Tải bản đầy đủ (.doc) (90 trang)

khoá luận tốt nghiệp Tác động của mạng xã hội đến hệ thống báo in của lực lượng công an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.24 MB, 90 trang )

MỤC LỤC
Trên báo An ninh Thủ đô, số ra ngày 30/3/2014, trang Bạn đọc của Báo có
đăng bài “Một cô gái giả mạo facebook của diễn viên Diễm Hương để vay
tiền: Có phạm tội lừa đảo không?”. Tác giả bài báo dẫn nguồn tin từ mạng xã
hội facebook của diễn viên Diễm Hương. Theo đó, thông tin từ đây cho biết
tại vòng xoay thành phố Vũng Tàu ngày 25/3/2014 xảy ra vụ tai nạn giao
thông, người bị nạn là diễn viên Diễm Hương. Do chưa có người thân ở nước
ngoài gửi tiền về kịp nên thông qua facebook, người viết trạng thái trên
facebook kêu gọi bạn bè của Diễm Hương, phần lớn là giới nghệ sĩ quyên
góp, cho vay mượn tiền để chạy chữa. Sau đó, cơ quan chức năng đã phát
hiện thông tin từ trang facebook mang tên Diễm Hương này là giả mạo, do
một cô gái tại thành phố Hồ Chí Minh đang là sinh viên, thiếu tiền đóng học
phí thực hiện....................................................................................................44
Trong khi nhiều tờ báo in, báo mạng khác chỉ đưa tin sự việc dừng lại ở đây
thì Báo An ninh Thủ đô có thêm các ý kiến của bạn đọc, luật sư, bình luận,
đưa ra quan điểm về vụ việc xem đây có phải là hành vi lừa đảo không, nhằm
tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho bạn đọc. Từ đó, bạn đọc hiểu và có thể
tự rút ra kết luận trong những vụ việc tương tự hoặc tránh gây ra các vụ việc
giống như trên. Việc khai thác nội dung ý tưởng đề tài như trên là rất hợp lý,
có ý nghĩa và mang tính định hướng cao.........................................................44
Trang Thể thao báo in An ninh Thủ đô số ra ngày 22/3/2014 cũng có tin sâu
lấy ý tưởng từ thông tin trên mạng xã hội với tít bài: “Không mua được vé:
Cổ động viên Quảng Ninh tố ban tổ chức sân tuồn vé ra chợ đen”. Mở đầu tin,
tác giả Băng Tâm trích nguồn: “Trên diễn đàn lẫn trang mạng xã hội của Hội,
các CĐV Quảng Ninh cho rằng BTC Cẩm Phả đã "găm vé để tuồn ra chợ
đen", và "ghẻ lạnh CĐV đội nhà”. Tiếp theo sau là các thông tin diễn giải do
sức chứa của sân vận động quá nhỏ, ý kiến đánh giá của cổ động viên, giá vé
“chợ đen”… nhằm phản ánh mặt trái của hoạt động bán vé bóng đá tại sân
vận động này. Tác giả không bình luận cũng như nêu ra các đánh giá cá nhân
mà chỉ mở rộng, khai thác thêm thông tin xung quanh thông tin đã đăng tải
trên mạng để công chúng tự suy ngẫm, phán xét, lên án hoặc đồng tình........45




1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, mạng xã hội cũng phát
triển nhanh chóng. Với khả năng liên kết các thành viên xã hội không giới
hạn, mạng xã hội không chỉ là nơi để nhóm cộng đồng có nhu cầu kết nối với
nhau trò chuyện, tâm sự những vấn đề riêng tư, mà ở đó còn có những thông
tin mang tính xã hội rất có giá trị. Chỉ cần một động tác click chuột, vài phút,
thậm chí vài giây sau, thông tin người chia sẻ đã đầy ắp trên các trang mạng
và được các thành viên đón nhận nhiệt tình đón nhận, bình luận, đánh giá.
Cùng với khả năng liên kết, tốc độ lan truyền nhanh chóng của thông tin trên
mạng xã hội đã trở thành nguồn thông tin hữu ích đối với báo chí- một loại
hình truyền thông luôn cần tính thời sự và nguồn tin rộng lớn.
Cộng đồng mạng gồm nhiều thành viên, hoạt động trên nhiều lĩnh vực
khác nhau của cuộc sống. Và mỗi thành viên ấy lại có những kiến thức vô
cùng phong phú về lĩnh vực chuyên môn của họ. Trong khi đó, nhà báo và cơ
quan báo chí, dù có nhanh nhạy đến bao nhiêu cũng khó có thể bao quát được
mọi thông tin của đời sống xã hội. Vì lẽ đó, báo chí và mạng xã hội có mối
quan hệ mật thiết với nhau. Báo chí sử dụng mạng xã hội như một nguồn khai
thác thông tin, nguồn đề tài mới mẻ cho mình. Những nhà báo hiện đại cũng
chính là những thành viên tích cực của các mạng xã hội. Họ có thể là nguồn
tin nhưng cũng có thể là những người khai thác thông tin.
Từ việc làm quen với blog, một trong những trang mạng xã hội đầu tiên
xuất hiện ở Việt Nam và bắt đầu với việc cung cấp những thông tin bằng ngôn
ngữ viết đơn thuần, những cư dân mạng Việt Nam đã nhanh chóng có nhiều
“ngôi nhà chung” trên mạng như: Facebook, Twitter, các diễn đàn: lamchame,
webtretho… với việc đăng tải các thông tin bằng lời nói, bằng hình ảnh sinh

động, lôi cuốn, có sức tác động lớn đối với xã hội.


2

Tuy nhiên, cũng giống như bất kỳ một nguồn tin nào khác, thông tin từ
mạng xã hội có thể có những thiếu xót, sai lệch.
Thomas Friedman, tác giả cuốn sách nổi tiếng “Thế giới phẳng” trong
cuộc đối thoại với các chính trị gia, các sinh viên… tại Việt Nam ngày
6/5/2014 cho biết: “Tôi từng thề không bao giờ vào Facebook. Cách đây vài
năm tôi có 3 lời thề: Không bao giờ vào Facebook, không bao giờ vào Twitter
và không bao giờ hút thuốc” Nhưng ông đã phá bỏ 2 lời thề đầu tiên vì yêu
cầu công việc của một nhà báo New York Times (tờ báo thu hút phản hồi rất
mạnh). Nói vậy không có nghĩa hiện ông là con nghiện Facebook. “Nhiều khi
tôi phải thoát thư điện tử, tắt Facebook và ngăn mình không đọc 400 lời bình
luận của độc giả trên New York Times rồi mới có thể làm việc được” Friedman chia sẻ - “Những thứ đó quá ồn ào”. Mạng xã hội có sức hấp dẫn
đặc biệt với người dân, và báo chí không nằm ngoài sự tác động này.
Nhưng thực tế đã chứng minh, khi sử dụng thông tin trên mạng xã hội
thiếu kiểm chứng cẩn trọng có thể dẫn đến những sai lầm đáng tiếc, có thể
ảnh hưởng đến uy tín, sự nghiệp của người làm báo cũng như cơ quan báo
chí. Bởi vậy, kiểm chứng thông tin cho xác thực là một yêu cầu bắt buộc đối
với nhà báo, cơ quan báo chí khi lấy tin từ mạng xã hội để tránh những sai
xót, nhất là khi khai thác thông tin từ mạng xã hội ngày càng trở nên phổ biến
và xảy ra nhiều sai xót. Chính vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài “Tác động của
mạng xã hội đến hệ thống báo in của lực lượng công an” cho luận văn của
mình, khảo sát Báo Công an nhân dân, An ninh Thủ đô và Công an Nghệ An
từ tháng 3-2013 đến tháng 3-2014. Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu một
cách đầy đủ, toàn diện và khoa học về nội dung này.
2. Tình hình nghiên cứu
Vì đây là vấn đề mới, đang được trao đổi thảo luận nên số lượng công

trình nghiên cứu sâu dưới dạng luận án, luận văn chưa nhiều.


3

Khóa luận, luận văn, luận án:
- Luận văn Thạc sĩ Báo chí học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền
(2011) của Nguyễn Thị Cẩm Nhung với đề tài “Tác động của mạng xã hội đối
với báo mạng điện tử ở nước ta hiện nay”. Tác giả đã tìm hiểu nhận thức
chung về mạng xã hội, ảnh hưởng của mạng xã hội đến báo mạng điện tử trên
các mặt:
+ Tác động đến cách thức thu thập thông tin của báo mạng điện tử
+ Tác động đến nội dung thông tin của báo mạng điện tử
+ Tác động tạo sức ép đối với báo mạng điện tử, tác động đến xu
hướng tương tác của báo mạng điện tử với mạng xã hội nhưng tác giả chưa
làm rõ được tác động này ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả hoạt động của
tờ báo mạng, đến tâm lý công chúng cũng như gây khó khăn cho cơ quan
quản lý. Luận văn thạc sĩ cũng đã làm rõ được điểm tương đồng giữa mạng xã
hội với báo mạng điện tử. Tác giả Nguyễn Thị Cẩm Nhung mới chỉ dừng lại ở
việc phân tích những tác động của mạng xã hội đến báo mạng điện tử nói
chung, một số khía cạnh có sự trùng lặp.
- Luận văn Thạc sỹ Báo chí học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền
(2013) của Dương Nam Hoàng với đề tài “Tác động của mạng xã hội đến việc
xử lý thông tin của báo mạng điện tử Việt Nam” đã làm khá rõ nhưng tác
động tích cực và tiêu cực của mạng xã hội đến việc xử lý thông tin của báo
mạng điện tử Việt Nam hiện nay, thể hiện trên các khía cạnh như: là nguồn đề
tài cho báo mạng điện tử, giúp báo mạng điện tử tương tác tốt hơn với bạn
đọc, tác động đến… Đặc biệt, những giải pháp tác giả Dương Nam Hoàng
đưa ra khá cụ thể và mang tính khả thi cao.
- Khóa luận tốt nghiệp (2013), Học viện Báo chí và Tuyên truyền của

Nguyễn Minh Hải với đề tài: “Sử dụng và kiểm chứng thông tin trên mạng xã
hội trong tác phẩm báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay”. Thành công của


4

khóa luận này là nêu tương đối chi tiết về các đặc trưng, đặc điểm của mạng
xã hội, điểm tương đồng của mạng xã hội và báo mạng điện tử cũng như thực
trạng sử dụng, kiểm chứng thông tin của báo mạng điện tử khi khai thác thông
tin từ mạng xã hội hiện nay. Tác giả đã khảo sát, nghiên cứu rất công phu các
tác động tiêu cực của thông tin từ mạng xã hội. Tuy nhiên, các giải pháp đưa
ra của luận văn còn chung chung, cứng nhắc.
Đề tài khoa học cấp Bộ (2008) của Cục Báo chí- Bộ Thông tin và
Truyền thông với chủ đề “Nghiên cứ xu thế phát triển báo chí Việt Nam đến
năm 2015 và 2020” đề cập đến trách nhiệm cá nhân của những thông tin được
đăng trên mạng xã hội với danh nghĩa cá nhân và đề ra các giải pháp.
Các bài báo:
- Tác giả Đinh Phong trong bài viết “Những người làm báo cần phải có
một tầm vóc văn hóa tương xứng” cho rằng: “Tầm vóc văn hóa đối với người
làm báo là yêu cầu đối với những người phụ trách báo, đài và những người
trực tiếp viết bài báo” và “Nội dung của tờ báo, đài phải tôn trọng những quy
định của cơ quan quản lý và cách nghĩ, cách sống văn hóa của dân tộc ta”, đề
cao trách nhiệm của người làm báo trước biển thông tin khổng lồ.
- Tiến sĩ Nguyễn Thị Trường Giang, Học viện Báo chí và Tuyên truyền
với bài viết “Tác động của truyền thông xã hội đối với báo chí” đưa ra những
đặc điểm của mạng xã hội và ý nghĩa vai trò của mạng xã hội đối với hoạt
động báo chí một cách rõ ràng, khoa học và đầy đủ.
- TS. Nguyễn Thành Lợi, “Nghiên cứu, trao đổi: Sự vận động và phát
triển của báo chí hiện đại trong môi trường hội tụ truyền thông”, đề cập đến
xu hướng hội tụ truyền thông trong môi trường truyền thông mới và những

thách thức đặt ra với người làm báo, cơ quan báo chí.
Ngoài ra, còn có nhiều bài tham luận trong các kỷ yếu hội thảo, các
khóa luận, luận văn, bài viết trên các báo, tạp chí… khác cũng đề cập đến mối


5

quan hệ giữa mạng xã hội và báo chí, mặc dù chỉ là một khía cạnh nhỏ. Tuy
nhiên, từ trước tới nay chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu, đề cập
đầy đủ và toàn diện đến tác động của mạng xã hội đến hệ thống báo in của lực
lượng công an. Tình hình nghiên cứu này đặt ra cho tác giả những thuận lợi
như: tìm hiểu thực trạng tác động và đề xuất những giải pháp mới, theo quan
điểm cá nhân, nhưng cũng đặt ra thách thức là nguồn tài liệu lý luận liên quan
đến vấn đề này chưa nhiều, chưa hệ thống, có thể dẫn đến nhận thức chưa đủ
sức thuyết phục.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu:
Mục đích nghiên cứu của đề tài là thông qua khảo sát tác động của
mạng xã hội đến hệ thống báo in của lực lượng công an, cụ thể là trên các
báo: Công an nhân dân, An ninh Thủ đô và Công an Nghệ An. Từ đó đề xuất
những kiến nghị và giải pháp nhằm hạn chế tác động tiêu cực và phát huy,
khai thác các tác động tích cực.
- Tìm hiểu về thực trạng tác động của mạng xã hội đến hệ thống báo in
của lực lượng công an.
- Phân tích, đánh giá tác động tích cực và tiêu cực tới hoạt động của
báo in, của cơ quan báo chí và người làm báo.
- Đề xuất các giải pháp nhằm phát huy tác động tích cực và hạn chế tác
động tiêu cực để nền báo chí nước nhà phát triển bắt kịp với xu thế chung của
thế giới nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc, giữ gìn sự trong sáng
của tiếng Việt…

Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, tác giả luận văn phải thực hiện
những nhiệm vụ nghiên cứu sau đây:


6

- Khái quát hệ thống những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến đề
tài: mạng xã hội, tác động của mạng xã hội tới hệ thống báo in của lực lượng
công an.
- Khảo sát và phân tích thực trạng tác động của mạng xã hội đến hoạt
động của báo in trên Báo Công an nhân dân, An ninh Thủ đô, Công an Nghệ An.
- Đề xuất một số kiến nghị và giải pháp hạn chế tác động tiêu cực của
mạng xã hội đến hệ thống báo in của lực lượng công an.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Tác động của mạng xã hội đến hệ thống báo in của lực lượng công an.
Tác giả sẽ tập trung tìm hiểu, nghiên cứu mạng xã hội tác động tích cực, tiêu
cực, làm thay đổi diện mạo, nội dung, tổ chức của hệ thống báo in lực lượng
công an như thế nào.
- Tác động của mạng xã hội tới hoạt động của nhà báo và cơ quan báo chí.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu tác động của mạng xã hội đến hệ thống báo
in trên Báo Công an nhân dân, An ninh Thủ đô, Công an Nghệ An.
Lý do tác giả luận văn chọn tờ báo trên là vì đây là những tờ báo hàng
đầu, tiên phong trong việc hội nhập, chịu sự tác động trực tiếp của mạng xã
hội và mang những đặc thù riêng.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh

về báo chí, những vấn đề liên quan đến nguyên tắc hoạt động của báo chí.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện được mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu trên, tác giả luận
văn đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu chính sau đây:


7

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: dùng để xem xét, phân tích thông
tin có trong tài liệu từ đó kế thừa những giá trị vốn có, rút ra dữ liệu để so
sánh đối chiếu.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: để xử lý các dữ liệu thu thập trong
quá trình khảo sát.
- Phương pháp phỏng vấn sâu một số lãnh đạo, nhà báo… về tác động
của mạng xã hội tới hệ thống báo in của lực lượng công an.
- Phương pháp phỏng vấn anket: Phỏng vấn các nhà báo thuộc 3 tờ báo
khảo sát về tác động của nó đến hoạt động của nhà báo, sản phẩm báo chí.
6. Đóng góp mới của luận văn
Sau khi hoàn thiện, luận văn có đóng góp mới về:
- Đánh giá, phân tích một cách hệ thống, khoa học về tác động của
mạng xã hội tới hệ thống báo in của lực lượng công an.
- Kiến nghị biện pháp hạn chế tác động tiêu cực của mạng xã hội tới hệ
thống báo in của lực lượng công an.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Ý nghĩa lý luận:
- Hệ thống hóa các khái niệm liên quan đến truyền thông, mạng xã hội
và báo chí.
- Kiến nghị các biện pháp hạn chế tác động tiêu cực của mạng xã hội
đến hệ thống báo in của lực lượng công an.
Ý nghĩa thực tiễn:

- Luận văn sau khi hoàn thành là tài liệu tham khảo có giá trị cho các
nhà nghiên cứu, học viên, sinh viên báo chí, nhà báo…
- Là tài liệu tham khảo cho các cơ quan báo chí hoạt động trong môi
trường truyền thông mới.


8

8. Kết cấu của luận văn
Ngoài Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, nội dung chính
của luận văn được kết cấu thành 3 chương, bao gồm:
- Chương 1: Mạng xã hội và tác động của nó đến hệ thống báo in của
lực lượng công an
- Chương 2: Thực trạng tác động của mạng xã hội đến hệ thống báo in
của lực lượng công an
- Chương 3: Những vấn đề đặt ra và một số kiến nghị, giải pháp


9

Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ BÁO CHÍ VÀ MẠNG XÃ HỘI
1.1. Khái niệm
1.1.1. Mạng xã hội
Từ năm 1976, nữ hoàng Anh Alizabeth đã biết sử dụng mạng xã hội để
gửi đi những bức thư điện tử đầu tiên, từ đó đánh dấu sự đột phá trong lĩnh
vực truyền thông. Tuy nhiên, đến đầu năm 1990, trên thế giới mới có nà cung
cấp dịch vụ internet chính thức. Sự phát triển của internet tạo ra một “thế giới
phẳng” với xa lộ thông tin kết nối toàn cầu. Trên nền tảng đó, các mạng xã
hội cũng ra đời khiến các phương tiện truyền thông nhỏ bé như chiếc điện

thoại di động trở thành vật bất ly thân của con người trong xã hội hiện đại.
Mạng xã hội đã trở thành một khái niệm quen thuộc đối với hàng triệu người.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau về khái niệm mạng xã hội.
Bộ phim The Social Network có đưa ra một xu hướng của con người
hiện đại: “Ngày xưa chúng ta sống trong hang động, sau đó sống trong thành
phố, bây giờ chúng ta sống trên mạng”. Theo một nghiên cứu gần đây, năm
2012, trên toàn cầu có khoảng 10,5 tỷ phút mỗi ngày vào mạng xã hội
facebook. Và chỉ tính riêng ở Việt Nam, đến tháng 8/2013, nước ta có 19,6
triệu người dùng facebook, chiếm 21,42% dân số và chiếm tới 71,4% người
sử dụng internet. Việt Nam cũng là nước thứ 16 trên thế giới về tỷ lệ tăng
trưởng người sử dụng facebook hiện nay.
Thành công của mạng xã hội được lý giải bởi nhiều nguyên nhân như:
kết nối và chia sẻ đơn giản và dễ dàng do giao diện, chức năng và thói quen
của người dùng. Hơn hết, khi tham gia mạng xã hội, cá nhân được thể hiện
“cái tôi” của mình. Đây là môi trường quá lý tưởng để thể hiện bản thân và
gây sự chú ý. Bên cạnh đó, mạng xã hội còn là nơi giải trí cho mọi người.


10

Trong bài viết “Mạng xã hội- Cộng đồng không khoảng cách” đăng
trên tạp chí Marketing số tháng 2-2009, tác giả Hà Linh đưa ra khái niệm:
“Mạng xã hội là một xã hội ảo, một cộng đồng trực tuyến- nơi các thành viên
giao lưu và chia sẻ thông tin với nhau thông qua các công cụ trực tuyến do
mạng cung cấp như: email, blog, chat, tin nhắn, diễn đàn…”.
Trên website saga.vn, tác giả nick name saganor lại đưa ra khái niệm về
mạng xã hội một cách khá kỹ thuật như sau: “Mạng xã hội (tiếng Anh là
Social Networking site) là một cộng đồng trực tuyến hay mạng lưới gồm
nhiều điểm (note) và dây (tie): cá nhân tại các vị trí khác nhau được liên kết
bởi “dây” quan hệ ở các cấp khác nhau”.

Bàn đến khái niệm này, PGS.TS

Mai Quỳnh Nam lại cho rằng:

“Không nên hiểu mạng xã hội chi ở khía cạnh thông tin điện tử. Mạng xã hội
cỏ thể hỉnh dung như là khái niệm chỉ mối quan hệ liên đới giữa con người
với nhau về một vấn đề nào đó trong xã hội”.
Quan điểm của PGS.TA Mai Quỳnh Nam khá gần với ý kiến của tác
giả nước ngoài Peter K.Ryan trong cuốn sách “Social networìđng” (The
Rosen Publishing Group). Theo Peter, mạng xã hội là một nhổm người kết nổi
vì một lý do cụ thể nào đấy. Một ví dụ điển hình nhất cho khái niệm này là
một nhóm bạn. Ngoài ra, trường học, doanh nghiệp, thành phố, đất nước... là
những dạng thức khác của mạng xã hội. Với việc phát minh ra radio, tivi, và
đặc biệt là Internet, con người có thể thiết lập và duy trì sự liên kết vượt qua
những giới hạn về không gian trong lịch sử trước đây. Khả năng giao tiếp
vượt qua biên giới đã tạo ra những dạng thức mạng xã hội mới.
Trong khi đó, theo Nghị định 97/2008/NĐ-CP của Chính phủ về quản
lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin điện tử trên internet thì
mạng xã hội được hiểu như sau: “Dịch vụ mạng xã hội trực tuyến là dịch vụ
cung cấp cho cộng đồng rộng rãi người sử dụng khả năng tương tác, chia sẻ,


11

lưu giữ và trao đổi thông tin với nhau trên môi trường Internet bao gồm dịch
vụ tạo blog, diễn đàn, trò chuyện trực tuyến và các hình thức tương tác khác”
[Nghị định 97/2008/NĐ-CP, tr41].
Nói cách khác, mạng xã hội là dịch vụ kết nối các thành viên có cùng
sở thích trên internet với nhiều mục đích khác nhau không phân biệt không
gian và thời gian. Trong luận văn này, tác giả sử dụng khái niệm mạng xã hội

theo Nghị định 97/2008/NĐ-CP của Chính phủ, bởi đây là văn bản Nhà nước
chính thống, giám sát, quản lý lĩnh vực này.
Mạng xã hội có những tính năng như chat, e-mail, phim ảnh, voice
chat, chia sẻ file, blog, diễn đàn và xã luận. Các dịch vụ này có nhiều phương
cách để các thành viên tìm kiếm bạn bè, đối tác: dựa theo group (ví dụ như
tên trường hoặc tên thành phố), dựa trên thông tin cá nhân (như địa chỉ e-mail
hoặc screen name), hoặc dựa trên sở thích cá nhân (như thể thao, phim ảnh,
sách báo, hoặc ca nhạc), lĩnh vực quan tâm: kinh doanh, mua bán...
Hiện nay thế giới có hàng trăm mạng mạng xã hội khác nhau, với
MySpace và Facebook nổi tiếng nhất trong thị trường Bắc Mỹ và Tây Âu;
Orkut và Hi5 tại Nam Mỹ; Friendster tại Châu Á và các đảo quốc Thái Bình
Dương. Mạng xã hội khác gặt hái được thành công đáng kể theo vùng miền
như Bebo tại Anh Quốc, CyWorld tại Hàn Quốc, Mixi tại Nhật Bản và tại
Việt Nam xuất hiện rất nhiều các mạng xã hội như: Zing Me, YuMe,
Tamtay... và hiện thu hút hàng triệu người trên khắp thế giới tham gia.
Ở Việt Nam, các mạng xã hội thu hút đông đảo thành viên tham gia là:
Facebook, Zingme, Youtube, và trước đây là blog.
1.1.2. Hệ thống, hệ thống báo in của lực lượng công an
Khái niệm hệ thống:
Tác giả Đỗ Thanh Thúy trong bài viết “Khái niệm hệ thống” đăng trên
trang tin điện tử doanhnhanhanoi.net ngày 23/11/2013 cho rằng: “Hệ thống là


12

một tập hợp nhiều phần tử ( đơn vị, bộ phận ) và các phần tử đó phải có liên
kết , tương tác lẫn nhau”. Do đó, điều kiện để có hệ thống là cần có ít nhất hai
phần tử trở lên và điều kiện đủ là các phần tử này phải có quan hệ tương tác
lẫn nhau.
Theo Nguyễn Thiện Giáp (chủ biên). Dẫn luận ngôn ngữ học. Nxb

Giáo dục, H., 1998, trang 52–55, theo cách hiểu chung, "hệ thống" là một thể
thống nhất bao gồm các các yếu tố có quan hệ và liên hệ lẫn nhau. Mỗi đối
tượng trọn vẹn làm một hệ thống, chẳng hạn: một cái cây, một con vật, một
gia đình v.v... Nói đến hệ thống, cần phải nói đến hai điều kiện: Tập hợp các
yếu tố; Những mối quan hệ và liên hệ lẫn nhau giữa các yếu tố đó. Cần phân
biệt hệ thống với những tập hợp ngẫu nhiên các yếu tố không có quan hệ tất
yếu nào đối với nhau. Một đống củi cũng gồm rễ cây, thân cây, cành cây, lá
cây... không tạo thành cái cây (hệ thống) mà chỉ là đống củi. Vài ba người
ghép lại ở với nhau cũng không thành gia đình, bởi vì họ thiếu những quan hệ
thuộc về gia đình.
Hệ thống là gì? Có thể lựa chọn nhiều cách khác nhau với phạm trù hệ
thống. Chẳng hạn như “Hệ thống là các tập hợp có trật tự bên trong (hay bên
ngoài) của các yếu tố có liên hệ (hay tác động lẫn nhau)” hoặc như “hệ thống,
tức là một tổng thể gồm nhiều yếu tố (bộ phận) quan hệ và tương tác với nhau
và với môi trường xung quanh một các phức tạp”... Tác giả V. P. Cuzơmin
trong cuốn Nguyên lý hệ thống trong lý luận và phương pháp luận của C. Mác
đã nhận xét: “Dù cho khái niệm hệ thống được xác định theo nhiều cách khác
nhau, thì người ta vẫn thường hiểu rằng, hệ thống là một tập hợp những yếu tố
liên hệ với nhau, tạo thành sự thống nhất ổn định và tính chỉnh thể, có những
thuộc tính và những quy luật tích hợp”.
Hệ thống chính là một thể thống nhất. Đó là bản chất riêng của nó, là
cái cốt lõi mà người ta hay gọi là nguyên lý tính hệ thống. Song, tính hệ thống
không quy giản về tính thông nhất, chỉnh thể, chỉnh hợp. Tính hệ thống còn là
tính thống nhất đa dạng. Mặt khác, hệ thống có bản tính đa chức năng.


13

Theo Từ điển Tiếng Việt, hệ thống là tập hợp nhiều yếu tố, đơn vị cùng
loại hoặc cùng chức năng, có quan hệ hoặc liên hệ với nhau chặt chẽ, làm

thành một thể thống nhất.
Trong luận văn này, tác giả sử dụng khái niệm hệ thống theo từ điển
Tiếng Việt bởi cách lý giải dễ hiểu và hợp lý.
Hệ thống báo in của lực lượng công an:
Để tìm hiểu khái niệm hệ thống báo in, trước hết cần hiểu báo in là gì?
Điều 6, chương 1, Luật Báo chí năm 2009 quy định, báo in là loại hình báo
chí sử dụng chữ viết, tranh ảnh, thực hiện bằng phương tiện in phát hành đến
người đọc ( bao gồm: báo, tạp chí, bản tin thời sự, bản tin thông tấn).
Từ đó, hệ thống báo in của lực lượng công an là tập hợp các ấn phẩm
báo in của lực lượng công an có yếu tố liên hệ với nhau, cùng có cơ quan chủ
quản thuộc ngành công an. Hệ thống báo in của lực lượng công an có nhiệm
vụ tuyên truyền cho đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, các quy
định, quy chế riêng của ngành công an, phản ánh các lĩnh vực của đời sống xã
hội, góp phần xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa dân chủ, công bằng, văn
minh và tiến bộ. Hệ thống các tờ báo in này đều được phát hành định kỳ và
nhất quán về mục tiêu, lý tưởng, nhiệm vụ tuyên truyền.
Trong khuôn khổ của luận văn này, tác giả chỉ nghiên cứu hệ thống báo
in của lực lượng công an thông qua việc tìm hiểu đặc điểm, thuộc tính, quy
luật chung của 3 tờ báo in gồm: Báo Công an nhân dân (cơ quan ngôn luận
của Bộ Công an), Báo An ninh Thủ đô (cơ quan ngôn luận của Công an thành
phố Hà Nội) và Báo Công an Nghệ An (cơ quan ngôn luận của Công an tỉnh
Nghệ An).
1.1.3. Tác động
Tác động là một trong những thuật ngữ được dùng trong nghiên cứu
của chúng tôi. Có rất nhiều cách hiểu về thuật ngữ "tác động".


14

Trên quan điểm đánh giá trong giáo dục, Weiss đã định nghĩa "Tác

động là kết quả của một chương trình (ví dụ: đó là kết quả thu được đối với
những người tham dự một chương trình trừ đi những gì thu được của nhóm
người không tham dự chương trình)"(1998:331). Cũng chính bà sau đó đã mở
rộng khái niệm này thành "Tác động có thể coi như là những kết quả của một
chương trình tới một cộng đồng lớn hơn".
"Tác động (cũng có thể xem như là kết quả) có thể như dự định hoặc
không như dự định; có thể là những tác động tích cực hoặc tiêu cực; có thể đạt
được ngay hoặc đạt được sau một thời gian nhất định; và có thể kéo dài hoặc
không kéo dài. Tác động có thể quan sát được, đo đếm được trong suốt quá
trình thực thi, khi dự án kết thúc hoặc sau một thời gian khi kết thúc dự án"
(Department for International Development (DFID) Glossary of terms 1998)
Trong nghiên cứu của mình, chúng tôi thống nhất khái niệm tác động
như sau: "Tác động là sự khác biệt có thể thông báo được, có thể xác định
được mà một chương trình hay một dự án mang lại cho con người."
Theo từ điển Tiếng Việt, tác động có nghĩa là làm cho một đối tượng
nào đó có những biến đổi nhất định.
Tác động của mạng xã hội đến hệ thống báo in của lực lượng công an
là làm cho hệ thống báo in của lực lượng công an có những thay đổi, biến
chuyển. Tác động ở đây được hiểu ở cả 2 khía cạnh: tích cực và tiêu cực.
1.2. Đặc điểm thông tin trên mạng xã hội
1.2.1. Đăng tải thông tin nhanh chóng, kịp thời
Đặc điểm đầu tiên và nổi bật của thông tin trên mạng xã hội là sự
nhanh chóng, kịp thời. Với lượng người dùng khổng lồ, những thông tin đã
được lan truyền trên mạng xã hội với tốc độ chóng mặt trước khi được đăng
tải trên báo chí. Hàng triệu người trên toàn thế giới đang là thành viên của các
mạng xã hội. Chứng kiến hàng loạt sự kiện xảy ra mỗi ngày, mỗi thành viên


15


ấy lại chia sẻ thông tin bằng hình ảnh, chữ viết lên trang cá nhân, khiến mạng
xã hội có lượng thông tin khổng lồ, luôn nóng hổi, đầy tính thời sự. Trong khi
đó, nhà báo lại chỉ có thể có mặt ở một địa điểm, thông tin trước khi đăng tải
lên báo cần kiểm chứng, kiểm duyệt, xuất bản định kỳ nên không thể nhanh
nhạy, kịp thời như thông tin trên mạng xã hội. Điều này có thể thấy rõ qua
một số sự kiện nổi bật. Trên thế giới, tờ AP nổi tiếng là đưa tin nhanh chóng,
kịp thời song vẫn thua xa về tốc độ so với mạng xã hội twitter khi đưa tin về
cái chết của ngôi sao Whitney Houston và thảm họa động đất, sóng thần ở
Nhật Bản.
Tương tự như vậy, ở Việt Nam, nhiều thông tin thời sự xuất hiện trên
mạng xã hội từ rất sớm, bỏ xa thông tin báo chí, kể cả báo mạng điện tử vốn
có lợi thế là phi định kỳ, nhanh nhạy, thời sự. Ví dụ vụ cháy lớn căn nhà 5
tầng tại đường Âu Cơ (quận Tây Hồ- Hà Nội) vào ngày 11/3/2013. Ngay khi
vụ cháy vừa xảy ra, nhiều người dùng Facebook đã nhanh chóng chia sẻ
những hình ảnh về vụ cháy lên trang cá nhân của mình trước khi báo chí kịp
đưa tin. Một số báo điện tử, trang tin điện tử cũng lấy ngay nguồn tin, hình
ảnh minh họa về sự kiện từ mạng xã hội để cung cấp thông tin ban đầu cho
độc giả.


16

Ảnh hiện trường vụ cháy tại Âu Cơ được chia sẻ trên Facebook
1.2.2. Mạng xã hội có lượng thông tin khổng lồ, đa dạng về mọi lĩnh vực
Theo thống kê mới đây trên website internetworldstats.com, đến tháng
6/2012, số người sử dụng mạng Internet đã lên tới gần 2,5 tỷ người, chiếm 1/3
dân số thế giới. Đầu năm 2013, Facebook thông báo tổng số người sử dụng
gần đây nhất của họ đã tăng đến 1,11 tỷ người, Twitter có hơn 500 triệu tài
khoản.
Ở Việt Nam, tỷ lệ người sử dụng mạng xã hội cũng tăng nhanh. Hãng

nghiên cứu và phân tích thị trường comScore vừa báo cáo tình hình sử dụng
Internet tại khu vực Đông Nam Á, tính đến hết tháng 7/2013. Báo cáo của
comScore tập trung vào xu hướng thịnh hành trong việc sử dụng web, video
trực tuyến, tìm kiếm trực tuyến, thương mại điện tử… và chủ yếu tập trung
vào 6 quốc gia trong khu vực, bao gồm Việt Nam, Indonesia, Malaysia,
Philippines, Singapore và Thái Lan. Với 16,1 triệu người dùng Internet mỗi
tháng, Việt Nam hiện đang là quốc gia có lượng người dùng Internet đông
nhất tại khu vực Đông Nam Á, bỏ xa quốc gia đứng thứ 2 là Indonesia với
13,9 triệu người dùng và thứ 3 là Malaysia với 12 triệu người dùng. Việt Nam
cũng là quốc gia có lượng tăng trưởng người dùng Internet nhanh thứ 2 tại
khu vực. So với cùng kỳ năm ngoái, lượng người dùng Internet tại Việt Nam
đã tăng thêm đến 14%.
Facebook tiếp tục là mạng xã hội phổ biến nhất tại khu vực Đông Nam
Á, với 3 quốc gia tại đây nằm trong số 15 quốc gia có lượng truy cập
Facebook nhiều nhất thế giới, bao gồm Philippines, Thái Lan và Malaysia.
Tại Việt Nam, Facebook cũng là mạng xã hội phổ biến nhất thế giới, xếp sau
đó là Zing Me.
Còn về lĩnh vực giải trí, Youtube là trang web giải trí được truy cập
nhiều nhất tại châu Á nói chung và tại Việt Nam nói riêng. Việt Nam cũng là


17

quốc gia có lượng xem video trực tuyến lớn nhất tại khu vực. Tính riêng
tháng 3/2013 đã có đến 1,6 tỷ lượt xem video trực tuyến tại Việt Nam, 64%
trong số đó xem thông qua Youtube. Con số này bỏ xa quốc gia đứng thứ 2 là
Malaysia với 931 triệu lượt xem video trực tuyến.
Vì có nguồn tin khổng lồ, phổ biến và tiện ích nên mạng xã hội đang
trở thành một phần tất yếu trong cuộc sống của hàng triệu cá nhân. “Cư dân
mạng” ăn, ngủ với mạng xã hội, sử dụng mạng xã hội phục vụ cho công việc,

cuộc sống, học tập, giải trí. Họ chia sẻ thông tin bằng văn bản, âm thanh, hình
ảnh, video. Tất cả mọi người, mọi lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp… đều dễ
dàng có cho mình một tài khoản mạng xã hội.
Vì mạng xã hội có thành viên thuộc nhiều lứa tuổi, nhiều thành phần,
nghề nghiệp tham gia, cách nhìn nhận đánh giá về cuộc sống, về các sự kiện
diễn ra mỗi ngày khác nhau nên lượng thông tin vô cùng đồ sộ, phong phú. Từ
hoạt động thường nhật của bất kỳ cá nhân nào đến hoạt động của những người
nổi tiếng. Những ý kiến trái chiều, những bình luận, tranh cãi hay tán thưởng
về một vấn đề tạo nên một diện mạo hấp dẫn trong cộng đồng thế giới ảo.
1.2.3. Sự lan toả thông tin rộng
Hiện nay, hầu hết các tờ báo trực tuyến đều chủ động sử dụng một số
công cụ trên các mạng xã hội để có thể truyền tải nội dung đến nhiều đối
tượng hơn nữa. Bên cạnh đó, các tờ báo mạng cũng xây dựng các trang giới
thiệu (fanpage) trên mạng xã hội để đăng tải thông tin lên đó nhằm thu hút
độc giả.
Theo một thống kê mới đây, có tới 75% số tin tức được lan truyền trực
tuyến là nhờ việc chia sẻ trên các trang xã hội như Facebook, Twitter… Mạng
xã hội với sự kết nối nhanh, rộng khắp là một nơi vô cùng lý tưởng cho việc
lan toả các thông tin. Những tin tức gây bất bình, bức xúc, hoặc một thông tin
hay, ý nghĩa đều được cộng đồng mạng chia sẻ rất nhiệt tình. Số lượng người


18

biết đến tin tức nhờ đó cũng được nâng lên rất nhiều. Nhờ tiện ích này mà rất
nhiều tờ báo mạng điện tử sử dụng mạng xã hội nhằm mang tin tức của mình
đến gần hơn với công chúng.
Trên thế giới, một số hãng thông tấn, báo lớn như CNN, The Sun,
BBC… đã tận dụng triệt để các ưu thế của mạng xã hội. Tại Việt Nam, rất
nhiều tờ báo cũng sử dụng mạng xã hội để quảng bá tin tức cũng như hình

ảnh của mình như Tuổi Trẻ, Vnexpress, VOV Online, kênh truyền hình thiếu
nhi BiBi… bằng việc lập các Fanpage của mình. Các độc giả khi like (thích)
fanpage sẽ nhận được các cập nhật về các tin tức trên báo, cũng như một vài
thông tin bên lề thú vị.

Fanpage của kênh BiBi


19

Fanpage của báo điện tử VOV Online
1.2.4. Độ tin cậy của thông tin chưa được đảm bảo
Với những đặc tính vốn có của mình, mạng xã hội cho phép các thành
viên thoải mái chia sẻ các thông tin, quan điểm cá nhân của mình về một vấn
đề nào đó. Những vấn đề nóng, bức xúc đều có thể trở thành chủ đề bàn tán
trên các mạng xã hội. Đặc biệt, với sự tự do chia sẻ, nhiều thông tin bịa đặt,
không chính xác xuất hiện, không ít người bị đánh lừa. Có thể lấy một ví dụ,
gần đây, trên mạng xã hội có chia sẻ rất nhiều về việc thiếu nữ bị rạch đùi bằng
dao lam có nhiễm HIV. Dư luận hết sức hoang mang. Nhưng trên thực tế, tất cả
đều là bịa đặt, kẻ tung tin đồn đó phải chịu sự trừng phạt của pháp luật.

Mẩu tin đồn được lan truyền vô cùng nhanh chóng trên mạng xã hội
Tháng 12/2013 và tháng 1/2014, trên các diễn đàn và mạng xã hội rộ
thông tin dép của Trung Quốc chứa thuốc gây hại đến sức khỏe người sử
dụng. Trên FB ngay sau đó là hàng loạt các cảnh báo của người sử dụng, kèm
theo hình ảnh cắt đôi dép đã qua sử dụng. Có đôi dép có viên thuốc bên trong
và chảy nước vàng, có đôi dép không có thuốc. Kèm theo đó, rất nhiều thông
tin trên mạng xã hội cho rằng đi đôi dép này sẽ bị tê nhân, mất cảm giác, hại
sức khỏe. Đây là thông tin chưa được kiểm chứng. Thậm chí, chưa cần các



20

nhà khoa học lên tiếng cũng có thể biết thông tin đã nói quá sự thật, bởi loại
dép này mới xuất hiện, chưa thể gây tác dụng phụ nhanh như thế.
Đây không phải là lần đầu tiên thông tin về sản phẩm, hàng hóa của
Trung Quốc kém chất lượng, độc hại, ảnh hưởng tới sức khỏe người sử dụng
được lan truyền trên mạng xã hội. Cảnh báo đối với người tiêu dùng là điều
rất tốt, tuy nhiên khi thông tin chưa được khẳng định là chính xác thì gây
hoang mang cho người dân. Bên cạnh đó còn gây thiệt hại về kinh tế, người
tiêu dùng cắt bỏ sản phẩm, rất lãng phí.
Chỉ sau đó một thời gian, khi báo chí vào cuộc, nhiều chuyên gia lĩnh vực
này lên tiếng thì thông tin về dép chứa viên thuốc lạ đã bị lãng quên. Loại dép
này vẫn được bán trên thị trường và không ít người tiêu dùng vẫn sử dụng.

Thông tin về dép chứa thuốc lạ tràn lan trên mạng xã hội Facebook
tháng 1-2014
Ở thời điểm hiện tại, thông tin trên mạng xã hội đang “nóng ran” bởi
dịch sởi. Hàng trăm trẻ đã tử vong do biến chứng sởi. Người người lên án
ngành y tế, đòi Bộ trưởng Bộ Y tế từ chức, dành cho người lãnh đạo này
những lời cay nghiệt. Tâm lý a dua và “hội chứng lu loa” trên mạng xã hội
đang làm thông tin về dịch sởi và cách phòng tránh sởi bị hỗn loạn, hoang


21

mang. Tuy nhiên, thông tin này thiếu khách quan, bởi vì dịch bệnh bùng phát
có nguyên nhân từ trước, không phải do lỗi của Bộ trưởng Bộ Y tế ở thời
điểm này. Thậm chí, ở thời Bộ trưởng Bộ Y tế trước, dịch Sark cũng rất đáng
sợ, gây ra tỷ lệ tử vong cao hơn dịch sởi, nhưng khi đó mạng xã hội chưa phát

triển như bây giờ nên thông tin không đa chiều, không thái quá như hiện tại.

Tâm lý a dua đòi Bộ trưởng Bộ Y tế từ chức trên mạng xã hội Facebook
tháng 4-2014
Từ một số ví dụ trên, có thể thấy, không phải thông tin nào trên mạng
xã hội cũng hoàn toàn chính xác. Nhiều khi, đó chỉ là những tin đồn không có
nguồn gốc, thậm chí là rất vô lý. Nhiều kẻ gian đã lợi dụng sự thông thoáng
trong việc kiểm duyệt thông tin trên mạng xã hội để tung tin đồn nhảm, gây
tổn hại đến cá nhân, tổ chức, thậm chí còn gây chia rẽ nội bộ, đưa ra những
thông tin phản động, chống phá Nhà nước. Đây có thể coi là một trong những
điểm yếu nhất của thông tin trên mạng xã hội.
1.3. Ưu điểm, hạn chế của mạng xã hội
1.3.1. Ưu điểm của mạng xã hội
Như đã phân tích đặc điểm của mạng xã hội ở trên có thể thấy, thông
tin thời sự đến từng giây, phong phú về mọi lĩnh vực và sức lan tỏa không
biên giới chính là ưu điểm vượt trội của mạng xã hội.


22

Có thể lý giải, thế mạnh của mạng xã hội được tạo nên từ nhiều nguyên
nhân. Trong đó nguyên nhân đầu tiên phải kể đến là tính mới của dịch vụ. So
với tuổi đời của các loại hình dịch vụ trực tuyến khác thì mạng xã hội còn khá
“trẻ”. Xu hướng thích khám phá cái mới chính là động lực để người sử dụng
internet, nhất là giới trẻ nồng nhiệt đón nhận các mạng xã hội. Kế tiếp, ưu
điểm của mạng xã hội so với các phương tiện truyền thông trước đây là độ
tương tác, tính trò chuyện và kết nối cao hơn hẳn. Mạng xã hội cũng đáp ứng
được nhu cầu đa dạng của con người một cách dễ dàng và nhanh chóng. Con
người, sau những nhu cầu thiết yếu để tồn tại (ăn, uống) thì các nhu cầu về
tinh thần như kết nối với cộng đồng, thể hiện khả năng, liên lạc và cập nhật

thông tin trở nên cực kỳ quan trọng trong thời đại ngày nay.
Với tất cả những lợi thế nói trên cùng với khả năng lan truyền không biên
giới dựa trên những mối quan hệ có sẵn (bắc cầu), không có gì ngạc nhiên khi
các mạng xã hội phát triển một cách chóng mặt về số lượng người dùng.
Điều này có thể chứng minh khi mạng xã hội “tiêu biểu” của Việt Nam
mới ra đời trong vài năm gần đây là Zing Me nay đã có hơn 5 triệu thành viên
tham gia thường xuyên, còn với mạng xã hội có nguồn gốc nước ngoài được
không ít người Việt Nam, nhất là giới trẻ tham gia là Facebook, đã có trên
500 triệu thành viên trên toàn thế giới tham gia...
Khi mạng xã hội mới ra đời, nhiều quan niệm cho rằng nó sẽ không bền
vững và ít giá trị vì nó là ảo nhưng càng ngày người ta thấy đó là nhận định
sai lầm. Điều này được thể hiện khá cụ thể khi trên các mạng xã hội đã hình
thành nên các nhóm khá vững chắc, nhất là các nhóm quy mô nhỏ quy tụ
những người cùng sở thích, cùng chí hướng, mặc dầu họ không gặp nhau trực
tiếp theo kiểu truyền thống mặt đối mặt nhưng điều đó không làm cho hoạt
động của mạng kém hiệu quả. Nhiều nhóm có cả trưởng nhóm, có các điều
phối viên và có quy chế hoạt động rất bài bản.


23

Bàn về ưu điểm của mạng xã hội trong cuộc tọa đàm về chủ đề này
diễn ra mới đây, bà Nguyễn Thị Lê Uyên (Viện Nghiên cứu phát triển thành
phố Hồ Chí Minh), với các tính năng trên mạng xã hội như duy trì mối quan
hệ xã hội sẵn có và phát triển thêm những mối quan hệ xã hội mới; dễ dàng
kết bạn với người lạ, bất cứ nơi đâu và dễ dàng quản lý nhóm bạn bè…, mạng
xã hội đã “đánh trúng” nhu cầu của nhiều người, nhất là giới trẻ nên mạng xã
hội không ngừng phát triển.
Đối với học sinh, những người còn đi học, tham gia mạng xã hội có thể
lập nhóm để trao đổi thông tin bài học, cùng làm bài kiểm tra, học nhóm…

Còn đối với những người kinh doanh, mạng xã hội là nơi lý tưởng để họ
quảng cáo, giới thiệu sản phẩm của mình với chi phí rẻ và lượng khách hàng
tiếp nhận thông tin vô cùng rộng lớn.
Đặc biệt, đối với những người làm báo, mạng xã hội còn là kênh thông
tin không thể thiếu. Gần như 100% các nhà báo đều tham gia mạng xã hội, kể
cả những người làm báo đã về hưu, đã cao tuổi cho đến những sinh viên đang
theo học chuyên ngành này. Đây là kho thông tin vô cùng phong phú về mọi
lĩnh vực, thông tin thời sự, có thể để các tờ báo, phóng viên báo chí khai thác,
chuyển tải tới độc giả.
1.3.2. Hạn chế của mạng xã hội
Có thể khẳng định, mạng xã hội chính là “con dao hai lưỡi”. Cũng xuất
phát từ đặc điểm của mạng xã hội mà dễ dàng thấy thông tin chưa được kiểm
chứng là một trong những hạn chế lớn nhất của mạng xã hội. Thông tin từ
nhiều nguồn phát, nhiều nhận định, đánh giá, nhiều tầng nấc trở thành những
lời đồn đoán, và đặc biệt là những tin sốc, giật gân, câu view làm công chúng
khá rắc rối trong việc nhận biết đâu là thực. Từ đó họ khó có thể tìm được
định hướng cho hành động và suy nghĩ của mình.
Ở góc nhìn khác, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng mạng xã hội có thể
gây nghiện, như nghiện game và rất khó cai. Ở Việt Nam, việc dành thời gian


24

quá nhiều cho mạng xã hội, điển hình là Facebook được nhìn thấy dễ dàng ở
giới trẻ. Có thể nói, nhiều bạn trẻ đang “ăn Facebook, uống Facebook, và ngủ
cũng Facebook”.
Tất nhiên, thật khó để đưa ra khái niệm thế nào là “dành thời gian quá
nhiều” nhưng buổi sáng ngủ dậy cố chụp một bức ảnh, rồi photoshop và đưa
lên facebook, ngồi “canh” xem có bao nhiêu người thích (like), bình luận
(comment). Hay cứ tới bữa ăn chụp ảnh các món ăn và với các việc tương tự

như vậy, cũng như vào giờ học, khi thầy giáo ngoảnh lên bảng thì cố lướt
Facebook xem có gì mới trên Facebook không, hay mở một cuốn sách, mới
được 2 phút thì ngó Facebook một lần thì quả thực đó là thời gian đang bị
lãng phí cho Facebook.
Mặc dù, vẫn chưa có thống kê con số cụ thể nhưng tôi nhận thấy rằng
chúng ta, đặc biệt là các bạn trẻ, sử dụng Facebook chỉ với mục đích đăng
ảnh, chát chít hoặc chia sẻ việc ăn uống…là chủ yếu.
Facebook là một kênh mang lại cho chúng ta giá trị giải trí. Việc đăng
ảnh, chia sẻ ăn uống cũng được coi là tốt để giải trí nhưng như đã phân tích ở
trên, việc dành thời gian quá nhiều dẫn đến nghiện là có hại. Có thể, gián tiếp
ảnh hưởng tới học hành, công việc và cuộc sống của người sử dụng.
Giới trẻ phụ thuộc quá nhiều vào mạng xã hội, thay vì đến với nhau
ngoài đời thực để thăm hỏi, nói chuyện với nhau thì giới trẻ chỉ suốt ngày dán
mắt vào màn hình máy tính để nói chuyện, trao đổi, “vui chơi” trên mạng xã
hội… Dần dần họ sẽ mất các kỹ năng sống, kỹ năng xử lý tính huống.
Theo học viên cao học Nguyễn Đình Toàn (học viên tại Đại học khoa
học xã hội và nhân văn thành phố Hồ Chí Minh), không ít người có biểu hiện
“nghiện” mạng xã hội như sử dụng mạng xã hội trở thành thói quen, có hệ
thống và tâm lý bị lệ thuộc mạnh mẽ vào mạng. Đây cũng là một bệnh lý về
tâm thần của người nghiện. Nếu không sử dụng mạng xã hội để giao tiếp thì
những người “nghiện” mạng xã hội cũng sẽ có trạng thái nôn nao, khó chịu,
buồn bã…


×