Tải bản đầy đủ (.docx) (46 trang)

Nghiên cứu chiến lược kinh doanh của tập đoàn toyota khi đầu tư vào việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (987.77 KB, 46 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
KHOA…………………..

Đề tài:

NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
CỦA TOYOTA KHI QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ
VÀO VIỆT NAM
Môn học: Quản trị Kinh doanh Toàn cầu

Lớp

: Cao học Khoá 25 – KDTM

GVHD

: thầy Nguyễn Văn Sơn

Thành viên thực hiện:






Lưu Yến Diễm
Trần Thanh Huy
Trần Hữu Thọ
Lý Minh Thơ
Đặng Thị Thanh Tâm


TP.HCM
Năm 2016
1


Mục lục

2/48


1. Phần mở đầu
1.1.
Giới thiệu tổng quan về Tập đoàn Toyota Motor Corporation
Toyota Motor Corporation (TMC) là một công ty đa quốc gia có trụ sở chính tại Nhật Bản. Lĩnh
vực kinh doanh chính của tập đoàn là thiết kế, sản xuất, lắp ráp và bán các loại xe hơi, xe đua, xe
tải, xe chuyên chở và các loại phụ tùng liên quan. Toyota được biết đến với những nhãn hiệu xe
nổi tiếng như Prius (dòng xe nhiên liệu sạch hybrid), Lexus và Scion (dòng xe sang trọng),
Tundra (dòng xe tải)… Toyota sở hữu một lượng cổ phần lớn trong các hãng xe hơi Daihatsu và
Hino, Fuji Heavy Industries, Isuzu Motors, Yamaha Motors, và tập đoàn Mitsubishi Aircraft.
Ngoài sản xuất xe ô tô, Toyota còn cung cấp các dịch vụ tài chính (Toyota Financial Services),
chế tạo robot, công nghệ sinh học…
Sự ra đời và phát triển của thương hiệu Toyota gắn liền với dòng họ Toyoda, thuộc quận Aiichi,
cách thủ đô Tokyo hơn 300 km về phía đông nam. Năm 1936, gia đình Sakichi Toyoda có ý
tưởng thành lập công ty chuyên sản xuất ôtô khi họ giành được một trong hai giấy phép sản xuất
ôtô của chính phủ Nhật Bản. Và để quảng bá rộng rãi trên các mẫu xe thương hiệu Toyoda, một
cuộc thi sáng tác logo cho công ty đã được tổ chức dựa trên tiêu chí dễ hiểu, gợi tả đó là một công
ty trong nước và chứa đựng âm tiết Nhật Bản. Trong số hàng nghìn mẫu biểu tượng được gửi về,
có một biểu tượng mang tên “Toyota” với hình tròn bao quanh. Kể từ tháng 10/1936, thương hiệu
“Toyoda” được chuyển thành “Toyota”. Thương hiệu Toyota ra đời từ đó và tháng 4/1937,
Toyota chính thức được đăng ký bản quyền thương mại.

Sau hơn 75 năm hình thành và phát triển, Toyota đã trở thành một tập đoàn đa quốc gia lớn mạnh
hàng đầu thế giới với 16 công ty con kinh doanh trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong đó, lĩnh
vực kinh doanh chủ đạo của Toyota vẫn là ngành ôtô và các linh kiện cơ khí. Dưới đây là danh
sách 16 công ty con thuộc tập đoàn Toyota:
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.

Toyota Industries Corporation
Aichi Steel Corporation
JTEKT Corporation
Toyota Auto Body Co., Ltd.
Toyota Tsusho Corporation
Aisin Seiki Co., Ltd.
Denso Corporation
Toyota Boshoku Corporation
Towa Real Estate Co., Ltd.

10. Toyota

Central

Research


&

Development Laboratories, Inc.
11. Toyota Motor East Japan, Inc.
12. Toyoda Gosei Co., Ltd.
13. Hino Motors, Ltd.
14. Daihatsu Motor Co., Ltd.
15. Toyota Housing Corporation
16. Toyota Motor Kyushu, Inc

3/48


Tính đến 31/03/2015, tổng vốn của tập đoàn Toyota đạt 397,05 tỷ yen. Doanh thu thuần đạt
27.234 tỷ yen và tổng lợi nhuận ròng đạt 2.173 tỷ yen. Lực lượng lao động của Toyota trên toàn
cầu lên đến 344.109 nhân sự. Toyota sở hữu 53 công ty sản xuất, lắp ráp tại khắp 28 quốc gia trên
toàn thế giới. Các sản phẩm của họ đã được bán tại hơn 170 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Hình 1.1: Bản đồ phân bố các công ty, nhà máy thuộc tập đoàn Toyota.
(Nguồn: />Sau hơn 75 năm hình thành và phát triển, đến nắm 2015, Toyota ước tính sản xuất khoảng 10,1
triệu xe trên toàn cầu, giữ vững vị trí hãng xe lớn nhất thế giới.

Tháng 1-

Tháng 1-

Thay đổi 2015 so với

Dự đoán cả


11/2015 (xe)

11/2014 (xe)

2014 (%)

2015 (xe)

Toyota

9.285.088

9.468.932

-1,9%

10.129.000

Volkswagen

9.095.900

9.256.400

-1,7%

9.923.000

GM


8.842.778

9.010.222

-1,9%

9.647.000

Hãng

Bảng 1.1: Doanh số sản xuất xe của top 3 tập đoàn hàng đầu thế giới
(Nguồn: Forbes)


Sự thành công của Toyota như ngày nay là kết tinh giữa tài năng kinh doanh kiệt xuất của những
thế hệ lãnh đạo công ty cùng những màu sắc văn hoá truyền thống của người Nhật Bản. Ngay từ
những ngày đầu thành lập, Sakichi Toyoda, người sáng lập công ty, đã có những triết lý rõ ràng
trong kinh doanh. Ngày 30/10/1935, kỷ niệm 5 năm ngày mất của Sakichi, 5 nguyên tắc cốt lõi
trong kinh doanh của ông đã được công bố và trở thành những giá trị cốt lõi, xuyên suốt toàn bộ
tập đoàn Toyota và các công ty con trên khắp thế giới. 5 nguyên tắc cốt lõi của Toyoda bao gồm:
1.
2.
3.
4.
5.

Hết lòng vì nhiệm vụ, từ đó đóng góp cho công ty và lợi ích chung.
Luôn học hỏi và sáng tạo, phấn đấu dẫn đầu thời đại.
Suy nghĩ thực tiễn, tránh sự nông nỗi.
Cố gắng xây dựng môi trường làm việc ấm cúng, thân thiện như tại nhà.

Luôn luôn tôn trọng những giá trị tinh thần và luôn tỏ ra biết ơn.

Trong suốt quá trình hoạt động của mình, 5 giá trị cốt lõi này đã ăn sâu vào trong tư duy và suy
nghĩ của từng nhân viên, hình thành nên một kim chỉ nam cho hành động và mục tiêu phấn đấu
của họ. Từ đó, tạo nên một văn hoá doanh nghiệp đặc trưng và mang đậm nét truyền thống Nhật
Bản. Đó cũng là một trong những lý do căn bản giúp Toyota đạt được những thành công to lớn
như hôm nay.
Ngày 09/03/2011, chủ tịch tập đoàn Akio Toyoda công bố Tầm nhìn Toàn cầu Toyota trong buổi
hội nghị tại Tokyo như sau: “Toyota will lead the way to the future of mobility, enriching lives
around the world with the safest and most responsible ways of moving people. Through our
commitment to quality, constant innovation and respect for the planet, we aim to exceed
expectations and be rewarded with a smile. We will meet our challenging goals by engaging the
talent and passion of people, who believe there is always a better way”.
Trong tuyên bố tầm nhìn này, Toyota bao gồm nhiều lĩnh vực hoạt động của họ. Tuyên bố tầm
nhìn chỉ ra rằng Toyota nhắm đến vị trí dẫn đầu trên thị trường toàn cầu, đồng thời cho thấy
Toyota luôn tiến về phía trước dựa trên chất lượng, sự đổi mới và hài hoà với môi trường. Qua
đây, ta có thể thấy rằng Toyota đã bao hàm phần trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp mình vào
trong tuyên bố tầm nhìn. Thêm vào đó, công ty cũng nhấn mạnh đến sự phát triển nguồn nhân lực
thông qua “talent and passion of people”. Có thể thấy, tuyên bố tầm nhìn của Toyota đảm bảo
tính tổng thể cao do nó bao hàm những mục tiêu chiến lược của công ty về phương diện quản trị,
chất lượng sản phẩm, nhân sự và cả trách nhiệm xã hội.
Khác với tuyên bố tầm nhìn toàn cầu, ở mỗi thị trường và mỗi đơn vị kinh doanh, Toyota có một
tuyên bố sứ mệnh khác nhau phù hợp cho thị trường và đặc thù kinh doanh của đơn vị đó. Tuy
nhiên, đối với mảng sản xuất và kinh doanh ôtô và phụ tùng cơ khí gắng liền với chiến lược hành


động trong lĩnh vực công nghệ của họ: “Create vehicles that are popular with consumers”. Cụ
thể, tuyên bố sứ mệnh này có thể phân tích thành những chiến lược hành động như sau:





Provide world-class safety to protect the lives of customers.
Provide optimization of energy/infrastructure to local communities.
Put high priority on safety and promote product development with the ultimate goal of




“completely eliminating traffic casualties”.
Deliver cars that stimulate and even inspire, and earn smiles from our customers.
Address employees’ education under “Genchi-genbutsu” philosophy, which is to go to the
source to find the facts to make correct decisions, build consensus and achieve goals at our



best speed.
Through true mutual trust with partners, contribute to the development of new technology



and improved expertise.
Contribute to economic development of local communities with R&D operations
functioning effectively in each region.

Tuyên bố sứ mệnh của Toyota tập trung vào những sản phẩm. Công ty luôn xem xét đến quan
điểm và những mong đợi của người tiêu dùng, dựa trên những xu hướng và nghiên cứu thị trường.
Trong những chiến lược hành động được bao gồm trong tuyên bố sứ mệnh của mình, Toyota nhấn
mạnh đến chất lượng của sản phẩm, luôn đề cập đến những tiêu chí như tính an toàn và sự hài
lòng của người tiêu dùng. Thêm vào đó, tuyên bố sứ mệnh của Toyota chỉ rõ việc đào tạo nhân

viên là một cách để đạt được mục tiêu phát triển nguồn nhân lực được đề cập trong tuyên bố tầm
nhìn của mình. Tuyên bố sứ mệnh này cũng cho thấy rằng Toyota giữ vững cam kết của họ trong
việc liên tục đổi mới công nghệ. Việc đổi mới công nghệ không những giúp Toyota đạt được mục
tiêu về chất lượng sản phẩm, thoả mãn nhu cầu của khách hàng mà còn giúp công ty hoàn thành
trách nhiệm xã hội của mình đề ra. Có thể thấy, tuyên bố sứ mệnh này đảm bảo tính tổng thế và
bám sát với tuyên bố tầm nhìn toàn cầu của Toyota đã đề ra.
1.2.

Vấn đề đầu tư vào Việt Nam

Chính thức được thành lập vào ngày 05/09/1995 và hoạt động vào tháng 10/1996, Công ty Ô tô
Toyota Việt Nam (TMV) là liên doanh giữa Toyota Motor Corporation – Nhật Bản (TMC) 70% ,
Tổng Công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM) 20% và Công ty Kuo
(Singapore) 10% với mạng lưới 22 đại lý và chi nhánh đại lý rộng khắp toàn quốc. Toyota Việt
Nam giữ vị thế là nhà tiên phong trong sản xuất ô tô ở Việt Nam với tổng vốn đầu tư 89,6 triệu
USD, vốn pháp định 44,2 triệu USD và vốn đầu tư thực hiện 68,6 triệu USD. Lĩnh vực hoạt động
chính của TMV bao gồm sản xuất, lắp ráp và kinh doanh ô tô Toyota các loại; sửa chữa, bảo
dưỡng và kinh doanh phụ tùng chính hiệu Toyota tại Việt Nam; xuất khẩu linh kiện phụ tùng ô tô
Toyota sản xuất tại Việt Nam. Với nguồn nhân lực gần 1400 người (bao gồm cả nhân viên mùa


vụ) và công suất nhà máy là 20.000 xe/năm/2 ca làm việc, sản phẩm chính của TMV là Hiace,
Camry, Corolla Altis, Innova, Vios và Fortuner sản xuất và lắp ráp tại Việt Nam và Land Cruiser,
Hilux kinh doanh xe nhập khẩu.
Tiến hành đầu tư tại Việt Nam là một trong chiến lược phát triển của Toyota. Nhận thấy nước ta
là một thị trường giàu tiềm năng, từ năm 1995 toyota bắt đầu tiến hành đầu tư vào Việt Nam.
Giống như bao chủ đầu tư nước ngoài khác, mục đích của toyota khi đầu tư vào thị trường Việt
Nam là tìm kiếm thị trường đầu tư hấp dẫn, thuận lợi và an toàn nhằm thu lợi nhuận cao và sự
thịnh vượng lâu dài của doanh nghiệp. Ngoài ra, động cơ cụ thể của chủ dầu tư trong từng dự án
lại rất khác nhau tùy thuộc vào chiến lược phát triển của doanh nghiệp và mục tiêu của nó ở thị

trường nước ngoài, tùy thuộc mối quan hệ sẵn có của nó với nước chủ nhà. Có thể thấy, mục tiêu
đầu tư vào Việt Nam của toyota được xác định thông qua 2 định hướng sau:


Đầu tư định hướng thị trường

Toyota có các nhà máy ở hầu hết các nơi trên thế giới, sản xuất hoặc lắp ráp các linh kiện ô tô cho
các thị trường nội địa như Mỹ, Trung Quốc, Canada, Phi-líp-pin, Thái Lan, Pháp, Braxin…. Việt
Nam là một trong số nhiều nước được Toyota chọn để mở nhà máy lắp ráp linh kiện. Đây được
coi là định hướng thị trường nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty mẹ sang các
nước sở tại, tăng doang số bán hàng, thu nhiều lợi nhuận hơn. Toyota có thể tận dụng được nguồn
lao động rẻ, dồi dào hay vốn đất của Việt Nam để tiết kiệm chi phí sản xuất qua đó nâng cao tỉ
suất lợi nhuận. Đây cũng là chiến lược bành chướng thị trường của công ty xuyên quốc gia để
vượt qua hàng rào bảo hộ của Việt nam và kéo dài tuổi thọ của các sản phẩm của doanh nghiệp
bằng cách khai thác các sản phẩm mới. Chẳng hạn chiếm lĩnh ở thị trường Việt Nam là dòng xe
Camry, Vios trong khi đó ta vẫn chưa có dòng Lexus do Toyota Việt Nam sản xuất vì đây là dòng
xe cao cấp.


Đầu tư định hướng chi phí

Đây là hình thức đầu tư ở nước ngoài nhằm giảm chi phí sản xuất thông qua việc tận dụng lao
động và tài nguyên rẻ của nước sở tại nhằm tăng sức cạnh tranh của sản phẩm, nâng cao tỉ suất lợi
nhuận. Công nghiệp ô tô là ngành cần nhiều lao động và thị trường Việt nam đáp ứng được điều
này.
Việt Nam, đất nước của hơn 85 triệu dân với mức tăng trưởng cao về kinh tế thì một viễn cảnh
tươi sáng của ngành công nghiệp ôtô là có thể. Phát triển ngành công nghiệp này sẽ cho phép đất
nước tiết kiệm được những khoản ngoại tệ đáng kể dành cho nhập khẩu, cũng như phát huy được



một số thế mạnh nổi trội hiện nay, như chi phí cạnh tranh của nguồn nhân lực. Đặc biệt, sẽ có
những tác động trực tiếp mang tính tích cực lên một số ngành công nghiệp và dịch vụ mà Việt
Nam đang rất cần, như hóa dầu, thép, phân phối… Trên phương diện lý thuyết, đầu tư vào ngành
công nghiệp ôtô của Việt Nam sẽ không mang lại nhiều lợi ích cho các nhà đầu tư, vì đây là
ngành công nghiệp mà Việt Nam không có nhiều lợi thế so sánh trong thời điểm hiện nay và cũng
như những năm vừa qua. Nhưng từ trước những năm 1995 khi các liên doanh đầu tiên ra đời đã
được hưởng ngay nhiều ưu đãi nhằm giảm thiểu những khó khăn trong khi mức tiêu thụ chưa
nhiều và hầu hết doanh nghiệp khi đó đều cam kết tăng tỉ lệ nội địa hóa lên 30-40% trong vòng 10
năm.

Những

ưu

đãi

thực

tế

đó

là:

Những loại xe đã chịu thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ không phải chịu thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu
thụ đặt biệt áp dụng cho ô tô sản xuất trong nước được giảm 95% so với ô tô nhập khẩu cùng loại.
Thuế thu nhập doanh nghiệp được miễn, giảm trong một số năm đầu thành lập. Thuế nhập khẩu
linh kiện để lắp ráp ô tô trong nước thấp hơn nhiều so với thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc.
Ngoài ra, các thiết bị, máy móc, vật tư xây dựng để tạo tài sản cố định của các doanh nghiệp sản
xuất, lắp ráp ô tô cũng được miễn, giảm thuế nhập khẩu. Đặc biệt, sau ngày 1 tháng 1 năm 2004,

khi đã thực hiện chính sách thuế mới giảm ưu đãi về thuế tiêu thụ đặc biệt và áp dụng thuế giá trị
gia tăng ở khâu bán ra nên hầu hết các loại xe sản xuất trong nước đều tăng giá bán bằng cách
cộng thêm thuế giá trị gia tăng. Mức tăng này trong khoảng 10% đến hơn 30%.
Toyota đã nắm bắt được những lợi thế này và trở thành hãng xe hơi đầu tiên đầu tư vào Việt Nam.
2. Triển vọng phát triển của Toyota trên thị trường ô tô Việt Nam
2.1.
Phân tích môi trường ngành ô tô Việt Nam
2.1.1. Môi trường vĩ mô
Các phân khúc thị trường
Theo hoạt động kinh doanh chính, ngành công nghiệp ô tô Việt Nam được chia làm 2 bộ phận là
sản xuất và phân phối. Thực tế, các doanh nghiệp có hoạt động sản xuất cũng có kênh phân phối
riêng như Trường Hải, TMT, Toyota…Trong khi đó, các doanh nghiệp phân phối chủ yếu làm đại
lí cho các hãng xe liên doanh như Toyota, Ford… hoặc nhập khẩu và phân phối xe nguyên chiếc
của các hãng lớn. Các doanh nghiệp đặc trưng có thể kể đến HHS (chuyên phân phối xe tải
Dongfeng Trung Quốc), SVC (đại lí cho nhiều hãng xe), HAX (đại lí Mercedes).
Theo nguồn gốc xe, có thể chia thị trường trong nước thành 2 phân khúc là xe lắp ráp trong nước
và xe nhập khẩu nguyên chiếc. Xu hướng ưa chuộng xe nhập khẩu được thể hiện rõ qua sự tăng
trưởng thị phần của phân khúc xe nhập khẩu, mà chủ yếu là các loại xe có giá trị cao. Theo số liệu
của Hải Quan Việt Nam, 6 tháng đầu năm 2014, Hàn Quốc tiếp tục là thị trường chính cung cấp ô


tô nguyên chiếc cho Việt Nam với 7.74 nghìn chiếc, giảm 8%. Tiếp theo là Thái Lan là 4.96 nghìn
chiếc, tăng 50,5%; Trung Quốc là 4.63 nghìn chiếc, tăng mạnh 127%; Nhật Bản là 1.43 nghìn
chiếc, tăng 66% so với cùng kỳ năm 2013.

Biểu đồ 2.1: Thị phần của phân khúc xe nhập khẩu 7 tháng đầu năm 2014
(Nguồn: Báo cáo phân tích ngành ô tô của Công ty cổ phần chứng khoán Châu Á – Thái Bình
Dương 7T/2014)
Theo mục đích sử dụng, thị trường Việt Nam được chia làm 2 phân khúc là xe thương mại (CV)
và xe du lịch (PC). Xe thương mại, đặc trưng bởi các dòng xe tải, xe bus với mục đích sử dụng

chính là chuyên chở người và hàng hóa. Mặc dù ít được nói đến, tuy nhiên đây là một phân khúc
cực kì quan trọng. Các thương hiệu lớn là THACO, Cửu Long (TMT), Vinaxuki, Isuzu hay các
dòng xe nhập khẩu như Dongfeng, SINO… Ngược lại, xe du lịch, với các dòng xe con từ 4-9 chỗ,
được nhắc đến rất nhiều trong thời gian qua. Đây là một phân khúc xó sự tham gia của rất nhiều
nhà sản xuất lớn và có thương hiệu mạnh như Toyota, Ford, Honda, KIA, Mazda...


Biểu đồ 2.2: Thị phần của phân khúc xe duc lịch 7 tháng đầu năm 2014
(Nguồn: Báo cáo phân tích ngành ô tô của Công ty cổ phần chứng khoán Châu Á – Thái Bình
Dương 7T/2014)
Chuỗi giá trị

Hình 2.1: Chuỗi giá trị của thị trường ô tô Việt Nam
Các yếu tố ảnh hưởng:
Chính trị
Việt Nam là một quốc gia có nền chính trị rất ổn định, do đó, trong ngắn hạn, nền kinh tế nói
chung và ngành ô tô nói riêng sẽ không phải chịu ảnh hưởng của biến động về chính trị. Tình
trạng tham nhũng đã được thừa nhận và Chính phủ Việt Nam đang có những bước đi để giải
quyết vấn đề này. Yếu tố chính trị ảnh hưởng lớn nhất đối với nền công nghiệp ô tô Việt Nam
trong thời gian gần đây chính là những mâu thuẫn giữa Việt Nam và Trung Quốc trên biển Đông.


Hiện Trung Quốc đang là nhà cung cấp linh kiện lớn thứ 2 cho Việt Nam, vì vậy, xung đột xảy ra
sẽ ảnh hưởng rất lớn đến các nhà sản xuất trong nước.
Việt Nam được các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá cao về tính ổn định và độ an toàn. Việt Nam
hiện xếp thứ 10 trong danh sách các môi trường đầu tư hấp dẫn nhất thế giới và sức thu hút này
vẫn không giảm mà ngày càng tăng. Các công ty đa quốc gia hàng đầu trên thế giới trong đó có cả
Toyota đã nhận thấy điều này và thực hiện chiến lược đầu tư của mình. Việt nam có đầy đủ những
yếu tố thuận lợi để trở thành một môi trường hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài.
Kinh tế

Việt Nam là thị trường tiềm năng để các tập đoàn lớn như Toyota mở rộng đầu tư. Theo một báo
cáo về FDI toàn cầu thì trong nhóm các nước mới nổi- BRIC ( Brazin, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc )
là thị trường đầu tư hấp dẫn nhất, sau đó đến Việt Nam và một vài nước khác. Đánh giá đó dựa
trên triển vọng trung hạn và dài hạn về dung lượng thị trường và môi trường đầu tư. Nước ta đã có
tổng GDP gần 100 tỷ USD, đã vượt qua mức thu nhập bình quân đầu người của nhóm nước có thu
nhập thấp, với thị trường nội địa được xếp hạng có mức tăng trưởng hàng đầu thế giới, là nền kinh
tế có độ mở lớn trong giao dịch thương mại thế giới- tổng kim ngạch ngoại thương bằng 1,5 lần
GDP.
Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế nhanh nhất trong khu vực châu
Á với mức tăng trung bình 7.1% trong thời kì từ năm 2000-2012. Hiện nay, Tỉ lệ sở hữu ô tô ở
Việt Nam còn ở mức rất thấp so với khu vực. Trong khi tỉ lệ hộ gia đình sở hữu xe ô tô ở Việt
Nam chỉ khoảng trên dưới 10%, con số này ở Philipine là 53%, Indonesia là 54% và Malaysia là
93%. Sự tăng trưởng kinh tế kéo theo sự phát triển của tầng lớp trung lưu, những người có nhu
cầu về tiêu thụ xe ô tô. Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam hiện đạt trên 2.000 USD. Và
từ nay đến năm 2020 khi mức thu nhập đạt 3.000 USD/người/năm sẽ tiếp tục là thời điểm bùng
phát nhu cầu mua ô tô của người Việt khi thu nhập, nhu cầu đi lại, kinh doanh tăng lên.
Theo Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) tính đến hết tháng 11/2015, tổng sản
lượng xe tiêu thụ của các doanh nghiệp thành viên VAMA đạt 184.787 xe; tăng 58% so với cùng
kì năm 2014.


Biểu đồ 2.3: Lượng tiêu thụ toàn ngành ô tô 2012-2015
(Nguồn: />Tháng 1-2016, doanh số bán hàng của toàn thị trường đạt trên 23.000 xe, tăng 16% so với cùng kỳ
năm 2015. Nguyên nhân chính là do nhu cầu mua ô tô của người Việt đang còn lớn, dù giá ô tô
tăng do thuế tiêu thụ đặc biệt theo Nghị định 108 của Chính phủ chính thức có hiệu lực, đẩy giá
nhiều dòng ô tô tăng trung bình 150-250 triệu đồng, thậm chí 1,2-1,8 tỉ đồng vẫn không ảnh
hưởng nhiều đến sức mua.
Ngoài ra, tốc độ đô thị hóa lớn cũng góp phần khiến cho nhu cầu ô tô tăng cao. Về phía Chính
phủ, việc kiên trì với mục tiêu toàn cầu hóa qua quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước
và tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại được coi là những bước đi đúng hướng, đem lại

nhiều niềm tin cho nhà đầu tư. Bên cạnh đó, với mặt bằng lãi suất ở mức thấp và ổn định, tín dụng
cho vay mua ô tô tăng trưởng liên tục cộng thêm những chính sách hỗ trợ của Chính phủ như
giảm phí trước bạ xe ô tô sẽ tiếp tục là những yếu tố thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ ô tô trong nước.
Mặt khác, Việt Nam cũng trở thành thành viên của WTO, TPP và AEC với lộ trình cắt giảm thuế
nhập khẩu ô tô nguyên chiếc theo cam kết tác động làm giá nhập ô tô được dự báo sẽ giảm cùng


với sự thâm nhập thị trường của nhiều hãng xe trong khu vực, hứa hẹn tạo ra sự cạnh tranh và
thúc đẩy các doanh nghiệp nội địa phát triển.
Mặc dù vậy, nền kinh tế Việt Nam cũng đang gặp nhiều thách thức. Chính sách giảm giá tiền tệ
mặc dù có những tác động tích cực đến cán cân thương mại, tuy nhiên, đối với ngành ô tô vốn phụ
thuộc rất lớn vào nguồn linh kiện nhập khẩu sẽ tạo ra bất lợi về chi phí đầu vào. Mặc dù lạm phát
đã được kiếm chế, tuy nhiên tốc độ phục hồi của nền kinh tế vẫn còn chậm. Tăng trưởng tín dụng
nhìn chung ở mức thấp. Chính sách nới lỏng tiền tệ với lãi suất thấp cũng là một yếu tố hỗ trợ cho
nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành công nghiệp ô tô nói riêng. Với góc nhìn từ tình hình
kinh tế vĩ mô, có thể thấy triển vọng bán hàng của ngành ô tô là rất tích cực.
Mặt khác, trong khi Chính phủ đang có nhiều chính sách ưu đãi nhằm thu hút vốn FDI, ngành sản
xuất ô tô lại không hưởng lợi lớn từ những chính sách này. Trong khi các nhà sản xuất hàng đầu
thế giới như Toyota, Honda, Mazda, Ford liên tục tăng vốn đầu tư vào Thái Lan, Indonesia…
Pháp luật
Từ năm 2001, chính phủ đã ban hành quyết định ưu tiên phát triển ngành công nghiệp ô tô, coi
ngành này là ngành cần ưu tiên phát triển để phục vụ ngành kinh tế khác. Những chính sách về
ôtô hiệu lực từ 2016 tại Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất ô tô trong nước chẳng hạn
ôtô nhập khẩu sẽ tăng giá do cách tính mới liên quan tới thuế tiêu thụ đặc biệt, người Việt có thể
thi bằng lái ôtô dành riêng cho xe số tự động. Bên cạnh đó, một số yêu cầu tác động nhà sản xuất
như trang bị bình cứu hỏa, cũng như quy định liên quan đến người tiêu dùng trực tiếp như: cải
cách, đổi mới kiểm định ôtô, tách riêng bằng lái các hạng trên thẻ nhựa, kiểm tra, xử lý xe quá tải
trọng...
Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) của xe nhập khẩu sửa đổi làm tăng giá sản phẩm ô tô nhập.
Nghị định 108 quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi, trong đó

trọng tâm là thay đổi thời điểm tính thuế TTĐB với xe nhập khẩu dưới 24 chỗ, sẽ trực tiếp làm
tăng giá xe bán lẻ tới khách hàng. Theo đó, thời điểm tính thuế TTĐB đổi từ giá vốn sang giá bán
buôn, tức là giá vốn cộng thêm phần chi phí vận chuyển, quảng cáo, bán hàng và lợi nhuận của
doanh nghiệp. Theo cách tính mới, mức thuế TTĐB doanh nghiệp phải đóng sẽ tăng lên, do đó
bắt buộc phải tăng giá bán để đảm bảo lợi nhuận. Các nhà kinh doanh sẽ điều chỉnh giá cho phù
hợp từ đầu 2016. Mức tăng thêm phụ thuộc vào từng loại xe và cách mà nhà phân phối thương
thuyết với cơ quan thuế.
Thực tế đến thời điểm này, từ các đại lý nhập khẩu chính hãng, không chính hãng tới cả các hãng
sản xuất đều thông báo tăng hoặc đã bắt đầu tăng giá. Mercedes giới thiệu bảng giá mới trong đó


mức tăng tùy từng mẫu xe, thấp nhất là 20 triệu và cao nhất đắt hơn tới 1,8 tỷ. Hay đơn vị lắp ráp
như Thaco cũng cho biết giá xe lắp ráp từ linh kiện nhập khẩu có thể tăng 2-5%. Hãng xe cũng
như khách hàng trong giai đoạn này rơi vào mớ hỗn độn giá và hợp đồng mua bán. Hai bên cần
đưa ra thương thảo chính thức liệu người đã ký hợp đồng nhưng chưa nhận xe có phải đóng thêm
tiền phụ trội khi nhận xe vào năm 2016, hay người mua xe vào thời điểm này có cần cam kết gì
không về mức giá. Rắc rối này khiến nhiều người muốn mua xe cũng phải dè chừng hơn.
Việc giảm thuế xe nhập khẩu từ ASEAN còn 40% làm tăng lượng xe nhập khẩu. Theo quy định
tại Thông tư 165 năm 2014 của Bộ Tài chính, biểu thuế áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu từ
ASEAN chịu thuế suất ưu đãi đặc biệt theo Hiệp định thương mại hàng hóa AFTA. Theo đó, xe
ôtô nhập khẩu nguyên chiếc từ ASEAN sẽ giảm từ 50% năm 2015 xuống còn 40% năm 2016.
Tương tự, các năm sau sẽ là 30% năm 2017 và về 0% vào 2018. Hiện tại, dòng xe chủ yếu mà thị
trường Việt nhập từ ASEAN là bán tải (nhập Thái Lan). Tuy nhiên, nhận định của các hãng cho
thấy, triển vọng giá xe nhập ASEAN giảm theo thuế vào 2016 gần như sẽ không thể xảy ra. Bởi
lẽ, bên cạnh giảm thuế nhập khẩu từ 50% xuống 40%, xe lại chịu cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt
mới như phân tích ở trên, chưa kể những tác động khác như tăng mức thuế suất tiêu thụ đặc biệt
hay hàng rào thuế, phí khác.
Quy định cấp bằng lái xe số tự động tác động tạo điều kiện về việc cấp phép lái xe, gián tiếp làm
tăng nhu cầu tiêu dung xe ô tô. Bộ Giao thông vận tải chính thức sửa đổi thông tư 46 có hiệu lực,
theo đó sẽ có thêm mục cấp giấy phép lái xe số tự động song song với giấy phép truyền thống, bắt

đầu thực hiện từ 1/1/2016. Giấy phép lái xe hạng B1 số tự động sẽ cấp cho người không hành
nghề lái xe để điều khiển ôtô số tự động chở người đến 9 chỗ ngồi; ôtô tải, kể cả ôtô tải chuyên
dùng số tự động có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn. Người có giấy phép lái xe số tự động hạng B1
không được lái xe số sàn. Khi dự thảo được ban hành vào năm 2015 từng gây cuộc tranh cãi lớn
trong cộng đồng, nguyên nhân chủ yếu do hiểu nhầm về ý nghĩa của loại giấy phép mới. Hiểu
chính xác, người thi bằng lái B1 tự động sẽ chỉ được lái xe số tự động, nhưng người thi bằng lái
xe truyền thống bằng xe số sàn sẽ được lái cả hai loại số sàn và số tự động. Cách hiểu muốn lái 2
loại xe cần có 2 loại bằng của nhiều người là không chính xác. Mục đích của việc cấp thêm bằng
lái xe B1 số tự động là để tạo cơ hội cho nhiều người có thể lái xe ôtô, đặc biệt là phụ nữ hay
những người chỉ có nhu cầu, khả năng điều khiển xe số tự động. Đây cũng là cách áp dụng ở
nhiều nước phát triển như Đức, Mỹ, Nhật, Australia.
Quy định Ôtô phải trang bị bình cứu hỏa là thách thức không quá lớn. Bộ Công an ban hành
Thông tư 57 có hiệu lực từ 6/1/2016, hướng dẫn trang bị phương tiện PCCC đối với ôtô từ 4 chỗ
trở lên, rơmoóc hoặc sơmi rơmoóc chở khách được kéo bởi xe ôtô, máy kéo; xe vận chuyển chất,
hàng nguy hiểm về cháy, nổ. Theo danh mục quy định, ôtô từ 4 chỗ trở lên phải được trang bị một


bình bột loại dưới 4kg hoặc bình bọt loại dưới 5 lít hoặc bình nước với chất phụ gia chữa cháy
dưới 5 lít, bình khí CO2 loại dưới 4 kg. Phương tiện nào không trang bị sẽ phạt từ 300.000500.000 đồng. Quy định mới gây khó khăn cho người sử dụng ôtô và ngay cả hãng xe. Nhiều
người sử dụng và một số chuyên gia kỹ thuật ngành bốn bánh cho biết bình cứu hỏa có thể trở
thành nguồn nổ nếu đặt trong xe đỗ dưới trời nắng nóng thời gian dài. Cạnh đó, bình cứu hỏa đặt
ở đâu, gắn như thế nào cũng không có hướng dẫn cụ thể. Đại diện các hãng xe lớn cho biết, quy
định bắt buộc gắn bình cứu hỏa trên ôtô khá hiếm trên thế giới. Hiện tại, các hãng đang tiến hành
nghiên cứu về cách thức sử dụng và đặt bình cứu hỏa trong xe và chưa thể đưa ra bất cứ khuyến
cáo hay hướng dẫn nào cho khách hàng. Trên thực tế, một số quốc gia như Các tiểu vương quốc Ả
rập thống nhất UAE quy định phải có bình cứu hỏa trên các xe bán ra tại nước này. Một số dòng
Kia khi bán tại Trung Đông có sẵn bình cứu hỏa đặt dưới gầm ghế phụ phía trước.
Môi trường kinh doanh
Một yếu tố khác tạo ra sức hấp dẫn cho môi trường kinh doanh ở Việt Nam là vị trí địa lí. Nằm
trên bán đảo Trung Ấn và tuyến đường biển quốc tế, Việt Nam rất thuận lợi cho giao thông vận tải

và hoạt động xuất nhập khẩu. Chính phủ Việt Nam cũng đang tích cực trong việc cải tổ nền kinh
tế. Tốc độ cổ phần hóa và tiến độ tái cầu trúc hệ thống ngân hàng đang là những yếu tố được các
nhà đầu tư nước ngoài đặc biệt quan tâm trong thời điểm hiện tại.
Thêm vào đó, Việt Nam vẫn đang được đánh giá là một trong những quốc gia có chi phí sản xuất
hấp dẫn đối với các nhà sản xuất. Kể từ khi mở của ngành viễn thông, chi phí thông tin liên lạc ở
nước ta trở nên rẻ hơn nhiều, chi phí vận chuyển cũng không cao, tham gia các hiệp định hội nhập
khu vực như ASEAN tạo thuận lợi cho việc thành lập mạng lưới các doanh nghiệp toàn khu vực.
Tuy nhiên, Việt Nam cũng có nhiều vấn đề cần cải thiện trong thời gian tới. Cơ sở hạ tầng yếu
kém tạo ra hạn chế cho việc triển khai các dự án có công nghệ cao. Hệ thống giao thông lạc hậu,
chưa bắt kịp tốc độ phát triển của nền kinh tế và nhu cầu hội nhập nền kinh tế. Ngoài ra, cơ sở hạ
tầng giao thông ở Việt Nam còn thiếu đồng bộ với chất lượng không cao. Điều này khiến cho các
phương tiện 2 bánh nhỏ gọn hấp dẫn hơn so với ô tô.
Ngoài ra, một trong những yếu tố lớn khiến cho các nhà đầu tư nước ngoài ngại đầu tư vào Việt
Nam là yếu tố tham nhũng. Mặc dù đã có những cải thiện trong thời gian gần đây, tuy nhiên Việt
Nam vẫn xếp 123 trên 176 quốc gia về mức độ tham nhũng.
Sự yếu kém của ngành sản xuất linh kiện phụ trợ là một trong những nguyên nhân chính của sự
chậm phát triển của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam. Trong khi tốc độ phát triển của ngành này
ở Thái Lan và Indonesia đạt mức 12.3%/năm từ năm 2010-2013, Việt Nam vẫn còn dậm chân tại


chỗ. Điều này khiến cho các doanh nghiệp lắp ráp phụ thuộc rất lớn vào linh kiện nhập khẩu.
Công nghiệp sản xuất phụ tùng ô tô tại Việt Nam còn khá mới mẻ, Nhà nước đã có chủ trương
bảo hộ cho các liên doanh sản xuất ô tô, các hãng đưa ra cam kết ban đầu là sẽ nội địa hóa 40%
sau khi đầu tư vào Việt Nam. Tuy nhiên, tỷ lệ nội địa hóa chỉ đạt 30%. Điều này khiến chi phí sản
xuất ô tô tăng cao gần 20% so với các nước như Inđônêxia, Thái Lan. Phần lớn các nhà sản xuất
trong nước nhập linh kiện rồi tiến hành lắp ráp, khiến chi phí sản xuất tăng cao. Sự yếu kém của
công nghiệp phụ trợ trong ngành sản xuất ô tô đang là trở lực lớn cho sự phát triển của ngành này.
Ngay cả những liên doanh ôtô tên tuổi như Toyota, Ford... có hệ thống các nhà cung cấp linh kiện
lớn cũng chưa thu hút được nhiều doanh nghiệp đầu tư vào Việt Nam. Tuy nhiên, khi Hiệp định
đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) được thực thi, mở cơ hội cho công nghiệp phụ trợ ôtô Việt

Nam vì các nhà sản xuất linh phụ kiện ôtô tại các nước thành viên có thể đầu tư sản xuất tại Việt
Nam. Chẳng hạn như Nhật Bản, để hưởng ưu đãi thuế nhập khẩu 0% vào các quốc gia Mỹ,
Canada và Mexico, tận dụng giá nhân công Việt Nam hiện chỉ bằng 1/5 giá nhân công tại Nhật
Bản. Các linh kiện phụ tùng sản xuất tại VN được lắp ráp vào các ôtô sản xuất tại Nhật Bản hay
các quốc gia thành viên, nếu đạt tỉ lệ 45% sẽ được hưởng thuế suất nhập khẩu 0% khi vào thị
trường các nước thị trường nội khối TPP, đặc biệt là các thị trường lớn nhất thế giới về tiêu thụ
ôtô như Bắc Mỹ và Mexico.
Công nghệ
Ở Việt Nam, công nghệ sản xuất ô tô còn yếu kém so với các nước trong khu vực, trình độ kỹ
thuật còn hạn chế. Đây là thách thức đối với doanh nghiệp. Sau hơn 20 năm hưởng ưu đãi của một
ngành sản xuất mũi nhọn, ngành công nghiệp ô tô Việt Nam vẫn chỉ là một ngành công nghiệp lắp
ráp với công việc chính là nhập khẩu linh kiện, lắp ráp và phân phối trên thị trường nội địa.
Ngành công nghiệp linh kiện vô cùng nhỏ bé càng khiến cho mức độ phụ thuộc của công nghiệp ô
tô Việt Nam ngày càng phụ thuộc vào nhập khẩu.
Văn hóa xã hội
Việt Nam là quốc gia có dân số trẻ, lực lượng lao động đông và có giá thành rẻ. Đây là yếu tố thu
hút nhà đầu tư nước ngoài trên khắp thế giới, đặc biệt là các nền kinh tế lớn ở Châu Á như Hàn
Quốc, Nhật Bản, Đài Loan…điều này tạo ra cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận với
công nghệ hiện đại. Tuy nhiên, chất lượng nguồn nhân lực thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu về
trình độ kĩ thuật cao.
Người tiêu dùng Việt Nam có đặc diểm tâm lý ưa chuộng hàng Nhật, tâm lý mua theo yêu cầu
góp ý của đám đông và xem xét công ty sản xuất lâu đời, đảm bảo có phụ tùng thay thế. Tại Việt


Nam, một chiếc xe ôtô có giá trị như một gia tài đối với nhiều người. Chính vì lẽ đó, khi chọn
mua một chiếc xe ôtô, nhiều người thường lựa chọn một chiếc xe dựa trên tiêu chí "sau này bán ít
lỗ/không lỗ". Chính vì lẽ đó, những chiếc Toyota vốn được ưa chuộng từ những năm của thâp
niên 90 lập tức trở thành những món hàng trong tầm lựa chọn của khách hàng Việt bởi đáp ứng
được yêu cầu chi phí vận hành rẻ, chất lượng bền và đặc biệt là bán không mất giá nhiều.
2.1.2. Môi trường vi mô

Đối thủ cạnh tranh trực tiếp
Thị trường xe trong nước đặc trưng bởi hai dòng sản phẩm chính là xe thương mại và xe du lịch.
Dòng xe thương mại với các sản phẩm xe tải và xe buýt vẫn đang được kiểm soát bởi Trường Hải
(Thaco). Hoàng Huy (HHS) với xe tải Dongfeng nhập khẩu từ Trung Quốc mặc dù đã có những
bước phát triển mạnh mẽ nhưng vẫn chưa gây ra nhiều áp lực với THACO. Về dòng xe du lịch,
Toyota Việt Nam vẫn đang dẫn đầu nhưng đang vấp phải sự cạnh tranh quyết liệt của Trường Hải.
Các dòng xe du lịch nhập khẩu nguyên chiếc khác như Mercedes Benz (Hàng Xanh), Toyota
(Savico)… vẫn đang có khoảng cách khá xa với hai công ty trên.

Biểu đồ 2.4: Doanh số bán hàng 6 tháng đầu năm 2014
(Nguồn: />Theo VAMA tính đến hết tháng 11/2015, Thaco tiếp tục dẫn đầu toàn thị trường xe với 38,2% thị
phần. Toyota đứng thứ 2 với 24,3% thị phần; tăng trưởng 24% so với cùng kỳ năm 2014. Đứng ở
vị trí thứ 3 là Ford với 9,8% thị phần; tăng trưởng 47%. Honda đứng ở vị trí thứ 4 với 4% thị
phần; tăng trưởng 31% so với cùng kỳ năm trước.


Biểu đồ 2.5: Thị phần VAMA 11 tháng năm 2015
(Nguồn: />Đối thủ tiềm năng
Ô tô sản xuất trong nước đang được sự bảo hộ của nhà nước với mức thuế suất nhập khẩu 50%.
Theo lộ trình cắt giảm thuế trong AFTA, thuế nhập khẩu tiếp tục giữ 50% trong năm 2015, giảm
còn 40% trong năm 2016, 30% trong năm 2017 và 0% vào năm 2018. Lộ trình này áp dụng cho
hầu hết các loại xe trên thị trường Việt Nam. Hiện nay, ô tô lắp ráp trong nước đang rẻ hơn so với
nhập khẩu (có thuế) từ Thái Lan, Indonesia khoảng 5%-10%. Như vậy, khi thuế suất nhập khẩu
tiếp tục giảm đến mức 30% thì xe nhập khẩu sẽ có giá tương đương xe lắp ráp trong nước. Nếu
không có hỗ trợ của Chính phủ và nỗ lực của doanh nghiệp thì xe nhập khẩu sẽ hoàn toàn đánh
bại xe trong nước, đặc biệt là xe nhập khẩu từ các nước ASEAN.
Sản phẩm thay thế
Hiện nay, ô tô vẫn được coi là mặt hàng xa xỉ so với khả năng của đại bộ phận dân số Việt Nam.
Xe máy và các phương tiện khác là sản phẩm thay thế rất tốt cho ô tô. Tuy nhiên, hầu hết các
doanh nghiệp ô tô Việt Nam đang không chịu nhiều áp lực từ sản phẩm thay thế do giá ô tô vẫn

rất cao, lợi nhuận vẫn hoàn toàn được đảm bảo.
Khách hàng


Ngành ô tô hiện đã vượt qua vùng đáy khủng hoảng. Nền kinh tế đang trên đà phục hồi, các doanh
nghiệp bắt đầu đầu tư tài sản cố định trong khi nhu cầu của người tiêu dùng tăng lên. Tuy nhiên
phải lưu ý rằng, khách hàng cá nhân có xu hướng chờ đợi xe ô tô nhập khẩu giá rẻ vào Việt Nam.
Vì thế, sức ép từ phía khách hàng ở mức trung bình.
Nhà cung cấp
Hiện tại, ngành ô tô Việt Nam vẫn chủ yếu nhập khẩu, lắp ráp và phân phối. Nhu cầu của thị
trường Việt Nam là không quá lớn, trong khi khả năng sản xuất của nhà cung cấp cũng rất tốt, vì
vậy, áp lực từ nhà cung cấp là không lớn.
2.2.

Nghiên cứu nhu cầu của thị trường ô tô Việt Nam

Việt Nam là một quốc gia có quy mô dân số lớn và dân số trẻ. Đây được coi là một thị trường cực
kì tiềm năng, nhất là khi tỉ lệ sở hữu xe ô tô ở Việt Nam chỉ ở mức 4% và tầng lớp trung lưu đang
phát triển mạnh với nhu cầu tiềm năng rất lớn. Có thể thấy, triển vọng bán hàng của ngành ô tô rất
tích cực. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý một vấn đề là năng lực sản xuất của các doanh nghiệp ô tô
Việt Nam còn rất hạn chế. Do đó, triển vọng của các doanh nghiệp nói riêng sẽ phụ thuộc rất lớn
vào chiến lược kinh doanh. Theo dự báo đến 2018, ngành sản xuất ôtô tăng trưởng, tuy nhiên
nhập khẩu tiếp tục hấp dẫn.

Bảng 2.1: Sản lượng xe ô tô Việt Nam
(Nguồn: www.bvsc.com.vn/Handlers/DownloadReport.ashx?ReportID)

.
Bảng 2.2: Tăng trưởng doanh số bán hàng
(Nguồn: www.bvsc.com.vn/Handlers/DownloadReport.ashx?ReportID)

Xu hướng tiêu dùng trên được phản ánh rõ ràng qua cán cân xuất nhập khẩu đối với mặt hàng ô
tô. Việt Nam được dự đoán sẽ tiếp tục là nước nhập siêu ô tô trong thời gian tới. Yếu tố quan
trọng nhất ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu trong thời gian tới là lộ trình cắt giảm thuế


nhập khẩu mặt hàng xe ô tô từ các quốc gia ASEAN theo cam kết ATIGA. Theo đó, tháng 1 năm
2014, Việt Nam đã giảm thuế nhập khẩu từ 10%-15% đối với linh kiện nhập khẩu từ ASEAN và
cam kết cắt giảm hoàn toàn thuế đối với xe nhập khẩu nguyên chiếc vào năm 2018.
Thông tin từ Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) tổng doanh số bán hàng của toàn
thị trường tính đến hết tháng 4/2016 tăng 28% so với cùng kỳ năm 2015. Trước đó, thông tin từ
Thổng cục Thống kê, cho biết thị trường ô tô trong nước đã chi hơn 22 triệu USD để nhập khẩu ô
tô. Cụ thể, nếu như 3 tháng đầu năm nhập khẩu đạt 48.600 xe thì trong tháng 4/2016, tăng lên gần
20.000 xe, tăng 16,4% so với tháng 4/2015 và tăng 23,9% so với 4 tháng đầu năm 2015. Số lượng
ôtô tiêu thụ và số lượng nhập khẩu ô tô tăng mạnh, và được dự báo sẽ còn tăng trưởng với mức
cao là do để tận dụng ưu đãi thuế trước khi Thuế Tiêu thụ đặc biệt sẽ được điều chỉnh vào
1/7/2016 tới đây. sự xâm nhập của ô tô nhập khẩu và tăng trưởng của doanh số bán hàng cũng tạo
ra nhiều cơ hội cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam. Với sự tăng trưởng của tiêu dùng xe ô tô,
nhu cầu về dịch vụ sau bán hàng là yếu tố tất yếu. Vì vậy, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đi
kèm sẽ có cơ hội mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. Ngành công nghiệp sản xuất hàng phụ trợ
cũng có cơ hội phát triển khi được tiếp cận với nhu cầu đủ lớn để các doanh nghiệp này đầu tư
dây chuyền sản xuất hiện đại. Có thể thấy, sức ép hội nhập một mặt sẽ khiến các doanh nghiệp
nhỏ, sức cạnh tranh yếu phải rút lui khỏi ngành, mặt khác sẽ là động lực và là cơ hội phát triển
cho các doanh nghiệp có đủ tiềm lực và sự nhạy bén.
Theo đánh giá Vaughan Ryan - CEO Nielsen Vietnam trong hội nghị CEO thường niên “Kinh Tế
Việt Nam – Triển Vọng Năm 2016” diễn ra vào tháng 11/2015, xu hướng người tiêu dùng người
tiêu dùng Việt Nam hiện nay có đủ khả năng tự chủ trong việc mua sắm vì sự bùng nổ của tầng
lớp trung lưu đang diễn ra mạnh mẽ ở khu vực Châu Á nói chung, và ở Việt Nam nói riêng. Vào
năm 2020, tầng lớp trung lưu ở Việt Nam sẽ gấp ba lần hiện tại, đạt đến con số 33 triệu người.
Thứ hai, do gia đình tại Việt Nam không còn nhiều mô thức tập trung nhiều thế hệ mà các thế hệ
trẻ hiện nay tự lập sớm hơn, nên sẽ dẫn đến việc mua sắm cho bản thân nhiều hơn là mua sắm cho

đại gia đình như những năm về trước. Mặc dù ưu tiên hàng đầu của người tiêu dùng Việt Nam vẫn
là việc để dành tiền vào tiết kiệm, thế nhưng chi tiêu cho những sản phẩm phục vụ cho cuộc sống
chất lượng hơn như là các sản phẩm công nghệ, xe ô tô, sản phẩm gia dụng như tủ lạnh, tivi và
các chuyến du lịch được tăng lên rõ rệt trong những năm gần đây.
2.3.
Khả năng đáp ứng nhu cầu ô tô trên thị trường Việt Nam
2.3.1. Mức tiêu thụ ô tô Việt Nam
Theo báo cáo của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), năm 2015 Việt Nam tiêu thụ
244.914 xe tăng 55% so với năm 2014. Theo cơ cấu sản lượng tiêu thụ theo nhà sản xuất thì số


lượng ô tô tiêu thụ của các công ty thành viên VAMA là 208.568 xe chiếm tỷ trọng 85,16% và
của các công ty khác là 36.346 xe chiếm tỷ trọng 14,84%.

Biểu đồ 2.6: Cơ cấu sản lượng tiêu thụ ô tô theo nhà sản xuất

Biểu đồ 2.7: Cơ cấu lượng tiêu thụ ô tô theo nguồn gốc xuất xứ
Sản lượng tiêu thụ các ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước đạt 173,400 chiếc, chiếm tỷ trọng 70.7%
sản lượng tiêu thụ của toàn thị trường, trong khi sản lượng tiêu thụ của ô tô nhập khẩu nguyên
chiếc đạt 71,874 chiếc, chiếm 29.3%.

Biểu đồ 2.8: Cơ cấu sản lượng tiêu thụ ô tô theo chủng loại
Sản lượng ô tô bán ra năm 2015 có 143.392 xe du lịch, 93.105 xe thương mại, 8.417 xe chuyên
dụng.
Ba tháng đầu năm 2016 số lượng xe tiêu thụ là 59.685 xe bao gồm 33.782 xe du lịch, 22.005 xe
thương mại, 3.898 xe chuyên dụng. Lượng xe bán ra trong 3 tháng đầu năm 2016 tăng 22,54% so
với cùng kỳ năm ngoái. Qua số liệu do VAMA công bố ta có thể thấy được nhu cầu tiêu thụ xe ô
tô của Việt Nam vẫn đang có dấu hiệu gia tăng khi mà mức thu nhập đầu người GDP per capital
cả nước của Việt Nam hiện nay đã trên 2000 USD/năm. Bên cạnh đó lượng tiêu thụ xe ô tô của
Việt Nam được dự báo sẽ tiếp tục tăng khi mà GDP per capital cả nước của Việt Nam đạt đến

mức 3000 USD như đã nói ở phần trên. Đồng thời theo lộ trình cắt giảm thuế thì đến năm 2018
thuế nhập khẩu của các loại xe nhập khẩu từ khu vực ASEAN sẽ giảm về 0% và điều chỉnh thuế
tiêu thụ đặc biệt từ tháng 07/2016 giảm thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các dòng xe có dung tích
nhỏ. Khi đó nhu cầu tiêu thụ xe của Việt Nam được dự đoán sẽ bùng nổ, người tiêu dùng sẽ có cơ
hội sở hữu xe ô tô khi mà giá xe sẽ rẻ hơn rất nhiều so với hiện nay và thu nhập tăng lên nhu cầu
sở hữu xe ô tô cũng tăng.
2.3.2. Khả năng đáp ứng nhu cầu ô tô trên thị trường Việt Nam
Công nghiệp ô tô Việt Nam hiện nay chủ yếu chịu sự chi phối của 19 nhà sản xuất là thành viên
của VAMA (gồm 13 doanh nghiệp liên doanh và 6 doanh nghiệp trong nước). Các nhà sản xuất


này cùng chia nhau thị trường trên 200.000 xe/năm, với nhiều chủng loại xe khác nhau. Một số
thương hiệu ô tô lớn trên thế giới đã có mặt tại Việt Nam như Toyota, GM, Ford, Honda,
Mercedes-Benz..

Biểu đồ 2.9: Số lượng ô tô nhập khẩu nguyên chiếc các loại
Theo số liệu của Tổng cục hải quan Việt Nam năm 2015 Việt Nam nhập khẩu 125.663 xe ô tô các
loại tăng 76,88% so với năm 2014 và trong quý I/2016 tiếp tục nhập khẩu thêm 19.738 xe. Số
lượng nhập khẩu xe ngoại của Việt Nam trong những năm qua luôn tăng bất chấp thuế nhập khẩu
và tiêu thụ đặc biệt vẫn ở mức cao.
Tuy số lượng tiêu thụ xe ô tô của Việt Nam gia tăng trong những năm gần đây và được dự báo sẽ
gia tăng mạnh mẽ trong thời gian tới nhưng ngành ô tô của Việt Nam cũng đang đứng trước thách
thức rất lớn. Ngành công nghiệp ô tô ở Việt Nam sau gần 20 năm xây dựng tốc độ phát triển của
ngành chậm hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực. Những nước trong khu vực ASEAN
như Thái Lan, Indonesia cũng xuất phát điểm từ nước nhập khẩu sau thời gian phát triển ngành
công nghiệp ô tô hiện nay đã tham gia vào hàng ngũ những quốc gia xuất khẩu ô tô tuy sản lượng
xuất khẩu vẫn chưa chiếm tỷ trọng lớn trên thế giới. Trong khi đó ngành công nghiệp ô tô của
Việt Nam hiện nay vẫn mới phát triển đến trình độ lắp ráp xe và linh kiện vẫn phải nhập khẩu.
Ngành công nghiệp phụ trợ ô tô chưa phát triển mặc dù số lượng DN tham gia ngành công nghiệp
phụ trợ này đến nay khoảng 210 DN. Nhưng những DN này chủ yếu thuộc loại vừa và nhỏ và chỉ

sản xuất được một số ít chủng loại phụ tùng đơn giản, có hàm lượng công nghệ thấp như gương,
kính, ghế ngồi, bộ dây điện, ắc quy, sản phẩm nhựa…, một số DN đầu tư dây chuyền dập thân, vỏ
xe. Tỷ lệ nội địa hóa vẫn thấp so với mục tiêu đề ra là 40% vào năm 2005 và 60% vào năm 2010
đối với loại xe thông dụng như xe tải, xe khách, xe con.
Nếu không có chính sách phát triển ngành công nghiệp phụ trợ thì khi thuế nhập khẩu ô tô từ các
nước trong khu vực ASEAN giảm xuống bằng 0% năm 2018 và lộ trình cắt giảm thuế khi Việt
Nam gia nhập TPP thì khi đó nếu giá xe nhập khẩu rẻ hơn xe lắp ráp trong nước thì các doanh
nghiệp FDI có khả năng sẽ dịch chuyển sản xuất sang Thái Lan, Indonesia và xuất khẩu xe vào
Việt Nam.
2.4.

Đánh giá khả năng phát triển của Toyota ở Việt Nam


Biểu đồ 2.10: Sản lượng tiêu thụ ô tô của VAMA
Thaco, Toyota và Ford là 3 thương hiệu được tiêu thụ mạnh nhất trên thị trường, với doanh số
năm 2015 lần lượt đạt 80,421 chiếc (chiếm tỷ trọng 32.8% tổng sản lượng ô tô tiêu thụ toàn
ngành), 50,285 chiếc (chiếm 20.5%) và 20,740 chiếc (chiếm 8.5%)
Ngay trong tháng đầu năm 2016, Toyota có sản lượng bán ra tăng 17% so với cùng kỳ năm ngoái
với tổng cộng 5.001 chiếc được bán ra.
Trong đó, mức sản lượng bán hàng của phân khúc xe du lịch đạt 2.625 chiếc, tăng 8% so với
tháng 1/2015. Mẫu sedan cỡ nhỏ Vios tiếp tục giữ vị trí dẫn đầu với 1.456 chiếc được bán ra, tăng
32%. Đứng thứ hai là mẫu sedan cỡ trung cao cấp Camry với sản lượng bán hàng 520 chiếc, tăng
157% so với cùng kỳ năm ngoái. Đặc biệt, ở phân khúc xe thương mại, tổng sản lượng bán hàng
mà Toyota Việt Nam đạt được trong tháng đầu năm là 2.376 chiếc, tăng 30%. Tại phân khúc này,
hai mẫu xe đa dụng là Innova và Fortuner tiếp tục khẳng định vị thế của mình với mức sản lượng
bán hàng lần lượt đạt 983 chiếc và 950 chiếc, cùng sở hữu tỷ lệ tăng trưởng 27%. Trong nhóm xe
được Toyota Việt Nam nhập khẩu nguyên chiếc (CBU), mẫu xe bán tải Hilux thế hệ mới chính là
cái tên đáng chú ý nhất với 278 chiếc được bán ra.
Như vậy, từ khi ra mắt thị trường hồi tháng 10/2015, Hilux đạt sản lượng bán hàng cộng dồn gần

1.000 chiếc. Đây cũng là mẫu xe CBU bán chạy nhất mang thương hiệu Toyota tại thị trường Việt
Nam thời điểm này.
Các mẫu xe nhập khẩu khác như Yaris, Prado, Hiace và Land Cruiser lần lượt đạt mức sản lượng
bán hàng 223 chiếc, 86 chiếc, 27 chiếc và 52 chiếc trong tháng 1/2016. Tháng đầu năm nay cũng


chứng kiến lượng xe Lexus được giao đến tay khách hàng đạt mức kỷ lục với 226 chiếc, qua đó
nâng mức sản lượng bán hàng của thương hiệu hạng sang này tại thị trường Việt Nam lên 1.572
chiếc sau 2 năm hoạt động.
Hiện tại, Lexus Việt Nam đang phân phối chính hãng 8 mẫu xe khác nhau, bao gồm ES350,
ES250, GS350, LS460L, RX350, RX200t, LX570, GX460 và NX200t. (Nguồn: VAMA).
Nhờ hoạt động của xưởng Dập năm 2013 và Trung tâm xuất khẩu phụ tùng ô tô năm 2007, cũng
như đẩy mạnh hoạt động để nâng cao nội địa hóa tại nhà máy, TMV trở thành nhà sản xuất ô tô có
tỷ lệ nội địa hóa cao nhất tại Việt Nam, đạt từ 19% đến 37% tùy theo từng mẫu xe (theo phương
pháp tính giá trị của ASEAN). Hiện tại TMV đang lắp ráp 5 mẫu xe tại Việt Nam bao gồm:
Camry, Corolla, Vios, Innova và Fortuner. Tất cả các mẫu xe trên đều có tỷ lệ nội địa hóa ở mức
cao. Đặc biệt, với những nỗ lực đưa Xưởng Sản Xuất Khung Gầm Xe đầu tiên tại Việt Nam đi
vào hoạt động vào tháng 9 năm 2008, tỷ lệ nội địa hóa của Innova đã đạt 37%.
Bên cạnh đó, để thúc đẩy ngành công nghiệp phụ trợ, cùng với việc không ngừng tìm kiếm các
nhà cung cấp phụ tùng trong nước, TMV đã nỗ lực mời gọi thành công các công ty cung cấp phụ
tùng ô tô thuộc tập đoàn Toyota đầu tư vào Việt Nam như Denso, Toyota Boshoku Hải Phòng,
Toyota Gosei Hải Phòng… để phục vụ cho sản xuất trong nước cũng như xuất khẩu phụ tùng ô tô
ra toàn cầu.
Tại nhà máy, TMV còn thực hiện sản xuất, chế tạo nhiều linh kiện, phụ tùng khác ngay tại nhà
máy TMV như: Khung xe, Ống dầu, Ống xả…Hiện tại, TMV vẫn không ngừng nghiên cứu để
đưa thêm nhiều chủng loại chi tiết vào sản xuất, chế tạo tại nhà máy TMV, góp phần nâng cao tỷ
lệ nội địa hóa của công ty và góp phần vào sự phát triển chung của ngành công nghiệp ô tô Việt
Nam.
Hiện tại, TMV vẫn không ngừng nghiên cứu và tìm kiếm thêm các nhà cung cấp nội địa nhằm
nâng cao tỷ lệ nội địa hóa cho sản phẩm của công ty nói riêng và góp phần vào sự phát triển

chung của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam nói chung.
3. Chiến lược đầu tư của Toyota vào Việt Nam
3.1.
Mục tiêu định hướng phát triển của Toyota trên thị trường Việt Nam
Trong quá trình hoạt động tại Việt Nam, Toyota Việt Nam đã đề ra những mục tiêu để phấn đấu
và thực hiện trong quá trình đầu tư thông qua các nhiệm vụ như sau:


Nổ lực để mang lại sự hài lòng tuyệt đối cho khách hàng




Phấn đấu trở thành một công dân tốt với nhiều đóng góp xã hội để nâng cao chất lượng




cuộc sống
Mang lại những đóng góp thiết thực cho sự phát triển của nên công nghiệp trong nước
Bổ sung kiến thức, nâng cao chất lượng đào tạo ngang tầm quốc tế, đồng thời xây dựng



cuộc sống tốt đẹp hơn cho các nhân viên Việt Nam làm việc tại Toyota
Phát triển công ty ngày càng lớn mạnh lâu dài và bền vững ở Việt Nam

Những nhiệm vụ trên mà Toyota Việt Nam vạch ra có sự nhất quán với nhiệm vụ chung mà tập
đoàn Toyota luôn hướng tới ở 3 nhóm đối tượng chính: khách hàng, xã hội và nội bộ công ty.
Có thể nói, những tuyên bố của Toyota Việt Nam đã đạt được sự cân bằng, hài hòa giữa trách

nhiệm Công ty và trách nhiệm Xã hội; giữa nhiệm vụ tập đoàn và nhiệm vụ công dân. Các nhiệm
vụ này thể hiện gắn kết giữa mục tiêu lợi nhuận và mục tiêu Kinh tế - Xã hội mà Toyota Việt
Nam cam kết trong dài hạn.
Thông qua những tuyên bố trên, ngay từ đầu Toyota Việt Nam đã thu hút được sự chú ý của tất cả
các nhóm đối tượng có liên quan, với cảm nhận về một công ty có trách nhiệm, có uy tín, hoạt
động trên tinh thần nghiêm túc, cầu tiến và phát triển bền vững. Đó cũng là một cách gián tiếp
quảng bá cho thương hiệu Toyota.
Ngay từ khi bắt đầu hoạt động tại Việt Nam, Toyota VN đã xác định được tầm nhìn dài hạn cho
công ty của mình. Đó là: “Phấn đấu nỗ lực để trở thành công ty dẫn đầu thị trường Việt Nam về
sản xuất và kinh doanh xe hơi”.
“Dẫn đầu thị trường” là mục tiêu chung cao nhất tạo động lực cho toàn bộ cán bộ và nhân viên
của Toyota VN phấn đấu nỗ lực để đạt được. Nhờ vậy mà các nguồn lực bên trong của công ty
được huy động và tận dụng triệt để. Đối với môi trường bên ngoài, mục tiêu của Toyota VN là sự
khẳng định của một thương hiệu toàn cầu tại thị trường Việt Nam đối với các đối thủ cạnh tranh
khác.
Hiện tại, Toyota đã chiếm lĩnh thị trường Việt Nam. Do đó, mục tiêu hiện tại của Toyota Việt
Nam là hướng tới sự phát triển bền vững và giữ vững “Thương hiệu xe hơi được yêu mến nhất”
tại Việt Nam.
3.1.1. Vai trò và nhiệm vụ của các đơn vị chức năng Toyota
Để đạt được những mục tiêu của mình, Toyota đã xây dựng và đề ra các mục tiêu, nhiệm vụ của
các đơn vị kinh doanh chiến lược với các chiến lược cấp chức năng như:


×