KHOA LUẬT
NGUYỄN XUÂN HIẾN
THùC HIÖN PH¸P LUËT TRONG LÜNH VùC PHßNG,
CHèNG MA TóY, QUA THùC TIÔN THµNH PHè H¶I PHßNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI - 2015
I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT
NGUYN XUN HIN
THựC HIệN PHáP LUậT TRONG LĩNH VựC PHòNG,
CHốNG MA TúY, QUA THựC TIễN THàNH PHố HảI PHòNG
Chuyờn ngnh: Lý lun lch s Nh nc v Phỏp lut
Mó s: 60 38 01 01
LUN VN THC S LUT HC
Cỏn b hng dn khoa hc: GS. TS. HONG TH KIM QU
H NI - 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng
tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ
công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn
đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả
các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy
định của Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật, Đại học
Quốc gia Hà Nội xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Học viên
________________
Nguyễn Xuân Hiến
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục các bảng
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 8
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT
PHÒNG, CHỐNG MA TÚY ................................................................ 14
1.1.
Nhận thức chung về ma túy và công tác phòng, chống ma túy ......... 14
1.1.1. Nhận thức chung về ma túy ..................................................................... 14
1.1.2. Nhận thức chung về công tác phòng, chống ma túy ................................ 20
1.2.
Pháp luật Việt Nam về phòng, chống ma túyError! Bookmark not defined.
1.2.1.
Khái niệm, đặc điểm cơ bản của pháp luật về phòng, chống ma túyError! Bookmark n
1.2.2. Nội dung chủ yếu của pháp luật về phòng, chống ma túyError! Bookmark not defin
1.3.
Khái niệm, đặc điểm của thực hiện pháp luật về phòng, chống
ma túy...................................................... Error! Bookmark not defined.
1.4.
Các hình hình thức thực hiện pháp luật về phòng, chống, ma túyError! Bookmark
1.4.1.
Tuân theo (tuân thủ) pháp luật về phòng, chống ma túyError! Bookmark not defined.
1.4.2.
Thi hành (chấp hành) pháp luật về phòng, chống ma túyError! Bookmark not defined.
1.4.3.
Sử dụng pháp luật về phòng, chống ma túy ... Error! Bookmark not defined.
1.4.4.
Áp dụng pháp luật về phòng, chống ma túy... Error! Bookmark not defined.
1.5.
Các yếu tố ảnh hưởng và điều kiện đảm bảo thực hiện pháp luật
về phòng, chống ma túy ........................... Error! Bookmark not defined.
1.5.1.
Yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện pháp luật về phòng, chống ma tuýError! Bookmark no
1.5.2. Điều kiện đảm bảo thực hiện pháp luật về phòng, chống ma tuýError! Bookmark n
1.6.
Pháp luật quốc tế về PCM và vấn đề thực tiễn ở Việt NamError! Bookmark not
1.6.1. Pháp luật quốc tế về phòng, chống ma túyError! Bookmark not defined.
1.6.2. Vấn đề thực tiễn pháp luật về phòng, chống ma túy ở Việt NamError! Bookmark n
Chương 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG,
CHỐNG MA TÚY TRÊN ĐỊA BÀN TP. HẢI PHÒNGError! Bookmark not defin
2.1.
Tình hình tội phạm và tệ nạn ma túy trên địa bàn TP. Hải PhòngError! Bookmar
2.1.1. Tình hình tội phạm ma túy....................... Error! Bookmark not defined.
2.1.2. Tình hình sử dụng trái phép chất ma túy . Error! Bookmark not defined.
2.2.
Quan điểm, chủ trương của Thành ủy, chính quyền TP. Hải
Phòng về công tác phòng, chống ma túyError! Bookmark not defined.
2.3.
Thực hiện pháp luật về phòng, chống ma túy trên địa bàn TP.
Hải Phòng ............................................... Error! Bookmark not defined.
2.3.1. Tuân thủ pháp luật về phòng, chống ma túyError! Bookmark not defined.
2.3.2. Thi hành pháp luật về phòng, chống ma túyError! Bookmark not defined.
2.3.3. Sử dụng pháp luật về phòng, chống ma túyError! Bookmark not defined.
2.3.4. Áp dụng pháp luật về phòng, chống ma túyError! Bookmark not defined.
2.4.
Đánh giá kết quả thực hiện pháp luật về phòng, chống ma túyError! Bookmark
2.4.1. Kết quả đạt được ...................................... Error! Bookmark not defined.
2.4.2. Nguyên nhân kết quả đạt được ................ Error! Bookmark not defined.
2.4.3. Tồn tại, hạn chế ........................................ Error! Bookmark not defined.
2.4.4. Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kémError! Bookmark not defined.
Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP VỀ BẢO ĐẢM THỰC HIỆN
PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG CHỐNG MA TÚY TRÊN ĐỊA BÀN
TP. HẢI PHÒNG..................................... Error! Bookmark not defined.
3.1.
Dự báo tình hình tệ nạn ma túy và những nhân tố ảnh hưởng
đến công tác phòng, chống ma túy trên địa bàn TP. Hải PhòngError! Bookmark
3.1.1. Dự báo tình hình tệ nạn ma túy................ Error! Bookmark not defined.
3.1.2. Nhân tố ảnh hưởng đến công tác phòng, chống ma túy trong thời
gian tới ..................................................... Error! Bookmark not defined.
3.2.
Quan điểm về bảo đảm thực hiện pháp luật về phòng, chống
ma túy trên địa bàn TP. Hải Phòng ..... Error! Bookmark not defined.
3.3.
Giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về phòng, chống ma
túy trên địa bàn TP. Hải Phòng ............ Error! Bookmark not defined.
3.3.1. Giải pháp pháp luật: hệ thống các văn bản về PCMT phải đảm bảo
tính thống nhất, đồng bộ, phù hợp và đáp ứng được yêu cầu thực
tiễn công tác PCMT ................................. Error! Bookmark not defined.
3.3.2. Giải pháp về chủ trương: tiếp tục đối mới phương pháp và tăng
cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện của các cấp ủy
Đảng, chính quyền, đoàn thể; huy động và phát huy sức mạnh tổng
hợp của cả hệ thống chính trị trong công tác đấu tranh phòng,
chống tội phạm ma túy ............................ Error! Bookmark not defined.
3.3.3. Giải pháp về cơ chế thực hiện.................. Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN.......................................................... Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................... 22
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
HĐND:
Hội đồng nhân dân
LĐTB&XH:
Lao động, Thương binh và xã hội
MTTQVN:
Mặt trận tổ quốc Việt Nam
PCMT:
Phòng, chống ma túy
TP. Hải Phòng:
Thành phố Hải Phòng
UBND:
Ủy ban nhân dân
VHTT&DL:
Văn hóa, thể thao và du lịch
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
Tên bảng
bảng
Bảng 2.1:
Trang
Error!
Thống kê người nghiện ma túy tại TP. Hải Phòng từ Bookmark
2008-2013
not
defined.
Bảng 2.2:
Error!
Công tác xét xử ngành TAND TP.Hải Phòng từ năm Bookmark
2008 - 2013
not
defined.
Bảng 2.3:
Error!
Kết quả bắt giữ, xử lý tội phạm ma túy của Công an Bookmark
TP. Hải Phòng từ năm 2008-2013
not
defined.
Bảng 2.4:
Error!
Kết quả điều tra, xử lý án ma túy của cơ quan điều Bookmark
tra Công an TP. Hải Phòng (2 cấp)
not
defined.
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ta đã và đang thực
hiện đường lối đổi mới và đã thu được những thành tựu quan trọng: kinh tế đất nước luôn
tăng trưởng ở mức cao và ổn định, đời sống của nhân dân từng bước được cải thiện,
chính trị ổn định, an ninh quốc phòng được giữ vững, quan hệ với nước ngoài được mở
rộng, an sinh xã hội được thực hiện ngày một tốt hơn. Tuy nhiên, bên cạnh những thành
tựu đạt được, dưới tác động của mặt trái kinh tế thị trường, của việc mở của hội nhập và
xu hướng toàn cầu hóa đã nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp trong đời sống xã hội, trong đó
tệ nạn ma túy là một trong những vấn đề nhức nhối đang được toàn xã hội quan tâm. Ma
túy làm gia tăng tội phạm, khánh kiệt kinh tế, phá hoại hạnh phúc gia đình, suy thoái nòi
giống dân tộc, cầu nối cho căn bệnh thế kỉ HIV/AIDS.
Với vai trò của pháp luật trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội nên thời gian
qua Nhà nước đã tập trung xây dựng và ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật.
Trong đó, việc ban hành các văn bản pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội nói chung
và PCMT nói riêng được Đảng, Nhà nước rất quan tâm. Luật PCMT được Quốc hội
thông qua ngày 09/12/2000 là văn bản pháp luật quan trọng nhằm phát huy sức mạnh
tổng hợp của toàn xã hội trong cuộc đấu tranh PCMT. Tuy nhiên, việc đảm bảo hiệu quả
thực hiện pháp luật PCMT là một vấn đề vô cùng khó khăn và phức tạp trong đời sống xã
hội hiện nay.
Hải Phòng là thành phố lớn, đô thị loại 1 cấp quốc gia, là đầu mối giao thông đi các
tỉnh trong cả nước và quốc tế, do đó có nhiều thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội. Tuy
nhiên, những năm qua trước tác động của tình hình tội phạm và tệ nạn ma túy ở trong
nước, khu vực và trên thế giới, Hải Phòng đã trở thành địa bàn trọng điểm phức tạp về ma
túy. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo với quyết tâm cao của các cấp ủy đảng, chính quyền thành
phố, sự vào cuộc tích cực của các ban, ngành, đoàn thể và sự tham gia tích cực của quần
chúng nhân dân, công tác PCMT ở thành phố Hải Phòng những năm qua đã được triển khai
quyết liệt và đã thu được những kết quả đáng khích lệ. Tuy vậy, trên thực tế tình hình tội
phạm và tệ nạn ma túy vẫn diễn biến phức tạp, hiệu quả công tác PCMT vẫn chưa tương
xứng với yêu cầu nhiệm vụ đặt ra. Một trong những nguyên nhân của tình hình trên đó là
việc thực hiện pháp luật trong lĩnh vực PCMT vẫn còn có những hạn chế, hiệu quả chưa
cao, pháp luật về PCMT chưa thực sự đi vào cuộc sống.
Để góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về PCMT nhằm ngăn chặn, tiến tới
đẩy lùi tệ nạn ma túy trên địa bàn thành phố Hải Phòng, là một cán bộ Công an công tác ở lực
lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an thành phố Hải Phòng tôi lựa chọn nghiên
cứu đề tài luận văn tốt nghiệp: “Thực hiện pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống ma túy,
qua thực tiễn thành phố Hải Phòng”.
2. Tình hình nghiên cứu
Ở Việt Nam, đặc biệt là từ khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, vấn đề thực
hiện pháp luật và bảo đảm hiệu quả thực hiện pháp luật trên các lĩnh vực của đời sống, xã
hội đang được đặt ra là nhiệm vụ cấp bách của các cơ quan nhà nước, các tổ chức và mọi
công dân. Tuy nhiên, việc xem xét thực hiện pháp luật và hiệu quả thực hiện pháp luật là
một vấn đề phức tạp, cho nên số lượng những công trình nghiên cứu khoa học về đề tài
này còn ít. Qua nghiên cứu, tham khảo nhiều tài liệu đã công bố, tác giả thấy rằng hầu hết
các công trình nghiên cứu, bài viết, bài trao đổi chỉ đề cập đến lĩnh vực PCMT ở các khía
cạnh khác nhau.
Một số công trình nghiên cứu có liên quan về thực hiện pháp luật PCMT: Luận án
tiến sĩ “Hiệu quả pháp luật phòng, chống ma túy trong các trường đại học, cao đẳng, trung
cấp chuyên nghiệp ở Việt Nam” (năm 2012) của tác giả Nguyễn Thị Hoàng Lan, Công
trình nghiên cứu khoa học “Nghiên cứu thực trạng việc thực hiện pháp luật, phòng chống
ma túy trong các trường Đại học, Cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh
An Giang từ năm 2003-2008” (năm 2010) của tác giả Trần Khánh Mai; về thực hiện pháp
luật: Bài viết tham khảo “Thực hiện pháp luật và cơ chế thực hiện pháp luật ở Việt Nam”
(năm 2012) của GS.TSKH Đào Trí Úc đăng trên Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 7/2011.
Ngoài các công trình nghiên cứu có liên quan nên trên, qua tra cứu, tác giả nhận
thấy: chưa có một công trình nghiên cứu nào đề cập đến thực hiện pháp luật về PCMT
một cách có hệ thống từ cả khía cạnh lý luận lẫn thực tiễn; đặc biệt là việc nghiên cứu
trong phạm vi thực tiễn tại địa bàn thành phố Hải Phòng. Do đó, tác giả hi vọng, Luận
văn sẽ là công trình nghiên cứu một cách có hệ thống trên cả phương diện lý luận và thực
tiễn về việc thực hiện pháp luật PCMT, có giá trị tham khảo về mặt lý luận, cũng như góp
phần nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về PCMT trên địa bàn thành phố Hải Phòng
nói riêng, trên phạm vi cả nước nói chung, góp phần ngăn chặn, đẩy lùi tệ nạn ma túy ra
khỏi đời sống xã hội.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của Luận văn là trên cơ sở nghiên cứu làm sáng tỏ những vấn đề lý luận
và thực tiễn về hiệu quả thực hiện pháp luật về PCMT trên địa bàn thành phố Hải Phòng,
đề xuất và luận giải các quan niệm và giải pháp cơ bản bảo đảm hiệu quả thực hiện pháp
luật PCMT trên địa bàn thành phố Hải Phòng nhằm ngăn chặn và đẩy lùi tệ nạn ma túy ra
khỏi đời sống xã hội.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được mục đích trên, Luận văn có các nhiệm vụ sau:
Một là, phân tích, làm rõ cơ sở lý luận về thực hiện pháp luật PCMT, bao gồm cả
quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước và của Thành ủy, chính quyền thành phố Hải
Phòng về công tác PCMT;
Hai là, phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả thực hiện pháp luật PCMT trên địa
bàn thành phố Hải Phòng;
Ba là, đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm bảo đảm hiệu quả thực hiện pháp luật
về PCMT trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Phạm vi không gian và thời gian nghiên cứu
Trong khuôn khổ Luận văn thạc sĩ, tác giả tập trung nghiên cứu thực trạng thực
hiện pháp luật về PCMT trên địa bàn thành phố Hải Phòng. Phạm vi nghiên cứu được
giới hạn dưới góc độ lý luận chung về Nhà nước và pháp luật, nghiên cứu hệ thống các
văn bản quy phạm pháp luật và hoạt động PCMT trên địa bàn thành phố Hải Phòng từ
năm 2008 đến nay, các thời gian trước năm 2008 chỉ phân tích để làm căn cứ so sánh,
đánh giá.
4.2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận và thực tiễn, các quan
điểm, giải pháp bảo đảm việc thực hiện pháp luật PCMT trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
Trong đó phạm vi của Luận văn, chủ yếu tập trung vào thực trạng thực hiện pháp luật và các
giải pháp nhằm bảo đảm hiệu quả thực hiện pháp luật về PCMT trên địa bàn thành phố Hải
Phòng.
5. Cơ sở lý lý luận và Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lê
Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà
nước về pháp luật, về công tác đấu tranh PCMT.
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể: Kết hợp nghiên cứu giữa lý
luận và thực tiễn, sử dụng các phương pháp khảo sát thực tế, thống kê số liệu, phân tích, tổng
hợp, chứng minh, đối chiếu so sánh các tài liệu, số liệu để đánh giá kết quả việc thực hiện, từ
đó phân tích nguyên nhân và đề xuất các giải pháp.
6. Đóng góp khoa học của Luận văn
Luận văn là công trình nghiên cứu cơ bản, có hệ thống, chuyên sâu trên khía cạnh lý
luận và thực tiễn về thực hiện pháp luật tại địa bàn thành phố Hải Phòng.
Luận văn có những đóng góp mới về khoa học thể hiện trên những điểm sau:
- Phân tích làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về công tác PCMT và thực hiện pháp
luật về PCMT;
- Góp phần khẳng định sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước và Thành ủy, chính
quyền thành phố Hải Phòng trong công tác đấu tranh PCMT, nhằm kiên quyết đẩy lùi tệ nạn
ma túy ra khỏi đời sống xã hội;
- Phân tích, đánh giá có hệ thống thực trạng thực hiện pháp luật PCMT trên địa bàn
thành phố Hải Phòng từ năm 2008 đến nay;
- Luận văn phân tích những quan điểm bảo đảm hiệu quả thực hiện pháp luật PCMT
trên địa bàn thành phố Hải Phòng; đề xuất và luận giải các giải pháp cụ thể nhằm bảo đảm
hiệu quả pháp luật PCMT trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
7. Ý nghĩa của luận văn
- Luận văn góp phần bổ sung, làm sáng tỏ lý luận về thực hiện pháp luật.
- Trên cơ sở phân tích thực trạng thực hiện pháp luật PCMT trên địa bàn thành phố
Hải Phòng, những kết quả đạt được và những khó khăn, hạn chế, bất cập, luận văn góp
phần làm sáng tỏ những vấn đề về lý luận và thực tiễn thực hiện pháp luật PCMT, qua đó
nâng cao nhận thức của xã hội đối với công tác PCMT, nhất là nhận thức về vị trí, vai trò
và ý nghĩa thực hiện pháp luật trong PCMT, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo
trong thực hiện pháp luật PCMT của các cơ quan bảo vệ pháp luật và ý nghĩa chấp hành
pháp luật của các tổ chức, công dân đối với công tác PCMT.
- Luận văn có thể là tài liệu tham khảo cho các cơ sở đào tạo, nghiên cứu về thực hiện
pháp luật nói chung và thực hiện pháp luật PCMT nói riêng.
8. Bố cục của luận văn
Ngoài Lời Cam đoan, Danh mục từ viết tắt, Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu
tham khảo, Luận văn bố cục gồm 03 chương với nội dung cụ thể như sau:
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT PCMT
1.1. Nhận thức chung về ma túy và công tác PCMT
1.2. Pháp luật Việt Nam về PCMT
1.3. Khái niệm, đặc điểm của thực hiện pháp luật về PCMT
1.4. Các hình hình thức thực hiện pháp luật phòng, chống, ma túy
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng và điều kiện bảo đảm thực hiện pháp luật về PCMT
1.6. Pháp luật quốc tế về PCMT và vấn đề thực tiễn ở Việt Nam
Chương 2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ PCMT TRÊN ĐỊA BÀN
TP. HẢI PHÒNG
2.1. Tình hình tội phạm và tệ nạn ma túy trên địa bàn TP. Hải Phòng
2.2. Quan điểm, chủ trương của Thành ủy, chính quyền thành phố Hải Phòng về công tác
PCMT
2.3. Thực hiện pháp luật về PCMT trên địa bàn TP. Hải Phòng
2.4. Đánh giá kết quả thực hiện pháp luật về PCMT
Chương 3. QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP VỀ BẢO ĐẢM THỰC HIỆN PHÁP
LUẬT PCMT TRÊN ĐỊA BÀN TP. HẢI PHÒNG
3.1. Dự báo tình hình tệ nạn ma túy và những nhân tố ảnh hưởng đến công tác PCMT trên
địa bàn TP. Hải Phòng
3.2. Quan điểm bảo đảm thực hiện pháp luật PCMT trên địa bàn TP. Hải Phòng
3.3. Giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về PCMT trên địa bàn TP. Hải Phòng
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT
PHÒNG, CHỐNG MA TÚY
1.1. Nhận thức chung về ma túy và công tác phòng, chống ma túy
1.1.1. Nhận thức chung về ma túy
1.1.1.1. Khái niệm ma túy
Ma tú y là hiểm họ a củ a nhân loại, là mộ t vấn nạn trên toàn thế giớ i. Ma túy không chi ̉
hủy hoại sức khỏe con người, mà còn là nguyên nhân dẫn đến phạm tộ i và gây mât́ trật tự, an
toàn xã hội, làm cho sự lây nhiễm HIV/AIDS có nguy cơ lan truyền rất rộng. Cho đến nay, trên
thế giới không có một khái niệm thống nhất về “ma túy” hay “chất ma túy”.
Ma tú y là từ Hán Việt, trong đó “ma” được hiểu là tê mê và “túy” là say sưa. Theo đó,
ma túy là chất có tác dụng gây trạng thái ngây ngất, đờ đẫn, tê liệt, dùng quen thành nghiện,
hay nói cách khác, ma túy là chất gây nghiện.
Theo từ điển tiếng Việt, ma túy là tên gọi chung của những chất có tác dụng gây trạng
thái ngây ngất, đờ đẫn, dùng quen thành nghiện; ma túy là những chất mà người dùng nó một
thời gian sẽ gây nghiện hay nói cách khác là trạng thái phụ thuộc vào nó.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) định nghĩa “ma túy” là các chất khi xâm nhập vào cơ thể sẽ
phá hủy các cơ quan nội tạng. Đến năm 1982, WHO đã phát triển định nghĩa “ma tuý” theo
nghĩa rộng, là mọi thực thể hoá học hoặc là những thực thể hỗn hợp, khác với tất cả những cái
được đòi hỏi để duy trì một sức khoẻ bình thường, việc sử dụng những cái đó sẽ làm biến đổi
chức năng sinh học và có thể cả cấu trúc của vật. Liên Hợp Quốc cũng đã đưa ra định nghĩa “ma
túy” là các chất có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp, khi xâm nhập vào cơ thể làm thay đổi
trạng thái tâm sinh lý của người sử dụng. Tuy nhiên, các định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới
hay của Liên Hợp Quốc đều mang tính khái quát, bao hàm tất cả các chất làm biến đổi về mặt
tâm sinh lý của con người.
Công ước thống nhất về các chất ma túy năm 1961 (gọi tắt là Công ước 1961) không đưa
ra khái niệm “chất ma túy” mà thay vào đó áp dụng phương pháp liệt kê để xác định trực tiếp
danh mục các chất ma túy bị kiểm soát. Kỹ thuật lập pháp này được sử dụng trên cơ sở kế thừa
kinh nghiệm của các điều ước quốc tế về kiểm soát ma túy trước đó, đặc biệt là Công ước về
hạn chế việc sản xuất, phân phối chất ma túy năm 1931 (gọi tắt là Công ước 1931). Trong quá
trình dự thảo Công ước 1931, một nhóm các chuyên gia quốc tế được yêu cầu đề xuất khái
niệm “chất ma túy” để sử dụng trong Công ước. Tuy nhiên, sau khi nghiên cứu các chuyên gia
đã kết luận rằng không thể đưa ra một khái niệm chung về “chất ma túy” mà chỉ có thể đưa ra
nhiều khái niệm khác nhau để mô tả các chất được Công ước 1931 kiểm soát bởi vì Công ước
này điều chỉnh nhiều loại chất với những thuộc tính khoa học khác nhau. Ví dụ: có những chất
thuộc nhóm “narcotic” có tính gây nghiện cao và không được sử dụng trong y khoa, có những
chất cũng thuộc nhóm “narcotic” có tính gây nghiện cao nhưng lại được sử dụng trong y khoa,
cũng có những chất vừa không thuộc nhóm “narcotic” vừa không có tính gây nghiện nhưng có
thể biến đổi thành “narcotic” gây nghiện. Chính vì vậy, để tránh những khó khăn mà các nhà
chuyên môn đã nêu, các nhà làm luật đã lựa chọn phương pháp liệt kê để chỉ rõ các chất bị
kiểm soát. Kế thừa kinh nghiệm của Công ước 1931 và một số điều ước quốc tế khác về kiểm
soát ma túy, Công ước 1961 áp dụng phương pháp liệt kê, tuy không nêu được những thuộc
tính cơ bản và chung nhất nhưng có thể xác định được các chất ma túy mà công ước điều
chỉnh. Từ đó, đưa ra một danh mục cụ thể các chất ma túy bị kiểm soát, tạo ra sự thuận tiện
trong việc áp dụng trên thực tế.
Ở Việt Nam, theo các quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999, ma túy có thể hiểu là
các chất bao gồm: nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa, cao coca, lá, hoa, quả cây cần sa, quả
thuốc phiện khô, quả thuốc phiện tươi, heroine, cocaine, các chất ma túy khác ở thể lỏng hay
thể rắn. Tiếp đến, Luật PCMT năm 2000 đưa ra khái niệm về chất ma túy tại khoản 1 Điều 2
như sau: “Chất ma túy là các chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong các
danh mục do Chính phủ ban hành” [50].
Theo đó, khoản 2 và khoản 3 Điều 2 Luật PCMT năm 2000 quy định: “chất gây
nghiện” là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh, dễ gây tình trạng nghiện đối với người
sử dụng và “chất hướng thần” là chất kích thích, ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác, sử
dụng nhiều lần có thể dẫn tới tình trạng nghiện với người sử dụng.
Như vậy, ma túy là những chất đã được khoa học xác định và có tên gọi riêng.
Danh mục các chất ma túy, tiền chất ma túy được quy định tại Nghị định của Chính phủ
(Nghị định số 67/2001/NĐ-CP; Nghị định số 133/2003/NĐCP; Nghị định số
82/2013/NĐ-CP). Việc xác định là chất ma túy, tiền chất được tiến hành qua trưng cầu
giám định.
Từ các khái niệm của quốc tế và Việt Nam về ma túy, có thể đưa ra một khái niệm chung
như sau: Ma túy là các chất có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp, khi đưa vào cơ thể con
người, nó có tác dụng làm thay đổi trạng thái ý thức và sinh lý của con người. Nếu lạm dụng ma
túy, con người sẽ lệ thuộc vào nó, khi đó gây tổn thương và nguy hại cho người sử dụng và cộng
đồng.
1.1.1.2. Phân loại ma túy
Ma túy được phân thành nhiều nhóm dựa trên những căn cứ nhất định phục vụ cho
những mục đích khác nhau. Một số cách phân loại cơ bản như sau:
- Căn cứ vào nguồn gốc, ma túy được chia thành: ma túy tự nhiên, ma túy tổng hợp và
ma túy bán tổng hợp:
+ Ma túy tự nhiên là sản phẩm của các cây trồng tự nhiên hoặc nuôi trồng và các chế
phẩm của chúng. Ví dụ: thuốc phiện và các sản phẩm của cây thuốc phiện như moocphin,
codein, narcotics, coca và các hoạt chất của nó như cocain, cần sa và các sản phẩm của cây cần
sa...;
+ Ma túy bán tổng hợp là các chất ma túy được điều chế từ ma túy tự nhiên, có tác dụng
mạnh hơn chất ma túy ban đầu. Ví dụ: Heroin là chất ma túy được tổng hợp từ moocphin...;
+ Ma túy tổng hợp là các chất ma túy đã được điều chế bằng phương pháp tổng hợp
hóa học toàn phần từ hóa chất (được gọi là tiền chất). Điển hình là các amphetamine....
- Căn cứ theo tác dụng, ma túy được chia thành ba nhóm chính là kích thích, ức chế thần
kinh và gây ảo giác:
+ Chất kích thích: Thuốc kích thích là thuốc có tác dụng làm tăng nhanh hoạt động của hệ
thống thần kinh và nhiều bộ phận trong cơ thể, bao gồm: Ni-cô-tin (nicotine) trong thuốc lá; Càphê-in (caffeine) trong trà, cà phê, các loại nước tăng lực (energy drinks), sô-cô-la (chocolate), nước
cô-ca cô-la (coke); Am-phê-ta-min và những loại thuốc cùng họ hoặc có công thức hoá học rất gần
như: Dexamphetamine, Metamphetamine, Methylenedioxymethamphetamine (MDMA),
Methylpheniate... Cô-ken – Cocaine;
+ Chất ức chế: Ức chế là ngăn cản hoặc làm suy giảm hoạt động. Thuốc ức chế thần kinh
có tác dụng làm suy giảm, làm chậm lại hoạt động của hệ thống thần kinh. Một số loại thuốc ức
chế thần kinh có tác dụng gây nghiện: Thuốc có tác dụng an thần, gây ngủ: Rượu (ethanol): Bia,
rượu chát, rượu mạnh..., Benzodiazepines là những thứ thuốc an thần loại nhẹ hoặc thuốc ngủ;
Thuốc giảm đau thuộc nhóm á phiện: Thuốc phiện (opium), morphine, pethidine, codein, bạch
phiến (heroin), methadone, buprenorphine...; Cần sa ở liều lượng nhẹ; Những ma túy dạng bốc
hơi hoặc dạng hít: Xăng, thuốc chùi sơn, keo, dung dịch pha loãng sơn (paint thinner)...
+ Chất gây ảo giác: Thuốc gây ảo giác có tác dụng tạo ra ảo giác như thấy hoặc nghe
những điều không có thực, thấy thời gian và không gian thay đổi, thấy sự vật chung quanh di
chuyển hoặc thấy sự vật có màu sắc đậm hơn hay khác hơn bình thường. Các loại thuốc gây ảo
giác gồm có: LSD (lysergic acid diethylamide); DMT (dimethyltryptamine); Psilocybin (magic
mushroom); Mescaline (peyote cactus); DOM hay STP (chất tổng hợp từ Mescaline); MDMA
(ecstasy, thuốc lắc) ở liều lượng mạnh; Phencyclidine or PCP (angel dust); Ketamine; Cần sa ở
liều lượng mạnh (marijuana, hash, hash oil).
- Căn cứ tính hợp pháp, ma túy chia làm hai nhóm: hợp pháp, bất hợp pháp:
+ Ma túy hợp pháp: Những loại thông dụng như Rượu, bia; Ni-cô-tin (thuốc lá); Ca-phêin; Thuốc bác sĩ cho toa như thuốc ngủ an thần (sedative-hypnotics) gồm có: Benzodiazepines
như Serepax, Valium, Librium... Một số dược phẩm trong nhóm amphetamies như
dexamphetamine, methylphenidate, phentermine... Tuy nhiên, có một vài giới hạn đối với một
số loại ma túy hợp pháp. Vượt qua những giới hạn này, ma túy có thể trở thành bất hợp pháp,
ví dụ như người dưới 18 tuổi mua rượu bia hay thuốc lá là bất hợp pháp, những loại thuốc trị
bệnh có thể trở thành bất hợp pháp nếu mua không có toa bác sĩ...
+ Ma túy bất hợp pháp: Cần sa (Cannabis); Bạch phiến (Heroin); Các loại gây ảo giác
(Hallucinogens/Psychedelics): LSD, DMT, Psilocybin, Psilocin, Mescaline, DOM (STP),
Phencyclidine or PCP, Ketamine... Cô-ken (Cocaine); Mê-tha-qua-lôn (Methaqualone) và những
loại gây nghiện (narcotics) mua không có toa bác sĩ; Các loại amphetamine bất hợp pháp như
methamphetamine, crystal methamphetamine....
- Căn cứ nguồn gốc của ma túy và cơ chế tác động dược lý, các chuyên gia của Liên hợp
quốc đã thống nhất phân chia ma túy thành năm nhóm sau:
+ Nhóm 1: ma túy là các chất từ cây thuốc phiện (opiates);
+ Nhóm 2: ma túy là các chất làm từ cần sa (canabis);
+ Nhóm 3: ma túy là các chất gây kích thích (sitimulants);
+ Nhóm 4: ma túy là các chất gây ức chế (depressants);
+ Nhóm 5: ma túy là các chất gây ảo giác (hallucinorens).
1.1.1.3. Tác hại của ma túy
Theo quy định tại khoản 8 Điều 2 Luật PCMT, tệ nạn ma túy bao gồm tình trạng nghiện
ma túy, tội phạm về ma túy và các hành vi trái phép khác liên quan đến ma túy. Như vậy, nói
đến tác hại của ma túy được hiểu là các tác hại do tình trạng nghiện ma túy, tội phạm về ma túy
và các hành vi khác liên quan đến ma túy gây ra đối với các lĩnh vực của đời sống xã hội.
- Đối với cơ thể người nghiện ma túy:
+ Đối với hệ hô hấp: Các chất ma túy kích thích hô hấp gây tăng tần số thở trong thời
gian ngắn, sau đó sẽ gây ức chế hô hấp, nhất là khi dùng quá liều. Nhiều trường hợp ngưng thở
nếu không cấp cứu kịp thời sẽ dẫn đến tử vong, đôi khi ngưng thở rất đột ngột. Chẳng hạn một
thanh niên đang cai nghiện đột ngột ngưng thở tử vong không rõ nguyên nhân, khi giải phẫu tử
thi thì phát hiện nạn nhân có bao heroin bởi một màng mỏng rồi cấy dưới da để thuốc phóng
thích từ từ, nhưng bao thuốc đột nhiên vỡ và phóng thích quá nhiều gây ngộ độc.
Ngoài ra, sau khi dùng ma túy (nhất là cocaine) có thể gây phù phổi cấp, tràn khí màng
phổi, tràn khí trung thất, xuất huyết phế nang, viêm tiểu phế quản tắc nghẽn, viêm phổi, lên
cơn hen phế quản...
+ Đối với hệ tim mạch: Các chất ma túy sẽ kích thích làm tăng nhịp tim, ảnh hưởng trực
tiếp lên tim, gây co thắt mạch vành tạo nên cơn đau thắt ngực, nặng hơn có thể gây nhồi máu
cơ tim. Chúng cũng là nguyên nhân của các rối loạn nhịp đe dọa tính mạng người dùng ma túy.
Ngoài ra còn gây nên tình trạng co mạch làm tăng huyết áp.
+ Đối với hệ thần kinh: Ngoài tác dụng kích thích thần kinh giai đoạn đầu gây hưng phấn,
sảng khoái, lệ thuộc thuốc…, cũng có thể gây các tai biến như: co giật, xuất huyết dưới nhện,
đột quỵ...
Ngoài ra, người dùng ma túy còn phải chịu những tác hại khác như: hoại tử tế bào gan,
ảo thính, ảo thị...
- Ảnh hưởng đến bản thân người nghiện:
+ Ma tuý làm huỷ hoại sức khoẻ, làm mất khả năng lao động, học tập, làm cho thần kinh
người nghiện bị tổn hại. Dùng ma tuý quá liều có thể dẫn đến cái chết.
+ Gây nghiện mạnh; Tiêm chích ma tuý dùng chung bơm kim tiêm không tiệt trùng dẫn đến
lây nhiễm viêm gan vi rút B, C, đặc biệt là HIV (dẫn đến cái chết).
+ Thoái hoá nhân cách, rối loạn hành vi, lối sống buông thả, dễ vi phạm pháp luật; Mâu
thuẫn và bất hoà với bạn bè, thầy cô giáo và gia đình; Mất lòng tin với mọi người, dễ bị người
khác lợi dụng, học tập giảm sút hoặc bỏ học, ảnh hưởng đến tương lai tiền đồ, nếu đã có việc
làm thì dễ bị mất việc làm.
+ Ma tuý còn gây tác hại lâu dài cho con cái, nòi giống: các chất ma tuý ảnh hưởng đến
hệ thống hoocmon sinh sản, làm giảm khả năng sinh hoạt tình dục, ảnh hưởng đến quá trình
phân bào hình thành các giao tử, tạo cơ hội cho các gen độc có điều kiện hoạt hoá, dẫn tới suy
yếu nòi giống.
- Ảnh hưởng đến gia đình người nghiện:
+ Làm tiêu hao tiền bạc của bản thân và gia đình. Nhu cầu cần tiền để mua ma tuý của
người nghiện là rất lớn, vì vậy khi lên cơn nghiện người nghiện ma tuý có thể tiêu tốn hết tiền
của, tài sản, đồ đạc của gia đình vào việc mua ma tuý để thoả mãn cơn nghiện của mình, hoặc
để có tiền sử dụng ma tuý, nhiều người đã trộm cắp, hành nghề mại dâm, hoặc thậm chí giết
người, cướp của.
+ Sức khoẻ các thành viên khác trong gia đình giảm sút (lo lắng, mặc cảm, ăn không
ngon, ngủ không yên... vì trong gia đình có người nghiện).
+ Gây tổn thất về tình cảm (thất vọng, buồn khổ, hạnh phúc gia đình tan vỡ, ly thân, ly
hôn, con cái không ai chăm sóc...); tốn thời gian, chi phí chăm sóc và điều trị các bệnh của người
nghiện do ma tuý gây ra.
- Ảnh hưởng đến xã hội:
+ Gây mất trật tự an toàn xã hội, gia tăng các tệ nạn xã hội: Lừa đảo, trộm cắp, giết
người, mại dâm, băng nhóm...
+ Ảnh hưởng đến đạo đức, thuần phong mỹ tục lâu đời của dân tộc. Làm giảm sút sức
lao động sản xuất trong xã hội. Tăng chi phí ngân sách xã hội cho các hoạt động ngăn ngừa,
khắc phục, giải quyết các hậu quả do ma tuý đem lại. Ma tuý còn là nguồn gốc, là điều kiện nảy
sinh, lan truyền đại dịch HIV/AIDS (một hiểm hoạ toàn cầu chưa có thuốc chữa...Hiện nay nước
ta có trên 130.000 người nhiễm HIV/AIDS thì có 75% là do tiêm chích ma tuý.
+ Ảnh hưởng đến giống nòi, huỷ diệt giống nòi: do các chất ma tuý ảnh hưởng đến hệ
thống hoocmon sinh sản, làm giảm khả năng sinh hoạt tình dục, ảnh hưởng đến quá trình phân
bào hình thành các giao tử, tạo cơ hội cho các gen độc có điều kiện hoạt hoá, dẫn tới suy yếu
nòi giống.
1.1.2. Nhận thức chung về công tác phòng, chống ma túy
1.1.2.1. Khái niệm phòng, chống ma túy
Ma túy và tội phạm về ma túy đang là hiểm họa của toàn cầu, gây tác hại cho sức khỏe,
làm suy thoái nòi giống, phẩm giá con người, phá hoại hạnh phúc gia đình, gây ảnh hưởng
nghiêm trọng đến kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Chính vì vậy, đấu tranh phòng và chống tội
phạm về ma túy là nhiệm vụ đã và đang được tất cả các nhà nước trên thế giới quan tâm, lo
lắng. Mỗi một quốc gia đều nỗ lực quan tâm đến việc hoạch định các chính sách và đưa ra
nhiều biện pháp nhằm phòng ngừa, đấu tranh để từng bước đẩy lùi loại tội phạm đặc biệt nguy
hiểm này.
Đấu tranh phòng, chống tệ nạn và tội phạm ma túy là nhiệm vụ quan trọng của Đảng
và Nhà nước. Đây là cuộc đấu tranh gay gay, quyết liệt, lâu dài, đòi hỏi sự bền bỉ, kiên trì,
huy động sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và toàn xã hội.
Khái niệm PCMT được quy định Luật PCMT năm 2000: “PCMT là phòng ngừa, ngăn
chặn, đấu tranh chống tệ nạn ma tuý và kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma
tuý” [50, Điều 2, khoản 7]. Trong đó:
- Tệ nạn ma túy là tình trạng nghiện ma túy, tội phạm về ma túy và các hành vi trái phép
khác về ma túy (khoản 8 Điều 2);
- Các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma tuý bao gồm các hoạt động nghiên cứu,
giám định, sản xuất, vận chuyển, bảo quản, tàng trữ, mua bán, phân phối, sử dụng, xử lý, trao
đổi, nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh các chất ma túy, tiền chất và thuốc gây nghiện, thuốc
hướng thần, được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định của pháp
luật (khoản 9);
Kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma tuý là việc cho phép, theo dõi, kiểm
tra, giám sát các hoạt động quy định tại khoản 9 Điều này và phòng ngừa, ngăn chặn việc lợi dụng
các hoạt động đó vào mục đích khác (khoản 10).
- Phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh:
+ Phòng ngừa bao gồm “đề phòng” và “ngăn ngừa”. Đề phòng là chuẩn bị trước để sẵn
sàng đối phó, ngăn ngừa, hoặc hạn chế những thiệt hại có thể xảy ra. Ngăn ngừa là làm cho cái
xấu, cái không hay đang có khả năng xảy ra sẽ không xảy ra được. Phòng ngừa là chuẩn bị
trước, bằng cách này hay bằng cách khác, không để cho cái xấu, cái không hay nào đó xảy ra.
+ Phòng ngừa ma túy là bất cứ hoạt động nào nhắm đến việc giảm bớt hoặc giảm thiểu
việc sử dụng ma túy và những hậu quả tai hại của nó.
+ Ngăn chặn tệ nạn ma túy là hoạt động nhằm ngăn ngừa, chặn đứng những tác hại, ảnh
hưởng xấu của tệ nạn ma túy; ngăn chặn sự phát triển của tệ nạn ma túy trong cộng đồng, xã
hội, bao gồm ngăn chặn các hoạt động bất hợp pháp liên quan đến việc trồng các cây có chứa
ma túy; các hoạt động sản xuất, chế biến, mua bán, vận chuyển và sử dụng trái phép chất ma
túy; ngăn chặn sự gia tăng số người nghiện, tái nghiện (ngăn chặn nguồn cung về ma túy)...
+ Đấu tranh chống tệ nạn ma túy là hoạt động nhằm tiến tới việc ngăn chặn, đẩy lùi và
tiến tới xóa bỏ tệ nạn ma túy; xóa bỏ các tụ điểm phức tạp về ma túy; xóa bỏ việc buôn bán, sử
dụng trái phép ma túy với mục đích hướng đến là xóa bỏ tệ nạn ma túy ra khỏi cộng đồng, xã
hội.
1.1.2.2. Công tác PCMT
Công tác PCMT có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi quốc gia, dân tộc. Hiệu quả của công
tác này ảnh hưởng rất lớn đến tình hình tội phạm, đời sống, trật tự xã hội và sự phát triển
chung của quốc gia, dân tộc. Chính vì vậy, công tác PCMT đòi hỏi sự quyết tâm, kiên trì, huy
động sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và toàn xã hội, không ngừng hoàn thiện hệ
thống chính sách, pháp luật nhằm giáo dục, nâng cao nhận thức cho các tầng lớp nhân dân, đẩy
mạnh hợp tác quốc tế vì mục tiêu xây dựng một đất nước phát triển bền vững.
Trong những năm qua, trước những tác hại của tệ nạn ma túy, Đảng và Nhà nước ta luôn
quan tâm, chú trọng thực hiện nhiệm vụ PCMT, coi công tác PCMT là nhiệm vụ quan trọng trong
hoạt động của hệ thống chính trị và của toàn xã hội.
Nội dung cụ thể của công tác PCMT tập trung vào một số công tác như sau:
- Công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy là nhiệm vụ trọng tâm, vừa cấp bách, vừa
thường xuyên, liên tục, lâu dài và phải đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của các cấp ủy
đảng, sự quản lý của chính quyền, huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và
toàn dân tham gia. Tổ chức phòng ngừa và cai nghiện có hiệu quả để kiềm chế, ngăn chặn sự
gia tăng tệ nạn ma túy, giảm cầu về ma túy.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục PCMT trong hệ thống chính trị và toàn
dân; chú ý tập trung vào nhóm đối tượng có nguy cơ cao, thanh, thiếu niên, học sinh, sinh viên,
đồng bào vùng sâu, vùng xa.
- Lồng ghép công tác PCMT với Chương trình xây dựng nông thôn mới và cuộc vận động
toàn dân xây dựng đời sống văn hóa mới ở khu dân cư. Tập trung chỉ đạo tạo chuyển biến từ cơ
sở; xây dựng và nhân rộng các mô hình PCMT phù hợp với từng địa phương. Tăng cường đấu
tranh ngăn chặn có hiệu quả tình trạng mua bán, vận chuyển ma túy từ nước ngoài vào nước
ta.
- Tiếp tục rà soát, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật về PCMT,... Củng cố lực lượng
chuyên trách PCMT; tăng cường trang bị, phương tiện đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ. Nâng cao
hiệu quả hợp tác quốc tế với các nước có chung đường biên giới, các nước nằm trên tuyến vận
chuyển, nơi sản xuất, nguồn cung cấp ma túy và các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ, liên
minh chính phủ trong đấu tranh PCMT....
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
Ban Chỉ đạo 138 (2008), Kế hoạch số 6835/KH-BCĐ ngày 27/11/2008 về Đẩy mạnh thực hiện Chỉ
thị số 21-CT/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 30/10/2006 của Ban Thường
vụ Thành ủy về Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác PCMT trong tình hình mới.
2.
Ban Chỉ đạo 138 (2011), Quyết định số 1926/QĐ-BCĐ ngày 28/11/2011 về việc ban hành Quy chế
hoạt động của Ban chỉ đạo phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm TP. Hải
Phòng.
3.
Ban Chỉ đạo 138 (2014), Kế hoạch số 1846/KH-BCĐ 138 ngày 24/3/2014 về PCMT trên địa bàn
TP. Hải Phòng năm 2014.
4.
Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng (2006), Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 30/10/2006 về Tăng
cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác PCMT trong tình hình mới, Hải Phòng.
5.
Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng (2012), Thông báo kết luận số 140-TB-TU ngày 29/11/2012
sơ kết 06 năm thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/TU của Ban Thường vụ Thành ủy (khóa XIII) về đẩy
mạnh công tác phòng, chống HIV/AIDS và giải quyết các tệ nạn xã hội, Hải Phòng.
6.
Bộ Chính trị (1996), Chỉ thị số 06/CT/TW ngày 30/11/1996 về tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ
đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy, Hà Nội.
7.
Bộ Chính trị (2008), Chỉ thị số 21/CT-TW ngày 26/03/2008 về tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ
đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy trong tình hình mới, Hà Nội.
8.
Bộ Chính trị (2010), Chỉ thị số 48-CT/TW ngày 22/10/2010 về tăng cường sự lãnh đạo của
Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới, Hà Nội.
9.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Thông tư 31/2009/TT-BGDĐT ngày 23/10/2009 về công tác
phòng, chống tệ nạn ma tuý tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, Hà Nội.
10. Bộ LĐTB&XH (2004), Thông tư 12/2004/TT-BLĐTBXH ngày 02/11/2004 hướng dẫn tổ chức công
tác dạy nghề tại các Trung tâm Chữa bênh, Giáo dục, Lao động xã hội, Hà Nội.
11. Bộ LĐTB&XH (2005), Quyết định số 90/2005/QĐ-BLĐTBXH ngày 27/01/2005 về Giấy phép hoạt
động cai nghiện ma tuý, Hà Nội.
12. Bộ LĐTB&XH (2010), Thông tư số 33/2010/TT-BLĐTBXH ngày 01/11/2010 hướng dẫn Nghị định
số 94/2009/NĐ-CP hướng dẫn Luật PCMT sửa đổi về quản lý sau cai nghiện ma túy về trình tự,
thủ tục áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện ma túy, Hà Nội.
13. Bộ LĐTB&XH (2011), Thông tư 05/2011/TT-BLĐTBXH ngày 23/3/2011 về hệ thống biểu mẫu
thống kê và hướng dẫn thu thập thông tin về công tác cai nghiện ma túy và quản lý sau cai
nghiện theo Quyết định 127/2009/QĐ-TTg chế độ báo cáo thống kê về PCMT, Hà Nội.
14. Bộ LĐTB&XH, Bộ Công an (2004), Thông tư liên tịch số 22/2004/TTLT-BLĐTBXH-BCA hướng dẫn
Nghị định số 135/2004/NĐ-CP về chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, tổ chức
hoạt động của cơ sở chữa bệnh theo Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và chế độ áp dụng đối
với người chưa thành niên, người tự nguyện vào cơ sở chữa bệnh, Hà Nội.
15. Bộ LĐTB&XH, Bộ Công an (2012), Thông tư liên tịch 14/2012/TTLT-BLĐTBXH-BCA ngày
06/6/2012 hướng dẫn chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh và
đối với người chưa thành niên, người tự nguyện vào cơ sở chữa bệnh, Hà Nội.
16. Bộ LĐTB&XH, Bộ Y tế (2002), Thông tư liên tịch số 15/2004/TTLT/BLĐTBXH-BYT ngày 04/01/2002
hướng dẫn Nghị định số 147/2003/NĐ-CP về điều kiện, thủ tục cấp giấy phép và quản lý hoạt
động của các cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện, Hà Nội.
17. Bộ LĐTB&XH, Bộ Y tế (2011), Thông tư liên tịch số 43/2011/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 31/12/2011
hướng dẫn việc cấp giấy phép và quản lý hoạt động của cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện, Hà
Nội.
18. Bộ LĐTB&XH, Bộ Y tế, Bộ Công an (2012), Thông tư liên tịch 03/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BCA
hướng dẫn Nghị định 94/2010/NĐ-CP quy định về tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng
đồng, Hà Nội.
19. Bộ Tài chính (2008), Thông tư 60/2008/TT-BTC ngày 04/7/2008 hướng dẫn lập dự toán, quản lý
và sử dụng kinh phí bảo đảm hoạt động của Ủy ban Quốc gia và Ban chỉ đạo phòng, chống AIDS
và phòng, chống tệ nạn ma tuý, mại dâm ở các cấp, Hà Nội.
20. Bộ Tài chính, Bộ Công an (2008), Thông tư liên tịch 57/2008/TTLT-BTC-BCA hướng dẫn chế độ
quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia PCMT, Hà Nội.
21. Bộ Tài chính, Bộ Công an (2013), Thông tư liên tịch 168/2013/TTLT-BTC-BCA ngày 15/11/2013
hướng dẫn thực hiện Quyết định 47/2012/QĐ-TTg thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ phòng,
chống tội phạm, Hà Nội.
22. Chính phủ (1993), Nghị quyết số 06-CP ngày 29/01/1993 về tăng cường chỉ đạo công tác phòng,
chống và kiểm soát ma túy, Hà Nội.
23. Chính phủ (2001), Nghị định số 80/2001/NĐ-CP ngày 05/11/2001 hướng dẫn việc kiểm
soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy ở trong nước, Hà Nội.
24. Chính phủ (2002), Nghị định số 103/2002/NĐ-CP ngày 17/12/2002 quy định chế độ đền bù và
trợ cấp đối với cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức tham gia phòng, chống ma tuý bị thiệt hại về
tính mạng, sức khoẻ, tài sản, Hà Nội.
25. Chính phủ (2003), Nghị định số 04/2003/NĐ-CP ngày 16/01/2003 quy định về khen thưởng đối
với cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức có thành tích trong phòng, chống ma tuý, Hà Nội.
26. Chính phủ (2003), Nghị định 05/2003/NĐ-CP ngày 21/01/2003 về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực
phòng, chống ma tuý, Hà Nội.
27. Chính phủ (2003), Nghị định số 147/2003/NĐ-CP ngày 02/12/2003 về điều kiện, thủ tục cấp giấy
phép và quản lý hoạt động của các cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện, Hà Nội.
28. Chính phủ (2004), Nghị định số 135/2004/NĐ-CP ngày 10/6/2004 quy định chế độ áp dụng biện
pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, tổ chức hoạt động của cơ sở chữa bệnh theo Pháp lệnh Xử lý vi
phạm hành chính và chế độ áp dụng đối với người thành niên, người tự nguyện vào cơ sở chữa