Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

sáng kiến kinh nghiệm (chủ nhiệm)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.42 KB, 6 trang )

BIỆN PHÁPXÂY DỰNG NỀ NẾPLỚP CHỦ NHIỆM
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Thực trạng:
Ở các nhà trường, công tác chủ nhiệm lớp luôn được sự quan tâm đặc biệt của
lãnh đạo, thể hiện thông qua việc xây dựng kế hoạch ngắn hạn cũng như dài hạn cho
công tác chủ nhiệm; chỉ đạo những bộ phận trong nhà trường tăng cường kiểm tra,
theo dõi, uốn nắn; phối hợp với GVCN, với các bậc đại diện cha mẹ HS trong lớp hỗ
trợ việc rèn luyện nề nếp cho HS.
Nhiều GV luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, thường xuyên theo dõi sát mọi hoạt
động của lớp, đã góp phần giáo dục, hình thành ý thức kỉ luật và nề nếp tốt ở HS.
Tuy vậy, vẫn còn không ít HS có ý thức chấp hành nội quy chưa tốt, biểu hiện rõ
nhất ở các mặt: Bỏ tiết, vi phạm quy đònh về đồng phục, trực nhật, chây lười học tập,
có khi còn vô lễ với thầy cô … Cán bộ quản lí lớp lúng túng, trách nhiệm của từng
thành viên không rõ ràng, sự phối hợp với nhau thiếu chặt chẽ … Còn đối với GV được
phân công làm công tác chủ nhiệm thì chưa nắm chắc trình tự công việc, nên bắt đầu
từ việc gì, việc nào tiến hành trước, việc nào tiến hành sau, đến lúc nào sẽ hoàn thành
công tác tổ chức lớp cũng như xây dựng ý thức kỉ luật và năng lực tự quản đối với học
sinh; làm sao để cán bộ lớp, tổ trưởng điều hành các hoạt động một cách bài bản; nề
nếp của lớp luôn luôn được củng cố … để công tác chủ nhiệm lớp trở nên nhẹ nhàng
nhưng hiệu quả cao.
Nhằm góp phần khắc phục những tồn tại, khó khăn như phân tích ở trên, tôi xin
phép trình bày phương pháp quản lí lớp mà bản thân đã áp dụng có hiệu quả trong
nhiều năm qua để đồng nghiệp tham khảo.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
1. Công tác tổ chức lớp:
Đây là công việc được thực hiện vào tuần đầu tiên của năm học và vô cùng quan
trọng, góp phần vào sự thành công của công tác chủ nhiệm..
Sau khi tiếp nhận lớp, GVCN cần nắm được các thông tin về học sinh: Số lượng
và danh sách học sinh xếp loại hạnh kiểm, học lực các loại, số học sinh nam, nữ; Bên
cạnh GVCN cho học sinh cung cấp vài chi tiết chính về hoàn cảnh gia đình (thuận lợi
và khó khăn có ảnh hưởng đến việc học tập …


a. Biên chế lớp (chia tổ): Thường căn cứ vào tổng số HS, số lượng HS nam, HS nữ,
HS khá, giỏi về học lực, HS cá biệt ( hay vi phạm về học tập và nội quy nề nếp). Tất
cả chia đều cho các tổ (thường là 4 tổ) xếp vào bốn dãy bàn, tạo sự hài hòa, hợp lí giữa
các tổ trước khi xây dựng lớp tự quản.
b. Bầu chọn cán bộ lớp: GVCN cần nêu rõ các tiêu chuẩn đối với từng chức danh
lãnh đạo lớp (lớp trưởng, phó … ). GVCN nên đònh hướng, gợi ý để lớp chọn những em
trang 1
chăm học, gương mẫu chấp hành nội quy, linh hoạt và có tinh thần tập thể, uy tín đối
với lớp.
c. Lập sơ đồ chỗ ngồi: Phải chú trọng đến vò trí của lớp trưởng, lớp phó và các tổ
trưởng, cần đặt ở vò trí thuận lợi cho việc theo dõi, quản lí tổ, lớp cũng như giúp đỡ
nhau trong học tập và rèn luyện. Phát huy nhân tố tích cực trong từng nhóm khi GVBM
tổ chức học tập theo phương pháp thảo luận … có nghóa trong mỗi nhóm nhỏ (hai bàn)
cố gắng có học sinh khá hoặc giỏi.
Ví dụ minh họa: Lớp tôi chủ nhiệm năm học 2010 – 2011 có các số liệu như sau:
Tổng số 39 em; Nữ: 22 em, Nam: 17 em.
Học sinh giỏi: 4 em nữ, học sinh khá: 8 em (nam: 3 em, nữ: 5 em), yếu 2 em (nam: 1
em, nư:õ 1 em), còn lại là loại TB.
Tôi lập sơ đồ chỗ ngồi như sau;
SƠ ĐỒ CHỖ NGỒI LỚP 9A
2
Tổ 1 Tổ 2 Tổ 3 Tổ 4


Chú thích: Nam (học lực Khá) Nữ (học lực Giỏi)
2. Xây dựng ý thức kỉ luật và khả năng tự quản: Đây là một trong những công việc
quan trọng nhất đối với lớp chủ nhiệm và công tác chủ nhiệm. Vì muốn có một tổ chức
tốt, một tập thể lớp nề nếp, đoàn kết … thì đầu tiên đòi hỏi phải có những quy đònh đối
trang 2
K G

BÀN GIÁO VIÊN

K

K

K
G
Y
G

G
Y


K G

K

G K

K

K
với lớp mang tính băùt buộc mà tất cả các thành viên của lớp phải nghiêm chỉnh chấp
hành, bên cạnh phải có đội ngũ cán bộ lớp có năng lực điều hành, quản lí. Về lónh vực
này, học sinh THCS còn nhiều hạn chế. Do đó GVCN hết sức giúp đỡ để các em nắm
được phương pháp làm việc (Chúng ta cần lưu ý: Hiện nay nhiều HS ngại khi phải làm
cán bộ lớp do thường bò chi phối việc học, thầy cô hay trách mắng trong khi các em
không hưởng được quyền lợi gì xứng đáng).

a. Tổ chức để HS học nội quy: Ngay từ ngày đầu của năm học, GVCN cho HS đọc
những yêu cầu của nội quy đối với từng lónh vực: Giờ giấc, ăn mặc, tóc tai, học tập, các
điều cấm đối với HS … sau đó gợi ý để tự HS xem lại bản thân mình để tự nhận ra
những mặt chưa phù hợp và nêu biện pháp khắc phục ( giáo dục tính tự giác, ý thức kỉ
luật và khả năng ứng xử trong cuộc sống). GVCN nhẹ nhàng nhắc các em sớm thực
hiện và các em khác theo dõi sự tiến bộ của bạn.
GVCN cần phổ biến cụ thể hơn những vấn đề quan trọng như:
- Về xin phép nghỉ học (mẫu đơn xin phép, cách xin phép… ), xử lí tình trạng vắng
không xin phép, bỏ tiết.
- Yêu cầu đối với nhiệm vụ trực nhật, lao động: Đảm bảo giờ giấc, chất lượng,
bảo quản tốt dụng cụ trực nhật, bàn giao dụng cụ trực nhật khi hoàn thành nhiệm vụ
của tổ mình, trách nhiệm bồi thường nếu làm mất mát, hư hại tài sản của lớp. Nếu
không lao động (hoặc trực nhật) thì được sắp xếp trực nhật hay làm việc gì khác để
tạo sự công bằng, nghiêm túc.
- Yêu cầu về học và làm bài ở nhà; việc ghi chép bài cũng như trách nhiệm tìm
hiểu xây dựng bài ở lớp đối với tất cả HS.
- Phân tích rõ hơn những điều cấm đối với HS (nêu vài ví dụ). Nếu phạm phải sẽ
bò hạnh kiểm yếu.
b. Quy đònh trách nhiệm, quyền hạn của cán bộ lớp ( phổ biến trước tập thể lớp)
• Lớp trưởng:
- Trực tiếp theo dõi việc thực hiện giờ giấc, hàng ngũ, tác phong; điều hành,
theo dõi việc thực hiện nhiệm vụ của các lớp phó, tổ trưởng …
- Liên hệ, xin ý kiến GVCN khi lớp có phát sinh vấn đề không thể tự giải
quyết được. (tôi thường dùng điện thoại để quản lí lớp thông qua lớp trưởng)
- Được quyền biểu dương hoặc xử lí các bạn vi phạm (theo quy đònh của lớp)
đồâng thời báo lại để GVCN theo dõi.
• Lớp phó:
- Trực tiếp phân công, theo dõi các tổ thực hiện mảng công việc mình phụ
trách (Phó học tập: Phân công các tổ truy bài chéo đầu buổi; Phó LĐVS: Phân công
các tổ trực nhật … )

- Biểu dương hoặc nhắc nhở, phê bình trước cả lớp khi tổ (cá nhân) đạt được
thành tích hay vi phạm trong học tập, lao động vệ sinh …
- Phó học tập: Tổ chức để các bạn học khá, giỏi hướng dẫn, giúp đỡ lớp giải
bài tập khó; tổ chức các nhóm học tập (ở nhà và ở lớp)
trang 3
- Phó lao động vệ sinh được quyền xử phạt trực nhật lại 1 lần nếu tổ xếp loại
khá; 3 lần nếu tổ trực nhật xếp loại TB. (GVCN quy đònh các căn cứ để xếp loại trực
nhật hàng ngày)
b. Lập và hướng dẫn sử dụng các loại sổ theo dõi cho cán bộ lớp và tổ trưởng.
- Lớp trưởng: SỔ THEO DÕI THỰC HIỆN GIỜ GIẤC, HÀNG NGŨ
(minh họa dưới đây)
(giúp GVCN quản lí giờ giấc, só số … lớp)
Tuần 1
Thứ
(ngày)
Thực hiện giờ giấc
Hàng ngũ chưa
tốt
Vắng có
phép
Vắng không
phép
Trễ giờ Bỏ tiết
Hai
(…/…)
(Ghi tên HS)
Ba
(…/…)
……………
Cộng: ……. buổi ……. buổi …….. lần …….. lần

GVCN hướng dẫn lớp trưởng cách ghi chép; dựa vào kết quả theo dõi để báo cáo kiến
nghò những bạn vi phạm (khi đến tiết sinh hoạt sơ kết tuần) đồng thời làm mẫu để cả
lớp theo dõi
- Lớp phó học tập: SỔ THEO DÕI TÌNH HÌNH HỌC TẬP
(minh họa dưới đây)
Tuần 1: Từ ngày…. tháng đến ngày …. tháng….
• Tổng số tiết trong tuần: …… tiết. Trong đó tiết A: , B: , C: , D:
Nguyên nhân tiết C,D: …………
Kiến nghò: ……………
• Biểu dương các bạn có nhiều điểm tốt: …………
Phê bình, nhắc nhỡ các bạn bò điểm thấp do chưa chăm chỉ học tập: ……………
• Lớp cần lưu ý:
Thứ …… kiểm tra 15 phút (hoặc 1 tiết) chuẩn bò chu đáo bài học- Phần ……, dụng cụ học
tập …… Các bạn tổ trưởng lưu ý việc truy bài.vv
GVCN hướng dẫn lớp phó cách ghi chép, báo cáo kiến nghò những bạn vi phạm (khi
đến tiết sinh hoạt sơ kết tuần) đồng thời làm mẫu để cả lớp theo dõi.
trang 4
- Lớp phó lao động vệ sinh: SỔ THEO DÕI TRỰC NHẬT (minh họa dưới đây)
Tuần 1
Thứ
(ngày)
Tổ
(hoặc bạn)
Nhận xét (giờ giấc, chất lượng, dụng cụ …) Xếp loại
Hai
(…/…)
Ba
(…/…)

……………

Ghi chú: Không nên quy đònh mỗi tổ trực 1 tuần mà chỉ nên 1 buổi, vì như vậy cả tổ
sẽ trực nhật tốt hơn, HS không nản khi tổ mình được phân công trực nhật.
GVCN hướng dẫn lớp phó cách theo dõi, ghi chép, báo cáo trong tiết sinh hoạt sơ kết
tuần đồng thời làm mẫu để cả lớp theo dõi.
- Thủ quỹ lớp: SỔ THEO DÕI QUỸ LỚP
(minh họa dưới đây)
Ngày…/…../2010. Thu: ………………………… đồng x ………… bạn = ……………………………… đồng
Ngày…/…../2010. Chi: - Mua ……………………………………, = ……………………………… đồng
- Mua ……………………………………, = ….…………………………… đồng
- Mua ……………………………………, …………………………………………… đồng
Chi tất cả: …………………………………………… đồng
Quỹ còn:…………………………………………… đồng
Những bạn chưa nộp: …………………………………………………………………………………………………………………………………
Ngày…/…../2010. Thu: ………………………… đồng x ………… bạn = ……………………………… đồng
Ngày…/…../2010. Chi: - Mua ……………………………………, …………………………………………… đồng
- Mua ……………………………………, …………………………………………… đồng
- Mua ……………………………………, …………………………………………… đồng
Chi tất cả: …………………………………………… đồng
Quỹ còn:…………………………………………… đồng
Tổng quỹ lớp có: …………………………………………… đồng
Những bạn chưa nộp: …………………………………………………………………………………………………………………………………
GVCN hướng dẫn thủ quỹ lớp cách ghi chép, báo cáo (trong tiết sinh hoạt sơ kết tuần)
đồng thời làm mẫu để cả lớp theo dõi.
• Mẫu sổ theo dõi của tổ trưởng đính kèm ở trang cuối.
 GVCN tập cho lớp trưởng điều hành sinh hoạt sơ kết tuần (thực hành)
 Sau khi hướng dẫn cách sử dụng các loại sổ theo dõi GV quy đònh mỗi tháng CB
lớp và tổ trưởng nộp sổ để kiểm tra việc ghi chép, bảo quản đồng thời cập nhật các nội
dung: HS được biểu dương trong tháng, HS cần quan tâm, phê bình và liên hệ PHHS xử
lí trong tháng, HS nghỉ học trong tháng … vào sổ chủ nhiệm. Chọn 1 HS cẩn thận quản
lí sổ theo dõi tiết học và quy trách nhiệm cụ thể.

trang 5

×