Lời mở đầu:
Trong suốt những thập kỷ vừa qua, bên cạnh sự gia tăng về sản lượng sản
xuất và đời sống của người dân ngày càng được cải thiện là xu hướng tăng lên
của giá cả trên phạm vi toàn thế giới.
Lạm phát được hiểu là sự gia tăng mức giá chung qua thời gian. Lạm phát là sự
tăng mức giá chung của hàng hóa,là dịch vụ theo thời gian và là sự mất giá trị của
một loại tiền tệ.Bên cạnh một số tác dộng tích cực thì lạm phát có rất nhiều ảnh
hưởng không tốt cho nền kinh tế, do đó lạm phát luôn là một vấn đề kinh tế vĩ mô
được quan tâm của tất cả quốc gia và các nhà kinh tế lớn.Hiện tượng lạm phát là
căn bệnh cố hữu của mọi nền kinh tế.Để khắc phục hiện tượng này, ta phải phân
tích được nguyên nhân gây ra nó bao gồm trực tiếp và gián tiếp.Khi bàn về nó, mỗi
nhà kinh tế đưa ra những quan điểm, những nội dung riêng, và lạm phát ở mỗi
quốc gia trong từng thời kỳ khác nhau là không giống nhau.Từ sự phân tích đúng
đắn, ta mới có thể đề ra các phương pháp quản lí, sử dụng các công cụ điều tiết vĩ
mô phối hợp một cách đồng bộ với nhau nhằm tạo ra một tác động tổng hợp kiềm
chế lạm phát ở mức độ vừa phải, cho phép, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển
bền vững.
Để biết thêm về hiện tượng lạm phát ở nước ta hiện nay, nhóm tôi đã đi tìm hiểu về
quy luật lưu thông tiền tệ. qui luật giá trị, nguyên nhân và biểu hiện lạm phát nói
chung và Việt Nam nói riêng.
Tuy nhiên, trong quá trình tìm hiểu và làm bài luận này cũng không tránh khỏi
thiếu xót. Mong cô và các bạn có thể đóng góp ý kiến để bài luận có thể hoàn thiện
và tốt hơn.
I.Quy luật giá trị :
1.Nội dung của quy luật giá trị:
Ọuy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuẩt hàng hóa vi nó quy định
bản chất của sản xuất hàng hóa, là cơ sở của tất cả các quy luật khác của sản xuất
hàng hóa
Nội dung của quy luật giá trị là:
Sản xuất và trao đổi hàng hóa dựa trên cơ sở giá trị của nó, tức là dựa trên hao phí
lao động xã hội cần thiết. Quy luật giá trị yêu cầu sản xuất và trao đổi hàng hóa
phải dựa trên cơ sở giá trị của nó, tức là dựa trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần
thiết. Trong sản xuất, quy luật giá trị buộc người sản xuất phải làm sao cho mức
hao phí lao động cá biệt của mình phải phù hợp với mức hao phí lao động xã hội
cần thiết, có như vậy họ mới có thể tồn tại được. Còn trong trao đổi hay lưu thông
hàng hóa phải thực hiện theo nguyên tắc ngang giá. Hai hàng hóa được trao đổi với
nhau khi cùng kết tinh một lượng lao động như nhau, hoặc trao đổi, mua bán hàng
hóa phải thực hiện với giá cả bằng giá trị. Sự vận động của quy luật giá trị thông
qua sự vận động cua giá cả hàng hóa. Vì giá trị là cơ sở của giá cả, còn giá cả là sự
biểu hiện bằng tiền của giá trị, nên trước hết giá cả phụ thuộc vào giá trị. Hàng hóa
nào nhiều giá trị thì giá cả của nó sẽ cao và ngược lại.Trên thị trường, ngoài giá trị,
giá cả của hàng hóa còn phụ thuộc vào các nhân tố khác như: cạnh tranh, cung cầu,
sức mua của đồng tiền. Sự tác động của các nhân tố này làm cho giá cả hàng hóa
trên thị trường tách rời với giá trị và lên xuống xoay quanh trục giá trị của nó. Sự
vận động giá cả thị trường của hàng hóa xoay quanh trục giá trị của nó chính là cơ
chế hoạt động của quy luật giá trị. Thông qua sự vận động của giá cả thị trường mà
quy luật giá trị phát huy tác dụng.
Nhận xét :
+ Người thứ nhất có thời gian lao động cá biệt nhỏ hơn thời gian lao động xã hội
cần thiết, thực hiện tốt yêu cầu của quy luật giá trị, nên thu được lợi nhuận nhiều
hơn lợi nhuận trung bình.
+ Người thứ hai có thời gian lao động cá biệt bằng thời gian lao động xã hội cần
thiết, thực hiện đúng yêu cầu của quy luật giá trị, nên họ thu được lọi nhuận trung
bình.
+ Người thứ ba có thời gian lao động cá biệt lớn hơn thời gian lao động xã hội cần
thiết, vi phạm yêu cầu của quy luật giá trị nên bị thua lỗ.
Đối với tổng hàng hóa :
+ Khi tổng thời gian lao động cá biệt bằng tổng thời gian lao động xã hội cần thiết,
phù hợp vói yêu cầu của quy luật giá trị, nên có tác dụng góp phần cân đối và ổn
định thị trường.
+ Khi tổng thời gian lao động cá biệt lớn hơn tổng thời gian lao động xã hội cần
thiết, hoặc khi tổng thời gian lao động cá biệt nhỏ hơn tổng thời gian lao động xã
hội cần thiết, vi phạm quy luật giá tri nên dẫn đến hiện tượng thừa hoặc thiếu hàng
hóa trên thị trường.
Kết luân: Trong sản xuất, tác động của quy luật giá trị buộc người sản xuất
phải làm sao cho mức hao phí lao động cá biệt của mình phù hợp với mức
hao phí lao động xã hội cần thiết có như vậy họ mới có thê tồn tại được.
Biểu hiện của nội dung quy luật giá trị trong lưu thông:
Trong lĩnh vực lưu thông, quy luật giá trị biểu hiện ở việc trao đổi theo nguyên tắc
ngang giá.Cần phải hiểu nguyên tắc ngang giá một cách biện chứng. Ngang giá
không có nghĩa là giá cả cụ thể của từng loại hàng hóa phải luôn luôn ngang bằng
với giá trị của nó, Ngang giá không phải là ngang bằng. Ngang giá hiểu theo nghĩa
tổng giá cả bằng tổng giá trị
- Quy luật giá trị hoạt động có biểu hiện là giá cả có thể tách rời giá trị của nó,
“biên độ” của sự tách rời này tùy thuộc vào quan hệ cung - cầu hàng hóa và địch
vụ.
+ Khi cung > cầu giá cả < giá trị
+ Khi cung < cầu giá cả > giá trị
+ Khi cung = cầu giá cả = giá trị
- Giá cả của một hàng hóa có thể cao hoặc thấp, nhưng bao giờ cũng xoay quanh
trục giá trị hàng hóa.
2.Tác động của quy luật:
a. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa.
- Quy luật giá trị điều tiết sản xuất hàng hóa được thể hiện trong hai trường hợp
sau:
+ Thứ nhất, điều tiết sản xuất tức là điều hòa, phân bổ các yếu tố sản xuất giữa các
ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế. Tác động này của quy luật giá trị thông qua sự
biến động của giá cả hàng hóa trên thị trường dưới tác động của quy luật cung cầu.
Nếu ở ngành nào đó khi cung nhỏ hơn cầu, giá cả hàng hóa sẽ lên cao hơn giá trị,
hàng hóa bán chạy, lãi cao, thì người sản xuất sẽ đổ xô vào ngành ấy. Do đó, tư
liệu sản xuất và sức lao động được chuyển dịch vào ngành ấy tăng lên. Ngược lại,
khi cung ở ngành đó vượt quá cầu, giá cả hàng hóa giảm xuống, hàng hóa bán
không chạy và có thể lỗ vốn. Tình hình ấy buộc người sản xuất phải thu hẹp quy
mô sản xuất lại hoặc chuyển sang đầu tư vào ngành có giá cả hàng hóa cao.
+ Thứ hai, nếu như một mặt hàng nào đó có giá cả thấp hơn giá trị, sẽ bị lỗ vốn.
Tinh hình đỏ buộc người sản xuất phải thu hẹp việc sản xuất mặt hàng này hoặc
chuyển sang sản xuất mặt hàng khác, làm cho tư liệu sản xuất và sức lao động ở
ngành này giảm đi, ở ngành khác lại có thể tăng lên. Còn nếu như mặt hàng nào đó
giá cả bằng giá trị thì người sản xuất có thổ tiếp tục sản xuất mặt hàng này. Như
vậy, quy luật giá trị đã tự động điều tiết tỷ lệ phân chia tư liệu sản xuất và sức lao
động vào các ngành sản xuất khác nhau, đáp ứng nhu cầu của xã hội.
Tác động điều tiết lưu thông hàng hóa của quy luật giá trị thể hiện ở chỗ nó thu
hút hàng hóa từ nơi có giá cả thấp hơn đến nơi có giá cả cao hơn, và do đó, góp
phần làm cho hàng hóa giữa các vùng có sự cân bằng nhất định.
b. Kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất nhằm tăng năng suất lao
động.
Các hàng hóa được sản xuất ra trong những điều kiện khác nhau, do đó, có mức
hao phí lao động cá biệt khác nhau, nhưng trên thị trường thi các hàng hóa đều
phải được trao đổi theo mức hao phí lao động xã hội cần thiết.Vậy người sản xuất
hàng hóa nào mà có mức hao phí lao động thấp hơn mức hao phí lao động xã hội
cần thiết, thì sẽ thu được nhiều lãi và càng thấp hơn càng lãi. Điều đó kích thích
những người sản xuất hàng hóa cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, cải tiến tổ
chức quản lý, thực hiện tiết kiệm nhằm tăng năng suất lao động,hạ chi phí sản xuất.
Sự cạnh tranh quyết liệt càng làm cho các quá trình này diễn ra mạnh mẽ hơn. Nếu
người sản xuất nào cũng làm như vậy thì cuối cùng sẽ dẫn đến toàn bộ năng suất
lao động xã hội không ngừng tăng lên, chi phí sản xuất xã hội không ngừng giảm
xuống.
c. Thực hiện sự lựu chọn tự nhiên và phân hóa người lao động thành kẻ giàu,
người nghèo
Những người sản xuất hàng hóa nào có mức hao phí lao động cá biệt thấp hơn mức
hao phí lao động xã hội cần thiết, khi bán hàng hóa theo múc hao phí lao động xã
hội cần thiết (theo giá trị) sẽ thu được nhiều lãi, giàu lên,có thể mua sắm thêm tư
liệu sản xuất,mở rộng sản xuất kinh doanh,thậm chí thuê lao động trở thành ông
chủ.
Ngược lại, những người sản xuất hàng hóa nào có mức hao phí lao động cá biệt lớn
hơn mức hao phí lao động xã hội cần thiết, khi bán hàng hóa sẽ rơi vào tình trạng
thua lỗ, nghèo đi, thậm chí có thể phá sản, trở thành lao động làm thuê.
Như vậy những tác động của quy luật giá trị trong nền kinh tế hàng hóa có ý nghĩa
lý luận và thực tiễn hết sức to lớn.
3.Ý nghĩa:
Trong Học thuyết về giá trị thặng dư, C. Mác đã có một nhận định có tính chất dự
báo khoa học trong xã hội hiện nay, đó là: "Mục đích thường xuyên của nền sản
xuất tư bản chủ nghĩa là làm thế nào để với một tư bản ứng trước tối thiểu, sản xuất
ra một giá trị thặng dư hay sản phẩm thặng dư tối đa; và trong chừng mực mà kết
quả ấy không phải đạt được bằng lao động quá sức của những người công nhân, thì
đó là một khuynh hướng của tư bản, thể hiện ra trong cái nguyện vọng muốn sản
xuất ra một sản phẩm nhất định với những chi phí ít nhất về sức lực và tư liệu, tức
là một khuynh hướng kinh tế của tư bản dạy cho loài người biết chi phí sức lực của
mình một cách tiết kiệm và đạt tới mục đích sản xuất với một chi phí ít nhất về tư
liệu". Từ việc nghiên cứu Học thuyết giá trị thặng dư của C. Mác, chúng ta thấy rõ
ít nhất ba vấn đề lớn trong giai đoạn phát triển hiện nay của đất nước.
• Một là, trong thời kỳ quá độ nền kinh tế ở nước ta, trong một chừng mực
nào đó, quan hệ bóc lột chưa thể bị xóa bỏ ngay, sạch trơn theo cách tiếp
cận giáo điều và xơ cứng cũ. Càng phát triển nền kinh tế nhiều thành phần
chúng ta càng thấy rõ, chừng nào quan hệ bóc lột còn có tác dụng giải
phóng sức sản xuất và thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, thì chừng đó
chúng ta còn phải chấp nhận sự hiện diện của nó.
• Hai là, trong thực tế nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở
nước ta hiện nay, mọi phương án tìm cách định lượng rành mạch, máy móc
và xơ cứng về mức độ bóc lột trong việc hoạch định các chủ trương chính
sách, cũng như có thái độ phân biệt đối xử với tầng lớp doanh nhân mới đều
xa rời thực tế và không thể thực hiện được. Điều có sức thuyết phục hơn cả
hiện nay là quan hệ phân phối phải được thể chế hóa bằng luật. Đường lối
chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước mỗi khi được thể chế hóa
thành luật và các bộ luật thì chẳng những góp phần xây dựng Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa, lấy luật làm công cụ và cơ sở để điều chỉnh
các hành vi xã hội nói chung, mà còn cả hành vi bóc lột nói riêng. Ai chấp
hành đúng pháp luật thì được xã hội thừa nhận và tôn vinh theo phương
châm: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Trong
nhận thức, quan điểm chung nên coi đó cũng chính là mức độ bóc lột được
xã hội chấp nhận, tức là làm giàu hợp pháp. Trong quản lý xã hội thì phải
kiểm soát chặt chẽ thu nhập cá nhân, thu nhập doanh nghiệp để, một mặt,
•
chống thất thu thuế, mặt khác, bảo đảm sự công bằng trong phân phối thông
qua Nhà nước và bằng các "kênh" phân phối lại và điều tiết thu nhập xã hội.
Thiết nghĩ, đây là một hướng tiếp cận vấn đề bóc lột giúp chúng ta tránh
được những nhận thức giáo điều, phi biện chứng về quan hệ bóc lột, cũng
như việc vận dụng nó trong một giai đoạn lịch sử cụ thể của việc giải phóng
sức sản xuất, tạo động lực phát triển kinh tế và chủ động hội nhập thành
công với nền kinh tế quốc tế.
Ba là, mặt khác, cũng phải bảo vệ những quyền chính đáng của cả người lao
động lẫn giới chủ sử dụng lao động bằng luật và bằng các chế tài thật cụ thể
mới bảo đảm công khai, minh bạch và bền vững. Những mâu thuẫn về lợi
ích trong quá trình sử dụng lao động là một thực tế, việc phân xử các mâu
thuẫn ấy như thế nào để tránh những xung đột không cần thiết cũng lại là
một yêu cầu cấp thiết hiện nay, thể hiện trong bản chất của chế độ mới. Bảo
vệ được những quyền lợi chính đáng, những quyền lợi được luật pháp bảo
vệ, của tất cả các bên trong quan hệ lao động là một bảo đảm cho việc vận
dụng một cách hợp lý quan hệ bóc lột trong điều kiện hiện nay, đồng thời
cũng là những đóng góp cơ bản nhất cho cả quá trình hoàn thiện và xây
dựng mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
IV.Quy luật cạnh tranh:
1.Nội dung:
Cạnh tranh là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh tế nhằm giành giật những điều
kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa để từ đó thu được nhiều lợi ích
hơn cho mình.
Cạnh tranh là một quy luật kinh tế của sản xuất hàng hóa bởi thực chất nó xuất
phát từ quy luật giá trị của sản xuất hàng hóa.Trong sản xuất hàng hóa,sự tách biệt
tương đối giữa những người sản xuất,sự phân công xã hội tất yếu dẫn đến sự cạnh
tranh để giành được những điều kiện thuận lợi hơn như gần nguồn nguyên
liệu,nhân công rẻ,gần thị trường tiêu thụ,giao thông vận tải tốt,khoa học kỹ thuật
phát triển….nhằm giảm mức hao phí lao động cá biệt thấp hơn mức hao phí lao
động xã hội cần thiết để thu được nhiều lãi.Khi còn sản xuất hàng hóa,còn phân
công lao động thì còn có cạnh tranh.
2.Phân loại và hình thức cạnh tranh:
- Phân loại:
+ Cạnh tranh giữa sản xuất với sản xuất: để có những điều kiện tốt hơn trong sản
xuất và tiêu thụ.
+ Cạnh tranh giữa sản xuất với tiêu dùng: người sản xuất muốn bán đắt ,người tiêu
dùng muốn mua rẻ.
- Hình thức cạnh tranh:
+ Cạnh tranh giá cả.
+ Cạnh tranh phi giá cả.
3.Ý nghĩa:
- Là một trong những động lực mạnh mẽ nhất thúc đẩy phát triển.Nó buộc người
sản xuất phải năng động,nhạy bén,tích cực nâng cao tay nghề,cải tiến kỹ thuật,áp
dụng khoa học kỹ thuật,hoàn thiện tổ chức quản lý để nâng cao năng suất lao động
và hiệu quả kinh tế.Đó chính là cạnh tranh lành mạnh.Ở đâu thiếu cạnh tranh hoặc
có biểu hiện độc quyền thường trì trệ và kém phát triển.
Bên cạnh mặt tích cực,cạnh tranh cũng có những tác dụng tiêu cực thể hiện ở cạnh
tranh không lành mạnh như hành động vi phạm đạo đức,vi phạm pháp luật (buôn
lậu,trốn thuế,tung tin thất thiệt….) hoặc những hành vi cạnh tranh làm phân hóa
giàu nghèo,tổn hại môi trường sinh thái.