Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

Truyền tải chính sách tiền tệ qua kênh tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 28 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
-----

-----

CHU KHÁNH LÂN

TRUYỀN TẢI CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ QUA KÊNH TÍN DỤNG
CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
MÃ SỐ: 62.34.02.01

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI, 2016


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. TÔ NGỌC HƯNG
Học viện Ngân hàng
2. PGS.TS. ĐÀO VĂN HÙNG
Học viện Chính sách và phát triển


Phản biện 1:
Phản biện 2:
Phản biện 3:

Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm Luận án cấp Học viện
tại Học viện Ngân hàng
Vào hồi …… giờ …… ngày …… tháng …… năm 2016
Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Học viện Ngân hàng
- Thư viện Quốc gia


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN
CỦA TÁC GIẢ ĐƯỢC CÔNG BỐ
1. Chu Khánh Lân, 2012, Nguyên nhân lạm phát tại Việt Nam và một số gợi ý
chính sách, Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng, Số 4/2012.
2. Chu Khánh Lân, 2012, Bàn về tác động của chính sách tiền tệ tới tăng trưởng tín
dụng tại Việt Nam, Tạp chí Ngân hàng, Số 13/2012.
3. Chu Khánh Lân, 2012, Nghiên cứu thực nghiệm về hàm cầu tiền tại Việt Nam và
một số gợi ý chính sách, Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng, Số 10/2012.
4. Chu Khánh Lân, 2012, Thực trạng truyền tải chính sách tiền tệ qua kênh tín dụng
tại Việt Nam trong năm 2012, Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng, Số 12/2012.
5. Lê Thị Tuấn Nghĩa và Chu Khánh Lân, 2012, Giải pháp tái cơ cấu hệ thống tổ
chức tín dụng Việt Nam, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, Số 22/2012.
6. Lê Thị Tuấn Nghĩa và Chu Khánh Lân, 2013, Khung chính sách tiền tệ của Việt Nam
năm 2012 và những gợi ý chính sáchTạp chí khoa học và đào tạo ngân hàng, Số 128 + 129/2013.
7. Chu Khánh Lân, 2013, Nghiên cứu thực nghiệm về truyền dẫn chính sách tiền tệ
qua kênh tín dụng tại Việt Nam, Tạp chí Ngân hàng, Số 13/2013.
8. Chu Khánh Lân, 2014, Nhìn lại công tác điều hành chính sách tỷ giá nhằm giảm
tình trạng đô la hóa của Ngân hàng Nhà nước giai đoạn 2011 – 2013, Tạp chí Khoa học và

Đào tạo Ngân hàng, Số 140+141/2014.
9. Lê Thị Tuấn Nghĩa và Chu Khánh Lân, 2014, Khung chính sách tiền tệ của Việt Nam
năm 2013 - Những điểm nhấn, Tạp chí khoa học và đào tạo ngân hàng, Số 140 +141/2014.
10. Lê Thị Tuấn Nghĩa và Chu Khánh Lân, 2014, Nghiên cứu tác động của lãi suất
tới tỷ giá tại Việt Nam theo mô hình giá cứng Dornbusch, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, Số
200/2014.
11. Chu Khánh Lân, 2015, Khung chính sách tiền tệ năm 2014 và những gợi ý chính
sách năm 2015, Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng, Số 152+153/2015.
12. Lê Thị Tuấn Nghĩa và Chu Khánh Lân, 2016, Những kết quả nổi bật trong điều
hành chính sách tiền tệ năm 2015, Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng, Số
164+165/2015.
13. Chu Khánh Lân và Hà Quốc Tuấn, 2016, Nghiên cứu thực nghiệm về truyền dẫn
chính sách tiền tệ qua kênh tín dụng tại Việt Nam, Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng,
Số 167/2015.


14. Đỗ Thị Kim Hảo, Chu Khánh Lân, Nguyễn Minh Phương, 2016, Hệ thống ngân
hàng Việt Nam trong bối cảnh gia nhập cộng đồng kinh tế ASEAN, Kỷ yếu hội thảo Phát
triển hệ thống ngân hàng hiệu quả và bền vững trên nền tảng sử dụng khoa học – công nghệ,
đổi mới và sáng tạo, tháng 5/2016.
15. Chu Khánh Lân và Nguyễn Minh Phương, 2012, Điều hành chính sách tiền tệ tại
Việt Nam trong điều kiện kinh tế vĩ mô bất ổn – Thực trạng và giải pháp, Đề tài NCKH cấp
Học viện (chủ nhiệm)
16. Lê Thị Tuấn Nghĩa, 2013, Tác động của lãi suất đến tỷ giá – Lý thuyết và thực tế
Việt Nam, Đề tài NCKH cấp Ngành (thư ký khoa học).
17. Trương Quốc Cường, 2013, Vấn đề sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng thương
mại Việt Nam: Thực trạng, hệ lụy và giải pháp, Đề tài NCKH cấp Ngành (thành viên).
18. Tô Ngọc Hưng, 2013, Xử lý nợ xấu trong quá trình tái cấu trúc các ngân hàng
thương mại Việt Nam, Đề tài NCKH cấp Ngành (thành viên).
19. Nguyễn Đức Trung, 2013, Giải pháp quản lý thị trường Vàng tại Việt Nam, Đề

tài NCKH cấp Ngành (thành viên).
20. Tô Ngọc Hưng, 2013, Truyền dẫn chính sách tiền tệ tới tiêu dùng thông qua giá
bất động sản – Thực trạng và một số khuyến nghị chính sách, Đề tài NCKH cấp Học viện
(thành viên).
21. Chu Khánh Lân, 2014, Truyền dẫn chính sách tiền tệ qua kênh tín dụng tại Việt Nam
và một số khuyến nghị chính sách, Đề tài NCKH cấp Bộ Giáo dục và đào tạo (chủ nhiệm).
22. Nguyễn Thùy Dương, 2014, Đánh giá thực trạng tín dụng thời gian qua. Định
hướng và giải pháp điều hành cho giai đoạn từ nay đến năm 2015, Đề tài NCKH cấp Ngành
(thành viên).
23. Hà Thị Sáu, 2014, Nghiên cứu cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ qua kênh
chấp nhận rủi ro của các tổ chức tín dụng: Kinh nghiệm quốc tế và gợi ý chính sách cho
Việt Nam, Đề tài NCKH cấp Ngành (thư ký khoa học).
24. Tô Ngọc Hưng, 2016, Giải pháp đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng trong bối cảnh
suy giảm kinh tế, Đề tài NCKH phối hợp giữa HVNH và BIDV (thư ký khoa học).
25. Tô Ngọc Hưng, 2016, Giải pháp tín dụng cho người nghèo và chương trình xây
dựng nông thôn mới tại Việt Nam, Đề tài NCKH cấp Ngành (thư ký khoa học).


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Khác với quan điểm tiền tệ truyền thống nhấn mạnh vào truyền tải
CSTT qua bên nguồn vốn của hệ thống ngân hàng, kênh tín dụng ngân hàng
tập trung vào phân tích ảnh hưởng của CSTT tới nền kinh tế thông qua sự biến
động của tài sản. Việc dỡ bỏ những giả định không phù hợp với thực tế thị
trường tiền tệ - tài chính (không có sự khác biệt trong các quyết định về cấu
trúc vốn của người đi vay và cho vay ) và khai thác vấn đề thông tin bất cân
xứng giữa người đi vay và cho vay đã dẫn đến sự ra đời của kênh tín dụng.
Trong nghiên cứu của mình, Bernanke và Blinder (1992) phát triển lập luận về

ảnh hưởng trực tiếp của CSTT lên lãi suất được khuếch đại bởi những thay đổi
bên trong phần thưởng nguồn vốn bên ngoài. Độ lớn của phần thưởng nguồn
vốn bên ngoài phản ánh sự thiếu hoàn hảo của thị trường tín dụng, vốn dĩ gây
ra sự chênh lệch giữa lợi nhuận kỳ vọng của người cho vay và chi phí mà
người đi vay phải trả. Một sự thay đổi trong lãi suất do điều hành CSTT của
NHTW sẽ kéo theo sự thay đổi của phần thưởng nguồn vốn bên ngoài và tiếp
đó, sự thay đổi của phần thưởng nguồn vốn bên ngoài sẽ làm thay đổi chi phí
lãi vay, nhu cầu và khả năng cấp tín dụng, rồi hoạt động chi tiêu, đầu tư của
nền kinh tế. Hai tác giả đã lý giải tại sao điều hành CSTT lại có tác động đến
phần thưởng nguồn vốn bên ngoài trên thị trường tín dụng thông qua hai kênh
truyền tải là bảng cân đối tài sản của người đi vay và khả năng cấp tín dụng
của hệ thống ngân hàng. Nghiên cứu khởi đầu này của Bernanke và Blinder
(1995) đã mở ra hướng nghiên cứu mới về truyền tải CSTT qua kênh tín dụng
và được nhiều nhà nghiên cứu phát triển thêm
Cùng với nhiều chính sách kinh tế vĩ mô khác, CSTT thắt chặt trong
năm 2011 và nửa đầu năm 2012 nhằm đối phó với sự gia tăng của lạm phát
và bất ổn kinh tế vĩ mô đã khiến cho hệ thống ngân hàng NHTM và doanh
nghiệp suy yếu đi nhiều. Về phía doanh nghiệp, hàng hóa ứ đọng, dòng vốn
tắc nghẽn, hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp. Về phía ngân hàng, căng thẳng
thanh khoản, nợ xấu gia tăng, mức sinh lời giảm sút là những biểu hiện yếu
kém phổ biến được bộc lộ rõ rệt. Trước tình hình này, Chính phủ đã nỗ lực
triển khai nhiều giải pháp nhằm đưa nền kinh tế thoát khỏi tình trạng suy
thoái. Riêng đối với NHNN Việt Nam, công tác điều hành CSTT đã được
thực hiên linh hoạt, chủ động hơn nhằm hạ thấp mặt bằng lãi suất, triển khai


2

nhiều giải pháp hỗ trợ hệ thống NHTM và doanh nghiệp nhằm thúc đẩy tín
dụng có hiệu quả đối với nền kinh tế. Tuy nhiên, những nỗ lực kể trên của

ngành ngân hàng chưa mang lại nhiều kết quả tích cực khi mà tín dụng tăng
trưởng chậm chạp trong năm 2013 và 2014, thậm chí còn âm trong một vài
tháng liên tiếp. Nhu cầu lẫn khả năng và mong muốn cung ứng tín dụng đã bị
giảm đi đáng kể khi xuất hiện nhiều yếu tố tác động tiêu cực tới các chủ thể
đi vay và cho vay trong thị trường tín dụng. Thực trạng này cho thấy sự bất
ổn trong truyền tải CSTT qua kênh tín dụng ngân hàng, vốn dĩ là kênh truyền
tải chính những tác động của CSTT đến nền kinh tế tại Việt Nam. Không chỉ
tạo ra sự đánh đổi lớn cho nền kinh tế khi phải chuyển từ mục tiêu tăng
trưởng sang mục tiêu kiềm chế lạm phát, những yếu kém trong kênh này còn
gây ra sự mất ổn định cho hệ thống NHTM. Vì vây, nghiên cứu sinh lựa chọn
tiêu đề “Truyền tải chính sách tiền tệ qua kênh tín dụng của các ngân hàng
thương mại Việt Nam” cho luận án tiến sỹ của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Tổng hợp và phân tích cơ sở lý luận về truyển tải CSTT, truyển tải
CSTT qua kênh tín dụng với hai kênh bảng cân đối tài sản của người đi vay
và kênh khả năng cấp tín dụng của ngân hàng. Tổng hợp phương pháp
nghiên cứu về truyển tải CSTT qua kênh tín dụng từ các nghiên cứu trong và
ngoài nước.
Phân tích thực trạng truyền tải CSTT và hoạt động của hệ thống NHTM
Việt Nam làm cơ sở để phân tích thực trạng truyển tải CSTT qua kênh tín
dụng với hai kênh bảng cân đối tài sản của người đi vay và kênh khả năng
cấp tín dụng của ngân hàng. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới truyền tải
CSTT qua kênh tín dụng của NHTM Việt Nam.
Nghiên cứu định lượng về mức độ, chiều hướng truyền tải CSTT qua
kênh tín dụng tại Việt Nam, xem xét mức độ đóng góp của kênh tín dụng vào
diễn biến các mục tiêu của CSTT.
Đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường khả năng truyền tải
CSTT qua kênh tín dụng của NHTM Việt Nam trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng chính của luận án là thực trạng truyền tải CSTT qua kênh tín
dụng với hai kênh bảng cân đối tài sản của người đi vay và kênh khả năng
cấp tín dụng của ngân hàng tại Việt Nam. Thực trạng truyền tải được thể hiện


3

sự biến động của tín dụng (bên tài sản có trên bảng cân đối tài sản của ngân
hàng và nguồn vốn vay ngân hàng trên bảng cân đối tài sản của người đi vay
là doanh nghiệp). Ngoài ra, đề tài cũng phân tích thực trạng điều hành CSTT
của NHNN và hoạt động của hệ thống NHTM.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận án được giới hạn từ năm 2011 tới năm
2015. Đối với nghiên cứu định lượng, giai đoạn nghiên cứu kéo dài từ quý 1
năm 2000 đến quý 4 năm 2015.
4. Phương pháp nghiên cứu
Ngoài phương pháp triết học biện chứng và duy vật lịch sử thường
được sử dụng trong nghiên cứu khoa học, luận án vận dụng các phương pháp
khảo sát, thống kê, so sánh, phân tích - tổng hợp, diễn dịch, quy nạp.
Ngoài các sơ đồ, bảng, đồ thị, đề tài sử dụng mô hình kinh tế lượng
SVAR để kiểm chứng sự tồn tại và đo lường mức độ khuếch đại CSTT của
kênh tín dụng thông qua hàm phản ứng. Thông qua phân rã quá khứ, đề tài
đánh giá tác động của tín dụng tới sự biến động của các biến số kinh tế vĩ mô
trong nền kinh tế.
Đề tài khai thác các nguồn dữ liệu báo cáo tài chính từ năm 2010 đến
năm 2015 của 201 doanh nghiệp niêm yết trong chỉ số VNINDEX; dữ liệu
báo cáo tài chính từ năm 2010 đến năm 2014 của 29 NHTM; dữ liệu tiền tệ,
ngân hàng từ Thống kê tài chính quốc tế của IMF; dữ liệu kinh tế vĩ mô từ
Tổng cục Thống kê; dữ liệu khảo sát 306 doanh nghiệp năm 2013 của nhóm
nghiên cứu thực hiện Báo cáo hoạt động ngân hàng năm 2013 và một số dự

báo năm 2014 của Học viện Ngân hàng.
5. Kết cấu luận án
Luận án gồm ba chương:
Chương 1: Cơ sở luận về truyền tải chính sách tiền tệ qua kênh tín
dụng của ngân hàng thương mại
Chương 2: Thực trạng truyển tải chính sách tiền tệ qua kênh tín dụng
của các ngân hàng thương mại Việt Nam
Chương 3: Giải pháp tăng cường khả năng truyền tải chính sách tiền tệ
qua kênh tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam


4

Chương 1
CƠ SỞ LUẬN VỀ TRUYỀN TẢI CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ QUA
KÊNH TÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. TỔNG QUAN VỀ CSTT
1.1.1. Khái niệm CSTT
1.1.2. Mục tiêu của CSTT
1.1.3. Công cụ của CSTT
1.1.4. Truyền tải CSTT
1.2. NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ TRUYỀN TẢI CSTT QUA KÊNH TÍN
DỤNG CỦA NHTM
1.2.1. Cơ sở hình thành kênh tín dụng
Mối quan hệ mờ nhạt giữa lãi suất và đầu tư vào tài sản dài hạn được
chỉ ra từ nhiều nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm đã dẫn đến nhiều quan
điểm nghiên cứu mới về truyền tải CSTT. Để khắc phục vấn đề này,
Bernanke và Gertler (1995) đã đề xuất kênh tín dụng được xây dựng trên nền
tảng cấu trúc tài chính có tác động tới hành vi và tiêu dùng của các chủ thể
trong nền kinh tế. Theo đó, tác động trực tiếp của CSTT lên lãi suất được

khuếch tán thông qua sự thay đổi trong phần thưởng nguồn vốn bên ngoài
(external finance premium). Phần thưởng nguồn vốn bên ngoài là sự chênh
lệch giữa nguồn vốn huy động từ bên ngoài (từ phát hành trái phiếu, cổ
phiếu, vay ngân hàng) và nguồn vốn huy động từ bên trong (từ thu nhập giữ
lại). Mức độ chênh lệch này phản ánh sự không hoàn hảo của thị trường tín
dụng, tạo ra mức chênh lệch giữa lợi nhuận kỳ vọng của người cho vay và
chi phí của người đi vay. Truyền tải CSTT qua kênh tín dụng của các NHTM
là quá trình khuếch đại sự biến động của phần thưởng nguồn vốn bên ngoài.
Do chịu ảnh hưởng từ đặc điểm của từng nền kinh tế, sự vận động
không ngừng của thị trường tài chính và các trung gian tài chính, mức độ
hiệu quả của các kênh truyền tải CSTT thay đổi theo thời gian. Dù vậy, tựu
chung lại, với các thị trường tài chính dựa vào thị trường chứng khoán
(market based) và mức độ thay thế giữa các tài sản cho nhau là cao thì vai trò
của kênh tín dụng bị giảm đi so với các kênh khác. Còn tại các nền kinh tế
mà nguồn vốn tín dụng ngân hàng có vai trò quyết định trong hoạt động đầu
tư và các ngân hàng hàng nhỏ đóng góp một vai trò tương đối quan trọng
trong thị trường tài chính (bank based) thì rõ ràng các nhà điều hành chính


5

sách cần quan tâm hơn tới kênh truyền tải qua tín dụng ngân hàng.
1.2.1.1. Truyền tải CSTT qua kênh bảng cân đối tài sản của người đi vay
a/ Thông qua tác động tới rủi ro đạo đức và lựa chọn đối nghịch
M↓→i↑→Pequity↓→lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức↑→tín
dụng↓→I↓→Y↓ trong đó: M là cung tiền, i là lãi suất, Pequity là giá trị tài sản
ròng, I là đầu tư, Y là tổng sản lượng.
M↓→i↑→CF↓→ lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức↑→tín
dụng↓→I↓→Y↓ trong đó: CF là dòng tiền.
b/ Thông qua chuẩn mực đánh giá khách hàng của ngân hàng

c/ Thông qua sự biến động của mức giá chung
M↑→i↓→Punexpected↑→lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức↓→tín
dụng↑→I↑→Y↑ trong đó: Punexpected là mức giá cả không dự tính.
1.2.1.2. Truyền tải CSTT qua kênh khả năng cấp tín dụng của ngân hàng
M↓→dự trữ hệ thống ngân hàng↓→ khả năng cung ứng tín
dụng↓→I↓→Y↓.
M↓→giá trị tài sản↓→vốn chủ sở hữu↓→ khả năng cấp tín
dụng↓→I↓→Y↓ , trong đó: M là cung tiền, I là đầu tư, Y là tổng sản lượng.
1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến truyền tải CSTT qua kênh tín dụng
của NHTM
1.2.2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến truyền tải CSTT qua kênh bảng cân
đối tài sản
a/ Tỷ trọng vay nợ trong nguồn vốn của doanh nghiệp và hộ gia đình
b/ Năng lực quản trị và sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
1.2.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến truyền tải CSTT qua kênh khả năng
cấp tín dụng của ngân hàng
a/ Tỷ lệ tín dụng trên tổng tài sản
b/ Tỷ lệ nợ xấu (dự phòng rủi ro) trên dư nợ tín dụng
c/ Tính thanh khoản của ngân hàng
d/ Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản của ngân hàng
e/ Mức độ đa dạng hóa hoạt động kinh doanh của ngân hàng
f/ Mức độ đa dạng hóa danh mục tín dụng của ngân hàng
g/ Khả năng sinh lời của ngân hàng
Truyền tải CSTT qua kênh tín dụng còn chịu ảnh hưởng từ quy mô thị
trường tài chính chính thức, mức độ hiệu quả của TTLNH, mức độ phát triển của
thị trường chứng khoán và BĐS, mức độ cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng.


6


1.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG TRONG CÁC
NGHIÊN CỨU VỀ TRUYỀN TẢI CSTT QUA KÊNH TÍN DỤNG
1.3.1. Kênh khả năng cấp tín dụng của ngân hàng
Các nghiên cứu định lượng về truyền tải CSTT qua kênh tín dụng phần lớn
tập trung vào kiểm chứng sự tồn tại của kênh khả năng cấp tín dụng. Phương
pháp tiếp cận đầu tiên, và sau này được nhiều nghiên cứu lặp lại, tập trung vào
xem xét mối quan hệ giữa tiền tệ, tín dụng và sản lượng và đo lường mức độ
phản ứng của tiền tệ, tín dụng trước thay đổi điều hành CSTT của NHTW và
ngược lại. Các nghiên cứu này thường sử dụng mô hình VAR với các biến số đại
diện cho các yếu tố từ bên ngoài nền kinh tế, biến số đại diện cho các chỉ tiêu vĩ
mô bên trong nền kinh tế và các yếu tố tiền tệ như cung tiền, lãi suất, tỷ giá. Một
nhóm các nghiên cứu khác xem xét phản ứng của các nhóm ngân hàng có đặc
điểm khác nhau trước cú sốc tiền tệ thông qua việc kết hợp sử dụng dữ liệu vĩ mô
và dữ liệu vi mô các ngân hàng.
1.3.2. Kênh bảng cân đối tài sản của người đi vay
Tương tự như kênh khả năng cấp tín dụng của ngân hàng, các nghiên cứu
về kênh bảng cân đối tài sản của người đi vay cũng gồm hai nhóm nghiên cứu
sử dụng dữ liệu theo chuỗi thời gian và dữ liệu mảng. Thông qua việc sử dụng
các mô hình VAR, OLS, hồi quy hai bước…, các nghiên cứu kiểm chứng tác
động của CSTT truyền tải qua kênh tín dụng tới hoạt động của doanh nghiệp và
hộ gia đình, hoặc xem xét phản ứng về nguồn vốn trước CSTT của các doanh
nghiệp với đặc điểm khác nhau.
1.3.3. Kênh tín dụng ngân hàng
Để so sánh mức độ khuếch đại của kênh tín dụng so với trường hợp chỉ tồn
tại kênh truyền tải truyền thống, một vài nghiên cứu đã so sánh hàm phản ứng và
phân rã phương sai của mô hình VAR trong trường hợp biến tín dụng được đưa
vào trong mô hình VAR thứ nhất và bị đưa ra làm biến ngoại sinh trong mô hình
VAR thứ hai. Qua so sánh hàm phản ứng và mức độ giải thích của lãi suất đối
với sự biến động của các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô, các tác giả đưa ra kết luận về vai
trò của kênh tín dụng trong truyền tải CSTT.

Qua xem xét các nghiên cứu định lượng ngoài nước và trong nước (xem
phần tổng quan nghiên cứu) về truyền tải CSTT qua kênh tín dụng, có thể thấy
nổi bật lên việc sử dụng mô hình VAR (và gần đây là SVAR, Bayesian VAR) để
kiểm chứng sự tồn tại của kênh tín dụng cũng như đo lường vai trò của kênh tín
dụng so với các kênh truyền tải CSTT khác.


7

Chương 2
TRUYỀN TẢI CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ QUA KÊNH TÍN DỤNG
CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
2.1. ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA NHNN VIỆT NAM
2.1.1. Bối cảnh kinh tế vĩ mô và những vấn đề đặt ra đối với điều hành CSTT
2.1.1.1. Bối cảnh kinh tế vĩ mô
Đòn bẩy kinh tế, chủ yếu là CSTK và CSTT nới lỏng từ phía Chính
phủ, cùng với nguồn vốn đầu tư và lao động dồi dào đã đẩy nhanh tốc độ
tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Trong khi đó, đầu tư vào yếu tố công nghệ
và chất lượng lao động không được quan tâm tương xứng và hệ quả tất yếu
của thực trạng này là hiệu quả đầu tư ngày càng giảm, mức độ rủi ro tài chính
của nền kinh tế tăng lên, và các bong bóng tài sản dần hình thành. Sai lầm
trong tư duy về quản trị doanh nghiệp cùng với tỷ lệ đầu tư thấp và thiếu hiệu
quả vào các yếu tố sản xuất cốt lõi đã khiến cho khả năng cạnh tranh của nền
kinh tế Việt Nam giảm mạnh trong khi khả năng chống chọi với các cú sốc từ
bên trong nền kinh tế ngày càng suy yếu.
Hệ quả của những yếu kém kể trên là ngoại trừ sự phục hồi nhẹ năm
2009 và 2010, nền kinh tế Việt Nam vẫn nằm trong xu thế suy giảm kể từ
năm 2008 cho tới nay. Trong khi đó, kinh tế các nước trên thế giới, khu vực
các nền kinh tế mới nổi tại châu Á, và các quốc gia trong khu vực ASEAN
đều chứng kiến sự phục hồi. Rõ ràng, sự suy giảm kinh tế của Việt Nam

không còn là nguyên nhân từ phía bên ngoài mà nằm chủ yếu từ những yếu
kém, bất ổn bên trong nền kinh tế. Thực trạng này phản ánh những nỗ lực tái
cấu trúc nền kinh tế, tìm kiếm lại thời kỳ tăng trưởng mạnh mẽ như trước đây
chỉ có tác dụng trong ngắn hạn chứ chưa tạo ra những bước tiến có tính chất
đột phá.
2.1.1.2. Những vấn đề đặt ra đối với điều hành CSTT
Thứ nhất, công tác điều hành CSTT của NHNN phải hướng tới mục
tiêu kiềm soát lạm phát ở mức hợp lý và ổn định, tạo dựng nền tảng quan
trọng cho ổn định kinh tế vĩ mô.
Thứ hai, cung tiền và tín dụng chưa hẳn là mục tiêu cần đạt được khi
muốn kiểm soát lạm phát. Khi diễn biến lạm phát đi vào ổn định, việc lựa
chọn lãi suất làm mục tiêu trung gian là một gợi ý cần được xem xét áp dụng.
Thứ ba, NHNN cần chủ động, linh hoạt, và kịp thời trong việc sử dụng,


8

phối hợp các công cụ CSTT, nhất là các lãi suất và lượng tiền cung ứng.
Thứ tư, NHNN cần triển khai chính sách nhằm tạo điều kiện, hỗ trợ các
NHTM mở rộng tín dụng có hiệu quả, phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh
doanh, nhu cầu vốn tiêu dùng thiết yếu và bảo đảm an sinh xã hội.
Thứ năm, NHNN cần tập trung xử lý đồng bộ và triệt để bốn vấn đề lớn
nhằm bảo đảm hiệu quả cho việc sử dụng các công cụ CSTT:
Giảm quy mô thị trường nợ ngoại tệ, giảm thiểu tình trạng đô la hóa.
Tăng cường quản lý thị trường vàng, hướng đến mục tiêu giảm tình
trạng “vàng hóa” nền kinh tế.
Đẩy nhanh tiến trình cơ cấu lại và lành mạnh hóa hệ thống TCTD
nhằm hỗ trợ việc thực thi hiệu quả CSTT.
Giải quyết các vấn đề của TTLNH nhằm tăng cường khả năng truyền
tải những thay đổi trong điều hành CSTT của NHNN tới mặt bằng lãi suất và

lượng cung ứng tín dụng.
Thứ sáu, NHNN cần tăng cường công tác thanh tra, giám sát thị trường
tiền tệ và hoạt động ngân hàng, kiểm soát chặt chẽ tình hình hoạt động của
các TCTD nhằm phát hiện kịp thời, và xử lý nghiêm những sai phạm.
Thứ bảy, tăng cường công tác phối hợp với các cơ quan quản lý Nhà
nước trong điều hành chính sách vĩ mô.
Thứ tám, tăng cường công tác thông tin, truyền thông về các quy định
của pháp luật, các chủ trương và giải pháp điều hành CSTT và hoạt động
ngân hàng tới mọi tầng lớp công chúng.
Thứ chín, NHNN cần giữ vai trò định hướng, cùng với nỗ lực của toàn
thể ngành ngân hàng trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
2.1.2. Thực trạng điều hành CSTT của NHNN Việt Nam
2.1.2.1. Hoàn thiện khung chính sách tiền tệ
a/ Lựa chọn mục tiêu của chính sách tiền tệ
NHNN kiên trì thực hiện chủ trương kiềm chế lạm phát, ổn định kinh
tế vĩ mô.
NHNN điều tiết lượng cung ứng tiền tệ thận trọng, dần hướng vào
mục tiêu lãi suất thị trường, phù hợp với diễn biến lạm phát, thị trường tiền tệ
và góp phần tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
NHNN kiểm soát chặt chẽ lượng tiền cơ sở thông qua nghiệp vụ thị
trường mở và tái cấp vốn.


9

b/ Điều hành công cụ chính sách tiền tệ
NHNN điều chỉnh tăng, giảm các mức lãi suất điều hành phù hợp với
thực trạng và dự báo tình hình kinh tế vĩ mô và thị trường tiền tệ.
Về quy định trần lãi suất huy động và cho vay các lĩnh vực ưu tiên,
NHNN đã tuân thủ quy định tại Luật NHNN năm 2010, phù hợp với diễn

biến thị trường tiền tệ, và thực trạng nền kinh tế.
NHNN điều hành linh hoạt nghiệp vụ thị trường mở phù hợp với
cung cầu vốn trên thị trường; phối hợp hiệu quả với hoạt động can thiệp trên
thị trường ngoại tệ và vàng.
NHNN đã linh hoạt sử dụng công cụ tái cấp vốn để bảo đảm thanh
khoản cho các TCTD và định hướng tín dụng phục vụ các lĩnh vực NNNT.
NHNN giữ nguyên tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng VND
nhằm ổn định thị trường tiền tệ.
NHNN kiểm soát chặt chẽ tăng trưởng tín dụng gắn với bảo đảm chất
lượng tín dụng, hướng tín dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc lĩnh
vực ưu tiên của Nhà nước.
NHNN điều hành chính sách tỷ giá chủ động, dẫn dắt thị trường
nhằm mục tiêu duy trì tỷ giá ổn định, tạo niềm tin của công chúng vào giá trị
của đồng nội tệ.
2.1.2.2. Tạo dựng môi trường cho CSTT vận hành
Nhận thức được những bất ổn trong thị trường tiền tệ, đặc biệt là thị
trường nợ ngoại tệ, nợ vàng và thị trường tiền tệ liên ngân hàng, cũng như sự
yếu kém của hệ thống TCTD đã ảnh hưởng tới công tác ra quyết định điều
hành và làm giảm đi hiệu quả truyền tải CSTT, NHNN đã triển khai nhiều
giải pháp để tạo dựng một môi trường tốt cho điều hành và truyền tải CSTT.
Hệ thống các giải pháp được thực hiện trong giai đoạn 2011 - 2015 bao gồm
xử lý tình trạng đô la hóa, vàng hóa trong nền kinh tế; giải quyết các vấn đề
bất cập của TTLNH; thực hiện tái cấu trúc hệ thống TCTD và xử lý nợ xấu,
hoàn thiện hệ thống pháp luật về tiền tệ, ngân hàng, tăng cường tính minh
bạch và trách nhiệm giải trình trong điều hành CSTT…
2.1.3. Truyền tải CSTT tại Việt Nam qua nghiên cứu định lượng
Luận án sử dụng mô hình VAR để kiểm tra mức độ truyền tải CSTT
qua các kênh lãi suất, giá cổ phiếu, kênh tỷ giá, và kênh tín dụng đến nền
kinh tế Việt Nam. Kết quả hàm phản ứng cho thấy cho thấy nhìn chung, kênh



10

lãi suất và kênh tỷ giá truyền tải tác động của cung tiền tới sản lượng và giá
cả của nền kinh tế tốt hơn hai kênh còn lại. Kênh giá cổ phiếu là kênh có khả
năng truyền tải kém nhất trong số các kênh được nghiên cứu, phần nào phản
ánh thực trạng phát triển của thị trường cổ phiếu Việt Nam.
Kết quả phân rã phương sai cho thấy:
Thứ nhất, cung tiền là nhân tố quan trọng gây ra sự biến động của giá
cả nhưng không phải là nhân tố quan trọng gây ra sự biến động của sản
lượng. Kết luận này hàm ý rằng việc nỗ lực thúc đẩy kinh tế tăng trưởng dựa
nhiều vào CSTT sẽ chỉ mạng lại tác động tích cực trong ngắn hạn nhưng lại
gây ra những hệ lụy lớn cho nền kinh tế trong trung và dài hạn.
Thứ hai, việc bổ sung thêm các kênh vào mô hình truyền tải CSTT góp
phần tăng khả năng giải thích sự biến động của các chỉ tiêu vĩ mô như sản
lượng và giá cả, dù ở mức độ khác nhau. Bổ sung thêm kênh tín dụng vào mô
hình truyền tải góp phần tăng khả năng giải thích sự biến động của chỉ số giá
tiêu dùng trong cả ngắn hạn và dài hạn. Kênh tỷ giá và kênh tín dụng cũng
góp phần tạo nên sự biến động của độ lệch sản lượng cho dù chỉ trong trung,
dài hạn và mức độ ảnh hưởng là khá hạn chế.
Thứ ba, vai trò của cung tiền trong sự thay đổi của các chỉ tiêu tài chính
tiền tệ cho thấy trong cả ngắn hạn và dài hạn, cung tiền giải thích sự biến
động của tín dụng tốt hơn các chỉ tiêu tiền tệ khác (đặc biệt là trong ngắn
hạn). Kết luận này đưa đến hàm ý rằng trong ngắn hạn và trường hợp cấp
bách, việc can thiệp trực tiếp của NHNN đối với lãi suất thị trường là cần
thiết để bảo đảm việc thực hiện các mục tiêu của CSTT.
2.2. THỰC TRẠNG TRUYỀN TẢI CSTT QUA KÊNH TÍN DỤNG
CỦA CÁC NHTM VIỆT NAM
2.2.1. Tổng quan về hệ thống NHTM Việt Nam
Hệ thống NHTM Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng,

góp phần thúc đẩy tiến trình đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập
kinh tế quốc tế của Việt Nam. Hệ thống NHTM đã phát triển nhanh chóng về
loại hình, quy mô, hình thức sở hữu… phù hợp với đặc điểm của nền kinh tế
đang chuyển đổi tồn tại nhiều thành phần kinh tế, đa ngành nghề, đa sở hữu.
Mạng lưới các NHTM không những bao phủ thị trường nội địa mà còn có
những bước tiến lớn trong việc phát triển mạng lưới tại một số thị trường
quốc tế. Thông qua hoạt động huy động vốn và cho vay, làm trung gian thanh


11

toán và cung cấp các dịch vụ ngân hàng, hệ thống NHTM đã thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế và góp phần quan trọng trong quá trình truyền tải CSTT của
NHNN đến nền kinh tế. Dù vậy, vẫn tồn tại những điểm quan ngại về sự lành
mạnh và phát triển bền vững của hệ thống NHTM.
Quy mô tín dụng tăng nhanh nhưng chất lượng tín dụng của hệ thống
NHTM không được bảo đảm. Nợ quá hạn, nợ xấu tăng nhanh trên cả thị
trường 1 và thị trường 2, cơ cấu tín dụng tập trung vào một số lĩnh vực có
mức độ rủi ro cao, mức độ tập trung tín dụng vào một số khách hàng và
khách hàng có liên quan rất lớn. Trong khi đó, DPRR lại chưa được trích lập
tương xứng với mức độ rủi ro mà hệ thống đang phải đối mặt.
Tình hình thanh khoản của hệ thống NHTM trong năm 2011 và nửa đầu
năm 2012 là khá nghiêm trọng do mất cân đối sâu sắc giữa huy động và cho
vay, giữa cơ cấu kỳ hạn huy động và cho vay, không chỉ bao gồm nội tệ mà
có cả ngoại tệ trong khi doanh số rút tiền gửi rút trước hạn tăng mạnh. Trong
khi đó, rủi ro trên thị trường 2 gia tăng mạnh, một số thời điểm diễn ra tình
trạng mất thanh khoản cục bộ, ảnh hưởng tới an toàn của hệ thống.
Khả năng sinh lời của hệ thống NHTM không chỉ giảm xuống mà còn
thể hiện ở cơ cấu thu nhập thiếu bền vững, chứa đựng nhiều rủi ro, khiến cho
lợi nhuận của toàn hệ thống sụt giảm mạnh khi nền kinh tế gặp khó khăn.

Tình hình an toàn vốn của hệ thống NHTM tuy đạt mức quy định nhưng
lại thiếu sự ổn định và tính bền vững. Thực trạng này làm dấy lên quan ngại
về khả năng chống chọi rủi ro của toàn hệ thống trong điều kiện xảy ra những
cú sốc mang tính hệ thống khi tấm đệm phòng ngừa rủi ro quá mỏng.
Tình hình quản trị trong hệ thống NHTM còn tồn tại nhiều bất cập, là
nguyên nhân cơ bản dẫn tới sự yếu kém của hệ thống do những sai lầm về tư
duy quản trị ngân hàng. Những vấn đề về quản trị doanh nghiệp, cạnh tranh
không lành mạnh, vi phạm quy định của pháp luật, và sở hữu chéo là những
vấn đề nổi cộm cần được khắc phục nhằm lành mạnh hóa hệ thống NHTM.
2.2.2. Thực trạng truyền tải CSTT qua kênh tín dụng của các NHTM
Việt Nam
2.2.2.1. Thực trạng truyền tải CSTT qua kênh bảng cân đối tài sản của các
NHTM Việt Nam
a/ Truyền tải CSTT qua kênh bảng cân đối tài sản của các NHTM Việt Nam
Lãi suất tăng khiến chi phí lãi vay tăng, làm lợi nhuận và giá trị tài sản


12

ròng giảm mạnh, khiến các doanh nghiệp giảm nhu cầu vay lẫn khả năng sử
dụng vốn vay hiệu quả
Sức cầu của nền kinh tế suy yếu, hàng hóa sản xuất không tiêu thụ được,
hàng tồn kho gia tăng mạnh, dẫn tới các khoản tín dụng thương mại khó
thanh toán, dòng tiền của doanh nghiệp sụt giảm
Giá trị và tính thanh khoản của TSBĐ, đặc biệt là bất động sản, giảm
mạnh do tác động của CSTT thắt chặt và quy định về tỷ trọng cho vay lĩnh
vực không khuyến khích dưới 16%
Mức độ rủi ro trong kinh doanh tăng lên, tình trạng vi phạm pháp luật
trong hoạt động tín dụng diễn ra phổ biến khiến các NHTM trở nên thận
trọng hơn trong việc đưa ra quyết định tín dụng

Mức độ truyền tải CSTT qua kênh bảng cân đối tài sản cho thấy CSTT
thắt chặt ban đầu đã được khuếch đại, làm giảm đi nhu cầu tín dụng và khả
năng được chấp thuận tín dụng của các chủ thể kinh tế. Những đặc điểm về
cơ cấu vốn, khả năng hấp thụ vốn cùng với đặc điểm về quan hệ tín dụng
giữa doanh nghiệp với ngân hàng có xu hướng làm cho những ảnh hưởng
tiêu cực từ việc thắt chặt CSTT trở nên mạnh mẽ hơn, khiến cho công tác
điều hành CSTT dẫn tới sự đánh đổi lớn giữa các mục tiêu. Đây là nguyên
nhân dẫn tới thực trạng nhu cầu tín dụng suy giảm mặc dù kể từ giữa năm
2012, NHNN đã triển khai nhiều biện pháp nhằm thúc đẩy tín dụng thông
qua nới lỏng CSTT mà chưa đem lại được hiệu quả như kỳ vọng.
b/ Các nhân tố ảnh hưởng đến vai trò truyền tải CSTT qua kênh bảng
cân đối tài sản của các NHTM Việt Nam
Hệ thống doanh nghiệp phụ thuộc vào nguồn vốn tín dụng ngân hàng khi
tín dụng ngân hàng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn
Khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp Việt Nam ở mức thấp và thể
hiện xu hướng giảm rõ rệt.
2.2.2.2. Thực trạng truyền tải CSTT qua kênh khả năng cấp tín dụng của
các NHTM Việt Nam
a/ Truyền tải CSTT qua kênh khả năng cấp tín dụng của các NHTM
Việt Nam
Dự trữ của hệ thống NHTM giảm, dẫn đến giảm lượng vốn sẵn có để
cấp các khoản tín dụng mới


13

Chất lượng tín dụng suy giảm khiến hệ thống NHTM ngần ngại cấp các
khoản tín dụng mới
Hệ thống NHTM sử dụng lượng tiền dự trữ để đầu tư vào trái phiếu
Chính phủ trong bối cảnh rủi ro tín dụng khó kiểm soát

Qua phân tích ba nhân tố kể trên, mức độ truyền tải CSTT qua kênh
khả năng cấp tín dụng cho thấy CSTT thắt chặt đã được khuếch đại, làm
giảm đi khả năng lẫn mong muốn cấp tín dụng của hệ thống NHTM. Những
đặc điểm về tính ổn định và cơ cấu nguồn vốn, chất lượng tài sản có có xu
hướng làm cho những ảnh hưởng từ việc thắt chặt CSTT trở nên dai dẳng và
chứa đựng nhiều rủi ro như gây ra sự mất ổn định trong hệ thống NHTM và
làm giảm đi vai trò cấp tín dụng của hệ thống với nền kinh tế.
b/ Các nhân tố ảnh hưởng đến vai trò truyền tải CSTT qua kênh khả
năng cấp tín dụng của các NHTM Việt Nam
Tín dụng chiếm tỷ trọng lớn trong TTS, các tài sản thanh khoản chiếm tỷ
trọng thấp
Chất lượng tín dụng thấp, nhạy cảm với biến động kinh tế vĩ mô trong
khi khả năng chống đỡ rủi ro ở mức thấp
Nguồn vốn huy động thiếu ổn định, tập trung vào các kỳ hạn ngắn
Mức độ phụ thuộc vào thị trường liên ngân hàng và NHNN cao
Tỷ lệ đòn bẩy tài chính cao, hệ số an toàn vốn thấp và có xu hướng giảm
khi NHNN thắt chặt CSTT do vốn điều lệ tăng chậm và lợi nhuận suy giảm
Cơ cấu thu nhập tập trung vào thu lãi từ hoạt động tín dụng
Mức sinh lời của hệ thống NHTM thấp
Ảnh hưởng tổng hợp của hai kênh truyền truyển CSTT qua kênh
tín dụng
Tổng hợp ảnh hưởng khuếch đại của truyền tải CSTT qua kênh bảng
cân đối tài sản và khả năng cấp tín dụng của hệ thống ngân hàng là xu hướng
giảm sâu của tốc độ tăng trưởng tín dụng (giai đoạn năm 2011 – 2012) và
chậm phục hồi (năm 2013 – 2014). Sau nhiều năm tốc độ tăng trưởng tín
dụng ở mức cao hơn tốc độ tăng trưởng huy động vốn, kể từ quý 1 năm 2012,
tốc độ tăng trưởng huy động vốn luôn cao hơn tăng trưởng tín dụng (trừ quý
3 năm 2013). Trong suốt giai đoạn giữa năm 2012 – 2014, ngành Ngân hàng
đã triển khai nhiều giải pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng tín dụng nhưng tăng
trưởng tín dụng rất khó đạt mục tiêu đề ra, thậm chí còn tăng trưởng âm



14

trong một vài tháng đầu năm. Mặt bằng lãi suất sau khi bị đẩy lên cao trong
năm 2012 và 2013 đã giảm dần về mức của năm 2009, 2010 và thấp hơn cả
giai đoạn trước năm 2008 nhưng tăng trưởng tín dụng vẫn ở mức thấp hơn
nhiều so với giai đoạn trước đó.Thực trạng này phản ánh tín dụng bị thu hẹp
từ cả phía cầu (bao gồm cả khả năng và mong muốn vay vốn) lẫn phía cung
(khả năng và mong muốn cấp tín dụng). Với kênh lãi suất truyền thống, khi
mặt bằng lãi suất giảm về các mức thấp hơn nhiều trong quá khứ, kết hợp với
kỳ vọng lạm phát được duy trì ổn định, phản ứng của thị trường sẽ là đẩy
mạnh hoạt động vay vốn, tiêu dùng và đầu tư. Tuy nhiên, sự khuếch đại ảnh
hưởng của kênh lãi suất truyền thống thông qua vai trò của kênh tín dụng đã
cho thấy mức độ truyền tải CSTT là mạnh và dai dẳng hơn nhiều.
Diễn biến nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2011 - 2015 cho thấy mục
tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đã phải phần nào “hi sinh” để đổi lại mục
tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. NHNN và các NHTM đã triển
khai nhiều biện pháp từ giữa năm 2012 nhằm giảm mặt bằng lãi suất, thúc
đẩy tăng trưởng tín dụng. Tuy nhiên, cho dù mặt bằng lãi suất đã về mức của
năm 2006 - 2007 nhưng tín dụng vẫn tăng trưởng khá chậm chạp, một bộ
phận lớn các doanh nghiệp vẫn không thể tiếp cận và hấp thụ được nguồn
vốn tín dụng. Lúc này, những biện pháp hỗ trợ nền kinh tế thông qua thúc
đẩy tăng trưởng tín dụng không còn phát huy được nhiều hiệu lực và hiệu
quả như trong điều kiện thông thường.
Sự sụt giảm tiêu dùng và đầu tư (hai cấu phần quan trọng trong tổng
sản phẩm quốc nội) khiến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam ở mức thấp so
với giai đoạn trước. Tốc độ phục hồi tăng trưởng cũng sau giai đoạn khủng
hoảng tài chính cũng chậm chạp hơn so với các quốc gia trong khu vực.
Cùng với đó, tỷ lệ lạm phát giảm sâu trong năm 2014 và 2015 cho thấy tình

trạng thiểu phát đã diễn ra khá rõ rệt.
Tóm lại, việc thiếu hụt một cơ chế kiểm soát mức độ khuếch đại ảnh
hưởng của CSTT qua kênh tín dụng là một nguyên nhân chủ chốt khiến hiệu
quả của truyền tải của kênh này không những không được như kỳ vọng mà
còn gây ra những bất ổn cho nền kinh tế. Sau đó, những bất ổn này lại quay
lại đặt áp lực lên công tác điều hành CSTT của NHNN như phải hạ mặt bằng
lãi suất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh khả năng hấp thụ vốn
của doanh nghiệp giảm và nợ quá hạn, nợ xấu trong NHTM gia tăng.


15

2.3. NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG VÈ TRUYỀN TẢI CSTT QUA
KÊNH TÍN DỤNG TẠI VIỆT NAM
2.3.1. Xây dựng mô hình
Luận án sử dụng mô hình vector tự hồi quy cấu trúc để mô hình hóa
các mối quan hệ giữa các biến số kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế Việt Nam.
Xuất phát từ thực tế Việt Nam là một nền kinh tế nhỏ với độ mở kinh tế lớn,
ngoài những biến số vĩ mô trong nền kinh tế, luận án bổ sung thêm những
ảnh hưởng của các cú sốc bên ngoài như giá cả hàng hóa thế giới. Các biến
số trong mô hình được lựa chọn bao gồm: giá dầu thế giới (OIL), tổng sản
phẩm quốc nội (GDP), chỉ số giá tiêu dùng (CPI), cung tiền (MS), tín dụng
đối với nền kinh tế (CRE), lãi suất cho vay ngắn hạn (INT), và tỷ giá (EXC).
Các chuỗi số liệu được lựa chọn nghiên cứu trong giai đoạn từ quý 1/2000 tới
quý 4/2015.
Để đo lường vai trò của kênh tín dụng, tác giả sử dụng phương pháp
“shutdown” được đề xuất bởi Ramey (1993), cho phép loại bỏ một kênh
truyền tải CSTT ra khỏi mô hình nhằm đánh giá mức độ đóng góp của kênh
truyền tải này trong việc truyền tải CSTT tới sản lượng và lạm phát.
1

0
0
0
0
0
0
𝑢𝑡𝑜𝑖𝑙
𝜀𝑡𝑜𝑖𝑙
𝑔𝑑𝑝

𝑎21

1

0

0

0

0

0

𝜀𝑡

𝑐𝑝𝑖

𝑎31


𝑎32

1

0

0

0

0

𝜀𝑡

0

𝑎42

𝑎43

1

𝑎45

0

0

𝜀𝑡𝑚𝑠


𝑢𝑡𝑖𝑛𝑡

0

0

0

𝑎54

1

𝑎56

𝑎57

𝜀𝑡𝑖𝑛𝑡

𝑢𝑡𝑒𝑥𝑐

𝑎61

𝑎62

𝑎63

𝑎64

𝑎65


1

0

𝜀𝑡𝑒𝑥𝑐

( 𝑢𝑡𝑐𝑟𝑒 )

[𝑎71

𝑎72

𝑎73

𝑎74

𝑎75

𝑎76

𝑢𝑡

𝑢𝑡
𝑢𝑡 =

𝑢𝑡𝑚𝑠

=

𝑔𝑑𝑝

𝑐𝑝𝑖

1 ] ( 𝜀𝑡𝑐𝑟𝑒 )

2.3.1.1. Số liệu và kiểm định khuyết tật mô hình
2.3.2. Kết quả mô hinh
So sánh hàm phản ứng của tổng sản phẩm quốc nội trước cú sốc lãi
suất trong trường hợp có kênh tín dụng và không có kênh tín dụng cho thấy,
phản ứng của tổng sản phẩm quốc nội trước cú sốc lãi suất trong trường hợp
có kênh tín dụng mạnh và dai dẳng hơn (kéo dài tới 10 quý) so với trường
hợp không có kênh tín dụng (6 quý). Hàm phản ứng của chỉ số giá tiêu dùng


16

trước cú sốc lãi suất cũng cho thấy kênh tín dụng phát huy ảnh hưởng rõ rệt
từ quý thứ 3 đến quý thứ 12. Kết quả hàm phản ứng của sản lượng và giá cả
trước cú sốc cung tiền cũng cho thấy kênh tín dụng có tác dụng khuếch đại
mạnh mẽ ảnh hưởng của việc mở rộng cung tiền.
Hàm phản ứng của GDP trước cú
Hàm phản ứng của CPI trước cú
sốc lãi suất khi có kênh tín dụng và sốc lãi suất khi có kênh tín dụng và
không có kênh tín dụng
không có kênh tín dụng
0.001

0.002
0.001

0.000


0.000
-0.001

-0.001

-0.002
-0.003

-0.002

-0.004
1

5

10

15

20

Nguồn: Tính toán của tác giả
Hàm phản ứng của GDP trước cú
sốc cung tiền khi có kênh tín dụng
và không có kênh tín dụng
0.003

1


5

10

15

20

Nguồn: Tính toán của tác giả
Hàm phản ứng của CPI trước cú
sốc cung tiền khi có kênh tín dụng
và không có kênh tín dụng
0.010

0.002
0.005
0.001
0.000
0.000
-0.001
-0.002

-0.005
1

5

10

15


20

1

5

10

15

20

Nguồn: Tính toán của tác giả
Nguồn: Tính toán của tác giả
Như vậy, có thể nhận thấy sự tồn tại và vai trò nhất định của kênh tín
dụng trong truyền tải CSTT của Việt Nam. Theo đó, ảnh hưởng của điều
hành CSTT sẽ phát huy tác dụng nhanh và mạnh hơn trong trường hợp có
kênh tín dụng so với trường hợp không có kênh tín dụng.


17

Chương 3
GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG TRUYỀN TẢI
CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ QUA KÊNH TÍN DỤNG CỦA CÁC
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
3.1. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐIỀU HÀNH CSTT VÀ HOẠT
ĐỘNG NHTM TRONG THỜI GIAN TỚI
3.1.2. Định hướng điều hành CSTT và hoạt động ngân hàng

a/ Quan điểm về điều hành CSTT và hoạt động ngân hàng
Trong thời gian tới, công tác điều hành CSTT của NHNN và hoạt động
của hệ thống NHTM phải tiếp tục bám sát những quan điểm chủ đạo sau:
Hệ thống ngân hàng đóng vai trò chủ chốt trong tổng thể hệ thống tài
chính, góp phần quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế nhanh, bền vững
trên cơ sở ổn định kinh tế vĩ mô, không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng
và hiệu quả, gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế.
Hệ thống ngân hàng tập trung vào hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng
theo hướng kết hợp hài hòa, đồng bộ và hợp lý giữa quy luật thị trường, cạnh
tranh bình đẳng, minh bạch và sự quản lý có tính hiệu lực và hiệu quả của
Nhà nước thông qua các công cụ điều tiết.
Hệ thống ngân hàng lấy ổn định tiền tệ và tài chính là điều kiện tiên
quyết để góp phần vào duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm sự phối hợp
đồng bộ giữa CSTT với các chính sách kinh tế vĩ mô khác, đặc biệt là CSTK;
giữa hoạt động ngân hàng và hoạt động của doanh nghiệp, hộ gia đình; giữa
thị trường tiền tệ với thị trường chứng khoán, thị trường bảo hiểm…
Hệ thống ngân hàng phát triển lành mạnh và ổn định; tăng cường phạm
vi và hiệu quả hoạt động, phục vụ nền kinh tế; tăng cường tính minh bạch,
trách nhiệm; đẩy mạnh hội nhập quốc tế và hướng tới áp dụng các thông lệ
quốc tế vào hoạt động kinh doanh ngân hàng.
b/ Mục tiêu tổng quát đối với điều hành CSTT và hoạt động ngân hàng
Mục tiêu tổng quát đối với điều hành CSTT là điều hành chủ động, linh
hoạt, phối hợp chặt chẽ với các chính sách kinh tế vĩ mô nhằm hoàn thành
các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô theo mục tiêu của Quốc hội, bảo đảm an toàn hoạt
động ngân hàng và thị trường tiền tệ, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ


18


tăng trưởng kinh tế và cơ cấu lại nền kinh tế.
Mục tiêu tổng quát đối với hoạt động NHTM là tiếp tục cơ cấu lại triệt
để và toàn diện toàn bộ hệ thống gắn với xử lý nợ xấu hiệu quả; phát triển hệ
thống ngân hàng với quy mô, số lượng hợp lý, hoạt động hiệu quả, an toàn và
minh bạch, đủ năng lực cạnh tranh, và đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng.
3.1.2. Giải pháp điều hành CSTT và hoạt động NHTM
a/ Giải pháp điều hành CSTT
Xây dựng và áp dụng triệt để khuôn khổ CSTT với mục tiêu duy nhất là
ổn định giá cả, phối hợp chặt chẽ với các chính sách kinh tế vĩ mô khác trong
việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội.
Hoàn thiện hệ thống thanh tra, giám sát ngân hàng hoạt động hiệu quả,
phù hợp với các thông lệ quốc tế.
Phát triển hệ thống NHNN gồm NHNN trụ sở chính và các chi nhánh
NHNN tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hiện đại với mô hình tổ chức
hợp lý, hoạt động hiệu quả trong thực hiện các chức năng của một NHTW.
b/ Giải pháp đối với hoạt động NHTM
Tiếp tục triển khai các biện pháp tái cơ cấu toàn diện và triệt để các ngân
hàng trên phương diện tài chính, hoạt động và quản trị theo lộ trình phù hợp.
Thực hiện các giải pháp huy động vốn và cấp tín dụng có hiệu quả, phù
hợp với năng lực của ngân hàng, bảo đảm hỗ trợ tăng trưởng hợp lý, kiểm
soát lạm phát.
Chấp hành nghiêm túc quy định pháp luật trong lĩnh vực hoạt động ngân
hàng như an toàn hoạt động, tín dụng, huy động vốn, quản trị rủi ro, tỷ giá…
Tích cực phát triển phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng phù hợp
với năng lực tài chính, quản trị rủi ro và nhu cầu của khách hàng.
Chủ động cung cấp đầy đủ, chính xác và kịp thời thông tin về hoạt động
kinh doanh theo quy định của pháp luật; tích cực phối hợp với NHNN, các cơ
quan quản lý và các chủ thể kinh tế để nắm bắt các định hướng điều hành,
nhu cầu và kiến nghị.
Tăng cường chuẩn bị các giải pháp để tiến tới hội nhập kinh tế khu vực

và quốc tế có hiệu quả và an toàn.
3.2. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG TRUYỀN TẢI CSTT
QUA KÊNH TÍN DỤNG CỦA CÁC NHTM VIỆT NAM
Trái lại với sự tăng trưởng chậm chạp và vai trò tương đối mờ nhạt của
thị trường chứng khoán, tín dụng ngân hàng đã và vẫn đang là kênh dẫn vốn


19

chủ đạo cho hoạt động của nền kinh tế Việt Nam. Trong thời gian tới, khả
năng hệ thống tài chính Việt Nam sẽ phát triển đồng đều hơn với sự gia tăng
quy mô lẫn tỷ trọng của thị trường chứng khoán là không cao. Do vậy, tín
dụng ngân hàng và hệ thống NHTM chắc chắn vẫn tiếp tục thể hiện vai trò
cầu nối về vốn cho các chủ thể kinh tế đồng thời là kênh truyền tải quan
trọng của CSTT tới nền kinh tế.
3.2.2. Nhóm giải pháp đối với NHNN Việt Nam
3.2.2.1. Định hướng hệ thống NHTM mở rộng tín dụng gắn với nâng cao
chất lượng tín dụng
NHNN và hệ thống NHTM cần xác định về mặt nguyên tắc việc quản lý
cơ cấu tín dụng ở tầm vĩ mô phải hướng tới giảm thiểu rủi ro thông qua đa
dạng hóa.
NHNN kiểm soát tăng trưởng tín dụng thông qua việc phân tích nhu cầu
vốn, khả năng cung ứng vốn và khả năng chấp nhận rủi ro của hệ thống
NHTM trong cả ngắn hạn lẫn trung, dài hạn.
Xác định và định hướng tín dụng vào các lĩnh vực phát triển ổn định và
có khả năng hấp thụ vốn tốt trong bối cảnh kinh tế chưa phục hồi bền vững.
Để khuyến khích tăng trưởng tín dụng từ phía cầu và giảm mức độ rủi ro
tín dụng ngay từ khi thẩm định, quyết định cho vay, ngành Ngân hàng có thể
nghiên cứu và triển khai các sản phẩm tín dụng phù hợp với đặc thù của từng
lĩnh vực

3.2.2.2. Hoàn thiện hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức
tín dụng Việt Nam
Về tiêu chí mua các khoản nợ xấu từ các tổ chức tín dụng của VAMC,
VAMC chỉ nên mua những khoản nợ xấu mà VAMC có thể xử lý hiệu quả
hơn là để tự các NHTM xử lý. Để đạt được lợi thế kinh tế nhờ quy mô,
VAMC nên chuyển tất cả các khoản nợ có liên hệ với nhau thành một nhóm
và mua các khoản nợ này từ phía các NHTM. VAMC nên tập trung vào xử lý
các khoản nợ xấu của tư nhân hơn là của các doanh nghiệp Nhà nước.
Về giá mua các khoản nợ xấu của VAMC, đối với mua nợ xấu theo giá
thị trường, thường rất khó để định giá tài sản xấu, dựa trên khả năng phục
hồi, dự báo dòng tiền (với tỷ lệ chiết khấu phù hợp), và thẩm định tài sản thế
chấp, VAMC nên xác định một giá trị xấp xỉ của các khoản nợ và sử dụng
cho việc chuyển giao. Trong trường hợp giữa VAMC và các NHTM không
đi đến một thỏa thuận về giá thị trường của các khoản nợ xấu, một tổ chức


20

độc lập sẽ có trách nhiệm đánh giá khách quan khoản nợ xấu này, và hai bên
phải chấp nhận mức giá do tổ chức độc lập đưa ra. Ngoài ra, VAMC và các
NHTM có thể thỏa thuận với một mức giá bằng bình quân mức giá các khoản
nợ xấu tương tự đã được mua theo giá thị trường, đi kèm với một cam kết khi
thực hiện xử lý xong, các khoản lãi, hoặc lỗ từ việc xử lý sẽ được phân chia
lại theo một tỷ lệ nhất định.
Về công tác xử lý các khoản nợ xấu đã mua được từ các tổ chức tín dụng
của VAMC. Ngay từ trước khi mua được các khoản nợ xấu từ các NHTM,
VAMC đã cần phải phân loại các khoản nợ xấu vào các nhóm khác nhau
nhằm tạo điều kiện cho việc quản lý cũng như xử lý các khoản nợ này. Nhằm
đạt được tỷ lệ thu hồi vốn tối đa, VAMC cần phải xử lý khoản nợ xấu phù
hợp với các điều kiện thị trường, đặc biệt là thị trường bất động sản.

3.2.2.3. Dần hạn chế các biện pháp hành chính trong điều hành lãi suất,
hướng tới sử dụng các công cụ gián tiếp
Việc tự do hóa lãi suất phải được tiến hành đồng thời với công cuộc tái
cơ cấu hệ thống tài chính và tái cấu trúc nền kinh tế, qua đó tăng khả năng
truyền tải CSTT. Trình tự thực hiện đóng vai trò quan trọng trong việc quyết
định sự thành công của tự do hóa lãi suất. Lãi suất bán buôn sẽ được tự do
trước tiên, sau đó là đến lãi suất cho vay, và cuối cùng là lãi suất huy động do
trình tự này bảo đảm mức độ lợi nhuận cho hệ thống NHTM cũng như cho
phép các chủ thể trong nền kinh tế dần thích nghi với cơ chế lãi suất mới.
3.2.2.4. Củng cố và chấn chỉnh kỷ cương thị trường tiền tệ - tín dụng trên
cơ sở thực hiện hiệu quả công tác thanh tra – giám sát
NHNN cần xây dựng hệ thống thanh tra, giám sát ngân hàng hiện đại
và hiệu quả trên cơ sở đáp ứng đầy đủ những thực tiễn phát triển nhanh
chóng của hệ thống NHTM, dần áp dụng và tiến tới thực hiện đầy đủ các
nguyên tắc, chuẩn mực quốc tế về thanh tra, giám sát hoạt động ngân hàng.
Thứ nhất, hoàn thiện các điều kiện tiên quyết cho hệ thống thanh tra,
giám sát ngân hàng hiệu quả.
Xây dựng Luật thanh tra, giám sát ngân hàng để tạo cơ sở vững chắc và
rõ ràng cho hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng.
Đổi mới mô hình tổ chức bộ máy thanh tra theo chiều dọc từ NHTW tới
các chi nhánh, thực hiện đầy đủ các chức năng cấp phép, ban hành quy chế
an toàn hoạt động ngân hàng; giám sát từ xa (off-site); thanh tra tại chỗ (onsite); và xử lý vi phạm.


21

Bảo đảm Cơ quan thanh tra giám sát có đầy đủ quyền trong quá trình
thực hiện nhiệm vụ bao gồm: yêu cầu báo cáo thông tin, thực hiện các nghiệp
vụ thanh tra, kiến nghị xử lý, và thực hiện xử lý độc lập và khách quan.
Thứ hai, đổi mới và nâng cao hiệu quả phương pháp thanh tra, giám sát

Nhanh chóng đổi mới cho phù hợp với thông lệ quốc tế, áp dụng chuẩn
mực Thanh tra ngân hàng thế giới Basel II vào Việt Nam. Bảo đảm an toàn
của hệ thống ngân hàng trên cơ sở tạo lập môi trường kinh doanh lành mạnh
thông qua xây dựng cơ chế quản lý đi đôi với cơ chế giám sát ngân hàng hữu
hiệu và phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế.
Hoàn thiện hệ thống quy chế quản lý và biện pháp thận trọng trong lĩnh
vực ngân hàng theo hướng phù hợp với nguyên tắc thị trường và cam kết mở
cửa thị trường dịch vụ ngân hàng, thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh.
Xây dựng thể chế giám sát ngân hàng đi đôi với thực hiện cơ chế giám
sát dựa trên cơ sở rủi ro và xây dựng Luật giám sát an toàn hoạt động ngân
hàng trên nguyên tắc cài thiện tính độc lập gắn liền nâng cao với tính trách
nhiệm và minh bạch của Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng.
Sử dụng hiệu quả việc công bố thông tin nhằm làm mạnh kỷ luật thị
trường như là một sự bổ sung cho các nỗ lực giám sát.
3.2.2.5. Giảm độ trễ trong điều hành CSTT
3.2.2.6. Đổi mới công tác điều hành CSTT phù hợp với bối cảnh hội nhập
kinh tế quốc tế
3.2.2.7. Kiểm soát hiệu quả vấn đề thanh khoản của hệ thống NHTM
NHNN cần kiểm soát được (i) tỷ trọng vốn ngắn hạn sử dụng cho vay
trung dài hạn, đầu tư vào trái phiếu dài hạn và các khoản mục có tính chất dài
hạn; (ii) tình hình đi vay và cho vay của từng ngân hàng trên TTLNH, đặc
biệt là các ngân hàng có các khoản mục kể trên chiếm tỷ trọng lớn trong
TTS, tổng nguồn vốn; (iii) tình hình dự trữ, nắm giữ các tài sản có tính thanh
khoản cao so với các khoản nợ ngắn hạn và các khoản nợ tiềm tàng… Khi
phát hiện các ngân hàng có dấu hiệu tiệm cận mức rủi ro thanh khoản,
NHNN cần triển khai các biện pháp tùy thuộc vào mức độ trầm trọng của vấn
đề tại ngân hàng và vị trí của ngân hàng trong hệ thống. Trước khi ban hành
CSTT, NHNN cần nhận định mức độ ảnh hưởng của việc điều chỉnh chính
sách sẽ có tác động như thế nào tới thanh khoản của từng ngân hàng, nhóm
ngân hàng và toàn hệ thống.



×