Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Vấn đề độc quyền ở Việt Nam.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (296.4 KB, 11 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ QUẢN TRỊ KINH DOANH
TIỂU LUẬN
KINH TẾ VI MÔ
Chủ đề: VẤN ĐỀ ĐỘC QUYỀN Ở VIỆT NAM
Cần Thơ, 5/2005
I-M ở đ ầu
Độc quyền trong kinh doanh dù hình thành và tồn tại bằng cách nào cũng đều gây hậu
quả tiêu cực cho nền kinh tế. Độc quyền trong kinh doanh dẫn đến hình thành giá cả độc
quyền, giá cả lũng đoạn ảnh hưởng đến lợi ích của người tiêu dùng. Ở hầu hết các nước đều
tồn tại các loại độc quyền tự nhiên, độc quyền nhà nước. Ở nước ta, với xuất phát điểm thấp
và một số đặc điểm nội tại của nền kinh tế- xã hội nên vẫn còn một số ngành và lĩnh vực tồn
tại độc quyền nhà nước. Tuy nhiên nhà nước cũng đang dần hoàn thiện các cơ chế pháp luật
để kiểm soát nhằm hạn chế hiện tượng cửa quyền, lũng đoạn, lạm dụng vị trí độc quyền để
tránh gây hậu quả xấu cho xã hội.
Mặc dù nhà nước ta thừa nhận sự tồn tại của các thành phần kinh tế và khẳng định
quyền bình đẳng giữa các thành phần kinh tế trước pháp luật nhưng khi thực hiện, nhiều cơ
quan nhà nước đã không thực sự tuân thủ quy định nầy. Tình trạng phân biệt đối xử giữa các
thành phần kinh tế, đặc biệt là giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp khu vực tư nhân
là phổ biến. Bên cạnh đó, do quyền lợi địa phương, cục bộ, một số cơ quan nhà nước bằng
mệnh lệnh hành chánh của mình gián tiếp can thiệp vào hoạt động kinh doanh của các doanh
nghiệp, tạo lợi thế cho một hay một số doanh nghiệp vẫn đang diễn ra, đây là vấn đề làm nẫy
sinh độc quyền hiện nay tại nước ta.
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về độc quyền ta sẽ tìm hiểu thực hư của vấn đề độc
quyền ở Việt Nam hiện nay như thế nào và liệu xem chúng ta có biện pháp tích cực nào sắp
tới hay không.
II-Cơ sở lý luận về độc quyền
Một thị trường được xem như là độc quyền khi chỉ có một nhà cung ứng trên thị
trường đó. Đường cung của nhà sản xuất cũng chính là ngành; đường cầu của thị trường
chính là đường cầu đối với nhà độc quyền. Vì đường cầu có xu hướng dốc xuống về phía
phải, nên để bán được nhiều hàng hoá hơn nhà độc quyền phải giảm giá bán.


Không giống như trên thị trường cạnh tranh hoàn toàn, mọi quyết định của nhà cung
ứng về mặt số lượng có ảnh hưởng đến giá cả trên thị trường. Một ngành được xem là độc
quyền hoàn toàn khi nó thoả mãn hai điều kiện sau:
a)Những đối thủ cạnh tranh không thể gia nhập ngành.
b)Không có những sản phẩm thay thế tương tự.
1-Các nguyên nhân xuất hiện độc quyền: Nguyên nhân chủ yếu xuất hiện độc
quyền ở một ngành nào đó là do các doanh nghiệp
khác không thể tồn tại hay không thể gia nhập vào
ngành đó. Do vậy, những hàng rào ngăn cản sự gia
nhập ngành là nguồn gốc của sự độc quyền. Chúng ta
có thể phân loại ra những loại rào cản sau.
1.1.Chi phí sản xuất: Thông thường độc quyền
xuất hiện trong những ngành có tính kinh tế nhờ quy
mô. Trong những ngành này đường chi phí trung bình (AC) giảm dần khi sản lượng cao hơn
(hình 1). Những doanh nghiệp có quy mô lớn thường là những doanh nghiệp sản xuất với chi
phí thấp hơn những doanh nghiệp khác nhờ vào kinh nghiệm, tính kinh tế của quy mô, v.v. Do
đó, những doanh nghiệp lớn có khả năng loại trừ những doanh nghiệp khác ra khỏi ngành
bằng cách cắt giảm giá (mà vẫn có thể thu được lợi nhuận), từ đó tạo ra thế độc quyền cho
mình.
Một khi vị thế độc quyền được thiết lập, sự gia nhập ngành của các doanh nghiệp khác
sẽ rất khó khăn, bởi vì những doanh nghiệp mới thường sản xuất ở mức sản lượng thấp và
như vậy phải chịu chi phí (trung bình) cao. Những doanh nghiệp này sẽ dễ dàng bị nhà độc
quyền loại khỏi thị trường bằng cách giảm giá. Sự độc quyền hình thành từ con đường cạnh
tranh bằng chi phí như vậy được gọi là độc quyền tự nhiên.
1.2. Pháp lý : Nhiều nhà độc quyền được tạo ra từ nguyên nhân pháp lý chứ không
phải từ nguyên nhân kinh tế như trên. Chúng ta có thể thấy pháp luật tạo ra sự độc quyền dưới
dạng hai hình thức sau:
1.2.1.Pháp luật bảo hộ bằng phát minh, sáng chế. Bằng phát minh, sáng chế được
pháp luật bảo vệ là một trong những nguyên nhân tạo ra độc quyền vì luật bảo hộ bằng sáng
chế chỉ cho phép một nhà sản xuất sản xuất mặt hàng vừa được phát minh và do vậy họ trở

thành nhà độc quyền.
1.2.2.Pháp luật bảo hộ những ngành có ảnh hưởng đến an ninh quốc gia.Các ngành
công nghiệp công ích như điện, nước, thông tin liên lạc, một số kênh phát thanh, truyền hình,
v.v. sẽ được bảo hộ hay độc quyền bởi nhà nước vì chúng có vai trò quan trọng đối với an
ninh quốc gia. Những ngành này thường là các ngành có chi phí sản xuất trung bình giảm dần
khi quy mô tăng. Do vậy, chính phủ cho rằng chi phí trung bình sẽ càng thấp khi sản lượng
gia tăng và nó sẽ đạt mức thấp nhất chỉ khi tổ chức ngành này như là một nhà độc quyền
1.3.Xu thế sáp nhập của các công ty lớn: Trên thế giới hiện nay đang diễn ra xu thế
sáp nhập của các công ty lớn. Xu thế này diễn ra do những nguyên nhân sau:
1.3.1. Áp lực của việc tìm kiếm khách hàng. Việc sáp nhập của các công ty sẽ giúp
mở rộng thị trường cho từng công ty. Các công ty, sau khi sáp nhập, sẽ tận dụng được mạng
lưới phân phối có sẵn của mình và của cả những công ty trong liên minh để nâng cao thị phần
của mình và chiếm lĩnh thị trường. Do vậy, việc sáp nhập có thể tạo điều kiện thuận lợi cho
các doanh nghiệp thu tóm thị trường và hình thành vị thế độc quyền.
1.3.2. Giảm chi phí sản xuất - kinh doanh. Việc sáp nhập sẽ làm mở rộng thị trường
của các doanh nghiệp nên có thể làm tăng quy mô sản xuất cho từng doanh nghiệp. Điều này
có thể tạo ra tính kinh tế nhờ quy mô của quá trình sản xuất. Do vậy, sự sáp nhập có thể giúp
doanh nghiệp sử dụng tài nguyền về nhân lực, tiền của, v.v. có hiệu quả hơn.
1.4.Tình trạng kém phát triển của thị trường: Sự kém phát triển của thị trường sẽ dẫn
đến hàng hoá không được lưu thông một cách thông suốt. Do hàng hoá không lưu thông tốt
trên thị trường cho nên nhà cung ứng nào có điều kiện cung ứng hàng hoá cho một thị trường
nào đó mà các nhà cung ứng khác không thể với tới thì sẽ trở thành độc quyền trên thị trường
đó. Đây là hình thức độc quyền có tính cục bộ và
xảy ra ở quy mô nhỏ. Sự độc quyền như vậy thường
xuất hiện ở những vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới
hay hải đảo, v.v. .
2.Đường cầu và đường doanh thu biên: Là do
người cung ứng duy nhất một hàng hoá nào đó, nhà
độc quyền đối diện với đường cầu của thị trường, và đường cầu thị trường có xu hướng dốc
xuống từ trái sang phải. Khác với một doanh nghiệp cạnh tranh phải chấp nhận giá thị trường,

nhà độc quyền là người định giá. Nhà độc quyền có thể chọn sản xuất tại bất kỳ một mức sản
lượng nào trên đường cầu thị trường nhưng phải đánh đổi giữa sản lượng và giá bán sản
phẩm. Nhà độc quyền cung ứng càng nhiều thì giá cả sẽ càng giảm. Ta có thể mô tả sự đánh
đổi giữa giá và sản lượng của một doanh nghiệp độc quyền ở hình 2.
Để tối đa hoá lợi nhuận, nhà độc quyền sẽ chọn sản xuất mức sản lượng mà tại đó
. Sau đó, nhà độc quyền kiểm tra xem ở
mức sản lượng này giá cả (hay doanh thu bình quân)
có trang trải được các chi phí hay không. Hình 4
biểu diễn nguyên tắc tối đa hoá lợi nhuận của nhà
độc quyền.
Nhà độc quyền sẽ chọn mức sản lượng tối ưu
q
1
, tại đó đường MR cắt đường MC. Với đường cầu
D, nhà độc quyền sẽ định mức giá là P
1
, tương ứng
với điểm B, để bán hết sản lượng q
1
được sản xuất ra.
3.Chỉ số Lerner:Khác với thị trường cạnh tranh hoàn hảo, nhà độc quyền là người ấn
định giá. Sau khi đã quyết định sản xuất q1, nhà độc quyền niêm yết giá P1 vì biết rằng người
tiêu dùng sẽ tiêu thụ đúng q1. Chúng ta cũng nên lưu ý rằng trong khi doanh nghiệp cạnh
tranh định giá bằng với chi phí biên thì nhà độc quyền định giá cao hơn chi phí biên do giá cả
của nhà độc quyền lớn hơn doanh thu biên. Do vậy, để đo lường sức mạnh độc quyền các nhà
kinh tế xem xét mức độ chênh lệch giữa giá độc quyền và chi phí biên ở tại mức sản lượng
mà nhà độc quyền có lợi nhuận là tối đa. Cụ thể, sức mạnh độc quyền được biểu hiện bằng
chỉ số Lerner (tại điểm tương ứng với lợi nhuận tối đa của nhà độc quyền) như sau:
.
trong đó: L là chỉ số Lerner. Chỉ số Lerner luôn có giá trị nằm giữa 0 và 1. Đối với doanh nghiệp hoạt động trong thị trường cạnh tranh

hoàn hảo, ở mức sản lượng tương ứng với lợi nhuận tối đa thì nên . Đối với nhà độc quyền, L luôn dương vì
. Nếu L càng lớn, sức mạnh độc quyền càng lớn vì khi đó giá bán càng lớn hơn MC
4.Lợi nhuận độc quyền: Lợi nhuận độc quyền
có thể được xem như là phần trả công cho các nhân tố
hình thành nên sự độc quyền như: phát minh, sáng chế,
vị trí thuận lợi hay sự năng động của nhà độc quyền.
Chính vì vậy, một số doanh nghiệp khác sẽ sẵn sàng trả
một số tiền để sang nhượng bản quyền các phát minh,
sáng chế, v.v. nhằm kiếm được lợi nhuận tiềm năng
của vị thế độc quyền. Một khi quyền độc quyền được
sang nhượng thấp hơn giá trị thị trường thực tế, người được sang nhượng sẽ được hưởng lợi.
Tuy nhiên, vị thế độc quyền không bảo đảm cho doanh nghiệp chắc chắn thu được lợi nhuận.
Điều này còn phụ thuộc vào mối quan hệ giữa chi phí trung bình và đường cầu đối với sản
phẩm của nhà độc quyền. Hình 4 cho thấy nhà độc quyền có thể thu được lợi nhuận độc
quyền khi chọn mức sản lượng tối đa hoá lợi nhuận. Tại mức sản lượng này, đường AC của
nhà độc quyền nằm dưới đường cầu. Bây giờ, chúng ta sẽ xem xét trường hợp nhà độc quyền
không thể thu được lợi nhuận độc quyền do đường AC nằm trên đường cầu (hình 5).
5.Không có đường cung trong độc quyền: Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo,
đường cung của doanh nghiệp chính là đường chi phí
biên. Tổng hợp đường cung của từng doanh nghiệp ta có
đường cung của ngành. Trong độc quyền, cách xây dựng
đường cung như trên không thể thực hiện được. Mức
cung của doanh nghiệp còn phụ thuộc vào đường cầu và
doanh thu biên. Với một đường cầu cố định, "đường
cung" độc quyền chỉ là một điểm, điểm kết hợp giữa giá
và sản lượng tại đó MR = MC (điểm B trong các hình 4
và 5). Nếu đường cầu dịch chuyển, đường MR sẽ dịch
chuyển theo và một mức sản lượng tối đa hoá lợi nhuận mới sẽ được chọn. Tuy nhiên, nối các
điểm cân bằng này lại để hình thành một "đường cung" sẽ không có ý nghĩa. Hình dạng
đường này sẽ rất kỳ lạ, phụ thuộc vào độ co giãn của đường cầu thị trường khi nó dịch

chuyển. Như vậy, doanh nghiệp độc quyền không có một "đường cung" xác định (hình 6).
5. Độc quyền và vấn đề phân bổ nguồn tài nguyên xã hội Sự xuất hiện của độc
quyền có thể làm giảm đi tính hiệu quả của việc phân bổ nguồn tài nguyên xã hội bởi vì nhà
độc quyền có thể giảm sản lượng để có giá cao hơn. Việc giảm
sản lượng có thể làm cho doanh nghiệp có lợi hơn nhưng người
tiêu dùng sẽ bị thiệt hại. Bây giờ, chúng ta hãy so sánh giá cả và
sản lượng của doanh nghiệp độc quyền và ngành cạnh tranh để
từ đó xác định "chi phí xã hội của độc quyền".
Để có thể so sánh, chúng ta giả định rằng một thị trường
độc quyền có thể vận hành như một ngành cạnh tranh. Giả sử
thị trường cạnh tranh và nhà độc quyền có cùng một đường chi
phí biên (MC). Trong thị trong cạnh tranh, giá bằng với chi phí
biên, tương ứng với giá cạnh tranh PC và sản lượng QC, tại đó
đường MC cắt đường cầu (P = MC) (hình 7). Khi xuất hiện độc quyền, nhà độc quyền chọn
mức sản lượng qM mà tại đó MR = MC, nên giá độc quyền PM sẽ cao hơn chi phí biên hay
giá cạnh tranh. Sức mạnh độc quyền dẫn đến giá cao hơn và sản lượng bị giảm còn QM. Do
giá cao hơn nên người tiêu dùng giảm lượng mua từ QC xuống còn QM và như vậy, thặng dư
tiêu dùng bị mất đi một khoảng tương đương với diện tích (A+B) trên hình 7.
Ngoài ra, xã hội còn có thể phải chịu chi phí khác ngoài phần thiệt hại xã hội B và C.
Đó là, doanh nghiệp còn có thể phải chi thêm một khoản chi phí lớn không hiệu quả về mặt
xã hội để dành duy trì hoặc để thể hiện sức mạnh độc quyền của mình. Chi phí này có thể bao
gồm chi phí quảng cáo, vận động hành lang và những tranh thủ pháp lý để tránh sự điều tiết
của chính phủ hay chống "Luật chống độc quyền". Nhà độc quyền cũng có thể lắp đặt thêm
những nhà máy thừa công suất để tận dụng tính kinh tế nhờ quy mô, v.v.
6.Độc quyền và vấn đề phân biệt giá cả:Khác với thị trường cạnh tranh, một nhà
độc quyền có khả năng ấn định các mức giá khác nhau đối với nhiều người tiêu dùng khác
nhau. Ta gọi trường hợp này là phân biệt giá. Sự phân biệt giá có thể làm tăng lợi nhuận của
nhà độc quyền so với việc định một mức giá duy nhất cho tất cả sản phẩm của mình.
6.1.Chính sách phân biệt giá hoàn toàn: là chính sách mà trong đó nhà độc quyền ấn
định cho mỗi (nhóm) khách hàng một mức giá tối đa mà người đó có thể trả. Mức giá đó gọi

là giá sẵn sàng trả hay giá đặt trước của người tiêu dùng.
Nếu nhà độc quyền có thể xác định rõ nhu cầu của từng khách hàng hay từng nhóm

×