Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Con người và thiên nhiên trong truyện ngắn nguyễn huy thiệp dưới góc nhìn phê bình sinh thái (LV01950)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (873.69 KB, 110 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2

LÊ THỊ THU BỒN

CON NGƢỜI VÀ THIÊN NHIÊN
TRONG TRUYỆN NGẴN NGUYỄN HUY THIỆP
DƢỚI GÓC NHÌN PHÊ BÌNH SINH THÁI

Chuyên ngành: Lí luận văn học
Mã số: 60 22 01 20

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Phùng Gia Thế

HÀ NỘI - 2016


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới thầy giáo TS. Phùng Gia Thế ngƣời đã hƣớng dẫn tận tình để tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới Ban giám hiệu trƣờng Đại học Sƣ
phạm Hà Nội 2, phòng Sau đại học, quý thầy cô đã trực tiếp giảng dạy tôi
trong suốt khóa học.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các thầy, cô trong Hội đồng chấm luận văn
đã dành thời gian đọc và đóng góp ý kiến.
Mặc dù đã có những cố gắng, tìm tòi nhất định, song chắc chắn luận
văn không tránh khỏi hạn chế. Vì vậy, tôi rất mong nhận đƣợc những ý kiến
đóng góp của thầy cô và các bạn để luận văn đƣợc hoàn thiện hơn.


Hà Nội, ngày 18 tháng 06 năm 2016
Học viên

Lê Thị Thu Bồn


LỜI CAM ĐOAN
Luận văn đƣợc hoàn thành dƣới sự hƣớng dẫn trực tiếp của thầy giáo,
TS. Phùng Gia Thế. Tôi xin cam đoan:
- Luận văn là kết quả nghiên cứu tìm tòi của riêng tôi.
- Những tƣ liệu đƣợc trích dẫn trong luận văn là trung thực.
- Những gì đƣợc triển khai trong luận văn không trùng khít với bất kì công
trình nghiên cứu của các tác giả nào đã đƣợc công bố trƣớc đó.
Hà Nội, ngày 18 tháng 06 năm 2016
Học viên

Lê Thị Thu Bồn


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ........................................................................................ 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................... 2
3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu ......................................... 4
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu ................................................................. 4
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................... 5
6. Đóng góp của luận văn .............................................................................. 5
7. Bố cục của luận văn ................................................................................... 5
Chƣơng 1. KHÁI QUÁT VỀ PHÊ BÌNH SINH THÁI VÀ KHUYNH
HƢỚNG VĂN XUÔI SINH THÁI Ở VIỆT NAM TỪ SAU 1986 ................. 6

1.1. Khái quát về phê bình sinh thái .............................................................. 6
1.1.1. Khái niệm phê bình sinh thái ........................................................... 6
1.1.2. Lịch sử phê bình sinh thái ................................................................ 7
1.1.2.1. Cội nguồn triết học của phê bình sinh thái ............................... 7
1.1.2.2. Sự phát triển của phê bình sinh thái .......................................... 9
1.2. Khuynh hƣớng văn xuôi sinh thái ở Việt Nam từ sau 1986 ................. 12
1.2.1. Tiền đề lịch sử ................................................................................ 12
1.2.2. Sự hình thành khuynh hướng văn xuôi sinh thái ............................ 13
1.2.2.1. Giai đoạn manh nha ................................................................ 13
1.2.2.2. Giai đoạn hình thành ý thức sinh thái ..................................... 14
Chƣơng 2. Ý THỨC PHÊ PHÁN TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN
HUY THIỆP TỪ GÓC NHÌN PHÊ BÌNH SINH THÁI ................................ 20
2.1. Ý thức về con ngƣời tội đồ trong quan hệ với thiên nhiên ................... 20
2.1.1. Tận diệt tự nhiên ............................................................................ 20
2.1.2. Chiếm đoạt không gian hoang dã .................................................. 31


2.2. Ý thức về con ngƣời nạn nhân trong mối quan hệ với tự nhiên ........... 36
2.2.1. Số phận con người trong những thảm họa tự nhiên ...................... 36
2.2.2. Niềm kính sợ đối với sinh mệnh tự nhiên ....................................... 41
2.3. Ý thức về nỗi bất an sinh thái ............................................................... 52
2.3.1. Cái nhìn phản lãng mạn về nông thôn ........................................... 52
2.3.2. Nỗi bất an đô thị ............................................................................. 58
Chƣơng 3. SỰ KIẾN LẬP CẢM QUAN ĐẠO ĐỨC SINH THÁI ............... 62
3.1. Sự nối tiếp các diễn ngôn lãng mạn về tự nhiên ................................... 62
3.1.1. Mĩ hóa thiên nhiên.......................................................................... 63
3.1.2. Quê hương như là môi trường sinh thái......................................... 74
3.1.3. Văn học đồng quê về những người nghèo khổ ............................... 76
3.2. Kiến lập mẫu hình nhân cách cho chủ nghĩa nhân văn sinh thái ......... 84
3.2.1. Lắng nghe, đồng cảm với thiên nhiên ............................................ 84

3.2.2. Tiếng nói của những thân phận nhỏ bé.......................................... 90
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 101


1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Khởi phát ở phƣơng Tây từ những năm 70 của thế kỉ XX, phê bình
sinh thái dần trở thành một khuynh hƣớng gây tiếng vang trong nghiên cứu
văn chƣơng. Tiếp cận văn chƣơng từ góc nhìn phê bình sinh thái trên thực tế
đã góp phần quan trọng vào việc khơi mở những chân trời mới, bổ sung vào
các khoảng trống trong nghiên cứu văn học. Tuy nhiên, với nhiều lí do khác
nhau, phê bình sinh thái hiện chƣa có một tiếng nói ảnh hƣởng thực sự ở Việt
Nam, mặc dù trong những năm gần đây, có một khuynh hƣớng văn chƣơng
sinh thái đang dần đƣợc hình thành. Trong bối cảnh đó, việc vận dụng lí
thuyết của phê bình sinh thái vào giải thích các hiện tƣợng văn xuôi Việt Nam
đƣơng đại là một việc làm có ý nghĩa lí luận – thực tiễn cần thiết. Một mặt,
điều này giúp ngƣời nghiên cứu tiếp cận với một phƣơng pháp nghiên cứu –
phê bình mới mẻ, năng hoạt, mang ý nghĩa nhân văn; một mặt khác, cũng góp
phần giúp bạn đọc giải thích sâu hơn khuynh hƣớng phát triển và các đặc
trƣng thẩm mĩ phong phú của văn xuôi đƣơng đại.
1.2. Cùng với những cách tân về thi pháp nghệ thuật, cảm quan sinh thái
nhân văn là một trong những yếu tố làm nên sức nặng, chiều sâu cho các sáng
tác của Nguyễn Huy Thiệp. Trong ngữ cảnh truyện ngắn Việt Nam hiện nay,
việc lựa chọn một tác giả nhƣ Nguyễn Huy Thiệp làm chất liệu nghiên cứu là
điều thực sự cần thiết. Trên một ý nghĩa nhất định, có thể nói, nghiên cứu
truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp - một trong những gƣơng mặt tiêu biểu của
văn xuôi Việt Nam đƣơng đại dƣới góc nhìn phê bình sinh thái sẽ phần nào

giúp chúng ta hình dung ra diện mạo và xu hƣớng phát triển của một bộ phận
văn học tiên phong. Qua đó cũng góp phần vào việc nắm bắt những biểu hiện
đặc thù và cả những “bƣớc ngoặt” trong tiến trình truyện ngắn Việt Nam từ
sau 1986.


2

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nguyễn Huy Thiệp là cây bút truyện ngắn tiêu biểu của văn học Việt
Nam đƣơng đại. Sáng tác của ông đã đƣợc giới nghiên cứu phân tích từ rất
nhiều bình diện. Về việc nghiên cứu truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, có thể
kể đến hàng trăm công trình khác nhau. Một phần lớn các công trình này đều
đã đƣợc in thành sách hoặc đăng trên các báo và tạp chí nổi tiếng. Tiêu biểu
trong số đó là các bài: “Tôi không chúc bạn thuận buồm xuôi gió” của Hoàng
Ngọc Hiến, “Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, vài cảm nghĩ” của Nguyễn
Đăng Mạnh, “Thử tìm cái lí bên trong của nghệ thuật Nguyễn Huy Thiệp” của
Trần Đình Sử, “Những dấu hiệu của chủ nghĩa hậu hiện đại trong văn xuôi
Việt Nam sau 1975 qua sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp và Phạm Thị Hoài”,
“Nguyễn Huy Thiệp và bƣớc ngoặt của văn học Việt Nam” của La Khắc Hòa
(Lã Nguyên), “Có hay không nghệ thuật Ba-rốc trong truyện ngắn Nguyễn
Huy Thiệp?” của Nguyễn Thái Hòa, “Cuốn theo chiều văn Nguyễn Huy
Thiệp” của Nguyễn Đăng Điệp…
Phân tích truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, về cơ bản các nhà phê bình
đều đánh giá cao tài năng và thành công nhà văn trong thể loại này. Trong
cuốn Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp, nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên cho rằng:
"Nguyễn Huy Thiệp có lẽ là ngƣời đầu tiên trong văn học Việt Nam lập kỷ
lục có nhiều bài viết về sáng tác của mình, chỉ một thời gian ngắn không có
độ lùi của thời gian. Phê bình tức thời theo sáng tác, liên tục, lâu dài, không
chỉ trong nƣớc mà cả ngoài nƣớc, không chỉ ngƣời Việt mà cả ngoại quốc".

Nhà phê bình Vƣơng Trí Nhàn khẳng định: "Nếu có một thứ "Quả bóng
vàng" hay "Cây bút vàng" dành để tặng cho cây bút xuất sắc hàng năm, thì
trong năm vừa qua 1987 và nửa đầu 1988, ngƣời xứng đáng đƣợc giải trong
văn xuôi có lẽ là Nguyễn Huy Thiệp".


3

Nguyễn Huy Thiệp sáng tác trên nhiều lĩnh vực và không phải lĩnh vực
nào cũng thành công. Bản thân truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp là hiện tƣợng
còn gây nhiều tranh cãi. Tuy nhiên, trên những nét cơ bản, giới nghiên cứu
đều thừa nhận Nguyễn Huy Thiệp là một nhà văn tài năng, văn tài của ông có
sức hấp dẫn lớn và trƣớc hết, đối với ngƣời nghiên cứu, truyện ngắn Nguyễn
Huy Thiệp là một chất liệu phong phú, có thể khai thác từ nhiều khía cạnh,
nhiều chiều kích khác nhau.
Điểm lại các bài nghiên cứu, phê bình truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp,
có thể nhận thấy, hầu hết các bài viết đều ít nhiều đề cập đến vấn đề ngôn ngữ
trong các sáng tác của ông. “Ngôn ngữ trữ tình”, “giàu chất thơ”, “ngôn ngữ
thông tục”, “ngôn ngữ sắc lạnh”, “câu văn ngắn, trần trụi”… là các mảng từ
vựng thƣờng đƣợc nói đến.
Về các công trình nghiên cứu chuyên sâu liên quan đến thi pháp truyện
ngắn Nguyễn Huy Thiệp, có thể kể đến:
- “Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Huy
Thiệp” của Phan Thanh Bình (Luận văn thạc sĩ Ngữ văn, Trƣờng Đại học Sƣ
phạm Thái Nguyên, 2007).
- “Đặc trưng truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp” của Hoàng Kim Oanh
(Luận văn thạc sĩ Văn học, Trƣờng Đại học Đại học Sƣ phạm thành phố Hồ
Chí Minh, 2008).
Về các bài bàn sâu đến ngôn ngữ truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, có thể
kể đến:

- “Tướng về hưu là một tác phẩm có tính nghệ thuật” của Trần Đạo (Đi
tìm Nguyễn Huy Thiệp).
- “Lời thoại trong truyện ngắn Tướng về hưu” của Nguyễn Thị Hƣơng
(Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp).
- “Đặc điểm ngôn ngữ hội thoại truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp” của Lê
Thị Trang (Luận văn thạc sĩ Ngữ văn, Đại học Vinh, 2013).


4

- “Đặc điểm lời văn nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp” của Lê
Thị Nguyệt Trong (Luận văn thạc sĩ Ngữ văn, ĐHSP TP. Hồ Chí Minh, 2011).
Nghiên cứu truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp dƣới góc nhìn phê bình sinh
thái, chúng tôi đặc biệt chú ý đến bài viết: “Bƣớc đầu tìm hiểu truyện ngắn
Nguyễn Huy Thiệp từ điểm nhìn phê bình sinh thái” của Đặng Thái Hà;
“Những ngọn gió Hua Tát của Nguyễn Huy Thiệp từ lí thuyết phê bình sinh
thái” của Vũ Minh Đức. “Con ngƣời và tự nhiên trong văn xuôi Việt Nam sau
1975 dƣới góc nhìn phê bình sinh thái” của tác giả Trần Thị Ánh Nguyệt
(Luận án tiến sĩ Ngữ Văn, ĐHSP Hà Nội, 2015). Trong khuôn khổ những bài
viết ngắn, các tác giả trên đã đề cập vấn đề phân tích truyện ngắn Nguyễn
Huy Thiệp dƣới góc nhìn đặc thù này. Tuy nhiên, trên thực tế, bài viết của các
tác giả nêu trên thiên về giới thiệu lí thuyết và sự ứng dụng phân tích còn rất
hạn hẹp.
Trên cơ sở kế thừa kết quả của các nhà nghiên cứu tiền bối, luận văn của
chúng tôi tập trung tìm hiểu truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp dƣới góc nhìn phê
bình sinh thái, tập trung vào chủ đề mối quan hệ giữa con ngƣời và tự nhiên và
xem đây là một đặc điểm nổi bật tạo nên chiều sâu tƣ tƣởng, sức sống của
truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp đời sống văn xuôi Việt Nam đƣơng đại.
3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu

Tìm hiểu đặc trƣng cảm quan sinh thái nhân văn trong truyện ngắn
Nguyễn Huy Thiệp trong nhìn nhận, xử lí vấn đề mối quan hệ giữa con ngƣời
và thiên nhiên.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu lí thuyết phê bình sinh thái.
- Phân tích cách xử lí vấn đề mối tƣơng quan giữa con ngƣời và tự nhiên
trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp dƣới góc nhìn phê bình sinh thái.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu


5

Con ngƣời và thiên nhiên trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp dƣới góc
nhìn phê bình sinh thái.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Tìm hiểu các tài liệu về phê bình sinh thái…
- 42 truyện ngắn trong Tuyển tập truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, Nxb.
Văn hoá Sài Gòn, 2006.
- Một số sáng tác của các tác giả văn xuôi Việt Nam đƣơng đại nhƣ
Sƣơng Nguyệt Minh, Nguyễn Ngọc Tƣ, Nguyễn Ngọc Thuần… (để làm tƣ
liệu đối sánh).
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phƣơng pháp phân tích đối tƣợng theo quan điểm hệ thống.
- Phƣơng pháp xác định lịch sử - phát sinh.
- Phƣơng pháp so sánh.
- Phƣơng pháp so sánh hệ thống.
6. Đóng góp của luận văn
- Hệ thống hóa kiến thức về phê bình sinh thái, một khuynh hƣớng
nghiên cứu văn học tiên phong;

- Phân tích những đặc trƣng cảm quan sinh thái trong truyện ngắn
Nguyễn Huy Thiệp nhằm chỉ ra những đóng góp đặc biệt của ông về phƣơng
diện này trong tiến trình truyện ngắn Việt Nam đƣơng đại.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, phần Nội dung của
luận văn gồm 3 chƣơng:
Chương 1. Khái quát về phê bình sinh thái và khuynh hƣớng văn xuôi
sinh thái ở Việt Nam từ sau 1986.
Chương 2. Ý thức phê phán trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp từ góc
nhìn phê bình sinh thái.
Chương 3. Sự kiến lập cảm quan đạo đức sinh thái.


6

Chƣơng 1
KHÁI QUÁT VỀ PHÊ BÌNH SINH THÁI VÀ KHUYNH HƢỚNG
VĂN XUÔI SINH THÁI Ở VIỆT NAM TỪ SAU 1986
1.1. Khái quát về phê bình sinh thái
1.1.1. Khái niệm phê bình sinh thái
Sinh thái theo nghĩa gốc tiếng Latinh là nhà ở, nơi cƣ trú, bất kì một sinh
vật sống nào cũng cần nơi cƣ trú của mình.
Thuật ngữ sinh thái học (ecology) có nguồn gốc từ chữ Hy Lạp, bao gồm
oikos chỉ nơi sinh sống) và logos (học thuyết, khoa học). Thuật ngữ „„sinh
thái học‟‟ chỉ thật sự ra đời vào năm 1869 do nhà sinh vật học ngƣời Đức
Ernst Haecker đƣa ra. Ông là ngƣời đầu tiên đặt nền móng cho môn khoa học
sinh thái về mối tƣơng quan giữa động vật với các thành phần môi trƣờng vô
sinh. Ngày nay, sinh thái học không chỉ tồn tại trong sinh học mà nó còn là
khoa học của nhiều ngành khác, trong đó có khoa học xã hội và nhân văn.
Với tƣ cách là một khuynh hƣớng phê bình văn hóa và văn học, phê bình

sinh thái đƣợc hình thành ở Mĩ vào giữa những năm 90 của thế kỉ XX. Trong
các đĩnh nghĩa về phê bình sinh thái, định nghĩa của Glotfelty đƣợc xem là
ngắn gọn và dễ hiểu hơn cả:
Nói đơn giản, phê bình sinh thái là khuynh hƣớng phê bình nghiên
cứu mối quan hệ giữa văn học và môi trƣờng tự nhiên. Cũng giống nhƣ
phê bình nữ quyền xem xét ngôn ngữ và văn học từ góc độ giới tính, phê bình
Macxit mang lại ý thức của phƣơng thức sản xuất và thành phần kinh tế để
đọc văn bản, phê bình sinh thái mang đến phƣơng pháp tiếp cận trái đất là
trung tâm để nghiên cứu văn học.


7

1.1.2. Lịch sử phê bình sinh thái
1.1.2.1. Cội nguồn triết học của phê bình sinh thái
Mặc dù, nhiều nhà nghiên cứu sinh thái cho rằng phê bình sinh thái
không có lịch sử của nó, nghĩa là phong trào này mới xuất phát từ những năm
70 của thế kỉ XX. Tuy nhiên, bất kì lý thuyết nào cũng có cội nguồn của nó.
Triết học Phƣơng Tây đã manh nha các tƣ tƣởng sau này trở thành tiền
đề cho phê bình sinh thái: tƣ tƣởng sinh thái của Rousseau, Darwin,
Heidegger… Nghiên cứu về phƣơng diện tiến hóa của Darwin đã chứng minh
một cách thuyết phục bằng khoa học, giáng một đòn mạnh mẽ vào tƣ tƣởng
“con ngƣời kiểu mẫu muôn loài” có thể đứng cao hơn tất thảy. Các nhà triết
học hiện tƣợng luận (Hussel, Ingarden, Heidegger…) đi vào thế giới nhân
sinh bên trong của con ngƣời, quan tâm nhiều đến tri giác. Họ cho rằng con
ngƣời cảm nhận thế giƣới bằng chính cảm giác, trực giác của mình.
Đặc biệt, phê bình sinh thái ảnh hƣởng trực tiếp nhất từ tƣ tƣởng triết
học các trƣờng phái của luân lí học môi trƣờng phƣơng Tây hiện đại: Đại địa
luân lí học, Tự nhiên giá trị luận, Sinh thái học bề sâu, Động vật giải phóng…
Sinh thái học bề sâu cho rằng thế giới tự nhiên là một sự cân bằng tinh tế của

mối quan hệ phức tạp, trong đó sự tồn tại của sinh vật phụ thuộc vào sự tồn tại
của những sinh vật khác trong hệ sinh thái. Can thiệp của con ngƣời hoặc phá
hủy thế giới tự nhiên đặt ra mối đe dọa không chỉ với con ngƣời mà cho tất cả
các sinh vật tạo thành trật tự tự nhiên. Quan niệm Đại địa luân lí học làm thay
đổi vai trò nhân loại trong văn minh truyền thống Phƣơng Tây. Con ngƣời từ
kẻ chinh phục, thao túng tự nhiên trở thành một thành viên trong đó. Con
ngƣời phải có sự tôn trọng thích đáng đối với tất cả các thành viên thuộc giới
hữu tình và vô tình, và cùng sinh tồn với các loài vật khác hợp thành một
cộng đồng rộng lớn, con ngƣời có nghĩa vụ trách nhiệm bảo vệ “cộng đồng
sinh vật” đƣợc hài hòa, ổn định, và đẹp đẽ.


8

Nhƣ vậy, đạo đức môi trƣờng đã mở rộng ra từ quyền con ngƣời sang
quyền của thiên nhiên. Cuối thế kỉ XX là thời kì khởi phát phong trào bảo vệ
sinh thái. Bảo vệ sinh mệnh tự nhiên là sự tiến bộ của nhân loại.
Trở về với tƣ tƣởng văn hóa phƣơng Đông cổ đại là khuynh hƣớng quan
trọng của phê bình sinh thái hiện nay. Mối quan hệ giữa con ngƣời và tự
nhiên đƣợc triết học, văn chƣơng và mĩ thuật bàn đén cách đây hàng nghìn
năm. Các nhà tƣ tƣởng Trung Hoa xem con ngƣời mang bản chất của tự nhiên
nên con ngƣời cần sống hòa hợp với tự nhiên, sống thuận theo tự nhiên.
“Thiên nhiên hợp nhất” - tƣ tƣởng Chu Dịch đã trở thành tiền đề cơ bản trong
cách ứng xử, nguồn cảm hứng vô tận của văn chƣơng phƣơng Đông. Điều đó
khẳng định sự tống nhất giữa con ngƣời và tự nhiên, con ngƣời là một phần
của tự nhiên, giữa con ngƣời và tự nhiên có mối liên quan, dung hòa nhau.
Khổng Tử yêu cầu tôn trọng, giữ gìn môi trƣờng, mùa xuân vào rừng không
đƣợc đốn cây lớn, bắt cá phải dùng mắt lƣới to. Lão Tử cho rằng con ngƣời
gắn với tự nhiên, là một bộ phận không tách rời tự nhiên. “Đạo sinh ra một,
một sinh ra hai, hai sinh ra ba, ba sinh ra vạn vật”. Tự nhiên có trƣớc con

ngƣời, tồn tại và vân động theo quy luật khách quan, con ngƣời theo quy luật
của tự nhiên để hành động cho hợp lẽ. Bởi vậy ngƣời phƣơng Đông thƣờng
lựa chọn cách sống hài hòa với tự nhiên để đƣợc thanh thản, đủ đầy.
Trong các sử thi phƣơng Đông còn có những bài học về sự hòa hợp tự
nhiên. Các anh hùng của ngƣời Ấn trong Ramayana, Mahabrahata trƣớc khi
lên ngai vàng trị vì đất nƣớc đều vào sâu trong núi hành hƣơng, học bài học
triết lí về nhân sinh bằng cách tĩnh tâm, hòa mình sống với thiên nhiên. Trƣớc
khi trở thành đấng Giác Ngộ, Đức Phật đã trải qua kiếp sống không chỉ là con
ngƣời, thần linh mà cả là chim chóc, muông thú để có thể hiểu về cuộc đời
của muôn loài bình thƣờng, với đủ mọi quan hệ thế tục. Đức vua Trần Nhân
Tông sau khi thực hiện xong việc thế sự, xuất gia vào núi sâu để đƣợc trong


9

sạch, giác ngộ tràn đầy. Thiên nhiên do đó là ngƣời thầy minh triết vĩnh cửu
trong tâm thức của ngƣời phƣơng Đông.
1.1.2.2. Sự phát triển của phê bình sinh thái
Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật đã tạo ra số của cải vật chất khổng lồ,
đƣa đến cho con ngƣời nhiều tiện nghi, nhƣng nó cũng khiến con ngƣời đang
đi trên con đƣờng dẫn đến sự đối đầu trực tiếp với thiên nhiên. Hiện tại con
ngƣời bắt đầu hiểu ra là cần phải yêu thƣơng và che chở thiên nhiên, nếu
không sẽ ghánh chịu sự thua thiệt. Tuy nhiên, vì lòng tham, vì sự không biết
lo xa, chúng ta chƣa thực sự có những hành động thiết thực. Trƣớc bối cảnh
khủng hoảng môi trƣờng đó, những ngành khoa học nhân văn khác nhƣ lịch
sử, triết học, luật pháp, xã hội học và tôn giáo đã “nghiên cứu xanh” từ những
năm 1970.
Trong khi đó, văn học đƣợc đánh giá là „„phản ứng chậm‟‟ vì hình nhƣ
vẫn bỏ ngỏ mối quan tâm đến môi trƣờng. Những nghiên cứu của văn học thế
kỉ XX vẫn là những mối bận tâm đến con ngƣời: phê bình nữ quyền, phê bình

phân tâm học, phê bình Macxit, lí thuyết tiếp nhận mà bỏ ra ngoài một sự
thực: trái đất đang lâm nguy. Dù vậy từ những năm bảy mƣơi của thế kỉ XX
có một số nhà nghiên cứu văn học và văn hóa đã phát triển lí thuyết và phê
bình về phƣơng diện sinh thái. Tuy nhiên các nghiên cứu của họ đƣợc coi là
những “nghiên cứu trƣớc tác về tự nhiên” tản mạn dƣới những tên gọi khác
nhau nhƣ: chủ nghĩa đồng quê, sinh thái học con ngƣời, chủ nghĩa địa
phƣơng, khoa học và văn học, tự nhiên trong văn học, …
Đến những năm 1990, phê bình sinh thái mới thực sự phát triển. Các hội
nghị khoa học về vấn đề môi trƣờng và văn học đƣợc tổ chức hàng năm.
Phiên họp đặc biệt nổi tiếng nhất của Hội nghiên cứu ngôn ngữ học hiện đại
vào năm 1991 đƣợc thành lập bởi Harold Fromm có chủ đề “Phê bình sinh
thái: Xanh hóa nghiên cứu văn học” đã thực sự tạo đƣợc tiếng vang và thúc


10

đẩy hƣớng nghiên cứu này phát triển mạnh mẽ. Năm 1994, Kroeber cho xuất
bản chuyên luận Phê bình văn học sinh thái. Năm 1995, Lawrence Buell khoa
Anh văn đại học Harvard cho xuất bản chuyên luận Tưởng tượng môi trường.
Nghiên cứu của ông là một dấu mốc cho phê bình sinh thái, có nghĩa quan
trọng và có ảnh hƣởng trong lĩnh vực này.
Tuy nhiên, để nhận thức rõ ràng về phê bình sinh thái phải kể đến ngƣời
có công phát triển phong trào phê bình sinh thái là Cheryll Glotfelty, đã đồng
biên tập với Harold Fromm một tuyển tập cốt yếu các bài viết có định hƣớng
quan trọng là Phê bình sinh thái. Năm 1992, bà cũng là nhà sáng lập ra Hiệp
hội Nghiên cứu Văn học và Môi trƣờng - ASLE. Hiệp hội này trở thành tổ
chức có hàng nghìn thành viên ở Mĩ, sau đó các chi nhánh mới thành lập ở Anh
và tiếp theo là nhiều nƣớc Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Canada…
Phong trào phê bình sinh thái ở Anh và Mĩ có đôi chút khác biệt. Phê
bình sinh thái hay phê bình xanh của Anh quốc lại đƣợc sinh thành từ phong

trào Lãng mạn Anh của thập kỉ chín mƣơi thế kỉ XVIII. Phê bình sinh thái của
Mĩ đƣợc hình thành từ phong trào Tiên nghiệm của thập kỉ bốn mƣơi thế kỉ
XIX. Tuyển tập các công trình sinh thái đáng chú ý tại Anh là cuốn Tuyển tập
nghiên cứu xanh. Nếu nhƣ phê bình sinh thái Mĩ thiên về ca tụng tự nhiên thì
phê bình sinh thái Anh lại thiên về cảnh báo môi trƣờng.
Nhƣ vậy, phê bình sinh thái từ những nghiên cứu riêng lẻ, khó nhận diện
đã có một tổ chức riêng thu hút giới nghiên cứu trên toàn thế giới, có một tạp
chí riêng của Hội. Đồng thời phong trào này cũng lan ra các trƣờng đại học,
một vài trƣờng đã bắt đầu đƣa vào trong các khóa văn học của họ trong
chƣơng trình giảng dạy về nghiên cứu môi trƣờng; một số học viện về tự
nhiên và văn hóa đƣợc thành lập; một số khoa tiếng Anh yêu cầu những
chƣơng trình nhỏ về văn học môi trƣờng. Nhờ đó, phê bình sinh thái đã chính
thức trở thành một phong trào nghiên cứu hàn lâm. Nhiều nghiên cứu của các
tác giả đƣợc công bố.


11

Một trong những dấu mốc chứng tỏ sự phát triển của phê bình sinh thái
là sự xuất hiện trong các cuốn giáo trình giới thiệu các trƣờng phái lí thuyết
văn học. Giáo trình Nhập môn lí thuyết: dẫn luận lí luận ăn học và lí luận văn
hóa, tái bản năm 2000 do Peter Barry soạn thêm một chƣơng mới là “Phê bình
sinh thái”. Chƣơng sách giới thiệu một cách khái quát sự ra đời, cách hiểu
hàm nghĩa tự nhiên/văn hóa, thành tựu chủ yếu, nhiệm vụ của phê bình sinh
thái, và thực tiễn phê bình sinh thái.
Một trong những hƣớng quan trọng của phê bình sinh thái là nhìn lại
những diễn ngôn lãng mạn về tự nhiên. Gifford Terry phát triển mô hình 3 lớp
của x: đồng quê, phản đồng quê và hậu đồng quê để viết về thể loại Đồng quê.
Năm 2000, Bài ca trái đất là công trình của nhà phê bình văn học sinh thái
nổi tiếng Jonathan Bate đã ứng dụng nguyên lí phê bình hiện tƣợng học, chủ

nghĩa sinh thái học lãng mạn của Heidegger, lí thuyết về trạng thái tự nhiên
của Rousseau. Năm 2004, Grey Garrard xuất bản chuyên luận Phê bình sinh
thái, bàn về diễn ngôn chủ yếu của phê bình sinh tái từ 8 phƣơng diện nhƣ ô
nhiễm môi trƣờng, nơi chốn, điền viên, hoang dã, tận thees, cƣ trú, động vật,
trái đất. Một cuốn sách cũng cần đƣợc nhắc đến ở đây là Sự mơ hồ sinh thái:
Khủng hoảng môi trường và văn học các nước Đông Á (2012) của Karen
Thronber. Mở rộng diện quan tâm của phê bình sinh thái ra khỏi các nƣớc
ngoài phƣơng Tây: Trung Hoa, Nhật Bản, Đài Loan.
Nhƣ vậy, phê bình sinh thái ngày càng đƣợc mở rộng phạm vi nghiên
cứu và ngày càng thu hút đƣợc nhiều giới nghiên cứu với những công trình
quan trọng. Phê bình sinh thái không chỉ nghiên cứu tự nhiên hay hiện hữu tự
nhiên trong văn học, mà hơn thế nó liên hệ chặt chẽ đến biến đổi môi trƣờng.
Từ đó, mở ra một cách tiếp cận chức năng của sinh thái học văn hóa.


12

1.2. Khuynh hƣớng văn xuôi sinh thái ở Việt Nam từ sau 1986
1.2.1. Tiền đề lịch sử
Chiến tranh suốt ba mƣơi năm có tính chất hủy diệt (Ruộng đã khô, nhà
đã cháy, thành phố đã tan hoang - Trịnh Công Sơn) để lại những tổn thất về
môi trƣờng dài lâu mà con ngƣời chƣa thể khắc phục ngay đƣợc. Những nỗi
đau da cam hiện đang bào mòn nhiều thế hệ và ngấm ngầm tàn phá môi
trƣờng với những cánh rừng trơ trụi, nhiễm độc đất đai, nguồn nƣớc… Sinh
thái hậu chiến tranh do vậy vẫn còn là nỗi đau dai dẳng.
Mặt khác, công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng khiến cho môi trƣờng bị
biến đổi. Vì lợi ích kinh tế, chúng ta không thể không tác động vào tự nhiên,
nhƣng khi tác động phải trả giá cho sự phát triển trƣớc mắt bằng những nguy
cơ lâu dài. Sự lạm dụng những tiến bộ khoa học kĩ thuật đã làm ô nhiễm và
cạn kiệt môi trƣờng tự nhiên. Khai thác hủy diệt không tính đến những tác

động môi trƣờng, đánh bắt hủy diệt, lâm tặc, khoáng tặc, dẫn tới hậu quả của
nó là những dải rừng bị bào mòn hủy hoại, những con sông, dòng thác bị bức
tử; loài vật lên tiếng kêu cứu: năm 2010 con tê giác cuối cùng ở Việt Nam bị
tiêu diệt, voi Tây Nguyên không có rừng để sống về tàn phá những cánh
đồng, sếu đầu đỏ bỏ miền tây Nam Bộ thiên di sang những cánh đồng
Campuchia… Jacques Vernier phản đối cách khai thác rừng ở các nƣớc Đông
Nam Á (80% số gỗ khai thác chỉ để làm củi) . Diện tích rừng bị suy giảm
trầm trọng đã kéo theo những hệ luỵ của biến đổi khí hậu mà chúng ta đang
phải ghánh chịu: hạn hán vào mùa hè, bão lũ vào mùa mƣa ở miền Trung, luc
lụt và sạt lở đất ở miền núi, triều cƣờng ở Nam Bộ, xâm ngập mặn ở Đồng
Bằng Sông Cửu Long…
Trong quá trình công nghiệp hóa, con ngƣời đã xem thiên nhiên nhƣ là
thứ vô tri nên mặc sức khai thác nó, coi sự trả giá quá dễ, tác động vào nó mà
không tính đến những hậu quả lâu dài về mặt môi trƣờng. Sự tăng trƣởng


13

nóng đã khiến môi trƣờng tự nhiên đang bị đe dọa, con ngƣời phải đối mặt
với nhiều vấn đề của mặt trái văn minh đô thị với bao bộn bề, ngổn ngang, và
tổn hại nhƣ hiệu ứng nhà kính, chất thải công nghiêp… Hiểm họa sinh thái
còn do sự thiếu ý thức, vì nguồn lợi ngƣời ta bất chấp tất cả mà vi phạm môi
trƣờng nghiêm trọng. Nhƣ việc xả thải bất hợp pháp ở các khu công nghiệp
làm ô nhiễm nguồn nƣớc (Vedan xả thải chƣa qua xử lí ra sông Thị Vải), ô
nhiễm đất (đất bị nhiễm quá mức ở làng Đông Mai, Hƣng Yên) Trong sản
xuất nông nghiệp, việc áp dụng các thành tựu khoa học thiếu cân nhắc nhƣ
lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu, phân hóa học… làm ảnh
hƣởng đến chất lƣợng nông sản, môi trƣờng sinh thái, nguồn nƣớc sinh
hoạt… Điều đó lại càng đặt ra thách thức lớn với cách thức tác động đến môi
trƣờng sinh thái.

Biến đổi khí hậu, khủng hoảng môi trƣờng sinh thái và những vấn đề
toàn câù hóa trở thành những áp lực rất lớn mà văn chƣơng không thể bỏ qua.
Đứng trƣớc những vấn đề bức thiết của đời sống, văn học cũng cần có trách
nhiệm với trái đất đang ngày một kiệt quệ. Bởi vậy, sự thay đổi trong suy nghĩ
liên quan đến con ngƣời với môi trƣờng cũng cần đƣợc đổi thay ngay từ
chính văn học. Khuynh hƣớng văn học sinh thái ra đời đã áp ứng yêu cầu của
thời đại.
1.2.2. Sự hình thành khuynh hướng văn xuôi sinh thái
1.2.2.1. Giai đoạn manh nha
Trong văn học giai đoạn 1945 – 1975, đã có những mầm mống cho việc
xuất hiện văn học sinh thái. Cội nguồn của nó bắt rễ từ tình yêu với quê
hƣơng đất nƣớc: tình yêu với hƣơng cây cỏ nồng nàn (Hƣơng cỏ mật - Đỗ
Chu; Mùa hoa dại - Xuân Quỳnh…), với những âm thanh giản dị gần gũi
(Tiếng gà trƣa - Xuân Quỳnh), với dòng sông, cánh đồng quen thuộc (Đồng
Chí - Chính Hữu, Đất nước - Nguyễn Đình Thi, Hòn đất - Anh Đức, …). Dù


14

vậy, vẫn có sự khác biệt nhất định, mặc dù văn học giai đoạn 1945 - 1975 có
nói đến thiên nhiên nhƣng để biểu tƣợng cho cái sức sống vĩnh hằng bất tử dù
cuộc chiến khốc liệt. Văn học cũng nói đến sự phá hoại của chiến tranh đối
với tự nhiên nhƣng chủ yếu nghiêng về tố cáo tội ác của giặc (Cánh đồng
hoang - Nguyễn Quang Sáng, Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành, Dấu chân
người lính - Nguyễn Minh Châu, …). Sinh thái mang tinh thần hiện đại, vì thế
chƣa hình thành.
Văn học sau năm 1975 với quán tính của nó cũng có những sáng tác đi
theo dòng chảy tố cáo tội ác phá hoại thiên nhiên nhƣ Miền cháy – Nguyễn
Minh Châu, Lời hứa của thời gian – Nguyễn Quang Thiều,… hay dòng “văn
học da cam”: di chứng chất độc màu da cam của dioxin tàn phá môi trƣờng

với nhƣng khu rừng xác xơ trụi lá, những mái đầu rụng hết tóc của các nữ
thanh niên xung phong (Người xót lại của rừng cười – Võ Thị Hảo). Khi
chiến tranh đã lùi xa, ngƣời ta mới nhận ra không chỉ tổn thất về ngƣời, về vật
chất mà còn gây ra những tổn thất về môi trƣờng dài lâu mà con ngƣời chƣa
thể khắc phục ngay đƣợc. Nguyễn Minh Châu mở đầu Chiếc thuyền ngoài xa
bằng một chi tiết nhỏ ít ai để ý, nhƣ là đặt một cách tình cờ trong truyện ngắn:
“những bãi xe tăng do bọn thiết giáp ngụy vứt lại bên đƣờng rút chạy hồi
tháng ba bảy nhăm, bây giờ sau gần mƣời năm, đã bị hơi nƣớc gặm mòn và
làm cho sét gỉ”. Dƣới con mắt của phê bình sinh thái, chúng ta nhận thấy cính
chiến tranh với những vết tích xót lại kia đã làm mất đi chỉnh thể đẹp đẽ của
bờ biển, sự hủy diệt của con ngƣời làm cho cảnh thơ mộng trở nên thô kệch,
từ đó dẫn dụ tới một ngụ ý mà tác giả nhắc nhở ngƣời nghệ sĩ về “nghịch lí”
của đời sống, bên cạnh cái đẹp thơ mộng là cái hiện thực sần sùi, gai góc.
1.2.2.2. Giai đoạn hình thành ý thức sinh thái
Theo Lawrence Buell, một tác phẩm đƣợc cho là viết theo định hƣớng
môi trƣờng sẽ mang những định hƣớng sau:


15

1. Môi trƣờng phi nhân không còn chỉ đƣợc nhìn đơn thuần nhƣ một thứ
công cụ làm khung nền cho sự xuất hiện của con ngƣời, ngƣợc lại, sự hiên diện
của nó cho thấy lịch sử nhân loại bao giờ cũng có mối liên hệ với tự nhiên.
2. Mức độ quan tâm của con ngƣời đối với môi trƣờng là một phần thuộc
giá trị đạo đức của mỗi văn bản.
3. Theo một nghĩa nào đó, môi trƣờng đƣợc nhìn nhƣ một quá trình, chứ
không phải là một hằng ssố bất biến hay ít nhất, đƣợc cho là một thông điệp
ẩn giấu đằng sau tác phẩm.
Nhƣ vậy, chúng tôi cho rằng tác phẩm sinh thái đƣợc nhận diện ở dấu hiệu:
Thứ nhất, khi tác phẩm từ bỏ cái nhìn mang tính ẩn dụ về tự nhiên để

viết với ý thức sinh thái. Văn học sinh thái chống lại sự nhân hóa tự nhiên.
Khác với các truyện truyền thống về thế giới tự nhiên, chỉ có một nhân vật
xuyên suốt câu chuyện, chỉ có một tiếng nói cất lên sau hình tƣợng đó. Ngƣợc
lại, trong các truyện sinh thái, bên cạnh thế giới con ngƣời là thế giới muông
thú với những tình cảm, tính cách, cá tính… rất riêng. Tự nhiên có sinh mệnh
độc lập, có địa vị bên ngoài mọi quan niệm của con ngƣời.
Thứ hai, văn học sinh thái lấy chủ nghĩa chỉnh thể sinh thái làm cơ sở tƣ
tƣởng, lấy lợi ích chỉnh thể của hệ thống sinh thái làm giá trị cao nhất để khảo
sát và biểu hiện mối quan hệ giữa con ngƣời với tự nhiển và truy tìm nguồn
gốc xã hội của nguy cơ sinh thái. Thực chất, mối quan hệ giữa con ngƣời và
sinh thái là mối quan hệ cộng sinh, do vậy tác phẩm viết về mối quan hệ giữa
con ngƣời và thiên nhiên phải có quan điểm sinh thái.
Thứ ba, cân bằng tự nhiên cũng đảm bảo cho cân bằng xã hội. Đó là lí do
vì sao văn học sinh thái tích hợp với các vấn đề xã hội: giới tính, chủng tộc,
giai cấp, xã hội,…
Từ cái nhìn nhƣ vậy, nhìn vào văn xuôi sau 1975, chúng tôi đã thấy xuất
hiên các chủ đề sinh thái:


16

Văn học sinh thái truy tìm nguồn gốc nguy cơ sinh thái. Vì vậy, phê
phán mặt trái văn minh một đặc điểm nổi bật của khuynh hƣớng văn học
này với hầu hết các tác phẩm của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Ngọc Tƣ,
Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Trí, Sƣơng Nguyệt Minh, Hoàng Minh Tƣờng,
Trần Duy Phiên, …
Văn học sinh thái chú trọng đến trách nhiệm của con ngƣời đối với tự
nhiên, khẩn thiết kêu gọi bảo vệ vạn vật trong tự nhiên và duy trì cân bằng
sinh thái. Đó là những tác phẩm nhƣ: Sống mãi với cây xanh – Nguyễn Minh
Châu, Thập giá giữa rừng sâu – Nguyễn Khắc Phê, Khói trời lộng lẫy –

Nguyễn Ngọc Tƣ, Giải vía – Hà Thị Cẩm Anh, …
Văn học sinh thái đƣa trách nhiệm của con ngƣời đối với tự nhiên
thành định hƣớng đạo đức chủ yếu. Đạo đức không phải chỉ trong mối quan
hệ giữa con ngƣời với nhau mà với việc anh ta đối xử với thế giới xung quanh
ra sao. Từ đó nhận diện những mẫu hình nhân cách mới cho chủ nghĩa nhân
văn: con ngƣời cần tôn trọng, yêu thƣơng, che chở thế giới tự nhiên, nhìn vào
loài vật để điều chỉnh đạo đức của mình (Con chó và vụ li hôn – Dạ Ngân,
Con thú bị ruồng bỏ - Nguyễn Dậu, Bà cụ Cần và đàn chim sẻ - Ma Văn
Kháng, Cái nhìn khắc khoải – Nguyễn Ngọc Tƣ, …)
Về lực lƣợng sáng tác, văn học sinh thái Việt Nam có lẽ có bƣớc phát
triển nhất định vào khoảng giữa những năm 1980 đến đầu những năm 1990.
Đây là giai đoạn bắt đầu của công cộc đổi mới, khởi động của quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nhiều khi đã tàn phá đến tự nhiên, hi sinh tự nhiên vì
mục tiêu phát triển kinh tế.
Nguyễn Minh Châu đƣợc coi là “ngƣời mở đƣờng tinh anh tài năng
nhất”, ngay cả ở việc ý thức rất sớm các vấn đề sinh thái. Bằng nhạy cảm của
ngƣời cầm bút, ông viết Một lần đối chứng (1982). Tác giả muốn nhìn đời
sống qua con mắt chính loài vật, nhƣ bản chất tự nhiên, hoang dã, bên ngoài


17

mọi tình cảm cao thƣợng, trong sáng của con ngƣời; ngoài cả những định
kiến, ý định áp chế nhƣ là từ chối sự áp đặt giản đơn những quy luật đời sống
vào quy luật của tạo vật. Tiếp theo là Sống mãi với cây xanh (1983), tác giả đề
cập từ rất sớm “niềm tin pha lẫn âu lo” về tƣơng lai đô thị hóa. Những đề xuất
này của Nguyễn Minh Châu vẫn đƣợc các nhà văn viết về đề tài sinh thái tái
khẳng định.
Trần Duy Phiên viết Kiến và người (1990) rồi muộn hơn một chút là Mối
và người (1992). Có thể nói, đây là hai tác phẩm đầu tiên đả phá cái duy ý chí,

ỷ vào sức mạnh khoa học để tàn phá tự nhiên dƣới góc nhìn sinh thái. “Một
đời bố có thua ai”, “Bố huênh hoang tạo dƣng cơ ngơi”, cậy mình có trí thông
minh (cậu Bảy là kĩ sƣ, biết vận dụng những thành quả của khoa học kĩ thuật:
ánh sáng đèn dụ mối, xây dựng hệ thống chuồng trại theo một quy trình bài
bản, hợp lí để sản xuất theo dây chuyền chuyên nghiệp vận dụng rất ít sức
ngƣời). Việc các nhân vật rời phố thị lên rừng để lập trại chăn nuôi, trồng trọt
nhƣ là một ẩn dụ cho việc con ngƣời đang ngày càng xâm lấn tự nhiên, dành
đất sống của muôn loài, khai thác cạn kiệt tự nhiên.
Một tác giả khác ngƣời tạo nên “khúc ngoặt” (Lã Nguyên) cho văn xuôi
Việt Nam sau năm 1975 – Nguyễn Huy Thiệp đã đƣa ra những triết lí sinh
thái thực sự có chiều sâu. Nếu nhƣ tời kì đầu, nhà văn tập trung vào các chủ
đề trực diện của việc tự nhiên trả thù (Sói trả thù, Con thú lớn nhất, …), vế
sau, ông “nghe” đƣợc đòi hỏi sâu kín mà ngày càng bức xúc của những bất ổn
nông thôn trƣớc sự xâm lấn đô thị (Thương nhớ đồng quê, Những bài học ở
nông thôn, …). Với những tác phẩm của mình, Nguyễn Huy Thiệp tạo ra một
dòng “văn học tự vấn” mà có lẽ bất cứ nhà văn nào ƣu tƣ với cuộc đời này
đều mong muốn đi tìm câu giải đáp cho cái bất an, những vẻ đẹp tự nhiên
đang dần mai một, về những chất chồng bất ổn của đô thị hóa…


18

Sau này, cùng với sự du nhập của các triết lí môi trƣờng hiện đại, những
cảnh báo Việt Nam là một trong năm nƣớc chịu ảnh hƣởng của biến đổi khí
hậu… dội vào sáng tác, do vậy văn xuôi sinh thái đã có những tác phẩm đáng
ghi nhận viết trực diện về những vấn đề cua văn học và môi trƣờng: Kẻ ám sát
cánh đồng, Nguyễn Quang Thiều; Trăm năm còn lại, Trần Duy Phiên; Nơi
hoang dã đồng vọng, Sƣơng Nguyệt Minh; Gia phả của đất, Ngọc đất, Hoàng
Minh Tƣờng;…Văn xuôi sinh thái, từ chỗ lực lƣợng sáng tác là những nhà văn
viết nhiều chủ đề trong đó có chủ đề sinh thái nay đã có một số nhà văn chuyên

tâm hơn với đề tài (Trần Duy Phiên, Nguyễn Trí, Nguyễn Ngọc Tƣ, …).
Một số tác giả nữ có thể kể đến nhƣ Hà Thị Cẩm Anh (Giải vía, Đối
thoại với bất tử,…), Đoàn Lê (Chốn sơn Khê, Giƣờng Đôi xóm Chùa, …), Dạ
Ngân (Con chó và vụ li hôn), Võ Thị Xuân Hà (Lúa hát, Đàn sẻ ri ngang
trời,…), Trần Thanh Hà (Miền cỏ hoang, Sông ơi, …), …đƣa đến cho văn
xuôi sinh thái Việt Nam nhiều vấn đề mới lạ.
Trong các tác giả trẻ sau 1975 viết về sự nếm trải của con ngƣời với
những khủng hoảng môi trƣờng sinh thái, có lẽ Nguyễn Ngọc Tƣ là nhà văn
viết ám ảnh nhất. Nếu nhƣ ở các tập truyện ngắn ở thời kì đầu (Ngọn đèn
không tắt, Giao thừa) chủ yêu xoay quanh đề tài tình cảm: những mối tình
đầu, tình cha con, tình mẫu tử… thì về sau, lồng trong câu chuyện là vấn đề
thời sự: vấn đề môi trƣờng. Tƣ tƣởng này có lẽ thể hiện ngay ở cách đặt tên
các tập truyện ngắn bằng hình ảnh gắn liền tự nhiên: Cánh đồng bất tận, Khói
trời lồng lẫy, Gió lẻ. Trong tập Khói trời lộng lẫy, những nỗi đau môi trƣờng
trở thành tƣ tƣởng chủ đạo. Hầu hết các nhân vật của Nguyễn Ngọc Tƣ sống,
lớn lên và vật lộn trên mảnh đát của mình nên đó là cái nhìn của ngƣời trong
cuộc, đứng trƣớc đổi thay, phai nhạt của quê hƣơng thấy xót xa, đắng đót. Các
tác phẩm của nhà văn đặt ra nhiều vấn đè của môi trƣờng và số phận của cá
nhân trong chỉnh thể sinh thái, cảnh báo về tình trạng biến đổi khí hậu.


19

Nhƣ vậy, ở Việt Nam từ sau 1986 đã hình thành khuynh hƣớng văn xuôi
sinh thái với các chủ đề sinh thái khá rõ và có sự tiến triển, trƣởng thành về
lực lƣợng sáng tác xét trên cả trên phƣơng diện số lƣợng lẫn chất lƣợng.


20


Chƣơng 2
Ý THỨC PHÊ PHÁN TRONG TRUYỆN NGẮN
NGUYỄN HUY THIỆP TỪ GÓC NHÌN PHÊ BÌNH SINH THÁI
2.1. Ý thức về con ngƣời tội đồ trong quan hệ với thiên nhiên
2.1.1. Tận diệt tự nhiên
Khảo sát truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, chúng tôi nhận thấy, nói về
việc tàn sát đối với tự nhiên, tận diệt tự nhiên có các những truyện ngắn nổi
bật: Muối của rừng, Con thú lớn nhất, Sói trả thù, Trái tim hổ. Trong truyện
ngắn Con thú lớn nhất, Nguyễn Huy Thiệp viết về một tay thợ săn ở Hua Tát
rất tài tình: kể về thành tích của lão mà ngƣời đọc không thấy nể tài săn bắn,
lại thấy sợ hãi, rùng mình:
“Ngƣời chồng là tay thợ săn cự phách: Khẩu súng kíp trong tay lão nhƣ
có mắt. Mỗi khi khẩu súng giơ lên, ít khi có chim chóc hoặc thú rừng nào
thoát chết. Đằng sau nhà lão, lông chim, xƣơng thú chất đầy thành đống.
Những đống lông chim xơ xác đen xỉ nhƣ màu mực tàu, còn những đống
xƣơng thú màu đá vôi thì lốm đốm những vệt nƣớc tủy màu vàng khè, hôi
hám. Những đống ấy to nhƣ những cái mả. Lão thợ săn nhƣ là hiện thân thần
Chết của rừng. Chim chóc và thú rừng sợ hãi lão. Cánh thợ săn ở Hua Tát vừa
ghen tị, vừa bất bình với lão. Lão không tha bất cứ con vật nào trong tầm súng
của mình” [69; tr.11]
Nguyễn Huy Thiệp miêu tả chi tiết về đống lông chim, xƣơng thú đằng
sau nhà lão thợ săn ngụ cƣ ở Hua Tát. Tác giả ví lão ta nhƣ hiện thân Thần
Chết của rừng.
Quả tay thợ săn ấy hiện lên với hình dáng và khuôn mặt đúng nhƣ Thần
Chết: “Cao lớn, gầy guộc, mặt sắt lại, mũi nhƣ mỏ chim. Đôi mắt của lão đục
và sâu hoắm, phảng phất những tia lân tinh lạnh lẽo”. Đáng chú ý nhất là đôi


×