Tải bản đầy đủ (.doc) (94 trang)

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN: “NÂNG CẤP BỆNH VIỆN Y DƯỢC CỔ TRUYỀN TỈNH HÀ GIANG”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (492.07 KB, 94 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG

NGUYỄN THỊ HUYỀN NGỌC

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG CỦA
DỰ ÁN: “NÂNG CẤP BỆNH VIỆN Y DƯỢC CỔ TRUYỀN
TỈNH HÀ GIANG”

Nghành

: Công nghệ Kỹ thuật Môi trường

Mã nghành

:52510406

NGƯỜI HƯỚNG DẪN : THS. LÊ ĐẮC TRƯỜNG
THS. NGUYỄN KHÁNH LINH

Hà Nội - 2015


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG NƯỚC CỦA
“DỰ ÁN NÂNG CẤP BỆNH VIỆN Y DƯỢC CỔ TRUYỀN


TỈNH HÀ GIANG”

GVHD: Ths Lê Đắc Trường
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Huyền Ngọc
Lớp ĐH1CM – Khoa Môi trường – Trường Đại học
Tài nguyên và Môi trường Hà Nội

Người hướng dẫn

Sinh viên thực hiện

(Ký, ghi rõ họ tên)

(Ký, ghi rõ họ tên)

Hà Nội, tháng 5 năm 2015


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian làm đồ án tốt nghiệp vừa qua, em đã nhận được nhiều sự giúp
đỡ, đóng góp ý kiến và chỉ bảo nhiệt tình của thầy cô, gia đình và bạn bè.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Th.s Lê Đắc Trường, giảng viên bộ
môn Quản lý Môi trường – khoa Môi trường – trường Đại học Tài nguyên và Môi
trường Hà Nội người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn em trong suốt quá trình thực
hiện đồ án tốt nghiệp.
Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Môi trường đã dạy dỗ
cho em kiến thức về các môn đại cương cũng như các môn chuyên ngành, giúp em
có được cơ sở lý thuyết vững vàng và tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình
học tập.
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè, đã luôn tạo điều

kiện, quan tâm, giúp đỡ, động viên em trong suốt úa trình học tập và hoàn thành đồ
án tốt nghiệp.
Hà Nội, ngày....tháng....năm....
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Huyền Ngọc


Mục lục
- Phương pháp thu thập tài liệu: Tìm hiểu, thu thập số liệu, các công thức và mô hình
dựa trên các tài liệu có sẵn và từ thực tế............................................................................1
- Phương pháp thống kê và xử lý số liệu: Thu thập và xử lý các số liệu về điều kiện
khí tượng, thủy văn, kinh tế xã hội của khu vực...............................................................2
- Phương pháp tính toán: dựa vào các số liệu có sẵn để tính toán tốc độ phát sinh khí
thải và tải lượng, nồng độ chất gây ô nhiễm......................................................................2
- Phương pháp đánh giá nhanh trên cơ sở hệ số ô nhiễm: Phương pháp này do tổ
chức Y tế thế giới (WHO) thiết lập và được Ngân hàng thế giới (WB) phát triển thành
phần mềm IPC nhằm dự báo tải lượng các chất ô nhiễm (khí thải, nước thải, chất
thải rắn,…)............................................................................................................................2
- Phương pháp so sánh: Các số liệu, kết quả đo đạc, quan trắc và phân tích chất
lượng môi trường nền được so sánh với các tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành và các
tiêu chuẩn nước ngoài tương đương để rút ra các nhận xét về hiện trạng chất lượng
môi trường tại khu vực thực hiện dự án............................................................................2
CHƯƠNG 1...........................................................................................................................4
TỔNG QUAN VỀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG VÀ DỰ ÁN....................4
1.1 Tổng quan về đánh giá tác động môi trường..............................................................4
1.1.1 Định nghĩa và ý nghĩa của ĐTM.......................................................................4
1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển ĐTM............................................................5
1.1.3. Các phương pháp đánh giá tác động môi trường..........................................5
1.2. Dự án tiến hành nghiên cứu........................................................................................6

1.2.1. Tên dự án...........................................................................................................6
1.2.2 Vị trí địa lý dự án...............................................................................................6
1.2.3. Các hạng mục công trình của dự án................................................................7
1.3. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xa hội xung quanh khu vực dự án........................17
1.3.1. Điều kiện môi trường tự nhiên.......................................................................17
a. Nhiệt độ...........................................................................................................................19
b. Độ ẩm..............................................................................................................................19
1.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội................................................................................20
1.3.2.1. Điều kiện kinh tế...........................................................................................20
1.3.2.2. Văn hóa xã hội..............................................................................................24


1.4. Hiện trạng chất lượng môi trường nươc...................................................................27
1.4.1. hiện trạng nước mặt................................................................................................27
1.4.2. Hiện trạng nước ngầm............................................................................................29
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....................32
2.1. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................................32
2.2. Phạm vi nghiên cứu....................................................................................................32
2.3 Phương pháp nghiên cứu.............................................................................................32
2.3.3Phương pháp liệt kê...................................................................................................33
2.3.4Phương pháp đánh giá nhanh...................................................................................33
Đây là phương pháp đánh giá tải lượng các chất ô nhiễm do hoạt động của dự án gây
ra dựa trên hệ số tải lượng đối với lĩnh vực hoạt động. Đây là tài liệu chuẩn được ban
hành bởi tổ chức y tế thế giới nên các hệ số đáng tin cậy. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là
phương pháp mang tính dự báo nên các tác động có thể không đúng hoàn toàn với
thực tế. Các hệ số ô nhiễm được nghiên cứu dựa trên khảo sát trực tiếp bằng đo đạc,
kiểm toán của nhóm chuyên gia WHO tại cơ sở sản xuất công nghiệp của từng nhóm
ngành, sau đó trung bình cộng với cùng một chuẩn ngành sẽ ra hệ số ô nhiễm chính
của ngành đó. Do vậy, phương pháp này phù hợp với đánh giá tổng quan, diện rộng
để xem xét tương quan giữa các cơ sở sản xuất thuộc cùng nhóm ngành hoặc các

nhóm ngành khác nhau. Phương pháp này không có nhiều hệ số với nhiều chất ô
nhiễm đặc thù riêng của từng ngành mà chỉ có hệ số ô nhiễm đối với một số chỉ tiêu
phổ cập nhất........................................................................................................................33
Phương pháp ước tỉnh tải lượng: dựa vào hệ số ô nhiễm của Tổ chức Y tế thế giới
(WHO) để tính toán nồng độ ô nhiễm. Phương pháp đánh giá nhanh dùng để dự báo
nhanh tải lượng cho cơ sở phát sinh chất ô nhiễm..........................................................33
2.3.5Phương pháp phân tích, lựa chọn công nghệ...........................................................35
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.........................................36
3.1 Đánh giá tác động tời môi trường nước.....................................................................36
3.1.1 Tổng hợp các tác động đến môi trường nước của dự án...............................36
3.1.3. Nước mưa chảy tràn.......................................................................................42
3.1.4 Đánh giá tác động trong giai đoạn hoạt động của dự án..............................43
3.2. biện pháp giảm thiểu..................................................................................................46
3.2.1. trong giai đoạn thi công..................................................................................46


3.2.2. trong giai đoạn vận hành................................................................................48
3.2.3. Các biện pháp phòng ngừa, ứng phó với các rủi ro, sự cố môi trường.......50
a. Phòng chống thiên tai, ngập lụt............................................................................50
ii. Phòng chống nhiễm dịch bệnh..............................................................................50
Quan tâm đến vấn đề cấp nước sạch cho sinh hoạt cho công nhân......................50
iii. Ứng phó sự cố của hệ thống thoát nước và xử lý nước thải..............................50
a. Giai đoạn thi công xây dựng.................................................................................52
ii. Giai đoạn vận hành................................................................................................52
Vị trí giám sát............................................................................................................52
Các thông số giám sát...............................................................................................52
Tần xuất giám sát: 03 tháng/ 1 lần..........................................................................53
a. Giai đoạn thi công xây dựng.................................................................................53
b. Giai đoạn vận hành................................................................................................53
KIẾN NGHỊ.......................................................................................................................54

TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................55
..............................................................................................................................................55


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, kinh tế đang ngày càng phát triển, các dự án đầu tư
phát triển ngày càng nhiều kéo theo đó là các vấn đề môi trường phát sinh khi thi công,
xây dựng và vận hành các dự án. Chính vì vậy việc đánh giá tác động môi trường cho
một dự án là vô cùng quan trọng để có thể dự báo và đánh giá các tác động tới môi
trường; dự báo thải lượng chất thải phát sinh trong quá trình thi công và khi Dự án đi
vào hoạt động; chỉ rõ những tác động của các chất ô nhiễm tới sức khoẻ con người
cũng như hệ sinh thái và các tác động khác của việc thực hiện Dự án từ đó đề xuất các
biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giảm thiểu các tác động khác phù hợp về
mặt khoa học, thực tiễn và năng lực của chủ đầu tư.
Dự án trên khi đi vào thực hiện sẽ phát sinh ra rất nhiều các vấn đề về môi
trường ảnh hưởng tới môi trường tự nhiên và kinh tế - xã hội. Giai đoạn thi công xây
dựng của dự án với các hoạt động: san lấp, đắp mở rộng đê, thi công các hạng mục
công trình, gia cố đê, bảo dưỡng máy móc, hoạt động sinh hoạt của công nhân hay
nước mưa chảy tràn là giai đoạn ảnh hưởng nhiều nhất tới môi trường đặc biệt là tới
môi trường nước sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề từ do rơi vãi nguyên vật liệu, bụi làm tăng
độ đục, nước thải sinh hoạt có hàm lượng chất hữu cơ cao. Khi dự án được đưa vào
vận hành, các tuyến đê sẽ có những thay đổi mang tính chất lâu dài tới môi trường đặc
biệt là môi trường nước...Sau khi dự án đi vào vận hành các sự cố môi trường cũng có
thể xảy ra gây ảnh hưởng tới môi trường tự nhiên và đời sống người dân. Chính vì vậy,
tôi lựa chọn đề tài : đánh giá tác động đến môi trường nước của dự án “ nâng cấp
bệnh viện y dược cổ truyền tỉnh Hà Giang” để nghiên cứu.
2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và phương pháp thực hiện
* Đối tượng thực hiện: dự án “ nâng cấp bệnh viện y dược cổ truyền tỉnh Hà
Giang”

* Phạm vi thực hiện:
- Về không gian: Trường đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội.
- Về thời gian: Trong thời gian thực hiện đồ án tốt nghiệp do Khoa Môi trường,
trường Đại học Tài nguyên và môi trường quy định:
* Phương pháp áp dụng:
- Phương pháp thu thập tài liệu: Tìm hiểu, thu thập số liệu, các công thức và mô
hình dựa trên các tài liệu có sẵn và từ thực tế.
1


- Phương pháp thống kê và xử lý số liệu: Thu thập và xử lý các số liệu về
điều kiện khí tượng, thủy văn, kinh tế xã hội của khu vực.
- Phương pháp tính toán: dựa vào các số liệu có sẵn để tính toán tốc độ phát
sinh khí thải và tải lượng, nồng độ chất gây ô nhiễm
- Phương pháp đánh giá nhanh trên cơ sở hệ số ô nhiễm: Phương pháp này
do tổ chức Y tế thế giới (WHO) thiết lập và được Ngân hàng thế giới (WB) phát
triển thành phần mềm IPC nhằm dự báo tải lượng các chất ô nhiễm (khí thải, nước
thải, chất thải rắn,…)
- Phương pháp so sánh: Các số liệu, kết quả đo đạc, quan trắc và phân tích
chất lượng môi trường nền được so sánh với các tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành
và các tiêu chuẩn nước ngoài tương đương để rút ra các nhận xét về hiện trạng
chất lượng môi trường tại khu vực thực hiện dự án.
3. Mục tiêu và nội dung
* Mục tiêu:
- Tìm hiểu cơ sở đánh giá tác động của dự án: gồm cơ sở pháp lý; tóm tắt dự án;
điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội khu vực dự án.
- Nhận diện, đánh giá các tác động tiêu cực của dự án và các sự cố đến môi
trường nước.
- Đề xuất các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực, phòng ngừa và ứng phó
sự cố môi trường.

* Nội dung:
- Thu thập, tổng hợp kết quả của các nghiên cứu hiện có liên quan đến khu
vực dự án.
- Dự báo các tác động môi trường của dự án, đề xuất các giải pháp giảm thiểu,
phòng ngừa và ứng phó.
- Nội dung báo cáo:
Mở đầu
Chương 1: Tổng quan về Đánh giá tác động môi trường và dự án:
Khái quát nội dung về đánh giá tác động môi trường và môi trường tự nhiên- xã
hội khu vực dự án và xung quanh dự án
2


Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu.
Đối tượng, phạm phi và các phương pháp sử dụng trong đồ án
Chương 3: Kết quả nghiên cứu.
Kết luận

3


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG VÀ DỰ ÁN
1.1 Tổng quan về đánh giá tác động môi trường
1.1.1 Định nghĩa và ý nghĩa của ĐTM
a. Định nghĩa
Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) là quá trình phân tích, đánh giá, dự báo
ảnh hưởng đến môi trường của các dự án quy hoạch, phát triển kinh tế - xã hội, của các
cơ sở sản xuất, kinh doanh, công trình kinh tế, khoa học kỹ thuật, y tế, văn hoá, xã hội,
an ninh, quốc phòng và các công trình khác, đề xuất các giải pháp thích hợp về bảo vệ

môi trường.
b. Ý nghĩa
Hoạt động phát triển kinh tế - xã hội ở đây có loại mang tính kinh tế - xã hội của
quốc gia, của một địa phương lớn, hoặc một ngành kinh tế văn hóa quan trọng (luật lệ,
chính sách quốc gia, những chương trình quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội, kế
hoạch quốc gia dài hạn), có loại mang tính kinh tế - xã hội vi mô như đề án xây dựng
công trình xây dựng cơ bản, quy hoạch phát triển, sơ đồ sử dụng một dạng hoặc nhiều
dạng tài nguyên thiên nhiên tại một địa phương nhỏ. Tuy nhiên, một hoạt động có ý
nghĩa vi mô đối với cấp quốc gia, nhưng có thể có ý nghĩa vĩ mô đối với xí nghiệp.
Hoạt động vi mô nhưng được tổ chức một cách phổ biến trên địa bàn rộng có khi lại
mang ý nghĩa vĩ mô.
Tác động đến môi trường có thể tốt hoặc xấu, có lợi hoặc có hại nhưng việc đánh
giá tác động môi trường sẽ giúp những nhà đầu tư chủ động lựa chọn những phương
án khả thi và tối ưu về kinh tế và kỹ thuật trong bất cứ một kế hoạch phát triển kinh tế
- xã hội nào.
Phân tích, đánh giá thực trạng môi trường; dự báo nhu cầu sử dụng và khai thác
tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho mục tiêu phát triển đô thị nông thôn; dự báo các
chất thải gây ô nhiễm môi trường và những tác động xấu có thể xảy ra do các hoạt
động được dự kiến trong đồ án quy hoạch xây dựng, từ đó kiến nghị hoàn chỉnh giải
pháp thiết kế quy hoạch xây dựng và các chính sách biện pháp hợp lý để bảo vệ môi
trường, phòng ngừa hoặc xử lý ô nhiễm môi trường, đảm bảo cho các đô thị và khu
dân cư nông thôn phát triển ổn định và bền vững.
4


Xác lập cơ sở cho việc quản lý xây dựng theo quy hoạch, kiểm tra giám sát môi
trường các đô thị, khu dân cư nông thôn trong quá trình cải tạo và phát triển.
1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển ĐTM
Hoa Kỳ là quốc gia đầu tiên phát triển hệ thống ĐTM. Từ năm 1969, việc phải
tiến hành ĐTM đối với các dự án có quy mô lớn đã Quy định trong Đạo luật về chính

sách môi trường quốc gia (The National Environmental Policy Act).Tiếp đó, hệ thống
này đã được giới thiệu và áp dụng tại các nước EU, châu Á, ví dụ như Úc (1974), Thái
Lan (1975), Pháp ( 1976), Philipines (1978), Israel (1981) và Pakistan (1983). Các nỗ
lực quốc tế để phát triển hệ thống ĐTM được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau
và có thể chia làm 4 nhóm sau:
- Nhóm 1: Thừa nhận có tính pháp lý các văn bản quốc tế như: hiệp ước, hiệp
định, nghị định thư
- Nhóm 2: Thừa nhận không có tính pháp lý về các văn bản quốc tế như nghị
quyết, khuyến nghị, bản tuyên bố của các tổ chức quốc tế.
- Nhóm 3: Các tài liệu hướng dẫn phục vụ cho trợ giúp phát triển, được phát triển
bởi nhiều tổ chức quốc tế khác nhau
- Nhóm 4: Hướng dẫn cho dự án nước ngoài
Tại Việt Nam, các yêu cầu về ĐTM đã được luật hóa và quy định bởi Luật Bảo
vệ Môi trường của Việt Nam từ năm 1993.
1.1.3. Các phương pháp đánh giá tác động môi trường
Có phương pháp được áp dụng trong đánh giá tác động môi trường
- Phương pháp liệt kê số liệu
- Phương pháp thống kê và xử lý số liệu
- Phương pháp danh mục
- Phương pháp ma trận
- Phương pháp mạng lưới
- Phương pháp đánh giá nhanh

5


1.2. Dự án tiến hành nghiên cứu
1.2.1. Tên dự án
“Nâng cấp Bệnh viện Y dược cổ truyền tỉnh Hà Giang (giai đoạn 2014-2015)”
- Địa điểm xây dựng: Phường Quang Trung, thành phố Hà Giang, tỉnh Hà

Giang
- Chủ đầu tư: Sở Y tế tỉnh Hà Giang
- Đơn vị tư vấn lập dự án đầu tư: Công ty cổ phần Kiến Trúc Việt
- Nguồn vốn đầu tư: Ngân sách nhà nước
- Thời gian thực hiện dự án: Năm 2014 - 2016
1.2.2 Vị trí địa lý dự án
Dự án nằm tại phường Quang Trung, thành phố Hà Giang.
-

Phía Đông giáp đường ra cầu 3.2
Phía Bắc giáp tòa nhà chung cư 5 tầng
Phía Nam giáp khu đất trống có thực vật bao phủ
Phía Tây giáp khu đất trống có thực vật bao phủ

- Hà Giang là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam. Phía Đông giáp tỉnh
Cao Bằng, phía Tây giáp tỉnh Yên Bái và Lào Cai, phía Nam giáp tỉnh Tuyên Quang
phía Bắc giáp nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Hà Giang có diện tích tự nhiên là
7.884,37 km2, trong đó theo đường chim bay, chỗ rộng nhất từ Tây sang Đông dài 115
km và từ Bắc xuống Nam dài 137 km. Tại điểm cực Bắc của lãnh thổ Hà Giang, cũng
là điểm cực bắc của Tổ quốc, cách Lũng Cú chừng 3 km về phía Đông, điểm cực Tây
cách Xín Mần khoảng 10 km về phía Tây Nam, mỏm cực Đông cách Vị Xuyên 16 km
về phía Đông - Đông Nam.
- Bệnh viện Y dược cổ truyền Hà Giang nằm trên địa bàn phường Quang
Trung, là một phường trung tâm của thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang, Bắc giáp xã
Phong Quang và Thuận Hòa của huyện Vị Xuyên, Đông giáp xã Ngọc Đường, Nam
giáp phường Ngọc Hà, phường Trần Phú, phường Nguyễn Trãi, Tây giáp xã Phương
Độ (TP Hà Giang), xã Phong Quang (Vị Xuyên).

6



1.2.3. Các hạng mục công trình của dự án
Trên cơ sở diện tích đất 15.528 m2 chủ đầu tư sẽ tiến hành cải tạo lại khối nhà 05 tầng
sẵn có và đồng thời xây mới một khối nhà kiên cố 4 tầng + 01 tum, một khối nhà 2
tầng + 01 tum để đảm bảo đủ diện tích sử dụng của Bệnh viện trong quá trình khám,
điều trị, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân và nhu cầu sử dụng của Bệnh viện, bố trí các
Phòng chức năng thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn. Do đó trong quá trình xây dựng
dự án không phải di dân đền bù giải phóng mặt bằng.
• Phương án cải tạo cụ thể như sau:
Các hạng mục công trình được giữ nguyên:
- Nhà thuốc và căng tin;
- Nhà bảo vệ;
- Nhà để xe khách;
- Nhà để xe sinh viên;
- Nhà xử lý đồ bẩn y tế;
- Trạm biến áp chung.
Các hạng mục công trình được nâng cấp cải tạo:
- Khối nhà nghiệp vụ và điều trị (cải tạo lại khu nhà chung cư 5 tầng sẵn có).
- Nhà dinh dưỡng tầng 1 ( cải tạo từ nhà dinh dưỡng cũ).
- Khu xử lý nước thải.
Các hạng mục công trình được xây mới:
- Khối nhà kỹ thuật – hành chính (4 tầng + 01 tum xây mới).
- Khối nhà dược (2 tầng + 01 tum xây mới).
- Nhà để xe máy ( 2 dãy) xây mới.
- Nhà khí nén trung tâm xây mới.
- Hệ thống xử lý chất thải rắn y tế.
Các hạng mục phá dỡ:
- Gara ô tô, xe máy phá dỡ.
7



• Các hạng mục công trình sau quá trình nâng cấp, cải tạo
Về tổng thể, quy hoạch tổng mặt bằng toàn bộ bệnh viện sẽ được bám theo hệ thống
giao thông mạch lạc gắn kết các khối chức năng của Bệnh viện, tạo dây chuyền y tế
khép kín, đồng thời phải phù hợp với hiện trạng khu đất. Nhiệm vụ thiết kế sẽ tuân
theo các yêu cầu chung như sau:
- Khuôn viên bệnh viện thiết kế vuông vắn, hiện đại tạo sự cởi mở, thân thiện
- Giao thông chiều đứng kết hợp giữa thang máy và thang bộ theo tiêu chuẩn nhà
cao tầng và công trình công cộng. Số lượng thang phải đủ cho hoạt động của bệnh viện
có tính đến việc thoát hiểm khi có sự cố xảy ra.
- Toàn bộ các phòng của bệnh viện được bố trí điều hoà nhiệt độ. Các phòng cần
được thiết kế để đảm bảo sử dụng hợp lý và tiết kiệm năng lượng.
- Bố trí các hệ thống phụ trợ như: Thông gió, ánh sáng phù hợp theo tiêu chuẩn
tiên tiến hiện hành.
- Phòng cháy chữa cháy bằng hệ thống báo cháy tự động, hệ thống chữa cháy tự
động, bình bọt, máy bơm chữa cháy dự phòng và hệ thống cứu nạn khẩn cấp cho toàn
khu nhà.
- Hệ thống sân đường nội bộ và hệ thống cấp thoát nước phục vụ khu trụ sở được
bố trí hài hoà với các công trình, kết hợp thuận tiện đi lại và cảnh quan không gian môi
trường cây xanh đô thị.
1.2.3.1. . Hạng mục khối nhà kỹ thuật – hành chính
Thuận tiện về giao thông và các hệ thống kỹ thuật, tiết kiệm chi phí cho các hệ thống
kỹ thuật mà đạt được hiệu quả tối đa, đạt yêu cầu chất lượng của một bệnh viện tiện
nghi của thành phố.
Khu đất xây dựng có vị trí rất thuận lợi đường giao thông (phường Quang Trung thành phố Hà Giang) nên việc bố trí hướng giao thông trong bệnh viện được mạch lạc
rõ ràng, tạo ra hướng bệnh nhân và hướng phục vụ cho bệnh viện.
Với vị trí khu đất công trình có tầm vóc của một bệnh viện hiện đại, mà còn đóng góp
cho cảnh quan của Tp Hà Giang một cảnh quan đô thị phát triển
Khối nhà kỹ thuật – Hành chính được xây mới hoàn toàn, có quy mô dài 68,55m rộng
16,12m với 4 tầng chính và 1 tầng tum.

8


- Tầng 1 có diện tích sàn : 1105 m2 bao gồm:
+ 16 phòng chức năng.
+ 2 kho chứa đồ.
+ 2 phòng thay đồ.
+ Khu vệ sinh riêng cho nam, nữ.
+ 1 sảnh tiếp.
- Tầng 2 có diện tích sàn : 1105 m2 bao gồm:
+ 11 Phòng chức năng phục vụ công tác khám chữa bệnh.
+ 2 Sảnh.
+ 1 Khu mổ.
+ 2 Khu vệ sinh nam nữ riêng biệt và thay đồ.
- Tầng 3 có diện tích sàn : 1105 m2 bao gồm:
+ 15 phòng chức năng (chủ yếu là phòng làm việc của ban giám đốc và bộ phận
hành chính)
+ 2 Kho chứa đồ
+ 1 Sảnh
+ 1 Khu vệ sinh nam nữ riêng biệt
- Tầng 4 có diện tích sàn : 1105 m2 bao gồm:
+ 4 Phòng chức năng.
+ 2 Kho chứa đồ.
+ 1 Khu vệ sinh nam nữ riêng biệt.
+ 1 Khu chờ và 1 Sảnh.
1.2.3.2. Hạng mục khối nhà dược
Khối nhà dược được xây mới hoàn toàn với kết cấu gồm 3 tầng gồm 2 tầng chính và 1
tầng tum. Nhà có kích thước chiều dài 43,2m chiều rộng 15,9m.
Tầng 1 có diện tích sàn : 750 m2 bao gồm:
+

+
+
+

10 Phòng chức năng.
1 Sảnh tiếp khác.
1 Khu vệ sinh nam nữ riêng biệt.
1 Thang bộ.

Tầng 2 có diện tích sàn : 750 m2 bao gồm:
+
+
+
+
+

1 Sảnh.
7 Kho chứa.
5 Phòng chức năng.
1 Khu vệ sinh nam nữ riêng biệt.
1 Thang bộ.

Tầng 3 có diện tích sàn : 242 m2 bao gồm:

9


+ 2 Kho chứa.
+ 1 Phòng chức năng.
+ 1 Khu kỹ thuật.

1.2.3.3. Hạng mục khối nhà nghiệp vụ và điều trị
Khối nhà kỹ thuật hành chính được nâng cấp cải tạo từ tòa nhà chung cư 5 tầng hiện
có. Phương án cải tạo cụ thể là giữ nguyên khung bê tông, cốt thép của tòa nhà, đập và
phá dỡ bộ khung tường bao tại các tầng, chia lại diện tích các phòng theo thiết kế mới.
Bố trí lại diện tích các phòng, ban cụ thể như sau :
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+

Tầng 1 có diện tích sàn : 1.076 m2 bao gồm:
2 Sảnh.
23 Phòng chức năng.
2 Phòng vệ sinh.
Tầng 2 có diện tích sàn : 1.086 m2 bao gồm:

1 Sảnh chờ.
20 phòng chức năng.
14 Khu vệ sinh.
2 Kho chứa đồ.
Tầng 3 có diện tích sàn : 1.086 m2 bao gồm:
1 Sảnh chờ.
20 Phòng chức năng.
14 Khu vệ sinh.
2 Kho chứa đồ.
Tầng 4 có diện tích sàn : 1.086 m2 bao gồm:
20 Phòng chức năng.
1 Sảnh chờ.
14 khu vệ sinh.
2 kho chứa đồ.
Tầng 5 có diện tích sàn : 1.086 m2 bao gồm:
1 Sảnh chờ.
10 Phòng chức năng.
14 Khu vệ sinh.
2 kho chứa đồ.

Tầng mái có diện tích sàn : 1000 m2
1.2.3.4. . Hệ thống điện
Bệnh viện Y Dược cổ truyền TP.Hà Giang được cấp điện từ Trạm biến áp hiện có
bằng dây cáp ngầm chống thấm dọc Cu/XLPE/DSTA/PVC luồn trong ống HDPE đi
trong hệ thống hào cáp kỹ thuật với tổng công suất là 370KW

10


- Hệ thống tuyến cáp điện hạ thế từ Trạm biến áp đến tủ điện tổng TĐT sử dụng

hệ thống cáp ngầm chống thấm dọc Cu/XLPE/DSTA/PVC luồn trong ống HDPE đi
trong hệ thống hào cáp kỹ thuật (Chi tiết xem bản vẽ thiết kế).
- Hệ thống tủ điện tầng được cấp nguồn từ tủ điện tổng TĐT đặt dưới tầng 1
thông qua các tuyến cáp chính. Các tuyến cáp chính này sử dụng hệ thống cáp
Cu/XLPE/PVC được đi trên thang cáp.
- Hệ thống thiết bị điện được cấp nguồn từ tủ điện tầng TĐ… đặt tại mỗi tầng
thông qua các tuyến cáp nhánh. Các tuyến cáp nhánh này sử dụng hệ thống cáp
Cu/XLPE/PVC ,Cu/PVC/PVC được đi trên thang cáp, trên trần và trong sàn,tường.
Đoạn xuyên tường vào phòng, đi trong tường, sàn thì cáp điện đi trong ống PVC.
1.2.3.5. . Hệ thống báo cháy
Hệ thống này bao gồm tủ điều khiển báo cháy, các đầu báo (báo khói) và hộp tổ hợp
(gồm: nút ấn, chuông, đèn) và được kết nối vào hệ thống báo cháy 5 vùng (zones).
Hệ thống này tự động phát hiện ra các nguồn khói tỏa ra từ đám cháy và sử dụng các
đầu báo khói cũng như ấn nút bằng tay để truyền tín hiệu điện tới tủ điều khiển báo
cháy khi có đám cháy để cảnh báo những người trong Bệnh Viện thông qua hệ thống
chuông.
1.2.3.6. Hệ thống điều hòa không khí và thông gió
Các chỉ tiêu của hệ thống điều hoà không khí:
- Đảm bảo chế độ nhiệt độ, độ ẩm và sự trong sạch của không khí, theo yêu cầu
vệ sinh của công trình trong mọi điều kiện thời tiết.
- Không khí trong phòng được tổ chức thông thoáng hợp lý, tránh hiện tượng
đọng sương của không khí trong phòng, đảm bảo điều kiện vệ sinh khí hậu.
- Thiết bị của hệ thống điều hoà không khí có độ tin cậy cao, chất lượng tốt, dịch
vụ sau bán hàng hoà hảo, linh kiện thay thế sẵn có văn phòng đại diện tại nhiều nơi,
thuận tiện cho việc phục vụ khách hàng.
- Thiết bị vận hành đơn giản, thuận tiện cho việc vận hành sửa chữa, bảo dưỡng
và đặc biệt là hệ thống có khả năng tiết kiệm năng lượng tối đa.
- Hệ thống thông gió được thiết kế với chức năng đảm bảo sự lưu thông không
khí hợp lý trong toàn Bệnh Viện, tận dụng được nguồn lạnh để cải thiện môi trường
trong khu vực vệ sinh cũng như các khu vực khác.

- Các thông số nhiệt độ, độ ẩm được duy trì trong các phòng chức năng, cụ thể
như sau:

11


Thông số

Mùa hè

Mùa đông

Nhiệt độ

22 - 24oC

19 - 22oC

Độ ẩm

≈ 65%

< 65%

- Lượng gió tươi cấp cho 1 người : 20 m3/h.
Hệ thống thông gió cho các khu vệ sinh.
- Các khu vệ sinh các tầng được lắp đặt các quạt hút (EF) hút thông gió nhằm tạo
ra áp suất âm trong các khu vực trên, đồng thời hệ thống cấp khí sạch luôn bổ sung
không khí ngoài trời vào các phòng làm việc do vậy luôn tạo được vòng tuần hoàn
không khí đối lưu từ các phòng làm việc đến các khu vệ sinh tránh được sự lan truyền

không khí từ khu vệ sinh đến các nơi khác trong bệnh viện.
- Mỗi khu vệ sinh của bệnh viện được lắp đặt một quạt hút . Quạt hút gió sử dụng
loại gắn trên trần giả, sử dụng nguồn điện 220V/1ph/50Hz.
- Không khí từ khu vực vệ sinh được hút và đẩy vào ống gió trên trần giả để thoát
ra ngoài qua các cửa gió trên tường. Các cửa gió thải này có mái che mưa và lưới chắn
côn trùng.

12


Hệ thống thông gió cho các khoa và khu hành chính, văn phòng.
- Các khu vực bên trong như các phòng khám chữa bệnh của các khoa, khu văn
phòng, khu hành chính ….được lắp đặt các quạt hút (EF) hút thông gió nhằm tạo ra áp
suất âm trong các khu vực trên, đồng thời hệ thống cấp khí sạch luôn bổ sung không
khí ngoài trời vào các khu vực trên do vậy luôn tạo được vòng tuần hoàn không khí
đối lưu bên trong.
Hệ thống cấp không khí sạch.
- Hệ thống cấp khí sạch được thiết kế với nhiệm vụ cấp bổ sung không khí sạch
vào các khu vực điều hoà đảm bảo yêu cầu vệ sinh cho người làm việc và tạo ra áp
suất dương trong các phòng để ngăn chặn không khí nóng ẩm và bụi từ bên ngoài lọt
vào các khu vực cần điều hoà.
1.2.3.7. Hệ thống chống sét
Hệ thống chống sét của bệnh viện Y dược cổ truyền tỉnh Hà Giang bao gồm:
- Kim thu sét: Kim thu sét dung thép D16 dài 1.5m đầu kim bọc đồng được liên
kết với nhau bằng dây thu sét.
- Cáp dẫn sét: Gồm 1 đường dây thu sét Ø12 đảm bảo khả năng dẫn sét nhanh
chóng an toàn cho công trình. Cách 1.5m có một bộ kẹp định vị dây thoát sét.
- Hệ thống nối đất chống sét & nối đất an toàn điện:
- Hệ thống nối đất chống sét:
- Cọc tiếp địa dùng thép góc L63x63 dài 2,5m được chon sâu dưới mặt đất 0.8m

tưới nước và lấp bằng đất thịt nện chặt. Hệ thống nối đất bao gồm nhiều 06 cọc tiếp
địa liên kết với nhau bằng thép dẹt 40x4 và phụ kiện đầu nối được bố trí dọc theo tòa
nhà có tác dụng tản năng lượng sét xuống đất an toàn và nhanh chóng. Do khả năng
tiếp xúc giữa cọc, dây tiếp địa và dây thoát sét rất cao vì vậy đạt độ bền và tuổi thọ
không cần phải bảo dưỡng định kỳ hệ thống nối đất như trong các hệ thống cũ trước
đây. Điện trở nối đất chống sét R≤10Ω ( tuân theo tiêu chuẩn 20 TCN 46-84 của Bộ
Xây Dựng).
- Hộp kiểm tra tiếp địa chỗ nối đất dùng để theo dõi và kiểm tra định kỳ giá trị
điện trở nối đất hàng tháng, hàng quý và hàng năm.
- Hệ thống nối đất an toàn điện: Tương tự hệ thống nối đất chống sét, tuy nhiên
do yêu cầu của hệ thống nối đất an toàn điện cao hơn hệ thống nối đất chống sét vì vậy
Rnđ ≤4Ω( tuân theo tiêu chuẩn nối đất an toàn điện TCVN 4756-86 hiện hành của Việt
Nam).
13


- Hoá chất GEM có tác dụng làm giảm điện trở suất đất, tăng độ liên kết phần
kim loại với đất và ổn định đất theo mùa, hoá chất này được dải tại các điện cực tiếp
đất và dọc theo băng đồng tiếp đất.
1.2.3.8. Hệ thống cấp nước
Cấp nước sinh hoạt
- Nước cấp vào công trình lấy từ ống cấp nước Thành phố, qua đồng hồ tổng vào
bể chứa nước ngầm chung của bệnh viện đặt ngầm. Nước từ bể nước ngầm chung của
bệnh viện được dẫn về các bể nước của từng tòa nhà. Hệ thống máy bơm đặt ở trong
các tòa nhà đưa nước từ bể chứa ngầm lên các két nước đặt ở tầng áp mái của mỗi nhà.
Hệ thống cấp nước sinh hoạt và cấp nước cứu hoả được thiết kế độc lập, với tổng lưu
lượng là 75 (m3/ngđ). Nước từ két nước mái cấp cho các nhu cầu sinh hoạt, cứu hoả
của công trình.
- Để đảm bảo lưu lượng và khử áp lực dư ở các tầng dưới, ta giảm tiết diện ống
và dùng van khoá để điều chỉnh ở từng tầng.

Cấp nước vô trùng
Nước sinh hoạt thông thường tuy đã qua xử lý nhưng vẫn chứa một số tạp chất có hại,
để đảm bảo nước sử dụng trong phòng mổ, phòng thủ thuật, phòng xét nghiệm sinh
hóa, vi sinh, phòng cấp cứu không bị nhiễm khuẩn nước cần được xử lý để loại bỏ các
tạp chất có hại, thiết kế sử dụng lavabô vô trùng cục bộ.
1.2.3.9. Hệ thống thoát nước và khu xử lý nước thải
Thoát nước mưa trên mái
- Nước mưa từ các mái, sân thượng, ban công được thoát theo các ống đứng
xuống hệ thống rãnh thoát nước mưa B300 chạy quanh công trình sau đó thoát ra cống
thoát nước chung của bệnh viện.
- Nước ngưng từ các máy điều hoà không khí thoát chung vào hệ thống thoát
nước mưa.
- Phễu thu nước mái có lắp đặt cầu chắn rác, ống thoát nước mái bằng nhựa
UPVC hoặc PVC Class3. Hố ga thu nước mưa ở chân các ống đứng thoát nước mái
được thiết kế để tiêu năng.
Lưu lượng thoát nước mái được tính theo công thức sau:
Q=k*F*q5/10.000(l/s)
14


Trong đó:
Q: Lưu lượng nước mưa, (l/s).
F: Diện tích mái thu nước: m2
k: Hệ số lấy bằng 2.
q5: Cường độ mưa l/s.ha tính cho địa phương có thời gian mưa 5 phút và chu kỳ vượt
quá cường độ tính toán bằng 1 năm.
Thoát nước thải sinh hoạt
Hệ thống thoát nước trong nhà được thoát theo các tuyến riêng:
- Nước thải từ các xí, tiểu thoát theo các tuyến ống riêng dẫn vào bể tự hoại.
- Nước thải tắm, giặt, nước rửa sàn… chảy theo đường ống riêng về bể thu, tại

đây xảy ra quá trình pha loãng, lắng cặn nước thải để làm giảm độ pH và điều hòa
lượng nước, sau đó dẫn về hệ thống xử lý nước thải chung của Bệnh viện rồi thoát ra
hệ thống cống thoát nước bên ngoài công trình.
- Lưu lượng tính toán nước thải sinh hoạt được xác định theo công thức:
q=qc+qdcMax
Trong đó:
- q: Lưu lượng tính toán nước thải; (l/s).
- qc: Lưu lượng tính toán cấp nước bên trong nhà; (l/s) xác định theo tiêu chuẩn
“Cấp nước bên trong”.
- qdcMax: Lưu lượng nước thải của dụng cụ vệ sinh có lưu lượng lớn nhất; (l/s)
Cấu trúc từng tuyến bao gồm: ống đứng, ống nhánh và nắp thông tắc. Vật liệu của ống
bao gồm:
- Toàn bộ các ống nhánh từ các khu WC ra ống đứng bằng nhựa PVC Class
- Các ống đứng thoát nước bằng nhựa U.PVC hoặc PVC Class 3.
Tại đầu các tuyến ống nhánh bố trí nắp thông tắc, trên ống đứng tại mỗi tầng có 1 tê
kiểm tra.
Toàn bộ hệ thống thoát nước được cố định với kết cấu nhà bằng thanh treo, khung đỡ
hay giá kê (trong hộp kỹ thuật). Các tuyến nhánh đặt với độ dốc 2%  4% theo hướng
thoát nước.

15


Hệ thống xử lý nước thải
Hiện nay cốt nền của khu xử lý nước thải đang cao hơn cốt nền chung tại khu
vực, ảnh hưởng đến công tác xử lý nước thải, cụ thể là ảnh hưởng đến công tác thu
gom nước thải phát sinh về bể tập trung nước thải trước xử lý, do vậy chủ dự án tiến
hành cải tạo khu xử lý nước thải như sau:
Tiến hành hạ cốt nền và mở rộng diện tích của bể tập trung nước thải trước xử
lý, để đảm bảo thu gom được toàn bộ nước thải phát sinh trong khu vực bệnh viện về

bể tập trung.
Sử dụng hệ thống bơm tự động để bơm nước thải từ bể chứa vào thiết bị hợp
khối để đảm bảo toàn bộ lượng nước thải được tiến hành xử lý trước khi thoát ra môi
trường.
1.2.3.10. một số hệ thống khác
Nhà dinh dưỡng tầng 1 ( cải tạo từ nhà dinh dưỡng cũ).
Nhà dinh dưỡng với tổng diện tích 863,01 m2 được xây dựng với kết cấu 2 tầng,
có đổ mái bằng, sau quá trình sử dụng lâu dài hiện nay đã xuống cấp và không đáp ứng
được nhu cầu sử dụng trong thời gian tới do vậy tiến hành phá dỡ tường tầng 1, giữ
nguyên kết cấu khung bê tông, chia lại cấu trúc phân bổ, bố trí các phòng, trát lại mặt
tường tầng 1 của nhà dinh dưỡng.
Nhà để xe máy ( 2 dãy) xây mới.
Nhà để xe máy được xây mới với tổng diện tích 51,2 m 2, đổ bê tông cốt thép
chịu lực tại các cột trụ, tiến hành lợp mái tôn và láng nền toàn bộ nhà để xe.
Nhà khí nén trung tâm xây mới.
Nhà nén khí trung tâm với tổng diện tích 196,04 m 2 được thiết kế với nhiệm vụ
cấp bổ sung không khí sạch vào các khu vực điều hoà đảm bảo yêu cầu vệ sinh cho
người làm việc và tạo ra áp suất dương trong các phòng để ngăn chặn không khí nóng
ẩm và bụi từ bên ngoài lọt vào các khu vực cần điêu hoà. Hệ thống cung cấp khí sạch
được lắp cửa gió nan Z có lưới chắn côn trùng để lọc không khí sạch cung cấp cho các
phòng.
. Hệ thống xử lý chất thải rắn y tế

16


Để đảm bảo nhu cầu xử lý CTR tại bệnh viện phương án đề xuất là bỏ hệ thống
lò đốt 1 buồng hiện nay và thay thế xử lý CTR bằng Hệ thống xử lý chất thải rắn y tế
theo công nghệ ma sát ẩm có tên NEWSTER NW5. Hệ thống xử lý chất thải rắn y tế là
thiết bị liền khối, dự kiến được lắp đặt tại vị trí đặt lò đốt CTR y tế của bệnh viện hiện

nay.
1.3. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xa hội xung quanh khu vực dự án
1.3.1. Điều kiện môi trường tự nhiên
1.3.1.1. Điều kiện về địa hình, địa chất, thủy văn
a. Đặc điểm địa hình
Khu vực xây dựng công trình nằm trong kiểu địa hình đồi núi tích tụ, nguồn gốc trầm
tích lục nguyên và sườn tàn tích. Bề mặt địa hình khu vực khảo sát tương đối bằng
phẳng. Hiện tại vị trí dự kiến xây dựng công trình nằm Phường Quang Trung - Thành
phố Hà Giang, trên khu vực đất trống, hiện tại đang là vườn cây ăn quả và cây lấy gỗ
của các hộ dân, cao độ bề mặt tại thời điểm khảo sát thay đổi không nhiều ở đây chọn
cao độ giả định các hố khoan là cốt +0,0. Phủ trên bề mặt kiểu địa hình này là các
sườn, tàn tích kỷ Đệ tứ (QIV) có thành phần là sét, sét pha, cát có bề dày từ một vài
mét tới hàng chục mét.
b. Đặc điểm địa tầng - địa chất
Theo kết quả khảo sát trong phạm vi diện tích và chiều sâu nghiên cứu, mặt cắt ĐCCT
từ trên xuống dưới gồm các lớp đất đá sau:
Lớp 1: Đất lấp (đất trồng trọt): Sét pha lẫn sỏi sạn, hữu cơ; chiều dày lớp trung
bình 1,0m, khả năng chịu tải trung bình đến yếu.
Lớp 2: Sét pha màu xám vàng, xám nâu, lẫn ít dăm sạn: Lớp này có trạng thái
dẻo cứng, gặp hầu hết tại các hố khoan, chiều dày lớp trung bình 8,5m. Đây là lớp có
khả năng chịu tải trung bình.
Lớp 2a: Cát sạn, xen kẹp sét pha, màu xám vàng, xám nâu: Lớp có kết cấu chặt
vừa, phạm vi phân bố hẹp, chiều dày lớp trung bình 6,0m. Đây là lớp đất có khả năng
chịu tải trung bình.

17


Lớp 3a: Đá vôi, màu xám xanh, xám ghi. Đá phong hóa vừa – mạnh, nứt nẻ,
dập vỡ nhiều, đá cứng trung bình: lớp đất này phân bố khá rộng rãi, chiều dày lớp

trung bình 2,5m. Lớp có khả năng chịu tải tốt.
c. Đặc điểm thủy văn
Trên địa bàn có 2 sông lớn chảy qua là sông Miện và sông Lô.
Sông Miện nằm ngay bên quốc lộ 4C. Sông Miện là nhánh cấp I của sông Lô
bắt nguồn ở vùng núi có độ cao trên 1.800 m thuộc Trờ Pâng tỉnh Vân Nam Trung
Quốc, từ nguồn về dòng chính sông Miện chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, tới
Việt Nam sông chảy theo hướng gần Bắc - Nam, xuyên qua cao nguyên đá vôi diệp
thạch Quản Bạ và đổ vào bờ trái sông Lô tại thị xã Hà Giang với chiều dài hơn 51 km,
diện tích lưu vực 1.470 km2.
Lưu vực sông Miện nằm trong vùng núi và cao nguyên với độ cao biến đổi
trong khoảng 300 ÷1800 m, độ cao bình quân lưu vực lớn 976 m, độ dốc trung bình
lưu vực 245 %o, hệ số uốn khúc lớn 1,98.
Ở địa phận Việt Nam, sông Miện chảy trong vùng núi đá cao, nơi có địa hình
chia cắt khá phức tạp. Sông suối trong lưu vực phân bố theo dạng lá cây. Lũng sông
cắt sâu, hai bên sườn sông dốc đứng, địa hình lòng sông biến đổi rất phức tạp từ
thượng nguồn về cửa sông với độ dốc sông lớn.
Sông Lô là một sông lớn ở Hà Giang, bắt nguồn từ Lu Lung (Vân Nam, Trung
Quốc), chảy qua biên giới Việt Trung (khu vực Thanh Thuỷ), qua thành phố Hà
Giang, Vị Xuyên, Bắc Quang về Tuyên Quang. Đây là nguồn cung cấp nước chính
cho vùng trung tâm tỉnh.
Sông Chảy bắt nguồn từ sườn Tây Nam đỉnh Tây Côn Lĩnh và sườn Đông Bắc
đỉnh Kiều Kiên Ti, mật độ các dòng nhánh cao 1,1 km/km 2, hệ số tập trung nước đạt
2,0 km/km2. Mặc dù chỉ đoạn đầu nguồn thuộc địa phận tỉnh, nhưng là nguồn cung cấp
nước chủ yếu cho khu vực phía Tây của Hà Giang.

18


1.3.1.2. Điều kiện khí tượng
a. Nhiệt độ

Mùa đông: Khí hậu lạnh, khô hanh, từ tháng 12 đến tháng 2. Lạnh nhất từ
tháng 12 đến 15 tháng 1 của năm sau, nhiệt độ trung bình 13oC ÷ 15oC, nhiệt độ xuống
thấp nhất 4oC ÷ 5oC.( Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hà Giang)
Mùa hè: Từ tháng 6 đến tháng 9, nóng nhất vào tháng 7, tháng 8, nhiệt độ trung
bình 27oC ÷ 28oC, nhiệt độ cao nhất 39oC. Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hà Giang)
* Nhận xét: Theo số liệu quan trắc trong 4 năm (2011– 2014) tại Trạm Hà
Giang ta thấy nhiệt độ trung bình tháng dao động từ 12,4 – 29,9 oC, nhiệt độ cao nhất
lên đến 37,7oC.
b. Độ ẩm
Trong 4 năm 2011 – 2014 số liệu đo được tại trạm Hà Giang có độ ẩm trung
bình năm 84%, cao nhất là 88% (tháng I và tháng XII năm 2013), thấp nhất 73%
(tháng XII năm 2013). Nhìn chung, Hà Giang là một trong những vùng có độ ẩm cao
và duy trì hầu như các mùa trong năm.
Bảng 1.1. Diễn biến độ ẩm tại Hà Giang
Đơn vị: %
Năm
Tháng
I
II
III
IV
V
VI
VII
VIII
IX
X
XI
XII
TB năm


2011

2012

83
82
78
81
82
84
85
84
86
81
85
86
85

87
87
86
86
83
84
83
83
84
82
83

79
84

2013

2014

88
85
87
82
81
74
77
75
80
75
87
77
87
84
83
80
84
78
87
76
88
75
84

73
86
78
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hà Giang

c. Chế độ mưa
19


×