Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục nông thôn trong thời kỳ chuyển đổi cơ cấu kinh tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.67 KB, 5 trang )

Các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục nông thôn trong thời kỳ chuyển đổi cơ cấu
kinh tế
1. Thông tin chung
Mã số: B2011-37-03
Chủ nhiệm đề tài: TS. Trần Thị Thái Hà
Các thành viên tham gia: TS. Phạm Quang Sáng; TS. Nguyễn Hồng Thuận; Ths. Bùi Đức
Thiệp; Ths. Nguyễn Văn Chiến; Ths. Nguyễn Thị Thu Hòa
Thời gian bắt đầu/kết thúc: 2011-2013
2. Tính cấp thiết
Giáo dục cho khu vực nông thôn đang đứng trước những thay đổi và thách thức lớn khi bước
sang giai đoạn phát triển mới đòi hỏi có sự nghiên cứu sâu, nhằm tìm ra những giải pháp thích
hợp cho khu vực này. Như vậy có thể khẳng định một cách rõ ràng rằng, trong quá trình chuyển
đổi cơ cấu kinh tế, bước vào giai đoạn "đệm" chuyển tiếp để cơ bản trở thành nước công
nghiệp hoá vào năm 2020, GD&ĐT cho khu vực nông thôn vẫn đang là vấn đề vô cùng quan
trọng và cấp bách. Mặc dù đã có những bước tiến nhất định trong phát triển GD nông thôn
trong thời gian qua song so với yêu cầu phát triển, cho đến nay, kết quả giáo dục cũng như việc
nâng cao tỷ trọng lao động nông thôn qua đào tạo, bồi dưỡng chưa đáp ứng nhu cầu thực tiễn,
lao động được đào tạo giữa khu vực nông thôn so với thành thị ngày càng nới rộng. Tất cả
những biểu hiện trên đây đòi hỏi cần có một nghiên cứu có qui mô để tìm ra những giải pháp
củng cố các thành tựu đã đạt được và nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục (CLGD)cho nông
thôn, đáp ứng nhu cầu đổi mới và chuyển đổi cơ cấu kinh tế (CCKT), góp phần đưa Việt Nam
trở thành một nước công nghiệp trong thời gian tới.
3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1. Mục tiêu chung: Xác định thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục
khu vực nông thôn trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế.
3.2. Mục tiêu cụ thể
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về CLGD, vai trò và các mối quan hệ của nó trong chuyển đổi CCKT
ở khu vực nông thôn; đồng thời nghiên cứu những yêu cầu, điều kiện cùa chiến lược phát triển
tam nông đối với CLGD ở khu vực nông thôn.
- Xác định thực trạng CLGD hiện nay ở khu vực nông thôn trong bối cảnh chuyển đổi CCKT.
- Đề xuất các giải pháp có tính khả thi, khả dụng nhằm tiếp tục củng cố và nâng cao CLGD khu


vực nông thôn trong bối cảnh chuyển đổi CCKT.
4. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về CLGD, vai trò và các mối quan hệ của nó trong chuyển đổi CCKT
ở khu vực nông thôn:


- Nghiên cứu cơ sở KT-XH, cơ sở pháp lí về CLGD, vai trò của nó trong chuyển đổi CCKT ở
khu vực nông thôn.
- Khảo sát, phân tích, xác định thực trạng CLGD và sự chuyển đổi CCKT hiện nay ở khu vực
nông thôn (tập trung vào khu vực nông thôn đô thị hóa)
- Đề xuất các giải pháp nhằm củng cố và nâng cao CLGD khu vực nông thôn trong bối cảnh
chuyển đổi CCKT.
5. Phạm vi nghiên cứu
Vấn đề CLGD còn nhiều cách hiểu khác nhau, trong khi mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài rất lớn
so với phạm vi (thời gian, nguồn lực, tính chất liên ngành) một đề tài nghiên cứu khoa học cấp
Bộ nên những kết quả của đề tài không thể bao quát được toàn bộ các vấn đề thuộc về vấn đề
đánh giá CLGD trong bối cảnh chuyển đổi CCKT ở khu vực nông thôn Việt Nam.
Đề tài tập trung nghiên cứu vấn đề CLGD phổ thông, việc hướng nghiệp cho học sinh phổ
thông dưới góc độ đáp ứng yêu cầu cung cấp nguồn nhân lực có kiến thức phổ thông toàn
diện, có thể tham gia vào hoạt động phát triển KT-XH của địa phương, đồng thời vẫn đảm bảo
cho một bộ phận HS có đủ năng lực có thể học tiếp các cấp học/trình độ cao hơn.
Việc thu thập thông tin thông qua bảng hỏi định lượng của đề tài được giới hạn thực hiện đối
với CBQL, GV, HS của THCS, THPT mà không thể bao quát toàn bộ các cấp học, lĩnh vực giáo
dục khác (mầm non, tiểu học, GDTX, giáo dục nghề nghiệp.v.v.).
Thời gian: Tập trung tìm hiểu, xác định thực trạng CLGD ở khu vực nông thôn trong giai đoạn
hiện nay và thực trạng chuyển đổi CCKT trong vòng 5 năm trở lại đây.
Địa bàn: Mỗi huyện sẽ tiến hành khảo sát tại một số trường THCS, THPT, Trung tâm GDTX,
Trung tâm học tập cộng đồng, doanh nghiệp đóng trên địa bàn..
6. Phương pháp nghiên cứu
- Các phương pháp nghiên cứu lý luận: Tổng quan, phân tích các tài liệu, công trình nghiên cứu

khoa học có liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài.
- Các phương pháp điều tra khảo sát: Điều tra thực trạng chất lượng giáo dục bằng bảng hỏi
thiết kế sẵn vả thu thập các số liệu thống kê, báo cáo kết quả GD&ĐT của các địa phương nơi
tiến hành nghiên cứu. Quan sát cơ sở trường, lớp, hoạt động dạy học ở các trường, dự giờ của
giáo viên, quan sát hoạt động học tập của HS. Phỏng vấn các đối tượng liên quan đến nghiên
cứu (HS, GV, CBQL nhà trường, cha mẹ học sinh, lãnh đạo địa phương, quản lý các doanh
nghiệp đóng trên địa bàn nghiên cứu); Thu thập phân tích số liệu thống kê, báo cáo sẵn có.
- Phương pháp chuyên gia: thảo luận, xin ý kiến chuyên gia về định hướng, giải pháp cải thiện
và nâng cao chất lượng giáo dục trên địa bàn nghiên cứu.
- Tổng kết kinh nghiệm (thông qua nghiên cứu điển hình tại một số địa phương)
- Nghiên cứu so sánh: Nghiên cứu lý luận và kinh nghiệm của một số quốc gia (Trung Quốc và
Úc), từ đó so sánh, đối chiếu và vận dụng vào Việt Nam.
7. Kết cấu của đề tài


Nội dung nghiên cứu của đề tài gồm 4 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận của đề tài
1.1. Một số khái niệm liên quan
1.2. Những xu hướng tiếp cận về chất lượng giáo dục và vai trò của chất lượng giáo dục ở khu
vực nông thôn ngày nay
1.3. Xu hướng chuyển đổi cơ cấu kinh tế và mối quan hệ giữa chất lượng giáo dục và chuyển
đổi cơ cấu kinh tế ở khu vực nông thôn
Chương 2. Kinh nghiệm quốc tế về nâng cao chất lượng giáo dục ở khu vực nông thôn
2.1. Trung Quốc
2.2. Australia
2.3. Những bài học rút ra từ kinh nghiệm của Trung Quốc và Australia
Chương 3. Thực trạng chất lượng giáo dục khu vực nông thôn trong bối cảnh chuyển đổi cơ
cấu kinh tế
3.1. Bối cảnh chung của nông thôn Việt Nam trong thời kỳ chuyển đổi cơ cấu kinh tế
3.2. Bối cảnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế ở địa bàn khảo sát

3.3. Thực trạng chất lượng giáo dục khu vực nông thôn
3.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục khu vực nông thôn trong bối cảnh chuyển
đổi cơ cấu kinh tế
Chương 4. Các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục nông thôn thời kỳ chuyển đổi cơ cấu
kinh tế
4.1. Định hướng xây dựng giải pháp
4.2. Hệ thống các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục nông thôn trong bối cảnh chuyển đổi
cơ cấu kinh tế
8. Những đóng góp chính của đề tài
- Làm rõ một số vấn đề cơ sở lý luận chung về chất lượng giáo dục, quan hệ giữa chất lượng
giáo dục với chuyển đổi cơ cấu kinh tế ở nông thôn;
- Chỉ ra mối quan hệ giữa chuyển đổi cơ cấu kinh tế với phát triển giáo dục ở khu vực nông
thôn;
- Tổng quan kinh nghiệm quốc tế (Trung Quốc, Úc) trong phát triển giáo dục ở nông thôn trong
bối cảnh chuyển đổi;
- Phân tích, làm rõ thực trạng chất lượng giáo dục ở khu vực nông thôn qua khảo sát ý kiến các
đối tượng: CBQL, GV, HS, CMHS, đại diện doanh nghiệp về quan niệm đối với chất lượng giáo
dục cũng như thực tế đáp ứng của chất lượng giáo dục đối với quá trình chuyển đổi cơ cấu
kinh tế ở nông thôn;
- Chỉ ra những giải pháp đã triển khai từ thực tế các địa phương được khảo sát, những kỳ
vọng, đề xuất từ các bên liên quan đối với việc cải thiện chất lượng giáo dục đáp ứng nhu cầu
phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn;


- Từ kết quả khảo sát và kinh nghiệm quốc tế, đề tài đã đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao
chất lượng giáo dục ở khu vực nông thôn trong bối cảnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế
9. Kết luận và khuyến nghị
Kết luận
Từ góc độ lý luận và thực tiễn, đề tài đã chỉ ra rằng, chất lượng giáo dục nói chung và chất
lượng giáo dục ở khu vực nông thôn trong bối cảnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế có nhiều quan

điểm và cách hiểu khác nhau.
Từ bối cảnh của quá trình chuyển dịch CCKT ở nông thôn Việt Nam, khung lý luận nghiên cứu
về chất lượng giáo dục được nhóm nghiên cứu vận dụng thông qua hệ thống các công cụ khảo
sát (định lượng, định tính, phân tích các văn bản chính sách...) để làm rõ những vấn đề về chất
lượng giáo dục, các yếu tố tác động cũng như tham vấn các đối tượng khác nhau để đưa hệ
thống các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục cho khu vực nông thôn. Bên cạnh đó,
những kết quả nghiên cứu kinh nghiệm phát triển giáo dục của Trung Quốc, Úc và một số quốc
gia khác cũng được làm rõ nhằm vận dụng vào điều kiện thực tế cùa Việt Nam.
Một số phát hiện quan trọng của đề tài trong quá trình khảo sát thực tế tại 03 tỉnh Vĩnh Phúc,
Thái Bình và cần Thơ. Cụ thể như sau:
- Nhận thức và quan điểm về CLGD của các đổi tuợng: CBQL, GV, phụ huynh, đại diện doanh
nghiệp và cộng đồng rất đa dạng do cách tiếp cận và góc nhìn của mỗi đối tượng.
- Kết quả khảo sát về thực trạng CLGD điển hình ở một số địa phương thể hiện ở các khía
cạnh: 1) Tiếp cận giáo dục, phát triển các kỹ năng, kết quả học tập, vấn đề hướng nghiệp của
HS; 2) Đánh giá CLGD từ các bên (CBQL, GV, doanh nghiệp, cộng đồng, CMHS) về các khía
cạnh: điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục, khả năng đáp ứng nhu cầu KT-XH của giáo dục,
việc thực hiện mục tiêu của các nhà trường, hoạt động dạy và học, v.v. Từ thực trạng quan
niệm và đánh giá về CLGD, đề tài chỉ ra 03 nhóm nhân tố tác động gồm: 1) Chuyển đồi cơ cấu
kinh tế; 2) Điều kiện gia đình và 3) Các điều kiện, yếu tố đảm bảo. Qua khảo sát nhận thấy, các
nhân tố tác động đến giáo dục ở các mức độ khác nhau. Chẳng hạn như, đối với các tỉnh Vĩnh
Phúc, Thái Bình, yếu tố điều kiện gia đình (nhận thức, các đặc điểm, sự quan tâm...) thể hiện rõ
nét hơn so với cần Thơ. Ngược lại, yếu tố chuyển đổi cơ cấu kinh tế ở cần Thơ tác động mạnh
mẽ hơn..
Khuyến nghị
Đổi mới tư duy về phát triển giáo dục trong bối cảnh chuyển dịch CCKT để GD&ĐT gắn với nhu
cầu phát triển KT-XH nhằm cung cấp nguồn nhân lực có kiến thức, kỹ năng phù hợp. Đổi mới
tư duy phải được thế hiện ở việc xây dựng chương trình, đổi mới PPDH phù hợp. Gắn phát
triển giáo đục vào các vấn đề phát triển KT-XH ( địa phương như chuyển đổi cơ cấu lao động,
việc làm, chuyển đổi CCKT, ngành nghề sản xuất, phân bố lại dân cư, phát triển văn hóa xã
hội.v.v.



Cải tiến các chính sách về đào tạo và sử dụng nhân lực ngành giáo dục. Quan tâm đến chính
sách đãi ngộ, tiền lương, sự nhìn nhận vị thế xã hội nhằm thu hút những người có trình độ, tâm
huyết với ngành nghề yên tâm làm việc tại các khu vực còn gặp nhiều khó khăn.
Đổi mới cơ chế tài chính về giáo dục theo hướng tăng cường các nguồn đầu vào từ ngân sách
nhà nước, ngân sách từ các nguồn xã hội hóa, các nguồn tải trợ cho phát triển giáo dục ở khu
vực nông thôn. Mở rộng các chính sách hỗ trợ, khuyến khích người học thông qua các chương
trình tín dụng, học bổng, khuyến học, khuyến tài nhằm khích lệ người học, nhất là đối với HS,
SV thuộc những hộ gia đình gặp nhiều khó khăn ở khu vực nông thôn. Có các giải pháp kiểm
soát tình trạng lạm thu, thu phí, lệ phí trái quy định gây áp lực về tài chính đối với người dân
khu vực nông thôn.
Đánh giá, rà soát, dự báo nhu cầu nhân lực ở khu vực nông thôn để có các chính sách, kế
hoạch đào tạo phù hợp, tránh tình trạng đào tạo không đáp ứng nhu cầu dẫn đến những hệ lụy
tiêu cực trong nhận thức và đầu tư đối với việc học tập của người dân.
Khuyến khích và nâng cao vai trò tham gia của cộng đồng như là một thành tố để cải thiện chất
lượng giáo dục, xem việc phát triển giáo dục như là trách nhiệm của toàn xã hội chứ không chỉ
phía nhà nước hay một chủ thể nào đó.
Rà soát, đánh giá các văn bản quy định, đánh giá có liên quan đến việc công nhận và kiểm định
chất lượng của các cơ sở giáo dục tránh tình trạng các tiêu cực ở các mức độ khác nhau.
Chẳng hạn như các quy định công nhận trường chuẩn quốc gia thấp hơn so với các quy định,
đánh giá, kiểm định chất lượng khác dẫn đến các cơ sở giáo dục hướng vào việc để đạt các
danh hiệu hơn là các tiêu chí sát với thực tế.
Xem xét, đánh giá hiệu quả thực chất của các phong trào vận động của ngành giáo dục để lựa
chọn những phong trào thiết thực, có ảnh hưởng đến nhận thức, thái độ và thực hành của các
nhà trường thay vì các phong trào mang tính hình thức, gây áp lực về thời gian cho các GV và
CBQL các trường phải thực hiện.
Cần có nhiều nghiên cứu sâu hơn nữa về các chính sách, giải pháp nâng cao chất lượng giáo
dục cho khu vục nông thôn trong bối cảnh chuyển đổi hiện nay để có sự chuẩn bị tốt nhất về
lực lượng lao động có kiến thức, kỹ năng đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH.




×