Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG CÁC CÂY THUỐC TRONG BÀI THUỐC VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP BẢO TỒN TẠI TỈNH LÂM ĐỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.71 KB, 14 trang )

TN-3_ CHUYÊN ĐỀ 32
ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG
CÁC CÂY THUỐC TRONG BÀI THUỐC VÀ ĐỀ XUẤT
BIỆN PHÁP BẢO TỒN TẠI TỈNH LÂM ĐỒNG
MỞ ĐẦU
Lâm Đồng thuộc Nam Tây Nguyên, có tọa độ địa lý từ 11˚12’- 12˚15’ vĩ
độ Bắc và 107˚45’ kinh độ Đơng[2]. phía đơng giáp với các tỉnh là Khánh
Hồ và Ninh Thuận, phía Tây giáp Đắk Nơng, phía Tây Nam giáp tỉnh Đồng
Nai và Bình Phước, phía Nam và Đơng Nam giáp tỉnh Bình Thuận, giáp tỉnh Đắk
Lắk ở phía Bắc. Phía Bắc tỉnh là dãy núi Yang Bơng có đỉnh cao 1749 mét. Dãy
núi phía Nam có đỉnh Đan Sê Na cao 1950 mét, đỉnh Lang Biang cao 2163
mét, Hòn Giao cao 1948 mét. Phía Nam hai dãy núi là cao nguyên Lang Biang,
trên đó có thành phố Đà Lạt ở độ cao 1475 mét. Phía Đơng và Nam tỉnh có cao
ngun Di Linh cao 1010 mét, địa hình khá bằng phẳng và đông dân cư, là nơi
đầu nguồn của sông La Ngà.
Tính đến năm 2011, dân số tồn tỉnh Lâm Đồng đạt gần 1.218.700 người,
mật độ dân số đạt 125 người/km² Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần
464.700 người, dân số sống tại nông thôn đạt 754.000 người. Dân số nam đạt
609.500 người, trong khi đó nữ đạt 609.200 người. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số
phân theo địa phương tăng 13,3 ‰
Theo thống kê của tổng cục thống kê Việt Nam, tính đến ngày 1 tháng
4 năm 2009, trên địa bàn tồn tỉnh có 43 dân tộc cùng 18 người nước ngồi sinh
sống. Trong đó dân tộc kinh là đông nhất với 901.316 người, xếp ở vị trí thứ hai
là người Cơ Ho với 145.665 người, người Mạ đứng ở vị trí thứ 3 với 31.869
người, thứ 4 là người Nùng với 24.526 người, người Tày có 20.301 người, Chu
Ru có 18.631 người, người Hoa có 14.929 người, Mnơng có 9.099 người,người
Thái có 5.277 người, người Mường có 4.445 người cùng các dân tộc ít người
khác như Mông với 2.894 người, Dao với 2.423 người, Khơ Me với 1.098
người...ít nhất là Lơ Lơ, Cơ Lao và Cống mỗi dân tộc chỉ có duy nhất 1 người.
Lâm Đồng là một trong năm tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên, đồng thời tiếp
giáp với vùng kinh tế trọng điểm phía nam. Nằm trên cao nguyên cao nhất



1


của Tây Nguyên là Lâm Viên - Di Linh với độ cao 1500 mét so với mực nước
biển và là tỉnh duy nhất ở Tây Ngun khơng có đường biên giới quốc tế.
Với đặc điểm điều kiện địa hình và thổ nhưỡng nơi đây đã tạo nên thảm
thực vật đa dạng, với thành phần loài của hệ thực vật rất đa dạng và phong phú,
trong đó chứa đựng nguồn tài nguyên cây thuốc. Các dân tộc ở Tây Nguyên từ lâu
đời đã có truyền thống khai thác nguồn cây thuốc tại chỗ và sử dụng chúng trong
các bài thuốc truyền thống.
Để có cơ sở cho việc đánh giá, nghiên cứu về cây thuốc trong các bài thuốc
tại tỉnh Lâm Đồng, cần điều tra, nghiên cứu hiện trạng khai thác và sử dụng cây
các cây thuốc trong các bài thuốc để trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp bảo
tồn.
ĐỐI TƯỢNG, MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu:
Hiện trạng các loài thực vật mọc tự nhiên hoặc trồng được các dân tộc ở Lâm
Đồng khai thác và sử dụng trong các bài thuốc.
- Mục tiêu:
+. Xây dựng được danh lục các loài thực vật được dùng làm thuốc trong
các bài thuốc,
+. Đánh giá được tình hình khai thác và sử dụng các cây thuốc trong các
bài thuốc; đánh giá được một số loài cây thuốc có nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng.
+. Đề xuất được một số giải pháp bảo tồn.
- Nội dung nghiên cứu:
+. Xây dựng danh lục cây thuốc trong các bài thuốc ở Lâm Đồng.
+. Đánh giá hiện trạng khai thác và sử dụng các cây thuốc trong các bài
thuốc.

+. Đánh giá các lồi cây thuốc có nguy cơ bị đe doạ tuyệt chủng.
+. Đề xuất một số giải pháp bảo tồn.
- Phương pháp nghiên cứu:
+. Phương pháp kế thừa các tư liệu đã có về cây thuốc tại Lâm Đồng.
2


+. Tiến hành điều tra, nghiên cứu hiện trang khai thác và sử dụng cây thuốc
trong các bài thuốc tại Lâm Đồng.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
I. Thành phần loài thực vật dùng làm thuốc tại Lâm Đồng
Qua điều tra tình hình khai thác cây thuốc tại Lâm Đồng, chúng tôi đã
thống kê được 495 loài cây làm thuốc, thuộc 370 chi của 135 họ trong 5 ngành
thực vật bậc cao có mạch (Lycopodiophyta – Thông đất, Equisetophyta - Cỏ tháp
bút, Polypodiophyta – Dương xỉ, Pinophyta - Thông và Magnoliophyta - Mộc
lan) (Phụ lục và bảng 1); trong đó ngành Mộc lan (Magnoliophyta) có số họ
(101), chi (311) và lồi (436) lớn nhất, tiếp đến là ngành Dương xỉ
(Polypodiophyta) có 7 họ, 8 chi và 9 loài, ngành Cỏ tháp bút (Equisetophyta) có
số họ (1), chi (1) và lồi (2) ít nhất. Trong ngành Mộc lan, lớp Mộc lan
(Magnoliopsida) có 101 họ, 311 chi và 436 lồi; lớp Loa kèn (Liliopsida) có 23
họ, 37 chi và 44 lồi. Kết quả được trình bày ở phụ lục và bảng 1.
Bảng 1: Thành phần thực vật làm thuốc tại Lâm Đồng
TT
I
II
III
IV
V

Ngành thực vật

Thông đất (Lycopodiophyta)
Cỏ tháp bút (Equisetophyta)
Dương xỉ (Polypodiophyta)
Thông (Pinophyta)
Mộc lan (Magnoliophyta)
Lớp Mộc lan (Magnoliopsida)
Lớp Loa kèn (Liliopsida)
Tổng số

Họ
2
1
7
1
124
101
23
135

Chi
2
1
8
2
357
311
37
370

Lồi

2
2
9
2
480
436
44
495

- Các họ có nhiều lồi làm thuốc
Các họ có nhiều lồi làm thuốc là Họ Cúc (Asteraceae) – 40 loài; Họ Đậu
(Fabaceae) – 32 lồi; Họ Ơ rơ (Acanthaceae) – 28 lồi; Họ Thầu dầu
(Euphorbiaceae) – 25 loài; Họ Cam (Rutaceae) – 22 loài; Họ Dâu tằm (Moraceae)
– 19 loài; Họ Cà phê (Rubiaceae) – 15 loài; Họ Rau dền (Amaranthaceae) – 9
loài; Họ Na (Annonaceae) – 9 loài; Họ Hoà thảo (Poaceae) – 9 loài; Họ Cà
(Solanaceae) – 9 loài; Họ Trúc đào (Apocynaceae) – 8 loài; Họ Vang
3


(Caesalpiniaceae) – 8 loài; Họ Bạc hà (Lamiaceae) – 8 lồi; Họ Trơm
(Sterculiaceae) – 8 lồi; Họ Tiết dê (Menispermaceae) – 7 loài; … (Bảng 2).
Bảng 2: Các họ giàu loài cây làm thuốc tại Lâm Đồng
TT

Tên họ

Số
loài

TT


Tên họ

Số
loài

1

Asteraceae - Cúc

40

9

Annonaceae - Na

9

2

Fabaceae – Đậu

32

10

Poaceae – Hịa thảo

9


3

Acanthaceae – Ơ rô

28

11

Solanaceae - Cà

9

4

Euphorbiaceae–Thầu dầu

25

12

Apocynaceae – Trúc đào

8

5

Rutaceae - Cam

22


13

Caesalpiniaceae – Vang

8

6

Moraceae – Dâu tằm

19

14

Lamiaceae – Bạc hà

8

7

Rubiaceae – Cà phê

15

15

Sterculiaceae – Trơm

8


8

Amaranthaceae–Rau dền

9

16

Menispermaceae–Tiết dê

7

- Các chi giàu lồi làm thuốc
Nguồn tài nguyên cây thuốc tại Lâm Đồng có các chi nhiều loài như: chi
Ficus (12 loài), chi Strobilantes (11 loài), chi Desmodium (8 loài), chi Blumea (7
loài), chi Smilax (7 loài), chi Solanum (6 loài), chi Phyllanthus (4 loài), chi
Ludwigia (4 loài), chi Euvodia (4 loài), chi Zanthoxylum (4 loài), …(Bảng 3).
Bảng 3: Các chi giàu loài cây làm thuốc tại Lâm Đồng
TT

Tên chi

Số
lồi

TT

Tên chi

Số

lồi

1

Ficus

12

6

Solanum

6

2

Strobilantes

11

7

Phyllanthus

4

3

Desmodium


8

8

Ludwigia

4

4

Blumea

7

9

Euvodia

4

5

Smilax

7

10

Zanthoxylum


4

Trong số đó, có một số đại diện chủ yếu sau đây: Euodia lepta (Spreng.)
Merr., Eurycoma longifolia Jack. subsp. longifolia, Smilax glabra Wall. ex Roxb.,
Song nho trung bộ (Ampelopsis annamensis Gagnep.), Dây vàng đắng
4


(Coscinium fenestratum (Gaertn.) Colebr.), Hồng đằng (Fibraurea tinctoria
Lour.), Củ bình vôi (Stephania brachyandra Diels, Stephania hernandiifolia
(Willd.) Spreng., Stephania longa Lour.), Cầm vân (Jasminum subtriplinerve
Blume), Ngải rợm (Tacca integrifolia Ker.-Gawl.), Thiên niên kiện
(Homalomena occulta (Lour.) Schott), Gối hạc trắng (Leea guineensis Blume G.
Don), Máu chó lá nhỏ (Knema globularia (Lamk.) Warb.), Bách bộ (Stemona
tuberosa Lour.), Hà thủ ô nam (Streptocaulon juventas Merr.), Lòng mức trung
bộ (Wrightia annamensis Eberh. et Dub.), Bộ mẩy (Clerodendrum cyrtophyllum
Turcz), Dung giấy (Symplocos laurina (Retz) Wall. var. acuminata (Miq.)
Brand), Cậm kệch (Smilax bracteata Presl.), Lấu (Psychotria rubra (Lour.) Poit),
Núc nác (Oroxylum indicum (L.) Kurz), Ba gạc lá lớn (Rauvolfia cambodiana
Pierre ex Pit.), Đỗ trọng nam (Parameria laevigata (Juss.) Mold), Lá khôi
(Ardisia silvestris Pit), Trầm (Aquilaria crassna Pierre ex Lecomte), Chân chim
(Schefflera heptaphylla (L.) Frodin), Sầu đâu cứt chuột (Brucea javanica (L.)
Merr.), Bá bệnh (Eurycoma longifolia Jack subsp. longifolia), Bồng bồng
(Dracaena angustifolia Roxb.)…
- Các loài cây thuốc cần bảo tồn
Trong 17 lồi có trong Sách Đỏ Việt Nam (2007), có 6 lồi thuộc nhóm
Nguy cấp - EN (Endangered), 11 lồi thuộc nhóm Sẽ nguy cấp - VU
(Vulnerable). Có 13 loài trong Danh lục đỏ cây thuốc Việt Nam (2006): 6 lồi
EN, 7 lồi VU. Có 9 lồi trong Nghị định 32/CP/2006 (1 loài IA và 8 loài IIA).
Kết quả thống kê ở bảng 4.

Trong số các loài cần bảo tồn, đáng chú ý là các loài sau
- Lan kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume). Cây thảo, mọc ở đất, có thân rễ
mọc dài; thân trên đất mọng nước và có nhiều lơng mềm, mang 2-4 lá mọc x
sát đất. Tồn cây có giá trị làm thuốc; chủ yếu xuất khẩu qua biên giới với giá
cao. Lồi cịn số lượng cá thể không nhiều, ngày càng hiếm, tái sinh chậm và đòi
hỏi điều kiện sống ngặt nghèo. Cấp phân hạng: EN (SĐVN, 2007; DLĐCTVN,
2006; NĐ 32/2006/NĐ-CP. Cần bảo tồn các phần quần thể cịn sót lại trong khu
vực Tây Ngun.

5


- Sơn dịch (Aristolochia indica L.). Dây leo. Cây mọc dưới tán rừng, ưa ẩm. Toàn
cây chữa sốt rét định kỳ, thuỷ thủng. Rễ chữa bạch biến. Cấp phân hạng: VU
(SĐVN, 2007; DLĐCTVN, 2006).
- Đỗ trọng tía (Euonymus chinensis Lindl.). Cây gỗ nhỏ. Mọc rải rác trong rừng
thứ sinh. Làm thuốc chữa phong thấp, đau lưng, mỏi gối, tê phù, huyết áp cao.
Cấp phân hạng: EN (SĐVN, 2007).
- Trầm hương (Aquilaria crassna Pierre ex Lecomte): Trước đây khu vực này có
rất nhiều Trầm hương. Do khai thác cạn kiệt, lồi Trầm đã trở nên rất hiếm hầu
như khơng cịn những cây Trầm có đường kính trên 20 cm, chủ yếu là những cây
nhỏ, phân bố rải rác tại một số xã trong khu vực. Cấp phân hạng: EN (SĐVN,
2007; DLĐCTVN, 2006).
- Kim giao đất (Nageia wallichiana (Presl) O. Ktze): Đây là loài cây hạt trần phân
bố rải rác ở khu vực có độ cao từ 700m. Chủ yếu là những cây nhỏ tái sinh từ hạt
có số lượng khơng nhiều. Vỏ sắc uống chữa viêm cuống phổi, ho ra máu. Cấp
phân hạng: VU (DLĐCTVN, 2006).
- Vàng đắng (Coscinium fenestratum (Gaertn.) Colebr.): Dây leo to. Cây ưa ẩm,
chịu bóng, sống dưới tán leo lên các cây gỗ lớn. Gỗ màu vàng. Số lượng cịn lại
khơng nhiều. Cần hạn chế khai thác và nghiên cứu khả năng tái sinh của cây con.

Thân, rễ dùng chữa sốt, viêm ruột, vàng da, đau mắt. Phân hạng nhóm IIA – hạn
chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại (NĐ 32/CP).
- Hồng đằng (Fibraurea tinctoria Lour.): Dây leo to, dài. Mọc rải rác trong rừng
thưa. Đây là cây thuốc q, trong cây có chứa palmatin. Cây sử dụng làm thuốc
chữa viêm ruột, ỉa chảy, sốt rét. Phân hạng nhóm I Phân hạng nhóm IIA – hạn chế
khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại (NĐ 32/CP).IA – hạn chế khai thác,
sử dụng vì mục đích thương mại (NĐ 32/CP).
- Bình vơi nhị ngắn (Stephania brachyandra Diels). Dây leo. Cây mọc trong
rừng ẩm. Có rễ củ phình to. Rễ củ được dùng để làm thuốc an thần, trị sốt, hen
suyễn. Cấp phân hạng: EN (SĐVN, 2007; DLĐCTVN, 2006) và IIA – hạn chế
khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại (NĐ 32/CP).
- Ngải rợm (Tacca integrifolia Ker.-Gawl.). Thân rễ làm thuốc điều hoà kinh
nguyệt, chữa viêm gan, viêm loét dạ dày. Trong thân rễ cịn có diosgenin, là

6


ngun liệu bán tổng hợp thuốc chống viêm, hc mơn sinh dục và thuốc tránh
thai. Cấp phân hạng: VU (SĐVN, 2007; DLĐCTVN, 2006).
- Ba gạc lá to (Rauvolfia cambodiana Pierre ex Pitard): Cây bụi nhỏ, cao từ 0,51m, cây phân bố ở ven rừng thứ sinh, ven suối ở độ cao từ 500-700 m. Cây được
sử dụng chữa huyết áp. Cấp phân hạng: VU (SĐVN, 2007; DLĐCTVN, 2006).
- Đảng sâm (Codonopsis javanica (Blume) Hook. f. & Thoms.). Dây leo cuốn, có
củ dài dùng làm thuốc bổ. Chữa mệt mỏi, kém ăn, ho, thiếu sữa, đại tiện lỏng (rễ).
Cấp phân hạng: VU (SĐVN, 2007); EN (DLĐCTVN, 2006). Phân hạng nhóm
IIA – hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại (NĐ 32/CP).
II. Tình hình khai thác và sử dụng
Nhiều lồi có trữ lượng lớn trong thiên nhiên có thể cho khai thác ở mức độ
hợp lý và đảm bảo sự tái sinh của cây con như Song nho trung bộ (Ampelopsis
annamensis Gagnep.), Cầm vân (Jasminum subtriplinerve Blume), Thiên niên
kiện (Homalomena occulta (Lour.) Schott), Gối hạc trắng (Leea guineensis

Blume G. Don), Máu chó lá nhỏ (Knema globularia (Lamk.) Warb.), Bách bộ
(Stemona tuberosa Lour.), Hà thủ ô nam (Streptocaulon juventas Merr.), Lòng
mức trung bộ (Wrightia annamensis Eberh. et Dub.), Bộ mẩy (Clerodendrum
cyrtophyllum Turcz), Dung giấy (Symplocos laurina (Retz) Wall. var. acuminata
(Miq.) Brand), Cậm kệch (Smilax bracteata Presl.), Lấu (Psychotria rubra
(Lour.) Poit), Núc nác (Oroxylum indicum (L.) Kurz), Đỗ trọng nam (Parameria
laevigata (Juss.) Mold), Lá khôi (Ardisia silvestris Pit), Chân chim (Schefflera
heptaphylla (L.) Frodin), Sầu đâu cứt chuột (Brucea javanica (L.) Merr.), Bá
bệnh (Eurycoma longifolia Jack subsp. longifolia), Bồng bồng (Dracaena
angustifolia Roxb.)…
Người dân địa phương cũng đã biết khai thác sử dụng một số loài cây thuốc
này trong việc chữa trị một số loại bệnh thông thường. Tuy nhiên, khi khai thác
phải chú ý tới tái sinh tự nhiên. Áp dụng triệt để quy trình kỹ thuật khai thác đối
với từng lồi về trạng thái cây được khai thác, thời điểm khai thác, cách thức khai
thác,... Cần đặc biệt cấm khai thác những lồi cây thuốc có trong Sách Đỏ Việt
Nam và Danh lục đỏ cây thuốc Việt Nam nêu trong bảng 4.

7


Trong số những lồi cây thuốc này, cần có kế hoạch bảo tồn tại các Vườn
Quốc gia trong khu vực, vừa có kế hoạch nghiên cứu nhân giống (Anoectochilus
spp.).
III. Các giải pháp bảo tồn và phát triển
Tài nguyên cây thuốc ở Tây Nguyên nói chung rất lớn nhưng rừng ngày
càng bị thu hẹp, nhiều loài vẫn bị khai thác rất bừa bãi, khai thác tận diệt thì
nguồn tài nguyên này cũng sẽ sớm mất đi, ngành dược vẫn phải nhập ngun liệu
tới 80%, nhiều nguồn gen q hiếm sẽ khơng còn ở Việt Nam. Để bảo tồn nguồn
tài nguyên cây thuốc quí giá này chúng ta cùng phải thực hiện các giải pháp như
sau:

- Có chính sách quản lý rừng tự nhiên hạn chế việc đốt phá rừng để phát
triển cây công nghiệp, di dân tự do, v.v.
- Tổ chức các lớp tuyên truyền, huấn luyện người dân các phương pháp khai
thác bền vững những loài cây thuốc.
- Nâng cao năng lực quản lý, bảo vệ nguồn tài nguyên cây thuốc tại các khu
bảo tồn và Vườn Quốc gia trong địa bàn khu vực Tây Nguyên nói chung và Lâm
Đồng nói riêng.
- Xây dựng các Vườn Bảo tồn và Phát triển cây thuốc Quốc gia tại mỗi vùng
khí hậu nhằm bảo tồn ngoại vị (ex-situ) các lồi q hiếm, có giá trị và phát triển
chúng thành nguồn giống phục vụ cho chương trình phát triển dược liệu quốc gia
của Chính phủ.
- Kết hợp với các địa phương xây dựng các đề tài nghiên cứu bảo tồn và phát
triển các loài cây thuốc có giá trị tại địa phương.
- Kết hợp với các địa phương, doanh nghiệp, xây dựng các mô hình bảo tồn
và phát triển cây thuốc tại các địa phương, đặc biệt quan tâm tới quan hệ 4 nhà:
Nhà khoa học – Nhà quản lý – Nhà nông – Nhà doanh nghiệp để tổ chức các mơ
hình bảo tồn và phát triển.

8


Bảng 4. Danh sách các loài làm thuốc ở Lâm Đồng có trong Sách Đỏ Việt Nam,
Danh lục đỏ cây thuốc Việt Nam và Nghị định 32/CP (24 loài)
TT

Tên khoa học

Tên Việt Nam

Sách Đỏ VN

2007
VU

Danh lục đỏ cây thuốc VN
2006
VU

Nghị định 32/2006

1

Drynaria bonii Christ.

Tắc kè đá

2

Nageia wallichiana (Presl) O.Ktze

Kim giao đất

3

Ba gạc lá to

VU

VU

4


Rauvolfia cambodiana Pierre ex
Pit.
Rauvolfia verticillata (Lour.) Baill.

Ba gạc vịng

VU

VU

5

Aristolochia indica L.

Sơn dịch

VU

VU

6

Asarum caudigerum Hance

Thổ tế tân

VU

EN


7

Kè đi nhông

VU

Đảng sâm

VU

9

Markhamia stipulata (Wall.)
Seem. ex Schum.
Codonopsis javanica (Blume)
Hook.f. & Thoms.
Euonymus chinensis Lindl.

Đỗ trọng tía

EN

10

Illicium parvifolium Merr.

Hồi lá nhỏ

11


Dây vàng đắng

II A

12

Coscinium fenestratum (Gaertn.)
Colebr.
Fibraurea tinctoria Lour.

Hồng đằng

II A

13

Stephania brachyandra Diels

Bình vơi nhị ngắn

14

Stephania hernandiifolia (Willd.)

Dây mối

8

VU


II A
II A

EN

II A

VU

EN

EN

II A
II A

9


15

Spreng.
Stephania longa Lour.

Lõi tiền

16

Morinda officinalis How


Ba kích

17

Ardisia silvestris Pitard

Lá khơi

VU

18

Meliantha suavis Pierre

Rau sắng

VU

19

Kadsura heteroclita (Roxb.) Craib.

Na leo

VU

20

Trầm hương


EN

21

Aquilaria crassna Pierre ex
Lecomte
Tribulus terrestris L.

Tật lê

EN

22

Anoectochilus setaceus Blume

Lan kim tuyến

EN

23

Tacca integrifolia Ker.-Gawl.

Ngải rợm

VU

VU


24

Paris polyphylla Smith

Trọng lâu nhiều lá

EN

EN

II A
EN

EN

IA

Ghi chú: EN (Endangered) - Nguy cấp; VU (Vulnerable) - Sẽ nguy cấp.
IA -Nghiêm cấm khai thác sử dụng vì mục đích thương mại;. IIA - Hạn chế khai thác ,sử dụng vì mục đích thương mại

10


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1/ Thành phần loài cây làm thuốc được sử dụng trong các bài thuốc tại tỉnh
Lâm Đồng khá đa dạng: đã thống kê được 495 loài cây làm thuốc, thuộc 370 chi
của 135 họ trong 5 ngành thực vật bậc cao có mạch; trong đó ngành Mộc lan
(Magnoliophyta) đa dạng nhất với 101 ho, 311 chi và 436 loài. Trong ngành Mộc
lan, lớp Mộc lan (Magnoliopsida) có 101 họ, 311 chi và 436 lồi; lớp Loa kèn

(Liliopsida) có 23 họ, 37 chi và 44 lồi.
2/ Các họ có nhiều lồi làm thuốc là Họ Cúc (Asteraceae) – 40 lồi; Họ
Đậu (Fabaceae) – 32 lồi; Họ Ơ rơ (Acanthaceae) – 28 lồi; Họ Thầu dầu
(Euphorbiaceae) – 25 loài; Họ Cam (Rutaceae) – 22 loài; Họ Dâu tằm (Moraceae)
– 19 loài; Họ Cà phê (Rubiaceae) – 15 loài; Họ Rau dền (Amaranthaceae) – 9
loài; Họ Na (Annonaceae) – 9 loài; Họ Hoà thảo (Poaceae) – 9 loài; Họ Cà
(Solanaceae) – 9 loài; Họ Trúc đào (Apocynaceae) – 8 loài; Họ Vang
(Caesalpiniaceae) – 8 loài; Họ Bạc hà (Lamiaceae) – 8 lồi; Họ Trơm
(Sterculiaceae) – 8 lồi; Họ Tiết dê (Menispermaceae) – 7 loài; …
3/ Các chi giàu loài làm thuốc gồm: chi Ficus (12 loài), chi Strobilantes (11
loài), chi Desmodium (8 loài), chi Blumea (7 loài), chi Smilax (7 loài), chi
Solanum (6 loài), chi Phyllanthus (4 loài), chi Ludwigia (4 loài), chi Euvodia (4
loài), chi Zanthoxylum (4 loài), ….
4/ Các loài cây thuốc cần bảo vệ: 17 loài có trong Sách Đỏ Việt Nam
(2007), có 6 lồi thuộc nhóm Nguy cấp - EN (Endangered), 11 lồi thuộc nhóm
Sẽ nguy cấp - VU (Vulnerable). Có 13 lồi trong Danh lục đỏ cây thuốc Việt
Nam (2006): 6 loài EN, 7 lồi VU. Có 9 lồi trong Nghị định 32/CP/2006 (1 lồi
IA và 8 lồi IIA).
5/ Tình hình người dân khai thác các cây làm thuốc tại khu vực thiếu kế
hoạch đã làm cho sản lượng cây thuốc trong tự nhiên giảm sút nghiêm trọng.
6/ Đề xuất một số giải pháp bảo tồn: i/ Có chính sách quản lý rừng tự nhiên
hạn chế việc đốt phá rừng để phát triển cây công nghiệp, di dân tự do, v.v.; ii/ Tổ
chức các lớp tuyên truyền, huấn luyện người dân các phương pháp khai thác bền
vững những loài cây thuốc; iii/ Nâng cao năng lực quản lý, bảo vệ nguồn tài
nguyên cây thuốc tại các khu bảo tồn và Vườn Quốc gia trong địa bàn khu vực
Tây Nguyên nói chung và Lâm Đồng nói riêng; iv/ Xây dựng các Vườn Bảo tồn
11


và Phát triển cây thuốc Quốc gia tại mỗi vùng khí hậu nhằm bảo tồn ngoại vi (exsitu) các lồi q hiếm, có giá trị và phát triển chúng thành nguồn giống phục vụ

cho chương trình phát triển dược liệu quốc gia của Chính phủ.

12


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Nguyễn Tiến Bân (chủ biên) (1980), Danh lục Thực vật Tây Nguyên.
2 Đỗ Huy Bích, Đặng Quang Chung, Bùi Xuân Chương, Nguyễn Thượng Dong, Đỗ
Trung Đàm, Phạm Văn Hiển, Vũ Ngọc Lộ, Phạm Duy Mai, Phạm Kim Mãn, Đoàn
Thị Nhu, Nguyễn Tập, Trần Toàn (2006), Cây thuốc và Động vật làm thuốc ở Việt
Nam, tập I: 1138 trang; tập II: 1256 trang. NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
3 Nguyễn Thọ Biên (2011), Phát hiện 876 loài cây thuốc ở Lâm Đồng. Tài liệu sở Y tế
Lâm Đồng.
4 Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (2007), Sách
Đỏ Việt Nam, Phần II - Thực vật. NXB Khoa học tự nhiên & Công nghệ, Hà Nội.
5 õ Văn Chi (1997), Từ điển cây thuốc Việt Nam, NXB Y học, Hà Nội.
6 Võ Văn Chi et al. (1982), Hệ cây thuốc ở Lâm Đồng. Trường Đại học Đà Lạt (Tài
liệu đánh máy).
7 Võ Văn Chi et al. (1983), Cây thuốc tại lâm trường Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng.
Trường Đại học Đà Lạt (Tài liệu đánh máy).
8 Võ Văn Chi et al. (1985), Hệ Cây thuốc Tây Nguyên. Đại học Y Dược tp. Hồ Chí
Minh (tài liệu đánh máy).
9 Võ Văn Chi (2012), Từ điển Cây thuốc Việt Nam. NXB Y học. Tp. Hồ Chí Minh.
1468 tr.
10 Chính phủ Việt Nam (2006), Nghị định 32/NĐ-CP/2006 về Danh mục các loài
động, thực vật nguy cấp quý hiếm.
11 Phan Văn Đệ, Grushvitsky I.V., Skvortsova N.T.(2001), Những đặc điểm hình tháigiải phẫu lá của cây Sâm việt nam (Panax vietnamensis – Araliaceae). Cơng trình
nghiên cứu khoa học (1987-2000). P. 461-463. NXB Khoa học Kỹ Thuật. Hà Nội.
12 Lê Trần Đức (1997), Cây thuốc Việt Nam, trồng hái, chế biến trị bệnh ban đầu,
NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

13 Nguyễn Bá Hoạt, Nguyễn Tập, Ngô Quốc Sự et al. (2001), Đánh giá hiện trạng
nguồn dược liệu Việt Nam. Cơng trình nghiên cứu khoa học (1987-2000); tr. 597599. NXB Khoa học Kỹ thuật. Hà Nội.
14 Huy Hùng, Phan Văn Trọng (1988), Danh lục cây thuốc miền Nam. Tại liệu nội bộ
lưu tại Phân viện Dược liệu tp. Hồ Chí Minh.

13


15

Nguyễn Thị Thu Hương et al. (2001), Tác dụng kích thích miễn dịch của Sâm việt
nam (Panax vietnamesis Ha et Grushv.) họ (Araliaceae). Cơng trình nghiên cứu
khoa học (1987-2000). p. 464-466. NXB Khoa học và Kỹ thuật. Hà Nội.
16 Nguyễn Thị Thu Hương et al. (2001), Tác dụng chống stress và chống trầm cảm
của Sâm việt nam (Panax vietnamensis Ha et Grushv.) họ Ngũ gia bì (Araliaceae).
Cơng trình nghiên cứu khoa học (1987-2000). P. 467-469. NXB Khoa học và Kỹ
Thuật. Hà Nội.
17 Trần Công Khánh & Phạm Hài (2004), Cây Độc ở Việt Nam (xb lần 2). NXB Y
học, Hà Nội. 283 tr.
18 Đỗ Tất Lợi (1995), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ
thuật, Hà Nội.
19 Trần Đình Lý (chủ biên) (1993), 1900 lồi cây có ích ở Việt Nam. NXB Thế giới.
544 tr.
20 Phan Thùy Mỹ, Lê Thị Hạnh, Phạm Ngọc Toản (2001), Kết quả nghiên cứu tuyển
chọn giống Dương tam cúc Đà Lạt. Cơng trình nghiên cứu khoa học (1987-2000).
163-165. NXB Khoa học và Kỹ Thuật. Hà Nội.
21 Nguyễn Nghĩa Thìn (2007), Các phương pháp nghiên cứu thực vật. 171 trang.
NXB Đại học quốc gia Hà Nội.
22 Viện Dược liệu (1993), Tài nguyên cây thuốc Việt Nam. NXB Khoa học và Kỹ
thuật. Hà Nội. 640 tr.


14



×