Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

quản lý chất thải rắn đô thị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (753.28 KB, 14 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
-------o0o-------

TIỂU LUẬN
Tên đề tài: Thực trạng và giải pháp quản lý thu gom, xử lý chất thải rắn trên
địa bàn thành phố Bn Ma Thuột
MƠN: QUẢN LÝ MƠI TRƯỜNG KHU CƠNG NGHIỆP VÀ ĐƠ THỊ

LỚP: CHÍNH SÁCH CƠNG QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

GIÁO VIÊN: PGS.TS. NGUYỄN TẤN PHONG
HỌC VIÊN: NGUYỄN KIM HUY VŨ
MSHV: 7141271

Buôn Ma Thuột, tháng 9 năm 2016


I. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THU GOM, VẬN CHUYỂN, XỬ LÝ
CHẤT THẢI RẮN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT:
1. Trang thiết bị, nhân lực thu gom, vận chuyển
Hiện nay trên địa bàn thành phố có 02 đơn vị thu gom vận chuyển chất thải
sinh hoạt là Công ty TNHH Một thành viên Đô thị và Môi trường Đắk Lắk và
Công ty TNHH Môi trường Đông Phương. Thực trạng máy móc, trang bị kỹ thuật
được đầu tư trang bị như sau:
Bảng 1. Số lượng và chủng loại phương tiện, máy móc, thiết bị

Nguồn: Cơng ty TNHH MTV Đơ thị và Môi trường tỉnh Đắk Lắk
Với tổng số lao động trực tiếp: 365 cơng nhân, trong đó: 300 cơng nhân thực
hiện công tác quét dọn vệ sinh, 30 công nhân theo xe thu gom rác thải, 19 công
nhân lái xe thu gom rác và 16 cơng nhân xử lý rác.


Nhìn chung qua các năm thành phố đã chú trọng đầu tư thêm các loại trang
thiết bị phương tiện cho lĩnh vực thu gom, vận chuyển và xửu lý rác thải sinh hoạt,


tuy nhiên các trang thiết bị vẫn còn rất hạn chế và công nghệ chủ yếu là lạc hậu,
mới đáp ứng nhu cầu tối thiểu của Thành phố.
Hiện nay do nguồn kinh phí ngân sách của tỉnh, thành phố cịn nhiều khó
khăn nên chưa thể đầu tư các loại thiết bị hiện đại phục vụ công tác xử lý rác thải
sinh hoạt được làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến công tác bảo vệ môi trường của
thành phố.
2. Bãi chôn lấp, xử lý chất thải rắn sinh hoạt
Quy mô dự án là 60 ha, trong đó giai đoạn I (từ 2000-2005) đã thực hiện là
22 ha, công suất hoạt động tối đa là: 240 tấn/ngày.đêm. Công nghệ xử lý: Theo
phương pháp chôn lấp. Địa điểm xây dựng tại thôn 3 và thôn 4 thuộc địa bàn xã
Cư ÊBur, thành phố Buôn Ma Thuột, Bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt thành
phố Bn Ma Thuột nằm về phía Tây Bắc của thành phố, cách trung tâm thành
phố 8 km.
Hiện nay toàn bộ lượng rác thải của thành phố đều được chuyển vào Bãi
chôn lấp chất thải rắn để xử lý với phương pháp chôn lấp ở bãi lộ thiên (200
tấn/ngày/đêm) và chưa đầu tư lắp đặt hệ thống thu gom, xử lý nước rỉ rác. Hầu hết
diện tích đất canh tác của nhân dân (phía Tây Bắc) đều bị ảnh hưởng bởi nước thải
từ bãi chôn lấp chất thải, đặc biệt là khi trời mưa với lượng nước lớn chảy tràn vào
đất canh tác của các hộ dân gây hư hại cho các loại cây cối hoa màu và chảy tràn
ra suối gây ô nhiễm trên diện rộng.
3. Kết quả hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý rác
Thành phố Buôn Ma Thuột: Thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải đạt 7580% lượng chất thải sinh hoạt. Khối lượng CTR phát sinh trên địa bàn được thu
gom, vận chuyển: ước tính khoảng 199 tấn/ngày/đêm. Trong khi đó khối lượng rác
thải phát sinh trên địa bàn thành phố hiện nay khoảng 250 tấn/ngày/đêm



Biểu 1. Khối lượng rác thu gom rác ở Buôn Ma Thuột qua các năm
(Nguồn: Công ty TNHH một thành viên Đô thị và Môi trường tỉnh Đắk Lắk)
II. CÁC CƠNG CỤ QUẢN LÝ VÀ KIỂM SỐT HIỆN NAY
Cơ quan quản lý giám sát Nhà nước trực tiếp đối với việc xử lý chất thải
sinh hoạt trên địa bàn Tp BMT hiện tại là Phịng Quản lý Đơ thị Thành phố. Tuy
nhiên các đơn vị thực hiện công tác thu gom, vận chuyển và sử lý rác thải sinh
hoạt trên địa bàn còn chịu sự chỉ đạo, chi phối của các cơ quan và ban ngành chức
năng khác.


UBND tỉnh

UBND
thành phố

Sở TNMT

Phịng Đơ thị

Sở Tài
chính

Phịng tài
chính-Kế hoạch

Cơng ty TNHH một thành viên
Đô thị và Môi trường Đắk Lắk

Sở Kế hoạch
và Đầu tư


Sở Xây
dựng

Phịng TNMT

Cơng ty TNHH Mơi
trường Đơng Phương

Sơ đồ 1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý
Nguồn: Công ty TNHH MTV Đô thị và Môi trường tỉnh Đắk Lắk
+ Chức năng nhiệm vụ của các đơn vị:
- UBND tỉnh: là cơ quan chức năng có nhiệm vụ đề ra các chủ trương, chính
sách để triển khai đến các cấp, ban ngành đoàn thể để thực hiện các u cầu về
cơng tác Bảo vệ mơi trường nói chung và công tác quản lý chất thải rắn đô thị nói
riêng của địa phương.
- Sở Tài ngun Mơi trường: có chức năng tham mưu cho UBND tỉnh về lĩnh
vực chuyên môn, đồng thời tư vấn giám sát chuyên sâu đối với các hoạt động về
môi trường của địa phương.


- Sở Kế hoạch và Đầu tư: thực hiện việc lập kế hoạch, phân bổ vốn ngân sách
đầu tư cho các dự án về mơi trường tại địa phương, có chức năng tham mưu đối
với UBND tỉnh để đề ra các chính sách thiết thực và hiệu quả cao trong lĩnh vực
được giao.
- Sở Tài chính: Sở Tài chính là cơ quan chuyên môn tham mưu và giúp Uỷ
ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài chính; ngân sách
nhà nước; thuế, phí, lệ phí và thu khác của ngân sách nhà nước; tài sản nhà nước;
các quỹ tài chính nhà nước; đầu tư tài chính; tài chính doanh nghiệp; kế tốn; kiểm
tốn độc lập; giá và các hoạt động dịch vụ tài chính (sau đây gọi chung là lĩnh vực

tài chính) tại địa phương theo quy định của pháp luật.
- Sở Xây dựng: thực hiện việc xây dựng quy hoạch phát triển hệ thống các
đô thị, các điểm dân cư tập trung (bao gồm cả điểm dân cư công nghiệp, điểm dân
cư nông thôn) trên địa bàn tỉnh, đảm bảo phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng
thể phát triển hệ thống đô thị quốc gia, quy hoạch xây dựng vùng liên tỉnh đã được
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; tổ chức thực hiện sau khi được Uỷ ban nhân dân
cấp tỉnh phê duyệt. Đồng thời chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng
các cơ chế, chính sách, giải pháp nhằm thu hút, huy động các nguồn lực để đầu tư
xây dựng và phát triển các đô thị đồng bộ, các khu đơ thị mới kiểu mẫu, các chính
sách, giải pháp quản lý q trình đơ thị hố, các mơ hình quản lý đơ thị; tổ chức
thực hiện sau khi được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt, ban hành.
- UBND thành phố: Tổ chức thực hiện bảo vệ mơi trường; phịng, chống,
khắc phục hậu quả thiên tai, bão lụt, thực hiện các chủ trương chính sách của
UBND tỉnh ban hành, quản lý điều hành và giao khoán các cơng tác về lĩnh vực
hoạt động cơng ích đối với việc quản lý đơ thị.
- Phịng Đơ thị thành phố: tham mưu giúp việc cho UBND thành phố về các
lĩnh vựa liên quan đến đô thị, UBND thành phố ủy quyền cho Phịng Đơ thị thành


phố ký hợp đồng đối với các hoạt động dịch vụ cơng ích về vệ sinh mơi trường với
các đơn vị chức năng thực hiện trực tiếp.
- Phịng Tài chính kế hoạch: thực hiện việc xây dựng các kế hoạch trong
công tác xây dựng kinh tế xã hội, Lập dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa
bàn; dự toán thu, chi ngân sách địa phương, phương án phân bổ dự tốn ngân sách
cấp mình; quyết tốn ngân sách địa phương; lập dự toán điều chỉnh ngân sách địa
phương trong trường hợp cần thiết trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định
và báo cáo Uỷ ban nhân dân, cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp;
- Phịng Tài ngun Môi trường là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân
dân thành phố, có chức năng tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân thành phố quản lý
nhà nước về: đất đai, tài ngun nước, tài ngun khống sản, mơi trường.

- Công ty TNHH Một thành viên Đô thị và Môi trường Đắk Lắk và Công ty
TNHH Môi trường Đông Phương là đơn vị chức năng thực hiện công việc thu gom
vận chuyển chất thải sinh hoạt
Mối quan hệ chỉ đạo, thực hiện giữa cơ quan quản lý Nhà nước và đơn vị thực
hiện còn nhiều bất cập chồng chéo. Điều này làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện
công việc của các đơn vị thực hiện công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải
sinh hoạt trên địa bàn.
III. GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT CHẤT THẢI RẮN TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT:
1. Đánh giá chung thực trạng công tác thu gom, xử lý
Để đánh giá khách quan về thực trạng công tác thu gom vận chuyển và xử lý
rác thải trên địa bàn, tác giả đã khảo sát về thực trạng công tác thu gom vận
chuyển rác thải trên địa bàn thành phố BMT với số mẫu câu hỏi là: “Theo Ơng
(Bà), cơng tác thu gom vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt hiện nay trên địa bàn


thành phố Buôn Ma Thuột là như thế nào?” sau khi phân tích số liệu kết quả như
sau: với 28% số người được điều tra cho rằng tình trạng thu gom, vận chuyển và
xửa lý rác của thành phố còn yếu kém. So sánh với tình hình thực tế ta thấy hiện
nay thành phố mới chỉ thu gom được 70%-80% lượng rác thải sinh hoạt phát sinh
trên địa bàn thành phố, 20%-30% lượng rác thải còn lại chưa được thu gom sẽ là
nguồn gây ô nhiễm lớn cho thành phố.
Bảng 2. Bảng kết quả khảo sát
Đánh giá

Số câu trả lời

Tỷ lệ (%)

Rất tốt


1

.7

Tương đối tốt

16

10.7

Đạt yêu cầu

91

60.7

Còn yếu kém

42

28.0

Tổng

150

100.0

Các nguyên nhân dẫn đến việc rác thải sinh hoạt chưa được thu gom và xử lý

chưa thật tốt trong thời gian qua là do yếu tố ý thức vệ sinh môi trường của người
dân chưa cao. Để chứng minh cho thực trạng này chúng tôi đã khảo sát về nguyên
nhân dẫn đến việc rác thải trên địa bàn thành phố BMT chưa được thu gom tốt với
số mẫu là 150 mẫu, sau khi phân tích số liệu kết quả nhưu sau: Có 62% số người
được phỏng vấn cho rằng ý thức của người dân đóng vai trị quan trọng trong
những tồn tại trên, các yếu tố về năng lực thu gom khơng phải là ngun nhân
chính, chiếm 8%. Tuy nhiên qua số liệu ta thấy có hai vấn đề cần quan tâm đó là
cơng tác thu gom chưa đảm bảo khoa học chiếm 13,3% và công nhân môi trường
chưa tận tâm với công việc chiếm 14,7%. Đây cũng là vấn đề cần quan tâm trong
công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn TP BMT trong tương lai.
Bảng 3. Nguyên nhân rác thải chưa được thu gom và xử lý tốt
Nội dung

Số đánh giá

Tỷ lệ (%)


Năng lực thu gom chưa đảm bảo

8

5.3

Ý thức vệ sinh môi trường của người dân chưa cao

93

62.0


Công tác thu gom, xử lý chưa khoa học

20

13.3

Công nhân vệ sinh môi trường chưa tận tâm với công
việc

22

14.7

Công nghệ thu gom, vận chuyển, xử lý cịn lạc hậu

7

4.7

150

100.0

Tổng

2. Những thành cơng, hạn chế và nguyên nhân trong công tác thu gom,
vận chuyển xử lý chất thải rắn trên địa bàn thành phố.
a. Những mặt thành cơng
- Các chính sách về quy hoạch đơ thị đã chú trọng đến đầu tư cơ sở hạ tầng
phục vụ cho công tác bảo vệ môi trường như: Phê duyệt đầu tư xậy dựng bãi rác

Hòa phú, thành phố Bn Ma Thuột; các chính sách về nguồn vốn ưu đãi, các chủ
trương chính sách về thu phí, lệ phí vệ sinh mơi trường; nguồn vốn chi ngân sách
thường xuyên phục vụ cho công tác môi trường.
- Đẩy mạnh cơng tác truyền thơng đến tồn thể các xã phường trên địa bàn
thành phố thông qua các kênh thông tin như: truyền thanh, truyền hình, báo mạng,
các cuộc hội, họp. Bên cạnh đó thành phố đã chỉ đạo Phịng Giáo dục đào tạo triển
khai lồng ghép các chương trình về vệ sinh môi trường trong trường học.
- Phương tiện để thực hiện thu gom vận chuyển đến khu xử lý tập trung đã
được cải thiện tốt hơn do được đầu tư thêm phương tiện, thiết bị chuyên dùng hiện
đại hơn. Để kiểm chứng các kết quả đạt được trong công tác quản lý thu gom vận
chuyển và xử lý trên địa bàn thành phố chúng tôi tiến hành khỏa sát ở nhóm đối
tượng khác, đó là nhóm đối tượng thuộc các cơ quan nhà nước, tổng mẫu điều tra
các mẫu và kết quả cụ thể như sau:
Mặc dù chưa được đầu tư, xây dựng đồng bộ các loại phương tiện, trang thiết
bị phục vục cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải nhưng công tác thu
gom xử lý rác thải của thành phố đã đạt kết quả tốt. Có 64% cho rằng đạt yêu cầu,


12% cho rằng tương đối tốt. Tuy nhiên 24% cho rằng cịn nhiều yếu kém, mặc dù
ở 2 nhóm đối tượng khác nhau tuy nhiên kết quả điều tra cho thấy các ý kiến nhận
xét là tương đối phù hợp và chính xác, nhóm đối tượng là các hộ gia đình trên địa
bàn thành phố được khảo sát điều tra 150 mẫu thì có 28% cho rằng cơng tác thu
gom vận chuyển và xử lý chưa đạt yêu cầu như đã nêu ở phần trên.
b. Những tồn tại hạn chế
Đối với cơng tác hoạch định chiến lược và chính sách quản lý chất thải
sinh hoạt
Chính quyền địa phương chưa thực hiện công tác dự báo về khối lượng rác
thải đối với từng năm kế hoạch.
Các chính sách về quản lý rác thải sinh hoạt chưa được ban hành kịp thời
Chưa ban hành các hệ thống tiêu chuẩn đô thị của địa phương phù hợp với

điều kiện phát triển kinh tế xã hội.
- Đối với công tác thực hiện các chương trình dự án
Nhiều chương trình chưa được triển khai sâu rộng nên không mang lại hiệu
quả cao.
Các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị để phục vụ công tác thu
gom, vân chuyển và xử lý rác thải chưa đồng bộ, chưa xứng tầm để đáp ứng nhu
cầu cơng việc nên dẫn đến tình trạng ơ nhiễm mơi trường, gây lãng phí ngân sách
- Đối với công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn
Về cơ cấu tổ chức cịn mang tính hình thức, cồng kềnh, chức năng nhiệm vụ
còn chồng chéo dẫn đến tình trạng đùn đẩy trách nhiệm, chưa có sự phối hợp chặt
chẽ giauwx các cơ quan hữu quan làm ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng và hiệu
quả công việc.
Công tác thu gom rác cịn nhiều bất cập, chưa có sự giám sát chặt chẽ đối với
công tác xử dụng phương tiện, thiết bị và con người gây lãng phí về nhân công và
nhiên liệu.


Chưa có chế tài xử phạt đối với các trường hợp trốn nộp phí vệ sinh gây thất
thu trong cơng tác thu phí hàng năm làm ảnh hưởng đến cơng tác quản lý rác thải
của thành phố.
Việc xử lý chất thải sinh hoạt cịn lạc hậu, chủ yếu là chơn lấp nên nguy cơ
gây ô nhiễm môi trường đất, môi trường nước và mơi trường khơng khí rất cao; chi
phí xử lý khắc phục cao;
- Đối với công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát
Qui trình kiểm tra chưa chặt chẽ, cịn mang tính chiếu lệ, qua loa,đơi khi cịn
mang tính bao che, dung túng cho những hành vi vi phạm đối với cơng tác bảo vệ
mơi trường
Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan tham mưu đối với Chính
quyền để xây dựng các quy trình kiểm tra khoa học, chính xác nhằm hạn chế các
trường hợp vi phạm

Chưa đẩy mạnh công tác truyền thông đối với các quy định về môi trường để
người dân nâng cao ý thức, thay đổi hành vi để bảo vệ môi trường.
Cơ cấu tổ chức quản lý còn nhều bất cập đặc biệt là cơ cấu giám sát môi
trường chưa được thực hiện nên việc phát hiện và khắc phục tình trạng ô nhiễm
môi trường chưa kịp thời;
Việc tái chế để sử dụng lại các nguồn nguyên liệu rác thải chưa được quan
tâm đúng mức dẫn đến chi phí cho việc xử lý chất thải ngày càng tăng cao;
Chưa tạo được cơ chế để khuyền khích nhiều thành phần kinh tế cũng như
dân cư tham gia đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải sinh hoạt đô thị…
Công nghệ thu gom, vận chuyển chất thải sinh hoạt đô thị mặc dù đã được
đầu tư, cải tiến tuy nhiên vẫn còn rất lạc hậu, ảnh hưởng đến chất lượng môi
trường và sức khỏe của người lao động cũng như cộng đồng dân cư;
Mặt khác, còn nhiều yếu tố khác tác động tiêu cực đến công tác quản lý tại
các điểm thu gom rác thải trên địa bàn thành phố đặc biệt là khu vực bãi rác và các
điểm đặt thùng rác. Một số bộ phận người dân khơng có việc làm thường xuyên


thu nhặt phế liệu làm cho rác thải đổ tràn ra đường gây mất vệ sinh môi trường và
mỹ quan đô thị.
c. Nguyên nhân của những tồn tại hạn chế
- Chính quyền địa phương chưa thực sự chú trọng cơng tác bảo vệ mơi trường
vì vậy chưa có các chính sách đầu tư đồng bộ hạng mục cơng trình phục vụ cho
công tác quản lý chất thải rắn và vệ sinh mơi trường.
- Chưa có các chính sách khuyến khích tái chế, tái sử dụng các thành phần có
ích trong rác thải để sản xuất phân hữu cơ hoặc các mục đích khác.
- Chưa có các chế tài để xử lý các trường hợp trốn nộp phí vệ sinh nên dẫn
đến tình trạng thất thu hàng năm.
- Chưa có các chính sách hỗ trợ cho cơng tác truyền thơng để đảm bảo rằng
các thông tin về công tác bảo vệ môi trường đến được với người dân một cách hiệu
quả

- Đội ngũ cán bộ chuyên trách chưa đáp ứng được u cầu cơng việc, chưa có
chun mơn trong lĩnh vực quản lý, đa phần là kiêm nhiệm, các chương trình đào
tạo chun sâu, tập huấn chun mơn cịn hạn chế. Chính vì thế cho nên cơng tác
kiểm tra, giám sát chưa thực hiện đồng bộ, còn sơ sài, qua loa.
- Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan hữu quan và các đơn vị thực
hiện công tác môi trường. Như chúng ta đã biết, công tác quản lý rác thải trên địa
bàn thành phố nói riêng và cơng tác bảo vệ mơi trường nói chung muốn đạt kết quả
cao địi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan hữu quan va các đơn vị
thực hiện. Phải có sự hỗ trợ về các thủ tục hành chính, các quy định, chủ trương
cần thực hiện nhanh chóng cho phù hợp với yêu cầu cấp bách của nhệm vụ, để
tránh tình trạng cơng việc trì trệ, gây ảnh hưởng đến môi trường, sức khỏe con
người và mỹ quan đô thị.
4. Giải pháp quản lý chất thải rắn trên địa bàn thành phố Buôn Ma
Thuột
- Đẩy mạnh các Chương trình truyền thơng nâng cao ý thức của người dân.


Hiện nay vẫn cịn tình trạng người dân vứt rác bữa bãi và không đúng thời
gian đã quy định, điều này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng dịch vụ.
Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức người dân chưa thực hiện tốt trên đại
bàn thành phố. Cần giáo dục cho mọi người dân thấy được trách nhiệm của họ
trong việc tham gia tích cực vào cơng tác bảo vệ mơi trường đơ thị để từ đó
khuyến khích họ tham gia vào các hoạt động có ích nhằm giảm thiểu nguồn phát
thải rác sinh hoạt trong dân cư; tình trạng thất thu phí vệ sinh cịn xảy ra rất phổ
biến.
- Đầu tư Khu vực thu gom mới đáp ứng nhu cầu thu gom, xử lý rác trên địa
bàn:
Qua thực trạng nêu trên, việc thực hiện các biện pháp xử lý ngăn chặn và
giảm thiểu nguồn gây ô nhiễm tại Bãi chôn lấp chất thải rắn thành phố Buôn Ma
Thuột là cấp bách và cần thiết vì vậy cần thiết phải đầu tư nâng cấp và mở rộng bãi

rác để đáp ứng nhu cầu xử lý rác ngày càng tăng.
UBND thành phố Buôn Ma Thuột được UBND tỉnh giao chủ trương quy
hoạch, đầu tư xây dựng tại Công văn số 5264/UBND-CN ngày 22/10/2009, địa
điểm xây dựng dự án: Nằm phía Nam thành phố Bn Ma Thuột (xã Hịa Phú,
thành phố Bn Ma Thuột). Với diện tích: 104 ha, cơng suất thiết kế 611 tấn/ngày,
nguồn vốn: ngân sách và vốn vay ODA; Tổng mức đầu tư là 193,9 tỷ đồng, diện
tích xây dựng trực tiếp (giai đoạn I) là: 52 ha, thể tích của bãi chơn lấp hồn thiện
là: 3.400.000m3.
Dự án được thực hiện sẽ đáp ứng nhu cầu về thu gom xử lý rác thải trên địa
bàn thành phố Buôn Ma Thuột, với khoảng 550.000 người hưởng dịch vụ, tạo môi
trường ngày càng văn minh sạch đẹp. Dự án được đầu tư hệ thống xử lý rác thải
sinh hoạt và rác thải nguy hại với công nghệ phù hợp sẽ đáp ứng yêu cầu cho kế
hoạch phân loại rác thải tại nguồn triển khai hiệu quả trên địa bàn thành phố trong
thời gian tới.
- Áp dụng công nghệ mới trong việc xử lý chất thải sinh hoạt:


Hiện nay trên địa bàn tp BMT chưa đầu tư cho cơng tác tái chế rác thải,
khơng có bất cứ hệ thống xử lý, tái chế rác nào được vận hành, rác thải chỉ được
thu gom tập kết về bãi chôn lấp và xử dụng các loại chế phẩm, thuốc diệt ruồi để
hạn chế mùi hôi và côn trùng. Đây là ngun nhân làm cho mơi trường đất, nước,
khơng khí tại khu vực này bị ô nhiễm trầm trọng.
Công tác thu gom và vận chuyển chất sinh hoạt chủ yếu là thủ công, dựa vào
lao động tay chân của đội ngũ công nhân quét rác và công nhân thu gom rác. Cơng
nghệ hiện đại nhất sử dụng đó là xe chun dụng ép rác kín, cịn lại là các xe đẩy
hở và xe vận chuyển rác hở nên làm mất vệ sinh mơi trường, gây mùi hơi thối khó
chịu cho dân dư gần nơi thu gom rác và người đi đường khi có phương tiện vận
chuyển di chuyển ngang qua nhất là trong mùa mưa. Ngồi ra, với cơng nghệ thu
gom lạc hậu bằng xe đẩy tay cũng ảnh hưởng khơng nhỏ đến sức khỏe và hình ảnh
của người lao động làm việc trong ngành này.

- Chương trình xử lý rác thải tại nguồn
Hiện nay trên địa bàn thành phố Bn Ma Thuột nói riêng và trên cả nước nói
chung công tác phân loại rác ngay tại đầu nguồn chưa thực sự được quan tâm và
thực hiện. Cho dù trên thực tế ngày càng có nhiều chất thải nguy hại trộn lẫn trong
chất thải sinh hoạt và được thu gom, xử lý đa phần bằng hình thức chơn lấp như
chất thải sinh hoạt. Việc này vừa có hại cho mơi trường vừa làm gia tăng lượng khí
thải gây hiệu ứng nhà kính. Việc phân loại rác ngay tại đầu nguồn tuy chỉ là những
hành động rất nhỏ nhưng hiệu quả rất lớn, nhất là trong công tác tái chế rác thành
các loại sản phẩm hữu dụng khác phục vụ cho nhiều lĩnh vực và giúp cho việc xử
lý rác thải được triệt để, mang lại nguồn lợi lớn cho cộng đồng và môi trường.



×