Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

BD HSG: Phản ứng oxi hóa khử; pin điện; sự điện phân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.92 KB, 2 trang )

BÀI TẬP: PHẢN ỨNG OXI HÓA – KHỬ; PIN ĐIỆN; SỰ ĐIỆN PHÂN
Bài 1: Hoàn thành và cân bằng các phản ứng sau theo phương pháp thăng bằng e:
a. KMnO4 + NaNO2 + H2SO4
b. Cr2O3 + O2 + NaOH
c. FeO + K2Cr2O7 + H2SO4 
d. NaCrO2 + O2 + NaOH 
e. Cr(OH)3 + Br2 + NaOH 
f. FeS2 + HNO3 loãng 


g. Al + HNO3 đặc
Al(NO3)3 + N2O + NO2 + H2O. Biết hỗn hợp khí X gồm N 2O và NO2
có tỉ khối so với H2 bằng 22,75.
h. MxOy + HNO3  M(NO3)n + NO + H2O
i. FexOy + CO  FenOm + CO2
j. CuFeSx + O2  Cu2O + Fe3O4 + ?
Bài 2: Cho 6,3 gam hỗn hợp X gồm Mg và kim loại M (hóa trị không đổi) tác dụng với Cl 2,
sau một thời gian thu được 20,5 gam chất rắn Y. Hòa tan hết Y trong dung dịch HCl, sinh ra
2,24 lít H2 (đktc). Mặt khác, cho 0,1mol M phản ứng với dung dịch HNO 3 đặc nóng dư thì
lượng khí NO2 thoát ra vượt quá 5,04 lít (đktc).
a. Xác định tên kim loại M.
b. Cho 12,6 gam X trên tác dụng với dung dịch HNO 3 loãng dư, kết thúc phản ứng thu được
2,24 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm N 2 và N2O có tỉ khối so với H2 là 18. Tính khối lượng
muối thu được sau khi các phản ứng kết thúc.
Bài 3: Chia 23,8 gam hỗn hợp gồm Al, Mg và Fe thàn hai phần bằng nhau. Phần 1 cho phản
ứng với dung dịch NaOH dư, sinh ra 3,36 lít H 2 (đktc) và còn lại chất rắn Y không tan. Cho
toàn bộ Y phản ứng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư thu được 6,72 lít SO2 (sản phẩm khử
duy nhất, đktc). Cho phần 2 tác dụng với 240 gam dung dịch HNO 3 31,5%, kết thúc các phản
ứng thu được dung dịch A và 1,568 lít (đktc) hỗn hợp hai khí N 2 và N2O có tổng khối lượng
2,76 gam.
a. Tính khối lượng các muối tạo thành trong dung dịch A.


b. Dung dịch A hòa tan tối đa bao nhiêu gam Cu? Biết sp khử của N +5 là N+2.
c. Tính thể tích dung dịch NaOH 1M tối thiểu cần dùng để phản ứng hết với dung dịch A.
Bài 4: Cho 8,7 gam hỗn hợp X gồm kim loại M (thuộc nhóm IIA) và Al tan hết vào 160 gam
dung dịch HNO3 31,5%, sau khi kết thúc các phản ứng thu được dung dịch Y và 1,232 lít
(đktc) hỗn hợp hai khí N2 và N2O có tỉ khối so với H2 là 17,636. Dung dịch Y phản ứng với
dung dịch NaOH đun nóng không có khí thoát ra. Mặt khác, cho 4,2 gam kim loại M phản
ứng với dung dịch HCl dư thì lượng khí thoát ra vượt quá 2,24 lít (đktc).
a. Xác định tên kim loại M.
b. Cho 17,4 gam X trên vào nước dư, tính thể tích khí thoát ra (đktc).
Bài 5: Cho 10 gam hỗn hợp X gồm FeO, Fe 2O3, S, FeS2 và CuS trong đó O chiếm 16% khối
lượng
hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với 0,4 mol H2SO4 đặc (đun nóng) sinh ra 0,31 mol khí SO 2 và
dung dịch Y. Nhúng thanh Mg dư vào Y sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn lấy thanh
Mg ra cân lại thấy tăng 2,8 gam (Giả sử 100% kim loại sinh ra bám vào thanh Mg). Đốt cháy
hoàn toàn 10 gam X bằng lượng vừa đủ V lít (đktc) hỗn hợp khí A gồm O 2 và O3 tỷ lệ mol
1:1. Tính V.
Bài 6: Hòa tan hết 10,24 gam hỗn hợp X gồm Fe và Fe 3O4 bằng dung dịch chứa 0,1 mol
H2SO4 và 0,5 mol HNO3, thu được dung dịch Y và hỗn hợp gồm 0,1 mol NO và a mol NO 2
(không còn sản phẩm khử nào khác). Chia dung dịch Y thành hai phần bằng nhau. Phần một
tác dụng với 500 ml dung dịch KOH 0,4M, thu được 5,35 gam một chất kết tủa. Phần hai
tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được m gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn
toàn. Tính giá trị của m.
Bài 7: Cho pin A: Cu|Cu2+ (0,01M)||Ag+ (0,1M)|Ag. Tính suất điện động của pin, biết
0
0
E Ag
= 0,8V ; ECu
= 0,34V
+
2+

/ Ag
/ Cu

.


Bài 8: Tính suất điện động của pin sau:
Pt,H2 (1atm)|H+ (1M)||Ag+ (0,1M)|Ag trong hai trường hợp sau:
a. Dung dịch chỉ có AgNO3 0,1M.
b. Điện cực bên phải có thêm NH3 1M. Cho

KbAg ( NH

+
3 )3

= 107,24

0
E Ag
= 0,8V
+
/ Ag

Biết
.
Bài 9: Cho sơ đồ pin: Cd|Cd2+||Cu2+|Cu
0
0
ECd

= −0, 403V ; ECu
= 0,337V
2+
2+
/ Cd
/ Cu

Biết
a. Viết phương trình phản ứng xảy ra khi pin hoạt động. Tính suất điện động của pin nếu
[Cd2+]=0,01M; [Cu2+]=0,001M.
b. Nếu thêm 1 mol NH3:
- Vào nửa bên trái.
- Vào nửa bên phải.
- Vào cả hai bên.
Suất điện động của pin sẽ thay đổi như thế nào?
Bài 10: Điện phân dung dịch hỗn hợp CuSO 4 và KC1 với điện cực trơ, màng ngăn. Khi thấy
ở cả hai điện cực đều có bọt khí thì dừng lại. Kết quả ở anot có 448 ml khí thoát ra (đktc),
khối lượng dung dịch sau điện phân giảm m gam và có thê hòa tan tối đa 0,8 gam MgO. Tính
giá trị của m.
Bài 11: Hòa tan 13,68 gam MSO4 vào nước được dung dịch X. Điện phân X (với điện cực
trơ, cường độ dòng điện không đổi) trong thời gian t giây, được y gam kim loại M duy nhất ở
catot và 0,035 mol khí ở anot. Còn nếu thời gian điện phân là 2t giây, thì tổng số mol khí thu
được ở cả 2 điện cực là 0,1245 mol. Tính giá trị của y.
Bài 12: Có 3 bình điện phân mắc nối tiếp, mỗi bình có 2 điện cực Pt. Bình 1 có 100ml dung
dịch Na2SO4 2M; bình 2 có 100ml dung dịch AgNO 3 0,15M; bình 3 có 100ml dung dịch
muối sunfat của 1 kim loại. Khi điện phân, cation này bị khử thành kim loại. Tiến hành điện
phân bằng dòng điện 1 chiều có I=9,65A. Khi ngừng điện phân, catot bình 1 có 12mg kí
thoát ra, ở bình 3 có 0,384 gam kim loại bám vào (trong dung dịch vẫn còn ion kim loại).
Biết hiệu suất điện phân là 100% và các kim loại thoát ra bám hết vào bề mặt điện cực.
a. Viết phương trình phản ứng xảy ra trên các điện cực và phản ứng điện phân ở mỗi bình.

b. Xác định muối sunfat kim loại trong bình 3.
c. Tính khối lượng các chất thoát ra ở điện cực của các bình điện phân.



×