lạc Ninh Hải, trải qua bao biến động lớn từ chung vai dựng nước,
giữ nước qua bao cuộc kháng chiến chống ngoại xâm đến nay là công cuộc xây dựng
đất nước, với tinh thần cần cù lao động sang tạo, đoàn kết tương trợ lẫn nhau trong
mọi hoạt động đời sống xã hội nhân dân Phương Nam nêu cao một truyền thống văn
hóa có tính nhân văn cao. Đó là truyền thống quý báu của địa phương.
2.1.6. Thực trạng môi trường
Môi trường có tầm quan trọng rất đặc biệt đối với đời sống con người và

sinh vật, liên quan chặt chẽ với nguồn tài nguyên thiên nhiên, với sự phát triển kinh
tế xã hội và sự sống của con người.

10


Với thực trạng phát triển kinh tế - xã hội theo tốc độ như hiện nay, cảnh
quan thiên nhiên của phường chịu tác động mạnh mẽ, môi trường bị ô nhiễm
nghiêm trọng mà các nguyên nhân chủ yếu là:
Các hoạt động công nghiệp (sản xuất và khai thác vật liệu xây dựng như cát,
đá, xi măng,…): Đây là nguyên nhân chính tạo ra sự biến đổi mạnh mẽ của cảnh
quan môi trường.
Bên cạnh đó nạn chặt phá rừng và hủy hoại thảm thực vật dưới các hình
thức: đốt rừng tìm vỉa, mở lò; lấy gỗ chống gò; mở điểm tập kết than của các chủ lò
tư nhân đã gây ra hậu quả xấu cho môi trường sinh thái, đặc biệt là rừng đầu nguồn
đã bị tàn phá gây ra lũ lụt phá hủy các công trình, gây xói mòn, rửa trôi làm đất bị
bạc màu, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và sản xuất của người dân.
Quá trình đô thị hóa với tốc độ ngày càng nhanh cùng với các hoạt động du
lịch trên địa bàn đòi hỏi mở rộng diện tích đất đô thị, chặt phá cây làm nhà nghỉ
phục vụ cư dân du lịch… làm phá vỡ 1 phần cảnh quan thiên nhiên.
Ngoài ra, trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp việc sử dụng các loại hóa chất
như phân hóa học, thuốc trừ sâu, diệt cỏ… cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm môi
trường và phá vỡ cân bằng sinh thái tự nhiên.
Đây là những vấn đề cần chú ý trong giai đoạn tới, làm sao vừa đảm bảo yêu
cầu phát triển kinh tế - xã hội. vừa đảm bảo cảnh quan môi trường.
2.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội
2.2.1. Về kinh tế
Năm 2014 tình hình phát triển kinh tế xã hội địa phương có nhiều thuận
lợi nhưng cũng gặp không ít khó khăn , song cấp Ủy, chính quyền, các đoàn thể
nhân dân đã nỗ lực chỉ đạo và tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ đề ra, chủ

động các biện pháp khắc phục khó khăn, đẩy mạnh sản xuất, quyết tâm thực
hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đạt được kết quả như sau:
- Sản xuất công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp:

11


+ Sản xuất công nghiệp: Tổng giá trị sản xuất công nghiệp ước hết năm
2014 đạt 1.430,3 tỷ đồng đạt 102,2% KHPĐ = 110% so với cùng kỳ;
+ Sản xuất tiểu thủ công nghiệp: Giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp ước
tính hết năm 2014 đạt 85,7 tỷ đồng đạt 109,9% KHPĐ = 109,3% so với cùng kỳ;
- Thương mại dịch vụ: Các hoạt động thương mại dịch vụ phát triển ổn
định, với nhiều loại hình hoạt động đa dạng phong phú, đáp ứng nhu cầu sản
xuất và tiêu dùng tại chỗ cho nhân dân, tạo được việc làm ổn định góp phần thúc
đẩy các lĩnh vực sản xuất cùng phát triển, tổng giá trị đạt trên 120,9 tỷ đồng =
115,1% KHPĐ = 103,3% so với cùng kỳ.
- Về sản xuất nông nghiệp:
+ Về cây lúa: Chỉ đạo sản xuất vụ xuân, vụ mùa năm 2014 với 837,3 ha
đạt 100% KH, năng xuất bình quân đạt 51 tạ/ha/vụ, sản lượng thóc đạt
4.286/3.935 tấn đạt 109%KHPĐ, đạt 101% KH thành phố giao = 103% so với
cùng kỳ, giá trị quy đổi đạt 32,145 tỷ đồng.
+ Về cây vải: Diện tích cây vải 315 ha trong đó diện tích được thu hoạch
là 288 ha, sản lượng đạt 610 tấn đạt 101,6% so với KHPĐ = 122% so với cùng
kỳ. Đơn giá bình quân 32.000đ/kg, tổng giá trị thu nhập đạt 19,520 tỷ đồng =
122 % KHPĐ = 139,4 % so với cùng kỳ.
+ Về thủy sản: Tổng sản lượng nuôi trồng và đánh bắt đạt 2.004,6 tấn đạt
100,7% KH thành phố giao, = 118% so với cùng kỳ, giá trị thu nhập cả năm đạt
trên 135 tỷ đồng = 103,8% KHPĐ = 122,7% so với cùng kỳ, trong đó nuôi trồng
thủy sản đạt 1.114,6 tấn, khai thác thủy sản biển là 890 tấn.
+ Về chăn nuôi: Giá trị ước đạt trên 19 tỷ đồng = 95%KHPĐ = 100% so

với cùng kỳ.
Tổng giá trị sản xuất nông ngư nghiệp đạt 205,665 tỷ đồng.
- Về xây dựng cơ bản: Năm 2014 tiếp tục chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thi
công các công trình chuyển tiếp, tranh thủ vốn đầu tư của Tỉnh, thành phố, sự hỗ
trợ của một số doanh nghiệp trên địa bàn để đầu tư xây dựng các công trình.

12


2.2.2. Về văn hóa – xã hội
Công tác văn hóa, y tế, giáo dục, thể dục thể thao luôn được xã quan tâm.
- Phối hợp với các tổ chức chính trị xã hội tổ chức các hoạt động văn hóa,
văn nghệ mừng Đảng, mừng xuân, tổ chức giao lưu văn nghệ tại khu dân cư 12
buổi tạo không khí phấn khởi trong dân.
- Phong trào TDTT được duy trì, học tập và rèn luyện theo tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh, số người tập TDTT thường xuyên là 3500 người, số câu lạc
bộ dưỡng sinh, CLB võ thuật được luyện tập thường xuyên là 450 lượt người tại
các điểm nhà văn hoá khu. Duy trì tập luyện các môn thể thao thế mạnh của địa
phương sẵn sàng tham gia các giải thi đấu lớn của thành phố và của tỉnh.
- Tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh của phường về phòng chống
dịch bệnh như viêm phổi, cúm AH5N1, H1N1, phòng chống HIV/AIDS, ebola,
corola, an toàn VSTP, tiêu chảy ...
- Tổ chức tốt công tác khám chữa bệnh cho nhân dân tại trạm y tế phường
với tổng số lượt khám là 13.000 lượt bệnh nhân.
- Thực hiện tốt các chế độ chính sách đối với các gia đình thương bệnh binh,
gia đình liệt sỹ và người có công với đất nước, hiện phường có 150 đối tượng.
- Năm 2013 toàn phường còn 46 hộ nghèo thoát nghèo năm 2014 là 12 hộ.
- Chỉ đạo tốt công tác giáo dục nhằm đáp ứng cầu về chuyên môn theo kế
hoạch của ngành, tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghê, thể dục thể thao do
phường và thành phố tổ chức; thực hiện kiểm tra học kỳ 2 (năm học 2013-2014)

cho các cấp học theo đúng kế hoạch, tổ chức tổng kết năm học và phối hợp bàn
giao học sinh về sinh hoạt hè tại các khu dân cư.
2.2.3. Về an ninh – quốc phòng
- Tình hình an ninh trật tự trên địa bàn tiếp tục được giữ vững, không có
phát sinh phức tạp.
- Tổ chức tốt công tác tuyển quân đầu năm với 15 thanh niên đạt
100%KH thành phố giao. Đăng ký nghĩa vụ quân sự tuổi 17 cho 76 công dân đạt
100% KH thành phố giao. Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ theo luật dân
quân tự vệ với tổng số 69 đ/c.

13


PHẦN 3
TÌNH HÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN XÂY DỰNG BẢN ĐỒ
HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT PHƯỜNG PHƯƠNG NAM NĂM 2014
3.1. Kế hoạch xây dựng và thành lập BĐHTSDĐ
Căn cứ theo kế hoạch của UBND tỉnh Quảng Ninh, kế hoạch triển khai của
UBND Thành phố Uông Bí về việc triển khai thực hiện Kiểm kê đất đai, lập bản đồ
hiện trạng sử dụng đất năm 2014 tại các địa phương trên địa bàn Thành phố Uông Bí.
UBND phường Phương Nam đã xây dựng kế hoạch thực hiện kiểm kê đất đai, lập
bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014, với kế hoạch cụ thể như sau:
Thời gian thực

Nội dung thực hiện

hiện

Ghi chú


- Thu thập tài liệu, Điều tra, khoanh vẽ thực địa;
- Chỉnh lý kết quả điều tra lên bản đồ số;
- Tạo Bản đồ khoanh đất;
- Biên tập bản đồ hiện trạng;

10/02/2015 –

- Kết xuất biểu kiểm kê đất đai;

01/09/2015

- Xây dựng báo cáo thuyết minh;
- Kiểm tra, nghiệm thu;
- Hoàn thiện trình duyệt in sao, nộp sản phẩm.
3.2. Thời điểm xây dựng và hoàn thành việc lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất
Căn cứ theo quy định tại Thông tư số 28/TT-TNMT ngày 02 tháng 6 năm 2014
của Bộ Tài nguyên và Môi trường, thời điểm hoàn thành bản đồ hiện trạng sử dụng đất
của các cấp như sau:
+ Đối với cấp xã hoàn thành trước 01/06/2015;
+ Đối với cấp huyện hoàn thành trước 15/07/2015;
+ Đối với cấp tỉnh hoàn thành trước 01/09/2015;

14


3.3. Các nguồn tài liệu sử dụng và phương pháp công nghệ thành lập bản đồ hiện
trạng sử dụng đất phường Phương Nam
Các nguồn tài liệu sử dụng trong thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của
phường Phương Nam bao gồm:
- Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 02

tháng 6 năm 2014 về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
- Bản đồ Địa chính phường Phương Nam năm 2004;
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất của xã Phương Nam năm 2010 (bao gồm cả
bản đồ giấy và bản đồ dạng số năm 2010);
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 Thành phố Uông Bí;
- Bản đồ, trích lục, trích đo các biến động kèm theo các quyết định giao đất,
thu hồi đất, cho thuê đất của các cơ quan có thẩm quyền;
- Bản đồ địa giới hành chính 364;
- Số liệu thống kê, kiểm kê đất đai năm 2005; 2010; 2011; 2012; 2013 của
phường Phương Nam.
3.4. Phương pháp và công nghệ trong thành lập bản đồ HTSDĐ phường Phương
Nam năm 2014
BĐHTSDĐ năm 2014 phường Phương Nam được thành lập theo phương
pháp tổng hợp từ bản đồ địa chính kết hợp với điều tra khoanh vẽ biến động ngoài thực
địa.
Công nghệ xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014 của phường
Phương Nam theo công nghệ số, khuôn dạng *DGN. Sử dụng hệ thống các phần
mềm theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường: MicroStations, Vietmap XM,
TK Tools, phần mềm kiểm kê đất đai tiến hành biên tập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
Quy trình xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014 phường Phương
Nam theo phương pháp tổng hợp từ bản đồ địa chính được thực hiện theo các bước:

15


Bước 1. Xây dựng Thiết kế kỹ thuật - dự toán công trình:
- Khảo sát sơ bộ, thu thập, đánh giá, phân loại tài liệu;
- Xây dựng Thiết kế kỹ thuật - dự toán công trình.
Bước 2. Công tác chuẩn bị:
- Tiếp nhận bản đồ đo đạc địa chính phường Phương Nam, bản đồ hiện trạng

sử dụng đất cấp phường và bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp thành phố năm 2010
(bao gồm cả bản đồ giấy và bản đồ dạng số);
- Kiểm tra số lượng tờ bản đồ địa chính (bao gồm cả bản đồ giấy và bản đồ
dạng số);
- Lập kế hoạch chi tiết.
Bước 3. Biên tập tổng hợp:
- Bổ sung, chỉnh lý các yếu tố nội dung cơ sở địa lý trên bản đồ kết quả điều
tra kiểm kê;
- Tổng hợp, khái quát các yếu tố trên bản đồ kết quả điều tra kiểm kê;
- Biên tập, trình bày bản đồ.
Bước 4. Hoàn thiện và in bản đồ:
- Kiểm tra kết quả biên tập bản đồ;
- Hoàn thiện và in bản đồ;
- Viết thuyết minh xây dựng bản đồ.
Bước 5. Kiểm tra, nghiệm thu:
- Kiểm tra, nghiệm thu;
- Đóng gói và giao nộp sản phẩm.
3.5. Đánh giá chất lượng bản đồ HTSDĐ phường Phương Nam năm 2014
Bản đồ hiện trạng phường Phương Nam được thực hiện theo đúng quy định.
Bản đồ gồm 02 file dạng số (PHUONGNAM_BDKhoanhve; PHUONGNAM_
BDHientrangSDD). Thể hiện chi tiết các yếu tố địa vật, hình thể, khoang đất, loại đất,
cơ cấu diện tích các loại đất,… theo quy định tại Thông tư 28/2014/TT-BTNMT.

16


Chất lượng bản đồ hiện trạng sử dụng đất của phường Phương Nam được xác
định trên cơ sở các nhóm yếu tố sau:
ST
T

1
2
3
4

NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ

KẾT QUẢ

Tiếp biên các tờ bản đồ địa chính

Đúng theo TT 28/TT-

của xã và các xã lân cận

BTNMT
Đúng theo TT 28/TT-

Đánh giá về màu sắc
Lực nét, style của các đối tượng

BTNMT
Đúng theo TT 28/TT-

trên bản đồ
Đánh giá về phân lớp đối tượng

BTNMT
Đúng theo TT 28/TT-


trên bản đồ

BTNMT

CHI CHÚ

Bản đồ thể hiện
5

6
7

Đánh giá về mức độ đầy đủ thông

Đúng theo TT 28/TT-

đầy đủ các đối

tin trên bản đồ

BTNMT

tượng theo quy

Kiểm tra về tọa độ khung, hệ tọa

Đúng theo TT 28/TT-

định
Hệ tọa độ


độ của bản đồ

BTNMT
Đúng theo TT 28/TT-

Đánh giá độ chính xác

VN2000

BTNMT

3.6. Những vấn đề tồn tại, hạn chế của việc xây dựng BĐHTSDĐ năm 2014
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất được thành lập 5 năm một lần theo chu kỳ của
kiểm kê đất đai, trong khi đó biến động sử dụng đất trên địa bàn các địa phương xảy ra
liên tục. Điều này, sẽ dẫn tới bản đồ hiện trạng sử dụng đất sẽ không cập nhật được kịp
thời những biến động sử dụng đất hàng năm, do đó sẽ gây nhiều khó khăn cho công
tác quản lý đất đai của địa phương.
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất của phường Phương Nam được thành lập từ
nguồn dữ liệu bản đồ địa chính do đó sẽ dẫn tới sai lệch về diện tích tự nhiên so với
các số liệu thống kê các năm trước, sai lệch về ranh giới so với địa giới hành chính 364
của tỉnh Quảng Ninh

17


- Hiện nay, các địa phương khác nhau trên địa bàn cả nước chưa thể đồng loạt
đo đạc được bản đồ địa chính chính quy. Điều này sẽ gây ảnh hưởng lớn đến mức độ
chính xác về nội dung bản đồ hiện trạng của từng địa phương, đặc biệt là khi tiếp biên
các xã, phường tổng hợp lên huyện và các cấp cao hơn sẽ dẫn tới sai lệch về ranh giới

sử dụng đất, sai lệch về diện tích các loại đất,…
- Hệ thống phần mềm biên tập bản đồ hiện trạng sử dụng đất hiện nay chưa
được bộ chuẩn hóa nên dẫn tới việc mỗi địa phương sử dụng một phần mềm khác
nhau, nhiều khi phải đi mua phần mềm để biên tập bản đồ của các công ty cá nhân bên
ngoài. Điều này sẽ gây nhiều khó khăn cho việc thống nhất về nội dung, tiến độ thực
hiện biên tập bản đồ tại các địa phương.

18


PHẦN 4
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
4.1. Kết luận
- Bản đồ HTSDĐ năm 2014 của phường được thành lập thể hiện vai trò trong
công tác quản lý Nhà nước về đất đai, đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội
của địa phương.
- Bản đồ HTSDĐ năm 2014 của phường đã thể hiện đúng hiện trạng sử dụng
đất: Xác định được chính xác các loại đối tượng sử dụng đất, các loại hình sử dụng đất
chi tiết trên địa bàn phường theo từng khoanh đất riêng biệt,… Điều này giúp cho
UBND phường nắm chắc được quỹ đất và quản lý sử dụng đẩt có hiệu quả.
4.2. Kiến nghị và đề xuất
- Phường cần được hỗ trợ chuyên môn, nghiệp vụ, kinh phí và các trang thiết bị
cần thiết để thực hiện tốt nội dung quản lý, sử dụng đất đai.
- Cần đầu tư, tiến hành đo đạc địa chính mới cho toàn bộ quỹ đất trên địa bàn
xã để công tác quản lý, sử dụng đất được chặt chẽ, hiệu quả hơn.
- Bộ Tài nguyên và Môi trường cần cung cấp phần mềm cũng như tập huấn
biên tập bản đồ hiện trạng sử dụng đất miễn phí cho các công ty, doanh nghiệp, các xã,
huyện, tỉnh,…để góp phần đồng bộ phương pháp và cách thức thành lập bản đồ hiện
trạng sử dụng đất tại các địa phương trên phạm vi cả nước.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG

CHỦ TỊCH

19



×