Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

GIẢNG VIÊN lý LUẬN CHÍNH TRỊ học tập PHƯƠNG PHÁP GIẢNG dạy gắn LIỀN với THỰC TIỄN của CHỦ TỊCH hồ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (353.2 KB, 6 trang )

GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ HỌC TẬP
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY GẮN LIỀN VỚI THỰC TIỄN
CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Thị Thanh Liên*
Nguyễn Đề Thủy**

Tóm tắt
Giáo dục lý luận chính trị, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, là
truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin, nhằm hướng dẫn người học vận
dụng những hiểu biết ấy vào cuộc sống. Do đó, Bác ln nhấn
mạnh“gắn lý luận với thực tiễn trong giáo dục lý luận chính trị là
ngun tắc cơ bản”.
Bài viết đi sâu tìm hiểu bài học q giá của Bác và luận bàn
về những vấn đề cơ bản mà giảng viên lý luận chính trị cần phải
quan tâm thực hiện để nâng cao tính thực tiễn trong bài giảng.
Từ khóa: giảng viên lý luận chính trị, học tập phương pháp giảng
dạy, gắn lý luận với thực tiễn, ngun tắc căn bản, người Thầy tiêu
biểu.
1. Đặt vấn đề
Khơng những là lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam, mà trên
phương diện là một nhà giáo, Bác là người Thầy tiêu biểu của thời
đại với phương pháp giảng dạy tiên tiến rất cần thiết cho giảng viên
giảng dạy các mơn lý luận chính trị.
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 2015

417


Với phương pháp giảng dạy của Bác, những vấn đề lý luận
mới mẻ được truyền tải một cách sinh động, gần gũi, dễ hiểu, dễ
nhớ, thấm sâu vào tâm trí người học. Trong bài giảng của mình, Bác


thường cho những ví dụ rất thiết thực để chứng minh và làm sáng tỏ
những vấn đề lý luận phức tạp. Bác đã chỉ rõ: “Thống nhất giữa lý
luận và thực tiễn là một ngun tắc căn bản của chủ nghĩa Mác –
Lênin”1.
2. Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về ngun tắc căn bản
của việc giảng dạy các mơn lý luận chính trị
Bác là người Thầy mẫu mực, tấm gương sáng cho mọi giảng
viên các mơn lý luận chính trị noi theo - am tường về thực tiễn,
vững vàng về lý luận và khơng ngừng tự nghiên cứu để làm rõ hơn
những vấn đề lý luận mà cách mạng Việt Nam đòi hỏi phải giải
quyết. Điều nổi bật ở Bác là khơng dùng cách truyền đạt thụ động
của nền giáo dục phong kiến tồn tại nhiều năm trong lịch sử dân tộc,
mà tiếp cận một cách dạy học mới. Đó là cách dạy học nêu vấn đề,
cách học xử lý tình huống, cách làm việc theo nhóm,…gắn lý luận
với thực tiễn.
Những câu hỏi mở của Người làm cho học viên phải suy nghĩ,
từ đó mà hiểu và nhớ rất lâu. Ngồi giờ lên lớp, Bác còn đến dự
những buổi thảo luận, những buổi diễn đàn của học viên, qua đó mà
nắm bắt được những vấn đề mà học viên chưa hiểu hoặc hiểu chưa
thấu đáo để có kế hoạch khắc phục.
Theo Người, để nâng cao chất lượng hiệu quả cơng tác giáo
dục lý luận chính trị, cần phải nâng cao phương pháp dạy học của
người Thầy. Trong bài diễn văn khai mạc lớp lý luận khóa I Trường
Nguyễn Ái Quốc ngày 7/9/1957, Bác đã qn triệt tư tưởng đối với
cán bộ đang học lý luận chính trị: “Các đồng chí phải học tập tinh
thần của chủ nghĩa Mác-Lênin để áp dụng lập trường, quan điểm và
phương pháp ấy mà giải quyết cho tốt những vấn đề thực tế trong

* Tiến sĩ, Ngung giảng viên Trường Đại học hàng hàng TP.HCM.
** Thạc sĩ, Giảng viên Trường Đại học Bách khoa, ĐHQG-HCM.

1
Hồ Chí Minh tồn tập, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tập 8, tr 496

418

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO


cách mạng của chúng ta”2. Như vậy, người giảng viên lý luận chính
trị đòi hỏi phải có một nền tảng lý luận và vốn thực tiễn phong phú
để kiểm nghiệm lý luận và nâng nhận thức lý luận lên một tầm cao
mới. Có như thế thì người giảng viên mới có thể thực hiện mục tiêu
giáo dục lý luận cho học viên: “Mục đích học để vận dụng chứ
khơng phải học vì lý luận”3. Người nhắc nhở : “Lý luận cốt để áp
dụng vào cơng việc thực tế. Lý luận mà khơng áp dụng vào cơng
việc thực tế là lý luận sng. Dù xem được hàng ngàn, hàng vạn
quyển lý luận, nếu khơng biết đem ra thực hành, thì khác nào một
cái hòm đựng sách”4
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dùng nhiều cách diễn đạt khác nhau
như “ Lý luận đi đơi với thực tiễn”, “ Lý luận kết hợp với thực
hành”, “ Lý luận phải liên hệ với thực tế”5 để nói lên mối quan hệ
biện chứng của một trong những vấn đề cơ bản của nhận thức luận
Mác-xít: thực tiễn cần đến lý luận soi đường, dẫn dắt, chỉ đạo, định
hướng để khơng mắc phải bệnh kinh nghiệm. Còn lý luận, phải dựa
trên cơ sở thực tiễn, phản ánh thực tiễn và phải ln liên hệ với thực
tiễn, nếu khơng sẽ mắc phải bệnh giáo điều.
3. Một số vấn đề cần phải quan tâm của giảng viên lý luận chính
trị để thực hiện phương pháp giảng dạy gắn liền với thực tiễn

Hiện nay, u cầu đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy
nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo, đòi hỏi bài giảng
của người giảng viên các mơn lý luận chính trị phải có chất lượng
cao hơn. Giảng dạy lĩnh vực này là một cơng việc có tính đặc thù,
giảng viên cần phải thường xun bồi dưỡng để khơng ngừng nâng
cao kiến thức và trình độ đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của hoạt
động này. Là những người trang bị lý luận chủ nghĩa Mác- Lênin,
truyền tải những nội dung quan điểm, chủ trương của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước; định hướng sự vận dụng những kiến
thức đó vào hoạt động thực tiễn của bản thân người học, vì vậy
2

Hồ Chí Minh tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Hà Nội, 1995, tập 8, tr. 497
Hồ Chí Minh tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Hà Nội, 1995, tập 8, tr. 498
4
Hồ Chí Minh tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Hà Nội, 1995, tập 5, tr 234
5
Hồ Chí Minh tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Hà Nội, 1995, tập 5, tr 292
3

KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 2015

419


giảng viên phải có kiến thức vững vàng, tư liệu thơng tin phong
phú, cách trình bày sinh động, rõ ràng để bài giảng gây được sự
hứng thú cho người học.
Để học tập Bác trong việc nâng cao tính thực tiễn trong giảng
dạy, giảng viên các mơn lý luận chính trị cần quan tâm thực hiện

một số vấn đề sau:
Thứ nhất, giảng viên phải nâng cao trình độ chun mơn đáp ứng
u cầu giảng dạy. Thước đo ý thức trách nhiệm người giảng viên là
chất lượng các bài giảng đảm bảo tính khoa học, lý luận gắn liền với
thực tiễn. Giảng viên phải chú ý nâng cao trình độ chun ngành,
nâng cao kỹ năng, phương pháp giảng dạy. Ngồi ra, giảng viên
phải thường xun bồi dưỡng, cập nhật tư duy lý luận, các luận
điểm mới của Đảng, nhất là các văn kiện Hội nghị, Đại hội Đảng,
chính sách của nhà nước…, nghiên cứu sự vận động và phát triển
khơng ngừng của thực tiễn có liên quan. Nhiệm vụ của người giảng
viên các mơn học này khơng chỉ trình bày làm rõ những vấn đề lý
luận mà còn phải nâng cao bản lĩnh chính trị của người học.
Người giảng viên mơn học này cần tích cực tham gia nghiên
cứu khoa học. Đây là hoạt động lý giải các vấn đề lý luận và thực
tiễn trong xã hội liên quan đến nội dung giảng dạy mới nảy sinh,
thúc đẩy người giảng viên nghiên cứu nhiều tài liệu liên quan, tri
thức ngày càng được mở rộng và chun sâu trên cơ sở độc lập suy
nghĩ, sáng tạo.
Thứ hai, giảng viên phải thường xun bám sát thực tiễn. Giảng
viên các mơn lý luận chính trị cần được tổ chức đi tham quan, khảo
sát thực tế tại các địa phương trong và ngồi nước với những chủ đề
cụ thể, nghe thời sự về những vấn đề chính trị - xã hội của đất nước,
những biến động của tình hình quốc tế …gắn với bài giảng.
Bên cạnh đó, giảng viên cần tìm đọc, nghiên cứu, nắm bắt các
thơng tin mới qua sách báo, tạp chí, mạng internet và các phương
tiện thơng tin đại chúng để cập nhật thường xun, kịp thời. Ngồi
ra, giảng viên phải biết ứng dụng cơng nghệ thơng tin phục vụ cho
việc trình bày bài giảng với phương tiện kỹ thuật hiện đại (sử dụng

420


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO


máy chiếu, giáo án điện tử), có thể thực hiện minh họa những hình
ảnh thực tế sinh động.
Thứ ba, giảng viên phải đảm bảo tính khoa học khi đưa các yếu tố
thực tiễn vào bài giảng. Trong bài giảng, giảng viên cần xác định
được nội dung nào cần thiết phải liên hệ thực tiễn. Như vậy, yếu tố
thực tiễn đưa vào bài giảng phải có tính điển hình, tính thời sự cao,
đang được xã hội quan tâm nhiều, có xuất xứ rõ ràng và đảm bảo
tính trung thực, phù hợp nội dung lý luận đang cần được phân tích
chứng minh, để người học thấy được mối liên hệ giữa lý luận và
thực tiễn.
Thứ tư, giảng viên phải nắm bắt được đối tượng học viên. Giảng
viên cần tìm hiểu trình độ, kiến thức và hiểu biết của người học;
thường xun cập nhật thơng tin để bổ sung, cải tiến nội dung, kế
hoạch, phương pháp giảng dạy và cơ sở dữ liệu. Ngồi ra, cần lựa
chọn kiến thức thực tiễn hoặc cách khai thác nhấn mạnh khía cạnh
nào trong cùng một sự kiện phù hợp, như cùng một chun đề,
nhưng giảng dạy tại các lớp chính quy khơng thể giống với một số
lớp tại chức, liên thơng... Giảng viên có thể gợi mở để người học có
thể liên hệ thực tiễn của địa phương, đất nước hay bản thân làm
sáng tỏ lý luận được nghiên cứu.
Thứ năm, giảng viên cần coi trọng và tăng cường thực hiện thảo
luận các đề tài có liên hệ thực tiễn. Tổ chức tốt việc thảo luận sẽ
làm cho người học phải đọc tài liệu, nghiên cứu, chuẩn bị, giúp cho
họ nắm vững được lý luận và vận dụng vào thực tiễn được tốt, có

hiệu quả, hướng người học vào việc trao đổi, tranh luận, phân tích,
giải quyết các vấn đề trong cuộc sống, tổ chức hướng dẫn làm các
bài tập tình huống…
Thứ sáu, giảng viên cần quan tâm góp phần xây dựng và phát triển
đội ngũ giảng viên trẻ. Đó là việc hết sức cần thiết nhằm tạo ra đội
ngũ kế cận trong tương lai, chú ý đáp ứng tính lâu dài, có sự kế
thừa, để lớp trẻ và lớp già trao đổi, hiểu biết lẫn nhau. Do đó, nên
mạnh dạn giao việc cho đội ngũ giảng viên trẻ để họ có mơi trường
thực tiễn học tập, tiếp cận được các cơng việc của một cán bộ khoa
học vừa giảng dạy vừa nghiên cứu và rèn luyện mọi mặt. Về phía
giảng viên trẻ, phải có kế hoạch tự rèn luyện, phấn đấu nâng cao
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 2015

421


phẩm chất chính trị, đạo đức và năng lực chun mơn của bản thân
và nghiên cứu thực tế, minh họa cho phần lý luận, học hỏi kinh
nghiệm chun mơn của giảng viên đi trước.
4. Kết luận
Việc từng bước nâng cao chất lượng giảng dạy, đổi mới
phương pháp giảng dạy, thực hiện phương châm gắn lý luận với
thực tiễn, đáp ứng được những đòi hỏi của thực tiễn sự nghiệp cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế ở nước ta đang đặt ra
nhiều vấn đề mới mẻ và phức tạp, đòi hỏi lý luận phải đi sâu nghiên
cứu, cũng là góp phần thúc đẩy sự nghiệp giáo dục - đào tạo của
nước ta đổi mới cơ bản, tồn diện, sánh vai với các cường quốc năm
châu như Bác Hồ mong muốn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hồ Chí Minh tồn tập (2002), Nxb. Chính trị quốc gia Hà Nội, tập 5.
2. Hồ Chí Minh tồn tập (2002), Nxb. Chính trị quốc gia Hà Nội, tập 8.
3. Đảng CSVN, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, BCHTW khóa XI
(4/11/2013), NQ29-NQ/TW về đổi mới căn bản, tồn diện giáo dục và
đào tạo, đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều
kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế.
4. Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3
(2012), Luật giáo dục đại học Việt Nam .
5. Thủ tướng Chính phủ (2012), Chiến lược phát triển giáo dục 20112020.

422

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO



×