Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

GIẢNG dạy các môn lý LUẬN CHÍNH TRỊ THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (326.68 KB, 6 trang )

GIẢNG DẠY CÁC MƠN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
- THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Nguyễn Hữu Tâm*

Có thể nói, hiện nay trong bối cảnh quốc tế và trong nước
đang tạo ra những cơ hội và thách thức đối với giáo dục đại học ở
nước ta. Cuộc cách mạng khoa học và cơng nghệ đã đạt được những
bước tiến nhảy vọt, đặc biệt là trong lĩnh vực cơng nghệ thơng tin và
truyền thơng, tạo điều kiện cho các quốc gia và các cá nhân được
tiếp cận lượng thơng tin đồ sộ. Nền kinh tế tri thức được hình thành
và ngày càng phát triển rộng rãi xu thế quốc tế hóa và tồn cầu hóa
đang lơi cuốn tất cả các quốc gia trong đó có Việt Nam tham gia hội
nhập. Trong bối cảnh đó đã xuất hiện nhiều triết lý giáo dục mang
tầm thời đại. Tuy nhiên, hiện nay cơng tác giáo dục và đào tạo ở
nước ta hiện nay còn nhiều vấn đề đang được đặt ra, đặc biệt là
chương trình giảng dạy và phương pháp giảng dạy, nó chưa theo kịp
với xu thế tồn cầu hóa, đặc biệt là trong cơng tác giảng dạy các
mơn lý luận chính trị ở các trường đại học và cao đẳng ở nước ta
hiện nay.
Chính những vấn đề trên, cho nên Chỉ thị số 25-CT/TW của
Ban Bí thư ngày 12 tháng 10 năm 1983: Về việc cải cách giáo dục
lý luận chính trị trong các trường đại học và cao đẳng; Chỉ thị 34CT/TW ngày 30/5/1998 của Bộ chính trị (khóa VIII): Về tăng
cường cơng tác chính trị tư tưởng, củng cố tổ chức Đảng, đồn thể,
quần chúng và cơng tác phát triển đảng viên trong các trường Đại
*

Thạc sĩ, khoa Khoa học Chính trị - Đại học Nha Trang

486

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM



BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO


học; Chỉ thị số 20-CT/TW ngày 27/1/2003 của Ban Bí thư: Về nâng
cao chất lượng, hiệu quả cơng tác xuất bản, phát hành sách lý luận,
chính trị trong tình hình mới. Thơng báo số 214 – TB/TW ngày
3/5/1999 của Thường vụ Bộ chính trị (khoa VIII) về Đề án nâng
cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy, học tập các bộ mơn khoa học
Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường Đại học, Cao
đẳng; Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX) về Nhiệm vụ chủ yếu của
cơng tác tư tưởng trong tình hình mới; Nghị quyết 494/QĐ-TT ngày
24/6/2002 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt đề án Một số biện
pháp nâng cao chất lượng hiệu quả cơng tác giảng dạy, học tập các
bộ mơn Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường Đại
học, Cao Đảng, mơn chính trị. Tất cả những văn bản trên là nhằm
định hướng và nâng cao cơng tác giảng dạy các mơn lý luận chính
trị ở các trường đại học và cao đẳng một cách hiệu quả và thiết thực.
Từ đó nâng cao lập trường, tư tưởng và ý thức của người học trong
xu thế hội nhập những vẫn giữ được lòng tin của người học đối với
Đảng Cộng sản Việt Nam.
Hiện nay ở các trường đại học và cao đẳng trong cả nước đang
đặt ra một vấn đề quan trọng, đó là vấn đề nâng cao chất lượng
giảng dạy các mơn lý luận chính trị. Bởi đây là mơn học mà tính
trừu tượng cao trong q trình nhận thức. Chính vì vậy, trong q
trình giảng dạy của các giảng viên lý luận chính trị làm sao để có
định hướng vào những vấn đề trọng tâm để sinh viên dễ tiếp cận,
nhằm phát huy tính độc lập, sáng tạo cũng như rèn luyện kỹ năng
làm việc tập thể của sinh viên. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố khác
nhau chi phối mà chất lượng giảng dạy và học tập các học phần lý

luận chính trị chưa cao, bởi một số thực trạng cơ bản như sau:
Đối với sinh viên, Một bộ phận sinh viên chưa nhận thức đúng
vài trò, tầm quan trọng của các học phần lý luận chính trị, đặc biệt là
việc vận dụng kiến thức học phần vào giải quyết các vấn đề của
thực tiễn cuộc sống. Khơng ít sinh viên còn chưa thấy vai trò, mối
liên hệ giữa các học phần lý luận chính trị với các học phần chun
ngành, coi các học phần lý luận chính trị là học phần bắt buộc khơ
khan, trừu tượng mang tính đường lối, chính sách khơng liên quan
tới chun mơn sau này dẫn tới động cơ học tập khơng cao, thái độ

KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 2015

487


học tập chưa đúng đắn, học để đối phó với kiểm tra, thi cử; học để trả
nợ, học cho qua và học cho đủ điều kiện.
Đối với người dạy: Giảng viên giảng dạy ở các trường đại học và
cao đẳng hiện nay chưa đồng đều, chưa được đào tạo chun sâu. Thậm
chí có nhiều giảng viên tay ngang, chưa đủ chuẩn những vẫn đảm
đương giảng dạy các học phần khơng được đào tạo bài bản chính quy.
Cho nên chính điều đó đã làm tầm thường các mơn học lý luận chính trị.
Bên cạnh đó, các mơn học lý luận chính trị chưa có sự thống nhất trong
cách giảng dạy và đánh giá. Biểu hiện như trong giảng dạy áp dụng
phương pháp giảng dạy tích cực nhưng trong việc đánh giá lại chú trọng
đánh giá theo kiểu truyền thống, dẫn tới việc thi cử còn mang nặng
tính kinh viện, sách vở, học thuộc lòng câu chữ, mà khơng hiểu sâu
sắc nội dung, ngun lý, quy luật để vận dụng vào thực tế.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng chỉ rằng học tập chủ nghĩa Mác
- Lênin khơng phải để học thuộc lòng từng chữ, từng câu và áp dụng

một cách máy móc mà phải học tinh thần của chủ nghĩa Mác Lênin, học tập lập trường, quan điểm và phương pháp của chủ nghĩa
Mác - Lênin để áp dụng lập trường, quan điểm và phương pháp ấy
mà giải quyết cho tốt những vấn đề thực tế: "Học tập chủ nghĩa Mác
- Lênin là học tập cái tinh thần xử trí mọi việc, đối với mọi người và
đối với bản thân mình”1
Trong giảng dạy, nhiều giảng viên khơng dám đổi mới phương
pháp giảng dạy, chủ yếu yếu vẫn theo phương pháp giảng dạy truyền
thống, như thuyết trình, thêm vào đó lại chỉ “đọc chép” khơng dám
tách rời giáo trình, áp đặt kinh điển, đặc biệt nhiều giáo viên chú
trọng truyền đạt đúng quan điểm, tinh thần giáo trình đề cập, chưa
mạnh dạn đưa ra những quan điểm trái chiều, để kích thích sinh viên
thảo luận và định hướng cho sinh viên.
Trong cơng tác tổ chức giảng dạy và giáo trình: Việc biên
soạn giáo trình các mơn lý lý luận chính trị hiện nay ở nước ta chưa
ổn định và thống nhất. Sự thay đổi giáo trình liên tục là điều trở ngại
đối với giảng viên trong giảng dạy. Bên cạnh đó nhiều năm qua ở
các trường đại học và cao đẳng của nước ta đã rơi vào tình trạng là
1

Hồ Chí Minh: tồn tập, tập 9, tr.292, Nhà xuất bản CTQG Hà Nội, 1995.

488

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO


giảm số tiết học của các học phần lý luận chính trị, cho nên, giảng
viên gặp khơng ít khó khắn trong giảng dạy, Đồng thời u cầu

giảng dạy các mơn lý luận chính trị là nâng thời gian thảo luận
nhóm, trong khi hiện nay ở các trường bố trí lượng sinh viên trong
một lớp lại q đơng nên cơng tác thảo luận khơng đủ lượng thời
gian cần thiết để hực hiện. Hệ thống âm thanh, máy chiếu khơng đủ
cũng ảnh hưởng khơng nhỏ tới cơng tác đổi mới giảng dạy.
Xuất phát từ thực trạng cơng tác giảng dạy các học phần lý
luận Chính trị cũng như u cầu của chương trình đào tạo các mơn
lý luận chính trị trong giai đoạn hiện nay cần phải có một số giải
pháp sau:
Thứ nhất, trong điều kiện hiện nay, khơng có một phương
pháp nào là tối ưu trong việc giảng dạy các mơn Lý luận chính trị,
mặc dù phương pháp giảng dạy tích cực có nhiều ưu thế, do đó
trong q trình giảng dạy, giảng viên cần phải sử dụng nhiều phương
pháp, phù hợp với từng mơn học và đối tượng. Thậm chí trong một
bài giảng, một chương cũng có thể sử dụng nhiều phương pháp.
Trong thời đại kỹ thuật thơng tin phát triển mạnh như hiện nay, thì
việc ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong việc dạy và học các mơn
Lý luận chính trị là điều cần thiết và nên làm nếu giảng viên muốn
nâng cao chất lượng mơn học. Tuy nhiên, dù đổi mới thế nào, vai
trò của người giảng viên cũng khơng thể thiếu.
Thứ hai, đổi mới phương pháp phải gắn liền với đổi mới
phương tiện, cơ sở vật chất và tổ chức lớp học. Yếu tố cần thiết để
tiến hành dạy và học theo phương pháp tích cực đó là phải có đầy
đủ thiết bị như máy chiếu và các cơng cụ hỗ trợ khác. Đồng thời cần
sắp xếp số lượng sinh viên hợp lý trên một phòng học. Do đó các
trường cần phải đảm bảo trang bị đủ cho cán bộ và sinh viên những
yếu tố trên. Trong khi hiện nay, lớp học lý thuyết của các mơn Lý
luận chính trị rất hiếm lớp học có dưới 40 sinh viên, ngược lại lớp
hơn 100 sinh viên thì rất nhiều, điều đó khó cho giảng viên áp dụng
phương pháp tích cực vào trong giảng dạy.

Thứ ba, đổi mới phương pháp phải gắn liền với đổi mới về cơ
chế, chính sách. Thực tế cho thấy việc giảng viên ngại sử dụng các
phương pháp dạy tích cực phải tốn mất nhiều thời gian, cơng sức và
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 2015

489


trí tuệ, song nếu như các trường khơng có chính sách động viên,
khuyến khích, ưu đãi gì thì giảng viên cũng rất ngại đổi mới. Qua
kết quả nghiên cứu cho thấy tình trạng giảng viên sử dụng phương
pháp truyền thống còn rất nhiều, ngun nhân dẫn đến tình trạng
trên một phần là do khách quan (cơ sở vật chất khơng đảm bảo, chế
độ chính sách chưa phải là động lực cơ bản…). Tuy nhiên, cũng
phải kể đến ngun nhân chủ quan đó là do chính giảng viên khơng
tích cực đổi mới.
Thứ tư, các giảng viên cần có một chương trình hành động thiết
thực bằng những chun đề cụ thể nhằm từng bước tự nâng cao trình
độ nói chung, bao gồm cả trình độ lí luận chính trị, tri thức khoa học và
trình độ ngoại ngữ, tin học. Đồng thời khắc phục tình trạng giảng dạy
đơn điệu, khơ khan làm cho sinh viên tiếp nhận kiến thức một cách bị
động, căng thẳng.
Thứ năm, giảng viên cần chủ động và có sáng kiến, làm cho
sinh viên biết tự học, tự vận dụng. Ln liên hệ với thực tiễn đang
thay đổi và làm cho sinh viên biết hợp tác và chia sẻ, tận dụng sự hỗ
trợ của phương tiện dạy học. Đối với các cấp quản lí ngành giáo dục
và đào tạo, lực lượng cán bộ quản lí cần tăng cường việc kiểm tra,
giám sát q trình dạy - học để kịp thời phát hiện những biểu hiện
bất cập trong tiến trình đổi mới phương pháp dạy - học theo hướng
tích cực, hiện đại. Nhà trường cần nhanh chóng đầu tư cơ sở vật

chất, thiết bị phục vụ q trình dạy - học của thầy và trò nhằm khắc
phục tình trạng giảng viên thường xun phải giảng những lớp ghép
ở hội trường với số lượng sinh viên q đơng và tạo điều kiện thực
hiện đẩy mạnh đổi mới q trình dạy - học theo hướng tích cực,
hiện đại.
Thứ sáu, thực hiện một giờ giảng trên lớp nói chung và đối
với các mơn lý luận chính trị nói riêng theo tinh thần cải tiến cách
dạy, cách học, giảm tải giờ lí thuyết; chú trọng đặt và giải quyết vấn
đề; tăng cường tranh luận; vừa đào sâu, vừa mở rộng kiến thức đang
học…, giảng viên có thể dùng nhiều phương pháp, đặc biệt là phối
hợp các phương pháp một cách khoa học.
Thứ bảy, việc tiến hành đổi mới cần phải tiến hành đồng bộ và tồn
diện: Đổi mới phương pháp giảng dạy phải đi đơi với đổi mới phương

490

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO


pháp đánh giá, đổi mới cách dạy của giảng viên phải đi đơi với cách học
của sinh viên, đổi mới cơng tác giảng dạy phải gắn liền với đổi mới, nâng
cao chất lượng của hoạt động nghiên cứu khoa học. Trong đó, Đổi mới
phương pháp giảng dạy và đánh giá là cốt lõi. Trong giảng dạy cần sự
dụng linh hoạt nhiều phương pháp, chú ý tới đối tượng người học để có
phương pháp phù hợp, phương pháp dạy học phải theo hướng lấy
người học làm trung tâm; coi trọng việc tự học và rèn luyện cách
học, phương pháp học tập hiệu quả, sáng tạo trong sinh viên; tăng
cường thảo luận gắn với liên hệ thực tiễn, chú ý lựa chọn ví dụ phù hợp,

cụ thể, sát thực để minh họa cho những ngun lý, quy luật.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
Hồ Chí Minh: tồn tập, tập 9, Nhà xuất bản CTQG Hà Nội,
1995.
2.
Lưu Xn Mới, Lý luận dạy học đại học, Nxb Giáo dục. Hà
Nội, 2000
3.
Nguyễn Ngọc Quang, Lý luận dạy học đại cương, tập 2,
trường Cán bộ quản lý giáo dục TW 1.Hà Nội, 1989
4.
Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Hồng Phê (chủ biên) Từ
điển tiếng Việt, Nxb Hà Nội, 1992
5.
Phan Đình Diệu, Phương pháp giải quyết vấn đề trong giáo
dục hiện đại. Tạp chí Tia Sáng, Hà Nội, 2008
6.
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ II
BCHTW khóa VII. NXB Chính trị Quốc gia, HN, 1997

KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 2015

491



×