Tải bản đầy đủ (.doc) (84 trang)

TỔNG hợp đề THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN VĂN 2016 1 và HƯỚNG DẪN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (501.69 KB, 84 trang )

SỞ GD & ĐT NGHỆ AN

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2016

TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 2

Môn: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 180 phút

I. Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4
Những hiện tượng nảy sinh trong giới trẻ thể hiện qua âm nhạc, thời trang, và lối sống
cho thấy một lớp văn hoá mới - văn hoá giới trẻ - đã ra đời, hoàn toàn phù hợp với những biến
đổi về cơ cấu kinh tế, xã hội của đất nước trong thời đại mới, đặc biệt là ở những đô thị lớn…
Với những đặc điểm của một xã hội mang tính chất hiện đại phản ánh xã hội đô thị Việt
Nam đương đại mang lại cho giới trẻ nhiều tự do và chọn lựa hơn…Tuy nhiên, bên cạnh đó,
chủ nghĩa hiện đại phản ánh cũng đem đến những lo âu và bấp bênh khi những đổi thay ồ ạt
đang diễn ra trên toàn thế giới bao gồm trong nó cả sự mơ hồ do không hề có những chuẩn
mực nhất định nào cho những thay đổi này. Đây là những khó khăn mà thế hệ trẻ phải đối mặt
trong quá trình xây dựng bản sắc cho riêng mình, những bản sắc đang trong giai đoạn định
hình được miêu tả là vụn vặt và rời rạc. Quá trình này đòi hỏi thanh niên phải luôn tỉnh táo,
độc lập, làm chủ được những mối quan hệ cũng như tương lai của bản thân. Thực tế cho thấy
thanh niên ngày nay phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Những định kiến dựa vào văn hoá
truyền thống do vậy sẽ chỉ làm tăng thêm nơi họ sự mơ hồ vốn có. Văn hoá giới trẻ là một thực
tế xã hội cần được công nhận. Thanh niên ngày nay rất năng động và luôn nỗ lực hết sức để
khẳng định mình. Chúng ta cần khuyến khích điều đó. Cách suy nghĩ cởi mở, khách quan là rất
cần thiết trong việc hỗ trợ thế hệ trẻ chọn lựa cho mình một hướng đi đúng đắn.
(Dẫn theo Lê Thu Hường- Lê Duy Thể, http: // www.vanhoahoc.com.)
Câu 1. Đoạn văn trên đề cập tới vấn đề gì? (0.5 điểm)
Câu 2. Tác giả quan tâm đến những hiện tượng nào nảy sinh trong giới trẻ? (0,25 điểm)
Câu 3 Tác giả xác định thanh niên cần phải làm gì để xây dựng bản sắc riêng cho mình? (0,25


điểm)
Câu 4. Theo tác giả, xã hội cần làm gì để hỗ trợ giới trẻ lựa chọn con đường đi đúng đắn?
Đánh giá về góc nhìn này? (0,5 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8.
Nấm mồ xanh
như một giọt lệ ngưng
trên hình hài Tổ quốc
chúng tôi đến bên anh như lá xanh non cúi nhìn cội rễ
một màu thạch thảo thanh tao.
Từ nơi nào mẹ đã tiễn anh đi?
mái rạ, bờ đê hàng cây, góc phố…


đê vẫn xanh và bờ cây còn gió…
(Viết bên mộ liệt sĩ vô danh- Tuyết Nga)
Câu 5. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ? (0,25 điểm )
Câu 6. Xác định biện pháp tu từ có trong đoạn thơ trên? Tác dụng? (0,5 điểm)
Câu 7. Từ đoạn thơ, nghĩ gì khi thấy có những người làm giả hồ sơ thương binh, bệnh binh?
(0.25 điểm)
Câu 8. Viết đoạn văn ngắn (6-8 dòng) trình bày cảm xúc của anh (chị) khi đọc đoạn thơ trên
(0.5 điểm)
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1. (3,0 điểm)
Ta hay chê rằng cuộc đời méo mó
Sao ta không tròn ngay tự trong tâm.
(Trích Tự sự- Nguyễn Quang Hưng)
Viết một bài văn (khoảng 600 chữ) trình bày những suy nghĩ của anh/chị được gợi ra từ
hai câu thơ trên.
Câu 2. (4,0 điểm)
Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi

Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa”…mẹ thường hay kể.
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Cái kèo, cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
Đất Nước có từ ngày đó…
(Đất Nước-Trích trường ca Mặt đường khát vọng, Nguyễn Khoa Điềm, Ngữ văn 12, Tập
một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012, tr.118 )
Bàn về đoạn thơ trên, có ý kiến cho rằng: Trong đoạn thơ Nguyễn Khoa Điềm đã cố
gắng thể hiện hình ảnh Đất nước gần gũi, giản dị. Đó là cách để đi vào lòng người, cũng là
cách nhà thơ đi con đường riêng của mình không lặp lại người khác.
Ý kiến của anh (chị).
----- Hết ----ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM ĐỀ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2016
Môn: Ngữ văn
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Câu 1. Đoạn văn trên đề cập tới vấn đề: về vấn đề văn hóa của giới trẻ
- Điểm 0,5: Trả lời đúng ý trên
- Điểm 0,25: Trả lời chung chung hoặc mới chỉ đưa ra vấn đề có liên quan.
- Điểm 0: trả lời sai vấn đề hoặc không trả lời


Câu 2. Tác giả quan tâm đến những hiện tượng nảy sinh trong giới trẻ : âm nhạc, thời trang, lối
sống.
- Điểm 0,25: Trả lời đúng theo các ý trên:
- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời
Câu 3. Tác giả xác định thanh niên cần phải tỉnh táo, độc lập, làm chủ được những mối quan
hệ cũng như tương lai của bản thân.
- Điểm 0,25: Trả lời đúng theo các ý trên:

- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời
Câu 4. Theo tác giả, xã hội cần: cần khuyến khích, có cách suy nghĩ cởi mở, khách quan để hỗ
trợ giới trẻ lựa chọn con đường đi đúng đắn
- Đánh giá về góc nhìn này: Đây là góc nhìn biện chứng, khoa học, dân chủ, nhân văn.
- Điểm 0,5: Trả lời đúng các ý trên
- Điểm 0,25: Trả lời đúng vấn đề trách nhiệm của xã hội mà đánh giá góc nhìn.
- Điểm 0: trả lời sai, trả lời chung chung hoặc không trả lời
Câu 5. Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ: phương thức biểu cảm/biểu cảm.
- Điểm 0,25: Trả lời đúng theo 1 trong 2 cách trên
- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời
Câu 6.
- Xác định biện pháp tu từ có trong đoạn thơ trên và nêu tác dụng
+ Biện pháp ẩn dụ, so sánh: Nấm mồ xanh như một giọt lệ ngưng trên hình hài Tổ quốc.;
chúng tôi đến bên anh như lá xanh non cúi nhìn cội rễ
+ Tác dụng: Khẳng định nỗi xúc động của tác giả khi nghĩ về mất mát đau thương, sự cống
hiến, sự hi sinh của các anh- những liệt sĩ sĩ vô danh. Xương máu các anh đã vẽ nên hình hài
đất nước. Đồng thời thể hiện tấm lòng biết ơn của thế hệ hôm nay với các liệt sĩ đã ngã xuống
vì sự bình yên của Tổ quốc.
- Điểm 0,5: Trả lời đúng các ý trên
- Điểm 0,25: Trả lời đúng vấn đề biện pháp tu từ mà chưa xác định được ý nghĩa hoặc mới chỉ
xác định và nêu tác dụng được một biện pháp.
- Điểm 0: trả lời sai, trả lời chung chung hoặc không trả lời
Câu 7. Từ đoạn thơ, nghĩ gì khi thấy có những người làm giả hồ sơ thương binh, bệnh binh.
Suy nghĩ: sự phẫn nộ, day dứt, xót xa... vì đó là hành động vô đạo đức, vi phạm pháp luật.
- Điểm 0, 25: Trả lời đúng các ý trên
- Điểm 0: trả lời sai, trả lời chung chung hoặc không trả lời
Câu 8. Viết đoạn văn ngắn (6-8 dòng) trình bày cảm xúc của anh (chị) khi đọc đoạn thơ trên.
- Về hình thức: đúng yêu cầu một đoạn văn, đúng dung lượng
- Nội dung: trình bày được cảm xúc: sự xúc động, tự hào, biết ơn...
- Điểm 0,5: Thực hiện đúng yêu cầu trên.

- Điểm 0,25: Thực hiện đúng yêu cầu về hình thức nhưng chưa trình bày rõ cảm xúc của bản
thân hoặc thực hiện chưa chuẩn các yêu cầu về hình thức.


- Điểm 0: Câu trả lời chung chung, không rõ ý hoặc không có câu trả lời.
II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1. (3,0 điểm)
* Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận xã hội để
tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi
chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
* Yêu cầu cụ thể:
a) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0,5 điểm):
- Điểm 0,5 điểm: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn
dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt
chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được
nhận thức của cá nhân.
- Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận, nhưng các phần chưa thể
hiện được đầy đủ yêu cầu như trên; phần Thân bài chỉ có 1 đoạn văn.
- Điểm 0: Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có 1
đoạn văn.
b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm):
- Điểm 0,5: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: thái độ tích cực của con người trước cuộc
sống, nhất là khi nó không như ta mong đợi.
- Điểm 0, 25: Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận, nêu chung chung.
- Điểm 0: Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc sang vấn đề khác.
c) Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo
trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận
điểm (trong đó phải có thao tác giải thích, chứng minh, bình luận); biết kết hợp giữa nêu lí
lẽ và đưa dẫn chứng; dẫn chứng phải lấy từ thực tiễn đời sống, cụ thể và sinh động (1,0 điểm):
- Điểm 1,0: Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau:

+ Giải thích ý kiến để thấy được: Cuộc đời “méo mó: không bằng phẳng, gập ghềnh, ẩn chứa
nhiều cái xấu cái ác, ẩn chứa gian nhiều truân, thử thách, …không như con người mong muốn.
Bởi vậy con người cần “tròn tự trong tâm”: cần có cái nhìn lạc quan, tích cực, cần có ý chí nghị
lực để vượt qua khó khăn, nghịch cảnh chứ không phải chỉ chê bai, oán trách.
+ Chứng minh tính đúng đắn (hoặc sai lầm; hoặc vừa đúng, vừa sai) của ý kiến bằng việc bày
tỏ sự đồng tình (hoặc phản đối; hoặc vừa đồng tình, vừa phản đối) đối với ý kiến. Lập luận phải
chặt chẽ, có sức thuyết phục.
++ Bản chất cuộc đời là không đơn giản, không bao giờ hoàn toàn là những điều tốt đẹp, thậm
chí có vô vàn những điều “méo mó”, thử thách bản lĩnh, ý chí của con người. Thái độ “tròn tự
trong tâm” là thái độ tích cực, chủ động trước hoàn cảnh.
++ Thái độ “tròn tự trong tâm” sẽ giúp ích nhiều cho cá nhân và xã hội . Thái độ, suy nghĩ của
bản thân sẽ chi phối hành động, từ đó quyết định công việc ta làm Cùng một hoàn cảnh có
người chỉ ngồi than khóc còn người “tròn tự trong tâm” sẽ nỗ lực để đi qua thử thách đó và


hướng đến thành công. Đây là thái độ sống đúng, làm đúng, không gục ngã trước khó khăn,
trước phi lý bất công.
++ Nêu và phê phán một số hiện tượng tiêu cực: “ta hay chê”, chỉ biết than thở, không tích cực
suy nghĩ và hành động.
+ Bình luận để rút ra bài học cho bản thân và những người xung quanh về vấn đề lựa chọn thái
độ sống đúng đắn: đứng trước cái “méo mó” của nhân sinh, cần có cái nhìn lạc quan, hành
động quyết đoán, tôi rèn nghị lực để chống chọi với hoàn cảnh, để cải tạo hoàn cảnh…để cuộc
sống có ý nghĩa hơn.
- Điểm 0,75: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song một trong các luận điểm (giải
thích,chứng minh, bình luận) còn chưa đầy đủ hoặc liên kết chưa thật chặt chẽ.
- Điểm 0,5: Đáp ứng 1/2 đến 2/3 các yêu cầu trên.
- Điểm 0,25: Đáp ứng được 1/3 các yêu cầu trên.
- Điểm 0: Không đáp ứng được bất kì yêu cầu nào trong các yêu cầu trên.
d) Sáng tạo (0,5 điểm)
- Điểm 0,5: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và

các yếu tố biểu cảm,…) ; thể hiện được quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc nhưng không trái
với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
- Điểm 0,25: Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; thể hiện được một số suy nghĩ riêng
sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
- Điểm 0: Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không có quan điểm và thái độ riêng
hoặc quan điểm, thái độ trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
e) Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,5 điểm):
- Điểm 0,5: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Điểm 0,25: Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
Câu 2. (4,0 điểm)
* Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận văn học để
tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; thể hiện khả năng
cảm thụ văn học tốt; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ,
ngữ pháp.
* Yêu cầu cụ thể:
a) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0,5 điểm):
- Điểm 0,5 điểm: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn
dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt
chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được ấn
tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân.
- Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận, nhưng các phần chưa thể
hiện được đầy đủ yêu cầu trên; phần Thân bài chỉ có 1 đoạn văn.
- Điểm 0: Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có 1


đoạn văn.
b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm):
- Điểm 0,5: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Trong đoạn thơ đầu tác giả Nguyễn Khoa
Điềm đã xây dựng một hình ảnh Đất nước gần gũi, giản dị bằng những hình thức nghệ thuật

đặc biệt nhất là sử dụng thành công chất liệu văn hóa dân gian.
- Điểm 0,25: Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận, chỉ nêu chung chung.
- Điểm 0: Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc sang vấn đề khác.
c) Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo
trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các
luậnđiểm (trong đó phải có thao tác phân tích, so sánh); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn
chứng(2,0 điểm):
- Điểm 2,0: Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau:
+ Giới thiệu nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm, trường ca Mặt đường khát vọng và chương Đất
nước.
+ Giải thích ý kiến: Ý kiến này khẳng định: nhà thơ đã xây dựng hình ảnh một Đất nước giản
dị, quen thuộc với tất cả mọi người chứ không phải là một Đất nước kì vĩ, xa xôi. Nội dung đó
được thể hiện qua những hình thức nghệ thuật đặc biệt. Đây chính là nét riêng trong phong
cách nghệ thuật của nhà thơ.
+ Phân tích đoạn thơ để làm rõ ý kiến: đoạn thơ thể hiện cảm nhận mới mẻ và độc đáo về đất
nước.
++ Tác giả đã cảm nhận đất nước trong chiều sâu văn hóa – lịch sử và trong cuộc sống đời
thường của mỗi con người. Nhà thơ không dùng niên đại và sự kiện lịch sử để nói về đất nước,
mà dùng giọng điệu quen thuộc của cổ tích bắt đầu bằng ‘‘ngày xửa ngày xưa…’’. - Sự ra đời
của Đất nước gắn với sự ra đời của những truyện cổ tích, của phong tục ăn trầu và tập quán búi
tóc sau đầu, của lối sống chung thủy tình nghĩa, của truyền thống chống ngoại xâm kiên cường
và bền bỉ, của truyền thống lao động cần cù, của cách ăn cách ở trong sinh hoạt…
Nói cách khác, sự ra đời của Đất nước gắn liền với sự hình thành văn hóa, lối sống, phong
tục tập quán của người Việt Nam, gắn với đời sống gia đình. Những gì làm nên Đất nước cũng
là những gì làm nên điệu hồn dân tộc, làm nên sự sống của mỗi người. Vì vậy mà Đất nước
hiện lên vừa thiêng liêng, tôn kính, lại vừa gần gũi, thân thiết.
++ Cái đặc biệt của Nguyễn Khoa Điềm là đã nói về sự ra đời của Đất Nước bằng một cách
nói giản dị đến bất ngờ. Đó là:
+++ Sử dụng nhuần nhuyễn, sáng tạo chất liệu văn hóa dân gian (dùng những hình ảnh gần gũi
trong cuộc hằng ngày, những tình cảm gia đình thân thương, những hình ảnh quen thuộc của ca

dao, cổ tích, truyền thuyết…). Tác giả chỉ bắt lấy linh hồn của những câu chuyện, những phong
tục…để từ đó đem đến cho người đọc những trường liên tưởng sâu xa. Vì vậy mà Đất nước
trong mỗi người đẹp một cách riêng đồng thời ĐN hiện lên trong tâm thức người đọc cả một
chiều dài văn hóa.
+++ Kết hợp chất chính luận và trữ tình. Giọng thơ trữ tình trầm lắng, cảm xúc dồn nén. Nén


trong từng câu chữ là vốn sống, vốn văn hóa, tình yêu Đất nước. Ngôn ngữ dung dị.
+ Bình luận về ý kiến: Đây là một ý kiến chính xác đã khái quát được giá trị nội dung, nghệ
thuật của đoạn thơ và thấy được những phát hiện mới mẻ của Nguyễn Khoa Điềm về đề tài Đất
nước - Đất nước của Nhân dân, của ca dao thần thoại, của đời thường.
Bởi vậy, mỗi nhà thơ khi sáng tạo cần tạo cho mình một lối đi riêng, đó là con đường duy
nhất để khẳng định tên tuối của nhà thơ, sức sống của tác phẩm,
Thí sinh có thể có những cảm nhận và diễn đạt khác nhưng phải hợp lí,có sức thuyết phục.
- Điểm 1,5 - 1,75: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song một trong các luận điểm còn
chưa được trình bày đầy đủ hoặc liên kết chưa thực sự chặt chẽ.
- Điểm 1,0 -1,25 : Đáp ứng 1/2 đến 2/3 các yêu cầu trên.
- Điểm 0,5 - 0,75: Đáp ứng được 1/3 các yêu cầu trên.
- Điểm 0,25: Hầu như không đáp ứng được yêu cầu nào trong các yêu cầu trên.
- Điểm 0: Không đáp ứng được bất kì yêu cầu nào trong các yêu cầu trên.
d) Sáng tạo (0,5 điểm)
- Điểm 0,5: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và
các yếu tố biểu cảm,…) ; văn viết giàu cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; có
quan điểm và thái độ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
- Điểm 0,25: Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; thể hiện được một số suy nghĩ riêng
sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
- Điểm 0: Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không có quan điểm và thái độ riêng
hoặc quan điểm, thái độ trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
e) Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,5 điểm):
- Điểm 0,5: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

- Điểm 0,25: Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
Hết


SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC

ĐỀ KTCL ÔN THI THPT QUỐC GIA LẦN 1
NĂM HỌC 2015 - 2016
(Đề thi gồm 2 trang)
MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề.
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 4:
Tiếng mẹ gọi trong hoàng hôn khói sẫm
Cánh đồng xa cò trắng rủ nhau về
Có con nghé trên lưng bùn ướt đẫm
Nghe xạc xào gió thổi giữa cau tre.

Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói
Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ
Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa
Óng tre ngà và mềm mại như tơ.

Ôi tiếng Việt suốt đời tôi mắc nợ
Quên nỗi mình quên áo mặc cơm ăn
Trời xanh quá môi tôi hồi hộp quá
Tiếng Việt ơi tiếng Việt ân tình.
(Tiếng Việt, Lưu Quang Vũ - Thơ tình, NXB Văn học 2002)
1. Các phương thức biểu đạt của đoạn thơ trên là gì ?

2. Chỉ ra và nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ:
Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa
Óng tre ngà và mềm mại như tơ.
3. Nêu ngắn gọn nội dung của đoạn thơ.
4. Viết một đoạn văn (5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ của anh (chị) sau khi đọc câu thơ:
Tiếng Việt ơi tiếng Việt ân tình.
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 5 đến 8:
(1) Có thể sẽ có nhiều, rất nhiều người không tin. Làm sao để tin được bởi vì chữ
“nghề” được hiểu là công việc để kiếm sống, tức là có thu nhập để chăm lo cho cuộc
sống bản thân, gia đình. Nên nói làm từ thiện là “đi cho” chứ ai lại “cá kiếm” bao giờ.
(2) Chuyện tưởng nghe chừng vô lý, là khó xảy ra, nhưng nó lại là sự thật, thậm chí
xuất hiện nhan nhản cứ như “nấm mọc sau mưa” trên… mạng xã hội Facebook. Mạng
thì tưởng là ảo, nhưng chuyện là thật và tiền là thật của trò kiếm sống bằng nghề “làm
từ thiện” online.


… (3) Ăn chặn tiền từ thiện của các nhà hảo tâm dành cho những số phận, những
mảnh đời kém may mắn là một trong những điều độc ác. Thế nên ai đang nghĩ, đang suy
tính hay đang lọc lừa bằng cách “lấy từ thiện làm nghề mưu sinh”, ắt hẳn chưa bao giờ
có được một giấc ngủ trọn vẹn. Họ mới chính là những người đáng thương hơn cả
những người có số phận không may, kém may mắn, phải không các bạn?
(Theo Blog - Dantri.com.vn, 18/12/2015)
5. Văn bản trên thuộc kiểu phong cách ngôn ngữ nào?
6. Chỉ ra giọng điệu và thái độ của tác giả trong đoạn (1).
7. Thao tác lập luận trong đoạn (3) là gì?
8. Phân tích cấu tạo ngữ pháp và xác định kiểu câu của câu văn sau: Ăn chặn tiền từ thiện
của các nhà hảo tâm dành cho những số phận, những mảnh đời kém may mắn là một trong
những điều độc ác.
PHẦN II: LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (3,0 điểm)

Viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) bày tỏ quan điểm của anh/chị về ý kiến sau:
Gập máy tính lại, tắt điện thoại đi. Hãy giao tiếp nhiều hơn với xã hội và tận hưởng
cuộc sống thực tại.
Câu 2. (4,0 điểm)
Về hình tượng sông Hương trong bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ
Ngọc Tường, có ý kiến cho rằng:
Sông Hương mang vẻ đẹp đầy nữ tính và rất mực đa tình.
Bằng hiểu biết về tác phẩm, anh (chị) hãy làm sáng tỏ nhận xét trên.
------HẾT-----HƯỚNG DẪN CHẤM
MÔN: NGỮ VĂN
I. LƯU Ý CHUNG:
- Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của Hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát
bài làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm.
- Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong
việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có tư duy khoa học,
lập luận sắc sảo, có khả năng cảm thụ văn học và tính sáng tạo cao.
- Sau khi chấm xong, điểm toàn bài làm tròn đến 0,25 điểm.
II. ĐÁP ÁN


PHẦN

CÂU
1

NỘI DUNG

ĐIỂM

ĐỌC HIỂU

Những phương thức biểu đạt của đoạn thơ: Biểu cảm, tự sự, miêu tả
- Biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ: So sánh

0,25
0,25

- Nêu tác dụng: Biện pháp so sánh được sử dụng khiến hai câu thơ trở
2

nên mềm mại, cuốn hút. So sánh tiếng Việt với đất cày, lụa, tre ngà,

0,25

tơ tác giả gợi ra vẻ bình dị, nên thơ, gần gũi, gắn bó của tiếng Việt với
cuộc sống của người nông dân, đồng thời khơi dậy trong lòng người
đọc tình yêu, ý thức trách nhiệm gìn giữ vẻ đẹp văn hóa quý báu của
3

4
I

dân tộc.
Nội dung chính của đoạn thơ là: Ca ngợi vẻ đẹp, thể hiện sự gắn bó,

0,25

yêu quý, thấu hiểu của tác giả với tiếng Việt.
- Câu thơ cho thấy những ân tình của tiếng Việt, những giá trị cao cả

0,25


mà tiếng Việt bồi đắp và dẫn dắt.
- Câu thơ cũng nhắc nhở về tình cảm mến yêu tha thiết, ý thức trách

0,25

nhiệm của mỗi người trong việc gìn giữ, bảo vệ làm cho tiếng Việt
5
6

ngày càng giàu và đẹp.
- Văn bản thuộc kiểu phong cách ngôn ngữ : Báo chí
- Giọng điệu: Mỉa mai, châm biếm .

0,25
0,25

7
8

- Thái độ: Bất bình, khinh miệt,…
Thao tác lập luận trong đoạn (3) : Bình luận
+ Ăn chặn tiền từ thiện của các nhà hảo tâm dành cho những số phận,

0,25
0,25
0,25

những mảnh đời kém may mắn: Chủ ngữ
+ là một trong những điều độc ác: Vị ngữ

- Thuộc kiểu câu đơn

0,25
LÀM VĂN

Viết bài văn trình bày suy nghĩ về ý kiến: Gập máy tính lại, tắt
1

điện thoại đi. Hãy giao tiếp nhiều hơn với xã hội và tận hưởng cuộc
sống thực tại.

3.0


a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Có đủ mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề. Thân bài
triển khai được vấn đề. Kết bài kết luận được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận
Con người cần phải thoát khỏi thế giới ảo để sống với cuộc đời thực.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt

0,25

0,25

các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng;
rút ra bài học nhận thức và hành động.
* Giải thích
- Điện thoại, máy tính là những phương tiện thiết yếu phục vụ nhu


0,25

cầu giao tiếp, trao đổi, tìm kiếm, khai thác thông tin... trong cuộc sống
hiện đại.
- Gập máy tính lại, tắt điện thoại đi. Hãy giao tiếp nhiều hơn với xã
hội và tận hưởng cuộc sống thực tại là một thông điệp giàu ý nghĩa,
giúp con người thoát ra khỏi cuộc sống ảo và sống với cuộc đời thực.
* Phân tích thực trạng, nguyên nhân, tác động của hiện tượng
- Con người trong thời đại ngày nay đang sống trong một thế giới số,

0,5

nơi mọi hoạt động từ những sinh hoạt thường ngày đến những sự kiện
đặc biệt, từ công việc đến vui chơi giải trí, chúng ta đều tự gắn chặt
với thế giới số. Mạng xã hội đã trở thành một phần của đời sống hiện
đại, nhất là giới trẻ.
- Vì sao con người đắm chìm trong thế giới ảo? Vì cuộc sống ảo luôn

0,25

chứa đựng nhiều điều bất ngờ, thú vị nên con người dễ bị cuốn hút về
phía ấy...
- Đắm chìm trong thế giới ảo để lại hậu quả rất nghiêm trọng với cuộc

0,25

sống thực của con người: Họ không quan tâm tới thế giới thực tại
quanh mình. Cuộc sống của họ diễn ra trên Facebook, Twitter,
Youtube… họ tự cô lập mình với thế giới thực, nhiều hậu quả đau
lòng có thể nảy sinh từ đây...

* Giải pháp

0,25


- Tắt điện thoại đi, gập máy tính lại sẽ giúp con người hòa nhập
vào cuộc sống thực, tham gia các hoạt động xã hội tích cực, lành
mạnh, biết trân trọng những giá trị hiện hữu quanh ta, làm cho cuộc
sống con người thực sự có ý nghĩa hơn.
- Mỗi người cần nhận thức rõ tác dụng của việc sử dụng công
nghệ số và tác hại khi lạm dụng nó.
* Mở rộng, nâng cao vấn đề

0,25

Xã hội hiện đại không thể thiếu công nghệ. Phát minh công nghệ
nâng cao chất lượng sống. Thời đại càng văn minh, con người càng
không thể xa rời máy tính, điện thoại và internet. Cuộc sống hiện đại
cần công nghệ nhưng không nên lạm dụng mà cần có thời gian và
cách thức sử dụng hợp lí, hài hòa.
* Bài học nhận thức và hành động
Cần nhận thức được tầm quan trọng nếu sử dụng công nghệ thông tin

0,25

hợp lí và những tác hại nguy hiểm nếu sử dụng không hợp lí; đồng
thời, cần tích cực tham gia lao động, học tập, hoạt động, vui chơi lành
mạnh để xây dựng, phát triển xã hội.
d. Sáng tạo
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn

đề nghị luận.
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu
Đảm bảo đúng nguyên tắc về chính tả, dùng từ, đặt câu.
Dùng hiểu biết về tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông của
2

0,25

0,25

Hoàng Phủ Ngọc Tường để làm sáng tỏ ý kiến:

4.0

Sông Hương mang vẻ đẹp đầy nữ tính và rất mực đa tình.
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Có đủ mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề. Thân bài

0,25

triển khai được vấn đề. Kết bài kết luận được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận
Vẻ đẹp đầy nữ tính và rất mực đa tình của sông Hương.

0,25


c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt
các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.
* Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm:

- Hoàng Phủ Ngọc Tường là gương mặt tiêu biểu của văn học Việt

0,25

Nam hiện đại, cũng là một trí thức giàu lòng yêu nước. Ông có phong
cách độc đáo và đặc biệt sở trường về thể bút kí, tuỳ bút. Nét đặc sắc
trong sáng tác của ông là sự kết hợp nhuần nhuyễn chất trí tuệ và chất
trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với suy tư đa chiều được tổng hợp từ
vốn kiến thức phong phú về triết học, văn hóa, lịch sử, địa lí...
0,25
- Ai đã đặt tên cho dòng sông? là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách
bút kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Đến với tác phẩm người đọc sẽ
gặp ở đó dòng sông Hương với vẻ đẹp đầy nữ tính và rất mực đa tình
* Giải thích ý kiến :
- Vẻ đẹp nữ tính : Có những vẻ đẹp, phẩm chất của giới nữ (như: xinh

0,25

đẹp, dịu dàng, mềm mại, kín đáo...)
- rất mực đa tình : Rất giàu tình cảm.
Ý kiến đề cập đến những vẻ đẹp khác nhau của hình tượng sông
Hương trong sự miêu tả của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
* Phân tích vẻ đẹp sông Hương :
- Vẻ đẹp nữ tính :
+ Khi là một cô gái Digan phóng khoáng và man dại với bản lĩnh gan

0,25

dạ, tâm hồn tự do và trong sáng. Khi là người mẹ phù sa của một
vùng văn hoá xứ sở với một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ.

+ Khi là một người con gái đẹp ngủ mơ màng. Khi là người tài nữ

0,25

đánh đàn lúc đêm khuya. Khi được ví như là Kiều, rất Kiều. Khi là
người con gái Huế với sắc màu áo cưới vẫn mặc sau tiết sương giáng.
=> Dù ở bất kỳ trạng thái tồn tại nào, sông Hương trong cảm nhận

0,25


của Hoàng Phủ Ngọc Tường vẫn đầy nữ tính, xinh đẹp, hiền hòa, dịu
dàng, kín đáo nhưng không kém phần mãnh liệt...
- Rất mực đa tình :
+ Cuộc hành trình của sông Hương là cuộc hành trình tìm kiếm người

0,25

tình mong đợi. Trong cuộc hành trình ấy, sông Hương có lúc trầm
mặc, có lúc dịu dàng, cũng có lúc mãnh liệt mạnh mẽ…Song nó chỉ
thực vui tươi khi đến ngoại ô thành phố, chỉ yên tâm khi nhìn thấy
chiếc cầu trắng của thành phố in ngần trên nền trời.
+ Gặp được thành phố, người tình mong đợi, con sông trở nên duyên

0,25

dáng ý nhị uốn một cánh cung rất nhẹ sang cồn Hến, cái đường cong
ấy như một tiếng vâng không nói ra của tình yêu.
+ Sông Hương qua Huế bỗng ngập ngừng như muốn đi, muốn ở. như


0,25

những vấn vương của một nỗi lòng.
+ Sông Hương đã rời khỏi kinh thành lại đột ngột đổi dòng, rẽ ngoặt

0,25

sang hướng Đông - Tây để gặp lại thành phố 1 lần cuối. Nó là nỗi
vương vấn, chút lẳng lơ kín đáo của tình yêu. Như nàng Kiều trong
đêm tình tự, sông Hương chí tình trở lại tìm Kim Trọng của nó...
- Vài nét về nghệ thuật:
Phối hợp kể và tả; biện pháp ẩn dụ, nhân hóa, so sánh; ngôn ngữ
giàu chất trữ tình, chất triết luận.
* Đánh giá:

0,25

0,25

- Miêu tả sông Hương, Hoàng Phủ Ngọc Tường bộc lộ một vốn hiểu
biết phong phú, một trí tưởng tưởng bay bổng.
- Đằng sau những dòng văn tài hoa, đậm chất trữ tình là một tấm lòng
tha thiết với quê hương, đất nước.
d. Sáng tạo
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn
đề nghị luận.
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu

0,25


0,25


Đảm bảo đúng nguyên tắc về chính tả, dùng từ, đặt câu.
ĐIỂM TOÀN BÀI THI: I + II = 10,00
----- HẾT-----

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HÀ NỘI

KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC SINH LỚP 12 – THPT
NĂM HỌC 2015 – 2016
Môn: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 180 phút
(Đề gồm 02 trang)

1. PHẦN ĐỌC HIỂU (3 điểm)
Đọc đoạn văn bản dưới đây và trả lời các câu hỏi 1, 2, 3, 4
Chiều 7 - 4 tại Hà Nội, T.Ư Hội chữ thập đỏ (CTĐ) Việt Nam, cổng thông tin nhân đạo
Quốc gia 1400, báo tuổi trẻ TP Hồ Chí Minh phối hợp tổng kết chiến dịch nhắn tinh
nhân đạo 2015 và phát động chiến dịch nhắn tin "nước ngọt và sinh kế cho đồng bào bị
ảnh hướng bởi hạn hán và xâm nhập mặn".
Năm 2015, thông qua các đầu số 1405, 1408, 1409, TƯ Hội CTĐ Việt Nam đã tiếp nhận
và giải nhân số tiền gần bốn tỷ đồng cho các công trình xây cầu Mỹ Lợi B, huyện Cái
Bè, Tiền Giang, giám định AND, hỗ trợ phẫu thuật tim cho 37 em mắc bệnh tim bẩm
sinh, trao quà tết, áo ấm tặng trẻ em và đồng bào nghèo.
Để hỗ trợ đồng bào vùng hạn hán và xâm nhập mặn, TƯ Hội CTĐ Việt Nam cùng các
đối tác phát động nhắn tin từ nay đến hết 5 - 6 - 2016 với cú pháp NC gửi 1407.



1. Văn bản trên được biết theo phong cách ngôn ngữ nào? (0,25đ)
2. Ghi lại sự kiện thời sự được đề cập đến trong văn bản trên? (0,25đ)
3. Từ kết quả chiến dịch nhắn tinh nhân đạo năm 2015, những hoạt động có ý nghĩa xã
hội cao đẹp nào đã được thực hiện và được nêu trong văn bản? (0,5đ)
4. Hãy giới thiệu một vài hoạt động nhân đạo đang được tổ chức và hưởng ứng hiện nay.
(0,25đ)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi 5, 6, 7, 8.
Em nghe thầy đọc bao ngày
Tiếng thơ đỏ nắng xanh cây quanh nhà
Mái chèo nghe vọng sông xa
Êm êm như tiếng của bà năm xưa
Nghe trăng thở động tàu dừa
Rào rào nghe chuyến cơn mưa giữa trời...
...Đêm nay thầy ở đâu rồi
Nhớ thầy em lại lặng ngồi em nghe.
(Nghe thầy đọc thơ - Trần Đăng Khoa)
5. Hãy ghi lại 2 hình ảnh thiên nhiên được tác giả sử dụng để miêu tả tiếng thơ thầy đọc?
(0,25đ)
6. Cho biết tác dụng của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong dòng thơ "Mái chèo
nghe vọng sông xa / Êm êm như tiếng của bà năm xưa? (0,5đ)
7. Đọc đoạn thơ anh, chị hiểu thế nào về tình cảm mà nhà thơ dành cho người thầy của
mình? (0,5đ)
8. Ghi lại suy nghĩ (khoảng 5 - 7 câu văn) của bản thân về những công ơn của thầy cô
trong cuộc đời mỗi con người? (0,5đ)
II. PHẦN LÀM VĂN (7 điềm)
Câu 1 (3 điểm)


Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến sau:
Một người đã đánh mất niềm tin vào bản thân thì chắc chắn sẽ còn đánh mất them nhiều

thứ quý giá khác nữa.
Câu 2 (4 điểm)
Trong tác phẩm ký "Ai đã đặt tên cho dòng sông" của Hoàng Phủ Ngọc Tường có đoạn
viết:
Từ đấy, như đã tìm đúng đường về, sông Hương vui tươi hẳn lên giữa những biền bãi
xanh biếc của vùng ngoại ô Kim Long, kéo một nét thẳng thực yên tâm theo hướng tây
nam - đông bắc, phía đó, nơi cuối đường, nó đã nhìn thấy chiếc cầu trăng của thành
phố in ngần trên nền trời, nhỏ nhắn như những vành trăng non. Giáp mặt thành phố ở
Cồn Giã Viên, sông Hương uốn một nhánh cung rất nhẹ sang đến Cồn Hến; đường cong
ấy làm cho dòng sông mềm hẳn đi, như một tiếng "vâng" không nói ra của tình yêu. Và
như vậy, giống như sông Xen của Pa - ri, sông Đa - nuýp của Bu - đa - pét, sông Hương
nằm ngay giữa lòng thành phố yêu quý của mình; Huế trong tổng thể vẫn giữ nguyên
dạng một đô thị cổ, trải dọc hai bờ sông. Đầu và cuối ngõ thành phố, những nhánh sông
đào mang nước sông Hương tỏa đi khắp phố phường với những cây đa, cây dừa cổ thụ
tỏa vầng lá u sầm xuống xóm thuyền xúm xít; từ những nơi ấy, vẫn lập lòe trong đêm
sương những ánh lửa thuyền chài của một linh hồn mô tê xưa cũ mà không một thành
phố hiện đại nào còn nhìn thấy được. Những chi lưu ấy cùng với hai hòn đảo nhỏ trên
sông đã làm giảm hẳn lưu tốc của dòng nước, khiến cho sông Hương khi đi qua thành
phố đã trôi đi chậm, thật chậm, cơ hồ chỉ còn là một mặt hồ yên tĩnh. Tôi đã đến Lê nin - grát, có lúc đứng nhìn sông Nê - va cuốn trôi những đám băng lô xô nhấp nháy
trăm màu dưới ánh sáng của mặt trời mùa xuân; mỗi phiến băng chở một con hải âu
nghịch ngợm đứng co lên một chân, thích thú với chiếc thuyền xinh đẹp của chúng; và
đoàn tàu tốc hành lạ lùng ấy với những hành khách tí hon của nó băng băng lướt qua
trước cung điện Pê - téc - bua cũ để ra bể Ban - tích. Tôi vừa từ trong khói lửa miền
Nam đến đây, lâu năm xa Huế, và chính Lê - nin - grát đã đánh thức trong tâm hồn tôi
giấc mơ lộng lẫy của tuổi dại; ôi tôi muốn hóa làm một con chim nhỏ đứng co một chân
trên con tàu thủy tinh để đi ra biển. Tôi cuống quýt vẫy tay, nhưng sông Nêva đã chảy
nhanh quá, không kịp cho lũ hải âu nói một điều gì với người bạn của chúng đang ngẩn
ngơ trông theo. Hai nghìn năm trước, có một người Hi Lạp tên là Hê - ra - clít, đã khóc
suốt đời vì những dòng sông trôi đi qua nhanh, thế vậy! Lúc ấy, tôi nhớ lại con sông
Hương của tôi; chợt thấy quý điệu chảy lặng lờ của nó khi ngang qua thành phố... Đấy



là điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế, có thể cảm nhận được bằng thị giác qua
trăm nghìn ánh hoa đăng bồng bềnh vào những đêm hội rằm tháng bảy từ điện Hòn
Chén trôi về, qua Huế bỗng ngập ngừng như muốn đi muốn ở, chao nhẹ trên mặt nước
như những vấn vương của một nỗi lòng...
Hãy phân tích để thấy được tác giả không chỉ miêu tả vẻ đẹp của sông Hương mà còn
gửi gắm trong đó tình yêu tha thiết đối với quê hương xứ sở.

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐỀ THI CUỐI HỌC KÌ 2

HÀ TĨNH

NĂM HỌC 2015 - 2016

ĐỀ THI CHÍNH THỨC

Môn thi: Ngữ văn

(Đề thi có 02 trang)

(Thời gian làm bài: 180 phút)

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau đây và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:
Lòng khiêm tốn có thể được coi là một bản tính căn bản cho con người trong nghệ thuật
xử thế và đối đãi với sự vật.
Điều quan trọng của khiêm tốn là chính nó đã tự nâng cao giá trị cá nhân của con người

trong xã hội. Khiêm tốn là biểu hiện của con người đứng đắn, biết sống theo thời và biết
nhìn xa. Con người khiêm tốn bao giờ cũng là người thường thành công trong lĩnh vực
giao tiếp với mọi người.
Vậy khiêm tốn là gì? Khiêm tốn là tính nhã nhặn, biết sống một cách nhún nhường, luôn
luôn hướng về phía tiến bộ, tự khép mình vào những khuôn thước của cuộc đời, bao giờ
cũng không ngừng học hỏi. Hoài bão lớn nhất của con người là tiến mãi không ngừng,
nhưng không nhằm mục đích tự khoe khoang, tự đề cao cá nhân mình trước người khác.


(Theo Lâm Ngữ Đường, Tinh hoa xử thế, Nhà xuất bản Đồng Nai, 1996)
Câu 1. Hãy cho biết đoạn trích trên đang đề cập đến nội dung gì? Chỉ ra phương thức
biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2. Chỉ ra thao tác lập luận được tác giả sử dụng trong câu văn: Khiêm tốn là tính
nhã nhặn, biết sống một cách nhún nhường, luôn luôn hướng về phía tiến bộ, tự khép
mình vào những khuôn thước của cuộc đời, bao giờ cũng không ngừng học hỏi.
Câu 3. Trong đoạn trích trên, tác giả đã sử dụng nhiều kiểu câu. Theo anh/chị việc sử
dụng nhiều kiểu câu đã đem lại hiệu quả nghệ thuật gì cho đoạn trích?
Câu 4. Theo anh/chị sự khác nhau giữa khiêm tốn và tự ti là ở chỗ nào?
Đọc đoạn thơ sau đây và thực hiện các yêu cầu từ câu 5 đến câu 8:
Chân nhang cắm gốc bồ đề
Mẹ xin bóng mát tỏa về cái no
Con xin chiếc lá làm trò
Lêu têu chân đất quạt mo thằng Bờm
Tết nghèo bánh lá thay cơm
Đồng xu mừng tuổi còn thơm mùi bùn
Con cầm thương khó run run
Muốn khoe với cả mưa phùn mẹ ơi
Con lam lũ của một thời
Để khi khôn lớn nên người lại xa
Mỗi lần nhìn khói ngang qua

Tự dưng mắt nhớ quê nhà lại cay…
(Khói bếp xưa - Trương Nam Hương)
Câu 5. Xác định thể thơ của đoạn thơ trên.
Câu 6. Qua hồi ức của tác giả, cuộc sống của gia đình, quê hương hiện lên như thế nào
trong đoạn thơ trên?


Câu 7. Tác giả muốn gửi gắm điều gì qua những dòng thơ:
Chân nhang cắm gốc bồ đề
Mẹ xin bóng mát tỏa về cái no
Con xin chiếc lá làm trò
Lêu têu chân đất quạt mo thằng Bờm.
Câu 8. Từ nội dung đoạn thơ trên, gợi cho anh chị có suy nghĩ gì về ký ức gia đình đối
với đời sống tâm hồn của mỗi người (Trả lời trong khoảng 5 - 7 câu)
PHẦN II: TẬP LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (3.0 điểm) Niềm vui thực sự chỉ có được khi bản thân mỗi người vượt qua được
chính mình của ngày hôm qua chứ không phải là vượt hơn người khác.
(Bí mật của hạnh phúc - David Niven, Nhà xuất bản Trẻ, 2013).
Anh chị hãy viết bài văn trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên.
Câu 2 (4.0 điểm)
Trong phần mở đầu truyện ngắn Rừng xà nu, Nguyễn Trung Thành có đoạn viết:
... Hầu hết đạn đại bác đều rơi vào ngọn đồi xà nu cạnh con nước lớn. Cả rừng xà nu
hàng vạn cây không có cây nào không bị thương. Có những cây bị chặt đứt ngang nửa
thân mình, đổ ào ào như một trận bão. Ở chỗ vết thương, nhựa ứa ra, tràn trề, thơm
ngào ngạt, long lanh nắng hè gay gắt, rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quyện thành từng
cục máu lớn.
Trong rừng ít có loại cây sinh sôi nảy nở khỏe như vậy. Cạnh một cây xà nu mới ngã
gục, đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rởn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên
bầu trời. cũng ít có loại cây ham ánh sáng mặt trời đến thế. Nó phóng lên rất nhanh để
tiếp lấy ánh nắng, thứ ánh nắng trong rừng rọi từ trên cao xuống từng luồng lớn thẳng

tắp, lóng lánh vô số hạt bụi vàng từ nhựa cây bay ra, thơm mỡ màng. Có những cây con
vừa lớn ngang tầm ngực người lại bị đại bác chặt đứt làm đôi. Ở những cây đó, nhựa
còn trong, chất đầu còn loãng, vết thương không lành được, cứ loét mãi ra, năm mười
hôm thì cây chết. Nhưng cũng có những cây vượt lên được cao hơn đầu người, cành lá
sum sê như những con chim đã đủ lông mao, lông vũ. Đạn đại bác không giết nổi chúng,
những vết thương của chúng chóng lành như trên một cơ thể cường tráng. Chúng vượt
lên rất nhanh, thay thế những cây đã ngã... Cứ thế hai ba năm nay rừng xà nu ưỡn tấm
ngực lớn của mình ra, che chở cho làng...
Đứng trên đồi xà nu ấy trông ra xa, đến hết tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài


những đồi xà nu nối tiếp tới chân trời.
Và kết thúc truyện ngắn, Nguyễn Trung Thành viết:
Tnú lại ra đi. Cụ Mết và Dít đưa anh ra đến rừng xà nu gần con nước lớn. Trận đại bác
đêm qua đã đánh ngã bốn năm cây xà nu to. Nhựa ứa ra ở những vết thương đang đọng
lại, lóng lánh nắng hè. Quanh đó vô số những cây con đang mọc lên. Có những cây mới
nhú khỏi mặt đất, nhọn hoắt như những mũi lê.
Ba người đứng ở đấy nhìn ra xa. Đến hút tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những
rừng xà nu nối tiếp chạy đến chân trời.
(Trích "Rừng xà nu" của Nguyễn Trung Thành, Ngữ văn 12, tập 2, Nhà xuất bản Giáo
dục Việt Nam, 2013)
Từ việc cảm nhận về đoạn văn mở đầu và kết thúc trên, anh chị hãy làm rõ dụng ý nghệ
thuật của nhà văn Nguyễn Thành Trung.

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐỀ THI THỬ - KỲ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2016

YÊN BÁI


Môn thi: NGỮ VĂN

(Đề thi gồm 02 trang)

Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề

Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau đây và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:
Hùng vĩ thay, toàn thân đất nước
Tựa Trường Sơn, vươn tới Trường Sa
Từ Trà Cổ rừng dương đến Cà Mau rừng đước
Đỏ bình minh mặt sóng khơi xa
Đã qua, thuở âm u bóng giặc
Trắng khăn tang, tàn lụi cỏ cây
Đã qua, nỗi đêm Nam ngày Bắc
Giữa quê hương mà như kiếp đi đày! (...)


Tôi lại mơ... Trên Thái Bình Dương
Tổ quốc ta như một thiên đường
Của muôn triệu anh hùng làm nên cuộc sống
Của tự do, hy vọng, tình thương...
(Trích Vui thế, hôm nay... - Thơ Tố Hữu, NXB Giáo dục, 1999)
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên. (0,25 điểm)
Câu 2. Trong khổ thơ đầu tiên, tác giả đã dùng những hình ảnh nào để làm rõ sự "hùng
vĩ" của "toàn thân đất nước"? (0,25 điểm)
Câu 3. Chỉ ra và phân tích ý tác dụng của biện pháp so sánh trong khổ thơ thứ hai. (0,5
điểm)
Câu 4. Hai dòng cuối của khổ thứ ba cho thấy những phẩm chất gì của con người Việt
Nam? (0,5 điểm) (Trình bày khoảng 5 đến 7 dòng)

Đọc đoạn văn bản sau đây và thực hiện các yêu cầu từ câu 5 đến câu 8:
Về nước sau 10 năm học và sống ở Anh, chỉ ở vài ngày, anh bạn tôi đã phải thốt lên:
"Toàn người ăn, người chơi thế này thì lấy ai xây dựng đất nước?". Vào lúc 8 - 9 giờ
sáng, cao điểm nhất của giờ làm việc, nam thanh nữ tú ngồi là liệt, lướt điện thoại.
Người gác chân thủng thẳng, người thẩn thơ gạt tàn thuốc, nhâm nhi cà phê... Đến
chiều, cũng vào giờ hành chính, các quán cà phê vẫn cứ tấp nập người. Sau 16 giờ, các
quán nhậu từ sang trọng đến bình dân đều đông nghẹt. Khách hàng trẻ người Việt đã
trở thành "cỗ máy in tiền" cho các quán cà phê, đồ ăn nhanh, rạp chiếu phim nhập
ngoại. Thậm chí, những thương hiệu gà rán, đồ ăn nhanh mà bạn tôi nói rằng bên nước
ngoài ế ẩm lắm thì vào Việt Nam lại trở thành hàng "hot". Người trẻ kéo nhau vào giết
thời gian đồng thời thể hiện độ sành điệu.
Trong một cuộc giao lưu, với câu hỏi làm sao để trở nên giàu có của các bạn trẻ, chủ
tịch một tập đoàn đa quốc gia chua chát trả lời rằng trước khi bàn đến những việc to
tát, các bạn hãy dốc sức vào công việc nhỏ, hãy bớt thời gian ca phê, ăn nhậu, thời gian
lên mạng vô bổ... Lười mà thích chơi sang. Sự lãng phí không chỉ chuyện những chai
bia, điện thoại xin, xe đẹp mà rất nhiều người Việt đang phung phí cả những thứ quý giá
nhất của đời người là thời gian, sức khỏe và trí tuệ.
(Theo Dantri.com.vn, ngày 38/03/2016)
Câu 5. Chỉ ra phong cách ngôn ngữ chính của đoạn trích trên. (0,25 điểm)


Câu 6. Đoạn trích trên đã nhắc đến những điều đáng trách nào của một bộ phận giới trẻ?
(0,5 điểm)
Câu 7. Trong đoạn trích, lời khuyên đưa ra cho những người trẻ tuổi muốn làm giàu là
gì? (0,25 điểm)
Câu 8. Thế hệ trước đã đổ bao xương máu để "Tổ quốc ta như một thiên đường - Của
muôn triệu anh hùng làm nên cuộc sống", vậy thế hệ trẻ hôm nay đã sống xứng đáng với
những sự hi sinh đó hay chưa? (0,5 điểm) (Trình bày khoảng 5 đến 7 dòng)
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1. (3,0 điểm)

Trong buổi chào cờ tại Trung tâm Hỗ trợ phát triển Giáo dục hòa nhập Phú Yên, tuy
không thể hát, không thể nghe tiếng nhạc, nhưng tất cả các em học sinh khuyết tật tại
đây đều hướng lên lá cờ Tổ quốc và thể hiện bài quốc ca hùng tráng bằng ngôn ngữ của
riêng mình - ngôn ngữ kí hiệu của đôi tay.
(Theo 24h.com.vn, ngày 08/10/2015)
Từ câu chuyện trên, anh, chị hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng 600 từ) trình bày
suy nghĩ của mình về tinh thần yêu nước và ý chí vượt lên hoàn cảnh cảu con người
trong cuộc sống.
Câu 2. (4,0 điểm)
Sáng hôm sau, nghe chị Chiến nói, chú Năm cứ ngồi y trên ván nhìn hai cháu thiệt lâu.
Một lát, chú nói:
- Khôn, việc nhà nó thu gọn thì việc nước nó mở được rộng, gọn bề gia thế, đặng bề
nước non. Con nít chúng bây kì đánh giặc này khôn hơn chú hồi trước. – Chú cười, đưa
mấy ngón tay cứng còng chùi mắt. – Đây rồi tao giao cuốn sổ gia đình cho chị em bây.
Gọi là giao vậy chớ đưa cho bây rồi bây lội đùng đùng qua sông là hư hết. Gọi vậy chớ
tao vẫn giữ, tao sẽ ghi cho hai đứa bây từng ngày.
Trong lúc chị Chiến xuống bếp nấu cơm, Việt đi câu ít con cá về làm bữa cúng má trước
khi dời bàn thờ sang nhà chú, còn một mình ở nhà trên, chú Năm lại cất tiếng hò.
Không phải giọng hò trong trẻo trong đêm bay ra hai bên bờ sông, rồi dội lại trên cái
ghe hèo chèo mướn của chú. Câu hò nổi lên giữa ban ngày, bắt đầu cất lên như một
hiệu lệnh dưới ánh nắng chói chang, rồi kéo dài, từng tiếng một vỡ ra, nhắn nhủ, tha
thiết, cuối cùng ngắt lại như một lời thề dữ dội.
Cúng mẹ và cơm nước xong, mấy chị em, chú cháu thu xếp đồ đạc dời nhà. Chị Chiến
ra đứng giữa sân, kéo cái khăn trên cổ xuống, cũng xắn tay áo để lộ hai bắp tay tròn vo
sạm đỏ màu cháy nắng, rồi dang cả thân người to và chắc nịch của mình nhấc bổng một
đầu bàn thờ má lên. Việt ghé vào một đầu. Nào, đưa má sang ở tạm bên nhà chú, chúng
con đi đánh giặc trả thù cho ba má, đến chừng nước nhà độc lập con lại đưa má về. Việt
khiêng trước. Chị Chiến khiêng bịch bịch phía sau. Nghe tiếng chân chị, Việt thấy



thương chị lạ. Lần đầu tiên Việt mới thấy lòng mình rõ như thế. Còn mối thù thằng Mĩ
thì có thể rờ thấy được, vì nó đang đè nặng ở trên vai…
(Những đứa con trong gia đình – Nguyễn Thi, Ngữ văn 12,
Tập hai, NXB Giáo dục, 2008)
Cảm nhận của anh, chị về vẻ đẹp của các thế hệ trong gia đình được khắc họa qua đoạn
trích trên. Từ đó, bình luận ngắn gọn về sự thống nhất giữa tình cảm gia đình và tình yêu
quê hương, đất nước, giữa truyền thống gia đình và truyền thống dân tộc trong tác phẩm
Những đứa con trong gia đình của nhà văn Nguyễn Thi.

SỞ GD&ĐT BẮC GIANG
TRƯỜNG THPT NGÔ SĨ LIÊN

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA - LẦN 2
Năm học: 2015 - 2016

ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề thi gồm có 02 trang)

Môn: NGỮ VĂN 12
Thời gian làm bài: 120 phút

Phần I: Đọc - hiểu (3,0 điểm)
Em hãy đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi nêu dưới:
Những mùa quả mẹ tôi hái được
Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng
Những mùa quả lặn rồi lại mọc
Như mặt trời, khi như mặt trăng.


Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên

Còn những bí và bầu thì lớn xuống
Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn
Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi.
Và chúng tôi, một thứ quả trên đời
Bảy mươi tuổi mẹ mong ngày được hái
Tôi hoảng sợ, ngày bàn tay mẹ mỏi
Mình vẫn còn một thứ quả non xanh.
(Mẹ và Quả - Nguyễn Khoa Điềm).
Câu 1 (0.5 điểm): Bài thơ trên chủ yếu sử dụng phương thức biểu đạt nào?
Câu 2 (0.5 điểm): Nêu nội dung chính của bài thơ?
Câu 3 (1.0 điểm): Xác định biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong hai câu thơ sau
và nêu tác dụng nghệ thuật của biện pháp tu từ đó:
“Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên
Còn những bí và bầu thì lớn xuống”
Câu 4 (1.0 điểm): Viết khoảng 5 đến 7 dòng bộc lộ cảm xúc của em khi đọc hai câu thơ
cuối bài?
Phần II: Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm):
Em sẽ chọn nghề gì trong tương lai? Trình bày quan điểm của em về việc lựa
chọn nghề nghiệp cho bản thân?
Câu 2 (4,0 điểm):
Cảm nhận về vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên và con ng ười qua đoạn
thơ sau:
Ta về, mình có nhớ ta
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.


×