Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Xử lý hợp đồng lao động vô hiệu theo pháp luật việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (349.5 KB, 19 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

HOÀNG THỊ NGỌC

Xö lý hîp ®ång lao ®éng v« hiÖu
theo ph¸p luËt ViÖt Nam

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

HOÀNG THỊ NGỌC

Xö lý hîp ®ång lao ®éng v« hiÖu
theo ph¸p luËt ViÖt Nam
Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 60 38 01 07

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. PHẠM TRỌNG NGHĨA

HÀ NỘI - 2014


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong
bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong
Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã
hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ
tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để
tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN

Hoàng Thị Ngọc


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục từ viết tắt
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG
VÔ HIỆU VÀ XỬ LÝ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG VÔ HIỆU ......... 11
1.1.

Khái niệm, phân loại và tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu ..... 11

1.1.1. Khái niệm về hợp đồng lao động và hợp đồng lao động vô hiệu ...... 11
1.1.2. Phân loại hợp đồng lao động vô hiệu ................................................. 14
1.1.3. Tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu. Error! Bookmark not defined.

1.2.

Xử lý hợp đồng lao động vô hiệu .... Error! Bookmark not defined.

1.2.1. Cách thức xử lý hợp đồng lao động vô hiệuError! Bookmark not defined.
1.2.2.

Giải quyết hậu quả hợp đồng lao động vô hiệuError! Bookmark not defined.

Chương 2: THỰC TRẠNG XỬ LÝ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG VÔ
HIỆU Ở VIỆT NAM ........................ Error! Bookmark not defined.
2.1.

Quan niệm về hợp đồng lao động vô hiệu và cách thức xử lý
hợp đồng lao động trong lịch sử pháp luật lao động Việt Nam
trước đây ........................................... Error! Bookmark not defined.

2.1.1. Pháp luật về HĐLĐ vô hiệu và xử lý HĐLĐ vô hiệu trước khi
ban hành BLLĐ 1995 ......................... Error! Bookmark not defined.
2.1.2. Pháp luật về HĐLĐ vô hiệu và xử lý HĐLĐ vô hiệu từ khi ban
hành BLLĐ 1995 ................................ Error! Bookmark not defined.
2.2.

Quan niệm về hợp đồng lao động vô hiệu và cách thức xử lý

hợp đồng lao động theo pháp luật lao động Việt Nam hiện nayError! Bookma


2.2.1. Quan niệm về HĐLĐ vô hiệu theo BLLĐ hiện nayError! Bookmark not define
2.2.2. Xử lý HĐLĐ vô hiệu theo BLLĐ hiện nayError! Bookmark not defined.

2.3.

Thực tiễn pháp luật về xử lý hợp đồng lao đồng vô hiệu ...... Error!
Bookmark not defined.

2.3.1. Quan điểm chung khi xử lý hợp đồng lao động vô hiệuError! Bookmark not de
2.3.2. Thực tiễn xử lý hợp đồng lao động vô hiệuError! Bookmark not defined.
2.4.

Đánh giá thực tiễn pháp luật về xử lý hợp đồng lao động vô hiệu
............................................................ Error! Bookmark not defined.

2.4.1. Ưu điểm .............................................. Error! Bookmark not defined.
2.4.2. Nhược điểm ........................................ Error! Bookmark not defined.
Chương 3: HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VỀ
XỬ LÝ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG VÔ HIỆUError! Bookmark not defined.
3.1.

Phương hướng hoàn thiện chung.... Error! Bookmark not defined.

3.2.

Phương hướng hoàn thiện cụ thể .... Error! Bookmark not defined.

KẾT LUẬN .................................................... Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 17


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BLDS:


Bộ luật dân sự

BLLĐ:

Bộ luật lao động

HĐLĐ:

Hợp đồng lao động

ILO:

Tổ chức lao động quốc tế

NLĐ:

Người lao động

NSDLĐ:

Người sử dụng lao động


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quan hệ lao động trong thị trường là một loại quan hệ đặc biệt, nó vừa là
quan hệ kinh tế vừa là quan hệ có tính xã hội bởi nó liên quan tới con người; nó
vừa là quan hệ thỏa thuận vừa là quan hệ phụ thuộc; nó vừa là quan hệ bình đẳng
song bởi khả năng nảy sinh giá trị khi sử dụng nên dễ dẫn tới sự bất công và bóc

lột. Vì thế nên việc trao đổi hàng hóa sức lao động có đặc thù so với các loại hàng
hóa khác. Do đó HĐLĐ với tư cách là hình thái pháp lý của quan hệ trao đổi hàng
hóa sức lao động là một chế định quan trọng luôn được các nhà lập pháp quan tâm.
HĐLĐ là nội dung giữ vai trò trung tâm trong BLLĐ nhằm điều chỉnh các quan hệ
lao động trong nền kinh tế thị trường. Song không phải tất cả các HĐLĐ được thiết
lập luôn có hiệu lực pháp luật vì vậy để hợp đồng có giá trị pháp lý thì buộc các
chủ thể ký kết phải tuân thủ một số quy định của pháp luật về việc giao kết HĐLĐ.
Vấn đề HĐLĐ vô hiệu luôn được sự quan tâm của không chỉ các cơ quan nhà nước
về lao động mà còn gắn liền với quyền lợi của các chủ thể trong HĐLĐ nói riêng
và sự ổn định của xã hội và nền kinh tế nói chung. Do tính chất đặc thù của quan
hệ HĐLĐ mà việc vô hiệu HĐLĐ thường dẫn đến những khó khắn trong giải quyết
hậu quả pháp lý. Bộ luật lao động năm 2012 đã dành mục 4 chương III để quy
định về HĐLĐ vô hiệu đã cho thấy vị trí và tầm quan trọng trong điều chỉnh quan
hệ lao động. Thực tiễn hiện nay vấn đề xác định HĐLĐ vô hiệu và đặc biệt là xử lý
HĐLĐ vô hiệu vẫn còn nhiều bất cập.Với mong muốn hướng tới hoàn thiện các
quy định pháp luật lao động nói chung và đặc biệt là xử lý các trường hợp HĐLĐ
nói riêng hợp tình, hợp lý nên tôi đã lựa chọn đề tài “Xử lý hợp đồng lao động vô
hiệu theo pháp luật Việt Nam” để làm đề tài luận văn thạc sỹ Luật học của mình.
Qua đó tôi mong muốn tìm hiểu sâu hơn các quy định của BLLĐ hiện nay, góp
phần vào việc nghiên cứu có hệ thống các quy định pháp luật về HĐLĐ vô hiệu, từ


đó nhận thức đầy đủ hơn về vấn đề này.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Chế định HĐLĐ là vấn đề quan trọng của BLLĐ và đó cũng là vấn đề luôn
được các chuyên gia về luật lao động đào sâu và mổ xẻ. Trong đó vấn đề HĐLĐ vô
hiệu có vị trí rất quan trọng ảnh hưởng đến quan hệ lao động. Tuy nhiên hiện nay
có rất ít công trình nghiên cứu về vấn đề này. Có thể kể ra vài công trình như: Luận
án tiến sỹ “Hợp đồng lao động vô hiệu theo pháp luật lao động Việt Nam hiện nay”
năm 2009 của nghiên cứu sinh Phạm Thị Thuý Nga; Luận văn “Hợp đồng lao

động vô hiệu theo pháp luật Việt Nam” năm 2006 của tác giả Nguyễn Thị Thạo (
trường đại học Luật Hà Nội); Luận văn “ Pháp luật về hợp đồng lao động vô hiệu.
Thực trạng và định hướng hoàn thiện” năm 2006 của Hoàng Văn Hùng ( Đại học
Luật TP Hồ Chí Minh). Ngoài ra còn một số công trình nghiên cứu liên quan đề
cập về vấn đề này như: “Mấy ý kiến về hợp đồng lao động vô hiệu”, Tạp chí Luật
học, số 5/1999 của TS Đào Thị Hằng; “ Mấy ý kiến xung quanh việc thụ lý, giải
quyết tranh chấp lao động có liên quan tới hợp đồng lao động”, tạp chí Tòa án
Nhân dân 8/2004 của tác giả Lưu Bình Nhưỡng; Lê Thị Hoài Thu với “ Một số ý
kiến về HĐLĐ vô hiệu”, Tạp chí dân chủ và pháp luật năm 2007.
Có thể nhận thấy các công trình nghiên cứu trên đã phần nào làm rõ được
một số vấn đề lý luận và thực tiễn về HĐLĐ vô hiệu, cung cấp cho người đọc hiểu
biết cơ bản về vấn đề HĐLĐ vô hiệu như căn cứ xác định HĐLĐ vô hiệu, tuyên bố
HĐLĐ vô hiệu và xử lý HĐLĐ vô hiệu. Tuy nhiên việc nghiên cứu một cách
chuyên sâu về vấn đề xử lý HĐLĐ vô hiệu lại chưa được đặt ra trong khi đây lại
chính là những khúc mắc chủ yếu trong việc giải quyết một HĐLĐ vô hiệu. Cùng
với việc BLLĐ 2012 có hiệu lực đã dành một mục để quy định về HĐLĐ vô hiệu
đã cho thấy tầm quan trọng của nó trong quan hệ lao động. Luận văn sẽ là công
trình mới nghiên cứu vấn đề xử lý HĐLĐ vô hiệu dựa trên các quy định hiện hành
để đánh giá thực trạng và đề ra giải pháp hoàn thiện.


3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát của luận văn là thông qua tìm hiểu, phân tích và đánh giá
thực trạng pháp luật về lí luận và thực tiễn xử lý HĐLĐ vô hiệu.Từ đó luận văn đề
xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật hiện hành về xử lý
HĐLĐ vô hiệu.
Cụ thể, Luận văn sẽ tập trung nghiên cứu các vấn đề sau:
Thứ nhất, nghiên cứu các vấn đề lý luận cơ bản về HĐLĐ vô hiệu: Khái
niệm HĐLĐ và HĐLĐ vô hiệu; các loại HĐLĐ; nguyên nhân vô hiệu của HĐLĐ;
tuyên bố HĐLĐ vô hiệu và xử lý HĐLĐ vô hiệu.

Thứ hai, phân tích và đánh giá thực trạng của việc giải quyết HĐLĐ về mặt
lý luận và thực tiễn: rà soát các quy định của BLLĐ hiện hành để đánh giá tính phù
hợp và thiếu sót; thông qua thực tiễn xét xử để thấy được thực trạng về xử lý
HĐLĐ vô hiệu hiện nay.
Thứ ba, trên cơ sở những thành tựu đạt được, những mặt còn hạn chế, đề ra
những kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật lao động nói chung và chế
định HĐLĐ nói riêng, đồng thời giúp cho việc giải quyết các tranh chấp về lao
động liên quan đến HĐLĐ hợp lý.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn này được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, của lý luận chung về nhà nước và pháp luật,
đặc biệt các Nghị quyết của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề lao động, các quy
định của Hiến pháp trong lĩnh vực lao động, các quy phạm pháp luật về HĐLĐ,
được sử dụng với tư cách là cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý cho quá trình nghiên cứu.
Ngoài ra, các phương pháp nghiên cứu cụ thể, phù hợp với từng lĩnh vực của đề tài
cũng được sử dụng trong quá trình thực hiện luận văn như: phương pháp phân tích,
tổng hợp, so sánh, khảo cứu thực tiễn
5. Những đóng góp mới của đề tài


- Là luận văn đầu tiên nghiên cứu về các loại HĐLĐ vô hiệu, nguyên nhân
vô hiệu và cách thức xử lý HĐLĐ vô hiệu, cách giải quyết hậu quả của HĐLĐ vô
hiệu sau khi BLLĐ 2012 sửa đổi toàn diện có hiệu lực.
- Luận văn cung cấp cái nhìn toàn diện về vấn đề xử lý HĐLĐ vô hiệu hiện
nay ở Việt Nam trên cơ sở đánh giá về pháp luật và thực tiễn xử lý HĐLĐ, đồng
thời có sự liên hệ đến các quy định về HĐLĐ vô hiệu và cách thức xử lý theo pháp
luật của một số quốc gia khác.
- Luận văn bước đầu đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật
trong vấn đề xử lý các HĐLĐ vô hiệu, từ đó nhằm góp phần giải quyết hợp tình và
hợp lý các tranh chấp liên quan đến HĐLĐ vô hiệu.

6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
luận văn gồm 3 chương:
Chương 1. Những vấn đề chung về hợp đồng lao động vô hiệu và xử lý hợp
đồng lao động vô hiệu.
Chương 2. Thực trạng về xử lý hợp đồng lao động vô hiệu ở Việt Nam.
Chương 3. Hướng hoàn thiện pháp luật lao động về xử lý hợp đồng lao động
vô hiệu.


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG VÔ HIỆU
VÀ XỬ LÝ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG VÔ HIỆU
1.1. Khái niệm, phân loại và tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu
1.1.1. Khái niệm về hợp đồng lao động và hợp đồng lao động vô hiệu
Trong nền kinh tế thị trường, sức lao động là hàng hoá. Người lao động có
quyền làm việc (bán sức lao động) cho bất kỳ người sử dụng lao động nào, ở bất kỳ
nơi nào mà pháp luật không cấm. Còn người sử dụng lao động có quyền lựa chọn,
tuyển dụng lao động phù hợp với nhu cầu sản xuất kinh doanh của mình. Việc
tuyển dụng lao động hiện nay được thực hiện dưới một số hình thức: bầu cử, biên
chế nhà nước và hợp đồng lao động. Mỗi hình thức tuyển dụng lao động này được
áp dụng trong một phạm vi nhất định phù hợp với tính chất của quá trình sử dụng
lao động. Song về bản chất, chúng đều dựa trên những quy định của pháp luật. Qua
những quy định đó, nhà nước tạo ra môi trường pháp lý để các bên tham gia vào
quan hệ lao động, đồng thời là cơ sở bảo đảm quyền tự do làm việc của công dân.
Trong các hình thức tuyển dụng lao động đó, hợp đồng lao động là hình thức tuyển
dụng lao động chủ yếu và phổ biến. Bởi vì, so với các hình thức tuyển dụng lao
động khác, việc tuyển dụng lao động theo HĐLĐ được áp dụng trong phạm vi và
đối tượng rộng rãi hơn, nó bảo đảm quyền tự do tuyển dụng lao động của người sử
dụng lao động và tự do lựa chọn việc làm của người lao động

Trong pháp luật lao động, chế định HĐLĐ là chế định chủ yếu có vai trò
đặc biệt quan trọng. HĐLĐ chính là công cụ để xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt
quan hệ lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động. Hợp đồng lao
động áp dụng các nguyên tắc của các loại hợp đồng nói chung đó là sự tự do, tự
nguyện và bình đẳng giữa các bên giao kết. Đây thực chất là một loại thỏa thuận
nhưng mang tính chất đặc thù của quan hệ lao động.


Tổ chức lao động quốc tế (ILO) định nghĩa HĐLĐ như sau: “HĐLĐ là một
sự ràng buộc pháp lý giữa một người sử dụng lao động và một người công nhân
trong đó xác lập các điều kiện và chế độ làm việc” [17]. Đây là một khái niệm
tương đối đầy đủ các yếu tố của một HĐLĐ, tuy nhiên vẫn hạn chế ở việc quy định
người lao động chỉ là công nhân.
Hiện nay BLLĐ sửa đổi 2012 (Bộ luật này đã được Quốc hội nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 18/ 6/2012
và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/5/2013) đưa ra khái niệm HĐLĐ như sau: “ Hợp
đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về
việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong
quan hệ lao động” [26]. Nhìn chung các khái niệm về HĐLĐ đều đã nêu được các
đặc điểm chủ yêu để nhận diện HĐLĐ cũng như nội dung chính để phân biệt
HĐLĐ với các loại hợp đồng khác.
Như vậy, HĐLĐ được hiểu là sự thỏa thuận giữa người lao động và người
sử dụng lao động về các nội dung cụ thể của hợp đồng, trong đó vấn đề quyền và
nghĩa vụ của các bên là nội dung chủ yếu. Từ đó có thể nhận thấy các đặc điểm của
HĐLĐ như sau:
- Đối tượng của HĐLĐ là việc làm có trả công
- Chủ thể của HĐLĐ là người lao động và người sử dụng lao động
- Có sự phụ thuộc pháp lý của người lao động đối với người sử dụng lao
động
- HĐLĐ có tính đích danh

- HĐLĐ chịu sự điều chỉnh của thỏa ước lao động và pháp luật lao động.
HĐLĐ được hiểu là một sự thỏa thuận, tức là sự thể hiện ý chí của các bên
chấp nhận sự ràng buộc xoay quanh vấn đề việc làm có trả lương. Tuy nhiên không
phải mọi HĐLĐ đều có hiệu lực pháp lý và được nhà nước công nhận, bảo vệ.
Chính vì vậy khái niệm HĐLĐ vô hiệu được sử dụng khá phổ biến trong khoa học


pháp lý và thực tiễn giải quyết tranh chấp về HĐLĐ.
Theo từ điển tiếng Việt, “vô hiệu” có nghĩa là không có hiệu lực pháp luật
[28]. Như vậy, HĐLĐ vô hiệu được hiểu là một hợp đồng không có giá trị pháp lý
và không có giá trị bắt buộc thực hiện đối với các bên giao kết. Trong khoa học
pháp lý khái niệm HĐLĐ vô hiệu được dung để chỉ tình trạng một hợp đồng trái
với ý chí của các bên hoặc trái với điều kiện có hiệu lực của pháp luật hoặc không
có hiệu lực ràng buộc các bên. Khi hợp đồng bị tuyên vô hiệu có nghĩa phần bị
tuyên vô hiệu đó không được pháp luật thừa nhận kể từ khi ký kết. Theo tác giả
Phạm Công Bảy trong cuốn “Soạn thảo, ký kết HĐLĐ và giải quyết tranh chấp lao
động” cho rằng “HĐLĐ vô hiệu là HĐLĐ vi phạm các quy định của pháp luật về
HĐLĐ hoặc có nội dung trái với các thỏa ước đang áp dụng trong doanh nghiệp”
[3], nói cách khác “việc giao kết HĐLĐ mà vi phạm các quy định của BLLĐ là trái
pháp luật và bị coi là vô hiệu” [3]. Trong chuyên đề bàn về hiệu lực của HĐLĐ và
việc xử lý hợp đồng vô hiệu, tác giả Phạm Thị Chính đưa ra các yêu cầu để xác định
một HĐLĐ có hiệu lực và từ đó xác định HĐLĐ vô hiệu là hợp đồng không đáp ứng
đầy đủ các yêu cầu có hiệu lực của hợp đồng. Các yêu cầu bảo đảm hiệu lực của
HĐLĐ gồm: Yêu cầu về nguyên tắc giao kết, nội dung chủ yếu của hợp đồng, các
hành vi pháp luật cấm, yêu cầu về chủ thể (độ tuổi của NSDLĐ, NLĐ, thẩm quyền
giao kết hợp đồng), yêu cầu về hình thức của hợp đồng, yêu cầu về cấp phép đối với
người lao động nước ngoài [9]. Quan điểm trên cũng giống với quan điểm của tác giả
Lê Thị Hoài Thu cho rằng: “HĐLĐ vô hiệu là hợp đồng không đảm bảo các điều kiện
có hiệu lực của pháp luật. Do vậy nếu HĐLĐ vi phạm một trong các điều kiện về chủ
thể, nguyên tắc giao kết hoặc có nội dung trái pháp luật và thỏa ước lao động tập thể

thì hợp đồng đó vô hiệu” [31].
Pháp luật lao động Việt Nam, cụ thể BLLĐ 2012 hiện nay cũng không đưa
ra khái niệm cụ thể về HĐLĐ vô hiệu mà chỉ dựa trên các điều kiện có hiệu lực
của HĐLĐ. Trong BLDS 2005, những quy định về giao dịch dân sự vô hiệu được


áp dụng chung cho hợp đồng dân sự và HĐLĐ. Điều 127 BLDS quy định “giao
dịch dân sự không có một trong các điều kiện được quy định tại điều 122 của Bộ
luật này thì vô hiệu” [25]. Điều 122 quy định:
1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau:
a. Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự;
b. Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm
của pháp luật, không trái đạo đức xã hội;
c. Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện
d. Hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao
dịch trong trường hợp pháp luật có quy định. [25]
Như vậy, có thể hiểu HĐLĐ vô hiệu là hợp đồng trong đó không đáp ứng
các yêu cầu của pháp luật về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng theo quy định của
pháp luật và không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng kể
từ thời điểm xác lập. Cần phải phân biệt HĐLĐ vô hiệu và HĐLĐ mất hiệu lực
hoặc bị chấm dứt hiệu lực.Hợp đồng mất hiệu lực là hợp đồng có hiệu lực pháp
luật vào thời điểm xác lập và sau đó rơi vào tình trạng mất hiệu lực.Hợp đồng bị
chấm dứt hiệu lực là hợp đồng có hiệu lực cho đến thời điểm bị chấm dứt hiệu lực.
1.1.2. Phân loại hợp đồng lao động vô hiệu
Hiện nay trong khoa học pháp lý còn có nhiều cách phân loại HĐLĐ vô hiệu
khác nhau và dựa vào những tiêu chí phân loại khác nhau:
- Dựa vào mức độ vô hiệu có hai loại là HĐLĐ vô hiệu toàn bộ và HĐLĐ
vô hiệu từng phần.
HĐLĐ vô hiệu toàn bộ là khi các yêu cầu của pháp luật không được tuân
thủ, làm ảnh hưởng đến toàn bộ quyền và lợi ích chính đáng của các chủ thể hoặc

ảnh hưởng đến lợi ích chung của xã hội hội tới mức không thể để hợp đồng đó phát
sinh quyền và nghĩa vụ giữa hai bên.
HĐLĐ vô hiệu từng phần được hiểu là hợp đồng có một hoặc một số nội dung


bị coi là trái pháp luật nhưng phần vi phạm này không ảnh hưởng đến những phần
còn lại trong hợp đồng hay các nội dung khác đúng pháp luật vẫn có giá trị thực
hiện. Điều này có nghĩa phần thỏa thuận đúng pháp luật vẫn phát sinh hiệu lực, phần
vô hiệu không có giá trị ràng buộc hai bên và nó có thể bị hủy bỏ hoặc sửa đổi cho
đúng quy định của pháp luật. Trường hợp HĐLĐ vô hiệu từng phần khi nội dung
của phần đó vi phạm pháp luật nhưng không ảnh hưởng đến các phần còn lại của
hợp đồng. Trong trường hợp một phần nội dung của hợp đồng lao động quy định
quyền lợi của người lao động thấp hơn quy định trong pháp luật về lao động, nội quy
lao động, thoả ước lao động tập thể đang áp dụng hoặc nội dung của hợp đồng lao
động hạn chế các quyền khác của người lao động thì một phần nội dung đó bị vô
hiệu [26, Điều 50].
- Dựa trên nguyên nhân của HĐLĐ vô hiệu có thể phân thành các loại
HĐLĐ vô hiệu sau:
Hợp đồng lao động vô hiệu do vi phạm điều kiện chủ thể: Là loại
HĐLĐ được giao kết khi các bên không có hoặc không đủ thẩm quyền theo
quy định của pháp luật. Hay nói cách khác chính là năng lực ký kết của hai bên
gồm năng lực pháp luật và năng lực hành vi lao động. Về phía NSDLĐ thông
thường do người đại diện của NSDLĐ và người đại diện là cá nhân hoặc
NSDLĐ là cá nhân phải đủ 18 tuổi trở lên, có các điều kiện về thuê mướn, sử
dụng lao động. Đối với NLĐ là người ít nhất đủ 15 tuổi, có khả năng lao động
và có khả năng giao kết hợp đồng lao động, riêng người chưa đủ 15 tuổi thì
phải có sự đồng ý bằng văn bản của cha mẹ hoặc người giám hộ.
Theo Công ước Quốc tế về quyền trẻ em (1990): “Phải xét đến các điều
khoản thích hợp của các văn bản quốc tế khác để quy định một hoặc nhiều độ tuổi
được nhận vào làm việc” [16, Điều 32]. Công ước của Tổ chức lao động quốc tế

(ILO) số 138, 1973, quy định tuổi tối thiểu để được sử dụng hoặc để đi làm việc là
không được thấp hơn tuổi bắt buộc học xong ở trường, thông thường không dưới


15 tuổi. Các nước đang phát triển có thể bước đầu quy định tuổi tối thiểu là 14. Có
thể cho phép độ tuổi 13 đối với những công việc nhẹ nhàng. Theo quy định của
pháp luật Trung Quốc: cấm tuyển dụng thiếu niên chưa đủ 16 tuổi; nếu có nhu cầu
cấn tuyển người dưới 16 tuổi, phải được cơ quan lao động cấp huyện trở lên chấp
thuận. Theo quy định của pháp luật Nhật Bản: không được tuyển mộ thiếu niên
chưa đủ 15 tuổi, ở một số loại doanh nghiệp và những công việc nhẹ không ảnh
hưởng đến sức khoẻ, được nhà chức trách có thẩm quyền cho phép, có thể sử dụng
thiếu niên từ đủ 12 tuổi trở lên làm việc ngoài giờ đi học; có thể sử dụng thiếu niên
dưới 12 tuổi trong điện ảnh và biểu diễn nghệ thuật.Theo quy định của pháp luật
Pháp: trừ trường hợp học nghề (ít nhất 16 tuổi, nhiều nhất 20 tuổi), không được sử
dụng lao động trẻ em trước khi hết nghĩa vụ đi học bắt buộc. Nhưng không cấm trẻ
em trên 14 tuổi được làm công việc nhẹ trong thời kỳ nghỉ học, với điều kiện phải
được nghỉ ngơi ít nhất bằng một nửa thời gian của đợt nghỉ học, và người sử dụng
lao động phải báo trước 8 ngày cho thanh tra lao động.Theo quy định của pháp luật
Cộng hoà liên bang Đức: không được ký hợp đồng lao động với người dưới 15 tuổi
và cấm sử dụng trẻ em, nghĩa là những người chứ tới 14 tuổi.Theo quy định của
pháp luật Brunây: Dưới 16 tuổi không được giao kết hợp đồng lao động. Trên 16
tuổi nhưng dưới 18 tuổi phải được thanh tra lao động chứng nhận là làm việc
không có hại cho sự phát triển tinh thần và thể chất; tuyển mộ người dưới 16 tuổi
thì phải được sự đồng ý của bố mẹ hoặc người đỡ đầu và chỉ để làm công việc nhẹ
nhàng do thanh tra lao động chấp thuận. Trẻ em là dưới 14 tuổi, không được sử
dụng trong các doanh nghiệp công nghiệp và được sử dụng lao động trẻ em trong
các trường hợp đặc biệt do pháp luật cho phép; nhưng trẻ em dưới 14 tuổi thì cấm
không được làm việc trong các cửa hàng, văn phòng, khách sạn, hiệu ăn, quán
rượu, quán bán hàng. Theo quy định của pháp luật Inđônêxia: lao động trẻ tuổi là
dưới 18 nhưng trên 14 tuổi; lao động trẻ em là 14 tuổi và dưới 14 tuổi; trẻ em

dưới 14 tuổi được làm việc từ 8 giờ sáng đến 5 giờ chiều trong hoặc cho một doanh


nghiệp, trẻ em dưới 12 tuổi không được phép làm một số công việc [20].
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Minh Ái (2013), Hợp đồng lao động vô hiệu, không phải bồi thường, Báo đời
sống và pháp luật, Hà Nội.

2.

Phạm Công Bảy (2004), “Vấn đề hợp đồng lao động vô hiệu trong giải quyết các
tranh chấp lao động tại tòa án”, Tạp chí tòa án nhân dân, (3), tr.27.

3.

Phạm Công Bảy (2005), Soạn thảo, ký kết HĐLĐ và cách giải quyết tranh
chấp về HĐLĐ, tr.121-122, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

4.

Nguyễn Hữu Chí (2004), “Hợp đồng lao động vô hiệu”, Tạp chí Tòa án nhân
dân, (3), tr.5.

5.

Ngô Quốc Chiến (2012), “Góp ý sửa đổi Bộ luật Dân sự: Chế định nào cho
các nghĩa vụ tiếp tục tồn tại sau khi hợp đồng chấm dứt?”, Tạp chí Nghiên cứu
lập pháp, (3).


6.

Chính Phủ (1947), Sắc lệnh số 29/SL ngày 12/3/1947.

7.

Chính Phủ (2013), Nghị định số 44/2013/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2013
của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ
luật lao động về hợp đồng lao động, Hà Nội.

8.

Chính phủ (2013), Thông tư 30/2013/TT-BTBXH ngày 25/10/2013 của Bộ lao
động thường binh và xã hội hướng dẫn thi hành Nghị định số 44/2013 ngày
10 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
một số điều của Bộ luật lao động về hợp đồng lao động, Hà Nội.

9.

Phạm Thị Chính (2000), “Bàn về hiệu lực của HĐLĐ và việc xử lý hợp đồng
vô hiệu”, Tạp chí dân chủ và pháp luật, (8), tr.60.

10. Corinne Renault – Brahinsky, (2002), Đại cương về pháp luật hợp đồng,
(người dịch: Trần Đức Sơn), Nhà pháp luật Việt – Pháp, Hà Nội, tr.10.
11. Ngô Huy Cương (2009), “Bàn về sửa đổi các quy định chung về hợp đồng của


BLDS 2005”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, (16), tr.38.
12. Nguyễn Ngọc Điện (2014), Góp ý dự thảo sửa đổi BLDS 2005, Hội thảo khoa

học, Trường Đại học kinh tế - Luật, TP Hồ Chí Minh.
13. Đào Thu Hằng (1999), “Mấy ý kiến về Hợp đồng lao động vô hiệu”, Tạp chí
Luật học, (5), tr.24.
14. Hội đồng Nhà nước (1990), Pháp Lệnh Hợp đồng lao động, Hà Nội.
15. (ILO) (1973), Công ước về tuổi tối thiểu được đi làm việc.
16. (ILO) (1990), Công ước về quyền trẻ em.
17. (ILO) (1996), Thuật ngữ quan hệ công nghiệp và các khái niệm liên quan, văn
phòng lao động Quốc tế Đông Á, Băng Cốc.
18. (ILO) (2004), Một số công ước và khuyến nghị, NXB Lao động và Xã hội, Hà
Nội.
19. Nguyễn Ngọc Khánh (2007), Chế định hợp đồng trong Bộ luật dân sự Việt
Nam, tr.38, NXB Tư pháp, Hà Nội.
20. Trần Thắng Lợi (2011), “Pháp luật quốc tế về tuyển dụng, sử dụng lao động
trẻ em”, Tạp chí tòa án nhân dân, (2).
21. Phạm Thị Thuý Nga (2009), Hợp đồng lao động vô hiệu theo pháp luật lao
động Việt Nam hiện nay, tr 41, Luận án Tiến sỹ Luật học, Trường đại học
Quốc gia Hà Nội.
22. Nghị Viện Hàn Quốc (1997), Luật tiêu chuẩn lao động Hàn Quốc 1997.
23. Quốc Hội (1995), Bộ Luật Lao Động, Hà Nội.
24. Quốc hội (2002), Bộ Luật Lao động Việt Nam 1995, sửa đổi bổ sung năm
2002, 2006 và 2007, Hà Nội.
25. Quốc Hội (2005), Bộ Luật Dân sự Việt Nam, Hà Nội.
26. Quốc hội (2012), Bộ Luật Lao động Việt Nam, Hà Nội.
27. Sở LĐTB&XH (2011), Báo cáo đánh giá tổng kết 15 năm thi hành bộ luật lao
động, Hà Nội.


28. Thanh tra bộ lao động thương binh và xã hội (2014), Báo cáo tổng kết công
tác năm 2013 và phương hướng nhiệm vụ năm 2014, Hà Nội.
29. Nguyễn Thị Thạo (2006), Hợp đồng lao động vô hiệu theo pháp luật Việt Nam,

tr.10, Luận văn Thạc sỹ Luật Học, Trường đại học Luật Hà Nội.
30. Lê Thị Hoài Thu (2008), “Hoàn thiện pháp luật lao động Việt Nam”, Tạp chí
Khoa Học, (24), tr.84-92.
31. Lê Thị Hoài Thu (2007), “Một số ý kiến về HĐLĐ vố hiệu”, Tạp chí dân chủ
và pháp luật, (7), tr.28.
32. Tòa án nhân dân huyện Đức Hòa (2010), Bản án số 09/2010/LĐ-ST ngày
10/12/2010, Hà Nội
33. Tòa án nhân dân tối cao (2000), Báo cáo công tác ngành toàn án năm 1999 và
phương hướng nhiệm vụ công tác tòa án năm 2001, tr.51, Hà Nội.
34. Tòa án nhân dân tối cao (2001), Báo cáo công tác ngành toàn án năm 2000 và
phương hướng nhiệm vụ công tác tòa án năm 2002, Hà Nội.
35. Tòa án nhân dân tối cao (2004), Báo cáo công tác ngành toàn án năm 2003 và
phương hướng nhiệm vụ công tác tòa án năm 2004, tr.26, Hà Nội.
36. Tòa án nhân dân tối cao (2006), Quyết định giám đốc thẩm số 12/2006/LĐ-GĐT
ngày 04-7-2006, Hà Nội
37. Nguyễn Như Ý (1995), Từ điển tiếng việt, tr.1862, Nxb Giáo dục.



×