Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC TRÒ CHƠI DÂN GIAN CHO TRẺ MẦM NON GÓP PHẦN THỰC HIỆN TỐT CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON MỚI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (984.23 KB, 21 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HOÀI ÂN
TRƯỜNG MẦM NON 19/4
***** 0O0 *****

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC TRÒ CHƠI DÂN GIAN
CHO TRẺ MẦM NON GÓP PHẦN THỰC HIỆN TỐT
CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON MỚI

Họ và tên: Đào Thị Kim Chi
Đơn vị : Trường mầm non 19/4 - huyện Hoài Ân.

Tháng 2 năm 2013
1


A. MỞ ĐẦU
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận và thực tiễn
Trẻ lứa tuổi mầm non “ dễ nhớ, mau quên ”, khả năng chú ý có chủ định của
trẻ còn thấp. Mà vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ. Thông qua hoạt động vui
chơi, trẻ phát triển nhân cách toàn diện. Vì vậy, tổ chức trò chơi cho trẻ là việc làm
cần thiết và đặc biệt là trò chơi dân gian.
Trong Chỉ thị thực hiện nhiệm vụ các năm học gần đây, Bộ giáo dục và Đào tạo
đã phát động sâu rộng phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện - Học
sinh tích cực” trong toàn ngành. Qua quá trình thực hiện, tôi thấy giáo viên hiện
nay chưa thật sự chú ý nhiều đến việc tìm kiếm các biện pháp tổ chức trò chơi dân
gian phong phú đa dạng và phù hợp.
Trong tiết dạy dự giờ, giáo viên chưa chú trọng nhiều đến việc tổ chức trò chơi
dân gian tích hơp vào các môn học, hoặc tổ chức đạt hiệu quả chưa cao.Vì nhiều trò


chơi dân gian trẻ chưa hiểu nội dung và chưa biết rõ ý nghĩa trò chơi nên trẻ chưa
hứng thú chơi. Mặt khác, khi tổ chức trò chơi giáo viên cũng chưa tự trang bị cho
mình một số thủ thuật để hướng dẫn, tổ chức nên chưa hấp dẫn trẻ tham gia chơi,
trẻ chơi nhanh chán.
Xuất phát từ những thực tế trên, bản thân tôi đã trăn trở nghiên cứu từ tài liệu,
sách báo, mạng Internet và mạnh dạn đúc kết những biện pháp tổ chức cho trẻ có
cơ hội tham gia trò chơi dân gian một cách lôi cuốn hấp dẫn và hiệu quả nhất. Vì
thế, tôi chọn đề tài “Một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mầm
non” và đã áp dụng các biện pháp có hiệu quả tại trường Mầm non 19/4.
2. Các biện pháp tiến hành
2.1.Nghiên cứu nội dung chương trình: Áp dụng chương trình giáo dục mầm
non mới, tìm hiểu kỹ về phong trào “Xây dựng trường học thân thiện - Học sinh
tích cực” do Bộ giáo dục và Đào tạo phát động (bắt đầu từ năm học 2008 – 2009),
trong đó có nội dung đưa trò chơi dân gian vào trường học.

2


2.2. Nghiên cứu tài liệu: Sách báo, tạp chí, ấn phẩm có nội dung liên quan đến
trò chơi dân gian.
2.3. Sưu tầm thực tế từ kinh nghiệm ở những người già, lớn tuổi và phụ huynh
biết về trò chơi dân gian.
2.4. Phương pháp giải thích giúp trẻ hiểu rõ tên trò chơi, luật chơi, cách chơi.
2.5. Phương pháp thực hành: Tổ chức cho trẻ tham gia chơi được lồng ghép
thích hợp trong các môn học và các hoạt động hàng ngày cũng như những hoạt
động lễ hội khác xuyên suốt cả năm học.

B. NỘI DUNG
I. MỤC TIÊU
Nhiệm vụ của đề tài bao gồm:

1. Nghiên cứu các phương pháp tổ chức tốt trò chơi dân gian cho trẻ mầm non.
2. Tạo cơ hội cho trẻ thường xuyên được tham gia trò chơi dân gian một cách
hấp dẫn, lôi cuốn có ý nghĩa và hiệu quả nhất.
3. Giúp trẻ mầm non phát triển nhân cách một cách toàn diện.
4. Phối hợp với phụ huynh cùng sưu tầm, sáng tác các trò chơi dân gian và lời
mới cho các bài ca dao, đồng dao.
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI
1. Thuyết minh tính mới
1.1.Chuẩn bị điều kiện trước khi tổ chức cho trẻ tham gia vào các trò chơi
dân gian
* Nghiên cứu tài liệu: Để tổ chức tốt các trò chơi dân gian cho trẻ, tôi đã
nghiên cứu kỹ các văn bản chỉ đạo của ngành và tìm hiểu trên mạng Internet rồi ghi
chép đầy đủ vào sổ nhật ký để làm tư liệu vận dụng vào từng bài dạy cụ thể.
*Người chơi: Bất kỳ trò chơi nào muốn tiến hành phải có điều kiện tiên quyết
là người chơi. Đặc biệt với trò chơi dân gian thường là trò chơi tập thể, vui nhộn
đòi hỏi người chơi phải tích cực trong suốt quá trình chơi, chơi hết mình với tinh
thần phối hợp đồng đội nhuần nhuyễn. Đối tượng của tôi lựa chọn ở đây là trẻ mầm
non (dễ chơi-nhanh chán) nên tôi đã làm công tác tư tưởng và động viên trẻ trước
khi tổ chức chơi, gợi ý trẻ khám phá ý nghĩa hấp dẫn trong trò chơi, tạo sự hứng thú
khi chơi, có thể mở rộng phát triển trò chơi như: “Dung dăng dung dẻ”, “Nu na nu
3


nống”, “Rồng rắn lên mây”; hoặc cũng trò chơi đó nhưng chơi nhiều cách như trò
chơi “Vuốt ve”, “Trồng nụ trồng hoa”,...
*Phổ biến luật chơi, cách chơi: Một điều không thể thiếu của người tổ chức trò
chơi là phổ biến luật chơi và hướng dẫn cách chơi. Mà tổ chức trò chơi dân gian
cho trẻ mầm non thì công tác hướng dẫn giúp trẻ hứng thú chơi và hiểu được ý
nghĩa của trò chơi càng quan trọng. Vì trò chơi dân gian là trò chơi của người xưa,
rất lạ lẫm với trẻ em ngày nay và trẻ mầm non thì lại càng khó khăn để hiểu được.

Khi phổ biến luật chơi, người phổ biến phải chọn vị trí đứng ở nơi cao, dễ nhìn
thấy, trình bày ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu để tất cả người chơi đề nắm được luật
chơi.
Ví dụ: “Bắt vịt trên cạn” tôi hướng dẫn trẻ phải đứng vòng tròn, nắm tay làm
bờ, có 2 người bắt vịt; “Đi tàu hỏa” phải xếp 1 hàng dọc; “Giã gạo” phải có 2
nhóm;...
* Chuẩn bị đồ chơi: Đồ chơi của trò chơi dân gian chủ yếu là những đồ chơi tự
tạo từ nguyên - vật liệu sẵn có ở địa phương. Mỗi đồ chơi phải mang một nét đặc
trưng riêng cho từng trò chơi cụ thể mà nếu không có nó thì kế hoạch tổ chức trò
chơi không thành công.
Ví dụ: Trò chơi “Ném còn” thì phải có quả còn, “chọi cỏ gà” thì phải chuẩn bị
cỏ gà (có thể cô giới thiệu cho trẻ biết cỏ gà và cho trẻ về tìm để đem đến chơi),
“Xòe ống” thì phải có ống tre hoặc thước gỗ,... Trò chơi dân gian được truyền
miệng là chủ yếu, nên mỗi trò chơi có nhiều phiên bản về cách chơi và luật chơi.
Từ đó, đồ chơi sử dụng trong trò chơi đó cũng được linh hoạt thay đổi cho phù hợp
với từng hoàn cảnh, ở mỗi địa phương cụ thể. Do vậy, khi tổ chức trò chơi dân gian
cho trẻ, giáo viên cũng tự do sáng tạo đồ chơi thay thế phù hợp với điều kiện lớp
học, lứa tuổi mà vẫn đảm bảo luật chơi và không ảnh hưởng gì nhiều đến ý nghĩa
trò chơi.
Ví dụ 1: “Chơi chuyền” que chuyền có thể bằng tre, gỗ hay que thẳng, tròn,
nhẵn và dài khoảng 20cm; hòn chuyền có thể là hòn sỏi, quả bóng hay quả bưởi
non đảm bảo tròn, to vừa gọn trong lòng bàn tay và vừa đủ nặng để chuyền.

4


Ví dụ 2: “Bịt mắt bắt dê” ngẫu hứng mà chưa chuẩn bị trước nên không tìm
được khăn bịt mắt thì có thể thay thế bằng chiếc mũ len, khăn len (của trẻ sẵn có)
được gập nhiều lớp,…
* Địa điểm: Trò chơi dân gian là một hình thức chơi tập thể, nên việc chuẩn bị

địa điểm càng quan trọng. Có trò chơi chỉ cần khoảng không gian nhỏ (vì trò chơi ít
người chơi hoặc tính chất là trò chơi tĩnh).
Ví dụ 1: trò chơi “Vuốt hột nổ”: Chơi ngoài trời hoặc chơi trong nhà: 2 em
ngồi đối diện nhau, đưa 2 tay ra vuốt, rồi tay phải em này đập vào tay trái em kia và
ngược lại.
Ví dụ 2: “Con cút cụt đuôi”: chơi nhóm 2 người, 2 bạn cùng oẳn tù tì, bạn nào
thua thì phải ngồi xuống, 2 cánh tay chống ra sau, ngồi duỗi 2 chân thẳng (hình chữ
V). Bạn thắng đặt 2 chân của mình ở 2 bên 1 chân nào đó của bạn thua (tùy vào
thuận chân trái hay phải). 2 chân của bạn nhảy cứ nhảy qua nhảy lại liên tục và 1
chân của bạn thua sẽ nằm giữa 2 chân của bạn đang nhảy. Cả bạn đang ngồi và bạn
đang nhảy mặt đối diện nhau, vừa nhảy vừa đọc lời ca. Nếu chân bạn đang nhảy
chạm vào chân bạn đang ngồi thì bạn đang nhảy thua và phải ngồi xuống cho bạn
kia đứng lên nhảy. Trò chơi lại tiếp tục.
Nhưng có trò chơi đông người tham gia và mang tính chất động, tôi đã chọn
không gian rất rộng trong sân trường.
Ví dụ 1: “Ném còn”: giữa khoảng sân trống rộng, trồng cột mốc cao 3m trở lên,
trên đầu cắm 1 vòng tròn (d = 30 – 40cm), 2 vạch trước và sau cây cột mốc khoảng
2 - 4m. Người chơi chia thành 2 đội đứng 2 phía cột mốc. Từng người chơi lần lượt
tung quả còn cho lọt qua vòng tròn trên đầu cột mốc. Sau đó người chơi phía bên
kia phải bắt còn và ném trở lại cho người đã ném ban đầu bắt (sao cho quả còn chui
qua vòng). Cứ tiếp tục chơi như thế đến hết lượt.
Ví dụ 2: “Bắt vịt trên cạn”: Số trẻ chơi có thể từ 10 – 12 trẻ, chơi trên 1 khoảng
sân rộng. Tất cả trẻ nắm tay nhau đứng vòng tròn làm hàng rào nhốt vịt. 2 trẻ làm
người đi bắt vịt phải bịt mắt kín bằng khăn, 2 trẻ làm “Vịt”. Khi có lệnh chơi, người
đi bắt vịt chú ý lắng nghe định hướng tiếng “Vịt” (không được đi ra khỏi hàng rào).
Vịt bị bắt thì thay người đi bắt vịt. Trò chơi lại tiếp tục.

5



*Thuộc lời ca: Hầu hết trò chơi dân gian đều có lời ca đặt trưng riêng của từng
trò chơi, đó cũng là đặc điểm nổi bật thu hút người chơi tham gia trò chơi dân gian.
Hầu hết lời ca đều không có một mạch ý nghĩa logic nào giữa các câu, thậm chí khi
đọc đến hết bài ta cũng không hiểu gì. Nhưng chính cái ngẫu nhiên, ngẫu hứng đó
lại phù hợp với tính hồn nhiên của trẻ con. Và lời ca trở nên có ý nghĩa tác động
đến sự phát triển nhân cách của trẻ. Lời ca thường là bài hát hoặc đồng dao ngộ
nghĩnh với trẻ thơ.
Ví dụ 1:
“Nu na nu nống

Con cóc nhảy ra

Cái trống nằm trong

Con gà ú ụ

Con ong nằm ngoài

Bà mụ thổi xôi

Củ khoai chấm mật

Ông tôi nấu chè

Phật ngồi phật khóc

Tay xòe chân rụt.”

Có nhiều phiên bản về lời ca của trò chơi dân gian, nhưng lựa chọn phiên bản
nào cho trẻ đọc khi chơi là tùy thuộc vào mục đích giáo dục của cô. Lời ca có thể

do cô sáng tác theo vần của lời ca cũ hoặc thêm bớt ít nhiều lời nào đó cho phù
hợp. Việc làm này không những không giảm tính hấp dẫn của trò chơi mà còn tăng
thêm ý nghĩa giáo dục cô muốn truyền thụ. Như lời ca của trò chơi “Nu na nu
nống” ở trường mầm non thường dùng, thông qua trò chơi cũng góp phần giáo dục
trẻ biết giữ vệ sinh sạch sẽ.
Ví dụ:
“Nu na nu nống

Thi chân đẹp đẽ

Không bẩn tí nào

Đánh trống phất cờ

Chân ai sạch sẽ

Được vào đánh trống

Mở cuộc thi đua
Gót đỏ hồng hào
Hoặc có khi lời ca vô tình ngẫu hứng như:

Tùng tùng tùng tùng”

Ví dụ 1:
“Kéo cưa lừa xẻ

Ông thợ nào thua

Ông thợ nào khỏe


Về bú tí mẹ”

Về ăn cơm vua
6


Ví dụ 2:
“Dung dăng dung dẻ

Cho dê đi học

Dắt trẻ đi chơi

Cho cóc ở nhà

Đến ngõ nhà trời

Cho gà bới bếp

Lạy cậu lạy mợ

Xì xà xì xụp

Cho cháu về quê

Ngồi thụp xuống đây”

Nét độc đáo của trò chơi dân gian là thế nên trước khi tổ chức trò chơi dân
gian, việc cho trẻ đọc thuộc trước lời ca là điều không thể thiếu. Trò chơi dân gian

mà thiếu lời ca sẽ trở thành vô nghĩa, vì thế tôi thường cho trẻ thi đua đọc, hát đồng
dao qua các hoạt động hàng ngày ở trường (hoạt động ngoài trời, hoạt động chiều. )
và ở nhà (bằng cách ghi lại lời ca gửi phụ huynh cùng đọc, hát với trẻ); qua đó tôi
phối hợp tốt với phụ huynh cùng tham gia giáo dục trẻ trong thời gian ở nhà đạt
hiệu quả.
1.2.Lựa chọn các trò chơi dân gian phù hợp lứa tuổi trẻ mầm non.
Giáo viên khi lựa chọn trò chơi dân gian cho trẻ chơi phải chú trọng đến đặc
điểm tâm lý lứa tuổi. Tổ chức trò chơi dân gian lồng ghép, tích hợp cũng nhằm
giúp trẻ củng cố tư duy, ngôn ngữ, vận động, kỹ năng. Nghĩa là trò chơi được lựa
chọn không quá đơn giản mà cũng không quá phức tạp với khả năng của trẻ. Vì quá
dễ sẽ gây nhàm chán, không có hứng thú chơi; mà khó quá sẽ làm nản chí, trò chơi
không còn sức hút với trẻ.
Ở mỗi độ tuổi, mỗi thời kỳ trẻ có những đặc điểm tăng trưởng và phát triển rất
khác nhau. Mà sự đa dạng, phong phú của trò chơi dân gian là vô hạn cho tất cả
mọi lứa tuổi, đặc biệt trẻ mầm non có những đặc trưng riêng.
Ví dụ:
*Đối với lớp Mầm: Khả năng chú ý có chủ định còn kém, có nhận thức nhưng
còn ở mức đơn giản. Nên lựa chọn những trò chơi mang tính chất đơn giản như:
“Tập tầm vông”: 2 bạn 1 cặp ngồi đối diện, tay cầm lá (hoặc viên sỏi, hột hạt,…)
cả 2 trẻ cùng đọc lời ca và cùng đưa 2 tay ra sau lưng, dấu kín vật vào 1 tay. Khi
7


đọc đến từ cuối cùng, cả 2 cùng giơ 2 tay ra trước. Lần lượt từng bạn đoán xem bạn
kia dấu vật ở tay nào. Ai đoán đúng thì thắng cuộc và trò chơi được tiếp tục. Đối
với lớp Mầm, cô giáo có thể là người cầm vật cho trẻ đoán. Cả lớp sẽ chia thành 2
đội: 1 bên chọn tay này có, 1 bên chọn tay kia có. Dù là tay nào có thì trẻ cũng là
đối tượng thắng cuộc và trẻ vui vì chiến thắng đó và càng làm tăng sức hấp dẫn của
trò chơi đối với trẻ.
*Đối với lớp Chồi: Khả năng chú ý có chủ định của trẻ đã tốt hơn, nhận thức

của trẻ đã đạt một bước tiến cao hơn lớp trước. Nên trẻ có khả năng tham gia
những trò chơi khó hơn như: “Vuốt hột nổ” (lời ca dài hơn, trẻ đã có định hướng
đúng tay phải – tay trái): 2 bạn ngồi đối diện nhau, đưa 2 tay ra vuốt, tay phải bạn
này đập vào tay trái bạn kia và ngược lại. Cứ đập 1 cái lại hát 1 câu của bài ca:
“Vuốt hột nổ

Cái cày làm ruộng

Đổ bánh bèo

Cái thuổng đắp bờ

Xào xạc vạc kêu

Cái lờ thả cá

Nồi đồng vung méo

Cái ná bắn chim

Cái kéo thợ may
Cái kim may áo…”
Ngoài ra, trò chơi còn cung cấp thêm kiến thức cho trẻ về dụng cụ một số nghề
khi trẻ đã có nhận thức về nghề đó.
*Đối với lớp Lá: Khả năng chú ý có chủ định và nhận thức của trẻ đã đạt đến
độ cao nhất trong giai đoạn trẻ từ 0 – 6 tuổi. Nên tôi lựa chọn các trò chơi dân gian
mang tính chất phức tạp hơn, nhằm củng cố kiến thức, kỹ năng đã học và cung cấp
kiến thức, rèn luyện kỹ năng mới cho trẻ.
Ví dụ 1: “Thả đĩa ba ba”: khoảng 3 – 5 trẻ 1 nhóm đứng thành vòng tròn. 1trẻ
đọc lời ca và kết hợp lấy tay đập nhẹ vào đầu những trẻ khác, (mỗi từ đập 1 cái).

Từ cuối cùng rơi vào ai người ấy phải làm “Đỉa”, những trẻ khác làm người sang
sông. Vẽ 2 đường thẳng song song làm sông. “Đỉa” đứng dưới sông. Người sang
sông đi (hoặc chạy) từ bờ bên này sang bờ bên kia sông theo nhịp lời ca (hát 1 câu
sang sông 1 lần):
“Sang sông-> Về sông-> Trồng cây-> Ăn quả-> Nhả hạt”

8


Khi tới câu “Nhả hạt” thì đỉa đuổi bắt. Người sang sông chạy ngắt ngoéo cho
đỉa không bắt được. Nếu người sang sông bị bắt trước khi lên tới bờ thì phải làm
“Đỉa”. Trò chơi tiếp tục.

Ví dụ 2: “Mít mật mít gai”: Oẳn tù tì bạn nào thua phải tự bịt mắt và đọc:
Mít mật mít gai

Chú chẳng nghe tôi

Mười hai thứ mít

Tôi bịt mắt chú

Vào làng ăn thịt

Ẩn đâu cho kín

Ra làng ăn xôi

Bao giờ lúa chín thì về


Để cho các bạn khác có thì giờ trốn. Khi đọc hết bài thơ thì các bạn phải trốn
xong và bạn bịt mắt lúc này sẽ mở mắt bắt đầu đi tìm, bạn nào bị tìm thấy đầu tiên
thì phải vào thay thế.
Cách chơi 2: Khi các bạn trốn xong “Ú” 1 tiếng báo hiệu bạn bịt mắt mới được
đi tìm. Bạn bịt mắt lúc này mở mắt ra và phải tìm thấy hết tất cả các bạn đi trốn.
Nếu tìm thấy hết thì bạn nào bị tìm thấy đầu tiên sẽ phải vào thay thế. Nếu không
tìm thấy đủ các bạn mà phải gọi các bạn tự ra thì phải tiếp tục bịt mắt tiếp cho các
bạn đi trốn.
9


Hoặc trò chơi: “Ném còn”, “Giấu hòn, giấu hột”, “Gảy chun”,…
Ngoài ra, có thể tổ chức một trò chơi cho nhiều lứa tuổi tùy vào mức độ tổ chức
chơi.
Ví dụ: “Dung dăng dung dẻ” cho trẻ 2-3 tuổi là đọc lời ca kết hợp với nhịp
chân tay nhẹ nhàng:
“Dung dăng dung dẻ

Cho dê đi học

Dắt trẻ đi chơi

Cho cóc ở nhà

Đến ngõ nhà trời

Cho gà bới bếp

Lạy cậu lạy mợ


Xì xà xì xụp

Cho cháu về quê
Ngồi thụp xuống đây”
Sang đến 3-4 tuổi cho 5-6 trẻ nắm tay nhau theo hàng ngang, vừa đi vừa đọc lời
ca. Chân bước nhẹ nhàng, tay vung nhịp theo lời ca, khi hát đến tiếng “Dung” thì
tay vung về phía sau, hoặc ngược lại. Cứ như thế cho đến từ cuối cùng của lời ca
thì tất cả cùng ngồi xuống và trò chơi lại tiếp tục từ đầu. Hoặc có thể phát triển với
lời ca mới:
“Dung dăng dung dẻ

Tìm nơi gió mát

Ra chơi cùng bé

Dắt trẻ đi chơi

Cùng hát véo von

Xì xà xì xụp

Đến cửa nhà trời

Mời ông trăng tròn

Ngồi thụp xuống đây”

Hoặc:
“Cầm tay cho chắc


Gặp ông voi già

Hỏi thăm ông tơ

Cầm tay cho bền

Kéo về nhà ta

Cầu vồng đi chợ

Cầm tay cho duyên

Gặp gà, gặp vịt

Ù à ù ập

Cầm tay cho khéo

Hỏi thăm bà nguyệt

Ngồi thấp xuống đây”

Kéo lên mạn ngược
Trăng tỏ trăng mờ
Khi trẻ lớn 5-6 tuổi, có thể phát triển trò chơi và lời của trò chơi (trẻ cầm tay
nhau đứng thành vòng tròn) thành múa hát:
“Vui vui

Chị Hằng


Vòng bay

Sao trời

Nhịp chân

Ngắm soi

Cuốn theo

Ngó nghiêng
10


Đưa nhanh

Váy đẹp

Gió lay

Nhấp nháy

Cầm tay

Vòm cây

Vòng quay

Vòng quay


Em múa

Hơn hớn

Lan rộng

Lan rộng

Cho tròn

Đùa reo

Lại đây

Lại đây.”

1.3. Tạo hứng thú cho trẻ tham gia chơi.
Tính chất của trò chơi dân gian là vui nhộn, mang tính cộng đồng tập thể có
theo luật nhưng thoải mái với người chơi và phù hợp với từng lứa tuổi. Vì vậy, đây
là môi trường giáo dục tốt cho trẻ thấy được phải biết rộng lượng, chia sẻ, tích cực
với hoạt động tập thể. Tôi chuẩn bị các điều kiện (người chơi, phổ biến luật chơi –
cách chơi, đồ chơi, địa điểm tổ chức, lời ca,…) đầy đủ, nhấn mạnh ý nghĩa của trò
chơi nhằm thu hút, động viên trẻ rủ bạn cùng chơi; nhất là những trẻ thiếu mạnh
dạn, ít tự tin. Ai thích vẫn được tham gia vì trò chơi dân gian không giới hạn người
chơi. Có thể liệt kê một số biện pháp tạo hứng thú cho trẻ như:
+Giới thiệu đồ chơi đẹp, bắt mắt, đồ chơi mang tính thẩm mỹ cao và khơi gợi
được trí tò mò vốn có trong bản thân mỗi trẻ em.
+ Cô hướng dẫn phải trôi chảy, gây được sự chú ý muốn nghe, đặc biệt nhấn
mạnh hơn những chỗ hấp dẫn nhất của trò chơi đó sẽ có tác dụng tạo phản ứng
mạnh mẽ hơn trong hứng thú của trẻ.

+Trong suốt quá trình chơi, cô thường xuyên khen ngợi, động viên, tuyên
dương trẻ đúng lúc sẽ kích thích sự hứng thú hơn trong trẻ, và nó cũng có ý nghĩa
khuyến khích các trẻ khác bên ngoài vào nhập cuộc cùng (tuyệt đối không được chê
trẻ).
+Khi trẻ đã chơi thành thạo, cô giáo có thể phát triển trò chơi lên một mức độ
khó hơn sẽ tạo cho trẻ có ý chí phấn đấu vươn lên để chinh phục thử thách mới.
+ Hoặc trẻ chơi cùng nhau với nhịp độ đều đều sẽ gây cảm giác nhàm chán, cô
giáo nên tổ chức hình thức thi đua (giữa các đội chơi, nhóm chơi, giữa các cá nhân
với nhau,…) kết hợp với tuyên dương, khen thưởng phù hợp khi trò chơi kết thúc.
Như vậy trẻ sẽ hứng thú và tích cực tham gia chơi.

11


Ví dụ: “Giặt chiếu phơi lưới” người này nối tiếp người nọ càng đông càng vui,
“Giấu hòn giấu hột” thêm người vòng tròn càng to càng tạo tính hấp dẫn của trò
chơi, ...
1.4. Tổ chức các trò chơi dân gian phù hợp với từng hoạt động.
* Hoạt động học: Hoạt động này thường diễn ra trong không gian phòng
học, nên tôi ưu tiên lựa chọn tích hợp các trò chơi như: chi chi chành chành,
kéo cưa lừa xẻ, oẳn tù tì, lộn cầu vồng, tập tầm vông, rồng rắn lên mây,...
Ngoài ra, tùy theo tính chất động - tĩnh của từng môn học mà giáo viên lựa
chọn sử dụng xen kẽ những trò chơi dân gian cho phù hợp.
Ví dụ: Trong các môn học như tạo hình, làm quen với toán, làm quen văn
học(thơ, truyện), khám phá khoa học, khám phá xã hội, làm quen chữ viết (đối với
lớp Lá) thì trẻ chủ yếu ít vận động, nên lựa chọn tích hợp các trò chơi mang tính
chất vận động giúp tiết học thêm sinh động, bớt nhàm chán cho trẻ.
Ví dụ 1: “Lộn cầu vồng”: từng cặp 2 trẻ đứng đối diện nắm tay nhau vừa đọc
vừa vung tay sang 2 bên theo nhịp lời ca, câu cuối cùng đọc chậm lại rồi xoay nửa
vòng, quay lưng vào nhau. Sau đó lại nắm tay nhau, đọc lời ca, vung tay như trước.

Đến từ cuối cùng thì xoay người, quay mặt vào nhau. Trò chơi tiếp tục.
Ví dụ 2: “Cặp Kè”: Tất cả nắm tay nhau, vừa đi vừa đung đưa tay tới trước – ra
sau theo nhịp bài đồng dao:
“Cặp kè
Ăn muối mè - Ngồi xuống
Ăn rau muống - Đứng lên”
Đến câu “Ngồi xuống” thì cùng ngồi xổm xuống; đến câu “Đứng lên” lại đứng
lên, vừa đi vừa hát tiếp.
Với các tiết học như âm nhạc, thể dục thì hoạt động là chính và xuyên suốt cả
tiết học nên tôi lựa các trò chơi để tích hợp mang tính chất vận động nhẹ nhàng
theo nhịp lời ca, để trẻ có trật tự giúp kìm hãm những trẻ quá hưng phấn khi hoạt
động, đồng thời giúp trẻ có thời gian hồi phục sức khỏe chuẩn bị tốt cho vận động
tiếp theo.
12


Ví dụ: “Chim bay, Cò bay”.
Nếu ai làm sai sẽ bị thua và bị phạt nhảy lò cò 1 vòng, mọi người vỗ tay và hát
đồng dao trêu chọc:
“Xấu hổ!

Lấy nong mà đậy

Lấy rổ mà che
Lấy chày đâm bong”
Hoặc các trò chơi mang tính chất tương đối tĩnh nhằm khuyến khích trẻ động
não suy nghĩ, phát triển tư duy như: “Ô ăn quan”, “Tập tầm vông”, “Đố lá”,…
Tuy nhiên tùy từng môn học tôi sẽ khéo léo, linh động, sáng tạo khi lựa chọn
trò chơi lồng ghép thích hợp. Chẳng những trò chơi đó giúp trẻ hứng thú trong giờ
học mà còn có tác dụng giáo dục trẻ nhẹ nhàng nhưng hiệu quả cao hơn những bài

học giáo dục suông.
Ví dụ 1: Làm quen với toán (giúp trẻ nhận biết số lượng và phản ứng nhanh với
các con số) tôi chọn trò chơi “Đoàn kết”: Trẻ đứng thành vòng tròn xung quanh cô
và cô hô “Tay đâu tay đâu?”, trẻ đồng thanh “Tay đây tay đây?” (giơ cao tay lên).
Cô hô “Đoàn kết đoàn kết”, người chơi đáp “Kết mấy kết mấy”. Cô hô “Kết 1” thì
trẻ đứng 1 mình; “Kết 2” hay “Kết 3”… thì trẻ phải nắm tay nhau thành số lượng
tương ứng. Ai chậm không tìm đủ số lượng thì sẽ bị phạt.
Hoặc trò chơi “Đếm sao”: Tất cả ngồi vòng tròn, 1 trẻ đứng ngoài vòng, sau
lưng bạn. Bắt đầu từ 1 bạn bất kỳ, vừa đi vừa hát:
“Một ông sao sáng

Một hơi đếm hết

Hai ông sáng sao

Từ một ông sao sáng

Tôi đố anh chị nào
Đến mười ông sáng sao”
Mỗi từ đập vào vai 1 bạn, đến từ “Sao” cuối cùng, trúng vào bạn nào thì bạn ấy
phải đọc 1 hơi không nghỉ luân phiên “Sao sáng” và “Sáng sao”, không được lộn
(số lẻ là “Sao sáng”, số chẵn là “Sáng sao”). Ai hết hơi sớm hay nói sai thì sẽ bị
phạt.
* Hoạt động ngoài trời: Là hoạt động vui chơi được tiến hành ngay sau khi
hoạt động chung. Tham gia trò chơi dân gian, trẻ sẽ được tự do thể hiện khả năng
khéo léo của bản thân khi vận động – môi trường phát triển thể chất tốt nhất cho
trẻ. Cũng là dịp để giáo viên rèn cho trẻ khả năng chơi theo nhóm, ý thức tập thể.

13



Không gian rộng rãi ngoài sân là điều kiện thuận lợi để tổ chức các trò chơi vận
động.
Ví dụ 1: “Tượng 3 tiếng”: Nhiều người chơi oẳn tù tì, ai thua sẽ là người đuổi
bắt. Người chơi sẽ chạy xung quanh trong khu vực sân chơi sao cho người đuổi bắt
không chạm được vào người. Nếu bị người đuổi bắt chạm vào thì phải nói 1 câu có
3 tiếng (với điều kiện phải nói trước khi người đuổi bắt chạm vào) và đứng im như
tượng. Người đuổi bắt tiếp tục đuổi những người chơi còn lại. Những người này có
nhiệm vụ phải cứu những người đã bị thành tượng bằng cách chạm vào người.
Người chơi nào bị thành tượng sau cùng thì phải làm người đuổi bắt và trò chơi lại
tiếp tục.
Ví dụ 2: “Câu ếch”: Vẽ 1 vòng tròn lớn giữa sân, tất cả đứng vòng làm “Ếch”
dưới ao. 1 bạn làm người đi câu, cầm 1 cần đứng xa vòng tròn khoảng 5- 6m.
“Ếch” ở trong vòng tròn nhảy ra ngoài, vừa nhảy vừa hát:
“Ếch ở dưới ao

Ếch kêu - ộp ộp

Rủ nhau trốn mau

Vừa ngớt mưa rào

Ếch kêu - ạp ạp

Ếch kêu - ộp ộp

Nhảy ra bì bọp

Thấy bác đi câu


Ếch kêu - ạp ạp”

“Bác đi câu” đuổi theo, dây câu chạm vào bạn nào bạn đó phải thay làm ng ười
câu “Ếch”. Khi “Ếch” đã nhảy vào ao thì người câu không được câu nữa.

14


* Hoạt động góc: Tổ chức trong lớp học, cho trẻ chơi theo nhóm (khoảng 5 –
7 trẻ), trong 1 không gian nhỏ hẹp.
Tùy ở từng góc, nhóm chơi và chủ đề chơi để lựa chọn trò chơi tổ chức ở nhóm
đó cho phù hợp như: Chủ đề bé yêu các con vật tôi chọn trò chơi: Cắp cua bỏ giỏ,
chim bay cò bay, đua ngựa, con rùa,…
Hay “Con cút cụt đuôi”: 2 người oẳn tù tì, ai thua ngồi xuống, 2 tay chống ra
sau, duỗi 2 chân hình V. Bạn thứng đặt 2 chân ở 2 bên 1 chân của bạn thua rồi nhảy
qua nhảy lại liên tục sao cho 1 chân của bạn ngồi luôn nằm giữa 2 chân của bạn
nhảy. 2 bạn đối diện nhau và đọc:
Con cút cụt đuôi

Con dạ thưa thầy

Ở bờ ở bụi

Con mới lớn lên

Ai nuôi mày lớn

Con được mười tuổi

Thày đuổi con đi”

Nếu chân bạn đang nhảy chạm vào chân của bạn đang ngồi thì phải ngồi xuống
cho bạn kia nhảy và trò chơi lại tiếp tục. Lưu ý: sau mỗi lần hết lời ca mà người
nhảy vẫn không chạm vào chân người ngồi thì lại giảm độ rộng của hình V một tí
và tiếp tục chơi.
* Hoạt động chơi tự do: Là khi trẻ được tự do chơi theo ý thích. Lúc này tôi
thường đóng vai trò là người hướng dẫn, gợi ý cho trẻ lựa chọn trò chơi cho mình
và cô khuyến khích trẻ chơi.Ví dụ: “ù à ù ập”: 1 bạn làm cái ngửa bàn tay ra cho
các bạn khác đặt ngón trỏ vào (ngón tay không được rút lên, rút xuống). Bạn làm
cái đọc:
“Ù à ù ập

Bắt gà mổ thóc

Nuôi tằm cho rỗi

Bắt chập lá tre

Đi học cho thông

Dệt cửi cho mau

Bắt đè lá muốn

Cày đồng cho sớm

Nuôi trâu cho mập

Bắt cuống lên hoa
Nuôi lợn cho chăm
Ù à ù ập”

Đến từ cuối cùng thì nắm tay lại. Ai không rút tay ra kịp thì bị bịt mắt để các
bạn đi trốn. Sau đó bạn mở mắt vừa hát lời ca vừa đi tìm các bạn. Những bạn đi
trốn phải tìm cách chạy nhanh về cột chuẩn không cho bạn đi tìm bắt được và chạy
về tới cột thì chạm cờ và hô “Xong”, nếu bị bắt thì thay bạn bịt mắt. Trò chơi tiếp
tục.
15


Cách chơi khác: 1 bạn ra ngoài đoán xem đồ vật đang ở trong tay của ai. 1 bạn
cầm đồ vật giấu trong tay (không cho bạn tìm vật biết) ngồi trong vòng tròn với các
bạn khác cùng đọc lời ca trên. Khi bạn đi tìm đến gần bạn cầm đồ vật thì cả nhóm
đọc to, đi xa bạn cầm đồ thì đọc nhỏ nhằm định hướng cho bạn đi tìm dễ dàng hơn.
Khi bạn cầm đồ bị phát hiện đúng thì phải thay thế bạn đi tìm và trò chơi tiếp tục.
* Hoạt động khác: Trong các ngày hội như: Khai giảng, Tết trung thu, tổng
kết, Tết thiếu nhi 1/6,…) tôi đã xây dựng chương trình cho lớp để tham gia các
ngày hội như: Xen giữa các tiết mục hát múa là các trò chơi dân gian mang tính
chất tập thể nhằm tạo không khí vui chơi và cũng giúp trẻ tự tin thể hiện bản thân
trước đám đông.
Ví dụ: Chào mừng ngày Tết trung thu bằng màn múa lân. Tiếp theo là các bài
hát múa như: Vầng trăng cổ tích, chiếc đèn ông sao, rằm tháng tám,… Và xen giữa
là những trò chơi dân gian như: “Kéo co”, “Rồng rắn lên mây”,…
1.5. Thông qua trò chơi trò chơi dân gian tạo cơ hội để giúp trẻ phát triển
các lĩnh vực.
Phát triển ngôn ngữ: Nhằm sử dụng trò chơi dân gian để phát triển ngôn ngữ
thành thạo, mạch lạc và rèn luyện ở trẻ phản xạ nhanh khi giao tiếp; phát huy được
tính sáng tạo và phản ứng nhanh, nhạy của trẻ.
Ví dụ: Trò chơi hỏi đáp:
“Hột gì? Hột đậu

Chồn gì? Chồn đèn


Son gì? Son tàu

Đậu gì? Đậu ma

Đèn gì? Đèn sáp

Tàu gì? Tàu chuối

Ma gì? Ma da

Sáp gì? Sáp môi

Chuối gì? Chuối hột

Da gì? Da chồn
Môi gì? Môi son
Hột gì? Hột đậu…”
Trò chơi được phát triển: Trẻ có thể tự đặt các câu nói khác nhau tùy theo
người nói tiếp bằng một câu có nghĩa. Hoặc trò chơi “Nói tiếp câu”, “Con chim
chích chòe”,… Qua cách làm đó, tôi thấy ngôn ngữ trẻ phát triển khá tốt.
Phát triển nhận thức: Ví dụ: Trò chơi “Đi chợ”: Tất cả mọi người chơi “Oẳn tù
tì”, ai thua sẽ là người đi chợ. Những người chơi khác đứng trong một vòng tròn,
mỗi người đóng vai một loại thức ăn (rau muống, rau cải, thịt bò, cá thu, cà rốt, dưa
leo,…). Người đi chợ đi quanh vòng tròn và hô to: “Đi chợ, đi chợ”.
16


Những người chơi đứng trong vòng tròn sẽ hô: “Mua gì, mua gì”
Người đi chợ gọi tên loại thức ăn nào thì người chơi đóng vai loại thức ăn đó sẽ

phải chạy vòng tròn, nắm đuôi áo người đi chợ và cùng đi quanh vòng tròn. Cứ
như thế, khi người đi chợ đã mua đủ rồi sẽ nói: “Về chợ, về chợ”
Tất cả mọi người chạy về đứng trong vòng tròn, ai không có chỗ sẽ làm người
đi chợ trong lượt chơi tiếp theo. Trò chơi giúp trẻ nhận biết được hoạt động đi chợ
và củng cố nhận biết được một số loại thức ăn quen thuộc.
Phát triển thẩm mỹ: Ví dụ: “Tập làm họa sĩ”: Người hướng dẫn sau khi đã vẽ
lên bảng 3-4 hình mặt người (tùy theo số đội chơi) nhưng ở mỗi hình đều thiếu 1
vài chi tiết (mũi, mắt, mồm, miệng,…). Người chơi ở mỗi đội đến lượt mình lên
đứng cách bảng 1m, quan sát 5-10 giây, sau đó người chơi bị bịt mắt, dùng phấn và
bước lên vẽ thêm các chi tiết còn thiếu cho hoàn chỉnh bức tranh. Những người
khác đứng dưới cổ vũ có thể nhắc cho bạn vẽ đúng vị trí. Ai vẽ đúng, cân đối các
chi tiết được tặng danh hiệu “Họa sĩ tài hoa”. Trò chơi cứ thế tiếp tục hết đợt này
đến đợt khác để tất cả người chơi thay nhau được làm họa sĩ. Thông qua trò chơi
này, trẻ xác định được các bộ phận trên mặt người đúng vị trí và cầm bút vẽ đẹp,
cân đối.
Phát triển thể chất: Ví dụ: “Lặc lò cò”: 4 bạn trở lên chia thành 2 đội đứng đối
diện cách nhau 10m và bắt đầu hát:
“Lặc lò cò

Sang đây chơi

Bùn dính lông

Mò cuốc cuốc

Ngồi đây hát

Thì đi rửa

Cò chân luốc


Mỏ dính cát

Chân dẫm lúa

Cuốc chân vàng

Thì xuống sông

Thì phải treo

Cù kheo à ập”
Trong khi hát, mỗi bên cử 1 người làm lặc lò cò sang hàng bạn rồi trở về. Hết
lời ca thì người đó về hàng nhà (về đứng chỗ cũ), nếu về không kịp là thua. Phe nào
nhiều người thua là bị phạt chạy quanh hàng của phe bạn.
Trò chơi dân gian diễn ra đòi hỏi người chơi phải vận động nhiều, ngay cả
những trò chơi mang tính chất tĩnh cũng có vận động của cơ tay, cơ chân,…như “Ô
ăn quan”, “Oẳn tù tì”… Sau khi áp dụng, tôi thấy tất cả trẻ ở lớp rất nhanh nhẹn,
khéo léo và có khả năng hoạt động trong thời gian dài.
17


Phát triển tình cảm – xã hội: Ví dụ 1: Trò chơi lêu mặt
“Lêu lêu mắc cỡ

Cho xin miếng mỡ

Chạy lỡ giồng khoai

Thoa mặt thoa mày


Kêu bớ anh Hai

Cho hết mắc cỡ”

Thay vì dùng những lời chê trách thì bạn bè, người lớn đứng đối mặt trỏ tay
quay trước mặt và đọc lời thiệu trên. Thông qua trò chơi này giúp trẻ có lỗi sẽ biết
mình sai, mắc cỡ mà tự sửa chữa lần sau chứ không bị tự ti, nội dung giáo dục nhẹ
nhàng nhưng có tác dụng cao. Hoặc trò chơi khuyên dạy:
“Đòi ăn là một

Đánh lộn là năm

Sợ tắm là chín

Nói tục là hai

Đái dầm là sáu

Xu nịnh là mười

Khóc dai là ba

Nói láo là bảy

Dạy thì phải nhớ

Chơi xa là bốn

Mũi dãi là tám


Cố nhớ cho chừa.”

Những trò chơi dân gian luôn đòi hỏi phải có sự đoàn kết, phối hợp nhịp nhàng
trong nhóm. Thông qua trò chơi dân gian tôi đã giáo dục tình cảm – xã hội cho trẻ
rất tốt.
1.6. Phối hợp với phụ huynh để cùng hoạt động cho trẻ chơi các trò chơi dân
gian trong thời gian ở nhà.
Việc dạy và học sẽ không đạt hiệu quả cao nếu thiếu sự phối hợp giữa gia đình
với nhà trường. Vì vậy, tôi đã tuyên truyền cho phụ huynh biết và thống nhất về
yêu cầu, nội dung, phương pháp giáo dục để phụ huynh biết và cùng giáo dục trẻ
trong thời gian ở nhà như: tuyên truyền về lợi ích của trò chơi dân gian trong cuộc
họp đầu năm, trao đổi với phụ huynh về khả năng của trẻ, phương pháp dạy của cô
(thông qua giờ đón - trả trẻ, qua sổ bé ngoan, qua cuộc họp phụ huynh); phối hợp
với phụ huynh đóng góp nguyên - vật liệu làm đồ dùng, đồ chơi cho trò chơi dân
gian ở lớp. Mặt khác, do thời gian làm việc cả ngày và khả năng tự tìm tòi các trò
chơi dân gian của giáo viên còn hạn chế nên cần sự hỗ trợ của phụ huynh, tôi đã
nhờ phụ huynh sưu tầm, sáng tác các lời ca mới, giúp đỡ giáo viên những trò chơi
mà cô giáo chưa biết hoặc bằng cách cùng hát lời ca với trẻ lúc ở nhà để trẻ thuộc
lời ca và có thể tham gia chơi cùng trẻ,... Sau khi áp dụng biện pháp này tôi thấy

18


phụ huynh rất nhiệt tình ủng hộ giáo viên về lời ca, nguyên vật liệu; đặc biệt nhiều
trẻ trong lớp thuộc lời ca mà có khi tôi chưa biết.

C. KẾT LUẬN
1. Kinh nghiệm áp dụng, sử dụng giải pháp
Trong quá trình thực hiện các biện pháp tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ, từ

những việc làm cụ thể qua hơn 2 năm đã đạt được những kết quả khá cao như: Hoạt
động không còn nặng nề, luôn hấp dẫn trẻ, tạo sự phát triển hài hòa cân đối.
Cô giáo nhiệt tình tìm tòi và có nhiều hình thức tổ chức hoạt động linh hoạt
hơn. Phụ huynh hầu hết đã thay đổi suy nghĩ và thường xuyên trao đổi với cô giáo,
nắm bắt kịp thời các thông tin để dạy trẻ trong thời gian ở nhà nhất là cùng đọc lời
ca dao, đồng dao và chơi cùng con trẻ.
2. Những triển vọng trong việc vận dụng và phát triển giải pháp
- Giải pháp này có thể được thực hiện bởi tất cả giáo viên Mầm non trong toàn
huyện.
- Về học sinh: có thể áp dụng được ở tất cả các loại hình lớp học thông qua tất
cả các hoạt động trong ngày.
- Việc áp dụng giải pháp trên giúp trẻ mạnh dạn, tự tin hơn khi tham gia hội thi
“Bé với trò chơi dân gian” hay các lễ hội, hội thi do các cấp tổ chức.
3. Đề xuất – Kiến nghị
Để tạo điều kiện cho việc vận dụng và tổ chức tốt trò chơi dân gian cho trẻ
mầm non đạt hiệu quả, tôi có một vài kiến nghị như sau:
- Đối với giáo viên: cần áp dụng thường xuyên, phải có sự sáng tạo theo điều
kiện thực tế ở đơn vị và đối tượng học sinh, tránh rập khuôn tạo sự nhàm chán, gò
bó ở trẻ khi tham gia các trò chơi.
- Duy trì hoạt động tổ chức Hội thi “Bé với trò chơi dân gian” ở các cấp.
- Tổ chức sưu tầm sáng tác các bài ca dao đồng dao trong cán bộ giáo viên và
phụ huynh./.
Tăng Bạt Hổ, ngày 15 tháng 01 năm 2012
GIÁO VIÊN

19


Đào Thị Kim Chi


PHỤ LỤC
Một số lời ca do phụ huynh sưu tầm và sáng tác gửi tặng cho lớp:
1. Phụ huynh cháu: Phạm ngọc Khuê
“Rềnh rềnh ràng ràng
Đi đến gian hàng
Bán dép bán mũ

Nhiều đôi dép đẹp
Nhiều chiếc mũ xinh
Thích lắm bạn ơi

Đi học đi chơi
Dép bảo vệ chân
Mũ che đầu bé”

2. Phụ huynh cháu : Trần Lê khang
“Đi cầu đi quán
Đi bán đi mua
Cá, tôm, trứng, sữa

Những chất bổ dưỡng
Cơ thể lớn nhanh
Cho bé khỏe mạnh

Da dẻ hồng hào
Thông minh học giỏi”…

3. Phụ huynh cháu: Nguyễn Đăng Minh Quân
“Nghe vẻ vè ve


“Nghe vẻ vè ve

Nghe vè mẹ đố

Nghe vè bé đáp

Chiếc mũ bé đội

Chiếc mũ bé đội

Đôi dép bé mang

Đôi dép bé mang

Là nhờ bàn tay

Là nhờ bàn tay

Ai làm ra chúng?”

Của các cô thợ
Làm dép, may mũ
Vất vả ngày đêm
Để làm ra chúng”

4. Phụ huynh cháu:Hoàng Phương Hân
“Nghe vẻ nghe ve

“Nghe vẻ nghe ve
20



Nghe vè mẹ đố

Nghe vè bé đáp

Tôi ở trên cao

Mưa ở trên cao

Tôi rơi tí tách

Mưa rơi tí tách

Từng giọt, từng giọt

Từng giọt, từng giọt

Tôi tưới ruộng đồng

Mưa tưới ruộng đồng

Cho cây tươi tốt

Cho cây tươi tốt

Tôi là ai?”

Tôi là mưa.”


21



×