Tải bản đầy đủ (.pdf) (195 trang)

Kỹ năng tham vấn cho gia đình trẻ tự kỷ của nhân viên công tác xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.73 MB, 195 trang )

1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Số lượng trẻ em mắc hội chứng tự kỷ đang ngày càng gia tăng một cách
nhanh chóng ở trên thế giới và Việt Nam, trở thành mối quan tâm đặc biệt của toàn
xã hội
Tự kỷ là một hội chứng rối loạn bao gồm một nhóm các chứng rối loạn phát
triển thể hiện ở những khiếm khuyết trong quan hệ xã hội, khó khăn về giao tiếp đi
kèm với các rối loạn hành vi kiểu như có mối quan tâm và hoạt động bó hẹp, định
hình. Người ta gọi là phổ tự kỷ hoặc “hội chứng rối loạn phát triển lan toả” để nói
về những trường hợp này [60,Tr.7]. Hiện nay, tự kỷ được coi là một “căn bệnh” của
thời đại, số lượng trẻ tự kỷ tăng lên nhanh chóng ở tất cả các quốc gia trên thế giới,
trẻ tự kỷ được báo cáo xảy ra trong tất cả các nhóm chủng tộc, màu da, các dân tộc
và nền kinh tế xã hội khác nhau. Các thống kê đều cho thấy tỷ lệ trẻ mắc chứng tự
kỷ gia tăng một cách đáng kể. Thậm chí có tác giả còn gọi đó là một bệnh dịch.
Chẳng hạn ở Mỹ, những năm 80 của thế kỷ trước, người ta thống kê được số trẻ
mắc tự kỷ chỉ chiếm tỷ lệ 1/ 2000 trẻ. Năm 2011ở Mỹ có khoảng 560,000 trẻ bị tự
kỷ, chiếm tỷ lệ khoảng 1/110 trẻ [76]. Đây thật sự là sự gia tăng rất lớn sau 2 thập
kỷ! Thống kê của Anh cũng cho thấy tình cảnh tương tự. Hiện nay, tỷ lệ mắc chứng
tự kỷ ở đất nước này vào khoảng 1/150 trẻ em [23].
Ở Việt Nam trước kia vào khoảng thập kỷ 80, còn có nhiều chuyên gia cho
rằng ở Việt nam không có trẻ bị tự kỷ. Khái niệm tự kỷ còn rất xa lạ đối với các
chuyên gia y tế nói chung và các thầy thuốc nhi khoa nói riêng. Thậm chí vấn đề tự
kỷ mới chỉ được đưa vào nội dung giảng dạy của trường Đại học Y Hà nội trong
mấynăm trở lại đây. Hiện nay, trong thập niên đầu của Thế kỷ 21 ở nước ta cũng
thấy bùng nổ về sự tỷ lệ mắc mới của tự kỷ. Ở Việt Nam cũng chưa có điều tra trên
quy mô toàn quốc. Ở phạm vi tỉnh Thái Bình, một nghiên cứu gần nhất của Trường
Đại học Y Hà nội năm 2012 [18] cho thấy tỷ lệ hiện mắc tự kỷ ở trẻ em từ 18 tháng
đến 24 tháng tuổi là 0,46% (điều tra trong 6583 trẻ). Tỷ lệ mắc tự kỷ tăng theo giới
hạn tuổi của đối tượng khảo sát. Về giới, tỷ lệ trẻ trai/gái là 6,4/1. Một số nghiên




2
cứu khác tại bệnh viện Bạch Mai [23] và Bệnh viện Đại học Y Hà Nội [6] cho thấy
tỷ lệ mắc tự kỷ giữa trẻ trai và gái là 8/1 và 4,9/1.
1.2. Trẻ em mắc hội chứng tự kỷ không chỉ khiến các em gặp nhiều khó khăn,
bất lợi trong cuộc sống mà còn gây ra rất nhiều những khó khăn, thách thức cho
gia đình các em, đặc biệt là trong lĩnh vực tinh thần, tình cảm.
Tự kỷ không những gây ra khó khăn cho chính người tự kỷ mà còn có tác
động, ảnh hưởng rất tiêu cực đến đến gia đình của trẻ tự kỷ. Đối với gia đình của trẻ
tự kỷ, khi trong gia đình xuất hiện người tự kỷ sẽ có những thay đổi diễn ra trong
gia đình họ. Thông thường đây là một cú sốc lớn cho các bậc cha mẹ hoặc với các
thành viên của gia đình. Những gia đình có người thân là trẻ tự kỷ thường trải qua
những đau đớn và bối rối căng thẳng, khủng hoảng tột cùng bởi họ như đang phải
gặp một “tai họa” khủng khiếp. Những bậc cha mẹ và các thành viên trong những
gia đình này thường không biết phải làm gì hoặc tìm đến ai khi cần. Và thái độ
thương hại hay tội nghiệp của những người thân quen càng làm cho họ đau khổ hơn.
Những mâu thuẫn căng thẳng trong gia đình có người tự kỷ có thể xảy ra giữa vợ
với chồng, chồng với vợ, giữa bố mẹ với con cái…
Bên cạnh đó, những gánh nặng kinh tế, thời gian chăm sóc trẻ tự kỷ cùng
những mâu thuẫn, những khó khăn tâm lý có nhiều nguy cơ xuất hiện làm cho cuộc
sống và bầu không khí trong gia đình trẻ tự kỷcàng trở nên căng thẳng và sẽ nảy
sinh ra nhiều mặt khác của đời sống gia đình nếu không tìm cách giải quyết và vượt
qua nó [25].
1.3. Nhân viên công tác xã hội có vai trò quan trọng trong việc trợ giúp những
đối tượng yếu thế trong xã hội nói chung và trẻ tự kỷ và gia đình trẻ tự kỷ nói riêng.
Công tác xã hội là một nghề [7], một hoạt động chuyên nghiệp nhằm trợ giúp
các cá nhân, gia đình và cộng đồng nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu và tăng cường
chức năng xã hội, đồng thời thúc đẩy môi trường xã hội về chính sách, nguồn lực và
dịch vụ nhằm giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng giải quyết và phòng ngừa các vấn

đề xã hội góp phần đảm bảo an sinh xã hội. Nhân viên công tác xã hội được hiểu là
người được đào tạo về công tác xã hội. Họ sử dụng kiến thức và kỹ năng để cung cấp
các dịch vụ xã hội cho các cá nhân, gia đình, nhóm, cộng đồng đang gặp những hoàn
cảnh, những vấn đề khó khăn mà bản thân không tự giải quyết được. Nhân viên công
tác xã hội giúp đỡ con người tăng cường năng lực đối phó và giải quyết vấn đề, tìm


3
kiếm các nguồn lực cần thiết, tạo điều kiện cho sự tương tác giữa các cá nhân và giữa
con người với môi trường, thúc đẩy trách nhiệm của xã hội với con người, và tác
động đến các chính sách xã hội. Trong quá trình trợ giúp những cá nhân, nhóm, cộng
đồng gặp những hoàn cảnh khó khăn cần sự trợ giúp, nhân viên công tác xã hội sử
dụng nhiều vai trò, nhiệm vụ khác nhau. Tham vấn nói chung và tham vấn cho gia
đình nói riêng là một trong những vai trò, nhiệm vụ hết sức quan trọng và trọng tâm
của nhân viên công tác xã hộiđặc biệt là đối với nhân viên công tác xã hội khi làm
việc với gia đình trẻ tự kỷ, những người đang gặp phải rất nhiều khó khăn khủng
hoảng về vật chất, đặc biệt là về tinh thần khi trong gia đình có trẻ tự kỷ sinh sống.
1.4. Có nhiều nghiên cứu về tham vấn và kỹ năng tham vấn nhưng kỹ năng
tham vấn cho gia đình trẻ em mắc hội chứng tự kỷ của nhân viên công tác xã hội
còn khá ít ỏi và tương đối mới mẻ.
Tham vấn ra đời từ đầu thế kỷ XX và ngày càng phát triển mạnh mẽ trên thế
giới [16], đem lại sự trợ giúp tâm lý hữu hiệu, giúp con người duy trì được sự thăng
bằng tâm lý, tăng cường khả năng ứng phó với các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống
và các mối quan hệ xã hội, hướng tới một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Tham vấn được cho là một hình thức trợ giúp rất phù hợp đối với gia đình đang
gặp những khó khăn khủng hoảng về tinh thần, tình cảm, là một trong những cách can
thiệp tâm lý có ý nghĩa quan trọng đối với việc trợ giúp gia đình, giải quyết những vấn
đề đang tồn tại. Thông qua tham vấn giúp các thành viên trong gia đình cải thiện, giải
quyết những vấn đề khó khăn của mình. Tham vấn hướng tới tạo nên sức mạnh của gia
đình và củng cố khả năng giải quyết vấn đề của gia đình với mục tiêu là giúp họ tương

tác với nhau để cùng nhau giải quyết vấn đề của gia đình; giúp các thành viên trong gia
đình có cơ hội chia sẻ cảm xúc, suy nghĩ; thay đổi cách ứng xử tiêu cực để cải thiện
bầu không khí trong gia đình; hỗ trợ các thành viên trong gia đình sử dụng các kỹ năng
để cùng nhau đối phó với các vấn đề trong gia đình [32].
Chính vì thế, tham vấn được coi là một trong những liệu pháp hết sức hiệu quả
cho việc trợ giúp, giải quyết những khó khăn tâm lý mà gia đình người tự kỷ gặp phải.
Hoạt động tham vấn đang được phát triển tương đối mạnh mẽ ở Việt Nam
trong những năm gần đây. Đã có một số nhà nghiên cứu trong và ngoài nước nghiên
cứu về nhu cầu tham vấn, tham vấn và viết tài liệu, giáo trình về tham vấn cơ bản để
đào tạo, giảng dạy, tập huấn về tham vấn. Tham vấn cũng là một môn học quan


4
trọng trong chương trình đào tạo đội ngũ nhân viên công tác xã hội. Vì vậy, hầu hết
đội ngũ những làm công tác xã hội cũng được đào tạo về tham vấn cơ bản. Tuy
nhiên thực tiễn hiện nay, nhiều nhân viên công tác xã hội vẫn còn gặp những khó
khăn, hạn chế nhất định khi sử dụng các kỹ năng tham vấn vào trợ giúp cho thân
chủ, khách hàng của mình, đặc biệt là tham vấn cho gia đình trẻ tự kỷ, một trong
những nhu cầu bức thiết hiện nay.
Bên cạnh đó, hướng nghiên cứu về can thiệp trị liệu cho trẻ tự kỷđang được
nhiều nhà khoa học trong các lĩnh vực khác nhau quan tâm nghiên cứu, nhưng
hướng nghiên cứu hỗ trợ cho gia đình trẻ tự kỷ đang còn rất hạn chế và rất mới
mẻ,chưa có nhiều công trình nghiên cứu.
Do vậy, chúng tôi lựa chọn đề tài “Kỹ năng tham vấn cho gia đình trẻ tự kỷ
của nhân viên Công tác xã hội ” làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Mục đích và nhiệm nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận và thực tiễn về kỹ năng tham vấn cho gia đình trẻ tự kỷcủa
nhân viên công tác xã hội, các yếu tố chủ quan, khách quan tác động đến kỹ năng
tham vấn cho gia đình của nhân viên công tác xã hội. Trên cơ sở đó đề xuất biện

pháp tác động nhằm nâng cao kỹ năng tham vấn cho gia đình trẻ tự kỷ của nhân
viên công tác xã hội khi làm việc với những gia đình này.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa và xác định những vấn đề lý luận về tham vấn; kỹ năng tham vấn;
kỹ năng tham vấn cho gia đình trẻ tự kỷ của nhân viên công tác xã hội; các yếu tố ảnh
hưởng tới các kỹ năng tham vấn cho gia đình trẻ tự kỷ của nhân viên công tác xã hội.
- Khảo sát đánh giá thực trạng kỹ năng tham vấn cho gia đình trẻ tự kỷ của
nhân viên công tác xã hội và các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng tham vấn cho gia
đình trẻ tự kỷ của nhân viên công tác xã hội.
- Đề xuất một số biện pháp tác động và tổ chức thực nghiệm tác động nâng
cao một số kỹ năng tham vấn cho gia đình trẻ tự kỷ của nhân viên công tác xã hội.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Mức độ và biểu hiện của kỹ năng tham vấn cho gia đình trẻ tự kỷ của nhân
viên công tác xã hội.


5
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Phạm vi về nội dung nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu biểu hiện và mức độ thực hiện một số kỹ năng
tham vấn cơ bản và kỹ năng tham vấn chuyên biệt của nhân viên công tác xã hội khi
tham vấn cho gia đình trẻ tự kỷ. Các kỹ năng tham vấn cơ bản bao gồm: kỹ năng
thiết lập mối quan hệ, kỹ năng hỏi, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng thấu hiểu, kỹ năng
phản hồi và các kỹ năng tham vấn chuyên biệt là kỹ năng cung cấp thông tin, kỹ
năng đương đầu, kỹ năng can thiệp, kỹ năng vận động và kết nối nguồn lực. Đồng
thời phân tích một số yếu tố chủ quan và khách quan tác động đến kỹ năng tham vấn
của nhân viên công tác xã hội khi tham vấn cho gia đình trẻ tự kỷ.
3.2.2. Phạm vi về khách thể nghiên cứu
Đề tài khảo sát trên hai nhóm khách thể là nhân viên công tác xã hội và cha

mẹ trẻ tự kỷ.
3.2.3. Giới hạn địa bàn nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành ở một số cơ sở trị liệu chăm sóc trẻ tự kỷ ở TP
Hà Nội (Trường mầm non Newstar – Ngôi sao sáng- 240 Trần Duy Hưng; Trường
mầm non Ánh Sao Mai – 69/255 Phố Vọng; Trung tâm Sao Biển – ĐHSPHN – 136
Xuân Thủy.)
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Phương pháp luận nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành dựa trên cơ sở một số nguyên tắc phương pháp luận
của tâm lý học. Cụ thể như sau:
Nguyên tắc hoạt động: Kỹ năng của con người được hình thành, phát triển và
thể hiện trong hoạt động, do đó khi nghiên cứu kỹ năng tham vấn cho gia đình trẻ tự kỷ
của nhân viên công tác xã hội cần nghiên cứu hoạt động của những nhân viên công tác
xã hội này để làm bộc lộ rõ kỹ năng tham vấn của họ. Ở đây, kỹ năng tham vấn cho gia
đình trẻ tự kỷ của nhân viên công tác xã hội được chúng tôi tiến hành nghiên cứu thông
qua hoạt động tham vấn thực tiễn của họ cho gia đình trẻ tự kỷ – cho trẻ tự kỷ, cha mẹ
và người chăm sóc trẻ tự kỷ…
Nguyên tắc tiếp cận hệ thống: Kỹ năng của con người chịu sự tác động của
nhiều yếu tố khác nhau, có các yếu tố chủ quan và có cả các yếu tố khách quan. Vì vậy,
trong luận án này, kỹ năng tham vấn được xem xét như là kết quả tác động của nhiều


6
yếu tố. Tuy nhiên, trong từng thời điểm, từng hoàn cảnh khác nhau có yếu tố tác động
trực tiếp, có yếu tố tác động gián tiếp, có yếu tố tác động mạnh, có yếu tố tác động yếu.
Việc xác định đúng vai trò của từng yếu tố trong từng hoàn cảnh cụ thể là điều cần
thiết. Vì vậy, trong nghiên cứu này, kỹ năng tham vấn cho gia đình trẻ tự kỷ của nhân
viên công tác xã hội được xem xét trong mối quan hệ về nhiều mặt: mối tương quan
giữa kỹ năng tham vấn này và một số yếu tố chủ quan (Sự say mê, hứng thú với công
việc kỳ thị; Kiến thức chuyên môn được đào tạo và kinh nghiệm thực tiễn; Tính tích

cực, chủ động) và một số yếu tố khách quan (Cơ hội đào tạo nâng cao trình độ; Hình
thức khuyến khích làm việc tại cơ quan; Yêu cầu công việc).
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu đề ra, đề tài sử dụng phối hợp các
phương pháp sau:
-

Phương pháp nghiên cứu văn bản tài liệu

-

Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

-

Phương pháp chuyên gia

-

Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

-

Phương pháp phỏng vấn sâu

-

Phương pháp thảo luận nhóm tập trung

-


Phương pháp nghiên cứu tiểu sử

-

Phương pháp nghiên cứu trường hợp (Case Study)

-

Phương pháp thực nghiệm

-

Phương pháp thống kê toán học

5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
5.1. Đóng góp về mặt lý luận
Đây là một trong những nghiên cứu đầu tiên về kỹ năng tham vấn cho gia đình
trẻ tự kỷ của nhân viên công tác xã hội, vì vậy nghiên cứu có thể có một số đóng góp:
Nghiên cứu hệ thống hóa và bổ sung một số vấn đề lý luận về kỹ năng tham
vấn cho gia đình trẻ tự kỷ của nhân viên công tác xã hội chỉ ra những kỹ năng tham
vấn cơ bản và một số kỹ năng tham vấn chuyên biệt của nhân viên công tác xã hội
khi làm việc với gia đình trẻ tự kỷ.
5.2. Đóng góp về mặt thực tiễn
Nghiên cứu sẽ chỉ ra thực trạng kỹ năng tham vấn cho gia đình trẻ tự kỷ của
nhân viên công tác xã hội, chỉ ra được thực trạng những yếu tố ảnh hưởng tới các kỹ


7
năng tham vấn, đồng thời khẳng định được tính khả thi của biện pháp tác động nâng

cao một số kỹ năng tham vấn chuyên biệt cho gia đình tự kỷ của nhân viên công tác
xã hội. Kết quả nghiên cứu có thể là tài liệu tham khảo bổ ích để giảng dạy và học
tập môn công tác xã hội cho người khuyết tật nói chung, kỹ năng tham vấn cho gia
đình người tự kỷ nói riêng trong các trường đại học, cao đẳng Việt Nam.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận
Nghiên cứu đã bổ sung và hệ thống hóa được một số vấn đề lý luận về kỹ năng
tham vấn cho gia đình trẻ tự kỷ của nhân viên công tác xã hội, đồng thời chỉ ra
những kỹ năng tham vấn cơ bản và một số kỹ năng tham vấn chuyên biệt của nhân
viên công tác xã hội khi làm việc với gia đình trẻ tự kỷ.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Nghiên cứu đã đánh giá được thực trạng kỹ năng tham vấn cho gia đình trẻ
tự kỷ của nhân viên công tác xã hội, cũng như phân tích được những yếu tố tác
động đến các kỹ năng tham vấn và chỉ ra được một số biện pháp tác động để nâng
cao một số kỹ năng tham vấn chuyên biệt cho gia đình tự kỷ của nhân viên công tác
xã hội.
Kết quả nghiên cứu thực tiễn của luận án là tài liệu tham khảo có giá trị đối
với những người làm công tác xã hội trong lĩnh vực bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ
em nói chung, trẻ em tự kỷ nói riêng.
7. Cơ cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, danh mục các công trình đã công
bố của tác giả liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận
án bao gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu về kỹ năng tham vấn cho gia đình
trẻ tự kỷ của nhân viên công tác xã hội
Chương 2: Cơ sở l

kỹ năng tham vấn cho gia đình trẻ tự kỷ của nhân

viên công tác xã hội

Chương 3: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu.
Chương 4
tự kỷ của nhân viên công tác xã hội

ứu thực tiễn về kỹ năng tham vấn cho gia đình trẻ


8
Chƣơng 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ KỸ NĂNG
THAM VẤN CHO GIA ĐÌNH TRẺ TỰ KỶ CỦA NHÂN VIÊN
CÔNG TÁC XÃ HỘI
1.1. Nghiên cứu ở nƣớc ngoài
1.1.1. Những nghiên cứu về tham vấn
Tham vấn ra đời và phát triển từ rất lâu nhưng phải đến thế kỷ XX mới xuất
hiện các nghiên cứu về tham vấn, kỹ năng tham vấn theo hướng chuyên nghiệp.
Những người có đóng góp cho sự ra đời của ngành tham vấn có thể kể đến là
Francis Galton, Wilhelm Wundt, James Catell, G.Stanley Hall, Alfred Binet, Jesse
Davis, Frank Parson, Robert Yerkers [16 ].
Thuật ngữ tham vấn (Counseling) được B.Jesse David sử dụng đầu tiên khi
ông thiết lập trung tâm tham vấn hướng nghiệp giáo dục tại Detroit năm 1898. Ông
là người đưa ra nghiên cứu về hướng nghiệp mang tính giáo dục với phương thức
hướng dẫn trong trợ giúp con người tìm việc làm phù hợp với đặc điểm của cá nhân.
Sau này F.Parsons (1854 - 1908) đã nghiên cứu và phát triển cách thức hướng
nghiệp chặt chẽ hơn với ba bước cơ bản: 1/ Nhận thức rõ về bản thân, thái độ, mong
muồn, tiềm lực và hạn chế cá nhân; 2/ Giúp đối tượng nhận thức rõ về công việc,
những khó khăn, thuận lợi, cơ hội và thách thức cũng như hướng phát triển; 3/ Làm
rõ mối quan hệ của các yếu tố trên để đối tượng cân nhắc và quyết định. Trên cơ sở
tư tưởng của F.Parsons, G.Wiliamsom (1900 - 1979) bổ sung và phát triển quy trình

tham vấn giải quyết vấn đề với 5 bước từ chẩn đoán tới kết thúc và theo dõi. Những
lý luận về phương thức hướng nghiệp của F.Parsons, của G.Wiliamson trở thành
nguyên lý cơ bản cho cách thức tham vấn sau này [dẫn theo 45,Tr.5].
Với việc phát triển của trào lưu hướng nghiệp và tham vấn nghề, nên có sự
phát triển mạnh của các loại trắc nghiệm, phong trào trắc nghiệm được sử dụng
nhiều vào các lĩnh vực của đời sống xã hội, kể cả lĩnh vực tham vấn. Tiêu biểu
như nghiên cứu trắc nghiệm đo lường trí tuệ, năng lực của Alfred Binet (1896),
trắc nghiệm điều chỉnh thích ứng nghề nghiệp của Harry Kitson (1925 ), đo lường
hứng thú nghề nghiệp của Woodworth (1927), sở thích nghề nghiệp của E.K.


9
Strong (1943), trắc nghiệm tính cách của H.J.Eysenck, trắc nghiệm khả năng giao
tiếp của V.P.Dakharov, trắc nghiệm đo lường trạng thái tâm lý hẫng hụt của
Rosenzweig [45].
Tuy nhiên, trắc nghiệm cung cấp những kỹ thuật để hiểu biết về đặc điểm và
khả năng của con người, nhưng có chưa thực sự giúp người tham vấn khám phá
được những yếu tố cội nguồn và định hướng can thiệp sâu hơn cho sự thay đổi ở đối
tượng. Hạn chế này đã được khắc phục bởi những nghiên cứu và ứng dụng của các
kỹ thuật trị liệu khác nhau sau này. Trước tiên là những nghiên cứu của các nhà trị
liệu phân tâm, đại diện là S. Freud (1856 - 1936). Với những khám phá về vô thức,
cấu trúc nhân cách và những cơ chế tự vệ của con người, S.Freud đã cung cấp cho
tham vấn các kỹ thuật can thiệp như phân tích giấc mơ, xử lý hiện tượng chuyển
dịch và chuyển dịch ngược, tự do liên tưởng nhằm tìm tới cội nguồn của vấn đề
thông qua khám phá những mong muốn, mối quan hệ xã hội trong tầng bậc vô thức
của thân chủ. Việc sử dụng những kỹ năng hỏi, lắng nghe một cách tích cực khi
thực hiện các kỹ thuật trên được S.Freud nhấn mạnh trong quá trình tham vấn.
NVCTXHđã vận dụng những lý thuyết của Freud để ứng dụng trong việc giúp đỡ
thân chủ của họ thoát khỏi những rối nhiễu tâm lý. Những thuật ngữ như: bản năng
xung động (vô thức), bản ngã (ý thức), và siêu ngã (siêu thức); các quá trình vô

thức, các cơ chế phòng vệ, sự đề kháng và liên tưởng thông suốt, sự chuyển vai…
ngày nay đã trở nên quen thuộc đối với khoa học trợ giúp về tâm lý, đặc biệt là đối
với NVCTXH chuyên nghiệp.
Nếu các nhà trị liệu phân tâm chú trọng trong những trải nghiệm quá khứ của
đối tượng, thì các nhà tâm lý nhận thức hành vi, các nhà tâm lý học Gestalt lại nhấn
mạnh kinh nghiệm hiện tại của con người. Các tác giả của những trường phái này
cho rằng, con người có thể thay đổi được khi người tham vấn giúp họ nhận thức và
chịu trách nhiệm về bản thân, về hiện tại chứ không phải về người khác hay quá
khứ. Các nhà tâm lý học hành vi như F.Skinner, A.Bandura đưa ra kỹ thuật loại bỏ
hành vi không thích ứng thông qua học hỏi và thử nghiệm hành vi mới. Những
khiếm khuyết của cách tiếp cận này khi bỏ qua vai trò của nhận thức trong hình
thành hành vi và được các nhà trị liệu nhận thức hành vi là do cách nhìn nhận thế
giới của con người không thực tiễn, các nhà trị liệu nhận thức hành vi đã đưa ra
những kỹ thuật loại bỏ niềm tin phi lý như: thư giãn, củng cố tích cực hay củng cố


10
âm tính, giải thích hợp lý, giải mẫn cảm hệ thống, huấn luyện nâng cao khả năng tự
tin ở đối tượng [69]...
Khác với cách tiếp cận trực tiếp của các trường phái trị liệu trên, Carl Rogers
(1902 - 1987) với phương pháp thân chủ trọng tâm đã chuyển liệu pháp tham vấn có
định hướng, từ tham vấn nghề nghiệp, tham vấn dựa vào trải nghiệm quá khứ sang
tham vấn tập trung vào giải quyết vấn đề của họ với tập sách “Tham vấn và trị liệu
tâm lý”. Với quan điểm, con người chứa đựng trong họ tiềm năng tự thay đổi, ông
đề xuất phương thức trị liệu bằng trao đổi tâm tình để tạo ra môi trường thân thiện,
từ đó giúp đối tượng hiểu và tự điều chỉnh để đạt được trạng thái cân bằng. Trong
cách tiếp cận này, ông chú ý việc sử dụng kỹ thuật trị liệu thông qua tương tác nhiều
hơn là đo lường tâm lý. Cách tiếp cận và kỹ thuật can thiệp này của Carl Rogers đã
có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động tham vấn và trị liệu tâm lý không những tại thời
điểm đó mà còn cho đến tận ngày nay [54].

Trong tâm lý học Xô Viết, những nghiên cứu về cách thức trị liệu tâm lý
cũng đã được phát triển ở thập kỷ 70 và đi sâu vào tìm kiếm những tác động tạo nên
sự tự tin, tâm thế xã hội mang tính giáo dục nhân cách, lao động và đạo đức ở cá
nhân. Nghiên cứu của V.N.Miasishev (1973) hướng tới khám phá xung đột của cá
nhân và xây dựng lại ở họ mối quan hệ tích cực thông qua liệu pháp trò chuyện. Tác
giả V.K.Miager (1973) quan tâm tới trị liệu gia đình trên cơ sở của việc tạo ra sự tác
động tương hỗ giữa các thành viên trong gia đình nhằm giúp họ hiểu biết lẫn nhau
và thay đổi bản thân. Hướng nghiên cứu của X.X.Libix (1967) là trị liệu nhóm
nhằm giúp cá nhân tăng cường nhận thức trong mối quan hệ liên nhân cách. Tác giả
A.I.Zakharov (1971, 1973) lại đưa ra mô hình can thiệp theo xu hướng kết hợp sự
tác động cá nhân, gia đình và nhóm.
Những kỹ thuật trên đã phần nào mô phỏng cách thức can thiệp trong tham
vấn. Tuy nhiên, người ta nhận thấy nó vẫn chỉ là một công cụ đơn giản và sẽ không
đem lại hiệu quả cao, nếu chúng không được sử dụng một cách tinh tế với một nghệ
thuật - kỹ năng tương tác giữa NVCTXH và thân chủ và xem đây là những
KNTVcơ bản. Điều này đã được các nghiên cứu của nhiều tác giả khắc phục vào
những giai đoạn nửa sau của thế kỷ XX [46]. Phần lớn các nghiên cứu ở giai đoạn
này tập trung vào những kỹ năng tương tác cơ bản giữa NVCTXH và thân chủ.
Điển hình như nghiên cứu của R.Carkhuff (1972) về giao tiếp - như là nghệ thuật


11
trợ giúp và vai trò làm mẫu của NVCTXH đối với khả năng học tập hành vi mới
của đối tượng. Các nghiên cứu của M.Thomas Sknovhotlt và A.David Rivers
(2004), G.Egan (1994) [75] tiếp cận từ góc độ nghề trợ giúp và đề cập tới kỹ năng
giúp đỡ trong đó có KNTV cơ bản dưới góc độ của kỹ năng giao tiếp trong tạo lập
môi trường tương tác giữa người trợ giúp với thân chủ.
Robert L.Gibson và Marianne H.Mitchell [94] đưa ra quan điểm để hành
nghề tham vấn thì nhà tham vấn cần phải hội tụ các kỹ năng như: kỹ năng giao tiếp;
kỹ năng chẩn đoán, đánh giá; kỹ năng thuyết phục và kỹ năng quản lý. Trong đó đặc

biệt đi sâu vào các kỹ năng giao tiếp bao gồm: kỹ năng giao tiếp không lời và kỹ
năng giao tiếp bằng lời. Kỹ năng giao tiếp không lời được thể hiện qua việc sử dụng
thời gian, sử dụng những cử động cơ thể (ánh mắt, nụ cười, tay, đầu...), sử dụng
giọng nói (tốc độ, nhịp độ, thời lượng, cách diễn đạt), sử dụng môi trường giao tiếp
(khoảng cách, trang trí, trang phục, vị trí). Kỹ năng giao tiếp bằng lời như: lắng
nghe, phản hồi, đặt câu hỏi. Đây là các kỹ năng rất cơ bản để nhà tham vấn có thể
thiết lập sự tin tưởng đối với thân chủ, thu thập thông tin và trợ giúp hiệu quả.
Một số tác giả khác lại nghiên cứu sâu hơn về các KNTV trong quá trình trợ
giúp, như nghiên cứu của H.James & H.Jacquline (1999), E.D.Neukrug (1999) và
N.J.Richard (2003) về cách thức phản ứng cơ bản của người tham vấn với những
hành vi, cử chỉ, cảm xúc của thân chủ [90].
1.1.2. Những nghiên cứu vê tham vấn gia đình, tham vấn gia đình trẻ tự kỷ
1.1.2.1. Tham vấn gia đình
Bên cạnh các hướng nghiên cứu về tham vấn cá nhân, tham vấn nghề nghiệp
hay các kỹ năng tham vấn thì các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy khi giúp đỡ cá
nhân thì cần đặt họ vào bối cảnh của cá nhân đó, như gia đình, cộng đồng, xã hội
mà cá nhân đó sinh sống. Các hướng nghiên cứu này đã tiếp cận sự trợ giúp con
người trong một mối quan hệ xã hội rộng hơn chứ không chỉ bó hẹp trong cá nhân
như một số cách tiếp cận trị liệu được đề cập ở trên. Vì thế, hướng nghiên cứu về
tham vấn gia đình cũng được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm nghiên cứu.các nghiên
cứu này đã bổ sung các phương thức can thiệp hành vi suy nghĩ của một cá nhân
thông qua tác động nhằm thay đổi cách thức tương tác trong gia đình. Đó là mô
hình can thiệp cấu trúc quyền lực (sức mạnh, ranh giới và sự liên kết trong gia
đình), hệ thống cấu trúc và chức năng, phương thức giao tiếp trong gia đình, hay mô


12
hình học tập xã hội trong gia đình như của các tác giả: C.Allie Kilpatrick (1999)&
P.Thomas Holland (1993) [1], Ackerman và Satir, M.Bowen (1959), V.Satir,
S.Minuchin [97] hay các nghiên cứu của S.Slavson (1943, J.Moreno (1946),

H.Ginott (1961), E.Jacbos (1988),G.Corey & Correy (1992). Eward E&Reley L.
(1992) Cappuzzi và Gross (1992) [67].
Trong các tài liệu nghiên cứu có đưa ra một số kỹ năng đặc thù cho tham vấn
gia đình và nhóm nhưng nhiều tác giả đều thống nhất, những kỹ năng cơ bản được
đề cập trong tham vấn cá nhân đều đóng vai trò như những KNTVcơ bản trong
tham vấn nhóm hay gia đình. Các nghiên cứu trên đã tạo ra một hướng đi linh hoạt
và mở rộng cho việc áp dụng những KNTV. Nó không còn bị bó hẹp trong khuôn
khổ của lĩnh vực tâm lý học hay trị liệu tâm lý mà đã được ứng dụng vào hoạt động
trợ giúp của nhiều lĩnh vực.
Tiêu biểu như C.Zastroww (1985) hay D.Helpworth (1997) đã nghiên cứu
những KNTV cơ bản đối với cá nhân, gia đình và nhóm trong công tác xã hội - một
hoạt động trợ giúp chuyên nghiệp [102]. W.Robert và H.Robert (1976) nghiên cứu
kỹ năng can thiệp cá nhân và gia đình bị khủng hoảng và đề xuất phương pháp tạo
nhóm chia sẻ cảm xúc và học hỏi hành vi ứng phó. Nghiên cứu về tham vấn nhóm
gia đình, các tác giả trên đều nhấn mạnh vai trò của kỹ năng tương tác như lắng
nghe, thiết lập mối quan hệ, thấu cảm, phản hồi, hỏi, gợi mở, khích lệ….
1.1.2.2. Tham vấn cho gia đình trẻ tự kỷ
Nghiên cứu về khuyết tật & người khuyết tật nói chung, nghiên cứu về tự kỷ
và TTK nói riêng đã được nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới quan tâm từ rất sớm.
Bắt đầu từ nghiên cứu của nhà tâm lý Leo Kanner năm 1943 khi lần đầu tiên đưa ra
thuật ngữ Autisim (tự kỷ) để chỉ ra một dạng rối nhiễu đặc trưng do khó khăn trong
việc thiết lập các mối quan hệ và tương tác xã hội. Đặc biệt trong thời gian gần đây
khi vấn đề tự kỷ là một trong mối quan tâm hàng đầu của toàn thế giới thì càng có
nhiều nhà nghiên cứu, nhiều nghiên cứu sâu hơn về vấn đề này.
Tham vấn cho gia đình người khuyết tật nói chung và tham vấn cho gia đình
TTK nói riêng cũng chỉ là một hình thức tham vấn gia đình cho một đối tượng cụ
thể là gia đình của người TTK, vì thế, các liệu pháp, cách thức, kỹ năng trong tham
vấn gia đình cũng là liệu pháp, cách thức, kỹ năng để tham vấn cho gia đình người
khuyết tật và gia đình trẻ mắc hội chứng tự kỷ. Tuy nhiên, mặc dù có rất nhiều tài
liệu, nhiều nghiên cứu về phương pháp cách thức trị liệu cho trẻ khuyết tật hay



13
TTKvà trợ giúp cho gia đình trẻ khuyết tật (TTK) được công bố thì hướng nghiên
cứu về tham vấn gia đình người khuyết tật (tự kỷ) không nhiều. Trên thế giới, có
một số tác giả nghiên cứu chuyên sâu về tham vấn cho gia đình người khuyết tật
như: Rosemarie S.Cook (1990) [96] với cuốn “Counseling families of Children with
Disabilities – Tham vấn gia đình cho trẻ khuyết tật”; Hornby G (2000) [77] với
nghiên cứu “ Counseling in child disability. Skill for working with parents – Tham vấn
cho trẻ khuyết tật. Những kỹ năng làm việc với cha mẹ trẻ’; David M.Luterman (1996)
với cuốn Counseling Person with Communication Disorders and their families – Tham
vấn cho người rối loạn khả năng giao tiếp và gia đình. Tác giả Perry, A. (2004). Tìm
hiểu về Stress của gia đình có trẻ khuyết tật phát triển đã trình bày một mô hình lý
thuyết về tìm hiểu stress và những vấn đề liên quan trong các gia đình có trẻ em bị
khuyết tật phát triển. Mô hình bao gồm: Các yếu tố gây ra stress (đặc tính của trẻ và
các vấn đề trong cuộc sống); Nguồn lực (từ cá nhân và từ gia đình); Các dịch vụ hỗ
trợ (chính thống và không chính thống); Hệ quả (tích cực và tiêu cực). Bài báo cũng
chỉ ra bốn cách tiếp cận để hiểu về stress: 1) là các phản ứng tâm sinh lý xã hội đối
với các tình huống căng thẳng; 2) do các sự kiện căng thẳng trong cuộc sống gây
nên; 3) các vấn đề dồn nén, tích tụ dần dần; 4) Không cân bằng nguồn lực – giữa
yếu tố gây stress và khả năng giải quyết.
Tác giả Sally J. Rogers & Laurie A. Vismara (2008) [98] trong báo cáo về Can
thiệp sớm cho TTK dựa theo các phương pháp trị liệu về nhận thức đã tập hợp lại
các nghiên cứu về hỗ trợ TTK. Trong nghiên cứu tác giả chỉ ra nhiều cách thức để
hỗ trợ TTK tiến bộ thì một trong những yêu cầu quan trọng là cha mẹ, gia đình phải
được hỗ trợ về việc giải tỏa những căng thẳng khủng hoảng để có thể tham gia vào
mọi hoạt động can thiệp, trị liệu cho TTK.
Tác giả Hall, H. R. (2012)[76] trong nghiên cứu về Gia đình TTK: Hành vi
của trẻ, những thách thức phải đương đầu và sự hỗ trợ của cộng đồng “Families of
children with autism: Behaviors of children, community support and coping” đã dựa

trên nghiên cứu mô tả tương quan cắt ngang với 38 phụ huynh có con em bị tự kỷ.
Sử dụng mô hình hành vi gia đình của Mc Cubbin và Patternson (1983) để phân tích
mối liên hệ giữa hành vi của trẻ bị tự kỷ với hỗ trợ của cộng đồng dành cho gia đình
và khả năng thích ứng/chống trọi của gia đình (28 bà mẹ và 10 ông bố).
Nghiên cứu chỉ ra những trợ giúp của cộng đồng tăng lên giúp tăng chiến
lược ứng phó của gia đình. Khả năng của gia đình/ bố mẹ để đương đầu với tự kỷ là


14
vô cùng quan trọng. Chi phí nuôi nấng TTK gần như gấp đôi trẻ bình thường. Mức
độ nghiêm trọng của chứng tự kỷ ở con cái ảnh hưởng tới sự căng thẳng, stress ở
cha mẹ, đặc biệt với các bà mẹ. Họ thường buồn phiền, bi quan hơn trong cuộc
sống, suy nghĩ theo hướng tiêu cực và chán nản. Và khi sự căng thẳng ở người mẹ
bị đẩy lên cao, nó có tác động ngược lại đứa trẻ và làm tăng mức độ trầm trọng của
chứng tự kỷ ở trẻ. Tự gây tổn hại cho bản thân và hiếu chiến là hai đặc tính phổ biến
ở TTK gây ra đáng kể sự căng thẳng, lo âu và khả năng phản ứng của cha mẹ.
Vì vậy việc hỗ trợ xã hội cho cha mẹ trẻ em bị tự kỷ là vô cùng quan trọng,
bao gồm việc tham vấn cho họ về hành vi của trẻ và cách thức triển khai các can
thiệp phù hợp. Cũng có một số gia đình cho biết có những hệ quả tích cực từ thực tế
con em họ bị tự kỷ, họ nhìn cuộc sống lạc quan hơn và có thể vẫn duy trì chất lượng
cuộc sống khá tốt. Chính suy nghĩ tích cực là một kỹ thuật phản ứng tốt với việc
giúp đỡ trẻ bị tự kỷ.
Từ những nghiên cứu trêncó thể thấy, hoạt động tham vấn đã được phát triển rất
mạnh mẽ và có ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều lĩnh vực và nhiều nhóm đối tượng ở các
nước trên thế giới. Đã có rất nhiều hướng nghiên cứu về tham vấn, trong đó có một số
hướng liên quan hoặc trực tiếp về KNTV. Các nghiên cứu cho thấy bản chất của các kỹ
năng tham vấn đều nhằm tới việc trợ giúp các thân chủ có khó khăn tâm lý - xã hội tự
đương đầu với vấn đề của họ, tạo ra sự tương tác tích cực giữa NTV và thân chủ;
những nghiên cứu về kỹ năng trong tham vấn cá nhân hay nhóm nói chung đều có thể
được ứng dụng hiệu quả trong tham vấn gia đình.Tuy nhiên, có thể nhận thấy, số

lượng các nghiên cứu đề cập đến những vấn đề liên quan đến tham vấn cho gia đình
người khuyết tật, trẻ khuyết tật nói chung và một số dạng khuyết tật cũng không
nhiều. Hơn nữa, những tài liệu hay những nghiên cứu chuyên sâu về tham vấn cho
gia đình TTK, KNTVgia đình TTK hiện nay còn rất hạn chế…
1.2. Nghiên cứu ở trong nƣớc
1.2.1. Nghiên cứu về tham vấn nói chung
Ở Việt Nam, hoạt động trợ giúp tâm lý cho những người có khó khăn tâm lý
đã có tương đối sớm. Nhìn từ lịch sử ngành công tác xã hội, trước năm 1945 tại một
số bệnh viện phía bắc như Bệnh viện Bạch Mai, một số cán sự xã hội (NVCTXH)
đã sử dụng tham vấn như một kỹ năng quan trọng của công tác xã hội vào trợ giúp
bệnh nhân tại bệnh viện. Ở phía Nam, trước năm 1975, cùng với hoạt động công tác


15
xã hội chuyên nghiệp đã tồn tại các hoạt động tham vấn cho cá nhân và gia đình tại
cộng đồng. Trường đào tạo cán sự xã hội Caritas của chính quyền miền Nam thời
đó, dưới sự hỗ trợ của Hội chữ đỏ Pháp đã triển khai chương trình đào tạo
NVCTXH, trong đó có cung cấp các kỹ năng trợ giúp và KNTVcho học viên. Các
hoạt động công tác xã hội, trong đó có hoạt động tham vấn bị chững lại sau giải
phóng miền Nam 1975 [36].
Từ cuối những năm tám mươi đến đầu những năm chín mươi của thế kỷ XX,
khi nền kinh tế Việt Nam chuyển đổi từ nền kinh tế bao cấp sang kinh tế thị trường,
có nhiều vấn đề xã hội nảy sinh và diễn biến phức tạp như: vấn đề đói nghèo; trộm
cướp; di cư; trẻ mồ côi, lang thang đường phố; tệ nạn mại dâm; người có
HIV/AIDS. Để giải quyết phần nào những vấn đề đó, một số đơn vị tổ chức thành
lập các trung tâm công tác xã hội, trung tâm tư vấn tâm lý, các đường dây tư vấn
điện thoại điện thoại để tiến hành tư vấn trợ giúp tâm lý cho những đối tượng cần
giúp đỡ.
Hoạt động tham vấn có thể đánh dấu bằng sự ra đời của “phòng tư vấn tâm
lý” đầu tiên được thành lập ở thành phố Hồ Chí Minh vào năm 1988. Tại đây có các

dịch vụ trợ giúp và trị liệu tâm lý chuyên sâu nên có nhiều đối tượng là những
người có vấn đề khó khăn trầm trọng đến đây xin trợ giúp.
Cùng với chủ trương, chính sách của nhà nước và sự trợ giúp của các tổ chức
quốc tế, nhiều văn phòng tư vấn cho các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn được
thành lập, tuy nhiên, các trung tâm tư vấn tâm lý chủ yếu đặt ở các thành phố lớn
như Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh
Do mới phát triển mạnh mẽ trong một vài năm gần đây, nên phần lớn các
nghiên cứu ở Việt Nam mới chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng, nhu cầu và hiệu
quả của tham vấn nói chungDương Diệu Hoa và cộng sự (2007) [ 24], Nguyễn Thị
Thanh Bình (1997) [4], Phạm Thanh Bình (2014) [3], Phạm Văn Tư (2015) [55].
Những nghiên cứu tiếp theo sau này về lý luận của tham vấn đã phát triển nhiều
hơn. Các nghiên cứu về khái niệm và bản chất của hoạt động tham vấn của các tác
giả Nguyễn Ngọc Phú, Trần Thị Minh Đức, Phạm Tất Dong, Trần Quốc Thành,
Nguyễn Thị Mùi, Trần Thị Lệ Thu, Bùi Thị Xuân Mai, Hoàng Anh Phước… đã
được đề cập, trình bày trong các báo cáo tại các hội thảo khoa học, các tạp chí khoa
học chuyên ngành.


16
Những bài giảng, giáo trình về tham vấn được xuất hiện ở một số trường đại
học với sự trợ giúp của chuyên gia nước ngoài đánh dấu một bước tiến về nghiên
cứu lý luận trong tham vấn tại Việt Nam, trong đó có một số ít công trình nghiên
cứu chuyên sâu về KNTV.
Tác giả Nguyễn Thơ Sinh trong cuốn “Tư vấn tâm lý cơ bản” (2001)[50] đã
chỉ ra một số kỹ năng cần có của nhà tư vấn như: kỹ năng thuyết phục thân chủ, kỹ
năng chia sẻ, kỹ năng giúp thân chủ thay đổi cách nhìn, kỹ năng nắm bắt kịp thời,
kỹ năng chất vấn, kỹ năng nhắc lại tiến trình, kỹ năng hài hước, kỹ năng hợp
đồng… Tác giả cho rằng, đây là những kỹ năng quan trọng giúp thân chủ có được
cách nhìn mới về cuộc sống của họ, có lối tư duy mới, cảm xúc mới, từ đó dẫn đến
hành vi mới lành mạnh và tích cực hơn. Các kỹ năng này có thể sử dụng trong tham

vấn nhằm trợ giúp cho thân chủ nhận thức rõ hơn về bản thân và về vấn đề của họ,
nâng cao năng lực cá nhân để tự giải quyết được vấn đề khó khăn đang gặp phải.
Trong cuốn “Tư vấn tâm lý học đường” (2007)[58] Kiến Văn và Lý Chủ Hưng đã
bàn đến kỹ năng tìm hiểu đối tượng được tư vấn, đó là các kỹ năng: lắng nghe, đặt
câu hỏi đóng, câu hỏi mở, động viên khích lệ, diễn nghĩa, phản ánh tình cảm, khái
quát. Trong đó các tác giả đã chỉ rõ cách thức thực hiện các kỹ năng như thế nào và
viện dẫn các ví dụ cụ thể trong các tình huống tư vấn cho từng kỹ năng.
Luận án Tiến sĩ của tác giả Bùi Thị Xuân Mai (2007) với đề tài: “Một số
KNTV cơ bản của cán sự xã hội” [36], đã rất thành công trong việc đánh giá khái
quát thực trạng tham vấn ở Việt Nam và thực trạng 4 KNTV cơ bản: kỹ năng lắng
nghe, kỹ năng hỏi, kỹ năng phản hồi và kỹ năng thấu hiểu. Với khách thể nghiên
cứu là 479 người bao gồm các cán bộ xã hội trong các trung tâm, cộng đồng trong
ngành Lao động – Thương binh – Xã hội, tác giả đã đưa ra một số kiến nghị về giải
pháp đào tạo góp phần nâng cao chất lượng của hoạt động tham vấn tại Việt Nam.
Tác giả Trần Thị Minh Đức trong cuốn “Giáo trình tham vấn tâm lý” (2008,
tái bản 2011) đã dành một chương bàn về các KNTV tâm lý [16]. Theo tác giả, có
một số KNTV thông dụng như: kỹ năng lắng nghe, kỹ năng lắng xây dựng lòng tự
trọng, kỹ năng thấu hiểu, kỹ năng thông đạt, kỹ năng phản hồi, kỹ năng đặt câu hỏi,
kỹ năng thách thức, đối chất, kỹ năng diễn đạt lại, kỹ năng khuyến khích, động viên,
kỹ năng thăm dò, kỹ năng làm sáng tỏ, kỹ năng xử lý im lặng, kỹ năng trấn an, kỹ
năng tự bộc lộ, kỹ năng khái quát hóa…Tác giả đã đi sâu phân tích một số KNTV


17
cơ bản được sử dụng chủ yếu, có tính chất quyết định chính trong tham vấn như: kỹ
năng lắng nghe, kỹ năng hỏi, kỹ năng phản hồi, kỹ năng thấu hiểu. Trong mỗi kỹ
năng, tác giả đều chỉ rõ nội hàm của kỹ năng, các bước/các thao tác rèn luyện kỹ
năng và cung cấp các bài tập để thực hành kỹ năng trong tham vấn. Theo chúng tôi,
ở đây, tác giả không những cho thấy cái nhìn tổng quát về các kỹ năng trong tham
vấn tâm lý mà còn chỉ ra việc ứng dụng cụ thể các KNTV cơ bản như thế nào. Đây

là một nghiên cứu có ý nghĩa rất lớn đối với những người đang nghiên cứu và thực
hành tham vấn.
Đến năm 2010, tác giả Trần Thị Minh Đức đã tiếp tục biên soạn cuốn “KNTV
cho người chưa thành niên vi phạm pháp luật” [12]. Trong đó tác giả chỉ rõ các
KNTV cơ bản gồm 6 kỹ năng sau: kỹ năng lắng nghe, kỹ năng hỏi, kỹ năng phản hồi,
kỹ năng thấu cảm, kỹ năng xử lý im lặng và kỹ năng thách thức. Các kỹ năng này
được coi là các kỹ năng cơ bản nhất trong tham vấn, giúp các NVCTXH cho người
chưa thành niên vi phạm pháp luật nói riêng thực hiện tham vấn có hiệu quả.
Năm 2012, trong luận án tiến sĩ “KNTV của cán bộ tham vấn học đường”
của mình, tác giả Hoàng Anh Phước [45] đã tiến hành nghiên cứu trên nhóm khách
thể là: 45 cán bộ tham vấn học đường ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, 400 thân chủ
(học sinh) đã được tham vấn. Tác giả đã nghiên cứu lý luận tâm lý học về KNTV
của cán bộ tham vấn học đường. Trình bày các yếu tố ảnh hưởng và khảo sát đánh
giá thực trạng KNTV của cán bộ tham vấn học đường, đồng thời lý giải nguyên
nhân cùng biện pháp tác động nâng cao kỹ năng cho cán bộ tham vấn học đường.
Luận án đã chỉ rõ được thực trạng mức độ hiểu biết và mức độ thực hiện
cũng như mức độ chung của KNTV của cán bộ tham vấn học đường, chỉ ra thực
trạng những yếu tố ảnh hưởng tới các KNTV, đồng thời khẳng định được tính khả
thi của biện pháp tác động nâng cao một số KNTV chuyên biệt cho cán bộ tham vấn
học đường. Kết quả nghiên cứu của luận án là tài liệu tham khảo bổ ích để giảng
dạy và học tập về tham vấn học đường nói chung, KNTV học đường nói riêng trong
các trường đại học, cao đẳng, các cơ quan có tập huấn tham vấn ở Việt Nam.
Tác giả Nguyễn Văn Tường (2012) tiến hành nghiên cứu về vận dụng kỹ
thuật tư vấn tâm lý trong can thiệp bạo lực học đường trên nhóm khách thể là 35
học sinh trung học phổ thông có hành vi bạo lực học đường. Nghiên cứu đã đưa đến
kết luận là việc viêc vận dụng kĩ thuật tư vấn tâm lý trong can thiệp bạo lực học


18
đường có ý nghĩa tích cực trong việc điều chỉnh nhận thức, cảm xúc và hành vi của

nhóm học sinh có hành vi bạo lực học đường được thực nghiệm.
1.2.2. Tham vấn gia đình, tham vấn cho gia đình trẻ tự kỷ
Các tài liệu, các nghiên cứu về tham vấn gia đình và KNTV cho gia đình ở
Việt Nam hiện nay chủ yếu được lồng ghép và trình bày trong các tài liệu, nghiên
cứu về tham vấn nói chung.
Như vậy có thể nói rằng các nghiên cứu ở trong nước chủ yếu mới chỉ tập
trung vào phản ánh trực trạng nhu cầu tham vấn, sự hạn chế về chất lượng của tham
vấn do thiếu tính chuyên nghiệp, các nghiên cứu về KNTVcòn chưa nhiều. Đặc biệt
các nghiên cứu về tham vấn nhóm, tham vấn gia đình còn ít..
Trong cuốn “Tài liệu tập huấn kỹ năng cơ bản trong tham vấn” (2005) do
UNICEF biên soạn có đề cập đến một số vấn đề về tham vấn gia đình trong chương
V tham vấn nhóm và gia đình [57]. Tài liệu cũng đã chỉ ra được một số vấn đề cơ
bản về tham vấn gia đình, sự cần thiết của tham vấn gia đình, các kỹ thuật, quy trình
trong tham vấn gia đình. Trong phần tham vấn gia đình, tài liệu cũng giới thiệu một
số kỹ năng được dùng trong tham vấn gia đình như: Kỹ năng giải thích vấn đề theo
cách khác; kỹ năng giao nhiệm vụ; kỹ năng sử dụng câu hỏi; kỹ năng thể hiện sự
thông cảm – thấu cảm; kỹ năng sử dụng mệnh đề “tôi”. Tác giả Trần Thị Minh Đức
(2008, tái bản 2011) trong cuốn “Giáo trình tham vấn tâm lý” Phần chương 1. Mục
hình thức tham vấn, đã trình bày một số nét khái quát về tham vấn gia đình, mục
tiêu tham vấn gia đình, chiến lược cấu trúc khi tham vấn gia đình, quy trình các
bước khi tham vấn gia đình cũng như một số lưu ý khi tham vấn gia đình. “Giáo
trình Tham vấn” do tác giả Bùi Thị Xuân Mai chủ biên (2008) [37] đã dành một
chương III để trình bày về tham vấn gia đình, mô hình can thiệp trong tham vấn gia
đình, quy trình tham vấn gia đình và các kỹ năng trong tham vấn gia đình. Trong
mục các kỹ năng trong tham vấn gia đình, nhóm tác giả chỉ ra một số kỹ năng đặc
thù trong tham vấn gia đình là: Kỹ năng hướng dẫn vẽ cây phả hệ; Kỹ năng lắng
nghe và quan sát các thành viên trong gia đình; kỹ năng thấu hiểu các thành viên
trong gia đình; kỹ năng giao nhiệm vụ cho các thành viên trong gia đình; kỹ năng
điều phối sự tham gia của các thành viên trong gia đinh trong buổi tham vấn; kỹ
năng đặt câu hỏi xoay vòng; kỹ năng làm mẫu; kỹ năng làm việc với những thành

viên gia đình tỏ ra không hợp tác; kỹ năng hướng dẫn sử dụng mệnh đề tôi…


19
Tác giả Trần Đình Tuấn (2013) trong cuốn “ Tham vấn tâm lý cá nhân và gia
đình” đã đề cập tương đối chi tiết về tham vấn gia đình theo cách trình bày việc ứng
dụng các lý thuyết, các trường phái tham vấn tâm lý vào tham vấn gia đình [54].
Trong tài liệu, tác giả đã chỉ ra những nhu cầu của gia đình và vấn nạn mà gia đình
thường gặp phải cũng như chỉ ra cách vận dụng các trường phái tham vấn tâm lý
nào vào để giải quyết các vấn nạn thường gặp của gia đình.
Nhìn chung các tác giả, các tài liệu cũng như các nghiên cứu về tham vấn
cũng như về tham vấn gia đình được chúng tôi trình bày ở trên đã nói được một số
khái quát cơ bản về tham vấn, tham vấn gia đình cũng như các KNTV. Điều này rất
có ý nghĩa đối với lĩnh vực tham vấn đang còn tương đối mới mẻ ở Việt Nam. Tuy
nhiên các nghiên cứu, các tài liệu, giáo trình về tham vấn, KNTV cho gia đình
người khuyết tật nói chung và tham vấn, KNTVcho gia đình TTK nói riêng chưa
được quan tâm nghiên cứu mặc dù đây là một nhu cầu hết sức cấp thiết của xã hội
hiện nay.
Khái quát các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài
nước về tham vấn, chúng tôi rút ra kết luận như sau:
- Hoạt động tham vấn theo hướng chuyên nghiệp trên thế giới đã có một
chiều dài lịch sử, được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội.
Những nghiên cứu về tham vấn đặc biệt là KNTV đã góp phần cho sự phát triển của
hoạt động này ngày một chuyên nghiệp. Ban đầu người ta quan tâm nhiều hơn tới
những kỹ thuật trắc nghiệm, cách thức, quy trình trong tư vấn hướng nghiệp và học
đường. Sau này các tác giả đã đi vào nghiên cứu các kỹ thuật chuyên sâu của trị liệu
tâm lý. Xu hướng nghiên cứu kỹ năng tương tác như những KNTV cơ bản được
phát triển trong giai đoạn về sau là cơ sở để ứng dụng tham vấn trong nhiều lĩnh
vực của cuộc sống. Hoạt động tham vấn gia đình, xu hướng nghiên cứu tham vấn
gia đình đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm nghiên cứu, tuy nhiên, việc nghiên

cứu về KNTV cho gia đình người khuyết tật nói chung và gia đình trẻ tự kỷ nói
riêng không có nhiều.
- Tại Việt Nam, tham vấn cũng đã xuất hiện khá sớm nhưng chưa thực sự
phổ biến và mang tính chuyên nghiệp. Trong quá trình đổi mới kinh tế - xã hội, nhu
cầu tham vấn ngày một gia tăng và kéo theo sự phát triển mang tính chuyên sâu của
lĩnh vực này. Tuy nhiên, hoạt động này còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng.


20
- Để đáp ứng nhu cầu của xã hội, trong thời gian vừa qua, một số cá nhân, cơ
quan, tổ chức đã nỗ lực triển khai các nghiên cứu và chỉ ra nhu cầu cũng như một số
bất cập của hoạt động tham vấn. Tuy nhiên, những nghiên cứu sâu về tham vấn nói
chung và tham vấn gia đình nói riêng còn cần phải được tiếp tục để đóng góp thêm
về cơ sở lý luận cũng như thực tiễn cho hoạt động tham vấn tại Việt Nam. Đặc biệt
là hướng nghiên cứu về tham vấn cho gia đình TTK, KNTV cho gia đình TTK còn
chưa có. Vì thế, đây là hướng nghiên cứu chúng tôi cho rằng cần nhận được nhiều
sự quan tâm hơn nữa của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước.
Tiểu kết chƣơng 1
Trên cơ sở tổng quan các công trình nghiên cứu ở trong và ngoài nước liên
quan đến vấn đề nghiên cứu, chúng tôi đã tổng hợp theo hai hướng là nghiên cứu về
tham vấn nói chung và nghiên cứu về tham vấn gia đình , tham vấn gia đình trẻ tự
kỷ, nhìn chung các tác giả, các tài liệu cũng như các nghiên cứu về tham vấn cũng
như về tham vấn gia đình đã khái quát được một số vấn đề cơ bản về tham vấn,
tham vấn gia đình cũng như các KNTV. Điều này rất có ý nghĩa đối với lĩnh vực
tham vấn đang còn tương đối mới mẻ ở Việt Nam. Tuy nhiên các nghiên cứu, các
tài liệu, giáo trình về tham vấn, KNTV cho gia đình người khuyết tật nói chung và
tham vấn, KNTVcho gia đình TTK nói riêng chưa được quan tâm nghiên cứu nhiều
vì vậy, đây là hướng nghiên cứu mới có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc trong
giai đoạn hiện nay. Dựa vào việc tổng quan tài liệu chúng tôi cũng đã đánh giá được
những đóng góp của các tác giả trong và ngoài nước liên quan đến hướng nghiên

cứu là cơ sở để chúng tôi kế thừa và tìm ra những khoảng trống cần được tiếp tục
nghiên cứu.


21

Chƣơng 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KỸ NĂNG THAM VẤN CHO GIA ĐÌNH
TRẺ TỰ KỶ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI
2.1. Một số vấn đề lý luận về kỹ năng tham vấn cho gia đình trẻ tự kỷ của nhân
viên công tác xã hội
2.1.1. Kỹ năng tham vấn
2.1.1.1. Kỹ năng
* Khái niệm kỹ năng
Kỹ năng được hiểu một cách thông thường là khả năng vận dụng những kiến
thức thu nhận được trong một lĩnh vực nào đó vào thực tế [59]. Tuy nhiên, khi
nghiên cứu, đánh giá về bản chất của kỹ năng thì các nhà khoa học, nhà nghiên cứu
đưa ra một số quan niệm khác nhau.
- Quan niệm thứ nhất: Xem xét kỹ năng nghiêng về mặt kỹ thuật của hành
động. Đại diện cho loại quan niệm này là các tác giả V. A. Cruchetxki, V.V
Tsebưseva, A.V. Petrovxki… chẳng hạn, A.V. Petrovxki quan niệm rằng: kỹ năng
là cách thức hoạt động dựa trên cơ sở tri thức và kỹ xảo, kỹ năng được hình thành
bằng con đường luyện tập, kỹ năng tạo khả năng cho con người thực hiện hành
động không chỉ trong những điều kiện quen thuộc mà trong những điều kiện đã thay
đổi. Xuất phát từ chỗ coi kỹ năng là mặt kỹ thuật của hành động, các tác giả này
quan niệm rằng, khi nắm được kỹ thuật hành động, hành động đúng các yêu cầu kỹ
thuật của nó thì sẽ đạt kết quả. Muốn nắm được kỹ thuật hành động và thực hiện
được hành động theo đúng kỹ thuật thì có phải qúa trình học tập và rèn luyện. Như
vậy, theo loại quan niệm này, kỹ năng là phương tiện thực hiện hành động mà con
người đã nắm vững, người có kỹ năng hoạt động nào đó là người nắm được các tri

thức về hoạt động đó và thực hiện hành động theo đúng yêu cầu cần có của nó mà
không cần tính đến kết quả của hành động [dẫn theo 45].
- Quan niệm thứ hai: Xem xét kỹ năng như là biểu hiện của năng lực của con
người. Đó là quan niệm của các tác giả: N.Đ.Levitov, K. K. Platonov, G.G.Golubev..
Theo N.Đ.Levitov, kỹ năng là sự thực hiện có kết quả một động tác nào đó hay một
hành động phức tạp hơn, bằng cách áp dụng hay lựa chọn những cách thức đúng đắn,


22
có chiếu cố đến những điều kiện nhất định. Kỹ năng có liên quan nhiều đến thực tiễn,
đến việc áp dụng tri thức vào thực tiễn. K.K. Platonov nhấn mạnh đến tính linh hoạt
mềm dẻo của kỹ năng. Theo ông, người có kỹ năng không chỉ hành động có kết quả
trong một hoàn cảnh cụ thể mà còn phải đạt kết quả tương tự trong những điều kiện
khác. Các tác giả Vũ Dũng [10], Nguyễn Quang Uẩn [56], Trần Quốc Thành [51]…
cũng xem xét việc có kỹ năng là năng lực vận dụng tri thức về hành động, hay các thao
tác của hành động theo đúng quy trình để có kết quả mong muốn. Theo các tác giả, kỹ
năng trong các quan điểm này không chỉ đơn thuần ở khía cạnh kỹ thuật của hành động
mà còn là sự gắn kết với kết quả, với việc vận dụng tri thức trong điều kiện nhất định
[dẫn theo 36].
Ngoài ra, một số tác giả, nhà nghiên cứu về kỹ năng còn đề cập đến việc xem
xét yếu tố thái độ, động cơ của cá nhân có ảnh hưởng đến thực hiện các hành động có
kỹ năng đó, tiêu biểu như tác giả J.N Richard (2003), J.Louise (1995), S.A.Morales &
W.Sheafor (1987) quan niệm mọi hành vi xuất phát từ cách con người tư duy, suy nghĩ
nên kỹ năng là những hành vi được thể hiện ra hành động bên ngoài và chịu sự chi phối
theo cách thức con người cảm nhận, suy nghĩ [dẫn theo 36, Tr.34]
Từ việc phân tích các quan niệm trên, chúng tôi đồng ý với tác giả Hoàng Anh
Phước [46] về khái niệm kỹ năng:
Kỹ năng là sự vận dụng tri thức, kinh nghiệm vào hoạt động hay hành động
thực tiễn trong điều kiện cụ thể để thực hiện hành động hay hoạt động đó có kết quả
theo mục đích đã đề ra.

- Người có kỹ năng hành động trong một lĩnh vực hoạt động được biểu hiện
ở những dấu hiệu sau đây:
+ Có tri thức về hành động: nắm được mục đích hành động; nắm được cách
thức thực hiện hành động và các điều kiện thực hiện hành động.
+ Thực hiện hành động đúng với các yêu cầu của nó.
+ Hành động đạt kết quả cao theo mục đích đề ra.
+ Có thể thực hiện hành động có kết quả trong những điều kiện thay đổi.
Nghĩa là, kỹ năng đòi hỏi, trước hết con người phải có tri thức, kinh nghiệm
cần thiết về hành động. Tuy nhiên tri thức và kinh nghiệm chưa phải là kỹ năng chỉ
có được khi con người vận dụng những tri thức và kinh nghiệm đó vào hoạt động
thực tiễn một cách có kết quả. Có thể nói, tri thức và kinh nghiệm là những điều


23
kiện cần để hình thành kỹ năng việc vận dụng tri thức, kinh nghiệm vào hoạt động
thực tiễn nhằm đạt được mục đích đề ra là điều kiện đủ để hình thành kỹ năng .
- Khi xem xét khái niệm kỹ năng cần phải lưu ý những điểm sau đây:
+ Kỹ năng trước hết phải được hiểu là mặt kỹ thuật của hoạt động, kỹ năng
bao giờ cũng gắn với một hành động cụ thể và được xem như một đặc điểm của
hành động.
+ Tính đúng đắn, sự thành thạo, linh hoạt, mềm dẻo là tiêu chuẩn quan trọng
để xác định sự hình thành và phát triển của kỹ năng . Một hành động chưa thể gọi là
có kỹ năng nếu còn mắc nhiều lỗi và vụng về, các thao tác diễn ra theo một khuôn
mẫu cứng nhắc …
+ Kỹ năng không phải là bẩm sinh của mỗi cá nhân, kỹ năng là sản phẩm của
hoạt động thực tiễn. Đó là quá trình con người vận dụng những tri thức và kinh
nghiêm vào hoạt động thực tiễn để đạt được mục đích đã đề ra.
+ Xét về cấu trúc tâm lý của kỹ năng, kỹ năng có thể bao gồm các thành
phần như sau:
(1) Sự hiểu biết về kỹ năng và về mục đích hình thành kỹ năng

(2) Nắm vững cách thức thực hiện tương ứng với điều kiện, phương tiện
(3) Mức độ thành thục thực hiện hành động với sự giảm dần của kiểm soát ý
thức
* Cơ sở hình thành kỹ năng
Vấn đề hình thành kỹ năng được nhiều nhà tâm lý học trong và ngoài nước
quan tâm mỗi tác giả, mỗi trường phái có những ý kiến khác nhau song đều thống
nhất với nhau rằng kỹ năng được hình thành trong hoạt động. Kỹ năng được hình
thành và phát triển theo từng giai đoạn với các mức độ từ thấp tới cao. Mức độ thấp
là những kỹ năng nguyên phát – dạng kỹ năng đơn giản, tương ứng với những thao
tác của hành động nhất định. Mức độ cao là các kỹ năng thứ phát – là tập hợp của
nhiều yếu tố để tạo nên kỹ năng phức hợp, nâng cao.
Theo tác giả Vũ Dũng [9, Tr.400], cơ chế hình thành kỹ năng có nhiều pha,
nhiều giai đoạn, các pha, các giai đoạn thống nhất với nhau thành 3 giai đoạn chung:
- Giai đoạn 1: Người học lần đầu làm quen với vận động và lần đầu lĩnh hội
nó. Sự học vận động bắt đầu từ việc phát hiện các thành phần vận động – tập hợp các


24
thành tổ vận động, trình tự thực hiện và mối liên kết của chúng. Việc làm quen này
diễn ra trên cơ sở người học được xem trình diễn lại, thuật lại, giảng giải và quan sát
một cách trực quan quá trình thực hiện vận động. Pha tiếp theo của giai đoạn thứ nhất
đòi hỏi nhiều nỗ lực – người học phải lặp lại vận động nhiều lần để nắm được bức
tranh bên trọng của vận động. Đồng thời học bản mã hóa tín hiệu từ các mệnh lệnh.
Việc tích lũy “những từ điển chuyển mã” là một trong những sự kiện quan trọng nhất
của giai đoạn này. Cần phải lặp đi, lặp lại nhiều lần để người học có thể tìm được “
bảng mã” trong bất kỳ phương án nào của vận động, kể cả khi có sự lệch chuẩn.
- Giai đoạn 2: Giai đoạn tự động hóa vận động. Ở đây các thành phần chủ đạo
của vận động được giải phóng từng phần hoặc hoàn toàn khỏi sự quan tâm đến nó
thoát khỏi sự kiểm soát của ý thức và sự “ thoát khỏi” này có thể và cần sự trợ giúp.
- Giai đoạn 3: Trong giai đoạn cuối cùng đã diễn ra sự “ mài bóng” kỹ năng

nhờ quá trình ổn định hóa và tiêu chuẩn hóa. Trong quá trình ổn định hóa, kỹ năng
đạt được tính bền vững và không bị phá hủy trong bất kỳ tình huống nào. Còn trong
quá trình tiêu chuẩn hóa kỹ năng dần được định khuôn nhờ lặp đi lặp lại vận động
nhiều lần.
K.K.Platonov và G.G.Golubev đưa ra các giai đoạn phát triển kỹ năng với 5
giai đoạn bao gồm:
- Giai đoạn 1: Kỹ năng còn rất sơ đẳng khi chủ thể mới ý thức được mục
đích và tìm kiếm cách thức hành động dưới dạng “thử và sai”
- Giai đoạn 2: Kỹ năng đã có, nhưng chưa đầy đủ.
- Giai đoạn 3: Kỹ năng chung, song còn mang tính riêng lẻ.
- Giai đoạn 4: Kỹ năng ở trình độ cao, cá nhân sử dụng thành thạo các thao
tác kỹ thuật, cách thức thực hiện để đạt được mục đích.
- Giai đoạn 5: Kỹ năng tay nghề cao, khi cá nhân vừa thành thạo vừa sáng
tạo trong sử dụng các kỹ năng ở những điều kiện khác nhau [36].
Một số tác giả V.A.Cruchetxki, Phạm Minh Hạc, N.Đ.Levitôv, A.V.Petrovxki, Trần
Quốc Thành [51]… cho rằng, quá trình hình thành kỹ năng gồm 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Nhận thức đầy đủ về mục đích, cách thức và điều kiện hành động.
Giai đoạn 2: Quan sát và làm thử theo mẫu.
Giai đoạn 3: Luyện tập để tiến hành các hành động theo đúng yêu cầu nhằm
đạt được mục đích đặt ra.


25
Theo các tác giả này, việc nhận thức mục đích, cách thức và điều kiện hành
động cực kỳ quan trọng. Vì mục đích là kết quả hành động mà người ta dự kiến
trước khi bắt tay vào hành động. Trên cơ sở xác định mục đích hành động, người ta
sẽ lập kế hoạch và tìm các điều kiện, biện pháp phù hợp để đạt được mục đích. Như
vậy, đây chỉ là bước định hướng hành động. Nếu dừng lại ở bước này thì chưa có kỹ
năng, vì nó chỉ thể hiện mặt lý thuyết, tri thức về hành động, chứ chưa có mặt kỹ
thuật, thao tác thực tiễn của hành động để đạt mục đích đề ra.

Giai đoạn làm thử theo mẫu cũng không kém phần quan trọng. Ở giai đoạn
này con người một mặt thực hiện thao tác theo mẫu để hình thành kỹ năng, một mặt
con người đối chiếu với tri thức về hành động và điều chỉnh các thao tác, hành động
nhằm đạt được kết quả giảm bớt những sai sót trong quá trình hành động. Tùy theo
khả năng của từng người mà độ sai sót nhiều hay ít, giai đoạn làm thử dài hay ngắn.
Sau khi làm thử để nắm vững cách thức hành động, người ta phải tiến hành
luyện tập để hoàn thiện kỹ năng. Ở giai đoạn này các tri thức về hành động được
củng cố nhiều lần, cách thức hành động cũng được ôn luyện có hệ thống làm cho
người ta nắm chắc hành động hơn. Có thể nói, kỹ năng đã được hình thành. Tuy
nhiên, kỹ năng vẫn chưa ổn định. Nhiều khi, người ta có thể đạt được kết quả cần
thiết song vẫn còn những sai sót, vấp váp trong hành động. Kỹ năng thực sự ổn định
khi người ta hành động có kết quả trong những điều kiện khác nhau.
Việc luyện tập đạt kết quả cao hay thấp phụ thuộc vào nhiều yếu tố: điều
kiện luyện tập, tính hệ thống của nhiều quá trình luyện tập, đặc biệt là sự nỗ lực của
cá nhân.
Quan điểm trên đây đã chỉ ra những yêu cầu cần thiết của việc hình thành kỹ
năng hành động: nhận thức và triển khai nó trong thực tiễn và quy trình hình thành
kỹ năng đi từ hình thành nhận thức về mục đích, cách thức, điều kiện hành động tới
việc quan sát và làm thử, cuối cùng là luyện tập để tiến hành hành động theo đúng
yêu cầu nhằm đạt được mục đích đề ra [dẫn theo 45; Tr.18]
2.1.1.2. Tham vấn
* Khái niệm tham vấn
Tham vấn trong tiếng Anh là Counseling, được định nghĩa ở nhiều góc độ
khác nhau. Carl Rogers (1952) mô tả tham vấn như là quá trình NVCTXH hay trị
liệu sử dụng mối quan hệ tích cực để tạo nên môi trường an toàn giúp đối tượng


×