Tải bản đầy đủ (.docx) (55 trang)

Tìm hiểu về wordpress, ứng dựng thiết kế giao diện cho website bán hàng tại công ty TNHH thịnh hưng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.6 MB, 55 trang )

MỤC LỤC

1


LỜI NÓI ĐẦU
Trong thời buổi hiện nay, khi mà công nghệ phát triển,
thương mại điện tử ngày càng phát triển trên thế giới cũng như
Việt Nam và dần khẳng định được vị thế của mình trong nền kinh
tế thị trường. Cùng với đó là sự ra đời của các ngôn ngữ lâp trình
cho phép thiết kế và xây dựng các ứng dụng thương mại điện tử
dưới nhiều hình thức khác nhau. Và một trong những ứng dụng
của thương mại điện tử phổ biến ở nước ta là dịch vụ bán hàng
qua mạng internet. Dịch vụ này cho phép người dùng tìm kiếm
chọn lựa sản phẩm để mua, thực hiện giao dịch mà không cần
phải trực tiếp đến cửa hàng, mà chỉ cần sử dụng một thiết bị
máy tính có kết nối internet. Tuy nhiên hiện nay dịch vụ này vẫn
còn khá mới với nhiều người tiêu dung nước ta, đặc biệt là những
người không có kiến thức về tin học nói chung và thương mại
điện tử nói riêng. Nên hiện giờ các đối tượng chính của thương
mại điện tử vẫn chủ yếu là tầng lớp tri thức và học sinh,sinh
viên. Là những người sinh viên, cũng có chút kiến thức về tin học
cũng như tiếp xúc với thương mại điện tử tuy nhiên đôi lúc cũng
gặp một số khó khan trong việc mua bán trên các hệ thống bán
hàng qua mạng hiện tại. Như hình thức thanh toán, nhận hàng,
chất lượng sản phẩm thực tế không được như trên website....
Hiểu được các vấn đề đó cũng như mong muốn đưa thương
mại điện tử đến với nhiều người hơn, em thực hiện đề tài: “Tìm
hiểu về WordPress, ứng dựng thiết kế giao diện cho
website bán hàng tại Công ty TNHH Thịnh Hưng”. Với mục
đích xây dựng một giao diện bán hàng qua mạng uy tín, đơn


giản, thân thiện, cũng như đem lại cho khách hàng những lựa
chọn tối ưu để ngay cả những người không có kiến thức về tin

2


học cũng có thể tham gia mua hàng qua mạng chỉ với một số
thao tác đơn giản.

3


LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn quí thầy cô đã giúp đỡ em thực hiện đề tài này.
Đặc biệt là cô Đào Thị Thu đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, chỉ bảo em trong
suốt thời gian làm đề tài.
Đồng thời em xin trân trọng cảm ơn những tình cảm quí báu mà các thầy
cô trong trường Đại Học Công nghệ thông tin và truyền thông đã truyền đạt
cho em, những kinh nghiệm, kỹ năng và cách thức trong việc xây dựng đề tài
này.
Tuy nhiên, do thời gian có hạn nên em không thể phát huy hết những ý
tưởng, khả năng vào đề tài. Trong quá trình thiết kế website, em không thể tránh
khỏi những sai xót, và em rất mong nhận được sự đóng góp và cảm thông của quí
thầy cô.
Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên

Cao Văn Tú


4


CHƯƠNG 1. TÌM HIỂU TỔNG QUAN VỀ WORDPRESS
1.1. Giới thiệu Wordpress
1.1.1. Wordpress là gì?
WordPress là phần mềm mã nguồn mở được cung cấp miễn phí, sử dụng
ngôn ngữ lập trình PHP và hệ cơ sở dữ liệu MySQL. Do đó, nó thích hợp cho ai
muốn đặt blog trên chính website sử dụng tên miền của riêng mình. Tuy nhiên,
nếu không có tên miền riêng và chịu được một vài hình ảnh quảng cáo đôi khi
xuất hiện, ta vẫn có thể dùng chung với nhà cung cấp Automattic Production tại
địa chỉ tương tự các nhà cung cấp khác.
WordPress là một dạng phần mềm mã nguồn mở, là hậu duệ chính thức
của b2/cafelog, được ra mắt lần đầu tiên vào ngày 27/5/2003 tác giả Matt
Mullenweg và Mike Little. Cái tên WordPress được đề xuất bởi Christine
Selleck, một người bạn của nhà phát triển chính Matt Mullenweg.
WordPress viết bằng PHP và sử dụng hệ quản trị MySQL. WordPress
chạy tốt trên PHP5, hầu hết mọi host (dịch vụ lưu trữ trực tuyến) có PHP đều hỗ
trợ WordPress. Nhiều Host (Godaddy, Host Gator, …) còn có chức năng tự động
cài đặt WordPress.
WordPress để đăng tải thông tin lên mạng, WordPress có chức năng như
mọi Website khác. Nó có thể làm site tin tức, đánh giá, bán hàng… thậm chí là
mạng xã hội.
Ngoài ra, WordPress còn hỗ trợ tạo Blog miễn phí trên WordPress.com
để những ai không có điều kiện tài chính, kỹ thuật, thời gian… có thể sử dụng
được WordPress.
WordPress còn thêm vào một số tính năng nhỏ nhằm hỗ trợ người dùng
trong quá trình sử dụng như khả năng tự động lưu liên tục khi soạn thảo, nạp nội
dung từ blog khác hay chia mục cho bài viết. Tuy nhiên, WordPress lại không có


5


chức năng xem trước (preview) nội dung bài viết của mình, điều gây khó khăn
cho người dùng khi họ cần xem xét và chỉnh sửa.
Các bản nâng cấp chính được chỉ định tên mã (codenames) đại diện cho
các nhạc sĩ nhạc jazz nổi tiếng.
1.1.2. Các tính năng cơ bản của Wordpress
Khi tạo một blog cho riêng mình có thể sẽ có những lý do riêng, nhưng
nếu so với các script và dịch vụ blog khác, có thể chúng ta sẽ thích Wordpress ở
những tính năng dưới đây.


Dễ cài đặt, chỉ cần khởi tạo database, upload và thiết lập tham số trong file
wp-config.php, sau 1,2 lần click chuột, chúng ta đã sẵn sàng để viết blog.



Không giới hạn số lượng category và sub-category: ta có thể tạo vô số
chuyên mục và các chuyên mục con trong các chuyên mục chính mà
không gặp phải bất kì rắc rối nào.Tự động xuất RSS và Atom: giúp cập
nhật các thông tin về blog của mình ngay lập tức.



Sử dụng giao diện XML RPC để trackback và viết bài từ xa.



Có thể đăng bài trên blog từ email.




Hỗ trợ plugin và theme: đây là một điểm mạnh nhất của Wordpress. Nó
tạo cơ hội cho hàng nghìn nhà phát triển cùng tham gia phát triển các
plugin và theme cho Wordpress, làm cho nó càng ngày càng phong phú về
tính năng và giao diện.



Có thể nhập dữ liệu từ Blogger, Blogware, Bunny’s Technorati Tags,
DotClear, GreyMatter, Jorome’s Keyword, LiveJournal, Movable Type,
TypePad, RSS, Simple Tagging, Textpattern, B2evoluton, v.v. Đây là
chức năng tuyệt vời nếu như chúng ta muốn chuyển từ một blog khác sang
sử dụng Wordpress, nó giúp lại lấy lại tất cả các bài viết trên các blog
khác để chuyển qua Wordpress.

6




Rất nhiều tài liệu hướng dẫn để giúp phát triển thêm tính năng, và nhiều
bộ API để mở rộng.



Dễ quản lý và duy trì mà chẳng cần phải có nhiều kĩ năng hay kinh
nghiệm




Khả năng tìm kiếm trên blog rất tốt.



Xuất bản nội dung ngay lập tức bất kể chiều dài của bài viết là bao nhiêu.



Hỗ trợ viết blog đa ngôn ngữ.



Administration Panel được tổ chức rất tốt với rất nhiều tính năng nhưng
lại dễ hiểu và dễ sử dụng.



Quản lý liên kết dễ dàng.
Với sự trợ giúp của các plugin và rất nhiều bộ API, ta có thể chỉnh sửa

Wordpress tùy thích theo nhu cầu của mình, và thậm chí ta cũng có thể sử dụng
Wordpress để làm một website hoàn chỉnh. Wordpress có hàng ngàn plugin và
theme, cộng với một đồng người sử dụng cực kì đông đảo luôn sẵn sàng góp sức
phát triển, điều này làm cho Wordpress ngày càng lớn mạnh thể hiện vai trò số 1
của mình.
1.1.3. Ưu điểm của wordpress



Dễ sử dụng:
WordPress được phát triển nhằm phục vụ đối tượng người dùng phổ

thông, không có nhiều kiến thức về lập trình website nâng cao. Các thao tác trong
WordPress rất đơn giản, giao diện quản trị trực quan giúp ta có thể nắm rõ cơ cấu
quản lý một website WordPress trong thời gian ngắn. Về cách cài đặt lại càng dễ
hơn, ta có thể tự cài đặt một website WordPress trên host (máy chủ) riêng của
mình và tự vận hành nó sau vài cú click.


Cộng đồng hỗ trợ đông đảo:
Là một mã nguồn CMS mở phổ biến nhất thế giới, điều này cũng có nghĩa

là ta sẽ được cộng đồng người sử dụng WordPress hỗ trợ khi gặp phải các khó
7


khăn trong quá trình sử dụng. Nếu có khả năng tiếng Anh tốt, ta có thể dễ dàng
tìm câu trả lời cho vấn đề mình đang gặp phải trên Google chỉ với vài từ khóa tìm
kiếm.


Nhiều gói giao diện có sẵn:
Trong khi sử dụng WordPress, khái niệm giao diện cho website

WordPress thường được gọi là theme. Hiện nay WordPress có rất nhiều theme
miễn phí khác nhau để chúng ta có thể dễ dàng thay đổi “da thịt” của website
mình chỉ với vài cú click mà không cần bận tâm việc làm sao để thiết kế một
theme cho riêng mình. Còn nếu muốn website của mình đẹp và chuyên nghiệp
hơn, ta có thể mua các theme trả phí với giá bán dao động từ $30 đến $65.



Nhiều plugin hỗ trợ:
Plugin nghĩa là một trình cắm thêm vào website để bổ sung các chức năng

mà mình cần. Ví dụ mặc định sau khi cài website WordPress, ta sẽ không có
chức năng hiển thị các bài viết liên quan ở dưới mỗi bài viết, nhưng với nhiều
plugin miễn phí hỗ trợ thì có thể dễ dàng cài thêm một plugin miễn phí để
website mình có chức năng đó. Tương tự với theme, cũng có rất nhiều plugin trả
phí mang những tính năng rất độc đáo và có ích vào website và nó sẽ có giá
khoảng từ $10 đến $80 tùy theo độ phức tạp.


Dễ phát triển cho lập trình viên:
Nếu là một người có am hiểu về việc làm website như thành thạo HTML,

CSS, PHP thì ta có thể dễ dàng mở rộng website WordPress của mình ra với rất
nhiều tính năng vô cùng có ích. Cách phát triển cũng rất đơn giản vì WordPress
là một mã nguồn mở nên ta có thể dễ dàng hiểu được cách hoạt động của nó và
phát triển thêm các tính năng.

8




Dễ dàng Việt Hóa:
Dĩ nhiên mặc định mã nguồn WordPress là tiếng Anh, nhưng nếu ta có

nhu cầu Việt hóa lại WordPress thì có thể dễ dàng tự làm.



Có thể làm nhiều loại website:
Dùng WordPress không có nghĩa là ta chỉ có thể làm blog cá nhân, mà có

thể biến website mình thành một trang bán hàng, một website giới thiệu công ty,
một tờ tạp chí online bằng việc sử dụng kết hợp các theme và plugin với nhau.
Tuy nhiên để làm được, ta nên chắc chắn là đã hiểu được WordPress chứ đừng
vội một bước lên mây để nhận các cảm giác thất vọng vì độ phức tạp của nó.
1.2. Các công cụ cần thiết khi làm việc với wordpress


FileZilla – Phần mềm trao đổi dữ liệu lên hosting/server theo giao thức
FTP:
FTP (viết tắt của File Transfer Protocol dịch ra là "Giao thức truyền tập

tin") thường được dùng để trao đổi tập tin qua mạng lưới truyền thông dùng giao
thức TCP/IP (chẳng hạn như Internet - mạng ngoại bộ - hoặc Intranet - mạng nội
bộ). Hoạt động của FTP cần có hai máy tính, một máy chủ và một máy
khách). Máy chủ FTP, dùng chạy phần mềm cung cấp dịch vụ FTP, gọi là trình
chủ, lắng nghe yêu cầu về dịch vụ của các máy tính khác trên mạng lưới. Máy
khách chạy phần mềm FTP dành cho người sử dụng dịch vụ, gọi là trình khách,
thì khởi đầu một liên kết với máy chủ. Một khi hai máy đã liên kết với nhau, máy
khách có thể xử lý một số thao tác về tập tin, như tải tập tin lên máy chủ, tải tập
tin từ máy chủ xuống máy của mình, đổi tên của tập tin, hoặc xóa tập tin ở máy
chủ
Và phần mềm FileZilla này sẽ hỗ trợ chúng ta upload các tập tin, thư mục
ở máy tính lên hosting để hoạt động trên web.

9





XAMPP – Phần mềm tạo localhost:
WordPress.org sẽ chạy trên một hosting cá nhân để có thể hoạt động được.

Muốn có hosting thì chúng ta hầu như là phải mua hoặc có thể dùng các hosting
miễn phí. Nhưng nếu chưa có host thì có ta thể lấy chính máy tính cá nhân của
mình làm host rồi chạy website trên đó, nhưng chỉ mỗi mình nhìn thấy thôi, nó
được gọi là localhost.
Localhost thường được dùng vào 2 mục đích:
-

Để học WordPress, vì ta không cần phải mất tiền mua host, mà lại nhanh

và thuận tiện.
- Để nghiên cứu hoặc thử nghiệm cái gì đó ở WordPress.
• Hosting:
Chúng ta có thể hiểu đơn giản Hosting là dịch vụ lưu trữ các trang web
trên máy chủ kết nối Internet. Nếu muốn có một website thì điều chắc chắn là ta
phải có hosting chứ không phải chỉ làm WordPress mới cần một cái host


Domain – Tên miền:
Domain là một cái tên để thay thế cho một địa chỉ gốc của host dẫn tới

trang web của mình, tức là khi mua host ta vẫn có thể vào được web nhưng phải
vào bằng IP của host.
Domain thường chia làm 3 phần chính:

www.tên-miền.com
-

www: phần này được gọi là tiền tố của domain.

-

tên-miền: phần này được gọi là trung tố của domain.

-

com: phần này được gọi là hậu tố (hay còn được gọi là đuôi) của domain.

1.3. Hướng dẫn cài đặt WordPress vào localhost XAMPP
10


Khởi động Localhost

Hình 1.1. Giao diện XAMPP
Khi mới mở XAMPP lên ta sẽ thấy hai ứng dụng Apache và MySQL có
nút Start, đó là dấu hiệu bảo 2 ứng dụng này chưa được khởi động, hãy ấn vào
nút Start của từng ứng dụng để khởi động Webserver Apache và MySQL Server
lên thì mới chạy được localhost.
Nếu cả hai ứng dụng chuyển sang màu xanh như hình dưới là đã khởi
động thành công.

Hình 1.2. Giao diện XAMPP khi khởi động Apache và MySQL
11



Sau đó chúng ta truy cập vào localhost với đường dẫn sau để tạo database
http://localhost/phpmyadmin. Tiếp theo chúng ta nhấp vào menu database.

Hình 1.3. Create Database
Tại đây ở phần Create databsae, ta nhập tên database cần tạo vào ô
Database name, phần Collation chọn là utf8_unicode_ci như hình dưới rồi ấn
nút Create kế bên
Tạo xong ta nhìn bên menu tay trái, nếu nó xuất hiện tên database vừa tạo
là thành công. Vậy bây giờ, chúng ta có một databse với các thông tin như:


Database Host: localhost



Database user: root



Database password: trống



Database name: thoitrang

Để cài Wordpress lên localhost ta làm như sau:
Bước 1. Tải mã nguồn từ website WordPress.org
Đầu tiên ta vào trang và download phiên bản
wordpress về

Sau đó giải nén ra ta sẽ có được một thư mục mang tên “wordpress“. Có
thể thư mục wordpress này sẽ được lồng trong một thư mục khác tên là

12


wordpress-x (x ở đây là số phiên bản), nhưng nói chung ta cứ vào sẽ có được một
thư mục tên wordpress như hình dưới.

Hình 1.4. Thư mục wordpress
Bước 2. Copy mã nguồn WordPress vào Localhost
Bây giờ ta copy thư mục này vào thư mục theo đường dẫn
C:\xampp\htdocs và sau đó ta đổi tên thư mục wordpress bên trên thành tên
database mà lúc trước ta đã tạo:

Hình 1.5. Thư mục htdocs
Bước 3. Chạy website để cài đặt
Sau khi copy xong, ta truy cập vào website với đường dẫn
http://localhost/thoitrang. Lúc này, nó sẽ hiện ra bảng chọn ngôn ngữ cần cài đặt
cho WordPress, hãy chọn là English và ấn Continue

13


Hình 1.6. Chọn ngôn ngữ cài đặt wordpress
Tiếp theo hãy nhấn Let’s Go :

Hình 1.7. Nhấn Let’s go để tiếp tục

14



Và bây giờ là nhập thông tin database:

Hình 1.8. Nhập thông tin
Ở bước này ta cần chú ý:
User Name của database luôn là root, Password để trống và Database
Host luôn là localhost.
Table Prefix nghĩa là tiền tố của database chứa dữ liệu WordPress, mặc
định nó sẽ là wp_, chúng ta có thể đổi nó thành bất cứ cái gì nhưng phải bắt buộc
có _ đằng sau.
Khi nhập xong thông tin database, hãy ấn nút Submit để làm bước kế tiếp.
Nếu bước kế tiếp nó hiện ra như hình dưới thì nghĩa là chúng ta đã nhập thông tin
database chính xác, hãy ấn nút Run the install để bắt đầu cài đặt.

15


Hình 1.9. Nhấn Run the install để cài đặt
Ở bước cài đặt này, chúng ta sẽ cần phải thiết lập các thông tin quan trọng
cho website như Tên của website, tên tài khoản admin và mật khẩu,…Nhập xong
hãy ấn nút Install WordPress.

Hình 1.10. Nhập thông tin cho website
Và nếu nó hiện chữ Success! như thế này là ta đã cài đặt thành công, click
vào nút Log in để đăng nhập vào bảng quản trị WordPress.

16



Hình 1.11. Cài đặt thành công
Và đây là giao diện trang quản trị của WordPress:

Hình 1.12. Giao diện trang quản trị của WordPress
1.4. Tìm hiểu về plugin Woocommerce
1.4.1. Plugin wordpress là gì?
Plugin là một thành phần mở rộng nhỏ được lập trình riêng dựa trên các
API và những hàm mở có sẵn của WordPress để tạo thành một tính năng nào đó

17


mà mặc định WordPress không có. Nói dễ hiểu hơn, plugin chính là một module
bổ sung một chức năng nào đó mà ta có thể cài vào WordPress.
Hiện tại số lượng plugin dành cho WordPress có thể nói là không đến nỗi,
chỉ tính riêng các plugin chính thức có trên thư viện plugin của WordPress.org
thì đã có hàng chục nghìn plugin khác nhau, chưa kể còn rất nhiều plugin trả phí
khác được bán rải rác trên nhiều trang khác nhau.
Tại sao cần thiết sử dụng plugin?
Có thể nói Plugin giống như sự bổ sung sức mạnh chi tiết cho WordPress,
ta muốn SEO cho website cũng cần Plugin, muốn tạo Popup cũng cần dùng
Plugin hoặc muốn tạo tính năng của các trang bán hàng cũng phải sử dụng
Plugin…Tất cả những gì ta muốn làm trên website đều có thể thực hiện thông
qua Plugin, do đó, nó là phần cực kỳ quan trọng cho sự hoạt động và phát triển
của Website WordPress.
1.4.2. Plugin Woocommerce
• Woocommerce là plugin gì?
Woocommerce là một plugin miễn phí được sử dụng để tạo một trang
thương mại điện tử cỡ nhỏ tốt nhất hiện nay trong WordPress. Nó cũng như bao
plugin khác là bổ sung chức năng vào website nhưng nó sẽ bổ sung gần như toàn

diện các chức năng mà một trang bán hàng đơn giản cần có.
Woocommerce sẽ có các chức năng chính như:


Tạo sản phẩm với định dạng thông thường, sản phẩm có thuộc tính,



sản phẩm affiliate và sản phẩm kỹ thuật số (có thể tải về).
Hỗ trợ một số hình thức thanh toán online như PayPal, Credit Card,
CoD, Cash và sẽ càng nhiều hơn khi cài thêm plugin hỗ trợ cho




riêng nó.
Hỗ trợ tự tính thuế sản phẩm hoặc thuế theo đơn hàng.
Hỗ trợ tự tính giá chuyển phát, có rất nhiều loại tính giá chuyển
phát và sẽ đa dạng hơn khi cài thêm plugin như có thể tính giá
chuyển phát dựa theo cân nặng, kích thước, tỉnh thành,…
18




Trang quản lý đơn hàng chuyên nghiệp, lọc đơn hàng thông qua

từng trạng thái.
 Hỗ trợ template hiển thị riêng để có thể tự cấu hình lại template
hiển thị phần shop và sản phẩm, cái này rất có lợi cho lập trình



viên.
Có sẵn nhiều theme và extension (plugin mở rộng) để biến thành

trang shop chuyên nghiệp.
 Và hàng tá các chức năng hay ho khác nữa.
Như vậy với các tính năng kể trên, Woocommerce có thể lựa chọn cho
những ai cần làm một trang shop đơn giản ngay trên website WordPress của
mình để giới thiệu sản phẩm và cho phép khách đặt hàng trực tuyến để bán hàng
tiện lợi hơn.


Hướng dẫn cài đặt plugin Woocommerce
Để cài đặt plugin ta vào phần Gói mở rộng

Hình 1.13. Cài đặt plugin

19

Cài mới


Sau đó tìm kiếm plugin Woocommerce

Cài đặt

Hình 1.14. Tìm kiếm plugin và cài đặt
Bước tiếp theo, ta kích hoạt plugin


Hình 1.15. Kích hoạt plugin

20


Vậy là xong, bây giờ ta có thể tùy chỉnh Woocommerce bằng cách vào
phần cài đặt trong woocommerce

Hình 1.16. Cài đặt woocommerce

21


CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG CHO CÔNG TY
TNHH THỊNH HƯNG
2.1. Xác định các nhóm chức năng của hệ thống và các tác nhân
2.1.1 Các nhóm chức năng của hệ thống
Chức năng của hệ thống có thể chia làm các nhóm chức năng chính như
sau:
1

Nhóm chức năng đăng ký, đăng nhập thành viên

2

Nhóm chức năng xem thông tin, bao gồm xem thông tin giỏ hàng, xem
thông tin đơn hàng, xem thông tin sản phẩm, xem thông tin cá nhân

3


Nhóm chức năng quản lý thông tin, bao gồm quản lý thông tin cá nhân,
quản lý danh sách thành viên, quản lý danh mục sản phẩm

4

Nhóm chức năng mua hàng, tiếp nhận và xử lý đơn hàng

2.1.2. Các tác nhân
KHÁCH HÀNG: là người giao dịch với hệ thống thông qua các đơn đặt
hàng, khách hàng có thể chọn các loại sản phẩm, chọn địa điểm giao hàng. Khách
hàng có thể đăng ký làm thành viên của hệ thống.
NGƯỜI QUẢN LÝ: là người điều hành, quản lý và theo dõi mọi hoạt
động của hệ thống.
NHÂN VIÊN: là người tiếp nhận và xử lý các đơn hàng
THÀNH VIÊN: bao gồm người quản lý, nhân viên và những khách hàng
đã đăng ký. Sau khi đăng nhập để trở thành thành viên, ngoài những chức năng
chung của người sử dụng, còn có thêm một số chức năng khác phục vụ cho công
việc cụ thể của từng đối tượng.
2.2. Xác định các use case, các gói use case và xây dựng biểu đồ use case chi
tiết
2.2.1. Xác định các use case


Tác nhân Khách hàng có các UC sau:
22







o

Đăng ký làm thành viên

o

Xem thông tin sản phẩm

o

Xem thông tin giỏ hàng

o

Chọn sản phẩm cần mua

o

Thêm, bớt sản phẩm trong giỏ hàng

o

Thực hiện việc mua hàng

o

Thanh toán

o


Đăng nhập

o

Xem thông tin cá nhân

o

Sửa đổi thông tin cá nhân

Tác nhân Người quản lý có các UC sau:
o

Tiếp nhận đơn hàng

o

Giao cho nhân viên thực hiện

o

Quản lý danh sách thành viên

o

Quản lý danh mục sản phẩm

o


Đăng nhập

o

Xem thông tin cá nhân

o

Sửa đổi thông tin cá nhân

Tác nhân Nhân viên có các UC sau:
o

Thực hiện việc giao hàng

o

Báo cáo kết quả

o
o

Đăng nhập
Xem thông tin cá nhân
23


Sửa đổi thông tin cá nhân

o


2.2.2. Xác định các gói UC, biểu đồ UC chi tiết
Từ việc phân tích các UC của từng tác nhân, ta xây dựng thành các gói
UC như sau:

Đăng ký, đăng nhập

Quản lý thông tin cá nhân
Quản lý DS thànhQuản
viên lý danh mục sản phẩm

Mua hàng Tiếp nhận và xử lý đơn hàng

Hình 2.1. Các gói UC
2.2.3. Biểu đồ gói use case chi tiết
Từ các gói UC trên, ta xây dựng biểu đồ chi tiết cho từng gói UC:
• Gói UC Đăng ký, đăng nhập
uc Dang ky, dang nhap

Khach hang thanh
v ien

Khach hang

Dang nhap

Dang ky thanh v ien

«include»


Nhap thong tin ca
nhan

Hình 2.2. Biểu đồ UC của gói UC Đăng ký, đăng nhập.
24




Gói UC quản lý thông tin cá nhân
uc QL thong tin ca nhan

Xem thong tin ca
nhan

«include»

Thanh v ien

Dang nhap

«include»
Sua thong tin ca
nhan

«include»

Nhap thong tin ca
nhan


Hình 2.3. Biểu đồ UC của gói UC Quản lý thông tin cá nhân

• Gói UC Quản lý danh sách thành viên
uc QL thanh v ien

Them thanh v ien

«include»
Loai bot thanh v ien
Nguoi quan ly

«include»

Xem thong tin ca
nhan

«include»
Thay doi thong tin
thanh v ien

Hình 2.4. Biểu đồ UC của gói Quản lý danh sách thành viên

25


×