Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

Sự biến đổi không gian, thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết viết về chiến tranh cách mạng việt nam trước và sau năm 1975 (LV01916)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (959.5 KB, 131 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2

NGUYỄN THỊ THỦY

SỰ BIẾN ĐỔI KHÔNG GIAN, THỜI GIAN
NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT VIẾT VỀ
CHIẾN TRANH CÁCH MẠNG VIỆT NAM
TRƢỚC VÀ SAU NĂM 1975
Chuyên ngành: Lí luận văn học
Mã số: 60 22 01 20

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Văn Nam

HÀ NỘI, 2016


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất của mình tới TS.
Nguyễn Văn Nam, người Thầy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành
Luận văn này.
Tôi xin cảm ơn các Thầy, Cô giáo trong khoa Ngữ văn, tổ Lý luận văn
học; Phòng Sau đại học; Thư viện trường Đại học sư phạm Hà Nội 2 đã nhiệt
tình giảng dạy, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian của
khóa học.
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn gia đình, bạn bè thân thiết và đồng
nghiệp đã động viên, quan tâm chia sẻ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi
trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Hà Nội, ngày 10 tháng 07 năm 2016


Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thủy


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những nội dung tôi trình bày trong Luận văn là kết
quả quá trình nghiên cứu của riêng tôi.
Trong quá trình nghiên cứu, tôi có kế thừa thành quả nghiên cứu của
các nhà khoa học khác với sự trân trọng và biết ơn, nhưng những kết quả nêu
trong Luận văn không trùng với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác và
chưa được công bố trong công trình khoa học nào.
Hà Nội, ngày 10 tháng 07 năm 2016
Học viên

Nguyễn Thị Thủy


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ......................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................ 2
3. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 6
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................. 6
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................. 6
6. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 6
7. Những đóng góp mới.................................................................................. 7
8. Cấu trúc luận văn ........................................................................................ 7
NỘI DUNG ....................................................................................................... 9
Chương 1. QUÁ TRÌNH VẬN ĐỘNG CỦA TIỂU THUYẾT VIỆT

NAM QUA MỐC LỊCH SỬ 1975 VÀ CÁC PHẠM TRÙ KHÔNG
GIAN, THỜI GIAN NGHỆ THUẬT ............................................................... 9
1.1. Về bản chất và vị trí của các phạm trù không gian và thời gian
nghệ thuật trong văn chương và trong tiểu thuyết ......................................... 9
1.2.1. Khái lược chung về không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết ........... 9
1.1.2. Khái lược chung về thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết ............. 13
1.2. Vài nét khái quát về sự vận động của tiểu thuyết viết về chiến
tranh trước và sau 1975 ................................................................................ 17
1.2.1. Tiểu thuyết viết về chiến tranh những năm trước 1975 .................. 17
1.2.2. Tiểu thuyết về chiến tranh sau 1975................................................ 21
Chương 2. NHỮNG ĐẶC TRƯNG CỦA KHÔNG GIAN NGHỆ
THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM TRƯỚC VÀ SAU 1975 ..... 28
2.1. Không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Việt Nam trước 1975 ........... 28
2.1.1. Không gian bối cảnh lịch sử - xã hội .............................................. 28
2.1.2. Không gian đời sống nhân vật ......................................................... 33


2.1.3. Không gian tâm lí và ứng xử của nhân vật trước không gian ......... 38
2.1.4. Các thủ pháp nghệ thuật thể hiện không gian ................................. 41
2.1.4.1. Điểm nhìn .................................................................................. 41
2.1.4.2. Các biểu tượng điển hình........................................................... 43
2.2. Không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975............... 47
2.2.1. Không gian bối cảnh lịch sử - xã hội ............................................. 47
2.2.2. Không gian đời sống nhân vật ......................................................... 53
2.2.3. Không gian tâm lí và cách ứng xử của nhân vật với không gian .... 57
2.2.4. Các thủ pháp nghệ thuật thể hiện không gian ................................. 62
2.2.4.1. Điểm nhìn .................................................................................. 62
2.2.4.2. Một số biểu tượng điển hình...................................................... 66
Chương 3. NHỮNG ĐẶC TRƯNG CỦA THỜI GIAN NGHỆ THUẬT
TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM TRƯỚC VÀ SAU 1975.................... 76

3.1. Thời gian nghệ thuật trong các tiểu thuyết Việt Nam trước 1975 ........ 76
3.1.1. Đặc điểm chung ............................................................................... 76
3.1.1.1. Thời gian quá khứ...................................................................... 77
3.1.1.2. Thời gian hiện tại ....................................................................... 79
3.1.1.3. Thời gian tương lai .................................................................... 82
3.1.2. Các thủ pháp nghệ thuật thể hiện thời gian ..................................... 87
3.1.2.1. Thời gian tuyến tính .................................................................. 87
3.1.2.2. Thời gian trần thuật ................................................................... 88
3.2. Thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết viết về chiến tranh sau năm
1975 .............................................................................................................. 89
3.2.1. Đặc điểm chung ............................................................................... 89
3.2.1.1. Thời gian quá khứ...................................................................... 91
3.2.1.2. Thời gian hiện tại ..................................................................... 103
3.2.1.3. Thời gian tương lai .................................................................. 108


3.2.2. Các thủ pháp nghệ thuật thể hiện thời gian ................................... 112
3.2.2.1. Thời gian đồng hiện ................................................................. 112
3.2.2.2. Kĩ thuật dòng ý thức ................................................................ 115
KẾT LUẬN ................................................................................................... 120
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 123


1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Văn học nằm ngoài quy luật của sự băng hoại, chỉ mình nó không thừa
nhận cái chết. Những biến cố lịch sử, những đổi thay xã hội, thế giới bên
trong con người, cõi hiện thực hay tâm linh... là những câu hỏi lớn mà văn

học vẫn tiếp tục trên hành trình tìm kiếm câu trả lời. Là một đề tài khá quen
thuộc, văn học viết về chiến tranh là sự phán ánh sinh động nhất bức tranh
hiện thực cuộc sống trong những giai đoạn lịch sử đặc biệt của từng dân tộc
và của cả loài người. Soi chiếu vào hai nền văn học phương Tây và phương
Đông, chúng ta đủ nhận thấy những thành tựu xuất sắc khai thác từ đề tài này
như: Iliade, Odisseé của Homere, bộ tiểu thuyết Chiến tranh và hòa bình của
L.Tolstoi, Chuông nguyện hồn ai của Hemingway, Tam quốc diễn nghĩa – La
Quán Trung, Thủy Hử - Thi Nại Am...
Văn học Việt Nam luôn song hành cùng với dòng chảy của lịch sử, một
nghìn năm phong kiến phương Bắc đô hộ, hơn một trăm năm chịu sự áp bức
của thực dân, đế quốc, và hiện nay, văn học vẫn tiếp tục là tấm gương phản
chiếu cuộc sống hiện đại với những đổi thay của đất nước và con người.
Đề tài trong văn học Việt Nam viết về chiến tranh từng bước trưởng
thành qua mỗi chặng đường phát triển của văn học dân tộc. Ở mỗi chặng
đường ấy lại xuất hiện những cây bút tài năng với những cách tiếp cận và
phản ánh từ những góc độ khác nhau tạo nên sự phong phú, đa dạng.
Nếu văn học trước 1975, các nhà văn đặt nhiệm vụ phản ánh một cách
trung thực nhất những chặng đường lịch sử, những bước trưởng thành của
cuộc kháng chiến, tập trung thể hiện nhân vật người lính – người anh hùng
của thời đại… thì văn học sau 1975 vẫn tiếp tục hoàn thành sứ mệnh cao cả
của mình trong việc phản ánh đời sống con người thời hậu chiến như trong
suy nghĩ của nhà văn Chu Lai: “Chiến tranh là một siêu đề tài và người lính


2

cũng là siêu nhân vật, càng khám phá càng thấy những độ rung không mòn
nhẵn”. Chính bởi vậy không chỉ dừng lại ở thời kì hậu chiến, văn học đương
đại cũng coi đây là một mảnh đất gợi nhiều cảm hứng cho các thế hệ nhà văn
tìm tòi, sáng tạo.

Do sự khác biệt về bối cảnh lịch sử và nhãn quan của người nghệ sĩ khi
tiếp cận hiện thực, văn học Việt Nam trước và sau 1975 đã có sự vận động và
đổi thay để chiếm lĩnh mảng đề tài vốn trở nên quen thuộc và đưa nó gần hơn
với nhu cầu thị hiếu của bạn đọc. Sự đổi mới ấy diễn ra một cách toàn diện
trên cả hai phương diện nội dung và hình thức nghệ thuật.
Xuất phát từ lí do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Sự biến đổi không
gian và thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết viết về chiến tranh cách mạng
Việt Nam trước và sau 1975” với mục đích tạo ra cái nhìn toàn diện về các
tiểu thuyết tiêu biểu viết về đề tài này trên hai phương diện không gian và thời
gian nghệ thuật.
2. Lịch sử vấn đề
Nghiên cứu tiểu thuyết chiến tranh cách mạng Việt Nam trước và sau
1975, chúng tôi quan tâm đến vấn đề kết cấu tác phẩm, đặc biệt là sự biến đổi
của nó trên hai phương diện không gian và thời gian nghệ thuật.Vì thế để có
một cái nhìn toàn diện và hệ thống, chúng tôi xin điểm lại những nghiên cứu
đi trước.
Như trên đã khẳng định, chiến tranh là một đề tài lớn, đề tài ấy lại được
thể hiện bằng một thể loại chủ lực của nền văn học là tiểu thuyết nên mỗi khi
tác phẩm ra đời đều nhận được sự quan tâm của nhiều nhà phê bình là tất yếu.
Ở đây chúng tôi chỉ xin khái quát các ý kiến bàn về phương diện không gian
và thời gian nghệ thuật, vấn đề mà chúng tôi sẽ đi sâu tìm hiểu.
Theo Nguyễn Minh Châu, khi nhìn tiểu thuyết viết về chiến tranh
những năm trước 1975, ông cho rằng những sự kiện và biến cố lịch sử thường


3

lấn át sự miêu tả con người. Cốt truyện nói chung là chuỗi sự kiện theo logic
nhân quả .Vì thế: “Cảm giác thời gian luôn gắn liền với sự kiện biến cố…nên
dù tác giả có sử dụng kĩ thuật đảo thời gian trần thuật thì người đọc vẫn có

cảm giác câu chuyện kể gần với lối tiểu thuyết chương hồi truyền thống”.
Còn trong bài viết: “Với chiến tranh qua những tác phẩm văn xuôi
được giải”, tác giả Tôn Phương Lan đánh giá: “Càng lùi về thập kỉ 80 sự thật
trong văn chương về chiến tranh càng được biểu hiện theo một hướng khác.
Một mặt ở chủ đề sáng tạo, quan niệm về hiện thực không có nghĩa là sự sao
chép hiện thực ngoài đời. Mặt khác bản thân người đọc cũng muốn đi vào tìm
hiểu thế giới tinh thần của con người trong những diễn biến phức tạp. Con
người trở thành đối tượng khám phá của cả người viết lẫn người đọc, và hiện
thực chiến tranh với đầy đủ tính chất ác liệt của nó đã được hiện lên qua số
phận và thế giới nội tâm của con người…”. Có thể nói, trong các công trình
nghiên cứu đi trước, các tác giả tuy có những lí giải, đánh giá không giống
nhau thậm chí trái chiều về các tác phẩm viết về chiến tranh trước và sau
1975 nhưng nhìn chung họ đều thống nhất ở chỗ chính sự đổi thay của những
biến cố lịch sử đã thay đổi cảm quan nghệ thuật, làm cho cách lựa chọn tác
phẩm di chuyển trong không gian, thời gian cũng thêm đa dạng, phong phú.
Bàn về một cuốn tiểu thuyết được coi là cú sốc lớn trong văn học viết
về chiến tranh cách mạng Việt Nam, G.S Trần Đình Sử khi nói về Thân phận
tình yêu của Bảo Ninh đã nhận xét như sau: “Tác giả đã trừu tượng bớt đi cái
phần mục đích, chiến công, nhân tố thắng lợi để chỉ kể lại cuộc chiến tranh
với tất cả tính chất… chiến tranh của nó… có thế nói tác giả đã lộn trái cuộc
chiến tranh ra để ta nhìn vào cái phía trong bị che khuất lấp chỗ trống chưa
được lấp”. Cũng nói về cuốn sách này ở phương diện kết cấu nghệ thuật, tác
giả Lê Quang Trang lại khẳng định: “Tác giả cố gắng là người không chịu đi
trên lối mòn. Có sử dụng kết hợp giữa tính huyền thoại và chân thực. Thi


4

pháp đồng hiện sử dụng có hiệu quả nối liền hiện thực và quá khứ; kí ức xa
và gần; ý thức và vô thức. Tất cả thông qua dòng ý thức của Kiên làm nên số

phận các nhân vật”.
Với bài Kĩ thuật dòng ý thức qua Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh,
PGS.TS Nguyễn Đăng Điệp khẳng định: “Bảo Ninh không chỉ chú ý đến
chuyện mà ông rất quan tâm đến kĩ thuật dựng truyện… Ở Việt Nam cũng từng
có một số nhà văn miêu tả dòng ý thức của các nhân vật một cách khá tinh tế
như Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu… Nhưng với những cây bút này, kĩ
thuật dòng ý thức chỉ tồn tại như một thủ pháp nghệ thuật có tính cục bộ. Phải
đến Nỗi buồn chiến tranh thì kĩ thuật dòng ý thức được vận dụng triệt để trở
thành nguyên tắc nghệ thuật chi phối cách tổ chức kết cấu của tác phẩm”.
Khi bàn về tiểu thuyết chiến tranh của nhà văn Chu Lai, tác giả Nguyễn
Hương Giang có nhận xét: “Sự thật về chiến tranh hôm nay được nhìn lại là
một sự thật đã trải qua những năm tháng day dứt, trăn trở trong tâm hồn nhà
văn Chu Lai, hơn thế, nó thực sự là những nếm trải của người “chịu trận”,
“người trong cuộc”.
Cùng với miêu tả thế giới nhân vật phong phú, Chu Lai còn đóng góp
cho tiểu thuyết đương đại Việt Nam ở phương diện nghệ thuật. Nhà nghiên cứu
Phan Cự Đệ đánh giá: “Tiểu thuyết Chu Lai không chỉ đa dạng trong phương
thức tiếp cận mà cả trong biện pháp nghệ thuật, kết hợp với độc thoại nội tâm,
dòng ý thức, nghệ thuật đồng hiện và có những thành công nhất định”.
Bên cạnh thời gian nghệ thuật, văn học viết về chiến tranh cách mạng
Việt Nam trước và sau 1975 cũng có sự thay đổi đáng kể về không gian nghệ
thuật. Nhà nghiên cứu Nguyễn Thanh Tú đã chỉ ra “Năm mô hình không gian
trong tiểu thuyết sử thi hôm nay” bao gồm: Không gian chiến trường – cái
nhìn bi kịch hóa; Không gian đời thường – cái nhìn đời tư hóa, Không gian
tâm linh, huyền thoại – cái nhìn lạ hóa; Hình tượng thiên nhiên - xu hướng


5

biểu tượng hóa. Có thể thấy rằng nhân vật trong tiểu thuyết hiện nay có xu

hướng đặt trong không gian đời tư nhiều hơn, con người trực tiếp đối diện với
những vấn đề cá nhân, bản chất cá nhân được tự do lên tiếng, làm cho con
người gần người hơn.
Sự thay đổi về nghệ thuật trong các tiểu thuyết viết về đề tài chiến tranh
hiện nay trong đó có không gian là bắt nguồn từ sự thay đổi về điểm nhìn. Do
vậy phần lớn các nhà nghiên cứu văn học hiện nay đều xuất phát từ điểm nhìn
nghệ thuật để soi xét tác phẩm. Nhận định chung về tiểu thuyết Việt Nam
đương đại, Mai Hải Oanh cho rằng: “Bên cạnh những tác phẩm thiết tạo điểm
nhìn quen thuộc là hình thức tổ chức điểm nhìn mới, trong đó chủ yếu là ba
hiện tượng nổi bật: Sự dịch chuyển điểm nhìn trần thuật; Sự luân phiên điểm
nhìn người trần thuật; Gấp bội điểm nhìn”.
Tác phẩm “Văn học và người lính” cũng khẳng định: “Tiểu thuyết về đề
tài chiến tranh hôm nay rất chú ý tạo ra nhiều điểm nhìn là luân phiên thay đổi,
dịch chuyển điểm nhìn để tạo ra một sự dân chủ bình đẳng trong nhận xét, đánh
giá”. Tác giả đặc biệt chú ý tới loại điểm nhìn mới là điểm nhìn tâm linh tạo ra
cho tiểu thuyết sử thi hôm nay một giọng điệu mới là giọng điệu cảm thương.
Nhìn chung các nhà nghiên cứu đều khẳng định rằng tiểu thuyết viết về
chiến tranh trước và sau 1975 đa dạng, phong phú về hình thức biểu hiện,
chân thực, táo bạo với nhiều suy ngẫm, nhiều đào xới, khám phá những nội
dung rộng lớn hơn. Kế thừa tiểu thuyết sử thi trước 1975, tiểu thuyết hôm nay
đã vượt qua giới hạn của chính nó để tiếp cận mảng đời sống còn nhức nhối
trong và sau chiến tranh: “Chiến tranh không chỉ là chia đôi thế giới, mà có
khi chiến tranh còn chia đôi cả lòng người, tình người”.
Những ý kiến nhận định của các nhà nghiên cứu đi trước đã phần nào
giúp chúng tôi hình dung được quá trình vận động, các hình thức tổ chức kết
cấu nghệ thuật trong đó có không gian và thời gian của tiểu thuyết nói chung
và tiểu thuyết viết về chiến tranh nói riêng. Để từ đó người viết triển khai


6


thành một đề tài khoa học, tìm hiểu sự biến đổi về không gian, thời gian nghệ
thuật của tiểu thuyết viết về chiến tranh ở thời kì khác nhau.
3. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở thống kê, phân tích các tiểu thuyết viết về chiến tranh cách
mạng Việt Nam trước và sau 1975, người viết hy vọng chỉ ra những nét đặc
sắc cũng như những biến đổi quan trọng về không gian, thời gian nghệ thuật
trong tác phẩm.Từ đó góp phần tạo ra cái nhìn toàn diện về tiểu thuyết chiến
tranh Việt Nam.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Làm nổi bật sự biến đổi về không gian, thời gian nghệ thuật trong tiểu
thuyết về chiến tranh cách mạng Việt Nam trước và sau 1975.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Phạm vi nghiên cứu
Hai tiểu thuyết viết về chiến tranh cách mạng Việt nam trước 1975 là:
- Hòn đất (Anh Đức)
- Dấu chân người lính (Nguyễn Minh Châu)
Hai tiểu thuyết viết về chiến tranh cách mạng Việt Nam sau 1975 là:
- Ăn mày dĩ vãng (Chu Lai)
- Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh)
5.2. Đối tượng nghiên cứu
Sự biến đổi về không gian, thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết về
chiến tranh cách mạng Việt Nam.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu đề ra chúng tôi sử dụng các phương
pháp nghiên cứu sau:
6.1. Phương pháp phân tích đối tượng theo quan điểm hệ thống
Phương pháp này giúp người nghiên cứu có thể chia đối tượng ra thành
nhiều yếu tố để xem xét. Những yếu tố đó có cùng một trình độ, có chức năng



7

và nhiệm vụ khác nhau đặc biệt giữa chúng có mối liên hệ chặt chẽ và ảnh
hưởng lẫn nhau tạo nên tính chỉnh thể của hệ thống.
6.2. Phương pháp so sánh, đối chiếu
Sử dụng phương pháp này, người viết đặt hai cuốn tiểu thuyết viết về
chiến tranh sau 1975 là Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai và Nỗi buồn chiến tranh
của Bảo Ninh trong sự so sánh với hai cuốn tiểu thuyết viết về chiến tranh
trước 1975 là Dấu chân người lính của Nguyễn Minh Châu, Hòn Đất của Anh
Đức, từ đó nhận ra sự biến đổi không gian, thời gian nghệ thuật giữa chúng.
6.3. Phương pháp tổng hợp
Sử dụng phương pháp này, người viết luận văn có cái nhìn toàn diện về
đề tài và thể loại văn học mà luận văn quan tâm nghiên cứu. Từ đó ta nhận
thấy những nét độc đáo, mới mẻ của các tác giả.
6.4. Phương pháp nghiên cứu thi pháp học
Vận dụng lí thuyết thi pháp học nghệ thuật để làm nổi bật yếu tố không
gian, thời gian trong bốn tiểu thuyết nói trên.
7. Những đóng góp mới
Nhận diện và cắt nghĩa những biến đổi về không gian, thời gian nghệ
thuật trong tiểu thuyết về chiến tranh cách mạng Việt Nam trước và sau 1975.
Tiếp tục hướng nghiên cứu về không gian, thời gian nghệ thuật trong
tiểu thuyết nói chung, tiểu thuyết viết về chiến tranh cách mạng Việt Nam nói
riêng. Chỉ ra những đặc trưng về không gian, thời gian nghệ thuật trong tiểu
thuyết về cách mạng trước 1975 và tiểu thuyết về sau, trên cơ sở góp phần
nhìn nhận xu hướng đổi mới của tiểu thuyết hiện đại.
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, thư mục tài liệu tham khảo, nội dung
luận văn sẽ được triển khai trong ba chương:



8

Chương 1: Quá trình vận động của tiểu thuyết Việt Nam qua mốc lịch
sử 1975 và các phạm trù không gian, thời gian nghệ thuật
Chương 2: Những đặc trưng của không gian nghệ thuật trong tiểu
thuyết viết về chiến tranh cách mạng Việt Nam trước và sau 1975
Chương 3: Những đặc trưng của thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết
viết về chiến tranh cách mạng Việt Nam trước và sau 1975


9

NỘI DUNG
Chƣơng 1
QUÁ TRÌNH VẬN ĐỘNG CỦA TIỂU THUYẾT VIỆT NAM QUA
MỐC LỊCH SỬ 1975 VÀ CÁC PHẠM TRÙ KHÔNG GIAN,
THỜI GIAN NGHỆ THUẬT
1.1. Về bản chất và vị trí của các phạm trù không gian và thời gian nghệ
thuật trong văn chƣơng và trong tiểu thuyết
1.2.1. Khái lược chung về không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết
Không gian nghệ thuật là một trong những yếu tố quan trọng của nghiên
cứu thi pháp học, bên cạnh các yếu tố như quan niệm nghệ thuật về con
người, thời gian nghệ thuật, tác giả... Không gian nghệ thuật là hình thức tồn
tại của tác phẩm chứa đựng những quan niệm về thế giới, là phương thức
chiếm lĩnh thế giới của nhà văn. Nó không những cho thấy cấu trúc nội tại của
tác phẩm văn học mà còn cho thấy quan niệm về thế giới, chiều sâu cảm thụ
của một tác giả hay một giai đoạn văn học. Nó cung cấp cơ sở khách quan để
khám phá tính độc đáo của tác phẩm cũng như nghiên cứu loại hình của hiện
tượng nghệ thuật.

Không gian nghệ thuật trong tác phẩm cũng là một vấn đề được bàn tới
từ lâu.Tuy nhiên các quan điểm đều gặp gỡ nhau trong quan niệm cho rằng:
Không gian nghệ thuật không đồng nhất với không gian hiện thực. Đó là mô
hình nghệ thuật về thế giới mà con người đang sống, đang cảm thấy vị trí, số
phận của mình trong không gian đó. Không gian nghệ thuật là một yếu tố
quan trọng thuộc hình thức tồn tại của thế giới nghệ thuật, là phạm trù thuộc
hình thức nghệ thuật.
Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa: “Không gian nghệ thuật là hình
thức bên trong của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó. Sự


10

miêu tả, trần thuật trong nghệ thuật bao giờ cũng xuất phát từ điểm nhìn, diễn
ra trong một trường nhìn nhất định... Không gian nghệ thuật gắn với cảm thụ
về không gian, mang tính chủ quan... chẳng những cho thấy cấu trúc nội tại
của tác phẩm văn học mà còn cho thấy quan niệm về thế giới, chiều sâu cảm
thụ của tác giả hay của một giai đoạn văn học” [17].
Trong Thi pháp học, khái niệm không gian nghệ thuật là: “một phạm
trù của hình thức nghệ thuật, là phương thức tồn tại và triển khai của thế giới
nghệ thuật. Nếu thế giới của nghệ thuật là thế giới của cái nhìn và mang ý
nghĩa thì không gian nghệ thuật là trường nhìn mở ra từ một điểm nhìn, cách
nhìn” [20]. Không có hình tượng nghệ thuật nào lại không có không gian
nghệ thuật và không có nhân vật nào lại không tồn tại trong một nền cảnh
nhất định nào đó. Ngay bản thân người kể chuyện cũng nhìn nhận sự việc
trong một khoảng cách, một góc nhìn nhất định.
Không gian nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của người nghệ sĩ nhằm
biểu hiện con người và thể hiện quan niệm nhất định về cuộc sống. Do đó,
không thể đồng nhất không gian trong tác phẩm văn học với không gian địa lí,
không gian vật lí được. Trong Thi pháp Truyện Kiều, GS Trần Đình Sử có

nhận xét: “Không gian nghệ thuật là mô hình nghệ thuật về thế giới mà con
người đang sống, đang cảm thấy vị trí,số phận của mình trong đó và góp
phần biểu hiện cho quan niệm ấy... Không gian nghệ thuật có thể xem là
không quyển tinh thần bao bọc cảm hứng của con người, là hiện tượng tâm
linh nội cảm chứ không phải là hiện tượng vật lí hay tâm lí” [32]. Ở tác phẩm,
không gian nghệ thuật là bối cảnh tự nhiên nhưng cũng là ý đồ sáng tạo của
người nghệ sĩ. Không gian nghệ thuật luôn chứa đựng trong lòng nó những
cảnh huống con người và xã hội nhằm thể hiện một quan niệm nhất định về
cuộc sống. Do đó không thể quy không gian nghệ thuật về sự phản ánh giản
đơn không gian địa lí hay không gian vật lí, vật chất. Và đúng như Từ điển


11

thuật ngữ văn học đã nhận định: “Ngoài không gian vật thể còn có không
gian tâm tưởng”.
Không gian nghệ thuật luôn luôn có những hình thức biểu hiện phong
phú và đa dạng, phù hợp với nội dung hiện thực rộng lớn mà tác phẩm đề cập
tới. Không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết rất đa dạng và phong phú. Các
phạm trù cao - thấp, xa - gần, rộng – hẹp, cong – thẳng, bên này – bên kia,
vững chắc – bập bênh... được dùng nhiều trong không gian nghệ thuật nhằm
biểu hiện các phạm vi giá trị, phẩm chất của đời sống xã hội. Có không gian
rộng và không gian hẹp, không gian vật thể và không gian tâm tưởng, không
gian tầm thấp và không gian tầm cao. Ví dụ như trong tiểu thuyết Sông đông
êm đềm của Sôlôkhôp, không gian có khi được mở ra rộng lớn trên tất cả các
mặt trận miền Tây nước Nga trong thế chiến thứ nhất từ Ukraina, Balan cho
đến Xanh Peter bua, Moskva... nhưng có lúc lại bị thu hẹp lại hai bên bờ sông
Đông, trong một ngôi làng Côdăc ven sông. Trong Sống mòn của Nam Cao
có không gian tâm tưởng và không gian vật thể. Không gian vật thể chính là
không gian thành thị chật hẹp với những lo toan, cơm áo, gạo, tiền và không

gian nông thôn tù túng, nghèo nàn với những con người lam lũ, vất vả. Cuối
tác phẩm, không gian tâm tưởng xuất hiện, đó là hình ảnh “một xó nhà quê”
hiện ra trong đầu óc Thứ: “Đời y sẽ mốc lên, sẽ rỉ đi, sẽ mục ra”... và rồi một
không gian lạc quan hơn lại xuất hiện trong tâm tưởng: “Cuộc sống sẽ dịu
dàng hơn, công bằng hơn”. Không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết có khi là
không gian tầm thấp, có khi lại là không gian tầm cao. Trong Sông đông êm
đềm, không gian tầm thấp là cánh đồng cỏ mơn mởn gắn liền với cuộc sống
của người dân Côdăc tự nhiên hoang dã. Còn không gian tầm cao chính là
không gian bầu trời với những tưởng tượng hết sức quái dị: “Bầu trời xám xịt,
mây rách mướp...”; “Bầu trời đen kít, khoảng tối sẫm như thây ma...”.


12

Một trong những ưu điểm đặc trưng nổi bật của không gian nghệ thuật
trong tiểu thuyết là khả năng mở rộng tối đa đến hết chiều kích. Nếu thời gian
trong tiểu thuyết là vô tận thì không gian nghệ thuật ở đó cũng là vô cùng.
Không gian trong Sống mòn của Nam Cao được diễn tả rất rộng và đa dạng:
Không gian nông thôn, không gian thành thị, trường học, bệnh viện, nhà
riêng... Đây là ưu thế của tiểu thuyết mà các thể loại khác (ví dụ như kịch)
không có được. Với không gian này, Nam Cao đã phần nào khái quát được bộ
mặt xã hội thời bấy giờ - một xã hội tù túng, bế tắc đến ngột thở. Hay như trong
tiểu thuyết Tấn trò đời của Bandăc, không gian mở rộng khắp mọi miền đất
nước và nó còn là hình ảnh của con đường đời. Theo đó, không gian ở đây
không chỉ dừng lại ở không gian địa lí mà còn là không gian mang tính xã hội.
Trong cuốn Dẫn luận thi pháp học, GS Trần Đình Sử còn cho rằng
“Không gian nghệ thuật là một hiện tượng khép kín như không gian trò
chơi”[31]. Luật chơi ở đâu nằm trong quy ước chung giữa tác giả và người
đọc, do tác giả đề xuất và người đọc đồng cảm. Không gian nghệ thuật trong
tác phẩm văn học có tác dụng mô hình hóa các mối liên hệ của bức tranh thế

giới như: tôn giáo, đạo đức, xã hội, pháp luật... Không gian nghệ thuật có thể
mang tính địa điểm, tính phân giới, tính cản trở... Nó cho thấy cấu trúc bên
trong của tác phẩm văn học, các ngôn ngữ tượng trưng, quan niệm về thế giới,
chiều sâu cảm thụ hay một giai đoạn văn học. Nó cung cấp cơ sở khách quan
để khám phá tính độc đáo cũng như nghiên cứu lọai hình của các hình tượng
nghệ thuật.
Thế giới không gian nghệ thuật có thể chia thành các tiểu không gian,
giữa các tiểu không gian có đường ranh giới có thể hoặc không thể vượt
qua.Theo IU.Lootman, đó có thể là không gian điểm (địa điểm, địa danh),
không gian tuyến hoặc không gian mặt phẳng... Không gian điểm được xác
định bằng các giới hạn và tính chất chức năng của nó. Chẳng hạn như: Không


13

gian quảng trường có tính chất cộng đồng; Không gian bãi chiến trường là nơi
chiến đấu; Không gian ngôi nhà là nơi diễn ra các sinh hoạt riêng tư. Không
gian tuyến, không gian mặt phẳng lại có thể vượt ra chiều rộng hoặc chiều
thẳng đứng; Không gian tuyến tính có thể hướng ra chiều dài như không gian
con đường, đường đời như trong thơ Tố Hữu hay Truyện Kiều.
Tóm lại, không gian nghệ thuật là mô hình không gian của thế giới
nghệ thuật. Sự lặp lại các hình thức không gian tạo thành tính loại hình của
không gian nghệ thuật. Cũng như thời gian nghệ thuật, không gian nghệ thuật
trong tác phẩm bao giờ cũng mang tính biểu trưng và tính quan niệm, thể hiện
một cách nghĩ, cách nhìn nhận, đánh giá của tác giả về vấn đề đang được nói
tới trong tác phẩm của mình. Từ những cơ sở lí luận về không gian nghệ thuật
trong tiểu thuyết nói chung, ở phần tiếp theo chúng tôi xin đi sâu hơn vào các
mô hình không gian nghệ thuật cụ thể trong bốn cuốn tiểu thuyết Dấu chân
người lính của Nguyễn Minh Châu, Hòn Đất của Anh Đức, Ăn mày dĩ vãng
của Chu Lai và Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh.

1.1.2. Khái lược chung về thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết
Song hành với không gian nghệ thuật là thời gian nghệ thuật. Theo Từ
điển thuật ngữ văn học: Thời gian nghệ thuật là “hình thức nội tại của hình
tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó. Cũng như không gian nghệ
thuật, sự miêu tả, trần thuật trong văn học bao giờ cũng xuất phát từ một
điểm nhìn nhất định trong thời gian. Và cái trần thuật bao giờ cũng diễn ra
trong thời gian, được biết qua thời gian nghệ thuật. Sự phối hợp của hai yếu
tố thời gian này tạo thành thời gian nghệ thuật, một hiện tượng ước lệ chỉ có
trong thế giới nghệ thuật” [17]. Cũng giống như không gian nghệ thuật, thời
gian nghệ thuật là hình thức tồn tại bên trong của hình tượng nghệ thuật thể
hiện tính chỉnh thể của nó. Thời gian nghệ thuật không phải là thời gian khách
quan, vận động theo trật tự một chiều, trước sau không thể đảo ngược mà là


14

thời gian được soi chiếu bởi tư tưởng, tình cảm của nhà văn, được nhào nặn
và sáng tạo trở thành hình tượng nghệ thuật, phù hợp với quan niệm nghệ
thuật của nhà văn về con người và thế giới. Vì thế, thời gian nghệ thuật có
thể nhanh hay chậm, dài hay ngắn, liên tục hay đứt quãng theo một logic
riêng không hoàn toàn trùng khớp với thời gian khách quan.
Tuy nhiên, không phải mọi thứ liên quan đến thời gian trong tác phẩm
văn học đều trở thành thời gian nghệ thuật. Nhà lí luận Nga D.X.Likhachop
cho rằng: “Thời gian vừa là khách thể vừa là chủ thể và đồng thời là công cụ
phản ánh văn học. Văn học ngày càng thấm nhuần ý thức và cảm giác về sự
vận động của thế giới trong hình thức hết sức đa dạng của thời gian” và
“thời gian nghệ thuật là nhân tố nằm trong mạng lưới nghệ thuật. Nó buộc
thời gian cú pháp và quan niệm triết học về thế giới phải phục vụ cho những
quan niệm nghệ thuật của nó” [34]. Trong tác phẩm văn chương, thời gian chỉ
trở thành thời gian nghệ thuật khi nó trực tiếp tác động vào nhân vật, vào môi

trường mà ở đó diễn ra số phận của nhân vật và những biến động của tâm tư,
tình cảm của con người. Khi đó thời gian nghệ thuật cùng với các yếu tố khác
như kết cấu, cốt truyện... thể hiện quan niệm của nhà văn về con người và
cuộc đời. Nhà nghiên cứu Trần Đình Sử trong cuốn Thi pháp thơ Tố Hữu
cũng khẳng định: “Thời gian nghệ thuật trong văn học không phải chỉ đơn
giản chỉ là quan điểm của tác giả về thời gian mà là một hình tượng thời gian
sinh động, gợi cảm, là sự cảm thụ, ý thức về thời gian được dùng làm hình
thức nghệ thuật để phản ánh hiện thực, tổ chức tác phẩm” [32].
Là hình thức của hình tượng nghệ thuật, thời gian nghệ thuật là một
trong những phạm trù quan trọng nhất của thi pháp học,bởi nó thể hiện thực
chất sáng tạo của người nghệ sĩ. Thời gian trong tác phẩm phụ thuộc vào điểm
nhìn của tác giả,vì vậy nó được sử dụng một cách mềm dẻo, linh hoạt hơn. Và
khác với thời gian khách quan được đo bằng đồng hồ và lịch, “thời gian nghệ


15

thuật có thể đảo ngược quay về quá khứ có thể bay vượt tới tương lai xa xôi,
có thể dồn nén một khoảng thời gian dài, trong chốc lát thành vô tận”. Thời
gian nghệ thuật được đo bằng nhiều thước đo khác nhau: Bằng sự lặp lại đều
đặn của các hiện tượng đời sống được ý thức, sự sống, cái chết, gặp gỡ, chia
tay, mùa này, mùa khác... tạo nên nhịp điệu trong tác phẩm. Như vậy, thời
gian nghệ thuật gắn liền với tổ chức bên trong hình tượng nghệ thuật. Khi nào
ngòi bút của người nghệ sĩ chạy theo diễn biến sự kiện thì thời gian trôi
nhanh, khi nào dừng lại mô tả chi tiết thì thời gian chậm lại.
Nếu như tác phẩm văn học có khả năng mở rộng tối đa không gian thì
chiều dài của thời gian cũng được mở rộng tới hết chiều kích của nó. Trong
tác phẩm, thời gian hoàn toàn có thể kéo dài từ năm này sang năm khác mà
không phải gặp bất cứ sự cản trở nào. Thời gian trong Sống mòn trải dài theo
cuộc sống của nhân vật Thứ - nhân vật trung tâm của tác phẩm: Từ khi Thứ

rời Sài Gòn lập nghiệp đến khi y bị bệnh phải về quê đi dạy học để kiếm sống
rồi xảy ra chuyện mất việc lại phải về nhà... Thời gian cứ trải dài thể hiện sự
quẩn quanh, bế tắc của cuộc đời nhân vật. Cũng có khi thời gian trong tiểu
thuyết có thể chiếm cả một thế kỉ như trong Trăm năm cô đơn – tiểu thuyết
đã từng được giải Nôben văn học của nhà văn người Côlômbia – Macket. Cốt
truyện trải dài theo dòng thời gian của một dòng họ tồn tại đến bảy thế hệ
trong hoàn cảnh bị lưu đầy vào cõi cô đơn để chạy trốn khỏi tội loạn luân.
Thời gian trong tiểu thuyết cũng có thể thay đổi nhịp điệu, tăng giảm tốc độ
nhưng cũng có lúc dồn nén, vụt hiện rất khó nắm bắt. Ví dụ như trong tác
phẩm Một ngày dài hơn thế kỉ của Aimatov, thời gian được dồn nén nên cho
dù là tiểu thuyết nhưng câu chuyện chỉ được kể trong một ngày – đó là ngày
đưa tang Kazangap và những hồi tưởng về quá khứ của Êđigây. Mặt khác, sự
xuất hiện của thời gian hồi tưởng qua sự nhớ lại của nhân vật diễn ra với nhịp
điệu khác nhau, có khi chậm rãi,có khi dềnh dàng, có khi gấp gáp được tính
bằng phút, bằng giây.


16

Thời gian nghệ thuật có đặc điểm, cấu trúc riêng. Người ta hay chú ý
tới hai yếu tố chính của lớp thời gian, đó là thời gian trần thuật và thời gian
được trần thuật. Nếu thời gian trần thuật là thời gian của người kể truyện, có
sự hữu hạn, phụ thuộc vào tốc độ của người kể, có thể đảo ngược sự việc thì
thời gian được trần thuật là thời gian của sự việc được nói tới, trong đó có
thời gian sự kiện và thời gian nhân vật. Thời gian sự kiện là thời gian truyện,
“thời gian lịch sử”, là chuỗi liên tục các sự kiện trong quan hệ liên tục trước
sau, nhân quả. Thời gian nhân vật bao gồm tiểu sử và thời gian được nếm trải
qua tâm hồn nhân vật. Giữa thời gian trần thuật và thời gian được trần thuật
có mối quan hệ qua lại thân thiết với nhau và chính mối quan hệ này tạo ra
thời gian nghệ thuật. Gắn với từng phương thức, phương tiện biểu hiện, mỗi

thể loại lại có một kiểu thời gian riêng. Trong kịch do chia hồi, thời gian mỗi
hồi được tính theo đồng hồ, thời gian giữa các hồi được tính theo lịch. Thời
gian trong tự sự và trữ tình thì đa dạng hơn. Tuy nhiên cũng có sự khác biệt
cơ bản: Nếu thời gian trong thơ có độ nhòe lớn, không rõ ràng thì thời gian
trong văn xuôi (trong đó có tiểu thuyết) cụ thể, mang tính xác định hơn.
Thời gian nghệ thuật là một phạm trù quan trọng của thi pháp học bởi
văn học là nghệ thuật của thời gian. Thời gian là đối tượng, chủ thể, là công
cụ miêu tả, là sự tự ý thức và cảm giác về sự vận động và thay đổi của thế giới
trong các hình thức đa dạng của tác phẩm. Thời gian trong tác phẩm văn học
nói chung, trong văn vuôi và tiểu thuyết nói riêng là một yếu tố quan trọng, và
là phương tiện hữu hiệu nhất để tổ chức nội dung của tác phẩm. Đó là lí do
giải thích tại sao mà trong những sáng tạo nghệ thuật hiện đại, các nhà văn
thường quan tâm đặc biệt tới thời gian nghệ thuật trong tác phẩm. Bởi lẽ làm
tốt điều đó đồng nghĩa với việc đóng góp to lớn vào sự đổi mới kĩ thuật viết
và tạo nên sắc thái độc đáo của tiểu thuyết thời kì đổi mới.


17

1.2. Vài nét khái quát về sự vận động của tiểu thuyết viết về chiến tranh
trƣớc và sau 1975
1.2.1. Tiểu thuyết viết về chiến tranh những năm trước 1975
Từ sau 1945, nền văn học mới luôn theo sát và phục vụ đắc lực cho hai
cuộc kháng chiến vệ quốc. Trong suốt ba mươi năm ấy, các nhà văn không
ngừng ca ngợi cuộc chiến đấu hào hùng của dân tộc và thể hiện vào niềm tin
chiến thắng vào tương lai tươi sáng của đất nước. Chiến tranh như là một
cuộc đảo lộn lớn trong lịch sử xã hội, một thử thách phi thường về bản lĩnh
của dân tộc và của từng con người. Riêng với mỗi cá nhân, chiến tranh gây
nên một áp lực căng thẳng buộc con người phải chấp nhận một cuộc sống
sàng lọc.Vàng thau được phân định rõ qua sự thử thách nghiêm ngặt trong

chiến tranh. Đặc điểm của cuộc chiến tranh cách mạng Việt Nam là lâu dài,
gian khổ và phức tạp. Trong thời kì cuộc chiến tranh đang diễn ra, văn học có
nhiệm vụ cổ vũ, động viên chủ nghĩa anh hùng cách mạng của nhân dân và
thắp lên ngọn lửa lí tưởng yêu nước cho con người.Vì vậy, phản ánh kịp thời
và cổ vũ ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng là mục đích tối cao của văn
học. Nguyễn Minh Châu cho rằng trước 1975 “những cuốn tiểu thuyết viết về
chiến tranh... được mang dáng dấp gần với thể loại anh hùng ca”. Cảm hứng
chủ đạo trong tiểu thuyết chiến tranh khi đó là chủ nghĩa yêu nước, khát vọng
tự do, độc lập, là niềm tự hào về sự nghiệp cứu nước vĩ đại của nhân dân Việt
Nam anh hùng. Hoài Thanh nhận định: “Thực đẹp vô cùng cái quang cảnh
của một dân tộc vươn mình đến ánh sáng, cảnh tưng bừng của cả dân tộc Việt
Nam đang trỗi dậy. Tôi cảm thấy khắp nơi ở quanh tôi và trong lòng tôi một
cuộc tái sinh màu nhiệm”. Đó chính là niềm hạnh phúc tự đáy lòng của người
dân lần đầu tiên được làm chủ vận mệnh cuộc đởi mình, được thấy rõ sức
mạnh của dân tộc mình. Trong chiến tranh họ càng hiểu rõ hơn bao giờ hết,
chân lí “không có gì quý hơn độc lập, tự do”. Đã có bao lớp thanh niên xúc


18

động “cuộc đời đẹp nhất là trên trận tuyến chống quân thù”. Với họ đường ra
trận là “đường vui” (Nguyễn Tuân), khuôn mặt người “bừng bừng như say”
(Dấu chân người lính). Cảnh ra trận trong nhiều trang viết thấm đẫm chất
thơ và chất lãng mạn. Anh phi công trong Vùng trời của Hữu Mai ngồi trong
máy bay mà vẫn nhận thấy thiên nhiên thật huyền diệu “Trên đầu anh có một
trời sao và dưới chân anh cũng có một trời sao của đất nước”. Còn nhân vật
Thiêm (Mẫn và Tôi của Phan Tứ) thì thổ lộ: “Bỗng dưng tôi bắt gặp một
bông hoa vui đang nở ngập ngừng trong tôi, tỏa hương quen xông đầu tôi lịm
dần. Tôi nhận ra rồi. Đó là niềm vui được đánh giặc”. Những lời đẹp nhất
dành cho người anh hùng có chiến công oanh liệt, họ là “thứ thép được luyện

lửa nhiều rồi, đem đức súng hay rèn lưỡi cày đều ăn chịu cả”. Âm hưởng sử
thi hào hùng sảng khoái, cảm hứng ngợi ca cuộc chiến đấu hiện tại và niềm
tin tưởng mãnh liệt vào ngày mai đã trở thành đặc điểm chủ đạo trong văn
xuôi viết về chiến tranh trước năm 1975. Nguồn cảm hứng chủ đạo ấy sẽ chi
phối cách tổ chức cốt truyện, cách xây dựng nhân vật và sự lựa chọn ngôn
ngữ, giọng điệu, tổ chức không gian, thời gian nghệ thuật... Nhìn chung, cốt
truyện của văn xuôi Việt Nam trước năm 1975 thường được xây dựng trên cơ
sở xung đột địch - ta. Nhà văn thường đẩy xung đột đến mức gay gắt, quyết
liệt qua việc thể hiện tội ác của kẻ thù với nhân dân hoặc với một vài nhân vật
nào đó trong tác phẩm. Đó là việc kẻ thù thả thuốc độc xuống suối và thằng
Xăm chém đứt đầu chị Sứ một cách man rợ (Hòn Đất - Anh Đức)... Việc xây
dựng xung đột như vậy làm nổi bật sự đối lập giữa chính nghĩa của ta và phi
nghĩa của kẻ địch, qua đó chỉ ra nguyên nhân làm nên sức mạnh để quân dân
ta đánh thắng giặc.
Cách xây dựng nhân vật trong văn xuôi chiến tranh trước năm 1975
mang nhiều nét đặc trưng riêng. Trần Đình Sử cho rằng: “Nhân vật văn học
nào cũng biểu hiện cách hiểu của nhà văn về con người theo một quan điểm


19

nhất định và qua các đặc điểm mà anh ta lựa chọn”. Cách xây dựng nhân vật
phụ thuộc vào quan niệm nghệ thuật về con người trong từng thời kỳ văn học.
Sứ mệnh “phục vụ kháng chiến” đã hướng nhà văn tập trung thể hiện con
người quần chúng, những người thuộc ba thành phần cơ bản: công - nông binh. Các chủng loại nhân vật khác ít xuất hiện, hoặc nếu có cũng rất mờ nhạt.
Phù hợp với cách tổ chức cốt truyện trên cơ sở xung đột địch - ta, nhân vật
được phân ra hai tuyến rạch ròi chính diện, phản diện. Dụng công và tâm
huyết của nhà văn luôn dành cho các nhân vật chính diện. Đó phần lớn là
những người anh hùng. Họ mang phẩm chất của nhân vật sử thi: là đại diện
cho vẻ đẹp cộng đồng, tầm vóc núi sông của lịch sử, luôn chiến thắng hoàn

cảnh. Họ sống chủ yếu trong tư cách con người chính trị, con người công dân.
Bị kẻ thù treo lơ lửng trên cây dừa, chị Sứ tự nhủ: “Bữa nay có lẽ mình chết.
Nhưng mình chỉ thấy tiếc chứ không ân hận mắc cỡ gì cả... Tới phút này đối
với Đảng, mình vẫn còn y nguyên, như chị Minh Khai, chị Võ Thị Sáu... nên
từ phút này trở đi,mình cũng phải giữ được như vậy...”. Ngay tình yêu giữa
các nhân vật cũng đẫm sắc thái lí trí, chính trị. Đó là tình yêu của Thiêm và
Mẫn, Ngạn và Quyên... Nhìn chung nhân vật được lí tưởng hóa một chiều.
Người đọc ít gặp những trăn trở đời thường trong tâm hồn họ, họ rất ít khi
buồn, không biết đến cô đơn, vì mọi cảm xúc đều gắn chặt với vận mệnh dân
tộc. Một bức thư ngắn ngủi của người vợ hậu phương gửi cho chồng nơi
tuyền tuyến vẫn không quên thông báo: “ở nhà mọi người đều bình yên và
đang tích cực sản xuất để góp phần cùng tiền tuyến chống Mĩ cứu nước”. Khi
gặp con trai ngoài mặt trận, ông bố nói ngay: “Chốc nữa anh báo cáo với tôi
ngay công việc anh đã làm từ ngày đi bộ đội. Quyết tâm thư khi đi chiến
trường anh viết ra sao?”.
Văn học viết về chiến tranh trước 1975 nổi bật tính đơn thanh trong
giọng điệu, ngôn ngữ. Ta biết rằng: “Ngôn ngữ và cái nhìn nhân vật luôn bị


×