Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

sáng kiến kinh nghiệm chủ nhiệm 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (245.02 KB, 35 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm chủ nhiệm!

Trường Thanh Oai A

A. TỔNG QUAN
I. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Cơ sở lý luận
Giáo dục Việt Nam đang ngày càng trở nên ổn định, phát triển, khẳng định
được vị trí của mình trên trường Quốc Tế. Đó là một Việt Nam tuy nghèo về vật
chất nhưng không nghèo về tri thức. Một Việt Nam có bản tính cần cù, hiếu
học, ham hiểu biết, đó là một truyền thống từ lâu đời và ngày càng được phát
huy, mở rộng hơn nữa.
Để ngày càng tiến xa hơn nữa giáo dục Việt Nam phải không ngừng đổi mới,
không ngừng phát triển. Vậy ai thực hiện điều đó? Chẳng phải chính thế hệ các
giáo viên và học sinh hay sao!
Mục tiêu cuối cùng của giáo dục Việt Nam đó là phải đào tạo thế hệ trẻ trở
thành những nhân cách phát triển toàn diện, đó là những nhân cách có đầy đủ
chân, thiện, mỹ:
- Phát triển cao về trí tuệ
- Cường tráng về thể chất
- Trong sáng về đạo đức, phong phú về tinh thần
- Biết giữ gìn phát huy bản sắc văn hoá dân tộc
- Có tinh thần quốc tế chân chính.
Trò giỏi thì phải cần thầy giỏi, muốn có được “sản phẩm” học sinh là những
nhân cách toàn diện như vậy thì đòi hỏi người giáo viên phải có một nhân cách
mẫu mực:
Mẫu mực về phẩm chất: Thế giới quan khoa học, lý tưởng đào tạo thế hệ trẻ,
lòng yêu trẻ, lòng yêu nghề và những phẩm chất đạo đức phù hợp với hoạt động
của người thầy giáo.
Mẫu mực về năng lực sư phạm: Năng lực hiểu học sinh trong quá trình dạy
học và giáo dục, năng lực chế biến tài liệu học tập, năng lực dạy học, năng lực


ngôn ngữ, năng lực vạch dự án phát triển nhân cách học sinh, năng lực giao tiếp
sư phạm, năng lực “cảm hoá” học sinh, năng lực đối xử khéo léo sư phạm, năng
lực tổ chức sư phạm, ….
GV: Nguyễn Thị Lan Phương

Trang 1


Sáng kiến kinh nghiệm chủ nhiệm!

Trường Thanh Oai A

Để có được tất cả những điều đó thì hơn hết người giáo viên phải có được
một tình yêu giống như L.N.Tônxtôi trong “tác phẩm sư phạm”, Nxb Giáo Dục
Matxcơva, 1953 đã viết: “Để đạt được thành tích trong công tác, người thầy
giáo phải có một phẩm chất – đó là tình yêu. Người thầy giáo có tình yêu trong
công việc là đủ cho họ trở thành người giáo viên tốt”.
Tôi tin rằng mỗi người giáo viên có tình yêu trong công việc, tình yêu học
sinh, nhất định họ sẽ làm tốt, sẽ đào tạo ra những học sinh có nhân cách phát
triển toàn diện, sẽ tạo dựng cho nền Giáo Dục Việt Nam khắc sâu tên tuổi của
mình trong nền giáo dục thế giới.
2. Cơ Sở Thực Tiễn
Mặc dù giáo dục Việt Nam ngày càng phát triển nhưng bên cạnh đó cũng có
một số vấn đề đáng phải lưu tâm, đó là sự xuống cấp về đạo đức, lối sống của
một bộ phận học sinh.
Hằng ngày trên thông tin đại chúng, không ít những bài báo, bài viết, bài nói
về sự đi xuống của đạo đức học sinh. Và chính bản thân trường tôi, mấy năm
gần đây số học sinh đánh nhau, vô lễ với thầy cô, vi phạm nội quy trường lớp
không hề giảm làm cho tôi rất băn khoăn, lo lắng và đau lòng.
Phải làm sao đây! Phạt ư? mắng ư? Nhưng có làm được mãi không? Có hiệu

quả không? Theo tôi, chúng ta phải sớm cảm hoá học sinh từ những suy nghĩ,
để các em biết điều phải - điều trái, điều hay - điều dở, điều nên làm - điều
không nên làm ngay từ mới bước vào trường.
Nhưng để làm điều đó thật khó khăn! Với tôi trước khi làm chủ nhiệm, tôi chỉ
biết giáo dục các em thông qua những bài giảng trên lớp, làm sao kiến thức tôi
dạy phải vừa giúp các em nhớ lâu, lại vừa cho các em những bài học bổ ích để
các em có thêm những hành trang vững chắc bước vào tương lai. Có rất nhiều
cách, nhiều hình thức, ở đây tôi xin đưa ra một vài ví dụ.
Khi dạy phần liên kết hoá học ở lớp 10. Để giúp học sinh phân biệt và nhớ lâu
về liên kết ion và liên kết cộng hoá trị tôi đã liên tưởng như sau:
- Liên kết ion giống như những người bạn chi kỉ, ở đó họ chỉ nghĩ đến sự
cho đi tình yêu, sự giúp đỡ, cảm thông nhưng không bao giờ đòi hỏi sự
GV: Nguyễn Thị Lan Phương

Trang 2


Sáng kiến kinh nghiệm chủ nhiệm!

Trường Thanh Oai A

đáp đền trở lại, nên tình cảm này là tình cảm vô cùng bền vững, những
liên kết này có nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ bay hơi rất cao.
- Còn liên kết cộng hoá trị giống như những người bạn thân trong một
nhóm, một tập thể. Mặc dù không đòi hỏi sự cho và nhận nhưng giữa họ
có sự chia sẻ, sự góp chung những niềm vui, nỗi buồn, ở bên nhau họ cảm
thấy vui và hạnh phúc.
Dù là liên kết nào đi nữa, dù là tình bạn nào đi nữa nhưng có sự san sẻ, sự hi
sinh, sự đoàn kết thì đều trở nên thật bền vững.
Hoặc khi dạy bài Lưu huỳnh điôxit, tôi nói thêm:

Khí sunfurơ ( Lưu huỳnh điôxit) là một khí độc, do các nhà máy trong các
khu công nghiệp thải ra. Ngoài việc nó ảnh hưởng trực tiếp đến hệ hô hấp của
con người, thì khí này là một nguyên nhân gây mưa axit, trong không khí nó bị
oxi hoá chậm thành SO3 – khí lưu huỳnh triôxit, khí này kết hợp với nước gây
mưa axit phá huỷ mùa màng, các công trình kiến trúc, xây dựng… hơn nữa, khí
này cùng với khí cacbonic gây nên hiệu ứng nhà kính, làm trái đất nóng lên, gây
nên một loạt các thảm hoạ kinh hoàng mà chúng ta thường nói “ thiên nhiên nổi
giận”. Từ đó tôi giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho các em.
Ngoài ra, trong các bài kiểm tra, các bài tập đánh máy cho các em về nhà, tôi
thường đưa vào những câu danh ngôn, khích lệ các em, động viên các em có
quyết tâm trong việc học, hăng say trong việc học, và không lùi bước trước
những khó khăn.
Qua một vài năm, tôi thấy rằng mình đã gieo được vào lòng học sinh sự yêu
thích môn học, ngay cả những em học rất kém nhưng vấn cố gắng nỗ lực trong
môn của tôi.
Nhưng làm vậy tôi lại thấy rằng mình chỉ tác động được những học sinh mình
dạy và trong môn học mình dạy mà thôi, hiệu quả chưa cao! Khi được phân
công làm chủ nhiệm lớp 10A1, ý nghĩ nung nấu bấy lâu nay của tôi dần hiện ra,
phải làm sao học sinh của tôi vừa đạt kết quả cao trong học tập và phải có ý
thức đạo đức tốt, để sau này các em là những nhân cách phát triển toàn diện. Từ

GV: Nguyễn Thị Lan Phương

Trang 3


Sáng kiến kinh nghiệm chủ nhiệm!

Trường Thanh Oai A


đó, tôi mong muốn các giáo viên khác sẽ giống tôi và hơn tôi, sẽ tạo ra thật
nhiều nhân cách phát triển toàn diện.

II. MỤC ĐÍCH CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Đối tượng nghiêm cứu, phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của tôi là học sinh lớp 10, cụ thể là lớp 10A 1 - lớp tôi
đang chủ nhiệm.
Các em đang trong độ tuổi 15 -16, là lứa tuổi vừa thoát khỏi giai đoạn “khủng
hoảng” cả về cơ thể lẫn tinh thần, nhưng lứa tuổi này lại là lứa tuổi rất nhạy cảm
bởi các em đã qua tuổi niên thiếu, nhưng lại chưa phải là người trưởng thành.
Nên các em có những hành động rất trẻ con, nhưng trong các em luôn khao khát
làm người lớn, muốn được mọi người tôn trọng, muốn được khẳng định mình
nhưng nhiều khi bố mẹ các em cũng như giáo viên không hiểu được điều đó làm
các em bị tổn thương, các em không phát huy hết được những tiềm năng của
bản thân mình.
Cũng chính vì đây là một lứa tuổi rất nhạy cảm, nên các em tiếp cận những
cái mới rất nhanh chóng, trong đó có cả những cái xấu, và cả những cái tốt. Nếu
không đủ bản lĩnh các em rất dễ sa ngã vào những thói hư, tật xấu của cái xã hội
đang phát triển như vũ bão hiện nay.
Như vậy, việc giáo dục nhân cách cho các em từ lúc này là vô cùng cần thiết,
giúp các em định hướng được hành động cũng như những quyết định của mình
bây giờ, để tương lai các em có đủ các phẩm chất của một con người hiện đại
trong một xã hội hiện đại, văn minh.
Lớp 10A1 của tôi, nhìn chung các em rất ngoan, có ý thức, phụ huynh của các
em rất quan tâm tới con em mình, đó là một lợi thế của tôi khi tôi làm chủ
nhiệm lớp. Nhưng lớp tôi lại có rất nhiều thành phần với những tính cách vô
cùng khác nhau và có những hướng nhìn nhận vấn đề vô cùng khác nhau, tôi
tạm chia làm 3 tốp:
- Tốp thứ nhất: đó là những em rất năng động, hoạt bát, vô tư, sẵn sàng làm
bất cứ việc gì cho lớp, tốp này tôi gọi là tốp hướng ngoại. Lớp tôi có nhiều

thành tích trong hoạt động đoàn thể là do tốp này, nhưng tốp này là tốp hiếu
GV: Nguyễn Thị Lan Phương

Trang 4


Sáng kiến kinh nghiệm chủ nhiệm!

Trường Thanh Oai A

động, dễ bị lôi kéo, dễ thử những cái mới mà không cần biết đúng sai, và cũng
là tốp dễ sa ngã nhất.
- Tốp thứ hai: là tốp hướng nội, bao gồm những em rất muốn khẳng định
mình, muốn làm một cái gì đó nhưng lại không dám thể hiện, chỉ khi nào được
hỏi các em mới dám thổ lộ, tốp này là tốp tương đối ổn định, nhưng lại gây khó
khăn cho giáo viên chủ nhiệm vì khó nắm bắt được suy nghĩ của các em.
- Còn tốp cuối cùng, tôi gọi là tốp tự ti vì các em rất nhút nhát, không chơi
với ai, rất ít nói, không tham gia vào bất cứ việc gì của lớp. Tốp này rất hạn chế
trong việc học cũng như giao tiếp.
Mục đích của tôi mong muốn các em học sinh của tôi biết được mình là ai,
bạn là ai, mình cần phải làm gì để điều chỉnh bản thân mình và tự hoàn thiện
bản thân mình để trở thành người mang đúng ý nghĩa từ “ Người”.
2. Kế hoạch nghiên cứu.
Khi sở GD & ĐT Hà Nội triển khai việc giáo dục nếp sống thanh lịch, văn
minh cho học sinh từng cấp học, trong đó có lớp 10. Tôi tích hợp dậy nếp sống
thanh lịch, văn minh cho học sinh cùng với giáo dục nhân cách cho học sinh của
lớp tôi.
Vì tài liệu đưa xuống là những hệ thống khái niệm cũng như các giải pháp
thực hiện mang tính hệ thống, khái quát. Học sinh khó tiếp cận. Nên ngoài
những tiết lí thuyết chủ đạo tôi đưa thêm những tình huống, những sự kiện,

những câu chuyện ví dụ sát với thực tế lớp tôi, trường tôi để các em dễ tiếp cận,
dễ tiếp thu, dễ đi xâu vào tâm trí các em hơn.
Như vậy đề tài nghiên cứu của tôi thực hiện trong 6 tuần từ 9/4/2011 đến
14/5/2011.

GV: Nguyễn Thị Lan Phương

Trang 5


Sáng kiến kinh nghiệm chủ nhiệm!

Trường Thanh Oai A

B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. Điều kiện cần - Người thầy
Để đạt được hiệu quả cao trong việc giáo dục nhân cách cho học sinh thì phải
cần người thầy – chính là tôi phải trang bị cho mình đầy đủ hệ thống kiến thức
sâu rộng, kĩ năng vững vàng và một thái độ làm việc nghiêm túc hết lòng vì học
sinh thân yêu của mình.
Về mặt kiến thức, tôi luôn phải tự tìm tòi, trau dồi các kiến thức trong tài liệu,
sách báo, internet làm sao mình có đủ được những kiến thức, những kỹ năng để
truyền đạt lại cho các em một cách xúc tích, lắng đọng, để các em nghe ít hiều
nhiều, vận dụng một cách linh hoạt trong đời sống, trong mọi tình huống diễn ra
trước mắt và tương lai.
Về mặt tinh thần, tôi hiểu rằng không có giáo dục nhân cách học sinh nhanh
hơn chính là nhân cách của chính bản thân mình vì K.D. Uxinki đã khẳng định
“ Dùng nhân cách để giáo dục nhân cách”. Người giáo viên có ảnh hưởng rất
lớn đến học sinh, có thể giúp học sinh tiến bộ trong việc học, có thể giúp học
sinh vượt qua những khó khăn vất vả trước mắt, có thể định hình lòng yêu

thương, nhân ái trong các em. Đó là vài trò của người thầy mà không một cái gì
có thể thay thế được. Thầy đã biến quá trình giáo dục của mình thành quá trình
tự giáo dục của trò.

II. Điều kiện đủ - Sự lĩnh hội của học sinh để biến thành thành quả
- nhân cách toàn diện.
1. Nhận thức ban đầu
Mọi sự biểu hiện ra bên ngoài con người như: nếp sống, phong cách, cách
thức giao tiếp phần lớn đều do suy nghĩ từ bên trong mà ra. Yếu tố bên trong đó
chính là nhân cách của con người. Nếu con người có những suy nghĩ đúng đắn,
tri thức vững vàng kết hợp với trái tim nhân hậu nhất định là một nhân cách
toàn diện.
Vì vậy muốn giáo dục nhân cách cho học sinh lớp tôi, đầu tiên tôi phải biết
học sinh của mình có những suy nghĩ gì, kiến thức đạo đức tới đâu và hành
động như thế nào trong các tình huống đời thường. Muốn vậy buổi đầu tiên dạy
GV: Nguyễn Thị Lan Phương

Trang 6


Sáng kiến kinh nghiệm chủ nhiệm!

Trường Thanh Oai A

các em về nếp sống thanh lịch, văn minh tôi đã yêu cầu các em trả lời nhanh (15
phút) đúng suy nghĩ của mình vào một phiếu điều tra trắc nghiệm tâm lý với nội
dung như sau:
PHIẾU ĐIỀU TRA TÂM LÍ HỌC SINH BẰNG HÌNH THỨC TRẮC
NGHIỆM
Em sẽ làm như thế nào trong các tình huống sau bằng cách khoanh tròn vào ý

kiến gần với mình nhất hoặc đưa ra ý kiên khác.
1. Khi cô giáo đang giảng bài, cả lớp đang tập trung học, bỗng ở cuối lớp
có tiếng ngáp dài, rất to. Cả lớp cười ầm lên!Em suy nghĩ như thế nào?
A. Chắc là đêm qua nó học bài khuya.
B. Bạn ấy thật hài hước, thấy lớp học mệt chắc làm trò đây.
C. Hành động của bạn thật thiếu văn hoá, không tôn trọng cô và các bạn trong
lớp.
D. ý kiến khác của em:
2. Em vô tình nhặt được một mẩu giấy nhỏ, trong đó là nội dung tỏ tình
của bạn A với bạn B trong lớp của mình, em sẽ làm thế nào?
A. Loan tin cho cả lớp biết, cả lớp sẽ trêu trọc, lớp sẽ có nhiều chuyện hấp dẫn
đây!
B. Mặc xác chuyện đó, coi như không phải chuyện của mình
C. Gặp riêng bạn A và đưa ra một số lời khuyên chân thành giúp bạn có những
suy nghĩ đúng đắn về chuyện này!
D. Ý kiến khác của em:
3. Trong buổi liên hoan chia tay các cô giáo thực tập sư phạm, có rất
nhiều thứ ngon, còn các em thì đang rất đói, em thấy một số bạn nam chưa mời
các cô đă lao vào ăn hết thứ nọ đến thứ kia. Em suy nghĩ như thế nào về hành
động đó?
A. Chuyện đó là chuyện bình thường, đói thì phải ăn thôi!
B. Bạn đó không nên như vậy, đáng lẽ phải mời các cô giáo trước đã.

GV: Nguyễn Thị Lan Phương

Trang 7


Sáng kiến kinh nghiệm chủ nhiệm!


Trường Thanh Oai A

C. Ra gặp riêng từng bạn, nói rõ cho các bạn đó hiểu để lần sau các bạn đó
không tái phạm nữa.
D. Ý kiến khác của em:
4. Trong buổi chào cờ thứ hai đầu tuần, cô bí thư đoàn trường đã yêu cầu
một bạn nữ đã đánh và đe doạ một bạn khác cùng trường lên đứng trước cờ.
Bạn nữ đó vừa đi lên vừa cười, lại còn nháy mắt với một số bạn cùng lớp ý
chuyện này là chuyện nhỏ. Suy nghĩ của em như thế nào?
A. Bạn đó thật không biết xấu hổ, con gái gì mà lại đi đánh nhau.
B. Lớp nào thật xui xẻo vì có bạn ấy, chắc lại bị đình chỉ học thôi.
C. Cảm thấy rất buồn, tại sao bạn ấy lại khờ khạo như vậy, bạn ấy không nghĩ
cho bố mẹ, cho thầy cô, và cho lớp hay sao!
D. Ý kiến khác của em:
5. Nhà trường phân công cho lớp các em đi lao động, lại phải dọn dẹp nhà
vệ sinh nữa chứ. Em sẽ:
A. Không thể dọn ở nơi bẩn thỉu đó được, làm một cái đơn xin nghỉ vì nhà có
việc bận thôi!
B. Mình cứ đi cho cô đỡ phàn nàn, nhưng mình chỉ dọn phía ngoài, còn ai vào
trong dọn thì dọn.
C. Nếu cô giáo đã phân công thi mặc dù không thích nhưng mình cũng sẽ gắng
làm cho xong nhiệm vụ, chẳng có gì phải nề nà cả!
D. Ý kiến khác của em:
6. Đến nhà một bạn cùng lớp chơi, chưa kịp vào nhà, ở ngoài cổng em đã
nghe thấy bạn đó cãi lại mẹ rất thậm tệ, em rất sửng sốt vì ở lớp bạn là học sinh
rất ngoan. Em sẽ:
A. Cứ vào nhà chơi và coi như không có chuyện gì xảy ra.
B. Rất thông cảm với bạn, chắc mẹ bạn ấy lại bắt bạn ấy làm việc mà bạn ấy
không thích.
C. Bạn ấy như vậy là không được, dù mẹ có sai đi nữa thì cũng nên nhẹ nhành

phân tích lúc mẹ hết giận. Mình phải khuyên bạn mới được.
D. Ý kiến khác của em:
GV: Nguyễn Thị Lan Phương

Trang 8


Sáng kiến kinh nghiệm chủ nhiệm!

Trường Thanh Oai A

7. Em đang dắt xe ra cổng trường đi về, bỗng có một bạn muốn chen lên
để về trước giẫm vào chân em rất đau, bạn đó coi như không có chuyện gì xảy
ra, em sẽ:
A. Mắng bạn đó té tát cho biết thế nào là lễ độ.
B. Gọi bạn đó lại và yêu cầu bạn đó phải xin lỗi mình.
C. Kệ vậy, mắng nó, có khi ra khỏi cổng trường nó lại đánh mình thì chết .
D. Ý kiến khác:
8. Một bạn lớp em ăn mặc rất sành điệu, tóc vàng, quần áo phá cách, lại
còn trang điểm nữa. Em suy nghĩ như thế nào về bạn đó?
A. Em rất thích phong cách đó, có lẽ mình cũng nên học hỏi.
B. Bạn đó thích nổi bật đây mà, đó không phải là phong cách của mình.
C. Không biết bố mẹ bạn ấy nghĩ thế nào nhỉ? Còn bố mẹ mình chắc không hài
lòng đâu, thế thì còn học hành sao được.
D. Ý kiến khác của em:
9. Trong giờ ra chơi, không có mặt bạn X, em nghe thấy một nhóm bạn
đang nói xấu bạn X, bản thân em cũng không thích bạn ấy, em sẽ:
A. Ra hùa vào đám bạn, cùng nói xấu bạn X đó cho đã ghét.
B. Lảng ra chỗ khác, dù ghét cũng không nên nói xấu người khác như thế chứ!
C. Ra nói vói nhóm bạn đang nói xấu bạn X là không nên thế, các bạn sẽ như

thế nào khi người khác cũng nói xấu mình.
D. Ý kiến khác:
10. Em không thích học môn văn, nên học đối phó, hôm đó em bị gọi lên
kiểm tra miệng và không thuộc bài, cô cho em điểm kém và mắng em thậm tệ.
Em suy nghĩ như thế nào?
A. Bà này ghê ghớm quá, cho điểm kém rồi còn mắng người ta.
B. Mình thế là xứng đáng, đó là cái giá phải trả thôi.
C. Phải cố gắng học môn văn thôi, lần sau nhất định không để điểm kém, nhất
định phải được cô khen là tiến bộ mới được.
D. Ý kiến khác:

GV: Nguyễn Thị Lan Phương

Trang 9


Sáng kiến kinh nghiệm chủ nhiệm!

Trường Thanh Oai A

Phương án tối ưu:
Câu
P.A

1
C

2
C


3
C

4
C

5
C

6
C

7
D

8
C

9
C

10
C

Kết Quả:
Sĩ số lớp 46, Thu về 45 phiếu (1 học sinh nghỉ ốm)

Câu
ĐA


A
B
C
D

Câu
ĐA

A%
B%
C%
D%

1

2

3

4

5

6

7

8

9


10

4
6
26
9

4
13
19
9

3
30
8
4

14
2
21
8

0
6
32
7

2
7

31
6

3
8
16
18

0
10
25
10

2
24
14
5

4
13
27
1

1

2

3

4


5

6

7

8

9

10

8,9
13,3
57,7
20

8,9
28,9
42,2
20

6,7
66,7
17,8
8,9

31,1
4,4

46,7
17,8

0
13,3
71,1
15,6

4,4
15,6
68,9
13,3

6,7
17,8
35,6
40

0
22,2
55,6
22,2

4,4
53,3
31,1
11,1

8,9
28,9

60
2,2

% Học sinh lựa chọn những phương án tối ưu
Câu
% P.A
tối ưu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

57,7


42,2

17,8

46,7

71,1

68,9

40

55,6

31,1

60

Kết quả thu được ở các ý kiến của học sinh (Phương án D)
Câu 1:
- Bình thường
- Chỉ là vô tình
- Em nghĩ rằng bạn ấy hãy cứ làm những việc bạn ấy muốn, đừng cố gắng
quá khi không thể.
- Chắc là bạn không để ý, chỉ là tự nhiên.

GV: Nguyễn Thị Lan Phương

Trang 10



Sáng kiến kinh nghiệm chủ nhiệm!

Trường Thanh Oai A

- Trong cuộc sống chúng ta phải suy xét cẩn thận, nếu bạn ngáp đó là 1 bạn
học tốt hay 1 bạn đang tiến bộ thì chúng ta nên thông cảm đồng thời nói
cho bạn biết, phân tích để bạn không những học tố mà văn hoá cũng tố để
trở thành tấm gương, còn là một bạn lười học hay không cố gắng ta nên
khuyên bạn và giúp đỡ bạn trong việc học.
- Chắc là nó ngủ muộn chứ chưa chắc học bài
- Bạn ấy không cố tình chỉ do lúc đó buồn ngủ quá nên không kìm chế
được
- Có thể bạn ấy không cố ý, vì thế mà thông cảm và nhắc nhở bạn đó từ lần
sau không vậy
Câu 2:
- Em không làm gì cả
- Bỏ qua
- Chuyện của người khác, không quan tâm tới vì không phải chuyện của
mình
- Nói với mọi người thông cảm, giúp bạn có suy nghĩ đúng đắn, không nên
chia rẽ hoặc trêu trọc họ, thời gian sẽ giúp họ tôi luyện trong cuộc sống
để có được một con người hoàn chỉnh
- Còn phải xem bạn đó là ai đã
- Đưa tờ giấy cho bạn A, để khỏi rơi vào tay bạn khác.
- Xé đi và vứt vào thùng rác, coi như không có chuyện gì
- Trả lại mẩu giấy và không nói cho ai biết chuyện này.
Câu 3:
- Đó là điều tự nhiên, có thể các bạn đó coi như chị gái mình nên tự nhiên.
- Các bạn không cố ý, sự vô tư của tuổi học sinh

- Chúng nó hồn nhiên quá mà! Ngây thơ nên chẳng bao giờ nghĩ đến người
khác! kệ thôi! Mình cũng thế mà.
Câu 4:
- Em không có suy nghĩ gì

GV: Nguyễn Thị Lan Phương

Trang 11


Sáng kiến kinh nghiệm chủ nhiệm!

Trường Thanh Oai A

- Bạn ấy cũng ngượng khi đi lên đứng trước cờ nhưng vì không muốn cho
ai biết nên tỏ ra ương ngạnh.
- Đó là 1 tấm gương để mìmh tránh
- Bạn đó thật là thiếu ý thức, bạn đó thật là ích kỉ chỉ vì mình mà không
nghĩ đến người thân của mình
- Em thấy buồn vì bạn ấy không biết gì cả, các bạn cùng lớp cười bạn đó vì
coi thường bạn đó!
- Kệ nó, không thèm để ý đến
- Các bạn mất dạy thường như thế mà
Câu 5:
- Nếu các bạn nữ phải dọn nhà vệ sinh nam thì đổi với các bạn nam.
- Giữ gìn vệ sinh chung là trách nhiệm chung của mọi người vậy nên
không được làm chống đối.
- Buổi lao động đó mỗi chỗ em làm một ít cho vui
- Nên coi đó là trách nhiệm để hoàn thành tốt.
- Đi làm cho vui, vừa làm vừa chơi.

- Lao động là vinh quang, giúp môi trường trong sạch hơn, giúp mình tìm
thấy niềm vui.
- Trường mình chỗ nào chẳng bẩn, như nhau cả thôi.
Câu 6:
- Vào nhà và chào hỏi như bình thường, sau đó từ từ hỏi nguyên nhân tại
sao bạn lại cãi mẹ. Nếu thấy bạn sai sẽ khuyên bạn không nên thế.
- Em sẽ đi về và hôm khác sẽ tới chơi.
- Em sẽ không vào nhà bạn ý chơi nữa mà sẽ ra quán nét chơi
Câu 7:
- Đó là cuyện bình thường, bỏ qua vì đôi khi mình cũng giẫm vào chân
người khác những vẫn nên có một lời xin lỗi.
- Phân tích cho bạn hiểu về hành động của bạn và chờ xem thái độ của bạn
như thế nào.
- Coi như không có chuyện gì xảy ra, đau một tí cũng không sao
GV: Nguyễn Thị Lan Phương

Trang 12


Sáng kiến kinh nghiệm chủ nhiệm!

Trường Thanh Oai A

- Em sẽ nói với bạn rằng, nếu làm sai thì nên xin lỗi chứ không nên làm
ngơ như vậy.
- Em không bắt bạn xin lỗi, chỉ khuyên bạn nếu lần sau (không phải em) thì
nên xin lỗi.
- Thôi!mình nhịn một tí là được.
- Coi như không có chuyện gì.
- Kệ họ, họ không cố tình.

- Nói nhẹ với bạn và tỏ vẻ không vui néu bạn ý không xin lỗi.
- Dẫm lại cho chết, giả vờ không biết.
- Em chỉ gọi bạn đó lại và bảo bạn đã giẫm vào chân mình còn về phía bạn
là bạn có xin lỗi hay không thì mình không bắt.
- Nếu bạn đó không nghe thấy chỉ cần nói “bạn giẫm lên chân tôi ròi đó”
chỉ là một chuyện nhỏ thôi nên không nói hay mắng mỏ bạn đó.
- Không sao, chuyện nhỏ
- Nói với bạn đó rằng từ lần sau phải cẩn thận hơn
Câu 8:
- Kệ, không quan tâm
- Theo em một học sinh đang đi học thì không nên thế.
- Có thể em sẽ xì xào vài câu về cách ăn mặc đó bởi vì nó không phải là
phong cách của em nhưng đó lại là phong cách của bạn, bạn có thể mặc
đẹp nhưng không nên ăn mặc hở hang.
- Kệ bạn ấy
- Kệ nó, không quan tâm
- Em sẽ khuyên bạn không nên ăn mặc như vậy, vì nó không phù hợp với
một học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường
Câu 9:
- Kệ coi như bỏ ngoài tai
- Mặc kệ
- Coi như mình không nghe thấy gì

GV: Nguyễn Thị Lan Phương

Trang 13


Sáng kiến kinh nghiệm chủ nhiệm!


Trường Thanh Oai A

- Nên lắng nghe những lí do và tìm hiểu vì sao bạn X bị ghét rồi giúp bạn
cùng hoà đồng với mọi người.
- Tốt nhất là không nói gì và cũng không đứng gần đó nhỡ bị hiểu lầm là
mình cũng nói xấu thì sao.
Câu 10:
- Ngại, xấu hổ và tự nhủ là sẽ thay đổi cách học.
Kêt Luận Chung:
- Nhìn chung một số em đã có những định hướng đúng đắn về suy nghĩ cũng
như hành động. Tuy nhiên còn nhiều em vẫn còn có những suy nghĩ lệch lạc
dẫn tới những hành động không đúng với chuẩn mực của đạo đức. Đó là những
hành động mang tính thụ động chịu sự chi phối của hoàn cảnh.
- Vì chưa hoàn thiện về chuẩn đạo đức nên các hành động đó của các em, các
em không hề biết mình suy nghĩ sai. Bản thân các em nghĩ là mình đúng, đó là
cái sai rất nguy hiểm và tai hại. Vì nhiều lần suy nghĩ và hành động như vậy sẽ
biến các em trở thành những nhân cách thụ động trong tri thức, xa dời chuẩn
đạo đức. Và các em sẽ biểu hiện ra bên ngoài đó là con người kém cỏi, ích kỷ,
không cầu tiến, không có biểu hiện một nhân cách lịch sự và văn minh.
2. Quá trình hình thành nhân cách
Khi Sở Giáo Dục Hà Nội đưa xuống bộ tài liệu dạy nếp sống thanh lịch văn
minh cho người Hà Nội. Nhân cơ hội này, tôi cũng giáo dục thêm nếp sống
thanh lịch, văn minh cho học sinh lớp mình thông qua những tiết thực hành từ
đó giáo dục nhân cách cho các em.
Câu trúc cuốn tài liệu “Nếp sống thanh lịch văn minh cho người Hà Nội khối
10” gồm 3 bài: Bài 1: Xây dựng nếp sống thanh lịch, văn minh. Bài 2: Phong
cách thanh lịch, văn minh của người Hà Nội. Bài 3: Người Hà Nội giao tiếp
thanh lịch, văn minh.
Theo tôi chia cấu trúc thành các bài như trên cũng chỉ mang tính chất tương
đối. Bởi vì bản thân các bài cũng có những mối quan hệ qua lại chằng chịt, bổ

sung hỗ trợ cho nhau. Nếp sống chính là sự lặp đi lặp lại một cách tự giác,
thường xuyên của phong cách sống. Biểu hiện của phong cách cách sống chính
GV: Nguyễn Thị Lan Phương

Trang 14


Sáng kiến kinh nghiệm chủ nhiệm!

Trường Thanh Oai A

là nếp sống. Qua giao tiếp cá nhân bộc lộ những phong cách, nếp sống của
mình, và nếp sống, phong cách lại quyết định quá trình giao tiếp.
Như vậy trong phiếu điều tra trắc nghiệm tâm lý ban đầu của tôi đưa ra 10
tình huống, đều bao gồm các nội dung của ba bài trên. Nhưng để tiện cho học
sinh phân tích, khắc sâu tôi tạm chia các tình huống theo cấu trúc bài như trong
bộ tài liệu.
Tình huống 1, 5, 10 thuộc cấu trúc bài 1
Tình huống 3, 4, 8 thuộc cấu trúc bài 2
Tình huống 2, 6, 7, 9 thuộc cấu trúc bài 3.
2.1. Tiết thực hành số 1:
Sau khi học xong bài 1: Xây dựng nếp sống thanh lịch, văn minh. Học sinh
phải nắm được những lí thuyết cơ bản sau:
- Khái niệm: Văn hoá, các bộ phận văn hoá và mối quan hệ giữa các bộ
phận, văn hoá người Việt Nam.
- Một trong những đặc trưng tiêu biểu, nổi bật của nếp sống văn hoá người
Hà Nội đó là nếp sống thanh lịch, văn minh.
- Thanh lịch, văn minh là một truyền thống nhưng được kế thừa, phát huy,
sàng lọc cho hợp với thời đại văn minh.
- Sự cần thiết và việc xây dựng nếp sống thanh lịch văn minh cho học sinh

Hà Nội.
Khi đã nắm được kiến thức các em sẽ thảo luận theo nhóm, phân tích nếp
sống thanh lịch, văn minh của học sinh trong các tình huống 1, 5, 10.
Câu hỏi thảo luận: Hãy tìm ra những phương án tối ưu nhất cho mỗi tình
huống. Chia lớp ra thành 3 nhóm, thời gian thảo luận 5 phút, sau 5 phút mỗi
nhóm sẽ cử đại diện nhóm lên thuyết trình trước lớp ý kiến của nhóm mình, thời
gian thuyết trình 5 phút.
Tình huống 1:
Mục đích của giáo viên chủ nhiệm đưa ra tình huống:
Giúp học sinh biết rằng hành động ngáp to trong lớp khi cô giảng bài như vậy là
hành động thiếu văn hoá, không thể chấp nhận được.
GV: Nguyễn Thị Lan Phương

Trang 15


Sáng kiến kinh nghiệm chủ nhiệm!

Trường Thanh Oai A

Các phương án thuyết trình của các nhóm
Nhóm 1: Theo nhóm mình, phải tìm hiểu xem bạn ngáp vì lí do gì, nếu bạn
ngáp vì lí do chính đáng thì thông cảm, nhắc nhở bạn. Còn bạn ngáp vì lí do
không chính đáng thì không nên như vậy, chúng ta sẽ khuyên bạn lần sau không
nên thế.
Nhóm 2: Theo nhóm mình, thì nhóm mình nghĩ rằng khi buồn ngủ thì ai cũng
ngáp, đó là một biểu hiện tự nhiên, hơn nữa tuổi học trò thì hồn nhiên, nên
nhiều hành động rất vô tư, đó là một hành động rất bình thường.
Nhóm 3: Còn nhóm mình cho rằng hành động đó không đẹp một chút nào,
thiếu văn hoá và không lịch sự.

Tình huống 5:
Mục đích của giáo viên chủ nhiệm
Giúp học sinh hiểu rằng lao động không phải chỉ là trách nhiệm, nghĩa vụ mà
còn là vì lợi ích của học sinh. Chúng ta chỉ có thể học tốt, rèn luyện đạo đức tốt
trong một cơ thể khoẻ mạnh.
Các phương án thuyết trình của các nhóm:
Nhóm 1: Theo nhóm mình chúng ta nên xin nhà trường cho lao động chỗ khác,
còn nhà vệ sinh để giành cho những học sinh hư, cá biệt của nhà trường làm, lợi
cả đôi đường.
Nhóm 2: Theo nhóm mình thì chúng ta vẫn nên đi dọn dẹp nhà vệ sịnh, các bạn
nam dọn nhà vệ sinh nam, các bạn nữ dọn nhà vệ sinh nữ, dọn dẹp sạch sẽ thì
chúng ta cũng được hưởng thụ cơ mà.
Nhóm 3: Theo nhóm mình thì đó là trách nhiệm của học sinh, mặc dù không
thích lắm nhưng các bạn cũng gắng mà làm cho xong nhiệm vụ.
Tình huống 10:
Mục đích của giáo viên chủ nhiệm
Trách nhiệm của học sinh là phải học đều các môn, nhất là môn văn là một
môn quan trọng vì “văn học là nhân học”. Và khi đã mắc lỗi thì không được đổ
lỗi cho giáo viên mà phải rút ra những kinh nghiệm cho bản thân để làm tốt vào
lần sau.
GV: Nguyễn Thị Lan Phương

Trang 16


Sáng kiến kinh nghiệm chủ nhiệm!

Trường Thanh Oai A

Các phương án thuyết trình của các nhóm

Nhóm 1: Theo nhóm mình thì đó là kết quả của việc bạn ấy lười học thôi, bạn
ấy phải gắng học để gỡ lại điểm kém của mình.
Nhóm 2: Theo nhóm mình thì bạn đó xui xẻo thôi, vì mình nghĩ rằng lớp mình
nhiều người không thích môn văn, và không học. Phải lấy đó làm bài học cho
những bạn chưa có điểm miệng.
Nhóm 3: Theo nhóm mình thì sau lần đó bạn phải cố gắng thật nhiều trong môn
văn để cô giáo biết rằng bạn đó biết lỗi và đang sửa lỗi, đang cố gắng trong học
tập. Và chúng ta nên rút kinh nghiệm cho những môn khác, phải học bài và làm
bài trước khi đi học.
Kết luận của giáo viên chủ nhiệm:
Đối với tình huống 1:
Qua phiếu điều tra cô thu được kết quả như sau: 4 em chọn phương án A, 6
chọn B, 26 chọn C, 9 chọn C. Cùng với các thuyết trình của các nhóm cô nhận
xét như sau:
Cô mong muốn tất cả các em chọn phương án C nhưng có tới 19 em (42,2%)
chọn các phương án khác, các em ấy cho rằng hành động đó chấp nhận được.
Theo cô hành động đó không thể chấp nhận được dưới bất kỳ lí do nào, đó là
hành động thiếu văn minh, lịch sự.
Khi một giáo viên đứng trên bục giảng, giảng bài cho các em. Họ đã dùng cả
sự nhiệt huyết, tình yêu học sinh để dạy các em, vậy mà các em đối sử với
người dạy các em như vậy sao? Các em làm như vậy là không tôn trọng người
dạy mình, xúc phạm tới người dạy mình.
Có thể các em không cưỡng được cơn buồn ngủ, nhưng các em phải ngáp làm
sao cho có văn hoá, khi ngáp nên cúi mặt xuống bàn, dùng tay che miệng lại và
không được phát ra âm thanh gây sự chú ý, ảnh hưởng tới người khác. Và nhân
tiện đây cô cũng nói luôn là các em phải có thời gian biểu hợp lí, không nên
thức quá khuya để ảnh hưởng tới việc tiếp thu bài vào hôm sau.
Đối với tình huống 5.

GV: Nguyễn Thị Lan Phương


Trang 17


Sáng kiến kinh nghiệm chủ nhiệm!

Trường Thanh Oai A

Qua điều tra cô thấy: 0 em chọn phương án A, 6 em chọn B, 32 em chọn C,
và 7 em chọn D. Cùng với việc thuyết trình của các em cô thấy đa số các em đã
nhận thức đúng về vấn đề lao động. Tuy nhiên cô vẫn mong các em hiểu rằng
được lao động là một điều hạnh phúc vì: Khi có sức khỏe chúng ta mơ ước
nhiều thứ, nhưng không có sức khoẻ chúng ta chỉ có một mơ ước duy nhất là có
sức khoẻ. Vì vậy ngoài việc học các em nên lao động giúp đỡ gia đình, nhà
trường, nên tập thể dục, thể thao điều độ, khoa học để nâng cao sức khoẻ.
Đối với tình huống 10
Khi điều tra cô thu được kết quả như sau: 4 em chọn phương án A, 13 em
chọn B, 27 em chọn C và 1em chọn D. Cùng với những thuyết trình của các
nhóm cô có nhận xét như sau: Các em chưa có mục đích học tập rõ ràng, nên
các hình thức và cách thức học mang tính thụ động, đối phó. Chính vì vậy mà
các em chưa đạt được kết quả cao trong học tập. Các nghiên cứu cho thấy rằng
học sinh đi học vì nhiều mục đích, trong đó có một số mục đích tiêu biểu sau:
- Học vì chịu sức ép của bố mẹ, chứ bản thân chẳng thấy thích thú với việc học
- Học để kiếm một công việc ổn định, có thể nuôi sống bản thân và gia đình
- Học vì khao khát kiến thức, cảm thấy còn nhiều điều mình cần phải biết, học
đơn giản chỉ là tiếp thu những kiến thức còn thiếu cho bản thân.
Kết quả cho thấy rằng những người học theo mục đích đầu tiên thường gặp
rất nhiều thất bại trong cuộc sống, họ sống dựa dẫm vào người khác, thụ động,
kém cỏi và không làm được việc gì ra hồn.
Những người học theo mục đích thứ hai, cuộc sống của họ tương đối ổn định,

nhưng không đạt được đỉnh cao của sự thành công. Còn những người chọn học
theo mục đích thứ ba họ thường là những người có tri thức cao trong xã hội, đạt
được nhiều thành công và là một con người thành đạt.
Qua đó cô mong muốn các em hãy xác định lại mục đích học cho bản thân
mình, hãy nghĩ rằng học để biết thêm, hiểu thêm. Bởi vì kiến thức của nhân loại
thì mênh mông như biển cả, còn của chúng ta thì chỉ là hạt cát mà thôi, nếu các
em không chịu tiếp thu, học hỏi thì các em sẽ mãi chỉ là hạt cát không biết bị
cuốn trôi lúc nào, còn nếu các em cứ tích luỹ dần từ bây giờ thì nhất định một
GV: Nguyễn Thị Lan Phương

Trang 18


Sáng kiến kinh nghiệm chủ nhiệm!

Trường Thanh Oai A

ngày nào đó các em sẽ trở thành những viên ngọc quý được người ta nâng niu,
chân trọng. Các em sẽ làm được, cô tin vào điều đó! Cả lớp vỗ tay!
2.2. Tiết thực hành số 2
Sau khi học xong 2 tiết lí thuyết ở bài số 2: “Phong cách thanh lịch, văn minh
của người Hà Nội” học sinh phải nắm được một số kiến thức cơ bản sau:
- Nắm được một số khái niệm: hành vi, nếp sống, phong cách và mối quan
hệ giữa chúng
- Nắm được một số nét đẹp trong phong cách thanh lịch, văn minh dễ nhận
thấy của người Hà Nội được biểu hiện trong ẩm thực, trang phục, giao
tiếp. Từ đó gìn giữ và phát huy truyền thống đó.
- Nhân cách con người là nền tảng trong việc hình thành phong cách thanh
lịch, văn minh của người Hà Nội.
Khi đã nắm được kiến thức cơ bản, Tôi chủ trương phân công công việc

chuẩn bị cho tiết thực hành. Chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm viết một bản báo
cáo cho một tình huống, để làm nổi bật phương án tối ưu cho tình huống đó.
Nhóm 1 làm tình huống 3, nhóm 2 làm tình huống 4, nhóm 3 làm tình huống
8. Các nhóm có 5 phút thuyết trình trong buổi thực hành, các nhóm khác sẽ chất
vấn nhóm thuyết trình bằng những câu hỏi, thời gian chất vấn tối đa 5 phút.
Nhóm 1 thuyết trình với nội dung chính như sau: Không nên như vậy, phải
mời các thầy cô giáo ăn trước, khi các thầy cô giáo nói chúng ta ăn, chúng ta
mới được ăn.
Các nhóm khác chất vấn rất sôi nổi với những nội dung chủ yếu sau:
- Bạn nghĩ thế nào khi các bạn đó rất vô tư, cứ nghĩ rằng các cô giáo thực tập
như các chị của mình ở nhà nên chẳng ngại ngần gì.
Trả lời: Không thể nghĩ thế được, mặc dù các cô rất trẻ nhưng vẫn là cô giáo.
- Bạn nghĩ như thế nào khi các bạn nam đó không chịu được đói, nếu các cô
giáo thực tập không ăn thì chúng ta nhịn đói hay sao!
Trả lời: Không chịu được theo mình cũng nên chịu, có phải chịu đói suốt đâu.
Các cô giáo không thấy lớp không ăn sẽ hiểu ý ngay, nếu không ăn các cô sẽ
bảu chúng ta ăn thôi.
GV: Nguyễn Thị Lan Phương

Trang 19


Sáng kiến kinh nghiệm chủ nhiệm!

Trường Thanh Oai A

- Theo bạn thì các bạn nam đó như vậy là không được vậy chúng ta có nên
nói cho các bạn đó biết hành động sai của mình không hay là chỉ nhìn đó như
một tấm gương
Trả lời: Theo mình thì nên nói luôn để các bạn đó hiểu.

Nhóm 2 thuyết trình với nội dung chính: Bạn nữ mà tham gia đánh nhau thì
không hay chút nào, lại còn không biết hối hận. Theo nhóm mình, bạn đó là một
người ích kỉ, vô trách nhiệm, không nghĩ cho gia đình, bố mẹ, thầy cô. Họ sẽ rất
đau lòng khí thấy con mình, học sinh của mình trở nên hư hỏng như vậy.
Các nhóm khác chất vấn cũng rấtt sôi nổi, tôi chỉ đưa ra một vài ý kiến:
- Theo nhóm bạn chúng ta có nên suy xét theo một hướng khác, nhỡ bạn đó
đánh bạn vì một lí do đặc biệt nào đó. Và mặc dù bạn đó rất hối hận
nhưng khi cô giáo gọi lên đứng trước cờ, vì không muốn ai biết mình xấu
hổ nên dùng thái độ bướng bỉnh, bất cần để che dấu những suy nghĩ bên
trong của mình?
Trả lời: Theo nhóm mình thì dù bạn đó đánh bạn vì lí do gì đi nữa cũng là đánh
nhau. Một người giết người không thể nói tôi chẳng may, và tôi không có tội gì
được. Chúng ta làm sai thì nên chịu trách nhiệm, và tỏ ra là người biết lỗi thì sẽ
được sự tha thứ của bố mẹ và các thầy cô giáo.
- Theo nhóm bạn thì bạn đó thế là hư hỏng, còn mình thì cho rằng nhà
trường đã đưa ra những quy định thì chúng ta phải chấp hành, mắc lỗi nào
thì phạt theo lỗi đó, cứ thế mà thi hành, mình sẽ chẳng nghĩ ngợi gì nhiều
cho mệt. Mình không thế là được rồi.
Trả lời: Nếu thế thì bạn vô tâm quá, dù thế nào bạn đó cũng chung mái trường
với chúng ta, chúng ta không thể thờ ơ được, chúng ta phải phân tích để rút ra
cho mình những bài học cần thiết.
Nhóm 3 thuyết trình với nội dung chính: Bạn đó là một người đua đòi, lố
lăng, không hợp với lứa tuổi học sinh. Bạn ấy cứ nghĩ như vậy sẽ đẹp, sẽ nhiều
người thích bạn ấy. Nhưng theo nhóm mình, bạn đó sẽ chỉ nhận được những lời
chế diễu, coi thường mà thôi.
Cũng có nhiều ý kiến đưa ra tôi xin trích một vài ý kiến:
GV: Nguyễn Thị Lan Phương

Trang 20



Sáng kiến kinh nghiệm chủ nhiệm!

Trường Thanh Oai A

- Thế theo nhóm bạn, với lứa tuổi chúng ta ăn mặc như thế nào thì được
cho là đẹp?
Trả lời: Theo nhóm mình một người học sinh ăn mặc đẹp là một người ăn mặc
gọn gàng, sạch sẽ, chỉ cần quần áo đồng phục là được, đầu tóc chải, bới gọn,
thoáng, không loà xoà là được. Một người học sinh bản thân họ đã rất đẹp rồi vì
đó là lứa tuổi “trăng tròn” mà, vì vậy không cần phải cầu kỳ trong ăn mặc, chỉ
cần giản dị các bạn cũng rất đẹp rồi.
- Giả sử có một bạn như vậy ở lớp chúng ta thật, theo nhóm bạn chúng ta
phải làm thế nào để thay đổi quan điểm của bạn đó.
Trả lời: Theo nhóm mình chúng ta phải tác động vào tư tưởng của bạn bằng
cách khuyên răn rằng đó không phải là phong cách của lứa tuổi học trò, bạn đó
làm như vậy là không biết thương bố mẹ, thầy cô.
Kết luận chung của giáo viên chủ nhiệm:
Cô rất cám ơn những bản thuyết trình cũng như những nhận xét của các em.
Vì qua một thời gian ngắn các em đã có nhiều tiến bộ trong suy nghĩ và hành
động. Cô rất vui, thấy yên lòng hơn vì học trò của mình. Vì buổi đầu cô khảo sát
và cô thu được kết quả như sau:

Phương án A
Phương án B
Phương án C
Phương án D

Tình huống 3
3

30
8
4

Tình huống 4
14
2
21
8

Tình huống 8
0
10
25
10

Cô mong muốn sẽ thu được nhiều phương án C ở các câu hỏi trên, nhưng như
các em thấy đấy kết quả không được tốt lắm. Nhưng đến hôm nay cô đã thấy
các em suy nghĩ chín chắn lên rất nhiều, điều đó làm cô rất vui. Cô chỉ nhấn
mạnh lại một số điều như sau:
Đối với tình huống 3: Các cụ đã có câu: “ăn trông nồi, ngồi trông hướng”
hoặc ngạn ngữ cũng có câu: “Hãy cho tôi xem cách ăn uống của anh ta, tôi sẽ
GV: Nguyễn Thị Lan Phương

Trang 21


Sáng kiến kinh nghiệm chủ nhiệm!

Trường Thanh Oai A


nói anh ta thuộc loại người nào”. Vì vậy ăn uống không phải chỉ ăn cho no bụng
mà nó còn mang yếu tố văn hoá, phong cách ứng xử văn minh của một con
người. Các em phải rút kinh nghiệm từ tình huống cô đưa ra. Khi ăn, các em
phải đợi người lớn ăn trước, trước khi ăn phải có lời mời theo trật tự tuổi tác,
vai vế. Khi có khách thì phải chờ cho người lớn, khách gắp trước rồi mới đến
lượt mình, khi ăn không được vội vàng, hấp tấp, không có tiếng động như : nhai
húp sụp soạp, ….
Đối với tình huống 4: Theo cô dù bạn đó đánh nhau với bất kỳ lí do gì đi nữa
thì bạn đó cũng đã sai, mà sai thì phải nhận lỗi, và phải sửa lỗi của mình. Theo
cô thì câu danh ngôn: “không vấp ngã trước cuộc sống, điều đó rất tốt. Nhưng
vấp ngã để rồi đứng dậy mà đi lại càng tốt hơn” rất ý nghĩa, vì vậy khi đã mắc
lỗi các em phải tỏ ra mình biết lỗi rồi và đang sửa lại lỗi lầm của mình vì “ăn
năn là điều lợi cuối cùng mà con người rút ra được từ những lỗi lầm của mình”
– A. Dumas.
Đối với tình huống 8: Quần áo không chỉ để giữ gin, bảo vệ thân thể mà nó
còn thể hiện phong cách của người mặc nó, nó là ấn tượng đầu tiên mà người
khác nhìn vào. Vì vậy ăn mặc như thế nào cho phù hợp rất quan trọng. Ở lứa
tuổi học trò các em nên ăn mặc giản dị phù hợp với gia đình, không nên đua đòi
mốt nọ mốt kia gây nên sự vất vả, lo toan cho bố mẹ.
2.3. Tiết thực hành số 3
Sau khi học 2 tiết lí thuyết bài 3: Người Hà Nội giao tiếp thanh lịch, văn
minh, học sinh phải nắm được các kiến thức cơ bản sau:
- Khái niệm về giao tiếp
- Các hình thức giao tiếp và cách giao tiếp
- Nắm được những lưu ý cần thiết trong quá trình giao tiếp
- Nêu được sự cần thiết khách quan cũng như những biểu hiện của sự thanh
lịch, văn minh trong giao tiếp ở phạm vi gia đình.
- Hiểu được đối tượng giao tiếp trong nhà trường, xã hội gồm những ai
- Cần phải có những cách giao tiếp như thế nào cho phù hợp với từng đối

tượng đó.
GV: Nguyễn Thị Lan Phương

Trang 22


Sáng kiến kinh nghiệm chủ nhiệm!

Trường Thanh Oai A

Sau khi học xong hai tiết lí thuyết, tôi giao nhiệm vụ cho lớp. Chia lớp thành
4 nhóm, tương ứng với 4 tổ, mỗi tổ chuẩn bị một tiểu phẩm với nội dung giống
như tình huống mà giáo viên giao cho, thời gian diễn là 5 phút. Và trong quá
trình diễn phải làm nổi bật được cách giải quyết tối ưu cho tình huống đó.
Tổ 1 xây dựng kịch bản theo tình huống 2
Tổ 2 xây dựng kịch bản theo tình huống 6
Tổ 3 xây dựng kịch bản theo tình huống 7
Tổ 4 xây dựng kịch bản theo tình huống 9.
Tổ nào làm tốt nhất sẽ được một phần quà có giá trị - Một cách thức để tôi
tăng tính hấp dẫn cho tiết thực hành.
Tôi xin tóm tắt các tiểu phẩm của các nhóm theo tình huống như sau:
Tổ 1: Tình huống 2
Linh cầm cuốn sách đi ra khỏi lớp, vô tình từ trong cuốn sách rơi ra một mẩu
giấy mà Linh không để ý. Từ phía dưới Hà nhìn thấy, vì tò mò nên Hà đã chạy
lên nhặt mẩu giấy đó, hoá ra đó là lá thư tình mà Linh gửi cho Hùng, bạn cùng
lớp, chắc định đem cuốn sách cùng lá thư đưa cho Hùng đây, Hà nghĩ vậy!
Hà đuổi theo Linh gọi:
- Linh ơi…ơi….!
- Gì thế?!
- Tớ gặp riêng cậu một lát được không?

- Ừ!
- Linh này! Cái này là của cậu phải không?
Nhìn thấy lá thư của mình Linh giật thót mình, làm sao cậu . …
- Ừ! Mình vừa nhặt được!
- Cậu đừng kể với ai nhé! Mình xấu hổ lắm
- Ừ! Mình biết rồi! Nhưng Linh này, dù cậu có giận mình, mình cũng phải
nói: Bọn mình vẫn còn nhỏ lắm, đừng nghĩ đến chuyện đó vội, tớ chỉ sợ
ảnh hưởng đến việc học của cậu thôi, dạo này tớ thấy cậu học sút lắm!
- Tớ cũng biết vậy Hà ạ! Nhưng tại sao tớ không kìm chế được tình cảm
của mình!
GV: Nguyễn Thị Lan Phương

Trang 23


Sáng kiến kinh nghiệm chủ nhiệm!

Trường Thanh Oai A

- Cậu hãy nghĩ đến mẹ cậu hoặc cô giáo chủ nhiệm cũng được, tớ tin là họ
giúp được cậu!
- Ừ! tớ sẽ hỏi cô chủ nhiệm.
Tổ 2: Tình huống 6
Khi mang sách vở đến nhà Hương hỏi bài, Nga vô tình nghe được cuộc cãi vã
giữa 2 mẹ con Hương.
…..
H : Mẹ nói lắm thế, mẹ không thấy mỏi miệng à!
Mẹ H: Mẹ chỉ nói con ra vườn hái cho mẹ rổ rau, mẹ cho gà ăn, vậy mà con
cũng nói mẹ nói lắm!
H: Con nói rồi! để con xem xong phim đã, rồi con đi hái, làm gì mà mẹ cứ

cuống cả lên!
Mẹ H: Con xem xong phim thì gà cũng lên chuồng ngủ rồi, lớn rồi mà chẳng
giúp mẹ được việc gì cả! học giỏi mà thế thì học giỏi làm gì!
H: Mẹ lại bắt đầu rồi đấy! Càng già càng lắm mồm!
…..
Nge tới đó! Nga quyết định đi về, và sáng hôm sau đi học nhất định sẽ nói
chuyện với Hương.
Sáng hôm sau:
- Nga ơi! Nói hôm qua đến nhà tớ sao không thấy tới!
- Ờ! Thì có tới, nhưng lúc đó cậu bận nên tớ đi về!
- Chiều qua á! tớ có bận gì đâu?
- Thì bận vừa xem phim, vừa cãi lại mẹ
- ! cậu đến lúc đó à!
- Ừ! Hương này! Tớ rất quý cậu, nhưng chuyện cậu cãi lại mẹ như thế tớ
không hài lòng đâu! Tớ biết lúc đó mẹ cậu buồn lắm, bác thở dài, và khóc
nữa, nhưng vì cậu mải xem phim nên chẳng để ý!
- Thế à! Tớ ích kỷ quá! chẳng nghĩ đến mẹ vất vả, đầu tắt mặt tối chẳng lúc
nào nghỉ ngơi. Còn tớ chỉ có mỗi học, chơi và xem phim! tớ ân hận lắm!

GV: Nguyễn Thị Lan Phương

Trang 24


Sáng kiến kinh nghiệm chủ nhiệm!

Trường Thanh Oai A

- Cậu biết vậy là mình mừng rồi, không có ai trên đời này tốt với mình
bằng mẹ đâu, tớ tin là mẹ sẽ tha thứ cho cậu, chỉ cần lần sau cậu đừng

như vậy!
- ! Ừ! Cám ơn cậu! cậu thật tốt!
Tổ 3: Tình huống 7
Nam đang dắt xe ra cổng đi về, bụng thì đói, người thì mệt vậy mà: Ái! Chân
cậu nhói đau vì một bạn nữ lớp trên muốn chen lên phía trên giẫm phải. Càng
tức hơn Nam không hề nhận được câu xin lỗi, nén tức Nam gọi với.
- Chị gì ơi! Chị vừa giẫm lên chân tôi đấy, sưng lên rồi đây này!
- Ôi giời! Có một tí tẹo, nam nhi gì mà kém thế, “nhà giàu giẫm phải gai
mùng tơi à” nói rồi chị ta cười khoái chí, đi tiếp!
Nam vẫn cố gắng giữ bình tĩnh
- Chị này! Chị là lớp trên, đáng lẽ ra nên là tấm gương cho các em lớp dưới
noi theo, có thể tôi không đau chân lắm, nhưng tôi lại thấy đau lòng vì
một người lớn hơn tôi mà cũng không biết nói một câu xin lỗi! Chị thử
nghĩ xem nếu một người nào đó giẫm lên chân chị, chị sẽ thế nào?
Nói xong, Nam thấy chị ta hết cười, dắt nhanh xe lên phía trước, có lẽ chị ta
xấu hổ, Nam tin rằng, nếu có lần sau chị ta sẽ nói câu xin lỗi người bị giẫm!
Tổ 4: Tình huống 9
Trong giờ ra chơi, ở phía cuối lớp, Hồng thấy có 3, 4 bạn nữ đang túm tụm
nói cười cái gì đó rất sôi nổi! Lại gần mới biết họ đang nói xấu cái Vân!
……….
An đang hào hứng!
- Con Vân thích chơi trội chúng mày ạ! Hôm trước tao thấy nó hỏi bài cô
giáo chứ, làm như mình chăm học lắm ý! Chắc định lấy lòng cô chúng
mày nhỉ!
Cả nhóm nhao lên, đúng đấy! Cái Hoài còn góp thêm:
- Nhưng không đạt được mục đích chúng mày ạ! Hôm qua xung phong lên
bảng làm 3 bài thì 2 bài sai đấy thôi! Đúng là làm trò cười cho thiên hạ
chúng mày nhỉ!
GV: Nguyễn Thị Lan Phương


Trang 25


×