ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
**********
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Đề tài:
THỰC TRẠNG STRESS CỦA HỌC SINH LỚP 12 TRƯỜNG
THPT CỔ LOA – HÀ NỘI
Giảng viên hướng dẫn:TS. Lê Thái Hưng
Nhóm sinh viên thực hiện:
Lê Diệu Thùy
Nguyễn Thị Vân Anh
Ngô Thị Ngọc Mai
Nguyễn Thị Hậu
Lê Thị Hiệp
Hà Nội - 2016
LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian dài nghiên cứu, cố gắng để học tập và làm việc một
cách nghiêm túc, chúng tôi đã hoàn thành bài báo cáo khoa học này, chúng tôi
xin bày tỏ lòng biết ơn đến những người đã giúp đỡ, bên cạnh chúng tôi suốt
thời gian qua.
Đầu tiên, chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đối
với Ban giám hiệu nhà trường, các thầy cô và các em học sinh khối 12 của
trường THPT Cổ Loa – Hà Nội đã tạo điều kiện cho chúng tôi khảo sát nghiên
cứu tại trường. Và chúng tôi cũng xin chân thành cảm ơn thầy Lê Thái Hưng đã
nhiệt tình hướng dẫn chúng tôi hoàn thành bài báo cáo môn phương pháp nghiên
cứu khoa học này.
Trong quá trình khảo sát, cũng như là trong quá trình làm bài báo cáo
nghiên cứu khoa học, mặc dù chúng tôi đã rất cố gắng nhưng vẫn khó tránh khỏi
sai sót, rất mong các thầy, cô và các em học sinh bỏ qua. Đồng thời do trình độ
lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên bài báo cáo không thể
tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng
góp quý báu để chúng tôi tích lũy thêm được nhiều kinh nghiệm và có thể hoàn
thành tốt hơn ở bài báo cáo tốt nghiệp sắp tới.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong thời kì đất nước đổi mới và hội nhập với sự phát triển của toàn cầu,
Việt Nam từ một quốc gia có nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu trở thành một
nước có nền kinh tế công nghiệp và kinh tế tri thức phát triển hơn, sự hiện đại
hóa gắn liền với công nghiệp hóa nền sản xuất với công nghệ hiện đại có hàm
lượng trí thức rất cao đòi hỏi đất nước cần có những con người có năng lực thực
sự. Con người Việt Nam thế kỉ XXI đang từng bước phát huy năng lực, họ làm
việc và học tập một cách chủ động và có trách nhiệm với công việc của mình,
cuộc sống đòi hỏi mỗi cá nhân phải nỗ lực không ngừng để bắt kịp với sự phát
triển của thời đại, chính vì điều đó mà đời sống tâm lý của mỗi cá nhân cũng đa
dạng và phong phú để thích ứng với điều kiện môi trường luôn luôn biến đổi sôi
động. Tuy nhiên, bên cạnh những ảnh hưởng tích cực thì sự thay đổi của đời
sống xã hội dẫn đến việc gia tăng áp lực cho bản thân mỗi người, áp lực về gia
đình, công việc và các mối quan hệ khiến con người ta dễ rơi vào trạng thái
stress – một thực trạng rất phổ biến trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói
riêng trong giai đoạn hiện nay.
Thực trạng stress đang diễn ra hàng ngày và len lỏi vào đời sống của mọi
cá nhân, gia đình, nó không buông tha bất kì ai trong số chúng ta. Tình trạng
stress xuất hiện với cường độ nhiều và mạnh hơn khi chúng ta ở trong những
mốc sự kiện mang tính quyết định đối với bản thân mỗi người. Và chắc hẳn đối
với mỗi cá nhân đều nhận thấy được giai đoạn mang nhiều tính quyết định về sự
thay đổi đầu tiên trong cuộc đời chính là khi chúng ta học THPT, đặc biệt là năm
lớp 12. Trong năm học cuối cấp này, các bạn học sinh có rất nhiều những áp lực
về học tập, định hướng tương lai, cuộc sống và cả những vấn đề về gia đình, bạn
bè, áp lực từ bản thân, cha mẹ khiến các bạn dễ rơi vào tình trạng khủng hoảng
tinh thần. Hơn nữa, yêu cầu của đất nước đối với các bạn như chủ tịch Hồ Chí
Minh đã từng nói: “ Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc
Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc quốc năm
châu được hay không, đó chính là nhờ phần lớn ở công học tập của các em”.
Chúng ta thấy được những chủ nhân tương lai của đất nước không ai khác chính
là những thế hệ học sinh, sinh viên. Các bạn chính là những con người của sự
năng động, sáng tạo, linh hoạt và nhạy bén mà đất nước cần, và không ai khác,
các bạn sẽ nắm chiếc chìa khóa mở ra thời kì thịnh vượng và phát triển của đất
nước. Nhận thấy được nhiệm vụ và vai trò to lớn trong việc giáo dục những chủ
nhân tương lai của đất nước, Đảng và nhà nước coi giáo dục là quốc sách hàng
đầu của quốc gia, luôn có những phương hướng cải cách giáo dục phù hợp với
từng giai đoạn phát triển của đất nước. Tuy nhiên, trong đợt cải cách giáo dục
năm 2015 mà Đảng và nhà nước đưa ra về việc thay đổi cách thức thi đại học và
tốt nghiệp đã khiến không ít bạn học sinh thêm phần hoang mang và lo lắng, đặc
biệt là đối với các bạn học sinh lớp 12, vì các bạn chưa kịp thích ứng với những
thay đổi này từ đó tình trạng stress của các bạn ngày càng gia tăng.
Theo kết quả nghiên cứu của hai bác sĩ chuyên khoa Trần Phước Đoàn
(Tây Ninh) và ThS Thái Thanh Trúc (Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh)
có hơn 47% số học sinh được khảo sát nói rằng mình bị nhiều áp lực bởi việc
học hằng ngày; hơn 34% cho rằng có quá nhiều cạnh tranh trong lớp học; gần
60% trả lời có áp lực do nghĩ về tương lai và khoảng 32% than phiền về việc bị
phụ huynh quan tâm quá nhiều đến việc học tập, từ đó tạo ra áp lực cho các em.
Cũng theo kết quả nghiên cứu, khối lượng học tập là một gánh nặng đối với học
sinh, hơn 70% học sinh được khảo sát đều nhận định: có quá nhiều bài tập ở
trường, chưa kể số lượng bài tập được giao về nhà làm và các bài thi, kiểm tra.
Hơn 80% học sinh bày tỏ mối lo lắng về điểm số, bởi điểm số không như mong
đợi dễ làm cho cha mẹ các em thất vọng và bản thân các em cũng thấy lo sợ về
tương lai… Tất cả những hiện tượng nêu trên nếu kéo dài thì sẽ ảnh hưởng đến
sức khoẻ - không chỉ thể chất mà còn cả tinh thần của học sinh- những chủ nhân
tương lai của đất nước. Một nghiên cứu của các nhà tâm lý – giáo dục ĐHSP
Huế chỉ ra rằng có hơn 80% học sinh lớp 12 trường THPT chuyên quốc học Huế
đều ở mức độ từ “khá căng thẳng” đến “căng thẳng rất nhiều” vì những tác nhân
như khối lượng kiến thức cần tiếp thu lớn, lịch học dày đặc, nhiệm vụ học tập
quá nhiều, không có đủ thời gian để ôn tập và củng cố kiến thức đã học, các kỳ
thi và kiểm tra…
Vấn đề stress đã có nhiều nghiên cứu với các cách tiếp cận khác nhau trên
nhiều đối tượng khác nhau. Tuy nhiên việc nghiên cứu về căng thẳng ở học sinh
THPT thì chưa nhiều. Là những sinh viên sư phạm, chúng tôi trước đây đã từng
trải qua những giai đoạn căng thẳng nhất là khi là học sinh cuối cấp và xuất phát
từ việc muốn tìm hiểu những stress và khó khăn mà các bạn học sinh lớp 12 hiện
nay gặp phải trước những cải cách giáo dục mới, chúng tôi quyết định chọn
nghiên cứu đề tài “Thực trạng stress ở học sinh lớp 12 trường THPT Cổ Loa –
Hà Nội”.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng stress đang diễn ra ở học sinh lớp 12 trường THPT
Cổ Loa – Hà Nội và các giải pháp nhằm hạn chế và ngăn chặn tình trạng này.
Trên cơ sở phân tích về căng thẳng và các yếu tố liên quan đến căng thẳng ở học
sinh THPT, qua những lý thuyết về mối quan hệ giữa đánh giá cá nhân với mức
độ căng thẳng và cách ứng phó với căng thẳng, từ đó đề xuất biện pháp trợ giúp
cho học sinh một cách thích hợp nhằm giảm thiểu căng thẳng ở các em.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Khảo sát làm rõ được biểu hiện stress của học sinh trong trường.
Nghiên cứu lý luận về căng thẳng và hành vi ứng phó với căng thẳng
trong tâm lý học.
Phân tích trạng thái căng thẳng của học sinh THPT thông qua đánh giá
chủ quan của các em về các nguyên nhân dẫn đến căng thẳng, các sự kiện
gây căng thẳng, các biểu hiện và các cách ứng phó với căng thẳng của học
sinh THPT.
4. Câu hỏi nghiên cứu
Thực trạng stress ở học sinh lớp 12 trường THPT Cổ Loa – Hà Nội đang
diễn ra như thế nào?
5. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: stress của học sinh lớp 12.
Khách thể nghiên cứu: Học sinh lớp 12 trường THPT Cổ Loa – Hà Nội.
Phạm vi nghiên cứu: Thực trạng stress ở học sinh lớp 12 trường THPT Cổ
Loa – Hà Nội. Số lượng: 100 học sinh lớp 12.
6. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Sử dụng công cụ tìm kiếm google,
trang web của thư viện đại học quốc gia Hà Nội (),
trang (), các công trình nghiên cứu khoa học,
luận án, luận văn liên quan đến vấn đề này trên thư viện trường, văn
phòng khoa để phục vụ cho việc nghiên cứu.
Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, thang đo: tham khảo tài liệu, xây
dựng bảng hỏi nhằm điều tra về thực trạng stress của học sinh THPT và
các khắc phục.
Phương pháp phỏng vấn:Phỏng vấn trực tiếp học sinh được khảo sát.
Phương pháp thống kê: Sử dụng phần mềm SPSS để thống kê số liệu đã
khảo sát.
7. Kết cấu đề tài.
Bài báo cáo gồm những phần sau:
- Mở đầu
- Chương 1: Cơ sở lý luận
- Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu
- Chương 3: Kết quả nghiên cứu
- Kết luận và khuyến nghị
- Danh mục tài liệu tham khảo
- Phụ lục
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.
Lịch sử nghiên cứu stress.
1.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới.
Thuật ngữ “stress” lần đầu tiên được định đưa ra ở thế kỷ 14 để chỉ
những khó khăn, nghịch cảnh hoặc phiền não. Theo tiếng Latinh, stress có
nguồn gốc từ chữ “stringere” nghĩa là “kéo căng” [12]. Theo từ điển Anh – Việt,
stress là danh từ có ý nghĩa là “sự căng thẳng” [13]. Lần đầu tiên thuật ngữ
stress được sử dụng trong các ngành khoa học cơ bản mà mở đầu là cơ học vật
lí. Nhà vật lí học người Anh Robert Hooke sống ở thế kỉ 17 đã đưa ra định luật
đàn hồi Hooke để chỉ ra mối quan hệ tuyến tính giữa lực nén, giãn mà một lò xo
có thể chịu đựng với một độ cứng không đổi, nếu nằm trong khoảng giới hạn
đàn hồi lò xo có thể trở về hình dạng và trạng thái ban đầu, vượt quá giới hạn
đàn hồi này thì vật không thể trở lại trạng thái ban đầu được nữa [16]. Stress có
nhiều đặc điểm tương tự, giống với định luật đàn hồi. Lực đàn hồi hay stress tỉ
lệ thuận với độ biến dạng của lò xo hay mức độ stress mà người đó đang gặp
phải. Khi độ lớn lực hay mức độ stress tăng lên hay giảm xuống sẽ cho chúng ta
những kết quả khác nhau. Nếu lực đàn hồi hay mức độ stress vượt quá sức chịu
đựng của vật thì lúc này sẽ xảy ra những rối loạn làm thay đổi cấu trúc, ảnh
hưởng tiêu cực khiến vật sễ mất cân bằng và không thể trở lại như ban đầu được
nữa.
Năm 1914, Walter Cannon sử dụng thuật ngữ này trong sinh lí học để
chỉ các stress cảm xúc. Khi nghiên cứu về stress ông đã sử dụng phương pháp
nghiên cứu bằng thực nghiệm trên động vật có vú khi gặp những tình huống khó
khăn trong cuộc sống từ đó mô tả lại những biểu hiện, nguyên nhân, quá trình
phát sinh stress [17]. Hans Selye là người đã phát triển và hoàn thiện về khái
niệm stress trước đó của ông và Walter Cannon, khái niệm stress của ông nhanh
chóng trở thành một thuật ngữ thông dụng phổ biến và vẫn được sử dụng cho
đến ngày nay [19].
Stress xảy ra thường xuyên và phổ biến trong cuộc sống hàng ngày
như trong lao động, vui chơi, học tập... Vấn đề stress trong học tập của học sinh
được các nhà nghiên cứu đặc biệt chú ý. Nhiều tác giả nước ngoài đã nghiên cứu
vấn đề này. Trong nghiên cứu của nhóm tác giả Akbar Hussain, Ashutosh Kumar
và Abid Husain thuộc Đại học New Delhi Patna Ấn Độ đã lấy mẫu ngẫu nhiên
100 học sinh từ 2 trường khác nhau, 50 em học tại trường công lập và 50 em học
tại trường dân lập. Nghiên cứu chỉ ra những nguyên nhân gây lên stress trong
học tập phần lớn là do kì vọng quá cao của bố mẹ về kết quả học tập của con cái
đặc biệt là điểm số, bố mẹ không thường xuyên chú ý quan tâm đến con cái
trong học tập mà bố mẹ còn chính là nhân tố thúc đẩy sự căng thẳng. Mức độ
stress đặc biệt cao khi học tập tại các trường công lập: nếu như ở trường dân lập
điểm trung bình chỉ mức độ stress chỉ là 16,90 thì điểm trung bình về mức độ
stress của trường công lập là 22,40 [9].
Khi nghiên cứu ảnh hưởng của stress tới học tập của học sinh, Seema
Altaf và Hafsa Kausar đến từ đại học Hồi giáo quốc tế - Islamabad và Mussarat
Jabeen Khan Đại học GC - Lahore - đã tìm ra rằng stress ảnh hưởng rất nhiều tới
hiệu năng học tập của các em, stress tỉ lệ nghịch với thành tích học tập. Khi nhìn
từ góc độ giới tính họ nhận định rằng các học sinh nữ có mức độ stress cao hơn
rất nhiều so với các học sinh nam. Độ tuổi cũng ảnh hưởng rất nhiều đến mức độ
stress, học sinh nhỏ tuổi có mức độ stress lớn hơn so với học sinh lớn hơn [11].
Đối với các nước châu Á vấn đề học hành luôn được chú trọng, áp lực
từ học tập của học sinh nước làng giềng như Trung Quốc khá nghiêm trọng,
trong một cuộc khảo sát quốc gia do “Liên Đoàn Phụ Nữ Trung Quốc” tiến hành
năm 2008 trên 5040 thanh thiếu niên và 6552 bậc phụ huynh cho thấy có 49,1%
học sinh các trường trung học phổ thông ở Trung Quốc dành ít nhất 2 giờ mỗi
ngày cho bài tập về nhà mà giáo viên giao cho. Còn theo “Trung Tâm Dịch Vụ
Xã Hội Thanh Niên Trung Quốc” (2008) có 66,7% trẻ em và thanh thiếu niên
cho rằng sức ép từ học tập là stress lớn nhất trong cuộc đời của họ [10].
Stress đối với kì thi cũng là một vấn đề được đặc biệt quan tâm. Nghiên
cứu mới đây của trường UNWS Giáo Dục được thực hiện trên 722 học sinh lớp
12 ở một loạt cá trường tại Sydney với kì thi mã nguồn để đạt được giấy chứng
nhận học cao hơn cho thấy: 42% học sinh có triệu chứng lo âu cao. Trong tổng
số các nhóm được khảo sát, 16% học sinh có mức độ lo lắng đặc biệt nghiêm
trọng, 37% có mức độ stress trên mức trung bình. Mức độ lo lắng, căng thẳng
cao nhất là ở các học sinh nữ và còn cao hơn đối với các học sinh nữ có tài năng.
Nguyên nhân chính là do khối lượng học tập quá lớn (50%), kì vọng (26%) và
tầm quan trọng của kì thi (22%). Mức độ áp lực giữa các nhóm là tương đương
nhau nhưng sự căng thẳng và lo âu ở học sinh có năng khiếu thì lớn hơn nhiều.
Áp lực và kì vọng của các em thì đến từ đâu. Theo khảo sát thì học sinh tự nhận
mình là nguồn áp lực lớn nhất (44%), với gia đình là 35% còn với trường học và
giáo viên là 21% [20].
Stress trong học tập và stress với kì thi là một vấn đề luôn được các tác
giả nước ngoài quan tâm chú ý, từ đó thấy rằng việc học tập luôn đi kèm với
những áp lực, căng thẳng của học sinh. Các nghiên cứu của tác giả nước ngoài
thường tập chung chủ yếu làm sáng tỏ những nguyên nhân, ảnh hưởng từ góc độ
nhà trường, giới tính, lứa tuổi,... từ đó đưa ra phương hướng giải quyết vấn đề về
stress mà chưa có nhiều nghiên cứu đi sâu tìm hiểu thực trạng stress của học
sinh.
1.1.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam.
So với những nghiên cứu trên thế giới thì những nghiên cứu về stress ở Việt
Nam bắt đầu khá muộn vào khoảng nhưng năm 60 của thế kỉ 20, một trong
những tác giả đầu tiên nghiên cứu về stress ở Việt Nam là Tô Như Khuê, những
bài viết của ông thì chủ yếu viết về stress trong đời sống và lao động như
“Phòng chống trạng thái căng thẳng trong đời sống và lao động” (1976), “Đại
cương tâm sinh lí học lao động và tâm lí học kĩ thuật” (1995). Stress trong học
tập là một vấn đề nóng vẫn đang được nhiều các nhà khoa học và nhà tâm lí học
tham gia nghiên cứu. Trong tác phẩm “ Stress-một hiện tượng xã hội cần được
nghiên cứu” (1994) tác giả Mai Đức tìm hiểu khái niệm stress, tương quan về
stress và những biến đổi trong kinh tế - xã hội, chỉ ra một số hướng nghiên cứu
về stress [1]. Các tác giả Việt Nam thường xem xét stress trong học tập của học
sinh trung học phổ thông đến quá trình và kết quả học tập. Trong tạp chí tâm lí
học, số 12 (105), 12-2007 từ kết quả điều tra của mình, tác giả Phạm Thanh
Bình nhận thấy hầu hết các em học sinh trung học phổ thông đã có những nhận
thức nhất định về stress nhưng những nhận thức của các em vẫn chưa thật đầy
đủ nhất là những lợi ích và tác hại mà stress có thể gây ra đối với tâm lí và sức
khỏe của các em. Nghiên cứu trên được khảo sát trên 150 học sinh gồm 77 nam
và 73 nữ, cho thấy: có 60,01% học sinh nói rằng “Tùy theo mức độ mà stress có
thể gấy ra hững căn bệnh khác nhau”, còn 13,33% thì nói rằng “stress có thể gây
ra rối loạn nhịp sinh học trong cơ thể”, còn lại thì chưa có nhận thức gì về stress
“Stress không gây ra bệnh gì cho con người”. Thực trạng mức độ stress trong
học tập của các em biểu hiện ở mức độ thỉnh thưởng và thường xuyên, mức độ
này ở học sinh nam (1,72) cao hơn học sinh nữ (1,69). Phần lớn các em dành
hầu hết thời gian trong ngày cho hoạt động học tập, phân bổ thời gian cho các
môn học định hướng kì thi đại học [3].
Tác giả Lê Thị Thanh Thủy thực hiện nghiên cứu stress trong học tập cuối
cấp của 65 học sinh trường THPT Chuyên ngữ - Đại học Ngoại Ngữ ĐHQGHN và trường THPT Lê Quý Đôn trên ba khía cạnh: nguyên nhân, ảnh
hưởng và cách ứng phó. Trong nghiên cứu của mình tác giả đã nêu ra những con
số cho thấy mức độ stress của học sinh khối 12 lớn hơn rất nhiều so với học sinh
khối 11 và khối 10 bởi hai kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông và kì thi đại học,
cao đẳng. Có 32,3% các em ấy căng thẳng trước kì thi trung học phổ thông và
chọn trường, 44,6% các em có biểu hiện căng thẳng và còn lại thì ít căng thẳng.
Stress ảnh hưởng không nhỏ tới các em làm các em cảm thấy mệt mỏi và chán
học, bài viết đã nêu được 4 cách nhằm ứng phó với stress như: dùng chất kích
thích, chia sẻ với người khác, khẳng định lại bản thân, giải trí bằng xem phim,
nghe nhạc [4]...
Nhiều nghiên cứu về stress ở Việt Nam đã hướng tới các đối tượng là sinh
viên các trường cao đẳng, đại học.Năm 2013, luận án tiến sĩ của Đỗ Văn Đoạt
“Kĩ năng ứng phó với stress trong hoạt động học tập theo tín chỉ của sinh viên
Đại học Sư Phạm” [6]. Năm 2014, nghiên cứu của Phí Thị Hiếu và đồng tác giả
về “Mức độ stress trong hoạt động học tập của sinh viên trường Đại học Sư
Phạm-Đại học Thái Nguyên” trên tạp chí Khoa học và Công nghệ , số 4 (118)
[7].
Chúng ta thường xuyên nói nhiều đến vấn đề stress với kì thi, đặc biệt là
stress với các kì thi lớn như: kì thi THPT quốc gia hay kì thi Đại học. Vấn đề
stress của học sinh, sinh viên trước kì thi cũng được đi sâu tìm hiểu. Nghiên cứu
“Nguyên nhân stress của sinh viên Đại Học Quốc Gia Hà Nội” của tác giả
Nguyễn Hữu Thụ được thự hiện được thực hiện dưới sự tài trợ của Trung Tâm
Hỗ trợ Nghiên cứu Châu Á ĐHQGHN trong 1 năm, từ tháng 3/2008 đến tháng
3/2009. Nghiên cứu này được tiến hành trên 829 sinh viên các khóa K50, K51,
K52, K53 thuộc các trường thành viên của ĐHQGHN như: Đại học Khoa Học
Tự Nhiên, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, Đại học Kinh Tế, Đại học
Ngoại Ngữ và Khoa Luật. Nghiên cứu được tiến hành làm hai đợt, đợt 1 vào
tháng 5/2008 trên 425 sinh viên trước mùa thi, đợt 2 vào tháng 10/2008 trên 404
sinh viên vào đầu năm học. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng 79,01% sinh viên có
mức độ stress nhẹ, số sinh viên bị stress ở mức độ nhẹ là 3,02% và không bị
stress là 17,97%. Khi so sánh giữa hai đợt trước mùa thi và đầu năm học tác giả
thấy mức độ stress ở đợt 1 (82,42%) nhiều hơn đợt 2 (81,44%), mức độ stress
vừa cũng tăng lên là 3,22% so với 2,82%. Tác giả đã chỉ ra nguyên nhân gây ra
stress trước kì thi là do chương trình học trong năm quá nặng nề làm cho sinh
viên cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng, sự nghiêm túc của kì thi, áp lực thành tích,
kì vọng của gia đình [5].
Nói tóm lại, ta thấy các công trình đã ít nhiều xây dựng được cơ sở lí luận
và đưa ra được những số liệu thực tiễn. Tuy nhiên, mục đích nghiên cứu chỉ tập
trung chủ yếu đi sâu tìm ra nguyên nhân, ảnh hưởng, hướng giải quyết mà chưa
chú trọng vào việc tìm hiểu thực trạng stress trong học tập, nhất là đối với học
sinh lớp 12 trước kì thi trung học phổ thông trước ngưỡng cửa cuộc đời và tìm
hướng đi cho việc chọn trường đại học hay tìm kiếm việc làm sau này.
1.2.
Khái niệm stress
1.2.1.
Các khái niệm liên quan
Trong cuộc sống thường ngày chúng ta thường sử dụng thuật ngữ stress
rất nhiều để chỉ những căng thẳng, áp lực mà chúng ta gặp phải trong học tập,
công việc thường ngay, mối quan hệ với bạn bè người thân, vui chơi…Stress là
một khái niệm khó được rất nhiều nhà khoa học và nhà tâm lí học quan tâm và
cố gắng giải thích. Có rất nhiều định nghĩa về stress:
Hans Selye đã đưa ra định nghĩa như sau về stress: “Stress là nhịp sống
luôn có mặt ở bất kỳ thời điểm nào của sự tồn tại của chúng ta. Một tác động
bất kỳ tới một cơ quan nào đó đều gây stress. Stress không phải lúc nào cũng là
kết quả của sự tổn thương, ngược lại có hai loại stress khác nhau, đối lập nhau:
stress bình thường khỏe mạnh là Eustress, stress độc hại hay stress tiêu cực là
Dystress.” [2].
Nhìn từ góc độ sinh lí học và sinh học ta có thể định nghĩa stress như sau:
“Stress là một phản ứng của cơ thể sống đối với stressor (nghĩa là "căng thẳng
nguyên") như là điều kiện môi trường hay một kích thích tố (stimulus). Stress là
một phương thức mà cơ thể đáp ứng với các thách thức. Sau một sự kiện áp lực,
cách cơ thể đáp ứng với stress là thông qua sự kích hoạt hệ thần kinh giao cảm
dẫn đến đáp ứng căng thẳng cấp hay còn gọi là phản ứng đánh hay chạy” [12].
Theo từ điển tiếng Việt thì stress có nghĩa là “căng thẳng” là tính từ chỉ
tập trung sự chú ý ở mức độ cao trong suy nghĩ, trong công việc và có mâu
thuẫn phát triển cao, rất gay cấn, đang có nguy cơ bùng nổ [14].
Từ các khái niệm nêu trên, vậy stress trong học tập là gì?.
“Stress trong học tập là trạng thái tâm lý nảy sinh do áp lực từ chính bản
thân, sự kỳ vọng trong học tập từ phía cha mẹ, thầy cô, bạn bè và các thành viên
trong gia đình, hệ thống giáo dục. Stress trong học tập luôn tồn tại đồng thời
hai mặt. Một mặt nó củng cố, thúc đẩy, phát triển khả năng giải quyết vấn đề
trước những khó khăn thử thách trong học tập; mặt khác gây áp lực nên học
sinh làm các em cảm thấy mệt mỏi, chán nản, sợ hãi. Nếu hai mặt này không giữ
được trạng thái cân bằng có thể ảnh hưởng không tốt tới hoạt động học tập và
cuộc sống của học sinh.”.
Hoạt động chủ đạo của lứa tuổi học sinh THPT là “học tập gắn với
hướng nghiệp”, học tập đóng vai trò chủ đạo vì vậy các em dành hầu hết thời
gian trong ngày để học. Sự căng thẳng trong quá trình học tập giúp các em cải
thiện phần nào khả năng tập trung, chú ý nhiều hơn vào bài giảng từ đó các em
dễ dàng hồi tưởng lại và nắm bắt được kiến thức của môn học, tạo cho mình áp
lực học tập cho chính bản thân là động cơ thức đẩy, vượt qua những yêu cầu,
khó khăn mà thầy cô giáo đặt ra.
Chương trình học ở bậc trung học phổ thông thì có quá nhiều môn học, trên
lớp các em thường xuyên phải làm bài kiểm tra 15 phút và 1 tiết, về nhà lại
chuẩn bị bài mới và làm bài tập về nhà. Kiến thức học được trên lớp thì không
đủ, còn quá sơ sài, nhiều em phải đi học thêm và thuê gia sư về nhà dạy kèm.
Đối với học sinh lớp 12 thì tình trạng trên thường xuyên xảy ra nhưng với mức
độ cao hơn. Học sinh lớp 12 thì có quá ít thời gian trong khi lịch học thì dày đặc,
các em phải thường xuyên tích lũy kiến thức, học nhồi nhét thậm chí là học
thuộc lòng các cuốn sách giáo khoa và sách tham khảo để chuẩn bị cho kì thì
cuối kì, hơn thế nữa là cho kì thi THPT quốc gia. Các em trở thành “cái máy bị
nhồi nhét, bắt ghi nhớ hết mọi điều trong SGK nhà trường bắt tụi cháu phải vác
5 cuốn SGK dày cộm từ ngày này sang ngày khác (độ dày trung bình của SGK
là trên 200 trang, trong đó có những cuốn siêu dày, như Vật lý 12, dày đến 390
trang” [4].
Stress trong học tập là điều thường xảy ra đối với mỗi học sinh, nó ảnh
hưởng không nhỏ tới đời sống cũng như việc học tập của của các em. Stress đặc
biệt nghiêm trọng mỗi khi vào mùa thi, nhất là khi ôn luyện để kiểm tra giữa kì
hoặc cuối kì. Vậy stress với kì thi là gì.?
“Stress với kì thi là trạng thái tâm lí áp lực, căng thẳng trước mỗi kì thi.
Stress với kì thi thường xảy tra trước kì thi, đang trong kì thi hoặc ngay cả sau
khi đã thi xong. Stress với kì thi cũng có những biểu hiện, đặc điểm giống với
stress trong học tập nhưng ở mức độ cao hơn nhiều.”
Do kì thi cuối kì là kì thi quan trọng nhất, thường được tổ chức khi kết
thúc một môn học, thời gian ôn thi gấp rút, dày đặc, có lúc thi 2 đến 3 môn trong
cùng một ngày, thường thi trong vòng 1 hoặc 2 tuần là kết thúc, kiến thức thi cơ
bản, chủ yếu trong sách giáo khoa, số lượng môn thi nhiều, khối lượng kiến thức
lớn, đồ sộ, thường phải tổng hợp lại kiến thức từ đầu kì học đến khi kết thúc
môn học.
Chính những đặc điểm của kì thi cuối kì đã ảnh hưởng, tạo áp lực rất lớn
đối với các em, gây lên tình trạng stress trước mỗi đợt thi cử. Nhiều em ra sức
ôn thi, bài vở chất đống, thức trắng đêm cho việc học hành, lúc nào mình cũng ở
trong tình trạng mệt mỏi, uể oải. Khi ngồi vào bàn học dù đã rất cố gắng nhưng
vẫn không thể tập trung được, đầu óc luôn căng thẳng, nhanh quên. Việc ôn
luyện vì thế mà cũng bị ảnh hưởng nhiều.
Áp lực của kì thi thường rất lớn, các em chia sẻ rằng: "Em đang đối mặt
với một môn thi rất quan trọng tại trường và em không biết liệu mình có làm bài
tốt không. Em không biết mình đã học đúng tài liệu hay chưa? Em rất lo lắng.
Có quá nhiều nội dung phải học thuộc và chắc chắn em không thể học hết được.
Điều gì sẽ xảy ra nếu đề thi hỏi đến phần kiến thức mà em chưa học? Điều gì sẽ
xảy ra nếu em bị thiếu thời gian làm bài, hay bỗng nhiên em quên hết mọi thứ?
Em sẽ ra sao nếu phải thi lại môn này? Gia đình sẽ thất vọng về em. Nghĩ đến
tất cả những điều đó em muốn nổ tung.” [4].
1.2.2. Các tác nhân gây stress
Có thể chia tác nhân gây stress làm hai nhóm chính:
Nguyên nhân bên ngoài: Công việc, các vấn đề rắc rối, trong quan hệ cá
nhân, tài chính, những thay đổi chính trong cuộc sống, gia đình, con cái.
Nguyên nhân bên trong (chủ quan) thường gặp ở những người cầu toàn,
thiếu quyết đoán, hay có những kỳ vọng, kém thực tế khi không đạt được
mục tiêu dễ gây stress...
1.2.3. Phân loại stress
Stress có hai loại là: stress cấp tính và stress mãn tính.
Cần phân biệt stress mãn tính với trạng thái stress cấp tính. Trong khi
stress cấp tính thuộc về hoạt động nghề nghiệp (ví dụ khi phải nộp một báo cáo
khẩn cấp) thì stress mãn tính xảy ra khi các căng thẳng kết hợp với nhau (ví dụ
trạng thái mất cân bằng giữa đòi hỏi về tâm lý của chức vụ với giới hạn thao tác
mà cá nhân vốn có để làm công việc của mình).
Stress cấp tính là một hệ thống bảo vệ cơ thể, nó là điều cốt tử; stress mãn
tính thì lại không nhất thiết phải nặng, nhưng có tính lặp lại trong một thời kỳ
dài. Các hormon của stress (các catécholamin, trong đó có épinephrine tức
adrénaline) gây những hiệu quả tiêu cực khi tim chịu hàm lượng cao các chất
này trong thời gian dài. Stress có thể làm tăng mức đòi hỏi oxy trong cơ thể, một
sự co thắt động mạch tim (động mạch vành và rối loạn nhịp tim bởi hệ thống
dẫn máu của tim bị bất ổn định về mặt điện).
Stress mãn tính làm tăng tần số nhịp tim và huyết áp nên tim gặp khó
khăn khi tạo ra lưu thông máu để nuôi cơ thể. Sự tăng lâu dài huyết áp cũng
được nhận thấy cùng với hiện tượng cao huyết áp (không phải do stress), đều có
hại cho sức khoẻ và có thể gây nhồi máu cơ tim (cơn đau tim), rối loạn nhịp tim
và tai biến mạch máu não.
1.2.4. Phân chia các giai đoạn của stress
Theo bác sĩ chuyên khoa nội tiết người Canada, gốc Áo - Hans Selye
(1907 – 1982), phản ứng stress hay hội chứng thích nghi tổng quát (GAS general adaptation syndrome) được chia thành ba giai đoạn [18] :
* Giai đoạn báo động: là giai đoạn biểu hiện bằng những biến đổi đặc
trưng của chủ thể khi tiếp xúc với các yếu tố gây stress, chẳng hạn như các hoạt
động tâm lý được kích thích, đặc biệt là quá trình tập trung chú ý, quá trình ghi
nhớ và tư duy; những phản ứng chức năng sinh lý của cơ thể như tăng huyết áp,
tăng nhịp tim, nhịp thở và sự hoạt động của của cơ bắp. Giai đoạn này có thể
diễn ra rất nhanh hoặc kéo dài vài giờ , vài ngày.Chủ thể bị tác động có thể chết
trong giai đoạn này nếu yếu tố gây stress quá mạnh. Nếu chủ thể tồn tại được thì
phản
ứng
chuyển
sang
giai
đoạn
thứ
hai.
* Giai đoạn thích nghi: hay còn được gọi dưới tên gọi khác là giai đoạn
chống đỡ. Trong giai này, mọi cơ chế thích ứng được động viên để cơ thể chống
đỡ và điều hòa các rối loạn. Sức đề kháng của cơ thể tăng lên, con người có thể
làm chủ được tình huống stress, lặp lại các trạng thái cân bằng nội môi và tạo ra
sự cân bằng mới với môi trường. Trong một tình huống stress bình thường, chủ
thể đáp ứng lại bằng giai đoạn báo động và giai đoạn chống đỡ. Nếu giai đoạn
chống đỡ tiến triển tốt thì các chức năng tâm lý, sinh lý của cơ thể được phục
hồi. Nếu khả năng thích ứng của cơ thể mất dần thì quá trình phục hồi không
xảy ra và cơ thể chuyển sang giai đoạn cuối cùng là giai đoạn kiệt quệ.
* Giai đoạn kiệt quệ: lúc này, phản ứng stress trở thành bệnh lý khi tình
huống stress hoặc bất ngờ hoặc quá dữ dội, hoặc ngược lại, quen thuộc nhưng
lặp đi lặp lại, vượt quá khả năng dàn xếp của chủ thể. Ở giai đoạn này các biến
đổi tâm lý, sinh lý của giai đoạn báo động xuất hiện trở lại, hoặc là cấp tính và
tạm thời, hoặc là nhẹ nhàng hơn và kéo dài. Tất cả các nguồn lực của cơ thể cuối
cùng cũng đã bị cạn kiệt và cơ thể không thể duy trì chức năng bình thường. Các
triệu chứng ban đầu có thể xuất hiện trở lại (tim đập nhanh, ra mồ hôi, thở
nhanh). Giai đoạn này nếu kéo dài có thể dẫn đến tình trạng hệ thống miễn dịch
của cơ thể không làm việc được nữa và các chức năng của cơ thể trở nên suy yếu
dần. Tình trạng stress kéo dài sẽ gây nên các vấn đề về tim mạch, rối loạn hệ
tiêu hóa, tiểu đường trầm cảm và các bệnh tâm thần khác.
1.2.5. Các nguyên nhân dẫn đến stress.
1.2.5.1. Nguyên nhân khách quan
Các nhà khoa học cho rằng stress tích tụ và diễn biến trong một khoảng thời
gian dài, nguyên nhân dẫn tới stress không chỉ là những yếu tố tác động từ bên
ngoài mà còn nội tại bên trong mỗi cá nhân. Cùng một sự việc nhưng tác động
đến những cá thể khác nhau thì sẽ gây ra những mức độ stress khác nhau tùy
theo nhận định của mỗi cá nhân. Chẳng hạn như khi các em đặt ra một yêu cầu
và mục tiêu nào đó quá sức với năng lực bản thân và khi không đạt được mục
tiêu ấy, các em dễ bị rơi vào cảm giác chán nản, thất vọng , tự ti về bản thân
mình, các em có xu hướng tự dày vò, trách móc bản thân mình, tâm trạng luôn
bực bội và có thể nghĩ tới cái chết. Có rất nhiều trường hợp đau lòng khi các em
tự hủy hoại cuộc đời mình chỉ vì không thi đỗ đại học [15] .
1. 2.5.2. Nguyên nhân từ gia đình
Về phía gia đình việc chú trọng vào kinh tế, nhịp sống hối hả đã cuốn các
bậc phụ huynh vào vong xoáy của công việc và bè bạn. Những lo toan công việc
khiến họ không có đủ thời gian để quan tâm, chăm sóc con cái. Khá nhiềubậc
phụ huynh chưa thực sự hiểu: con mình muốn gì, cần gì từ cha mẹ. Nghĩ rằng
con mình chỉ cần có vật chất đầy đủ là được nên nhiều gia đình để cho con quá
thoải mái về kinh tế và hành động. Cũng có nhiều trường hợp gia đình khá giả
sợ con hư, dễ mắc vào các tệ nạn xã hội nên đã bắt các em chỉ ở nhà... Tất cả
những điều trên đều tác động trực tiếp tới đời sống của các em. Nó ảnh hưởng
tới đời sống tâm lý, tinh thần vì lứa tuổi này rất cần sự tiếp xúc giao lưu tích cực
để bổ sung và hoàn thiện nhân cách. Đặc biệt với các em học sinh lớp 12, với
quan niệm “đại học là cánh cửa duy nhất bước vào đời”, nhiều bậc cha mẹ chỉ
chăm chú đầu tư cho con cái hết học chính đến học thêm để vượt qua các kỳ thi,
mà quên chia sẻ và hỗ trợ các em vượt qua những khó khăn tâm lý trong học tập
và hướng nghiệp.Có nhiều nguyên nhân dẫn đến trạng thái buồn phiền của học
sinh, trong đó có những nguyên nhân quan trọng như mất người thân, cha mẹ
thất nghiệp hoặc ly hôn.
1.2.5.3. Nguyên nhân từ nhà trường.
Mặc dù trong thời gian gần đây vấn đề tâm lý của học sinh được quan tâm
và lưu ý nhiều hơn. Tuy nhiên nó chưa thực sự phổ biến nhiều trong các trường
học. Những cơ hội trao đổi về tâm lý giữa các em học sinh với thầy cô và cha
mẹ không nhiều. Kèm thêm đó, thời gian học tập của năm học cuối cấp là quá
nhiều và căng thẳng. Các em vừa phải lo học chính, học phụ đạo, học thêm...
Nên không còn nhiều quỹ thời gian cho các hoạt động tập thể và giải trí. Sự
hoang mang vì không được thổ lộ và tìm kiếm nguồn hỗ trợ tâm lý, cộng với
nhiệm vụ học tập nặng nề và những yêu cầu quá sức từ gia đình và nhà trường
đã tạo nên áp lực tâm lý rất lớn đối với học sinh.
Hiện nay hiện tượng bạo lực học đường ở các trường trung học phổ thông
xảy ra thường xuyên, chỉ vì một lý do không đâu nhưng cũng bị đánh tới nhập
viện, nhiều học sinh đến trường mang theo cảm giác lo lắng, không an toàn
trong chính ngôi nhà thứ hai này... tâm lý của các em cũng bị ảnh hưởng không
nhỏ.
1. 2.5.4. Nguyên nhân từ xã hội.
Xã hội phát triển kéo theo đó là nền kinh tế phát triển, cùng với sự ảnh
hưởng của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, với những ứng dụng hiện
đại của công nhệ thông tin đã ảnh hưởng đặc biệt đến thế hệ trẻ, làm thay đổi
cách thức sinh hoạt, làm việc, tư duy, giao tiếp…
Theo tiến sĩ GS Mark Bauerlein (Mỹ) khi càng sử dụng internet thì người ta
càng lơ là với những gì diễn ra xung quanh mình, đặc biệt hiện nay khi mạng xã
hội xuất hiện ngày càng phổ biến, giới trẻ được tự do, thỏa sức thể hiện mình
nhưng khi tự giam mình quá lâu trong thế giới ảo, một bộ phận học sinh sẽ có
lối sống bất thường và dẫn tới trầm cảm.
Kinh tế phát triển cũng kéo theo các tệ nạn xã hội cũng theo đó mà xuất
hiện ngày càng nhiều. Mặt trái của cơ chế thị trường đã tác động tiêu cực tới
nhận thức của các em dẫn tới lối sống ích kỷ, buông thả, đua đòi, thích hưởng
thụ tạo ra những hiện tượng lệch lạc trong suy nghĩ và hành động của các em.
Một số lượng không nhỏ các bạn học sinh dù đang trên ghế nhà trường THPT
cũng dễ sa ngã vào các tệ nạn mà không lường trước được hậu quả.
1.2.5.5. Quan hệ xã hội
a) Quan hệ với bạn bè
Học sinh trung học phổ thông là lứa tuổi khá nhạy cảm, nhu cầu giao tiếp
cao vì thế mối quan hệ bạn bè với các em là rất quan trọng, bạn bè là nơi chia sẻ
những niềm vui,những nỗi buồn và cùng giúp nhau vươn lên trong học tập.
Nhưng đôi khi, trong quan hệ bạn bè lại nảy sinh những ghen ghét, đố kị,
xích mích với nhau, bất đồng ý kiến rồi dẫn đến tranh cãi... hoặc bị bạn hiểu
nhầm, bị các bạn tẩy chay… Đây cũng là những yếu tố dẫn đến căng thẳng tâm
lý ở các em.
b)Trong quan hệ với thầy cô
Giáo viên quá nghiêm khắc, tạo nhiều áp lực cho các em, hoặc cư xử một
cách thiên vị, giáo viên chưa hoàn thiện nhân cách, ứng xử thiếu tính sư phạm…
với các học sinh trong lớp cũng có thể làm cho các em bị căng thẳng.
1.2.5.6. Một số nguyên nhân khác
Ngoài những nguyên nhân trên thì các vấn đề về sức khỏe, bệnh tật, hoàn
cảnh gia đình, các mối quan hệ xã hội khác và cả tình yêu tuổi học trò… cũng có
thể là nguyên nhân gây ra sự căng thẳng , mệt mỏi ở các em...
Trong cuộc sống ta cần đến stress nguồn động lực thúc đẩy: vận động viên,
nghệ sĩ không thể thành công nếu không có sự lo lắng, tích cực trong học tập,
tích cực trong tập luyện. Stress vừa phải trong học tập, thi cử giúp chúng ta làm
việc và học tập tốt hơn...
Khi nhắc đến stress, mỗi chúng ta thường cho rằng nó tiêu cực. Nhưng bạn
không biết rằng chính stress sẽ giúp chúng ta sáng tạo hơn. Chính những lo lắng,
áp lực vừa phải sẽ giúp chúng ta đưa ra những ý tưởng sáng tạo mới cho công
việc, cho cuộc sống hàng ngày của chúng ta.
Stress giúp chúng ta phát triển hơn. Stress và lo âu ở mức độ vừa phải có thể
giúp chúng ta tăng thêm năng lượng, giúp chúng ta tập trung hơn và có động lực
để phấn đấu. Không có nó, bạn thường không nỗ lực hết mình và thường mắc
phải những sai phạm không đáng có. Sự thoải mái quá mức trong công việc sẽ
khiến bạn chủ quan, không động não, điều đó khiến bạn khó có thể thăng tiến
trong công việc. Tuy nhiên nếu có quá nhiều căng thẳng sẽ làm giảm hiệu suất
công việc, không mang lại kết quả cao cho bạn đôi khi có thể là làm bạn thất bại
[15].
Tiểu kết
Ở chương 1, sau khi chúng tôi nghiên cứu về cơ sở lý luận của đề tài này. Cụ
thể đó là những tổng quan nghiên cứu, các khái niệm stress và các nguyên nhân
dẫn đến stress. Chúng tôi nhận thấy các em học sinh lớp 12 nói chung đều rất dễ
gặp stress trong học tập. Các em phải đối mặt với rất nhiều kỳ thi quan trọng và
áp lực cực kỳ cao. Ở cả trong nước và nước ngoài cũng đã có rất nhiều đề tài đề
cập đến vấn đề này. Nhưng nó mới dừng lại ở mức độ hời hợt, chưa thực sự đi
sâu vào nghiên cứu thực trạng dẫn đến stress trong học tập của học sinh lớp 12
và nguyên nhân, giải pháp của vấn đề này. Stress có rất nhiều cách định nghĩa và
khái niệm khác nhau, nhưng đầy đủ và chính xác nhất phải kể đến định nghĩa
sau: “Stress trong học tập là trạng thái tâm lý nảy sinh do áp lực từ chính bản
thân, sự kỳ vọng trong học tập từ phía cha mẹ, thầy cô, bạn bè và các thành viên
trong gia đình, hệ thống giáo dục. Stress trong học tập luôn tồn tại đồng thời hai
mặt. Một mặt nó củng cố, thúc đẩy, phát triển khả năng giải quyết vấn đề trước
những khó khăn thử thách trong học tập; mặt khác gây áp lực nên học sinh làm
các em cảm thấy mệt mỏi, chán nản, sợ hãi”. Nguyên nhân gây ra thực trạng
stress này ở các em học sinh lớp 12 chính là từ gia đình, nhà trường, xã hội và
các quan hệ xã hội,…
CHƯƠNG 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu
2.1. Phương pháp nghiên cứu
2.1.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Chúng tôi sử dụng công cụ tìm kiếm google, trang web của thư viện đại học
quốc gia Hà Nội (), trang () với
các từ khóa như: stress, high school student,… các công trình nghiên cứu khoa
học, luận án, luận văn liên quan đến vấn đề này trên thư viện trường, văn phòng
khoa để phục vụ cho việc nghiên cứu.
Chúng tôi sử dụng các tài liệu là sách giáo trình Tâm lý học đại cương, Tâm
lý học phát triển, các bài báo khoa học, khóa luận, luận văn, luận án,…
Từ sách giáo trình, các tài liệu chuyên ngành, luận văn, luận án,.. chúng tôi
thu thập được khái niệm cần có của đề tài nghiên cứu: khái niệm stress, biểu
hiện, mức độ, phân loại stress, ngoài ra còn tìm hiểu thêm về đặc điểm của
khách thể nghiên cứu. Từ các bài báo trên tạp chí tâm lý, các công trình nghiên
cứu về tâm lý, các bài báo, thông tin từ các phương tiện truyền thông đại chúng,
chúng tôi thu thập được luận cứ, dẫn chứng cho vấn đề đặt ra trong đề tài.
Thông qua các hoạt động của học sinh lớp 12 trường THPT Cổ Loa, chúng
tôi có thể xác định các nguồn gây căng thẳng đối với lứa tuổi này, cách nhìn
nhận của các em về các nguồn gây căng thẳng. Bên cạnh đó, sự tương tác hỗ trợ
của các nguồn xã hội khác nhau như gia đình, bạn bè, thầy cô giáo cho thấy mức
độ căng thẳng cũng như cách ứng phó của các em đối với căng thẳng.
2.1.2. Phương pháp điều tra bảng hỏi
Sử dụng bảng hỏi về thực trạng stress trong học tập, đưa ra 5 câu hỏi để
khảo sát mức độ stress theo các lĩnh vực, cảm nghĩ về kì thi đại học sắp tới và
các biểu hiện về mặt cơ thể, cảm xúc, hành vi và trí tuệ của các em. Câu trả lời
với 5 lựa chọn là “không bao giờ”, “ gần như không bao giờ”, “đôi khi”,
“thường xuyên” và “ rất thường xuyên”.
2.1.3. Phương pháp xử lý số liệu bằng xác suất thống kê
Từ số liệu thực tế thu được, chúng tôi tiến hành tổng hợp, phân tích kết
quả thông qua phần mềm SPSS.
Với số liệu thu được từ bảng hỏi, chúng tôi tính tỉ lệ phần trăm các mức
độ stress trên các lĩnh vực khác nhau, và biển hiện đặc trưng về hành vi, cảm
xúc, trí tuệ và cơ thể… từ đó đưa ra kết luận cụ thể.
2.1.4. Phương pháp phỏng vấn trực tiếp
Đưa ra một số câu hỏi để phỏng vấn trực tiếp học sinh khảo sát, từ đó đưa
ra các nhận xét chung để đánh giá mức độ stress.
2.2. Tổ chức nghiên cứu.
2.2.1. Một số đặc điểm về khách thể nghiên cứu.
Trong trường THPT, nhất là học sinh lớp 12, những khó khăn, rào cản tâm
lý không chỉ liên quan đến việc học sinh lĩnh hội lượng tri thức lớn hơn, khó hơn
mà còn liên quan đến cách học, cách áp dụng các tri thức đó còn có những khó
khăn, rào cản tâm lý khác, làm ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng học tập của
học sinh như các vấn đề hoàn cảnh gia đình, môi trường sống, bạn bè, bản thân
cá nhân học sinh... những yếu tố này nếu tồn tại độc lập nó sẽ không có ý nghĩa
những khi chúng gộp lại, liên kết với những yếu tố khác sẽ tạo ra những bất lợi
làm cho học sinh gặp khó khăn trong học tập.
Khó khăn, rào cản tâm lý thường xảy ra đối với học sinh lớp 12 là các em
phải chịu một sức ép lớn, phải thực hiện những công việc căng thẳng, đòi hỏi
những nỗ lực, cố gắng nhiều hơn. Thậm chí có em không học được cách thích
ứng xử dẫn đến kết quả học tập bị giảm sút rõ ràng.
Các em học sinh lớp 12 gặp khó khăn về cảm xúc trí tuệ ở mức cao nhất.
Sự “ mệt trí”, “sức ép” và sự “thất vọng khi không đạt được mục tiêu” là ba cảm
nhận thường xuyên của học sinh. Về mặt nhận thức, học sinh gặp khó khăn
trong khả năng tiếp thu bài vở, xác định động cơ học tập và tự đánh giá bản
thân. Khó khăn trong hành vi thể hiện chủ yếu qua cách học “nước đến chân
mới nhảy”, “làm việc riêng” và “không tuân theo kế hoạch”.
Theo chuyên viên tư vấn tâm lý học đường Lý Thảo cho hay với cường
độ học tập khá cao, khối lượng công việc được giao vượt quá khả năng thực
hiện, các em không có thời gian cần thiết để phục hồi sức làm việc sau một ngày
học và sự mệt mỏi thể chất cũng ảnh hưởng đến các quá trình nhận thức, cảm
xúc và ý chí. Khó khăn về cảm xúc và trí tuệ được đánh giá ở mức độ cao nhất:
Môi trường học tập căng thẳng trong đó: lịch học quá nhiều, áp lực do
các môn học trên lớp, việc học thêm, chương trình học nặng so với khả
năng học tập của các em...
Có nhiều kỳ thi quan trọng mà các em cần phải trải qua, đặc biệt là kỳ thi
tốt nghiệp và kỳ thi đại học sắp tới.
Đặc điểm nổi bật nhất ở học sinh lớp 12 là sự thay đổi cả về thể chất lẫn
tâm lý, lứa tuổi, các em đang ở độ tuổi chuyển từ sống lệ thuộc vào gia đình
sang sống độc lập về ý thức, nhận thức, lý tưởng sống. Và các em đang ở giai
đoạn cần có những quyết định có tính chất bước ngoặt trong cuộc đời. Nếu
không được chẩn bị về thể chất, tâm lý, kiến thức,... một cách đầy đủ sẽ khiến
các em vấp phải nhiều khó khăn, rào cản, dẫn đến những cú sốc về tâm lý, đời
sống tinh thần của các em bị ảnh hưởng. Những điều này làm cho các em có
những thái độ, hành vi bất thường, tiêu cự mà người lớn khó hiểu.
Nhìn chung, học sinh lớp 12 hiện nay thường phát triển khá đầy đủ về thể
chất. Nhưng khi bước sang tuổi thanh niên, cùng với sự biến đổi sâu sắc về thể
chất các em cũng phải trải qua những biến đổi sâu sắc về tâm lý. Chính vì thế
mà ở lứa tuổi này, các em thường có những biểu hiện khác lạ, nhiều khi là
những hành động không tốt có thể gây ra hậu quả xấu...
Về phía gia đình, nền kinh tế công nghiệp và dịch vụ phát triển, nhịp sống
hối hả đã cuốn các bậc phụ huynh vào vòng xoáy của công việc và bạn bè.
Những lo toan công việc khiến họ không có đủ thời gian để quan tâm, chăm sóc
con cái. Khá nhiều bậc phụ huynh chưa thực sự hiểu con mình muốn gì, cần gì
từ cha mẹ. Họ nghĩ rằng con mình chỉ cần có vật chất đầy đủ là được.Vì thế,
nhiều gia đình để cho các em quá thoải mái về kinh tế và hành động. Cũng có
nhiều trường hợp gia đình khá giả sợ con hư, dễ mặc vào các tệ nạn xã hội nên
bắt các em chỉ ở nhà... Tất cả những tác động trên đều tác động trực tiếp tới đời
sống của các em. Nó ảnh hưởng tới đời sống tâm lý, tinh thần vì lứa tuổi này rất
cần sự tiếp xúc giao lưu tích cực để bổ sung và hoàn thiện nhân cách. Đặc biệt
với các em học sinh lớp 12, với quan niệm “đại học chính là cánh cửa duy nhất
bước vào đời”, nhiều bậc phụ huynh chỉ chăm chú đầu tư cho con cái hết học