Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Quản lý các dịch vụ trên internet tại công ty điện toán và truyền số liệu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 90 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

NGUYỄN ANH THÀNH

QUẢN LÝ CÁC DỊCH VỤ TRÊN INTERNET
TẠI CÔNG TY ĐIỆN TOÁN VÀ TRUYỀN SỐ LIỆU

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH

Hà Nội – 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

NGUYỄN ANH THÀNH

QUẢN LÝ CÁC DỊCH VỤ TRÊN INTERNET
TẠI CÔNG TY ĐIỆN TOÁN VÀ TRUYỀN SỐ LIỆU
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60 34 04 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Mai Thị Thanh Xuân


Hà Nội - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là
trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa
từng được công bố trong bất cứ công trình nào.


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình cao học và viết luận văn này , tôi đã nhận được sự
hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của quý thầy cô Trường Đại học Kinh tế

-

Đa ̣i ho ̣c Quố c gia Hà Nô ̣i.
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn đến quý thầy cô trường Đại học Kinh tế ,
đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ cho tôi trong quá trình học tập.
Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Mai Thị Thanh Xuân đã dành rất
nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu và giúp tôi hoàn thành luận văn
tốt nghiệp.
Mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng nỗ lực, tìm tòi, nghiên cứu để hoàn thiện luận
văn, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những đóng
góp tận tình của quý thầy cô và các bạn.


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU............................................................................................................... 1

1. Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................... 1
2. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................... 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................... 2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 2
5. Đóng góp của luận văn ........................................................................................ 3
CHƢƠNG 1.......................................................................................................... 4
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ
QUẢN LÝ CÁC DỊCH VỤ TRÊN INTERNET ........................................... 4
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu ....................................................................... 4
1.1.1 Những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài ............................4
1.1.2 Những kết quả nghiên cứu và vấn đề đặt ra cần được nghiên cứu
tiếp ......................................................................................................................7
1.2 Cơ sở lý luận về quản lý các dịch vụ trên Internet ......................................... 8
1.2.1 Một số vấn đề cơ bản về Dịch vụ internet ...........................................8
1.2.2 Khái niệm và đặc điểm của quản lý dịch vụ trên Internet ...............15
CHƢƠNG 2........................................................................................................ 25
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................. 25
2.1 Phương pháp luận ............................................................................................. 25
2.1.1 Phương pháp chủ nghĩa duy vật biện chứng .....................................25
2.1.2 Phương pháp chủ nghĩa duy vật lịch sử ............................................25
2.1.3 Phương pháp trừu tượng hóa khoa học .............................................25
2.2 Phương pháp cụ thể .......................................................................................... 26
2.2.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp .........................................26
2.2.2 Phương pháp thống kê, so sánh ..........................................................26


2.2.3 Phương pháp phân tích - tổng hợp .....................................................27
CHƢƠNG 3........................................................................................................ 28
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÁC DỊCH VỤ TRÊN INTERNET ............ 28
TẠI CÔNG TY ĐIỆN TOÁN VÀ TRUYỀN SỐ LIỆU GIAI ĐOẠN

2010-2014 ............................................................................................................ 28
3.1 Khái quát về Công ty Điện toán và Truyền số liệu ...................................... 28
3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển .....................................................28
3.1.2 Chức năng nhiệm vụ .............................................................................30
3.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý...........................................................32
3.1.4 Nhân lực và cơ sở hạ tầng mạng lưới quản lý ..................................34
3.1.5 Đặc điểm sản phẩm và thị trường ......................................................37
3.2 Tình hình quản lý các dịch vụ trên Internet tại công ty VDC ..................... 39
3.2.1 Những quy định của công ty về quản lý các dịch vụ trên Internet .39
3.2.2 Xây dựng hệ thống chiến lược kinh doanh dịch vụ trên Internet ....41
3.2.3 Tổ chức thực hiện chiến lược ..............................................................42
3.2.4 Thực hiện kiểm tra, giám sát ...............................................................45
3.3 Đánh giá hoạt động quản lý các dịch vụ trên Internet tại công ty VDC .... 47
3.3.1 Những thành tựu cơ bản ......................................................................47
3.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân ..........................................................48
CHƢƠNG 4........................................................................................................ 56
ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ ................... 56
CÁC DỊCH VỤ TRÊN INTERNET TẠI CÔNG TY ĐIỆN TOÁN VÀ . 56
TRUYỀN SỐ LIỆU ĐẾN NĂM 2020 ............................................................ 56
4.1 Bối cảnh mới tác động đến hoạt động quản lý các dịch vụ trên Internet ... 56
4.1.1 Bối cảnh quốc tế ...................................................................................56
4.1.2 Bối cảnh trong nước .............................................................................57


4.2 Mục tiêu và định hướng chiến lược phát triển các dịch vụ trên Internet của
công ty VDC đến năm 2020 .................................................................................. 60
4.2.1 Mục tiêu .................................................................................................60
4.2.2 Định hướng ............................................................................................62
4.3 Một số giải pháp và kiến nghị chủ yếu hoàn thiện công tác quản lý dịch vụ
trên Internet tại công ty VDC đến năm 2020....................................................... 64

4.3.1 Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý các dịch vụ trên Internet ........64
4.3.2 Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý dịch vụ trên Internet ..67
4.3.3 Tăng cường hiệu quả các công cụ quản lý dịch vụ trên Internet ...69
4.3.4 Đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra các hoạt động kinh doanh dịch vụ
trên Internet.....................................................................................................71
4.3.5 Kiến nghị với các cơ quan quản lý nhà nước cấp trên ....................72
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 77


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT

Ký hiệu

Nguyên nghĩa

1

ADSL

Đường thuê bao số bất đối xứng

2

CMC

Công ty Cổ phần Tập đoàn Công nghệ CMC


3

CNTT-VT

4

CP

Nhà cung cấp nội dung

5

FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

6

FPT

Công ty Cổ phần Phát triển và Đầu tư Công nghệ FPT

7

GTGT

8

IDC


Trung tâm dữ liệu

9

IP

Giao thức Internet

10

IPTV

11

ISP

Nhà cung cấp dịch vụ truy nhập Internet

12

IXP

Nhà cung cấp kết nối Internet

13

POP

Điểm hiện diện


14

SMS

Dịch vụ tin nhắn ngắn

15

SP

Nhà cung cấp dịch vụ

16

SPT

Công ty CP Dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài gòn

17

Telco

Công ty cung cấp dịch vụ điện thoại di động

18

VAS

Dịch vụ giá trị gia tăng


19

VDC

Công ty Điện toán và Truyền số liệu

20

Viettel

Công ty Viễn thông Quân đội

21

VNPT

Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam

22

VoD

Truyền hình theo yêu cầu

23

VPN

Mạng riêng ảo


24

WTO

Tổ chức thương mại thế giới

Công nghệ thông tin – Viễn Thông

Giá trị gia tăng

Truyền hình IP

i


DANH MỤC BẢNG

TT

Bảng

1

Bảng 3.1

Nội dung
Kiểm tra tuân thủ quy trình cung cấp dịch vụ các phòng
ban tại Trung tâm VDCO năm 2014

ii


Trang
51


DANH MỤC HÌNH

TT

Hình

Nội dung

Trang

1

Hình 3.1

Biểu đồ tổng doanh thu của công ty VDC từ 2010-2014

33

2

Hình 3.2

Biểu đồ doanh thu dịch vụ MegaVNN năm 2010-2014

33


3

Hình 3.3

Biểu đồ thị phần dịch vụ Internet ADSL Việt Nam 2013

34

4

Hình 3.4

Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty VDC

37

5

Hình 3.5

Biểu đồ cơ cấu nhân sự của công ty VDC

38

iii


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin trong thập niên vừa qua đã
đánh dấu sự phát triển vượt bậc của loài người trong công cuộc chinh phục công
nghệ. Những tiến bộ vượt bậc của công nghệ thông tin đã mang lại nhiều ứng dụng
to lớn, đặc biết là sự xuất hiện của Internet và các dịch vụ giá trị gia tăng trên
Internet đã làm thay đổi nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống
hàng ngày.
Được thành lập từ năm 1989 theo Quyết định số 1216-TCCB-LĐ của Tổng
cục Bưu điện (nay thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông), Công ty Điện toán và
Truyền số liệu (VDC) đã có hơn 20 năm phát triển và trưởng thành. Hiện tại, Công
ty VDC có một hệ thống hạ tầng mạng lớn nhất Việt Nam với tổng dung lượng đi
quốc tế năm 2010 đạt 70 Gbps, hệ thống mạng lưới phủ khắp 63 tỉnh, thành và hợp
tác với hơn 10 tập đoàn đa quốc gia để cung cấp các dịch vụ trên toàn thế giới.
Công ty Điện toán và Truyền số liệu là đơn vị trực thuộc Tập đoàn Bưu
chính Viễn thông Việt Nam (VNPT). Trong hơn 25 năm hoạt động, VDC tự hào
luôn là công ty hàng đầu trong lĩnh vực Internet, truyền số liệu và công nghệ thông
tin tại Việt Nam. Khi mà các dịch vụ truyền thống bắt đầu bão hòa thì dịch vụ trên
Internet trở thành một lợi thế cạnh tranh với tất cả các doanh nghiệp công nghệ
thông tin - viễn thông. VDC là đơn vị hàng đầu trong phát triển các dịch vụ trên
Internet và Mobile tại Việt Nam.
Tuy có lợi thế hơn so với các đối thủ khác do khả năng phủ rộng cung cấp
dịch vụ hầu như các ở các tình thành phố trong cả nước nhưng các mô hình về quản
lý các dịch vụ trên Internet của công ty vẫn còn nhiều hạn chế, như hệ thống quản lý
dịch vụ còn chồng chéo, khó đánh giá hiệu quả, các chính sách về giá, về bán hàng,
marketing chưa thống nhất trên toàn quốc. Vì vậy, để cung cấp dịch vụ một cách
hiệu quả và duy trì, bảo vệ, phát triển được thị trường các dịch vụ trên Internet, đòi

1


hỏi VDC phải có những đổi mới trong việc tổ chức quản lý các dịch vụ trên Internet

nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình.
Để góp phần giải quyết các yêu cầu đặt ra đó, tôi chọn đề tài “Quản lý các
dịch vụ trên Internet tại Công ty Điện toán và Truyền số liệu” làm luận văn tốt
nghiệp thạc sĩ của mình.
2. Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu của luận văn là: Vấn đề quản lý dịch vụ trên Internet tại
công ty VDC hiện nay đã tốt chưa? Công ty VDC cần phải làm gì để hoàn thiện
quản lý đối với các dịch vụ này trong thời gian tới?
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý các dịch vụ trên Internet tại công ty
Điện toán và Truyền số liệu trong giai đoạn 2010 - 2014, chỉ ra những thành tựu
cũng như hạn chế trong hoạt động này, đề xuất giải pháp hoàn thiện quản lý các
dịch vụ trên Internet tại công ty đến năm 2020.
3.2. Nhiệm vụ
Để đạt được những mục đích trên, luận văn có các nhiệm vụ sau:
-

Nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về quản lý dịch vụ trên Internet.

-

Phân tích, đánh giá hoạt động quản lý các dịch vụ trên Internet tại công ty
VDC từ năm 2010 đến 2014.

-

Đề xuất giải pháp hoàn thiện quản lý các dịch vụ trên Internet tại công ty
Điện toán và Truyền số liệu đến năm 2020.


4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động quản lý đối với các dịch vụ
trên Internet, bao gồm cả dịch vụ truy nhập Internet, dịch vụ kết nối Internet, dịch
vụ ứng dụng trên Internet.
4.2. Phạm vi
Phạm vi nội dung: Nghiên cứu hoạt động quản lý các dịch vụ trên Internet,
cụ thể là đi sâu vào công tác quản lý các hoạt động kinh donah dịch vụ trên Internet.

2


Phạm vi không gian: Nghiên cứu các hoạt động quản lý các dịch vụ trên
Internet tại Hà Nội và 27 tỉnh phía bắc của công ty VDC.
Phạm vi thời gian: Từ năm 2010, khi công ty chính thức kinh doanh các dịch
vụ trên Internet đến năm 2014.
5. Đóng góp của luận văn
-

Làm rõ thêm một số vấn đề lý luận về quản lý kinh doanh các dịch vụ trên
Internet.

-

Chỉ ra những thành tựu và hạn chế chủ yếu trong hoạt động quản lý các dịch
vụ trên Internet của công ty VDC trong giai đoạn 2010-2014.

-

Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quản lý các dịch vụ trên Internet tại

công ty VDC đến năm 2020.

6. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài lệu tham khảo, nội dung Luận
văn được kết cấu thành 4 chương:
Chương 1: Tổng quan về tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về quản lý
các dịch vụ trên Internet.
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.
Chương 3: Thực trạng quản các dịch vụ trên Internet tại Công ty Điện toán
và Truyền số liệu giai đoạn 2010-2014.
Chương 4: Định hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý các dịch vụ trên
Internet tại công ty Điện toán và truyền số liệu đến năm 2020.

3


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ
QUẢN LÝ CÁC DỊCH VỤ TRÊN INTERNET
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1 Những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Cho đến nay, đã có nhiều tài liệu, bài viết, công trình nghiên cứu về Internet,
trong đó có đề cập đến quản lý các dịch vụ trên Internet ở góc độ lý luận, chính
sách, thực tiễn... Cũng có những công trình, bài viết riêng về quản lý dịch vụ trên
Internet ở những góc độ, khía cạnh khác nhau. Một số công trình tiêu biểu liên quan
đến đề tài có thể chia thành các nhóm như sau:
1.1.1.1 Nhóm công trình nghiên cứu về dịch vụ trên Internet
Đề tài “Phân tích môi trường phục vụ xây dựng chiến lược kinh doanh dịch
vụ Internet băng thông rộng của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam đến năm
2020” của Lê Thanh Hòa, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, 2012. Đã

khái quát được tình hình kinh doanh các dịch vụ Internet băng rộng tại thị trường
Việt Nam, có cái nhìn tổng quan về dịch vụ cũng như khả năng cung cấp dịch vụ
của VNPT. Ngoài ra tác giả luân văn cũng đánh giá được môi trường phục vụ xây
dựng công tác hoạch định chiến lược phát triển các dịch vụ của VNPT qua đó đề
xuất xây dựng được những chiến lược kinh doanh dịch vụ Internet băng thông rộng
một cách chính xác và sát thực nhất nhằm tiếp cận thị trường chủ động và linh hoạt.
Với luận văn thạc sĩ “Nâng cao năng lực cạnh tranh trong kinh doanh dịch
vụ Internet băng thông rộng của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam” của
Bùi Thị Thu Hằng, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, 2010, tác giả đã
khái quát lại tình hình phát triển kinh doanh của VNPT, chỉ ra điểm mạnh, điểm yếu
cần khắc phục của VNPT qua đó đề ra những giải pháp nhằm nâng cao năng lực
cạnh tranh trong kinh doanh các dịch vụ viễn thông – công nghệ thông tin của
VNPT trong nước và ở nước ngoài.

4


Luận văn thạc sĩ, đề tài “Nâng cao chất lượng dịch vụ Internet tại công ty
Điện toán và Truyền số liệu” của Trần Thị Thu Hoài, Học viện Công nghệ Bưu chính
Viễn thông, 2010. Đã nghiên cứu đánh giá sâu các dịch vụ Internet tại Công ty Điện
toán và Truyền số liệu trên quan điểm chất lượng dịch vụ, đánh giá chất lượng các
dịch vụ đã cung cấp cho khách hàng để tìm ra giải pháp, định hướng nâng cao, đổi
mới chất lượng theo hướng bền vững. Ngoài ra đề tài cũng đề ra được các giải pháp
thiết thực nhằm nâng cao chất lượng các dịch vụ trên Internet tại công ty, đề xuất một
số kiến nghị đối với Tập đoàn VNPT cũng như Bộ Thông tin và Truyền thông nhằm
tạo điều kiện thuận lợi phát triển các dịch vụ trên Internet tại công ty VDC.
“Năng lực cạnh tranh của Công ty Điện toán và Truyền thông số liệu-VDC
trong cung cấp dịch vụ Internet băng rộng” luận văn thạc sĩ của Đỗ Thị Thu Thủy,
Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, 2014. Đã đi sâu phân tích các dịch vụ
Internet trên băng rộng của Công ty Điện toán và Truyền số liệu, đánh giá thực

trạng của các dịch vụ, chỉ ra được những thế mạnh và điểm yếu trong việc cung cấp
dịch vụ Internet băng rộng trên thị trường của công ty. Ngoài ra công trình cũng
phản ảnh được thực trạng cạnh tranh của dịch vụ trên thị trường đối với các đối thủ
khác cùng cung cấp dịch vụ, đồng thời chỉ ra hạn chế và giải pháp nhằm nâng cao
năng lực cạnh tranh dịch vụ trên thị trường. Nêu ra được các kiến nghị đối với Ban
bộ ngành và Tập đoàn VNPT để phát triển các dịch vụ Internet băng rộng hơn nữa.
1.1.1.2 Nhóm công trình nghiên cứu về quản lý dịch vụ trên Internet
Bài viết “Thực chất của sự quản lý Internet ở Việt Nam” của tác giả Xuân
Nguyễn đăng trên Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam, 18/02/2011, tác giả đã làm
rõ được chủ trương đường lối của Đảng, Nhà nước ta về sự quản lý Internet ở Việt
Nam một cách lành mạng và không mang tính ngăn cấm, Chính phủ nước ta đã ban
hành các chính sách nhằm quản lý Internet một cách hiệu quả nhất, tránh sử dụng
Internet vào hoạt động tiêu cực, không phù hợp với đạo lý, nhân phẩm, văn hóa
truyền thống và nền văn minh hiện đại. Mục tiêu đặt ra là vừa đáp ứng yêu cầu thúc
đẩy phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông Internet, vừa đáp ứng nhu cầu quản lý nội
dung thông tin trên Internet. Cần đồng thời đảm bảo quyền được thông tin của người

5


dân và nhu cầu phòng chống những thông tin độc hại, ảnh hưởng xấu đến đời sống
tinh thần, thuần phong mỹ tục, trật tự, an toàn xã hội, đặc biệt là bảo vệ giới trẻ.
Trong bài viết “Mô hình kinh doanh dịch vụ Internet thân thiện - Vườn tri
thức VNPT” của Nguyễn Đồng Long (2013) đăng trên Tạp chí Công nghệ thông tin
& Truyền thông kỳ 2 tháng 6/2013, đã khái quát mô hình kinh doanh dịch vụ
Internet thân thiện với người dùng, được triển khai để tối ưu hoá lợi nhuận, mở rộng
mạng lưới kinh doanh viễn thông, CNTT và nhất là các tiện ích của Internet, giới
thiệu trực tiếp thông qua hệ thống thương mại điện tử các sản phẩm trưyền thống,
đặc trưng địa phương ra các nước trong khu vực và trên thế giới. Với ý tưởng tạo ra
một môi trường sinh hoạt CNTT, tiếp cận Internet cho giới trẻ tại các khu vực vùng

sâu, vùng xa, vừa đáp ứng nhu cầu sử dụng và phổ cập CNTT vào đời sống như các
chương trình cộng ích Bộ Thông tin và Truyền thông, các hoạt động phổ cập tin học
quốc tế của Quỹ Melinda - Bill Gates vừa đạt mục tiêu hiệu quả sản xuất kinh
doanh Internet.
Điểm mấu chốt là mô hình đã tạo ra sự gần gũi với môi trường và văn hoá người
dân các vùng miền khác nhau, kích thích người dùng tham gia sử dụng Internet hỗ trợ
trực tiếp cho đời sống lao động và học tập, vì họ có thể biết được giá cả các loại hàng
hoá, địa chỉ mua bán, kiến thức canh nông, thông tin, sức khoẻ, v.v.. Mô hình cũng đã
kết hợp kinh doanh qua mạng các sản phẩm dịch vụ viễn thông, CNTT, sản phẩm làng
nghề truyền thống, đặc sản địa phương với việc quản lý mềm dẻo của các tổ chức đoàn
thể chính trị xã hội như Đoàn thanh niên, Hội nông dân,..
Bài viết cũng đề cập đến việc triển khai mô hình kinh doanh Internet thân
thiện Vườn tri thức VNPT rất khả thi cho các địa phương mới tiếp cận với CNTT và
chuẩn bị ứng dụng rộng rãi thương mại điện tử trong thời gian tới. Để phát huy tính
bền vững và hiệu quả, các doanh nghiệp Viễn thông và CNTT cần kết hợp chính
sách công ích của các sở , ban, ngành địa phương, phối hợp chặt chẽ với các tổ chức
chính trị đoàn thể để tiết kiệm tối đa chi chí xây dựng và chi phí qu ản lý và thuê
nhân công bằng việc thiết lập “Vườn tri thức VNPT” như một Tổng đại lý uỷ quyền
mà thành viên chính là các cấp cán bộ đoàn thể, chính trị-xã hội.

6


1.1.2 Những kết quả nghiên cứu và vấn đề đặt ra cần được nghiên cứu tiếp
1.1.2.1 Những kết quả nghiên cứu đã đạt được
Trong thời đại phát triển không ngừng của công nghệ thông tin việc sử dụng
Internet và các dịch vụ trên internet ngày càng được phổ biến và được mọi tầng lớp
của xã hội sử dụng hàng ngày. Cho nên các vấn đề về Internet ngày càng được
Đảng và nhà nước ta quan tâm sâu sắc.
Những công trình nghiên cứu nêu trên đã khái quát những vấn đề cơ bản của

Internet, trong đó có các dịch vụ trên Internet, đã nghiên cứu, luận giải những cơ sở lý
luận và thực tiễn về hoạt động của Internet trên từng khía cạnh và mức độ khác nhau,
từ đó đưa ra những giải pháp để xây dựng và hoàn thiện hơn về hệ thống Internet
cũng như đẩy mạnh hoạt động các dịch vụ trên Internet, giúp cho mọi người có thể
tiếp cận các dịch vụ Internet một cách dễ dàng và nhanh chóng nhất. Các giải pháp
này rất có ý nghĩa thực tiễn, các doanh nghiệp trong đó có VDC có thể rút kinh
nghiệm, ứng dụng các giải pháp vào việc quản lý các hoạt động tại công ty.
Các công trình nghiên cứu đã đưa ra nhiều giải pháp quản lý Internet nói chung
và quản lý dịch vụ trên Internet nói riêng nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu, đi
sâu vào hoạt động quản lý dịch vụ trên Internet tại công ty VDC trong giai đoạn hiện
nay. Theo chủ trương, đường lối, chính sách của Nhà nước, Bộ Thông tin và truyền
thông, Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam, từ nhiều năm qua công ty VDC đã và
đang quan tâm xây dựng và tổ chức thực hiện quản lý các dịch vụ trên Internet, coi đây
vừa là mục tiêu, vừa là động lực để phát triển công ty một cách bền vững và ổn định. Tuy
nhiên, trên thực tế, hệ thống chính sách quản lý dịch vụ trên Internet ở nước ta còn nhiều
hạn chế, chưa bao quát hết được tất cả các dịch vụ, hiệu quả quản lý chưa cao. Do đó,
cần nghiên cứu, phân tích một cách toàn diện, có hệ thống vấn đề dịch vụ trên Internet,
nhằm đổi mới, nâng cao hểu quả quản lý các dịch vụ này, từng bước xây dựng một hệ
thống dịch vụ Internet lành mạnh và mang lại nhiều lợi ích thiết thực.
1.1.2.2 Những vấn đề đặt ra luận văn cần nghiên cứu tiếp
Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài đã đưa ra nhiều giải pháp
khác nhau, ở nhiều khía cạnh khác nhau để phát triển dịch vụ trên Internet cũng như

7


chính sách quản lý Internet nhưng chưa có công trình này nghiên cứu sâu vào các
giải pháp quản lý để hoạt động quản lý các dịch vụ trên Internet có tính đồng bộ và
hiệu quả cao, các công trình nghiên cứu chủ yếu tập trung đến giải pháp nâng cao
tính cạnh tranh của dịch vụ chứ không tập trung đi sâu vào phân tích quản lý dịch

vụ vì vậy đây cũng là một khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu để hoạt động quản
lý dịch vụ Internet ở công ty VDC ngày càng phát triển đảm bảo tốt và toàn diện
hơn cho các dịch vụ phát triển.
1.2 Cơ sở lý luận về quản lý các dịch vụ trên Internet
1.2.1 Một số vấn đề cơ bản về Dịch vụ internet
1.2.1.1 Khái niệm và đặc điểm của các dịch vụ trên Internet
a. Các khái niệm
(i) Internet
Internet là một tập hợp của các máy tính được liên kết nối lại với nhau thông
qua hệ thống dây cáp mạng và đường điện thoại trên toàn thế giới với mục đích trao
đổi, chia sẻ dữ liệu và thông tin. Bất cứ nguời nào trên hệ thống cũng có thể tiếp cận và
đi vào xem thông tin từ bất cứ một máy tính nào trên hệ thống này hay hệ thống khác.
Trước đây mạng Internet được sử dụng chủ yếu ở các tổ chức chính phủ và
trong các trường học. Ngày nay mạng Internet đã được sử dụng bởi hàng tỷ người bao
gồm cả cá nhân các doanh nghiệp lớn, nhỏ, các trường học và tất nhiên là nhà nước và
các tổ chức chính phủ. Phần chủ yếu nhất của mạng Internet là World Wide Web.
(ii) Mạng Internet
Mạng Internet là của chung điều đó có nghĩa là không ai thực sự sở hữu nó
với tư cách cá nhân. Mỗi phần nhỏ của mạng được quản lý bởi các tổ chức khác
nhau nhưng không ai không một thực thể nào cũng như không một trung tâm máy
tính nào nắm quyền điều khiển mạng. Mỗi phần của mạng được liên kết với nhau
theo một cách thức nhằm tạo nên một mạng toàn cầu.
Internet là một mạng toàn cầu bao gồm nhiều mạng LAN (Local Area
Network), MAN (Metropolitan Area Network) và WAN (Wide Area Network) trên

8


thế giới kết nối với nhau. Mỗi mạng thành viên này được kết nối vào Internet thông
qua một router.

(iii) Dịch vụ Internet
Dịch vụ Internet là các dịch vụ sử dụng mạng Internet để kết nối và truyền nội
dung cho các dịch vụ đó.
b. Đặc điểm của dịch vụ trên Internet
- Dịch vụ Internet là phương tiện phổ cập thông tin:
Internet cung cấp khối lượng thông tin khổng lồ. Internet đã trở thành một
công cụ mạnh mẽ và là động lực trong nhiều lĩnh vực.
- Dịch vụ Internet cho phép kết nối toàn cầu:
Mạng Internet là của chung điều đó có nghĩa là không ai thực sự sở hữu nó
với tư cách cá nhân. Mỗi phần của mạng được liên kết với nhau theo một cách thức
nhằm tạo nên một mạng toàn cầu.
-

Dịch vụ Internet thỏa mãn được nhu cầu đa dạng:
Internet đáp ứng các nhu cầu khác nhau của khách hàng như: hình ảnh, âm

thanh, ứng dụng trên mạng, trao đổi thông tin qua email….với nhiều tốc độ khác
nhau theo gói dịch vụ khách hàng đăng ký.
- Dịch vụ Internet tiếp cận kinh tế số hoá:
Internet tạo điều kiện cho việc sớm tiếp cận với nền kinh tế số hóa mà xu thế
và tầm quan trọng đã được đề cập đến.
1.2.1.2 Các loại hình dịch vụ chủ yếu trên Internet
+ Dịch vụ truy nhập Internet:
Là dịch vụ cung cấp cho người sử dụng khả năng truy nhập đến Internet.
Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truy nhập Internet (ISP) là doanh nghệp
thuộc mọi thành phần kinh tế, được Tổng cục Bưu điện cấp phép cung cấp dịch vụ
truy nhập Internet. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truy nhập Internet phải tuân theo
các quy định của pháp luật và các quy định về quản lý dịch vụ truy nhập Internet do
Tổng cục Bưu điện ban hành.
+ Dịch vụ kết nối Internet:


9


Là dịch vụ cung cấp cho các đơn vị, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet
khả năng kết nối với nhau và với Internet quốc tế.
Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kết nối Internet (IXP) là doanh nghiệp nhà
nước, hoặc công ty cổ phần mà Nhà nước chiếm cổ phần chi phối hoặc cổ phần đặc
biệt, được Tổng cục Bưu điện cấp giấy phép cung cấp dịch vụ kết nối Internet.
Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kết nối Internet phải tuân theo các quy định của
pháp luật và các quy định về quản lý dịch vụ truy nhập Internet do Tổng cục Bưu
điện ban hành.
+ Dịch vụ ứng dụng Internet:
Là dịch vụ sử dụng Internet để cung cấp cho người sử dụng các ứng dụng hoặc
dịch vụ bao gồm: bưu chính, viễn thông, thông tin, văn hóa, thương mại, ngân hàng, tài
chính, y tế, giáo dục, đào tạo, hỗ trợ kỹ thuật và các dịch vụ khác trên Internet.
Nhà doanh nghiệp cung cấp dịch vụ ứng dụng Internet (OSP) là doanh
nghiệp sử dụng Internet để cung cấp các dịch vụ ứng dụng Internet cho người sử
dụng. Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ ứng dụng Internet phải tuân theo các quy
định của pháp luật về quản lý nhà nước chuyên ngành.
1.2.1.3 Đặc điểm kinh doanh dịch vụ trên Internet
a. Đặc điểm thị trường
Thị trường dịch vụ trên Internet Việt Nam bao gồm 2 loại chủ yếu sau:
(i) Dịch vụ trên nền tảng mạng lưới Internet
Các dịch vụ này chủ yếu dựa trên mạng băng rộng và phục vụ nhu cầu liên
lạc, liên kết của người sử dụng.
Dịch vụ này đang khá phát triển tại Việt Nam khi nhu cầu sử dụng của
người dân trong nước là rất lớn, nhất là nhu cầu trao đổi thông tin với người thân ở
nước ngoài và ngược lại. Hiện tại mới có hai hình thức đang được cơ quan nhà
nước cho phép cung cấp là đàm thoại quốc tế PC to Phone và PC to PC chiều đi,

chiều về. Theo thống kê năm 2013, tổng thời lượng đàm thoại VoIP tại Việt Nam
lên đến khoảng 95 triệu phút mỗi tháng, chủ yếu là cuộc gọi chiều về Việt nam.
Hiện trên thị trường có rất nhiều nhà cung cấp dịch vụ cả trong nước và quốc tế.

10


Đối với voice chiều về: Thị trường kết chuyển lưu lượng thoại chiều về hiện
nay có 7 nhà cung cấp dịch vụ chính thức bao gồm: VDC, Viettel, SPT, Telecom,
Vishipel, Hanoi Telecom và VTC. Thị trường điện thoại quốc tế chiều về luôn lớn
gấp 8-10 lần thị trường chiều đi và đạt mức tăng trưởng 17-25% trong vài năm trở
lại đây.
Đối với voice chiều đi: Có 7 nhà cung cấp dịch vụ viễn thông được phép
cung cấp dịch vụ VoIP trong nước và quốc tế, đó là VNPT (dịch vụ 171x), Saigon
Postel (177x), Viettel (178x), Hanoi Telecom (172x), VTC (174x), FPT (176x) và
gần 30 nhà cung cấp dịch vụ Internet Telephony với tổng lưu lượng khoảng 70 triệu
phút/tháng. Dẫn đầu thị trường hiện nay là OCI với nhiều sản phẩm như Vietvoiz,
Saigon Voiz, RingVoiz... .
WebHosting, Data Center: Số lượng doanh nghiệp Việt Nam có Website
riêng tăng lên nhanh chóng. Xu hướng này giúp cho lĩnh vực thiết kế, quản lý
website cũng phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây.
Với dịch vụ Data Center: thì sự phát triển mạnh của các dịch vụ trực tuyến
như Game online (với hơn 10 nhà cung cấp); hàng ngàn trang thông tin điện tử Việt
Nam, các dịch vụ chia sẻ dữ liệu âm nhạc, video... và sự tham gia thị trường của các
doanh nghiệp nước ngoài làm phát sinh nhu cầu thuê chỗ đặt máy chủ, thuê máy
chủ để lưu trữ web là rất lớn.
(ii) Dịch vụ nội dung
Các dịch vụ này phải sử dụng các dịch vụ dựa trên mạng lưới để cung cấp
các dịch vụ nội dung thông tin. Các loại dịch vụ nội dung thông tin thường do bên
thứ ba cung cấp.

Chuỗi giá trị cung cấp dịch vụ nội dung IP bắt đầu từ việc tạo nội dung, tiếp
theo là cung cấp dịch vụ truy nhập và kết thúc bằng việc chuyển giao nội dung.
Tham gia vào chuỗi giá trị cung cấp nội dung IP là các nhà cung cấp nội dung
(content provider), các nhà quản lý, tập hợp nội dung (content aggregator), nhà khai
thác mạng (Applications & Platform provider), nhà cung cấp dịch vụ (service
provider) và người sử dụng. Trong đó:

11


- Nhà cung cấp nội dung có trách nhiệm sản xuất, số hoá nội dung và được
bảo hộ quyền sở hữu nội dung đó.
- Nhà quản lý, tập hợp nội dung có trách nhiệm mua bản quyền, tập hợp nội
dung và bảo vệ nội dung trên môi trường mạng.
- Nhà khai thác mạng sẽ vận hành mạng, cung cấp cấu trúc hạ tầng cho việc
truyền dữ liệu IP, cung cấp dịch vụ truy nhập cho người sử dụng, cung cấp thiết bị
truy nhập.
- Nhà cung cấp dịch vụ quản lý điều kiện truy nhập, giả mã nội dung, cung
cấp giải pháp phần cứng và phần mềm để truy nhập nội dung số qua băng rộng,
quản lý quan hệ khách hàng và quản lý cước.
- Người sử dụng sử dụng các dịch vụ nội dung số và Internet qua các thiết bị
đầu cuối.
Theo Alcatel Lucent, mô hình chuỗi giá trị nội dung IP ngày nay đã có nhiều
thay đổi. Theo chuỗi giá trị cung ứng nội dung tuyến tính trước đây, nhà cung cấp
nội dung thông thường được hưởng phần lớn nguồn doanh thu. Phần doanh thu
được hưởng này có thể từ 35% đến hơn 70% tổng doanh thu phụ thuộc vào từng
loại ứng dụng.
Tuy nhiên, theo mô hình không tuần tự như hiện nay, tỷ lệ này đã thay đổi .
Chẳng hạn, trong mô hình cung ứng nội dung trên Internet , các bên trung gian như
nhà cung cấp cổng web được phân chia doanh thu với nhà cung cấp nội dung và tỷ

lệ phân chia này trong khoảng 50%-90% phụ thuộc vào từng loại ứng dụng.
Dịch vụ nội dung ngày nay đang phát triển ngày càng đa dạng đáp ứng gần
như mọi nhu cầu trong cuộc sống của con người. Dịch vụ nội dung trên Internet có
thể phân thành các nhóm như sau:
 Dịch vụ nội dung thông tin bao gồm: Báo chí điện tử, Website, Cổng thông
tin trực tuyến
 Dịch vụ thương mại điện tử: e-commerce, e-banking, giao dịch chứng khoán
trực tuyến, thiết kế, quảng cáo, tiếp thị, mua bán trên mạng, ….

12


 Dịch vụ giải trí trực tuyến: Trò chơi trực tuyến (Game online); Phim số,
truyền hình số (VoD, IPTV); Nhạc số.
 Dịch vụ dữ liệu số: Thư viện số; Kho dữ liệu số (cơ sở dữ liệu pháp luật,…).
 Xuất bản số, trực tuyến (digital, online publishing)
 Giáo dục trực tuyến, học tập điện tử
 Y tế điện tử
 Hội thảo truyền hình (Video conferencing)
Thị trường dịch vụ nội dung thông tin: Cho đến nay đã có một số lượng lớn
website với nội dung thông tin ngày càng đa dạng và phong phú: VNExpress,
Vietnamnet và Dantri cùng hàng trăm trang tin điện tử của các báo khác. Tuy nhiên
nội dung các trang báo điện tử vẫn còn trùng lặp giữa các báo và chủ yếu lấy từ báo
in.Hiện nay xu thế mới của dịch vụ nội dung là sự phát triển của các cổng thông tin
điện tử. Ở đó người sử dụng chỉ cần truy nhập một lần là có thể tiếp cận với kho
kiến thức vô tận từ Internet. Tiêu biểu là cổng thông tin Chính phủ
www.chinhphu.vn, cổng thông tin Bộ KHĐT www.mpi.gov.vn; Cổng Phát triển
Việt Nam VnDG,…
Thị trường dịch vụ thương mại điện tử: Sau nhiều năm triển khai ứng vào
hoạt động sản xuất kinh doanh , thương mại điện tử (TMĐT) đã phát triển nhanh

chóng trong thời gian qua , có những tác động tích cực làm thay đổi phương thức
kinh doanh của doanh nghiệp . Tính tới cuối năm

2009 có khoảng gầ n 200.000

doanh nghiệp có website, đưa tỷ lệ doanh nghiệp có website lên 38%. Các doanh
nghiệp đang tham gia sàn giao dịch TMĐT ngày một tích cực hơn. Năm 2009 có
khoảng 15% doanh nghiệp tham gia các sàn giao dịch thương mại điện tử của Việt
Nam và nước ngoài. Các lĩnh vực ứng dụng thương mại điện tử nhiều là du lịch, tư
vấn, công nghệ thông tin, dịch vụ thông tin...vv
Về quảng cáo trực tuyến ở Việt Nam: Đây là nguồn thu chủ yếu của các trang
web vì hầu hết các website ở Việt Nam đều cung cấp thông tin miễn phí. Một hình
thức đem lại lợi nhuận cao nhất là treo banner - chiếm hơn 50% doanh thu quảng
cáo trực tuyến.

13


Thị trường chia sẻ nhạc, phim, truyền hình trực tuyến, Game Online: Hạ
tầng Internet và chất lượng dịch vụ đang dần được cải thiện, nhu cầu giải trí trên
Internet cũng ngày một đa dạng hơn. Ngoài chơi game, người sử dụng còn xem
phim, nghe nhạc trực tuyến, download các bài hát, bộ phim…
Thị trường Dịch vụ bảo mật (Security): Là các phần mềm diệt virus, tường
lửa (Firewall) với các sản phẩm khác nhau như loại dùng cho PC, netbook,... hay
loại bảo mật toàn diện. Thị trường phần mềm bảo mật tại Việt Nam hiện nay khá đa
dạng với sự góp mặt của nhiều tên tuổi lớn trong lẫn ngoài nước như AVG,
BitDefender, Kaspersky, Symantec... Tuy nhiên hiện nay, các phần mềm diệt virus
nước ngoài chiếm 85% thị phần phần mềm diệt virus có bản quyền tại Việt Nam.
Thị trường Giáo dục trực tuyến (E-Learning): Lợi ích của việc tham gia
chương trình giáo dục trực tuyến thông qua việc truy cập vào các website giáo dục

trực tuyến là giáo viên, học sinh trong và ngoài nước có thể chia sẻ những kiến
trong giảng dạy, học tập. Là lĩnh vực mới hình thành nhưng cũng đã có đến 100
công ty hoạt động, doanh thu 2014 là 30 triệu USD. Tuy nhiên học tập qua mạng
vẫn chưa phổ biến ở Việt Nam, do thói quen tâm lý của người sử dụng vẫn muốn
đến các cơ sở đào tạo trực tiếp, chứng chỉ học qua mạng vẫn chưa được chuẩn hóa,
chất lượng đường truyền chậm cũng ảnh hưởng đến nhu cầu của người sử dụng.
b. Đặc điểm khách hàng
Người sử dụng không chỉ kết nối Internet để đọc tin tức mà còn xuất hiện nhu
cầu cao về nghe nhạc, xem phim trực tuyến, mua bán hàng hóa trực tuyến hay chia sẻ
dữ liệu, hình ảnh, video…Hơn nữa, sự ra đời và phát triển của công nghệ Web 2.0 đã
làm xuất hiện rất nhiều dịch vụ mới. Điều đó cho thấy phát triển các dịch vụ trên
Internet là xu hướng tất yếu của thị trường Internet thế giới và Việt Nam.
Về phương thức thanh toán cước phí: Người sử dụng dịch vụ Internet có thể
áp dụng hình thức thanh toán thuận tiện. Khách hàng hiện nay đang sử dụng dịch vụ
phần lớn là miễn phí ngoài phí truy nhập Internet. Chỉ một số ít dịch vụ như học tập
trực tuyến, chơi game online hay mua sắm trực tuyến là khách hàng phải trả thêm
phí dịch vụ. Các hình thức thanh toán cước phí không dùng tiền mặt vẫn chưa phổ

14


biến và ít được người dùng chấp nhận. Tuy vậy, trong một vài năm tới, khi các hình
thức thanh toán không dùng tiền mặt trong xã hội phổ biến hơn, cũng như các dịch
vụ đang được đánh giá là tiềm năng như thương mại điện tử, giáo dục trực tuyến
hay y tế điện tử phát triển.
c. Đặc điểm nhà cung cấp
Thị trường nội dung số Việt Nam đang sôi động với sự vào cuộc của hàng
loạt doanh nghiệp. Đây là mảnh đất màu mỡ đem lại nhiều lợi nhuận nên ngày càng
có nhiều doanh nghiệp tham gia vào đã làm cho sự cạnh tranh ngày càng gay gắt
hơn. Đến nay đã có hàng trăm doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực này với hơn

50.000 lao động, doanh thu ước tính (năm 2014) khoảng 3.500 tỷ đồng. Các doanh
nghiệp có sức cạnh tranh lớn có thể kể đến như: Vinagame, FPT, VNPT...vv
1.2.2 Khái niệm và đặc điểm của quản lý dịch vụ trên Internet
1.2.2.1 Một số khái niệm liên quan đến quản lý dịch vụ trên Internet
+ Khái niệm quản lý:
Xét trên phương diện nghĩa của từ, quản lý thường được hiểu là chủ trì hay
phụ trách một công việc nào đó bản thân khái niệm quản lý có tính đa nghĩa nên có
sự khác biệt giữa nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Hơn nữa, do sự khác biết về thời đại, xã
hội, chế độ, nghề nghiệp nên quản lý cũng có nhiều giải thích, lý giải khác nhau.
Cùng với sự phát triển của phương thức xã hội hóa sản xuất và sự mở rộng trong
nhận thức con người thì sự khác biệt về nhận thức và lý giải khái niệm quản lý càng
trở nên rõ rệt.
Xuất phát từ những góc độ nghiên cứu khác nhau, rất nhiều học giả trong và
ngoài nước đã đưa ra giải thích không giống nhau về quản lý. Các trường phái quản
lý học đã đưa ra những định nghĩa về quản lý như sau:
Theo F.W Taylor: là một trong những người đầu tiền khai sinh ra khoa học
quản lý và là “ông tổ” của trường phái “quản lý theo khoa học”, tiếp cận quản lý
dưới góc độ kinh tế - kỹ thuật đã cho rằng: Quản lý là hoàn thành công việc của
mình thông qua người khác và biết được một cách chính xác họ đã hoàn thành công
việc công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất.

15


×