Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

THực trạng và định hướng phát triển thị trường OTC Việt Nam.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.47 MB, 25 trang )



Giáo viên hướng dấn: Th.s Đặng Trí Thọ Nguồn: o
Nhóm liên minh Tài chính tiền tệ Anh 3 và Anh 6
1
THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG OTC Ở VIỆT NAM








TIỂU LUẬN
LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ

ĐỀ TÀI : “THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ
TRƯỜNG OTC Ở VIỆT NAM.”


GIÁO VIÊN HƯỚNG DẤN : TH.S ĐẶNG TRÍ THỌ
NHÓM THỰC HIỆN : HOÀNG PHAN QUANG - ANH 3
HOÀNG QUỐC HƯNG - ANH 3
NGUYỄN THỊ THU THẢO - ANH 6
NGUYỄN THANH NGA - ANH 6

TRƯỜNG ĐH NGOẠI THƯƠNG
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG




Giáo viên hướng dấn: Th.s Đặng Trí Thọ Nguồn: o
Nhóm liên minh Tài chính tiền tệ Anh 3 và Anh 6
2
THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG OTC Ở VIỆT NAM

MỤC LỤC
































Mục Lục Trang
A. LỜI NÓI ĐẦU 3
B. NỘI DUNG

I. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG OTC
1. Khái niệm, đặc điểm.
2. Vai trò thị trường OTC với nền kinh tế nói chung
3. Thị trường NASDAQ.

II. THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG OTC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.
1. Thị trường OTC đã tồn tại song chưa chính thức.
2. Mặt tích cực và tiêu cực đối với nền kinh tế.
3. Hướng dẫn tham gia thị trường OTC.
4. Kỳ vọng nhà đầu tư.

III. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG OTC.
1. Định hướng của chính phủ.
2. TÍnh khả thi.

4

4

4
5
6

8
8
8
16
18

20
20
23

C. KẾT LUẬN

25


Giáo viên hướng dấn: Th.s Đặng Trí Thọ Nguồn: o
Nhóm liên minh Tài chính tiền tệ Anh 3 và Anh 6
3
THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG OTC Ở VIỆT NAM

I. LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh nền kinh tế vĩ mô chưa ổn định như hiện nay, sự biến động của thị trường
chứng khoán đang thu hút sự quan tâm của không những các nhà đầu tư chứng khoán, các nhà
kinh tế, hay các nhà hoạch định chính sách mà còn của báo chí, dư luận hay bản thân chúng ta-
là những sinh viên đang học và nghiên cứu về tài chính tiền tệ.


Thị trường giao dịch chứng khoán phi tập trung OTC có ảnh hưởng rất lớn tới thị trường
chứng khoán Việt Nam nói riêng và cả nền kinh tế nói chung.. Không thể phủ nhận rằng, vào giai
đoạn cuối năm 2006 đầu 2007, OTC thực sự là cỗ máy in tiền siêu tốc. Nhưng, đến thời điểm này,
cổ phiếu OTC đã mất đi nhiều sức nóng vốn có, đa số các cổ phiếu OTC đã giảm hẳn tính thanh
khoản và gần như đóng băng. Điều này gây hậu quả rất nghiêm trọng cho nhiều nhà đầu tư, và
đặc biệt là cho thị trường chứng khoán Việt Nam tại thời điểm này.

Chính vì sức ảnh hưởng của thị trường OTC đến nền kinh tế như vậy, nên nhóm chúng tôi
chọn OTC là đề tài nghiên cứu cho bài tiểu luận của mình.

Bài tiểu luận nhằm mục đích mang đến cho các bạn cái nhìn tổng quan về thị trường OTC
nói chung và thị trường OTC Việt Nam nói riêng. Đồng thời, chúng tôi cũng đề cập đến đinh
hướng phát triển thị trường OTC chính thức ở Việt Nam, và tính khả thi của nó.

Với những kiến thức rất bổ ích từ thầy Đặng Trí Thọ, kết hợp những thông tin thu thập từ
mạng Internet và các phương tiện truyền thông, chúng tôi đã hoàn thành bài tiểu luận này. Tuy
nhiên, do chưa đủ kiến thức và kinh nghiệm nghiên cứu trong lĩnh vực tài chính tiền tệ, bài tiểu
luận của chúng tôi chắc không tránh khỏi thiếu sót. Rất mong sự góp ý của thầy giáo và các bạn!



Giáo viên hướng dấn: Th.s Đặng Trí Thọ Nguồn: o
Nhóm liên minh Tài chính tiền tệ Anh 3 và Anh 6
4
THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG OTC Ở VIỆT NAM

II. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG OTC

1. KHÁI NIỆM ĐẶC ĐIỂM
1.1. KHÁI NIỆM VỀ THỊ TRƯỜNG OTC:

Thị trường OTC ( Over The Counter Market) thị trưòng giao dịch qua quầy, là thị trường được tổ
chức không dựa vào một mặt bằng giao dịch cố định (như thị trường sàn giao dịch). Trên thị trưòng OTC,
các nhà buôn chứng khoán (dealer) giao dịch tại các địa điểm khác nhau, công bố một danh mục chứng
khoán với giá mua và giá bán được yết sẵn, và họ sẵn sàng mua hoặc bán chứng khoán cho những ai chấp
nhận giá của họ.

1.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA THỊ TRƯỜNG OTC
a. Tính Phi T
ập T
rung: OTC không phải là một thị trường hiện hữu, nó không có địa điểm tập trung nhất
định, thay vào đó là một hệ thống thông tin liên lạc hiện đại mà các bên tham gia thị thường sử dụng để
mua bán chứng khoán.
b. Tính đa dạng của các chứng khoán tr
ên th
ị trư
òng OTC: Do hình thức tổ chức như vậy nên các
chứng khoán mua bán tại thị trường OTC rất đông đảo và đa dạng. Nó bao gồm các chứng khoán của
những công ty chưa đủ điều kiện yết giá tại sở giao dịch lẫn những công ty chưa muốn yết giá tại sở giao
dịch.. Tính đa dạng được thể hiện rõ nét ở các nước phát triển, cụ thể, giá trị các chứng khoán được mua
bán qua thị trường OTC lớn hơn rất nhiều so với mua bán tại sở giao dịch.
c. Cơ chế xác lập giá tr
ên th
ị trường
: Giá cả của chứng khoán trên thị trường OTC thường đựơc xác lập
theo phương thức thương lượng và thoả thuận (Negotiated Market). OTC vận động như một mạng lưới liên
công ty ( interdealer network). Các nhà tạo giá cạnh tranh giữa họ với nhau, liên tục đưa ra giá rao mua và
giá chào bán (ask), giao dịch sẽ được rút lại bằng thương lượng, và đưa ra giá cuối cùng sau thoả thuận.
Từ đó, giá thị trường cũng được tham khảo từ mạng lưới này.Đặc biệt, do tính đa dạng của thị trường nên
tại một thời điểm, trên OTC có thể có nhiều mức giá khác nhau cho một loại chứng khoán.
d. Th

ị trường OTC chịu sự chi phối của các nh
à t
ạo lập thị trường
: Các nhà tạo lập thị trưòng đóng
vai trò quan trọng trên thị trường OTC. Họ duy trì tính thanh khoản cho các loại chứng khoán mình đảm
trách, thông qua việc nắm giữ một lượng lớn chứng khoán để luôn sẵn sàng mua, bán, giao dịch với khách
hang.
e. Động lực c
huy
ển hướng giá tr
ên th
ị trường:
Động lực chuyển hướng giá trên thị trường OTC chịu
chi phối tương đối lớn từ các nhà tạo giá của thị trường. Khi nhà tạo giá muốn khuyến khích người đầu tư
bán chứng khoán ra thì họ sẽ đưa ra giá rao mua cao hơn. Qua đó, tác động đến các nhà tạo giá khác, họ


Giáo viên hướng dấn: Th.s Đặng Trí Thọ Nguồn: o
Nhóm liên minh Tài chính tiền tệ Anh 3 và Anh 6
5
THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG OTC Ở VIỆT NAM

bám theo nhịp độ và làm cho giá chứng khoán tăng lên. Ngược lại, khi các nhà tạo giá muốn hấp dẫn người
mua mua vào, họ sẽ giảm giá chào bán. Và khi xu thế này lan qua các nhà tạo giá khác, sẽ làm cho giá
chứng khoán giảm xuống.
f. Tính năng động của giao
d
ịch b
ên ngoài th
ị trường chính:

Các công ty kinh doanh chứng khoán
trên OTC có thể duy trì lượng chứng khoán OTC tồn kho riêng cho mình mà không cần đăng kí tạo giá.
Hoặc cũng có thể sẵn sàng mua hay chào bán chứng khoán OTC cho chính tài khoản của họ bất cứ thời
điểm nào (position trading). Các công ty này có thể tuỳ ý chọn cách để thực hiện lệnh cho khách hang của
mình, giao dịch tự doanh bằng tài khoản công ty, hoặc giao dịch môi giới hưởng hoa hồng bằng cách chỉ
thu xếp mua bán cho tài khoản của khách hang.

2. VAI TRÒ CỦA THỊ TRƯỜNG OTC ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ.
2.1. THỊ TRƯỜNG OTC HỖ TRỢ VÀ THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG CỦA SÀN GIAO DỊCH
CHỨNG KHOÁN.
Bằng các đặc điểm nổi bật trên, thị trường OTC đang tạo ra sức hút lớn với các doanh nghiệp, các
nhà đầu tư chứng khoán. Cổ phiếu của các doanh nghiệp được mua bán trao đổi sôi động trên thị trường
OTC, ảnh hưởng tới tâm lý nhà đầu tư, từ đó tác động đến giao dịch trên thị trường chính thức. Mặt khác,
giá cổ phiếu trên thị trường OTC cũng là cơ sở tham khảo cho các doanh nghiệp và các nhà đầu tự khi
tham gia giao dịch trên thị trường chứng khoán. Chính vì thế, hoạt động của thị trường OTC đã, đang và sẽ
tác động lớn tới hoạt động của sàn giao dịch chứng khoán.
2.2. THỊ TRƯỜNG OTC TẠO ĐIỀU KIỆN CHO CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CHƯA
CÓ ĐIỀU KIỆN NIÊM YẾT TRÊN CÁC SÀN GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN.
Là thị trường phi tập trung, các chứng khoán giao dịch trên thị trường OTC rất đông đảo và đa
dạng, (hay nói cách khác, thị trường OTC không “kén” chứng khoán giao dịch). Chính vì thế, OTC là cơ hội
cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chưa đủ điều kiện tham gia thị trường tập trung, thu hút vốn từ việc bán
cổ phiếu của mình để mở rộng kinh doanh sản xuất. Các doanh nghiệp này tham gia thị trường OTC không
những có thể thu hút vốn từ kinh doanh cổ phiểu, mà còn có cơ hội cọ xát, tăng kinh nghiệm trước khi
đưa cổ phiếu của doanh nghiệp mình tham gia thị trường chính thức.
Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển chính là một vai trò tích cực mà TT OTC tác
động đến sự phát triển của nền kinh tế.
2.3 THỊ TRƯỜNG OTC TẠO MÔI TRƯỜNG LINH HOẠT CHO NHÀ ĐẦU TƯ.
Do tính năng động của thị trường, các nhà đầu tư hoạt động trên OTC rất dễ dàng trong việc giao
dịch, truy cập, chia sẻ thông tin. Do đó, tiết kiệm thời gian, chi phí mà vẫn đảm bảo hiệu quả giao dịch.



Giáo viên hướng dấn: Th.s Đặng Trí Thọ Nguồn: o
Nhóm liên minh Tài chính tiền tệ Anh 3 và Anh 6
6
THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG OTC Ở VIỆT NAM

2.4 THỊ TRƯỜNG OTC GIÚP TĂNG TÍNH THANH KHỎAN CHO CỔ PHIẾU TRÊN THỊ
TRƯỜNG GIAO DỊCH.
Một trong những lí do khiến thị trường chứng khoán phát triển nhanh là tính thanh khoản cao của
cổ phiếu. Chứng khoán có tính thanh khoản (tính lỏng) là những chứng khoán có sẵn thị trường cho việc
bán lại dễ dàng, giá cả tương đối ổn định theo thời gian.
Là thị trường linh hoạt, năng đông và hiệu quả cao, OTC đã góp phần tích cực tăng tính thanh khoản của
cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.

3. THỊ TRƯỜNG OTC MỸ (NASDAQ) – MỘT MÔ HÌNH ĐIỂN HÌNH CHO THỊ TRƯỜNG
OTC THẾ GIỚI.
NASDAQ - National Association of Securities Dealers Automated Quotations system, là sàn giao dịch
chứng khoán phi tập trung(OTC), có giá trị vốn hoá thị trường đứng thứ 3 thế giới. Nasdaq được thành lập
năm 1971 bởi Hiệp hội những người buôn bán chứng khoán Quốc gia (NASD), và hiện đang được điều hành
bởi Nasdaq Stock Market, Inc. NASDAQ là sàn giao dịch chứng khoán điện tử lớn nhất nước Mỹ, với
khoảng 3,200 công ty niêm yết và số lượng cổ phiếu giao dịch bình quân nhiều hơn bất kỳ sàn giao dịch
khác ở Mỹ.Khi bắt đầu mở cửa giao dịch vào ngày 8/2/1971, NASDAQ là sàn thị trường chứng khoán điện
tử tiên phong trên thế giới. Lúc đầu, nó chỉ đơn thuần là hệ thống bản điện tử niêm yết giá chứ chưa thực
sự kết nối giữa người mua với người bán. Tác dụng quan trọng nhất lúc đó là nó giúp làm giảm mức chênh
lệch giữa giá mua(bid price) và giá bán(ask price)cổ phiếu , gây bất lợi cho những tay môi giới chứng khoán
thường kiếm bộn nhờ chênh lệch này, song lại làm thị trường chứng khoán hoạt động nhộn nhịp hơn. Vài
năm sau, NASDAQ tiến gần hơn đến một sàn giao dịch chứng khoán theo đúng nghĩa của nó, khi đưa vào
hoạt động hệ thống báo cáo và giao dịch chứng khoán tự động. Cho đến năm 1987, hầu hết các giao dịch
được tiến hành qua điện thoại, song trong suốt cuộc khủng hoảng của thị trường chứng khoán năm 1987,
những người tạo lập thị trường hầu như không trả lời điện thoại. Để đối phó với vấn đề này, Hệ thống thực

thi các lệnh nhỏ (SOES) đã ra đời, cung cấp cho những người mua bán chứng khoán một phương thức giao
dịch điện tử hoàn toàn mới, và để đảm bảo những giao dịch nhỏ không bị bỏ qua.
NASDAQ cũng niêm yết cổ phiếu của chính họ trên sàn dưới mã hiệu NDAQ. Chỉ số chủ yếu trên
NASDAQ là chỉ số tổng hợp NASDAQ (The Nasdaq Composite), được xây dựng dựa trên giá cổ phiếu của
toàn bộ các công ty niêm yết trên NASDAQ. Chỉ số này là chỉ số được theo dõi nhiều nhất đối với các công
ty về công nghệ.
M
ột số mốc chính với chỉ số tổng hợp NASDAQ:



Giáo viên hướng dấn: Th.s Đặng Trí Thọ Nguồn: o
Nhóm liên minh Tài chính tiền tệ Anh 3 và Anh 6
7
THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG OTC Ở VIỆT NAM

-17/7/1995: lần đầu tiên chỉ số tổng hợp NASDAQ đóng cửa ở mức giá trên 1000 điểm.
-10/3/2005: chỉ số này đạt mức giao dịch cao kỉ lục 5,132.52 điểm.
-10/10/2002: chỉ số tổng hợp NASDAQ tụt xuống mức thấp nhất 1,108.49 điểm.
Bên cạnh NASDAQ Composite thì NASDAQ 100 và Nasdaq Financial 100 cũng là những chỉ số chứng khoán
rất quan trọng. Nasdaq 100 là chỉ số chứng khoán của 100 công ty phi tài chính lớn nhất được niêm yết
trên NASDAQ, cả công ty trong nước và quốc tế, còn Nasdaq Financial 100 là của các công ty tài chính. Để
được lọt vào top 100 công ty trong chỉ số NASDAQ 100, một công ty phải đạt được các số tiêu chí sau, bao
gồm:
1.
Đượ
c niêm y
ết

độc quyền

trên NASDAQ.
2.
Đ
ã niêm y
ết được ít nhất 2 năm( hoặc 1 năm nếu thoả m
ãn m
ột số ti
êu chu
ẩn về vốn hoá thị
trường)
.
3. Kh
ối lượng giao dịch b
ình quân ngày t
ối thiểu l
à 200,000 c
ổ phiếu
.
4.
Lưu hành báo cáo hàng quí và hàng năm
.
5. Không
đứng trước nguy cơ phá sản
.
Ngoài ra, nếu công ty có nhiều loại cổ phiếu thì nó chỉ được phép có 1 cổ phiếu với giá trị vốn hoá thị
trường lớn nhất được tham gia vào chỉ số NASDAQ 100. Danh mục công ty nằm trong NASDAQ 100 được
tái cơ cấu lại theo chu kì 1 năm hoặc sau khi xảy ra các vụ chia tách, sáp nhập các công ty trong top 100.
Trong danh sách của NASDAQ 100 được công bố 1/2/2007 có nhiều cái tên khá quen thuộc trong lĩnh vực
IT như: Adobe Systems Incorporated (ADBE), Amazon.com, Inc. (AMZN), Apple Inc. (AAPL), Cisco Systems,
Inc. (CSCO), Dell Inc. (DELL), eBay Inc. (EBAY).

NASDAQ đã có những nỗ lực đáng kể nhằm thâu tóm London Stock Exchange. Hiện NASDAQ đã nắm được
28.75% cổ phần của London Stock Exchange và đưa ra mức giá £12.43, mức giá cao nhất mà họ từng trả
cho một cổ phần trên thị trường mở.
(Nguồn về thị trường NASDAQ: www.saga.vn)


Giáo viên hướng dấn: Th.s Đặng Trí Thọ Nguồn: o
Nhóm liên minh Tài chính tiền tệ Anh 3 và Anh 6
8
THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG OTC Ở VIỆT NAM

III. THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG OTC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

1. THỊ TRƯỜNG OTC Ở VIỆT NAM ĐÃ TỒN TẠI NHƯNG CHƯA CHÍNH THỨC.
Theo kết quả điều tra của Tổng cục Thống kê về thực trạng doanh nghiệp tính đến thời điểm tháng
6 năm 2005, cả nước có gần 2000 doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá và trên 3000 công ty cổ phần. Tổng
vốn điều lệ của các công ty này hơn hơn rất nhiều lần khối lượng vốn hoá trên thị trường chính thức. Đây
chính là nguồn cung của thị trường OTC. Hay nói theo cách của một số người thường nói là thị trường OTC
ở Việt Nam rất nhiều tiềm năng. Không phải cổ phiếu của tất cả các công ty cổ phần đều được mua bán,
trao đổi thường xuyên mà chỉ có một ít trong số đó được giao dịch. Có những loại cổ phiếu gần như không
bao giờ được giao dịch, nhưng có những loại cổ phiếu tuy chưa được niêm yết trên thị trường chính thức
trên sàn, nhưng chúng được giao dịch rất sôi động như cổ phiếu của các ngân hàng cổ thương mại cổ phần
Á Châu, Sài Gòn Thương Tín, Bánh kẹo Kinh đô, Vinamilk. Đây chính là những cổ phiếu mà các nhà đầu tư
có tổ chức, nhất là các quỹ đầu tư rất quan tâm.
Thị trường phi tập trung ở Việt Nam đang tồn tại là một thực thể khách quan. Chỉ có thể nói, rằng
hoạt động của thị trường này còn manh mún, rời rạc, tổ chức của thị trường này chưa được chặt chẽ, chưa
có người tạo lập và dẫn dắt thị trường chứ không thể nói là Việt Nam chưa có thị trường OTC và Việt nam
đang đặt mục tiêu xây dựng đến năm 2010 sẽ có thị trường này như một số người thường nói.
Thị trường OTC là một tất yếu, là một phần không thể tách rời khỏi một nền kinh tế đang trong giai
đoạn chuyển đổi như Việt Nam hiện nay. Việc quản lý thế nào là hợp lý để phát huy được tiềm năng và

giảm thiểu các nguy cơ tiềm ẩn, chính là bài toán khó đặt ra không chỉ riêng cho các nhà quản lý thị trường
chứng khoán Việt Nam.
2. ẢNH HƯỞNG TÍCH CỰC VÀ TIÊU CỰC.
2.1 TÍCH C
ỰC

2.1.1 Cải thiện tính minh bạch trên thị trường
Quản lý OTC tập trung có áp dụng các chế tài cần thiết sẽ giúp cải thiện tính minh bạch trên thị
trường. Các Cty đại chúng phải thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin định kỳ và bất thường theo Luật DN
như: báo cáo tài chính năm có kiểm toán, thông tin bất thường... Với việc "định cư" OTC, kiểm tra giám sát
quá trình công bố thông tin của các Cty đại chúng sẽ ngày được thắt chặt hơn, giúp các nhà đầu tư hiểu
hơn nữa tình hình hoạt động sản xuất của DN phát hành, từ đó giúp ích cho việc xem xét, định giá chính
xác DN nhằm tránh những rủi ro trong quá trình giao dịch và tạo điều kiện bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư,


Giáo viên hướng dấn: Th.s Đặng Trí Thọ Nguồn: o
Nhóm liên minh Tài chính tiền tệ Anh 3 và Anh 6
9
THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG OTC Ở VIỆT NAM

tránh được các rủi ro trong quá trình giao dịch chứng khoán OTC. Hầu hết các giao dịch trên thị trường OTC
đều mang tính tự phát, chưa có một cơ chế quản lý chặt chẽ nên luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Để có thể thực hiện mua bán một cách dễ dàng, thông thường phải thông qua trung gian đứng
giữa. Điều đó có thể dẫn tới khả năng gây ra các giao dịch thao túng giá khiến các nhà đầu tư nhỏ lẻ bị ép
giá. Việc xây dựng cơ chế quản lý giao dịch OTC còn giúp các nhà đầu tư có thể tìm thấy nhau, yên tâm
hơn khi mua cổ phiếu vì đã có khung pháp lý bảo vệ cho họ. Từ đó góp phần hạn chế được rủi ro, tạo ra sự
an toàn trong giao dịch, thu hút ngày càng nhiều nhà đầu tư tham gia vào thị trường. Khi sàn OTC chính
thức hoạt động, các tổ chức đăng ký giao dịch tại sàn ngoài việc có thể dễ dàng huy động vốn thông qua
phát hành, còn là một bước đệm tập dượt về công bố, quản trị, điều hành Cty trước khi chính thức niêm yết
cổ phiếu tại sàn HaSTC hoặc HoSE. Bên cạnh đó, đây cũng là một biện pháp PR hiệu quả và kinh tế nhằm

nâng cao hình ảnh DN, giúp DN sẽ có rất nhiều lợi thế khi tiếp tục phát hành cổ phiếu. Trong tình cảnh tính
thanh khoản của thị trường niêm yết cũng như thị trường OTC đang rất kém như hiện nay, với chủ trương
ưu tiên những cổ phiếu thuộc nhóm ngành ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, những cổ phiếu của những
chủ thể chủ chốt trong hệ thống tài chính hiện đang có tính thanh khoản cao thì sự vận hành của thị trường
OTC tập trung có thể sẽ là một dấu hiệu tốt giúp cải thiện tính thanh khoản, mang lại nhiều cơ hội mới cho
các nhà đầu tư. Theo nguồn tin từ website www.tienphongonline.com.vn , www.vnexpress.net ,
www.vneconomy.vn , www.thanhnien.com.vn .
2.1.2 Cơ hội tiềm năng cho các nhà đầu tư.
Sau những lo ngại về tình hình kinh tế ở Việt Nam, niềm tin đối với nhà đầu tư và doanh nghiệp
nước ngoài vẫn không mấy thay đổi. Theo thông tin t
ừ Thị trường chứng khoán Việt Nam
dù đang trong
giai đoạn nhạy cảm, nhưng vẫn thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư cả trong và ngoài nước.
Dòng tiền tiềm năng đổ vào thị trường ở mức cao thể hiện qua số dư tiền gửi tại các công ty chứng khoán
vẫn đạt khoảng 400-600 tỷ đồng/công ty đối với các công ty lớn và khoảng 100-200 tỷ đồng/công ty đối với
những công ty nhỏ ngay cả trong những tháng ảm đạm.
Nhà đầu tư nước ngoài trong thời gian qua thể hiện xu hướng bán chủ đạo, nhưng họ vẫn quan
tâm nhiều tới thị trường Việt Nam. Tính tới đầu tháng 9/2008, Trung tâm lưu ký chứng khoán đã cấp mã số
giao dịch chứng khoán cho trên 12.000 nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có hơn 800 mã của nhà đầu tư tổ
chức và hơn 11.000 mã của nhà đầu tư cá nhân. Riêng trong tháng 8, đã có thêm 35 tổ chức và hơn 220
nhà đầu tư cá nhân mở tài khoản.
Có thể nói nhu cầu đầu tư có tiềm năng khá lớn, trong khi tại sàn niêm yết cả HoSE và HaSTC mới chỉ có
khoảng 300 mã, so với hơn 1.000 loại cổ phiếu đã từng được giao dịch trên thị trường OTC trước đây quả là


Giáo viên hướng dấn: Th.s Đặng Trí Thọ Nguồn: o
Nhóm liên minh Tài chính tiền tệ Anh 3 và Anh 6
10
THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG OTC Ở VIỆT NAM


con số bé nhỏ.Hơn thế nữa, khó khăn lớn nhất trên thị trường OTC chính là khoảng trống thông tin về
người có nhu cầu mua và bán. Và các dịch vụ mà CTCK đưa ra hiện nay chủ yếu nhằm khỏa lấp khoảng
trống này, trong đó lập sàn giao dịch cổ phiếu OTC là một dịch vụ điển hình. Giảm thiểu rủi ro, tránh bị giá
thao túng, và giao dịch bảo đảm là những cái được lớn nhất của nhà đầu tư OTC khi thực hiện giao dịch
qua công ty chính thức.
2.1.3 Thị trường tiện lợi cho các giao dịch.
Trong mô hình thị trường chứng khoán quốc gia, thị trường phi tập trung (OTC) là một thị trường cấp
cao, hoạt động trên cơ sở tự động hóa, giao dịch các chứng khoán chưa niêm yết hoặc chưa đủ tiêu chuẩn
niêm yết của các doanh nghiệp vừa và nhỏ là chủ yếu. Thị trường chứng khoán (TTCK) OTC là thị trường
tiện lợi cho việc giao dịch, truy cập và chia sẽ thông tin, tiết kiệm thời gian, chi phí giao dịch, đồng thời vẫn
có thể đảm bảo quản lý , giám sát thị trường. TTCK OTC hiện nay được coi là thị trường có tiềm năng hữu
dụng lớn và khả năng phát triển mạnh trong tương lai. Trong Chiến lược phát triển TTCK Việt Nam đến năm
2010 đã được Chính phủ phê duyệt, sẽ tiến hành xây dựng thị trường OTC tại Trung tâm giao dịch chứng
khoán Hà Nội, tạo điều kiện thu hẹp các giao dịch chứng khoán trên thị trường tự do, bảo vệ nhà đầu tư
(NĐT) nhỏ trong các giao dịch chứng khoán trao tay hiện nay.
Từ tháng 3/2006 cho đến nay, chúng ta chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của TTCK Việt Nam. Một thị
trường mua bán cổ phiếu trao tay hoạt động rất sôi động giữa các NĐT với hàng ngàn cổ phiếu, thông tin
đa chiều, giá dao động lớn. Khả năng sinh lời và rủi ro ở đây là cao hơn ở hai Trung tâm giao dịch tập
trung. Mặc dù không phải là thị trường bất hợp pháp, song đây là thị trường đầy rủi ro. Để tạo ra thị trường
hợp pháp, bảo vệ người đầu tư nhỏ, đồng thời tạo ra mối quan hệ hai chiều giữa Sở giao dịch chứng khoán
và thị trường OTC tương lai ở Việt Nam, việc thành lập thị trường OTC theo đúng nghĩa của nó là vô cùng
cần thiết. Có thể nói rằng việc hình thành TTCK OTC đang là xu hướng phổ biến, thậm chí là tất yếu của
hầu hết các TTCK thế giới vì những ưu thế của thị trường này.
2.2 TIÊU CỰC
2.2.1 “Cơn điên OTC”: cần sự điều chỉnh của luật.
Hiếm có thị trường chứng khoán mới ra ràng nào trên thế giới lại có một thị trường cổ phiếu không
chính thức (Over The Counter – OTC) hoạt động thoải mái và thiếu kiểm soát như ở Việt Nam. Năm 2007,
các công ty cổ phần thoải mái phát hành cổ phiếu vô tội vạ ra công chúng, cho hàng ngàn nhà đầu tư cá
nhân không có một khái niệm lờ mờ về công ty mà mình mua. Độ nóng của thị trường cổ phiếu không
chính thức đang ẩn chứa những rủi ro chờ ngày bùng phát khi mà người mua đang lờ đi những phân tích lý

trí. Nhưng đây là chuyện đang diễn ra hàng ngày trên thị trường chứng khoán không chính thức của Việt

×