Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

Báo cáo thực tập kế toán: CÁC PHẦN HÀNH HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY In Tiến Bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (250.38 KB, 55 trang )

Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Kế toán-Kiểm toán

MỤC LỤC
3.1 Kết luận.............................................................................................................................57
3.2 Kiến nghị...........................................................................................................................57

Nguyễn Thị Hà-kt5k12-1231071885

1

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Kế toán-Kiểm toán

PHẦN I
TỔNG QUAN CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP
1. -Đặc điểm chung về công ty In Tiến Bộ
1.1 -Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Tên công ty: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên In Tiến Bộ
Tên giao dịch quốc tế: PROPRINT Co. Ltd
Viết tắt: Công ty In Tiến Bộ
Trụ sở: 175 Nguyễn Thái Học, Điện Biên, Ba Đình, Hà Nội.
Tiền thân của Công ty in Tiến Bộ là một xưởng in nhỏ được thành lập vào
ngày 08/09/1946. Đó là cơ sở in đầu tiên của Đảng ta ra đời trong cuộc kháng
chiến chống Thực dân Pháp. Lúc đó lấy tên là “Trung Bắc Tân Vân” do đồng
chí Trường Chinh - Tổng Bí thư Ban chấp hành trung ương Đảng lúc bấy giờ đặt


cho. Ngay từ khi ra đời xưởng in đã được Đảng giao nhiệm vụ in tờ báo đầu tiên
là tờ “Sự thật”.
Ngày 28/05/1958 Xưởng in Tiến Bộ được đổi mới thành Nhà máy in Tiến
Bộ với quy mô chưa từng có ở Việt Nam lúc bấy giờ.
Khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, ngày 30/04/1994 Bộ Văn hoá
Thông tin đã ra quyết định số 1330/TC/QĐ thành lập Công ty in Tiến Bộ trên cơ
sở hợp nhất Nhà máy in Tiến Bộ và Công ty Xuất nhập khẩu thiết bị ngành in
( Printimex ) với nhiệm vụ chính trị là in ấn tài liệu, sách báo mang tính tuyên
truyền, giáo dục phục vụ cho công cuộc đổi mới của đất nước. Ngoài ra, Công ty
còn nhận các hợp đồng in ấn văn hoá phẩm cho nhiều đơn vị bên ngoài với mục
đích tận thu cho ngân sách Đảng và cải thiện đời sống cho cán bộ công nhân viên
trong Công ty.
Tháng 12/1998 theo quyết định 185/1998/QĐ-TTG ngày 25/09/1998 của
Thủ tướng Chính Phủ, Bộ Văn Hoá Thông tin đã chuyển giao quyền quản lý
trực tiếp Công ty in Tiến Bộ trở lại hệ thống thông tin của Đảng trực thuộc Ban
tài chính - Quản trị Trung ương.Tháng 4 năm 2007, thực hiện Nghị quyết Trung

Nguyễn Thị Hà-kt5k12-1231071885

2

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Kế toán-Kiểm toán

ương 4 khoá X về việc sắp xếp lại các cơ quan Đảng, Công ty in Tiến Bộ
chuyển về trực thuộc Văn phòng Trung ương Đảng.

Trải qua hơn 65 năm hình thành và phát triển, cán bộ công nhân viên
trong Công ty luôn nỗ lực phấn đấu không ngừng trong lao động sản xuất để đưa
Công ty trở thành một trong những doanh nghiệp in quy mô lớn và hiện đại nhất
cả nước. Công ty đã vinh dự được Đảng và Nhà nước tặng thưởng “Huân
chương Độc lập hạng Nhất” hai lần, “Huân chương kháng chiến hạng Ba”. Công
ty cũng được vinh dự trao tặng danh hiệu “Anh hùng Lao động” nhờ những
thành tích xuất sắc đã đạt được trong lao động sản xuất.
Với những thành tựu đã đạt được qua hơn 65 năm thành lập và phát triển
của Công ty In Tiến Bộ, nó cho thấy sự cố gắng hết mình của toàn bộ công nhân
viên của Công ty qua các thời kỳ, cho thấy khả năng điều hành năng động, sáng
tạo của bộ máy lãnh đạo. Hiện nay Công ty In Tiến Bộ đã thực sự khẳng định
được vị trí, chỗ đứng của mình trên thị trường, có khả năng cạnh tranh cao và đáp
ứng tốt yêu cầu ngày càng cao về chất lượng của sản phẩm ngành in trên thị
trường.
1.2 -Đặc điểm tổ chức sản xuất và tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh
của Công ty In Tiến Bộ.
1.2.1- Đặc điểm tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm.
Công ty TNHH một thành viên In Tiến Bộ là một cơ sở dẫn đầu về ngành
in với 2 chức năng chính đó là in ấn và kinh doanh xuất nhập khẩu máy móc,
nguyên phụ liệu ngành in. Công ty hoạt động với một số nhiệm vụ chủ yếu sau:
+ In các Văn kiện, Nghị quyết, các ấn phẩm sách, báo lý luận Chính trị
của Đảng, Quốc hội, Nhà nước.
.

+ Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ công nhân kỹ thuật ngành in cho bản thân

Công ty và cho các cơ sở in trong nước có nhu cầu.

Nguyễn Thị Hà-kt5k12-1231071885


3

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Kế toán-Kiểm toán

+ Trực tiếp nhập khẩu vật tư, thiết bị ngành in theo giấy phép của Nhà
nước để phục vụ sản xuất.
Quy trình tổ chức sản xuất của Công ty In Tiến Bộ từ khâu đầu đến khâu
cuối thể hiện qua vai trò, chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban, phân xưởng
được minh hoạ qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.1. Sơ đồ quy trình tổ chức sản xuất
Ký hợp đồng

Khách hàng

Đơn đặt hàng

Phòng Vật tư

Nguyễn Thị Hà-kt5k12-1231071885

Phòng Kế hoạch SX

Phân xưởng
Sách


4

PX. Chế bản

Phân xưởng In

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Kế toán-Kiểm toán

Công việc sản xuất kinh doanh của Công ty dựa trên các đơn đặt hàng của khách
hàng. Khi khách hàng đến ký hợp đồng với Công ty, phòng Kế hoạch - Sản xuất
sẽ dựa trên số lượng, yêu cầu chất lượng ... của sản phẩm cần in để có thể cung
cấp số liệu để phòng Tài chính - Kế toán tính toán được toàn bộ chi phí cho đơn
đặt hàng đó dựa trên một số định mức về chi phí mà công ty đã xây dựng được.
Sau đó căn cứ thêm vào mức lợi nhuận mong muốn của công ty để đưa ra giá
cho đơn đặt hàng đó, nếu khách hàng đồng ý thì công việc sản xuất sẽ được tiến
hành. Công việc này sẽ lần lượt được phòng Kế hoạch - Sản xuất, các phân
xưởng Chế bản, phân xưởng In và phân xưởng Sách thực hiện theo chức năng,
nhiệm vụ và kế hoạch được giao đối với đơn đặt hàng đó. Phòng Vật tư sẽ thực
hiện khâu cuối cùng là giao hàng cho khách hàng.
Quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm:
Xuất phát từ đặc điểm của ngành in nói chung, của Công ty nói riêng, sản
phẩm sản xuất ra gồm nhiều loại, trải qua nhiều khâu gia công liên tiếp, thực
hiện theo chu trình khép kín theo một trình tự nhất định mới tạo ra sản phẩm. Do
Mẫu cho
in đến khi hoàn thành phải trải qua

vậy, mỗi sản phẩm từ khi bắt đầu sản xuất
Phân
một trong hai quy trình công nghệ sau đây:
xưởng
Phân màu (ảnh phim)
Vi tính
(đánh
chữ)
Công
nghệ
in
offset:
dây
chuyền
công
nghệ
này sản xuất ra nhiều sản
chế
bản
phẩm mang tính chất phức tạp, mẫu mã Bình
đẹp như các tạp chí , lịch
- Công nghệ in typo: Dây chuyền công nghệ này sản xuất những sản phẩm
Phơi
có màu đơn nhất.
Do đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm như vậy nên Công ty
tổ chức thành 4 phân xưởng trực tiếp sảninxuất: PX chế bản, PX In Cuốn, PX In
Phân
Offset,
xương PX Sách.
Sơinđồ 1.2. Sơ đồ

trình công nghệ
Inquy
offset
In cuộn

PX
sách

Dỗ

Cắt

Gấp

Soạn

Khâu

Vào bìa

Bộ phận kiểm tra sách
Nguyễn Thị Hà-kt5k12-1231071885

5

Nhập kho thành phẩm

Báo cáo thực tập tốt nghiệp



Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Kế toán-Kiểm toán

`

Nguyễn Thị Hà-kt5k12-1231071885

6

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Kế toán-Kiểm toán

1.2.2- Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý
Xuất phát từ đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty là sản
xuất theo đơn đặt hàng. Bộ máy tổ chức quản lý của Công ty được tổ chức theo
mô hình trực tuyến, chức năng với bộ máy gọn nhẹ theo chế độ một thủ trưởng.
Đứng đầu Công ty là Tổng Giám đốc, có trách nhiệm quản lý điều hành và chịu
trách nhiệm với cơ quan quản lý chức năng, khách hàng và cán bộ công nhân
viên về toàn bộ hoạt động của Công ty, quyết định các phương án sản xuất kinh
doanh, phương án đầu tư và phát triển năng lực sản xuất của công ty. Giúp việc
cho Tổng Giám đốc có hai Phó Tổng giám đốc:
Phó Tổng giám đốc 1 chịu trách nhiệm về mọi hoạt động tiêu chuẩn hoá
sản phẩm, đo lường chất lượng sản phẩm, nghiên cứu đề xuất các phương án
ngắn hạn và dài hạn nhằm đổi mới nâng cao chất lượng sản phẩm, đề xuất các
giải pháp đẩy mạnh, tìm kiếm, ký hợp đồng mới cho Công ty, các vấn đề về giá

cả và phương thức thanh toán.
Phó Tổng giám đốc 2 chịu trách nhiệm tổ chức xây dựng chiến lược quy
hoạch tổng thể nhà xưởng, văn phòng, lĩnh vực hành chính quản trị, đào tạo, thể
thao, bảo dưỡng, tu sửa máy móc thiết bị. Giúp Tổng Giám đốc chỉ đạo tổ chức
việc thi nâng lương, thực hiện nội quy lao động.
Dưới ban Tổng giám đốc là hệ thống các phòng ban giúp việc:
Phòng Tài chính kế toán: Thực hiện hạch toán kế toán đầy đủ kịp thời,
chính xác các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong quá trình vận động vật
tư tiền vốn, tài sản của công ty. Có nhiệm vụ kiểm tra giám sát các hoạt động
kinh tế của tất cả các bộ phận trong công ty. Đồng thời ghi chép, thu thập và tính
toán các số liệu để cung cấp thông tin tài chính , cung cấp các báo cáo kế toán,
trên cơ sở giúp giám đốc trong việc phân tích các hoạt động kinh tế, đưa ra các
quyết định kinh doanh đúng đắn. Phòng kế toán còn có nhiệm vụ báo cáo thống
kê tình hình thực hiện các chỉ tiêu tài chính của công ty với cơ quan chức năng.

Nguyễn Thị Hà-kt5k12-1231071885

7

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Kế toán-Kiểm toán

Phòng Vật tư: Lập kế hoạch theo đơn đặt hàng, tính toán vật tư, chi phí
giúp ký hợp đồng và thực hiện sản xuất. Ngoài ra phòng còn chịu trách nhiệm
cung ứng vật tư, nguyên vật liệu đảm bảo sản xuất không bị giới hạn hay gián
đoạn .

Phòng Kiểm tra chất lượng sản phẩm và đào tạo: kiểm tra chất lượng sản
phẩm từng công đoạn, giúp lãnh đạo Công ty triển khai xây dựng, áp dụng hệ
thống chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2008, đào tạo, bồi dưỡng tay nghề
cho CBCNV trong và ngoài Công ty.
Phòng Kế hoạch - Sản xuất: lập kế hoạch sản xuất những biện pháp thực
hiện kế hoạch đó sau đó có nhiệm vụ cân đối lại đồng thời làm nhiệm vụ tiếp
nhận các hợp đồng sản xuất.
Văn phòng Công ty: thực hiện các công việc văn thư lưu trữ, lễ tân, điện
nước, bếp ăn, y tế công ty, quản lý việc sử dụng đất đai, văn phòng làm việc.
Phòng Tổ chức - Lao động tiền lương: có chức năng tham mưu, quản lý và
thực hiện các công việc về tổ chức nhân sự, chế độ cho người lao động.
Phòng Đầu tư & xây dựng: tham mưu cho ban lãnh đạo Công ty về lĩnh
vực Đầu tư & xây dựng
Tất cả các phòng ban, phân xưởng của công ty đều có mối liên hệ chặt chẽ
với nhau, phối hợp với nhau để hoàn thành kế hoạch của Công ty nhằm không
ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, giữ uy tín với khách hàng, nâng cao uy tín
của Công ty trên thị trường, tạo thế cạnh tranh để Công ty đứng vững và phát
triển trong cơ chế thị trường.

Nguyễn Thị Hà-kt5k12-1231071885

8

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội

Nguyễn Thị Hà-kt5k12-1231071885


Khoa Kế toán-Kiểm toán

9

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Kế toán-Kiểm toán

Sơ đồ 1.3 Bộ máy tổ chức hoạt động của Công ty In Tiến Bộ
TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÓTỔNG
GIÁM ĐỐC

PHÓTỔNG
GIÁM ĐỐC

P.TỔ CHỨC - LĐTL
P. KẾ HOẠCH - SẢN
XUẤT

VĂN PHÒNG

P. ĐẦU TƯ & XÂY
DỰNG

PX. CHẾ BẢN
P. TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN


PX. IN OFFSET

P. VẬT TƯ

PX. IN CUỐN

PX. CƠ ĐIỆN

PX. SÁCH

P. KCS & CL

1.3 -Sản phẩm và thị trường của công ty In Tiến Bộ
Sản phẩm của Công ty TNHH một thành viên in Tiến Bộ là các ấn phẩm
sách báo, tạp chí, Văn kiện phong phú về mặt chủng loại và đa dạng về kích cỡ,
chất liệu nên đặc thù sản xuất là hàng loạt theo đơn đặt hàng. Quy trình công
Nguyễn Thị Hà-kt5k12-1231071885

10

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Kế toán-Kiểm toán

nghệ sản xuất sản phẩm liên tục, bao gồm nhiều giai đoạn công nghệ nối tiếp
nhau bao gồm chế bản, in vẽ hoàn thiện. Để phù hợp với quy trình công nghệ

kiểu liên tục , Công ty đã tổ chức sản xuất theo các phân xưởng là phân xưởng
chế bản, phân xưởng In và phân xưởng Sách. Chi phí sản xuất được tập hợp theo
từng phân xưởng sản xuất để có thể tiến hành xây dựng định mức chi phí sản
xuất cho từng phân xưởng, cho các nhóm sản phẩm.
Bất kỳ mỗi doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển đều mong muốn sản
phẩm của mình có chỗ đứng trên thị trường và thị phần ngày càng tăng. Do đặc
điểm của ngành in không giống như những ngành công nghiệp khác nên thị
trường tiêu thụ các sản phẩm của Công ty chủ yếu là các tòa soạn báo, các nhà
xuất bản, các nhà in khác….
1.4 -Kết quả kinh doanh của công ty trong những năm gần đây
Trong giai đoạn 2009-2011 vừa qua, doanh thu thuần của Công ty đã liên
tục tăng, thể hiện kết quả hoạt động kinh doanh tốt của Công ty TNHH một
thành viên in Tiến Bộ. Đặc biệt là trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh
tế thì sự gia tăng doanh thu qua từng năm, cá biệt là sự tăng nhanh doanh thu
trong 2011 so với 2010 thể hiện sự nỗ lực và cố gắng đáng ghi nhận của toàn bộ
tập thể lãnh đạo và cán bộ công nhân viên của Công ty. Điều này được thê hiện
rõ nét qua bảng số liệu sau:

Nguyễn Thị Hà-kt5k12-1231071885

11

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Kế toán-Kiểm toán

Bảng 1.1. Một số chỉ tiêu kinh tế tài chính qua giai đoạn 2009-2011

Đơn vị: triệu VND
Các chỉ tiêu
chính
Doanh thu

bán

hàng
Giá vốn hàng bán
Lợi nhuận gộp
Doanh thu hoạt
động tài chính
Chi phí tài chính
Chi phí bán hàng
Chi phí quản lý
Lợi nhuận thuần
Lợi nhuận khác
Lợi nhuận trước
thuế
Thuế TNDN
Lợi nhuận sau thuế

2009

2010

55.767.343.715
45.423.728.244
10.343.615.471


2011

64.388.583.92

78.494.168.536
5
53.381.150.736 64.864.480.423
11.007.433.189 13.629.688.113

124.972.013

126.338.533

156.412.589

1.961.312.141
2.217.931.930
4.809.901.818
1.479.441.595
92.654.121

2.233.967.227
2.881.837.755
4.661.061.352
1.356.905.388
78.997.029

2.546.753.534
3.299.104.751
6.479.736.524

1.460.505.893
51.112.262

1.572.095.716

1.435.902.417

1.511.618.155

440.186.800

402.052.677

423.253.083

1.131.908.916

1.033.849.740

1.088.365.072

(Nguồn: Phòng TC-KT)
Khi tìm hiểu hoạt động của một doanh nghiệp bất kỳ ta không chỉ đơn thuần
quan tâm đến kết quả cuối cùng là lợi nhuân sau thuế của doanh nghiệp mà còn
quan tâm tới mối quan hệ giữa doanh thu, chi phí và lợi nhuận.
Qua bảng trên ta thấy lợi nhuận trước thuế năm 2011 tăng 5,27% so với năm
2010 nhưng lợi nhuận trước thuế năm 2010 lại giảm 8,66% so với năm 2009.
Điều này là do ảnh hưởng của 2 nhân tố sau:
Doanh thu bán hàng tăng: Năm 2011 tăng 21,91%, năm 2010 tăng 15,46%.
Ta thấy sự thay đổi của doanh thu cùng chiều với sự thay đổi của lợi nhuận

trước thuế của công ty.

Nguyễn Thị Hà-kt5k12-1231071885

12

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Kế toán-Kiểm toán

Giá vốn hàng bán thay đổi: năm 2010 giá vốn hàng bán tăng 17,52% trong
khi đó doanh thu bán hàng chỉ tăng 15,46% đã làm cho lợi nhuận trước thuế
năm 2010 giảm đi một lượng là 934,914,104 đồng. đến năm 2011 tốc độ tăng
của giá vốn nhỏ hơn tốc đọ tăng của doanht hu bán hàng làm cho lợi nhuận
trước thuế năm 2011 tăng 212,480,435 đông nhờ tiết kiệm được giá vốn hàng
bán.
Do chi phí bán hàng thay đổi: Năm 2010 chi phí bán hàng tăng 29,93% trong
khi doanh thu bán hàng chỉ tăng 15,46%. Năm 2010 lợi nhuận trước thuế của
công ty giảm 321,013,549 đồng so với năm 2009 do chưa tiết kiệm được các
khoản chi phí liên quan đến hoạt động bán hàng. Sang năm 2010 nhờ biết áp
dụng các biện pháp tiết kiệm chi phí bán hàng, giới thiệu sản phẩm…
Do chi phí quản lý doanh nghiệp thay đổi: năm 2010 chi phí này giảm 3,09%
so với năm 2009 làm cho lợi nhuận trước thuế tăng lên một khoản 892,451,287
đồng. đến năm 2011 loại chi phí này tăng 39,02% so với năm 2010 trong khi
doanh thu bán hàng chỉ tăng 21.91%, việc sử dụng chi phí quản lý còn chưa tiết
kiệm làm cho lợi nhuận trước thuế giảm 1,067,437 đồng.
Ngoài ra các chi phí từ hoạt động tài chính, chi phí khác cũng ảnh hưởng tới

lợi nhuận trước thuế của công ty. Năm 2010 doanh thu từ hoạt động tài chính chỉ
tăng 1,09% trong khi chi phí tài chính tăng 13,9% thu nhập khác giảm 2,3%
trong khi chi phí khác lại tăng 1%. Những yếu tố này đã làm giảm lợi nhuận từ
hoạt động tài chính, lợi nhuận khác của công ty qua đó ảnh hưởng tới lợi nhuận
trước thuế của công ty. Như vậy, hoạt động tài chính, hoạt động khác là những
nguyên nhân làm giảm lợi nhuận trước thuế của công ty. Tuy váy nó cũng thể
hiện công ty quản lý vốn ngày càng chặt chẽ hơn.
Nhìn chung trong những năm qua doanh thu và các loại chi phí của
công ty có xu hướng tăng lên chứng tỏ công ty đang mở rộng hoạt động sản xuất
kinh doanh của mình. Tuy nhiên tốc độ tăng của doanh thu thường thấp hơn
hoặc chỉ lớn hơn tốc độ tăng của giá vốn hàng bán làm cho lợi nhuận trước thuế

Nguyễn Thị Hà-kt5k12-1231071885

13

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Kế toán-Kiểm toán

giảm. do đó công ty cần tìm biện pháp để hạ giá vốn để tối đa hóa lợi nhuận của
mình.

Nguyễn Thị Hà-kt5k12-1231071885

14


Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Kế toán-Kiểm toán

PHẦN 2: HẠCH TOÁN NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN Ở CÔNG TY
1-Những vấn đề chung về hạch toán kế toán
1.1- Chế độ áp dụng
- Hình thức kế toán: Công ty sử dụng hình thức kế toán " Nhật ký chung",
theo hình thức này tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hàng ngày đều được
ghi vào sổ " Nhật ký chung" theo trình tự thời gian, số liệu trên sổ " Nhật ký
chung" là căn cứ để ghi vào " Sổ cái" (sơ đồ 2.1)
- Công ty đang sử dụng hệ thống tài khoản kế toán, các mẫu biểu và sổ kế
toán theo Quyết định số 15/2006/QĐ - BTC của Bộ Tài chính, ban hành ngày
20/3/2006
Hệ thống sổ kế toán được sử dụng bao gồm :
- Sổ tổng hợp, sổ cái, sổ chi tiết, sổ Nhật kí chung, bảng phân bổ nguyên
vật liệu, công cụ dụng cụ, bảng tính phân và phân bổ khấu hao TSCD, bảng
phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội.
Chính sách kế toán tại công ty:
- Niên độ kế toán: là năm dương lịch, bắt đầu từ ngày 01/01 đến ngày 31/12
của một năm.
- Kì kế toán: là hàng tháng.
- Đánh giá tài sản cố định theo nguyên giá và giá trị còn lại, trích khấu hao
theo phương pháp khấu hao đường thẳng.
- Đánh giá hàng tồn kho theo giá bình quân gia quyền cố định, hạch toán
hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.
- Tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ

Hệ thống báo cáo tài chính: công ty hiện đang sử dụng 4 loại báo cáo tài
chính là:
- Bảng cân đối kế toán
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
- Thuyết minh báo cáo tài chính
Nguyễn Thị Hà-kt5k12-1231071885

15

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Kế toán-Kiểm toán

Sơ đồ 2.1. trình tự ghi sổ theo hình thức "Nhật ký chung"
Chứng từ gốc

Sổ quỹ

Sổ nhật ký
chung

Sổ kế toán
chi tiết

Sổ cái


Bảng tổng hợp chi
tiết

Bảng cân đối số phát
sinh

Ghi hàng ngày
Ghi cuối quý

Báo cáo tài
chính

Ghi dối chiếu
1.2-Tổ chức bộ máy kế toán

Kế toán trưởng

Kế
toán
tài san
cố

Kế
toán
vật
liệu

Kế toán
tiền
lương


Kế toán
thanh
toán

định

Kế toán tổng hợp

Kế toán
tập hợp
chi phí
SX và
tính gia
thành SP

Thủ quỹ

Nhân viên kinh tế phân
xưởng

Nguồn: phòng KT-TC
Nguyễn Thị Hà-kt5k12-1231071885

16

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội


Khoa Kế toán-Kiểm toán

+ Kế toán trưởng : chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác kế toán , điều
hành tất cả các nội dung của công tác kế toán theo chế độ quy định .Kế toán
trưởng xác định hình thức kế toán áp dụng cho công ty, cung cáp các thông tin
kinh tế , tài chính cho lãnh đạo công ty
+Kế toán TSCĐ : theo dõi sự biến động của TSCĐ trong phân xưởng và toàn
công ty , thực hiện khấu hao hàng tháng tính vào chi phí sản xuất kinh doanh
trong kỳ của công ty
+Kế toán vật liệu : có nhiệm vụ theo dõi và ghi chép tìmh hình nhập xuất tồn
vật tư của công ty
+ Kế toán tiền lương :có nhiệm vụ tính lương ,BHXH , BHYT, KPCĐ, BHTN
và khoản phụ cấp lương cho cán bộ công nhân viên của từng phân xưởng , lập
bảng thanh toán lương ,bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương
+Kế toán thanh toán :Theo dõi các khoản thu chi tiền mặt , tiền gửi ngân hàng
và tập hợp số liệu , lập báo cáo tổng hợp
+Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm :tổng hợp số liệu tư
phòng kế toán , ở các khâu cung cấp , tập hợp toàn bộ chi phí sản xuất của công
ty và tính giá thành sản phẩm
+ Thủ quỹ : căn cứ vào chứng từ gốc hợp lệ đề xuất nhập quỹ , ghi sổ quỹ
phần thu chi cuối ngày đối chiếu với sổ quy của kế toán tiền mặt
+Phó phòng kế toán kiêm kê toán tổng hợp và tiêu thụ sản phẩm :theo dõi tình
hình xuất nhập tồn thành phẩm . Tổng hợp tất cả số liệu do bộ phận kế toán khác
chuyển lên để lập báo cáo tài chính
+ Nhân viên kinh tế phân xưởng: ghi chép mọi hoạt động tại phân xưởng như
tình hình sử dụng vật tư , thời gian lam việc , chấm công …
2-CÁC PHẦN HÀNH HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY
2.1 -Kế toán tài chính
2.1.1-Hạch toán kế toán tài sản cố định (TSCĐ)

2.1.1.1- Đặc điểm, nhiệm vụ của kế toán TSCĐ
Nguyễn Thị Hà-kt5k12-1231071885

17

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Kế toán-Kiểm toán

a, Đặc điểm
Tài sản cố đinh trong doanh nghiệp là những tư liệu lao động có giá trị lớn
thời gian sử dụng dài và có đặc điểm là : Tham gia nhiều chu kỳ sản xuất. Khi
tham gia vào quá trình sản xuất- kinh doanh, TSCD bị hao mòn dần vào giá trị
của nó được dịch chuyển từng phần vào chi phí sản xuất kinh doanh. TSCD giữ
nguyên được hình thái vật chất ban đầu cho đến hư hỏng.
b, Nhiệm vụ
+ Ghi chép phản ánh, tổng hợp chính xác kịp thời số lượng, giá trị TSCĐ hiện
có, tình hình tăng giảm và hiện trạng tài sản trong phạm vi toàn doanh nghiệp,
cũng như tại từng bộ phận sử dụng TSCĐ.
+Tính toán và phân bổ chính xác mức khấu hao vào chi phí sản xuất kinh doanh
theo mức độ hao mòn của tài sản ở chế độ quy định
+ Tham gia lập kế hoạch sửa chữa và dự toán chi phí sửa chữa TSCĐ, giám sát
việc sửa chữa TSCĐ về chi phí và kết quả của công việc sửa chữa.
+ Tính toán phản ánh kịp thời chính xác tình hình xây dựng trang bị thêm, kiểu
mới, nâng cấp, hoặc tháo dỡ bớt làm tăng giảm nguyên giá TSCĐ cũng như tình
hình thanh lý nhượng bán TSCĐ.
+ Hướng dẫn kiểm tra các đơn vị, các bộ phận phụ thuộc trong các doanh nghiệp

thực hiện đầy đủ chế độ ghi chép ban đầu về TSCĐ, mở các sổ, thẻ kế toán cần
thiết và hạch toán TSCĐ theo chế độ quy định.
+ Tham gia kiểm kê đánh giá lại TSCĐ theo quy định của nhà nước và yêu cầu
bảo quản đúng, tiến hành phân tích trang bị, bảo quản, sử dụng TSCĐ tại đơn vị.
2.1.1.2-Phân loại và đánh giá TSCĐ
*Phân loại TSCĐ :
-Hiện nay ở công ty có những nhóm TSCĐ hữu hình: nhà cửa , vật kiến trúc
,máy móc thiết bị , phương tiện vận tải , máy tính …
-TSCĐ vô hình : quyền sử dụng đất , …
* Phương pháp đánh giá TSCĐ: Nguyên giá TSCĐ gồm giá mua chưa
thuế,chi phí lắp đặt chảy thử , thuế không được hoàn lại
Nguyễn Thị Hà-kt5k12-1231071885

18

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Kế toán-Kiểm toán

* Thống kê về TSCD của doanh nghiệp :
BẢNG THỐNG KÊ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
ĐVT: Đồng
STT
TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
I
Nhà cửa, vật kiến trúc
01

Văn phòng làm việc
II
Thiết bị văn phòng
01
Máy vi tính + Máy in HQ 1200
02
Máy vi tính Samsung
03
Máy vi tính HP
04
Máy vi tính HP
05
Máy vi tính ĐNA pentium
06
Máy photocopy Xero
III
Máy móc thiết bị sản xuất
01
Máy phát điện TQ
02
Máy cắt dán decal
IV
Phương tiện vận tải
01
Xe Hugndai 2,5T (BS: 36H - 0017)
02
Xe Kia 1,25T (BS: 36H – 2446)
03
Xe Kia 2700 1,25T (BS: 36H – 1557)
04

Xe Hugndai 2,5T (BS:36K – 7657)
05
Xe ô tô tải 600Kg (BS: 36H – 3302)
06
Xe ISUZU 8 chỗ (BS: 36H – 0117)
Tổng cộng

NGUYÊN GIÁ
191.329.361.390
191.329.361.390
74.216.959
17.180.000
8.051.000
7.593.142
6.860.000
8.169.181
26.363.636
57.840.000
5.700.000
52.140.000
1.347.496.598
258.000.000
165.240.000
162.380.952
238.419.800
71.470.000
451.985.846
192.808.914.450

( Nguồn : phòng kế toán – tài chính )


Nguyễn Thị Hà-kt5k12-1231071885

19

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Kế toán-Kiểm toán

Sơ đồ 2.2 Quy trình kế toán TSCĐ
Biên bản giao
nhận, thanh lý
TSCĐ, …

Thẻ TSCĐ

Nhật ký chung

Sổ chi tiết TK
211, 214

Sổ cái TK 211, 214

Báo cáo kế toán
Ghi chú:

ghi hàng ngày


Ghi cuối tháng

Kiểm tra đối chiếu
Hạch toán chi tiết TSCĐ:
Khi có đối tượng mới đưa vào sử dụng công ty lập biên bản giao nhận cho
từng đối tượng. Căn cứ vào biên bản giao nhận, kế toán ghi thẻ TSCĐ để theo
dõi chi tiết từng đối tượng. Thẻ TSCĐ do kế toán TSCĐ lập, có chữ ký của kế
toán trưởng và được lưu ở phòng kế toán suốt quá trình sử dụng TSCĐ. Khi lập
xong, thẻ được dùng để ghi sổ chi tiết TSCĐ. Cuối năm lập bảng kê các TSCĐ
tăng
Khi có sự giảm TSCĐ, kế toán ghi giảm trên các sổ chi tiết TSCĐ. Cuối
năm lập bảng kê TSCĐ giảm.
Hạch toán tổng hợp TSCĐ
Khi có sự biến động về TSCĐ, kế toán từ những chứng từ gốc ghi vào sổ
nhật ký chung. Phần mềm sẽ tự động đưa dữ liệu vào sổ cái TK 211, 213, 214.
Ta có thể kiểm tra, đối chiếu với sổ chi tiết TSCĐ. Cuối tháng, từ sổ cái kế toán
lấy những số liệu cần thiết để đưa vào các báo cáo kế toán

Nguyễn Thị Hà-kt5k12-1231071885

20

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Kế toán-Kiểm toán


Hạch toán tổng hợp TSCĐ được thực hiện theo sơ đồ sau:
TK 211- TSCĐ
TK 111,112,331,341

TK 811

Mua sắm TSCĐ

Giỏ trị còn lại khi thanh

TK 1332

lý,nhượng bán TSCĐ
VAT

TK 214

Hao mòn TSCĐ

TK 411

TK411
Nhận vốn góp

Trả lại vốn góp liên

liên doanh

doanh bằng TSĐC
TK 412


TK 412
Nguyên giá tăng khi
Đánh giá lại TSCĐ

nguyên giá giảm khi
đánh giá lại TSCĐ

TK 241

TK 222, 221, 228
XDCB hoàn thành
bàn giao

góp vốn liên doanh
bằng TSCĐ

Ví dụ : ngày 15/08/2010, công ty thanh lý 1 máy xén . Nguyên giá là
20.000.000đ đã khấu hao là 13.000.000đ công ty đã nhận đủ số tiền bằng tiền
mặt
Giá trị còn lại = 20.000.000-13.000.000=7.000.000đ
2.1.2- Hạch toán kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ
2.1.2.1- Kế toán nguyên vật liệu
a, Đặc điểm và nhiệm vụ NVL
* Đặc điểm

Nguyễn Thị Hà-kt5k12-1231071885

21


Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Kế toán-Kiểm toán

NVL là yếu tố cơ bản tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp,do vậy NVL có các đặc điểm sau: Là cơ sở vật chất cấu thành nên thực
thể sản phẩm, chỉ tham gia một chu kì sản xuất, dưới tốc độ của lao động NVL
bị tiêu hao toàn bộ và chuyển toàn bộ giá trị một lần vào chi phí SXKD trong kì.
* Nhiệm vụ
Để cung cấp đầy đủ kịp thời, và chính xác thông tin cho công tác quản lý NVL
trong các doanh nghiệp, kế toán NVL phải thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Ghi chép, tính toán, phản ánh chính xác, kịp thời số lượng, chất lượng và giá
thành thực tế của NVL nhập kho.
- Tập hợp và phản ánh đầy đủ chính xác, kịp thời số lượng và giá trị NVL xuất
kho, kiểm tra tình hình chấp hành định mức tiêu hao NVL.
- Phân bổ hợp lý giá trị NVL sử dụng cho các đối tượng tập hợp vào chi phí
SXKD.
- Tính toán chính xác số lượng và giá trị NVL tồn kho, kịp thời phát hiện NVL
thiếu thừa, ứ đọng, kém phẩm chất.
b, Phân loại và đánh giá NVL
*Phân loại vật liệu tại công ty
-Nguyên vật liệu chính gồm :giấy , mực. dây. …
-công cụ , dụng cụ gồm :khuân mẩu , dụng cụ gá lắp , dụng cụ cầm tay …
-Nhiên liệu : Dầu diêzn
-Vật liệu phụ : chỉ khâu , màng PE , keo, các loại hóa chất …
-Phế liệu thu hồi : giấy thừa , giấy hỏng…
* Đánh giá vật liệu :

- Đối với NVL do khách hàng đem tới , công ty đã chủ động tách NVL ra
thành 2 loại là NVL(giấy ,bìa ) và công in ( mực in, dây , keo …)
c, Sổ sách, chứng từ kế toán sử dụng
-phiếu xuất kho , thẻ vật tư, bảng tổng hợp chi tiết NVL ,sổ cái TK621,152 . Sổ

chi tiết TK 621,152 và nhật ký chung
d, Hạch toán chi tiết và tổng hợp NVL
Nguyễn Thị Hà-kt5k12-1231071885

22

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Kế toán-Kiểm toán

* Hạch toán chi tiết nguyên vật liệu
Phiếu nhập kho được lập thành ba liên
+Liên 1: Lưu tại phòng vật tư
+ Liên 2: Giao cho thủ kho làm căn cứ ghi thẻ kho rồi chuyển cho phòng kế
toán.
+ Liên 3: Người nhập giữ để làm thủ tục thanh toán.
- Đối với NVL chính: giấy, mực.
- Đối với NVL phụ và các vật liệu hay phụ tùng khác việc nhập và tong kho
cũng tương tự. Tuy nhiên thường xuất theo nhu cầu thực tế song vẫn đảm bảo
tính hiệu quả và tiết kiệm
Các doanh nghiệp thường áp dụng 1 trong 3 phương pháp hạch toán chi tiết
NVL là: Phương pháp thẻ song song, phương pháp đối chiếu luân chuyển,

phương pháp số dư.
Sơ đồ 2.3: hạch toán chi tiết nguyên vật liệu

Thẻ kho

Phiếu nhập kho

Bảng kê phiếu nhập
kho

Bảng tổng hợp
Nhập – xuất- tồn

Kế toán tổng hợp

Phiếu xuất kho

Ghi chú:

Ghi hàng ngày

Bảng kê phiếu xuất
kho

Ghi cuối kỳ

Đối chiếu

Nguyễn Thị Hà-kt5k12-1231071885


23

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Kế toán-Kiểm toán

Kế toán tổng hợp NVL
Kế toán tổng hợp NVL theo phương pháp KKTX
TK 152
TK 111,112,331,141,…

Tk621,627,641,642

Tăng do mua ngoài

Trị giá NVL xuất kho sử dụng

TK133(1)
Thuế GTGT

trong DN

TK 154

NVL xuất để gia công chế biến

Khấu trừ

Tk151

TK 1388

Hàng mua đi đường kỳ trước
TK 338, 711

Xuất cho vay tạm thời NVL

NK

TK138(1)

Giá trị thừa khi kiểm kê

Thiếu phát hiện khi kiểm kê
Khoản chênh lệch giảm

TK421

TK411
Nhận góp vốn đầu tư

Chiết khấu thương mại TK111,112,331

bằng NVL
TK 1331
Giảm giá hàng mua bị trả lại
2.1.2.2 -Hạch toán kế toán công cụ dụng cụ
a. Đặc điểm, nhiệm vụ của hạch toán kế toán công cụ dụng cụ

* Đặc điểm
CCDC là những tư liệu lao động không đủ tiêu chuẩn quy định để xếp vào
TSCĐ, thường tham gia vào nhiều chu kì SXKD, trong quá trình sử dụng chúng
giữ nguyên hình thái hiện vật ban đầu. CCDC cũng bị hao mòn dần trong quá
trình sử dụng.
* Nhiệm vụ
- Ghi chép, tính toán, phản ánh chính xác, kịp thời số lượng, chất lượng và giá
thành thực tế của CCDC nhập kho.
- Tập hợp và phản ánh đầy đủ chính xác, kịp thời số lượng và giá trị CCDC
xuất, nhập kho.
Nguyễn Thị Hà-kt5k12-1231071885

24

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Kế toán-Kiểm toán

- Phân bổ hợp lý giá trị CCDC sử dụng cho các đối tượng tập hợp vào chi phí
SXKD.
b. Các phương pháp phân bổ
- Phương pháp phân bổ 1 lần: Khi xuất dùng CCDC, kế toán phân bổ toàn bộ giá
trị của nó vào chi phí SXKD của kỳ xuất dùng.
- Phương pháp phân bổ 50%: Khi xuất dùng CCDC, kế toán tiến hành phân bổ
50% giá trị CCDC vào chi phí của kỳ xuất dùng.
- Phân bổ nhiều lần : Căn cứ vào giá trị của CCDC và thời gian sử dụng hoặc số
lần sử dụng dự kiến để kế toán tính ra mức phân bổ cho một kỳ hoặc một lần sử

dụng.
c. Hạch toán chi tiết và tổng hợp CCDC
Hạch toán tương tự nguyên vật liệu.
2.1.3- Hạch toán kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
2.1.3.1 ý nghĩa và nhiệm vụ
A, Ý nghĩa
Đảm bảo quản lý tốt quỹ lương, quỹ bảo hiểm xã hội, đảm bảo cho việc trả
lương và bảo hiểm xã hội đúng nguyên tắc, đúng chế độ. Khuyến khích người
lao động nâng cao năng suất lao động. Tạo điều kiện và phân bổ chi phí tiền
lương vào tính giá thành sản phẩm được xác định.
B, Nhiệm vụ
-Ghi chép, và phản ánh kịp thời, chính xác về số lượng lao động, thời gian lao
động, kết quả lao động của từng người, từng bộ phận.
-Tính và phân bổ chính xác tiền lương và các khoản trích theo lương cho các đối
tượng tính giá thành.
-Thực hiện đầy đủ việc hạch toán ban đầu về lao động, tiền lương theo đúng quy
định.
-Lập các báo cáo về lao động và tiền lương kịp thời.

Nguyễn Thị Hà-kt5k12-1231071885

25

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


×