Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Ảnh hưởng của nho giáo tới việc trị quốc an dân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (229.1 KB, 24 trang )

MỤC LỤC
Trang

Chương 1: Tổng quan về hệ tư tưởng Nho giáo........................................3
1. Quá trình hình thành và phát triển..........................................................3
1.1. Nho giáo nguyên thủy................................................................3
1.2. Tống Nho...................................................................................4
1.3. Phong trào phục hung Nho giáo................................................4
2. Nội dung cơ bản của Nho giáo...............................................................5
2.1. Tổ chức xã hội...........................................................................5
2.2. Thuật lãnh đạo...........................................................................7
3. Hạn chế, ảnh hưởng tiêu cực..................................................................8
Chương 2: Nho giáo Việt Nam....................................................................9
Chương 3: Ảnh hưởng của Nho giáo tới việc trị quốc an dân.................12
1. Thời nhà Hồ...........................................................................................13
2. Thời Hậu Lê..........................................................................................13
Thời nhà Mạc....................................................................................14
3. Thời Lê trung hưng...............................................................................15
4. Thời vua Lê – chúa Trịnh......................................................................16
5. Thời Tây Sơn.........................................................................................16
6. Thời nhà Nguyễn...................................................................................16
Chương 4: Tổng kết....................................................................................19
Tài liệu tham khảo.......................................................................................22

Điểm

Lời phê của giáo viên
…………………………………………………

…………………………………………………
……


…………………………………………………
……
…………………………………………………
……
…………………………………………………


……

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ HỆ TƯ TƯỞNG NHO GIÁO
Nho giáo, còn gọi là đạo Nho hay đạo Khổng là một hệ thống đạo đức, triết
học xã hội, triết lý giáo dục và triết học chính trị do Khổng Tử đề xướng và được
các môn đồ của ông phát triển với mục đích xây dựng một xã hội thịnh trị. Nho
giáo rất có ảnh hưởng tại ở các nước châu Á là Trung Quốc, Đài Loan, Nhật
Bản, Triều Tiên, Hàn Quốc và Việt Nam. Những người thực hành theo các tín điều
của Nho giáo được gọi là các nhà Nho, Nho sĩ hay nho sinh.
1. Quá trình hình thành và phát triển
Trong lịch sử Trung Hoa cổ đại, Nho giáo, Nho gia (đạo Nho) là một thuật
ngữ bắt đầu từ chữ Nho, theo Hán tự từ "Nho" gồm từ "Nhân" (người) đứng gần
chữ "Nhu". Nho gia còn được gọi là nhà Nho người đã học sách thánh hiền, có thể
dạy bảo người đời ăn ở hợp luân thường, đạo lý… Nhìn chung "Nho" là một danh
hiệu chỉ người có học thức, biết lễ nghĩa.
Tại Trung Quốc, Nho giáo độc tôn từ thời Hán Vũ Đế, trở thành hệ tư tưởng
chính thống cả về chính trị và đạo đức của Trung Hoa trong hơn 2.000 năm. Từ thế
kỷ thứ IV, Nho giáo lan rộng và cũng rất phát triển ở các nước châu Á khác
như Nhật Bản, Triều Tiên và Việt Nam.
1.1.

Nho giáo nguyên thủy


Cơ sở của Nho giáo được hình thành từ thời Tây Chu, đặc biệt với sự đóng
góp của Chu Công Đán, còn gọi là Chu Công. Đến thời Xuân Thu, xã hội loạn lạc,
Đức Khổng Tử (sinh năm 551 TCN) phát triển tư tưởng của Chu Công, hệ thống
hóa và tích cực truyền bá các tư tưởng đó. Chính vì thế mà người đời sau coi
Khổng Tử là người sáng lập ra Nho giáo.

2


Thời Xuân Thu, Đức Khổng Tử đã san định, hiệu đính và giải thích bộ Lục
kinh gồm có Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh Dịch, Kinh Xuân Thu và Kinh
Nhạc. Về sau Kinh Nhạc bị thất lạc nên chỉ còn năm bộ kinh thường được gọi
là Ngũ kinh. Sau khi Đức Khổng Tử mất, học trò của ngài tập hợp các lời dạy để
soạn ra cuốn Luận ngữ. Học trò xuất sắc nhất của Khổng Tử là Tăng Sâm, còn gọi
là Tăng Tử, dựa vào lời thầy mà soạn ra Đại Học. Sau đó, cháu nội của Khổng Tử
là Khổng Cấp, còn gọi là Tử Tư viết ra cuốn Trung Dung. Đến thời Chiến
Quốc, Mạnh Tử đưa ra các tư tưởng mà sau này học trò của ông chép thành sách
Mạnh Tử. Bốn sách sau được gọi là Tứ Thư và cùng Ngũ Kinh hợp lại làm 9 bộ
sách chủ yếu của Nho giáo và còn là những tác phẩm văn chương cổ điển của
Trung Quốc. Từ Khổng Tử đến Mạnh Tử hình thành nên Nho giáo nguyên thủy,
còn gọi là Nho giáo tiền Tần (trước đời Tần), Khổng giáo hay "Tư tưởng Khổng –
Mạnh". Từ đây mới hình thành hai khái niệm, Nho giáo và Nho gia. Nho gia mang
tính học thuật, nội dung của nó còn được gọi là Nho học. Nho giáo bị biến
thành tôn giáo thì Văn Miếu trở thành nơi dạy học kiêm chốn thờ phụng, và Khổng
Tử trở thành giáo chủ, giáo lý chính là các tín điều mà các nhà Nho cần phải thực
hành.
1.2.

Tống Nho


So với Nho giáo truyền thống chú trọng thực dụng và giáo dục người dân bậc
trung thành quân tử, Tống Nho có điểm rất khác biệt là:
- Ði sâu vào lĩnh vực siêu hình học;
- Chú trọng tới phép tu dưỡng, quán tưởng;
- Tu tâm dưỡng tính để thành thánh nhân.
1.3.

Phong trào phục hưng Nho giáo thời hiện đại

Đến thế kỷ 20, với sự sụp đổ của chế độ quân chủ, Nho giáo mất vị thế độc
tôn, thậm chí bị bài trừ ở ngay tại Trung Quốc trong thập niên 1960-1970 khi Mao
Trạch Đông làm chủ tịch Đảng Cộng Sản Trung Quốc. Đến đầu thế kỷ 21, đứng
trước sự suy thoái của đạo đức xã hội, những giá trị của Nho giáo về tu dưỡng,
giáo dục con người dần được coi trọng trở lại và được thúc đẩy thành phong trào
tại các nước Đông Á.
Phục hưng Nho giáo trong thế kỷ XXI là phong trào đang lên ở Đông Á, nó
xuất phát từ Trung Quốc và lan truyền ra các khu vực lân cận. Nhiều hội thảo quốc
tế về phục hưng nền Nho học đã được tổ chức ở Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật
Bản. Tập hợp các nhà nghiên cứu Nho giáo trong khu vực và trên thế giới đã kiến
lập Hiệp hội nghiên cứu Nho giáo quốc tế. Trong buổi Hội thảo quốc tế về Nho
3


giáo ở Hàn Quốc 2010, một số báo cáo ghi nhận "mặt trái của quá trình Tây
phương hóa (nói cách khác là hiện đại hóa) đã làm cho xã hội Đông Á mất dần
tôn ti trật tự, tinh thần cộng đồng và đoàn kết xã hội. Lớp trẻ dần chạy theo những
thứ hào nhoáng của văn minh hiện đại mà bỏ xa dần các quan niệm hiếu nghĩa,
trung chính, tiết độ". Các báo cáo này nhấn mạnh giá trị tinh thần của Nho giáo sẽ
là công cụ hữu hiệu nhằm khôi phục lại giá trị đạo đức của xã hội.


4


2. Nội dung cơ bản của Nho giáo

Gồm 9 nội dung chính, bao gồm:
-

Tổ chức xã hội

-

Lễ nghi

-

Quan hệ xã hội

-

Thuật lãnh đạo

-

Chữ hiếu và xã hội

-

Vai trò của gia đình


-

Vai trò của cá nhân

-

Tư tưởng về thế giới đại đồng

-

Triết lý giáo dục

Trong khuôn khổ nội dung bài tiểu luận, em xin được đi sâu vào 2 điểm
chính: Tổ chức xã hội và Thuật lãnh đạo
2.1.

Tổ chức xã hội

Học thuyết về quản lý quốc gia và làm lợi cho dân của Nho giáo là một phần
của truyền thống văn hóa Trung Quốc rất sâu sắc. Nó đã thiết lập cho mình những
lý tưởng đạo đức và hệ thống giá trị tiêu chuẩn xác lập nền tảng cho xã hội Đông Á
trong hàng ngàn năm. Nho giáo giúp các xã hội này có tính tổ chức cao, duy trì trật
tự xã hội, giúp gìn giữ các tiêu chuẩn đạo đức của xã hội ở một mức khá cao, giúp
xã hội văn minh và ổn định lâu dài. Nho giáo tiến hành tất cả những điều đó không
phải bằng vũ lực mà bằng chủ trương giáo dục toàn diện từ vua quan đến nhân dân
để mỗi người đều tự giác thực hiện tùy theo vai trò của mình, đó cũng là lý do tại
sao những nước sùng đạo Nho đều rất coi trọng giáo dục. Sách Đại học có câu:
"Làm vua thì hết mình thực hiện đức nhân. Làm bề tôi thì hết mình thực hiện đức
kính. Làm con thì hết mình thực hiện đức hiếu. Làm cha thì hết mình thực hiện đức

từ. Cùng người trong nước quan hệ với nhau phải hết mình thực hiện đức tín."
Trong thế giới quan Nho giáo, cả 3 yếu tố Quốc gia – Gia đình – Cá nhân đều
có liên hệ chặt chẽ với nhau. Nho giáo xem cá nhân là yếu tố căn bản nhất cấu
5


thành nên gia đình và xã hội. Mỗi cá nhân có đức hạnh tốt thì gia đình, xã hội sẽ
tốt và ngược lại.
“Cái căn bản của thiên hạ là quốc gia
Cái căn bản của quốc gia là gia đình
Cái căn bản của gia đình là thân mình vậy”.

Sách Đại học viết "Muốn trị quốc tốt trước hết phải chỉnh đốn tốt gia đình,
gia tộc mình. Người trong gia đình, gia tộc mình mà không giáo dục được thì sao
có thể giáo dục được người khác... Một nhà thực hiện nhân ái có thể dấy lên cả
nước một phong trào nhân ái. Một nhà thực hiện khiêm nhường, có thể dấy lên cả
nước một phong tục khiêm nhường. Còn nếu một người tham lam tàn bạo, tất dấy
lên cả nước phạm thượng, làm loạn... Nếu bản thân mình che giấu những hành vi
không hợp với đạo trung thứ thì sao có thể giáo dục được người khác làm theo đạo
trung thứ. Cho nên muốn trị nước tốt, trước hết phải chỉnh đốn tốt gia đình, gia
tộc mình."
Nho giáo đề cao lòng trung thành của bề tôi với lãnh đạo. Tuy nhiên, lòng
trung thành đó không phải là sự mù quáng tuân lệnh như đời nay vẫn hiểu lầm.
Khổng Tử dạy rằng bề tôi chỉ trung thành với bậc minh quân đáng cho mình thờ;
nếu vua tàn ác vô đạo thì có thể bỏ mà thờ ông vua khác, như Khổng tử đã bỏ
vua nước Lỗ. Nghĩa Quân – Thần trong Nho giáo có định phận rõ ràng như Khổng
tử đã viết: “Vua lấy lễ mà đãi bề tôi, bề tôi lấy trung mà thờ vua”. Mạnh Tử đã
bảo Tề Tuyên Vương rằng: “Vua xem bề tôi như tay chân, thì bề tôi xem vua như
bụng như lòng. Vua xem bề tôi như chó ngựa, thì bề tôi xem vua như người lạ
trong nước. Vua xem bề tôi như đất như cỏ thì bề tôi xem vua như giặc như

thù", “Kẻ làm hại đức nhân gọi là tặc; kẻ làm hại đức nghĩa gọi là tàn. Kẻ tàn, kẻ
tặc chẳng qua là một người thường mà thôi. Tôi từng nghe vua Võ vương chỉ giết
một người thường là Trụ mà thôi, chứ tôi chưa hề nghe Vũ vương giết vua”. Tuân
tử cũng nói: “Tru bạo quốc chi quân, nhược tru độc phu” (Giết một ông vua tàn
bạo cũng như giết một kẻ ác độc).
Về sau, một số người dẫn ra những câu như “Trung thần không thờ hai
chúa”, "Quân sử thần tử, thần bất tử bất trung"... để chỉ trích Nho giáo đã khuyến
khích lòng trung thành mù quáng, tạo điều kiện cho vua chúa nô dịch người dân.
Thực ra, những câu nói này là của phái Pháp gia (một luồng tư tưởng khác cùng
thời với Khổng Tử) chứ không phải của Nho gia. Nhà nghiên cứu Kim
Định viết: “…cái bổn gốc của Nho giáo là “chí trung”, mà trung là không cậy
dựa, “trung lập nhi bất ỷ cường tai kiểu”. Đó là cốt yếu những bài học dạy học
của Khổng tử. Đừng đem những câu Hán học như “trung thần bất sự nhị quân”
6


hay “quân sử thần tử, thần bất tử bất trung” mà gán vào miệng ông. Làm thế là
thiếu óc khoa học. Cha ông ta tuy về phê bình chưa đạt cao lắm nhưng không để
cho những câu tầm gửi kiểu trên làm thui chột chí bất khuất”
Từ thời nhà Hán, Nho giáo đã trở thành trung tâm cho việc quản lý xã hội,
duy trì đạo đức tại Trung Hoa trong suốt hơn 2000 năm. Năm 1397, Minh Thái
Tổ ra lệnh mỗi làng phải dán một tờ ghi sáu điều Đạo Nho để dân noi theo: "Phải
hiếu thảo với cha mẹ, phải kính trọng người già, phải thờ phụng tổ tiên, phải dạy
con nên người, phải yên ổn làm ăn". Năm 1670, vua Khang Hi nhà Thanh cũng ra
một sắc lệnh gồm 16 điểm, dạy dân phải hiếu lễ, cần kiệm, nộp thuế đúng kì... và
ra lệnh các hương chức và kẻ sĩ trong làng cứ nửa tháng một lần đọc và giảng cho
dân nghe. Những kẻ bất hiếu, ăn cắp ăn trộm, cưỡng hiếp gian dâm... phải ghi tên
vào một cái bảng treo trước cổng làng để nhân dân lấy đó làm răn.
2.2.


Thuật lãnh đạo:

Nho giáo chủ trương: "Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh (Dân là quý
nhất, rồi đến đất nước, cuối cùng mới là vua)". Người lãnh đạo chân chính phải
xem việc cai trị thiên hạ là bổn phận, trách nhiệm của mình chứ không phải vì lợi
ích cá nhân hay là thứ giúp bản thân mình trở nên cao quý. Khổng Tử nói "Cao
quý thay vua Thuấn và vua Vũ! Được cả thiên hạ mà vẫn cảm thấy việc này không
có gì đáng vui hoặc kiêu hãnh cả". Đây là một tư tưởng rất mới mẻ trong thời quân
chủ chuyên chế đang thịnh hành. Vua không có quyền coi nhân dân là của riêng
mà phải lo cho dân và vì dân. Muốn vậy, phải có luật pháp công bằng, dẫu vua
quan cũng không được vượt ra ngoài pháp luật đó. Người trị dân, trị nước phải
chăm lo việc dân việc nước, làm cho đời sống của dân được sung túc, phải lo giáo
dục dân để hiểu rõ luật pháp mà tuân theo, lấy nhân nghĩa làm cơ bản để thi hành.
Chủ trương chính trị của Nho giáo vào thời kỳ đó rất táo bạo nhưng rất hợp lý, làm
cho nền quân chủ thời đó cũng như các nền chính trị thời nay cũng không thể nào
bắt bẻ được.
Nho giáo xem nhân dân là yếu tố quyết định đối với sự tồn vong của chế độ
chính trị. Nếu một nhà nước nhận được sự ủng hộ của nhân dân thì vững bền, nếu
mất lòng dân thì sụp đổ. Sách Đại học viết:
"Kinh Thi có câu: Khi nhà Ân chưa để mất lòng dân thì còn xứng
đáng để thụ mệnh thiên tử. Nên soi vào tấm gương của nhà Ân để biết
rằng, giữ được thiên hạ không phải là dễ. Đây là muốn nói đạo trị dân:
nếu được lòng dân là được nước, mất lòng dân là mất nước".
Muốn giữ được lòng dân, giữ vững chế độ thì người lãnh đạo phải có đức
thiện vì "có đức thiện mới có được mệnh trời, nếu không có đức thiện thì sẽ mất
7


mệnh trời ngay". Chính vì thế "Làm người cai trị quốc gia không thể không cẩn
thận. Nếu để sơ suất một phân ly, không noi theo khuôn phép, tất sẽ bị nhân dân

loại bỏ ngay"... lãnh đạo phải có sự chuẩn bị thì mới thành công, không chuẩn bị
sẽ thất bại. Nếu chuẩn bị thì nói không vấp váp, làm không khó khăn. Nếu có phép
tắc thì hành động không mắc sai lầm, việc hành đạo luôn thông suốt”. Khổng Tử
nói: "Quản lý, lãnh đạo một quốc gia có nghìn cỗ xe phải xử lý nghiêm túc, cẩn
thận, chu đáo tất cả mọi công việc, phải đặc biệt giữ điều tín với dân, tiết kiệm chi
tiêu, yêu mến dân, sử dụng sức dân trong thời gian thích hợp.” Người lãnh đạo cẩn
thận trong mọi việc nhưng cũng cần quyết đoán để không đánh mất thời cơ. Quý
Tử Văn làm việc gì đều nghĩ đi nghĩ lại rất nhiều lần. Khổng Tử nghe vậy nói
"Nghĩ hai lần là đủ rồi".
Người lãnh đạo quốc gia hoặc tổ chức luôn là tấm gương để cấp dưới và dân
chúng noi theo. Người lãnh đạo có đạo đức tốt thì cấp dưới, nhân dân mới noi
gương tu dưỡng đạo đức. Ngược lại, thượng bất chính, hạ tất loạn - Cấp trên
không quang minh chính đại, không tuân thủ nguyên tắc, vi phạm luật pháp, có
hành động vô đạo thì cấp dưới và quần chúng cũng bắt chước làm bậy. Khổng Tử
nói "Nếu có thể sửa mình ngay thẳng thì lãnh đạo quốc gia có khó gì? Không sửa
được mình ngay thẳng làm sao có thể làm cho người khác ngay thẳng?"
Người lãnh đạo không cần phải biết làm những việc cụ thể của dân hay của
những nhà chuyên môn dưới quyền mà chỉ cần có đạo đức, biết cách đối nhân xử
thế, biết cách lấy lòng người để thu hút sự ủng hộ của dân chúng và người tài trong
thiên hạ. Khổng Tử nói "Người bề trên coi trọng lễ thì dân chẳng ai dám coi
thường, khinh mạn. Người bề trên coi trọng nghĩa thì dân chẳng ai dám không
phục tùng. Người bề trên coi trọng chữ tín thì dân chẳng ai dám giả dối. Nếu làm
được như vậy thì dân bốn phương nhất định cõng con đến theo mình hết. Cần gì
mình phải học việc trồng cấy?". Diệp Công là quan huyện nước Sở hỏi về quản lý
chính sự. Khổng Tử nói "Khiến cho người ở gần vui lòng, khiến cho người ở xa
đến quy phục".
Người lãnh đạo phải có học vấn mới thực hiện tốt công việc của mình. Khổng
Tử phản đối quan niệm của học trò ông là Tử Lộ "Làm quan thì có dân để cai trị,
có thần xã tắc để tế lễ, không cần phải chọn kẻ có học làm huyện trưởng, sau làm
mới là học.". Người lãnh đạo còn phải thấm nhuần đạo Trung dung mới không đưa

ra những chính sách, những quyết định mang tính bất cập hoặc thái quá gây hại
cho quốc gia. Khi còn ở nước Trần, Khổng Tử nói "Về đi! Về đi! Những học trò
của quê hương ta, chí hướng thì rất cao xa mà việc làm thì rất giản lược, không
câu nệ tiểu tiết; về văn chương đều có thể có thành tích khả quan. Nhưng họ chẳng
biết xem xét, sửa mình theo đạo Trung dung.".

8


Thuật lãnh đạo của Nho giáo đề cao những lãnh đạo biết quý trọng tài năng,
biết dùng người. Lãnh đạo thiếu tài năng nhưng biết dùng người vẫn thành công.
Ngược lại, lãnh đạo dù tài năng nhưng không biết dùng người cũng thất bại.
Nho giáo chủ trương người lãnh đạo phải biết lắng nghe ý kiến mọi người rồi
chọn ra quan điểm đúng đắn nhất để thi hành. Người lãnh đạo mà tự ý làm càn,
chuyên quyền độc đoán hay bảo thủ thì nhất định gặp tai họa.
3.
-

Hạn chế, ảnh hưởng tiêu cực của Nho giáo với xã hội
Tư duy bảo thủ, trì trệ, giáo điều, lạc hậu
Tư tưởng chạy theo danh vọng
Bất bình đẳng xã hội
Trọng nam khinh nữa, bất bình đẳng giới
Sự gia trưởng, quan liêu, cửa quyền

CHƯƠNG 2
NHO GIÁO VIỆT NAM
Nho Giáo ở Việt Nam cũng để lại dấu ấn rất lớn trong quá trình giáo dục và
lịch sử dựng nước ở các triều đình phong kiến thời trung đại. Tín ngưỡng truyền
thống Việt Nam đã tiếp nhận Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo để làm nên "Tam giáo

đồng nguyên" (cả ba tôn giáo có cùng một gốc) và "Tam giáo đồng quy" (cả ba tôn
giáo có cùng một mục đích). Ba tôn giáo đã trợ giúp lẫn nhau: Nho giáo chăm lo tổ
chức xã hội, Đạo giáo chăm lo thể xác con người, Phật giáo chăm lo đời sống tâm
linh con người. Trong nhiều thế kỷ, hình ảnh "Tam giáo tổ sư" với Phật Thích Ca
Mâu Ni ở giữa, Lão Tử ở bên trái, Khổng Tử ở bên phải đã in sâu vào tâm thức
mọi người Việt.
Lịch sử Việt Nam ghi lại tên tuổi của nhiều bậc nhà Nho tài đức: Chu Văn
An (1292-1370); Nguyễn Bỉnh Khiêm (1409-1595), Nguyễn Thiếp (1723-1804)...
học trò của họ, dẫu có quyền lực rất cao đi nữa cũng không bỏ rơi lễ nghĩa, đạo
đức với thầy. Sử chép rằng, Chu Văn An đã dâng sớ xin vua chém 7 tên gian thần,
vua không nghe, tức khắc ông từ quan về quê. Một hôm, học trò ông là Phạm Sư
Mạnh, đang làm quan to ở triều, về thăm thầy (tức Chu Văn An), dọc đường qua
khu chợ đang họp, Phạm Sư Mạnh sai lính thét dân dẹp đường, làm huyên náo.
Biết được sự việc, Chu Văn An giận học trò mình quên Lễ Nghĩa với dân, bèn
đóng cửa nhà không cho Phạm Sư Mạnh gặp mặt. Vị quan lớn triều đình đã phải
quỳ trước cửa cả buổi thầy mới tha lỗi. Nho giáo đã tạo nên những người thầy can
trực, đạo đức, như thế mới có thể đào tạo nên những học trò hữu ích cho đất nước.
Nho giáo thịnh hành nhất vào thời Lê sơ, với nhà nước phong kiến Trung ương tập
quyền.
9


Nhờ Đạo Nho, người Việt Nam rất coi trọng sự học hành. Văn Miếu – Quốc
Tử Giám lập năm 1076 có thể coi đây là trường đại học đầu tiên ở Việt Nam. Nơi
đây còn lưu giữ nhiều tấm bia ghi lại tên tuổi các Nho sĩ đỗ đạt trong các kỳ
thi Khoa bảng Việt Nam cùng nhiều bài văn bia nêu lên triết lý giáo dục: mở đầu là
ca ngợi công đức của các minh quân, ca ngợi đạo Nho và bậc thánh nhân quân tử;
phần tiếp theo nói về việc mở khoa thi và liệt kê họ tên, quê quán những người thi
đỗ đại khoa; phần cuối là những lời bình về ý nghĩa của việc tuyên dương đạo
Nho, trách nhiệm và nghĩa vụ của người đỗ đạt trước giang sơn đất nước.

Một số mặt tiến bộ của Nho giáo tại Việt Nam:
Tạo được truyền thống ham học, truyền thống tôn sư trọng đạo, truyền thống
coi trọng người có học. Từ đó các kiến thức học tập được tích lũy, có điều kiện để
duy trì và phát triển. Ngoài ra còn tạo cho con người biết đạo ăn ở, biết quan tâm
đến người khác, biết sống có văn hóa và đạo đức.
Tạo được cơ chế tuyển dụng người tài qua thi cử. Bất kể xuất thân ra sao
(nông dân, người thợ, lính tráng...) nếu học giỏi đỗ đạt thì có thể ra làm quan giúp
nước (ở phương Tây thời kỳ này, chức tước chỉ được chuyển giao nội bộ trong các
gia đình quý tộc, dân thường hầu như không thể có được chức vị). Từ đó tạo nên
một tâm lý xã hội: "Không tham ruộng cả ao liền, tham vì cái bút, cái nghiên anh
đồ". Nhiều thanh niên, trai tráng lấy việc học tập, thi cử làm mục tiêu cao nhất
trong cuộc đời mình. Xã hội nhờ vậy coi trọng sự học tập cần cù.
Câu châm ngôn "Tiên Học Lễ, Hậu Học Văn" đã ghi khắc sâu đậm vào dân
tộc Việt Nam suốt hàng ngàn năm, chữ "Lễ" luôn nhắc nhở người dân rằng phải
học lễ độ, thân ái, hòa thuận với mọi người, tôn trọng trật tự, lễ kính với người già
và phải có trên dưới rõ ràng. Còn chữ "Văn" nhắc nhở con người phải học hành để
thành người tài đức. Câu này được phổ biến ở khắp các trường học tại Việt Nam.
Tuy nhiên Nho giáo Việt Nam còn có những mặt hạn chế. Về nội dung học
tập, Nho giáo chỉ nói đến "trí dục" và "đức dục" mà không xét đến mặt "thể dục" là
mặt cũng rất cần cho sự phát triển toàn diện con người. Những kiến thức về giới tự
nhiên và về sản xuất vật chất không được Nho giáo đề cập (bởi ở thời của Khổng
Tử, khoa học kỹ thuật và nền sản xuất chưa phát triển). Do vậy, người học tuy
thấm nhuần tư tưởng Nho học về đạo đức, tinh thông cổ văn, nhưng kiến thức về
khoa học tự nhiên, sản xuất thực tiễn thì lại không phát triển. Cả hai mặt tiến bộ và
hạn chế của Nho giáo đều để lại dấu ấn trên Nho sĩ.
Khi tiếp xúc với nền văn minh phương Tây mạnh về khoa học kỹ thuật, nếu
người xuất thân Nho học biết tiếp thu những kiến thức khoa học và sản xuất thì sẽ
khắc phục được mặt hạn chế, trở nên "Vừa có tài vừa có đức". Ngược lại nếu
10



không tiếp thu được những tinh hoa tri thức phương Tây mà chỉ bắt chước lối
sống, du nhập chủ nghĩa tiêu dùng hạ cấp của phương Tây; mô phỏng các hình
thức chính trị phương Tây mà không hiểu rõ triết lý, ưu nhược điểm và điều kiện
tồn tại của những hình thức đó hoặc tiếp thu những học thuyết chính trị cực đoan,
vô chính phủ, kích động bạo lực, đề cao sức mạnh phá hủy của đám đông thiếu trí
tuệ, phủ định các giá trị truyền thống, gây chia rẽ xã hội; xem thường Nho giáo vì
cho rằng nó lỗi thời, không phù hợp với điều kiện xã hội hiện đại thì không những
không khắc phục được hạn chế vốn có mà những giá trị đạo đức của nền Nho học,
những giá trị văn hóa dân tộc cũng bị đánh mất. Đạo đức suy đồi, văn hóa thui chột
thì xã hội hỗn loạn, xung đột nảy sinh. Đó là bi kịch của những nước bị "cưỡng ép"
phương Tây hóa thiếu định hướng và thiếu chiều sâu như Việt Nam, Trung Quốc.
Nó tương phản với Nhật Bản: do chủ động phương Tây hóa một cách có ý thức, có
chọn lọc, có hệ thống nên vừa tiếp thu được hệ thống tư tưởng tiến bộ, tri thức
khoa học, công nghệ tiên tiến của phương Tây để hiện đại hóa quốc gia mà vẫn bảo
tồn được nền tảng đạo đức xã hội, sự đoàn kết quốc gia và bản sắc dân tộc do Nho
giáo hun đúc nên trong hàng ngàn năm.
Nhược điểm nghiêm trọng nữa là Nho giáo Việt Nam thiếu sự xuất hiện các
trường phái học thuật nên khá đơn điệu và một chiều, chứ không được phong phú
và đa dạng như Nho giáo Trung Quốc. Nho giáo Việt Nam thiếu sự vận động bên
trong, thiếu sự phản tỉnh nên trì trệ. Đa số nhà Nho Việt Nam chỉ đặt cho mình
mục đích học là để đi thi, thi đỗ thì ra làm quan để vinh thân phì gia. Đạt được mục
đích đó thì xem như việc học tập đã kết thúc. Ít người có chí cao xa, như học để
tham gia tranh luận những vấn đề học thuật, học để kinh bang tế thế hoặc để phát
triển văn hoá, đạt đến những tầm cao tư tưởng. Cũng có một số Nho sĩ quan tâm
đến học thuật, nhưng thường là các vấn đề chính trị và đạo đức, ít bàn đến vấn đề
siêu hình, một lĩnh vực thuần túy triết học làm nền tảng cho khả năng nhận thức
sâu sắc thế giới và hành động sáng tạo. Thậm chí, họ còn biến những vấn đề siêu
hình thành cái thực tế, thực dụng. Vì học tập và tư duy như thế nên Nho giáo Việt
Nam ít có cống hiến to lớn trong lĩnh vực học thuật có thể so sánh với các nước

Nho giáo khác.
Một số nhà Nho uyên thâm của Việt Nam khi đứng trước kho tàng đồ sộ và
uyên bác của Nho giáo Trung Quốc thường tóm lược lấy những điều cốt yếu, biên
soạn lại thành những tài liệu đơn giản và ngắn gọn để dạy học trò. Có thể liệt kê
các sách như “Tứ thư tập chú” của Chu Hy, “Tứ thư đại toàn” của Tống, Nguyên,
Minh, Thanh Nho, sang Việt Nam chỉ còn là “Thuyết ước” (tóm lược học thuyết)
và “Ước giải” (giải thích tóm tắt); hoặc như cuốn “Tính lý đại toàn” của Hồ Quảng
thời Minh, sang Việt Nam chỉ còn “Tiết yếu”. Đây là hiện tượng chung của nhiều
triều đại quân chủ Việt Nam. Nếu ở triều Trần có “Tứ thư thuyết ước” của Chu
Văn An, thì ở triều Lê - Trịnh có “Tứ thư ước giải” của Lê Quý Đôn, triều Nguyễn
có “Tứ thư trích giảng” củaNguyễn Văn Siêu; nếu ở triều Lê - Trịnh có cuốn “Tính
11


lý tiết yếu” của Bùi Huy Bích, thì ở triều Nguyễn cuốn đó vẫn còn được xem là
cuốn sách giáo khoa mẫu mực. Các sách này dễ học nhưng đã lược bớt rất nhiều
điều, nhiều điểm có khả năng gợi mở, giản đơn hoá nội dung phong phú và súc tích
của học thuyết, khiến người học không lĩnh hội được chiều sâu của Nho giáo.
Người được truyền đạt cũng hài lòng với cách làm đó thì mọi lối tư duy, mọi
đường sáng tạo đều bị thu hẹp lại. Bên cạnh đó, hạn chế lớn nhất là tập quán sùng
bái thánh hiền, giáo điều và máy móc của giới Nho sĩ Việt Nam. Trong khi đó bên
cạnh Nho giáo còn có nhiều trường phái tư tưởng khác như Đạo gia, Mặc gia, Pháp
gia... Giữa các trường phái này luôn có sự tranh luận, phản bác nhau. Điều này
khiến sự phát triển của Nho giáo Việt Nam hạn chế. Nó chỉ đạt đến mức độ tiếp
thu một số tín điều từ Nho giáo Trung Hoa, chưa tạo được lý luận riêng, chưa xuất
hiện các học phái khác nhau. Phương pháp tư duy của nó thiên về bảo thủ, giáo
điều.

12



CHƯƠNG 3
ẢNH HƯỞNG CỦA TƯ TƯỞNG NHO GIÁO ĐẾN
VIỆC TRỊ QUỐC AN DÂN CỦA CÁC VỊ HOÀNG ĐẾ
THỜI KỲ NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN ĐỘC LẬP Ở VIỆT NAM
Theo thuật lãnh đạo, Điều quan trọng nhất trong việc cai trị thiên hạ là lễ
nhạc, luật lệ và văn tự. Nếu nắm vững ba điều này thì ít phạm sai lầm. Sách Trung
Dung đưa ra 9 nguyên tắc lớn trong đạo trị quốc là:
-

Tu dưỡng bản thân thì đạo đức được xác lập.

-

Tôn trọng hiền tài thì không bị mê hoặc, ngu tối.

-

Yêu quý thân tộc thì chú bác, anh em không oán hận.

-

Kính trọng đại thần thì công việc ít phạm sai lầm.

-

Săn sóc quần thần thì kẻ sĩ tận lực báo đáp.

-


Quan tâm đến dân thì dân chúng thực hiện tốt mọi điều bề trên đề ra.

-

Khuyến khích bách nghệ phát triển thì vật dụng, hàng hóa buôn bán đủ đầy,
sung túc.

-

Trọng đãi người nước ngoài đến nước mình làm ăn sinh sống thì bốn
phương quy thuận.

-

Vỗ về chư hầu thì khắp thiên hạ sẽ kính phục.

Nho giáo là một học thuyết chính trị với lý tưởng an bang định quốc nhưng
không hề mang tính bảo thủ. Nho giáo khuyên người cầm quyền luôn tự đổi mới
cách cai trị của mình cho hợp thời và khuyến khích dân chúng đổi mới để ngày
càng văn minh, tiến bộ hơn. Sách Đại học viết "Trên chậu tắm của vua Thành
Thang có khắc mấy chữ: Mỗi ngày nếu có thể làm cho mình được mới hơn, thì
ngày nào cũng nên tự đổi mới. Nên khuyến khích nhân dân đổi mới."
Nho Giáo bắt đầu được du nhập vào Việt Nam từ thời Bắc thuộc, thế nhưng
phải chờ đến thế kỷ thứ X thì các triều đại phong kiến Việt Nam mới dần chú ý đến
Nho Giáo. Từ thời nhà Lý đã thấy nhà vua lập Văn Miếu thờ Khổng Tử và tiền
hiền ở Thăng Long. Trong lúc Phật giáo còn là quốc giáo thì suốt thời Lý-Trần
thực lực của Nho Giáo và nho gia ở triều đình và trong dân càng ngày càng phát
13



triển. Nho giáo bắt đầu chiếm lĩnh vai trò chủ đạo trong nhà nước Việt Nam từ
triều Hậu Lê (thế kỷ 15) sau khi tầng lớp Nho sĩ dân tộc đã lập công lớn trong cuộc
kháng chiến dài 20 năm đánh đuổi quân Minh xâm lược.

Nho Giáo có nhiều ảnh hưởng trực tiếp đến các chính sách cai trị qua từng thời kì.
1. Thời nhà Hồ (1400 – 1407)
- Sự xuất hiện của Hồ Quý Ly là một sự tất yếu nhằm giải quyết những nhiệm
vụ kinh tế - chính trị - xã hội cấp bách của Đại Việt thời nhà Trần, nó được hình
thành trên nền tảng lý luận chủ yếu là Tống Nho, đồng thời là sự đúc kết những
kinh nghiệm trị nước đã có trong lịch sử dân tộc.
 Tư tưởng nho giáo ảnh hưởng đến các chính sách cai trị của vua thời Hồ, bởi vì:
- Hồ Quý Ly vốn xuất thân từ tầng lớp Nho sỹ, những người mà vua Nghệ
Tông gọi là bọn “Bạch diện thư sinh”. Chính vì vậy, tư tưởng của ông chịu ảnh
hưởng mạnh mẽ của học thuyết Nho giáo – đặc biệt là Tống Nho. Đặc trưng của
Nho học thời Tống là việc gạt bỏ lối tầm chương, trích cú, phục hưng Nho học
Tiên Tần, lấy tư tưởng Khổng Mạnh làm hạt nhân, có hấp thụ tinh hoa của những
trường phái triết học khác từ đó tạo ra trào lưu tư tưởng triết học mới của thời đại.
Hồ Quý Ly cũng kế thừa tư tưởng của Trình Hạo, Trình Di, Chu Hy… hướng đến
những giá trị hiện thực, gạt bỏ mặt tiêu cực, bi quan, vô vi của Phật giáo, Đạo giáo;
từ đó phê phán Phật giáo, “bài bác tư tưởng tổng hợp, hỗn dung của các vua Trần”

- Những tư tưởng trị nước của các bậc tiền bối trong lịch sử dân tộc cũng ghi
dấu ấn đậm nét trong tư tưởng pháp trị của Hồ Quý Ly. Ngoài ra, nhân vật có ảnh
hưởng lớn đối với Hồ Quý Ly có thể kể đến là Trần Nghệ Tông. Trần Nghệ Tông
chính là người đề bạt và nâng đỡ Hồ Quý Ly, hai người đã gắn bó với nhau như
hình với bóng, cùng trở thành linh hồn chi phối mọi hoạt động của nhà Trần. Mặc
dù, pháp trị của Hồ Quý Ly trái ngược với chủ trương nhân trị mà các vị vua nhà
Trần theo đuổi, nhưng ông đã kế thừa được ở Nghệ Tông ý thức về một dân tộc
độc lập, khẳng định chủ quyền đất nước và đặt lợi ích quốc gia lên trên lợi ích của
tông tộc.

2. Thời hậu Lê (1428 – 1788)
- Các vua Lê từ Lê Thái Tổ trở đi rất sùng đạo Nho, dùng đường lối này làm
tư tưởng chính thống để cai trị quốc gia. Tiền đề cơ bản của đường lối trị nước kết
14


hợp giữa “đức trị” và “pháp trị” dưới thời Lê sơ. Đường lối pháp trị của Lê Thái
Tổ là đề cao pháp luật, thưởng phạt nghiêm minh.
- Để tỏ sự tôn sùng Nho học, năm 1435, Lê Thái Tông sai Thiếu bảo Lê Quốc
Hưng chọn ngày làm lễ cúng Khổng Tử ở Văn Miếu. Khoa thi tiến sĩ năm Nhâm
tuất (1442) được xem là mốc quan trọng xác lập vị trí độc tôn của Nho học ở Việt
Nam.
- Sang thời Lê Thánh Tông, Nho giáo đạt tới đỉnh cao thịnh vượng. Đường lối
trị nước của vua Lê Thánh Tông là đường lối trị nước kết hợp hợp giữa “đức trị”
và “pháp trị” nhất quán trong suốt thời gian tại ngôi.
- Dù vẫn để tâm tới Phật giáo và Đạo giáo nhưng tư tưởng chủ đạo của Lê
Thánh Tông là Nho giáo. Lê Thánh Tông đưa Nho giáo lên vị trí hàng đầu trong
đời sống văn hóa tinh thần của thời đại. Để làm đời sống tư tưởng của xã hội quy
về với Nho giáo, ông đã tìm cách “làm sáng tỏ đạo thánh hiền” khiến muôn người
tin theo.
- Nho giáo thời Hậu Lê áp dụng theo kiểu nhà Tống, còn gọi là Tống Nho.
Bản thân Lê Thánh Tông cũng có học vấn khá cao về Nho học, ông thường cùng
các quan lại bàn về Nho giáo trong lúc rỗi rãi. Ông đề cao “tam cương”: quân thần,
phụ tử, phu phụ (vua tôi, cha con, vợ chồng) và chữ “hiếu”, ít bàn về phạm trù
“nhân nghĩa”.
- Cùng với tinh thần đề cao pháp luật, Lê Thánh Tông đã từng nhấn mạnh đến
2 chức năng cơ bản của nhà nước là “Lễ nghĩa để sửa lòng dân, nông tang để có đủ
cơm áo”. Hai điều đó là việc cần kíp của chính sự, chức trách của các quan nuôi
dân. Điền này thể hiện quan điểm do giáo của ông về an dân, chăm lo đến đời sống
thiết thực của người dân.

- Với chủ trương “TRỊ NƯỚC PHẢI CÓ PHÁP LUẬT” và “LỄ NGHĨA
SỬA TỐT LÒNG DÂN” của nhà Hậu Lê. Bộ Luật Hồng Đức đã ra đời (Bộ luật
chịu ảnh hưởng sâu sắc của Nho giáo) bảo vệ những giá trị đạo đức Nho giáo, đặc
biệt là đạo đức trong gia đình. Luật pháp thời này nghiêm đến mức "của rơi ngoài
đường không ai nhặt, nhà nhà đêm ngủ mở cửa không phải lo trộm cướp".
 Thời nhà Mạc (Bắc Triều, 1527 - 1592)
- Trong hơn 60 năm tồn tại, các vua Mạc vẫn dựa vào chủ yếu giáo lý đạo
Khổng, vào kết quả thi cử Nho học để hoạch định chính sách và tuyển dụng quan
lại các cấp. Với quá trình tổ chức thi cử và các hoạt động thực tế trên chứng tỏ suốt
triều Mạc Nho giáo luôn được đề cao, là tư tưởng chính thống, rường cột của hệ
15


thống chính trị quân chủ. Nho giáo đến thế kỷ XVI vẫn tiếp tục đóng vai trò độc
tôn trong giáo dục khoa cử của Đại Việt.
- Tuy nhiên, nếu thế kỷ XV sự trùng hợp giữa vai trò của Nho giáo với sự
thịnh trị của chế độ Lê Thánh Tông, thì sang thế kỷ XVI những yếu tố tạo thành sự
song trùng nay hầu như không còn nữa. Nhưng, chưa khi nào kể từ khi Nho giáo
vào Việt Nam cho đến thế kỷ này giáo lý Nho giáo được kiểm định khắc nghiệt lại
tỏ ra mâu thuẫn với thực tiễn chính trị, xã hội, và tầng lớp trí thức - sản phẩm của
Nho học lại phải đứng trước sự nan giải về lẽ xuất sử, lòng trung thành, thân phận
thần tử như vậy.
- Trên danh nghĩa giáo lý đạo Nho luôn được coi và khẳng định là tư tưởng
chính thống của hệ thống chính trị quân chủ. Nhưng ngay thập kỷ đầu tiên của thế
kỷ XVI, khi chính quyển Đông Kinh suy yếu, giữa các cuộc tranh giành quyền lực
của các phe phái nắm thực quyền, vua Lê đã chí là hư vị. Rồi sau đó là nội chiến
Nam - Bắc triều... đã làm đảo lộn nhiều những chuẩn mực giá trị mà giáo lý đạo
Khổng đã xác lập và luôn đề cao, tôn vinh trong thời quân chủ tập trung cao độ Lê
Thánh Tông, đã làm cho ý thức hệ Nho giáo ngày càng suy giảm. Thực tế xã hội
đã vượt qua nhiều giáo điều, nhất là ở những giáo lý cốt yếu của đạo Nho: cương

thường, tu – tề, trị – bình, trung, nghĩa, lễ, trí, tín...
- Mạc Đăng Dung đã sử dụng giáo lý đạo Nho như một chiêu bài, và hơn thế
làm một vũ khí để tranh thủ lực lượng, lôi cuốn được không ít các môn đệ của đạo
Khổng thành chiến hữu, góp phần có hiệu quả cô lập, tiêu diệt các phe phái khác.
“Còn bạc còn tiền còn đệ tử
Hết cơm hết rượu hết ông tôi.
Giàu người họp khó người tan
Hai ấy hằng lề sự thế gian
Có thân thì khắc chứa thiên vàn
Nhà chăng có của thanh bằng nước
Có quyền thì có của người cho
Ang thịt mỡ bùi ruồi đến dỗ
Bát bồ hóng đắnq, kiến dâu bò
Người nhiều hầu hạ nên quân tử...”
(Thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm)
 Như vậy, trên thực tế hệ thống trụ cột, căn bản, thống nhất: Tam cương, Ngũ
thường của giáo lý Nho giáo đã bị đổ vỡ, bị vượt qua ở khâu quan trọng đầu tiên,
đã bộc lộ sự bất lực trước việc giải quyết cuộc khủng khoáng chính trị – xã hội
đương thời.

16


3. Thời Lê trung hưng (Nam Triều, từ 1533 - 1592)
- Về văn hóa: có nhiều suy đồi, ý thức hệ tư tưởng Nho giáo ngày càng suy
giảm. Về danh nghĩa, lúc này, đạo lý Khổng giáo luôn được coi là tư tưởng chính
thống, nhà nước vẫn dựa vào các kinh sách Nho giáo để trị nước cũng như để tổ
chức tuyển cử quan lại, nhưng trên thực tế vua Lê chỉ tồn tại trên hư vị nên lòng
trung quân cũng chỉ là lời nói suông. Nhà Lê Trung hưng vẫn không thể quay về
với mô hình Nho giáo đời Lê Thánh Tông.

- Đối với bộ máy chính quyền: Như một sản phẩm bất khả kháng của thực tế
lịch sử, tổ chức quân chính lồng vào bộ máy quan liêu của các chính quyền từ
Mạc, Lê - Trịnh, họ Nguyễn Đàng Trong rồi Tây Sơn, Nguyễn ánh và cả nhà
Nguyễn đến đầu đời Minh Mạng luôn bộc lộ tính chất chông chênh trên đường
hướng trị đạo Nho giáo.
- Đối với xã hội: hệ thống giáo dục khoa cử đã bình thường hóa sự hiện diện
của Nho giáo trong đời sống xã hội, tầng lớp nho sĩ đông đảo hơn trước trở thành
lực lượng phổ biến Nho giáo trong sinh hoạt làng xã, nên khác với giai đoạn trước
được tiếp nhận chủ yếu bởi chính quyền và trí thức, từ thế kỷ XVI trở đi Nho giáo
đã thấm sâu hơn vào nhiều cơ tầng của văn hóa dân gian.
4. Thời vua Lê - chúa Trịnh (Đàng ngoài, 1593 – 1786)
- Thiết chế nhà nước Lê - Trịnh là một loại hiện tượng lịch sử đặc thù, về
nguyên tắc hàm chứa nhiều mâu thuẫn với những nguyên lý lý thuyết về quyền lực
của Nho giáo. Nhưng chính thiết chế ấy lại vẫn tuyên bố rằng chính nó là sự hiện
diện tuân theo đạo lý thánh hiền. Cơ chế lưỡng phân của quyền lực tối cao này đã
đưa lại những tác động to lớn, phức tạp và lâu dài trong lịch sử Việt Nam.
- Triều đình Nho giáo hoá mạnh mẽ là triều đình trọng văn hơn võ, tuy cũng
hiểu rằng duy trì sức mạnh bạo lực là điều kiện tối thiểu cho sự tồn tại của bất cứ
một triều đại nào, bất cứ loại chính quyền nào. Tinh thần ấy thấm sâu vào tiềm
thức của mọi nhà nho xuất chính, vi chính, đến mức mà về sau, một người văn võ
kiêm toàn, từng làm một vị Nho tướng thực hiện việc “thảo phạt” khắp mọi miền
đất nước, giành thắng lợi trong vài chục cuộc chiến lớn nhỏ như Nguyễn Công
Trứ, mà khi “Luận kẻ sĩ” cũng ào ạt tuôn.
5. Thời Tây Sơn (1788 – 1802)
- Sau khi đánh bại quân Thanh giữa năm Kỷ Dậu (1879), vua Quang Trung
lập Sùng chính viện, cử La Sơn Phu tử Nguyễn Thiệp làm viện trưởng, với trọng
trách chấn chỉnh lại Nho học Việt Nam.
17



- La Sơn Phu tử dịch xong các sách Tiểu học, Tứ thư và Ngũ kinh ra chữ
Nôm, chưa kịp cải cách thì vua Quang Trung mất.
 Tóm lại trong thời kỳ này sự phát triển của Nho giáo chững lại, ko có ảnh
hưởng mạnh mẽ đến việc cai trị.
4. Thời Nguyễn (1802 – 1945)
- Là một triều đại trọng dụng Nho giáo, lấy Nho giáo làm tư tưởng độc tôn.
Mặt khác, vẫn tôn trọng, duy trì tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên khéo kết hợp với
những nội dung của Nho giáo với tín ngưỡng truyền thống. Đặc biệt, Nho giáo đã
ăn sâu vào nếp sống và tầng lớp văn thân sĩ phu và chiếm một địa vị khá quan
trọng trong đời sống các vua triều Nguyễn.
- Nho giáo được coi là quốc giáo, được sử dụng như 1 công cụ đắc lực để
củng cố địa vị, duy trì bảo vệ chế độ phong kiến.
- Nho giáo là phương tiện để thuyết phục dân chúng, về đại thể người ta nhấn
mạnh nhiều nhất về giá trị đạo hiếu.
- Nho giáo được áp dụng vào văn hoá xã hội, chính trị, tín ngưỡng, kiến trúc,
giáo dục … nó sẽ có ảnh hưởng sâu sắc đến các chính sách cai trị của các vị vua.
4.1.

Vua Gia Long:

- Là vị hoàng đế đã lập ra nhà Nguyễn, ông chọn Nho giáo làm công cụ để
xây dựng vương quyền cho mình. Nho giáo chiếm 1 vị trí khá quan trọng trong đời
sống của vua.
- Chính trị: Ông đã ban hành hơn 100 điều lệ để chấn hưng Nho giáo. Và
quan trọng nhất là cho ra đời bộ luật Gia Long – Hoàng Việt.
 Là cơ sở kế thừa tinh hoa đời trước và vận dụng trước đó thực sự là công cụ,
phương tiện để truyền bá tư tưởng Nho giáo vào Xã hội.
- Giáo dục: Nho học cũng được đề cao thông qua việc mở rộng, xây dựng
nhiều đền miếu, văn miếu để củng cố giáo lí, lấy Nho giáo làm hệ tư tưởng.
4.2.


Vua Minh Mạng:

- Nho giáo ngày càng được củng cố và thể hiện khá rõ trong đời sống của ông
vua này. Là một triều đại phát triển, nhân dân được sống ấm no hạnh phúc là nhờ
ơn đức lớn của vua dưới ý thức của Nho giáo.
18


- Kiến trúc: Lăng Minh Mạng, giống như một xã hội được tổ chức theo chính
sách trung ương tập quyền của chế độ quân chủ tôn sùng Nho học đến mức tối đa.
- Giáo dục: lấy Nho học làm nền tảng để tìm ra những nhân tài cho đất nước.

19


4.3.

Vua Thiệu Trị:

- Cũng như 2 ông vua đầu tiên, Thiệu Trị đã kế tục và phát triển Nho giáo
trong bình diện ý thức hệ của mình.
- Ông được gọi là một ông vua văn hay và am hiểu sâu sắc về Nho giáo. Ông
chăm lo đời sống cho nhân dân và giáo dục cho mọi người dân hiểu biết về tầm
quan trọng của Nho giáo.
4.4.

Vua Tự Đức:

- Là một người chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Nho học. Nho giáo càng được

đề cao. Vẫn được coi là Quốc giáo và là nền tảng củng cố chế độ quân chủ chuyên
chế địa vị nhà vua.
- Coi Nho giáo là một nội dung học tập chính và quan trọng, là một phương
tiện khái niệm học thuyết để tiến thân “tu thân, trị quốc, bình thiên hạ”.
- Tư tưởng Nho giáo bám dễ ăn sâu vào nếp nghĩ của nhà vua và tất cả các
tầng lớp từ quan lại tới các văn thân sĩ phu làm hạn chế tầm nhìn của vua Tự Đức
và một bộ phận lớn quan lại.
- Kiến trúc: Lăng tẩm vua Tự Đức thể hiện khá rõ sự ảnh hưởng của Nho
giáo.
- Tuy nhiên, càng về sau Nho giáo không còn mang yếu tố tiến bộ nữa nó trở
thành vật cản trên bước đường phát triển của đất nước.
 Nhà Nguyễn đã phát huy tối đa những mặt bảo thủ nhất của Nho Giáo, nền giáo
dục Nho Giáo thời nhà Nguyễn chỉ nhắm đến việc học để làm quan, các nhà Nho
thì rơi vào cái học tầm chương trích cú, khư khư ôm lấy những học thuyết cách đây
mấy ngàn năm, cứ cho rằng xưa hơn nay, cứ cho rằng Nho Giáo là học thuyết tiến
bộ nhất của nhân loại.

20


CHƯƠNG 4
TỔNG KẾT
Nho giáo có những ảnh hưởng rất sâu sắc đến những chính sách cai trị qua
các thời kì lịch sử, bởi vì:
Thứ nhất, Nho Giáo có thể coi là giữ cương vị độc tôn trong xã hội từ chính trị
đến giáo dục.
1. Mặt tích cực:
- Nho giáo đã có thêm nhiều sức mạnh và uy thế góp phần củng cố và phát
triển chế độ quân chủ và những kinh nghiệm mẫu mực cho việc chấn chỉnh và mở
rộng nhà nước phong kiến tập quyền theo một quy mô hoàn chỉnh có đầy đủ những

thể chế và điều phạm. Mà ở thế kỷ XV, các xu thế phát triển đó đã và đang giữ vai
trò thúc đẩy sự phát triển của xã hội Việt Nam trên các bình diện sản xuất và củng
cố quốc phòng.
- Quá trình đi lên của Nho giáo Việt Nam không tách rời yêu cầu phát triển
nền kinh tế tiểu nông gia trưởng dựa trên quyền sở hữu của giai cấp địa chủ của
nhà nước và của một bộ phận nông dân trực tiếp tự canh về ruộng đất. Vì thế cho
nên khi chiếm được vị trí chủ đạo trên vòm trời tư tưởng của chế độ phong kiến,
Nho giáo càng có điều kiện xúc tiến sự phát triển này. Nó làm cho sản xuất nông
nghiệp và trao đổi hàng hoá được đẩy mạnh hơn trước.
- Nho giáo đem lại một bước tiến khá căn bản trong lĩnh vực văn hoá tinh
thần của xã hội phong kiến nước ta từ thế kỷ XV, trước hết nó làm cho nền giáo
dục phát triển hết sức mạnh mẽ nhất là dưới triều Lê Thánh Tông. Nền giáo dục ấy
cùng với chế độ thi cử đã đào tạo ra một đội ngũ tri thức đông đảo chưa từng thấy
trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam. Do đó khoa học và văn học nghệ thuật
phát triển.
- Hơn nữa sự thịnh trị của Nho giáo từ thế kỷ XV cũng là một hiện tượng góp
phần thúc đẩy lịch sử tư tưởng nước ta tiến lên một bước mới. Là một học thuyết
tích cực nhập thể, nó cổ vũ và khuyến khích mọi người đi sâu vào tìm hiểu những
quan hệ xã hội, những vấn đề của thực tiễn chính trị, pháp luật và đạo đức. Do đó,
nhận thức lý luận của dân tộc ta về các vấn đề ấy cũng được nâng cao hơn. Dựa
vào lịch sử của Nho giáo, nhà vua và các nho sĩ giải thích các vấn đề ấy có lập luận
và có lý lẽ đầy đủ hơn.

21


2. Mặt tiêu cực:
- Nho giáo ở Việt Nam khi chiếm ở vị trí độc tôn thì đã làm cho chủ nghĩa
giáo điều và bệnh khuôn sáo phát triển mạnh trong lĩnh vực tư tưởng và trong địa
hạt giáo dục khoa học. Các quan lại, sĩ phu, đều lấy thánh kinh, hiền truyện của

Nho giáo làm khuôn vàng thước ngọc cho mọi người suy nghĩ và hành động của
mình, lấy cái xã hội thời Nghiêu Thuấn làm khuôn mẫu cho mọi tình trạng xã hội;
lấy những sự tích và điều phạm trong kinh, thư, kinh xuân thu làm tiêu chuẩn để
bình giá mọi sự việc. Bệnh giáo điều và khuôn sáo này đã ăn sâu vào trong lĩnh
vực khoa học và nghệ thuật nhất là trong văn học và sử học khiến cho sự sáng tạo
trong các lĩnh vực này bị dập vào những cái khuôn sẵn có. Đó là một tật bệnh đã
được rèn đúc ngay từ khi người nho sĩ phải mài dũa văn chương để tiến vào con
đường cử nghiệp.
- Sự thịnh trị của Nho giáo còn khuyến khích mọi người nhất là các phần tử
tri thức đi sâu vào cải tạo “tu tề trị bình” vào việc học hành, thi đỗ, dương danh
thiên hạ. Vì vậy mà trong thực tế, Nho giáo đã làm cho những người gia nhập tầng
lớp Nho sĩ này xa rời sinh hoạt kinh tế và lĩnh vực sản xuất xã hội, nó chỉ biết đề
cao đạo tư thân và đạo tự nước chứ không hề đếm xỉa đến các tri thức vè khoa học
tự nhiên cũng như về các ngành sản xuất và lưu thông. Tính chất tiêu cực ấy của
Nho giáo càng về sau càng gây tác hại không nhỏ trong việc phát triển lực lượng
sản xuất của xã hội.
- Khi đã chiếm được địa vị thống trị trên vũ đài tư tưởng, Nho giáo Việt Nam
không tiếp tục đi sâu vào khám phá những vấn đề bản chất của đời sống và của vũ
trụ, vì mối quan hệ giữa tinh thần và thể xác. Nó chỉ chú trọng đến những quan hệ
chính trị và đạo đức thực tế. Cho nên khi xã hội phong kiến rối loạn, vấn đề số
phận và yêu cầu giải phóng con người được đặt ra thì Nho giáo trở thành bất lực.
Nó không giải đáp được vấn đề ấy vì nó đã sớm bỏ con đường phát triển tư duy
trừu tượng.
- Hơn nữa, một khi Nho giáo chiếm vị trí độc tôn thì lễ chế của nó đặc biệt
phát triển mạnh. Khi đó nó bắt đầu đè nặng lên con người và bóp nghẹt nếp sống
giản dị, những quan hệ xã hội trong sáng, những tình cảm tự nhiên và chân thực
của suy sụp cùng với xã hội phong kiến thì nó trở nên phản động, cổ hủ và lạc hậu.
Thứ hai, tôn giáo luôn gắn liền với giai cấp phong kiến địa chủ trong nước
và là công cụ thống trị và tư tưởng của giai cấp đó.


22


Trong lịch sử, tôn giáo thường đi song song với chính trị, gắn với giai cấp
thống trị và là tư tưởng của cả giai cấp. Và giai cấp thống trị có quyền áp đặt
những tư tưởng đó lên giai cấp bị trị như một lẽ đương nhiên.
Tôn giáo là thứ công cụ, cho nên những học thuyết Nho Giáo dù là mang nội
dung có phù hợp với thời đại hay không, tích cực hay tiêu cực đều thì có ảnh
hưởng rất lớn đến việc cai trị của nhà nước phong kiến. Mà giai cấp địa chủ đó từ
thế kỷ XV trở về trước tuy có một vai trò nhất định nhưng vẫn là một giai cấp bóc
lột đối với nhân dân. Và bất cứ một giai cấp bóc lột nào ngay cả khi đang lên cũng
mang theo những vết bùn nhơ và bàn tay vấy máu của những người lao động. Vì
vậy Nho giáo với tư cách là vũ khí của giai cấp phong kiến Việt Nam dù cho có
không ít tích cực thì tác dụng tích cực đó cũng còn rất hạn chế. Thực ra ngay ở thời
kỳ thịnh trị của nó, Nho giáo cũng đã có những mặt tiêu cực nghiêm trọng và chứa
đựng khả năng suy yếu sau này.
Kết:
Trải qua hàng ngàn năm lịch sử nho giáo đã phần nào có sự cách tân qua các
triều đại lịch sử văn hiến, nó có ảnh hưởng lớn trên nhiều phương diện như xã hội,
văn hóa, giáo dục.
Những đặc tính của nho giáo không thể không làm cho ta ngưỡng mộ. Những
đóng góp của nho giáo trong tinh thần văn hóa và giáo dục của dân tộc ta cũng rất
lớn như: ăn quả nhớ kẻ trồng cây, uống nước nhớ nguồn, tôn sư trọng đạo…
Nho giáo có những mặt tích cực, bên cạnh đó cũng tồn tại những mặt tiêu cực,
lạc hậu kìm hãm sự phát triển đặc biệt là ở các vùng nông thôn. Nhưng không thể
phủ nhận sức ảnh hưởng của nho giáo trong cuộc sống ở xã hội Việt Nam, vì
không có xã hội hà khắc cổ hủ lạc hậu thì không có những Nho giáo nổi tiếng có
đóng góp to lớn cho nền văn hóa Việt Nam. Nho giáo tồn tại ở nước ta rất lâu đời,
giá trị thực của nó không chỉ dừng lại ở quá khứ mà còn ảnh hưởng đến hiện tại và
ngay cả ở tương lai nữa. Chúng ta không thể phủ nhận những tiến bộ của nho giáo,

cho đến sau này chúng ta vẫn còn phải tiếp thu những tiến bộ đó. Thực tế những lí
tưởng nhân đạo, khát vọng hòa bình của Nho giáo cũng là khát vọng của chúng ta
hiện nay, mặc dù bị hạn chế do lịch sử, song những tư tưởng cũng như biện pháp
của nho giáo vẫn tồn tại đến hiện nay. Ngày nay chúng ta vẫn đang phấn đấu đến
một thế giới hòa bình, cho sự bình đẳng cho mọi dân tộc trên thế giới, vì vậy chúng
ta cần ngăn chặn tệ nạn xã hội, thảm họa chiến tranh, chống lại khủng bố trên thế
giới. Do đó, thừa kế tư tưởng nhân đạo của Nho giáo trong ứng xử, giao tiếp giữa
người với người của nho giáo là một việc làm cần thiết.

23


 HẾT 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Tổng quan về Lịch sử hành chính nhà nước Việt Nam – TS. Võ
Văn Tuyên, Ths.S. Nguyễn Thị Thu Hòa – Nxb Chính trị quốc gia, 2014.
2. Bách khoa toàn thư mở Wikipedia www.vi.wikipedia.org, các từ khóa
“Nho giáo”, “Nho giáo Việt Nam”.
3. Tứ thư, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2003.
4. Kim Định, Căn bản trong triết lí văn hóa Việt Nam.
5. Website về Danh ngôn />6. Đại Việt sử ký toàn thư (4 tập) – Ngô Sĩ Liên – Nxb Khoa học xã hội, Hà
Nội, 1967-1968.

24



×