Tải bản đầy đủ (.doc) (89 trang)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP: PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG GHI NHỚ CHO TRẺ CÓ HỘI CHỨNG ĐAO Ở TIỂU HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 89 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
KHOA GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT

MAI THỊ LIỄU

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG GHI NHỚ CHO
TRẺ CÓ HỘI CHỨNG ĐAO Ở TIỂU HỌC

CHUYÊN NGÀNH: GIÁO DỤC TRẺ KHUYẾT TẬT TRÍ TUỆ

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Xuân Hải

Hà Nội, 2015


LỜI CẢM ƠN

Bằng tấm lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi lời cảm ơn chân thành
tới thầy giáo PGS.TS Nguyễn Xuân Hải, người đã quan tâm, tận tình chỉ bảo,
hướng dẫn, giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu đề tài này.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy, cô giáo khoa Giáo dục
Đặc biệt chuyên ngành Giáo dục trẻ khuyết tật trí tuệ của Trường Đại học Sư
phạm Hà Nội đã có nhiều ý kiến đóng góp và giúp đỡ em hoàn thành khóa
luận này.
Em cũng xin chân thành cảm ơn tới các thầy, cô giáo tại Trường Nuôi
dạy trẻ em khiếm thị Hải Phòng và những phụ huynh là cha mẹ của trẻ có hội
chứng đao đang theo học tại Trường Nuôi dạy trẻ em khiếm thị Hải Phòng đã
hết lòng giúp đỡ em trong suốt thời gian thực hiện khóa luận để em thu được
những kết quả tốt nhất cho đề tài của mình.


Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng chắc chắn khóa luận không tránh
khỏi thiếu sót, em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy, cô giáo và
những người quan tâm đến vấn đề được trình bày trong khóa luận.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2015
Sinh viên
Mai Thị Liễu


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TT

Chữ viết tắt

Chữ đầy đủ

1.

CM:

Cha mẹ

2.

GV:

Giáo viên

3.


KTTT:

Khuyết tật trí tuệ

4.

NST:

Nhiễm sắc thể

5.

TB:

Trung bình

6.

TCHT:

Trò chơi học tập

7.

TL:

Tỉ lệ


MỤC LỤC



MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Vấn đề chăm sóc và giáo dục trẻ khuyết tật đang được Đảng, Nhà nước và
xã hội luôn quan tâm. Chủ trương của Đảng, Nhà nước đối với vấn đề người
khuyết tật nói chung và trẻ khuyết tật nói riêng được thể hiện trong hệ thống văn
bản luật và văn bản quy phạm pháp luật: Luật Người khuyết tật 2010 [9]; Hiến
pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 - điều 59; Pháp
lệnh Người tàn tật (1998) - điều 16 [10]. Hệ thống văn bản này đã tạo hành lang
pháp lý quan trọng giúp người khuyết tật tiếp nhận được nhiều hơn sự hỗ trợ của
xã hội cũng như có cơ hội phát triển. Mấy năm trở lại đây, có rất nhiều cuộc hội
thảo quốc tế được tổ chức ở Việt Nam nhằm tạo diễn đàn trao đổi, học hỏi, giao
lưu giữa các nhà khoa học trong nước và quốc tế về chăm sóc và giáo dục cho
trẻ có nhu cầu đặc biệt. Trên khắp cả nước, đã xuất hiện nhiều trường hòa nhập,
bán hòa nhập dành cho trẻ khuyết tật, điều đó tạo cơ hội cho trẻ được học tập,
vui chơi và dần hòa nhập vào cộng đồng xã hội.
Cũng như mọi trẻ em, trẻ khuyết tật nói chung và trẻ có hội chứng Đao
(Down Syndrome) nói riêng đều có nhu cầu được sống, được học tập, được
giao tiếp và trao đổi thông tin với mọi người. Tuy nhiên, trẻ có hội chứng Đao
gặp nhiều khó khăn cả về thể chất và tâm lí nên quá trình nhận thức của trẻ
chậm hơn nhiều so với trẻ khác. Trẻ gặp nhiều khó khăn về thị giác và thính
giác, có sự trì hoãn về ngôn ngữ và giao tiếp, khả năng tập trung chú ý của trẻ
cũng rất hạn chế. Ngoài ra trẻ còn gặp khó khăn trong việc ghi nhớ, trong khả
năng tổng hợp và suy luận [18].
Trí nhớ có liên quan chặt chẽ với toàn bộ đời sống tâm lý của con người.
Trí nhớ là điều kiện không thể thiếu được để con người có đời sống tâm lí bình
thường, để con người phát triển được chức năng tâm lí bậc cao, tích lũy kinh
nghiệm và sử dụng vốn kinh nghiệm trong cuộc sống và hoạt động. Trí nhớ có
1



vai trò đặc biệt quan trọng đối với nhận thức, nhờ đó con người có thể học tập và
phát triển trí tuệ [14]. Qua đây, có thể nhận thấy được tầm quan trọng của trí nhớ
đối với con người nói chung và trẻ khuyết tật nói riêng.
Trí nhớ là một quá trình phức tạp, bao gồm nhiều quá trình thành phần
như: quá trình ghi nhớ, quá trình gìn giữ, quá trình tái hiện và quá trình quên.
Trong đó, ghi nhớ là giai đoạn đầu tiên của một hoạt động nhớ. Ghi nhớ rất
quan trọng và cần thiết để tiếp thu tri thức và tích lũy kinh nghiệm [14].
Trẻ có hội chứng Đao gặp rất nhiều khó khăn trong việc ghi nhớ chắc
chắn kiến thức và tái hiện chúng trong những hoàn cảnh nhất định. Bởi vì, ở
những trẻ này thường suy giảm chức năng của bộ nhớ thính giác ngắn hạn, trí
nhớ nghe của trẻ hạn chế. Chính vì vậy, trẻ chỉ có thể nhắc lại những câu
ngắn, đơn giản mà không thể nhắc lại câu dài và chứa đựng nhiều thông tin.
Khả năng ghi nhớ của đa số trẻ có hội chứng Đao là ghi nhớ máy móc tốt hơn
ghi nhớ có ý nghĩa [18]. Trẻ thường ghi nhớ máy móc một từ, một câu ngắn
mà không hiểu ý nghĩa và cách sử dụng chúng phù hợp với hoàn cảnh. Ghi
nhớ chủ định không tốt hơn ghi nhớ không chủ định, đặc biệt các em thường
khó nhớ nhanh quên tái hiện không chính xác kiến thức [18]. Khi muốn hình
thành ở trẻ có hội chứng Đao một khái niệm hay một kĩ năng mới phải mất
một khoảng thời gian tương đối dài và phải lặp lại thường xuyên. Có thể thấy
rằng, quá trình ghi nhớ rất quan trọng đối với trẻ. Để phát triển và rèn luyện
khả năng ghi nhớ cho trẻ có hội chứng Đao đòi hỏi người giáo viên phải hiểu
đặc điểm nhận thức cũng như khả năng ghi nhớ của trẻ để truyền đạt nội dung
kiến thức dễ nhớ, dễ hiểu nhất đối với trẻ.
Từ những lí do trên, chúng tôi đã quyết định chọn và nghiên cứu đề tài:
“Phát triển khả năng ghi nhớ cho trẻ có hội chứng Đao ở tiểu học”.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng về trẻ có hội chứng Đao,
đặc điểm ghi nhớ của trẻ có hội chứng Đao, đề tài đề xuất một số biện pháp

phát triển khả năng ghi nhớ cho trẻ có hội chứng Đao ở tiểu học.
2


3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình phát triển khả năng ghi nhớ cho trẻ có hội chứng Đao.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp phát triển khả năng ghi nhớ cho trẻ có hội chứng Đao ở tiểu học.
4. Giả thuyết khoa học
Trẻ có hội chứng Đao gặp khó khăn về nhận thức nói chung và khả
năng ghi nhớ nói riêng. Hiện nay, việc phát triển khả năng ghi nhớ cho trẻ có
hội chứng Đao đã được quan tâm nhưng chưa đạt kết quả tốt. Nếu đề xuất và
ứng dụng các biện pháp phù hợp với đặc điểm nhận thức, khả năng, sở thích
và nhu cầu của trẻ thì có thể giúp trẻ có hội chứng Đao phát triển khả năng
ghi nhớ và tiếp thu bài học tốt hơn.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu những vấn đề lí luận về trẻ có hội chứng Đao: khả năng ghi
nhớ; sự phát triển khả năng ghi nhớ của trẻ có hội chứng Đao; các biện pháp
phát triển khả năng ghi nhớ cho trẻ có hội chứng Đao ở tiểu học.
5.2. Nghiên cứu thực trạng phát triển khả năng ghi nhớ của trẻ có hội chứng
Đao và các biện pháp phát triển khả năng ghi nhớ cho trẻ có hội chứng Đao ở
tiểu học; Những thuận lợi và khó khăn trong phát triển khả năng ghi nhớ cho
trẻ có hội chứng Đao ở tiểu học.
5.3. Đề xuất một số biện pháp và bước đầu thực nghiệm các biện pháp phát
triển khả năng ghi nhớ cho trẻ có hội chứng Đao ở tiểu học.
6. Phạm vi nghiên cứu
6.1. Giới hạn về nội dung và địa bàn khảo sát
Đề tài tiến hành tìm hiểu khả năng ghi nhớ và các biện pháp phát triển
khả năng ghi nhớ cho trẻ có hội chứng Đao ở trường Nuôi dạy trẻ em khiếm

thị Hải Phòng.
3


6.2. Giới hạn về khách thể khảo sát
- 20 giáo viên ở trường Nuôi dạy trẻ em khiếm thị Hải Phòng.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận
Mục đích: Xây dựng cơ sở lí luận liên quan đến đề tài, xác định khái
niệm khoa học làm công cụ nghiên cứu cho đề tài.
Phương tiện: Tài liệu, sách, báo, tạp chí, nguồn internet,…
Cách tiến hành: Đọc, thu thập, nghiên cứu, phân tích, so sánh, tổng hợp
thông tin.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp quan sát
Mục đích: Thu thập những biểu hiện liên quan đến đề tài.
Phương tiện: Máy quay phim, máy chụp hình, sổ ghi chép, mẫu quan sát.
Cách tiến hành: Quan sát tại lớp học, ở nhà.
7.2.2.Phương pháp điều tra viết
Mục đích: Thu thập các thông tin liên quan đến đề tài.
Phương tiện: Phiếu điều tra/ phiếu trưng cầu ý kiến.
Cách tiến hành: Phát phiếu điều tra cho các chuyên gia, giáo viên, phụ
huynh và những học sinh có liên quan.
7.2.4. Phương pháp phỏng vấn
Mục đích: Thu nhận thông tin về các vấn đề liên quan.
Phương tiện: Ngôn ngữ, máy thu âm, sổ ghi chép.
Cách tiến hành: Gặp gỡ, trao đổi với các cá nhân có liên quan như: Cha
mẹ, giáo viên,…
7.2.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Mục đích: Xác định hiệu quả của các biện pháp đã đề xuất.


4


Cách tiến hành: Lập kế hoạch thử nghiệm các biện pháp đã đề xuất và
tiến hành thực nghiệm, đánh giá, phân tích kết quả thực nghiệm nhằm xác
định kết quả của các phương pháp đã đề xuất.
Thực nghiệm được tiến hành trên 01 trẻ Đao.
7.3. Phương pháp sử lí số liệu bằng thống kê toán học
Mục đích: Xử lí số liệu thông tin thu được.
Phương tiện: Các công thức thống kê toán học.
Cách tiến hành: Sử dụng các công thức để tính toán, đưa ra kết quả.
7.4. Phương pháp trắc nghiệm
- Sử dụng phiếu bài tập thiết kế nhằm đánh giá khả năng ghi nhớ cho trẻ
có trẻ có hội chứng Đao.
8. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, đề tài gồm 2 chương:
Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của biện pháp phát triển khả năng
ghi nhớ cho trẻ có hội chứng Đao ở tiểu học.
Chương 2. Đề xuất và thực nghiệm một số biện pháp phát triển khả
năng ghi nhớ cho trẻ có hội chứng Đao ở tiểu học.

5


CHƯƠNG 1.
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
CỦA BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG GHI NHỚ
CHO TRẺ CÓ HỘI CHỨNG ĐAO Ở TIỂU HỌC
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.1.1. Nghiên cứu về trí nhớ và ghi nhớ
Trí nhớ là một quá trình tâm lí rất quan trọng đối với con người nói
chung và với trẻ khuyết tật nói riêng. Từ trước đến nay, trí nhớ luôn là một
vấn đề được nhiều nhà khoa học nghiên cứu và đã đạt được một số thành tựu
nhất định . Decarters là một trong những người đầu tiên nghiên cứu về cơ sở
của trí nhớ (cơ sở của việc cất dấu những kinh nghiệm sống) và sau ông là
hàng loạt các nghiên cứu khác về vấn đề trí nhớ được ra đời. Các nhà nghiên
cứu tập trung vào nghiên cứu trí nhớ, có thể khái quát theo hướng sau:
+ Khái niệm, quy luật, vai trò của trí nhớ, phân loại trí nhớ.
+ Ghi nhớ, các loại ghi nhớ, đặc điểm ghi nhớ ở các lứa tuổi.
+ Các yếu tố ảnh hưởng tới trí nhớ và ghi nhớ.
+ Nghiên cứu trí nhớ thông qua sự hình thành và phát triển của trí tuệ
trong mối quan hệ với các hoạt động của con người.
- Có thể kể ra sau đây một số công trình nghiên cứu tiêu biểu về trí nhớ,
ghi nhớ như:
Các tác phẩm về tâm lí học đại cương của các tác giả: Cônêbônion,
Crubeski (1970), D. Levitôp - Tâm lí học sư phạm lứa tuổi. Bên cạnh đó, A.G
Côvaliôp, X.N Sabalin, Ixtonia IM, Đ.B Encônni, A.V. Zaporgietx viết về
đặc điểm chung của lứa tuổi mẫu giáo và nghiên cứu ghi nhớ máy móc và ghi
nhớ có ý nghĩa. V.I Sôbôlavôla - XG bavKhatơva: Những đặc điểm chung trí
nhớ các lứa tuổi. Từ đó, có cơ sở để đề xuất những biện pháp phát triển trí
6


nhớ cho học sinh ở mỗi lứa tuổi khác nhau, phù hợp với khả năng nhận thức
của học sinh các cấp để nâng cao hiệu quả của quá trình giáo dục.
Nghiên cứu ghi nhớ máy móc và ghi nhớ có ý nghĩa ở lớp 5, 6 và 8 của
nhóm nghiên cứu trí nhớ, tổ tâm lí do Phạm Minh Hạc chủ trì - 1963. Đề tài
đã nghiên cứu cơ sở lý luận về trí nhớ, các loại ghi nhớ và sự khác nhau về
khả năng ghi nhớ của học sinh theo từng độ tuổi ở từng loại ghi nhớ.

Nhiều khóa luận của sinh viên khoa Tâm lí Giáo dục của Trường Đại
học Sư phạm Hà Nội nghiên cứu về trí nhớ của học sinh các cấp từ Trung học
cơ sở đến Trung học phổ thông và các sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm,
Đại học Sư phạm.
Đặng Thị Bích Hồi, Lê Trần Điền và Đào Thanh Âm nghiên cứu trí
nhớ và các loại trí nhớ như trí nhớ có chủ định, không chủ định, máy móc và
ý nghĩa và các biện pháp tác động để nâng cao hiệu quả ghi nhớ cho học sinh
cấp 1, cấp 2.
Tạ Thị Cẩm Vân, Nguyễn Thị Bảy nghiên cứu về việc tìm hiểu độ
nhanh và độ bền của trí nhớ học sinh mẫu giáo nhỡ, của học sinh cấp 1 và
biện pháp nâng cao hiệu quả của việc ghi nhớ.
Hoàng Thị Nga và Nguyễn Thị Thoa, Lê Thị Hương đi sâu nghiên cứu
về cách ghi nhớ của học sinh tiểu học, mức độ phát triển khả năng ghi nhớ ở
mỗi trẻ khác nhau. Những yếu tác động đến khả năng ghi nhớ và một số đề
xuất nhằm nâng cao hiệu quả ghi nhớ cho học sinh tiểu học.
1.1.2. Những nghiên cứu về trẻ có hội chứng Đao
Ở nước ta việc giáo dục và chăm sóc trẻ Đao được quan tâm đáng kể,
các lĩnh vực nghiên cứu về trẻ Đao ngày càng nhiều. Đáng kể đến là các đề tài
khóa luận tốt nghiệp của sinh viên nghành Giáo dục đặc biệt Trường Đại học
Sư phạm Hà Nội. Các nghiên cứu này đã đề cập đến nhiều lĩnh vực khác nhau
trong giáo dục cho trẻ có hội chứng Đao.
7


- Các nghiên cứu của Võ Thị Khoái, Trương Thị Thanh Loan, Hoàng Thị
Muộn đã tập trung nghiên cứu về việc xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân cho
trẻ có hội chứng Đao và kế hoạch hỗ trợ gia đình trẻ. Trong đó đi sâu tìm hiểu
đặc điểm, khả năng nhu cầu của từng trẻ để lập kế hoạch giáo dục phù hợp, giúp
trẻ hạn chế những khó khăn và độc lập hơn trong cuộc sống.
- Nguyễn Thị Minh Huệ với đề tài: “Một số biện pháp phát triển kĩ

năng vận động thô cho trẻ Đao lứa tuổi mẫu giáo”. Trong đó, tác giả nghiên
cứu sự phát triển vận động thô và một số biện pháp phát triển kỹ năng vận
động thô của trẻ có hội chứng Đao lứa tuổi mẫu giáo. Đặc biệt là việc tổ chức
các bài tập vận động chung cho cả lớp trong đó chú ý đến đặc điểm riêng của
trẻ có hội chứng Đao trong lớp, để điều chỉnh nội dung vận động cho phù
hợp, điều chỉnh cách hướng dẫn và tổ chức các hoạt động cho trẻ, sử dụng các
dụng cụ hỗ trợ vận động phù hợp, hấp dẫn giúp trẻ tích cực vận động. Trên cơ
sở đó, góp phần nâng cao hiệu quả và rèn luyện và phát triển vận động thô
cho trẻ có hội chứng Đao.
Bùi Thị Việt Thủy nghiên cứu về việc sử dụng một số bài tập thể dục có
phối hợp âm nhạc nhằm nâng cao tính tích cực vận động của trẻ Đao 5-7 tuổi.
Hà Thị Vĩnh: “Một số biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ Đao 5-6 tuổi”
đã tìm hiểu đặc điểm vốn từ, khả năng hiểu nghĩa từ của trẻ có hội chứng
Đao, khả năng vận dụng từ của trẻ vào những tình huống nhất định trong cuộc
sống của trẻ; thực trạng việc sử dụng các biện pháp và đề xuất các biện pháp
phát triển vốn từ cho trẻ có hội chứng Đao.
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Minh: “Các biện pháp sử dụng thẻ
tranh theo chủ đề nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ có hội chứng Đao”. Đề tài
nghiên cứu cơ sở lý luận liên quan đến khả năng giao tiếp và việc phát triển
ngôn ngữ cho trẻ có hội chứng Đao ở học trường mầm non hòa nhập. Từ đó,
đề tài xây dựng một số biện pháp nhằm phát ngôn ngữ cho trẻ như: tạo tình
8


huống, dùng hình ảnh minh họa, cử chỉ, lời nói, điệu bộ, nét mặt vui tươi, thân
thiện để tạo cho trẻ cảm giác an toàn từ đó phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
Các đề tài nói trên đã có những nghiên cứu về trí nhớ, ghi nhớ và trẻ có
hội chứng Đao ở lứa tuổi tiểu học nhưng chưa đề cập nhiều đến vấn đề phát
triển khả năng ghi nhớ cho trẻ. Vì vậy, việc nghiên cứu cơ sở lí luận và thực
tiễn cũng như đề xuất và ứng dụng các biện pháp phù hợp với đặc điểm nhận

thức, khả năng, sở thích và nhu cầu của trẻ là điều rất cần thiết, có thể giúp trẻ
có hội chứng Đao phát triển khả năng ghi nhớ và tiếp thu bài học tốt hơn.
1.2. Khái niệm và đặc điểm về trẻ có hội chứng Đao
1.2.1. Khái niệm và phân loại hội chứng Đao
Người đầu tiên mô tả hội chứng này vào năm 1866 là bác sĩ nhi khoa người
Anh- John Langdon Down, lúc đó ông đặt tên cho hội chứng này là “ Chứng đần
Mông Cổ”. Vào năm 1960, người ta phát hiện nguyên nhân gây ra hội chứng này
là do rối loạn nhiễm sắc thể (NST), gọi là bệnh ba NST ở cặp số 21.
Hội chứng Đao là hội chứng gây nên bởi việc thừa vật chất di truyền
trong NST 21 ở con người.
Mọi trẻ có hội chứng Đao trên thế giới nhìn bề ngoài đều tương đối
giống nhau và rất dễ được nhận diện dù chúng có khác nhau về chủng tộc,
màu da và giới tính.
Phân loại:
Tiêu chí phân loại hội chứng Đao dựa trên cách thức và số lượng tế bào
mang bộ NST bất thường ở cặp số 21. Theo đó, có 3 dạng Đao cơ bản:
- Dạng tam bội: Có 3 NST ở cặp số 21 trong tất cả các tế bào. Có
khoảng 95% người Đao có ba NST ở cặp số 21.
- Dạng khảm: Có 3 NST ở cặp số 21 trong một số tế bào. Có khoảng
1% trẻ Đao ở dạng khảm. Nhìn bề ngoài những trẻ có hội chứng Đao dạng
khảm có biểu hiện mờ nhạt hơn so với những trẻ Đao dạng tam bội.
9


- Dạng sai vị trí: Khoảng 4% trường hợp trẻ Đao có nguyên nhân là do
chứng hoán vị nhiễm sắc thể: cha mẹ mang NST bình thường nhưng sự hoán
vị lại không cân bằng. NST 21 thứ 3 gắn vào một NST khác trong mỗi tế bào.
1.2.2. Nguyên nhân và đặc điểm nhận dạng hội chứng Đao
• Nguyên nhân
Vào năm 1960, việc thừa NST ở cặp số 21 được cho là nguyên nhân

trực tiếp gây ra hội chứng Đao.
Tuy nhiên, cho đến nay việc xác định nguyên nhân vẫn đang được tiếp
tục tìm hiểu và các nhà nghiên cứu cũng có đề cập đến mối liên hệ giữa tuổi
của người mẹ với nguy cơ có con bị mắc hội chứng Đao.
• Đặc điểm nhận dạng
- Hộp sọ có hình dạng khác biệt: đầu ngắn, đường kính của hộp sọ ngắn.
- Tóc mỏng, thẳng và thưa.
- Biểu hiện trên mặt: mặt tròn, mũi tẹt, có nếp quạt (là một nếp gấp
hình bán nguyệt ở da che lấy khóe trong của mắt), tai nhỏ.
- 50% trẻ mắc hội chứng Đao có khóe mắt ngoài cao hơn khóe mắt
trong, 80% có nốt Brushfild (là những nốt trắng nằm ở mép ngoài vòng đen);
25% rung giật nhãn cầu (cử động nhãn cầu của mặt sang hai bên nhanh và
khó tự chủ).
- 65% luôn há miệng nhỏ (lưỡi thè ra ngoài), tai nhỏ.
- Gáy mỏng và dẹt.
- Bàn chân phẳng, ngón chân chim, ngón chân cái tòe (ngón chân cái
chõe ra, khoảng cách giữa ngón chân cái và ngón chân thứ 2 khá xa nhau).
Khớp háng, cổ chân, khuỷu lỏng lẻo.
- Cứ 10 trẻ Đao có một trẻ bị tổn thương đốt sống cổ gây nên tổn
thương tủy sống và bị liệt.
- Bàn tay ngắn, to, các ngón tay ngắn, ngón út thường khoèo (ngón úp
quặp vào trong vì đốt giữa của ngón út có hình tam giác), đường vân tay kéo
dài qua bốn ngón tay.
10


- Trương lực cơ giảm và các khớp lỏng.
1.2.3. Các vấn đề về tâm lí và thể chất thường gặp ở trẻ có hội chứng Đao
• Vấn đề về tâm lí
Trẻ hội chứng Đao được coi là trẻ khuyết tật trí tuệ (KTTT) điển hình,

với một số đặc điểm về mặt phát triển tâm lí như sau:
- KTTT từ mức độ rất nặng đến nhẹ [18].
- Có những mức độ khó khăn trong học tập khác nhau từ nhẹ tới nặng.
- Những nhân tố của môi trường xã hội có vai trò quan trọng trong sự
phát triển của trẻ không kém những nhân tố di truyền.
- Quá trình phát triển của trẻ Đao có trình tự tương tự như ở trẻ khác.
- Trẻ có hội chứng Đao có quá trình phát triển chậm hơn so với những
trẻ đồng trang lứa, đạt được được các mốc phát triển ở thời điểm chậm hơn và
do đó kéo dài hơn về mặt thời gian trong từng giai đoạn phát triển. Vì vậy,
khoảng cách về sự phát triển giữa trẻ có hội chứng Đao và trẻ khác tăng dần
theo lứa tuổi[18].
- Các kĩ năng của trẻ có hội chứng Đao sẽ tiếp tục phát triển trong suốt
cuộc đời.
- Trẻ ít có các hành vi bất thường, là những trẻ tình cảm, dễ tiếp xúc,
nhanh quen với người lạ.
Trẻ có hội chứng Đao không phải gặp hạn chế về mọi mặt trong quá
trình phát triển, trẻ có những đặc điểm đặc thù về mặt học tập với những thế
mạnh và điểm yếu riêng. Những đặc điểm sau đây cùng với các nhu cầu cá
nhân của trẻ cần được lưu ý.
Những điểm mạnh có thể hỗ trợ cho hoạt động học tập của trẻ:
- Khả năng học tập và sử dụng kí hiệu, cử chỉ điệu bộ.
- Khả năng học tập và sử dụng ngôn ngữ viết.
- Khả năng học tập các hành vi và thái độ đúng mực đối với bạn đồng
trang lứa và người lớn.
11


- Khả năng học được cách sử dụng các đồ dùng học tập và các hoạt
động cần đến sự thao tác bằng tay với các đồ vật.
Những hạn chế có thể gây trở ngại cho hoạt động học tập của trẻ:

- Hạn chế trong chức năng nhận thức.
- Hạn chế về kĩ năng vận động tinh và vận động thô.
- Khó khăn về thị giác và thính giác.
- Suy giảm chức năng của bộ nhớ thính giác ngắn hạn.
- Khả năng chú ý thấp.
- Khó khăn trong việc ghi nhớ chắc chắn kiến thức và tái hiện.
- Khó khăn trong khả năng tổng hợp và suy luận.
- Khó khăn trong khả năng làm theo trật tự.
• Vấn đề về thể chất
- 40% trẻ có hội chứng Đao có bệnh tim bẩm sinh.
- Chức năng tuyến giáp kém: 10% trẻ nhỏ bị Đao và 30% người lớn bị
Đao thiểu năng tuyến giáp.
- 35% trẻ đao bị lác mắt; 75% bị đục thủy tinh thể; 70% bị cận thị; 10%
có giác mạc hình chóp (giác mạc lồi ra phía trước). Ba tật cuối cùng (đục thủy
tinh thể, cận thị, giác mạc hình chóp) sẽ tiến triển chậm hơn trong suốt cuộc
đời của trẻ.
- Trẻ có hội chứng Đao thường có ráy tai làm cản trở khả năng tiếp thu
âm thanh; viêm tai giữa kinh niên, 60% bị điếc dẫn truyền và điếc bẩm sinh.
- Đối với người trưởng thành bị Đao, tỉ lệ mắc chứng Alzheimer (mất
trí) rất cao, ước tính có khoảng 30% người bị Đao lứa tuổi 30- 40 mắc hội
chứng này, với nhóm tuổi 40- 50 là 50% và nhóm tuổi trên 50 là 80%.
- Trẻ có hội chứng Đao có vấn đề về ruột bẩm sinh, khoảng 6% có
đường ruột nhỏ.
- Hay mắc bệnh bạch cầu, sai khớp đốt sống cổ.
- Khó uống đối với sơ sinh, khó nhai nuốt với trẻ lớn hơn.
12


1.2.4. Một số đặc điểm phát triển của trẻ có hội chứng Đao
• Phát triển vận động

Phát triển vận động của trẻ có hội chứng Đao chậm hơn bình thường vì
có sự yếu trương lực cơ. Điều này đưa đến khó khăn trong khả năng vận
động, đồng thời tác động đến nhiều lĩnh vực khác cũng như việc làm chủ một
số kĩ năng. 40% trẻ có hội chứng Đao có vấn đề về tim bẩm sinh nên trẻ
thường dễ mệt mỏi khi vận động, nhiều trẻ có cơ vận động rất kém và các
khớp xương rất yếu, ảnh hưởng đến các kĩ năng vận động thô và vận động
tinh. Hiện tượng này có thể kìm hãm những bước phát triển vận động quan
trọng trong cuộc đời trẻ, hạn chế những trải nghiệm trong những năm đầu đời
và kìm hãm sự phát triển nhận thức.
• Sự phát triển về nhận thức, ngôn ngữ và giao tiếp
Trong những năm đầu, trẻ có hội chứng Đao ít có khả năng chú ý đến
thế giới xung quanh bằng mắt để bộc lộ nhu cầu khám phá. Trẻ ít có thể giao
tiếp bằng mắt trong các mối quan hệ khác nhau đặc biệt là giao tiếp bằng mắt
với người lớn để lôi kéo sự chú ý của người lớn hoặc bộc lộ nhu cầu muốn nói
gì đó. Chính hạn chế này ảnh hưởng lớn đến việc tích lũy kinh nghiệm sống
cũng như khả năng nhận thức của trẻ.
Trẻ có hội chứng Đao biết nói chậm hơn bình thường. Khoảng năm 2
tuổi, trẻ mới có thể nói được những từ đơn giản một cách bập bẹ. Đây cũng là
một hạn chế đối với trẻ vì ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng để trẻ nắm bắt
kiến thức. Khi trẻ biết nói, trẻ sẽ biết đặt câu hỏi, sẽ có thể diễn đạt ý nghĩ
hoặc những điều trẻ muốn nói. Cũng chính những hạn chế về ngôn ngữ làm
ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ và tư duy của trẻ.
Khoảng từ 2-3 tuổi trẻ có thể nói những từ đơn giản tuy cũng còn rất
thụ động. Khả năng thông hiểu ngôn ngữ ở trẻ cũng hạn chế hơn so với bình
thường. Vì vậy, người lớn cần phải thường xuyên kết hợp với tình huống thực
13


tế, diễn đạt nhiều lần trẻ mới có thể hiểu được. Giọng nói của trẻ thường khó
nghe, từ ngữ còn hạn chế, trẻ nói âm còn sai, nói các câu cụt.

• Đặc điểm về khả năng bắt chước
Bắt chước là việc thực hiện đi thực hiện lại một hành động của người
khác như việc lặp lại âm thanh, cử chỉ hành động hay lời nói, cụ thể là:
- Bắt chước hành động vận thô (vỗ tay, vẫy tay, đi lại, chạy nhảy...).
- Bắt chước những hành động vận động tinh (cầm nắm đồ vật, cử động
của các ngón tay).
- Bắt chước hành động với đồ vật.
- Bắt chước âm thanh lời nói.
Kĩ năng bắt chước là một trong những kĩ năng quan trọng để hình thành
những kiến thức và kĩ năng mới không chỉ đối với trẻ có hội chứng Đao mà ngay
cả đối với trẻ bình thường ở suốt quá trình phát triển. Bởi vì, trẻ hình thành hầu
hết các kĩ năng thông qua bắt chước người lớn. Nhưng ở trẻ bình thường còn có
khả năng học ngẫu nhiên mà trẻ có hội chứng Đao lại không có được. Trẻ chỉ có
thể bắt chước những những hành động đơn giản và lặp đi lặp lại nhiều lần.
• Đặc điểm về khả năng tập trung chú ý
Trẻ có hội chứng Đao rất dễ bị phân tán chú ý bởi những kích thích
không liên quan đến các hoạt động học tập. Đối với trẻ bình thường đặc biệt
là trẻ nhỏ cũng xảy ra hiện tượng như vậy nhưng càng lớn trẻ lại càng ít phân
tán hơn. Đối với trẻ có hội chứng Đao, ảnh hưởng của các kích thích khiến trẻ
khó chú ý được vào các hoạt động mà giáo viên đưa ra.
Khả năng chú ý của trẻ có hội chứng Đao không bền. Trẻ chỉ tập trung
được trong thời gian ngắn, rất khó bắt đầu vào một hoạt động nhưng lại không
tập trung lâu.
Trẻ thường tập trung vào những thứ hấp dẫn, thu hút và khó tập trung
vào những thứ trừu tượng, những hoạt động trí óc. Trẻ khó tập trung chú ý
14


vào nhiệm vụ, khó duy trì sự chú ý trong một thời gian nhất định, không thể
cùng lúc chú ý đến quá nhiều đối tượng khác biệt.

Như vậy, khả năng tập trung chú ý của trẻ có hội chứng Đao gặp rất
nhiều hạn chế. Mức độ cũng như biểu hiện của khả năng chú ý của từng trẻ
rất khác nhau. Vì vậy, giáo viên cần hiểu rõ mức độ chú ý của từng trẻ để từ
đó tìm ra những biện pháp tác động phù hợp nhằm tăng cường khả năng chú
ý ở từng trẻ.
1.3. Phát triển khả năng ghi nhớ của trẻ có hội chứng Đao ở tiểu học
Ghi nhớ là một quá trình thành phần của trí nhớ, vì vậy, trước khi
nghiên cứu về ghi nhớ ta cần phải xem xét những đặc điểm và mối liên hệ của
ghi nhớ và trí nhớ.
1.3.1. Khái niệm trí nhớ và vai trò của trí nhớ
• Khái niệm
Trí nhớ có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống, là một trong
những điều kiện, cơ sở của tiến bộ loài người nói chung và thế giới tâm lí của
loài người nói riêng.
Trí nhớ là chức năng tâm lí có vai trò đặc biệt quan trọng đối với hoạt
động sống của con người, nên trí nhớ đã thu hút được sự quan tâm nghiên cứu
của nhiều nhà khoa học thuộc nhiều nghành khác nhau: sinh học, sinh hóa,
thông tin học, tâm lí học,… Có nhiều quan điểm khác nhau về trí nhớ.
Dưới góc độ sinh lí học, trí nhớ là khả năng biến một kích thích tâm lí,
chuyển loại kích thích ấy thành một loại protein mới, mỗi lần có kích thích tác
động vào cơ quan cảm giác, tích điện phát sinh từ nơron cảm giác lan truyền
trên sợi trục tiếp tục quá trình melanin hóa để vượt qua xinap, dòng điện qua
nơron thần kinh, diễn ra một quá trình phân hóa rất phức tạp ở phân tử ADN
để tạo thành ARN, rồi ARN tạo ra một loại protein mới “protein trí khôn”.
Dưới góc độ thông tin học, trí nhớ được coi như một quá trình thu
nhận, phân loại và lưu trữ thông tin.
15


Xét mức độ sinh lí học và thông tin học, nhà tâm lí học Phạm Minh

Hạc đã nêu lên định nghĩa về trí nhớ như sau: “Trí nhớ là quá trình thu nhận
thông tin, tạo “vết” tương ứng với thông tin đã thu được, củng cố “vết” ấy,
giữ gìn nó và tách thông tin cần thiết”. Theo định nghĩa này thì trí nhớ bao
gồm các khâu sau:
+ Thu nhận thông tin.
+ Quá trình tạo vết.
+ Củng cố vết.
+ Tách thông tin.
Trên bình diện tâm lí học, có các định nghĩa khác nhau về trí nhớ:
+ Trí nhớ là sự củng cố và tái hiện về hình ảnh và hiện tượng đã tri giác
trước đây bằng cách làm sống lại những đường liên hệ thần kinh trong óc.
+ Trí nhớ là sự ghi lại, giữ lại, làm tái hiện những cái đã có trong kinh
nghiệm (dưới dạng hình ảnh, tư tưởng, tình cảm), những cái mà trước kia đã
tri giác được.
+ Trí nhớ là quá trình những kinh nghiệm cá nhân dưới dạng biểu tượng.
Biểu tượng là hình ảnh của sự vật, hiện tượng nảy sinh trong não chúng ta khi
không có sự tác động trực tiếp của chúng vào giác quan của chúng ta.
Kết quả của quá trình nhận thức, những xúc cảm tình cảm của con
người về một đối tượng nào đó, những hành động và kết quả của nó,… đều
được gửi lại trong bộ não với mức độ đậm nhạt khác nhau, khi cần thiết nó lại
được xuất hiện. Sự ghi lại trong đầu và sự xuất hiện lại những dấu ấn ấy được
gọi là trí nhớ [14].
“Trí nhớ là một quá trình tâm lí phản ánh những kinh nghiệm đã có của
cá nhân dưới hình thức biểu tượng, bao gồm sự ghi nhớ, giữ gìn và tái tạo lại
sau đó ở trong óc, cái mà con người đã cảm giác, tri giác, xúc cảm, hành động
hay suy nghĩ trước đây”.
16


• Vai trò của trí nhớ:

Trí nhớ là quá trình tâm lí có liên quan chặt chẽ với toàn bộ đời sống
tâm lí con người. Không có trí nhớ thì không có kinh nghiệm, không có kinh
nghiệm thì không thể có bất cứ một hoạt động nào, không thể có ý thức bản
ngã, do đó cũng không thể hình thành nhân cách được[14].
Trí nhớ là điều kiện không thể thiếu được để con người có đời sống tâm
lí bình thường. Trí nhớ cũng là điều kiện để con người phát triển được các
chức năng tâm lí bậc cao, để con người tích lũy kinh nghiệm và sử dụng vốn
kinh nghiệm trong cuộc sống và hoạt động, đáp ứng ngày càng cao những yêu
cầu của cá nhân và xã hội [14].
Đối với nhận thức, trí nhớ có vai trò đặc biệt to lớn. Trí nhớ giữ lại các
kết quả của quá trình nhận thức, nhờ đó mà con người có thể học tập và phát
triển trí tuệ của mình.
Việc rèn luyện trí nhớ cho học sinh là một trong những nhiệm vụ quan
trọng quan trọng của công tác trí dục lẫn đức dục trong nhà trường. Vì vậy,
V.I Lênin đã nói: “Người ta chỉ có thể trở thành người cộng sản khi biết làm
giàu trí óc của mình bằng sự hiểu biết tất cả những kho tàng tri thức mà nhân
loại đã tạo ra”.
1.3.2. Khái niệm ghi nhớ và khả năng ghi nhớ
Ghi nhớ là giai đoạn đầu tiên của một hoạt động nhớ. Đó là quá trình
hình thành dấu vết (“ấn tượng”) của đối tượng trên vỏ não (tức là tài liệu cần
ghi nhớ), đồng thời cũng là quá trình gắn đối tượng đó với những kiến thức đã
có[14].
Ghi nhớ là một quá trình mà ở đó một tài liệu vào được giữ lại trong
quá trình ý thức của chúng ta. Bằng cách gắn tài liệu nào đó với những kiến
thức hiện có. Quá trình ghi nhớ cần thiết để tiếp thu tri thức, tích lũy kinh
nghiệm.

17



Ghi nhớ quyết định mức đầy đủ và chính xác của tái hiện, quyết định
tính vững chắc và bền lâu của việc giữ lại các tài liệu. Ghi nhớ là quá trình thu
nhận thông tin, là quá trình định hướng tích cực của ý thức vào việc giữ gìn
các ấn tượng đã nhận được, ghi nhớ được hình thành và phát triển ở con
người do hoạt động của họ, do tính chất đặc điểm kiến thức môn học hay tính
chất nghề nghiệp.
Cơ sở sinh lí của việ ghi nhớ chính là việc thành lập những mối liên hệ
tam thời vững chắc, sau này có khả năng khôi phục lại được hoạt động của
các kích thích, là tiền đề cần thiết của việc tái hiện những cái đã có trong kinh
nghiệm cũ. Ghi nhớ phụ thuộc vào nhiệm vụ và nội dung hoạt động.
Theo từ điển của Hoàng Phê: “Khả năng là cái có thể xuất hiện, có thể
xảy ra trong điều kiện nhất định, cái vốn về vật chất và tinh thần để có thể làm
được điều gì” [6].
Khả năng ghi nhớ là cái vốn vật chất và tinh thần bên trong mỗi con
người để từ đó con người có thể học tập kiến thức, tích lũy kinh nghiệm.
1.3.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ
Ghi nhớ là một hoạt động rất phong phú, đa dạng và phức tạp. ghi nhớ
là giai đoạn đầu của trí nhớ nên nó có vai trò quan trọng đối với toàn bộ hoạt
động của con người. Ghi nhớ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
1.3.3.1. Ghi nhớ phụ thuộc vào lứa tuổi
Trẻ ở các lớp đầu cấp tiểu học có khuynh hướng ghi nhớ máy móc,
chúng thường học thuộc lòng tài liệu theo từng câu, từng chữ. Các em chưa
biết việc tổ chức ghi nhớ có ý nghĩa. Dần dần cùng với quá trình học tập, học
sinh ở tuổi tiểu học các lớp cuối cấp (lớp 4 và 5), việc ghi nhớ có ý nghĩa
được hình thành và phát triển. Giáo viên phải bằng mọi cách kích thích sự
phát triển ghi nhớ có ý nghĩa, thúc đẩy trẻ nắm bắt được ý nghĩa của tài liệu
để ghi nhớ tốt hơn.
18



Trong giai đoạn tiểu học thì ghi nhớ rất quan trọng, nó chuẩn bị cho các
giai đoạn tiếp theo. Do vậy, cần phải chú ý hướng dẫn học sinh tiểu học
phương pháp nhớ lại tài liệu theo điểm tựa và nhớ có chủ định.
1.3.3.2. Ghi nhớ phụ thuộc vào trình độ nhận thức
Tâm lí con người hình thành và phát triển trong quá trình sống và hoạt
động, nên ghi nhớ cũng được hình thành và phát triển từ đó, đồng thời nó
cũng là một điều kiện quan trọng thông qua hoạt động tâm lí của con người
được phát triển, trí nhớ cũng nhờ đó mà phát triển theo. Chất lượng ghi nhớ
của con người phụ thuộc vào vốn tri thức, kinh nghiệm của mỗi người. Càng
hiểu biết nhiều càng dễ gắn điều mình cần nhớ vào tri thức cũ, do đó càng dễ
nhớ và nhớ lâu hơn. Qua đó thấy được trình độ nhận thức của con người có
ảnh hưởng đến quá trình ghi nhớ.
1.3.3.3. Ghi nhớ phụ thuộc vào động cơ và sự hứng thú đối với tài liệu ghi
nhớ.
Ghi nhớ của con người phụ thuộc vào động cơ, hứng thú đối với tài liệu
cần ghi nhớ. Với những nội dung kiến thức phù hợp với khả năng, sở thích
của trẻ thì sẽ giúp trẻ học nhanh và nhớ lâu hơn.
Trong hoạt động học tập động cơ là yếu tố quan trọng thôi thúc học
sinh nắm bắt tri thức một cách nhanh hơn, sâu sắc hơn. Khi có hứng thú học
một môn nào đó, học sinh sẽ tập trung chú ý vào đối tượng nhận thức, nhờ đó
quan sát của các em trở nên nhạy bén và chính xác, chú ý trở nên bền vữn,
việc ghi nhớ dễ dàng và sâu hơn, quá trình tư duy sẽ tích cực hơn, sự tưởng
tưởng sẽ phong phú hơn. Các em sẽ tự giác, sáng tạo không biết mệt mỏi
trong quá trình lĩnh hội và sự vận dụng những điều lĩnh hội được vào giải các
bài tập sẽ linh hoạt, sáng tạo hơn.
1.3.3.4. Ghi nhớ phụ thuộc vào việc sử dụng các giác quan

19



Việc phối hợp nhiều giác quan sẽ đem lại hiệu quả ghi nhớ tốt hơn
nhiều so với sử dụng từng giác quan riêng biệt. Chính vì vậy, khi một trong số
những giác quan bị hạn chế sẽ ảnh hưởng không tốt tới chất lượng cũng như
số lượng các thông tin trẻ ghi nhớ được. Thị giác là một giác quan thu đến
80%, nó giúp ta ghi lại trong vỏ não những biểu hiện rõ nét hơn. Việc kết hợp
cả nghe và đọc một tài liệu thì khối lượng ghi nhớ sẽ cao hơn với việc chỉ
nghe hoặc chỉ đọc. Vì vậy, trong dạy học cho trẻ giáo viên cần phải biết vận
dụng kết hợp các giác quan ghi nhớ khác nhau đặc biệt là thính giác và thị
giác…
Trên đây là những yếu tố ảnh hưởng đến việc ghi nhớ của con người.
Ngoài những yếu tố trên còn vô vàn những tác động có ảnh hưởng tới hiệu
quả của việc ghi nhớ như sức khỏe, điều kiện học tập… của mỗi cá nhân.
1.3.4. Khả năng ghi nhớ của trẻ có hội chứng Đao ở tiểu học
- Ghi nhớ máy móc tốt hơn ghi nhớ có ý nghĩa: Trẻ có hội chứng Đao
thường ghi nhớ các sự kiện, đồ vật, các kiến thức như cách học vẹt, không hiểu ý
nghĩa chúng[18]. Các em thường ít phân tích thông tin. Cũng do yếu tố về tư duy
nên trẻ có hội chứng Đao cũng hạn chế về khả năng tìm ra những dấu hiệu bản
chất của sự vật hiện tượng cần ghi nhớ. Đặc biệt trong quá trình học tập, trẻ có
hội chứng Đao gặp khó khăn trong việc ghi nhớ chắc chắn kiến thức. Từ đó, chất
lượng trí nhớ của các em giảm nhiều. Tuy ghi nhớ máy móc tốt hơn ghi nhớ có ý
nghĩa, tuy nhiên để “học thuộc lòng” một thông tin nào đó trẻ có hội chứng Đao
mất nhiều thời gian hơn và thông tin lưu giữ không bền.
- Ghi nhớ trực tiếp tốt hơn ghi nhớ gián tiếp: Ghi nhớ trực tiếp là cách
ghi nhớ không thông qua mã hóa biểu tượng, còn ghi nhớ gián tiếp là hình
thức ghi nhớ thông qua mã hóa biểu tượng. Trẻ có hội chứng Đao thường
không thể mã hóa thông tin tốt, không đọc được các kí hiệu mã hóa. Trẻ

20



thường ghi nhớ trực tiếp các thông tin tri giác được. Vì vậy, lượng thông tin
thu được rất hạn chế.
- Ghi nhớ có chủ định không tốt hơn ghi nhớ không chủ định: Điều này
có nghĩa là cả hai loại ghi nhớ này đều không tốt trong đó ghi nhớ có chủ định
gặp khó khăn hơn. Thông thường, khi bắt buộc phải nhớ điều gì đó khiến con
người có ý thức ghi nhớ và ghi nhớ sẽ tốt hơn. Trong khi đó, trẻ có hội chứng
Đao do không có động cơ học tập và sự tự ý thức của trẻ không tốt nên ghi
nhớ có chủ định không tốt hơn ghi nhớ không chủ định.
- Khó nhớ nhanh quên, tái hiện không chính xác: Khi nhớ một nội dung
nào đó trẻ có hội chứng Đao cần có nhiều thời gian hơn, nhưng lại rất nhanh
quên và tái hiện không chính xác nếu như không được củng cố liên tục. Có
thể làm mất bớt thông tin, lẫn nội dung này sang nội dung kia.
- Không có động cơ ghi nhớ: Quá trình ghi nhớ không chỉ phụ thuộc
vào nội dung, tính chất của đối tượng cần ghi nhớ mà còn phụ thuộc vào động
cơ, mục đích học tập và kĩ thuật ghi nhớ của mỗi em. Đối với trẻ có hội chứng
Đao, do khả năng tự ý thức thấp nên hầu hết các em không có động cơ học
tập. Chính vì vậy, để giúp các em ghi nhớ các giáo viên cần phải làm cho bài
học trở nên hấp dẫn hơn để các em hứng thú để ghi nhớ tốt hơn chứ không thể
thay đổi chiến thuật ghi nhớ của các em.
Ngoài các đặc điểm trên, trẻ có hội chứng Đao còn ghi nhớ dài hạn
không tốt bằng ghi nhớ ngắn hạn. Chính vì vậy, giáo viên cần lưu ý thường
xuyên củng cố kiến thức để trẻ có thể ghi nhớ nội dung kiến thức lâu hơn.
1.3.5. Nội dung phát triển khả năng ghi nhớ cho trẻ có hội chứng Đao ở
tiểu học
- Căn cứ vào mục đích, tính chất của ghi nhớ, người ta chia làm 2 loại:
ghi nhớ có chủ định và ghi nhớ không chủ định.

21



×