Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

vai trò của văn hóa công sở trong tổ chức và hoạt động của cơ quan nhà nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 19 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................................2
NỘI DUNG....................................................................................................................2
I.Những khái niệm cơ bản.............................................................................................................. 2
II.Vai trò của văn hóa công sở trong tổ chức và hoạt động của cơ quan nhà nước........................3
III.Vai trò của văn hóa công sở trên cái nhìn thực tế tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà
nước và một số kiến nghị hoàn thiện..............................................................................................6

LỜI KẾT........................................................................................................................8
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................9


LỜI MỞ ĐẦU
Trong đời sống xã hội, con người bị ảnh hưởng bởi nền văn hóa trong đó họ
sống, nó bao gồm những giá trị, niềm tin, thái độ và những hành vi mong đợi. Cũng
như xã hội, ở phạm vi hẹp hơn, trong công sở cũng có một nét văn hóa riêng gọi là văn
hóa công sở, đó là một yếu tố rất quan trọng mà nhà quản lý cần xây dựng và duy trì
để xây dựng một công sở hoạt động hiệu quả, ổn định và bền vững. Văn hóa công sở
hiện nay có vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt, nó ảnh hưởng trực tiếp đến
chất lượng, hiệu quả khi xử lý và giải quyết mọi công việc, xây dựng lề lối làm việc
khoa học của đội ngũ cán bộ, công chức nhằm góp phần vào quá trình cải cách hành
chính mà Nghị quyết Trung ương 5 (khoá X) của Đảng đã đề ra.
Với những lí do trên, đề tài dưới đây xin được nghiên cứu về nội dung: “Vai trò
của văn hóa công sở trong tổ chức và hoạt động của cơ quan nhà nước”.
NỘI DUNG
I. Những khái niệm cơ bản.
1.
Văn hoá là toàn bộ những hoat động sáng tạo và giá trị của nhân dân một nước,
một dân tộc về mặt sản xuất vật chất và tinh thần trong sự nghiệp dựng nước và giữ
nước. Văn hoá là tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc khác, từ những
sản phẩm tinh vi hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng, phong tục tập quán, lối sống và lao


động.
Văn hoá là một hoạt động nhằm phát huy những nhu cầu và năng lực bản chất
của con người, vươn tới cái chân, thiện, mỹ; là hoạt động nhằm tạo ra những giá trị,
chuẩn mực xã hội; là cái nôi nuôi dưỡng nhân cách của con người. Với ý nghĩa đó, văn
hoá có mặt ở mọi hoạt động sản xuất vật chất cũng như sản xuất tinh thần của con
người, trong mọi quan hệ ứng xử xã hội hay thái độ đối với thiên nhiên.
2.
Công sở là một tổ chức thực hiện cơ chế điều hành, kiểm soát công việc hành
chính, là nơi soạn thảo và xử lí các văn bản để thực hiện công vụ, đảm bảo thông tin
cho hoạt động của bộ máy quản lí nhà nước, nơi phối hợp hoạt động thực hiện một
nhiệm vụ được nhà nước giao. Là nơi tiếp nhận đề nghị, yêu cầu, khiếu nại của nhân
dân. (1)
3.
Văn hoá công sở là sự pha trộn của văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần. Xuất
phát từ đặc điểm của công sở là trụ sở công mà ở đó có tổ chức (cơ cấu, đội ngũ cán
bộ, công chức); có cơ sở vật chất (nhà cửa, phòng làm việc v.v..) cho thấy văn hoá
công sở rộng hơn, bao trùm lên cả văn hoá tổ chức. Văn hóa công sở là một hệ thống

1()

Học viện hành chính, Giáo trình Kĩ thuật tổ chức công sở, Nxb. Khoa học kĩ thuật, Hà nội – 2012, tr6.

2


giá trị hình thành trong quá trình hoạt động của công sở, tạo nên niềm tin giá trị về thái
độ của các nhân viên làm việc trong công sở.
II. Vai trò của văn hóa công sở trong tổ chức và hoạt động của cơ quan nhà nước.
Văn hóa là hệ thống giá trị toàn diện, ở đó nó được cấu thành và hòa đồng bởi
những giá trị của truyền thống và giá trị hiện đại; trình độ học vấn và trình độ văn

minh; giá trị của chân, thiện, mỹ. Văn hóa công sở biểu hiện sức mạnh tiềm tàng và
vai trò quan trọng trong hoạt động công sở dưới các khía cạnh sau: (2)
Một là, văn hóa thể hiện giá trị truyền thống kết nối với giá trị hiện đại và hệ
giá trị đặc trưng riêng của hoạt động công sở.
Ở các quốc gia phát triển trên thế giới, các thành viên công sở đều ý thức rất rõ
họ đang làm việc vì ai, vì cái gì và làm sao để đạt hiệu quả làm việc cao. Phần lớn họ
có ý thức văn hoá dân tộc rất cao, có nhận thức cao trong sự phát triển đất nước, ý
thức về danh dự của nhà nước, về truyền thống của cơ quan công sở, nơi đang làm
việc và cống hiến; hơn nữa lương tâm và danh dự, ý thức về sự tồn tại khiến họ ý thức
được văn hoá là động lực phát triển của mọi hoạt động trong các công sở hiện nay.
Yếu tố dân tộc, hiện đại và hệ giá trị này thấm nhuần trong mỗi thành viên công
sở, được chắt lọc, kế thừa và phát triển, phát huy theo quá trình đi lên của công sở,
được vật chất hoá trong các cấu trúc thiết chế hành chính và công nghệ hành chính.
Đổi mới hoạt động công sở là một thành tựu văn hoá. Thành tựu này giúp cho việc
hiện đại hoá nền hành chính nhà nước Việt Nam, giúp cho các cơ quan, công sở nhà
nước Việt Nam vươn tới tầm cao mới của sự phát triển hiện đại. Không ai có thể phủ
nhận vai trò to lớn của công nghệ hành chính trong hoạt động công sở. Công nghệ
hành chính là sự kết tinh cao độ của trí tuệ, kinh nghiệm và sức sáng tạo của con
người. Đó cũng là sản phẩm văn hoá, sự phát triển của trí tuệ và nghiệp vụ trong hoạt
động công sở đi đôi với sự hoàn thiện lương tâm, nâng cao tinh thần trách nhiệm và ý
thức phục vụ cộng đồng của cán bộ, công chức.
Hai là, vai trò của văn hoá càng được phát huy nếu gắn với trình độ học vấn và
trình độ văn minh trong hoạt động của các công sở.
Một nền văn minh mới xuất hiện đã thể hiện ở sự hình thành các tiêu chí, chuẩn
mực trong hoạt động công sở, quan hệ ứng xử và môi trường chính trị mang đậm màu
sắc văn hoá nhân văn, nhân ái và nhân bản, với các giá trị chân, thiện, mỹ. Việc các
công sở khuyến khích, thậm chí bao cấp việc học tập cho các thành viên là nhằm thúc
đẩy hiệu quả hoạt động của các công sở hiện nay. Một số các quốc gia trên thế giới qui
định cán bộ, công chức khi đến công sở phải, mặc đồng phục được coi là trách nhiệm
2()


Theo bài viết: “Vai trò của văn hóa trong hoạt động của công sở” TS. ĐÀO THỊ ÁI THI - Trưởng ban Hợp
tác Quốc tế, Học viện Hành chính.

3


cao, dù không cần một lời tuyên thệ nào. Điều này làm cho mỗi cán bộ, công chức tự
khép mình vào kỷ luật và khuôn phép, coi kỷ luật công sở là hòn đá tảng của tinh thần
văn hoá dân tộc.
Tài sản vô hình ở các công sở hiện nay bao gồm các yếu tố như: thông tin khoa
học - công nghệ, tổ chức bộ máy và nghệ thuật quản lý, sự tín nhiệm của nhân dân đối
với cán bộ, công chức nhà nước. Những điều này có thể coi là sự chuyển hoá các năng
lượng tinh thần của con người vào hoạt động công sở, đó chính là văn hoá công sở.
Ba là, vai trò của văn hóa thể hiện là nền tảng mang tính con người.
Trong các giá trị “chân – thiện – mỹ” thì "chân" là biểu hiện giá trị của "cái
thật". Trong hoạt động công sở, đó là: giá trị của cái đúng, của chân lý; giá trị của tri
thức khoa học, sự hiểu biết, trí tuệ; giá trị của quy phạm pháp lý, qui phạm đạo đức,
hướng về cội nguồn của mỗi cán bộ, công chức.
Thực tế phát triển của các cơ quan, công sở ở nước ta vừa qua chứng minh rằng
không thể coi nhẹ nhân tố con người. Nói đến con người chính là nói đến văn hoá, vì
toàn bộ những giá trị văn hoá làm nên những phẩm chất, năng lực tinh thần của con
người. Những phẩm chất và năng lực thật đó của cán bộ, công chức được vật chất hóa
tạo thành nguồn lực nuôi dưỡng sự tồn tại và phát triển của công sở. Do vậy, việc bố
trí mỗi vị trí công việc cần đúng chuyên môn, năng lực, ngang tầm, tâm thì mới tạo ra
giá trị "chân" trong hoạt động công sở.
Một công sở chỉ làm tròn nhiệm vụ và chức năng khi: tạo ra mối quan hệ tốt
giữa cán bộ, công chức trong công việc; các chuẩn mực xử sự; các nghi thức tiếp xúc
hành chính; các phương pháp giải quyết các bất đồng trong cơ quan; cách lãnh đạo,
quản lý và ý thức chấp hành kỷ luật trong và ngoài công sở của cán bộ, công chức.

Văn hoá còn có vai trò to lớn trong việc xây dựng một nề nếp làm việc khoa
học, kỷ cương và dân chủ. Nó đòi hỏi các thành viên trong công sở phải quan tâm đến
hiệu quả công việc chung của công sở, giúp cho mỗi cán bộ, công chức tự nhìn lại,
đánh giá mình, chống lại những biểu hiện thiếu văn hoá như: tham ô, móc ngoặc, quan
liêu, hách dịch, cửa quyền, cơ hội... Bên cạnh đó, yếu tố văn hoá còn giúp cho mỗi
thành viên trong công sở phải tôn trọng kỷ luật, danh dự của công sở, quan hệ thân ái,
đoàn kết, hợp tác vì sự nghiệp chung của công sở.
Bốn là, vai trò của văn hóa thể hiện là nền tảng mang tính nhân ái (cái thiện)
của công sở.
Văn hóa là chiếc nôi nuôi dưỡng giá trị "cái thiện" trong hoạt động công sở với
hệ thống giá trị của cái tốt, của lương tâm, đạo đức và tâm hồn cao đẹp của mỗi cán
bộ, công chức trong thực thi công vụ. Thiếu nền tảng tinh thần tiến bộ, lành mạnh thì
không có sự phát triển công sở bền vững. Vận dụng các yếu tố văn hoá trong việc thúc

4


đẩy mọi hoạt động của công sở như có hệ thống khuyến khích thi đua khen thưởng,
tạo ra bầu không khí làm việc thoải mái, sẽ kích thích mọi người hăng say làm việc.
Khả năng phát triển của trí tuệ, của khoa học - công nghệ là điều kiện giải
phóng và phát triển con người. Tuy nhiên đôi khi sự phát triển này cũng tạo ra khả
năng ngược lại, do sự thiếu lương tâm nghề nghiệp, vi phạm đạo đức làm người, sự
độc đoán, chuyên quyền, áp đặt. Thủ đoạn cao của người có trí tuệ đôi lúc làm bại
hoại tâm hồn con người. Federico Mayor (UNESCO) nhận xét: "Chưa bao giờ như
ngày nay, sự căng thẳng giữa khoa học và lương tâm, giữa kỹ thuật và đạo đức lên tới
cực điểm đã trở thành mối đe doạ toàn thế giới". Ở đây có thể thấy văn hoá không
đồng nhất với trình độ học vấn, càng không đồng nhất với chức quyền, địa vị cao.
Vai trò của văn hoá còn thể hiện sự định hướng giải quyết đúng đắn trong từng
thời kỳ mối quan hệ giữa hiện đại hoá công sở với việc thực hiện sự công bằng cho
các thành viên trong công sở. Khi văn hoá phát huy tác dụng trong việc phát triển

nguồn nhân lực công sở, tức là văn hoá đã tham gia vào quá trình hình thành quan hệ
đồng thuận giữa hiện đại hoá công sở với đảm bảo sự công bằng cho các thành viên.
Xét vấn đề công bằng theo ý nghĩa văn hoá, thì không giống chủ nghĩa bình
quân, bao cấp trong cơ chế xin - cho. Muốn có công bằng trong phân phối lợi ích cho
các thành viên phải đi đôi với công bằng về đánh giá nhân sự; đòi hỏi việc đánh giá
cán bộ, công chức phải dựa vào hiệu quả công việc, chứ không thiên lệch về chức vụ,
bằng cấp, thiên vị, tình cảm riêng. Vai trò của yếu tố văn hoá ở đây là việc sử dụng
đúng tài năng, sở trường, đúng thời điểm vì lợi ích chung của tổ chức và lợi ích của
bản thân cán bộ, công chức.
Vai trò của văn hoá trong hoạt động công sở còn thể hiện trong quan niệm về sự
bình đẳng và thực hiện bình đẳng. Theo ý nghĩa văn hoá, bình đẳng là mọi thành viên
trong công sở đều có cơ hội như nhau (trong học tập, đào tạo, việc làm...) để phát
triển.
Năm là, vai trò của văn hóa là nền tảng mang tính nhân văn của công sở.
Văn hóa đem lại sức sống mãnh liệt cho công sở, nhu cầu hướng tới "cái đẹp –
cái mỹ", sự cảm nhận và thưởng thức cái đẹp giúp cho việc giải phóng con người, giải
phóng sức lao động, thủ tiêu mọi sự kìm hãm. M.Gorki gọi mỹ học là đạo đức học của
tương lai. Bielinxki (Nga, thế kỷ XIX) nói: "Cảm xúc về cái đẹp là một điều kiện làm
nên phẩm giá con người. Phải có nó con người mới có được trí tuệ, phải có nó con
người mới cất mình lên tới những tư tưởng tầm cỡ thế giới, mới hiểu được bản chất
các hiện tượng trong tính thống nhất của chúng..., phải có nó người ta mới có thể
không quỵ ngã dưới sức đè nặng trĩu của cuộc đời và làm nên những chiến công...,
thiếu nó, thiếu đi cái cảm xúc ấy thì không có thiên tài, không có tài năng, không có

5


trí thông minh mà chỉ còn lại cái thứ đầu óc tỉnh táo một cách ti tiện cần thiết cho
sinh hoạt thường ngày trong nhà, cho những tính toán nhỏ nhen ích kỷ".
Cái đẹp biểu hiện trong văn hóa công sở là vẻ đẹp hành vi, ngôn ngữ ứng xử,

diện mạo, trang phục... của công chức trong thi hành công vụ. Đồng thời cũng thể hiện
ở việc bố trí trụ sở làm việc khoa học, văn minh, khang trang, sạch đẹp, thuận tiện, đủ
ánh sáng, trang trí, cây cảnh v.v.. bố trí phòng làm việc minh bạch, lịch sự, trang trọng
của nơi công quyền.
Bên cạnh đó, trong tiến trình phát triển công sở, văn hóa công sở cũng có vai
trò quan trọng. Cụ thể:
+ Đối với công sở, phải xây dựng được văn hóa công sở tiến bộ, văn minh, hiện
đại từ đó góp phần tạo nên nề nếp làm việc khoa học, có kỷ cương, dân chủ. Tạo được
tình đoàn kết và chống lại bệnh quan liêu, cửa quyền. Môi trường văn hóa công sở tốt
đẹp sẽ tạo được niềm tin của cán bộ công chức (CBCC) với cơ quan, với nhân dân góp
phần nâng cao hiệu quả hoạt động của công sở. Tính tự giác của CBCC trong công
việc sẽ đưa công sở này phát triển vượt hơn lên so với công sở khác.
+ Văn hóa công sở cũng có sự kế thừa và tiếp thu có chọn lọc những tính văn
hóa từ bên trong và bên ngoài công sở, từ quá khứ đến tương lai cho nên trong một
chừng mực nào đó sẽ giúp công sở tạo nên những chuẩn mực, phá tính cục bộ, sự đối
lập có tính bản thể của các thành viên. Hướng các CBCC đến một giá trị chung, tôn
trọng những nguyên tắc, quy tắc và chuẩn mực văn hóa của công sở. Đó chính là làm
cho CBCC hoàn thiện mình.
+ Mỗi kiểu văn hóa có vai trò khác nhau đối với tiến trình phát triển của công
sở: Kiểu văn hóa quyền lực giúp công sở có khả năng vận động nhanh, tạo nên tính
bền vững trong khi theo đuổi mục tiêu của mình. Kiểu văn hóa vai trò giúp công sở
phát huy hết năng lực của CBCC, khuyến khích họ hăng say với công việc từ đó
nhanh chóng đạt được mục tiêu của công sở. Xây dựng, đổi mới, chấn chỉnh... không
ngừng hoàn thiện công sở giúp công sở phát triển bền vững, nhanh chóng đạt hiệu quả
cao. Thắng lợi của mỗi công sở không chỉ là mục tiêu kinh tế, chính trị hay xã hội mà
trước hết và hơn hết đó là văn hóa công sở. Con người tác động đến việc hình thành
văn hóa công sở thì đồng thời văn hóa công sở với những giá trị bền vững của nó sẽ
tác động trở lại đối với việc hoàn thiện nhân cách, phẩm chất, năng lực của mỗi cá
nhân tồn tại trong nó.
III. Vai trò của văn hóa công sở trên cái nhìn thực tế tổ chức và hoạt động của các

cơ quan nhà nước và một số kiến nghị hoàn thiện.
Nhắc đến nội dung “văn hóa công sở trong tổ chức và hoạt động của cơ quan
nhà nước” không thể không đề cập đến nội dung Quyết định số 129/2007/QĐ-TTg về
6


việc ban hành Quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính Nhà nước, trong
đó nghiêm cấm việc hút thuốc lá và sử dụng đồ uống có cồn tại nơi làm việc, bên cạnh
đó có các nội dung chủ yếu khác như:
- Chính phủ cũng nghiêm cấm việc thu phí gửi phương tiện giao thông của
người đến giao dịch, làm việc tại các cơ quan hành chính Nhà nước, cấm quảng cáo
thương mại tại công sở, nghiêm cấm lập bàn thờ, thắp hương và đun nấu trong phòng
làm việc.
- Cũng theo quy chế trên, cán bộ, công chức, viên chức phải đeo thẻ (ghi rõ
thông tin về họ tên, chức danh, đơn vị) khi thực hiện nhiệm vụ, có thái độ lịch sự và
tôn trọng, nhă nhặn, lắng nghe ý kiến và hướng dẫn rõ ràng đối với những người đến làm
việc.
- Đặc biệt, cán bộ, công chức và viên chức không được nói tục, sử dụng tiếng
lóng hay có thái độ hách dịch, nhũng nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho người dân khi
thực hiện nhiệm vụ.
- Khi giao tiếp qua điện thoại, cán bộ, công chức phải xưng rõ tên tuổi và đơn
vị, trao đổi tập trung vào công việc và không được ngắt điện thoại đột ngột. Những
quy định vê trang phục, giao tiếp và ứng xử... của cán bộ, côn chức, viên chức được
quy định rất chi tiết, cụ thể trong Quy chế trên.
Tuy nhiên, việc thực hiện văn hóa công sở ở các cơ quan, đơn vị vẫn còn nhiều
vấn đề cần được quan tâm như: tình trạng lãng phí thời gian còn xảy ra phổ biến; cán
bộ, công chức, viên chức chưa có tác phong làm việc đúng mực, không tích cực hoàn
thành nhiệm được giao; một số cán bộ, công chức chưa có được những kỹ năng giao
tiếp cần thiết với đồng nghiệp, với nhân dân; văn hoá giao tiếp ít được chú trọng.
[...]

Vì thế, để xây dựng và hoàn thiện văn hóa công sở, để văn hóa công sở thực
hiện đúng vai trò của mình trong tổ chức và hoạt động của cơ quan nhà nước, cần quan
tâm đến những nội dung sau:
- Văn hóa công sở luôn được thể hiện trên mọi phương diện: từ logo, slogan đến
trang phục, cách giao tiếp, mối quan hệ giữa các cán bộ, công chức với nhau và giữa
cán bộ, công chức với nhà quản lư, với nhân dân. Mỗi cơ quan, đơn vị có nét văn hóa
công sở riêng để phân biệt với các cơ quan, đơn vị khác, đồng thời văn hóa trong công
sở cũng là sợi dây kết nối tất cả các thành viên lại với nhau. Văn hóa công sở ảnh
hưởng rất lớn đến hiệu quả điều hành công sở và sự phát triển bền vững của công sở.
- Để thực hiện tốt công tác cải cách hành chính, đẩy mạnh công cuộc xây dựng
Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân, trước hết các cơ quan chức
năng cần phổ biến, giáo dục tốt mục đích, ý nghĩa, yêu cầu của văn hoá công sở cho
các cơ quan, đơn vị; phát động một phong trào, một cuộc vận động xây dựng văn hoá
7


công sở trên phạm vi rộng của ngành, địa phương và xem văn hóa công sở là một
trong những tiêu chuẩn đánh giá chất lượng, hiệu quả hoạt động của công sở.
- “Văn hóa công sở không phải tự nhiên có mà nó đòi hỏi phải có sự quy định,
hướng dẫn, tuyên truyền, giáo dục trong quá trình rèn luyện, sinh hoạt. Từ đó cho thấy
Nhà nước cần có những quy định “khung” về các yếu tố văn hóa trong hoạt động của
nhà nước như:
+ Cấu trúc, cảnh quan, bài trí của các trụ sở cơ quan nhà nước, nhất là đối với
các cơ quan công quyền như trụ sở Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Tòa án,
Viện kiểm sát, Công an…;
+ Trang phục của cán bộ, công chức khi thực thi công vụ;
+ Thống nhất hoặc hướng dẫn cách thức tiến hành một số nghi lễ trong cơ quan
nhà nước, cách xưng hô và hoạt động giữa các cán bộ, công chức với nhau, với nhân
dân, với bên ngoài;
+ Trong mỗi cơ quan, đơn vị nhà nước cần thực hiện nghiêm chỉnh, triệt để nội

quy, quy chế đã đề ra;
+ Thường xuyên phát động các phong trào nâng cao văn hóa trong mỗi cơ quan,
đơn vị, tạo nếp sống văn minh, khoa học, văn hóa, tránh những biểu hiện phản cảm
trong cơ quan nhà nước.” (3)
Thực hiện được những nội dung nêu trên, văn hóa công sở sẽ thực sự phát huy
được vai trò quan trọng của mình trong tổ chức và hoạt động của cơ quan nhà nước.
LỜI KẾT
Văn hóa công sở có vai trò cơ bản vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển
của công sở, vì vậy, việc bảo vệ và phát huy giá trị văn hoá trong công sở không
những là nhiệm vụ của nhà nước mà còn là nhiệm vụ của mỗi cán bộ, công chức trong
công việc của mình, ở các vị trí, cương vị khác nhau trong thực thi công vụ. Hoàn
thiện xây dựng văn hóa công sở hiện nay có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt, nó thể
hiện đến chất lượng, hiệu quả khi xử lý và giải quyết mọi công việc, xây dựng lề lối
làm việc khoa học của đội ngũ cán bộ, công chức nhằm góp phần vào quá trình cải
cách hành chính mà Nghị quyết Trung ương 5 (khoá X) của Đảng đã đề ra.

3()

“Yếu tố văn hoá công sở trong các hoạt động nhà nước”, TS. Nguyễn Minh Đoan, Tạp chí Luật học. Trường
Đại học Luật Hà Nội, Số 11/2006, tr. 11 - 18

8


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Học viện Hành chính Quốc gia, Giáo trình kĩ thuật tổ chức công sở, Nxb. Khoa
học và kĩ thuật, Hà Nội, 2009;
2. Học viện Hành chính Quốc gia, Giáo trình Quản lý học đại cương, TS.Võ Kim
Sơn - chủ biên, Nxb. Giáo Dục, Hà Nội, 2006;
3. “Vai trò của văn hóa trong hoạt động của công sở” TS. ĐÀO THỊ ÁI THI Trưởng ban Hợp tác Quốc tế, Học viện Hành chính. (Bài viết tham khảo trên

Internet)
4. “Yếu tố văn hoá công sở trong các hoạt động nhà nước”, TS. Nguyễn Minh
Đoan, Tạp chí Luật học. Trường Đại học Luật Hà Nội, Số 11/2006
5. Website:
www.hanhchinh.com.vn
/>
9


DANH NGÔN CUỘC SỐNG

Hạnh phúc không phải do tìm kiếm là có được, mà
phải do ta tạo ra...


Không ai sinh ra là hạnh phúc ngay, nhưng chúng ta
đều được sinh ra với khả năng tạo hạnh phúc.

Bốn ý tưởng hay cho cuộc sống:
Nhìn lại đàng sau & có kinh nghiệm !


Nhìn đàng trước & thấy hy vọng !
Nhìn xung quanh & tìm ra thực tại !
Nhìn bên trong & tìm thấy chính mình!

Tại sao lại cằn nhằn ai đó trong đời mình.
Người tốt mang Hạnh Phúc cho ta...
Người xấu cho ta Kinh Nghiệm...
Người tệ nhất thì cho ta một Bài Học...



Cách hay nhất trong cuộc sống là hãy lắng nghe mọi
người
và học nơi mọi người, vì không ai là biết tất cả và
mỗi người
biết một điều gì đó.


Người bạn là người biết ta rất tường tận, am hiểu
gốc gác ta,
chấp nhận chỗ đứng của ta và vẫn dịu dàng để cho
ta tiến tới.

Khi ta tìm một người bạn đừng đặt tiêu chuẫn hoàn
hảo mà chỉ nên tìm một tình bạn.


F- few: vài
R- relations: mối quan hệ
I- in: trong
E- earth: trái đất
N- never: không bao giờ
D- die: chết


Những lời nhân từ tử tế có thể ngắn và dễ nói song
âm vang của chúng thật còn mãi.

Chạy trốn một nan đề chỉ làm cho việc giải quyết lùi

xa thêm mà thôi!
Cách dễ nhất để thoát khỏi nan đề là giải quyết nó.


Sự thật lý thú về cái lưỡi của con người : Dùng 3
năm để
học cho biết sử dụng nó nhưng phải dùng cả đời
người để học
sử dụng nó Ở ĐÂU & KHI NÀO.


Không ai có thể làm tổn thương ta được nếu ta
không cho phép.

Tâm trí được an bình không cần hao tốn chi nếu ta
đừng: Criticizing: chỉ trích; Comparing: so sánh;
Complaining: phàn nàn.


Ba quy luật vàng của Vivekanand :
- Ai giúp ta- Đừng quên họ.
- Ai yêu thương ta- Đừng ghét họ.
- Ai tin tưởng ta- Đừng lừa gạt họ.
Trở về Mục Lục
/>


×